17 tháng 11 2013

North Korea's former girlfriend singer Kim Jong-un was shot?

Những huyền thoại về CHDCND Triều Tiên
Những huyền thoại về CHDCND Triều Tiên II

Thời gian gần đây có lưu truyền thông tin rằng nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác từ dàn nhạc Unhasu và ban nhạc Wangjaesan Light Music bị xử tử.


Một đoạn video về ba phụ nữ Triều Tiên mặc quần áo bó sát đang nhảy theo nhạc nước ngoài được cho là bằng chứng kết tội nữ ca sĩ nổi tiếng Hyon Song-wol, người bị xử tử vì sản xuất phim khiêu dâm.
 Video ít nhất đã có trên mạng từ năm 2010.

Và từ đó đến nay ban nhạc này vẫn tiếp tục biểu diễn đều đặn. Cứ tìm từ khóa "Wangjaesan" trong DPRKMusicChannel sẽ thấy.

Sau đó lại xuất hiện một số hình ảnh được tiết lộ là: By recording and sell pornography besides possessing bibles, singer Hyon Song-wol, was shot in North Korea with a group of musicians. She was considered as the ex-girlfriend of North Korean leader Kim Jong-un.




Nhưng những hình ảnh này là một sản phẩm tuyên truyền ngu ngốc. Những cảnh bắn người ở đây thực ra là ở Trung Quốc và Ru-ma-ni. Chẳng liên quan gì đến Triều Tiên cả!!

Comment on video clip:

This is a Chinese soldier fuck face

The green colored military uniforms appear to be Chinese. Apparently this picture is for illustration purposes only. Otherwise it's false propaganda.

It's Chinese execution picture. Chinese police officer killing drag holder. Not North Korean

The people executed at 0:41 are actually Europeans. Another silly American propaganda video.

At 00:40 the couple being executed are Nicolae and Elena Ceausescu. He was General Secretary of the Romanian Communist Party from 1965 to 1989. Pretty sure neither him nor his wife were the ex girlfriend of Kim Jong-un, in fact, I would even go so far as to say they were not even Korean, nor indeed Asian. I will leave you to find Romania on the map. HINT: It is nowhere near North Korea.

Ahm...The first picture is CHINESE police executing drug dealers. I was writing article about it. I think photoes were made in 2003. It's not North Korean...provocation failed

Quân phục của quân đội Triều Tiên:



Военнослужащие на торжественном концерте, посвященном 60-летию окончания Корейской войны
КНДР отмечает 60-ю годовщину окончания Корейской войны




Cảnh sát Triều Tiên




http://colonelcassad.livejournal.com/1247763.html
http://ria.ru/photolents/20130809/954608246_954586487.html


06 tháng 11 2013

Vụ án 2.000 ngày

Nhân bác Thiềm Thừ Thiềm Thừ Nhớ lại Vụ án vườn điều
Vụ Nguyễn Thanh Chấn là một vụ án oan sai nghiêm trọng. Nhưng vụ án oan vào loại lớn nhất trong lịch sử tư pháp Việt Nam, phải là VỤ ÁN VƯỜN ĐIỀU. Tổng cộng 10 người thuộc 3 thế hệ trong một gia đình bị khởi tố, 8 người bị bắt giam, 1 người bị chết khi chưa được giải oan. Đó cũng là vụ án, những người làm báo có thể nhắc tới với sự tự hào



Khoằm cũng nhớ lại một vở kịch đã xem hồi năm 1988, “Vụ án 2.000 ngày” của cố soạn giả tài danh Lưu Quang Vũ khi mới được công diễn, đông nghẹt.

Tác giả Hồ Hồng Tuyến và các bài báo của mình viết về vụ án 2.000 ngày oan trái

Năm 1988, trong một lần gặp ông Nguyễn Sỹ Huỳnh (bố đẻ của ông Lý), tác giả Hồ Hồng Tuyến biết được nỗi oan khuất của ông Lý nên đã viết bài báo đầu tiên có tựa đề Phiên tòa ngày mai đăng tải trên báo Tiền Phong.
Sau đó, ông viết tiếp ba kỳ với tựa đề Người vô danh đăng trên báo Tiền phong số 14, 15 và 16 năm 1988. Từ bài báo này, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã viết thành Trái tim trong trắng (khi dựng vở có tên là "Hai ngàn ngày oan trái”).
Lưu Quang Vũ khi mới viết kich bản lấy tên là "Trái tim trong trắng", Đoàn Kịch nói Hải Phòng dựng vở, công diễn có tên là “Vụ án 2.000 ngày”, các đoàn kịch khác dựng thì có đoàn lấy tên là "Hai ngàn ngày oan trái”.

Anh đã qua đời ngày 29-8-1988 vì tai nạn ở cầu Phú Lương trên đường về Hà Nội khi còn chưa kịp xem duyệt vở diễn của mình.

Mùa hè cuối cùng của Lưu Quang Vũ 29/8/1998, ngày tang tóc của gia đình Lưu Quang Vũ cũng là ngày những người yêu sân khấu chung nỗi đau thương tiếc nuối một tài năng đã sớm ra đi.

Nếu anh không đốt lửa VanVN.Net - Nhà thơ, Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988), qua đời cách đây tròn 25 năm. Với khoảng 50 tác phẩm sân khấu, Lưu Quang Vũ là một trong những gương mặt xuất sắc của sân khấu đương đại Việt Nam. Anh đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

 Ông Nguyễn Sỹ Lý kể lại sự đời oan trái của mình
 Ông Cao Tiến Mùi người bạn tù đã tìm cách giải oan cho ông Lý

Liên hoan các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ diễn ra từ ngày 9 đến 16/9/2003 nhằm tưởng niệm 25 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) và hưởng ứng Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ IV (16-9).

Tám đoàn Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Kịch Hà Nội, Đoàn Cải lương Hải Phòng, Nhà hát Kịch Việc Nam, Nhà hát Kịch quân đội, Đoàn Kịch Nam Định, Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế sẽ biểu diễn tại các điểm rạp quen thuộc của Hà Nội (Đại Nam, Công Nhân, Nhà hát Tuổi Trẻ) các vở 
Ngọc Hân công chúa, Mùa hạ cuối cùng, Nàng Si Ta, Lời thề thứ 9, Hồn Trương Ba da hàng thịt, 2.000 ngày oan trái, Ông không phải bố tôi

Liên hoan Các vở diễn của tác giả Lưu Quang Vũ do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức nhằm tưởng niệm 25 năm ngày mất của kịch tác gia xuất sắc này.

Liên hoan diễn ra từ 9 đến 16/9/2013 tại Hà Nội, thu hút chín đoàn nghệ thuật như Kịch Việt Nam, Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuổi Trẻ, Chèo Hà Nội, Cải lương Hải Phòng, Kịch nói Nam Định, Ca kịch Huế… tham dự.


Có 12 vở diễn dựa trên chín kịch bản của tác giả Lưu Quang Vũ đã được dàn dựng và làm mới, thuộc nhiều thể loại như kịch nói, chèo, cải lương, kịch hình thể như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Trái tim trong trắng, Ông không phải bố tôi, Mùa hạ cuối cùng…

DSC08641-3156-1379303578.jpg
NSND Hoàng Dũng (thứ hai từ phải sang) đem lại cái nhìn mới về vở kịch của Lưu Quang Vũ. Ảnh: Thành Trương.

Kịch:Trái Tim Trong Trắng (2000 ngày oan trái)
Biểu diễn:Nhà hát kịch Hà Nội


Cải Lương:Trái Tim Trong Trắng
Biểu diễn:Nhà hát Cải Lương Trần Hữu Trang














(đang viết)

05 tháng 11 2013

Nhà báo bây giờ còn đạo đức (nghề nghiệp)?

Lời dẫn: Làng báo VN với rất nhiều báo vào đương nhiên là rất nhiều nhà báo.

Không thể phủ nhận là báo chí có một sức mạnh riêng, ảnh hưởng riêng, trong bất kỳ một thể chế nào, báo chí là công cụ để truyền tải đến người đọc, định hướng người đọc, giáo dục người đọc chẳng thế mà người ta nói báo chí là "quyền lực thứ tư", nhưng nhiều năm gần đây, chúng ta đã từng nghe rất nhiều chuyện ì xèo của làng báo, những lệch lạc từ báo chí, con người làm báo chí.

Nền báo chí của chúng ta là "nền báo chí cách mạng", nhưng cách mạng như thế này ư?
Quyền lực như thế này ư?



thong cong nghet   Trang chủ  >  Tin tức   >  Blog


1 Nhà báo bẻ cong ngòi bút, gián tiếp gây ra một trong những vụ án oan sai lớn nhất nước Việt Nam?

    Nhà báo với bút danh Nguyên vũ trên báo Pháp Luật Và Xã hội, đã cho đăng một bài vào năm 2013, với nôi dung tố cáo, cáo buộc Anh Chấn là kẻ giết người. Nhưng hôm qua anh Chấn vừa được đích thân Chủ tịch Nước xem xét và bãi bỏ bản án. Bài này ngay lập tức được báo PL&XH gỡ bỏ mà không có bất kỳ thư ngỏ xin lỗi hoặc đính chính gì ? Thử hỏi lương tâm nhà báo ở đâu?

nao vet ho ga

thong cong nghet

     Khi đọc những câu từ trong bài viết của nhà báo Nguyên Vũ - PL&XH , mọi người mới cảm thấy kiểu thêm bớt tình huống, bẻ cong sự thật, mất hết nhân tính, lương tri của người làm báo. Nhưng cái chính là cơ quan chủ quản, mà đã đăng tải bài này lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm, bàng quang trước sự việc, khi thông tin không chính xác, thì nhanh chóng xóa bài, ung dung, tự tại trước lỗi đau của người hàm oan. Những kẻ đó liệu có còn chút lương chi? Sao đến bây giờ chưa mở một lời xin lỗi tới nạn nhân ? Đời có luật nhân quả, rồi họ sẽ được sống yên với chính bản án lương tâm ?


   Giờ báo PL&XH không chỉ xóa bỏ bài viết mà không đưa ra bất kỳ đính chính, hoặc lời cáo lỗi, thiết nghĩ báo thuộc Sở tư pháp HN, thì Sở nên vào cuộc kiểm tra, rà soát và kiểm điểm những kẻ cố tình thêm bớt tình huống, ngông cuồng cáo buộc, coi rẻ giá trị, tự đẩy giá trị lương tâm của mình, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà báo chân chính khác.


  Chưa kể đến một số tờ báo khác cũng tham gia lấy bài và đăng tin, điển hình là tờ báo Tiên Phong Online : với link giờ đã xóa, nhưng bạn có thể đơn giản trên google vì google lưu bản cache, vạch mặt bọn báo chí ngông cuồng khi viết bài, và đê hèn khi phát hiện sai, cuống cuồng xóa mà tưởng thoát khỏi sự phán xét của dư luận đối với chúng.

Mời bạn đọc xem lại bài viết của chúng, để thấy được cái "hỗn" trong từng câu, từng từ :


(PL&XH-02/10/2013) - Bản khai của Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn,  1961, trú tại Việt Yên, Bắc Giang khiến nhiều người thấy rùng mình. Thế nhưng, khi nhận bản án Chung thân về tội Giết người, Hung thủ lại chối bay chối biến. Đến bây giờ, sau gần chục năm thụ án ở trại giam, Hung thủ vẫn khăng khăng rằng mình vô tội...

Theo lời Hung thủ “tố” tại thời điểm đó, hắn bị ép cung. Song có một sự thật không thể chối cãi đó là Hung thủ đã tự đến CA huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang xin đầu thú về hành vi dùng chai bia và dao nhọn sát hại chị Nguyễn Thị Hoa. Hắn cũng đã ghi rõ ràng sau khi gây án, nhận thức rõ hành vi tội ác của mình nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Biên bản tự thú này được kết thúc vào 18g30 sau 13 ngày xảy ra vụ án động trời tại tỉnh Bắc Giang.


Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn: Chỉ mong vợ con hãy rộng lòng tha thứ.  

Dấu chân lạ tại hiện trường...

Mặt khác, lời khai của Hung thủ thể hiện, khoảng 19g ngày 15-8, Hung thủ có đèo hai thùng đi lấy nước ở nhà chị Viển. Đi qua nhà chị Hoa, hắn nhìn thấy chị này đang lúi húi ở sau nhà và khi lấy nước về, Hung thủ không vào nhà chị Hoa nên không để ý điện có tắt hay không. Hắn cũng khẳng định thời gian đi lấy nước khoảng 15 phút. Vậy, chậm nhất 19g15, Hung thủ lấy nước xong và về quán của gia đình. Thế nhưng, lời khai của các nhân chứng cho thấy lúc 19g30, Hung thủ vẫn còn đang múc nước tại giếng nhà chị Viển. Như vậy, hơn 20 phút đồng hồ, từ 19g đến 19g25, Hung thủ không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai? Hiện trường vụ án, dù Hung thủ khai không vào nhà chị Hoa, nhưng ở một bản khai khác, hắn lại khẳng định và mô tả chi tiết từ cổng sau đến tủ vải đựng quần áo, công tắc, bảng điện đã tắt, nồi cơm điện vẫn còn đèn báo đỏ, nhà chị Hoa như thế nào. Sau khi sát hại chị Hoa, Hung thủ còn lấy chiếc gối trên giường đậy lên mặt nạn nhân, điều này phù hợp với lời khai của bà Hoàng Thị Hạnh (mẹ nạn nhân) là khi đến nhà chị Hoa, bà cũng thấ đèn báo đỏ của nồi cơm điện, chiếc gối đậy lên mặt chị Hoa rồi chính bà đã bật công tắc điện và rút phích cắm nồi cơm điện.

Ngoài ra, những thương tích trên người nạn nhân cơ bản phù hợp với lời khai của Hung thủ. Như việc, sau khi quật ngã chị Hoa, Hung thủ đã rút dao trong túi quần ra, đâm nhiều nhát vào mặt và người chị Hoa đến khi lưỡi dao bị gãy. Tang vật vụ án, là chiếc lưỡi dao mà CQĐT thu thập được qua nhận diện, Hung thủ cũng đã xác nhận là đúng. Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện, xung quanh dưới chân nạn nhân có nhiều mảnh chai vỡ và có một lưỡi dao (xác định là loại dao bấm) rơi cạnh xác nạn nhân. Đặc biệt, trên nền nhà có nhiều dấu chân trần dính máu, trong đó có một vết chân trái có kích thước dài 23cm – rộng 8,6 cm cách tường nhà phía tây 1,55m; vết chân thứ 2 cách vết chân đầu tiên 60cm và cũng có kích thước tương tự; vết chân thứ ba là chân phải sát vết chân trái thứ 2, có kích thước dài 23,5 – rộng 9 cm. Ngay sau đó, cảnh sát xác định kích thước chân của Hung thủ và vết chân tại hiện trường vụ án có nhiều điểm trùng nhau. Quá trình điều tra, rà soát tại hiện trường vụ án, CQĐT làm rõ, trước thời điểm gây án, Hung thủ còn “đột nhập” vào nhà người phụ nữ đã góa chồng, tắt điện, tìm nơi để “tâm sự”...

Lòng vị tha của người phụ nữ bị chồng phản bội?

Cả hai phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm, HĐXX đều tuyên án Chung thân về tội Giết người đối với Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn. Tuy nhiên, điều đau đớn hơn, khiến những người thân trong gia đình hắn phải xấu hổ với xóm làng là hành vi bỉ ổi của hắn đối với một người phụ nữ đang sống đơn thân. Chỉ vì nhục dục mà Hung thủ đã đẩy cả gia đình mình vào tấn bi kịch không gì có thể tha thứ được. Vậy mà, người vợ của Hung thủ đầy lòng vị tha. Dù biết rằng, chồng gây ra tội lớn mà tội đó xuất phát từ thói trăng hoa, phản bội vợ con, thế nhưng vợ Hung thủ vẫn rộng lòng tha thứ, động viên các con và gia đình lên tiếp tế cho hắn.

Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn tâm sự, bản thân hắn không được học hành đến nơi đến chốn. Sau khi cưới nhau vào năm 1981, vợ chồng Hung thủ sinh liền 4 đứa con đủ nếp đủ tẻ khiến Hung thủ mừng khôn xiết. Cũng từ đó, cuộc sống của gia đình Hung thủ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài công việc đồng áng, vợ chồng Hung thủ đã bàn với nhau mở cửa hàng tạp hóa kiếm thêm thu nhập. Chỉ một thời gian sau, do biết vun vén nên gia đình hắn cũng đã có của ăn của để và tích góp xây được căn nhà khang trang. Nhưng từ khi cuộc sống dư dả, Hung thủ lại sinh tật, nổi tính trăng hoa. Những người hắn nhắm tới là phụ nữ bị “khiếm khuyết” và bất hạnh trong cuộc sống gia đình như chồng chết hoặc đã ly hôn chồng. Vì vậy, chị Hoa không nằm ngoài danh sách tình ái của Hung thủ.

