30 tháng 4 2012

Việt Nam Thống Nhất - Phim tài liệu do Nhật Bản sản xuất

Đạo diễn: Yamamoto Satsuo, Toma Hiroichi, Yuki Yoshihiro, Suzuki Toshikazu
Quay phim, phóng viên chiến trường: Ishigaki Misao, Iwada Rikizou
Hiệp hội Phát hình Nhật Bản Nippon Hōsō Kyōkai NHK 日本放送協会 sản xuất.

Đây là những thước phim rất quý hiếm của các nhà làm phim Nhật Bản về cuộc chiến chống Mỹ của quân dân miền Nam, đặc biệt ở khu vực Sài Gòn - Gia Định và rừng U Minh. Những thước phim chủ yếu ghi lại hình ảnh Việt Nam tại thời điểm thống nhất năm 1975.

Điều đáng chú ý là "Việt Nam thống nhất" được thực hiện trên những thước phim màu với hình ảnh và âm thanh rõ nét nhất từ trước đến nay trong số những phim tài liệu đã thực hiện về VN trước năm 1975.

Các phóng viên chiến trường Nhật Bản đã tái hiện một bề dày lịch sử của VN trong công cuộc giải phóng đất nước từ năm 1954 qua các giai đoạn và những nỗ lực đấu tranh giành độc lập của quân dân miền Nam trên mọi mặt trận.

Khán giả sẽ có được cơ hội nghe các chiến sỹ ở vùng đất U Minh nói về những điều mà họ đang làm cho cách mạng.

Đó cũng là những tuyên truyền viên bí mật in báo và tài liệu kháng chiến, là một người thợ lặn được mệnh danh "Thuỷ thần" trong cuộc chiến đấu chống giặc... Đó còn là cuộc sống của người dân Việt oằn mình trong "ấp chiến lược" của địch tại Cần Thơ.

Những người làm phim "Việt Nam thống nhất" đã kịp thời ghi lại những cuộc càn quét của Mỹ và thất bại của chúng trước sự phản công quyết liệt của quân Giải phóng.

Phim cũng có những cảnh quay xúc động về "chuồng cọp" tại nhà tù Côn Đảo và sự tàn khốc của hơn hai ngàn tù ngục khác trên đất nước VN.

Cao trào của cảm xúc là sự kiện ngày 16/3/1968, "một tốp máy bay trực thăng chở lính Mỹ và đã đổ bộ xuống làng Sơn Mỹ - một làng nhỏ miền trung Việt Nam. Khắp mọi nơi trong làng đều có máu. Ngày hôm đó, 504 người đã bị giết, toàn trẻ con, người già và phụ nữ".

Lần đầu tiên những nhà làm phim, đồng thời cũng là những nhân chứng lịch sử đã ghi lại và công bố tội ác của quân xâm lược bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và rõ nét.

Đặc biệt, bộ phim cũng ghi lại những phút giây thiêng liêng của lịch sử khi Sài Gòn được giải phóng, VN hoàn toàn thống nhất, một không khí tưng bừng hạnh phúc của nhân dân, sự cảm động của ngày đoàn tụ và cả gương mặt, ánh mắt của những người mẹ, người vợ khi chồng con mình không bao giờ trở về.

Tất cả đã được ghi lại một cách khách quan thông qua góc nhìn của những nhà làm phim Nhật Bản. Tổng đạo diễn phim là Yamamoto Satsuo, các đạo diễn Toma Hiroichi, Yuki Yoshihiro, Suzuki Toshikazu. Hai nhà quay phim - phóng viên chiến trường là Ishigaki Misao và Iwada Rikizou.

Bộ phim do Nhà xuất bản Kim Đồng tặng trao đổi bản quyền cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Theo bà Nguyễn Hương Giang, Phó Giám đốc Kênh VTC1, bộ phim sẽ gây xúc động cho người xem cả nước, bởi trong đó có sự xuất hiện của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, các chiến sỹ cách mạng, nay người còn, người mất.

Về mặt nghệ thuật, phim tài liệu mang đậm tính đời sống với những thước phim rất đẹp về vùng sông nước Nam Bộ trong kháng chiến...


29 tháng 4 2012

Bàn về quan hệ Trung - Mỹ

Những chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Mỹ (13/09/2012)

    Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ kể từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, quan hệ Trung Mỹ đã trải qua nhiều bước thăng trầm, phát triển và biến đổi tương đối lớn. Chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ cũng như chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc luôn có sự thay đổi, điều chỉnh. Tuy nhiên, mạch phát triển của quan hệ Trung-Mỹ vẫn được coi là tương đối rõ ràng, cơ bản có thể phân chia thành 3 giai đoạn: Từ khi thành lập nước Trung Quốc mới năm 1949 tới trước chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Mỹ Nixon, quan hệ 2 nước ở trong giai đoạn thù địch; từ chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Nixon đến khi Liên Xô tan rã, kết thúc Chiến tranh lạnh năm 1991, hai nước bắt tay nhau đối phó với Liên Xô; từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay là giai đoạn lợi ích ngày càng đan xen trong thời kỳ mới. Quan hệ Trung-Mỹ từ thù địch tới hòa giải, rồi tới hợp tác chiến lược, động lực thúc đẩy phía sau quá trình đó chính là sự gặp nhau về lợi ích giữa 2 nước.
1.  Chiến lược "chống Mỹ" (1949 - 1971)
Trong hơn 20 năm từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 đến năm 1971, trào lưu chính trong chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ là việc chống Mỹ, "chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách của Mỹ", trong đó bao gồm việc chống chiến lược và chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Khi nước Trung Hoa mới ra đời thì thế giới đã triển khai toàn diện cuộc chiến tranh Lạnh Đông - Tây mà hạt nhân của nó là sự đối kháng giữa Mỹ với Liên Xô.

