25 tháng 5 2014

Vì sao giá nông sản Mỹ rẻ?

Tờ “Kinh tế Trung Quốc” ngày 9/8/2013 có bài “Vì sao giá hàng nông sản phẩm của Mỹ rẻ hơn Trung Quốc nhiều?” của Tác giả Phan Thạch Ngất. Bài báo viết Trung Quốc là nước nông nghiệp, nhưng sản xuất nông nghiệp theo kiểu tự cấp tự túc. Chính sách của Trung Quốc là lấy an ninh lương thực làm chỉ đạo, thậm chí còn chủ trương “Lấy lương thực làm cương lĩnh”, chú trọng tăng sản lượng, như mỗi mẫu đất cho sản lượng là bao nhiêu cân thóc. Với phương thức sản xuất này thì cho dù nhà nước có trợ cấp giá bao nhiêu thì giá lương thực vẫn chưa thể ổn định mà vẫn tăng, nhất là thời tiết không thuận.

Một thực tế là giá hàng nông sản ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ rẻ hơn nhiều so với giá ở các nước nông nghiệp và đang phát triển. Nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài thích ăn rau nhất. Vì tin rằng nó sạch. Và ở nhiều nước chắc chắn là sạch. Trong đó có Mỹ. Rau chân vịt, rau xà lách mua từ siêu thị về khỏi cần rửa, ăn luôn. Trên bao bì đề rõ “Đã rửa ba lần”. Cũng hoàn toàn đáng tin, từ cái công ty chế biến nông sản cho tới những người nông dân đã trồng ra túi rau ấy. Nông dân là tầng lớp đáng tin số 1 ở Mỹ, bởi rất nhiều lý do, trong đó có việc họ nằm trong số những người nông dân sướng nhất và giàu có nhất thế giới, nếu không muốn nói họ chính là số 1, nên không thể phản bội lại những người tiêu dùng, và cũng chẳng cần gian dối chứ chưa nói tới cơ chế khó lòng dung dưỡng cho gian dối.

Mỹ là nước đại công nghiệp, nhưng họ vẫn lấy “Nông nghiệp là cơ sở của ngành chế tạo và thương nghiệp” và vẫn nhấn mạnh “Dĩ nông lập quốc”. Mỹ là nước sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới, nhưng cũng là nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới và xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới, như xuất khẩu thịt bò chiếm 1/4 thị phần thế giới, ngũ cốc, sữa bò, trứng chiếm 1/5 thị trường thế giới. Rõ ràng nước Mỹ đã giải quyết được bài toán về sản xuất nông nghiệp không phải tự cấp tự túc mà theo hướng kinh doanh và xuất khẩu. Phương thức sản xuất nông nghiệp của họ là lấy kinh doanh làm chủ đạo theo tiêu chí đầu vào cho một mẫu đất là một đồng thì đầu ra sẽ được bao nhiêu tiền, đồng thời luôn bám sát thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để đẩy mạnh xuất khẩu.

Để giải quyết bài toán này, chẳng những có phương thức kinh doanh đúng đắn mà còn có các phương tiện và biện pháp khoa học kỹ thuật giúp sức ở tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, như tự động hóa, cơ giới hóa, vệ tinh hóa, mạng số hóa. Một gia đình nông dân có 6 người, nhưng canh tác diện tích tới trên 1.000 héc-ta. Ngay từ năm 1987, giá trị bình quân một lao động nông nghiệp Mỹ đã đạt tới 55.300 USD/giờ, gấp 4 lần mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển. Tố chất của người nông dân Mỹ cũng cao hơn, như trên 30% nông dân Mỹ có trình độ đại học, trong số này hơn 50% có trình độ trên đại học. Để hàng nông sản thực phẩm cạnh tranh giành được thị phần thế giới, rõ ràng giá cả phải rẻ và chất lượng phải đảm bảo, nhất là những thị trường khó tính như các nước công nghiệp phát triển Phương Tây và Nhật Bản.

Ngoài ra, nhà nước Mỹ cũng hỗ trợ đắc lực để hiện đại hóa và số hóa sản xuất nông nghiệp, như năm 2004, nhà nước hỗ trợ 196 triệu USD để nâng cấp mạng số hóa hệ thống Internet cho nông dân nhằm tìm thị trường và có thông tin nhanh nhạy để cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhà nước còn hỗ trợ tới 6,2 tỉ USD cho bảo vệ môi trường nông nghiệp. Năm 2004, nhà nước đầu tư tới 74 tỉ USD để hoàn thiện các mạng lưới dịch vụ và hạng mục đầu tư nâng cấp khoa học ky thuật cho nông nghiệp. Riêng khâu an toàn lương thực thực phẩm được nhà nước hỗ trợ tới gần 900 triệu USD. Nhà nước Mỹ trợ cấp và hỗ trợ nông nghiệp để người dân Mỹ được hưởng giá hàng nông sản rẻ. Chính vì vậy mà giá hàng nông sản phẩm của Mỹ rẻ.

Thuần về kinh tế, chỉ có chừng 2% dân số Hoa Kỳ là còn hoạt động trong khu vực nông nghiệp, nhưng với sản lượng canh nông và lương thực cao nhất thế giới và còn dư để nuôi sống xứ khác. Ở Mỹ hiện có khoảng 4,5 triệu nông dân chiếm chưa đầy 2% dân số trong đó khoảng hơn 50 ngàn nông trại có doanh thu trên 1 triệu đô/năm và thu nhập hộ gia đình bình quân là 200 ngàn đô/năm (theo Bộ Nông nghiệp Mỹ - USDA), gấp đôi so với thu nhập của một luật sư hay bác sĩ. Hàng năm ngành nông nghiệp Mỹ chẳng những cung cấp lượng hàng nông sản thực phẩm tiêu thụ trị giá tới 547 tỉ USD cho hơn 250 triệu dân ở trong nước mà còn xuất khẩu một khối lượng lớn hàng lương thực thực phẩm các loại ra nước ngoài, như năm 2013 đạt trên 145 tỉ USD. Bình quân mỗi giờ người nông dân Mỹ đã tạo ra giá trị tới 6 triệu USD hàng xuất khẩu nông sản thực phẩm. Trong khi cả nền kinh tế chỉ tăng trưởng trên dưới 2%/năm trong thời gian qua thì thu nhập sau thuế của nông trại tăng 27%, bởi thế, trong khi bất động sản suy thoái suốt từ 2008-2012 thì đầu tư đất đai nông trại lại là lĩnh vực đầu tư béo bở nhất ở phố Wall.

Ngày nay, nói về "nông dân" nghĩa là các nông trại bạt ngàn có đầy thiết bị canh tác hiện đại với năng suất cực cao và đến các đại công ty kinh doanh về thực phẩm, chứ không phải các tá điền cầy cấy trên những thửa ruộng nhỏ, sau khi Tổng khủng hoảng xảy ra, Hoa Kỳ có gần bảy triệu nông trại, ngày nay chỉ còn hai triệu, tức là số dân sống trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm mạnh, nhờ tiến bộ về kỹ thuật canh tác và về sinh học, năng suất canh nông Hoa Kỳ đã tăng vượt bậc, gấp ba gấp bốn thời trước.

Mà không chỉ giàu, nông dân Mỹ còn sướng. Những người nông dân làm việc trong các trang trại có doanh thu trên 1 triệu đô sử dụng thiết bị vệ tinh định vị trong khi canh tác, nuôi trồng, và sử dụng máy tính để quản lý sức khỏe gia súc. Một hình ảnh tiêu biểu cho các trang trại quanh Thủ đô Washington (thuộc các bang lân cận như Virginia, Maryland...) là những người nông dân da trắng đứng bán hàng trong khi các nhân công làm thuê người gốc Mỹ Latin thong thả lái những chiếc máy cày máy kéo trên những cánh đồng bát ngát, nhờ tiến bộ về kỹ thuật canh tác và về sinh học, năng suất canh nông Hoa Kỳ đã tăng vượt bậc, gấp ba gấp bốn thời trước, nông dân Mỹ thật ra là doanh gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với lợi tức đồng niên cao gần bằng sản lượng của cả nước Việt Nam, năm 2012 hơn 90 tỷ đô la, năm 2011 còn lên tới gần trăm tỷ.

Họ không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm (tương đối) an toàn và chất lượng cho thị trường nội địa Mỹ, mà mỗi năm còn xuất khẩu hơn 100 tỷ đô (bằng khoảng 2/3 GDP của Việt Nam). Chưa hết, nông dân Mỹ còn được hỗ trợ tối đa. Trợ cấp là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". Chính sách trợ giúp nông sản của Mỹ là trợ giá trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp và nông dân. Đặc điểm của trợ cấp nông nghiệp của Mỹ Hoa Kỳ, quốc gia công nghiệp tiên tiến và vẫn thường đề cao tự do mậu dịch trên thế giới.

Thuần về chính sách thì sau vụ Tổng khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, từ năm 1935, người ta định chế hóa chính sách nông nghiệp trong ý hướng giúp đỡ nông gia khỏi bị thiệt hại vì biến động của thị trường. Sau đó, chính sách này còn nhắm vào nhiều mục tiêu khác. Năm 2008, Thượng viện cùng Hạ viện Mỹ đang chuẩn bị biểu quyết một đạo luật thay thế Đạo luật về canh nông và lương thực Hoa Kỳ, theo thông lệ là năm năm ban hành một lần. Đây là một văn kiện trị giá mấy trăm tỷ đô la do Bộ Canh nông quản lý và có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực sinh hoạt của Mỹ lẫn nền ngoại thương của các nước khác.

Mới đây, Tổng thống Obama đã đặt bút ký ban hành Luật Nông trại trị giá 1 ngàn tỉ đô trị giá trong vòng mười năm. Có nhiều hạng mục bị cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng ngân sách, nhưng có một điều không thay đổi đó là chương trình trợ giá cho nông dân Mỹ. Tuy diện tích canh tác nói chung giảm, nhưng không nhiều bằng dân số sống về nghề nông, với kết quả là người ta có loại nông trại ngày một rộng. Tổng kết về phẩm và lượng thì số nông trại lớn, một năm đạt mức thương vụ trên 250 ngàn đô la, chỉ bằng 12% tổng số nông trại toàn quốc, nhưng sản xuất ra 84% nông sản Hoa Kỳ. Còn lại, 88% các nông trại là loại nhỏ và chỉ cung cấp 16% sản lượng. Khi nói đến trợ giúp nông gia người ta có thể quên rằng chính các nông trại lớn có doanh vụ rất cao lại được hưởng nhiều trợ cấp nhất, trong khi các gia đình có doanh vụ dưới 250 ngàn đô la một năm lại được ít hơn.

Trợ giá cho nông dân đã là một truyền thống, dù cho người ta có quyền cáo buộc nó là kết quả của những cuộc vận động hậu trường đầy mùi tiền thông qua những lần gây quỹ tranh cử cả ở cấp lập pháp lẫn hành pháp. Năm 2012, USDA cho biết nông dân Mỹ được trợ giá, trợ cấp tới 14 tỷ đô, tương đương 5% tổng doanh thu tiền mặt của toàn các trang trại Mỹ. Và dù được trợ cấp trợ giá rõ ràng như thế, nhưng bất cứ mặt hàng nông sản nào từ nước ngoài vào thị trường Mỹ nếu có nguy cơ đánh bại nông sản Mỹ, cũng có thể bị kiện cho tơi tả qua những vụ kiện bán phá giá, chống trợ cấp, giống như chuyện con cá tra hay con tôm Việt Nam vậy. Mà nông nghiệp mới chỉ cấu thành chừng chưa tới 1,5% GDP của nước Mỹ. Nếu là nước nông nghiệp thật, rau của Mỹ còn ngon, sạch cỡ nào, và nông dân Mỹ còn giàu nhường nào?

Nông nghiệp Mỹ được trợ cấp nhiều nhất thế giới: mình Mỹ trợ cấp nông nghiệp: 50 tỷ USD, EU: 129,8 tỷ USD. Năm 2002, Mỹ thực tế sử dụng 3,085 tỉ USD vào bảo hiểm nông nghiệp, dự toán bảo hiểm nông nghiệp năm 2004 là 2,938 tỉ USD. Thực ra, mỗi năm Mỹ trợ giá nông nghiệp 10-30 tỷ USD. Nhưng tiền phần nhiều không đến tay nông dân nghèo (theo tiêu chuẩn Mỹ), nó rơi vào tay các đại nông trại, các công ty giống, phân bón, công nghệ, các nhà băng.

Trợ giá nông nghiệp Mỹ bao gồm:

Hỗ trợ trong nước (Domestic support subsidies): Hỗ trợ trong nước là những lợi ích được Cphủ dành cho một hoặc một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết quả XK của đối tượng đó.

