07 tháng 1 2012

Osin Huy Đức - beo - Yahoo! 360plus

Beo

Thứ Sáu, ngày 05 tháng 6 năm 2009

Hàng xóm

Trước khi vĩnh biệt 360, tớ điểm danh những hàng xóm cũ mà tớ hay lê la sang chơi nhất
...
7.
Osin. Lập luận, câu chữ kêu choang choang là ông này.
Tưởng bàn chuyện dân sinh nhưng thực ra toàn  chuyện chính trị.
Từ ngày cụ Sáu Dê mất, nguồn triều đình xuống của ông ấy đứt dù thiên hạ có dọa ông ấy còn nguồn từ ông Tư tới ông Mười mấy lận (đọc những gì ông ấy biên ra, tớ lại chả tin).
Còn nguồn từ dân đen lên, cuồng lên tìm vợ (do phụ nữ không dùng ông này để giải trí) nên lười đi.
Chân cật lơ lửng, ông ấy  rơi vào cảnh lộng ngôn và ngày càng thiếu nhân bản.
Cơ khổ, hay là cái nick nó ám, ông ấy muốn làm kiếp Osin (cho triều đình) thật ...

Osin Huy Đức

Thư mục: Tổng hợp |
Đăng ngày: 14:46 12-09-2009
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Ngay cái hàng chữ đầu tiên, bạn Osin này đã nói dối và nói nửa sự thật. Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay...chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó  tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn.
Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Câu này thì bạn Osin viết chính xác. Bởi vì bạn í là một trong những đồng tác giả bức tranh u ám hiện nay của báo chí. Tại sao tớ lại nói như vậy. Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí.

Huy Đức, cùng một vài bạn khác-có dịp tớ sẽ kể lần lượt- lấn sân sang chuyện chính trị. Đừng hiểu chính trị theo nghĩa sang trọng là đấu tranh cho tự do dân chủ công bằng xã hội xứ cừu nhé. Chính trị ở đây tức là dùng ngòi bút hỗ trợ các thế lực này nọ của thiên đình choảng nhau, nhất là sát gần đại hội Đảng. Vụ Năm Cam, vụ PMU 18 là hai ví dụ điển hình. Hai là quá đủ để Ban ra tay nhổ tuốt tuột cả cỏ lẫn hoa.Trong một entry tớ đã bảo bạn này làm nhà báo chả muốn lại muốn làm Osin cho triều đình. Ngoài đời, trong một lần caphe  tại số 5 Hàn Thuyên, tớ cũng rất chân tình can bạn ấy bằng tầm gương, 2h sáng ông Nguyễn Công Khế gọi điện cho tớ mà rằng: tại sao họ lại đối xử với anh như vậy. Ông Khế có một niềm tin thơ ngây của người không sinh ra trong lòng chế độ này, bạn Osin thì chơi trò 2 mang vì bạn í quá hiểu chế độ này.

Vậy ông chủ của Osin là ai?


Đầu tiên phải kể đến là  Lê Khả Phiêu. Cụ này  Osin quen biết từ thuở bên Campuchia, khá trống mồm nên một dạo Osin có rất nhiều tin độc.

 Thứ đến thì ai cũng biết là cụ Võ Văn Kiệt với chiêu bài viết hồi ký thuê. Cụ Kiệt chết là cú choáng váng với Osin bởi không chỉ mất chỗ chống lưng mà ngay sau đó, gia đình cụ than phiền với Văn phòng TW Đảng việc Osin cất giữ tài liệu của cụ. Osin phải hứa sau đây viết tất cả những gì về cụ Kiệt phải đưa cho VPTW ...duyệt. (he he he). Ông chủ thứ ba thì Osin còn cay đắng hơn rất nhiều. Ông Trương Tấn Sang đã phủi như phủi tà khi nhắc đến bạn Huy Đức dù thông qua một bạn bên Sàigon Giải phóng, mối lương duyên chủ tớ này coi bộ khá thắm thiết.

Còn một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ...nhân vật này hay đến độ tớ sẽ viết riêng một entry về  minh chủ và các đầy tớ sau.

Thân Osin, chủ nội thế là cũng oách. Nhưng bạn này còn có cả chủ ngoại nữa. Việc tớ ngừng chơi với bạn Osin  cũng bắt đầu từ một vụ liên quan đến chủ ngoại của bạn í.

Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng  đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin. Theo tớ bạn Hiền bạn Nguyên bên sứ quán cũng nên cửn thựn có ngày Osin mách bà Clinton là toi công ăn việc làm.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
Entry sau tớ sẽ  chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao.

TRỀNH A SÁNG- NÓNG HỔI VỪA THỔI VỪA XEM ĐÊÊÊÊÊÊÊÊ!

Kinh thật. Beo còn đang rong ruổi lang thang tận hưởng tối đa tháng ăn chơi thì thiên hạ đã lao vào chính chị chính em như kiểu không nói nhanh hôm nay thì mai chết. Mới qua rằm, vẫn ủ mưu hành hương tới đỉnh Ngọa Vân ở Đông Triều, Quảng Ninh. Tương truyền đây mới chính là nơi Phật Hoàng tu niệm và đặt mộ tổ, Yên tử chỉ là mộ vọng. Đại đức trụ trì chùa Phật Tích đã hứa sẽ dẫn đi và hành lễ cho. Phải sớm, chứ cứ có cáp treo thành hội thành hè, nơi thanh sạch linh thiêng rồi cũng đầy xú uế, vì rác và vì hơi người, chen chúc.

*** Không rảnh để ngồi biên chuyện cả nước biết, Trềnh A Sáng là ai trong làng báo Việt. Vậy nên chỉ kể chuyện rất ít người biết.

