05 tháng 8 2013

Chuyện từ góc công viên

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thuỷ sinh năm Canh Thìn - 1940 tại Nam Định. Ông từng có thời gian làm phóng viên chiến trường.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường Quảng Đà, đoạt giải Bồ câu bạc tại Liên hoan phim Quốc tế Leipzig (1970). Hà Nội trong mắt ai, giải vàng LHP Việt Nam 1988.Chuyện tử tế (1985) được đánh giá là tác phẩm đặc sắc nhất của đạo diễn Trần Văn Thuỷ. Bộ phim đoạt giải Bồ câu bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài ví như “Quả bom đến từ Việt Nam nổ tung ở thành phố Leipzig”. Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, giải Phim ngắn hay nhất, Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43. Chuyện từ một góc phố(2003), phim về những hậu quả của chất độc màu da cam để lại trong gia đình một cựu phóng viên chiến trường.
Hà Nội trong mắt ai bị cấm lưu hành từ năm 1982 đến 1987. Bộ phim tập hợp nhiều tích chuyện hay trong sử sách, vì vậy mà bị coi là “nhân chuyện xưa nói việc nay”. Chẳng hạn, trong mắt vua Quang Trung, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ dưới dám nói những điều ngay thẳng, còn bề trên biết nghe theo lẽ phải. Hay là chuyện bức tượng ở Chùa Bộc (Hà Nội) bây giờ vẫn lưu giữ, trên đầu tượng có đề chữ Tâm. Trước đây nhiều nhà nghiên cứu đều chịu, không biết tượng tạc ai. Về sau cụ Trần Huy Bá mới đặt giấy bản sau bức tượng rồi dùng than củi chà lên, mới hiện ra dòng chữ: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Tức là đúng vào cái năm Gia Long truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn thì dân chúng Thăng Long vẫn dựng tượng Quang Trung... Rồi cả những chuyện tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm; tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức quan sách nhiễu dân...

5/10/09

tôi với đạo diễn Trần Văn Thủy


Tôi biết tới đạo diễn Trần văn Thủy qua Má tôi. Má tôi có vé đi xem phim " cấm" ở nhà chiếu phim tư liêu Phan Kế Bính. Má đươc xemChuyện tử tế của đao diễn. Má về mách tôi. Hay không thể tưởng.Tôi còn nhớ Má đưa tay lên ngưc xoa xoa như lên cơn đau tim khi kể nói tôi nghe về cảm xúc khi con phim Tử tế. Tôi đòi coi. Má trơn mắt. Phim cấm. Hồi đó, cái gì cấm. là hay. Tôi cứ thầm ước đươc coi Tử tế.

2005, khi tôi về Việt Nam. Nhân vụ Việt Nam đang phát động nhân dân ủng hộ cuôc kiện cáo về Da cam, tôi "gặp" đươc đao diễn Trần Van Thủy qua màn ảnh tv. Người ta mời ông lên phát biểu về cuốn phim Chuyện từ một góc công viên của ông. Bữa đó trưc tiếp. Ông lên, nói gì thì tôi không nhớ. Chỉ nhớ mỗi vụ này. Ông cầm micro, phát biểu với cái giong bưc tức." Tôi nói thật nhá. Tôi làm phim này rồi đưa ra nước ngoài giới thiệu toàn bằng tiền của tôi. Các ông lãnh đạo chẳng có ai giúp đâu nhá". TV vụt tắt. Để rồi quay lai với cô xướng ngôn viên tươi cười lãng qua chuyện khác. Tôi đang ngồi với Má. Lặng người đi vì khí phách của ông. Bâng khâng mãi là sau đó ông có bi việc gì không.

Về Mỹ. Bắt đầu truy tìm tông tích của đao diễn trên mạng. Nhưng lúc đó thất vong quá. Chẳng có gì nhiều.

Lần này thì tôi găp đao diễn ở hôi thảo về chất độc da cam ở Riverside hôm qua. Đươc găp người, chứ không qua lời Má hay trên TV nữa.

Ông được mời đến hội thảo để một lần nữa giới thiệu bô phimChuyện từ một góc công viên cho dân RiverSide.

Bô phim hay, xúc động . Tôi khóc. Phim làm lâu rồi. Nhưng với tôi là mới. Với nhiều người trong buổi hội thảo đó. Là mới. Biết bao điều trong đó, hơn 14 năm rồi. Nói lại, cứ như là mới tinh.Tôi sẽ review cuốn phim trong entry khác vậy.

