Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hà Phan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hà Phan. Hiển thị tất cả bài đăng

16 tháng 6 2012

Nguyễn Hà Phan

Năm 1996 xảy ra vụ án Nguyễn Hà Phan (bí danh Phạm Văn Khoa), Ủy viên Bộ Chính trị, bị tố cáo có hành vi phản bội trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Hà Phan, lúc đó đảm nhiệm vị trí  Phó chủ tịch Quốc hội. Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết về việc bãi nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội và Đại biểu Quốc hội của ông Nguyễn Hà Phan. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 10 năm 1996. Chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng do ông Nguyễn Hà Phan giữ được giao lại cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người nắm vị trí này đến tháng Tám 1997.

Khi đó, sau phiên họp trù bị của Quốc hội là truyền thông nước ngoài đã đưa tin Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hà Phan bị khai trừ khỏi Đảng, cách chức đại biểu QH. Nhưng trong nước không ai đưa tin cả, vì chưa có thông báo chính thức, mặc dù cả xã hội Việt Nam đều biết. Báo Tuổi Trẻ lúc đó ra 3 kỳ một tuần, số ra ngày Thứ Ba, tức là sau phiên khai mạc nếu mà không đưa được tin thì coi như thua, bởi nếu ngày hôm sau, có thông báo chính thức, các báo khác ra ngày Thứ Tư sẽ đăng hết, còn Tuổi Trẻ phải chờ tới Thứ Năm, còn gì mà đăng. Tuổi Trẻ đã quyết định buộc phải đăng vào số Thứ Ba. Nhưng bằng cách nào? Bàn đi bàn lại mãi, Huy Đức có sáng kiến tả cái bàn chủ tịch. Thời bấy giờ, đoàn chủ tịch được sắp xếp ngồi giữa là Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh, bên trái là Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu, bên cạnh nữa là Phó Chủ tịch Nguyễn Phúc Thanh, còn ghế bên phải là của ông Nguyễn Hà Phan. Vào phiên khai mạc, người ta vẫn xếp 4 cái ghế như vậy, nhưng ghế của ông Phan để trống. Thế là Tuổi Trẻ tả rất kỹ cái bàn của đoàn chủ tịch, mà thường thì viết về QH chả ai để ý cả, viết rằng, theo thông lệ những kỳ họp trước đây, bàn chủ tịch có 4 cái ghế dành cho 4 vị nói trên, nhưng tại kỳ họp lần này chiếc ghế đó để trống. Khi bài báo đăng lên, độc giả ai cũng biết ông Phan bị cách chức, nhưng Tuổi Trẻ không phạm luật, không cầm đèn chạy trước ôtô.

Dưới đây là một số thông tin thu thập được:

Ttvnol – Chủ đề: Tìm hiểu về tình báo phía bên kia trong chiến tranh Việt Nam
“Về vụ Nguyễn Hà Phan, có rất nhiều dòng dư luận trái chiều nhau, số thì bênh vực, số thì cho rằng ông NHP là tình báo bên kia cài lại. Theo tôi được biết, trước đây, trong thời kì chống Mỹ, ông NHP có bị địch bắt 1 lần, thường thì các đồng chí của chúng ta rất trung kiên, không khai báo gì có hại cho CM, không hợp tác với chúng…
Ông NHP cũng “gần” như vậy. Chúng hay có chiêu bài dụ dỗ các đồng chí này làm việc cho chúng, chúng sẽ thả ra. Ông NHP do đơn giản trong suy nghĩ, cứ nghĩ rằng phải tìm mọi cách ra tù để được tiếp tục hoạt động nên đã nhận bừa. Sau khi ra tù, ông tiếp tục tham gia hoạt động CM và lập được nhiều chiến công lớn (ông không làm gì có hại cho CM, không thực hiện theo lời dụ dỗ của địch). Sau khi đất nước thống nhất, ông NHP đã giữ nhiều cương vị, trọng trách quan trọng, thậm chí lên đến UV BCT. Ông có cái sai lầm là do đơn giản trong suy nghĩ, nên đã không báo cáo đầy đủ về việc này. Sau quá trình thẩm tra lí lịch (do có đơn tố cáo từ 1 số cán bộ CM lão thành cùng thời), BCT đã thẩm tra và phát hiện ra vụ này. Ông NHP đã báo cáo lại trung thực toàn bộ sự việc, nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm. Tuy nhiên đã muộn. Vì ở cương vị, trọng trách quan trọng như vậy, không thể cho phép việc khai báo không trung thực này. Ban đầu, BCT dự định chỉ cách chức toàn bộ các chức vụ của ông (về hưu sớm) mà không khai trừ khỏi Đảng, tuy nhiên, khi đưa ra BCH TW để thảo luận, đa số các UV BCH không tán thành mà yêu cầu phải khai trừ ông. Vì vậy, không thể xếp ông NHP vào dạng TB bên kia cài cắm lại, mà đây chỉ đơn thuần là vấn đề về nhận thức chính trị, khai báo lí lịch không trung thực thôi. Đến khi ông mất, Đảng & NN ta cũng đã tổ chức tang lễ cho ông đàng hoàng, xứng đáng với những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp CM VN.”
“Mình nghe nói cái chết của NHP là ra đi trong lặng lẽ. Thời ông ấy làm bí thư tỉnh uỷ Hậu Giang, Hậu Giang phát triển khá tốt. Nhân dân HG cũng có cảm tình với ông ấy chỉ tiếc là lúc ông ấy tạ thế lại không được về với HG thôi.”
“Em không chắc bác hay em đúng vì em cũng chỉ là nghe lỏm thôi chắc có chức cớ gì. Theo em biết thì NHP sau khi bị địch bắt đã phản bội, đồng ý cộng tác với địch nhằm mục đích “leo cao-chui sâu”. Sau khi ra tù như bất kỳ một ai khác bác sẽ bị phân lập để thẩm tra, xác minh (đương nhiên). Địch cũng biết rõ điều đó nên đã “giữ kỹ” nhân vật này nhằm phục vụ cho công tác sau này. Thời thế thay đổi liên lạc có lẽ không thể duy trì được nên bác NHP mất liên lạc và cứ thế “đường ta ta cứ đi”. Sau này khi thẩm tra lại nhóm đã từng ở tù chung thời điểm đó, hình như 6 người, 5 đã mất, 1 tưởng đã mất nhưng không ngờ còn sống đã xác nhận bác NHP sau khi ở tù đã được chuyển đi nơi khác một thời gian rồi trở về nhưng bác Phan không thể giải thích, mọi sự rồi lần lần lộ ra. Lẽ ra bác NHP sẽ không bị lộ nếu bác không tiếp tục leo cao quá như vậy, hình như bác chuẩn bị vào BCT. vào đó thì việc thẩm tra gay gắt hơn rất nhiều so với trước. Thế là lộ. Bác Phan hoàn toàn bị cách ly, bị buộc tội phản quốc, bị cấm rời khỏi nhà riêng tại Hà Nội do đó không thể có chuyện tổ chức đám tang to được. Thậm chí e rằng chẳng có đám tang nào cả mà chỉ là lẳng lặng đem chôn thôi. Âu cũng là may mắn cho một kẻ phản quốc, ít nhất thì cũng không bị một phát đạn vào gáy và vứt xác xuống một cái hố nào đấy. Phần trên thì không dám chắc, phần dưới thì chắc vì chuyện này là một phần trong bài học của ông anh vợ em, sĩ quan … Không thể có chuyện oan rồi còn đưa vào tài liệu giảng dạy được. “
“Tôi không biết là ông ấy có phản bội hay không, nhưng chỉ biết rằng dù ông ấy bị quản thúc thì toàn bộ nhân sự của Đảng và Chính phủ do ông ẫy chuẩn bị, đề xuất và lựa chọn vẫn được Đảng ta sử dụng. Ko ai trong danh sách đó bị loại cả. Đấy là tôi cũng chỉ nghe được 1 người khác nói lại như vậy. Đua ra để nhờ các bác kiểm chứng hộ. “
“Bác NHP không phải là phản bội đâu. Trước đây tôi cũng đã nghe nhiều người nói NHP làm điệp viên cho địch, nhưng sau này, có may mắn được gặp và nói chuyện với một số lão thành cách mạng nhà ta, các bác ấy đều bảo NHP không phản bội tổ quốc, mà là khai báo lí lịch, quá trình hoạt động không trung thực. Với người bình thường thì tội này không nặng, nhưng với 1 người đang vào BCT như bác NHP, đây là vấn đề không chấp nhận được, nếu đánh giá nặng có thể bị quy vào tội gian dối. Chính vì thế nên bác đã bị khai trừ khỏi Đảng. Việc quản thúc ở khu vực ở là điều bình thường, vì bác biết nhiều chuyện cơ mật, trong 1 thời gian nhất định sau khi nghỉ, bác không được đi xa khi chưa được phép, không có người đi kèm là nhằm bảo mật thông tin, tránh những hậu quả đáng tiếc. Tang lễ của bác tất nhiên không công bố rộng rãi nhưng được tổ chức khá chu đáo, các bác nhà mình đều có gửi lời chia buồn đến gia quyến (Không đến trực tiếp vì vị trí không cho phép).”

