20 tháng 1 2012

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng)


anhoanp wrote on Feb 5, '12
Mình có ông chú học cùng lớp với a.Ka :-),
Chú ấy nói với a.Ka rằng anh em nhà Vươn nó ngu bỏ mje, chưa gì đã nhận tội, chúng mày có bắt đc nó tại trận đâu!
Anh em nó cãi là tôi chống trộm, buộc dây vào cò súng, nếu cứ dỡ hàng rào nò bắn thì sao :d
Anh Ca nói rằng chúng mày chỉ hùa vào với bọn manh động.

Thực ra vụ này rất phức tạp, và TW phải nhảy vào từ đầu vì sao CÁC BÁC biết không.

Nó liên quan đến TRẬT TƯ AN NINH ĐÓ CÁC BÁC Ạ,

Vì nó liên quan đến anh TS Hán Nôm XUÂN DIỆN....:D (Anh em nhà Vơn là dân Công giáo)

Nên chỉ cần cha nói ký đơn là bà con ký ngay, kể cả ký kiện ông Ca vụ vừa rồi đó!
anhoanp wrote on Feb 5, '12
Mà anh em nhà Vơn manh động thật, trời không mưa nình ga nổ thì chết bao nhiêu người.
Nhưng bọn quan tham thì nó cũng chó chết thật, ăn cả máu của dân thì nó chịu thế đéo nào được.
dinhphdc wrote on Feb 6, '12

Nhiều điều khó hiểu trong vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng

Đúng 1 tháng trôi qua kể từ ngày 5.1, ngày xảy ra vụ cưỡng chế đầm thủy sản ở Tiên Lãng gây chấn động dư luận khi những người nông dân dùng súng bắn bị thương 6 công an, bộ đội, đến nay vẫn còn hàng loạt điều khó hiểu chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
Chúng tôi có trong tay bản kế hoạch tổ chức cưỡng chế đầm thủy sản (kế hoạch số 104) do ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng, ký ngày 24.11.2011 (trước khi cưỡng chế hơn 1 tháng). Trong đó, mục tiêu của UBND H.Tiên Lãng là cưỡng chế cả hai khu đầm, một của ông Đoàn Văn Vươn, một của ông Vũ Văn Luân.
Huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ…
Bản kế hoạch được chuẩn bị rất chi tiết, ngoài các cán bộ Phòng TN-MT, dân quân tự vệ, đoàn thể địa phương, ông Hiền chỉ đạo huy động tối đa lực lượng công an. Nguyên văn một đoạn trong bản kế hoạch 104: “Công an huyện, gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng (cảnh sát điều tra, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự)”.
Về lực lượng bộ đội, bản kế hoạch nêu: “Ban Chỉ huy quân sự huyện gồm 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ huy, huy động lực lượng cơ quan ban chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ để xử lý các tình huống về vật liệu cháy, nổ, khí độc và giải quyết các đối tượng liên quan”.

Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn
Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn - Ảnh: Thiên Bình

Trong bản kế hoạch số 104 cũng có mục “Xử lý các tình huống khác có thể xảy ra”. Ở điểm 4 mục này nêu rõ: “Trường hợp đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng chất cháy nổ, chất độc thì các lực lượng công an, quân sự phải kịp thời ngăn chặn không để xảy ra hậu quả xấu và không dừng việc cưỡng chế”.
Như vậy, có thể thấy H.Tiên Lãng đã lường trước được khó khăn, đã tính tới giải pháp gia đình ông Vươn, ông Luân dùng vũ khí, vật liệu nổ. Nhưng điều đáng nói là ông Lê Văn Hiền chỉ đạo phải kiên quyết thực hiện, “không dừng việc cưỡng chế”.
Thêm vào đó, câu hỏi lớn đặt ra là chính quyền đã tính tới sẽ có vật liệu nổ, có vũ khí, vậy có lực lượng đi rà phá mìn hay không? Nếu có, tại sao lực lượng này không phát hiện ra mìn được chôn dưới đất? Chỉ đạo “không dừng việc cưỡng chế” của ông Hiền cũng trùng khớp với cách mà ông Phạm Văn Mải, Trưởng công an huyện đã thực hiện. Ngay khi mìn nổ, dù là tình huống nguy hiểm, nhưng ông Mải không cho rút quân, chờ tăng cường lực lượng, tổ chức rà soát mà vẫn tiếp tục áp sát. Để rồi người nhà ông Vươn đã bắn ra, khiến 6 người, trong đó có cả ông Mải bị thương.
Trong các cuộc cưỡng chế, lực lượng công an thường chỉ đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, nếu xảy ra chống đối thì lực lượng này mới làm nhiệm vụ xử lý. Nhưng trong vụ này, đích thân trưởng công an huyện đã dẫn đầu một mũi tiên phong tiến vào nhà ông Vươn. Đây là điều rất khác so với thông lệ các cuộc cưỡng chế. Tại sao chính quyền và lực lượng công an huyện lại kiên quyết cưỡng chế, kiên quyết áp sát đến như vậy? Điều này chỉ có ông Hiền, ông Mải mới có thể trả lời.
Thêm vào đó, dù đã tình nghi có thể có thuốc nổ, có vũ khí, nhưng tại sao công an huyện lại vẫn đi vào khu cưỡng chế qua ngõ nhà của ông Vươn, ông Quý dựng ở bên ngoài (không nằm trong khu vực cưỡng chế)? Trong khi theo quan sát tại thực địa khu đầm, nếu nghi ngờ có mìn, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể đi nhờ qua đường của gia đình chủ đầm khác để tiếp cận khu vực 19,3 ha đầm nằm trong diện cưỡng chế của nhà ông Vươn. Như vậy sẽ an toàn hơn và có thể sẽ không xảy ra vụ nổ súng.

Nhà của ông Vươn bị đập, đốt phá
Nhà của ông Vươn bị đập, đốt phá - Ảnh: Lê Quân

Ai đập nhà và tại sao lại đập?
Đây là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Ban đầu ông Lê Văn Hiền nói rằng người dân bức xúc đập. Trong khi nhiều nhân chứng thấy một chiếc máy xúc đập nhà vào sáng 6.1. Những người dân xung quanh đó không ai dại gì mang máy xúc ra đập nhà. Nếu ông chủ đầm Kết có ý định chiếm đầm thì cũng không có nhu cầu đập nhà, vì khi tiếp quản khu đầm ông này cũng cần một căn nhà để cho người trông đầm ăn ở, sinh hoạt.
Như vậy, chỉ có thể do lực lượng của một cơ quan, tổ chức nào đó đập nhà, hoặc chỉ đạo, thuê hoặc nhờ người đến đập… Ít nhất việc này cũng diễn ra trước mắt công an xã, chính quyền xã Vinh Quang.
Chúng tôi đã có trong tay biên bản bàn giao hiện trường của H.Tiên Lãng cho xã Vinh Quang vào chiều ngày 5.1. Với biên bản này, ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, không thể chối bỏ trách nhiệm về việc để xảy ra đập nhà, xâm phạm khu vực cưỡng chế của những người lạ mặt.
Phân tích đáng lưu ý của luật sư
Một phân tích đáng lưu ý của luật sư Trần Vũ Hải, đoàn luật sư Hà Nội: “Qua xem một số bức ảnh hiện trường và theo một số người dân chứng kiến vụ việc hôm xảy ra cưỡng chế, có vẻ có việc nã đạn tại khu vực nhà của ông Quý (em ông Vươn). Có thể sau khi 6 chiến sĩ công an huyện, huyện đội bị bắn, Công an TP về tăng cường đã cho nổ súng vào căn nhà, nơi trước đó những người bắn công an ẩn nấp. Nếu có việc nã đạn, sẽ để lại nhiều vết tích trên các bức tường và sàn nhà. Có thể những vết tích này quá rõ ràng, chứng minh có việc nã đạn quá mức cần thiết. Đây có thể là nguyên nhân ngôi nhà này đã bị san phẳng, để xóa đi hiện trường”.
Thiên Bình
dinhphdc wrote on Feb 6, '12, edited on Feb 6, '12
CHỐT HẠ MỘT SỐ GỢI Ý QUAN TRỌNG CỦA VỤ TIÊN LÃNG
Các đoàn kiểm tra, báo chí cần lấy ý kiến người dân, phân tích hình ảnh để chốt cho được ngôi nhà bị lực lưỡng cưỡng chế phá có phải là ngôi nhà, hay lều? hay chòi? Tất cả người dân địa phương ( tất nhiên cả gia đình) khẳng định là nhà. Lãnh đạo địa phương, cả lãnh đạo thành phố, cả giám đốc Công an thành phố người nói là nhà, người nói là lều, người là trại. Cu Vinh khẳng định đó là nhà ( tuy nhiên nếu nói chính xác thì đó là một ngôi nhà gạch được xây dựng chưa hoàn thiện)- nhưng đó là NHÀ. Khẳng định được việc này thì mới quy kết được tội hủy hoại tài sản công dân, hủy hoại nhà thì mới cấu thành tội, hủy hoại cái lều…là cái zầy…Có hay không sự “ khéo léo” trong cách dùng từ của các báo cáo để né…tội?
dinhphdc wrote on Feb 6, '12
anhoanp said
Mình có ông chú học cùng lớp với a.Ka :-),
Chú ấy nói với a.Ka rằng anh em nhà Vươn nó ngu bỏ mje, chưa gì đã nhận tội, chúng mày có bắt đc nó tại trận đâu!
Anh em nó cãi là tôi chống trộm, buộc dây vào cò súng, nếu cứ dỡ hàng rào nò bắn thì sao :d
Anh Ca nói rằng chúng mày chỉ hùa vào với bọn manh động.
Ông bác của blogger Hòa Bình là cán bộ về hưu nói về vụ việc này rằng: “mấy cái thằng lãnh đạo xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng và Hải Phòng là bọn mất dạy, còn anh em nhà thằng Vươn là một lũ ngu ngốc”

Quay lại với truyền thông Hải Phòng, tại sao suốt từ hôm 5/1 tới 29/1 Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Lãng, Cổng thông tin điện tử Hải Phòng, báo Hải Phòng, báo An Ninh Hải Phòng im re, không thấy công bố văn bản báo cáo cho UBND Hải Phòng họp báo hôm 12/1 hoặc các loại thông tin liên quan?

20/1 Chủ tịch nước tới Hải Phòng.

22/1 Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Lãng đăng bài (không có tên tác giả): “Vụ cưỡng chế đầm vùng tại xã Vinh Quang: Chính quyền đầy đủ cơ sở pháp lý (22/01/2012 – 15:10)”

28/1 Bộ trưởng CA về Hải Phòng.

29/1 Trưởng ban Tổ chức TW, nguyên bí thư thành ủy HP 1999-2003 về Hải Phòng buổi sáng thì chiều Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Lãng cho lên mạng toàn văn báo cáo hôm 12 họp báo do Lê Văn Hiền ký và hết lượt Liêm, Hiền, Thoại, Ca đều đổi lưỡi nói quanh!

Liền hai hôm 1-2/2 Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Lãng cho ra liền 3 bài và cán bộ Tiên Lãng trả lời phỏng vấn trên VOV như thể ở Tiên Lãng bắt đầu chiến dịch tổng lực bảo vệ “chính nghĩa” cho sự sai trái đã làm.

Từ 3/2 tới này, gần như đều đều mỗi ngày Cổng thông tin điện tử Huyện Tiên Lãng cho ra một bài (lấy từ báo Công Lý) tố cáo "tội lỗi" của ông Vươn, cùng hòa chung nhịp điệu, Cổng thông tin điện tử Hải Phòng, báo Hải Phòng, báo An Ninh Hải Phòng cũng cho ra nhiều bài tố cáo "tội lỗi" của ông Vươn, và theo những bài báo này thì ô hô, chính quyền đúng cả!

Chiến dịch tổng lực bảo vệ “chính nghĩa” cho sự sai trái đã làm bằng cách cho ra nhiều bài tố cáo "tội lỗi" của ông Vươn đang đến hồi gay cấn.

Công nhận tập thể lãnh đạo đảng và nhà nước ở Tiên Lãng thật đoàn kết nhất trí một lòng, cảm phục cảm phục.

Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã nói trước báo chí vào ngày 12/1: "Việc lực lượng chức năng phá nhà ông Vươn là do các đối tượng cố thủ trong đó".

Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, trả lời báo chí 17/1 tại Hà Nội, trong cuộc giao ban báo chí thường kỳ lại khẳng định: “Thủ phạm phá nhà ông Vươn là người dân!”.

Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng Ngô Ngọc Khánh trả lời trực tiếp trên Đài tiếng nói Việt Nam (kênh VOV1) ngày 2/2: “Huyện Tiên Lãng không phá nhà ông Vươn”.

Ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng trả lời báo chí xung quanh việc ngôi nhà của ông Vươn, ông Quí nằm bị san phẳng: “Nhà ông Vươn chỉ là cái chòi, tôi không lệnh cho anh em phá nhà ông Vươn!”.

Ông Lê Thanh Liêm – Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng nói: "Nhà sập thì phải hỏi huyện, xã không nắm được".

Ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng trả lời báo chí vào ngày 1/2: “Đây là một điều đáng tiếc với Hải Phòng”.

Ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng trả lời trên báo Thanh Niên: "Bài học lớn đó là về phương thức tổ chức cưỡng chế".

Ông Vũ Thế Tuyền, Chủ tịch UBMTTQ huyện Tiên Lãng: “Chính quyền phải cưỡng chế để đảm bảo công bằng”.

Ông Ngô Ngọc Khánh, CVP UBND huyện Tiên Lãng thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 31/1: “Sau buổi cưỡng chế, chúng tôi quản lý đầm rồi thì đoàn cưỡng chế đã tháo cống thông thủy, hoa lợi trong đầm không có cái gì”.

Ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng thông tin cho các Đảng viên trong huyện ngày 3/2, nói về Luật đất đai: “Một số quan chức đã nhầm lẫn, ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn?”.

Ông Phạm Đăng Hoan - bí thư Đảng uỷ xã Vĩnh Quang: “Tôi rất là mệt mỏi...

Chiều 5-2, trong khi phóng viên của một số tờ báo đang tác nghiệp tại nhà ông Nguyễn Minh Võ (thôn Chùa Trên, xã Vinh Quang), bất ngờ ông Nguyễn Ngọc Diễn, trưởng thôn Chùa Trên, đã vào tận nhà ông Võ gây sự và chụp ảnh phóng viên Báo Lao Động không rõ mục đích, rồi đe dọa, lăng mạ các phóng viên đang tác nghiệp.
Sau đó, các phóng viên đã phải liên hệ với lãnh đạo Công an TP Hải Phòng và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng. Chỉ đến khi lực lượng công an địa phương đến, các phóng viên mới được rời khỏi khu vực này.
dinhphdc wrote on Feb 6, '12
anhoanp said
Thực ra vụ này rất phức tạp, và TW phải nhảy vào từ đầu vì sao CÁC BÁC biết không.

Nó liên quan đến TRẬT TƯ AN NINH ĐÓ CÁC BÁC Ạ,

Vì nó liên quan đến anh TS Hán Nôm XUÂN DIỆN....:D (Anh em nhà Vơn là dân Công giáo)

Nên chỉ cần cha nói ký đơn là bà con ký ngay, kể cả ký kiện ông Ca vụ vừa rồi đó!
 
Nhà Vươn là dân theo đạo thì biết từ đầu rồi, bởi ảnh các văn bản trong vụ việc là JB Nguyễn Hữu Vinh đưa lên đầu tiên, ngay sau khi nhà Vươn bị bắt, Giám mục Hải Phòng đã có thư động viên, được cái vụ này báo chí chính thống làm rầm rộ nên mấy thể loại kia không to mỏ gào thét mấy.

Trung Ương thế nào?

Chiều 5-2, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về 5 đề xuất của đại diện các hộ nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng gửi trực tiếp đến người đứng đầu chính quyền TP Hải Phòng vào chiều 4-2 (Báo Người Lao Động 5-2 đã thông tin), Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Dương Anh Điền, cho biết: “Trong những ngày tới, TP Hải Phòng sẽ có thông tin đầy đủ về vụ việc cũng như đưa ra giải pháp xử lý theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Người dân và báo chí cứ yên tâm đợi thêm ít hôm nữa”.

- Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang, hiện Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường đang hoàn chỉnh báo cáo để trình Thủ tướng tại cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 10-2.

- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim, cho biết theo công văn của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ tham dự cuộc họp với tinh thần tham gia ý kiến đầy đủ, minh bạch về vụ của ông Đoàn Văn Vươn.

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường cho biết báo cáo từ đoàn công tác của Hội Nông dân về Tiên Lãng tìm hiểu vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn đã hoàn tất.

Theo ông Cường, những kết luận ban đầu của đoàn công tác cũng như quan điểm của Hội Nông dân Việt Nam sẽ được trình bày tại cuộc họp do Thủ tướng chủ trì tới đây.

Ông Cường cho biết thêm: “Tinh thần trong xử lý vụ của ông Đoàn Văn Vươn là ai sai, cơ quan nào sai, người dân sai đến đâu phải làm rõ và phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Theo ông Cường, Bộ Tài nguyên - Môi trường có chức năng quản lý Nhà nước về quản lý đất đai nên phải có kết luận sớm và chính thức về việc này.

- Thủ tướng chỉ đạo giải quyết vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Thường vụ Thành ủy Hải Phòng rà soát ba vấn đề lớn để báo cáo ông.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho hay, ngoài việc yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng báo cáo về vụ việc, Thủ tướng còn yêu cầu Thuờng vụ Thành ủy Hải Phòng có báo cáo chính thức với ông vụ việc này về 3 nội dung.

Thứ nhất: Việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cá nhân nào?

Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, cách thức tiến hành cưỡng chế có đúng không, sai ở điểm nào? Nếu sai, ai chịu trách nhiệm?

Thứ ba, các tài sản như nhà, ao cá của ông Đoàn Văn Vươn như báo chí phản ánh là đã bị phá hủy thì do ai có chủ trương, ai thực hiện việc này?