Đàng trong đàng ngoài đều coi Trềnh này là bậc anh hùng nên khi Beo nổ phát pháo đầu tiên kể toạc móng heo bản chất Osin, thiên hạ điên Beo lắm lắm. Vì điên nên các fan Trềnh ít ai để ý những chi tiết Beo kể, như Osin không làm không công hay thủ thuật Osin kiếm tiền từ việc hầu chữ nghĩa. Beo phì cười khi có môn đệ kêu gọi lạc quyên nuôi Osin khi rời Sàigòn tiếp thị. Zời ạ, Osin vừa chẳng phải đi làm vừa ăn vừa chơi, đến Tết Cônggô cũng chưa hết lộc zời. Những tháng ngày thong thả sau khi Osin nghỉ việc, ở những nơi quýts tộc bậc nhất Sài thành, chắc cũng đủ để chứng minh điều Beo đã nói.

Vở diễn mới nhất là vụ hòa ca với Dương Thu Hương lồng lộn chuyện trym bướm .

Ngay sau khi bài cuối củaDương thị, mà chửa biết đã cuối chưa, Osin Huy Đức méc với công an bằng giấy trắng mực bút bi. Nào là trăm sự tại cái thằng Việt kiều Pháp Hà Dương Tường lẻo mép bịa đặt mang họa cho Osin, chứ Osin với phẩm chất kách mệnh cứ là chửi Dương Thu Hương như hát hay, không những không dây với mà còn khinh khi Dương thị ngang rác rưởi. Vở diễn này của Osin tạo ra rất nhiều khả năng, chú Việt kiều HDTường nào kia vì nhỡ mồm nhỡ miệng, sẽ hết đường về cố quốc trong tương lai. Y chang vở Osin từng giáng xuống chú Đức Hiển, bên báo Pháp luật TP, trước đây.

Rõ khổ, có lẽ khí lâu không được tiếp xúc với giới cao cấp, toàn các ẻm ban công tác bạn đọc hay láo nháo vỉa hè, rồi từ đó phân tích suy đóan kết luận đúc rút ra một điều mà bạn Beo chỉ cần hai dòng, là sổ toẹt sạch ráo. Nam nhi, sao phải khốn khổ giả tự dạng biên tay trái núp danh ảo cho thảm thế nhỉ.
hong ho: từ từ rồi khoai cũng nhừ
hong ho: đã bẩu là còn nhiều cái hay mờ
hien: nó cao thủ quá. xài ngay cái entry của mình, dùng chi tiết phủ nhận tổng thể
hong ho: không sao đâu em
hong ho: chị chỉ viết có 1/10 những gì mà chị chứng kiến thôi
hong ho: lão HĐ gọi phone
hong ho: chị đi ăn cơm không nghe máy
hien: thôi đừng nghe
hien: (chẳng nhẽ vừa năn nỉ em cải chính-dù chỉ một chi tiết, với ý đồ dùng chi tiết phủ nhận tổng thể. Lại vừa alo năn nỉ chị?)
hien: thất vọng quá
hong ho: bài này xưa rồi chú
hien: ông ấy giỏi, nhưng muốn nhiều quá, mà những cái ông ấy muốn lại mâu thuẫn với nhau
hien: đi hai chân trên hai băng chuyền
hien: nên có thể nó kéo nhân cách xuống
Trên đây là đoạn chat giữa Beo và Đức Hiển, chủ blog Bố cu Hưng, ngay sau khi đăng entry Beo kể chân tướng của Huy Đức trên blog này.

Đêm nay lại đi chơi, đầu tuần về kể tiếp chuyện Osin.

Nhà báo Huy Đức, Huỳnh Sơn Phước bị tố nhận tiền của Năm Cam, Liên Khui Thìn

Không biết ai là người đầu tiên lục lại hồ sơ vụ án Năm Cam, nhưng quả thật là ở thời hiện đại này chẳng có cái gì có thể lãng quên. Làm sao để lãng quên đây? 

Vnexpressbài tường thuật lại phiên tòa xét xử vụ Năm Cam. Ở phiên tòa này, bị cáo Hoàng Linh, nguyên là phóng viên báo Tuổi trẻ có khai rằng đã chuyển phong bì tiền của Liên Khui Thìn cho nhà báo Huy Đức và Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ lúc đấy Huỳnh Sơn Phước. Ngoài ra Hoàng Linh còn 3 lần đưa tiền của Năm Cam cho nhà báo Huy Đức.

Tôi không biết trong vụ Năm Cam này nhà báo Huy Đức và Huỳnh Sơn Phước có bị kỷ luật không, nhưng ông Phước vẫn giữ chức vụ Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ cho đến tận gần đây. Lúc ông Phước bị thiên chuyển không được làm Phó Tổng biên tập nữa, cũng có nhiều người bênh vực ông Phước, làm rầm rộ trên blog, cho rằng đây là một nhà báo chân chính. Ôi phải chăng đấy là cái chân chính trong quan niệm của các nhà báo!

Tôi luôn nghĩ rằng họa phúc không phải một sớm một chiều là xảy ra. Họa phúc có căn nguyên sâu xa, tích tụ bấy lâu nay. Khi có hiện tượng chớm xảy ra, đã không kiên quyết xử lý, thậm chí có thể còn bao che cho nhau, bao biện cho nhau. Đấy là đi trên sương mà không nghĩ tới băng giá đến. Bây giờ tôi nghĩ rằng nói rằng trong chốn nhà báo có nhà báo liêm khiết thì chẳng khác nào nói rằng ở chốn lầu xanh có người vẫn còn trinh. Mà để tình trạng như thế này xảy ra, trách nhiệm đầu tiên và trước hết thuộc về Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục im lặng, nếu Hội Nhà báo Việt Nam còn tiếp tục khoanh tay đứng nhìn, thì Hội Nhà báo Việt Nam có lý do gì để tồn tại?