Tôi hỏi là làm sao tôi có thể coi vài cuốn phim của ông. Thật bất ngờ. Hôm sau, ông gói ghém gói quà này tặng tôi. Gói ghém chu đáo quá. làm tôi xúc động.

Ông nói trong này có mấy bộ phim ông làm.Trong đó có phim Tử tế, Chuyện từ một góc công viên, và một bộ phim làm về Mỹ Lai. Thế là cái ước mơ hồi con nít " đươc xem phim Tử tế" của ông tới bữa nay coi như toai nguyện. À, còn một cái khăn choàng ông mang từ Hà nội. Ông còn gởi lời thăm Má tôi nữa.


Phim Tử tế có bao nhiêu người đã từng coi. Nhưng.

Tôi có hẳn đao diễn Trần văn Thủy tặng nhá. Chuyên tử tế trong phim ông làm cũng hơn 20 năm rồi. Nhưng coi lai, việc" tử tế" với nhau, vẫn cứ là một đề tài nóng hổi. Chả trách, Tử tế là một trong những phim hay nhất của Việt nam và cả của thế giới nữa.

nhớ nhất một câu chuyện ông kể trong hội thảo.

Thường thì khi người nước ngoài hỏi những nhà làm phim ở Việt Nam găp những khó khăn gì. Thì người ta hay nhận đươc câu trả lời. Một là kinh phí. Hai là máy móc lac hậu. Ba là chế độ kiểm duyệt. Nhưng ông cho rằng cái khó khăn nhất là "mình làm phim từ trái TIM".

tâm đắc, tâm đắc.

Sống sao cho tử tế. Cái dấu hỏi to thù lù cho tôi sao khi xem phim của ông.Ngồi mà gậm nhấm hai chữ Tử tế. Viết ra chắc bao nhiêu cái entry cho đủ.

Xin cám ơn ông rất nhiều.
Chuyện từ góc công viên
Đạo diễn: Trần Văn Thủy - Hồ Trí Phổ

NSND Trần Văn Thủy sống trong một ngõ nhỏ yên tĩnh trên đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội, nhưng nơi cư ngụ lại là một ngôi nhà cao ráo và rộng rãi, cây trứng gà trước hiên nhà đã xum xuê tỏa bóng.

Ông nói, ngôi nhà này được xây cất bằng chính tiền làm phim với nước ngoài của mình, sau bao nhiêu lận đận vất vả với phim trường trong nước. Bởi có dạo khó khăn và cô đơn quá, mẹ ông đã khóc: “Con ơi, sao cái nghề của con khổ thế”. Nhưng ông vẫn bền bỉ với con đường của mình. Mỗi khi tiếp khách, ông thường trọng thị thắp hương trước bàn thờ tổ tiên mình, như một thói quen, và cũng có thể như muốn phác một cử chỉ rằng, những điều chúng ta trao đổi với nhau đều là chân thành và tử tế.

Trần Văn Thủy là một người xem trọng những việc tử tế. Ông là ân nhân của nhiều học sinh nghèo, những em bé tật nguyền, và đã chắt chiu từng đồng tiền kiếm được để xây bảy cây cầu nhỏ và xây trường học cho những nơi khốn khó.

Gần hai mươi năm qua, ông đã góp phần xây được tám cây cầu to, rộng, đẹp, bền chắc, xây trường tiểu học, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, khu văn hóa, gần một trăm giếng bơm nước sạch, nhiều ngàn mét vuông bê tông đường làng, trợ cấp cho người nghèo và các cháu bị hậu quả chất độc da cam, xây dựng lăng mộ tổ, lập ấp, và nhiều việc khác nữa. Ông không nghĩ đó là việc từ thiện, vì hai chữ từ thiện khiến ông có cảm giác đó là sự ban ơn. Ông coi việc mình làm chỉ là tiến hành những điều hiếu nghĩa. Bền bỉ đánh thức sự tử tế xung quanh, và ông đã trở thành một người tử tế từ bao giờ cũng không rõ nữa.

Một số giải thưởng đã đạt được

- Những người dân quê tôi, phim đầu tay, quay ở chiến trường khu Năm, đoạt giải Bồ câu Bạc tại LHP Quốc tế Leipzig (1970).
- Phản bội, giải Vàng LHP Việt Nam 1980, giải Đạo diễn xuất sắc.
- Hà Nội trong mắt ai, giải Vàng LHP Việt Nam 1988, giải Biên kịch xuất sắc Nhất, Đạo diễn xuất sắc Nhất, Quay phim xuất sắc Nhất.
- Chuyện tử tế (1985), giải Bồ câu Bạc LHP quốc tế Leipzig, được báo chí nước ngoài gọi là “Quả bom đến từ Việt Nam”, được hơn 10 đài truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền và được chiếu rộng rãi ở châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ...
- Chuyện từ góc công viên, Giải Vàng LHP Hội Điện ảnh năm 1996.
- Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (1999), giải Vàng LHP châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 43.