"Không chỉ Chủ tịch TP mà Thành ủy Hải Phòng cũng phải phân tích và thống nhất báo cáo chính thức lên Thủ tướng. Các bộ cũng phải có ý kiến rõ ràng về ba vấn đề trên", ông Đam nói.

Theo ông Vũ Đức Đam, các thông tin mà báo chí nêu đã tương đối nhiều. UBND TP Hải Phòng cũng đã có văn bản báo cáo sơ bộ, Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP chỉ đạo xem xét, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giao, sử dụng, thu hồi, tổ chức cưỡng chế.

Dự kiến trong tuần từ ngày 6 - 10/2, Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở Trung ương và UBND TP Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng.
anhoanp wrote on Feb 6, '12
"Trung Ương thế nào?"

Bác Nguyễn Tấn Dũng, Đặng Hùng Võ,...

Đại tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương,

Trung tướng Phan Văn Vĩnh.
dinhphdc wrote on Feb 6, '12

Ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng)

Cập nhật lúc08:50, Thứ Bảy, 04/02/2012 (GMT+7)

Cố giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án xây dựng sân bay Tiên Lãng được triển khai?

Những thập niên 70- 80 của thế kỷ 20, sau quá trình lấn biển lần thứ nhất, huyện Tiên Lãng hình thành được một số xã mới là Đông Hưng, Tiên Hưng và Tây Hưng, cùng một khu đất bãi bồi rộng vài trăm ha. Thời kỳ mới thành lập, kinh tế các xã vùng ven biển còn nhiều khó khăn, nhưng khu bãi bồi Vinh Quang nổi lên là khu vực màu mỡ với nguồn tài nguyên tự nhiên ven biển phong phú. Nhiều hộ dân sinh sống gần đây tự ý ngăn chia các khu vực lấn chiếm đất, bán nhượng đầm vùng thu lợi cá nhân và nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hộ dân. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, còn có cả hiện tượng chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đê điều, môi trường sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản. Từ đó, huyện quyết định giao đất cho một số hộ dân để quản lý được tốt hơn. Tại thời điểm đó, huyện xác định khu vực đất bãi bồi ven sông ven biển xã Vinh Quang sẽ nằm trong chương trình quai đê lấn biển lần thứ hai, vùng đất đó sẽ phải quy hoạch lại toàn bộ, cho nên ngay khi giao đất cũng tính đến chuyện thu hồi. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương như trên, với mục đích chính là “Giao đất chưa sử dụng trong khi chờ quy hoạch”, huyện cũng xác định, với thời gian đó đủ để người nông dân hoàn vốn và có lãi, nên quy định sẽ không bồi thường khi thu hồi đất. Tất cả hộ xin được giao đất để NTTS đều biết rõ quy định của huyện tại thời điểm đó và đều nhất trí với quan điểm của huyện.

Việc giao đất cho Đoàn Văn Vươn ở thời điểm đó, phù hợp với tình hình thực tế địa phương và hoàn toàn đúng pháp luật. Trong thời gian 14 năm được giao đất, Đoàn Văn Vươn được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, tham gia các dự án, đắp đê chắn sóng, làm đường công vụ...Song, khi hết thời hạn giao đất, Đoàn Văn Vươn cố tình không thực hiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện, mặc dù đã được các cấp giải quyết theo trình tự, mà vẫn ngang nhiên sử dụng 40,3 ha đất NTTS và không thực hiện nghĩa vụ tài chính, gây bức xúc trong nhân dân và tạo tiền lệ xấu cho các chủ đầm vùng khác không chấp hành các quyết định khi Nhà nước thu hồi đất hết hạn sử dụng… Tháng 4-2007 Đoàn Văn Vươn lấy danh nghĩa là Chủ tịch Liên chi hội NTTS sử dụng con dấu để ký báo cáo, trong bản báo cáo đó có nhiều nội dung mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ UBND huyện Tiên Lãng, chống lại việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vận động người khác chống lại việc UBND huyện thu hồi khu đất. Bản thân tôi và người dân ở đây đều hiểu rằng, căn nguyên khiến các đối tượng cố tình không giao lại diện tích đất NTTS hết thời hạn sử dụng là phần diện tích này nằm trong vị trí quy hoạch xây dựng sân bay quốc tế Tiên Lãng. Nếu như giao đất cho Vươn thì sau này Nhà nước phải đền bù với mức rất cao. Nhưng nếu là đất thuê thì hết thời hạn thuê phải trả và chỉ được nhận hỗ trợ về phần kiến trúc xây trên đất. Vậy, Đoàn Văn Vươn cố tình chây ỳ, giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án xây dựng sân bay Tiên Lãng triển khai”.

Lưu Quang Yên
(Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 7 (1981-1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện, nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng)


ý kiến của ông Lưu Quang Yên bên trên là mạo danh?

Xuất hiện thư mạo danh nói về vụ cưỡng chế


 – Một lá đơn gửi đến báo VietNamNet về việc kiến nghị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đúng đắn, khách quan vụ chống người thi hành công vụ trong việc cưỡng chế thu hồi đất đã hết thời hạn giao đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Người đứng tên đơn này là một cán bộ lão thành đã nghỉ hưu của huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, nguyên lãnh đạo này đã phủ nhận thông tin này.

Đơn đề nghị được viết ngày 31/1/2012 và gửi đến Báo VietNamNet ngày 02/2/2012.

Người đứng tên đơn đề nghị này cho biết là ông Lưu Quang Yên, 68 tuổi, nguyên bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.
 Đầm bãi nuôi trồng thủy sản tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.Ảnh Kiên Trung

Đơn đề nghị dài 10 trang với nhiều nội dung mang tính hệ thống về tình hình quản lý, sử dụng đất đầm bãi của huyện Tiên Lãng; chỉ ra những căn cứ pháp lý trong việc UBND huyện cưỡng chế đất đầm của Đoàn Văn Vươn hoàn toàn đúng pháp luật; lý do tại sao huyện giao cho xã Vinh Quang quản lý, tiếp nhận khu đất đầm này; giải thích vì sao huyện thu hồi không đền bù; diễn biến của vụ việc trước và sau khi cưỡng chế; những sai phạm, vi phạm pháp luật của Đoàn Văn Vươn…

Đơn kiến nghị của nói về trách nhiệm của một nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng khi nhìn nhận vụ việc, và đề nghị các cơ quan báo chí quan tâm, đưa tin về sự việc khách quan, đúng đắn, kịp thời… để dư luận nhận thấy sự đúng đắn trong việc thực thi pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng.

Ngay sau khi nhận được đơn này, PV VietNamNet trực tiếp xác minh từ ông Lưu Quang Yên.

Thật bất ngờ, nguyên lãnh đạo huyện Tiên Lãng khẳng định: Đây không phải là lá đơn do ông viết! “

Từ trước đến nay, tôi chưa gửi bất kỳ một đơn thư đến bất kỳ một cơ quan báo chí nào. Việc quản lý, sử dụng, cho thuê đối với diện tích đầm bãi của huyện Tiên Lãng, thời kỳ tôi làm lãnh đạo Tiên Lãng nên cũng nắm bắt vấn đề này rất chặt chẽ. Tuy nhiên, liên quan tới vụ cưỡng chế vừa xảy ra, tôi chưa có bất kỳ một đơn thư kiến nghị, dù ở góc độ, nội dung gì” – nguyên Chủ tịch, Bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng Lưu Quang Yên khẳng định.

 Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyên Bí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003): “Tôi chưa từng gửi đơn thư tới bất cứ cơ quan báo chí nào!”. Ảnh Kiên Trung

Ông Yên cũng cho biết, ông mới trả lời duy nhất phỏng vấn của phóng viên VOV (Đài tiếng nói Việt Nam hoặc Báo Tiếng nói Việt Nam – PV). “Nếu có cơ quan báo chí nào muốn hỏi ý kiến của tôi về vụ việc, tôi sẽ hợp tác” – ông Yên nói.

Trong khi đó, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, Ngô Ngọc Khánh cho biết: “Việc nguyên lãnh đạo này gửi đơn kiến nghị tới cơ quan báo chí, chúng tôi không nắm được. Bác Yên trước kia là lãnh đạo cấp cao của huyện Tiên Lãng nên bác là người nắm bắt được đầy đủ và chi tiết về việc quản lý, sử dụng đất đầm bãi của địa phương”.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Doãn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng cho hay: “Chúng tôi không hay biết việc này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xác minh và làm rõ xem ai là người mạo danh đồng chí Lưu Quang Yên để báo cáo Thành ủy. Khi xác minh rõ cá nhân và mục đích của việc viết lá đơn mạo danh này, chúng tôi sẽ xử lý và thông tin đến VietNamNet”.

Kiên Trung
dinhphdc wrote on Feb 6, '12, edited on Feb 6, '12

Giao hay Thuê?

06/02/2012 | 07:09

Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn):

“Làm gì có chuyện nhà tôi không muốn thuê đất”

(Dân Việt) - Lãnh đạo huyện Tiên Lãng nói rằng, sở dĩ huyện phải thu hồi đất của gia đình ông Vươn vì lý do hết thời hạn giao đất, trong khi gia đình này lại không muốn chuyển sang hình thức thuê vì phải trả thêm nhiều tiền.

Về vấn đề này, phóng viên NTNN đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn). Vì sao gia đình bà đòi giao đất mà không muốn chuyển sang hình thức thuê đất theo hướng dẫn của UBND huyện?
- Tuy không trực tiếp làm việc với UBND huyện (vì chồng tôi mới là người đứng ra làm việc này) nhưng trong gia đình vợ chồng, anh em đều bàn bạc chuyện tới đây sẽ phải trả thêm tiền đất cho huyện. Sau khi kiện ở tòa án huyện không được, nhà tôi có kháng án lên thành phố. Sau lần ở tòa án thành phố về, tôi thấy anh Vươn nói, tới đây mình phải trả tiền đất 3 triệu đồng ha/năm nhưng vẫn làm được.
 Bà Nguyễn Thị Thương trong căn lều dựng tạm ở phần đất bị cưỡng chế.
Tôi không hiểu thế nào là giao, thế nào là thuê, chỉ biết là dù có phải trả tiền cao hơn những năm trước, nhà tôi vẫn chấp nhận nộp thêm tiền để được làm đầm. Chính vì nghĩ là tới đây phải trả thêm nhiều tiền hơn trước nên anh Vươn đã tính cách xoay xở đủ kiểu để tăng sản lượng thu hoạch.
Chẳng hạn như việc trồng lúa. Đấy là dự tính của anh Vươn là trồng lúa để vừa lấy thóc ăn nhưng chủ yếu là lấy chân rạ để làm rươi. Anh ấy đã mua lưới, cọc và nhiều dụng cụ khác chuẩn bị cho mùa rươi năm sau. Vụ rươi vừa rồi, nhà tôi mới chỉ thử làm nhưng cũng đã thu hoạch được mấy tạ.
Mọi người trong gia đình đều đang rất phấn khởi chờ đợi vụ rươi năm tới. Làm gì có chuyện gia đình tôi không đồng ý thuê. Ngay việc thỏa thuận tại tòa án, ông Hoa (Trưởng phòng TNMT huyện Tiên Lãng- PV) nói, nếu rút đơn thì huyện sẽ cho nhà tôi tiếp tục thuê đất, thì việc nhà tôi rút đơn đã khẳng định anh Vươn đã đồng ý thuê đất thì mới rút đơn.
Vậy tại sao gia đình không giao lại đất để được thuê đất mà phải để huyện cưỡng chế thu hồi?
- Tôi cũng đang muốn hỏi các ông ở huyện, tại sao nhà tôi phải giao lại đất cho huyện rồi huyện lại giao lại đất cho nhà tôi?
Anh Vươn không phải không muốn ký biên bản bàn giao mà anh ấy đòi phải ký cùng một lúc hai biên bản, một biên bản bàn giao đất và ký nhận hợp đồng thuê đất luôn. Tức là nhà tôi vẫn sử dụng đất như trước đây, chỉ là làm thủ tục trên giấy để chuyển từ giao đất trước đây sang thuê đất thôi chứ, còn việc tăng thêm tiền thì nhà tôi chấp nhận rồi.
Nhà tôi làm vậy vì sợ bị các ông ấy lừa, như một trường hợp ở thôn Chùa, các ông ấy cũng bảo ký biên bản bàn giao rồi cho đấu thầu tiếp nhưng khi ký xong, các ông ấy đưa ngay người khác vào. Thế là mất.
Trước hôm bị cưỡng chế, các bà có biết chuyện anh Vươn, anh Quý chuẩn bị vũ khí chống lại đoàn cưỡng chế không, trong nhà có bàn bạc gì không?
- Chuyện sẽ bị đoàn đến cưỡng chế thì cả nhà đều biết và ai cũng bức xúc, nhưng cụ thể mấy anh em định làm gì thì chị em tôi không biết được. Buổi tối hôm trước, mấy chị em tôi, tôi và thím Hiền bị chồng đuổi về làng, không cho ở lại đầm. Anh Vươn bảo, nếu để mất đầm thì cả nhà cũng chỉ còn nước dắt nhau ra cầu Khuể mà nhảy xuống sông tự vẫn.
Được biết, UBND xã đã có giấy mời gia đình bà đến để nhận lại tài sản thu giữ hôm cưỡng chế, gia đình đã nhận lại chưa?
- Gia đình tôi vừa làm đơn gửi UBND xã yêu cầu thống kê các tài sản đã thu giữ và sẽ trả nhà tôi những thứ gì? Sau khi cưỡng chế nhà cửa tan hoang, không còn một thứ gì, kể cả di ảnh của bố tôi, con tôi (khóc)... Bao nhiêu tài sản ở đầm cũng bị mất, bây giờ tôi biết họ trả nhà tôi cái gì mà nhận?
 Có tội thì phải chịu tội nhưng chồng tôi cũng đã xác định cái mất của nhà tôi là cái được của xã hội. Nếu không làm như thế thì nhiều người còn khổ. Bà Nguyễn Thị Thương
Bà đã có đơn tố cáo về hành vi hủy hoại tài sản như đập phá nhà, đốt lán, tháo đầm, bắt hết tôm cá gửi đi nhiều cơ quan từ thành phố đến trung ương… Vậy đến nay bà đã nhận được trả lời của cơ quan nào chưa?
- Cho tới tận hôm nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm của bất cứ cơ quan nào. Nghĩ đến chuyện mất tài sản thật là xót ruột chị ạ. Hàng nghìn con cá vược thả để bán vào dịp Tết Nguyên đán bị mất hết, hàng trăm buồng chuối cũng đến kỳ bán phục vụ tết cũng không còn…
Các bà dự tính cuộc sống tới đây thế nào?
- Chẳng biết thế nào. Bây giờ chúng tôi chỉ còn biết chờ đợi. Chờ đợi sự phán xét của pháp luật với chồng, anh em nhà chồng và với chính mình nữa. Chúng tôi rất cảm ơn các cơ quan ban ngành trung ương về đây gặp gỡ gia đình tôi, động viên và có cả quà để hỗ trợ gia đình tôi, cảm ơn các cơ quan báo chí, các anh các chị đã đứng ra bênh vực cho quyền lợi của gia đình tôi. Tôi chẳng biết nói gì hơn, trăm sự nhờ cấp trên “đèn giời soi sét”…
dinhphdc wrote on Feb 6, '12

Tiên Lãng, những phát ngôn đối ngược


Tác giả: Hoàng Hường (tổng hợp)