Hộp xanh lá cây (Green box subsidies): gồm các chương trình chi trả trực tiếp nhằm hỗ trợ thu nhập của người nông dân nhưng không ảnh hưởng đến các quyết định SX (nói cách khác là không mang tính bóp méo thương mại). Hộp xanh lá cây bao gồm:
• Chương trình trợ cấp hồi hưu cho người sx nông nghiệp;
• Chương trình chuyển đổi nguồn lực;
• Chương trình bảo vệ môi trường;
• Chương trình hỗ trợ vùng;
• Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực;
• Chương trình trợ cấp lương thực trong nước;
• Một số hình thức hỗ trợ đầu tư;
• Dịch vụ chung của Nhà nước phục vụ cho: nghiên cứu, đào tạo và khuyến nông; thông tin thị trường và CSHT nông thôn.

Hộp xanh lam - hộp xanh da trời (Blue box subsidies): Những biện pháp hỗ trợ thuộc loại này có thể có ảnh hưởng bóp méo sản xuất và thương mại nhưng chỉ ở mức tối thiểu. Hộp xanh lam gồm:
• Khoản chi trả trực tiếp trong chương trình hạn chế SX hoặc khoản chi trả cho chăn nuôi.
• Với nước đang phát triển: hỗ trợ được thực hiện thông qua các khoản hỗ trợ đầu tư của CPhủ.
• Hỗ trợ để khuyến khích việc chuyển từ cây trồng thuốc phiện sang các cây trồng khác.

Hộp hổ phách (amber subsidies) - Loại hỗ trợ mang tính bóp méo thương mại rõ ràng → không được miễn và buộc phải cắt giảm. Đề ra mức trần cho tổng mức hỗ trợ trong nước AMS (Aggregate Measurement of Support).
b)Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)
(1) Trợ cấp trực tiếp dựa trên thành tích XK.
(2) XK nông sản dự trữ với giá của sp tương tự trong nước.
(3) Thanh toán cho hàng nông sản XK thông qua hoạt động của Cphủ.
(4) Trợ cấp nhằm ↓ CFí XK nông sản gồm CFí bảo quản, nâng cấp, chế biến CFí vtải qtế;
(5) Bảo đảm hay ủy quyền bảo đảm vtải nội địa đv hàng XK với các đk ưu đãi vtải hàng trong nước;
(6) Trợ cấp cho nông sản dựa trên tỷ trọng trong sp XK.

• Có rất nhiều vấn đề không minh bạch về thống kê và pháp luật của các nước phát triển
• Những cam kết chưa đạt được tại vòng Urugoay trong NN vẫn tiếp tục phải giải quyết tại vòng Doha
• Mục tiêu tự do và bình đẳng, thực hiện theo cơ chế thị trường vẫn chưa đạt được

TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA MỸ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Vào những ngày đầu tiên của quốc gia này, hoạt động nông nghiệp đã giữ một vị trí chủ yếu trong nền kinh tế và văn hóa Hoa Kỳ. Tất nhiên, nông dân có một vai trò quan trọng trong bất cứ xã hội nào vì họ nuôi sống mọi người. Nhưng hoạt động nông nghiệp được đánh giá đặc biệt ở nước Mỹ. Trong giai đoạn ban đầu của đất nước, người nông dân được coi là khuôn mẫu cho những đức tính cần thiết trong hoạt động kinh tế như cần cù chịu khó, sáng tạo, và làm ăn tự chủ. Hơn thế nữa, nhiều người Mỹ - đặc biệt là những người nhập cư chưa bao giờ có một mảnh đất và chưa từng có quyền sở hữu đối với sức lao động và sản phẩm của chính mình - thấy rằng sở hữu một trang trại là chiếc vé để đi vào hệ thống kinh tế Mỹ. Ngay cả những người đã rời bỏ nông nghiệp cũng thường sử dụng đất đai như một loại hàng hóa rất dễ mua và bán để mở ra con đường kiếm lời khác.

Người nông dân Mỹ nhìn chung đều khá thành công trong việc sản xuất lương thực thực phẩm. Quả thực, đôi khi sự thành công của họ lại gây ra vấn đề rắc rối nhất: theo chu kỳ, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những đợt sản xuất thừa gây sức ép lên giá cả. Với những chu kỳ dài, chính phủ phải giúp giải quyết ổn thỏa tình trạng xấu nhất đó. Nông dân Mỹ có khả năng tạo ra sản lượng lớn do nhiều yếu tố. Thứ nhất, họ làm việc trong những điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi. Vùng Trung Tây nước Mỹ có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi còn thiếu.

Các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và rất đắt tiền. Công nghệ sinh học đưa đến việc phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến (theo các nhà môi trường thì đã quá phổ biến). Máy tính đi theo hoạt động của trang trại, và thậm chí công nghệ vũ trụ được sử dụng để tìm ra những nơi tốt nhất cho gieo trồng và thâm canh mùa màng. Hơn thế nữa, theo định kỳ các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới để phục vụ nuôi trồng, chẳng hạn như các hồ nhân tạo để nuôi cá.

Tuy vậy, người nông dân vẫn chưa loại bỏ được một số qui luật cơ bản của tự nhiên. Họ vẫn còn phải chiến đấu với những thế lực nằm ngoài sự kiểm soát của mình - đáng chú ý nhất là thời tiết. Mặc dù khí hậu vùng Bắc Mỹ nhìn chung là ôn hòa nhưng đôi khi vẫn có lũ lụt và hạn hán. Những thay đổi về thời tiết làm cho nông nghiệp có chu kỳ kinh tế riêng của mình, và thường không liên quan đến nền kinh tế nói chung.

Những lời kêu gọi chính phủ trợ giúp xuất hiện khi có những yếu tố chống lại thành công của nông dân; đôi khi các nhân tố khác nhau cùng ập đến đẩy các nông trại đến bên bờ phá sản thì các yêu cầu xin giúp đỡ đặc biệt tăng mạnh. Ví dụ, trong những năm 1930, sản xuất thừa, thời tiết xấu, và cuộc Đại khủng hoảng kết hợp xuất hiện như một khó khăn không thể vượt qua đối với nhiều nông dân Mỹ. Chính phủ đã khắc phục tình hình bằng những cuộc cải cách nông nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng - đáng chú ý nhất là hệ thống trợ giá. Sự can thiệp với quy mô lớn chưa từng thấy này kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990, khi Quốc hội dỡ bỏ nhiều chương trình hỗ trợ.

Chính sách nông nghiệp ban đầu

Trong thời kỳ thuộc địa của lịch sử nước Mỹ, Vương quốc Anh chia đất đai thành những khoanh lớn để ban cho các công ty tư nhân hoặc cá nhân. Những người được ban đất lại tiếp tục chia đất đai ra và bán nó cho những người khác. Khi giành được độc lập từ tay nước Anh vào năm 1783, những người sáng lập nước Mỹ thấy cần phải xây dựng một hệ thống phân phối đất đai mới. Họ thống nhất rằng tất cả đất đai chưa có người sở hữu sẽ thuộc quyền của chính phủ liên bang, lúc đó chính phủ có thể bán nó với giá 2,50 USD một a (6,25 USD một hecta).

Nhiều người bất chấp nguy hiểm và khó khăn để định cư trên những mảnh đất mới, đó là những người nghèo, và họ thường định cư như “những người lấn chiếm đất công” mà không có giấy tờ rõ ràng về mảnh đất của mình. Qua thế kỷ đầu tiên, nhiều người Mỹ cho rằng đất đai nên được trao không mất tiền cho những người định cư nếu họ vẫn sống và làm việc trên đó. Điều này cuối cùng được thực hiện thông qua Đạo luật về đất đai năm 1862, đạo luật đã mở ra những vùng đất đai rộng lớn miền Tây cho việc định cư dễ dàng. Một luật nữa cũng được thông qua cùng năm đó, giành riêng một phần đất đai liên bang để tạo ra thu nhập dùng vào việc xây dựng các trường đại học, còn gọi là các trường đại học được ban đất, ở các bang khác nhau. Việc cấp vốn cho các trường đại học thông qua Đạo luật Morrill tạo ra những cơ hội mới về giáo dục và đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật thực hành, bao gồm cả kỹ thuật canh tác.

Mở rộng sở hữu tư nhân với các trang trại quy mô vừa phải chưa bao giờ là tiêu chuẩn ở miền Nam như đối với phần còn lại của Hoa Kỳ. Trước cuộc Nội chiến (1861-1865), những đồn điền lớn với diện tích hàng trăm hecta, nếu không muốn nói là hàng nghìn hecta, được thiết lập để sản xuất thuốc lá, gạo và bông với quy mô lớn. Các trang trại này được kiểm soát chặt chẽ bởi một số ít gia đình giàu có. Hầu hết người lao động ở trang trại là nô lệ. Với việc xóa bỏ chế độ nô lệ sau Nội chiến, nhiều nô lệ trước đây ở lại trên vùng đất đó như các nông dân làm thuê (còn gọi là người cấy rẽ) theo các thỏa thuận với những chủ cũ của họ.

Việc cung cấp rất nhiều lương thực thực phẩm cho công nhân trong nhà máy, công xưởng và các cửa hàng là yếu tố thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa ban đầu của nước Mỹ. Hệ thống đường thủy và đường bộ phát triển đã mở ra khả năng vận chuyển nông phẩm trên các tuyến đường dài. Các sáng kiến mới như máy cày rẽ bằng thép (cần thiết cho các vùng đất cứng ở miền Trung Tây), máy gặt (một loại máy thu hoạch lúa hạt) và máy liên hoàn (một loại máy cắt, đập và quạt lúa) đã cho phép các trang trại nâng cao năng suất. Nhiều công nhân trong các nhà máy và công xưởng của quốc gia là những người con của các gia đình nông dân mà lao động của họ không còn cần thiết cho nông trại nhờ thành quả của những sáng kiến đó.

Vào năm 1860, hai triệu nông trại của quốc gia đã sản xuất dư thừa hàng hoá. Trên thực tế, các sản phẩm nông nghiệp chiếm 82% hàng hóa xuất khẩu của đất nước trong năm 1860. Với một ý nghĩa rất thực tế, ngành nông nghiệp đã tạo ra sức mạnh cho sự phát triển kinh tế Mỹ. Khi nền kinh tế trang trại phát triển, người nông dân ngày càng nhận thức được rằng các chính sách của chính phủ đã tác động đến kế sinh nhai của họ. Nhóm vận động chính trị cho nông dân đầu tiên, Nghiệp đoàn nông dân, được thành lập vào năm 1867. Nó phát triển rất nhanh chóng, và tiếp theo là các nhóm tương tự - như Liên minh nông dân và Đảng dân tuý. Các nhóm này nhằm mục tiêu vào các ngành đường sắt, thương nhân và ngân hàng - họ nhằm vào đường sắt vì cước vận chuyển cao, nhằm vào thương nhân vì những gì người nông dân cho là những khoản lợi nhuận vô lương tâm bị lấy đi bởi “những người môi giới”, và nhằm vào ngân hàng vì những hoạt động tín dụng quá chặt chẽ.

Sự khích động chính trị của nông dân cũng đem lại một số kết quả. Đường sắt và máy băng chuyền vận chuyển lúa được đặt dưới sự điều tiết của chính phủ, hàng trăm hợp tác xã và ngân hàng được hình thành. Tuy nhiên, khi những nhóm nông dân cố gắng định hình chương trình nghị sự chính trị của quốc gia bằng việc ủng hộ nhà hùng biện nổi tiếng thuộc Đảng Dân chủ William Jennings Bryan trong cuộc tranh cử tổng thống vào năm 1896, thì ứng cử viên của họ đã thất bại. Người dân thành phố và các nhóm lợi ích kinh doanh ở miền Đông nhìn những yêu cầu của nông dân với con mắt ngờ vực, sợ rằng các yêu cầu về vay lãi thấp và tín dụng dễ dàng có thể dẫn đến lạm phát tai hại.

Chính sách nông nghiệp trong thế kỷ XX

Bất chấp những thành tích chính trị không có gì nổi bật của các nhóm nông dân cuối thế kỷ XIX, hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX đã trở thành thời kỳ vàng son của ngành nông nghiệp Mỹ. Giá nông phẩm rất cao khi cầu về hàng hóa gia tăng và giá trị của đất đai tăng. Những tiến bộ kỹ thuật tiếp tục nâng cao năng suất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thành lập các trang trại thử nghiệm nhằm trưng bày các kỹ thuật mới có thể nâng cao sản lượng mùa màng; năm 1914, Quốc hội lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, cơ quan này tuyển mộ một đội ngũ cán bộ để cố vấn cho nông dân và gia đình họ mọi việc, từ phân bón cho đến các dự án sửa chữa cải tạo của gia đình. Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, phát triển những giống lợn tăng trọng nhanh hơn và đỡ tốn thức ăn hơn, những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.