Hung thủ tố rằng, sau khi chia tay chồng, chị Hoa đã cặp kè với với người em rể của chồng và sinh được bé trai kháu khỉnh. Điều đó, khiến Hung thủ nghĩ đến chuyện sẽ “tòm tem” được người phụ nữ xinh đẹp. Song khi bị chị Hoa phản đối kịch liệt. Lòng nhỏ nhen nổi lên và sợ xấu hổ với bà con xóm làng nên hắn ta đã xuống tay sát hại nạn nhân một cách dã man để che giấu hành vi bỉ ổi của mình.

Hung thủ bảo rằng, từ khi về trại giam, hắn trải qua nhiều công việc khác nhau từ khâu bóng, làm vàng mã cho đến làm may. Dù công việc nào, Hung thủ cũng cố gắng để đạt định mức cán bộ ở phân trại giao. Giờ đây sức khỏe của Hung thủ đang giảm sút, nhất là những lúc “trái gió, trở trời”, chân tay hắn nhức mỏi, người đau đớn làm ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như tâm lý của hắn.

Hung thủ chia sẻ: Nhiều lúc hắn thấy lòng đau nhói, là thằng đàn ông và là trụ cột trong gia đình, ấy vậy mà hắn chẳng lo được cho các con. Thậm chí, đến nay đã 2 người con của Hung thủ xây dựng gia đình, có cuộc sống riêng mà hắn cũng không có mặt. Trước đây, cứ 2 tháng vợ Hung thủ và những người thân trong gia đình lại khăn gói lên thăm hắn một lần. Mới đây, Hung thủ nhận được thông tin vợ mình phải nằm cấp cứu tại BV 108 khiến tâm can hắn giằng xé. “Cả cuộc đời tôi là một tấn bi kịch. Tất cả những bi kịch này một tay tôi chuốc lấy. Giờ đây, tôi không biết phải làm gì để có thể cứu vớt được tình thế. Chỉ mong vợ con hãy rộng lòng tha thứ và hãy sống tốt...”, Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn day dứt.

(Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Nguyễn Vũ-Pháp luật&Xã hội


 Bạn đọc có thể kiểm chứng tại link google đã cache lại tại :
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:rTaB_YZrdgEJ:www.tienphong.vn/Phap-Luat/648704/Dau-chan-to-cao-ke-trom-tinh-giet-nguoi-tpol.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a
 còn đây là link ra sức xóa và báo lỗi  : http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/648704/Dau-chan-to-cao-ke-trom-tinh-giet-nguoi-tpol.html
Cao Châu - Đội thông cống nghẹt quận 1
Bài trên PL&XH bị xóa
Bài trên Tiền Phong (chép lại của PL&XH) cũng bị xóa 








Bổ sung tư liệu vụ án:

Bổ sung 2: Bảy năm trước, 'Tiền Phong' từng kêu oan cho ông Chấn

Xem bài báo 7 năm trước của Tiền Phong TẠI ĐÂY

03 tháng 11 2013

Lê Đức Thọ - một nhà thơ


Bà Huyện Thanh Quan có làm bài thơ Qua Đèo Ngang nổi tiếng, giang hồ, nho sĩ bấy lâu tâm đắc cũng nhiều, cãi nhau cũng lắm, nhưng ít nghe nói chuyện có ai đó họa vần bài này.

Cái phong vận thơ Đường luật, phải có xướng họa thì mới hay. Cho nên, có thể lúc đương thời, có tay cóc xoài mía ổi nào họa vần với bà Huyện, giờ tư liệu thất lạc đâu đó, nên mọi người ít biết.

Dù vậy, thời hiện đại có nhà thơ Lê Đức Thọ từng họa vần bài thơ này, hình như cũng không nhiều người biết, bài họa này trong tập “thơ Lê Đức Thọ” (1983), đọc thấy khẩu khí Đường thi hào sảng, họa vần đắc ý và có thần thái của người chiến sĩ cách mạng. 

Qua Đèo Ngang (bài xướng)

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
cỏ cây chen đá lá chen hoa
lom khom dưới núi tiều vài chú
lác đác bên sông rợ(*) mấy nhà
nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
thương nhà mỏi miệng cái da da
dừng chân đứng lại trời non nước
một mảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

(*) Có bản chép là “chợ”.