Hôm nay, (5/2), tròn 1 tháng ngày xảy ra vụ việc Tiên Lãng hiện vẫn đang là tâm chấn dư luận. Tuần Việt Nam tổng hợp lại toàn bộ những phát ngôn của đại diện chính quyền Tiên Lãng và Hải Phòng và ý kiến của các chuyên gia, cựu lãnh đạo và nhân dân Tiên Lãng theo trình tự thời gian từ khi xảy ra sự việc. Quyền bình luận xin nhường lại cho độc giả.
5/1: Chiến sĩ công an, bộ đội bị bắn trong vụ cưỡng chế
Đây là thông tin ban đầu, xuất hiện trên hầu hết các mặt báo. Những bản tin ngắn, không ai ngờ chỉ sau đó vài chục tiếng đồng hồ đã trở thành một cơn bão gây chấn động dư luận ngay những ngày đầu năm mới 2012.
6/1: "Đất quy hoạch, huyện tạm thời cho thuê"
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng:
“Khu đầm nằm trong vùng quy hoạch sân bay quốc tế Tiên Lãng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tạm thời huyện cho thuê để “phát triển kinh tế-xã hội của địa phương”. (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 5/1)
“Việc thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại bãi bồi sông Văn Úc, khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang do ông Đoàn Văn Vươn quản lý đến nay đã hết thời gian giao đất theo thẩm quyền” (Người Lao động, 5/1)
Ông Đoàn Văn Mễ, trưởng thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, Tiên Lãng:
"Gia đình còn nghèo nhưng Vươn vay tiền tỉ quyết đầu tư hết vào đầm nuôi trồng thủy sản cùng em trai là Đoàn Văn Quý. Năm 1993, vợ chồng Vươn kéo nhau ra bãi bồi hoang ven biển đầu tư tiền của, công sức cải tạo thành đầm nuôi trồng thủy sản. Con gái đầu của vợ chồng Vươn bị chết đuối tại đầm từ nhỏ khi theo bố mẹ đi khai hoang" (Tiền Phong, 16/1)
Hai anh em Vươn - Quý và ngôi nhà 2 tầng bị san phẳng
Ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang:
"Để thực hiện "canh bạc" với trời đất, ông Đoàn Văn Thiểu, bố của Vươn đã phải bán đàn vịt 1.000 con và 20 tấn thóc. Vươn huy động tất cả anh chị em cùng bà con, làng xóm cùng tiến ra vùng biển hoang... Nhiều năm vật lộn với trời đất được đền đáp bằng bờ kè dài chừng hai km, tạo nên bãi bồi màu mỡ, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Khu đầm còn là lá chắn vững chãi cho khu dân cư phía trong đê. Tôi và cả xã Vinh Quang không ngờ Vươn làm được và thành công" (Vnexpress, 11/1)
7/1: "Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!"
Bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng:
“Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính”. “Biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc” (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 7/1)
“Pháp luật về tố tụng hành chính không cho phép tòa án công nhận thỏa thuận của các bên đương sự. Biên bản thỏa thuận nếu có chỉ là tài liệu để lưu hồ sơ, không được trao cho các bên đương sự vì không phải là căn cứ pháp lý” (Tuổi Trẻ 10/1)
Thẩm phán Ngô Văn Anh: (Văn bản trả lời khi ông Đoàn Văn Vươn có đơn kiến nghị gửi TAND TP Hải Phòng, ngày 25-6-2010):
“Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”. (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh)
Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng:
“Nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật” (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 7/1)
Ông Vũ Văn Luân - người cùng khởi kiện quyết định của UBND huyện Tiên Lãng như ông Vươn:
"UBND huyện Tiên Lãng đã bội ước với tôi. Sau thỏa thuận ở TAND Hải Phòng, tôi rất tin tưởng chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục giao mảnh đất mà chúng tôi đã gắn bó. Nào ngờ họ đã bội ước, thỏa thuận đặt bút ký vào rồi mà về địa phương thì họ bảo cứ phải giao đất rồi mới giải quyết sau". (Tuổi Trẻ 10/1)
"Ngày 9-4-2010, tại trụ sở TAND TP Hải Phòng, Thẩm phán Ngô Văn Anh làm việc với tôi. UBND huyện cũng thấy yếu lý nên đồng ý thỏa thuận là chúng tôi rút đơn, đổi lại huyện sẽ không thu hồi, tiếp tục cho thuê đất.
Khi làm việc xong vụ của tôi, đóng dấu vào biên bản là đã hơn 11 giờ. Thẩm phán Ngô Văn Anh tiếp tục làm việc với anh Vươn và đại diện UBND huyện là ông Hè. Cũng như tôi, anh Vươn đồng ý rút đơn và ông Hè đồng ý rằng huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất. Tôi cũng ngồi và chứng kiến cuộc làm việc này.
Tuy nhiên, vì quá muộn, cuộc làm việc ấy không kịp lập và đóng dấu biên bản nên thẩm phán hẹn sẽ gửi biên bản về sau. Chia tay, cả thẩm phán và hai bên đương sự đều vui, hẹn nhau ngày 29-4-2010, được nghỉ lễ, sẽ cùng nhau về chỗ đầm hải sản của chúng tôi uống rượu, hòa giải bắt tay nhau. Xem như cả chính quyền và dân đều nhẹ lòng.
Ngày 28-4-2010, nhớ lời hẹn, tôi và anh Vươn phân công nhau chuẩn bị hậu cần để hôm sau đãi khách nhưng gọi lên huyện để mời thì ông nào cũng cáo bận. Sau đó thì chính quyền quay ngoắt" (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 12/1)
Ông Phạm Công Hùng, Thẩm phán TAND Tối cao:
"Nếu do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên người khởi kiện đồng ý rút đơn kháng cáo, đơn khởi kiện khi trong tay họ chỉ có một biên bản ghi nhận ý kiến của UBND huyện, còn quyết định thu hồi đất của họ vẫn đang tồn tại trên thực tế thì hơn ai hết, chính thẩm phán giải quyết vụ án đó phải phân tích cho họ nắm được hậu quả pháp lý của việc rút đơn để họ cân nhắc, quyết định. Chỉ khi làm được điều đó thì việc giải quyết mới triệt để, đúng pháp luật và công minh". (Người Lao Động, ngày 9/1)
8/1: "Người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế"
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng:
"Khi chúng tôi cưỡng chế, người dân nơi đây rất đồng tình. Tuy nhiên vụ việc có cái dở đó là tổ công tác khá chủ quan, không lường hết được các tình huống. Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế" .(Vnexpress)
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng:
“Sau khi vụ việc xảy ra, quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân các xã khu vực ven biển huyện Tiên Lãng, rất bất bình, đề nghị cơ quan chức năng phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh đối với những người cố tình chống đối” (Tuổi Trẻ, 18/1)
Ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
“Chúng tôi khẳng định rằng việc thu hồi đất của huyện là hoàn toàn đúng đắn và đúng thẩm quyền pháp luật” (Giáo dục, 2/2)
Ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng:
"Việc thu hồi đất đối với hai hội viên là anh Vươn, ông Luân là trái pháp luật. Đại diện cho chính quyền huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với người dân để giải quyết vụ án hành chính có sự chứng kiến của TAND TP nay lại lật lọng với thỏa thuận đó". (Người Lao Động, ngày 9/1)
Đại diện chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng.
Ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang:
Tôi thấy huyện ra quyết định thu hồi đất không thỏa đáng. Cả cuộc đời cậu ấy cùng mấy anh chị em bỏ ra bám biển sao không giao tiếp cho cậu ấy để người ta làm ăn trả nợ trả nần. Tòa đã hòa giải rồi, hứa hẹn cho thuê tiếp rồi mà lại ra quyết định cưỡng chế thu hồi là không cần thiết. Cần giải quyết bằng đối thoại chứ sao lại đối đầu như thế. Bây giờ cho máy móc phá tan nhà hai tầng của anh em cậu ấy khiến cho dân thắc mắc, xì xào khắp nơi. (Người Lao Động, ngày 9/1)
Ông Phan Văn Thọ, Cục phó Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất - Tổng cục Quản lý đất đai:
"Trong vụ việc này thấy rõ là người dân bức xúc. Cần phải tìm hiểu là do đâu. Vụ việc này có những vấn đề "bên trong" nhưng chưa biết được. Việc cưỡng chế thu hồi đất có thể chỉ là nguyên nhân ban đầu thôi! Đằng sau sự chống đối tiêu cực của người dân là gì, điều này thì chưa rõ. Giờ bàn luận là rất khó! Hơn nữa đã thành vụ án rồi, nên vụ việc rất phức tạp. Hiện ở một số nơi, quan hệ giữa chính quyền, công an, tòa án với người dân có nhiều vấn đề". (Pháp luật TP Hồ Chí Minh, 10/1)
Luật sư Lê Đức Tiết - Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật MTTQ VN:
"Trong thời gian về tận địa phương tìm hiểu sự việc, đoàn chúng tôi tiếp xúc với 11 người không hẹn trước, trong đó có những đảng viên lão thành, có người nguyên là bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, có người có đất bị thu hồi, có những người không có liên quan gì... Tất cả họ đều không tán thành với việc làm của chính quyền nơi đây. Người dân cho rằng chính quyền có những xử lý trái đạo lý, trái luật pháp. Có nhiều người nói đây là vụ việc bất bình thường." (Dân Việt 30/1)
"Rất là hay, rất là đẹp"
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng:
Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả. (VnMedia, 8/1)
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội:
Khi thấy ông Đỗ Hữu Ca nói rằng "vụ cưỡng chế là một chiến tích lớn của công an Hải Phòng", tôi vô cùng sửng sốt, không thể tin nổi đây là ý kiến của một giám đốc công an TP. Ông Ca dùng các cụm từ "rất là hay", "rất là đẹp" nói về sự phối hợp tác chiến trong vụ cưỡng chế. Thú thật là tôi không biết bình luận thế nào.
Những phát ngôn và cách nhìn nhận hoàn toàn trái ngược nhau giữa chính quyền và các nhà lãnh đạo lão thành, chuyên gia nhân sỹ
Tôi chỉ nhớ nhà thơ Việt Phương từng kể một mẩu chuyện về Bác Hồ mà ông đề cập đến trong bài Muôn vàn tình thương yêu trùm lên khắp quê hương. Có lần Bác Hồ đã gạch bỏ cụm từ "trận đánh đẹp" trong một văn bản trình lên Bác. Bác nói một trận chiến làm chết nhiều người, dù người ở phía nào chăng nữa, đều không thể gọi là một trận đánh đẹp. Đấy là đánh nhau với địch, còn đây là quan hệ với dân.
Ông Ca còn bảo định viết thành giáo trình nghiệp vụ, thì tôi không hiểu giáo trình ấy viết ra để dạy ai? (Tuần Việt Nam, 3/1)
"Từ khi sự việc bị những kẻ côn đồ sử dụng vũ lực thì chưa ai hỏi thăm những người bị thương trong vụ cưỡng chế mà chỉ đưa ra các "tiểu tiết" thể hiện huyện Tiên Lãng toàn cường hào, ác bá"
11/1: "Không phải người tốt, toàn ăn không"

Ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
"Anh Vươn không phải người tốt. Nói đúng ra, anh Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì sử dụng hàng chục ha và thu lời nhưng không đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, anh hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cá nhân chứ có ích gì cho xã hội" (Vnexpress, 11/1)
Ngày 9/1, nhiều trang mạng phát hiện và đồng loạt đăng lại bài viết về công dân Đoàn Văn Vươn trên báo Đời sống và Pháp luật, tháng 7/2010.
"Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản" (Đời sống và Pháp luật, tháng 7/2010)
"Khoảng năm 1992, sau khi nhận bằng kỹ sư nông nghiệp, Đoàn Văn Vươn trở về địa phương thực hiện hành trình lấn biển. Cả đại gia đình đã cật lực lao động trong nhiều năm trời. Họ đã đào đắp hàng chục ngàn mét khối đất, đá tạo hành lang bảo vệ để lấy đất khai thác, nuôi trồng thủy sản. Vừa lấn biển, chỉnh trị thủy triều vừa kiên trì trồng từng bụi sú vẹt để từ bãi triều mênh mông giờ đã thành rừng ngập mặn là tấm khiên phòng hộ, che chắn cho con đê. Cuối cùng, ông Vươn đã chỉnh được dòng chảy ngoài đê biển Cống Rộc. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó, hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Dân Tiên Lãng gọi Vươn là "anh hùng lấn biển". (Người Lao Động, 9/1)
Nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ (trái) và Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền (phải) với những lập luận ngược chiều về "vụ Đoàn Văn Vươn"
13/1: "Thu hồi không bồi thường căn cứ Luật Đất đai"
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng:
"Các quyết định giao đất đều đã quy định rõ hết thời hạn chủ sử dụng phải bàn giao không được bồi thường" "Huyện thu hồi không bồi thường căn cứ theo Điều 38 Luật Đất đai" ((Pháp luật TP Hồ Chí Minh, 13/1)
Ông Ngô Ngọc Khánh, chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
"Tôi không nắm đầy đủ về luật nhưng địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để giao thấp hơn, 4 năm, 5 năm, 10 năm... miễn là không quá 20 năm. Khi ký vào các văn bản giao đất, các chủ đầm đã đồng ý là hết thời hạn thì phải bàn giao lại cho huyện, không đòi bồi thường". (Thanh Niên, 11/1)
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường:
"Luật Đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm. Chính quyền địa phương không thể làm trái luật. Nếu trong quyết định của UBND H.Tiên Lãng ghi là 14 năm thì phải coi như là giao cho người dân trong 20 năm, tính từ ngày ký, tức là năm 1997. Trong quyết định ghi tính từ năm 1993 là không đúng quy định. Như vậy, thời hạn giao đất cho ông Vươn đến năm 2017 mới hết hạn".
"Trong trường hợp này, phải xem khu đất được giao có phải là đất khai hoang, phục hóa không. Nếu đúng vậy, cần phải tìm hiểu quy định về công nhận đất khai hoang của UBND TP.Hải Phòng. Thông thường, ở một số địa phương, chính quyền có thể công nhận toàn bộ diện tích đất khai hoang của các cá nhân, tổ chức đã bỏ công sức, tiền của để khai hoang, phục hóa đất đưa vào sản xuất" (Thanh Niên, 10/1)
Ông Lê Quốc Dung, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội:
"Chúng ta cần phải thông tin đến người dân, cán bộ chính quyền địa phương để họ hiểu đúng về Luật Đất đai. Không phải đến năm 2013 là thu hồi và chia lại. Đến thời điểm đó, nếu chính sách đất đai vẫn tiếp tục như hiện nay, người nông dân vẫn có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì họ vẫn được sử dụng." (Dân Việt, 12/1)
Vợ con anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bên ngôi lều dựng tạm tại khu đầm bị san phẳng, Ảnh Tuổi Trẻ

11/1: "Làm cái gì cũng phải có ý kiến chính quyền địa phương"
Một số phóng viên lấy máy ảnh ra ghi hình. Được một lúc bất ngờ xuất hiện một người đi từ trong khu đầm ra xưng là Vũ Hồng Lâm, SN 1970 - Công an viên xã Vinh Quang, và yêu cầu các phóng viên không được ghi hình khi chưa được sự cho phép của ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện, vì ông Hiền có chỉ thị bằng văn bản về việc này. Tiếp đó, một đối tượng tên Khương, phóng xe lên, quệt vào một phóng viên. Vừa dừng xe lại đối tượng này cũng yêu cầu phóng viên không được ghi hình khi chưa có lệnh của chủ tịch... (Dân Việt, 11/1)
Ông Ngô Ngọc Khánh, chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
"...Người ta nói như thế mình cũng phải lưu ý là khi làm cái gì thì làm cũng phải có ý kiến của chính quyền địa phương một chút..." (Dân Việt, 11/1)
Ông Phạm Vũ Thư, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND TP Hải Phòng:
"Tôi còn bận rất nhiều việc nên chưa thể trả lời về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn. TP còn nhiều việc quan trọng". "Anh mời cơm chứ làm việc thì anh không thể làm việc được ngay, chưa thể trả lời, phải có lịch làm việc. Có phải người phát ngôn lúc nào cũng bố trí để trả lời được ngay đâu". (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 12/1)
Sau khi sự việc xảy ra, quần chúng nhân dân rất bất bình, đề nghị cơ quan chức năng phải sớm đưa ra xét xử nghiêm minh những người cố tình chống đối, coi thường pháp luật. (Cổng Thông tin Điện tử huyện Tiên Lãng)

12/1: Nhầm!
Ông Phạm Văn Phích, Phó Chánh án TAND TP Hải Phòng:
"Do sơ suất trong việc nghiên cứu và trả lời đơn khiếu nại của công dân nên thẩm phán này đã có sự nhầm lẫn: Một, giữa ông Đoàn Văn Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng; hai, ông Vũ Văn Luân cũng kiện UBND huyện Tiên Lãng về quyết định thu hồi đất."(Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 12/1)
"Thẩm phán Ngô Văn Anh - người thừa quyền Chánh án đã nhầm lẫn giữa trả lời khiếu nại của ông Vũ Văn Luân (một chủ đầm tôm xã Quang Vinh cũng thuê đất nuôi trồng thủy sản) thành trả lời khiếu nại dành cho ông Vươn. (Dân trí, 13/1)

13/1: "Phá nhà vì đối tượng chống đối ẩn náu"
Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang:
"Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích 21 ha chưa bị cưỡng chế nhưng đây là địa điểm xảy ra vụ án." (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 12/1)
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng:
"Ngôi nhà bị phá sập nằm trong phần diện tích đầm chưa bị cưỡng chế nhưng là nơi chủ đầm tấn công lực lượng cưỡng chế. Lúc đó căn nhà bị đập là "áp dụng các biện pháp...". (Pháp Luật TP Hồ Chí Minh, 12/1)
"Vì đây là vị trí kẻ gây án ẩn nấp" "đến giờ chúng tôi còn chưa rõ khu vực này còn mìn hay không". (Vnexpress, 12/1)
"Ngôi nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế nhưng đây là nơi các đối tượng cố thủ và tấn công các lực lượng cưỡng chế nên áp dụng biện pháp phá ngôi nhà".(Người Lao Động, 13/1)
"Có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà" (VietNamNet, 13/1)
Chủ tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền
14/1: "Chúng tôi rất đau lòng"
Ông Ngô Ngọc Khánh, chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
"Chúng tôi rất đau lòng về sự việc xảy ra hôm cưỡng chế. Chúng tôi xem đây là bài học lớn. Chúng tôi đã có một phần chủ quan, nghĩ là cưỡng chế dễ dàng nhưng không ngờ lại gặp phải sự phản kháng quyết liệt của người dân. Nếu sau này thực hiện các cuộc cưỡng chế, chúng tôi phải chuẩn bị kỹ càng và chu đáo hơn". (Dân Trí 14/1)
Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:
"Để có được thành quả như hiện nay, chồng tôi đã phải vay nợ ngân hàng cũng như người thân nhiều tỷ đồng, đặc biệt là sự trả giá cho việc mất đi đứa con gái đầu lòng vào năm 2001 tại khu đầm nơi chồng tôi và những người thân lao động nuôi trồng thủy sản..." (Dân Trí 14/1)
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước:
"Nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy. Điều này cần khẩn trương làm rõ. Thứ hai, tại sao sự việc lại để kéo dài nhiều năm, tại sao có sai sót mà không quản lý được, phải chăng chính quyền địa phương có sự buông lỏng quản lý. Gần hai chục hecta chứ đâu phải nhỏ như chiếc chén" (Giáo Dục 14/1)
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:
"Theo tôi sau vụ này, toàn bộ các cấp từ tỉnh huyện xã, đến tòa án, quân đội, công an đều phải nghiêm túc ngồi lại kiểm điểm và nghiêm khắc rà soát kỷ luật, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân. Mọi việc cụ thể còn phải chờ cơ quan chức năng điều tra tỉ mỉ, nhưng có điều rõ ràng vụ việc Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn cho uy tín của các cấp ủy và chính quyền Hải Phòng và ảnh hưởng xấu đến cả nước" (Tuần Việt Nam 14/1)
16/1: "Không coi đối tượng giải phóng mặt bằng là tội phạm"
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng:
"Công an Hải Phòng đã tham gia hàng trăm vụ cưỡng chế, đều đạt kết quả tốt. Nhưng có phương pháp đúng là mọi việc êm đẹp ngay. Kể cả khi đối tượng đã tỏ thái độ chống đối rồi thì giải thích, thuyết phục vẫn có thể đem lại kết quả.
Bản chất vấn đề là bảo vệ lợi ích. Mà đã gọi là lợi ích thì sẽ có thiệt, hơn. Lấy lời phải ra mà khuyên giải họ, dẫu có không đạt được sự quy phục ngay thì cũng sẽ hiệu quả trong việc giảm bớt mức độ chống đối.
Từ xưa đến nay các vụ cưỡng chế phải xác định quan điểm giáo dục là chính. Tôi xin nhắc lại lần nữa là không thể coi đối tượng giải phóng mặt bằng là tội phạm, đừng để họ đối đầu với mình khi không cần thiết" (Công an Nhân dân, 16/1)
TS Hoàng Ngọc Giao Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam):
"Điều nữa tôi cũng rất lo ngại là phía chính quyền, những người thực thi công vụ, đang có xu hướng lạm dụng lực lượng vũ trang trong cưỡng chế hành chính, nhất là khi liên quan đất đai". (Tiền Phong, 17/1)
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Đặng Hùng Võ

