Hiển thị các bài đăng có nhãn hậuquảchiếntranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hậuquảchiếntranh. Hiển thị tất cả bài đăng

27 tháng 7 2013

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người


Sau chiến tranh nhiều gia đình có nhu cầu tìm kiếm người thân bị chết hoặc mất tích, họ phải đến nhờ vả những người có khả năng đặc biệt giúp đỡ, do đó, các nhà ngoại cảm có cơ hội xuất hiện khắp nơi tại Việt Nam và có nhiều bằng chứng khá thuyết phục về khả năng kỳ lạ của họ. Trước thực tế này, Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.

Trung tâm được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1996 tại địa chỉ số 10 đường Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội (Viện Vật lý Việt Nam) do Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đạt Tam làm Giám đốc và sau này (2007) là Giáo sư Tiến sĩ Đào Vọng Đức, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý (Việt Nam), làm Giám đốc, Trung tâm có ba bộ môn: Năng lượng sinh học, Thông tin dự báo và Cận tâm lý.

Bộ môn cận tâm lý do Tiến sĩ Nguyễn Chu Phác Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, làm chủ nhiệm và Đại tá Hàn Thụy Vũ. Bộ môn này, sau khi tìm hiểu, khảo sát và sàng lọc, đã tập hợp lại các nhà ngoại cảm để dùng các khả năng đặc biệt của họ trong các đề tài khoa học như tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ - đáng chú ý là đề tài TK08a và TK08b "Xác minh tên liệt sĩ trên mộ vô danh". Ban chủ nhiệm đề tài đã cùng một số nhà ngoại cảm đi đến các nghĩa trang liệt sĩ Kim Tân (Thanh Hoá), Phú Long (Ninh Bình), Mai Dịch và Đông Kim Ngưu (Hà Nội). Thành công lớn của bộ môn là trong 4 nghĩa trang này các nhà ngoại cảm đã tiếp xúc được với 60 vong linh, hỏi được họ tên của các vong linh, quê quán và cả tên họ của thân nhân gia đình hiện đang còn sống.

Cho tới nay, theo những nhà khoa học tự nhiên - ngoại cảm thì những nhà ngoại cảm thuộc trung tâm này, đặc biệt là các nhà ngoại cảm trong bộ môn cận tâm lý, đã giúp tìm được hơn mười ngàn bộ hài cốt liệt sĩ quy tập về nghĩa trang, và cũng đã thành công trong việc tìm lại mộ của một số danh nhân như tướng quân Hoàng Công Chất, nhà cách mạng Lương Ngọc Quyến, nhà văn Nam Cao, nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh v.v., cũng như nhiều người khác. Trong nhiều trường hợp trung tâm hoặc người nhà đã đi xác định bằng phương pháp thử ADN (DNA) và cho kết quả chính xác 100%.

Một số bài báo:

Những người làm "khoa học kỳ lạ" - QUỐC VIỆT - ĐỨC BÌNH - Tuổi tẻ Online - 1 tháng 8 năm 2005.

Những người làm "khoa học kỳ lạ"