Lichsuvn: Luồn cao trèo sâu-vì sao VNCH ko làm được? 
 Có 1 bài viết nhà tớ còn lưu lại như sau (có liên quan tới cuốn “Quận chúa biệt động” ầm ĩ 1 thời):
Chúng tôi muốn đi tìm hiểu về đời hoạt động của cụ Phạm văn Xô - một nhà lão thành cách mạng, nguyên phó bí thư Trung ương cục miền Nam, ” ông trùm kinh tài của cộng sản” nên đã đến thăm bà “Quận chúa biệt động” Đặng Hoàng Ánh, người đã từng hoạt động dưới sự chỉ huy của cụ Phạm văn Xô.
Trong lúc nhắc đến những ngày ở tù tại Côn Đảo, bà Ánh nhớ đến một sự kiện sau này liên quan đến Nguyễn Hà Phan. Do hoạt động cách mạng mà bị tù ở Côn Đảo, nhưng do là bác sỹ học ở Pháp về nên thỉnh thoảng bà được trưng dụng để chữa bệnh cho tù nhân.
Nguyễn Hà Phan là một tù cộng sản bị tra tấn rất dã man. Bà đã chữa bệnh cho Nguyễn Hà Phan và biết ông bị tra tấn gãy 2 cái xương sườn.Tuy nhiên, có một lần Nguyễn Hà Phan bị lôi đi tra tấn trong tình trạng tơi tả gần chết, vậy mà chỉ vài tuần sau Nguyễn Hà Phan được đưa trở về trại trong tình trạng khỏe mạnh hơn trước rất nhiều.
Bà Ánh còn nhận thấy có sự đổi khác, đó là tù nhân thường bị cho ăn uống rất kham khổ nên rất thèm chất. Bà Ánh thường được tiếp tế nên hay lén cho Nguyễn Hà Phan chà bông (miền bắc gọi là ruốc).  Mỗi lần như thế ông Nguyễn Hà Phan thường tỏ ra rất sung sướng. Nhưng Nguyễn Hà Phan sau lần tra tấn cuối cùng này lại tỏ ra rất thờ ơ với món chà bông bà Ánh cho.
Nhiều năm sau giải phóng, do một sự oan trái của người con nuôi, bà Ánh lặn lội ra tận Hà Nội để kêu oan. Tình cờ bà gặp Nguyễn Hà Phan tại trụ sở Trung Ương Đảng. Nguyễn Hà Phan cũng nhận ra bà và đưa bà vào gặp ông Vũ Oanh. Sau khi bà trình bày chuyện oan trái của người con, ông Vũ Oanh mời bà về nhà của gia đình ông ở tạm vì khi ra HN bà không có tiền, phải ngủ ở cổng chùa. Ông Vũ Oanh hỏi bà về mối quan hệ với Nguyễn Hà Phan, bà thật tình kể hết những hiểu biết và suy nghĩ của mình về Nguyễn Hà Phan, cả chi tiết 2 cái xương sườn gãy và sự thay đổi sau khi bị lôi đi tra tấn lần cuối.
Sau đó ít lâu bà nghe nói Nguyễn Hà Phan bị bắt khi đang trao tài liệu mật gì đó cho ai đó. Người ta đã kiểm tra sức khỏe, thấy Nguyễn Hà Phan này không có dấu vết của 2 cái xương sườn gãy. Thực ra trước đó đã có đơn của một số cán bộ cách mạng gửi lên Trung ương tố cáo rằng Nguyễn Hà Phan này là giả, do địch cài cắm vào hàng ngũ ta. Trước khi bị bắt, nghe nói Nguyễn Hà Phan được lựa chọn sẽ làm TBT Đảng.
Các tài liệu do cờ vàng vẽ thì cho biết:
Nguyễn Hà Phan bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959 và được trả tự do năm 1964, vì chịu hợp tác cung cấp tin tức. Sau khi được tự do ông về cư ngụ tại thành phố Châu Đốc, sinh sống bằng nghề bán nước mía ép. 
Trong “Quận chúa biệt động” thì:
Nguyễn Hà Phan từ năm 1958 đã bị tù Côn Đảo
Sao lại:
bị chính quyền miền Nam bắt năm 1959