Những năm tốt đẹp đầu thế kỷ XX chấm dứt khi giá cả giảm xuống sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nông dân lại kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ liên bang. Mặc dù vậy, những lời yêu cầu của họ đã bị bỏ ngoài tai khi mà phần còn lại của quốc gia - đặc biệt là những vùng đô thị - đang tận hưởng cuộc sống thịnh vượng của những năm 1920. Giai đoạn này, người nông dân gặp nhiều thảm họa hơn cả những thời kỳ khó khăn trước đây bởi vì họ không còn tự cung tự cấp nữa. Họ phải thanh toán bằng tiền mặt cho máy móc, hạt giống và phân bón cũng như cho hàng hóa tiêu dùng, trong khi thu nhập của họ tụt xuống cực kỳ thấp.

Tuy nhiên, không lâu sau cả quốc gia đã chia sẻ nỗi khó khăn của nông dân khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế sau sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929. Đối với nông dân, cuộc khủng hoảng kinh tế còn trộn thêm cả những khó khăn nảy sinh do sản xuất thừa. Sau đó, khu vực nông nghiệp còn gặp phải những điều kiện thời tiết bất lợi cho hoạt động canh tác. Những đợt gió dai dẳng trong suốt mùa khô hạn kéo dài đã thổi mất đi những lớp đất mầu mỡ trên bề mặt của một vùng rộng lớn đã từng cho năng suất cao. Khái niệm “bão bụi” được đặt ra để mô tả những điều kiện xấu ấy.

Những chính sách “bảo vệ” nông nghiệp và thương mại thế giới

Sự can thiệp của chính phủ được mở rộng trong nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu vào năm 1929, khi Tổng thống Herbert Hoover (1929-1933) thành lập Ban nông nghiệp liên bang. Mặc dù ban này không thể đáp ứng những thách thức gia tăng do cuộc Đại khủng hoảng mang lại, nhưng việc thiết lập tổ chức này thể hiện cam kết quốc gia đầu tiên nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế nhiều hơn nữa cho nông dân và đặt ra một tiền lệ về sự điều tiết các thị trường nông sản của chính phủ.

Từ năm 1932, Chính phủ Mỹ đã nhận định các khâu trung gian (doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông sản, vật tư nông nghiệp và xuất khẩu lương thực) chiếm lợi tức áp đảo, câu kết với các đối tác nước ngoài, khiến thu nhập của nông dân Mỹ giảm sút. Đạo luật Điều tiết nông nghiệp 1933 đã được chính phủ ban hành, đặt nền móng cho chính sách khuyến nông.

Vào mùa xuân năm 1933, khu vực kinh tế nông nghiệp đang trong tình trạng suy sụp. Điều đó khiến những người khởi xướng Chính sách kinh tế mới có cơ sở để thử nghiệm niềm tin của họ rằng việc điều tiết nhiều hơn sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của đất nước.

Năm 1933, Quốc hội đã thông qua Luật Điều chỉnh Nông nghiệp (AAA) nhằm trợ giúp kinh tế cho nông dân. AAA đề xuất tăng giá nông sản bằng cách trả cho nông dân một khoản trợ cấp đền bù cho phần sản lượng tự nguyện cắt giảm. Nguồn tiền cho những khoản trợ cấp này có được do số thu từ thuế đánh vào những ngành công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, cho đến khi điều luật này chính thức trở thành luật, thì vụ gieo trồng đã diễn ra rồi, và AAA buộc phải trả cho nông dân một khoản tiền trợ cấp để họ phá bỏ các mảnh đất đã được gieo trồng. Việc cắt giảm sản lượng và trợ cấp nông nghiệp thông qua Công ty Tín dụng Nông sản - là công ty thu mua nông sản để cất trữ - khiến cho sản lượng trên thị trường giảm xuống và giá nông sản tăng lên.

Chính sách kinh tế mới (tiếng Anh là New Deal) là tên gọi của một tổ hợp các đạo luật, chính sách, giải pháp nhằm đưa Hoa Kỳ thoát ra khỏi cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933. Chính sách kinh tế mới gắn liền với tên tuổi của vị tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt (gọi tắt là FDR).

Trong buổi lễ nhậm chức tổng thống của mình vào năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã tuyên bố chuyển đổi chính sách nông nghiệp quốc gia mạnh mẽ hơn so với sáng kiến của Hoover. Roosevelt đã đề xuất, và Quốc hội đã tán thành, các luật nhằm nâng cao giá cả nông sản bằng việc hạn chế sản xuất. Chính phủ cũng chấp nhận và thực hiện một hệ thống trợ giá để bảo đảm cho nông dân một mức giá “tương đương” gần bằng mức giá có thể có được trong thời kỳ thị trường thuận lợi. Trong những năm sản xuất thừa, khi giá cả nông sản thấp hơn mức giá tương đương, chính phủ chấp nhận mua lượng thừa đó.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã phải đối mặt với một tỉ lệ thất nghiệp cao chưa từng có trong lịch sử. Vào thời điểm ông nhậm chức, có khoảng 13 triệu người Mỹ - chiếm một phần tư lực lượng lao động - không có việc làm. Những hàng người chờ đợi được phân phát bánh mỳ là cảnh tượng thường thấy tại hầu hết các thành phố. Hàng trăm nghìn người lang thang khắp đất nước để tìm kiếm thức ăn, việc làm và nơi trú ngụ. Khi F.D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức tổng thống, hệ thống ngân hàng và tài chính của Mỹ đang trong tình trạng tê liệt.

Đầu tiên, các ngân hàng quốc gia nhanh chóng bị đóng cửa, và sau đó, chỉ được hoạt động trở lại khi chúng có khả năng chi trả. Chính quyền đã thực thi chính sách lạm phát tiền tệ vừa phải để tăng giá cả của hàng hóa và giúp cho các gánh nặng nợ nần nhẹ nhõm phần nào. Các cơ quan mới của chính phủ đã cấp những khoản tín dụng hào phóng cho nông nghiệp và công nghiệp. Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã bảo hiểm tới 5.000 USD cho các khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Các điều luật Liên bang cũng được áp dụng cho hoạt động bán chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán.

Có những sáng kiến nữa của Chính sách mới để hỗ trợ nông dân. Quốc hội thành lập Ban quản lý điện khí hóa nông thôn nhằm mở rộng các tuyến truyền tải điện đến các vùng nông thôn. Chính phủ giúp đỡ xây dựng và duy tu hệ thống các đường giao thông từ trang trại đến thị trường để người nông dân cũng như hàng hóa của họ có thể tới được các thành phố và đô thị thuận lợi hơn. Những chương trình bảo toàn đất đai nhấn mạnh đến sự cần thiết phải quản lý hiệu quả đất canh tác.

Bước đi đầu tiên nhằm giải quyết nạn thất nghiệp là hình thành Đội Bảo tồn Dân sự (CCC), một chương trình trợ giúp thanh niên từ 18 đến 25 tuổi. CCC tập hợp thanh niên không có việc làm thành những trại lao động do quân đội quản lý. Trong thập niên đó, đã có khoảng hai triệu thanh niên đã tham gia chương trình này. Họ hoạt động trong nhiều dự án bảo tồn: trồng cây chống xói mòn, bảo vệ các khu rừng quốc gia, loại bỏ ô nhiễm các dòng suối, xây dựng các khu bảo tồn cá, thú săn và chim, bảo vệ các vỉa than, mỏ dầu, đá phiến dẹt, mỏ khí đốt, mỏ muối natri và mỏ khí heli.

Cơ quan Quản lý các công trình công cộng (PWA) cung cấp việc làm cho những công nhân có tay nghề cao trong ngành xây dựng, chủ yếu làm việc trong các dự án lớn hoặc các dự án có quy mô vừa. Các công trình nổi tiếng trong giai đoạn này là đập nước Bonneville, đập Lớn Coulee tại miền Đông Bắc Thái Bình Dương, hệ thống cống ở Chicago, cầu Triborough ở thành phố New York, và hai tàu sân bay (Yorktown và Enterprise) cho Hải quân Mỹ.

Cơ quan Tennessee Valley (TVA), vừa là một chương trình tạo công ăn việc làm, vừa là một dự án quy hoạch các công trình công cộng, đã phát triển vùng thung lũng nghèo của sông Tennessee bằng cách xây dựng một loạt các đập nước nhằm kiểm soát lũ lụt và làm thủy điện. Bằng việc cung cấp điện với giá rẻ cho toàn bộ vùng Tennessee, cơ quan này đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhất định về kinh tế, nhưng lại khiến các công ty điện lực tư nhân ghen ghét và thù địch. Các nhà kinh tế xã hội mới ca ngợi rằng đây là một ví dụ tiêu biểu về dân chủ cơ sở.

Cơ quan Phục hồi Quốc gia (NRA) được thành lập năm 1933 cùng với Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia (NIRA) đã chấm dứt cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa ra các bộ luật về cạnh tranh công bằng nhằm tạo nhiều việc làm hơn và do đó sẽ làm tăng sức mua. Tuy lúc đầu, NRA rất được hoan nghênh, nhưng nó đã sớm bị phàn nàn vì đã điều tiết quá mức và khiến cho việc phục hồi công nghiệp không được hoàn thành. Cơ quan này đã bị tuyên bố là không hợp hiến vào năm 1935.

NIRA đã đảm bảo cho lao động quyền được thương lượng tập thể thông qua các tổ chức công đoàn đại diện cho tầng lớp công nhân. Tuy nhiên, NRA đã không vượt qua được sự phản đối mạnh mẽ của giới doanh nghiệp đối với chủ nghĩa nghiệp đoàn độc lập. Sau khi cơ quan này giải thể vào năm 1935, Quốc hội đã thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia. Luật này đã khẳng định lại sự bảo đảm đó và cấm giới chủ lao động can thiệp vào hoạt động của Công đoàn. Quốc hội cũng lập ra Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) để giám sát các cuộc thương lượng tập thể, điều hành các cuộc bầu cử và bảo đảm cho công nhân quyền lựa chọn tổ chức đại diện cho họ trong việc thương lượng với giới chủ.

Cơ quan Xúc tiến Việc làm (WPA), một cơ quan hỗ trợ trọng yếu của Chính sách kinh tế mới lần thứ hai, là tổ chức cung cấp việc làm lớn nhất thời kỳ đó. Cơ quan này đã triển khai các dự án quy mô nhỏ trên khắp đất nước, xây dựng nhà cửa, đường sá, sân bay và trường học. Các diễn viên, họa sỹ, nhạc sỹ và nhà văn được làm việc cho các Dự án Nhà hát Liên bang, Dự án Nghệ thuật Liên bang và Dự án Nhà văn Liên bang. Ngoài ra, Cơ quan Thanh niên Quốc gia cũng đã cung cấp việc làm bán thời gian cho sinh viên, thiết kế các chương trình đào tạo và trợ cấp cho những thanh niên chưa có việc làm. WPA tính toán được khoảng ba triệu người thất nghiệp trong thời điểm đó; và cho đến khi bị bãi bỏ năm 1943 thì cơ quan này đã giúp đỡ được tổng cộng chín triệu người.

Sự tiến bộ lớn lao đạt được trong tổ chức lao động đã mang lại cho người lao động ý thức ngày càng tăng về những quyền lợi chung, và sức mạnh của các tầng lớp lao động đã tăng lên không chỉ trong công nghiệp, mà cả về mặt chính trị. Đảng Dân chủ của Franklin D.Roosevelt đã được lợi rất nhiều từ những tiến bộ này.

Trong suốt hơn 2 năm hoạt động từ 1933 đến 1935, Cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang (FERA) đã trực tiếp phân phát cứu trợ, chủ yếu dưới hình thức trả tiền trực tiếp cho hàng trăm nghìn người. Đôi khi, tổ chức này còn trợ cấp lương cho các giáo viên và nhân viên trong các cơ quan hành chính ở địa phương. Tổ chức này cũng đã triển khai nhiều dự án công cộng quy mô nhỏ cung cấp việc làm, cũng giống như Cơ quan Lao động Dân sự (CWA) từ cuối năm 1933 đến mùa xuân năm 1934. Đây bị chỉ trích là những việc làm giá trị, những công việc này có đủ loại, từ việc đào hào tới sửa chữa đường cao tốc và dạy học. Roosevelt và các quan chức nòng cốt của ông trong chính phủ đã lo lắng về các khoản chi phí dành cho những dự án cung cấp việc làm này, nhưng ông vẫn tiếp tục ủng hộ các chương trình chống nạn thất nghiệp, dựa trên nguyên tắc tạo ra công ăn việc làm chứ không phải là trợ cấp phúc lợi xã hội.