               Cờ Mỹ và Trung Quốc trước cửa nhà trắng - Ảnh: AFP
Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nước Trung Quốc mới ra đời đã lựa chọn con đường đi lên CNXH là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mình. Sự lựa chọn này là phù hợp với niềm tin của ĐCS và nhân dân Trung Quốc. Chính vì vậy nên sự lựa chọn chiến lược ngoại giao của nước Trung Quốc lúc đó là chiến lược “nhất biên đảo’’, nghiêng hẳn về phía Liên Xô XHCN.
Ngày 2-10-1949 Liên Xô là quốc gia đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trong khi đó Mỹ không ngừng tăng cường tạo áp lực mạnh mẽ lên các đồng minh của mình để hướng họ không công nhận nước Trung Quốc mới.
Nước Trung Quốc mới ra đời trong hoàn cảnh trong nước và quốc tế lúc bấy giờ có những thay đổi lớn lao, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định đứng hẳn về phía Liên Xô, coi đó là sự thể hiện lợi ích cơ bản của mình. Sự lựa chọn này đã đưa đến việc ký kết "Điều ước đồng minh hữu nghị tương trợ Trung - Xô" ký ngày 14 – 2 – 1950.
Xét từ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đối kháng Trung - Mỹ là điều dễ hiểu, đó là sự phản ứng tất yếu đối với chính sách chống phá, thù địch đối với Trung Quốc của Mỹ. Mỹ đã không thừa nhận sự thành lập nước CHND Trung Hoa. Tháng 6 - 1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tuyên bố sẽ đưa chiến hạm đến đóng quân tại eo biển Đài Loan, cản trở quân  giải phóng Nhân dân Trung Quốc giải phóng Đài Loan, đồng thời cổ xúy cho cái gọi là "định luận về vị trí của Đài Loan" (công nhận Đài Loan là một quốc gia hợp pháp) và từ đó, Mỹ trở thành mối đe doạ lớn nhất đến sự thống nhất và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Từ năm 1949 đến năm 1971, Trung Quốc và Mỹ không chỉ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh lạnh mà còn nằm trong trạng thái "chiến tranh nóng", hoặc "chuẩn bị xảy ra chiến tranh nóng" trong các cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến tranh Việt Nam và một số khủng hoảng ở eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 50, trong quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn. Đến tháng 3 năm  1969 đã xảy ra cuộc đụng độ lớn trên biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô. Từ đây, liên kết với Mỹ để chống lại Liên Xô là ý đồ chiến lược ngoại giao của Trung Quốc.
2. Chiến lược "liên kết với Mỹ" chống Liên Xô (1972-1991)
Vào những năm cuối đời, dưới sự trợ giúp của Thủ tướng Chu Ân Lai, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã triển khai “ngoại giao bóng bàn”, lấy quả cầu nhỏ làm chuyển động quả cầu lớn, khơi thông kênh đối thoại Trung - Mỹ. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã bắt tay Tổng thống Mỹ Nickxơn – trong chuyến thăm Trung Quốc. Sự cách biệt kéo dài 23 năm giữa Trung Quốc và Mỹ trong phút chốc đã chấm dứt. Tuy nhiên, việc bình thường hoá quan hệ chính thức giữa Trung Quốc và Mỹ phải tới năm 1978, với nghệ thuật ngoại giao của Đặng Tiểu Bình (lúc đó là Phó Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung Quốc), bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ mới chính thức được ký kết.
Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách và mở cửa xây dựng hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã xác định rõ lấy xây dựng kinh tế làm quốc sách cơ bản. Chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc đã có sự điều chỉnh lớn. Đối nội lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, lấy tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng hiện đại hoá XHCN hưng thịnh đất nước làm mục tiêu. Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội cũng điều chỉnh theo đó, Trung Quốc chủ trương mở rộng cửa ra bên ngoài, bước ra thế giới. Trung Quốc cũng nhận thấy rằng muốn phát triển kinh tế thì cần phải thiết lập quan hệ ngoại giao, bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Từ đó Trung Quốc và Mỹ tích cực các hoạt động nhằm đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Qua một thời gian đàm phán, ngày 16-12-1978 tại Bắc Kinh, tại New York là ngày 15-12, hai nước Trung Quốc và Mỹ đồng thời công bố công báo thiết lập quan hệ ngoại giao. Công báo chỉ có vài trăm chữ, nhưng nó có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến quan hệ Trung - Mỹ cũng như  các mối quan hệ quốc tế. Từ đây, quan hệ Trung - Mỹ bước vào thời kỳ phát triển mới.(1)
Từ  cuối thập niên 80 thế kỷ XX, cục diện quốc tế lại có những thay đổi tương đối lớn. Liên Xô từng bước cải cách chính sách đối nội, đối ngoại của mình, tích cực cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Chính sách đối nội và ngoại giao của Trung Quốc cũng có sự thay đổi mang tính căn bản, không lấy việc đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh, thực hiện cải cách mở cửa, từng bước có sự hoà hoãn và cải thiện với Liên Xô. Trong khi đó vấn đề Đài Loan vẫn rất nghiêm trọng đối với quan hệ Trung - Mỹ.
Vì vậy từ cuối thập kỷ 80, tuy vẫn tồn tại của chiến lược liên kết với Mỹ để chống Liên Xô, nhưng mối quan hệ này đã có phần giảm xuống và đến đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, khi bức tường ở Berlin sụp đổ, Đông Âu thay đổi và Liên xô tan rã, chiến tranh Lạnh kết thúc thì chiến lược liên kết với Mỹ để chống Liên Xô cũng như mối quan hệ hợp tác chiến lược Trung - Mỹ hầu như đã chấm dứt.
3. Quan hệ Trung - Mỹ từ sau chiến tranh Lạnh đến nay.
3.1. Quan hệ Trung - Mỹ thập niên 90 thế kỷ XX.
Từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc đến những năm cuối thế kỷ XX, mối quan hệ Trung - Mỹ bước vào thời kỳ có tính chất không rõ ràng, thậm trí có thể coi là thời kỳ của một mối quan hệ không ổn định. Điều này chủ yếu là do trong nhận thức chiến lược cũng như chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc không được xác định rõ, đồng thời còn được thể hiện ở những bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí là đối kháng của Mỹ với Trung Quốc trên các vấn đề quốc tế và khu vực như chế độ chính trị, ý thức hệ, nhân quyền, Đài Loan, Tây Tạng … Do vậy, lúc đó với tư cách là một nước tương đối yếu trong mối quan hệ này, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác mà chỉ có thể áp dụng một chiến lược mang tính 2 mặt, tức là vừa tiếp xúc, đối thoại, thương lượng và phát triển sự hợp tác đối với Mỹ, đồng thời vừa nêu cao tinh thần cảnh giác với những việc chia rẽ, ngăn ngừa và kiềm chế Trung Quốc của Mỹ đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc trong quan hệ song phương cũng như những vấn đề khu vực và quốc tế như nhân quyền, ý thức hệ, vấn đề Đài Loan… Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc triển khai một mối quan hệ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" với Mỹ, với mục tiêu là cải thiện và phát triển quan hệ với  Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc và một số quốc gia khác tiến hành đấu tranh chống việc can thiệp của Mỹ vào những công việc nội bộ của nước khác cũng như việc nêu cao ngọn cờ chống chủ nghĩa bá quyền Mỹ .Nhưng mục đích của sự phản đối, đấu tranh này không phải là để chống Mỹ, mà có thể nói là "dựa vào đấu tranh để tìm sự phát triển", là để cải thiện và phát triển quan hệ với Mỹ, tránh đối đầu với Mỹ.
Vì vậy, nhìn vào toàn cục, quan hệ Trung - Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh không chỉ có xung đột và đối lập, mà Trung Quốc vẫn luôn coi trọng quan hệ với Mỹ trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hoà bình. Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã sớm chỉ rõ: Chúng tôi mong "Tăng thêm lòng tin, giảm bớt phiền hà, phát triển hợp tác, không gây đối kháng" với Mỹ. Tháng 11-1996, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân gặp Tổng thống Mỹ B.Clintơn ở Manila (Philippines), trong cuộc gặp này Clintơn nhấn mạnh: "Nước Mỹ muốn được thấy một Trung Quốc lớn mạnh, ổn định và an ninh. Hai nước chúng ta có lợi ích chiến lược chung trong nhiều vấn đề, nước Mỹ vui lòng lập quan hệ bạn bè hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc.(2)
3.2. Quan hệ Trung - Mỹ 10 năm đầu thế kỷ XXI
Phải thấy rằng phương châm chiến lược dài hạn và cơ bản của Trung Quốc đối với Mỹ từ sau chiến tranh lạnh, nhất là trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI đó là việc ưu tiên cải thiện và duy trì quan hệ ổn định với Mỹ - siêu cường thế giới hiện nay. Duy trì quan hệ ổn định với Mỹ là bảo đảm cơ bản để bảo vệ “đại cục” hoà bình và phát triển, từ đó duy trì sự ổn định và phát triển, hoàn thành sự nghiệp hiện đại hoá XHCN của Trung Quốc, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 Trung Quốc trở thành một quốc gia khá giả (“tiểu khang”) như Đại hội lần thứ XVI ĐCS Trung Quốc năm 2002  đã đề ra.
Mục tiêu chiến lược hai mươi năm đầu thế kỷ XXI  của Trung Quốc là tạo môi trường quốc tế tốt đẹp cho việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả: tăng cường quan hệ với các nước xung quanh, cải thiện quan hệ với các nước lớn, trọng điểm là Mỹ. Phải nói rằng cả Trung Quốc và cả Mỹ đều coi việc ổn định và phát triển quan hệ giữa hai nước là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước.
Ngay từ đầu năm 2001, sau khi vào làm chủ Nhà trắng, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã triển khai toàn diện chính sách đối ngoại cứng rắn trong đó nhấn mạnh Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược" của Mỹ.  Cũng ngay sau khi Tổng thống Mỹ Bush lên nắm chính quyền thì quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đã trải qua cơn sóng gió do vụ va chạm giữa máy bay do thám EP-3 của Mỹ và máy bay chiến đấu F8 của Trung Quốc trên vùng trời Hải Nam (Trung Quốc), làm phi công Trung Quốc tử nạn (ngày 1-4-2001). Sự kiện này đã đẩy quan hệ Trung  - Mỹ sang một thời kỳ căng thẳng mới.
Nhưng từ sau vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ hôm 11-9, Mỹ đã phát động cuộc chiến “chống khủng bố” trên toàn thế giới và Mỹ cũng triệt để lợi dụng cuộc chiến này nhằm giành ưu thế chiến lược trên toàn cầu. Mỹ tiến hành thay đổi sự lựa chọn khu vực ưu tiên, mở rộng sự có mặt quân sự ở nhiều nơi và khu vực trên thế giới.
Do Mỹ cần tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong cuộc chiến “chống khủng bố” đặc biệt là sự ủng hộ của các nước lớn nên đã có sự điều chỉnh trong quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn mà trong đó phải kể đến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ đấy quan hệ Trung  - Mỹ đã vượt qua phạm trù quan hệ song phương, ngày càng có ảnh hưởng toàn cầu và có ý nghĩa chiến lược toàn cầu. Đứng trước thách thức của sự đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống, Trung Quốc và Mỹ có lợi ích chiến lược chung về bảo vệ hoà bình thế giới, xúc tiến cùng phát triển.(3) Quan hệ Trung-Mỹ từ đây được xác định là quan hệ “đối tác chiến lược”
Tháng 1-2009, Barak Obama chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Ngay từ khi vận động tranh cử, ông Barak Obama đã tuyên bố Trung Quốc đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc là không thể xem thường. Mỹ cần phải xây dựng mối quan hệ lâu dài, tích cực và mang tính xây dựng với Trung Quốc.
Nhưng mặt khác có thể nhận thấy rằng Tổng thống Mỹ Obama lại không thể thay đổi một cách căn bản chính sách song trùng vừa tiếp cận, vừa kiềm chế đối với Trung Quốc của các khoá chính phủ tiền nhiệm. Ông Obama có thái độ hoài nghi và cảnh giác trước tiến trình hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc và trong những bài phát biểu và tuyên bố mang tính chính sách của mình, ông Obama vẫn không quên nhắc lại rằng phải “quan tâm sát sao” tới vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Trung Quốc.
Chuyến thăm Trung Quốc của  Tổng thống Mỹ Obama từ ngày 15 đến ngày 19-11-2009 có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo Mỹ trong việc vạch chính sách đối với Trung Quốc. Trong chuyến thăm này các nhà lãnh đạo  Trung Quốc và Mỹ đã ký kết "tái bảo đảm chiến lược" giữa Trung Quốc với Mỹ.
Tái bảo đảm chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ:
Thứ nhất, Trung Quốc trước sau như một không thay đổi chủ trương đi theo con đường phát triển hoà bình, không thay đổi phương châm theo đuổi chiến lược mở cửa cùng có lợi, cùng thắng.
Thứ hai,  Trung Quốc hoan nghênh Mỹ với địa vị là một nước châu Á - Thái Bình Dương, có những nỗ lực cho nền hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.
Tái bảo đảm chiến lược  của Mỹ đối với Trung Quốc:
Thứ nhất, Tổng thống Mỹ Obama nhắc lại phía Mỹ hoan nghênh một Trung Quốc hùng mạnh, phồn vinh, thành công và phát huy vai trò lớn hơn trong công việc quốc tế.
Thứ hai, phía Mỹ bày tỏ theo đuổi chính sách "một Trung Quốc" tuân thủ nguyên tắc trong ba bản "Thông cáo chung Trung -  Mỹ" .
Tái bảo đảm chiến lược  chung Trung - Mỹ:
Thứ nhất, hai bên nhắc lại ra sức thiết lập quan hệ Trung - Mỹ toàn diện, hợp tác tích cực trong thế kỷ XXI, đồng thời sẽ áp dụng hành động thiết thực nhằm thiết lập vững chắc quan hệ đối tác đối phó với thách thức chung.
Thứ hai, hai bên nhắc lại nguyên tắc căn bản cùng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lẫn nhau.
Thứ ba, hai bên nhất trí thông qua các kênh như đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ, trao đổi giữa quân đội hai nước, tiến hành thảo luận những vấn đề mang tính chiến lược quan trọng.(4)
Như vậy, thực chất "tái đảm bảo chiến lược" giữa Trung Quốc và Mỹ là việc 2 bên nhất trí cho rằng việc tôn trọng lợi ích hạt nhân của nhau là cực kỳ quan trọng đối với bảo đảm phát triển ổn định quan hệ Trung - Mỹ. Tái đảm bảo chiến lược này cũng là sự cam kết chiến lược cực kỳ quan trọng, là phương châm, phương hướng và mục tiêu phát triển của quan hệ Trung - Mỹ trong những thập niên tới của thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc Mỹ tuyên bố và tích cực cho việc trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã bị phía Trung Quốc cho là Mỹ đang toan tính muốn ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc trên khắp các khu vực của thế giới. “Mỹ có cảm giác Trung Quốc là nguy cơ đe dọa ngày càng lớn đối với sự bá chủ của Mỹ”(5). Vì vậy việc Mỹ trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Á, thì nhiều khả năng sẽ đẩy quan hệ Trung-Mỹ sang một thời kỳ căng thẳng mới.
4. Xu hướng của quan hệ Trung - Mỹ
Những năm gần đây, nhiều quan chức cấp cao của Mỹ đều nhấn mạnh quan hệ Trung - Mỹ là một mối quan hệ "phức tạp mà rộng lớn". Lãnh đạo Trung Quốc cũng luôn cho rằng giữa Trung Quốc và Mỹ có rất nhiều bất đồng, nhưng cũng có rất nhiều điểm chung, cần phải nhìn nhận và xử lý mối quan hệ Trung - Mỹ ở tầm cao chiến lược cũng như toàn cục. Đồng thời, cho dù mối quan hệ Trung - Mỹ có toàn diện, rộng lớn và phức tạp, nhưng tình hình cơ bản của quan hệ Trung - Mỹ hiện tại và tương lai, cơ bản vẫn được quyết định bởi 2 vấn đề lớn đó là vấn đề Đài Loan và thái độ chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Các vấn đề khác như thể chế chính trị, ý thức hệ, nhân quyền, thương mại …. cũng có những ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung - Mỹ hiện tại và trong tương lai, nhưng nó không thể chi phối tính chất chiến lược trong quan hệ Trung - Mỹ.
Trung Quốc cho rằng trong tương lai: Thứ nhất, vấn đề Đài Loan là vấn đề lớn nhất đối với an ninh, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bất kỳ hình thức nào đồng tình, cổ xúy, dung túng, ủng hộ và bảo vệ "Đài Loan độc lập" đều là sự thách thức đối với Trung Quốc, là đe doạ và là kẻ thù của Trung Quốc. Mấy chục năm tới, nếu như Mỹ không từ bỏ sự đồng tình, ủng hộ và bảo vệ "Đài Loan độc lập",  thì khó có thể duy trì được mối quan hệ bình thường và ổn định giữa Trung Quốc và Mỹ.
Thứ hai, liệu Mỹ sẽ nhìn nhận và xử lý như thế nào đối với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh. Mỹ có chấp nhận với sức mạnh dần dần đuổi kịp Mỹ. Mỹ có thể chung sống hoà bình với Trung Quốc không?
 Đương nhiên đây không phải là vấn đề chỉ từ một phía là Mỹ mà Mỹ cũng sẽ phải xem xét đến chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ như thế nào trên con đường đi đến sự lớn mạnh và sau khi lớn mạnh của Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc luôn  tuyên bố  rằng Trung Quốc không có ý đồ thách thức vị trí và lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á và trên thế giới và càng không có lợi ích và ý đồ thay thế Mỹ, chỉ cần Mỹ kiên trì nguyên tắc "một nước Trung Quốc" trong vấn đề Đài Loan, không ủng hộ Đài Loan độc lập và không áp dụng một chiến lược kiềm chế một cách toàn diện chiến lược phát triển lớn mạnh của Trung Quốc, thì 2 nước Trung Quốc và Mỹ trong mấy chục năm tới có thể phát triển mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng thậm chí là mối quan hệ hợp tác hữu nghị.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong những năm tới khả năng vẫn sẽ luôn tồn tại cục diện phức tạp, trong đó đan xen giữa nhiều lợi ích chung với những xung đột thực tế có khả năng xảy ra. Vì vậy giữa Trung Quốc và Mỹ tìm kiếm sự tin cậy lẫn nhau là vô cùng khó khăn.

Viện Nghiên cứu Trung Quốc
  CHÚ THÍCH:
(1)        Phó Diệu Tổ, Trần Sinh Quân: Nghệ thuật ngoại giao Đặng Tiểu Bình. Nxb Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. Bắc Kinh 1999, tr.143.
(2)        Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), ngày 25-11-1996
(3)        Phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyên thăm Mỹ tháng 4 - 2006. TTXVN, TLTKĐB, ngày 27- 4-2006.
(4)        Theo chuyên mục: "Tầm nhìn quốc tế" của tờ Thương báo, Hồng Công, ngày 30-11-2009. TTXVN, TLTKĐB, ngày 11-12- 2009.
(5)        Theo “Nhật báo phố Uôn (Mỹ) ngày 21-11-2011. TTXVN, TLTKĐB 29-11-2011.