Cờ vàng dựa vào một số thông tin từ trong nước cũng vẽ rằng phe Nguyễn Hà Phan bị phe Võ Văn Kiệt, cũng là cán bộ Nam Bộ như Nguyễn Hà Phan, hạ đo ván trong cuộc tranh giành quyền lực.
Nguyễn Minh Tuấn – báo Đại Đoàn Kết: Về đồng chí Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt.
Thế nhưng với ông Nguyễn Hà Phan, thì đồng chí Võ Văn Kiệt quả là đại cao thủ. Ông Sáu Phan vốn là Bí thư Hậu Giang, sau làm Phó Chủ tịch Quốc hội, rồi Thường trực Ban bí thư.  Tại Đại hội 8 tháng 6 năm 1996, đã từng  nghe đồn thổi ông Sáu Phan sẽ làm Thủ tướng, thậm chí Tổng bí thư. Thế nhưng đồng chí Sáu Kiệt đã chỉ đạo bên an ninh, moi được lý lịch gì đó của ông Sáu Phan từ hồi còn chiến tranh, thế nên ông Sáu Phan về vườn thẳng, mất tất cả, chỉ là phó thường dân.
Ttvnol – Chủ đề: Tình báo trong chiến tranh Việt Nam
“Hà Phan lúc đó là trưởng ban trù bị đại hội Đảng toàn quốc hay là trưởng ban Nhân sự trù bị gì gì đấy. Hà Phan không chỉ bị mất phiếu mà còn bị loại Đảng và điều tra trước toà án binh.
Tớ đã nghe cuốn băng ghi lại cuộc nói chuyện của cán bộ Ban Dân vận Trung ương giải thích về vụ Hà Phan với Đảng Bộ một đơn vị không quân (xin dấu tên) trước kỳ đại hội đảng năm 1996 gì đấy.Khởi đầu vụ Hà Phan là có một cán bộ lão thành xem TV thấy Hà Phan đang phát biểu về họp trù bị cán bộ cho Đại hội Đảng lần thứ ?.Ông nhận ra Hà Phan chính là tên phản bội đã khai ra đường dây của ông năm 1950, và sau đó hơn 30 thành viên bị bắt và thủ tiêu. Sau đó 4 năm liền chẳng ai quan tâm, vì nghĩ chắc chuyện bôi xấu lãnh đạo. Nhưng ông lão thành này tiếp tục tìm kiếm bạn bè trong đương dây điệp báo còn sót lại và họ cùng viết đơn khẳng định, chính hắn!Bên an ninh lúc đó mới bắt đầu vào cuộc truy tìm hồ sơ thu được của địch sau năm 1954 và phát hiện ra hồ sơ về đường dây này. Hồ sơ của Hà Phan được lập sớm nhất (vì bị bắt đầu tiên, lúc đó có tên khác). Theo hồ sơ đó thì mới chỉ sau hơn một ngày bị tra tấn Hà Phan đã khai ráo trọi toàn bộ đường dây; và các hồ sơ tiếp theo cho thấy chỉ trong vòng một tuần, gần như toàn bộ các thành viên bị địch bắt tiếp. Trong hồ sơ cũng có bản viết tay (được cho là của Hà Phan – lúc đó ta đang giám định chữ viết) cung khai chi tiết về mọi hoạt động và thành viên của nhóm.
Theo ông cán bộ Dân vận TW này thì khi bị bắt và tra tấn quyết liệt, chắc chắn là vẫn phải khai dù anh dũng đến mấy, nhưng khai đến mức độ nào, biến báo thế nào tránh tổn hại đến đường dây là tài tình của cán bộ tình báo (ví dụ khai về chị giao liên: chị chỉ là người bán rau thông thường, bị tôi lợi dụng để chuyển giao tài liệu mà chính chị ấy không biết, …)
Sau 1954 thì Hà Phan trở lại công tác và leo dần lên. Đến lúc đó điều tra chưa kết thúc. Ta chưa có chứng cứ Hà Phan là cán bộ luồn sâu trèo cao của địch. Tiếp đó thế nào thì không có thông tin.
Băng ghi âm tớ được nghe vào cỡ hè năm 1996. Trong đó cũng đề cập đến cả Trường Sa, Cam Ranh,…”