17/1: "Dân bức xúc phá nhà ông Vươn"
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng:
17/1: "Lực lượng cưỡng chế không phá mà do nhân dân bất bình (với hành vi, thái độ của gia đình ông Đoàn Văn Vươn - PV) nên đã phá" (Đất Việt, 17/1)
"Đây chỉ là gian nhà xây lên để trông coi. Sau khi vào, tổ công tác cần rà phá bom mìn cho cả khu vực có tìm được vũ khí, vật liệu nổ. Tổ định không phá nhưng do nhân dân bất bình nên phá vỡ" (Sài Gòn Tiếp Thị, 17/1)
"Sau vụ nổ súng, chống người thi hành công vụ, lực lượng công an phải rà phá và tìm được vũ khí, vật liệu nổ trong nhà. Các đồng chí báo cáo không ra lệnh san phẳng nhà, nhưng do nhân dân bất bình nên vào phá, chứ còn lực lượng cưỡng chế của huyện, lực lượng công an không san phẳng nhà này" (Dân Việt, 18/1)
30/1: "TP chưa khẳng định người dân bức xúc phá nhà hay chính quyền phá nhà dân mà theo báo cáo ban đầu của huyện Tiên Lãng là người dân phá." (Tuổi Trẻ, 30/1)
1/ 2: "Nguyên văn câu nói đầy đủ của tôi là: theo báo cáo của UBND huyện Tiên Lãng gửi lên UBND TP Hải Phòng, việc phá nhà ông Vươn là do một số người dân bức xúc. Một số tờ báo đã dẫn không đầy đủ ý này của tôi. Điều này làm tôi rất buồn" (VTC, 1/ 2)
Bà Nguyễn Thị Hiếu ở xóm Kỳ, Vinh Quang:
"Ngay chiều 5/1, công an và một số lực lượng khác tiến hành đốt lều của nhà ông Vươn, khói ngập khu đầm. Hôm sau, họ lại đưa máy cẩu ra phá hủy toàn bộ khu nhà, công an cũng có mặt ở đó. Các ông ấy nói thế oan cho dân chúng tôi quá" (VTC, 20/1)
Anh Nguyễn Bách Khải ở xóm Chùa Dưới, Vinh Quang:
"Hôm đó, chúng tôi ra đê xem còn bị công an ngăn cấm, hỏi sao dân xuống được khu vực trang trại của ông Vươn. Nói dân phá nhà ông Vươn là nói nhắng. Các ông ấy nói thế là các ông ấy làm giảm lòng tin của dân vào chính quyền" (VTC, 20/1)
Ông Nguyễn Duy Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Quang:
"Nhà của ông Vươn là do lực lượng chức năng dùng máy xúc phá" (Người Lao Động, 19/1)
Ông Vũ Hồng Khê (thôn Đông Dưới, xã Vinh Quang):
"Việc của ông Vươn không chỉ là chuyện riêng của xã Vinh Quang mà Nhà nước cần vào cuộc, làm rõ. Chính quyền lại dùng máy xúc san phẳng nhà dân rồi để người lạ đến chia "chiến lợi phẩm" từ gà chó, chặt chuối đến cả việc bắt cá tôm. Dân bất bình lắm". (Người Lao Động, 19/1)
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước:
"Bảo dân làm việc đó là không có. Dân đâu có quyền, mà dân không bao giờ làm được" (Giáo dục, 19/1)
GS.Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
"Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng nhăng như thế được? Cần phải hỏi cho rõ là vị lãnh đạo này của Hải Phòng nói như vậy là căn cứ vào điều luật nào, hay là anh tự nghĩ ra?" (Giáo dục, 19/1)
Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị, Bộ Quốc phòng):
"Nếu chính quyền địa phương không ra lệnh, thì không ai dám phá nhà người khác. Với những người hiểu về pháp luật, không khó gì trong việc tìm ra cái sai của chính quyền địa phương. Vấn đề là họ có dám thẳng thắn nhận sai hay ngoan cố, đùn đẩy trách nhiệm. Và chỉ có những người vô liêm sỉ mới không dám nhận cái sai của mình" (Giáo dục, 19/1)
Đại diện chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng

31/1: "Toàn khai thác tiểu tiết"
Ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng:
"Từ khi sự việc bị những kẻ côn đồ sử dụng vũ lực thì chưa ai hỏi thăm những người bị thương trong vụ cưỡng chế mà chỉ đưa ra các "tiểu tiết" thể hiện huyện Tiên Lãng toàn cường hào, ác bá" (Người Lao Động, 31/1)
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:
"Sai lầm lớn nhất trong toàn bộ việc này là dư âm và hậu quả của nó sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi Tiên Lãng, Hải Phòng; mà sẽ tác động đến tình hình chung của toàn đất nước" (Tuần Việt Nam 14/1)
"Không có dân thì không thể có nước. Chỉ cần mỗi tỉnh có 1 huyện xảy ra vụ việc như thế này, thì đất nước ta sẽ trở thành gặp nguy hại như thế nào?" (Giáo Dục 14/1)
1/ 2: "Phải hỏi huyện, xã không nắm được"
Ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch xã Vinh Quang (em trai ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch huyện Tiên Lãng):
"Nhà của ông Quý nằm ngoài diện tích cưỡng chế. Việc nhà ông Quý bị giật sập và huy động máy xúc để cưỡng chế thì "phải hỏi huyện, xã không nắm được". (Giáo Dục, 1 /2)
Về vụ trộm cá trong đầm "Việc này lực lượng công an xã không báo cáo nên chính quyền xã không nắm được. Hôm nay các đồng chí nói thì tôi mới biết". (Tuổi Trẻ, 1/ 2)
Ông Vũ Đức Bốn, trưởng Công an xã Vinh Quang:
"Không có sự việc đầm nhà ông Vươn bị mất trộm cá. Gia đình ông Vươn đã tự te kích điện đánh bắt cách đây một tháng trước khi cưỡng chế. Không thấy anh em làm nhiệm vụ quản lý tại đầm báo cáo lại sự việc mất trộm cá này...". (Tuổi Trẻ, 1/ 2)
2/2: "Công an không phá nhà ông Vươn"
Ông Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng:
"Công an trong lực lượng cưỡng chế không được lệnh phá. Và CBCS công an không phá căn nhà vì sau khi lực lượng cưỡng chế rút đi, có lực lượng công an khác đến ghi nhận hiện trường rồi cũng rút chứ không phá gì cả. Hiện trường còn lại thuộc trách nhiệm của huyện." (Giáo dục, 2/2)
"Tôi không ra lệnh anh em phá dỡ nhà của hai đối tượng Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý". (VietNamNet, 2/2)
"Cứ theo Luật mà làm"
Ông Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng:
"Sẽ không bao che cấp dưới. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật trong vụ cưỡng chế đất đầm của Đoàn Văn Vươn sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật"(VietNamNet, 2/1)
"Quan điểm của tôi rõ ràng, cứ theo luật mà làm. Ai sai thì xử lý người đó, còn việc chống người thi hành công vụ thì phải xử lý. Nếu có dấu hiệu sai phạm của cơ quan nào, cá nhân nào thì cũng xử lý, không bao che. Đúng thì phải khẳng định, sai đến đâu xử đến đấy, đồng chí nào sai thì phải xử lý theo sai phạm đó" (Vnexpress, 2/1)
3/2: "Bài học quan trọng"
Ông Đan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hải Phòng:
"Chúng tôi cho rằng sự việc ở Tiên Lãng là đáng tiếc, do việc tổ chức cưỡng chế làm không thật cẩn thận, không chu đáo và chọn thời điểm chưa thích hợp. Lãnh đạo thành phố trong những cuộc họp gần đây đã rút kinh nghiệm trong chỉ đạo các cấp, các ngành để không xảy ra những chuyện tương tự. Câu chuyện thu hồi đất, cưỡng chế, giải phóng mặt bằng là câu chuyện hằng ngày đối với Hải Phòng trong quá trình đầu tư, mở rộng và phát triển.Sự việc xảy ra ở Tiên Lãng là một bài học quan trọng đối với thành phố cũng như các cấp: Chúng ta phải dựa vào cơ sở luật pháp nhưng cũng phải trao đổi, làm rõ thấu tình đạt lý để hợp lòng dân." (VOV, 3/1)
4/2: "Quan chức hưu nhầm lẫn"
Ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng:
"Ở đây có một sự nhầm lẫn. Thậm chí cả một số quan chức ở trung ương về hưu vẫn cứ nói đây là đất sản xuất nông nghiệp nên phải giao cho người ta 20 năm"
"Không thể nói ông Vươn có công lớn bảo vệ đê điều và đầu tư trồng cây nắn dòng chảy nên không bị vỡ đê. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều là hoàn toàn không đúng. Huyện giao từ năm 1993, 7 năm đầu ông ấy không phải đóng bất cứ một thứ gì. Còn từ năm 2000 đến giờ đã 12 năm, tất cả ông nộp có 48 triệu đồng, chủ yếu là môn bài.
Ông ấy cho một người ở gần đó thuê có 6 ha mà mỗi năm ông ấy thu 30 triệu đồng. Người dân Vinh Quang mà phải thuê đầm của một người ở nơi khác. Một năm ông ấy không làm gì cũng có ít nhất 20 triệu đồng. Huyện chỉ có yêu cầu là phải chuyển sang đất cho thuê theo Luật Đất đai năm 1993 thế nhưng ông ấy không muốn thuê.
Thế mà ngày hôm qua, ông Đặng Hùng Võ lại vẫn còn từ Hà Nội không xuống dưới đây xem đất nó cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn như thế" (Pháp luật TP HCM, 4/1)
5/2: Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng trả lời rõ ba việc:
Thứ nhất: Việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cá nhân nào? Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, cách thức tiến hành cưỡng chế có đúng không, sai ở điểm nào? Nếu sai, ai chịu trách nhiệm?
"Tinh thần chung là xử lý đúng pháp luật. Tất cả các tổ chức, cá nhân nào đúng, sai đều công khai, minh bạch trách nhiệm, sai đến đâu, xử lý đến đấy. Kết quả cuộc họp này cũng sẽ được cung cấp thông tin công khai cho báo giới". Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam truyền đạt tinh thần của Thủ tướng. (VietNamNet, 5/1)
dinhphdc wrote on Feb 6, '12
Ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện Tiên Lãng đã chỉ trích các cụ lãnh đạo về hưu là không biết gì, các cụ ấy hôm nay đã hoàn thành buổi Giao lưu trực tuyến về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng trên báo Giáo dục Việt Nam, với sự tham gia của những khách mời: Đại tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước; ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường và Luật sư Phạm Thanh Bình - Phó giám đốc Công ty luật Hồng Hà.

Vì lý do sức khỏe, Đại tướng Lê Đức Anh đã trả lời trực tuyến câu hỏi của bạn đọc tại nhà riêng của ông.
 Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam tặng hoa Đại tướng Lê Đức Anh trước buổi GLTT  Đại tướng Lê Đức Anh trả lời câu hỏi độc giả báo Giáo dục Việt Nam

Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng từ chối tham gia giao lưu do không thu xếp được thời gian.

Ở một diễn biến khác, blogger Lê Nguyên Hồng cho biết: một thành viên Hội Phụ Nữ Huyện Tiên Lãng trong ban cưỡng chế khu đầm nhà anh Đoàn Văn Vươn tiết lộ: "Nhiều ngày qua, đã có một kế hoạch triển khai từ các cơ quan Khối Nội Chính và các ban ngành liên quan của Huyện Tiên Lãng – HP tham gia vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012".
Trích:
Theo đó tất cả các ban bệ tham gia vụ cưỡng chế đều đã lập báo cáo chi tiết gửi lên cấp trên. Trong đó có các cơ quan: Huyện Công An, Huyện Đội, Viện Kiểm Sát, Phòng Thi Hành Án, Hội Phụ Nữ, Hội Đồng Nhân Dân, Mặt Trận Tổ Quốc, Phòng Nông Nghiệp, UBND Xã Vĩnh Quang vv.., đều đứng ra nhận trách nhiệm về vụ cưỡng chế này.

Cũng theo thông tin từ người cán bộ Hội Phụ Nữ này, sở dĩ đoàn cưỡng chế của UBND Huyện Tiên Lãng buộc phải tiếp cận ngôi nhà của anh Vươn (nằm ngoài khu vực giải tỏa) chỉ là để yêu cầu anh Vươn Ký xác nhận vào biên bản cưỡng chế mà thôi. Nhưng sau khi bị gia đình anh Vươn dùng vũ khí chống lại thì đoàn giải tỏa bị bất ngờ và phải rút quân ra ngoài. Việc phá nhà anh Vươn là do lệnh miệng của chính chủ tịch UBND huyện – Lê Văn Hiền, nhằm trả thù cho hành động chống lại chính quyền…

Theo những gì người này quan sát được trong vụ cưỡng chế thì khi một số người dẫn đầu đoàn cưỡng chế (là người của UBND Xã Vĩnh Quang) còn cách ngôi nhà anh Vươn khoảng 100 mét thì một tiếng nổ phát ra từ phía ngôi nhà. Tiếng nổ đục và không lớn lắm, kèm theo ánh lửa phát ra. Cái gọi là “mìn tự tạo” của gia đình anh Vươn chỉ là khí ga xả trực tiếp vào một chiếc thùng rỗng, sau đó được kích lửa gây cháy và phát nổ. Sức công phá của “trái mìn” này có thể gây sát thương do bỏng, nếu ở trong nhà kín, còn ngoài trời thì mức độ sát thương là rất thấp.

Như vậy có thể thấy mục đích chế tạo "mìn” của gia đình anh Vươn chỉ để hăm dọa là chính, không quyết tâm vì mục đích giết người. Còn việc bắn súng hoa cải cũng tương tự. Những người nấp trong nhà đã bắn ra khi đoàn cưỡng chế đã lùi lại, chỉ có vài nhân viên vũ trang công an và bộ đội huyện Tiên Lãng là đang chầm chậm tiến vào. Nếu chủ trương giết người thì những người trong nhà hoàn toàn có thể chờ mục tiêu đến gần hơn. Đằng này họ đã nổ súng từ cự ly rất xa, vì vậy mới có việc nhiều người dính bi (đạn gém) đến vậy. Đây cũng chỉ là hình thức cảnh cáo, vì họ biết khó có thể gây chết người nếu bắn ở cự ly đó.

Có vẻ như UBND Huyện Tiên Lãng đang dùng phương pháp “chia đều trách nhiệm” để chạy tội cho chủ tịch huyện Lê Văn Hiền. Họ biết rằng, người ta không thể nào kết tội cho hàng chục người và hàng chục phòng ban cùng lúc. Đồng thời họ cũng nhất trí cách trả lời là chủ tịch huyện chỉ chỉ đạo chung, không trực tiếp soạn thảo lệnh cưỡng chế. Tất cả quá trình lập hồ sơ và thi hành lệnh cưỡng chế đều do các cơ quan tham mưu chủ trì.

Theo “Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế” số 37/2005 thì người có quyền ký lệnh cưỡng chế hành chính không cần phải là chủ tịch huyện, mà có thể do trưởng công an huyện, trưởng Phòng thi hành án, hoặc chủ tịch xã ký đều đúng thẩm quyền. Cũng theo nguồn tin nói trên thì lệnh cưỡng chế gia đình anh Vươn không hiểu sao lại do đích thân chủ tịch huyện Tiên Lãng ký, mà không phải là trưởng Phòng thi hành án ký?
dinhphdc wrote on Feb 7, '12, edited on Feb 7, '12
Đoàn cưỡng chế với lực lượng hùng hậu đã tấn công BẤT HỢP PHÁP vào khu vực KHÔNG BỊ CƯỠNG CHẾ.

Từ 0:13′-0:18′ lời bình của BTV: đối tượng gài mìn quanh nhà và điên cuồng nổ súng…
Từ 1:00′ – 1:02′ Hình ảnh vụ nổ giữa lều và nhà.

Ai lệnh phá nhà dân?





Ai đã gạch tên Chủ tịch Lê Văn Hiền trong biên bản bàn giao?



dinhphdc wrote on Feb 7, '12
Ông Ngô Quốc Trãi, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp Huyện Tiên Lãng, làm cán bộ phòng nông nghiệp huyện từ năm 1992 cho biết:
Trích:
Thời điểm 1992-1993, UBND H.Tiên Lãng có dự án quai đê lấn biển Vinh Quang 2.

Gần như toàn bộ diện tích bãi bồi ngoài đê biển quốc gia từ cống C1 (trên địa bàn xã Nam Hưng) đến Cống Rộc (xã Vinh Quang) rộng hàng ngàn héc ta đã được các hộ dân trên địa bàn nhận đất nuôi trồng thủy sản. “Tại vị trí Cống Rộc, địa điểm được coi là xung yếu nhất, đúng hướng nam, nơi hứng nhiều bão gió, không có ai nhận thì anh Vươn đã nhận”.