08/01/2005 13:00 GMT+7
TTCN - “Ngày xưa Galillée đã “điên” khi nói Trái đất tròn, nhưng bây giờ Trái đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/Pj6ievfL.jpg
Giáo sư Lê Xuân Tú
TTCN - “Ngày xưa Galillée đã “điên” khi nói Trái đất tròn, nhưng bây giờ Trái đất tròn thật. Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ bảo thủ tin vào những gì đang có, đang giải thích rõ ràng được thì có lẽ 100 năm, thậm chí 1.000 năm sau, khoa học vẫn chỉ giậm chân tại chỗ”. 
GS-TS Đào Vọng Đức - nguyên viện trưởng Viện Vật lý Hà Nội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người - đã nói như thế về công việc của mình và đồng nghiệp. Phóng sự này phản ánh thực tế nỗ lực của họ, còn kết quả như thế nào thì như lời của chính họ đã nói: “Cứ dấn thân vào đi, rồi sự thật sẽ sáng tỏ”.
Căn phòng 107 nhỏ bé lọt thỏm trong khu nhà đồ sộ của Viện Vật lý ở số 10 Đào Tấn, Đống Đa, Hà Nội. Vật dụng đơn sơ với vài chiếc tủ hồ sơ, máy vi tính, bàn ghế cũ kỹ. Không gian quạnh quẽ, mốc thếch mùi thời gian, ít ai tin nổi đó lại là trụ sở của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người. Một cơ quan thuộc Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật VN bao gồm nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học và những người có khả năng khác thường chuyên đi tìm câu trả lời cho những việc mà... hiện nay chưa trả lời được.
Trồng lúa bằng...nhân điện
Trong hàng loạt đề tài “kỳ lạ” trung tâm này nghiên cứu, gần đây có một đề tài “Nghiên cứu tác động nông nghiệp đối với cây” mà nói rõ hơn là “trồng lúa bằng nhân điện” đã và đang được rất nhiều người chú ý. Chúng tôi tìm gặp GS-TSKH Lê Xuân Tú, trưởng bộ môn năng lượng sinh học của trung tâm, kiêm chủ nhiệm đề tài này, không khó. Hình như ông cũng muốn công việc “kỳ lạ” của mình và cộng sự được rõ ràng hơn trước lắm ý kiến khen, chê ngược xuôi.
“Đó là phương pháp trồng lúa mà chỉ bón phân, chăm sóc bằng ánh mắt”. GS-TSKH Tú ngồi đối diện chúng tôi với đôi mắt nhìn thẳng nghiêm túc sau tròng kính cận. Ông kể chương trình nghiên cứu này đã được thực hiện hơn hai năm tại các cánh đồng ở Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... Khởi đầu phương pháp này cũng không hề khác truyền thống với giống má, thửa ruộng, đất đai, nước...
Điểm khác biệt chỉ là cách trồng lúa truyền thống phải bón phân, phun thuốc trừ sâu, còn lúa trồng bằng năng lượng sinh học (nhân điện) thì hoàn toàn không cần trợ lực bởi các “ngoại vật” này. Hằng tuần, những người thực hiện (người có khả năng truyền năng lượng sinh học) sẽ đến nhìn lúa trên thửa ruộng đó khoảng 1-2 phút. “Tất cả chỉ có thế thôi, chẳng bí thuật, bí quyết gì cả. Nhưng không phải ai cũng làm được”. Ông Tú nhấn mạnh và cho biết đó là những người phải qua tập luyện đạt đến mức độ thu nhận, phát truyền được năng lượng sinh học của vũ trụ.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/YiSgGU6G.jpg
TS Lê Xuân Cuộc, Trung tâm nghiên cứu cây đặc sản (Bộ NN & PTNT) kiểm tra thành công của giống lúa Bắc thơm được nhóm nghiên cứu trồng (6-2004)
Theo ông, nhận thức cũng như thực hành về năng lượng sinh học ở VN còn ít nhiều tranh luận, nhưng trên thế giới nó đã tồn tại từ lâu. Đây là nguyên khí của vũ trụ có nhiều ảnh hưởng về sinh học lên sinh vật. Ở Ấn Độ, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc... đều có các trung tâm nghiên cứu, thực hành và bộ môn giảng dạy hẳn hoi. Nếu con người không có những dạng năng lượng sinh học khác nhau làm sao người ta đo được điện não đồ, tâm đồ...