09 tháng 1 2012

Những người từng bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị sau đó thế nào?

Những người từng bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (sau này là Bộ Chính trị) sau đó ra sao?

Trong lịch sử Đảng đã có một số trường hợp những người từng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã bị cách chức hoặc bị mất chức vì nhiều lý do. Song sau đó số phận của họ ra sao không phải ai cũng biết. Có những người bị mất chức nhưng sau đó đã trở lại giữ chức vụ cũ hoặc được giữ trọng trách cao hơn, có người bị tuyên án tử hình, có người vẫn còn là đảng viên đến khi mất, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng. Dưới đây là những người đó:

Năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 25/8 đến 24/9 quyết định tiến hành sửa chữa những sai lầm trong Cải cách ruộng đất. Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương do Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng ban. Tổng Bí thư Trường Chinh là Phó trưởng ban,nhưng phụ trách Đảng tổ Cải cách ruộng đất, là người cao nhất về Đảng lãnh đạo công cuộc Cải cách ruộng đất. Hai Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương là ông Hoàng Quốc Việt và ông Lê Văn Lương - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trực tiếp chỉ đạo. Từ đợt 2, ông Hồ Viết Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương, Trưởng ban Liên lạc Nông dân toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Nông lâm được giao nhiệm vụ là Ủy viên thường trực điều hành công việc hàng ngày, từ tháng 7 năm 1954, ông Hồ Viết Thắng được giao trách nhiệm là Phó ban, trực tiếp phụ trách cơ quan Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương. Thành viên Uỷ ban Cải cách ruộng đấtTrung ương có một số Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương, người đứng đầu các Ban ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc.