Để khuyến khích người dân nhận đất nuôi trồng thủy sản tại các bãi triều ven biển, ông đã tham mưu và huyện đã căn cứ vào từng vị trí có mức độ thuận lợi khác nhau để giao đất với các thời hạn khác nhau. “Mặt khác, khi đó, với quan điểm người dân ra làm đầm là tốt, là làm giàu cho bản thân, cho quê hương nên huyện không tính đến việc thu hồi lại hẳn. Vì thế, khi đó đã bàn phương án, nếu hết thời hạn giao đất huyện sẽ tiếp tục giao lại
Đình chỉ công tác của Chủ tịch huyện Tiên Lãng 
Trích:
Theo đó, Thường vụ Thành uỷ TP Hải Phòng quyết định: đình chỉ công tác của Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh trực tiếp chỉ đạo tổ chức vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.


Đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
Trích:
Bí thư Nguyễn Văn Thành chỉ ra hàng loạt sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng: Không có phương án sử dụng đất sau khi thu hồi của cơ quan có thẩm quyền để công bố công khai đối với người có đất bị thu hồi; không thành lập hội đồng đền bù hỗ trợ trước khi thu hồi; không tổ chức đối thoại với người được giao đất bị thu hồi với người ký quyết định cưỡng chế thu hồi.

Ngoài ra, ông Thành cũng chỉ thêm những điểm sai khác như: sau cưỡng chế để xảy ra việc nhà trông đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Vươn bị phá hủy; việc tổ chức cưỡng chế vào thời điểm không hợp lý sát tết cổ truyền, gây phản ứng trong dư luận nhân dân về đạo lý và mối quan hệ giữa chính quyền huyện Tiên Lãng với nhân dân.

Đề cập đến hướng xử lý vụ việc, ông Thành cho biết, Thường vụ Thành ủy họp, tổ chức kiểm điểm tập thể Ban thường vụ huyện ủy Tiên Lãng và quyết định đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền, Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh, là người trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất để kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.

Ngoài ra còn kiểm điểm các ông: Lê Văn Mải, Trưởng công an huyện Tiên Lãng; Phạm Đăng Hoan, Bí thư đảng ủy và ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang và xử lý nghiêm khắc sau khi có kết luận về trách nhiệm cá nhân.
dinhphdc wrote on Feb 7, '12, edited on Feb 7, '12
Ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng trả lời phỏng vấn VTV gọi cái "chòi" của anh Quý là "nhà chòi" và đá quả bóng giao đất lên Bộ Tài nguyên và Môi Trường, trong khi đó Truyền hình Hải Phòng vẫn dùng những từ ngữ ác nghiệt khi nói tới ông Vươn.

TOÀN VĂN THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VỀ VỤ TIÊN LÃNG CHIỀU 7/2 LÚC 15 GIỜ







dinhphdc wrote on Feb 7, '12, edited on Feb 7, '12
Góc nhìn khác của BEO:
Việt nam có hai địa phương, đấu đá trở thành đặc điểm mang tính truyền thống. Đấu đá từ quan tới dân, tức không cần bất cứ lí do gì. Ham đấu đá đến độ không tụ nổi ở đâu cái hội đồng hương. Đó là Hải Phòng và Hà Tây (cũ).

Trong khi rất tương đồng về mọi điều kiện thiên thời địa lợi trừ nhân hòa, 6 tháng không quay lại đã thấy Đà nẵng thay đổi thì 20 năm nay, Hải phòng gần như đứng yên một chỗ. Khá hơn cả là một khu siêu thị do dân Sàigòn ra đầu tư nhưng, hết khu A bị cháy đến khu B có… ma lang thang cả ban ngày.

Tuy thế, nhìn vào những quy hoạch với đầu tư ở khu du lịch Đồ sơn, lại thấy cái việc Hải phòng đứng yên là điều may, may không thể tả nữa đằng khác.
Xem chi tiết: ĐI HẢI PHÒNG
dinhphdc wrote on Feb 7, '12

Nhà ông Vươn lúc là boong ke, lúc là chòi cá

(ĐVO) Nhà ông Vươn như cái boong ke - đó là lời ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP.Hải Phòng trên Đài PT-TH Hải Phòng vào lúc 19h45 ngày 17/1.
Ông Ca nói: “Việc cưỡng chế này được sự đồng tình rất cao của người dân trong khu vực. Hàng trăm người ra đó chứng kiến sự việc này đều ủng hộ lực lượng công an. Cho nên, khi khám nghiệm hiện trường xong, giao lại cho địa phương thì chính những người dân xung quanh vào đạp, phá đổ. Cho nên việc phá cái chòi ấy, chúng tôi kiểm tra lại thì không ai ra lệnh phá và cũng không biết ai làm bởi nhân dân lúc ấy người ta tràn xuống rất đông.

 Đại tá Đỗ Hữu Ca.
Trong trường hợp cụ thể này, đây là 1 boong ke mà tội phạm dùng để chống trả lại lực lượng thi hành công vụ. Thực tế, nó đã đào hầm công sự trong nhà ấy, dùng cái hiên nhà, cái mái nhà trên để chống lại lực lượng công an và quân đội. Cho nên, khi vào để truy quét và trấn áp tội phạm thì lực lượng công an cũng đã phải xới từ dưới nền nhà lên để tìm những vũ khí được chôn giấu ở khu vực này, bới tung nền nhà ra và san bằng cái hầm công sự các đối tượng này dùng để chống trả lại và thực tế đã thu được quả mìn tự tạo từ nơi này”.

Tuy nhiên, theo VTC News, trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài TH Hải Phòng về việc dư luận quan tâm tới việc phá ngôi nhà 2 tầng trong khu đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Giám đốc CA TP Hải Phòng cho rằng: Ngôi nhà của ông Vươn chỉ là cái chòi trông cá, lại nằm trong khu vực bị cưỡng chế, nên việc phá hay không phá không thành vấn đề.




M.Khuê - M.Ngọc
anhoanp wrote on Feb 7, '12
AK trông giống Vương Luân nhể :d!
dinhphdc wrote on Feb 8, '12, edited on Feb 8, '12
dinhphdc said
Góc nhìn khác của BEO: 

ĐOÀN VĂN VƯƠN, NHỮNG MẨU BÁO CHÍ LỜ TỊT ĐI


Đăng ngày: 16:01 08-02-2012
* Chủ trương thực hiện các dự án nuôi trồng thủy sản đất bãi bồi ở Tiên Lãng có bút phê của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt.

* Vì đã được giao đất nông nghiệp theo nghị định 64 tại quê hương bản quán là xã Bắc Hưng, nên khi xin đất bãi bồi tại xã Vinh quang, anh Vươn đã nộp dự án cho Tiên lãng và thời hiệu 14 năm là do chính anh đề xuất trong dự án này. Đây là mảnh có diện tích 21 ha, kí năm 1993. Diện tích này anh Vươn được miễn thuế sử dụng đất 7 năm. Ngoài ra anh còn được nhận 80 triệu đồng để trồng rừng phòng hộ.

* Nhưng anh đã không trồng rừng. Và anh lên báo như một anh hùng khai hoang lấn biển. Và năm 97, anh nhận tiếp 19ha sau khi nộp phạt vụ phá rừng (1 triệu).

* Có tới 219 hộ nhận đất ở Tiên Lãng như anh Vươn. Cho tới thời điểm xảy ra vụ việc, tất cả đều đã chuyển thành hợp đồng thuê đất. Trừ anh. Chính quyền địa phương tổng cộng mời anh lên 8 lần để thương thảo. Phía chính quyền là thủ tục thu hồi trước thủ tục cho thuê sau. Phía anh muốn ngược lại, xong hợp đồng thuê mới làm thủ tục giao trả.

* Không chỉ chuẩn bị súng hoa cải mìn tự tạo, ngày cưỡng chế kịp có mặt gần 40 phóng viên chứng kiến.

Những điều Beo note ra trên đây các tồng trí phóng viên không thể không biết, nhưng tại sao cố tình lờ tịt đi hay, bịa ra chuyện hàng chục tấn hải sản trên đầm của anh Vươn bị đánh cắp và nhà anh Vươn ăn Tết trong căn lều rách, lại là câu chuyện khác. Cực hấp dẫn, để đó kể sau cùng.

Và những note trên cũng không hề là chuyện vặt vì đó sẽ là những mắt xích quan trọng dẫn đến kết luận của cụ Nghìn cân vào thứ Sáu này.

Giờ thì kiếm cơm bỏ bụng đã. Bắt đầu hơi chán chuyện này rồi.


dinhphdc said
Góc nhìn khác của Cu Vinh: 


CÁ MẤT, TÀI SẢN MẤT, NHÀ DÂN BỊ PHÁ NÁT, KHỞI TỐ AI?



Cu Vinh said
Sau ngày thực hiện cưỡng chế ( 5/1), khu đầm hồ anh Vươn coi như đặt trong vùng cấm, không cho phép ai vào. Dân quân, công an xã bắt tay xã hội đen vây kín hồ, cả gia đình anh Vươn cũng không vào được. Báo chí vào thì bị ngáng trở, đe dọa. Khánh loa mới đây nói: Ai bảo cấm không cho vào? Không cho vào tại sao báo chí vào? Nói câu này Khánh loa quên trước đó trả lời báo chí việc tại sao xã cấm người vào, cả nhà báo cũng cấm, ai vào phải có lệnh của lãnh đạo huyện, Khánh lại nói: Anh em họ làm thế là đúng, phải có lệnh của huyện mới được vào.

Tóm lại, một sự thực đã được xác thực: Từ ngày cưỡng chế ( 5/1) đến chiều 30 tết âm lịch, khu hồ đầm của anh Đoàn Văn Vươn chỉ có một lực lượng duy nhất canh giữ: Đó là người của chính quyền xã Vinh Quang, dưới sự chỉ huy toàn diện, liều lĩnh, trung thành và tận tụy của Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Văn Liêm.

Tóm lại, từ ngày 5/1 đến chiều 29 Tết, tính tới thời điểm nhiều tấn cá trên 40 hecta mặt hồ đầm nhà anh Vươn bị vét sạch bằng cả hai phương tiện: kéo lưới và châm điện…đều nằm trong sự bảo vệ, quản lý của chính quyền UBND xã Vinh Quang.

 Phải đếm cho kỹ từng cái bát, từng cái muỗng… mồ hôi của người nông dân cả đấy.

Tóm lại, xoong nồi, bát đũa, ảnh cưới, di ảnh, máy ổn áp, mấy con chó, đàn gà, (hình như cả mấy quả trứng gà mới đẻ), áo quần, giấy bút , cặp sách của các cháu con anh Vươn, anh Quý đang đi học, áo quần, chăn màn, gối, dép, (cả quần lót phụ nữ)…tài sản lớn bé, tất cả…đều dưới sự bảo vệ, quản lý suốt nhiều ngày của chính quyền xã Vinh Quang (mà theo nhân chứng khẳng định, mỗi ngày mỗi người bảo vệ được ăn uống no say và được bồi dưỡng 100 ngàn cùng với lời thề của chủ tịch Lê Văn Liêm: tao trả). Tất cả đã bị mất trắng, bị vét sạch, bị liếm hết, chỉ còn lại đống gạch đổ nát và những vết cháy nham nhở.

 Lệnh của chủ tịch xã Lê Văn Liêm có uy lực tới mức bây giờ trên mặt hồ nhà anh Vươn, đến con ốc sống dưới bùn cũng bị những bàn tay thảo khấu vén vào túi quần mang về chứ đừng nói tới cá.

Tóm lại, Toàn bộ tài sản gia đình anh Đoàn Văn Vươn từ cá nuôi trong hồ, đến buồng chuối vừa trổ, đến quần áo, …đủ thứ, thậm chí cả tiền bạc còn trong nhà,.,..tất cả thuộc trách nhiệm của chính quyền xã Vinh Quang.

Tóm lại, trong nhà một số cán bộ, nhân viên, lực lượng dân quân xã Vinh Quang ( chưa kiểm chứng xem chủ tịch Lê Văn Liêm có thó được thứ gì không) đã nhìn thấy gỗ ván, lưới, tôn, máy ổn áp, dây điện, chó…lấy từ nhà anh Vươn.

Tóm lại, ngay cả ngôi nhà kiên cố được xây dựng để gia đình sống và quản lý hồ đầm, sau vụ cưỡng chế đều nằm trong sự quản lý nghiêm ngặt của chính quyền xã Vinh Quang, và chính chủ tịch Liêm nhận lệnh của anh trai yêu Lê Văn Hiền và thủ trưởng Phó Khanh, đã thuê máy xúc của anh Kết, húc đổ nát ngôi nhà hai tầng của gia đình anh Đoàn Văn Vươn. ( Những dòng ghi lời khai đầu tiên của Kết tại cơ quan điều tra đã thể hiện rồi, vì nếu Kết không khai sự thật như vậy, Kết chết thẳng cẳng)


QUAN LIÊU NGHĨA LÀ TỘI ÁC



Cu Vinh said
 Lúc này thì nhà báo còn đông hơn cả dân

Hôm nay báo chí về xã Vinh Quang rồi tràn ra khu hồ đầm gia đình anh Đoàn Văn Vươn đông quá. Điểm mặt đủ các báo lớn bé từ Nhân Dân, TTX Việt Nam, VTC, Dân trí, Người Lao động, Tuổi trẻ…Hóa ra, có nhiều phóng viên lâu nay viết báo trên điện thoại gọi người này, ông kia hỏi, rồi bình, chẳng được mấy phóng viên xuống tận nơi. Nay thì ào ào ra quân vui như đi Chùa Hương. He he. Mọi cánh cửa của địa phương rộng mở, tha hồ tác nghiệp, tha hồ phỏng vấn, tha hồ lang thang. Mọi đường ngang ngõ tắt trong xã đi đâu cũng chạm mặt nhà báo, khi thì một chàng đang nheo nheo mắt chụp ảnh, đôi lúc lại ló ra một ả tay sổ tay bút bước phăm phăm. Xã hội đen đỏ ở đâu không thấy, toàn thấy nhà báo.

Nhân dân thì tràn ra các ngõ, các đường, trên đê biển, chỉ đợi nhà báo hỏi cái là nói tuốt tuồn tuột, nói như tố địa chủ, đủ thứ chuyện, chen vào đấy khi nói về chính quyền lại xinh xắn vang lên tiếng địt mẹ chúng nó, nghe cũng đỡ nhàm chán và tỉnh ngủ.

Nghe tin cảnh sát điều tra đang đo đếm tài sản bị hư hại, bị phá nát của gia đình anh Vươn để củng cố hồ sơ khởi tố vụ án hủy hoại tài sản, thế là không biết từ đâu, thôi thì nam thanh nữ tú các nhà báo ùn ùn chạy như ma đuổi ra đầm hồ anh Vươn, tất cả đều chạy, xách giày guốc chạy, nhưng chẳng anh chị nào nói với anh chị nào, bí mật mà, he he, cuối cùng thì cũng ùn lại một chỗ hết, nhìn nhau phì cười.

Cu Vinh said

Quan liêu. Qua vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, mình nhận ra, nguyên căn của sự đối đầu giữa anh Đoàn Văn Vươn với chính quyền có nhiều, nhưng trong đó chính là sự quan liệu đến tội ác của chính quyền.

Quan liêu tới mức, rành rành là những con đê chắn sóng vây lấy đầm hồ nhà mình để nuôi, bỏ bao nhiêu công sức, tiền của suốt mấy chục năm, thế mà các quan trên cứ khăng khăng anh Vươn làm ăn nhờ vã vào đê chắn sóng của Nhà nước, trong khi rành rành đê chắn sóng nhà nước ở trong, đê bao của anh Vươn nằm bên ngoài. Mỗi chi tiết thế thôi, mà từ xã, huyện, thành phố cứ gào lên là đê chắn sóng nhà nước. Cứ gào lên anh Vươn lợi dụng cái đê chắn sóng để làm ăn. Hỏi người dân và gia đình cán bộ huyện, thành phố có ai đặt chân tới đây chưa? Chưa? Cứ thế quyết, cứ thế kết luận, cứ thế tuyên bố.

Quan liêu tới mức, khi nhà anh Vươn bị phá, giám đốc Sở công an vẫn khẳng định với mình là anh Vươn có nhà cao cửa rộng ở xã của mình, cứ nghe ai đó nói, ai đó báo cáo là nói theo, không kiểm tra, để rồi hóa ra đấy chính là nhà của người em. Thế mới có chuyện, dám dựng chuyện nói việc gia đình anh Vươn do mất nhà nên phải dựng lều ở lại cho là nhà báo tham mưu để diễn trò đau thương. Tệ đến thế là cùng.

Quan liêu tới mức, suốt ba năm ròng rã anh Vươn vác 2kg đơn đi kiện, kiện từ xã lên huyện lên thành phố, tất cả chỉ đọc vào giấy, không ai về tận nơi để nhìn, để đo đếm, để kiểm tra, cứ làm việc trên giấy. Sau đó thì cấp dưới mặc nhiên coi cấp trên luôn luôn đúng. Cấp trên thì mặc nhiên coi báo cáo của cấp dưới luôn luôn không sai. Cứ những thông tin sai bét nhè ấy chuyển lên, chuyển ngang, chuyển dọc, để rồi cùng thống nhất với những kết luận hồ đồ xa thực tế đến mức ác độc, biến công sức của một người dân hiền lành, một điển hình lao động như Đoàn Văn Vươn thành kẻ đối đầu, kẻ dối trá, kẻ lừa đảo, kẻ xâm hại lợi ích địa phương, kẻ phá bỉnh.

Quan liêu tới mức, từ cái miệng ác ý của một cán bộ phán ra ngôi nhà anh Đoàn Văn Vươn bị phá là cái lều trông cá anh ạ, anh ạ, anh ạ, thế là các anh từ xã đến huyện đến thành phố cứ thế nói theo hết, lêu lều lều, không một ai thèm nghĩ tới việc cần phải kiểm tra xem nó như thế nào.