Update 25-5-2008

Tôi tra Google vụ nhà báo Hoàng Linh này tìm được một số thông tin đáng quan tâm như dưới đây. Tuy vậy tôi vẫn chưa tìm được nguồn khẳng định thông tin mà blogger Osin cung cấp.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam: phần Hoàng Linh

"Hoàng Linh khai nhận: Sau buổi làm việc với Liên Khui Thìn tại Công ty Epco cho tới khi Thìn bị bắt (đầu năm 1997), Hoàng Linh đã được Liên Khui Thìn cho 1 điện thoại di động Ericsson và nhiều lần cho tiền, do thời gian đã lâu nên Hoàng Linh không nhớ được cụ thể bao nhiêu lần nhưng tổng số tiền Hoàng Linh nhận khoảng 105 triệu đồng. Ngoài số tiền trên, từ năm 1995 đến 1997, Hoàng Linh còn nhận 4 lần tiền, mỗi lần 15 triệu đồng, tổng cộng là 60 triệu đồng do Liên Khui Thìn gửi cho ông Huỳnh Sơn Phước (Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ), ông Hoàng Quý (nguyên chánh văn phòng báo Tuổi trẻ), ông Huy Đức (nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ), mỗi người 20 triệu đồng. Tuy nhiên những người trên đều không thừa nhận lời khai của Hoàng Linh (BL: V9 T1: 76-77, 119-123, 146-147)."

Nhận xét của Đông A: Hoàng Linh khai đưa tiền cho các nhà báo, các nhà báo không thừa nhận. Chuyện này giống như sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, nhưng khiến cho tôi nhớ đến chuyện "tứ tri" trong Cổ học tinh hoa. Chứng minh dường như là không thể. Nhưng có lý do gì mà khiến Hoàng Linh phải vu oan giá họa cho người khác, nhất là các đồng nghiệp, những người từng cùng cộng tác chứ?

Bài phỏng vấn nhà báo Hoàng Linh của Vnexpress:

- Nhưng hồi năm 1995-1996, Tuổi trẻ đã đăng bài của anh về hoạt động phạm tội của Năm Cam và bài phỏng vấn lãnh đạo ngành công an về việc đưa Năm Cam đi cải tạo?- Tôi và anh Huy Đức cùng thực hiện loạt bài này. Nhưng không vì vậy mà nói rằng tôi có quan hệ với Năm Cam.
Là bạn thân của Minh Diện, phóng viên báo Tiền Phong bị dính vào vụ Tamexo, anh đến thăm và Diện đã tâm sự khá nhiều, đưa hồ sơ nhờ giúp đỡ. Nhờ tư liệu này, anh đã đánh Diện không thương tiếc?- Tôi viết bài như vậy là theo lệnh của Ban biên tập Tuổi trẻ. Là người lính khi chỉ huy ấn vào tay mình một cây súng thì anh nghĩ sao?
Tôi đến thăm là với tư cách bạn bè, còn viết bài là với tư cách nhà báo. Tôi với Minh Diện chơi rất thân. Tôi đánh giá anh ta cao hơn đánh giá của người khác. Đến bây giờ, chúng tôi vẫn chơi rất thân với nhau. Lúc đó tôi không viết bài thì Ban biên tập sẽ nghĩ tôi cùng giuộc tiêu cực với Diện. Trong bài báo đánh Diện có một số trường đoạn có lợi cho anh ta đã bị ban biên tập cắt bỏ.

Nhận xét của Đông A: lý do gì mà báo Tuổi trẻ lại quan tâm đến chuyện Năm Cam bị đưa đi cải tạo để đăng báo chứ?

Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin
Báo chí, trong một thời gian dài, rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is  Bad news, nghề thế. Và thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon  biến thành nồi cám lợn, như hiện nay…


Đỉnh  điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có, sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt.  Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như vậy, một cách rất thật lòng.

Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.

Tạo ánh hào quang với các commenters cũng là  tạo luôn quần chúng cho mình bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ xử dụng  giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất sướng tai, đặc biệt là  một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi  chửi luôn cả thằng đang đồng ca cùng mình.

Dừng lại ở đó thì  tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp, trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.

Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng  với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm  này đến lẫn khác, như trong loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ  hưởng lợi từ hào quang  các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện nữa.

Khẳng định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo  không chơi với A 25 nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường, quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng bậc nhất là, không  mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp nghiệp vụ ( của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.

Tôi gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ  thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh Hiền, hồi  còn ở Nguyễn Thông,  khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ. Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười  lăm hai mươi năm đã.

Đối lập với thật ảo. Tôi dùng chữa ảo ở đây không chính xác nhưng  cho nó nhẹ nhàng,  đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị,  thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.

Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài,  ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh  hai lề phải trái.

Sau vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục nghiệp làm báo của Osin.

Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.

9 nhận xét:

  1. Đôi lời với chị Hồ Thu Hồng “...Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng  đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin...” Trên đây là một trích đoạn trong entry “Osin Huy Đức”, trên blog của chị Hồ Thu Hồng, Phó Tổng Biên Tập báo Thể Thao TPHCM. Những nội dung khác, tôi không có ý kiến vì không liên quan đến tôi. Riêng đoạn vừa nêu, tôi thấy cần kể lại câu chuyện như nó vốn có, để không gây hiểu lầm. Thứ nhất, Đại sứ Mỹ Michael W. Michalak có mời bốn nhà báo gồm Huy Đức, hai đồng nghiệp ở Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn và tôi đi uống cà phê.  Ông Đại sứ không mời trực tiếp tôi mà thông qua Phòng Thông tin lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi này lại thông qua Tổng Biên Tập báo Pháp Luật TPHCM. Tôi xem đó là việc tiếp xúc  bình thường của nhà báo và nhận lời. Vì thế, đây không phải là việc “tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ”. Các đồng nghiệp Tuổi Trẻ, TBKTSG chắc cũng đồng ý điều đó. Thứ hai, tại cuộc gặp, tôi chỉ nói chuyện và tìm hiểu về những điều bạn đọc của Báo quan tâm như thủ tục cấp visa cho du học sinh Việt Nam. Nếu Osin trình báo cho A.25 nội dung này, chắc cũng không sao. Hơn nữa, vì là công việc nên sau đó tôi báo cáo với Ban Biên Tập- bằng văn bản- nội dung cuộc tiếp xúc. Nếu A.25 hỏi, chắc chắn BBT của Báo cũng sẽ cung cấp. Chị Hồng có thể có thông tin và xem tôi như nạn nhân bị Huy Đức chơi xấu. Tuy nhiên, về phía mình, tôi cũng muốn nói lại như trên.

