19 tháng 1 2011

TỚ TRẢ LỜI.

10 nhận xét:

  1. trả lời ai và về vấn đề gì, ở đâu ? :))

    Trả lờiXóa
  2. Mọi người đọc bài dịch này của tranmoscowcho vui:

    Thời gian ít, cho nên tớ chỉ trả lời anh bạn quấy rầy nhiều nhất thôi. Câu hỏi này được gửi qua nick 5 lần, gửi qua thư 7 lần. Sự nhiệt tình này không thể không thưởng bằng câu trả lời được. Có một điều thật khó hiểu, tại sao Anh lại cứ muốn thấy câu trả lời cho cái câu hỏi thật là dớ dẩn ấy nhỉ. Thôi được, trong hộp sọ của ai mà chả có giống gián của mình bò, người đời thường nói vậy mà.
    Câu hỏi:
    «Alekxandr,
    Ấn tượng gần với thứ gì hoặc với ai đó khi nghĩ về chính quyền ở Nga, và nhân dân của nó.

    Andrey»
    Theo tôi hiểu, nhân dân Nga. Trả lời bằng câu truyện tiếu lâm nhé. Thằng con đi đến chỗ bố và nói «Bố, bố ơi, con muốn ăn bánh mì, mua bánh mì đi bố». Ông bố chăm chú nhìn con, thở dài và nói: «Con à và cả bố cũng muốn ăn bánh mì, nhưng tiền thì chỉ đủ mua rượu thôi».
    Thế đấy chính quyền ở Nga- đấy là ông bố, còn cậu con- là nhân dân. Nhân dân muốn đường xá ra hồn, còn chính quyền thì lại chi tiền cho Giải vô địch bóng đá thế giới. Nhân dân muốn có lương hưu và trợ cấp xã hội, còn chính quyền thì lại chi tiền cho Olimpic mùa đông. Nhân dân muốn có an ninh trật tự bình thường và hệ thống công an chính trực, còn chính quyền thì lại chi tiền để đổi tên hệ thống cũ(*) và cho thêm nó những quyền lực vô biên. Nhân dân muốn bầu cử tự do, còn chính quyền thì lại ngu ngốc hủy và cấm tất cả các đảng phái hoạt động và chỉ để lại những lực lượng mà nó có thể quản lý được mà thôi. Nhân dân muốn có khí đốt và hệ thống cống rãnh đàng hoàng, còn chính quyền thì lại chi tiền vào công nghệ nunu( nano). Và cái danh mục này có thể kể mãi không hết.

    Cũng có thể chính quyền cũng muốn những gì, những gì mà nhân dân muốn ấy, như nó vẫn đăng đàn đấy. Có điều tiền thì lại đi đâu đó, mất tích vào hiện đại hóa và chia nhau, chứ đâu có vào lĩnh vực kinh tế thực sự nào đâu. Mười năm trời nhân dân xin « bánh mỳ», nhưng toàn nhận được những buồi với cặc bôi mỡ mà thôi. 10 năm trời ỉa để xây dựng lên một mô hình hoang dã, trống rỗng. Có, có lời hứa, có thề thốt trong nước mắt và trầm trọng rút kinh nghiệm, nhưng cái cần nhất thì lại chẳng có- việc làm không, đời sống khá lên không, đường xá không, điện không, công an chính trực và y tế cũng không,, chả có cái buồi gì cả. Tiền có vẻ như là có đấy, nhưng mà nó dành cho công nghệ nunu và hiện đại hóa, tức là chỉ dành để mua rượu thôi.

    Đứa trẻ lớn lên và cũng hiểu, nếu như một người 10 năm trời chỉ có tiền mua rượu, thì khó có khả năng anh ta sẽ chi tiền cho việc gì khác trong 10 năm tiếp theo. Cũng chẳng thể làm cho ai đó lắng nghe mình nếu như anh ta chẳng hề muốn nghe mình. Chính quyền ở Nga đâu có nghe, mà đơn giản là nó không muốn nghe và không thèm quan tâm đến ý kiến của nhân dân.
    ________
    (*) Sau những vụ tham nhũng nặng và giết người hàng loạt, chính quyền Nga đang đổi tên hệ thống bảo vệ an ninh trật tự xã hội và pháp luật từ "công an" thành "cảnh sát"
    ____
    Bài gốc: Отвечаю на вопрос.tác giả của bài CÓ BIẾT TẠI SAO CHÚNG TA BỊ ĐANG CHÁY KHÔNG?
    top_lap

    Trả lờiXóa
  3. Đấy, trả lời bên trên ấy bạn hiền!