Cải cách ruộng đất đã đem lại những kết quả mang tính chiến lược song cũng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Để lấy lại lòng tin của nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam triển khai ngay hai việc: Một là thi hành kỷ luật những người trực tiếp chỉ đạo và điều hành công cuộc Cải cách ruộng đất.Hai là tiến hành sửa sai. Các ông Trường Chinh, Trưởng ban; ông Hồ Viết Thắng, Phó ban Thường trực; ông Lê Văn Lương, Ủy viên; ông Hoàng Quốc Việt, Ủy viên, Trưởng ban chỉ đạo thí điểm cải cách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên bị thi hành kỷ luật.

- Ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đã đảm nhiệm từ năm 1941, sau đó được Bác Hồ và Trung ương Đảng giao nhiệm vụ đứng đầu Ban chỉ đạo công tác sửa sai, đến năm 1958 được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Năm 1960, ông lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bầu vào Bộ Chính trị, phụ trách công tác Quốc hội và công tác lý luận của Đảng, được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1981, ông được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Trường Chinh được bầu làm quyền Tổng Bí thư Đảng thay cho ông Lê Duẩn vừa mất, ông Trường Chinh sau 30 năm lại làm Tổng Bí thư và là “người đặt nền móng cho công cuộc đổi mới đất nước” như dư luận trong nước và cả nhiều người nước ngoài đánh giá.

- Ông Hồ Viết Thắng là người thay mặt Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lúc đó, chịu trách nhiệm nặng nề nhất trước nhân dân trong Cải cách ruộng đất, bị ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, trở thành chuyên viên Văn phòng Trung ương Đảng. Gia đình ông Hồ Viết Thắng tất cả 9 nhân khẩu và gia đình ông Hoàng Du, nguyên là Chánh Văn phòng Ủy ban Cải cách ruộng đấtTrung ương, dọn ra ở xóm lao động bãi Nghĩa Dũng, ngoài đê sông Hồng. Hai gia đình ở trong ba gian nhà tranh không điện, không máy nước. Năm 1958, ông Hồ Viết Thắng được phân công về phụ trách trường Hợp tác xã nông nghiệp Trung ương thuộc Ban Công tác nông thôn Trung ương.Tháng 6/1961, sau một khóa học tại trưởng Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ Viết Thắng được bổ nhiệm làm Ủy viên, rồi Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ông làm Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Chủ nhiệm cơ quan này trong suốt hơn 20 năm. Tháng 3/1979, đang là thành viên Đoàn chuyên gia kinh tế văn hóa giúp Chính phủ Campuchia, ông được gọi về nhận nhiệm vụ mới. ÔngNguyễn Duy Trinh, Ủy viên Bộ Chính trị tiếp đón và thông báo cho ông biết Trung ương vừa quyết định bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm. Tháng 12/1980, khi đã 62 tuổi, Bộ Lương thực Thực phẩm tách thành Bộ Lương thực và Bộ Công nghiệp Thực phẩm, ông trở lại Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước. Về Ủy ban Kế hoạch nhà nước hay ở Bộ Lương thực Thực phẩm, ông đều phụ trách ngành liên quan đến nông nghiệp và nông thôn như trước đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Đầu năm 1983, ông Hồ Viết Thắngchính thức nghỉ hưu ở tuổi 65.

- Ông Lê Văn Lương phải rút khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thôi làm Trưởng ban Tổ chức, chỉ còn là Ủy viên dự khuyết Ban Thường vụ Trung ương. Tháng 11 năm 1956, được chỉ định làm Bí thư Khu uỷ Tả ngạn. Tháng 8 năm 1957, làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959, giữ chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng, ông Lê Văn Lương là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Ban Bí thư. Năm 1973, ông được được phân công kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương lần thứ 2. Từ năm 1976 đến năm 1986, ông được Bộ Chính trị phân công tham gia Ban Thường vụ Đảng bộ Hà Nội. Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đại biểu lần thứ IV của Đảng, ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ông được bầu làm Bí thư Thành ủy và đảm nhiệm chức vụ này liên tiếp 3 nhiệm kỳ cho đến khi về hưu cuối năm 1986, nhưng vẫn được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

- Ông Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng từ năm 1941, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10 năm 1956 đã bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị. Đến năm 1960, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt - Trung. Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội IV của Đảng ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, không được bầu trở lại vào Bộ Chính trị. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977), Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1983) đến khi nghỉ hưu.