    Trả lờiXóa
  2. Nhà báo Huy Đức - báo Sài Gòn Tiếp Thị - bị "cho thôi việc"!

    Nguyễn Quang Lập

    [01.9.2009]

    Mình từ Sài Gòn về, vào mạng thấy bác Hữu Thọ nói, hơi buồn. Đến bấy giờ bác vẫn còn lo dân phân tâm về những phản biện. Nếu những phản biện chính đáng ích nước lợi dân thì có lý gì sợ dân phân tâm, còn những phản biện kiểu không ăn thì đạp cho đổ thì chính dân sẽ bóp miệng lũ này, khỏi lo đi.

    Tất nhiên làm việc gì cũng bị dân lý hội đến, bàn vô bàn ra thì cũng nhức đầu mệt người thật. Nhưng như cụ Khổng nói Thiện hạ hữu đạo, tắc thứ nhân bất nghị.- Thiên hạ có đạo chính đáng thì dân bất tất phải nghị luận lung tung. Viết đến đây chợt nhớ đến Huy Đức, lập tức bỏ ngay entry nói lại với bác Hữu Thọ, viết Bạn văn 29 cái chơi, dù bây giờ Huy Đức hiển nhiên là nhà báo.

    Chẳng nhớ quen Huy Đức từ lúc nào, hình như hơn hai chục năm rồi, thời nó viết truyện ngắn Dòng sông cụt thì phải. Truyện đó nó ký tên Trương Huy San, in ở Văn Nghệ Quân đội, ai đọc cũng thích. Nó viết về cái thời duy ý chí làm thủy nông ở Nghệ Tĩnh, nghe lời Trương Kiện đào bới lung tung, giọng văn tưng tửng không hề xốc xỉa nhưng mà đau, đau lắm.

    Đám văn trẻ tụi mình sướng lắm, văn chương giả cầy vô thiên lủng, chỉ cần xòe tay khua nhẹ cái được cả nắm, kiếm được ông văn miệng có gang có thép thời nào cũng khó, thời này càng khó hơn.

    Khi đó nó vừa rời quân ngũ, mình cũng thế. Nghe tin nó ra Hà Nội, thằng Nguyên ( Phạm Xuân Nguyên) dắt mình đi gặp nó. Mới gặp hơi thất vọng, nó bắt tay mình, nói chào anh, cái bắt tay nhẹ không, lời chào cũng nhẹ không, chỉ có cái miệng cười tươi. Mà cũng chẳng biết nó có cười hay không nữa, có khi nó chỉ xòe bộ răng vẩu ra thôi, hi hi

    Khác với mấy ông văn trẻ, hễ gặp nhau là ôm vai hót cổ, kéo nhau vào quán liền, Huy Đức ít khi vồ vập ai. Bạn bè lâu ngày gặp nhau cũng chỉ cái bắt tay nhẹ y chang Võ thủ tướng bắt tay, nói mới vô à, rồi lặng lẽ kéo ghế ngồi, lâu lâu nói đôi ba câu không mặn cũng chả nhạt, chỉ đôi mắt lộ sáng với cái nhìn ấm áp chí thiết khiến người ta yên tâm nó vẫn quí mình.

    Huy Đức ngoài bộ giàn rất nam tính, chẳng có nét gì khả dĩ là đẹp trai, mắt mũi cũng chả đẹp nhưng ánh mắt nhìn ai như hút hồn người ta, ấm áp và tin cậy, tin yêu và say đắm, gái chết như rạ cũng vì ánh mắt này đây, hi hi.

    Nó giống thằng Nguyên, từ ngày vợ bỏ đắt sô kinh khủng, ngồi đâu cũng thấy nó lúi húi reply tin nhắn đám chân dài, nhưng cũng chỉ thấy các em vè vè lượn quanh, không thấy em nào dám cắn câu, hoặc cắn hờ phát rồi bỏ chạy cả.

    Mình có giới thiệu Huy Đức cho một cô, cô này nghe mình tán dương Huy Đức thì háo hức lắm, bố trí năm lần bảy lượt mới gặp được, gặp xong cô này nhắn tin, nói ui ui chú ơi, xấu xấu. Ít lâu sau mình nhắn tin, nói Huy Đức thế nào, hay không. Cô ta reply tức thì, nói hay hay, chú ơi hay cực ke ke ke.

    Chẳng hiểu thế nào mối tình sét đánh hay thế cuối cùng cũng hỏng, tiếc thế, âu cũng là số trời. Cũng như nó đang làm văn hay ho thế trời lại bắt nhảy sang làm báo, chuyên chuyện pháp đình, bài nào bài nấy hay điếc tai, người khen kẻ chê cũng điếc tai luôn.

    Trả lờiXóa
  3. Trông cái dáng lờ vờ, ngồi đâu cũng nhường phần sắc sảo cho người khác, ít ai mới gặp đã ấn tượng, chỉ khi nói chuyện cà chớn, trêu chọc nhau mới ló chút thông minh, còn thì như gà rù, nói chuyện như người đời sơ nói, ấy thế mà bất kì bài báo nào cũng đạt đến cái tầm khái quát cao, sức nghĩ sâu rộng, nếu không đủ độ để thán phục thì cũng không thể coi thường.