Trở lại ứng dụng trong nông nghiệp, ông Tú cho biết cụ thể các ruộng lúa “bón bằng mắt” đã được thử nghiệm ở các địa phương Đan Thầm, Mỹ Hưng, Duyên Thái, Song Phượng, tỉnh Hà Tây; Châu Phong, Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc... Song song với các thửa ruộng trồng lúa bằng nhân điện, nhóm nghiên cứu cũng thuê luôn đất ruộng ở sát bên và trồng theo phương pháp truyền thống để so sánh. Kết quả là lúa “bón bằng mắt” vẫn lên xanh tốt như lúa trồng bón phân, xịt thuốc, năng suất đạt 5-6 tấn/ha. Nhưng cái hơn rõ ràng là lúa “năng lượng sinh học” cho ra thóc sạch, gạo sạch, lâu thiu, còn độ thơm dẻo thì như bình thường.
Trong quá trình trồng, người tò mò, chờ đợi kết quả nhiều, người phản bác cũng không ít. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn kiên trì công việc “lạ đời” của mình. Ngay từ đầu, họ đã mời các nhà khoa học nông nghiệp đến tham quan, kiểm tra tại ruộng. Sau thu hoạch, hạt gạo cũng được gửi đến Viện Công nghệ sau thu hoạch, Viện Cơ điện để phân tích cho kết quả tốt. Đặc biệt, Viện Thổ nhưỡng tham gia nghiên cứu cũng cho thấy đất trồng lúa “năng lượng sinh học” vẫn đảm bảo độ phì nhiêu như đất trồng lúa thường sau hai vụ “trồng chay” và thu hoạch.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi là đến nay có thể khẳng định kết quả đề tài như thế nào, GS-TSKH Tú cho biết một hội đồng khoa học sẽ nghiệm thu trong tháng 1-2005. Riêng ông khẳng định đã đi đúng đường và gặt hái kết quả tốt. “Đó là tiền túi, công sức của cả một tập thể. Ban đầu chỉ thử nghiệm trên 2m2, sau đó tăng 200m2, 900m2, rồi lên đến 20.000m2 sau bốn vụ...”.
Tâm sự với chúng tôi, ông Tú rất hi vọng vào kết quả cuối cùng được thừa nhận, khi ấy sẽ góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp quốc gia. “Phương pháp đơn giản. Vấn đề lớn nhất là con người thực hiện, và chúng tôi đang đào tạo những con người này. Nếu thành công, chắc chắn chúng tôi không chỉ áp dụng trên cây lúa”.
Tìm hài cốt liệt sĩ từ xa
Chuyện những người có khả năng ngoại cảm tìm kiếm, xác minh hài cốt thật sự đã rộ lên suốt hai thập niên qua ở VN với nhiều tên tuổi khắp Bắc - Trung - Nam. Kéo theo đó là hàng loạt người tin, hàng loạt cuộc tìm kiếm có kết quả cũng như... hàng loạt ý kiến phản bác. Ngay từ khi ra đời năm 1996, các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đã xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm mà họ phải lý giải trên cơ sở khoa học và các chứng minh thực nghiệm.
http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2005/01/08/aHAxiSS3.jpg
Giáo sư Đào Đức Vọng
Nó thuộc bộ môn nghiên cứu cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm. Năm nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn cùng các cộng sự Dương Mạnh Hùng, Phan Thị Bích Hằng, Lê Khắc Bảy, Thẩm Thúy Hoàn... lặn lội khắp đất nước để thực nghiệm và tìm hiểu sự thật trong một loạt đề tài TK05, TK06, TK07...
Trong nhóm họ, Dương Mạnh Hùng là lương y ở Hà Nội. Năm 20 tuổi, anh chết sau một trận sốt cao và đã được tẩm liệm (gia đình anh còn lưu giữ các bức ảnh này). Ông bác ở quê ra trễ nên lật tờ giấy bản trên mặt cháu để được nhìn lần cuối cùng. Bỗng thấy tờ giấy lay động, ông gọi người nhà nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu.
Sau lần thoát chết ấy, anh Hùng tiếp tục học nghề thuốc và đi chữa bệnh. Một lần, trong lúc bắt mạch người bệnh, trong đầu anh tự nhiên như hiện lên cả một đoạn phim về gia đình bệnh nhân cả người còn sống lẫn người đã mất. Trong đầu thấy gì, miệng anh cứ thốt lên như thế, người bệnh ngạc nhiên đến hốt hoảng, còn anh cũng thấy sợ chính mình. Sau đó anh liên tục phát xuất khả năng này mỗi khi bắt mạch thái tố cho bệnh nhân... Riêng Thẩm Thúy Hoàn mới sinh năm 1977 nhưng cũng có khả năng nhìn thấy những điều người khác không thể thấy được như anh Hùng ngay từ năm cô mới... 11 tuổi.