Ông được trao tặng danh hiệu “Chứng nhân của thế giới” tại hội thảo “The Robert Flaherty” dành cho 200 nhà làm phim tài liệu độc lập, tại New York (Mỹ) năm 2003.

Những ký ức của rồng
 Trần Văn Thủy (phải) và Ðỗ Minh Tuấn ở Boston.
Nếu không có cơ hội sống chung với Trần Văn Thủy, chắc tôi chẳng bao giờ hiểu hết những chuyện đời đằng sau những thước phim đầy máu và nước mắt của anh. Có những ngày hai anh em ngồi nói chuyện cả buổi sáng, anh kể tôi nghe về một thời quay phim trong lửa đạn. Có khi địch càn, ba người ôm máy và phim chui xuống hầm, bị ngạt thở phải chui lên thì lại thấy một tên lính Mỹ cạo râu trước chiếc gương to, đành phải nín thở bò trườn qua chuồng bò, hố tiêu, cỏ dại. Hút chết! Rồi những ngày bị ốm, thèm rau muống, một đồng nghiệp đi công tác mấy ngày, khi về mang cho anh một mớ rau hai phần ba héo úa! Người yếu đến mức tiêm B1 vào ngất xỉu, phải ôm phim ra Bắc.
 
Trên đường đói quá, thấy con cua của đứa trẻ buộc ở cột đầu võng, đấu tranh tư tưởng mãi rồi cuối cùng quyết định ăn trộm con cua ấy nhai nghiến ngấu; phải nằm ngủ giữa đường để nếu chết có người còn biết. Đói và mệt vô cùng, nhưng lúc nào cũng phải ôm khư khư cái bọc đựng 27 cuốn phim đã quay. Nhiều khi đói quá đành tặc lưỡi ăn cả gạo rang chống ẩm trong túi đựng phim. Có lúc phải đổi quần dài lấy mật ong để ăn, mặc quần đùi áo cộc bị muỗi đốt khắp người.
Ra đến Hà Nội, ngồi thẫn thờ ở góc công viên mãi mới gọi xe xích lô. Người đạp xích lô thấy anh nhem nhuốc quá phải lật chiếu lên, không cho anh ngồi lên vì sợ bẩn. Về đến nhà, bà chị không nhận ra. Hôm sau, bố đến ôm lấy cái chân trắng bợt của anh mà khóc. Sau đó, bộ đội đến cho lên xe com-măng-ca đưa vào bệnh viện, tiếp máu và điều trị liền  ba tháng. Trong khi đó, ở nhà lại có dư luận Trần Văn Thủy quay cho hết cơ số phim để chạy khỏi chiến trường nên chắc 27 cuộn phim anh mang ra chẳng có gì đáng xem đâu! Vì thế người ta định vứt đi. May có ông tráng phim thấy tiếc giấu mọi người tráng hộ, nhưng tráng hỏng. Như trời sắp đặt, những cảnh tráng hỏng lại có một hiệu quả hình ảnh rất đặc biệt, khó mà làm lại được.
Khi xem những đoạn tráng hỏng đó trong phim Những người dân quê tôi, đạo diễn Carmen đã nói bộ phim sẽ được giải vì chính những cảnh hỏng này! Y như rằng, bộ phim Những người dân quê tôi của anh đã đoạt giải Bồ câu Bạc tại LHP Leipzig. Những câu chuyện của anh đằng sau bộ phim này đã cho tôi thấy một cách sống động thế nào là những tác phẩm làm bằng máu và nước mắt, khiến tôi biết trân trọng hơn tác phẩm của những người đồng nghiệp như anh.
Trần Văn Thủy cũng tâm sự nhiều với tôi về gia đình anh, về người bố nhân hậu từng nuôi mấy chục người cơ nhỡ trong nhà, về chuyện anh xin tiền tài trợ xây trường, xây cầu cho quê hương! Rồi anh tâm sự cả những nỗi niềm riêng, lo khi về nước, con trai đã đi sang Ba Lan, một mình anh ở cái nhà mênh mông thì buồn lắm. Anh lo cháu nội ra nước ngoài từ bé sẽ không biết tiếng Việt, rồi lo chuyện dời mộ bố mẹ ở quê hương.
 