Bàn về quan hệ Trung - Mỹ


Tác giả: Phan Doãn Nam.
1. Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp nhưng chưa có mối quan hệ nào lại phức tạp như quan hệ giữa CHDC Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Suốt 45 năm chiến tranh lạnh, quan hệ Mỹ - Trung luôn luôn thay đổi và sau chiến tranh lạnh quan hệ đó vẫn chưa thể gọi là ổn định. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ - Xô coi nhau là đối thủ chính nhưng chưa bao giờ trực tiếp đánh nhau. Trái lại CHND Trung Hoa mới ra đời chưa được một năm thì đã phải tham gia vào cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã đặt Triều Tiên và Đài Loan (một tỉnh của Trung Quốc) vào tuyến phòng thủ tiền tiêu của mình ở Viễn Đông và áp đặt lệnh cấm vận đối với Trung Quốc. Đó là giai đoạn I của quan hệ Mỹ và CHND Trung Hoa. Trong giai đoạn này căng thẳng và xung đột là chủ yếu. Mỹ - Trung có duy trì đàm phán cấp đại sứ lúc đầu ở Geneve và sau đó là ở Varsava nhưng chỉ là "cuộc đối thoại giữa những người điếc". Thậm chí ngoại trưởng Mỹ tại Hội nghị Geneve 1954 về Đông Dương đã từ chối bắt tay thủ tướng Chu Ân Lai.
2. Giai đoạn thứ 2 của quan hệ Mỹ - Trung:
Bắt đầu từ những năm 70 bằng "ngoại giao bóng bàn" và sau đó là chuyến thăm Bắc Kinh giật gân của H. Kissinger, cố vấn Hội đồng an ninh Mỹ mở đường cho cuộc đi thăm của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc và thông cáo Thượng Hải (2/1972). Cuộc khai thông trong quan hệ Trung - Mỹ thật sự gây ra những chấn động lớn trên thế giới không những mở đầu cho việc hình thành một nền ngoại giao mới, nền ngoại giao tam giác Mỹ - Xô - Trung mà còn làm cho đồng minh của Mỹ nhất là Nhật bị choáng váng vì cái gọi là "cú sốc Nixon". Nhưng sự kiện này chỉ như một cuộc động đất cường độ mạnh nhưng ngắn cho nên không làm cho 2 cao ốc mà người ta hy vọng sẽ sụp đổ đó là : thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và hoà hoãn Xô - Mỹ với việc ký kết một loạt hiệp định giữa hai nước, trong đó nổi bật nhất là Hiệp ước SALT1. Sau khi những lời tuyên truyền rùm beng về một kỷ nguyên mới của quan hệ Trung - Mỹ lẵng xuống, giới lãnh đạo cả 2 nước phải quay về với một loạt vấn đề nội bộ "chết người". Nixon buộc phải từ chức về vụ Watergate, quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết hạn chế quyền của Tổng thống trong việc đưa quân ra nước ngoài. Ơ Trung Quốc, bè lũ 4 tên vẫn lộng hành, Lâm Bưu bị hạ bệ, cái chết của Mao và nền kinh tế Trung Quốc đứng bên bờ sụp đổ. Tất nhiên giai đoạn quan hệ này đã đem lại cho Trung Quốc những cái lợi nhất định. Trung Quốc đã thay thế Đài Loan ở Liên Hợp Quốc kể cả ghế uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã buộc Mỹ phải hạn chế việc bán vũ khí cho Đài Loan trong lúc Trung Quốc vẫn giành quyền dùng vũ lực để giải phóng Đài Loan nếu cần thiết. Mỹ đã buộc Liên Xô phải tiếp tục mời Nixon và ký các hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược ngay trong lúc Mỹ phong toả cảng Hải Phòng và dùng B52 đấnh phá Hà Nội - Hải Phòng.
3. Giai đoạn thứ 3 bắt đầu khi hai nước bình thường hoá và lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhau (1/1979) đến sự kiện Thiên An Môn (6/1989).
Sau khi đánh đổ bè lũ 4 tên và trở lại cầm quyền, Đặng Tiểu Bình đưa ra kế hoạch 4 hiện đại hoá nhằm cứu nền kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ sụp đổ và đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu vào cuối thế kỷ. Để làm được việc này, Trung Quốc phải dựa vào vốn và kỹ thuật của phương Tây. Trong lúc đó, sau vụ Watergate và thất bại ở Việt Nam, Jimmy Carter, người của đảng Dân chủ trúng cử Tổng thống chủ trương tiếp tục hoà hoãn với Liên Xô và tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. 10/1977, Mỹ thôi không phủ quyết việc Việt Nam tham gia Liên Hợp Quốc và 11/1978 ký kết với Việt Nam hiệp định bình thường hoá quan hệ hai nước. Năm 1978, Ngoại trưởng Mỹ C. Vance đi Liên Xô mang theo những đề nghị mới nhằm thúc đẩy việc ký hiệp định SALT2. Tình hình diễn biến bất lợi cho Trung Quốc. Tháng 6/1978 Trung Quốc mời cố vấn an ninh quốc gia của Carter là Bêrzinski sang Trung Quốc. Bêrzinski là một người chống cộng cực đoan và đại diện cho phái diều hâu trong chính quyền Carter đối lập với Ngoại trưởng C. Vance. Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị (11/78), đích thân Đặng Tiểu Bình đã gặp Trưởng văn phòng đại diện của Mỹ ở Trung Quốc là Leonard Woodcock và thông báo Trung Quốc gác tất cả các yêu sách đòi Mỹ không được bán vũ khí cho Đài Loan đã nêu ra trong đàm phán và quyết định bình thường hoá quan hệ với Mỹ với 2 điều kiện. Một là, sau khi bình thường hoá một tháng Mỹ phải mời Đặng Tiểu Bình sang thăm. Hai là, ngày 15/12/1978 hai bên phải công bố việc bình thường hoá từ 1/1/1979. Cho đến 13/12 không bên nào được tiết lộ vấn đề này. Phía Mỹ đã chấp nhận và cuối tháng 1/1979 Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ. Thoả thuận này đã đạt được giữa Đặng Tiểu Bình và Leonard Woodcock vào 13/12/1978. Sau khi thăm Mỹ về ngày 10/2/1979 Đặng Tiểu Bình họp quân uỷ Trung ương và quyết định "dạy cho Việt Nam bài học". Lợi dụng việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia và việc Liên Xô sau đó một năm đưa quân vào Apghanistan, Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ, Nhật, phương Tây và ASEAN cùng họ lập mặt trận thống nhất chống đại bá (Liên Xô) và tiểu bá (Việt Nam).
4. Với việc Trung Quốc và Mỹ cùng có một kẻ thù chung là Liên Xô và Việt Nam, người ta tưởng rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ bước vào một thời kỳ mới đầy thuận lợi. Nhưng sự thực không phải như vậy.
Chính quyền Carter sau khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đã từ chối đề nghị lập liên minh với Trung Quốc. Đồng thời, dưới sức ép của quốc hội theo đạo luật quan hệ với Đài Loan, chính quyền Carter tìm cách nối lại việc bán vũ khí cho Đài Loan nhất là trong thời điểm tranh cử tổng thống ở nước Mỹ. R. Reagan đã trúng cử tổng thống và tìm cách lật ngược quan hệ với Trung Quốc và có ý định nối lại quan hệ với Đài Loan. Một thời kỳ sóng gió mới nổi lên trong quan hệ Trung - Mỹ khiến Ngoại trưởng Alexander Haig và phó tổng thống Bush phải hết sức vất vả để thuyết phục tổng thống Reagan không lật lại quan hệ với Bắc Kinh. Cuối cùng ngày 17/8/82 Haig đã ký với Ngoại trưởng Trung Quốc một thông cáo mới về vấn đề bán vũ khí cho Đài Loan, thường gọi là thông cáo Thượng Hải II. Tiếp sau đó Reagan đã thăm Trung Quốc (1984), mở đầu nhiệm kỳ 2. Có thể nói quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ này là êm thấm nhất khiến Trung Quốc trước đây hết sức chống Reagan nay quay sang ca ngợi hết lời ông ta và người kế nhiệm. Với việc George Bush trúng cử (nhậm chức 1/1989) người ta tưởng rằng quan hệ Trung - Mỹ sẽ lên đến đỉnh cao vì Bush từng làm việc ở Trung Quốc với tư cách là Trưởng văn phòng liên lạc của Mỹ. Nhưng sau khi Bush nhậm chức không bao lâu đã nổ ra sự kiện Thiên An Môn và kéo theo chính sách cấm vận của Mỹ và Phương Tây đối với Trung Quốc.
5. Điều trớ trêu là trong khi không khí chung trên thế giới, đặc biệt giữa các nước lớn bắt đầu ấm lên do sự kết thúc chiến tranh lạnh và sự tan rã của hệ thống thế giới 2 cực thì quan hệ Mỹ - Trung lại lạnh đi, với "một ngàn lẻ một" lý do, từ vấn đề sở hữu trí tuệ, vấn đề Mỹ thâm thuỷ trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc cho đến nhân quyền, vấn đề Đài Loan mà đỉnh cao là việc Trung Quốc cho thử tên lửa và tập trận ở eo biển Đài Loan trước ngày bầu cử tổng thống. Ơ đây và lần đầu tiên sau hơn 40 năm kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã đưa hạm đội trong đó có hai tàu sân bay đến eo biển Đài Loan để cảnh cáo Trung Quốc và hỗ trợ cho cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan (3/1996). Trung Quốc đã lớn tiếng phê phán việc gia hạn hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và đặc biệt là việc mở rộng vai trò giữ gìn an ninh của Nhật từ địa bàn Viễn Đông ra toàn Châu A' - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã ký với Nga hiệp định về đối tác chiến lược cho thế kỷ 21 (4/1996) và tháng 4/1997 chủ tịch Giang Trạch Dân đã thăm Nga và ký với Nga tuyên bố chung khẳng định lại quan hệ đối tác chiến lược này cũng như quan điểm của Nga - Trung về một trật tự thế giới đa cực.
6. Rõ ràng, như Thủ tướng Lý Bằng đã tuyên bố, quan hệ Trung - Mỹ là hết sức bất ổn.
Nhiều chính khách và học giả của hai nước đã tỏ ra bi quan về khả năng hợp tác Trung - Mỹ trong thế kỷ tới. Mặc dù chính phủ của hai nước đã có những cố gắng để tăng cường sự hợp tác với nhau qua các cuộc gặp gỡ cấp cao kể cả cấp thượng đỉnh, nhưng mối nghi kị lẫn nhau hầu như ngày một tăng. Trong lúc Clinton đưa ra chính sách "dính líu tích cực" đối với Trung Quốc, thì Mỹ vẫn không ngừng tuyên truyền về "mối đe doạ của Trung Quốc" và vẫn tìm cách kiềm chế Trung Quốc, như đặt ra rất nhiều điều kiện cho việc Trung Quốc gia nhập WTO, chưa cho Trung Quốc hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) thường xuyên, tiếp tục can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông và khuyến khích Đài Loan thi hành chính sách ngoại giao thực dụng nhằm vĩnh viễn tách Đài Loan khỏi Trung Quốc. Nội bộ Mỹ tuy không thống nhất về cách đánh giá Trung Quốc nhưng đều cho rằng trong vài ba thập kỷ tới Trung Quốc với tốc độ phát triển kinh tế và tăng cường quân sự như hiện nay, dù muốn hay không vẫn là trở ngại lớn nhất thách thức quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ. Về phần mình, những người lãnh đạo Trung Quốc trong khi vẫn muốn tăng cường quan hệ với Mỹ nhất là về kinh tế và khoa học công nghệ, nhưng lại nghi ngờ Mỹ chưa từ bỏ ý đồ chia cắt Trung Quốc, làm sụp đổ chính quyền trung ương và làm thất bại hoặc kìm hãm công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc.