Trong quá trình đi tìm kiếm hài cốt, họ thường phối hợp với nhau, thậm chí mời thêm cả các cộng tác viên như nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Nhã cùng tham gia từ xa để kiểm chứng mức độ chính xác. Đây cũng là điểm khác biệt với những người đi tìm hài cốt riêng lẻ để có thể đối chiếu, so sánh, tổng kết các kết quả khoa học. Có đề tài họ đi tìm người đã mất theo nguyện vọng của người còn sống. Nhưng có đề tài họ “thấy và nghe được” người chết vô danh để tìm kiếm thân nhân còn sống.
Ở nghĩa trang Mường Thanh, nhóm nghiên cứu (gồm tướng Nguyễn Chu Phác, Hàn Thụy Vũ, nhà ngoại cảm Dương Mạnh Hùng, Nguyễn Khắc Bảy) sau khi đọc điếu văn và làm lễ tạ ơn các liệt sĩ, đã chia thành hai tốp xuống các ngôi mộ vô danh. Ở một ngôi mộ, anh Hùng bỗng “thấy và nghe” một người nói: “Tôi là liệt sĩ La Đình Hưởng, quê ở Bắc Cạn, năm 1952 hi sinh ở đường 6, trận Pheo, Hòa Bình. Tôi có bạn thân tên Nguyễn Nguyên Huân, học viên khóa 4, Trường lục quân Trần Quốc Tuấn, hiện vẫn còn sống ở số nhà 66 Triệu Việt Vương...”.
Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người được thành lập theo giấy phép số 572 ngày 9-3-1996 của Bộ Khoa học - công nghệ & môi trường. Các bộ môn nghiên cứu chính của trung tâm là cận tâm lý do tiến sĩ - thiếu tướng Nguyễn Chu Phác làm chủ nhiệm; năng lượng sinh học do GS-TSKH Lê Xuân Tú làm chủ nhiệm; dự báo và thông tin tư liệu do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải làm chủ nhiệm; cảm xạ học do lương y Nguyễn Hồng Quang làm chủ nhiệm...
Sau đó, anh Hùng về Hà Nội xác minh và gặp đúng ông Huân xác nhận có bạn là liệt sĩ La Đình Hưởng. Ngoài ra, anh Hùng còn “thấy và nghe” được một liệt sĩ khác tự xưng tên là Trần Văn Chính, nhắn lời hỏi thăm đồng đội Trần Thọ Vệ hiện còn sống ở thôn Phú Điền, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Sau này khi nghe anh Hùng chuyển lời hỏi thăm, ông Vệ đã khóc và cho biết liệt sĩ Chính cùng quê với ông. Cả hai là dân công hỏa tuyến...
Trao đổi với chúng tôi, GS-TS Đào Vọng Đức cho biết các nhà ngoại cảm thành viên hoặc cộng tác viên của trung tâm có nhiều đặc điểm khác nhau. Người thì “thấy” khi bắt mạch cho người bệnh. Người thì “thấy” khi đến tận nơi, thậm chí nhiều người còn “thấy” ở cách xa khi có người nhà thật tâm nhờ tìm kiếm. Khả năng này lúc mạnh, lúc yếu, thậm chí có lúc “mất sóng” hoàn toàn, nhưng mỗi người trong họ đều đã tìm kiếm thành công ít nhất hàng trăm trường hợp. Trong đó có nhiều liệt sĩ vô danh tập trung ở các nghĩa trang liệt sĩ lớn như Mai Dịch, Đông Kim Ngưu (Hà Nội), Kim Tân (Thanh Hóa), Phú Long (Ninh Bình)...
Tuy nhiên, những trường hợp được đưa vào đề tài nghiên cứu đều phải qua kiểm chứng, xác minh, phản biện rất kỹ, bởi nội dung chính của đề tài là “nghiên cứu độ tin cậy về khả năng tìm mộ của các nhà ngoại cảm”. Ngoài việc đã tìm kiếm được hơn 1.000 hài cốt liệt sĩ và nhân dân, các nhà ngoại cảm của trung tâm còn tham gia giúp đỡ tìm kiếm những người mất tích, chữa cai nghiện ma túy...
Vĩ Thanh
“Bởi chúng tôi đang cố gắng lý giải những vấn đề mà khoa học hiện nay chưa có khả năng trả lời cụ thể, nên ai muốn nói đúng cũng được, nói sai cũng được. Nhưng đến giờ chúng tôi có thể khẳng định là hoàn toàn thanh thản với những gì mình đã làm...”.
GS-TS Đức nhẹ nhàng tâm sự với chúng tôi và cho biết nguyên tắc hàng đầu của trung tâm là phi lợi nhuận không ai có lương từ đây. Ông không khẳng định tất cả những gì mình và đồng nghiệp làm là đúng hoặc tương lai sẽ hoàn toàn đúng, “nhưng những nhà khoa học chúng tôi cảm thấy sẽ có lỗi với thế hệ sau nếu không làm...”.
Qua phóng sự này, chúng tôi chỉ muốn kể về những con người đang “đốt đuốc lao vào đêm tối”. Họ có thể tìm được con đường đi tới ánh sáng hay họ có thể vấp ngã, nhưng ít ra họ đã dám dũng cảm đốt đuốc để dấn bước...
QUỐC VIỆT - ĐỨC BÌNH