Càng sống với Trần Văn Thủy, tôi càng thấy ở anh một người tử tế, một nhân cách trí thức, một nghệ sĩ hành động. Không giống như những nghệ sĩ con buôn tham nhũng cả tiền bạc và cả vinh quang, luôn muốn đem cả thế giới đắp cho riêng mình, Trần Văn Thủy luôn trăn trở lo toan cho quê hương, cho bạn bè, đồng nghiệp. Và mặc dù chịu bao nhiêu bất công, bị bao điều xúc phạm, anh vẫn sống đàng hoàng, tự tin và nhân hậu như một thiền sư đắc đạo, không cuống cuồng gây sự hay kiện cáo vì tác phẩm của mình bị đánh giá sai.
Nhân vật đi theo đạo diễn khắp mọi nơi
Chuyến đi của hai anh em đến Philadelphia chiếu phim cho sinh viên đại học để lại nhiều ấn tượng khó quên. Tuyết trắng phủ kín nhà cửa, xe cộ, cây cối suốt chặng đường đi, dường như con tàu đang lao trong một sa mạc tuyết. Rồi những hình ảnh dữ dội về sự kiện Thiên An Môn trong bộ phim tài liệu dài bốn giờ đồng hồ mà chúng tôi đã được xem cùng sinh viên. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là bộ phim Chuyện ở góc công viên của anh.
 
Chuyện một em bé nạn nhân chất độc da cam vẫn vượt lên những đau đớn thể chất để luyện tập chơi đàn đã khiến tôi và tất cả khán giả trong phòng giàn giụa nước mắt. Không một hình ảnh nào mang dáng dấp hàng hóa chiến tranh lạnh xuất siêu như trong phim của một số người. Sao một bộ phim làm đã lâu, hay như vậy mà đến tận khi sang đất Mỹ tôi mới có dịp xem?
 
Dường như những nhân vật của Trần Văn Thủy trên khắp thế giới này đều là những con người bình thường, nghèo đói, khổ đau nhưng tử tế và thánh thiện. Từ người nông dân xả thân chiến đấu giữ quê hương, người làm gạch nổi giận trước sự dối trá của nghệ thuật, ông giáo bán rau khuyên học trò tử tế trong mọi cảnh ngộ, người bạn đồng nghiệp lạc quan trên giường bệnh nhìn cái chết đến gần, đến anh cựu chiến binh Mỹ Mike yêu Việt Nam, ghét tiền bạc và quyền lực…
 
Tất thảy đều trần trụi hiện ra với nhân cách cao cả trước một thế giới luân phiên giữa lửa đạn chiến tranh và kim tiền lạnh giá. Có thể nói, tất cả những kiếp người mong manh cao quý trong phim Trần Văn Thủy đều trở thành những đám mây ngũ sắc lấp lánh ánh sáng của nhân cách, của tình người. Anh là con rồng bay dũng mãnh miên man giữa những đám mây của những phận người nghèo đói và cao cả.
Những nhân vật của anh dù cách nhau nửa vòng trái đất và khác nhau một trời một vực, tất thảy họ đều trở thành những người bạn của anh. Những bà xơ trong phim Người tử tế đã bước ra đời, tìm đến anh, đưa cả bao tải tiền quyên góp được giúp anh xây trường học, xây cầu cho quê hương. Mike Bohem, nhân vật trong bộ phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai đã đưa Trần Văn Thủy về làng của mình thăm ngôi trường anh học lúc ấu thơ, thăm thác nước ngày xưa mỗi khi giận bố anh vẫn đi lang thang ra đó, thăm một hồ nước cạnh rừng cây lá vàng và thảm cỏ xanh mướt, nơi Mike đã từng suýt chết vì ngã xuống hố băng…
Không phải con rồng nào cũng có cơ duyên được bay đến những chân trời lộng lẫy trong ký ức và ước mơ của bao số phận. Không phải đạo diễn nào cũng đồng cảm với nhân vật của mình và có được tình bạn sâu sắc với họ như vậy. Phải là một con người xứng đáng được chia sẻ, tin yêu. Có lẽ vì thế mà khi tiễn Trần Văn Thủy về lại Boston, Mike Bohem đã ôm lấy anh và nói: “Trước tôi chỉ biết anh như một đạo diễn. Giờ đây, tôi hiểu anh như một con người”.       
Trích 
Sáu tháng ở Boston với Trần Văn Thủy
của
Đỗ Minh Tuấn

1 nhận xét:

  1. Bác Thông báo cho báo anh em: Trong trận chiến với Huỳnh Quốc Huy, Tài khoản fb của em tạm thời bị khóa. Chưa biết đến bao giờ!

    Trả lờiXóa