7. Nhìn lại gần 1/2 thế kỷ quan hệ Trung - Mỹ có thể thấy mối quan hệ này lên xuống thất thường và đầy mâu thuẫn.
Thời đại ngày nay, thương lượng hoà bình là con đường duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. Điều này lại càng đúng đối với quan hệ Trung - Mỹ. Nhà báo Mỹ Walter Lippmann đã từng nói rằng "Mỹ là con cá voi còn Trung Quốc là con voi". Cá voi không làm gì được voi và ngược lại voi cũng chẳng làm gì được cá voi. Hơn nữa, sau cuộc đụng độ ở Triều Tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ đã rút ra kết luận là chớ nên lao vào một cuộc chiến tranh trên lục địa châu A" với Trung Quốc. Do vậy không có con đường nào khác là cùng tồn tại hoà bình thông qua đàm phán hoà bình. Có hàng trăm vấn đề mà hai bên cần đàm phán với nhau nhưng trước hết theo báo chí Mỹ thì hai bên có thể tập trung vào mấy vấn đề lớn sau đây :
a. Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai hội viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với việc duy trì một trật tự quốc tế ổn định.
b. Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ tới đối với sự phồn vinh và ổn định của nền kinh tế và thương mại thế giới.
c. Sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc để cải thiện môi trường thế giới do hậu quả quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá quá nhanh của Trung Quốc gây ra.
d. Trung Quốc và Mỹ phải làm gì để duy trì sự ổn định về chiến lược ở Châu A', cụ thể là làm sao để Nhật không thấy an ninh của mình bị đe doạ, việc làm cho Nga trở thành một nhân tố đóng góp vào nền an ninh và ổn định của khu vực, và vai trò của Mỹ trong việc giúp giải quyết hoà bình các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
e. Sự phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng và ngăn ngừa chiến tranh ở các điểm nóng như Triều Tiên, Vịnh Ba Tư, Nam A'...
f. Hai bên phải làm gì để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và hạn chế việc chuyển giao vũ khí cho các nước nằm trong các khu vực nóng bỏng.
g. Vấn đề ngăn chặn việc buôn bán ma tuý.
h. Vấn đề nhân quyền
i. Vấn đề Đài Loan, v.v...
8. Tất nhiên có thể thêm vào danh sách này nhiều vấn đề nữa. Nhưng theo ý kiến riêng của chúng tôi, sự chìm nổi trong quan hệ Trung - Mỹ không phải vì giữa 2 nước có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, mà chính là do 2 nước có cách đề cập khác nhau đối với các vấn đề.
Một là về vấn đề Đài Loan. Sở dĩ đây là vấn đề trở ngại hàng đầu là vì, trong gần 50 năm qua nó là nhân tố đã khiến cho quan hệ Trung - Mỹ không bao giờ êm thấm. Năm 1972 khi gặp Nixon, Mao nói : Vấn đề Đài Loan là vấn đề nhỏ, vấn đề thế giới mới là vấn đề lớn. Vấn đề Đài Loan có thể hoãn sau 100 năm. Sở dĩ Mao nói như vậy là vì lúc đó vị thế quốc tế của Trung Quốc còn thấp, chính trường thế giới do hai siêu cường thao túng. Ngày nay tình hình đã thay đổi, Liên Xô đã tan rã. Trong 20, 30 năm tới Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc thế giới có nền kinh tế lớn nhất, và sau khi đã lấy lại Hồng Kông và Ma Cao, liệu Trung Quốc có chịu để cho một bộ phận đất đai của mình tiếp tục bị chia cắt do có sự can thiệp của nước ngoài hay không ? Mặt khác trong 20-30 năm tới, thế hệ lãnh đạo mới ở Đài Loan hoặc gồm những người có gốc ở lục địa nhưng sinh tại Đài Loan hoặc những người chính gốc Đài Loan. Việc mong muốn thống nhất với lục địa sẽ không còn mặn mà như hiện nay. Nhưng cái khó trong vấn đề Đài Loan là ở chỗ Mỹ đã biến nó thành vấn đề của Mỹ, phải xử lý theo luật của Mỹ, tức là "đạo luật về quan hệ với Đài Loan" do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979 khi Trung - Mỹ lập quan hệ ngoại giao.
Hai là sự khác nhau về ý thức hệ và giá trị văn hoá. Từ trước đến nay, giới lãnh đạo Trung Quốc không bao giờ đặt nặng vấn đề ý thức hệ trong quan hệ với Mỹ mà họ chỉ xuất phát từ lợi ích dân tộc. Mao chỉ tuyên bố "nhất biên đảo" tháng 6/1949 sau khi thất bại trong việc tìm kiếm quan hệ hợp tác với Mỹ. Trái lại trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ luôn luôn lấy sự đối lập giữa ý thức hệ cộng sản với tư bản làm đầu. Tuy Trung Quốc đưa 20 sư đoàn vào Triều Tiên năm 1951, nhưng mục đích không phải là giúp Kim Nhật Thành thống nhất bán đảo Triều Tiên mà chỉ nhằm lập lại nguyên trạng như trước khi chiến tranh xảy ra, tức là đẩy quân Mỹ và Nam Triều Tiên trở lại vĩ tuyến 38. Trong lúc đó, Mỹ xem việc Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên là cuộc xâm lược của cộng sản, đặt Triều Tiên và Đài Loan vào tuyến phòng thủ tiền tiêu của Mỹ ở Viễn Đông và áp đặt lệnh cấm vận chống Trung Quốc. Ơ Mỹ thời kỳ này đã dấy lên phong trào chống cộng cực đoan của chủ nghĩa Mc Carthy, cũng vì mê muội với chủ nghĩa chống cộng nên Mỹ đã thiếu nhạy cảm trước những tín hiệu của Trung Quốc muốn khai thông quan hệ với Mỹ. H. Kissinger rất tự hào về việc ông ta đã mở đường cho quan hệ với Trung Quốc, coi chuyến đi thăm Trung Quốc có tính chất giật gân (7/1971), nhưng thực ra thành tích này của Kissinger chẳng khác nào một người đem hết sức mình đẩy một cánh cửa không khoá vì trước đó Mao ít nhất đã 2 lần thông qua nhà báo Edgar Snow bắn tin Trung Quốc sẵn sàng đón Nixon. Ngay George Bush, một người có thể gọi là rất có cảm tình với Bắc Kinh nhưng ông ta đã không ngần ngại lên án Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình ở Thiên An Môn (1989) và ra lệnh trừng phạt Trung Quốc. Ngày nay ngay trong lúc quan hệ nồng ấm, Mỹ vẫn không từ bỏ việc đòi Trung Quốc phải tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ theo kiểu Mỹ và phương Tây. Do đó, tuy vẫn hô hào cải thiện quan hệ với nhau nhưng phía Mỹ không từ bỏ việc áp đặt những giá trị của họ cho Trung Quốc, và phía Trung Quốc cũng thấy rõ ràng Mỹ không bao giờ từ bỏ ý đồ làm Trung Quốc sụp đổ hoặc làm cho chế độ chính trị ở Trung Quốc đổi màu. Cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc mối nghi ngờ này giữa 2 bên lại càng tăng.
Ba là mâu thuẫn giữa cách nhìn của mỗi bên đối với vai trò và vị trí quốc tế của mình. Từ trước đến nay Mỹ luôn tự coi mình có nhiệm vụ lãnh đạo thế giới đi theo con đường "dân chủ". Sau khi Liên Xô tan rã Mỹ đặt cho mình nhiệm vụ hàng đầu là không để bất cứ nước nào trội lên trở thành thách thức đối với quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trong chiến tranh lạnh, khi Liên Xô là đối thủ chính, Mỹ chỉ xem Trung Quốc là một con bài để làm đối trọng với Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ lại xem Trung Quốc là thách thức chính và đưa ra cái gọi là "mối đe doạ của Trung Quốc" để tập hợp lực lượng. Trung Quốc tuy đã nhiều lần tuyên bố họ không bao giờ "xưng bá" nhưng từ trước đến nay bản thân Trung Quốc là một "người khổng lồ", là cả một thế giới. Với sự lớn mạnh trong vài ba thập kỷ tới dù muốn hay không Trung Quốc cũng trở thành chướng ngại đối với mưu đồ lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trước đây khi xung đột với Liên Xô, Trung Quốc cần có Mỹ làm đối trọng. Sau khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc lớn mạnh, lẽ tất nhiên Trung Quốc không thể nào chấp nhận Mỹ là người lãnh đạo thế giới, chứ chưa nói đến việc là người lãnh đạo ở châu A'.
Bốn là sự không nhất quán của Trung Quốc giữa lời nói và việc làm đã làm cho Mỹ và cả thế giới mất lòng tin vào họ. Không kể thời gian trước 1980 khi các chính sách và hành động cực tả của Trung Quốc làm cho toàn thế giới lo ngại, ngay hiện nay trong khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách chung sống hoà bình, hữu nghị và hợp tác với các nước thì hành động của Trung Quốc vẫn rất khó lường. Trong khi tuyên bố rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam A' và sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoà bình, Trung Quốc vẫn liên tục có những hành động đơn phương như vụ Mischief đối với Philippine, vụ tàu khoan dầu Kantan-3 đối với Việt Nam, vụ Trung Quốc đưa tàu chiến vào khu vực Trường Sa gần bờ biển Philippine v.v... làm cho dư luận thế giới và Đông Nam A' nghi ngờ liệu Trung Quốc có thực hiện hay không những cam kết, thoả thuận đã đạt được thông qua đàm phán nếu có.
9. Việc đưa quan hệ Trung - Mỹ đi theo hướng nào trong thế kỷ tới là thuộc thẩm quyền của chính phủ và nhân dân hai nước, không ai có thể làm thay được.
Tuy nhiên, trong thế giới hiện nay, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau trở thành quy luật của tồn tại và phát triển, thì cả Mỹ lẫn Trung Quốc cần tính đến nguyện vọng hoà bình hữu nghị và hợp tác khi hoạch định chính sách đối với nhau. Riêng ở Châu A', trong 50 năm qua tình hình vẫn không ổn định một phần là do quan hệ các nước lớn, nhất là quan hệ Trung - Mỹ không ổn định. Hầu hết các nước Đông Nam A' hiện nay đều có quan hệ bình thường, hữu nghị và hợp tác với Mỹ và Trung Quốc. Do đó quan hệ Trung - Mỹ được cải thiện là điều có lợi cho hoà bình ổn định ở Đông Nam A'. Trái lại nếu quan hệ Trung - Mỹ xấu đi sẽ không có lợi cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực này đặc biệt là vấn đề Đài Loan và vấn đề Biển Đông./.