Quan liêu tới mức, sau cưỡng chế, cả gia đình anh Vươn tan nát, kẻ bị bắt, người bị khởi tố, mất chỗ ở, tết không có nơi thắp hương, thế mà suốt một tháng không thấy mặt một cán bộ nào từ xã, huyện, thành phố, các hội nông dân, phụ nữ, chữ thập đỏ, …đến thăm nom, hình như khi người ta coi Đoàn Văn Vươn là tội phạm thì có nghĩa cả gia đình là tội phạm, là đồ súc vật, cả đứa bé chưa tới 7 tuổi cũng không phải là người, kệ mẹ chúng mày, cho chúng mày chết.

Quan liêu tới mức, luật đất đai sờ sờ ra đó, các ngành tham mưu thì đầy rẫy ra đó, giờ đã bắt đầu xử lý sai phạm nên hỏi cán bộ nói cũng gào lên, tôi biết chứ, huyện xử lý như vậy là sai, là không đúng, là oan ức cho người dân, nhưng chỉ cách đây mấy ngày, những cái mồm đó vẫn ngoác ra đúng đúng đúng. Ngu xuẩn nhất là Khánh chánh văn phòng nói một câu mà đến con chuột nghe cũng bỏ chạy vì xấu hổ: Chúng tôi làm thì chúng tôi phải nói là chúng tôi đúng. Thế mà các cấp các ngành cứ thế nghe, như đang thành một thói quen độc ác và dịch bệnh: cán bộ nói tức là đúng. Dân nói nghĩa là sai.

Quan liêu như thế thì dân nổi khùng lên, đối đầu là phải.

Quan liêu như thế thì các quan lãnh đạo đã không làm được gì cho dân lại còn gieo rắc tội ác bởi chính ý thức và thái độ làm việc của mình.
dinhphdc wrote on Feb 8, '12, edited on Feb 10, '12
dinhphdc said
Nhà ông Vươn lúc là boong ke, lúc là chòi cá
(ĐVO) Nhà ông Vươn như cái boong ke - đó là lời ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP.Hải Phòng trên Đài PT-TH Hải Phòng vào lúc 19h45 ngày 17/1.
 
dinhphdc said
Ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng trả lời phỏng vấn VTV gọi cái "chòi" của anh Quý là "nhà chòi" và đá quả bóng giao đất lên Bộ Tài nguyên và Môi Trường, trong khi đó Truyền hình Hải Phòng vẫn dùng những từ ngữ ác nghiệt khi nói tới ông Vươn. 
BẢN TIN THỜI SỰ VTV TỐI 7/2/2011  Ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng nói: "Cái đó của ông Đoàn Văn Vươn bị phá hủy là cái NHÀ CHÒI”
Một độc giả gửi thư nhắc việc Bí thư Thành ủy Hải Phòng

10:20 | 10/02/2012


"Ngài cũng có thể thấy rằng, nhiều cán bộ địa phương trong vụ việc này đều thể hiện họ đang quay lưng với dân, mà điều đó thì vô cùng nguy hiểm...".

Nhà ông Quý là nhà xây, rõ ràng trong ảnh chụp đống đổ nát còn có những thanh beton, còn nhà ông Vươn?

Đây:

Ảnh Đức Nghĩa


Xem thêm:

CĂN NHÀ ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ TẤM HÌNH ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ


Đăng ngày: 00:42 07-02-2012
Đã hơn một tháng trôi qua kể từ cái ngày oan nghiệt 05/01/2012 với nhiều người Tiên Lãng, cái ngày hai căn nhà của hai ông chủ đầm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý bị biến mất, hai ông chủ thì vào trại giam. Với căn nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý, có lẽ vì là nơi diễn racuộc “đấu súng” quyết liệt giữa các chủ đầm với lực lượng chức năng nên hình ảnh nguyên vẹn của nó đã được các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư kịp thời ghi lại và tung rất nhiều lên mạng.

Vậy còn hình ảnh căn nhà trước khi bị phá của vợ chồng Đoàn Văn Vươn, tại sao không thấy ai công bố? Căn nhà này bị một “lực lượng bí ẩn” đốt, giật sập vào sáng 06/01/2012. Một nhóm công an xã Vinh Quang được ông chủ tịch Lê Thanh Liêm cử ra đóng chốt tại khu đầm này 24/24 ngay từ chiều 05/01/2012 đến tối 30 Tết Nhâm Thìn mới rút đi. Có người đã nhận định “lực lượng bí ẩn” này là “MA” bởi họ có thể rầm rập điều xe ủi, xe xích qua trước mắt các chiến sỹ công an xã nhưng không ai nhìn thấy, nghe thấy được? Họ là MA, là ÂM BINH? Hỏi ông quan em - chủ tịch xã thì ông này ngây ra một lát rồi bảo: “Cái này phải hỏi quan anh - chủ tịch huyện”. Ngay lập tức, người giúp việc cho huyện Hiền là anh Chánh Khánh chối bai bải: “Huyện không ra lệnh. Huyện không biết!” Anh Đốc Ca, tức Đại Ca - người cũng có mặt ngay tại hiện trường để tổ chức một trận đánh “rất là đẹp”, phối hợp quân binh chủng “rất là hay” nhưng Đại Ca cũng không hay biết về lực lượng âm binh kia!

Có lẽ họ là âm binh nên trước khi đốt, phá nhà ông Vươn, họ không thể ghi lại tấm hình? Mà nếu có ghi lại thì họ đang lưu trữ đâu đó dưới âm phủ chứ không thể công bố trên mạng internet ở cõi dương gian?


DAM CA VINH QUANG (GAN CUA SONG VAN UC) - Ảnh Đức Nghĩa

May sao, tôi lần mò được tấm hình của ông Tạ Đức Nghĩa - một người ưa thích du lịch đây đó. Ông đã chụp được tấm hình căn nhà Đoàn Văn Vươn bằng máy NIKON D5000 vào lúc 15 giờ 16 phút ngày 19/9/2010 trong một chuyến dã ngoại. Tấm hình này được tác giả tải lên mạng gần một năm sau, vào ngày 29/7/2011 trong seri hàng ngàn tấm hình mà ông đã chụp khắp chiều dài đất nước. Có lẽ trong trí nhớ nhà nhiếp ảnh thì căn nhà ông Vươn cũng như hàng ngàn địa danh mà ông đã đi qua, đã được ống kính của ông ghi lại nên thậm chí tên của chủ nhà ông cũng không thể nhớ. Do vậy, tác giả chỉ đặt cho tấm hình bằng một một cái tên chung chung: “DAM CA VINH QUANG (GAN CUA SONG VAN UC”. Tuy nhiên, theo chỉ dẫn của tác giả trên bản đồ vệ tinh Google Earth kết hợp với quan sát trực tiếp trên thực địa, người viết bài này có thể khẳng định rằng: Đây chính là ngôi nhà của vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn.

Của hiếm thường là của quý, hơn nữa, đây lại là “hàng độc”. Vâng, có thể trong con mắt ai đó quen sống xa hoa trong các biệt thự nguy nga thì đây chỉ là cái lều vịt, cái chòi cá. Nhưng đây chính là nơi cư ngụ duy nhất của vợ chồng con cái ông chủ đầm Đoàn Văn Vươn. Rồi đây, chắc chắn sẽ có một vụ án hình sự “Hủy hoại tài sản” được khởi tố, truy tố, xét xử. Xin gửi tấm hình này tới các vị quan tòa để tham khảo khi định giá bồi thường.

Và, dẫu có là “lều vịt” hay “chòi cá” chăng nữa thì khi ngắm tấm hình căn nhà lợp cói đơn sơ giữa thiên nhiên hùng vĩ, sông nước hữu tình này, chắc chắn nhiều đại gia thầm ao ước được đến đó trong kỳ nghỉ cuối tuần, dẫu chỉ một lần?


Xin cảm ơn nhiếp ảnh gia Tạ Đức Nghĩa!

BIỂN NHỚ
dinhphdc wrote on Feb 8, '12, edited on Feb 8, '12

Các quan chức chỉ đạo phá nhà ông Vươn dần lộ diện


15:56 ngày 08.02.2012

SGTT.VN - "Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan (Phạm Đăng Hoan, bí thư đảng ủy xã Vinh Quang – PV), ông Liêm (Lê Thanh Liêm, chủ tịch UBND xã Vinh Quang – PV). Đến 11 giờ thì xong”. Lái xe máy xúc Đặng Văn Tài đã thừa nhận với nhiều nhà báo chiều 7.2.


Theo văn bản viết sẵn này, Kết cho biết cụ thể: Vào hồi 14 giờ ngày 5.1, ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang đã điện thoại cho Kết nói ra Tổng đội Thanh niên xung phong xã Vinh Quang (cạnh khu đầm ông Đoàn Văn Vươn- PV) gặp ban cưỡng chế có việc nhờ.

Khoảng 14 giờ 30, Kết có mặt tại điểm hẹn gặp ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế. Lúc này có mặt ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, ông Hoan và toàn bộ Ban cưỡng chế. Tiếp đó, ông Khanh, ông Hoan, ông Liêm nhờ Kết gọi cho một chiếc máy xúc để Ban cưỡng chế giải phóng mặt bằng.

Kết nhận lời và gọi điện cho một người tên Thái là chủ máy xúc ở xã Hùng Thắng, nhưng anh Thái bận, Kết gọi cho chủ máy xúc khác là anh Vũ Văn Đoàn, xã Tiên Hưng và nói ông Khanh, ông Hoan, ông Liêm trong Ban cưỡng chế đầm anh Vươn muốn thuê máy. Anh Đoàn hỏi lại cụ thể là ai thuê, Kết nói lại 3 người trên. “Khoảng 17 giờ cùng ngày, ông Khanh, ông Hoan điện lại cho tôi hôm nay muộn quá để sáng mai làm, tôi đã liên lạc tới anh Đoàn” - Kết nói.

Theo cung cấp của Kết, Vũ Văn Đoàn sinh năm 1968, ở thôn Tân Quang, xã Tiên Hưng. Sáng 6.1, nhận được thông tin của Kết, nói Ban cưỡng chế thuê một cái máy cẩu, ra đầm ông Vươn, Đoàn điều một nhân viên lái máy cẩu tên là Đặng Văn Tài, trú tại Tân Quang xã Tiên Hưng (Tài là cháu Đoàn) ra đó gặp Ban cưỡng chế.

“Máy đến nơi 7 giờ, đến 8 giờ Ban cưỡng chế mới ra. Do Tài lái xe ra đó, tôi không ở đó, nên tôi không biết ra đó làm những việc gì. Máy cẩu là Ban cưỡng chế chỉ đạo. Tôi chỉ có mặt ở đó để bàn giao máy cho Tài lái, sau đó tôi về nhà ngay vì có việc, tôi không gặp Ban cưỡng chế ở đó. Công việc phá dỡ, do lái máy, còn tôi chỉ biết là máy của tôi làm từ 8 giờ đến 11 giờ, trong vòng 3 tiếng, 500 nghìn/tiếng, bằng 1,5 triệu” - Đoàn khẳng định.

Nhân viên lái máy xúc Đặng Văn Tài xác nhận với phóng viên sáng 6.1, Tài được ông Vũ Văn Đoàn giao lái máy xúc đến khu vực đầm nhà ông Vươn. Tại đây, chính bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND xã Vinh Quang chỉ đạo đưa máy xúc vào phá nhà ông Quý. Tài tường trình: “Khi em đánh máy xúc vào, phần phụ của căn nhà bị phá dang dở, căn nhà hai tầng vẫn còn nguyên. Ông Hoan và ông Liêm trực tiếp chỉ đạo em đưa máy vào phá ngôi nhà này”.

"Tôi làm theo sự chỉ đạo của ban cưỡng chế mà trực tiếp là ông Hoan, ông Liêm. Đến 11 giờ thì xong, tôi đã đưa đề nghị thanh toán tiền công cho ông Hoan với số tiền 1,5 triệu đồng" - Tài nói.
dinhphdc wrote on Feb 10, '12, edited on Feb 10, '12

Dự án nuôi thủy sản của Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng



Giờ mới là chuyện Cu Vinh hào hứng lắm đây, viết ra trước hết để gợi ý văn học cho các báo vào cuộc.

Đó là dự án nuôi thủy sản của Tổng đội thanh niên xung phong Hải Phòng với trị giá trên 30 tỉ.

Dự án này đã thu hồi hơn 5 hecta hồ đầm của nhà anh Vươn từ năm 1998 đến năm 2001, và đã đền bù trên 300 triệu đồng, số tiền này thời đó rất lớn.
Con đê dài cả cây số chạy từ góc trái ảnh vốn do anh Vươn xây dựng, dự án bồi vào chút và quyết toán coi như đắp mới, gọi là đường công vụ.

Sẽ thành bao nhiều tiền? Tiền tỉ ở đây chứ đâu.

Trong khi nhận 5 hécta đầm hồ do anh Đoàn Văn Vươn giao lại, dự án đã có đường công vụ do anh Vươn bỏ tiền của và công sức làm nên, đã có sẵn một phía đập chắn cũng do anh Vươn làm nên. Khi triển khai đầu tư, ngoài việc rải nhựa theo kiểu thủ công trên mặt đê chắn sóng quốc gia khoảng vài ba cây số, nhựa rải sơ sài cho có như đường nông thôn liên xã thôi, còn một phần kinh phí nữa thì đắp một con đập riêng bên cạnh con đập của nhà anh Vươn dài chừng 700 mét. Một phần nữa thì đắp bồi thêm vào đường công vụ và vào thành đập mà anh Vươn đã làm từ trước dài hơn 1 km. Tóm lại, công, tiền, giá trị đắp mấy con đập này được quyết toán hoàn toàn mới, không trung thực với thực tế là chỉ bồi đất thêm vào những con đập có sẵn của nhà anh Vươn, vì thế, việc quyết toán khống một khối lượng đất đắp khổng lồ, cùng với công máy, công người của dự án này để rút ra nhiều tỉ đồng là hoàn toàn tìm ra chứng cứ trong nháy mắt. Vì thế người dân Vinh Quang mới nói, đây chỉ là dự án rửa tiền mà thôi. Hồ sơ dự án vẫn lưu ở Tổng đội TNXP, sở Tài chính, sở nông nghiệp, ủy bản nhân dân thành phố, ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng. Việc so sánh, đối chiếu để tìm ra số tiền quyết toán khống là không mấy khó khăn.

 Chỉ có con đập chạy dọc theo kênh dẫn nước này (khoảng 700 mét) mới thực sự được làm mới.

Tuy nhiên, vì là dự án được đánh giá là để rửa tiền, nên sau khi hoàn thành vào khoảng năm 2001 thì việc tiến hành nuôi thủy sản thất bại. Đến năm 2005 coi như thất bại hoàn toàn. Đến năm 2007 thì Tổng đội TNXP bàn giao kết quả thất bại cho xã Vinh Quang quản lý với một con số o to tướng về hiệu quả. Từ đó tới nay, khu đầm hồ hoàn toàn bỏ không. Trong khi suốt giai đoạn này, gia đình anh Vươn đã thu nhập khá tốt trên đầm hồ của mình.

 Từ năm 2007 Tổng đội TNXP bàn giao dự án nuôi thủy sản thất bại về xã, dự án không còn hoạt động, nhưng hàng ngày vẫn có người của xã ra bảo vệ, bảo vệ gì ta?

Trưởng thôn phác thảo vài nét như vậy để gợi ý cho các đồng nghiệp nhanh chóng thu thập hồ sơ chứng cứ. Việc tìm ra số tiền quyết toán khống của công trình này không khó.

Trong khi vụ Tiên Lãng đang ở trong giai đoạn nóng nhất của các quyết định khởi tố, kỷ luật, xử lý thì thông tin tiêu cực của dự án này không thể không phanh phui.
Trưởng thôn ghé ủy ban nhân dân xã Vinh Quang, và trong không khí phấn khởi khi đồng chí Chủ tịch đang phải đối mặt với cơ quan điều tra, thì một số cán bộ đã cho biết về dự án và nói thẳng, đây là vụ tiêu cực lớn mà hầu như chưa ai nhắc tới.

Chưa ai nhắc tới thì Trưởng thôn xông tới, vậy thôi.

Làm rõ vụ này để chứng minh rằng, không oan khi nói rằng, một số cán bộ lãnh đạo các cấp ở địa phương Hải Phòng đang có những dấu hiệu xấu khi liên quan đến đất đai, hồ đầm với nhiều cách khác nhau.

Dự án gần 100 tỷ đồng hoang phế cạnh đầm ông Vươn



Rất nhiều Đảng viên, lão thành cách mạng, cán bộ xã nghỉ hưu đã thông tin về một dự án tại huyện Tiên Lãng được đầu tư nhiều chục tỷ đồng, nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế và bị lãng quên...

Dự án tiền tỷ bị bỏ hoang

 Hạ tầng cơ sở của dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong xây dựng tại xã Tiên Hưng bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Dự án có tên: Dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong, thực chất là một mô hình xây dựng kinh tế của Tổng đội TNXP thời kỳ mở cửa nền kinh tế. Nó được hiểu nôm na giống như là một dự án khai hoang, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.

Dự án triển khai thực hiện tại hai điểm xã: xã Vinh Quang và xã Tiên Hưng. Trong đó, tại xã Vinh Quang (cơ sở 1) sẽ thực hiện quai đê lấn biển, cải tạo đầm bãi hoang hóa để nuôi trồng thủy hải sản nước lợ.

Tại xã Tiên Hưng (cơ sở 2) là địa điểm đặt trụ sở của Tổng đội, cùng với hạ tầng cơ sở, nhà ở, đường xá… dẫn tới tận khu vực trồng trọt, chăn nuôi.

Dự án này được thực hiện khoảng đầu những năm 2000, với tổng kinh phí lên tới hơn 80 tỷ đồng.