Trong những năm đầu thực thi, mặc dù Chính sách kinh tế mới đã thực hiện hàng loạt các sáng kiến lập pháp và đã làm sản lượng và giá cả tăng lên đáng kể, song nó vẫn không chấm dứt được thời kỳ suy thoái kinh tế. Khi nỗi lo sợ về cuộc khủng hoảng đã dịu đi, thì những nhu cầu mới lại xuất hiện. Các doanh nhân tiếc nuối vì chính sách không can thiệp không còn tồn tại nữa và bất bình trước những quy định của NIRA. Những cuộc khẩu chiến ầm ĩ cũng xuất hiện từ phía các phe phái chính trị cánh tả và cánh hữu, do những kẻ mơ mộng, những kẻ âm mưu và các chính trị gia mới nổi mang theo những phương thuốc phục hồi kinh tế thu hút sự chú ý của đông đảo dân chúng.

Tiến sỹ Francis E. Townsend đề xuất các khoản lương hưu hậu hĩnh cho người già. Cha Coughlin, một vị linh mục từng phát biểu trên đài phát thanh, kêu gọi các chính sách chống lạm phát và chỉ trích các chủ nhà băng quốc tế trong những bài diễn văn được tung ra tới tấp của ông, mang tư tưởng bài xích Do Thái và ả Rập. ấn tượng nhất là Huey P. Long, Thượng nghị sỹ bang Lousiana, một diễn giả nổi tiếng về tài hùng biện và sự thẳng thắn luôn ủng hộ cho những người bị thiệt thòi yếu thế, đã vận động cho chính sách tái phân phối thu nhập. Nếu không bị ám sát vào tháng 9/1936 thì Huey P. Long rất có thể đã là một thách thức đối với chiếc ghế tổng thống của Franklin D. Roosevelt vào cuộc bầu cử năm 1936.

Trước những áp lực này, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đưa ra một loạt những biện pháp mới về kinh tế và xã hội. Nổi bật nhất trong số đó là những biện pháp đấu tranh chống đói nghèo, mang lại việc làm cho những lao động đang thất nghiệp và xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội. Theo Tổng thống Franklin D. Roosevelt thì nền tảng của Chính sách kinh tế mới là Đạo luật Bảo hiểm Xã hội năm 1935. Bảo hiểm Xã hội đã tạo ra một hệ thống phúc lợi do nhà nước quản lý, nhằm trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo và người thất nghiệp dựa trên các khoản đóng góp của tiểu bang và liên bang. Nó cũng tạo ra một hệ thống bảo hiểm hưu trí quốc gia, rút tiền từ một quỹ tín thác do chủ lao động và người lao động tham gia đóng góp. Nhiều quốc gia công nghiệp khác cũng đã từng ban hành những chương trình như vậy, nhưng những lời kêu gọi cho sáng kiến này ở Hoa Kỳ trước đó bị bỏ qua. Ngày nay, hệ thống bảo hiểm xã hội là chương trình quốc nội lớn nhất do Chính phủ Mỹ quản lý.

Thêm vào đó, Franklin D. Roosevelt đã cho ra đời thêm các điều luật khác là Đạo luật Quan hệ Lao động Quốc gia; Đạo luật Thuế thu nhập - nhằm tăng thuế thu nhập của người giàu; Đạo luật về các Công ty công ích - nhằm thống nhất các công ty điện lực thành các tập đoàn lớn; Đạo luật Ngân hàng - mở rộng quyền lực của Cục Dự trữ Liên bang đối với các ngân hàng tư nhân. Một động thái quan trọng khác là việc thành lập Cơ quan Điện khí hóa Nông thôn cung cấp điện cho các trang trại trên khắp đất nước.

Từ năm 1932 đến năm 1935, thu nhập của nông dân tăng hơn 50% nhưng chỉ phần nào là nhờ vào các chương trình liên bang mà thôi. Trong những năm đó, khi chủ đất được khuyến khích không dùng đất vào trồng trọt, thải hồi những người làm thuê và những người lĩnh canh, thì một trận hạn hán khắc nghiệt đã ập xuống các bang vùng Plains. Gió mạnh và những cơn bão cát đã tàn phá khắp vùng khiến miền này nổi danh là xứ bụi trong suốt những năm 1930. Mùa màng bị tàn phá và các nông trại bị phá hủy.

Cho đến năm 1940, khoảng 2,5 triệu người đã rời khỏi các bang vùng Plains, tạo thành dòng người di cư lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong số đó, khoảng 200.000 người đã đến California. Những người di cư không chỉ gồm có nông dân mà còn bao gồm cả lao động chuyên môn, người bán lẻ và nhiều lớp người khác mà sinh kế của họ gắn với sự thăng trầm của các cộng đồng nông nghiệp. Nhiều người trong số họ cuối cùng đã phải tranh nhau tìm kiếm những công việc mang tính thời vụ như thu hái nông sản với đồng lương cực kỳ rẻ mạt.

Chính phủ đã ra tay cứu trợ bằng cách thành lập Cơ quan Bảo toàn Đất đai năm 1935. Những tập quán canh tác làm tàn phá đất đai đã làm cho ảnh hưởng của hạn hán càng trầm trọng thêm. Cơ quan này đã hướng dẫn nông dân các biện pháp làm hạn chế xói mòn. Ngoài ra, gần 30.000 km cây trồng đã được trồng lên để làm giảm sức mạnh của gió.

Tuy AAA phần nhiều là thành công, nhưng nó vẫn bị bãi bỏ vào năm 1936, khi các khoản thuế đánh vào các công ty chế biến thực phẩm bị Tòa án Tối cao cho là không hợp hiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua một điều luật hỗ trợ nông dân, cho phép chính phủ trợ cấp cho những nông dân chấp nhận bỏ đất không gieo trồng nhằm mục đích bảo toàn đất đai. Năm 1938, với đa số thành viên ủng hộ Chính sách kinh tế mới tại Tòa án Tối cao, Quốc hội đã phục hồi điều luật AAA.

Cho tới năm 1940, gần sáu triệu nông dân đã nhận được trợ cấp liên bang. Các chương trình Chính sách kinh tế mới đã cấp các khoản vay cho những vụ gieo trồng tăng thêm, cung cấp bảo hiểm lúa mì và hệ thống cất trữ theo kế hoạch, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp lương thực ổn định. Cuối cùng, chính sách ổn định kinh tế cho nông dân cũng đã được hoàn tất, mặc dù chính phủ đã phải giám sát vô cùng chặt chẽ và bỏ ra những khoản chi phí khổng lồ.

Xét trên khía cạnh nào đó thì Chính sách kinh tế mới chỉ đơn thuần đưa ra những cải cách xã hội và kinh tế vốn đã rất quen thuộc đối với người châu Âu từ hơn một thế hệ nay. Hơn nữa, Chính sách kinh tế mới là cao trào của một xu hướng dài hạn nhằm tiến tới bãi bỏ chủ nghĩa tư bản không can thiệp, trở lại việc kiểm soát đường sắt vào những năm 1880, và đưa ra hàng loạt cải cách luật pháp bang và liên bang đã được khởi xướng trong kỷ nguyên tiến bộ thời các Tổng thống Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson. Tuy nhiên, điều thực sự mới mẻ trong Chính sách kinh tế mới là nó đã nhanh chóng đạt được những thành tựu mà trước đó phải mất nhiều thế hệ mới có được.

Tuy vậy, rất nhiều chương trình cải cách trong số này đã được khởi thảo một cách vội vã và được quản lý lỏng lẻo; một số khác thì lại mâu thuẫn với những mô hình cải cách còn lại. Hơn nữa, chính sách này chưa bao giờ thành công trong việc đem lại sự thịnh vượng. Tuy vậy, những hành động trong Chính sách kinh tế mới đã giúp đỡ hàng triệu người Mỹ, xây dựng nền tảng cho một liên minh chính trị hùng mạnh, và khiến mỗi công dân Mỹ lại thực sự quan tâm đến chính phủ.

Kéo dài suốt 63 năm (1933-1996) là một chương trình hỗ trợ nông dân thông qua hình thức cho trả nợ vay bằng sản phẩm. Theo đó, chính phủ cho nông dân vay vốn canh tác tương ứng theo sản lượng thu hoạch và “giá bán định trước” ghi vào hợp đồng vay vốn (gọi là “giá hợp đồng”). Nông dân giữ quyền thanh lý hợp đồng bằng cách bán lúa mì lại cho chính phủ theo giá hợp đồng.

Như vậy nông dân không sợ bị lỗ nặng nếu trúng mùa mà vẫn có quyền bán lúa mì cho thương lái với giá cao hơn để tích lũy lợi tức nhiều hơn.

Điểm đặc biệt của chính sách này là nguồn kinh phí không lấy từ ngân sách mà lấy từ một quỹ “bình ổn nguồn nông sản” do các công ty kinh doanh, chế biến nông sản, vật tư nông nghiệp và xuất khẩu lương thực đóng góp hằng năm theo công thức quy định cụ thể bằng luật. Chính sách này bị các doanh nghiệp kinh doanh lương thực chống đối nên Chính phủ Mỹ buộc phải trưng cầu ý dân hằng năm. Liên tiếp 63 năm luôn có trên 2/3 số hộ nông dân bỏ phiếu thuận cho thấy đây là chính sách rất hợp lòng nông dân.

Để tránh lãng phí và lạm dụng, mỗi hộ nông dân chỉ được vay một số vốn tính theo diện tích đất thực canh và năng suất bình quân ba năm gần nhất. Ngoài ra còn phải tuân thủ quy hoạch về sản lượng canh tác hằng năm của Bộ Nông nghiệp. Công cụ chính sách này giúp nhà nước quy hoạch kiểm soát sản lượng nông nghiệp, tránh tình trạng thừa cung làm rớt giá, đồng thời đề cao vai trò chia sẻ, trách nhiệm ổn định nguồn cung nông sản của các đơn vị kinh doanh trong chuỗi giá trị cung ứng.

Trước tình trạng dư thừa sản lượng đã khiến giá cả mất ổn định, chính sách “bảo tồn, dưỡng đất dự trữ” (Conservation Reserve Program - CRP) ra đời với mục đích chính nhằm đưa các vùng đất cằn cỗi, trồng trọt năng suất thấp nhưng chi phí lớn vào diện không khai thác để bảo dưỡng, bảo tồn và dự trữ.

Chương trình này chi trả tiền trực tiếp cho hộ nông dân chủ đất với phần diện tích đưa vào diện bảo tồn trong vòng 10 năm không được khai thác bất kỳ hình thức nào để đổi lấy tiền hỗ trợ từ “quỹ bảo tồn, bảo dưỡng, dự trữ đất”.

Chính sách thay đổi luân phiên cây trồng hoặc quy định hạn mức diện tích canh tác trước đây không hiệu quả. Do đó chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ đã đáp ứng yêu cầu quản lý sản lượng nông nghiệp để ổn định nguồn cung hợp lý, đảm bảo giá cả nông sản được duy trì cao, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Suốt 40 năm, chương trình quy định một tổng số diện tích cụ thể các loại đất kém năng suất để đảm bảo kinh phí chương trình bảo tồn, bảo dưỡng đất không bị quá tải. Tiền hỗ trợ bảo tồn thường thấp hơn lợi tức canh tác ở vùng đất màu mỡ.

Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế trang trại một lần nữa lại phải đối diện với những thách thức của sản xuất thừa. Các tiến bộ công nghệ, chẳng hạn như việc đưa vào các máy móc chạy điện và xăng dầu cũng như việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và phân hóa học, làm cho sản lượng trên mỗi hecta cao hơn bao giờ hết. Để giúp tiêu thụ các nông sản thừa gây sức ép lên giá cả và gây tổn thất tiền bạc của người đóng thuế, năm 1954 Quốc hội đã tạo nên một chương trình Lương thực vì hòa bình để xuất khẩu hàng hóa nông sản của Mỹ sang các nước có nhu cầu. Các nhà hoạch định chính sách lập luận rằng việc xuất khẩu lương thực như vậy có thể sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Những người theo chủ nghĩa nhân đạo coi chương trình này như là một cách để nước Mỹ chia sẻ sự dư dật của mình.

Quy mô nông nghiệp Hoa kỳ từ 1960-2012

Trong những năm 1960, chính phủ quyết định cũng sử dụng lương thực thừa để nuôi chính những người nghèo của mình. Trong Cuộc chiến chống đói nghèo của Tổng thống Lyndon Johnson, chính phủ đưa ra chương trình Tem phiếu thực phẩm cấp cho những người có thu nhập thấp các phiếu phân phối có thể dùng để thanh toán lương thực thực phẩm tại các cửa hàng tạp phẩm. Tiếp theo là các chương trình khác sử dụng hàng hóa nông sản thừa, chẳng hạn như các bữa ăn tại trường cho trẻ em có nhu cầu. Các chương trình lương thực như vậy đã giúp duy trì sự giúp đỡ của thành phố cho khu vực nông nghiệp trong nhiều năm, và những chương trình này vẫn là một dạng quan trọng của phúc lợi công cộng - giành cho người nghèo và theo một nghĩa nào đó cũng cho cả người nông dân.