Số 33 - Quan hệ Mỹ - Trung: Hiện trạng và triển vọng

Quan hệ Mỹ - Trung: Hiện trạng và triển vọng

Tác giả: Lê Linh Lan.
Diễn biến và chiều hướng phát triển quan hệ Mỹ-Trung là một trong những quan tâm hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và các nhà phân tích chiến lược ở khu vực Châu A'-Thái Bình Dương(CA-TBD). Mối quan tâm này có thể được lý giải chủ yếu bởi một thực tế quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở khu vực Châu A'-Thái Bình Dương thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Đây là mối quan hệ giữa một siêu cường duy nhất còn lại từ khi Liên Xô sụp đổ với một cường quốc đang nổi lên, có tiềm năng thách thức vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ trong thế kỷ 21. Xét về sức mạnh quốc gia tổng hợp, Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn nhất ở khu vực CA-TBD hiện nay, và có khả năng trở thành hai cường quốc lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ 21. Hơn nữa, mối quan hệ này là quan hệ giữa một siêu cường duy nhất đang nỗ lực thiết lập một thế giới đơn cực, một nền hoà bình theo kiểu Mỹ với những giá trị Mỹ được phổ biến với một cường quốc đang nổi lên và ấp ủ mục tiêu xây dựng một trật tự thế giới đa cực. Bài viết này tập trung phân tích những diễn biến gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung và đưa ra một số nhận định về chiều hướng phát triển của mối quan hệ này trong tương lai ngắn đến trung hạn.
Chu kỳ căng thẳng mới ?
Nhìn lại cả chiều dài mối quan hệ giữa Mỹ và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nguời ta dễ dàng nhận thấy những thăng trầm trong quan hệ Mỹ-Trung có tính chất chu kỳ, và đặc điểm nổi bật của những chu kỳ này là chu kỳ căng thẳng nổi trội và thường kéo dài hơn chu kỳ hoà dịu. Cho đến những năm 70, tức là trong 20 năm đầu kể từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, hai nước đối đầu căng thẳng. Sau đó, quan hệ hai nước đi vào bình thường hoá với việc Mỹ điều chỉnh chính sách, kéo Trung Quốc vào ván bài chiến lược chống Liên Xô. Chu kỳ này kéo dài khoảng hơn 10 năm cho đến khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra đưa quan hệ hai nước vào một chu kỳ căng thẳng mới. Mỹ đã áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và phải đến năm 1997, quan hệ giữa hai nước mới có những dấu hiệu tan băng.
Chuyến đi thăm Mỹ của Giang Trạch Dân tháng 10/1997 và sau đó là chuyến thăm Trung Quốc của Clinton tháng 6/1998 với tuyên bố của hai nước bày tỏ mong muốn và quyết tâm xây dựng "mối quan hệ đối tác chiến lược" đã làm cho nhiều nhà phân tích chiến lược lạc quan cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đã bước sang một thời kỳ mới. Sự khởi sắc trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thậm chí đã làm cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu A' lo ngại. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau khi quyết tâm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược được hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung công bố, tình hình phát triển gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung cho thấy mối quan hệ này giống quan hệ giữa hai đối thủ mâu thuẫn và bất đồng với nhau trên một loạt các vấn đề hơn là mối quan hệ giữa hai đối tác chiến lược.
Bước vào năm 1999, vấn đề nhân quyền của Trung Quốc và những nghi ngờ về việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ phát triển hạt nhân của Mỹ đã làm u ám quan hệ hai nước. Tiếp đó, việc Mỹ và NATO tấn công Kosovo ngày 24/3/1999 làm bầu không khí quan hệ Mỹ-Trung thêm phần căng thẳng. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Mỹ và NATO tấn công Kosovo, bỏ qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tức là bỏ qua vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an của Trung Quốc. Chu kỳ căng thẳng đạt tới mức độ mới sau vụ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước vụ ném bom này và giải thích của Mỹ về "sự nhầm lẫn" không thể thuyết phục được Trung Quốc. Lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông trở về Trung Quốc, Trung Quốc đã cấm không cho các tầu quân sự của Mỹ ghé vào Hồng Kông để lấy đồ tiếp tế. PhíaTrung Quốc đã đình chỉ quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Bản báo cáo Christopher Cox đưa ra những chứng cớ về việc Trung Quốc đánh cắp kỹ thuật hạt nhân của Mỹ từ những năm 70 giáng tiếp một đòn vào mối quan hệ vốn đã đầy trắc trở này. ở Mỹ, bản báo cáo này gây ra một làn sóng chống đối mạnh mẽ trong Quốc hội Mỹ, cả phái tả- những người vẫn lên án mạnh mẽ những hành động vi phạm dân chủ nhân quyền của Trung Quốc và phái hữu- những người vốn chủ truơng ngăn chặn Trung Quốc vì lý do địa chiến lược. Những cuộc thăm dò ý kiến trong dân chúng Mỹ cũng cho thấy tình cảm chống Trung Quốc ngày càng tăng ở Mỹ. Theo một cuộc thăm dò ý kiến do Time và CNN tiến hành ngày 26-27/5/1999, 46% người được hỏi cho rằng Trung Quốc là mối đe doạ nghiêm trọng đối với Mỹ. Trả lời câu hỏi tương tự, chỉ có 34% cho rằng I-rắc là mối đe doạ nghiêm trọng, 24% đối với Nga và 16% đối với Nam Tư(1). Người ta dường như nghe thấy một dàn đồng ca phản đối chính sách can dự của chính quyền Clinton đối với Trung Quốc. Tình cảm chống Mỹ ở Trung Quốc cũng không kém về cường độ cũng như phạm vi. Ngày nay, ngay cả thế hệ trẻ của Trung Quốc đã trở nên nghi ngờ những giá trị dân chủ và nhân quyền mà phương Tây đứng đầu là Mỹ truyền bá. Hàng loạt các cuộc biểu tình rộng lớn diễn ra ở Bắc Kinh, trước Đại sứ quán Mỹ và Đại sứ quán của một số nước NATO để phản đối việc Mỹ ném bom Đại sứ quán Trung Quốc. Nói tóm lại, quan hệ vốn đã dễ bị tổn thương giữa hai nước lại đi vào một chu kỳ căng thẳng mới bộc lộ rõ sự nghi kỵ sâu sắc và mâu thuẫn trên một loạt các vấn đề.
Hai thoả thuận quan trọng cuối năm 1999 giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề gia nhập WTO của Trung Quốc trong cuộc gặp giữa Giang Trạch Dân và Clinton ở Aukland, tháng 11/1999, và thoả thuận giải quyết việc đền bù những thiệt hại do vụ ném bom vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade chưa kịp làm cho quan hệ giữa hai nước ấm lại, thì những sự kiện gần đây lại làm cho mối quan hệ vốn đã sứt mẻ càng trở nên căng thẳng. Bầu cử tổng thống ở Đài Loan và căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đương nhiên sẽ có tác động bất lợi trực tiếp đối với quan hệ Mỹ-Trung. Ngày 21/2/2000, Trung Quốc đã đưa ra Sách trắng gồm 11.000 từ về "Nguyên tắc một nước Trung Quốc và vấn đề Đài Loan", nhấn mạnh nguyên tắc một nước Trung Quốc và đe doạ sẽ sử dụng vũ lực nếu Đài Loan không sớm tiến hành các cuộc đàm phán về việc thống nhất đất nước. Một mặt, Sách trắng về Đài Loan của Trung Quốc thể hiện mong muốn của Trung Quốc nối lại đàm phán với tổng thống mới của Đài Loan, và ở mức độ nào đó, Trung Quốc tỏ ra mềm dẻo trong việc đề nghị tiến hành đàm phán trên cơ sở bình đẳng giữa hai bên (on the basis of equality) và nhượng bộ hai bên có thể nối lại đàm phán tập trung trước hết vào các vấn đề hợp tác chuyên ngành để xây dựng lòng tin trước khi đi vào vấn đề then chốt là vấn đề thống nhất. Mặt khác, lời lẽ cứng rắn và việc bổ sung thêm điều kiện Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực trong trường hợp Đài Loan trì hoãn vô thời hạn việc nối lại đàm phán không tránh khỏi làm cho Mỹ lo ngại. Mỹ là nước đầu tiên đã phản ứng gay gắt trước Sách trắng về Đài Loan của Trung Quốc. Mỹ cũng đưa ra những tín hiệu rõ ràng về khả năng can thiệp nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực ở eo biển Đài Loan. Đài Loan tiếp tục là một vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, dự luật tăng cường an ninh cho Đài Loan mà Hạ viện Mỹ mới thông qua và cuộc thảo luận đang diễn ra về việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường TMD bao gồm cả Nhật Bản và Đài Loan cũng là một trong những nguồn gây căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung những tháng đầu năm 2000. Nói tóm lại, những cố gắng vá víu quan hệ của hai nước khó có thể cải thiện đáng kể mối quan hệ dường như đang trượt sâu vào một chu kỳ căng thẳng có khả năng kéo dài trong nhiều năm tới.
Quan hệ Mỹ-Trung: dàn xếp sách lược, mâu thuẫn chiến lược.
Những tuyên bố đầy hào hứng về mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Trung và những dự đoán vội vã về sự xuất hiện của cơ chế hoà hợp quyền lực giữa các nước lớn dường như đã trở nên lạc lõng trước những diễn biến gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung. Vậy thực ra cơ sở của mối quan hệ đối tác chiến lược là gì? Những nhân tố nào đã dẫn đến quyết định của hai nước xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược trong thế kỷ 21? Quan điểm của bài viết này cho rằng, tạm ước cuối năm 1997 và năm 1998 đạt được bởi có sự hội tụ của một lọat những điều kiện đặc biệt, không có tính chất quy luật đối với quan hệ hai nước. Nói cách khác, tuyên bố xây dựng "mối quan hệ đối tác chiến lược" chỉ có ý nghĩa là một dàn xếp sách lược, thể hiện mong muốn của hai nước hàn gắn và tránh gây đổ vỡ mối quan hệ mà cả hai phía đặt ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Nó không thể tồn tại lâu dài bởi cơ sở sự ra đời của tạm ước này là không chắc chắn.
Chuyến thăm Trung Quốc của Clinton tháng 6/1998 diễn ra trong những hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt. Thời gian trước chuyến đi của Clinton, sau khi cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan đưa quan hệ hai nước đến bên bờ của sự đổ vỡ, phía Trung Quốc đã có những bước đi linh hoạt và được phía Mỹ đánh giá cao. Việc Trung Quốc ký hiệp định CTBT tháng 9/1996 đã được phía Mỹ nhìn nhận rất tích cực bởi kiểm soát hạt nhân chiếm ưu tiên cao trong chính sách của chính quyền Clinton(2). Sau khi Mỹ gia hạn quy chế Tối huệ quốc cho Trung Quốc tháng 6.1997, Trung Quốc đã đồng ý tham gia đàm phán 4 bên về Bán đảo Triều Tiên. Vai trò của Trung Quốc trong vấn đề bán đảo Triều Tiên vô cùng quan trọng và Mỹ cần sự hợp tác của Trung Quốc về vấn đề này. Cuộc khủng hoảng ở châu A' cũng làm nổi bật vai trò củaTrung Quốc. Việc Trung Quốc giữ cam kết không phá gía đồng nhân dân tệ là nhân tố quan trọng giúp tránh được vòng khủng hoảng thứ 2 của cuộc khủng hoảng. Vào thời điểm đó, cả hai nước đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của nước kia đối với một loạt các vấn đề ở CA-TBD(3). Hơn nữa, chuyến thăm Mỹ của Giang Trạch Dân tháng 10/1997 đã góp phần cải thiện quan hệ Mỹ-Trung. Việc thu hồi Hông Kông đã được Mỹ đánh giá tích cực. Chính sách một nước hai chế độ đang được vận hành tốt. Báo cáo thường niên của Mỹ công bố ngày 2/4/1998 thừa nhận không có sự can thiệp của chính phủ Trung ương đối với công việc của địa phương(4). Đại hội lần thứ 15 của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công. Chính trị Trung Quốc ổn định, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc quyết tâm thúc đẩy công cuộc cải cách mở cửa. Tình trạng nhân quyền của Trung Quốc cũng được Mỹ đánh giá có những cải thiện nhất định. Trong Bản báo cáo nhân quyền các nước 30/1/1998, lần đầu tiên chính phủ Mỹ thừa nhận Trung Quốc đã có những bước đi tích cực về mặt nhân quyền. Nói tóm lại, sự hội tụ của những điều kiện thuận lợi đặc biệt này đã che khuất một cách nhất thời những bất đồng sâu xa hơn giữa hai nước.
Trên thực tế, những bất đồng và mâu thuẫn sâu xa giữa hai nước vẫn còn đó cho dù hai bên có quyết tâm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược đến đâu. Và những mâu thuẫn này cũng sớm bộc lộ trong một loạt những diễn biến trong quan hệ Mỹ-Trung kể từ giữa năm 1999 đến nay. Mâu thuẫn căn bản nhất và có tính chi phối nhất đối với quan hệ Mỹ-Trung là mâu thuẫn chiến lược: mâu thuẫn giữa chủ trương bá quyền, xây dựng một trật tự thế giới đơn cực và ngăn chặn không cho một nước hay một nhóm nước nổi lên thách thức vị trí của Mỹ và quyết tâm củaTrung Quốc vươn lên thành một cực trong một trật tự thế giới đa cực. Xét về lâu dài, mâu thuẫn này có tính chất không thể dung hoà. Mâu thuẫn này bộc lộ ở phản ứng của Trung Quốc trước việc Mỹ tấn công I-rắc, hay gần đây nhất là thái độ của Trung Quốc đối với việc Mỹ và NATO tiến hành chiến tranh chống Nam Tư ở Kosovo. Mâu thuẫn này cũng thể hiện rõ nét trong phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với việc Mỹ duy trì và củng cố Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật (Trung Quốc đã từng cho rằng Hiệp ước này góp phần tích cực vào hoà bình và ổn định ở khu vực), sửa đổi phương châm hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật và việc Mỹ-Nhật hợp tác phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa TMD. Trung Quốc theo dõi chặt chẽ và vô cùng lo ngại trước khả năng Đài Loan tham gia vào chương trình phát triển TMD. Tăng cường hiệp ước an ninh song phương với các đồng minh của Mỹ ở châu A', duy trì lực lượng triển khai phía trước của Mỹ bao gồm 100.000 quân ở Nhật Bản và Hàn Quốc, mở rộng NATO về phía Đông nằm trong chiến lược thiết lập vị trí bá chủ thế giới và nhằm ngăn chặn và răn đe những cường quốc có tiềm năng thách thức vị trí của Mỹ. Việc Mỹ và Nhật Bản sửa đổi phương châm hợp tác phòng thủ Mỹ-Nhật, mở rộng phạm vi bao gồm cả "khu vực xung quanh" có thể được coi là nỗ lực của Mỹ "khu vực hoá" các liên minh an ninh song phương(5). Đối với Trung Quốc, chiến lược này của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc, nhằm kiểm soát và răn đe hành động của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan và xa hơn nữa là ở Biển Đông.
Bên cạnh mâu thuẫn chiến lược về chủ trương xây dựng một hệ thống thế giới đơn cực và đa cực giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước còn bất đồng trên một loạt các vấn đề trong cả lĩnh vực an ninh, kinh tế và dân chủ, nhân quyền nếu xét từ góc độ ba trụ cột chính sách đối ngoại của Mỹ.
Về an ninh, Trung Quốc là một trong những quan ngại an ninh dài hạn của Mỹ. Tài liệu của Bộ quốc phòng Mỹ dự đoán sau năm 2015, Trung Quốc sẽ trở thành "đối thủ cạnh tranh toàn cầu" của Mỹ (Báo cáo quốc phòng Mỹ 2/98). Là một cường quốc hạt nhân, Trung Quốc có khả năng đe doạ an ninh của nước Mỹ, và trên thực tế đã có lúc Trung Quốc ngầm tỏ ý vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhằm vào Mỹ và có khả năng đe doạ nước Mỹ. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cung cấp kỹ thuật hạt nhân cho Pakixtan và Iran, những nước bị Mỹ liệt vào hàng ngũ bất hảo và là kẻ thù của Mỹ, cũng gián tiếp đe doạ an ninh của Mỹ. Mỹ cũng cho rằng việc Trung Quốc ủng hộ tinh thần, và cả vật chất cho những nước có quan hệ không hữu hảo với Mỹ như Xu-đăng, Nigiêria là một hình thức đối kháng với Mỹ(6). Việc Trung Quốc tăng cường hiện đại hoá quân sự và các lực lượng hải quân cũng như những hành động của Trung Quốc ở biển Đông không tránh khỏi làm Mỹ lo ngại về tự do hàng hải ở khu vực biển Đông, tuyến đường biển quốc tế duy nhất nối Thái Bình Dương với Â'n Độ Dương.