    Trả lờiXóa
  4. Thêm bài dịch top_lap nữa của tranmoscow

    TUNISIA KHÔNG PHẢI NGA, Ở ĐẤY ẤM.

    Ở cái quốc gia châu Phi kia đã xảy ra cách mạng. Nếu như thẳng thắn ra mà nói, thì ở đó đói quá thành loạn, điều đó, tiện đây nói luôn, cũng đang đợi nước Nga đấy. Dân chúng bát đầu đạp phá và đòi hỏi, chỉ khi, khi mà trong cửa hàng hết nhẵn thứ đút vào mồm hoặc hết cả tiền để mua. Còn nếu như có gì đó để ăn, để uống thì tất cả đều vẫn ngồi im, thỉnh thoảng ra đường, vào internet, hoặc ở bếp nhà mình mà kêu gào tý ty mà thôi. Ở những nước thuộc thế giới thứ ba, thì Tunisia và Nga chính thuộc số ấy, bỏ qua cho tôi nhé đồng bào Nga của tôi ơi, nhưng thực là thế đấy, chúng ta đã trượt dài thế đấy, ở những nước này thì cách mạng sẽ chỉ xảy ra khi mà người ta không còn gì để mất nữa. Còn tạm thời nếu như còn có một chút hy vọng gì đó, còn có thứ gì khả dĩ dẫy dụa trong ví hay là sôi trong bụng thì chưa xảy ra gì đâu.

    Nếu như xem lại lịch sử Tunisia hiện đại, thì ở đấy đã từng có cuộc cách mạng năm 1987, gọi là cách mạng Hoa Nhài, khi ấy thì tổng thống hiện thời chạy trốn Ben Ali đuổi tổng thống Khabib Burgiby và yên vị lãnh đạo đất nước 23 năm, đến tháng một năm 2010. Kịch bản, mà theo đó Ben Ali lãnh đạo đất nước rất là giống kịch bản, mà Nga đang theo bây giờ. Năm 2002 ở Tunisia bằng trưng cầu ý dân đã thay đổi phần Hiến pháp, bỏ giới hạn 3 thời hạn tổng thống và nâng mốc tuổi của ứng cử viên đến 75 tuổi. Ở Nga, xin nhắc lại, thời hạn tổng thống được kéo dài thành 6 năm, và còn đang xì xào, rằng sẽ bỏ giới hạn 2 lần ứng cử( không được ứng cử quá hai lần liên tục). Bầu cử thì cũng giống y hệt nhau. Ở Tunisia lần bầu cử trước, hồi năm 2009 ấy, tổng thống cũ này đã từng có số phiếu hơn 90%, đồng nghĩa với việc được bầu lại lần thứ năm liên tục.

    Nếu để ý đến cách lãnh đạo của Ben Ali thì sẽ thấy giống đến 99%. Ben Ali ban đầu cũng tự tuyên bố mình là tổng thống cải cách, thường nói nhiều về dân chủ hóa xã hội, rồi, về sự cần thiết phải tự do hóa kinh tế đất nước. Nhưng thực ra thì lại dựng lên một chế độ tham nhũng chuyên chế, quản lý chặt chẽ tình hình chính trị trong nước và vi phạm tự do và quyền con người.

    Nhiều người hỏi tôi nhiều về cuộc cách mạng này, cho nên tôi trả lời, ngắn gọn và rõ ràng: Thế đấy ở Tunisia- ở đấy còn ấm chán.

    _______

    P.S: Dịch ngôn ngữ của anh bạn này khó thật, anh bạn này dùng cách viết ẩn dụ: Ở Tunisia vẫn còn là nhẹ, nếu như chính quyền Nga mà để xảy ra cách mạng thì hậu quả sẽ khủng khiếp hơn nhiều.
    _____
    Bài gốc: http://top-lap.livejournal.com/183283.html

    Trả lờiXóa
  5. BÊ RA HAY KHÔNG BÊ RA? HỎI ĐỂ MÀ HỎI.