- Ông Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1960, năm 1976 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Trước Đại hội lần thứ V của Đảng ông bị phê phán là “đi theo con đường tư bản chủ nghĩa theo kiểu Nam Tư”, ra khỏi Bộ Chính trị và mất cả chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, được điều động ra Hà Nội làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 8 khóa V, ông Nguyễn Văn Linh lại được bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 6 năm 1986, sau khi ông Lê Duẩn mất, ông Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Thế là sau 6 năm ra khỏi Bộ Chính trị, ông Nguyễn Văn Linh đã trở lại cương vị cũ và còn được bầu vào vị trí cao hơn, là Tổng Bí thư của Đảng, đúng vào thời kỳ bắt đầu công cuộc Đổi Mới đất nước.

- Ngoài hai ông Trường Chinh và Nguyễn Văn Linh, từng ra khỏi Bộ Chính trị nhưng sau đó đã trở lại Bộ Chính trị và đảm nhận cương vị cũ và cao hơn, còn có ông Trương Tấn Sang cũng bị kỷ luật "bằng hình thức khiển trách". Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2000, ông trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Tháng 1/2003, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX, ông Trương Tấn Sang đã bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kỷ luật khiển trách vì "trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ". Ba năm sau đó, năm 2006 ông được cử giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và năm 2011 ông được bầu làm Chủ tịch nước.

Những trường hợp dưới đây là những người bị kỷ luật ra khỏi Bộ Chính trị, có người bị tuyên án tử hình, có người vẫn còn là đảng viên đến khi mất, có người bị khai trừ ra khỏi Đảng:

- Ông Hoàng Văn Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1956, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1958. Trong một chuyến đi nước ngoài năm 1979 ông ta đã phản bội lại Tổ quốc, bỏ trốn sang Trung Quốc, bị Tòa án Tối cao kết án tử hình vắng mặt. Ông ta đã chết tại Bắc Kinh năm 1991.

- Ông Trần Xuân Bách là Ủy viên Bộ Chính trị từ Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiều khóa liền. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tháng 3 năm 1990, ông Trần Xuân Bách đã bị phê phán gay gắt về quan điểm chính trị và bị kỷ luật, cách chức Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương "vì đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây nhiều hậu quả xấu".

- Ông Nguyễn Hà Phan từng là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1986, đến năm 1991 đã là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương và năm 1992 là Phó Chủ tịch Quốc hội. Năm 1993 ông được bầu vào Bộ Chính trị, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Song trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ VIII, ông Nguyễn Hà Phan bị nhiều đơn thư tố cáo trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khi bị địch bắt đã đầu hàng, phản bộ và khai báo. Ngày 17/4/1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả kiểm tra và xác minh các đơn thư tố cáo đã biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng, sau đó ông bị tước hết mọi chức vụ đã đảm nhiệm, về sống tại Cần Thơ, xem thêm ở đây https://fddinh.blogspot.com/2012/06/nguyen-ha-phan.html

- Ông Vũ Ngọc Hải được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI năm 1986. Năm 1987 làm Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Năng lượng. Ông cũng là bị can và bị án phạt 3 năm tù giam trong vụ án đường dây 500 kV vào những năm 90 của thế kỷ trước, vì tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", mà theo trả lời báo chí của ông thì ông đi tù vì chót phê vào đơn tham gia đấu thầu của một doanh nghiệp là "Đề nghị thứ trưởng, nếu thấy đủ điều kiện thì cho tham gia đấu thầu"..
Trong thời gian thụ án ông được Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tận trại giam gắn kỷ niệm chương đường dây 500 kV; Phó Thủ tướng Thường trực Phan Văn Khải và 28 Bộ trưởng, Thứ trưởng vào thăm nom. Ông được đặc xá sau khi thụ án 1 năm tại Trại Thanh Xuân (V26, Bộ Công an).
Ông Vũ Ngọc Hải kể lại thời gian ở trong tù: 
Khi tôi nhập trại, ông Lê Minh Hương, khi đó là thứ trưởng bộ Nội vụ (nay là bộ Công an), vào kiểm tra trại giam và cho "giải phóng" một cái trạm xá cũ để tôi vừa ở vừa tiếp khách. Cái trạm xá này một nửa nằm trong trại, một nửa nằm nhô vào khu tập thể của cán bộ trại. Vì hàng ngày khách đến thăm tôi nhiều, thấy tôi tiếp khách trong phòng bất tiện nên anh em trong trại bố trí một phòng gần phòng làm việc của cán bộ trại giam. Tôi tiếp khách không có công an ngồi kèm đâu. Nhưng phòng đó chỉ tiếp khách thường, còn từ thứ trưởng, bộ trưởng trở lên lãnh đạo bố trí tiếp ở phòng tiếp khách của trại.
...
Tôi vào trại nhưng ngày nào cũng tiếp khách. Thấy thế anh em họ cũng ái ngại, bàn đi bàn lại sau đó quyết định dọn bỏ một cái gara ô-tô để làm chuồng gà cho tôi chăn nuôi. Tôi bàn với vợ mua vài chục gà giống, thức ăn mang vào. Thế là hàng ngày tôi chỉ phải làm mỗi việc là nuôi gà. Cứ vỗ béo xong thì "anh em" trong trại lại mang bán.
Tôi bị án ba năm tù, thụ án được một năm mấy ngày thì được đặc xá. Thông thường, khi đặc xá thì mỗi phạm nhân phải viết bảng tường trình ghi lại nhận thức về quá trình cải tạo của mình nhưng tôi chỉ viết là "tôn trọng quy chế của trại, tích cực lao động...". Ngay như giờ sinh hoạt của phạm nhân họ cũng cho tôi miễn. Hôm ra trại, tôi mới hỏi ông Hân (giám thị): "Vì sao trong các buổi sinh hoạt chung của trại không thấy triệu tập tôi?". Ông Hân bảo: " Thì anh biết rồi còn gì". Tôi cười: "Thế tôi đơán nhé, khi sinh hoạt, các phạm nhân ngồi dưới đất, còn cán bộ trại ngồi trên ghế. Như thế, tôi sinh hoạt mà các anh để tôi ngồi trên ghế cũng khó mà ngồi dưới đất cũng khó". Thế là anh em cười. Nói chung, "anh em" đối xử với tôi rất tốt.
Có lẽ do những việc phát sinh trên của ông Vũ Ngọc Hải trong Trại Thanh Xuân nên sau này trên Tam Đảo có trại giam đặc biệt dành cho những trại viên vip. Ra tù, ông được cử làm Đặc phái viên của Thủ tướng và Cố vấn của Bộ trưởng Năng lượng cho đến năm 1998, thì được cho nghỉ hưu, với mức lương hưu chuyên gia cao cấp bậc hai: 8,0 (Bộ trưởng là 8,2).

- Ông Hồ Đức Việt có lẽ là một trong số không nhiều Ủy viên Bộ Chính trị có học hàm Tiến sĩ, từng làm Phó trưởng khoa Toán – Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ Đại hội VII, năm 1991 và là Ủy viên Bộ Chính trị năm 2006, làm Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Khác với các trường hợp trên, ông không bị kỷ luật, nhưng tại Đại hội Đảng lần thứ XI (12-19/01/2011), ở tuổi 64 ông không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và ngày 1 tháng 10 năm 2011 ông nghỉ hưu.