    Hôm ngồi uống bia với thằng Tín ( Nguyễn Trọng Tín), Tín cũng làm Sài Gòn tiếp thị với Huy Đức, nhân nói chuyện Huy Đức thôi việc, nó uống cạn cả cốc to bia đen, khà một tiếng rõ to, vuốt mặt hai ba cái, nói tui nghĩ chán ra rồi, nước Nam mình có mấy thằng làm báo được như Huy Đức, hổng có, hổng có ai… đú má.

    Có thể vì bức xúc mà thằng Tín nói quá đi, mình nghĩ thế. Mình chạm cốc với thằng Tín, nói có trí lự để viết những bài báo như Huy Đức cũng không ít người, cũng không ít người có thể viết hay hơn, nhưng có cái tâm sáng trưng như thằng Huy Đức để nói thẳng, nói to những điều tâm huyết như nó thì quả là hiếm. Người ta hay tán cái dũng của nó nhưng tôi nghĩ không phải, nó có chống đối ai đâu mà nói đến cái dũng.

    Nghe nói đến cái dũng, thằng Tín cười sặc, phun cả bia ra bàn, nói đúng đúng, ông nói làm tôi nhớ đến câu thơ của Yevtushenko – Sống cái đời gì kì cục quá thôi/ dám lương thiện với mình cũng đủ thành dũng cảm.

    Mấy hôm ở Sài Gòn, ngồi đâu cũng nghe chuyên Huy Đức thôi việc, nhiều người bức xúc đôi khi nói quá lên. Mình nghĩ chuyện đó cũng bình thường, đối với người coi báo không chỉ là nghề kiếm cơm mà là cái nghiệp như Huy Đức, một khi buộc phải chọn Sài Gòn tiếp thị hay blog Osin thì hiển nhiên nó phải chọn blog Osin.

    Huy Đức sống với bạn chân tình, chí thiết, chẳng có khi nào nó để bạn thất thiệt vì mình, nên khi buộc phải chọn Tâm Chánh và Sài Gòn tiếp thị, tất nhiên nó phải chọn Tâm Chánh. Đêm trước khi ra Hà Nội, mình có ngồi với Tâm Chánh và Huy Đức, chúng nó vẫn nói chuyện bình thản như chưa có gì xảy ra, vẫn ấm áp và thân thiện, có phần còn thân thiết và quí trọng nhau hơn, mới hay dại dại khôn khôn, mất mất được được thật khó lường, mấy ai đo đếm phân minh.

    Mình hỏi Tâm Chánh, nói ông thử nói một câu vì sao Huy Đức thôi việc. Tâm Chánh ngồi ngẩn rồi cười, nói anh hỏi khó, một câu thì khó nói lắm. Mình nói thế thì ba câu vây, Tâm Chánh nói ba câu càng khó nói hơn. Tâm Chánh nhăn răng cười, Huy Đức cũng nhăn răng cười.

    Thế là xong, mình có thể kê cao gối mà ngủ. Ở đời sợ nhất là mất cái tình chứ vì cái lý gì đó mà mất thì cái mất ấy cũng nhẹ tựa lông hồng, cần gì phải lo nghĩ. Nói thế để bà con thôi bàn tán chuyện này đi, vả, được được mất mất, dại dại khôn khôn mỗi người tự biết lấy, người ngoài bàn tán đôi khi đâm rách việc.

    Cũng vì mạng méo ầm ĩ, BBC phỏng vấn phỏng veo, bà con nó ở quê lật đật kéo nhau chạy vào Sài Gòn, góp lại cho nó 2 triệu, ôm lấy nó cuống quít, nói ôi con ơi, răng rứa con ơi. Nó nói con thôi việc này kiếm việc khác, có gì đâu. Bà con lườm nó, nói có gì đâu, mày đừng có chủ quan. Nó cũng chỉ biết nhăn răng cười.

    Buổi sáng quán cà phê phố Hàn Thuyên, mình với nó đang tán chuyện ba lăng nhăng giải sầu, một em chân dài chạy đến vừa nguýt vừa cười, nói chết chưa chết chưa, đáng kiếp đáng kiếp, còn chủ quan nữa không. Nó tủm tỉm nhìn cô nàng, nói em cũng bảo anh chủ quan à. Cô bé dẩu môi nguýt nó, nói chủ quan.

    Nó cười, vui vẻ khoác vai cô bé, nói điều tôi sợ mất nhất là tình yêu mọi người dành cho tôi, như cô bé này chẳng hạn. Cô bé véo Huy Đức cái rõ đau, nói yêu anh bao giờ hả hả.

    Nó lại nhăn răng cười.

    Trả lờiXóa
  4. THƯ GỬI OSIN

    Hiệu Minh

    Xin giới thiệu, tôi là độc giả thường xuyên của Blog Osin nổi tiếng Việt Nam. Chưa bao giờ gửi comment nhưng hôm nay tôi lại muốn viết thư. Thấy anh tự gọi là Osin nên người đọc hay kêu Huy Đức là đầy tớ. Thời đại “nhân dân làm chủ, cán bộ là đầy tớ”, thiết nghĩ, vai chủ-tớ đã rõ ràng.

    Tôi thường vào blog Osin đọc “chùa”. Những vấn đề đặt ra trong nhật ký đều nóng, nhậy cảm và hấp dẫn mà báo chí lề phải không đăng vì nhiều lý do tế nhị. Có entry với 400-500 comments, 700 tờ báo do Bộ 4T quản lý có lẽ phải ghen tỵ. Còn niềm tự hào nào hơn thế, món ăn do người ở nấu được chủ hết lòng khen ngợi.