Sáng ngày 8.2, chúng tôi đã có mặt tại cơ sở 2 dự án Tổng đội Thanh niên Xung phong tại xã Tiên Hưng. Một sự thực không thể phủ nhận: nó đã bị bỏ hoang nhiều năm nay!



Khu nhà chỉ huy của Tổng đội nằm ngay trực đường liên xã, xây dựng kiên cố nhưng có lẽ thời gian sử dụng không đáng là bao. Rất nhiều hạng mục của trụ sở này đã bị xuống cấp. Rất nhiều đoạn tường rào sắt bị trống trơn.

Người dân cho biết: vì không có cơ quan nào quản lý ngôi nhà này nên nó bị kẻ gian lấy cắp, bán sắt vụn!?

Liền kề với ngôi nhà ba tầng kiên cố này, một dãy nhà cấp bốn được xây dựng tập trung. Trong kế hoạch dự án, đây là nơi ở của anh chị em trong Tổng đội TNXP.

Hệ thống đường cấp phối rải nhựa khá quy mô dẫn ra khu đồng rồng hàng chục ha. Đây là nơi thâm canh nông nghiệp của dự án.

Hầu hết các ngôi nhà này đều bỏ hoang, không có người ở. Những ổ khóa đã bị hoen rỉ. Trên các ô cửa sổ của nhiều căn nhà, người ta lấy thanh gỗ đặt ngang, dùng đinh đóng “chết” giống như một hình thức niêm phong.

Trên cửa của mỗi ngôi nhà đều có biển để đánh dấu số phòng. Nó được chia thành các khu A, B… và đánh theo số thứ tự. Nhiều ngôi nhà, cỏ dại mọc lút che kín lối đi.

 Những ngôi nhà vô chủ, người ta còn dung gỗ “đóng chết” cánh cửa.

 Hình ảnh xanh tốt, trù phú của đầm bãi Đoàn Văn Vươn

Không khá hơn thảm cảnh của những ngôi nhà, khu đất canh tác rộng mênh mông lên tới nhiều ha, nhiều đám có dại mọc cao lút đầu người. Hệ thống cống thoát nước (cũng là kênh mương tưới tiêu) xây dựng khá kiên cố bị rêu và cỏ dại che lấp.

Ngay cả trục đường cấp phối rải nhựa rộng chừng 1,5m cũng bị cỏ dại xâm lấn gần như khiến nó thành một con đường mòn.

Vì tiếc đất bị bỏ hoang, người dân đã đến trồng cây hoa màu (cà chua, ngô…). Một số cặp vợ chồng trẻ đến xin ở nhờ tại những khu nhà của tổng đội.

Một người dân cho biết: vì đất hoang nên ai đến làm cứ việc làm, không phải thuế má gì cả.

Hiện trạng cũng không sáng sủa gì hơn ở cơ sở 1 của dự án tại xã Vinh Quang. Trên địa bàn xã này, dự án sẽ thực hiện việc cải tạo đầm bãi và nuôi trồng thủy sản. Một dãy nhà cấp 4 khoảng 5-6 phòng được xây dựng tại ngay khu vực cửa cống Rộc.

Đây chính là địa điểm mà lực lượng chốt giữ ngăn cản không cho ai vào khu vực đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đã lưu trú tại đây. Nó cũng là điểm, muốn ra đầm bãi của Vươn – Quý phải qua khu vực này.

Rất nhanh sau khi hạ tầng của dự án được xây dựng xong, Tổng đội Thanh niên xung phong giải thể. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, hơn 80 tỷ đồng tiền ngân sách thực hiện dự án đã trôi ra biển.

 Cỏ dại mọc lút lối vào, bít kín đường cống thoát nước, và xân lấn cả những vạt đất lẽ ra được canh tác nông nghiệp.

Ông Phạm Văn Huấn, Chủ tịch xã Tiên Hưng cho biết: khu vực hạ tầng của dự án Tổng đội TNXP được triển khai tại xã Tiên Hưng khoảng đầu những năm 2000, gồm hệ thống đường, điện, 24 nhà ở được đánh số, tòa nhà trụ sở.

Khi Tổng đội Thanh niên giải thể, hạ tầng và toàn bộ đầm bãi được huyện thu hồi, sau đó khu hạ tầng này được bàn giao cho xã quản lý.

Thời điểm năm 2011, xã lại bàn giao lại cho Ban Dự án đê quai của huyện.

Ông Huấn cũng cho biết: 330ha diện tích đầm bãi ngoài đê của xã Tiên Hưng được giao cho Công ty Việt Mỹ thuê; xã quản lý 30ha; diện tích đầm bãi trong đê gần 100ha giao cho Dự án nuôi tôm công nghiệp (Cty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng thuê sử dụng).

Tổng đội giải tán; hạ tầng bỏ hoang xuống cấp, đầm bãi bị xé nhỏ cho thuê…, dự án tiền tỷ có tên Tổng đội Thanh niên xung phong triển khai tại Tiên Lãng đã chính thức chết yểu!

Theo Vietnamnet
dinhphdc wrote on Feb 10, '12
Tối 09/02, bản tin thời sự của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng vẫn tiếp tục đánh vào dưới thắt lưng nhà Vươn, ra rả “vạch tội” ông Vươn, ông Quýkhông nộp thuế và hưởng lợi trên con đê đã được đắp sẵn của TNXP.

Bản tin cuối ngày của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng phát lúc 22 giờ 45 phút vẫn một mực nói không khác gì Ngô Ngọc Khánh, Vũ Hồng Chuân, Đổ Hữu Ca đã nói… nghĩa là ông Vươn lấn chiếm đất, trốn thuế, phá rừng, được huyện TL ưu đãi 7 năm không phải đóng góp gì , hưởng lợi từ đê biển quốc gia của nhà nước..v..v.

>> Đắp đê công vụ: công Vươn, công huyện - bên nào to hơn?

(ĐVO) Người dân khẳng định: đường công vụ tại khu đầm thủy sản ở xã Vinh Quang là do Đoàn Văn Vươn đắp đầu tiên, nhưng huyện Tiên Lãng lại nói đó là “công lao” của họ.

Sáng 3/2, tại thị trấn Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện, đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Trong đó, có thông tin đáng chú ý: “Có dư luận cho rằng ông Vươn đầu tư quá lớn, có công lớn trong công tác bảo vệ đê điều phòng, chống lụt bão. Ông Vươn đầu tư thì đúng rồi nhưng đâu phải toàn bộ là của ông Vươn. Toàn bộ khu đầm ông Vươn là đường công vụ do dự án Vinh Quang 2 đầu tư. Năm 1998, dự án đầu tư cái đường bao chính của đầm ông Vươn tới 295 triệu đồng, năm đó to lắm”.

“Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào 21 tỷ đồng. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỷ đồng. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu đồng. Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều là hoàn toàn không đúng”, ông Chuân tiếp tục kể công của huyện Tiên Lãng.

 Người dân khẳng định "đường công vụ là do anh Vươn đắp đầu tiên". Đây là con đường mà máy xúc tiến vào phá nhà trong khu đầm sau cưỡng chế. Ảnh: Bá Mạnh.

Phóng viên đã về xã Vinh Quang để tìm hiểu những thông tin trên. Ông Vũ Văn Hiền, thôn Chùa Trên, khẳng định: “Con đê công vụ đó (đường công vụ - PV) là do Vươn đắp đầu tiên, lúc đắp đã to và dài rồi. Sau này, huyện có đắp thêm, nối vào nhưng chỉ là một phần nhỏ so với con đê anh Vươn đắp lúc đầu”.

Ông Vũ Văn Họa, một chủ đầm ngay cạnh khu đầm của Đoàn Văn Vươn, cho biết: “Dân cả xã này đều biết đê công vụ là do anh Vươn đắp. Để phục vụ cho dự án nuôi trồng thủy sản của Thành đoàn, tôi và anh Vươn đã phải cắt một phần đầm của mình ra. Đến tận bây giờ, tiền bồi thường họ đã trả hết cho chúng tôi đâu. Huyện còn nợ 6 anh em tôi hơn 100 triệu đồng nữa”.

Ông Họa cho biết thêm, chính vì huyện chưa trả đủ tiền bồi thường nên gia đình ông và ông Vươn đã không đồng ý cho lắp đặt đường dây điện chạy trên đê công vụ.

Như vậy, có những thông tin trái chiều về nhận định “công ai to hơn”, huyện Tiên Lãng hay Đoàn Văn Vươn, trong việc xây đắp con đê công vụ tại khu đầm thủy sản trên địa bàn xã Vinh Quang.

Bá Mạnh

>> Về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng - Mong hai chữ công bằng

Ngày 9-2, PV Báo SGGP đã trở lại khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn để nghe những tâm tư, nguyện vọng của họ muốn gửi Thủ tướng trong cuộc họp hôm nay.

Đời tôi khổ quá

Suốt tuần nay, ngày nào bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) cũng tất tả chạy đi chạy lại giữa túp lều tạm dựng ngay trên nền ngôi nhà 2 tầng đã bị chính quyền huyện Tiên Lãng đập phá và nhà em chồng ở xã Tiên Hưng, nơi những đứa con đang gửi nhờ để chăm nom, học hành. Bà Thương nói giọng khắc khổ, cả tháng nay chẳng thể làm được việc gì, đầm bãi để hoang lạnh vì không còn tâm trạng đâu mà làm, phần cũng vì chờ kết luận của Thủ tướng.

Đứng trên bờ đầm chỉ ra những rặng chuối xác xơ chẳng ai chăm bón, bà bùi ngùi kể: “Đời vợ chồng tôi khổ quá. Từ khi được giao đất năm 1993 đến năm 2005, cứ vay tiền đầu tư, nợ chưa trả xong thì vỡ đê tài sản trôi ra biển. Mới vài năm gần đây bắt đầu gượng dậy chút chút đâu có ngờ lại dính cái họa “đầm bị cưỡng chế, chống người thi hành công vụ” vào cái ngày định mệnh 5-1 vừa qua”. Tới tận sáng mùng 1 Tết, xã mới rút đi, hai bà vội vã đi vào đầm thắp hương cúng thần linh, thổ địa. Nhưng một cảnh tượng làm họ rụng rời, khi trước mặt cả ngôi nhà 2 tầng quen thuộc chỉ còn đống gạch đổ nát, nham nhở vết cháy.
 Tài sản của gia đình bà Thương giờ còn lại con chó và cái đầm hoang. Ảnh: VĂN PHÚC

Bỗng chốc, một con chó trắng hiền lành, gầy guộc ở đâu chạy dọc bờ đầm lao về, quấn quýt lấy chủ. Bà Thương ôm con chó nhỏ vào lòng, xoa xoa đầu nó, rồi bảo: “Sau hôm cưỡng chế, toàn bộ gia tài, đồ đạc, tôm cá trong đầm đều bị cuỗm sạch, chẳng hiểu sao con chó này lại thoát được. Có lẽ, trước khi người ta đưa máy ủi vào phá nhà tôi, đốt đồ đạc thì nó đã chạy ra ngoài, chứ một con chó to hơn nữa và toàn bộ gia cầm đã bị mất tích cả rồi”.

Một người dân đứng bên cạnh bà Thương chỉ vào con chó nói: Nó là nhân chứng sống của vụ chính quyền Tiên Lãng và xã Quang Vinh tổ chức phá nhà ông Vươn, nhưng nó không thể nói được. Nó mà nói được thì những người tổ chức phá nhà ông Vươn không thể loanh quanh chối tội, dây dưa kéo dài được như thế này đâu.

Sẵn sàng thuê đất

Hỏi chuyện Bí thư Thành ủy Hải Phòng hôm 7-2 đã khẳng định trường hợp này có thể được thuê đất, cả hai người nói rằng sau khi biết tin mừng lắm. Bà Hiền bày tỏ: “Có phải chúng tôi không muốn chấp hành luật của Nhà nước đâu. Nếu thu hồi đất để phục vụ những công trình phúc lợi, như đường - trường - trạm, chúng tôi luôn sẵn sàng, nhưng đây lại thu hồi vì những mục đích tư lợi của một nhóm cá nhân, thu hồi đất của chúng tôi cho người khác thuê nên chúng tôi không chấp nhận”.

“Bản thân vợ chồng, anh em chúng tôi cũng đã bàn bạc, thống nhất với nhau sẽ chấp nhận thuê lại đất, với giá cao hơn là 3-4 triệu đồng/ha. Thậm chí chúng tôi chấp thuận mỗi hộ chỉ thuê tối đa 5ha cũng được, nhưng chính quyền huyện vẫn quyết thu bằng được và không bồi thường, vậy có chấp nhận được không” - bà Thương đặt câu hỏi. Bà Hiền còn cho chúng tôi biết thêm, để làm khu đầm, trong những năm qua họ phải vay mượn tới hơn 10 tỷ đồng. Nhưng tới thời điểm bị cưỡng chế, họ vẫn còn nợ bà con họ hàng hơn 3 tỷ đồng (chủ yếu là tiền vay để mở rộng đầm, mua đất và đá đắp đập, bờ vùng bờ bao). 
dinhphdc wrote on Feb 10, '12, edited on Feb 10, '12
Tóm lược diễn biến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn

- Tháng 10.1993: ông Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định giao 21 ha đất mặt nước ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, TP.Hải Phòng.

- Năm 1997: ông Vươn được giao thêm 19,3 ha với thời hạn 14 năm, nhưng thời điểm tính từ năm 1993 (hết hạn vào năm 2007).

Theo giải thích của lãnh đạo TP.Hải Phòng, sở dĩ năm 1997 huyện Tiên Lãng giao đất 14 năm nhưng tính từ thời điểm năm 1993 vì khu vực diện tích 19,3 ha ông Vươn đã khai thác, sử dụng ngay từ năm 1993, đến năm 1997 mới xin cấp bổ sung để hợp thức hóa.


- Ngày 7.4.2009, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định số 461 QĐ-UBND thu hồi 19,3 ha đầm của ông Vươn, giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý.

Cũng trong thời gian này, ông Vươn khởi kiện QĐ 461 ra tòa hành chính TAND huyện Tiên Lãng.


- Ngày 27.1.2010, TAND huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm tại Bản án số 01/2010/HCST, bác yêu cầu khởi kiện của ông Vươn, giữ nguyên quyết định thu hồi đất 461/QĐ-UBND ngày 7.4.2009 của UBND huyện Tiên Lãng.


- Ông Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm lên TAND TP.Hải Phòng. Sau đó, do có thỏa thuận tại tòa giữa ông Vươn và cán bộ UBND huyện Tiên Lãng, tưởng sẽ được UBND huyện Tiên Lãng cho thuê tiếp đầm, ông Vươn rút đơn kháng cáo.

TAND TP Hải Phòng ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, ông Vươn hết quyền kháng cáo, nhưng UBND huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thu hồi đất mà không đề cập chuyện sau khi thu hồi có cho ông Vươn thuê đầm tiếp hay không.


- Ngày 24.11.2011, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế khu đầm của ông Vươn.


- Ngày 5.1, đoàn cưỡng chế vào khu đầm, người nhà ông Vươn đã dùng súng hoa cải bắn ra, khiến 6 công an, bộ đội bị thương.


- Ngày 6.1, căn nhà 2 tầng của ông Vươn bị san phẳng, bà Thương (là vợ ông Vươn) cho biết thủy sản trong đầm cũng bị đánh bắt mất.


- Sau khi xảy ra vụ việc, UBND huyện Tiên Lãng và UBND TP.Hải Phòng tổ chức hai cuộc họp báo (vào ngày 5.1 và ngày 12.1) nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin cho phóng viên, không đưa ra hướng giải quyết vụ việc một cách hợp lý.


- Ngày 15.1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TP Hải Phòng báo cáo sự việc.


- Ngày 7.2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành chủ trì họp báo, thông báo Ủy ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã họp, thống nhất đình chỉ chức vụ đối với ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - và ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - để làm rõ những sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đai.

- Một ngày sau, Công an TP Hải Phòng khởi tố vụ án hủy hoại tài sản ở huyện Tiên Lãng để điều tra, làm rõ việc nhà ông Vươn - Quý bị phá nát.

- Một ngày sau, 9-2, một số quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang đang phải làm việc với cơ quan điều tra Công an TP Hải Phòng.

- Chiều 10.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo của các bộ, ngành và lãnh đạo TP.Hải Phòng về sự việc.

Sau cuộc họp, Văn phòng Chính phủ sẽ tổ chức họp báo để công bố thông tin về kết luận của Thủ tướng về vụ việc Tiên Lãng lúc 17h chiều cùng ngày. Cuộc họp báo này sẽ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì.

Tại cuộc họp này, ông Vũ Đức Đam sẽ thông tin về kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày với đại diện các bộ, ngành liên quan, Ủy ban T.Ư MTTQVN, lãnh đạo TP.Hải Phòng… về vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) gây sự chú ý đặc biệt của công luận thời gian qua.

Địa điểm diễn ra cuộc họp báo tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 11A Lê Hồng Phong.
dinhphdc wrote on Feb 10, '12, edited on Feb 10, '12

Hải Phòng ơi, hôm nay bé nhỏ mai ta sẽ thấy nhỏ lại một tí
Tiến lên dần dần thành thị trấn xong rồi...

Ôi, thành phố tháng năm, ta phải bỏ ta đi...
Đến bao giờ ta thấy lớn hơn xưa....





"HẢI PHÒNG ĐÓ, ĐAU THƯƠNG CHỈ BIẾT GỤC ĐẦU"?


Mai Thanh Hải - Hồi xưa, khi hát "Quốc ca Hải Phòng" (Bài "Tháng Năm rợp trời hoa phượng đỏ"), tụi mình thường xuyên tạc "Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết... gục đầu" và "sánh vai cùng... Hà Lầm, Hà Cối (địa danh xa xôi, nghèo nàn nhất của tỉnh Quảng Ninh) yêu thương", để nói đến cái "sự phát triển" của thành phố quê hương đầy truyền thống trong những năm đánh Pháp - chống Mỹ.