Về mặt kinh tế, mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ (Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 của Mỹ và Mỹ là bạn hàng lớn thứ hai của Trung Quốc), mối quan hệ này cũng tạo nên một trong những nguồn gốc gây căng thẳng quan hệ song phương. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đạt tới 58 tỷ năm 1998(7), chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản. Mặc dù ít có khả năng trở thành một cuộc chiến tranh thương mại, nhưng không thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của vấn đề cọ xát thương mại. Ngay cả đối với những đồng minh cốt tử của Mỹ là Nhật Bản và Tây Âu, những nước không chỉ là đồng minh mà còn chia sẻ với Mỹ những giá trị cơ bản về dân chủ nhân quyền, không ít hơn một lần những căng thẳng về thương mại giữa những nước này đã có lúc đến bên bờ của một cuộc chiến tranh thương mại. Hơn nữa, ngày nay khi những tính toán về kinh tế ngày càng trở nên quan trọng, những vấn đề mở của thị trường hay sở hữu trí tuệ và thâm hụt thương mại có khả năng tác động đáng kể đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
Trụ cột thứ ba trong chính sách của Mỹ là thúc đẩy dân chủ nhân quyền. Những va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực này là một trong những nét đặc trưng trong quan hệ giữa hai nước này từ nhiều năm nay. Đỉnh cao của sự đụng độ có tính chất hệ tư tưởng này là chính sách cô lập Trung Quốc của Mỹ sau sự kiện Thiên An Môn. Mỹ không che giấu ý đồ và mục tiêu lâu dài của Mỹ chuyển hoá Trung Quốc thành một nước "đi theo mô hình kinh tế thị trường, đa nguyên hoá chính trị và pháp trị". Mặc dù từ năm 1994, Mỹ đã không còn gắn vấn đề dân chủ nhân quyền với việc trao cho Trung Quốc quy chế thương mại bình thường (quy chế tối huệ quốc), Mỹ vẫn theo dõi sát sao hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và hai năm gần đây, năm 1999 và 2000 ,Mỹ đều bảo trợ nghị quyết lên án những vấn đề nhân quyền của Trung Quốc tại Hội nghị hàng năm của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Những khác biệt có tính chất ý thức hệ này cùng với sự khác biệt về hệ thống chính trị, sẽ tiếp tục là một trong những nguồn gốc gây căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Chiều hướng phát triển quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới.
Căn cứ vào những mâu thuẫn về chiến lược và lợi ích cùng với mức độ những tổn hại gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung, có thể dự đoán quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục trong tình trạng căng thẳng ít nhất trong vài năm tới. Có thể thấy 3 lý do chủ yếu:
Thứ nhất, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã trở thành một trong những tiêu điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000. Bản báo cáo Cox về việc đánh cắp bí mật hạt nhân đã góp phần đáng kể vào việc này. Chính quyền Clinton cũng phải thừa nhận vấn đề tình báo hạt nhân là một trong những mối đe doạ chủ yếu đối với an ninh của Mỹ trong Bản báo cáo về Chiến lược an ninh quốc gia tháng 12/ 1999. Người ta bắt đầu nghe thấy ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hoà, Bush, lớn tiếng chỉ trích Clinton vì đã quá dung túng Trung Quốc, và chính sách Trung Quốc của chính quyền Clinton đã thất bại thảm hại, tương tự như những lời chỉ trích mà Clinton đã đưa ra trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng với bố ông ta 7 năm về trước. Bởi vậy, từ nay cho đến bầu cử, Clinton mặc dù vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách can dự với Trung Quốc, sẽ không dám có hành động gì cải thiện quan hệ với Trung Quốc và sẽ phải cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để phần nào xoa dịu những chỉ trích mạnh mẽ trong một Quốc hội do Đảng Cộng hoà chi phối và cũng để bảo vệ cho Gore trước sự chỉ trích của Đảng Cộng hoà đối với chính sách Trung Quốc của chính quyền Clinton. Trong cuộc họp của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc tháng 3/2000, Ngoại trưởng Mỹ M. Albright đã trình bày một bản báo cáo lên án mạnh mẽ hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và điều này đã ngay lập tức được phản hồi bởi quyết định của Trung Quốc đình chỉ đối thoại nhân quyền giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống mới của Mỹ lên cầm quyền, dù là ứng cử viên Đảng Cộng hoà hay Dân chủ thắng cử, nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì chính sách tương đối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc để phần nào giữ những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình, ít nhất là trong thời gian đầu của nhiệm kỳ tổng thống mới. Clinton đã cứng rắn với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ thứ nhất. Chỉ đến nhiệm kỳ thứ hai, Clinton mới có những điều chỉnh đáng kể trong chính sách Trung Quốc của mình .
Thứ hai, những rạn nứt mới trong quan hệ Mỹ-Trung và đặc biệt là việc Mỹ tấn công Kosovo thể hiện xu hướng bá quyền của Mỹ, việc ném bom Đại sứ quán Trung Quốc và bản báo cáo Cox tố cáo Trung Quốc ăn cắp công nghệ hạt nhân của Mỹ, và việc Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan đã làm cho tình cảm chống Mỹ ở Trung Quốc tăng mạnh. Bởi vậy, nhiều khả năng sự cứng rắn của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ gặp phải một thái độ đối đẳng.
Thứ ba, Đài Loan, vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Mỹ-Trung, trong thời gian tới có khả năng tiếp tục làm cho quan hệ hai nước thêm căng thẳng. Sau khi thu hồi Hồng Kông và Macao, sự nghiệp thống nhất đất nước của Trung Quốc chỉ còn lại vấn đề Đài Loan. Vì vậy, việc thống nhất Đài Loan về Trung Quốc lục địa đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Mặc dù cuốn Sách trắng về Đài Loan của Trung Quốc vừa qua chủ yếu nhằm tác động vào cuộc bầu cử ở Đài Loan, nó vẫn là một minh chứng rõ ràng về lập trường cứng rắn, không nhượng bộ của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan. Hệ luỵ trực tiếp của sự đe doạ sử dụng vũ lực của Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến việc Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan. Và điều này đương nhiên sẽ làm cho Trung Quốc tức giận và có tác động bất lợi đối với quan hệ Mỹ-Trung. Bên cạnh đó, quá trình dân chủ hoá ở Đài Loan và việc Trần Thuỷ Biển thuộc Đảng Dân chủ cấp tiến Đài Loan thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan ngày 18/3/2000 không hứa hẹn biển êm sóng lặng ở eo biển Đài Loan. Mặc dù vậy, bài học khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996 khi chỉ còn trong gang tấc hai nước đã đụng độ quân sự chắc hẳn vẫn còn là một bài học đáng ghi nhớ cho các nhà lãnh đạo của hai nước.
Tuy nhiên, mặc dù luôn tồn tại mầm mống khủng hoảng, căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước khó có thể dẫn đến tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng vài thập kỷ tới. Những mâu thuẫn chiến lược cơ bản và lâu dài sẽ tiếp tục tồn tại trong tưong lai có thể thấy được, nhưng không có khả năng trở thành nguyên nhân trực tiếp gây xung đột. Quan hệ hai nước có khả năng sẽ ở trong một tình trạng không ổn định lâu dài, vừa hợp tác vừa đấu tranh với mặt đấu tranh có xu hướng nổi trội. Khả năng đổ vỡ quan hệ dẫn đến đối đầu sẽ gặp phải những lực cản mạnh mẽ từ cả hai phía.
Lực cản thứ nhất là cả hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của nước kia đối với mình. Hiện đại hoá của Trung Quốc khó có thể bỏ qua nền kinh tế lớn nhất với thị trường rộng lớn như nước Mỹ. Vai trò chủ đạo của Mỹ trong các thiết chế kinh tế tài chính thế giới cũng là một nhân tố quyết định đối với quá trình hội nhập của Trung Quốc vào dòng chảy chính của thế giới. Đối với Mỹ, ngoài những lợi ích thương mại và đầu tư to lớn của giới kinh doanh Mỹ ở Trung Quốc, vai trò của Trung Quốc cũng không thể bỏ qua trong một loạt các vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với nước Mỹ như vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, vấn đề Bán đảo Triều Tiên v.v..
Lực cản thứ hai, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nền kinh tế trên thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hoá là một nhân tố thúc đẩy hợp tác giữa các nước, đặc biệt giữa một nước phát triển lớn nhất thế giới và một nước đang phát triển lớn nhất thế giới. Những vấn đề toàn cầu đang đe doạ tương lai của hành tinh mà không một nước nào dù mạnh như Mỹ có thể đơn phương giải quyết, cũng đòi hỏi sự hợp tác của các nước trong đó quan trọng nhất vẫn là các nước lớn. Bên cạnh đó, với sự chuyển đổi của nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn mới thay đổi về chất, kỷ nguyên của nền kinh tế trí thức, sự chạy đua về kinh tế càng gấp rút đòi hỏi tất cả các nước phải tập trung tối đa nguồn lực vào phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây cũng là một nhân tố kiềm chế xu hướng đối kháng trong quan hệ giữa các nước.
Lực cản thứ ba là, Mỹ có lợi ích cơ bản đối với việc duy trì hoà bình thế giới để phát triển và duy trì thế mạnh áp đảo của mình về mọi mặt. Chính vì vậy, Mỹ không thể cho phép mâu thuẫn giữa các nước lớn, đặc biệt là quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở thành xung đột và đối đầu. Hơn nữa, mặc dù hùng mạnh, khả năng của nước Mỹ là có hạn và nước Mỹ xác định trọng tâm chiến lược của mình là khu vực Âu-A' nơi nước Mỹ đã và đang phải đối phó với những thách thức to lớn. Cho dù mặt kiềm chế và răn đe trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ thể hiện rõ hơn, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chính sách can dự tích cực đối với Trung Quốc để cột chặt nước này vào hệ thống kinh tế thế giới. Đối với Trung Quốc, một trong những nhân tố quan trọng nhất là cho dù đang trỗi dậy, thế và lực của Trung Quốc còn xa mới có thể trở thành địch thủ ngang sức ngang tài với Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng ngay cả đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ đến năm 2015 Trung Quốc có khả năng thách thức Mỹ cũng là một đánh giá tương đối cường điệu đối với Trung Quốc. Trước đây, Mỹ đã từng dự đoán đến năm 2010, Trung Quốc có khả năng trở thành địch thủ ngang sức của Mỹ. Gần đây, Mỹ đã điều chỉnh dự đoán thành 2015. Con đường tiến đến địa vị siêu cường của đất nước 1,3 tỷ dân này hứa hẹn là một con đường tiềm ẩn những thách thức to lớn. Bởi vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hoá đất nước. Điều này có nghĩa Trung Quốc vẫn là cường quốc chủ trương nguyên trạng trong tương lai ngắn đến trung hạn. Trung quốc sẽ tiếp tục chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực không cân bằng với Mỹ trong trật tự hiện hành.
Cuối cùng, một nhân tố không kém phần quan trọng khác ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung là quan hệ giữa các nước lớn và tương quan lực lượng giữa các nước này. Trong quan hệ với Trung Quốc, Mỹ không thể không tính đến nhân tố khác như Nga, Tây Âu, Nhật Bản. Sự xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga không thể không gây lo ngại đối với Mỹ. Tây Âu và Nhật Bản cũng có những lợi ích kinh tế, chính trị to lớn trong quan hệ đối với Trung Quốc. Mỹ sẽ vừa phải tính đến các lợi ích của đồng minh đối với Trung Quốc cũng như phải cạnh tranh để không mất lợi thế của mình trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Ngược lại, trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc cũng sử dụng quan hệ với Nga, Tây Âu và ASEAN để tăng sức mặc cả. Như vậy, mối quan hệ song phương Mỹ-Trung vận động trong một tương quan lực lượng phức tạp giữa các nước lớn. Trong bối cảnh quan hệ nước lớn đang chuyển động phức tạp và chưa định hình như hiện nay, cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích căn bản trong việc duy trì đối thoại giữa hai nước, tránh gây đổ vỡ trong quan hệ và thúc đẩy sự phân cực trong quan hệ giữa các nước lớn.
Nói tóm lại, quan hệ Mỹ-Trung không chỉ là mối quan hệ quan trọng nhất ở Châu A'-Thái Bình Dương, đây còn là mối quan hệ phức tạp nhất, có tiềm năng gây xung đột nhất bởi những mâu thuẫn cơ bản chi phối mối quan hệ song phương này là tổng hợp các mâu thuẫn về thế giới quan, về chiến lược, về ý thức hệ, thương mại. Nhân tố nội bộ hai nước làm cho mối quan hệ này càng trở nên không thể dự đoán trước. Bên cạnh đó, hai nước chia sẻ những lợi ích to lớn cả về kinh tế và chính trị. Sự tồn tại song song của những lợi ích tương đồng cùng với những mâu thuẫn nhiều mặt tạo nên một tình trạng quan hệ giống như một con thuyền nhiều lúc lao đao vì sóng gió, nhưng những người chèo thuyền vẫn cố gắng chèo chống để giữ cho con thuyền khỏi bị sóng gió lật nhào. Điều này cũng thể hiện rất rõ nét ở chính sách dường như là hai mặt của Mỹ: một mặt chính quyền Mỹ đang nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ phê chuẩn quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Trung Quốc; mặt khác chính quyền Clinton lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Trên thực tế, bản thân chính sách can dự của Mỹ đối với Trung Quốc hàm chứa hai mặt: hợp tác và phòng bị; dính líu và kiềm chế. Khi khẳng định quyết tâm duy trì chính sách can dự đối với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã từng tuyên bố Mỹ vẫn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất khi những nỗ lực lôi kéo Trung Quốc của Mỹ không mang lại kết quả mong đợi. Tuy nhiên, cho dù những song trùng lợi ích to lớn giữa hai nước và những bài học của quá khứ có thể là những lực cản quyết định đối với khả năng đổ vỡ quan hệ và hai nước đi đến đối đầu trong tương lai ngắn đến trung hạn, người ta vẫn có thể khẳng định ít nhất một điều là thời kỳ trăng mật thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc chắc sẽ không sớm xảy ra./.
Tài liệu trích dẫn:
1. Time., 7/6/1999, tr.24.
2. East Asian Strategic Review, 1997-1998, tr. 105.
3. Robert A. Scalapino. "The Unites Stats and Asia in 1998", Asian Survey, V. 39, n*1, 1999, p. 2.
4. Tn Tham khảo Chủ nhật, 14/6/1998, tr. 2.
5. " Ba nhân tố quyết định an ninh Đông A'". Tài liệu Tham khảo, 2/2000, tr. 21.
6. "Quan hệ Trung - Mỹ: nhìn từ hai phía", Tài liệu tham khảo, TTXVN, 1997.
7. "Thách thức đối với chính sach châu A' của Mỹ", điều trần của Stanley Roth, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông A'-TBD, 10/2/1999.
8. Phát biểu về chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton tại Viện Hoà bình Mỹ. 7/4/1999.,tr. 3./.