    Đó là điều mừng, vì bạn đọc còn quan tâm đến vận mệnh đất nước, tỏ lòng yêu Tổ quốc bằng những chính kiến riêng mà không phải cơ quan ngôn luận chính thống nào cũng dám đăng, không phải ai cũng muốn nghe.

    Viết thư này, xin cảm ơn Osin đã để đám “chủ” là các độc giả được thoải mái phản hồi mà không bị kiểm duyệt trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lợi dụng lòng cả nể của anh, nhiều phản hồi có sức mạnh hủy hoại như những “hũ rượu lậu được người lạ vùi vào ruộng lúa, rồi gọi lính nhà đoan đến bắt”, như anh than thở.

    Thú thật, lần anh mất chìa khóa, người ta lo nhà Osin bị kẻ gian vào lấy hết đồ đạc hay phá phách. Rất may mọi việc lại đâu vào đó, người đọc tiếp tung chưởng với bàn phím, con chuột, “ném đá” vào màn hình.

    Mấy hôm trước, Osin quyết định sẽ kiểm duyệt và biên tập các comment. Hóa ra “công bộc vì dân” này cũng mắc bệnh trầm kha về quản lý yếu kém, chưa đủ tầm vĩ mô để nhìn ra vấn đề vi mô, không quản được thì cấm :) .

    Tuy nhiên, đó là quyết định đúng đắn của Osin. Hy vọng, khách tới thăm nên tôn trọng, giữ gìn blog với những phản hồi mang tính xây dựng và có văn hóa.

    Nhiều bạn chán ngán nói từ nay không thèm comment nữa. Thật tiếc, blog không có phản hồi như nước không có cá, vì nước sẽ rất…buồn.

    Nhưng quá nhiều phản hồi hay comment cẩu thả gây không ít khó khăn cho blog. Trong thế giới đa chiều, giá trị đôi khi bị đảo lộn. Ý kiến đưa ra theo kiểu ném đá, không lọt tai, có thể gây bất ổn cho người đọc, người viết và cao hơn là xã hội.

    Hôm nay nghe tin Osin thôi việc ở Sài Gòn Tiếp thị, điều có thể dự đoán được… Nghiệp bút nghiên giúp cho tiếng tăm nhưng cũng làm tác giả trải qua không ít đớn đau vì thế thái nhân tình.

    Quay lại chuyện “chủ tớ” như đầu thư đã nói, chúng tôi cũng nhận ra, hình như cánh Osin thời nay thường mạo nhận. Do không tuyển dụng một cách dân chủ và minh bạch, một số Osin giả vờ dọn dẹp rồi tranh thủ bán cả tài sản mà không được phép. Số khác lạm quyền, chủ nhờ “quét nhà” phải có phong bì mới xong, gây ra nạn tham nhũng và hối lộ tràn lan, đạo đức xuống cấp, và người chủ mất niềm tin.

    Tuy thế, với Huy Đức, tôi tin độc giả sẽ mãi chọn anh là người đầy tớ chân chính của nhân dân, mãi đi với nhân dân. CV được kiểm chứng bởi hàng vạn bạn đọc, TOR rõ ràng như anh nói trong entry mới đây: “Báo chí, cho dù của nhà nước thì vẫn là một tài sản của xã hội. Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội”.

    Mong anh Osin bảo trọng.

    Trả lờiXóa
  5. Thứ Năm, ngày 03 tháng 4 năm 2014

    PHÁN VỀ PHÁN LUẬN CỦA OSIN HUY ĐỨC


    Add một bạn, vớ ngay phải bài phán luận về luân chuyển cán bộ của Osin.

    Gần một nửa lổn nhổn trích ngang giáo trình hành chính công của Mẽo, gần một nửa nữa là tư liệu cũ mèm, vài dòng còn lại là phán luận.

    Beo chỉ tuyên giáo mấy dòng phán luận.

    Những chữ in nghiêng là của Osin Huy Đức

    ***

    “Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra.

    Luân chuyển cán bộ là một chủ trương, không phải là một giải pháp.

    Cho tới năm 2016, đảng này chưa bao giờ nhận thấy tình hình nhân sự kế cận có vấn đề về số và chất lượng để cần phải có một giải pháp cho nó. Nếu là giải pháp, thì giá trị thực tiễn của việc luân chuyển cán bộ, đã phải khác.

    Sai một chữ, dẫn tới phán luận nghìn chữ sai theo.

    Chính vì không phải là giải pháp, nên việc ông Bình về viện kiểm sát hay ông Giàu lên làm thống đốc, thậm chí hai ông ấy đổi chỗ cho nhau, cũng vẫn không sai...chủ trương.

    ***

    Định nghĩa chua thêm tiếng tây thế này:

    Viên chức chính trị bổ nhiệm: Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa phương có các giám đốc sở...

    Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia.


    Và định nghĩa chính trị gia là thế này:

    được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.

    Chú nhóc ngồi chè chén vỉa hè bình luận chính trị cũng biết rằng, cơ chế của ta là đảng chi phối toàn diện. Các viên chức chính trị bổ nhiệm hay chính trị gia đều được lựa chọn và quyết định bởi Ban chấp hành trung ương, từ bốn ông nguyên thủ cho tới ông bộ trưởng. Một số hiếm hoi hãn hữu được quyết định bởi đại hội đại biểu và thường rơi vào những vị trí... có cho đẹp đội hình.

    ***

    Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì.

    Một nhận định cực kì võ đoán. Osin không biết (là chắc chắn) nhưng trăm rưởi ông UVTW không thể không có ông nào chưa từng nhìn thấy đường sá cầu cống hay tổ chức xã hội ở địa phương của ông bí thư tỉnh ủy kia, nó xập xệ hay ngăn nắp, phát triển hay giật lùi. Cũng như, chưa từng ai nghe ông bí thư ấy phát biểu bao giờ để nhận định ông ấy minh tuệ hay u tối, hay mới...