Khi Tổng thống J. F. Kennedy đắc cử, chính phủ nhận thấy nông dân cần được hỗ trợ để ổn định thu nhập và chương trình chi trả trực tiếp cho nông dân để họ giảm diện tích canh tác tốn kém quá nhiều ngân sách. Do đó chính phủ đã đề ra chính sách cưỡng chế cắt giảm sản lượng toàn quốc nếu 2/3 số hộ nông dân đồng ý trong cuộc trưng cầu ý dân hằng năm. Mục đích là giảm sản lượng để giữ giá nông sản trong bối cảnh ngân sách còn hạn chế.

Thời gian đầu, chương trình này giúp giữ được giá nông sản ổn định ở mức cao song khi ngày càng hội nhập quốc tế, mức giá này khiến nông sản của Mỹ khó cạnh tranh và mất thị trường xuất khẩu. Sự cự tuyệt của thị trường đã tiếp lửa cho những ý kiến chống đối chương trình này mà đỉnh điểm là nông dân sử dụng quyền lực chính trị thông qua Quốc hội ra luật bãi bỏ quy định cưỡng chế giảm sản lượng. Sau năm 1963, một chương trình tự nguyện được thay thế.

Chương trình hỗ trợ nông dân trực tiếp được triển khai khi đạo luật Lúa mì - bông vải thông qua năm 1964. Theo đó, hộ nông dân nhận được một tín chỉ trị giá 75 xu Mỹ cho mỗi “thùng” lúa mì (giống như “giạ” ở VN). Sau khi tổng kết các hóa đơn bán sản lượng cho nhà máy chế biến, hộ nông dân sẽ đổi các tín chỉ trên lấy tiền mặt. Số tiền hỗ trợ này được trích từ một quỹ do các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh vật tư và nông sản đóng góp. Như vậy các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị đã đóng góp hoàn toàn số tiền hỗ trợ cho nông dân, thực chất là một hình thức tái phân phối lợi tức về lại cho nông dân.

Các chính sách hỗ trợ nông dân trực tiếp đã đưa quy mô nông nghiệp Mỹ phát triển từ 34 tỉ USD (năm 1960) lên đến 395 tỉ USD (năm 2012). Theo đó, tổng số tiền hỗ trợ cũng tăng từ 702 triệu USD (1960) lên đỉnh điểm 24 tỉ USD (2005) và giảm dần về 10,6 tỉ USD (2012). Thu nhập bình quân hộ gia đình nông dân cũng tăng ấn tượng, từ 4.054 USD (1960) lên 108.844 USD (2012), tức là gấp 25 lần so với năm 1960.

Nhưng khi sản xuất nông trại ngày càng tăng lên suốt trong những năm 1950, 1960 và 1970 thì chi phí của hệ thống trợ giá của chính phủ cũng tăng lên hết sức mạnh mẽ. Các nhà chính trị ở những bang không có sản xuất nông nghiệp đã đặt ra câu hỏi về tính khôn ngoan trong việc khuyến khích nông dân sản xuất nhiều hơn nữa khi đã đủ - đặc biệt là khi lượng dư thừa gây sức ép lên giá cả và do vậy lại yêu cầu sự giúp đỡ của chính phủ lớn hơn.

Chính phủ đã thử một sách lược mới. Năm 1973, nông dân Mỹ bắt đầu nhận được sự giúp đỡ dưới dạng những khoản tiền thanh toán “thiếu hụt” của liên bang, được thiết kế để vận hành giống như hệ thống giá tương đương. Để nhận được những khoản thanh toán này, người nông dân phải tách ra một số ruộng đất của mình không được sản xuất, do vậy sẽ giúp giữ giá thị trường. Một chương trình mới Thanh toán bằng hiện vật, được tiến hành vào đầu những năm 1980 với mục đích giảm chi phí tích trữ lúa, gạo và bông của chính phủ và nâng cao giá cả thị trường, đã bỏ không canh tác khoảng 25% đất trồng trọt.

Việc trợ giá và thanh toán thiếu hụt chỉ áp dụng cho những hàng hóa cơ bản nhất định như lúa, gạo và bông. Nhiều người sản xuất khác không được trợ cấp. Một vài nông sản, chẳng hạn như chanh và cam, bị lệ thuộc vào những hạn chế thị trường công khai. Dưới cái gọi là những đơn đặt hàng thị trường, lượng nông sản của cây trồng là mặt hàng tươi bị giới hạn theo từng tuần. Bằng việc khống chế lượng bán ra, những đơn đặt hàng như vậy nhằm mục đích nâng giá cho nông dân.

Các đạo luật nông nghiệp sau này (1970, 1973, 1981, 1985) đã tập trung khắc phục các phát sinh rủi ro chính sách tạo ra bởi các chương trình hỗ trợ nông dân và giữ giá nông sản. Bởi khi các chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, chúng tạo nên tâm lý phụ thuộc vào các chương trình hỗ trợ, từ đó khiến các mức giá hỗ trợ đề ra trong chính sách trở thành “giá kỳ vọng” của nông dân, rồi thành “giá thị trường” trong nội địa.

Cơ chế thị trường điều tiết giá theo nguồn cung - cầu đã bị méo mó bởi các chính sách hỗ trợ này. Hậu quả ngoài ý muốn là nông dân có xu hướng tăng sản lượng thu hoạch khiến cho quỹ hỗ trợ ngày càng phình to và ngân sách phải bù lỗ. Mục đích ban đầu là khống chế sản lượng đã bị chệch hướng.

Khi thiên tai giáng xuống làm mất mùa, cộng thêm cuộc khủng hoảng tài chính - dầu hỏa của những năm 1970-1975, chi phí chương trình hỗ trợ và giữ giá vượt khỏi mức an toàn ngân sách và có nguy cơ bị đổ vỡ dây chuyền. Nông sản Mỹ mất dần thế mạnh vào tay các quốc gia khác trên thế giới vì giá cao.

Nông nghiệp: Một ngành kinh doanh lớn trong các thập kỷ 1980 và 1990

Vào thập kỷ 1980, chi phí của chính phủ (và cũng là của người đóng thuế) cho những chương trình như vậy đôi khi vượt quá 20 tỷ USD mỗi năm. Bên ngoài các khu vực nông trại, nhiều cử tri phàn nàn và biểu lộ bất bình về việc chính phủ liên bang thực tế thanh toán cho nông dân chứ KHÔNG cho nông trại. Quốc hội nhận thấy cần phải thay đổi đường lối.

Năm 1985, theo yêu cầu của Tổng thống Ronald Reagan về một chính phủ có quy mô hẹp hơn, Quốc hội đã thông qua một luật mới về nông trại nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc của nông dân vào hỗ trợ của chính phủ và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế đối với hàng hóa nông sản Mỹ. Luật này cắt giảm trợ giá và không canh tác từ 16 đến 18 triệu hecta đất trồng nhạy cảm với môi trường trong vòng từ 10 đến 15 năm. Mặc dù luật năm 1985 chỉ tác động vừa phải đến cơ cấu trợ giúp nông trại của chính phủ nhưng việc cải thiện các chu kỳ kinh tế đã giúp kiềm chế tổng số tiền trợ cấp.

Đạo luật An ninh lương thực năm 1985 đã căn cứ hiện trạng nền nông nghiệp, thu nhập nông dân và tình hình thị trường quốc tế, thay đổi cách tính tiền hỗ trợ từ linh động sang cố định để giảm bớt gánh nặng ngân sách. Chương trình hỗ trợ lãi suất cũng được cải tổ theo hướng không duy trì giá nông sản ở mức cao để đảm bảo thu nhập cao cho nông dân, mà chỉ đảm bảo một lợi tức hợp lý.

Quy định cho phép nông dân dùng sản lượng để trả nợ vay bị bãi bỏ, cắt giảm chi phí chính phủ phải mua lương thực tạm trữ. Thay vào đó là các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như cho vay xây dựng kho tích trữ sản lượng tại chỗ để chờ giá thích hợp bán ra (marketing loan).

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng của các thị trường thế giới đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo trên thế giới phải có cách tiếp cận mang tính hệ thống hơn để điều tiết việc buôn bán hàng hóa nông nghiệp giữa các quốc gia trong thập kỷ 1980 và thập kỷ 1990. Hầu hết mỗi quốc gia sản xuất nông nghiệp đều có một số hình thức trợ giúp của chính phủ đối với nông dân.

Vào cuối thập kỷ 1970 và đầu thập kỷ 1980, khi các điều kiện thị trường nông nghiệp trở nên thay đổi nhanh chóng, phần lớn các quốc gia có khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể đã tổ chức các chương trình hoặc đẩy mạnh các chương trình đang có để hỗ trợ nông dân của mình tránh khỏi những gì được xem là tình trạng tranh mua tranh bán của nước ngoài. Những chính sách này làm thu hẹp các thị trường quốc tế về hàng hóa nông nghiệp, làm giảm giá cả hàng hóa quốc tế và gia tăng dư thừa hàng hóa nông nghiệp trong các nước xuất khẩu. Theo một nghĩa hẹp, có thể hiểu được tại sao một nước cố gắng giải quyết vấn đề sản xuất thừa hàng nông nghiệp bằng việc tìm cách xuất khẩu lượng thừa đó một cách tự do trong khi lại hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế một chiến lược như vậy là không khả thi; các nước khác cũng miễn cưỡng một cách dễ hiểu trong việc cho phép nhập khẩu từ những nước không mở cửa thị trường của mình.

Vào giữa thập kỷ 1980, các chính phủ tiến hành giảm trợ cấp và cho phép buôn bán tự do hơn đối với hàng hóa nông sản. Tháng Bảy 1986, Hoa Kỳ công bố một kế hoạch mới nhằm cải cách buôn bán hàng hóa nông nghiệp quốc tế như là một phần của Vòng đàm phán thương mại đa phương Urugoay. Hoa Kỳ đã yêu cầu hơn 90 nước thành viên tổ chức thương mại quốc tế hàng đầu thế giới, lúc đó là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), thương lượng để xóa bỏ từng bước tất cả những tài trợ cho nông nghiệp và các chính sách khác bóp méo giá cả nông sản, sản xuất và buôn bán. Hoa Kỳ đặc biệt muốn có một cam kết xóa bỏ tận cùng các tài trợ cho nông trại châu Âu và chấm dứt chính sách cấm nhập khẩu gạo của Nhật Bản.

Tuy nhiên, khi thâm hụt ngân sách liên bang tăng cao suốt cuối thập kỷ 1980, Quốc hội phải tìm mọi cách cắt bớt chi tiêu liên bang. Năm 1990, Quốc hội thông qua luật khuyến khích nông dân gieo trồng những nông sản mà trước đây họ thường không được nhận các khoản thanh toán thiếu hụt, và giảm bớt diện tích đất trồng những loại nông sản mà người nông dân đã có thể được hưởng thanh toán thiếu hụt. Luật mới này duy trì trợ cấp giá cố định và cao cho những hàng hóa nhất định, và tiếp tục đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với một số thị trường hàng hóa nông sản.

Đạo luật Lương thực, nông nghiệp và bảo tồn năm 1990 tiếp tục giảm số tiền trong các chương trình hỗ trợ vì thu nhập nông dân đã khá cao và cần giữ giá nông sản cạnh tranh trên thị trường thế giới. Từ chỗ nông nghiệp được bảo hộ suốt 60 năm qua, Chính phủ Mỹ quyết định giảm dần can thiệp của nhà nước vào cơ chế giá, để cơ chế thị trường hoạt động đầy đủ khi nền nông nghiệp Mỹ đã phát triển cao, công nghiệp hóa và hoàn toàn hội nhập quốc tế. Từ năm 1990 về sau, các chính sách nông nghiệp chỉ duy trì hỗ trợ, trợ giá ở mức tương đối thấp, còn lại tập trung đầu tư các chương trình dự trữ lương thực chiến lược quốc gia, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học nông nghiệp, công nghệ thông tin, dự báo thời tiết... để đảm bảo phục vụ hiệu quả thị trường nông sản và nông nghiệp quốc gia.

Các nước hoặc các nhóm nước khác đều đưa ra những đề nghị riêng khác nhau của mình, nhưng hầu hết đều thống nhất với ý tưởng xóa bỏ tài trợ làm bóp méo thương mại và hướng về những thị trường tự do hơn. Nhưng với các cố gắng ban đầu nhằm có được những hiệp định quốc tế về việc cắt giảm tài trợ cho nông nghiệp, đã chứng tỏ rất khó có thể đạt được bất kỳ một sự nhất trí nào. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước công nghiệp hàng đầu phương Tây đã cam kết với nhau để đạt được cắt giảm tài trợ và những mục tiêu về thị trường tự do hơn vào năm 1991.