Copyright © Diplomatic Academy of Vietnam

Bốn điểm nóng trong quan hệ kinh tế Trung – Mỹ
và những giải pháp


Thế giới đủ lớn cho cả hai nước Trung Quốc và Mỹ. Kinh tế là điểm nối kết chặt chẽ lợi ích giữa hai nước. Điểm nóng kinh tế giữa hai nước vừa làm nổi bật khoảng cách về sức mạnh tổng hợp trong quan hệ kinh tế mà tài chính và kỹ thuật làm đại diện, vừa là điểm gặp nhau về lợi ích giữa hai quốc gia. Do đó, bắt đầu từ việc giải quyết điểm nóng kinh tế, xây dựng quan hệ lâu dài cùng có lợi, cùng thắng lợi là một việc làm khôn ngoan của hai nước. Việc làm này cũng đem lại lợi ích đối với thế giới. Từ năm 1972 đến nay, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ phát triển mạnh mẽ, nhưng hiện nay lại chịu ảnh hưởng của việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á và Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, rủi ro từ sự thay đổi ngày càng tăng. Năm 2012 là năm kỷ niệm 40 năm ra đời “Thông cáo chung Thượng Hải” giữa Trung Quốc và Mỹ, quan hệ kinh tế giữa hai nước cần một “thông cáo” mới để định hướng khuôn khổ chiến lược trong quan hệ giữa hai quốc gia nhằm đảm bảo quan hệ cùng thắng cùng có lợi không bị ảnh hưởng xấu bởi điểm nóng tranh chấp kinh tế, thái độ và tâm lý lo ngại thay đổi của công chúng.
1/ Bốn điểm nóng lớn trong quan hệ kinh tế Trung – Mỹ và ảnh hưởng của vấn đề này
Tất cả những tuyên bố, sự kiện và khuynh hướng tiêu cực đều có thể tác động đến dư luận dân chúng và quyết sách của chính phủ hai nước Trung – Mỹ, nhưng điểm nóng quan hệ kinh tế song phương thường gây tâm lý khó chịu cho con người trước tiên. Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đương đại chứng tỏ sức mạnh tổng hợp được thể hiện ở tài chính và công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang quyết định quy mô phân phối lợi ích trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Về quan hệ kinh tế Trung – Mỹ, một mặt, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng, đồng thời cũng là một cường quốc kinh tế ngày càng hùng mạnh. Điều đáng chú ý là trong thời gian khá dài Trung Quốc phải dựa nhiều vào mô hình phát triển kinh tế “quảng canh” trên cơ sở xuất khẩu năng lượng thô, có nhu cầu lớn đối với sản phẩm công nghệ cao, cơ hội đầu tư ra thế giới và được đối xử bình đẳng khi tiến vào thị trường Mỹ với tư cách “nền kinh tế thị trường”. Mặt khác, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, đồng thời, còn nắm ưu thế như có lợi nhuận chính trong lĩnh vực đổi mới ngành chế tạo mang tính toàn cầu, đồng USD vẫn có địa vị độc quyền trên thị trường tiền tệ thế giới. Nước Mỹ vốn đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính có khát vọng mãnh liệt đối với việc mở cửa thị trường, chính sách thương mại công bằng hơn, cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và tái cân bằng tăng trưởng. Do đó, chênh lệch sức mạnh tổng hợp thể hiện trong lĩnh vực tài chính và công nghệ đã quyết định đến tình hình công nợ của Mỹ, tỷ giá đồng nhân dân tệ (NDT), sở hữu trí tuệ và mất cân bằng thương mại trở thành điểm nóng trong quan hệ kinh tế Trung – Mỹ.
1) Nợ công của Mỹ trở thành điểm nóng vừa phản ánh địa vị bá quyền của đồng USD trên thị trường tiền tệ thế giới, vừa phản ánh lo ngại của Trung Quốc đối với rủi ro từ kho dự trữ tiền tệ của thế giới
Trái phiếu, nhất là trái phiếu chính phủ của Mỹ đã trở thành chỗ dựa lớn nhất để nước này phát triển kinh tế. Trước hết, địa vị độc quyền của đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế là nhân tố quyết định để Mỹ có thể ôm một khoản nợ khổng lồ trong một thời gian dài. Đồng USD chiếm ưu thế tuyệt đối trong tỷ lệ thương mại toàn cầu, theo tư liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế, năm 2010 chỉ có 1% hợp đồng thương mại trên thế giới sử dụng đồng NDT và 85% sử dụng đồng USD để thanh toán. Đồng USD quyết định quyền định giá các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ, vàng trên thế giới. Thứ hai, trái phiếu chính phủ của Mỹ có trụ cột tín dụng quốc gia hùng mạnh. Cụ thể, đổi mới công nghệ và trình độ giáo dục của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới. Khả năng quân sự của Mỹ vẫn là số một thế giới. Cuối cùng, tuy nợ công của nước này liên tục vượt trần, nhưng nền kinh tế chưa có dấu hiệu sụp đổ. Kể từ năm 1960 đến nay, Quốc hội Mỹ đã 78 lần nâng mức trần nợ công, khoản nợ quốc gia đã tăng từ mức chưa đầy 4000 tỷ USD trong thập niên 1990 lên tới 16000 tỷ USD năm 2012, dường như chiếm tới 100% tổng sản phẩm quốc nội. Mỗi 1 USD chi ngân sách thì có 0,4 USD là vay nợ. Hiện nay, trò chơi gia tăng nợ nần của Mỹ vẫn tiếp diễn dựa vào bóc ngắn cắn dài. Trong quá trình thúc đẩy mạnh mẽ toàn cầu hóa, tư bản Mỹ đã kiếm được lợi nhuận rất lớn, giúp cho quốc gia nợ nhiều nhất thế giới này tiếp tục vận hành.
Đồng NDT chưa phải là đồng tiền dự trữ quốc tế là nhân tố quyết định việc Trung Quốc duy trì dự trữ ngoại hối chủ yếu vẫn bằng trái phiếu của Mỹ. Theo thống kê của Cục quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đến cuối năm 2011 là 3181,148 tỷ USD. Trước hết, phương thức phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tồn tại trong một giai đoạn nữa, nên nhất định kho dự trữ ngoại hối phần lớn phải được thanh toán bằng đồng USD. Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2001, Trung Quốc đã thực hiện mô hình phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu trong một thời gian dài, giữa Trung Quốc và Mỹ đã hình thành quan hệ cộng sinh theo kiểu mới như in tiền, chế tạo sản phẩm, mua trái phiếu của Mỹ. Thứ hai, với tốc độ tích lũy tiền 400 tỷ USD/năm, ngoài thị trường trái phiếu của Mỹ ra, trên thế giới không có thị trường nào thu hút được kim ngạch khổng lồ như vậy. Do đó, lựa chọn tất yếu là Trung Quốc trở thành nước lớn nhất sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Cuối cùng, do các nguyên nhân như quy chế tài chính của Trung Quốc không được hoàn thiện, thiếu nhân viên có trình độ cao và cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, nên Trung Quốc đầu tư một lượng lớn dự trữ ngoại tể chỉ bằng đồng USD dù thu lợi ít, nhưng mang tính an toàn và có khả năng thanh khoản.
Trái phiếu Mỹ biến động lớn, đặc biệt là mất giá trị rõ rệt làm cho cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể chống chịu. Trước hết, Trung Quốc ngày càng lo ngại về tính an toàn của trái phiếu Mỹ, đồng thời đã thực hiện đa phương hóa đầu tư. Thứ hai, trái phiếu của Mỹ biến động lớn, đặc biệt là mất giá, đã gây ra khủng hoảng trong nội bộ nước Mỹ. Theo thống kê của Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/9/2012, khoản nợ công của nước này đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 16000 tỷ USD. Nợ công trước hết gây thiệt hai cho nước Mỹ, tiếp đó dẫn đến sự hỗn loạn và suy sụp của các quốc gia khác. Cuối cùng, biến động trái phiếu làm lung lay nền móng của ngành tài chính Mỹ. Sở dĩ mô hình kinh doanh dựa vào việc không ngừng phát hành trái phiếu quá mức vẫn được duy trì là có liên quan đến việc các nước khác chuyển tiền dự trữ xuất siêu sang Mỹ. Một số nước mua trái phiếu Mỹ với số lượng lớn được nhà nước bảo trợ. Một khi tín dụng Mỹ xấu đi, mô hình trên sẽ không thể tiếp tục tồn tại.
2) Sở hữu trí tuệ trở thành điểm nóng vừa phản ánh Mỹ đã đứng trên đỉnh cao khoa học công nghệ thế giới trong một thời gian dài, vừa phản ánh nhu cầu to lớn của Trung Quốc đối với việc nâng cấp công nghệ các ngành sản xuất
Do khác biệt về ý thức hệ, Mỹ đã kiểm soát nghiêm ngặt đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc trong một thời gian dài. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Mỹ phải duy trì địa vị dẫn đầu trong 30 năm về các lĩnh vực then chốt có ý nghĩa chiến lược, coi đó là căn cứ để quyết định xuất khẩu sang Trung Quốc”. Đến nay, ý kiến trên vẫn là nguyên tắc để Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc. Hiện nay, họ đang thực hiện “Điều lệ chính sách Trung Quốc” (được thi hành từ ngày 19/6/2007) sau khi sửa đổi. Luật trên đã quy định hạn chế xuất khẩu 20 chủng loại và 31 mặt hàng sau Trung Quốc.
Xây dựng và hoàn thiện quy tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần một quá trình điều chỉnh hợp lý. Trong nửa thế kỷ qua, quyền sở hữu trí tuệ cao nhất thế giới được coi là ưu thế chủ yếu giúp Mỹ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với một quốc gia đang phát triển, tuy không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại lợi ích trong thời gian ngắn, nhưng lâu dài sẽ là hành động phá hủy gốc rễ sáng tạo cải cách bền vững. Là một động lực của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ tích tực và được ghi nhận. Mặc dù được coi là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng muốn trở thành nước đi đầu về mặt sở hữu trí tuệ, Trung Quốc còn phải nỗ lực nhiều. Trung Quốc cần thời gian, nhiều hơn sự đối xử khoan dung và khách quan của các quốc gia phát triển khoa học công nghệ, bao gồm cả các nước châu Âu và Mỹ về mắt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, không thường xuyên bị kiểm soát, yêu cầu ngặt nghèo hoặc trừng phạt đối với khoa học công nghệ cao của nước này.
Những sản phẩm Trung Quốc rất cần thì không thể nhập khẩu được, sản phẩm ưu thế của các doanh nghiệp Mỹ lại không được xuất khẩu. Chính sách hạn chế xuất khẩu của Mỹ thực sự đảm bảo ưu thế phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã mất đi nhiều cơ hội thương mại tiềm năng và làm suy yếu khả năng cạnh tranh kỹ thuật cao của họ. Bởi vì, một số sản phẩm Mỹ không xuất khẩu sang Trung Quốc thì Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản lại xuất sang. Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc và Mỹ bắt đầu đàm phán về hiệp định sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Dù được ký vào năm 1985, nhưng do bị Quốc hội Mỹ ngăn cản, đến năm 1998, hiệp định này mới có hiệu lực. Cuối năm 2005, chính phủ và doanh nghiệp hai nước đã ký văn kiện có liên quan. Trong khi đó hơn 20 năm qua, Pháp, Nga, Canada và Trung Quốc đã thúc đẩy hợp tác về mặt kỹ thuật điện hạt nhân. Riêng trong lĩnh vực điện hạt nhân, chính sách hạn chế xuất khẩu chặt chẽ của Mỹ đã khiến cơ hội thương mại trị giá mấy chục tỷ USD rơi vào tay những quốc gia khác với Trung Quốc trước. Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, kim ngạch thương mại xuất nhập khẩu của nước này trong năm 2010 là 3000 tỷ USD, xuất siêu 183,1 tỷ USD, trong đó, chỉ riêng xuất siêu sang Mỹ lên tới gần 181,3 tỷ USD. Do việc hạn chế xuất khẩu của Mỹ, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu sang Trung Quốc giảm từ 18,3% xuống còn 7%.
3) Tỷ giá hối đoái đồng NDT trở thành điểm nóng vừa phản ánh sự bảo hộ lợi ích độc quyền trong tiến trình toàn cầu hóa của Mỹ, vừa cho thấy quyết tâm của Trung Quốc tự quyết định tiến trình tự do hóa tỷ giá hối đoái
Vấn đề tỷ giá đồng NDT thường trở thành công cụ để chuyển hướng các mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ. Trước hết, mỗi lần dân chúng bất mãn đối với thương mại giữa hai nước, tỷ giá đồng NDT lại gánh chịu tất cả những bất mãn đầu tiên. Rất nhiều chính khách Mỹ hiểu rõ điều này, nên mỗi lần tranh cử tổng thống, các ứng cử viên đều lấy tỷ giá đồng NDT để thu hút sự quan tâm. Thứ hai, tỷ giá hối đoái được coi là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế đã được phức tạp hóa quá mức. Việc tỷ giá đồng NDT trở thành điểm nóng là kết quả của ba nhân tố lợn: Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh, quan hệ Trung – Mỹ thiếu sự tin cậy lẫn nhau và hai quốc gia đều tồn tại vấn đề mang tính cơ cấu khó điều chỉnh. Cuối cùng, để theo đuổi lợi ích độc quyền thương mại quốc tế, Mỹ thường thực hiện chính sách chỉ có lợi cho họ.
Đối với Trung Quốc, tỷ giá đồng NDT thực sự là vấn đề kinh tế. Trước hết, tỷ giá hối đoái và chính sách kinh tế đều là công cụ quan trọng trong mục tiêu chiến lược phát triển tổng thể của Trung Quốc. Trung Quốc có thể duy trì quản lý đồng NDT, để đồng tiền này phù hợp với nhu cầu thương mại quốc tế của nước mình. Việc làm này trái ngược với quan niệm coi tỷ giá hối đoán là một loại giá cả của Mỹ, cũng như của các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Thứ hai, việc Trung Quốc và Mỹ ở chu kỳ kinh tế khác nhau đã quyết định tỷ giá đồng NDT cần sự thay đổi linh hoạt từ hai phía. Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc ở vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế còn Mỹ ở vào giai đoạn nền kinh tế có khả năng chạm đáy lần thứ hai. Việc quản lý tỷ giá đồng NDT có thể kiềm chế lạm phát tại Trung Quốc, khiến cho mục tiêu kiểm soát vĩ mô của Trung Quốc dễ thực hiện. Cuối cùng, tỷ giá đồng NDT là một trong những vấn đề chủ quyền quốc gia của Trung Quốc. Trung Quốc không thể để Mỹ quyết định tỷ giá giữa đồng NDT với mọi đồng tiền khác trên thế giới, không thể để cho Mỹ thay đổi mức lãi suất của Trung Quốc, càng không thể để Mỹ ép Trung QUốc mua các khoản nợ của Mỹ.
Việc tăng giá mạnh đồng NDT sẽ trực tiếp gây thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, Mỹ và cả kinh tế thế giới. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterso, đồng NDT bị định giá thấp 41% so với đồng USD. Con số này được thừa nhận rộng rãi tại Mỹ. Trước hết, tính toán trên trở thành một trong những căn cứ để tăng giá đồng NDT. Viện nghiên cứu này không phải thực sự đề nghị tăng 41% tỷ giá đồng NDT, mà chỉ có ý định dùng con số trên để chứng tỏ đồng NDT bị định giá thấp. Thứ hai, sự chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế Trung Quốc sẽ là một quá trình lâu dài. Tăng giá mạnh đồng NDT sẽ tác động đến mô hình kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc, tạo thành tai họa mang tính hủy diệt đối với kinh tế Trung Quốc. Cuối cùng, nếu đồng NDT tăng giá 41% sẽ làm cho sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và Mỹ thay đổi về chất, gây biến động rủi ro kinh tế thế giới. Nếu đồng NDT tăng giá 41%, quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng phát triển ngang bằng với Mỹ. Cổ phần ngân hàng Trung Quốc tại thị trường nội địa sẽ tăng gấp đôi so với ngân hàng lớn nhất của Mỹ, giá trị cổ phần của Công ty Dầu mỏ Trung Quốc sẽ gấp rưỡi công ty ExxonMobil. Điều này sẽ thay đổi hàon toàn cục diện sức mạnh kinh tế thế trên thế giới, sẽ làm cho nền kinh tế thế giới chao đảo. Người Anh có câu: “Cẩn thận với những gì bạn yêu cầu”. Đồng NDT tăng giá mạnh sẽ gây thiệt hại cho kinh tế Trung – Mỹ, thậm chí sự phát triển kinh tế thế giới.
4) Sự mất cân bằng thương mại trở thành điểm nóng vừa phản ánh lo ngại của Mỹ về xu hướng nhập siêu khó đảo ngược, vừa phản ánh đặc trưng giai đoạn kinh tế phát triển theo mô hình xuất khẩu của Trung Quốc
Xu hướng gia tăng nhập siêu kéo dài từ Trung Quốc của Mỹ là biểu hiện bề ngoài của sự trống rỗng thực thể kinh tế Mỹ trong quá trình thúc đẩy toàn cầu hóa tư bản. Năm 2011, tỷ lệ nhập siêu của Mỹ đã tăng vọt lên 11,6% đạt mức 558,02 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008, nhưng có phần thu hẹp nhập siêu từ Trung Quốc so với năm 2010. Về cơ bản, cùng với việc thúc đẩy toàn cầu hóa nguồn vốn tài chính, sức mạnh tài chính của phương Tây do Mỹ lãnh đạo cũng từng bước làm trống rỗng ngành chế tạo trong nước của nhiều nước trong đó có Mỹ. Năm 2010, nhập siêu thương mại từ Trung Quốc của Mỹ tăng 8,2% lên tới 295,46 tỷ USD. Trong số 100 loại sản phẩm hàng hóa quốc tế, Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất 55 loại sản phẩm, Trung QUốc là nước nhập khẩu nhiều nhất 16 loại sản phẩm. Ngoài dầu mỏ và một số máy móc, công cụ, đặc trưng của kinh tế Mỹ là nhập khẩu hàng tiêu dùng như: sách, đồ chơi, ôtô, xe đạp, sản phẩm nghệ thuật, gia dụng, thảm len, đồ trang sức, đồ uống và thuốc chữa bệnh. Nhập khẩu của Trung Quốc, chủ yếu là đáp ứng nhu cầu công nghiệp, chứ không phải đáp ứng nhu cầu của cư dân. HIện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu chủ yếu các loại hàng hóa như: đồng, quặng, niken, bột giấy, bông, lông cừu, các loại sợi… Cựu giám đốc ngân hàng Morgan Stanley tại châu Á Stephen Roach nêu rõ nguyên nhân chủ yếu buộc Mỹ nhập siêu không phải là do tỷ giá đồng NDT, mà do Mỹ không có dự trữ an toàn, để tăng trưởng, họ chỉ còn cách nhập khẩu từ bên ngoài, dẫn đến nhập siêu với quy mô lớn, Mỹ nhập siêu thương mại từ nhiều quốc gia. Nhập siêu không phải chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ. Năm 2010, Mỹ nhập siêu từ 88 quốc gia.
Mỹ vẫn là nước hưởng lợi chủ yếu của việc nhập siêu từ Trung Quốc. Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc không ảnh hưởng đến mức độ lợi nhuận chủ yếu mà Mỹ thu được từ Trung Quốc trong ngành chế tạo. Nguyệt san “Economic Letter” viết: “Đa số dịch vụ hàng hóa bán tại Mỹ đều được sản xuất ở trong nước. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu các loại hàng hóa này chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 2,5%. Nếu giá trị hàng hóa có nhãn mác “sản xuất tại Trung Quốc” là 1 USD, thì 55 xu dịch vụ là được tạo ra tại Mỹ. Mặc dù nhiều hàng hóa từ Trung Quốc được sản xuất tại công xưởng của Trung Quốc, nhưng người Mỹ thông qua sức mạnh của mình sẽ giảm giá thành lao động ở mức thấp nhất”. Theo số liệu của Đại diện Hàn Quốc tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố vào ngày 12/2/2012 tại buổi họp báo về chính sách của OECD, lợi nhuận mỗi chiếc iPad của Công ty Apple lên tới 150 USD, tương đương 30% giá bán. So với lợi nhuận của Apple, lợi nhuận của Trung Quốc – nơi sản xuất iPad thấp đến thảm hại, lương mà họ trả cho công nhân Trung Quốc chỉ 8 USD/chiếc, (1,6% giá bán), còn ít hơn lợi nhuận của Hàn Quốc – nơi sản xuất linh kiện chủ yếu của iPad 93,4 USD tương đương 6,8% giá bán).
Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc làm gia tăng nhập siêu giữa hai nước. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Trương Nghiệp Trục từng nói rằng: “Do chính sách hạn chế xuất khẩu của Mỹ, tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc giảm từ 18,3% xuống còn 7,1%, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm gần 50 tỷ USD”. Vấn đề cần phải so sánh một cách rõ ràng là Trung Quốc phải mất một lực lượng lao động lớn, sử dụng nhiều tài nguyên, phá hoại môi trường của mình, nhưng nguồn ngoại hối thu được từ xuất siêu thương mại lại chỉ mua được một lượng lớn công trái và trái phiếu được Chính phủ Mỹ bảo hộ để đưa Mỹ quay lại chu kỳ kinh tế của mình. Theo thống kê ban đầu của Cục Ngoại hối quốc gia năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng thêm 387,8 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện nay ước tính khoảng 3200 tỷ USD, trong đó 2/3 là USD.
Có thể thấy, điểm nóng nhập siêu thương mại giữa hai nước bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, đồng thời, Mỹ hưởng lợi thực sự từ chính sách này. Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm gia công có giá trị thấp như quần áo, giầy dép… sang Mỹ, nhưng lại không thể sản xuất nhiều hơn những sản phẩm công nghệ cao, cũng không thể mua nhiều hơn những sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Trung Quốc lại phải quyết tâm chuyển đổi nhanh mô hình phát triển kinh tế.

2/ Ba giải pháp then chốt đưa quan hệ kinh tế Trung – Mỹ đi vào chiều sâu trong bối cảnh cục diện quốc tế thay đổi to lớn
Quan hệ Trung – Mỹ trong tương lai gần là mối quan hệ quan trọng nhất mà Trung Quốc phải xử lý, trong đó quan hệ kinh tế lại là nền tảng. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy, một mặt, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đứng đầu về tài chính và khoa học kỹ thuật, nhưng đối mặt với sự bành trướng ra bên ngoài mang tính chu kỳ của mình, họ cũng phải bước vào thời kỳ thu hẹp mới trên thế giới, phải đối mặt với tình trạng sức mạnh đang đi xuống của mình. Mặt khác, là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có thị trường rộng lớn và tốc độ phát triển đáng tự hào. Tuy nhiên, đối mặt với thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, Trung Quốc phải nâng cao được khả năng tự chủ sáng tạo và thực lực tài chính quốc tế để thực hiện mục tiêu cấp thiết trên. Do đó, người viết xin đưa ra ba giải pháp then chốt để đưa quan hệ kinh tế Trung – Mỹ đi vào chiều sâu:
1) Làm thế nào để Mỹ được chia sẻ một cách hợp lý lợi ích khi Trung Quốc tiếp tục phát triển nhanh chóng
Tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc tiếp tục đứng đầu các nền kinh tế chủ yếu trên thế giới. Học giả John Thornton thuộc Trung tâm Trung Quốc dự báo: Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với tranh chấp và xung đột lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ ở vào tiến trình phát triển đi lên chứ không phải suy thoái. Quỹ đạo phát triển của cường quốc kinh tế với sự tăng trưởng nhanh chóng này không những có ảnh hưởng sâu rộng đối với hơn 1 tỷ người dân Trung Quốc, mà còn tác động sâu xa đến toàn thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc sẽ là một con đường quan trọng để Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới đi lên từ đáy của nền kinh tế. 5 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng của Trung QUốc sẽ duy trì ở mức độ cao, tổng quy mô nhập khẩu dự kiến vượt trên 8000 tỷ USD. Sự kiện này sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho nông dân, doanh nghiệp ngành chế tạo và công nhân nhiều nước trên thế giới. Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc trong các lĩnh vực điện lực, máy công cụ, hàng không dân dụng… sẽ lên tới 600 tỷ USD. Đến năm 2025, Trung Quốc sẽ mua 2880 máy bay chở khách, có giá trị thương mại lên tới 280 tỷ USD, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng không dân dụng thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Đây sẽ trở thành cơ hội lớn để Mỹ khai thác đầy đủ tiềm năng thị trường Trung Quốc, là một trong những giải pháp đưa quan hệ kinh tế Trung – Mỹ đi vào chiều sâu.
2) Làm thế nào để Trung Quốc hội nhập ổn định hệ thống tài chính quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa tài chính
Sự phát triển tài chính quốc tế của Trung Quốc muộn hơn quy mô phát triển kinh tế của nước này. Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã đứng thứ hai thế giới, trở thành một trong những cường quốc thương mại hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong 5 năm gần đây đã tăng 15,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới trong cùng kỳ. Trung Quốc đã từ nước xuất khẩu thứ ba vươn lên đứng đầu thế giới, tăng từ 7,3% lên 10,4% trong kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, từ nước nhập khẩu thứ ba thế giới vươn lên vị trí thứ hai. Tuy vậy, sức mạnh tài chính quốc tế của Trung Quốc, đặc biệt là địa vị quốc tế của đồng NDT, lại nâng lên chậm chạp. Một nghiên cứu của Viện Brookings được công bố vào tháng 2/2012 nêu rõ địa vị quốc tế của đồng NDT kém xa so với đồng USD: Trung Quốc đã chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội của cả thế giới, chiếm 9% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu, đã đóng góp vào ¼ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nh7ng phạm vi sử dụng đồng Franc Thụy Sĩ còn rộng lớn hơn nhiều so với đồng NDT. Nhìn từ chỉ số mức độ mở rộng tài khoản chính, năm 2009, các nền kinh tế có đồng tiền dự trữ quốc tế được 2,48 điểm, Trung Quốc chỉ được – 1,15 điểm.
Trung Quốc phải duy trì bước đi cải cách trong tương lai như thị trường hóa lãi suất, tỷ giá hối đoái và nới lỏng kiểm soát nguồn vốn. Đồng NDT sẽ có thể trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế có khả năng cạnh tranh trong 10 năm tới. Đồng thời, những cải cách này phải được Trung Quốc hoàn thành một cách tự chủ, có thể kiểm soát. Đây chính là sự ổn định lành mạnh để hội nhập vào hệ thống vận hành tài chính quốc tế. Việc thực hiện mục tiêu cải cách của Trung Quốc không thể tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa tài chính do Mỹ giữ vai trò chủ đạo.
3) Làm thế nào để tránh tranh chấp về đổi mới khoa học công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ
Sức mạnh quốc gia của Mỹ và Trung Quốc thay đổi nhanh chóng quyết định cạnh tranh Trung – Mỹ là điều khó tránh khỏi, điểm nóng cạnh tranh vẫn là thông qua đổi mới khoa học công nghệ để chiếm lĩnh đỉnh cao những ngành sản xuất mới. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc năm 2001 chỉ bằng 1/10 của Mỹ, nhưng năm 2010 GDP của Trung Quốc đã lên tới 5880 tỷ USD, bằng 2/5 của Mỹ. Tốc độ này là một kỳ tích, cũng dẫn đến sự thay đổi của Mỹ về tâm lý và chiến lược trong quan hệ Trung – Mỹ. Về khách quan, Trung Quốc đã trở thành một trong số ít đối thủ cạnh tranh của kinh tế Mỹ. Thậm chí, nhiều người còn kết luận sự suy yếu của Mỹ và trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Viện nghiên cứu và phát triển Battelle dự báo: Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung Quốc sẽ bằng Mỹ vào năm 2022. Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền cho khoa học công nghệ năng lượng sạch, công nghệ sinh học và công nghệ nano, rất có thể hình thành sản phẩm vào thập niên 2020. Nếu các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của chính phủ, trường đại học và doanh nghiệp Mỹ không có đột phá, đổi mới công nghệ, thì khi sản phẩm mới được tung ra thị trường, Mỹ sẽ bị lạc hậu từ 10 – 20 năm.
Cạnh tranh về đổi mới khoa học công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra quyết liệt trong lĩnh vực năng lượng sạch. Trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã xây dựng lại một ngành sản xuất mang tính toàn cầu. Theo thống kê của Quỹ tín dụng từ thiện Mỹ, năm 2010, Trung Quốc đã thành nước đầu tư vào năng lượng sạch lớn nhất thế giới, đầu tư của nhà nước và tư nhân vào lĩnh vực này tổng cộng là 54,4 tỷ USD. Trong số 10 doanh nghiệp hàng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất linh kiện điện mặt trời, Trung Quốc có 7 doanh nghiệp. Năm 2011, Mỹ lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường lớn nhất về đầu tư năng lượng tái sinh, nhiên liệu sinh học. Đầu tư của Mỹ đối với năng lượng sạch đã tăng 33% lên 55,9 tỷ USD, còn Trung Quốc vẫn duy trì ở mức 47,4 tỷ USD. Sự rối loạn về cạnh tranh là một tín hiệu chứng tỏ việc hai nước phát triển quá nhanh năng lượng tái sinh tạo ra phạm vi tổn hại lớn hơn. Chẳng hạn, những doanh nghiệp sản xuất máy phát điện chạy bằng sức gió và pin điện mặt trời tăng lên quá nhiều, dẫn đến thừa máy móc sản xấut năng lượng sạch trên thế giới.
Việc chuyển từ cạnh tranh về đổi mới công nghệ sang quan tâm đến sinh tồn của thế giới là biện pháp lý trí để tránh cạnh tranh đổi mới giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng là điều may mắn cho nhân loại. Dân số thế giới sẽ tăng từ 7 tỷ người hiện nay lên 10 tỷ người vào năm 2050, nên phải đảm bảo sự sống của nhân loại trên thế giới. Loài người phải tìm được năng lượng mới và phương án giải quyết đổi mới phi quân sự trong vài chục năm tới. Lý trí nhân loại cuối cùng sẽ chuyển từ sáng tạo và công nghệ sang giải quyết sống còn. Trung Quốc và Mỹ cần chung tay đổi mới khoa học công nghệ thông qua hợp tác trên thế giới để giải quyết vấn đề sinh tồn và phát triển của loài người thông qua đổi mới khoa học công nghệ. Đây là giải pháp thứ ba để làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế Trung – Mỹ.
3/ Giải pháp cùng có lợi cùng thắng lợi và bốn hiệu ứng xây dựng mang tính toàn cầu
Việc giải quyết vấn đề điểm nóng kinh tế Trung – Mỹ là điểm then chốt đi đến cùng thắng lợi, cùng có lợi tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khuôn khổ chỉ đạo mới nhất và có hiệu lực nhất để xử lý quan hệ Trung – Mỹ là tuyên bố chung Trung – Mỹ trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: Hai bên quyết định xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới – quan hệ đối tác hợp tác cùng có lợi, cùng thắng lợi, tôn trọng lẫn nhau. Vấn đề cần phải làm rõ hơn là: Tiền đề là sự tôn trọng lẫn nhau, con đường là hợp tác đi vào chiều sâu, kết quả là cùng thắng lợi, cùng có lợi. Từ đó, người viết xin đưa ra những giải pháp sau:
1) Xây dựng tổ chức và cơ chế kết nối chiến lược lâu dài và có hiệu quả, có diễn đàn đối thoại và phương án giải quyết một cách hệ thống giúp tái cân bằng kinh tế Trung – Mỹ công bằng, có chất lượng cần thiết cho việc kiện toàn hoạch định chính sách
Tập trung vào thiết kế thượng tầng quan hệ kinh tế, Trung Quốc và Mỹ thừa nhận trên cơ sở an ninh năng lượng và lợi ích kinh tế của mỗi bên, hai bên xây dựng một khuôn khổ chiến lược mới về quan hệ kinh tế dưới sự chỉ đạo của “Thông cáo chung Thượng Hải” nhằm đảm bảo quan hệ cùng có lợi, cùng thắng lợi không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như điểm nóng tranh chấp kinh tế cũng như thái độ và sự lo ngại của công chúng.
Cần thông qua quản lý tốt nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ kinh tế, đồng thời nhấn mạnh lợi ích hợp tác lâu dài, để đảm bảo bên nào cũng không vì tình hình chính trị nhất thời trong nước mà xa rời nhau. Công việc trên được thúc đẩy sẽ đem lại hiệu ứng ổn định lâu dài cho thế giới từ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ.
2) Về mặt thương mại, hai nước Trung Quốc và Mỹ cam kết và xây dựng lộ trình thời gian chuyển đổi rõ ràng mô hình kinh tế
Mỹ phải thực hiện tái cân bằng kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững thông qua tăng nguồn dự trữ trong nước, cam kết đầu tư tài chính bền vững, có lợi cho đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Chính phủ Trung Quốc phải cố gắng cải thiện đời sống nhân dân, tích cực mở rộng nhu cầu trong nước, lấy gia tăng tiêu dùng của người dân làm trọng điểm. Căn cứ vào ưu thế sản phẩm của mỗi bên để xác định cơ sở phân công thương mại và hợp tác song phương: Ưu thế của Mỹ là sản phẩm công nghệ cao, nguồn vốn lớn, ưu thế của Trung Quốc là sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Việc thực hiện mục tiêu này có thể đem lại cho thế giới một mô hình dựa vào nhau, phát huy thế mạnh của mỗi bên về kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Đó chính là hiệu ứng bổ sung cho nhau.
3) Về mặt tài chính, cùng mở cửa có trật tự thị trường tài chính của mỗi bên để hợp tác cùng có lợi
Trung Quốc thông qua các biện pháp như: điều chỉnh quy mô trái phiếu chính phủ đặc thù và cải cách hành chính của Mỹ… để giúp hoàn thành quá trình thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và phát triển theo hướng lành mạnh. Mỹ ủng hộ tài chính quốc tế thể hiện bằng việc quốc tế hóa đồng NDT giúp Trung Quốc hội nhập ổn định vào hệ thống tài chính thế giới, đặc biệt là hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực Trung Quốc còn yếu để hội nhập tài chính như quy chế, điều lệ, doanh nghiệp, nhân tài… Việc thực hiện các biện pháp trên sẽ làm tăng khả năng ổn định tài chính thế giới, đó là hiệu ứng lành mạnh.
4) Về mặt khoa học kỹ thuật, Mỹ phải duy trì tiếp xúc với Trung Quốc, chứ không phải là cạnh tranh một cách triệt để
Trung Quốc và Mỹ cần liên kết để xây dựng nguyên tắc rõ ràng hơn đối với vấn đề chuyển giao công nghệ. Trọng điểm là kết hợp giữa ưu thế đổi mới của Mỹ với năng lực chế tạo của Trung Quốc, xây dựng quy tắc rõ ràng hơn đối với chuyển giao công nghệ và đem lại quyền phát ngôn nhất định cho Trung Quốc. Mối quan hệ này sẽ cung cấp kinh nghiệm tham khảo cho sự phối hợp đổi mới khoa học công nghệ trên phạm vi thế giới nhằm giải quyết vấn đề sinh tồn và phát triển của văn minh nhân loại.
Nguồn: Tạp chí Thế giới đương đại – TQ
TLTKĐB 24/02/13