    Ông Nguyễn Thế Thảo không thể về được Hà nội nếu không có cái quy hoạch xây dựng thị xã Bắc Ninh đẹp đến thế chào hàng.

    ***

    - Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự "tìm chỗ trống có cơ cấu"...

    - Không thể coi luân chuyển là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương.


    Tự tìm chỗ trống cơ cấu không được, xếp sẵn ghế “ẵm” về cũng không xong, tóm lại, có giải pháp thứ ba nào nữa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn ở góc độ Beo, cả hai hình thức Osin bài bác trên, đều có khía cạnh tích cực của nó.

      Nó là hai điều kiện khác nhau cho chung một cuộc sát hạch. Với nền chính trị vô tiền khoáng hậu như của ta, người nào sống sót qua cuộc sát hạch nghiệt ngã ấy, quá xứng để làm chính trị gia, chí ít bộc lộ được phẩm chất lì đòn.

      Bổ túc kiến thức thực tiễn cho cán bộ nguồn, trên lý thuyết, không thể phủ nhận, chủ trương đưa về địa phương là đúng đắn.

      Những hạt giống rất tốt so với mặt bằng chung như con các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Văn Chi, Lê Ngọc Hoàn... Sống trong môi trường đậm đặc không khí chính trị từ bé, tiếp thu học vấn từ môi trường giáo dục tốt nhất thế giới, cơ hội nào để họ tiệm cận đời sống nhân dân, va chạm vào hiện tình nóng bỏng của đất nước, tốt hơn là về địa phương.

      Chưa nói đấy là cơ hội duy nhất.

      ***

      Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.

      Hãy phân tích cụ thể cho Beo, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình kém ai một cái đầu và dễ bảo ra sao?

      Vận theo thực tế hiện nay, phải viết ngược lại mới đúng: các viên chức chính trị bổ nhiệm đã chọn một lãnh đạo kém mình một cái đầu cho dễ bảo.

      ***

      Áp mớ lý thuyết tây học lủng củng vào để rồi phán luận thời sự không đâu vào đâu, ngồi google đong đếm tuổi tác để bói ứng chuyện nhân sự tương lai...

      Osin hết cmn vốn liếng rồi.

      còn một kì Beo phán.

      Được đăng bởi Beo vào lúc 4/03/2014 01:07:00 SA

      Xóa
  6. Thứ Ba, ngày 13 tháng 10 năm 2009

    Bài học (chưa chắc) chót, từ Osin


    Báo chí, trong một thời gian dài, rất dài, đã luyện tập cho bạn đọc một nếp nghĩ, phàm quan chức là tham nhũng, phàm giàu có là bất chính... Good news is Bad news, nghề thế. Và thời gian đầu mở cửa, 99,9% là sự trong sáng, háo hức làm những Lục Vân Tiên thời đại. Nhưng rồi, đời mà, những con sâu xuất hiện. Tôi vẫn kết tội vì những con sâu này mà nồi canh ngon biến thành nồi cám lợn, như hiện nay…

    Đỉnh điểm là vụ án Năm cam và PMU 18, báo chí đã góp một phần cực lớn vào việc tiêu diệt ba quan chức cao cấp. Sự trong sáng bị lợi dụng cũng có, sự lạm dụng cũng có và sự bất nhân với số phận con người, cũng có nốt. Người dưng, tôi vẫn xót xa cho các ông. Và Huy Đức, cũng xót xa y như vậy, một cách rất thật lòng.

    Có lẽ vì đó, Huy Đức đã chọn một con đường riêng.

    Tạo ánh hào quang với các commenters cũng là tạo luôn quần chúng cho mình bằng các bài viết thẳng vào những vấn đề dân sinh nóng nhất, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ xử dụng giàu chất chính luận, Huy Đức khéo léo phản bác( not phản biện) lại hầu hết các quyết sách của chính quyền, rất sướng tai, đặc biệt là một nhóm người hiện nay trong xã hội, bạ gì cũng chửi, xông vào chửi hôi mọi lúc mọi nơi chửi luôn cả thằng đang …đồng ca cùng mình.

    Dừng lại ở đó thì tôi dám đoan chắc, Huy Đức giờ này vẫn đàng hoàng nhận tấm thẻ nhà báo, xứng đáng với sự kính trọng của rất nhiều đồng nghiệp, trong đó có tôi. Nhưng, nếu thế, còn gì để tôi bôi ra đến 3 entry.

    Bà ngoại tôi ngày xưa hay nói câu tử tế chả muốn…. Câu này áp vào vô cùng đúng với Huy Đức. Bút lực ấy, nội công thâm hậu ấy, đâu cần đâm đầu tự nguyện làm thân Osin, rất thảm, vì thực tế không có ông chủ nào sai ông chủ nào khiến. Thế nên Osin sa vào hết lầm này đến lẫn khác, như trong loạt bài nhắm vào Thủ tướng tôi đã dẫn chứng ở entry 2. Ở đây tôi mới chỉ nói thuần về nghề nghiệp và nhân cách thôi, còn việc lập lờ hưởng lợi từ hào quang các cụ cấp thiên triều, thấp hơn là một hai cụ bộ trưởng (nay đã hưu)…để làm kinh tế cá thể thì còn lắt léo nhiều chuyện nữa.