Vòng đàm phán Urugoay đã kết thúc vào năm 1995, với sự cam kết của các bên tham gia về hạn chế tài trợ cho nông nghiệp và xuất khẩu đồng thời tạo ra một số thay đổi khác nhằm hướng về buôn bán tự do hơn (chẳng hạn như chuyển đổi quota nhập khẩu thành các loại thuế quan dễ cắt giảm hơn). Họ cũng xem xét lại vấn đề này trong vòng đàm phán mới (tại Hội nghị bộ trưởng của Tổ chức thương mại thế giới ở Seattle vào cuối năm 1999). Trong khi các cuộc đàm phán này được tổ chức nhằm mục đích xóa bỏ hoàn toàn tài trợ cho xuất khẩu thì các phái đoàn lại không đồng ý tiếp tục đi quá xa như vậy. Trong khi đó, Cộng đồng châu Âu chuyển sang cắt giảm tài trợ xuất khẩu và tình trạng căng thẳng thương mại đã giảm xuống vào cuối thập kỷ 1990.

Tuy nhiên, các cuộc tranh cãi về buôn bán nông sản vẫn tiếp tục. Theo quan điểm của Mỹ thì Cộng đồng châu Âu đã thất bại trong việc theo đuổi đến cùng cam kết giảm tài trợ cho nông nghiệp. Hoa Kỳ đã giành được các phán quyết có lợi của Tổ chức thương mại thế giới, là tổ chức kế tục GATT từ năm 1995, trong một vài kiện cáo về việc tiếp tục tài trợ của Cộng đồng châu Âu, nhưng các nước châu Âu đã không chấp nhận điều đó. Cùng lúc đó, các nước châu Âu gia tăng các rào cản đối với thực phẩm Mỹ được sản xuất với các hoóc môn nhân tạo hoặc biến đổi gien - đây là một thách thức nghiêm trọng đối với lĩnh vực nông nghiệp Mỹ.

Điều này đã thay đổi mạnh mẽ vào năm 1996. Một Quốc hội mới với đa số thuộc phái Cộng hoà, được bầu ra vào năm 1994, tìm cách làm cho nông dân từ bỏ dựa dẫm vào sự giúp đỡ của chính phủ. Đạo luật về quyền tự quyết đối với nông trại đã dỡ bỏ các chương trình trợ giúp về thu nhập và giá cả tốn kém nhất, đồng thời trao cho nông dân quyền tự chủ sản xuất đáp ứng thị trường toàn cầu mà không hạn chế họ cấy trồng bao nhiêu nông sản. Với luật này, người nông dân nhận được khoản trợ cấp cố định không quan hệ tới giá cả thị trường. Luật này cũng quyết định bãi bỏ việc thực hiện trợ giá bơ sữa.

Những thay đổi này xóa bỏ cơ bản các chính sách từ thời kỳ Chính sách mới nên nó đi vào cuộc sống không phải dễ dàng. Quốc hội tìm cách làm dịu bớt căng thẳng của quá trình chuyển đổi này bằng việc cung cấp cho nông dân 36 tỷ USD thanh toán trong 7 năm mặc dù giá nông sản ở thời điểm này đang ở mức cao. Việc trợ giá cho lạc và đường vẫn được giữ nguyên, và những trợ giá cho đỗ tương, bông và gạo thực tế còn tăng lên. Các đơn đặt hàng của thị trường về cam và một số nông sản khác rất ít thay đổi. Ngay cả khi có những nhượng bộ chính trị như vậy đối với nông dân thì câu hỏi vẫn được đặt ra là liệu có thể kéo dài hệ thống ít bị kiểm soát hơn này được không.

Vào cuối những năm 1990, nền kinh tế nông nghiệp của Mỹ vẫn tiếp tục chu kỳ lên xuống riêng của mình, tăng mạnh vào năm 1996 và 1997, sau đó lại bước sang giai đoạn đình trệ trong hai năm tiếp theo. Nhưng đó là một nền kinh tế trang trại khác hẳn so với nền kinh tế đã từng tồn tại vào đầu thế kỷ này. Những đám mây đen mới xuất hiện vào năm 1998 khi cầu về hàng hóa nông sản Mỹ sụt giảm ở những vùng châu Á đang bị khốn quẫn tài chính nghiêm trọng; xuất khẩu nông sản giảm mạnh, và giá nông sản, gia súc bị dìm xuống. Người nông dân tiếp tục cố gắng nâng cao thu nhập của mình bằng cách sản xuất nhiều hơn, dù cho giá cả có thấp đi. Năm 1998 và năm 1999, Quốc hội đã thông qua một loạt luật bảo lãnh nhằm tạm thời gia tăng tài trợ cho nông trại mà đạo luật năm 1996 đã bãi bỏ. Khoản tài trợ 22.500 triệu USD năm 1999 thực sự lập ra một kỷ lục mới.

Vào đầu năm 1999, Phó Tổng thống Mỹ Al Gore lại kêu gọi cắt giảm mạnh tài trợ nông nghiệp và biểu thuế quan trên toàn cầu. Nhật Bản và các nước châu Âu gần như từ chối các đề nghị này như họ đã từng bày tỏ trong Vòng đàm phán Urugoay. Trong khi đó, các nỗ lực hướng về thương mại nông nghiệp thế giới tự do hơn lại gặp thêm trở ngại do xuất khẩu giảm sút vào cuối thập kỷ 1990.

Nông dân Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một số vấn đề giống như họ đã từng chạm trán trong suốt thế kỷ XX. Vấn đề quan trọng nhất trong số đó vẫn là sản xuất thừa. Một sự thật từ khi lập quốc là việc tiếp tục cải tiến máy nông nghiệp, hạt giống tốt hơn, phân bón tốt hơn, tưới tiêu tốt hơn và kiểm soát sâu bệnh hiệu quả làm cho nông dân ngày càng có nhiều thành công hơn trong những gì họ làm (trừ việc tạo ra lợi nhuận). Và trong khi người nông dân nhìn chung đều muốn giảm bớt sản lượng nông sản để chống đỡ lại giá cả thì họ lại do dự trong việc thu hẹp sản xuất của chính mình.

Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn. Sự thật, ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng.

Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn nhưng các trang trại có quy mô lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại khoảng 67 hecta. Đến cuối thập kỷ 1990, chỉ có khoảng 2,2 triệu trang trại nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 hecta. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập kỷ 1990 - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Vào năm 1900, một nửa lực lượng lao động là nông dân nhưng đến cuối thế kỷ này chỉ còn 2% lao động trong các trang trại. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. Chi phí đầu tư vốn cao - cho đất đai và trang thiết bị - khiến cho việc dành toàn bộ thời gian làm việc trên trang trại là cực kỳ khó khăn cho hầu hết mọi người.

Nông sản Mỹ chỉ chiếm 8% trong giá trị trao đổi trên thế giới, 2001, cường quốc công nghiệp số một đồng thời có nền nông nghiệp rất phát triển Mỹ thì nông nghiệp đóng góp 1,4% GDP. Hạt nhân của nền SX nông nghiệp hàng hóa là kinh tế trang trại gia đình. Lý do Mỹ trợ cấp cho nông nghiệp vì chi phí tiền lương cao, nông nghiệp rất quan trọng, ngay cả đối với các nước công nghiệp phát triển nhất như Hoa Kỳ

Bảo hộ cho một số ngành nông nghiệp: Mỹ là điển hình của tiêu chuẩn kép ← do đặc điểm của nền NN của Mỹ quyết định. Về trợ cấp trong nước, phụ thuộc vào sự vận động hành lang của các nhóm khác nhau. Trợ cấp xuất khẩu: không mong muốn các qui định của WTO về giới hạn việc sử dụng tín dùng hoặc bảo lĩnh tín dụng đối với xuất khẩu nông nghiệp. Biện pháp quan trọng trong trợ cấp của Mỹ là trợ giá: 2000, trợ giá: 22,9 tỷ USD, Đạo luật Farm Bill 8/5/2002, Chính quyền liên bang sẽ dành cho trợ giá nông nghiệp 190 tỷ USD trong vòng 10 năm. 2004: 13,3 tỷ USD, 2005, tăng 61% với 21,4 tỷ USD, 2006, gần đạt kỉ lục của năm 2000, bằng 22,5 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, sự trợ giúp như vậy đã giảm xuống; điều này phản ánh mong muốn của chính phủ trong việc cắt giảm chi tiêu, đồng thời cho thấy lĩnh vực nông nghiệp đã giảm bớt ảnh hưởng về mặt chính trị. Với luật mới, sự giúp đỡ của chính phủ sẽ quay trở lại hệ thống cũ vào năm 2002 trừ phi Quốc hội hành động để giữ giá thị trường và các khoản thanh toán trợ giúp được tách ra. Đạo luật Canh nông Hoa Kỳ không đáp ứng yêu cầu của thế kỷ 21 mà sau nhiều năm tích lũy những quyết định của các thời đại khác nhau nên lại trở thành một văn kiện phức tạp, có đầy mâu thuẫn và năm năm lại một lần gây tranh luận lớn. Trong Đạo luật Canh nông có một con voi trắng lù lù nằm giữa mà không ai xoay chuyển nổi là chế độ trợ cấp lương thực cho dân nghèo hay "Food Stamp", tức là "Phiếu Thực phẩm". Nó chiếm gần 80% của ngân sách và là vấn đề cực kỳ nhạy cảm cho mọi người. Hiện nay, bình quân thì cứ bảy người Mỹ lại có một người được cấp cho phiếu lương thực và nói đến việc cắt giảm khoản trợ cấp này trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì ai cũng ngại.

Nhưng ngoài tệ nạn lạm dụng là điều xảy ra ở mọi nơi mọi thời trong mọi thành phần dân chúng, việc ỷ lại vào một nhà nước bao cấp cũng là vấn đề. Trong kế hoạch cải tổ chế độ an sinh xã hội thời Chính quyền Bill Clinton vào năm 1996, người ta đã nói đến việc khuyến khích người dân chịu khó kiếm việc làm để khỏi lệ thuộc vào sự trợ cấp của nhà nước. Ngày nay, vấn đề ấy cũng đang xảy ra và 80% dân Mỹ cho rằng những người sống nhờ an sinh xã hội nên cố gắng tự túc. Nhưng muốn như vậy thì phải cải tổ toàn bộ chế độ tem phiếu, là điều dễ gây hiểu lầm là cắt giảm trợ cấp cho dân nghèo. Lập luận này đang được triệt để khai thác trong cuộc bầu cử khi Hoa Kỳ đang bị bội chi ngân sách quá nặng.

Xứ Mỹ văn minh này còn nêu ra yêu cầu là bảo đảm cho các thiếu nhi đi học là phải có sữa tươi và cây trái trong một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Kết quả lại là nhiều chương trình trợ cấp sữa cho các trường học song song cùng việc đảm bảo là giá sữa khỏi sụt, nghĩa là lại tốn vài trăm triệu. Nhưng ít ai liên hệ chuyện ấy với tình trạng mập phì của thiếu nhi vì chế độ ăn uống thật ra cẩu thả của nhiều gia đình. Nghịch lý ở đây là càng nghèo lại càng dễ mập khiến cho một thành phố như New York đã phải đề nghị biện pháp kiểm soát nước uống có quá nhiều đường và ta không quên rằng đường cũng là một nông sản cần bảo vệ! Rốt cuộc thì Đạo luật Canh nông bao hàm nhiều tham vọng với hậu quả là cả chục mâu thuẫn giữa lý tưởng với thực tế. Khi kết hợp thêm vấn đề bảo vệ môi sinh, là một lý tưởng khác, thì ta có một con quái vật ít ai kiểm soát được.

Trợ cấp của Mỹ đối với một số ngành cụ thể

Trợ cấp NN của Mỹ mang tính bất công đối với cả trong và ngoài nước. Đặc điểm của trợ cấp NN của Mỹ Trợ cấp NN của Mỹ đối với một số ngành cụ thể
• Bông - 25.000 nông gia trồng bông. Nếu nói đến bông sợi thì Hoa Kỳ là kẻ đáng bị lên án nhất: Bông sợi của Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2003 được bán với giá bình quân thấp hơn 48,7% chi phí sản xuất. Nói cách khác, ngót một nửa sản lượng bông Mỹ xuất khẩu là phá giá. Hoa Kỳ đã tăng thị phần bông thế giới từ 17% lên 42% từ 1998 đến 2003. (2006) 2,5 -3 tỷ đô-la/năm và 10% nông gia trồng bông nhận 70% số tiền trợ cấp.