Qua Đèo Ngang (bài họa)

Quân vượt đèo Ngang quyết diệt tà
chiến công nối tiếp nở như hoa
bom rơi chật đất thù muôn thuở
máu đổ tràn sông hận mỗi nhà
đã quyết hy sinh cho đất nước
quản gì nát thịt với tan da
ngày vui thống nhất không xa nữa
nam bắc sum vầy ta gặp ta

Lê Đức Thọ

Bài thơ Bà Huyện xưa kia làm trong trạng thái hoài cổ, man mác tình non sông, len lén buồn trước quang cảnh đất nước. Còn họ Lê làm thơ nghe như tiếng quân ra trận. Lại khoan khoái ở chỗ Bà Huyện Thanh Quan dụng ý cụm từ “ta với ta” thường làm bối rối những nhà nho muốn họa, ở đây Lê Đức Thọ họa bằng cụm từ “ta gặp ta” để nói ngày Thống nhất, quả nhiên lợi hại.

Trong tập thơ nói trên còn đôi bài thơ mà những người lính biên thùy phía Bắc vẫn luôn mang theo trong hành trang của mình.

Ác-si-met đã nói: Hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất lên. Chỉ vậy thôi cũng thấy sức mạnh của điểm tựa rồi. 

Mùa đông năm 1982 khi đi công tác thăm chốt tại Khau Chia - Cao Bằng, bác Lê Đức Thọ nói:“Tôi đến đây nhưng không mang quà cáp gì cả, chỉ có bài thơ này xin tặng mọi người, nhan đề của nó là Điểm Tựa".

Thắng Còng: Nhờ có bài thơ này mà lính biên giới phía Bắc được ăn gạo 100% không phải ăn bo bo và nắp hầm(*) nữa. Nghe các anh lính cũ kể lại giai thoại là khi các anh lính xuống đón Cụ Lê Đức Thọ lên chốt đã mặc quần đằng sau ra đằng trước để giấu các vết rách ở đầu gối. Khi Cụ hỏi thì anh lính nhoẻn miệng cười và nói "Ưu tiên phía trước mà thủ trưởng" và thế là bài thơ "Điểm Tựa" ra đời, phía trước được ưu tiên.

ĐIỂM TỰA
Hàn thử biểu chỉ độ không
Đêm nay trời rét lắm…
Cái rét biên thùy lạnh buốt thịt da
Cả núi rừng chìm đắm giữa sương khuya
Gió vi vu thổi qua khe cửa nhỏ
Trằn trọc mãi thâu đêm không ngủ
Thương anh nhiều, anh chiến sĩ tôi ơi…

Điểm tựa trên cao, anh đứng giữa đỉnh đồi
Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác
Súng lạnh buốt tay, mắt hướng về phía trước
Tai lắng nghe từng tiếng động trong đêm…

Tôi nhớ buổi chiều anh cõng tôi lên
Thân tôi yếu, không thể nào leo hết dốc
Mỗi bước anh đi tôi đếm từng nhịp thở
Hai trái tim thì thầm to nhỏ
Hơi ấm lưng anh sưởi ấm cả lòng tôi…

Khau Chỉa đây rồi anh nở nụ cười tươi
Ngồi sát bên anh bao lời tâm sự
Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc
Xa quê hương đã trọn mấy xuân rồi
Cuộc sống chiến trường năm tháng thêm vui…

Đời chiến sĩ đang còn nhiều khổ cực
Quần áo mỏng manh, cơm có bữa chưa no…
Đường dốc gập ghềnh lắm suối nhiều khe
Đôi lúc hỏng xe hàng không tới được
Gạo sấy khoai mì và bát canh toàn quốc
Nước chấm đại dương cũng đỡ lúc đói lòng…
Cũng có khi thịt ấm chân răng
Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng
Sinh hoạt tinh thần còn bao thiếu thốn
Cả năm trời mới được một lần phim…

Báo chí báo đài ít có để xem
Điệu múa lời ca còn xa vời vợi
Ngày lại ngày nghe chim hót đầu non
Cả đơn vị anh không một cây đàn…
Mấy tháng một lần thư nhà mới đến
Mẹ lại bảo về vì mấy sào ruộng khoán
Thiếu bàn tay lao động để tăng gia…