    Khẳng định ngay, không nhà báo có máu mặt nào hiện nay trong làng báo không chơi với A25 nhỏ hơn là PA hay một vài quan chức cấp thứ bộ trưởng trong lĩnh vực nhà báo đó quan tâm. Bỏ qua quan hệ xã hội bình thường, quan hệ công việc là tương tác có văn hóa giữa đôi bên, văn hóa ở chỗ không ai khuynh loát áp đặt ai về chính kiến và nguyên tắc quan trọng bậc nhất là, không mưu lợi về mọi phương diện từ nhau. Khi biện pháp nghiệp vụ (của hai phía) phải giở ra thì dứt khoát một bên có vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi gọi mối quan hệ có văn hoá, giữa người với người, như trên là quan hệ thật. Tôi chứng kiến cụ Trương Tấn Sang tới tận nhà thăm vợ chồng Minh Hiền, hồi còn ở Nguyễn Thông, khi chị ấy bệnh nặng, nhưng chưa một lần trực tiếp lẫn gián tiếp nghe chị ấy tận dụng mối quan hệ này bao giờ. Vài bạn nữa mà tôi thân ở truyền hình Hà nội, báo Tin tức…cũng có những mối quan hệ tương tự với các cụ nhất nhị phẩm quốc hội chính phủ, tính bền vững của các mối quan hệ thật này rất cao, toàn mười lăm hai mươi năm đã.

      Đối lập với thậtảo. Tôi dùng chữ ảo ở đây không chính xác nhưng cho nó nhẹ nhàng, đại để là quen biết thì có bảo kê thì không, nhưng anh lại cố tình đánh lận hai chữ in nghiêng kia để mưu lợi. Cấp thấp thì mưu danh mưu tiền, Huy Đức thêm toan tính chính trị, thoạt tưởng sẽ thấy hơn người, là vì vậy.

      Cũng vì khôn ngoan kiến tạo được vỏ bọc ảo này nên Huy Đức đã đánh lừa được nhiều người trong một thời gian rất dài, ngay khi làng báo sóng gió nhất thì Osin vẫn vững vàng đi giữa lằn ranh hai lề phải trái.

      Sau vụ PMU 18, có ít nhất 2 bạn khi họ bị kỷ luật rồi tôi mới tá hỏa vì trước đó, tôi cũng như rất nhiều người khác đinh ninh các bạn ấy được bao bọc bởi quyền lực không thể đụng đến. Sự thật hoá ra cũng chỉ là quan hệ ảo. Ngay khi ấy tôi đã hình dung gần như chính xác kết cục nghiệp làm báo của Osin.

      Thật tiếc, cái kết cục ấy lại không phải bằng hai chữ: tuẫn đạo.

      Được đăng bởi Beo vào lúc 10/13/2009 02:37:00 SA

      Xóa
  7. Thứ Năm, ngày 21 tháng 2 năm 2013

    DỌC BẰNG ĐÒN GÁNH, CỦ BẰNG BÌNH VÔI....


    Thôi thì, âu cũng là một cách giải tỏa những bức xúc trước hiện tình đất nước, chứ thực sự mình thấy tội nghiệp cho bất cứ phe nhóm hay cá nhân nào đang hào hứng, phản bác lẫn ủng hộ, những điểm ABCD…của lần sửa đổi hiến pháp này.

    Osin Huy Đức viết Nếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.

    Đồng thời với hành động rất dân chủ là đưa bản dự thảo hiến pháp ra lấy ý kiến của quảng đại quần chúng, thì Đảng còn làm gì?

    Đảng lập lại hai ban mà trước đây đã rất khó khăn để xóa sổ: Ban nội chính và Ban kinh tế đảng.
    Chức năng nhiệm vụ của Ban kinh tế Đảng còn thay đổi cho hợp thời hợp thế, Ban nội chính chép lại nguyên văn thời cách nay hơn chục năm.

    Điều kiện tiên quyết để một chế độ xã hội có dân chủ là phân lập rõ ràng ba quyền: Lập pháp, tư pháp và hành pháp. Nay đảng công khai choàng việc của cả tòa án lẫn công an, thử hỏi đảng có thực tâm mong muốn thiết lập một nền cộng hòa thực sự hay thực tâm mong muốn rũ bỏ mô hình đảng chủ?

    Thứ nữa, ông bà mình dạy: phú quý sinh lễ nghĩa. Hiểu nôm na, nền tảng đặt để ra lễ nghĩa là phải no đủ đã. Với các gương mặt cụ thể đang chèo lái đất nước, ai có đủ năng lực và uy tín để cùng lúc làm hai việc: vừa phục hồi nền kinh tế đang suy sụp vừa thay đổi triệt để (nhấn mạnh) phương thức chính trị vận hành xã hội.

    Bạn Huy Đức đã thấy mình cầm tinh con giả vờ khi đặt vấn đề như thế chưa?

    Nếu có ngạc nhiên chăng là sự ủng hộ tuyệt đối của toàn bộ hệ thống truyền thông từ phải sang trái từ trong nước lẫn hải ngoại, trước sự củng cố quyền lực núp sau hình thức làm trong sạch vững mạnh hệ thống của đảng.

    Mà suy ra, cũng chẳng mấy ngạc nhiên. 72 ông bà tự nhận mình tinh hoa dân tộc, viết một bản kiến nghị về hiến pháp, chỉ với một trang A 4, ông Nguyễn Gia Kiểng đã xổ toẹt gọn hơ. Nữa là...

    Về sự ủng hộ nói trên, mình hay liên tưởng đến mưu bắt chó của mấy ông bà quê: ném cục thịt thơm dụ chó mẹ ra khỏi ổ, sau lưng hốt trọn lũ chó con.

    Miếng mồi Thánh Ba ở đây, còn trên cả thơm với bầu đoàn chém gió chuyên và không chuyên, nay còn có thêm dư luận viên góp sức.

    Hôm rồi, coi mục góp ý hiến pháp trên VTV 1, một chị sồn sồn đang lao động giữa vườn, bảo hiến pháp phải ổn định giá cả cho người nông dân.

    Hay!

    *** Dọc bằng đòn gánh, củ bằng bình vôi, ai mua hành tôi, thì thương tôi với....ai mê chèo cổ, hẳn biết và hiểu ý câu rao hàng dụ gái hài hước trên.

    Được đăng bởi Beo vào lúc 2/21/2013 05:37:00 CH

    Trả lờiXóa