    Nước Nga thống nhất không để yên cái xác Lenin, mỗi khi nhắc đến lãnh tụ là cả đảng lại như phát cuồng mà đòi hỏi phải bê ngay xác lãnh tụ ra và giao cho họ. Đúng là bọn thích xác chết, nói thật đấy. Về việc mang xác ra bọn dân chủ đã im im, bọn tự do, rồi bọn tự do-dân chủ cũng im, ấy thế mà cái bọn nước Nga thống nhất thì, đúng là nhất thống, thì không thể im được. Tại sao lại thế nhỉ? Ấy bởi vì chúng đéo có việc buồi gì để làm mà, chúng buồn nên vẽ chuyện. Chỉ có vậy, chứ không có cách nào khác để giải thích việc bọn nhất thống cứ đòi Lenin, như tớ thấy, không có lời giải khác đâu. Đấy và hôm nay: «Nước Nga thống nhất» kêu gọi bê xác Lenin ra khỏi Lăng ở quảng trường Đỏ, hãng IA RBC đưa tin theo nguồn từ trang web chính thức của đảng này.

    Nhiều người cho rằng, bọn kia chắc đang dọn chỗ cho lãnh tụ của mình. Nhưng lão ấy đâu đã già lắm đâu. Ấy chính vậy cho nên nỗi nóng ruột của chúng mới không ai hiểu nổi. Nhưng đi xa nhất hội là tay thủ lĩnh của «Memorial» Arseny Roginsky, hắn ta nói, rằng Lenin cần phải chôn, bởi sự hiện diện Lang mộ ở trung tâm thủ đô, theo ý hắn, là không hợp với truyền thống dân tộc Nga. Roginsky cho rằng, lãnh tụ không có chỗ ở quảng trường Đỏ bởi ông là người sáng lập ra quốc gia chuyên chế.

    Thủ lĩnh «Memorial» cũng đòi chuyển mộ Stalin và tất cả các đồng nghiệp của ông ta. Ngoài ra, «Memorial» còn muốn đổi tên tất cả những đường phố mang tên Lenin. Xóa sạch hoàn toàn tên lãnh tụ cộng sản thế giới khỏi lịch sử thì «Memorial» không kêu gọi. Những người Nga trẻ, Roginsky nhấn mạnh, cần phải giải thích, rằng ngày xưa đường phố này từng mang tên Lenin, nhưng giờ thì đã trả lại tên cũ cho nó.

    Tôi không ủng hộ phe nào cả, phe muốn giữ lại và hơn nữa là những người muốn mang Lenin ra. Giải thích tại sao. Tôi nghĩ, rằng, nếu như cần mai táng ông ấy, thì cần phải để, ít nhất là đời cháu của chúng ta, bởi chỉ có chúng mới có quyền quyết định cái gì giữ lại và cái gì không. Bởi chúng ta bị nhiễm chính trị quá rồi, vâng và có gì phải giấu diếm là chúng ta hầu như đều sống qua thời Liên xô cả. Ai đó thì từng mang thẻ đảng, người thì huy hiệu đoàn, đứa thì khăn quàng đỏ, còn nhỏ hơn thì cũng từng mang huy hiệu măng non nhi đồng, tất cả những người tầm tuổi 28-30 thì đều qua thời ấy hết mà.

    Chúng ta có thể dọn Lenin đi, quên hết tất cả đống sách vở của ông ấy, dí cu vào lời khuyên: học, học nữa, học mãi và cùng nhau hưởng thụ những gì còn lại. Nhưng còn lại cái gì, chúng ta có gì đâu, đất nước không có lý tưởng, dân chúng không có tình yêu với cái đất nước của mình, vâng làm sao có được tình yêu cơ chứ, khi mà quốc gia cong queo từng ngày, còn các lãnh đạo thì toàn là bọn lưu manh. Muốn phá thì trước đó phải xây cái mới đã chứ. Bọn Nhất thống này chỉ giỏi phá thôi, chứ đã xây được cái gì đâu. Ừ thì Lenin thế nào đi chăng nữa, nhưng sau 5 năm, chính xác là vậy, đã thắp sáng cả nước. Còn bọn Nhất thống (Nước Nga thống nhất) này sau 10 năm lãnh đạo nó làm mất điện nửa nước, vậy thì cho nên chính xác không thể là bọn nó quyết mang ông ấy ra được.
    ______
    bài gốc: http://top-lap.livejournal.com/186860.html

    * Khoằm sửa vài lỗi đánh máy.