Người có hiện tượng lạ: Khoa học, không phải huyễn hoặc! - Ngọc Huyền -  VietNamNet - 11 tháng 6 năm 2006, bản gốc đã bị gỡ.


Bịt mắt nhưng vẫn đọc được...người có hiện tượng lạ như trên là chuyện có thật mà khoa học đang lý giải, chứ không phải huyễn hoặc!
>> Leonardo da Vinci có thể người gốc Ả Rập
>> Muốn sống lâu, hãy giảm thân nhiệt 
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người giải thích về một số hiện tượng lạ ở người nhưng có thật tại Việt Nam. 
Gần đây, báo chí đưa tin về những con người có khả năng kỳ lạ, như bịt mắt mà vẫn nhìn thấy và đọc được... Là nhà khoa học, ông có tin vào những chuyện như thế không? Liệu đó có phải là trò ảo thuật?
 
Nhà khoa học NGuyễn Phúc Giác Hải. (Ảnh: N.Huyền)
Nguyễn Phúc Giác Hải: Những người có khả năng kỳ lạ thì có nhiều như nhận biết ý nghĩ của người khác, định vị địa điểm khác để tìm những người mất tích, xác định vật bị thất lạc hay tìm mộ từ xa.
Những trường hợp này Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người đã giới thiệu rất nhiều. Thế nhưng, gần đây có hiện tượng một người phụ nữ là chị Hoàng Thị Thiêm, 40 tuổi ở Lương Sơn, Hòa Bình.
Chị Thiêm có khả năng bịt mắt mà vẫn đọc được.
Tuy nhiên, người được thực nghiệm luôn đòi hỏi không được bịt ở giữa trán, hai nhân trung và một chút xuống khoang mũi giữa hai khóe mắt.
Vì vậy, chúng tôi đã bịt khăn trễ xuống một chút ở trán và chị phải đọc ngang trục mắt.
Sau đó, chúng tôi còn tự chế ra một cái kính bằng cách dùng kính đeo mắt thông thường có lót bên trong một tấm xốp dày. Đồng thời, lót hai lần mút đen có độ khoét hở một chút trán (ấn đường) và buộc dây thật chắt ở phía sau.
Trước khi đưa vào thực nghiệm, chúng tôi đã đưa cho những người khác để thử.
Hơn nữa, chúng tôi thử chị bằng cách đưa các tài liệu chỉ riêng tôi có và bằng các góc độ khác nhau thì chị vẫn đọc được. Chiếc kính do chúng tôi tự chế buộc trục mắt của chị Thiêm luôn đi theo tầm ngang, chứ không phải trên hoặc dưới để chị có thể nhìn qua khe được.
 