Thư của người yêu… anh mỏi mắt chờ đợi
Mực đã cạn lại thiếu tờ giấy viết
Mối tình thắm cũng có khi phai nhạt
Nhưng thời gian rồi tất cả cũng trôi qua…
Đôi mắt anh nhìn khoảng trời xa
Nói đến anh tôi bỗng cười xòa
Đất nước khó khăn quân thù còn đó
Mộ liệt sĩ năm nào còn xanh ngọn cỏ
Nhưng giờ đây ấm áp nghĩa trang…
Ôi hồn anh là tâm hồn thời đại
Còn khó khăn nào hơn thế nữa không anh…

Tạm biệt anh trong vòng tay siết chặt
Anh hôn tôi một cái hôn thắm thiết
Mắt long lanh như thầm gửi điều gì…
Hạt mưa rơi trên đầu cây ngọn cỏ
Vườn nhà ai đào chớm nở những nụ hoa
Đi giữa dòng đời mà sao lòng cứ băn khoăn day dứt
Làm thế nào để anh được ấm thêm đôi chút…

Cứ mỗi độ gió mùa đông bắc sang
Chắc điểm tựa nay rét nhiều anh nhỉ
Gió ơi gió nhắn đôi lời thủ thỉ
Gửi tới anh bao nỗi nhớ tình thương…

Lê Đức Thọ
1982

(*): Bột mì hay mạch được năn thành hình như bánh bao sau đó ấn cho bẹp xuống rồi luộc lên, khi chín trông giống như cái nắp hầm tránh bom ở các đô thị miền Bắc hồi Mỹ ném bom và cứng có lẽ cũng chẳng thua beton khi để lâu.

Rõ ràng là bài thơ nói về tình cảm của bác Thọ với các chiến sỹ nơi biên cương, nhưng ngẫm sâu xa hơn thì đó chính là tình cảm thân thiết gần gũi đầy nhân bản giữa người lãnh đạo, đồng bào và chiến sỹ. 

Sau khi trở về, bác Thọ vẫn còn nhớ tới những người lính nơi biên cương xa xôi để rồi một năm sau bác viết bài thơ "Thăm anh" để thăm hỏi xem 

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Cánh lính biên giới phía Bắc như Thắng Thắng Còng cho hay các bác ấy luôn vui vẻ nói "Cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày" 

THĂM ANH

Vừa mới ngày nào lên điểm tựa
Đến nay đã trọn một mùa xuân
Đường đi biên giới đâu xa lắm
Nhưng khó thăm anh lại một lần

Mở đài nghe báo tin thời tiết
Đợt rét mùa này rét rét thêm,
Tôi ở miền Nam tràn nắng ấm,
Ước gì nắng ấm cả vùng biên.

Buổi ấy gặp anh lưu luyến mãi,
Mỗi độ đông về lại nhớ mong.
Chăn lạnh, bông thêm chừng mấy lạng?
Hở sườn mặc áo có còn chăng?

Mỗi năm gà, lợn nuôi bao lứa?
Khoai sắn tăng gia mấy mảnh vườn?
Hai bữa cơm ăn còn đói bụng?
Rau trồng liệu đủ bát canh suông?

Báo Đảng, báo Đoàn lên có tới?
Văn công, phim ảnh mấy tuần xem?
Thư nhà gửi đến mau hay chậm?
Đài mở nghe tin được mấy lần?

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Xa anh biết anh làm sao nhỉ?
Muốn hỏi thăm anh rõ ngọn ngành;
Cuộc sống ngày càng mong đổi mới
Cho rừng thêm đẹp, lá thêm xanh.

Đời anh bộ đội đầy mưa gió,
Đất nước thanh bình họa chửa yên,
Tay súng, tay cày thêm vững chắc,
Đạp bằng hiểm trở quyết vươn lên.

Tết này, anh hẳn vui hơn trước,
Tổ quốc bàn thờ ảnh Bác treo,
Giò mỡ, bánh chưng, cành mận trắng,
Tiếng đàn, giọng hát, suối mừng reo.

Hậu phương rộng lớn thương anh lắm,
Đồng ruộng đơm bao hạt lúa vàng,
Nhà máy, công trường ngày rộng mở,
Xuân về hoa thắm ngát trăm hương.

Thư anh, tôi gửi từ Minh Hải,
Anh ở biên thùy tận núi cao,
Đất nước hai đầu xa vạn dặm,
Mà lòng thương nhớ vẫn bên nhau.

Lê Đức Thọ
Minh Hải
Ngày 12 tháng 12 năm 1983.