Sự cạnh tranh như vậy khiến Braxin khiếu nại lên tổ chức thương mại thế giới và Braxin đã thắng trong vụ kiện này. Thỏa thuận được xây dựng năm 2010, theo đó Mỹ chấp nhận bồi thường cho Brazil trước thời điểm quốc gia Nam Mỹ này tăng biểu thếu đánh vào các sản phẩm của Mỹ xuất sang Brazil trị giá lên tới 800 trăm triệu USD. Năm 2004, Brazil đã thắng kiện Mỹ liên quan đến vấn đề trợ cấp ngành bông tại WTO, cho phép Brazil áp đặt lệnh trừng phạt 830 triệu USD đối với sản phẩm của Mỹ. Mỹ hiện là nhà sản xuất bông hàng đầu thế giới với 28% thị phần toàn cầu, trong khi đó Brazil là nhà xuất bông lớn thứ 4 thế giới. Theo Uỷ ban Tư vấn Bông Quốc tế, giá bông thế giới niên vụ 2001/02 có thể cao hơn 26% nếu nông dân Mỹ không được nhận khoản trợ cấp hậu hĩnh tới 4 tỷ USD của chính phủ.

• Gạo - 9.000 nông gia sản xuất chừng 10 triệu tấn gạo tập trung trong sáu tiểu bang - 2003, trợ cấp các trang trại trồng lúa 1,3 tỷ USD, thực tế là ngân sách gánh chịu tới 72% giá thành sản xuất.

Ba chế độ trợ cấp cho nông gia như trực tiếp cấp tiền, trợ giá khi bị trái chu kỳ và tín dụng nhẹ lãi cho việc tiếp thị.
Chế độ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thu mua để viện trợ lương thực cho các nước nghèo. Các loại viện trợ ấy thực tế giúp nông gia bán lúa cho nhà nước theo điều kiện ưu đãi. Các nước đang và kém phát triển. Giá gạo sút giảm trên thế giới từ 4 đến 6% và gây thiệt hại lợi tức cho hàng trăm triệu nông gia ở các nước nghèo. Các nước khó bán gạo vào Mỹ. Trợ cấp lúa gạo còn khiến giá gạo hết là tín hiệu có giá trị về cung cầu khiến nông gia Mỹ cứ tiếp tục sản xuất và được bảo vệ dù giá đã sụt trên thế giới Trợ cấp NN của Mỹ đối với một số ngành cụ thể.

Do nhu cầu bảo vệ môi sinh và giảm dần việc xe hơi tiêu thụ xăng dầu nên cứ gây ô nhiễm, người ta nghĩ đến việc chế cất nông sản như ngô bắp thành cồn cho xe chạy. Hậu quả bất lường của tinh thần phát huy công nghệ xanh là... gây thêm ô nhiễm vì muốn có một lượng cồn cho xe chạy thì các nhà máy phải chế biến rất nhiều nông sản và thải ra nhiều độc chất hơn nữa. Giới khoa học đã than phiền rằng các dự án phát triển loại năng lượng tái tạo gốc sinh học, tức là nông sản, lại gây thêm ô nhiễm môi trường. Nhưng tai hại hơn vậy là vì yêu cầu môi sinh bên trong, kinh tế Mỹ thu mua ngô bắp hay đậu nành, là thực phẩm cho người và gia súc ở xứ khác, nên mới đẩy giá lương thực và thương phẩm trên thế giới. Vì vậy mới gặp phản ứng từ nhiều định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Cơ quan Lương nông của Liên Hiệp Quốc.

Hậu quả tai hại thứ nhì là vì yêu cầu chế cất ra cồn bên trong nội địa, người ta lập hàng rào bảo vệ và thí dụ như gây thiệt hại cho kỹ nghệ trồng mía để làm ra cồn của Brazil. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO phải thụ lý nhiều hồ sơ khiếu nại về chuyện này. Nói chung, hình ảnh mà nước Mỹ toả ra ngoài có những điều đi ngược với lý tưởng hay giá trị đạo đức Hoa Kỳ. Thí dụ như vì muốn bảo vệ nông gia hay môi trường trong lành của mình, Hoa Kỳ có thể gây khó khăn cho xứ khác về giá nông sản và lượng lương thực.

Đầu năm 2014, sau hơn 1 năm tranh cãi, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật ngân sách trợ cấp cho các nông trại trong đó có một điều khoản gây khó khăn cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu vào Mỹ. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ phải dán nhãn xuất xứ nơi nuôi trồng, xây dựng kế hoạch thú y thủy sản quốc gia và đặc biệt phải là quốc gia được Mỹ công nhận được phép xuất khẩu thực phẩm thịt vào nước này. Quốc hội Mỹ cũng chuyển chức năng giám sát cá da trơn trong đó có cá tra và ba sa của Việt Nam đang do Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý, sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Nghĩa là, thay vì kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm, sẽ còn kiểm soát cả các vùng nuôi cá của Việt Nam. Như vậy, để được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, các vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam phải nâng cấp để đạt tiêu chuẩn giống như các vùng nuôi cá hiện nay ở Mỹ đang áp dụng.

Như những số liệu trên đã cho thấy, “trang trại gia đình” Mỹ - một khái niệm ăn sâu trong lịch sử dân tộc và được ca tụng trong huyền thoại về người tiểu chủ hùng mạnh - đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn lao. Người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô tiếp tục biểu lộ lòng ngưỡng mộ về những ngôi nhà thô sơ ngăn nắp và những cánh đồng được canh tác của phong cảnh miền quê truyền thống, nhưng vẫn còn chưa chắc chắn là liệu họ có sẵn sàng trả giá - hoặc là giá cả thực phẩm cao hơn hoặc tiền tài trợ của chính phủ cho nông dân - để duy trì hình tượng trang trại gia đình đó.


Tài liệu tham khảo:
Bộ Nông nghiệp Mỹ http://www.ers.usda.gov/
Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2001; Christopher Conte, nguyên biên tập viên và phóng viên của Wall Street Journal; Albert R. Karr, nguyên phóng viên của Wall Street Journal
Tạp chí Ngoại thương, Số 36/2004
http://object.cato.org/sites/cato.org/files/serials/files/cato-handbook-policymakers/2009/9/hb111-18.pdf
Trong này nói là trợ giá 956 tỷ: http://www.economist.com/news/united-states/21595953-congress-passes-bill-gives-bipartisanship-bad-name-trillion-trough





23 tháng 5 2014

Điện Thoại Di Động Đầu Tiên Của Liên Xô Thập Niên 1950

Điện thoại di động đầu tiên của Liên Xô

First Russian Mobile Phone



Posted on  by team
This is the photo of the first Soviet cellular phone. The development of such devices has started in 1958 as a cooperative project by the group of the Soviet scientists from different cities.
Đây là hình ảnh của điện thoại di động đầu tiên của Liên Xô. Sự phát triển của các thiết bị như vậy đã bắt đầu vào năm 1958 như là một dự án hợp tác của nhóm các nhà khoa học Liên Xô từ các thành phố khác nhau. 

It was a fully functional mobile phone that was placed in the car of the Soviet elite. It had a full duplex link and in order to dial a phone one had just pick up the receiver and dial a number using this big square buttons with letters and digits on them. On the first models there were even old-style round dial.
Đó là một điện thoại di động đầy đủ chức năng được đặt trong xe hơi của giới tinh hoa Xô viết. Nó có một liên kết song công hoàn toàn và gọi một số điện thoại bằng cách nhấc tổ hợp và quay số bằng cách sử dụng các nút này vuông với chữ cái và chữ số bên trên. Trên các mô hình đầu tiên thậm chí có những kiểu đĩa quay số cũ.
In a common Soviet town the phone base station had only 16 radio channels, but it was enough to serve the local Communist elite with a mobile phone link.
Tại một thị trấn Liên Xô thông thường trạm phát sóng điện thoại chỉ có 16 kênh, nhưng cũng đủ để phục vụ giới tinh hoa cộng sản địa phương với một liên kết điện thoại di động.

There was used a 150 MHz frequency, so the antenna placed on the roof of a high building could give a coverage area of 40-50 miles.
Nó sử dụng tần số 150 MHz, do đó, ăng-ten đặt trên mái nhà của một tòa nhà cao có thể cung cấp cho một vùng phủ sóng rộng 40-50 dặm.

The first devices were started in production in 1963, and till 1970 more than 30 Soviet cities were covered with this elite mobile phone network. As far as the author knows, in USA there was also such kind of mobile telephone system but it started a bit later – at 1969.
Các thiết bị đầu tiên được bắt đầu sản xuất vào năm 1963, và cho đến năm 1970 hơn 30 thành phố của Liên Xô đã được bao phủ bởi mạng lưới điện thoại di động ưu tú này. Theo như tác giả biết, tại Mỹ cũng có loại hệ thống điện thoại di động giống vậy, nhưngbắt đầu một chút sau đó - vào năm 1969.

The system had even some modern day features as “conference-call”. And there was a hierarchy in using this system. People who hold higher Communist positions could throw of the line the lower posts when they needed to talk urgently but all the lines were busy. Some could call only local numbers and more advanced Communists could call worldwide.
Hệ thống thậm chí có một số tính năng hiện đại như ngày nay, chẳng hạn "gọi hội nghị". Và có một hệ thống phân cấp trong việc sử dụng hệ thống này. Những người lãnh đạo Cộng sản giữ các chức vụ cao hơn có thể chiếm của đường dây các chức vụ thấp hơn khi họ cần nói chuyện khẩn trương mà tất cả các kênh đang bận rộn. Một số chỉ có thể gọi số địa phương và lãnh đạo Cộng Sản cao cấp hơn có thể gọi trên toàn thế giới.

In the late 70s there appeared a new, less monstrous model of the Soviet mobile phone. It could be conveniently placed between front passenger chairs in the car, not in the trunk as before.
Trong cuối những năm 70 đã xuất hiện một mô hình điện thoại di động nhỏ đến quái dị mới của Liên Xô. Nó có thể được đặt thuận tiện giữa ghế hành khách phía trước trong xe, không phải trong cốp xe như trước.
The Soviet authorities even didn’t think about providing the service to common people. The mobile phone could give another level of freedom to its owner, and it was not what they expected from the citizens.
Các nhà chức trách của Liên Xô thậm chí không nghĩ về việc cung cấp các dịch vụ cho những người dân thường. Điện thoại di động có thể cung cấp một mức độ tự do cho chủ nhân của nó, và đó không phải là những gì họ mong đợi từ các công dân. 

Cập nhật 16/1/2007
PDA, điện thoại di động và máy tính xách tay 90 năm trước

PDA, Cellphone and Laptop 90 Years Ago

Posted on  by
This is Moscow subway.
Đây là ga tàu điện ngầm Moscow. 

This particular photo is the “Kievskaia” station. It has a lot of epic mosaics about Soviet era.
Hình ảnh đặc biệt này là trạm "Kievskaia". Nó có rất nhiều tranh ghép sử thi về thời kỳ Xô viết. 

Please look down for one amazing picture:
Hãy nhìn xuống một hình ảnh tuyệt vời: 
According to this photo from Moscow subway station “Kievskaia” it can be clearly seen that Communist’s coup was so successfull due to the help of time travelers who had come from the future equipped with PDAs, cell phones and laptops.
Theo bức ảnh này từ ga tàu điện ngầm Moscow "Kievskaia" có thể được nhìn thấy rõ ràng rằng cuộc đảo chính Cộng sản rất thành công do sự giúp đỡ của những du khách thời gian đến từ tương lai được trang bị PDA, điện thoại di động và máy tính xách tay.

