08 tháng 2 2011

Cộng sản làm gì? Ở đâu?

5 nhận xét:

  1. Quốc hội Nê-pan vừa bầu ông G. Kha-nan, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít thống nhất (CPN-UML) làm Thủ tướng.

    Ngày 3-2, Quốc hội Nê-pan đã bầu ông Gia-la-nát Kha-nan (Jhalanath Khanal), Chủ tịch Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít thống nhất (CPN-UML) làm Thủ tướng, chấm dứt nhiều tháng bất ổn chính trị tại quốc gia Nam Á này. Như vậy, sau 17 lần bỏ phiếu, Quốc hội Nê-pan mới bầu được Thủ tướng.

    Chủ tịch Quốc hội Xu-bát Chan-đra Nem-bang (Subash Chandra Nemwang) cho biết: ông G. Kha-nan đã giành được 368/601 phiếu, đánh bại ứng cử viên của Đảng Quốc đại Nê-pan, ông Ram Chan-đra Pu-đen (Ram Chandra Paudel) với 122 phiếu và Chủ tịch Mặt trận dân chủ Madhesi thống nhất Cu-ma Ga-cha-đa (Kumar Gachhadar) với 67 phiếu. Tân Thủ tướng Kha-nan sẽ có nhiệm vụ giải quyết những bất đồng về việc soạn thảo hiến pháp, hợp nhất quân đội và thúc đẩy tiến trình hòa bình ở nước này.

    Chính trường Nê-pan rơi vào tình trạng bất ổn sau khi Thủ tướng Mát-háp Cu-ma (Madhav Kumar) từ chức ngày 30-6-2010. Trong 16 lần bầu chọn trước đó tại Quốc hội, không ứng cử viên nào giành được đa số phiếu cần thiết để trở thành thủ tướng thứ 34 của nước này.

    Nêpan theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; sau khi bầu cử Quốc hội. lãnh đạo của đảng đa số hay lãnh đạo của liên minh đa số thường được Quốc vương bổ nhiệm làm Thủ tướng.

    Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Hội đồng Quốc gia (60 ghế, 35 ghế do Hạ viện bầu, 10 ghế do nhà vua bổ nhiệm và 15 ghế do Hội đồng bầu cử bầu; 1/3 số thành viên được bầu lại sau 2 năm, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (205 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).

    Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Chánh án do Quốc vương bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Hiến pháp, các thẩm phán khác do Quốc vương bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Thẩm phán.

    Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

    Các đảng phái chính: Đảng Cộng sản Nêpan/Mácxít - Lêninnít thống nhất (CPN/UML); Đảng Đại hội Nêpan (NC); Đảng Dân chủ dân tộc (NDP); Đảng công nhân và Nông dân Nêpan (NWPP).

    Trả lờiXóa
  2. Theo kichbu, Đảng Cộng sản LB Nga nhờ “búa và liềm” kiếm được hai triệu ruble http://kichbu.multiply.com/journal/item/1297/1297

    Đảng CSL B Nga là đảng đã đăng ký duy nhất có các nguồn thu nhập từ hoạt động thương mại. Những thông tin như vậy thể hiện trong báo cáo về các nguồn thu và các khoản chi tiêu của các đảng trong quý IV 2010 được công bố trên website của ủy ban bầu cử trung ương.

    Theo các số liệu của ủy ban bầu cử trung ương, đảng CS LB Nga đã kiếm được một triệu chín trăm nghìn ruble.

    Theo luật “Về các đảng chính trị”, các đảng có thể bán sản phẩm kỷ niệm với biểu tượng của mình, hoạt động xuất bản, bán và cho thuê động sản và bất dộng sản đang sở hữu.

    Trong khi đó đảng CS LB Nga đồng thời cũng là đảng duy nhất đã chi tiền cho hoạt động từ thiện (900 nghìn ruble).

    Doanh thu chung của đảng CS LB Nga trong ba tháng cuối năm 2010 vượt 51 triệu ruble. Theo chỉ số này những người cộng sản xếp thứ ba sau đảng “Nước Nga Thống Nhất” (273,2 triệu ruble) và đảng “Nước Nga Công Bằng” (52,8 triệu ruble). Đảng “Yabloko” thu được 28,4 triệu ruble), đảng “Những người yêu nước Nga” – 11,5 triệu, đảng Dân chủ Tự do – 4,8 triệu. Thu nhập ít nhất là đảng “Sự nghiệp Chính thực” (chỉ 2,9 triệu).

    Trả lờiXóa

  3. Vẫn sống trong lòng dân dù bất kỳ bối cảnh có nhiều nguy cơ thách thức.

    Trả lờiXóa
  4. ĐCS ở Nhật hiện nay cũng đã có được một chỗ đứng trong lòng dân chúng, điều đó cho thấy giá trị Cộng Sản đã và đang được coi trọng .

    Trả lờiXóa
  5. @dinh à: Cứ trích theo Kichbu,...làm Kichbu ngại lắm..:)

    Trả lờiXóa