    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề này được nêu ra theo kiểu xuân thu nhị kỳ, đến hẹn lại lên. dinhphdc ạ
    Trong post của Kichbu có bài bình luận "Good bye Lenin?" bằng tiếng Nga dài quá, không có thời gian dịch...:)

    Trả lờiXóa
  7. dinphdc: Bản dịch của tranmoscow phải thừa nhận ngôn ngữ dịch rất Việt rất hay. Kichbu thử hiệu đính một số từ thôi nhé
    ---

    TUNISIA KHÔNG PHẢI NGA, Ở ĐẤY ẤM.

    Ở quốc gia châu Phi NÀY đã xảy ra MỘT CUỘC cách mạng. Nếu như nói TRẮNG RA, thì ở đó đói quá thành loạn, điều đó, tiện đây nói luôn, TÌNH HÌNH NHƯ THẾ cũng đang đợi nước Nga đấy. Dân chúng SẼ bát đầu đạp phá và đòi hỏi, chỉ khi, khi mà trong cửa hàng hết nhẵn thứ ĐỂ HỐC hoặc hết cả tiền để mua. Còn nếu như có gì đó để ăn, để uống thì tất cả đều vẫn ngồi im, thỉnh thoảng ra đường, vào internet, hoặc ở ĐỨNG TRONG GÓC bếp nhà mình mà kêu gào tý ty mà thôi. Ở những nước thuộc thế giới thứ ba, thì Tunisia và Nga chính thuộc số ấy, XIN NHỮNG NGƯỜI NGA HÃY THA THỨ CHO TÔI, nhưng thực là thế đấy, chúng ta đã trượt dài ĐẾN MỨC ĐỘ ĐÓ, CÁC CUỘC cách mạng sẽ chỉ xảy ra khi mà người ta không còn gì để mất. Còn tạm thời nếu như còn có một chút hy vọng gì đó, còn có thứ gì khả dĩ dẫy dụa trong ví hay là sôi trong bụng thì chưa xảy ra gì đâu.

    Nếu như xem lại lịch sử Tunisia hiện đại, thì ở đấy đã từng có cuộc cách mạng năm 1987, gọi là cách mạng Hoa Nhài, khi ấy thì tổng thống hiện thời chạy trốn Ben Ali đuổi tổng thống Khabib Burgiby và yên vị lãnh đạo đất nước 23 năm, đến tháng một năm 2010. Kịch bản, mà theo đó Ben Ali lãnh đạo đất nước rất là giống kịch bản, mà Nga đang theo bây giờ. Năm 2002 ở Tunisia bằng trưng cầu ý dân đã thay đổi QUY CHẾ CỦA Hiến pháp, bỏ giới hạn 3 thời hạn tổng thống và nâng mốc tuổi của ứng cử viên đến 75 tuổi. Ở Nga, xin nhắc lại, thời hạn tổng thống được kéo dài thành 6 năm, và còn đang xì xào, rằng sẽ bỏ giới hạn 2 lần ứng cử( không được ứng cử quá hai lần liên tục). Bầu cử thì cũng giống y hệt nhau. Ở Tunisia lần bầu cử trước, hồi năm 2009 ấy, tổng thống cũ này đã từng có số phiếu hơn 90%, đồng nghĩa với việc được bầu lại lần thứ năm liên tục.

    Nếu để ý đến cách lãnh đạo của Ben Ali thì sẽ thấy giống đến 99%. Ben Ali ban đầu cũng tự tuyên bố mình là tổng thống cải cách, thường nói nhiều về dân chủ hóa xã hội, rồi, về sự cần thiết phải tự do hóa kinh tế đất nước. Nhưng thực ra thì lại dựng lên một chế độ ĐỘC TÀI tham nhũng, quản lý chặt chẽ tình hình chính trị trong nước và vi phạm tự do và quyền con người.

    Người TA hỏi tôi nhiều về cuộc cách mạng này, cho nên tôi trả lời, ngắn gọn và rõ ràng: Thế đấy ở Tunisia- ở VẪN còn ấm chán.

    _______

    Trả lờiXóa
  8. Kichbu, hiệu đính đọc thấy rõ ý hơn đấy.

    Trả lờiXóa