Cập nhật 23/5/2014

Điện thoại vô tuyến của Liên Xô
từ thập niên 1950
Russian Radio Phones from 1950s

2
Posted on  by tim

Để so sánh, chúng ta chọn hãng Motorola (và các nhà xản xuất châu Âu ở Đức, Phần Lan), vốn được cho là đi đầu trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, đã có thành tích gì trong lĩnh vực này?
Năm 1946, ngày 02 tháng 10, nhà cung cấp thiết bị thông tin liên lạc Motorola cung cấp dịch vụ vô tuyến điện thoại trên xe mới tại Illinois Bell Telephone Company's ở Chicago, Illinois, USA.
Năm 1957 Leonud Kupriyanovich nhận được một giấy chứng nhận bản quyền cho "vô tuyến điện thoại" - điện thoại vô tuyến tự động với đường truyền trực tiếp. Thông qua trạm điện thoại tự động thiết bị này có thể được kết nối với bất kỳ thuê bao nào của mạng điện thoại nằm trong vùng phủ sóng của máy phát "vô tuyến điện thoại". Vào thời điểm đó nó là thiết bị có hiệu lực đầu tiên, thể hiện nguyên tắc "vô tuyến điện thoại" được nhà phát minh đặt tên LC-1.
 In 1957 Leonud Kupriyanovich received a copyright certificate for “radiophone” – automatic radio telephone with direct line. Through automatic telephone station this unit could be connected to any subscriber of telephone network within the transmitter’s coverage area of “radiophone”. In that time it was ready the first valid set of equipment, demonstrating the principle of “radiophone” named inventor LC-1.
Trong suốt thập niên 1950 - 1960 Motorola bận rộn với việc phát triển và kinh doanh truyền hình.
"Các điện thoại có kích thước nhỏ, trọng lượng không vượt quá ba kg" - "Khoa học và cuộc sống" đã viết. "Những cục pin được đặt bên trong vỏ của thiết bị; thời gian sử dụng liên tục là 20-30 giờ. LC-1 có 4 bóng chân không đặc biệt, vì vậy lượng điện cấp cho ăng-ten đủ để giao tiếp ở các bước sóng ngắn trong khoảng 20-30 dặm. Trên đơn vị được đặt 2 ăng-ten và trên bảng điều khiển phía trước của nó được cài đặt 4 thiết bị chuyển mạch cho các cuộc gọi, microphone (với lỗ cắm bên ngoài cho tai nghe) và đĩa quay số."
 “The telephone is small in size, its weight does not exceed three kilograms” – wrote “Science and Life”. “The batteries are placed inside the case of the device; period of continuous use of them is 20-30 hours. LK-1 has 4 special vacuum tubes, so return the antenna power is sufficient for communication at short wavelengths in the range of 20-30 miles. On the unit are placed 2 antennas and on its front panel are installed 4 switches for call, the microphone (which is outside for headphones) and dial disk. “

"Sử dụng điện thoại di động đầu tiên không thoải mái như bây giờ." (Tạp chí "Kỹ thuật Trẻ" # 7, 1957)
“Usage of the first mobile phone was not as comfortable as it is now.” (Magazine “Young Technician” #7, 1957″)

"Kupriyanovich với LC-1 trong xe. bên phải thiết bị - loa ngoài ." Tạp chí "Lái xe", 12, 1957
“Kupriyanovich with LC-1 in the car. Right from the device – speakerphone.” Magazine “Driving”, 12, 1957

"LC-1 và trạm phát sóng". "Kỹ thuật Trẻ", 2, năm 1958. 
“LK-1 and the base station”. ‘Young Technician”, 2, 1958.

Model năm 1958 đã giống điện thoại di động nhiều hơn ("Công nghệ - trẻ", 2, 1959) 
 The model of 1958 has been more like a mobile phones (“Tech-youth”, 2, 1959)

Năm 1961 L. Kupriyanovich giới thiệu một mẫu điện thoại di động bỏ túi. 
 In 1961 L. Kupriyanovich demonstrates a pocket cell phone.

Cũng trong những năm cuối thập niên 1950, ở Liên Xô sự phát triển của một hệ thống vô tuyến di động tự động "Altai" đã bắt đầu. Một trong những yêu cầu chính là việc cần phải sử dụng một cách tối đa, tương tự như các ứng dụng mạng điện thoại thông thường, tức là chuyển mạch các kênh truyền thủ công và sự cần thiết phải gọi cho tổng đài viên đã được loại trừ.
 Also in the late 1950-es, in the Soviet Union the developing of a system of automatic mobile radio “Altai” had began. One of the main requirements was that its usage should be maximally similar to the regular telephone network application, i.e. manual switching of channels and the need to call the dispatcher were excluded.



1964 – Motorola: Motorola H12-16 ‘Handie-Talkie’

Bây giờ đây là một công việc thực sự của nghệ thuật, quên trọng lượng to lớn và dây lủng lẳng nguy hiểm, điện thoại này cần phải vượt thời gian để giấu mọi thứ vào bên trong.

Máy vô tuyến điện 2 chiều này rất quan trọng trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp truyền thông phát triển theo hướng di động thực sự.

Vào năm 1973, Motorola đã giới thiệu một nguyên mẫu của điện thoại di động cầm tay đầu tiên (nhấn mạnh ĐẦU TIÊN!) trên thế giới, sử dụng hệ thống DynaTAC (viết tắt của DYNamic Adaptive Total Area Coverage).



Ngày 3 tháng 4 năm 1973, Martin Cooper khi đó làm tại công ty Motorola là người đầu tiên thực hiện cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên (nhấn mạnh ĐẦU TIÊN!) với Joel Engel làm tại Bell Labs, đơn vị cũng tham gia phát triển chiếc điện thoại di động đầu tiên khi đang đi bộ trên đại lộ số 6 ở New York từ thiết bị di động do công ty ông chế tạo ra, là một thiết bị không mấy "di động" cho lắm khi nó 9 inches (22,86cm, gần như kích thước của một hộp giày) cao, nặng tới 2½ pound (1,13kg), với 30 bảng mạch, có thể nói chuyện trong 35 phút, và phải mất 10 giờ để nạp đầy pin.

Photo: Eric Risberg/AP

Motorola đã dành thêm 10 năm để có được điện thoại di động vượt qua rào cản công nghệ và quản lý.

Martin Cooper invented the first cell phone (Photo: Rico Shen) 

1982 – Mobira Senator

Khó khăn, chật vật để bỏ túi với kích thước này, con thú mập này chắc chắn sẽ ghì bạn xuống với một con số khổng lồ 21 pounds và phần tạo hình phía trên của nó có thể làm bạn thiệt hại nghiêm trọng nếu bạn đưa lại quá gần lỗ mũi.

1983 – Motorola 8000

Thiết bị điện thoại di động cầm tay thương mại đầu tiên (nhấn mạnh ĐẦU TIÊN!) trên thế giới, điện thoại DynaTAC Motorola, đã nhận được sự chấp thuận của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ vào ngày 21 tháng chín năm 1983.

Motorola DynaTAC 8000X

Dịch vụ thương mại bắt đầu vào năm 1983, với điện thoại di động cầm tay nặng 28-ounce.

Nó đã gây sửng sốt với giá $3,995 và thực tế nó cần hai tay để giữ, cũng đáng đồng tiền... đặc biệt vì nó sạc lâu hơn rất nhiều thời gian nó có ở chế độ chờ.

Một sự rút gọn, 16-ounce DynaTAC đã có sẵn cho người tiêu dùng trong năm 1984.

A Motorola DynaTAC 8000X from 1984. This phone has an early British Telecom badge and primitive red LED display (Photo: Redrum0486)

1984 – Nokia’s Mobira Talkman

Trọng lượng chỉ dưới 5 kg và là một trong những điện thoại có thể di chuyển đầu tiên trên thế giới (ngay cả khi bạn cần một chiếc xe để thực hiện) mô hình này đã gây ra nhiều khuấy trộn. Nhiều người đã hoài nghi, nhưng doanh số bán hàng bùng nổ và những người hoài nghi im lặng.

Mobira Talkman, NMT450 portable car phone, 1984 (Photo: Nokia)

1985 – Siemens Oxford C1

Được giới thiệu vào năm 1985 và gần giống với một ắc quy xe hơi, chiếc Siemens này cung cấp kèm vali tiện dụng. 



Toàn bộ vali dành cho điện thoại của bạn là một cố gắng tạo một hình thức kín đáo hơn cho truyền thông di động, đó là tất nhiên, trừ khi bạn cần một va li cho mọi thứ khác trong cuộc sống và sau đó bạn chỉ muốn tránh những cái nhìn đáng ngờ với hai vali đong đưa bên cạnh bạn, Hitman cảnh báo.

 1987 - Mobira Cityman, NMT900 handportable (Photo: Nokia)

Sau hơn 50 năm làm radio xe ô tô, Motorola sản xuất radio trên xe ô tô cuối cùng của nó ở Stotfold, Vương quốc Anh, vào năm 1987.

1988 – Ericsson Hotline

Tinh khiết sáng chói của thập niên 1980, tất cả mọi thứ từ các chi tiết màu da cam neon xuống tới phông chữ hét lên rằng "Tôi đeo miếng đệm vai và tôi tự hào điều này". Với trọng lượng 4kg đây chính xác là loại điện thoại mà có thể đã được sử dụng bởi các loại giám đốc điều hành luôn hét thật to xuống (cấp dưới): "Đặt nó lên bàn của tôi vào mỗi thứ Hai!"

A Motorola MicroTAC 9800X with Red LED display 1989



Chi phí $3.500 cho điện thoại ($7.400 ngày nay) và0 năm 1990 trước khi dịch vụ điện thoại di động Mỹ đạt đến một triệu thuê bao.

The original "bricks" (Image: University of Salford)

First generation of analogue phones released during the 80's (Images: University of Salford)

Năm 1991, thế hệ thứ hai (2G) của công nghệ di động được trình làng. 

Một công ty của Phần Lan khi đó là đã có câu khẩu hiệu đầy tính châm biếm: "Người Phần Lan có thể gọi điện lâu hơn". Câu slogan này ám chỉ sự giới hạn về thời gian thoại của thế hệ di động đầu tiên. 



Trong năm 1994, mạng lưới điện thoại di động "Altai" đã làm việc tại 120 thành phố của Liên Xô cũ, và 53% người dùng điện thoại di động dùng "Altai". 
 In 1994, the network of “Altai” worked in 120 cities of the ex-USSR, and 53% of all mobile phone users had “Altai”
Hệ thống điện thoại di động Altai là dịch vụ điện thoại không dây 0G tiền di động lần đầu tiên được giới thiệu tại Liên Xô vào năm 1963, và đã trở nên sẵn có trong các thành phố lớn vào năm 1965. Altai là một mạng lưới UHF / VHF hoàn toàn tự động cho phép một nút di động kết nối với một điện thoại cố định, và ban đầu được hình thành để phục vụ các quan chức chính phủ và các dịch vụ khẩn cấp, nhưng kể từ đó đã được đưa vào sử dụng phổ biến, và hiện vẫn được sử dụng ở một số nơi, nhờ lợi thế của nó lớn hơn những mạng di động thông thường.

Từ góc độ kỹ thuật "Altai" rõ ràng là đài phát thanh UHF / VHF trung kế phổ thông, nhưng nó được trang bị các mạch chuyển đổi tự động trên cả hai nút di động và tĩnh cho phép điện thoại di động đầu cuối của liên kết tạo ra và truyền tín hiệu quay số kết nối các đầu cuối tĩnh của mạng PSTN. Vài cài đặt ban đầu sử dụng tần số 150 MHz, nhưng như mạng lớn các phát triển sau đó chuyển sang 330 MHz. Trạm phát đã lên đến 22 trung kế độc lập với 8 kênh mỗi trung kế, và thường được gắn cùng với các máy phát truyền hình, đôi khi thậm chí chia sẻ các mạch HF. Điều này cho phép phủ sóng tốt, như thường chỉ có một trạm phát cho mỗi thành phố. 
“Altai” còn là tên hệ thống radar dẫn đường điển hình của Liên Xô đầu thập kỷ 1960.
“Altai” gồm có 4 kênh thu phát độc lập, hoạt động trên 2 anten riêng, tỷ lệ cự ly của màn hình“Altai” cho phép quan sát vùng trời tới cự ly 200, 300 hoặc tối đa 400 km.
Hai anten của đài này đối nhau, nhưng cùng lắp trên một xe thu phát, quay ở hai tốc độ 3 hoặc 6 vòng/phút. Hai anten có thể đặt chế độ quan sát theo góc tà thấp hoặc góc tà cao, trong giới hạn từ 0,5 đến 45 độ.
Màn hình VIKO tại xe quan sát có đường kính lớn tới 450mm. Đó là các đèn o-xi-lô thủy tinh chân không, quét tia điện tử thế hệ cũ.
“Altai” đo được mục tiêu ở tầm cao 34 km. Anten có thể thực hiện quét theo các giẻ quạt, khi không cần hoạt động nhìn vòng. Đặc biệt đài có thể thực hiện quét bằng tay quay.
Độ cao mục tiêu được tính toán một cách tương đối theo thang chia độ, hoặc theo thang chia độ kết hợp với mức đo trung bình của mục tiêu.
“Altai” có thiết bị và các khí tài chống các loại nhiễu chủ động và thụ động.
Trong tổ hợp “Altai” lắp các máy nhận dạng địch-ta Kremni-2 sử dụng anten gắn đồng trục với anten chính.
Khi dẫn đường cho các máy bay tiêm kích, đồng thời để cung cấp các thông tin trên không, tổ hợp “Altai” được đồng bộ với khí tài hệ thống khác.
“Altai” còn có mật danh là PO-80 sản xuất hàng loạt năm 1964 ở xưởng điện cơ Balakhninsk.
“Altai”/PO-80 có độ phân biệt hai tốp gần nhau khá rõ (so với lúc bấy giờ). Nó là đài chủ lực dẫn đường cho các phi đội máy bay MiG-17, MiG-21 của Nga trong bảo vệ vùng trời Liên bang Xô Viết.
Từ tiền đề “Altai”/PO-80 sau này các phiên bản nâng cấp ngày càng hoàn thiện, như đài PO-30, PO-35, PO-37 ngày nay.



Nguồn:
pvo.ru
motorola.com
samhallas.co.uk
retrobrick.com
nokia.com
rigpix.com