Nhưng sau chiến tranh chỉ được biết đến bằng hình ảnh tàu Viễn dương VOSCO ("Nhất VOSCO, nhì biển số" - Đại ý: Giàu nhất là thủy thủ tàu Viễn dương, sau đó là nghề Công an) và đến nay thì chỉ lẹt đẹt biết đến qua địa điểm ăn chơi gái gú Đồ Sơn và... súng hoa cải.


Hôm nay, một bạn đọc comment vào Blog, than thở: "Hải Phòng đó đau thương chỉ biết... gục đầu" nhân vụ cưỡng chế - đập phá tàn bạn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam, xảy ra tại xã Quang Vinh (huyện Tiên Lãng), gần ngay huyện mình, thấy quả là thấm thía.

Việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cảng, mình không dám bàn sâu. Nhưng có điều dễ thấy nhất là bao năm qua, mỗi lần về quê, mình đều thấy... quen thuộc.


Đơn giản là vài chục năm qua, mọi thứ vẫn... thế. Ngoài mấy đường Quốc lộ được Trung ương đầu tư xây dựng, phố - làng quê mình vẫn lơ thơ, ngơ ngẩn và nghèo nàn, khó kiếm sống đến không ngờ.

Chả thế mà rất nhiều đồng hương bảo: "Hải Phòng khó sống và khó kiếm sống" và mình đi tới các tỉnh khác, đâu cũng thấy người quê mình lập nghiệp, thành đạt, đàng hoàng...

Lý giải nguyên nhân này, mình rất tâm đắc ý kiến của bác Thu Hồng: "Việt Nam có 2 địa phương, đấu đá trở thành đặc điểm mang tính truyền thống. Đấu đá từ quan tới dân, tức không cần bất cứ lí do gì. Ham đấu đá đến độ không tụ nổi ở đâu cái Hội Đồng hương. Đó là Hải Phòng và Hà Tây (cũ).

Trong khi rất tương đồng về mọi điều kiện thiên thời địa lợi trừ nhân hòa, 6 tháng không quay lại đã thấy Đà Nẵng thay đổi thì 20 năm nay, Hải Phòng gần như đứng yên một chỗ. Khá hơn cả là một khu siêu thị do dân Sài Gòn ra đầu tư nhưng, hết khu A bị cháy đến khu B có… ma lang thang cả ban ngày".



Thế nhưng, với những thằng quê Hải Phòng đang lay lắt ở Đất Cảng hay lưu lạc khi xa, thi thoảng gặp nhau như tụi mình, thường băn khoăn: "Tại sao Hải Phòng khó sống và rất nhiều người Hải Phòng, chỉ thành đạt - thành công khi xa quê?".

Câu trả lời chung là: "Không chịu được với bọn cán bộ". Nói kỹ hơn: Đó là do cơ chế tiểu nông và sự ì trệ trong bộ máy quản lý - hành chính cũng như phong cách "quan lớn - quan nhỏ" của khá nhiều cán bộ - lãnh đạo các cấp trong thành phố.

Đặc biệt, đó còn là cách "bêu gương" của người lãnh đạo địa phương, thuộc dạng to đầu nhất, từ bao năm nay.

Chuyện ngày xưa, mình chưa nói, nhưng "tấm gương" rõ nhất hiện tại, mình và rất nhiều nhà báo rành rẽ, đó là Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành, người gắn với khá nhiều "tai tiếng" trên địa bàn thành phố mấy năm qua.



Mà rất lạ, những vụ "tai tiếng" của Hải Phòng mấy năm qua, đều liên quan đến đất đai và đều xảy ra "dưới trướng" ông Thành, đơn cử: Vụ tiêu cực đất đai tại Vạn Hương (thị xã Đồ Sơn); vụ chia chác đất đai tại Quán Nam (Dư Hàng Kênh, huyện An Hải) và ngay mới đây là vụ cưỡng chế đất đai tại huyện Tiên Lãng.

Thậm chí, trong vụ tiêu cực ầm ĩ nhất trong lịch sử "ăn đất của quan chức tại Việt Nam", xảy ra trên địa bàn TP. Hải Phòng, Bí thư Nguyễn Văn Thành còn ký đến 2 văn bản gửi lên Cơ quan Điều tra - Tố tụng với mục đích "xin xỏ" được giảm - miễn tội cho các quan chức cấp dưới sai phạm...

Không chỉ có vậy, hình như ông Nguyễn Văn Thành còn dính đến "nghi án phong bì 20 triệu" trước ngày bỏ phiếu bầu chọn Chủ tịch UBND TP.



Sự việc đơn giản thế này: Trước ngày bỏ phiếu bầu chức Chủ tịch UBND TP, một số Thành ủy viên (chỉ các "hạt giống" này mới được tham gia bầu) được 1 ông Giám đốc Doanh nghiệp Thép - Đại biểu Quốc hội đường đột ghé thăm, hỏi chuyện thân tình bất thường và... tặng cho cái phong bì 20 triệu với lời dặn dò chu đáo: "Bỏ phiếu cho anh T, Phó Chủ tịch nhá!"...

Dĩ nhiên, khi vụ này bung bét, được báo chí rầm rằm đăng tin bài phản án, người dân Hải Phòng biết ngay "nghi can" này là ai và thậm chí, khi về làm việc tại TP sau đó, rất nhiều lãnh đạo Đảng - Nhà nước cũng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng cùng cá nhân các "nghi can" phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc...

Lãnh đạo to đầu nhất của TP, còn tai tiếng nhiều như thế, liệu lãnh đạo cấp dưới sẽ như thế nào?..

Điểm lại những "vấn đề nổi cộm" ở Đất Cảng thời gian qua, không vụ nào là không dính đến Cán bộ - lãnh đạo - Đảng viên các Sở Ban ngành, địa phương từ TP xuống xã, trong mọi chuyện từ đất đai, dự án cho đến bớt xén tiền người nghèo, giả mạo bằng cấp, gây tai nạn giao thông...



Chính vậy bây giờ, xuống Hải Phòng, ngồi uống bia cỏ hay đắng đá, từ Bến Bính lên Cầu Đất hay ra Cát Bà đến vào Vĩnh Bảo, đến đâu cũng nghe thấy người ta nói chuyện về cán bộ, ví như "thằng này mới ăn dự án này", "con kia đòi bao nhiêu khi có hồ sơ xin việc", "xã này mới trúng quả", "tập thể kia mới vào cầu"... chen cùng chuyện đề đóm, cờ bạc, giết thằng này chém thằng kia... tịnh không bao giờ nhắc chuyện "Trung Dũng - Quyết Thắng" như hồi phá thủy lôi, bắn tàu bay, chuyển hàng - góp quân ra chiến trường đánh Mỹ.

Nhiều bạn hỏi mình: "Tính cách của dân Hải Phòng là yêu ghét rõ ràng, rành mạch chứ không lờ đờ "nửa nọ nửa kia", ngoại giao từ nụ cười cho đến cái liếc mắt, như những nơi khác. Sao giờ lại... kém tắm vậy?" và gợi ý giúp mình: Thế nhưng, càng ngày "phát triển và trưởng thành" dưới sự lãnh đạo của nhiều đời Cán bộ - lãnh đạo - Đảng viên, vốn là người ở các địa phương khác đến, cái tính cách "đặc sản" của mỗi người dân Hải Phòng, như của thời Tám Bính - Năm Sài Gòn trong Bỉ Vỏ ngày xưa, hình như đã bị "uốn dẻo"?...



Điều này quả đúng. Mình nhớ, trong quân ngũ, cho đến giờ, nhiều người vẫn nhớ câu khái quát về tính cách của một số vùng miền, qua hiện tượng... đào ngũ, như "Hà (Hà Nội) chuồn, Nam (Hà Nam) lủi, Thái Bình bay/ Hải Phòng anh dũng trốn ban ngày".

Mới đây, sau khi ồn ào dư luận về một số vụ việc, một tờ báo đã chi li tìm hiểu về "Tính cách người Hải Phòng" có liên quan thế nào đến "Giang hồ Đất Cảng" và đưa ra kết luận, khiến mình rất tâm đắc: “Nói về tính cách người Hải Phòng thì phải xem xét rõ ràng ở 2 nhóm người. Nhóm giang hồ và nhóm trí thức. Sự dũng hãn, liều mạng như mọi người nói thì chỉ đúng với bộ phận nhỏ… là giới giang hồ. Còn trí thức, thì chỉ nên dừng ở mức tính cách mạnh mẽ, không chịu khuất phục, không chịu luồn cúi, thích thì làm, không thích thì bật, kể cả mất việc… Điểm chung duy nhất của giới giang hồ và trí thức Hải Phòng là sự phân định rõ ràng trong yêu và ghét, không có chuyện lấy oán trả ân”...



Đến bây giờ, xảy ra vụ Quang Vinh, kéo dài cho đến khi mọi sự "ăn gian nói dối", "vu vạ đổ vấy" của đám Cán bộ lãnh đạo - Đảng viên từ xã đến Thành phố đã lòi đuôi, cả đám cha con sợ trách nhiệm - liên lụy trước "bão dư luận", đe nẹt của cấp trên và nhất là mất ghế, mất chức... mình mới thấy thấm thía những ý tứ trong câu: "Hải Phòng đó đau thương chỉ biết gục đầu".

Đau thương không?. Có chứ!.

Không đau sao được, khi ở ngay trên đất "oai hùng lịch sử", nhưng lãnh đạo huyện như ông "Vua con", chỉ cần a lố 1 cú điện thoại là các Trưởng ngành trong huyện, chả cần quy định - quy trình, lốc nhốc huy động cả đống Công an, Quân đội, Biên phòng, Dân quân, Thanh niên tình nguyện... theo kiểu "Hồng vệ binh", hàng vài chục người với súng ống, dùi cui, gậy gộc để thực hiện cái gọi là "cưỡng chế" với mấy mống đàn ông, phụ nữ, đàn bà nông dân...

Không đau sao được, khi mảnh đất "truyền thống hiếu học", sinh ra những đứa con học hành đầy đủ, làm này khác, đủ cả hàm hiệu... biết là bị sai đi làm việc sai nhưng vẫn cun cút thực hiện như con rối.



Dốt nát đến mức, ngay cả việc tìm hiểu đánh giá tình hình cũng chả biết, nên khi bị chống trả, mới "đi cả lượt" và lúc ấy bạ chỗ nào nằm rạp chỗ nấy và oai oái gọi điện xin hàng trăm sao hàm - súng ống các loại khác đến ứng cứu. Hùng hậu, hiện đại và nghe đâu toàn thuộc các "Đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang" cả đấy, nhưng sau cả nửa ngày bắn súng, ném lựu đạn, đánh sườn - bọc hậu... rút cục cũng chỉ tiếp quản được cái... xác nhà không.

Không đau sao được khi địa danh sản sinh ra những người chân chất, thật thà "ăn sóng nói gió", không bao giờ gian dối, chịu khuất phục... lại xuất hiện những cán bộ từ Bí thư Thành ủy cho đến Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở ngành, Bí thư - Chủ tịch huyện, Chánh Văn phòng - Trưởng Ban Tuyên giáo... - những cán bộ manh danh "Quan phụ mẫu" nhưng lươn lẹo, gian xảo, nói dối biến "có thành không, không thành có" trong nháy mắt, từ những hành vi lồ lộ, khiến đến đứa trẻ con nghe xong cũng lắc đầu: "Không chấp bọn chuột gián có... đầu đất".



Đã dối quanh, lại còn hèn nhát. Khi sự việc mới xảy ra và báo chí lác đác tiếp cận thì vênh váo, tự đắc phét lác, thậm chí còn chạy vạy để được tham gia họp giao ban với lãnh đạo các báo và lên tiếng dạy bảo, chỉ đạo.

Khi thấy nguy cơ bị lòi sai phạm và công luận ầm ầm lên tiếng, từ lớn đến bé hoặc tắt điện thoại, trốn chui chuồn lủi như chuột để khỏi cụng mặt người khác, hoặc đổ vấy trách nhiệm cho ngành khác, cá nhân khác, còn mình thì chỉ nhận "trách nhiệm chung của tập thể", nhằm giữ ghế cá nhân...

Có gục đầu không?. Không đâu!.

Nói không bởi vì Đoàn Văn Vươn đúng chất dân Hải Phòng, không chịu để bất cứ ai, dù cậy đông cậy quyền, hùng hổ bắt nạt, cướp đi miếng cơm manh áo và nhất là để bảo vệ gia đình, vợ con mình.

Nói không bởi suốt từ khi sự việc xảy ra, những người nông dân - công nhân và cả những giang hồ - trí thức ở Hải Phòng đã giật mình tỉnh dậy, chung tay kề vai và trong mỗi câu chuyện của họ mỗi sáng - trưa - chiều - tối, đều có câu chuyện Tiên Lãng, cùng những nơi tương tự như vậy...



Nói không bởi người Hải Phòng nói riêng và người dân ở nhiều địa phương trong cả nước, qua vụ được đã được khơi gợi, trở về với đúng tính cách xa xưa: Không chịu đè nén, bóc lột và sẵn sàng làm mọi thứ, để bảo vệ sự công bằng - hạnh phúc cho mình và những người thân của mình...

Và nói không, bởi người Hải Phòng đã đứng dậy, đúng chất ngang tàng, mạnh mẽ, không chịu khuất phục và câu chuyện chống trả với lũ "cường hào ác bá" ở địa phương, vạch mặt bọn "tham quan, cơ hội, trì trệ" chuyên ngồi phòng lạnh chỉ đạo... biết đâu lại là cơ hội để cải tạo, xây dựng lại Hải Phòng "Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" theo đúng tính cách "Trung dũng - Quyết thắng" như Bác Hồ đã dạy, khi về thăm Đất Cảng xưa kia?..



dinhphdc wrote on Feb 12, '12
Ý kiến của nhà báo Thiềm Thừ:

Từ vụ Đoàn Văn Vươn - Cai trị


Đăng ngày: 23:50 07-02-2012

Một tháng sau vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng), Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã quyết định đình chỉ công tác ông Lê Văn Hiền - Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng và một số người khác. Một trong những việc cần làm đã được làm, dù hơi muộn. Nó hạ bớt phần nào bức xúc trong công luận, trong lòng dân.

Nhưng, kể cả khi vụ án “hủy hoại tài sản công dân” được khỏi tố và những người có sai phạm bị xử lý nặng tay hơn, vụ cưỡng chế này vẫn là một tổn thất chính trị lớn, như lời Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X.


Sẽ còn những vụ như vụ này không? 

Sẽ còn, dù tính chất, mức độ có thể khác, nếu luật đất đai không được sửa đổi, có thêm chế tài với người ra quyết định cấp hay thu hồi đất, bảo hộ mạnh mẽ hơn quyền của người sử dụng đất.

Sẽ còn, với hiện trạng nền hành chính của đất nước ta. Hiện trạng đó, được thể hiện khá rõ trong vụ cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ Đoàn Văn Vươn. Những tùy tiện, sai phạm trong các quyết định giao đất và thu hồi đất, trong việc tổ chức thu hồi đất và thực hiện quyết định cưỡng chế, những phát ngôn hàm hồ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, thừa chuyên quyền trong bộ máy hành chính, của một số quan chức. Đó là những con người mang não trạng thâm căn cố đế của giới công chức quen bắt nạt dân, quen xử lý hơn đối thoại, quen cai trị, trong nền hành chính cai trị.


Bao giờ, nền hành chính cai trị sẽ được chuyển thành nền hành chính hiện đại – nền hành chính phục vụ?

Khó sớm được, khi mà công chức muốn thăng tiến phải đi học chính trị, chứ không phải đi học quản lý hành chính, khi tỉnh nào, huyện nào cũng có trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị, không có trường hành chính. Khó sớm được, khi cơ quan hành pháp địa phương vẫn là Ủy ban Nhân dân, không phải Ủy ban Hành chính.



Nối: Lạm quyền, lơ trách nhiệm




Từ vụ Đoàn Văn Vươn - Lố đà


Đăng ngày: 22:57 08-02-2012

Chơi chưa đẹp

Hôm qua, có người (Thiềm Thừ không dùng từ nhà báo) viết về vụ Đoàn Văn Vươn: “Công tâm mà xét, đây là lần đầu tiên từ sau vụ việc Thái Bình năm 1997, báo chí được tự do đến như thế.” 

Chả đồng ý với tác giả, nhưng “công tâm mà xét” báo chí đã huy động lực lượng rầm rộ tham gia vụ này, ngay từ khi có cuộc cưỡng chế. Chắc chắn, báo chí đã góp phần để hôm nay Thủ tướng làm việc với với một số Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND thành phố Hải Phòng, có kết luận, giải quyết vụ Đoàn Văn Vươn. 

Tuy nhiên, “công tâm mà xét”, báo chí chưa hoàn toàn công tâm, chưa thực sự làm hết chức năng phản biện. Dường như, luồng thông tin trên báo chí chỉ có một chiều phê phán “mấy tay cán bộ” Tiên Lãng, Hải Phòng. Không cố ý, nhưng báo chí vô hình trung ca ngợi “người hùng lấn biển” Đoàn Văn Vươn. Tôi chưa có đủ tư liệu để “lật lại lịch sử” – như cách nói của luật sư Trần Vũ Hải – nên chưa nói gì về việc lấn biển của anh em, gia đình ông Vươn. Nhưng thấy báo chí “chơi chưa đẹp” khi lờ chuyện nhà họ Đoàn dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế, làm sáu người bị thương. Rất nhiều trường hợp, những người bị cưỡng chế đã dùng dao, cuốc, gậy gộc, ném đá, hắt nước phân… vào lực lượng cưỡng chế. Đó là những hành động bộc phát. Nhưng sử dụng súng hoa cải, phải có sự chuẩn bị từ trước. Người giữ và sử dụng súng hoa cải, có hiền lành không nhỉ, có phạm tội “tàng trữ vũ khí trái phép" không nhỉ?!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét