28 tháng 6 2013

Về bức tường Berlin

Conrad Schumann defects

conrad-schumann

August 15 1961. It was two days after East Germany sealed off its border with the Berlin Wall. The 19-year old Hans Conrad Schumann was guarding the construction of Berlin Wall, then in its third day of construction, at the corner of Ruppinerstraße and Bernauerstraße*.

At that stage of construction, the Berlin Wall was only a low barbed wire fence. For hours, the nervous young non-commissioned officer paced back and forth, his Kalashnikov slung over his shoulder, smoking one cigarette after another. Around 4 p.m., as the people on the western side shouted Komm über! (“come over”), Schumann jumped the barbed wire and was driven away at high speeds by an awaiting West Berlin police car.

There were many press photographers, but the above photo, which hit the West Berlin tabloids in hours, making the frontpage of Bild, was taken by Peter Leibing, also a nineteen-year old. Only that morning, he had just arrived to Berlin from Hamburg, and had been tipped off that an East German soldier had signaled to spectators on the West Berlin side of the barrier that he was going to make a break. He waited for an hour and a half to get this photo:

“I had him in my sight for more than an hour. I had a feeling he was going to jump. It was kind of an instinct. … I had learned how to do it at the Jump Derby in Hamburg. You have to photograph the horse when it leaves the ground and catch it as it clears the barrier. And then he came. I pressed the shutter and it was all over.”

His photo — taken ironically with an East German Exacta camera as Schumann threw away his rifle — became an enduring image of the Cold War. The camera had no motor-drive and it was the only image he had time to shoot, although the next frame was that of Schumann when he got out of the police car. The main photo won the Overseas Press Club Best Photograph award for 1961. Schumann later settled in Bavaria and after the fall of the Berlin Wall he returned to his birthplace in Saxony. Unwelcomed by his parents and brothers and sisters and shunned by his hometown for what he had done, Schumann eventually hanged himself in 1998.

* In the early days of the divided Berlin, West Berlin firemen waited at Bernauerstraße with safety nets for people would jump out from the apartment buildings in the Soviet sector into the street which was in the French sector. Less than month after Schumann defected, however, the East German Volkpolizei moved in with workmen to seal up doors and windows and ordered 2,000 residents to leave their homes; later the buildings themselves were demolished to create a fire-zone. Despite increased security, Bernauerstraße became the scene of the most successful escape attempt, when in October 1964, fifty-seven people escaped through a 145-metre tunnel, dug by students from a disused bakery on the street.

The original uncropped version:


Đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" của Conrad Schumann là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. 

Khoảnh khắc định mệnh 

Không chủ định trước, khoảng 4h chiều ngày 15/8/1961, anh lính Conrad Schumann 19 tuổi bất ngờ nhảy qua ranh giới ngăn cách hai miền Đông Đức - Tây Đức trong Chiến tranh lạnh. Khi đó, Schumann đang nhận nhiệm vụ canh gác công trường xây dựng bức tường Berlin ở góc phố Ruppinerstraße and Bernauerstraße. 

Ranh giới này trong ngày thứ 3 xây dựng mới chỉ là một hàng rào dây thép gai thấp tè, nằm sát mặt đất. Phía bên kia, những người Tây Đức hét lên với Schumann "Qua đây đi". Và trong một tích tắc, người lính trẻ băng qua ranh giới. Khoảnh khắc đó tình cờ được nhiếp ảnh gia Peter Leibing ghi lại. Nó trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất thời Chiến tranh lạnh. 

Bức ảnh nổi tiếng ghi lại khoảnh khắc Conrad Schumann vượt qua Bức tường Berlin.

Đặt chân sang miền Tây Đức, Schumann lập tức lao vào một chiếc ô tô cảnh sát đã chờ sẵn. Về sau, người đàn ông này nhớ lại thời khắc làm thay đổi cả cuộc đời mình: "Tâm trí tôi căng thẳng tột cùng. Tôi rất sợ hãi. Tôi nhảy qua, lao vào xe trong... 3, 4 giây và mọi thứ vụt qua đi". Sự giải thoát cuối cùng Sang Tây Đức, Schumann định cư tại Bavaria. Hai năm sau, ông cưới vợ và có 1 cậu con trai. 

Ông liên tục thay đổi công việc trong thời gian đầu mới sang và cuối cùng là làm việc tại nhà máy lắp ráp ô tô của Audi trong 27 năm
 
Rời bỏ Đông Đức mang theo rất nhiều hy vọng về một cuộc sống mới, nhưng thực tế, Conrad Schumann đã không tìm thấy cái mình trông đợi. Thứ đầu tiên Schumann hỏi xin ở trụ sở cảnh sát Tây Đức chỉ là một chiếc bánh sandwich. Và tất cả những gì ông mang trong mình khi sang bên kia bức tường Berlin, là sự đau khổ cùng cực vì đã phản bội lời thề và bỏ lại đồng đội của mình. 

Cô đơn và tuyệt vọng, Schumann chỉ biết tìm đến rượu để khuây khỏa suốt những ngày tháng sau này. Bức ảnh và sự nổi tiếng "bất đắc dĩ" đã thay đổi cuộc đời Conrad Schumann, nhưng có lẽ không theo cách mà ông mong muốn. Ông được mời xuất hiện trong nhiều sự kiện, ký tên trên các áp phích có tên mình và tham dự hàng trăm cuộc phỏng vấn mà phần nhiều nội dung chỉ xoay quanh sự kiện ngày 15/8/1961. 

Nhưng đằng sau "ánh hào quang nhân tạo" là một cuộc sống cô đơn, mệt mỏi. Ông đã bị giới chức Tây Đức "vắt kiệt như một quả chanh" trong các cuộc thẩm vấn tìm kiếm thông tin mà ông không hề nắm giữ. Thậm chí, khi từng có ý muốn vượt sang phía bên kia bức tường Berlin để về thăm nhà, ông đã bị cảnh sát Tây Đức phát hiện và ngăn chặn ở phút cuối. 


Sau khi bức tường Berlin được dỡ bỏ, Schumann quyết định quay trở về sống ở quê nhà. 

Bộ máy tuyên truyền phương Tây đã tô vẽ để ông trở thành một "người hùng", "biểu tượng của tự do". Nhưng với những người dân ở quê hương, ông mãi là kẻ phản bội đê hèn. "Có nhiều người không nói chuyện với tôi", ông nói. 

Những đồng đội cũ không muốn giao du với ông. Thậm chí, ông cũng không được chào đón ở chính gia đình của mình. Anh lính trẻ Schumann khi đó đã trở thành một người đàn ông trung niên béo lùn, hai cánh tay đầy hình xăm. 
Bức ảnh chụp khoảnh khắc Schumann nhảy qua ranh giới Đông - Tây vẫn là một bức ảnh nổi tiếng, được phát hành với số lượng lớn và bán rất chạy cho du khách tới thăm di tích Bức tường Berlin. Nhưng nhân vật chính đã thay đổi đến mức khó có thể nhận ra. 

Một buổi sáng thứ 7 năm 1998, vợ Schumann tìm thấy xác chồng mình treo trên một cành cây gần nhà tại Kipfenberg. Ông đã tự tử ở tuổi 56 mà không để lại lời trăng trối. Cảnh sát cho biết, họ không tìm thấy bất cứ điểm gì đáng chú ý, động cơ cũng không rõ ràng. 

Người ta cho rằng, sự xa lánh của những người xung quanh và áp lực dư luận đè nặng đã khiến ông trầm cảm và cuối cùng tự giải thoát bằng cái chết.

German photographer Peter Leibing poses in his home in the northern German village of Oerel, about 100 km south-west of Hamburg August 15, 2001, as he displays his famous picture of the East German soldier Conrad Schumann jumping over the Berlin Wall. Leibing's photograph of the 19-year-old East German border guard throwing away his rifle as he hurled over barbed wire on his way into West Berlin was taken on August 15, 1961, two days after East Germany sealed off its border with the wall.

Thống kê về bức tường Berlin

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 6 tháng 1 2013 lúc 5:30
Từ năm 1961 đến năm 1989 có khoảng 136 người bị chết ở bức tường Berlin hoặc cái chết của họ có liên quan tới biên phòng của đông Đức. Ngoài ra còn có 251 người bị thiệt mạng khi qua lại kể cả từ bên đông lẫn bên tây trước, sau và kể cả lúc đã có trạm kiểm tra biên giới giữa đông và tây Berlin.

Trong danh sách này không tính tới nhiều trường hợp không rõ số liệu cũng như lý do về một số trường hợp bị tác động do bức tường mà trở nên bi quan hoặc lo lắng dẫn đến qua đời vì lý do khác nhau.

Đây là con số thống kê mới nhất nằm trong kế hoạch của khu tưởng niệm bức tường Berlin kết hợp với trung tâm nghiên cứu lịch sử của Postdam do ủy ban văn hóa và truyền thông thuộc chính quyền liên bang hỗ trợ và khởi xướng. Mục đích là tìm hiểu tất cả các cái chết có liên quan tới bức tường Berlin. Cơ sở dữ liệu dựa trên con số thống kê của các cơ quan và danh sách những người bị chết. Ngoài ra còn dựa vào những nguồn điều tra độc lập và các nhân chứng lịch sử. Cho tới nay đã có 575 trường hợp được lập hồ sơ và kiểm tra.

Cho tới nay có rất nhiều danh sách với sự chênh lệch con số khác nhau: Tùy theo tính tóan của mỗi nơi, như bên công tố Berlin ghi ít nhất 86 trường hợp, cảnh sát Berlin ít nhất 92, cơ quan thống kê tại Salzgitter khoảng 114, Trung tâm điều tra chống tội phạm có tổ chức 122 và các cộng tác viên: 200.

Mục đích của cuộc điều tra này nhằm giảm thiểu sự chênh lệch của các con số giữa các nơi, tìm hiểu rõ con số những người bị chết tại bức tường Berlin, những mảnh đời và những nguyên nhân dẫn tới cái chết ở bức tường từ các nguồn tin đáng tin cậy. Nhờ đó mới có sơ lược về 136 nạn nhân trong danh sách này.
Chương trình này nhằm đưa ra một khái niệm kép về "Nạn nhân của bức tường Berlin": Cái chết của họ hoặc là do trốn chạy, hoặc có liên quan mật thiết với sự có mặt của chính quyền DDR về không gian cũng như là thời gian.

Nhờ vào đó mà có thể chia ra làm 5 trường hợp:

1. Những người tìm cách vượt biên ở khu vực lính biên phòng có vũ trang và bị bắn chết hoặc bị chết bởi yếu tố biên giới, chẳng hạn như mìn.

2. Những người vượt biên không bị giết mà vì tai nạn qua đời. Ví dụ bị ngã, vì say rượu, bị chết đuối, bị nhồi máu cơ tim, bị ngạt thở,.....

3. Những người vi phạm khu vực biên giới. Chẳng hạn những công dân tây Đức, tây Berlin vi phạm đường biên khi họ trèo qua tường, hoặc trèo qua hàng rào, hoặc thậm chí cả công dân của đông Đức bị nhầm lẫn là người vượt biên nên bị bắn oan.

4. Một số là lính biên phòng có liên quan tới việc vượt biên và bị bắn chết

5. Những người bị chết liên quan tới đồn biên phòng, ví dụ trong lúc kiểm tra ở biên giới.

Điều quan trọng ở đây là cái chết của họ có liên quan việc vượt biên, hoặc có nguyên nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ví dụ họ vi phạm khu vực đường biên.

*************************************************
Để các bạn có thể hiểu rõ về những nạn nhân của bức tường Berlin, tôi xin giới thiệu sơ lược hai trường hợp đặc biệt.

1. Nạn nhân đầu tiên của bức tường: Bà Siekmann, Ida, sinh ngày 23. tháng 8 năm 1902, tại huyện Marienwerder, tây Preußen, thuộc Ba lan ngày nay.

Lý do chết: Bị tai nạn chết khi nhảy từ tầng 3 ở số ngà 48 đường Bernauer vào ngày 22.08.1961

Diễn biến: Khi phân chia biên giới, căn nhà của bà nằm ở đông Đức, nhưng từ vỉa hè trở ra là do tây Đức chiếm đóng. Điều đó có nghĩa rằng bà mở cửa trước, bước ra ngòai đường là tây Đức, trong khi đó các chị em của bà lại ở bên kia đường một đoạn. Trước ngày 18 tháng 8 bà cũng như nhiều người khác vẫn qua lại bình thường, nhưng tới ngày đó toàn bộ cửa ra vào bị đóng đinh hoặc xây bịt lại. Thay vì đó họ mở cho bà một lối ra sân phía sau. Trong lúc hoảng sợ rất nhiều người trong căn nhà đã nhảy ra, riêng bà từ tầng 3, sau khi ném hết chăn đệm xuống, bà hoảng sợ nhảy vì có lẽ sợ bị phát hiện nên đã qua đời trên đường vào bệnh viện.

2. Nạn nhân cuối cùng của bức tường:  Freudenberg, Winfried, sinh ngày 29.  tháng 8 năm 1956 tại Osterwieck
Lý do chết: Bị tai nạn do rơi khí cầu vào ngày 8 tháng 3 năm 1989

Sau chuyến thăm người thân ở bên tây Đức trở về và cưới vợ sau đó, anh quyết định một mình sẽ ra khỏi DDR và tìm sang tây Đức định cư. Vì nhiều lý do đã dẫn tới Balon không điều khiển được, bay quá cao với nhiệt độ lạnh lại vào lúc nửa đêm một thời gian dài trên không trung và đã rơi xuống một khu vực ở tây Berlin cách biên giới sang DDR chỉ có 100 mét. 



Một nửa nguời đông Đức cho rằng họ bị "bắt cóc" theo tây Đức.

bởi Karel Phùng (Ghi Chú) viết vào ngày 31 tháng 12 2012 lúc 5:51
20 năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, có đến quá nửa người dân tòan Đức thèm khát hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người dân như DDR thời trước. Gần 40% dân đông Đức mong muốn quay trở lại thời kỳ xã hội chủ nghĩa.

Gần 50% người dân đông Đức cho biết, họ đã bị bắt buộc phải theo hệ thống của tây Đức. Chỉ có 43% dân số cho rằng  không phải vậy. 39% dân đông Đức và 24% dân tây Đức cho rằng nên quay trở lại với chế độ XHCN như DDR.

Đó là kết quả của cuộc điều tra của quĩ vì tự do Friedrich-Naumann theo đảng FDP khởi xướng, nằm trong chương trình "Deutschen Monitor" cứ hai năm tiến hành một lần. Cuộc điều tra vào tháng 10 năm 2008 được tiến hành với 3000 người

Quá nửa dân số đông Đức không bằng lòng với chính quyền hiện tại.

"Tự do" là khái niệm mà đại đa số dân chúng cho rằng quan trọng, chiếm tới 71%. Giá trị của quyền tự quyết của mỗi công dân là điều quan trọng, chiếm tới 60% và giảm so với trước đây khoảng 5-8%.
Tổng thể cả nước về ổn định chính trị có tới 2/3 dân số đồng tình, riêng đông Đức có 53% cho rằng chỉ tạm ổn. Các đảng phái chính trị xa rời dân và thiếu sự tiếp cận cử tri với các đảng phái chính trị.
67% dân chúng được hỏi ở tây Đức cho rằng cho rằng hệ thống pháp luật là tốt và 51% dân đông Đức không bằng lòng. Luật quá nhiều nhưng thực sự không  có bảo vệ được an ninh cũng như hệ thống pháp luật trừng phạt quá nhẹ khiến cho tội phạm phát triển nhiều thêm.
Về bình đẳng trong xã hội thì đa số người dân đông Đức không bằng lòng, tây Đức đa số cảm thấy tốt. Điểm mà người dân chỉ trích nhiều nhất bao gồm chính sách xã hội khiến cho trở thành gánh nặng mà con cháu đời sau phải gánh chịu chiếm tới 88%, về chính sách thu thuế chiếm 85% và riêng về giáo dục có tới 69% dân chúng cảm thấy bị thiệt thòi.

Phê phán chính sách tiền lương

Kinh tế thị trường xã hội của Đức được tới 58% dân chúng được hỏi đồng tình, 59% ở tây và 50% ở đông Đức. Nhưng sự mất cân bằng trong thu nhập là điểm nóng chiếm được sự đồng tình của 83%. Khi hỏi về cân nhắc giữa cạnh tranh và an toàn trong nền kinh tế có tới 47% cho rằng phải có nền kinh tế khỏe và 25% cho cạnh tranh và 25% muốn cả hai.
Cuộc điều tra này được tiến hành trong tuần đầu tiên của khủng hoảng tài chính.


KP dịch

11 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Không đâu là thiên đường cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác.

      Xóa
    2. Thiên đường thì chưa có nhưng có những nơi mà cuộc sông tốt đẹp hơn .

      Xóa
  3. Xem vài thứ về bức tường Berlin chợt nhớ dạo xưa ô-sin Huy Đức đã từng viết lại lịch sử nước Đức trong một bài viết, rằng:

    "Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do."

    Có lẽ chính quyền, các nhà sử học Đức nên mời o-sin đến để viết "lịch sử" bức tường Berlin cho họ.

    Từ đây trở xuống là bài viết của ô-sin Huy Đức:

    Bức tường Berlin

    Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

    Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.

    Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

    Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

    Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.

    Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

    Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

      Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

      Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

      Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

      Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

      Xóa

    2. Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

      Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.

      Huy Đức
      2009
      Theo blog Osin

      Xóa
  4. Vài ngày sau khi o-sin Huy Đức lên bài trên blog, BBC Vietnamese có bài viết cho rằng o-sin Huy Đức bị báo SSTT 'Ngừng hợp đồng' vì bài Bức tường Berlin:

    Nhà báo Huy Đức được biết đến qua trang blog thu hút độc giả

    Báo Sài Gòn Tiếp Thị xác nhận với BBC đã "ngừng hợp đồng" với nhà báo Huy Đức, vì cho rằng "tòa soạn không cùng quan điểm" với bài báo của ông.

    Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn, giải thích quyết định của tòa soạn được đưa ra sau khi nhà báo Huy Đức đăng bài Bấm "Bức tường Berlin" trên blog Osin của mình ngày 23/08.

    Bài viết kể về câu chuyện 20 năm ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.

    'Đi ngược hệ thống'

    Nói chuyện với BBC hôm thứ Năm 27/08, ông Trần Công Khanh giải thích quan điểm của ông Huy Đức trong bài "không đồng nhất với tờ báo, nhất là sau khi anh công bố trên blog bài Bức tường Berlin".

    "Hai bên thỏa thuận anh ấy không còn ký hợp đồng với tờ báo nữa."

    Trên blog cá nhân, ông Huy Đức cho hay ông không còn là nhà báo của SGTT từ ngày 25/08.

    Khi BBC liên lạc, ông Huy Đức đã từ chối bình luận và nói rằng "nếu muốn nói gì sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước" về trường hợp của ông.

    Ông Trần Công Khanh từ SGTT nói thêm: "Cơ quan báo chí ở Việt Nam là công cụ, vậy thì làm sao người lao động lại có quan điểm khác với chủ lao động?"

    "Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp. Những bài anh viết trước đây, bên này không quan tâm."

    "Nhưng khi anh bày tỏ thái độ khác, tờ báo lại là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa."

    Tờ báo là công cụ của nhà nước, hai bên phải thỏa thuận không thể làm việc với nhau nữa.

    Trần Công Khanh

    Ông Khanh khẳng định đây là quyết định riêng của tòa soạn, chứ không có sự can thiệp từ cấp trên.

    Ông cũng cho hay cho dù đã thôi hợp đồng với tòa soạn, ông Huy Đức vẫn giữ thẻ nhà báo và có thể cộng tác sau này với SGTT.

    Ông nói: "Tổng Biên tập chúng tôi đã nói anh ấy không bị cấm viết, nên vẫn có thể tổ chức để anh ấy viết cho SGTT."

    Trong một bản tin phát đi ngày hôm nay, hãng tin AP trích lời ông Trần Công Khanh nói thêm chi tiết là Ban Tuyên giáo Trung ương đã "than phiền" về 100 bài blog và bài báo của ông Huy Đức.

    AP nhận xét ông Huy Đức, với blog có tên Osin, đã "thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam, thường xuyên đưa các bài chỉ trích lãnh đạo và chính sách của chính phủ".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Xúc động'

      Một người bạn của ông Huy Đức, nhà thơ Đỗ Trung Quân, cũng đang công tác ở SGTT, nói "nếu là vấn đề của báo chí đáng ra phải là vấn đề của Ban Tuyên giáo nhiều hơn".

      "Tôi hơi băn khoăn, thậm chí tôi hơi thực sự lo ngại vấn đề không còn thuộc về Ban Tuyên giáo như cách của anh Huy Đức nói trên blog về bài nghỉ việc, chúng ta phải hiểu theo nghĩa khác, và cái điều nay thì tôi hơi lo đấy."

      Đánh giá về bài Bức tường Berlin nhà báo Huy Đức viết trên blog, ông Quân nói ông "xúc động" với tư cách là nhà thơ.

      Ông nói với BBC: "Lần đầu tiên tôi biết có danh sách những người lính Đông Đức đã không bắn vào đồng bào của mình mà tự sát. Tôi rất xúc động. Tôi cho là người đọc cần được thông tin."

      "Đó là thông tin, không phải là chống đối," ông Quân nói.

      Lần đầu tiên tôi biết có danh sách những người lính Đông Đức đã không bắn vào đồng bào của mình mà tự sát. Tôi rất xúc động.

      Đỗ Trung Quân nói về bài của Huy Đức

      Trong bài trên blog, nhà báo Huy Đức kể:

      "Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do."

      Ông kết thúc bài viết bằng câu: "Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."

      Trên blog của nhà báo Huy Đức, cho đến cuối ngày hôm nay, đã có hàng trăm bình luận của độc giả sau khi nghe tin ông không còn làm ở báo SGGT.

      Bài của Bà Buôn Cải được lấy từ bộ nhớ cache của Google http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/08/090827_huyduc_work_termination.shtml

      Xóa
  5. Do blog cũ của o-sin http://www.blogosin.org/?p=993 không còn vào được nên có thể đọc bài viết ở blog mới http://newosinblogs.wordpress.com/2010/04/07/buc-tuong-berlin


    Như trên chính văn, Khoằm đã dẫn các nguồn của Đức do KP tìm kiếm và dịch, sau đây xin bổ xung thêm:

    Trang chuyên về bức tường Berlin: http://www.berliner-mauer.de/

    Thống kê toàn bộ các vụ: http://www.berliner-mauer.de/berliner-mauer-statistik.html?showall=1&limitstart

    Trang thống kê những trường hợp chết : http://www.chronik-der-mauer.de/


    O-sin Huy Đức và nhiều người khác cho rằng chỉ có người trốn từ đông sang tây mới bị bắn, xin thưa, đây là bằng chứng, do người Đức viết trên trang http://de.wikipedia.org/wiki/Todesfälle_unter_DDR-Grenzern

    Trước khi xây tường (1946–1961), ngoài những người bị chết do nhiều lý do khác nhau và kể cả do đông Đức bắn thì có:

    - Herbert Liebs († 21. Februar 1951 Pferdsdorf) bị lính Mỹ bắn chết

    - Werner Schmidt và Heinz Janello († 2. März 1951 Obersuhl) bị lính Mỹ bắn chết

    - Ulrich Krohn († 16. Mai 1952 bei Thurow) một trạm trưởng (bên tây Đức) bị một kẻ đảo ngũ đánh ngã rồi bắn chết. Thủ phạm bị tòa Lüneburg tuyên án 10 năm tù

    - Waldemar Estel († 3. September 1956 Buttlar) bị một người quốc tịch Tây ban nha vốn bị bắt vì vượt biên trái phép, bắn chết.

    Sau khi xây tường:

    - Rudi Arnstadt († 14. August 1962 in Wiesenfeld) bị cảnh sát biên phòng tây Đức bắn chết.

    Như vậy, dù sao đi nữa cũng không thể khẳng định là chỉ có bên đông bắn chết người vượt biên.

    Sau nữa không có bất cứ một vụ nào mà người công an biên phòng DDR tự sát chỉ vì không chịu bắn vào dân vượt biên như lời của Đức Huy!

    Cho tới nay chỉ đọc thấy công an biên phòng của Đông Đức bắn nhầm nhau, rồi bắn chết người vượt biên,... chứ vụ "Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do" thì lần đầu tiên đọc được nghe qua và có lẽ nếu người Đức mà hiểu lời của o-sin chắc hẳn họ phải suy nghĩ: Có nên mời o-sin Huy Đức sang giúp viết lại lịch sử cho nước Đức hay chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tạ sao người ta cứ vượt từ Đông Đức sang Tây Đức mà có ít người vượt từ Tây Đức sang Đông Đức nhỉ , mà tục ngữ Việt nam có câu bắn kẻ chạy đi chứ ai bắn người chạy lại!

      Xóa