Chị Hoàng Thị Thiêm đang đọc báo. (Ảnh: Nguyễn Phúc Giác Hải)
Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần khả năng đọc của chị Thiêm khi được bịt mắt.
Mới đầu, chị Thiêm chỉ "nhìn" được bằng "ấn đường", tức phần trên trán. Sau đó, để tờ giấy bên cạnh thái dương, chị cũng nhìn được. Bịt kín cả mặt, nhưng không che vùng trán và chỉ để hở tý mũi, chị cũng đọc được. Cũng nên lưu ý, mắt của chị Thiêm cũng như mắt của mọi người bình thường khác, nghĩa là không nhìn thấy trong bóng tối. Khi tắt đèn đi thì chị Thiêm không đọc được, dù bịt mắt hay không bịt mắt!
Có thể đó là những vùng trên đầu của chị Thiêm có chức năng tiếp nhận thông tin. Thế nhưng thông tin ấy được truyền hình ảnh trong não như thế nào thì đó là vấn đề đặt ra. Cần phải có nhiều nghiên cứu thêm nữa để đưa ra được cách lý giải phù hợp về mặt khoa học.
Tuy nhiên, tôi khẳng định đây là một hiện tượng phi thường, chứ không phải là một trò ảo thuật!.
- Như trường hợp của chị Thiêm, một số tờ báo cho là hiện tượng "lạ" nhưng cũng có báo như tờ An Ninh thủ đô số 1870 (2705) ngày 3/11 cho biết "thực tế người phụ nữ "ba mắt" này có dấu hiệu của một trò lừa bịp hơn là một khả năng phi thường của con người"... Ý kiến của ông như thế nào?
- Tôi cho rằng đó là ý kiến cá nhân của họ.
Điều thứ nhất, khả năng kỳ lạ của chị Hoàng Thị Thiêm đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu của Liên hiệp Tin học Ứng dụng UIA, Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người trong hai năm nay.
Trong một số cuộc kiểm chứng, còn có sự chứng kiến của  nhiều người và kể cả các nhà báo. Thậm chí, một số phóng viên báo chí đã trực tiếp làm thí nghiệm với chị Thiêm, nhưng chị vẫn vượt qua các cuộc kiểm tra và vẫn đọc được khi bị bịt mắt lại.
Vậy thì đó không phải là dấu hiệu lừa bịp!
Trong khi đó, có một bác sỹ đến từ Hưng Yên đã phản đối khả năng của chị Thiêm. Ông cho rằng, chị Thiêm làm được thì ông cũng làm được. Thế nhưng khi chúng tôi yêu cầu được thử nghiệm với ông thì ông đã từ chối. Nếu ông có khả năng thực sự như vậy thì đó là một điều may mắn cho chúng tôi vì đã phát hiện thêm một người nữa có khả năng kỳ lạ! 
 
Đeo kính có lớp xốp dày và hai miếng mút màu đen lót bên trong nhưng vẫn... đọc được.  (Ảnh: Nguyễn Phúc Giác Hải)
Thứ hai, nếu ai đó không tin, họ có thể đề nghị được thực nghiệm lại khả năng của chị Thiêm nhưng không cần lời đề nghị này, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục khảo sát hiện tượng kỳ lạ này.
Thứ ba, nhiều phóng viên đã thử bằng những cách khác nhau như dùng tay bịt hai mắt chị vẫn đọc được... 
- Thế nhưng, khoa học lý giải như thế nào về những hiện tượng kỳ lạ đó?
- Đối với khả năng đặc biệt của chị Thiêm có thể đọc được bằng ấn đường, để bên cạnh thái dương. Tức là chị có cảm giác đó là những vùng có thể tiếp nhận thông tin. Nhưng những thông tin đó được truyền hình ảnh trong não như thế nào đó là vấn đề chúng tôi cần phải tiếp tục có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đưa ra những giả thuyết thích hợp.  
 

Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải sinh năm 1934 tại Hải Phòng. Năm 1957, ông theo bố mẹ lên Hà Nội học tập và công tác. Năm 1954, sinh viên Khoa sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) sau đó chuyển sang Khoa sinh Trường Đại học Sư Phạm I Hà Nội. Từ 1956-1958: Giáo viên Trường Sư phạm Trung cấp Trung Ương. Từ 1958-1964: Giáo viên Trường Bổ túc Văn hóa Công nông Trung Ương. 1964-1999: Nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sau 1999: Nghỉ hưu.
Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải đã từng đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký đầu tiên Hội Di truyền học Việt Nam; Ủy viên BCH TW Hội các ngành Sinh học Việt Nam; Ủy viên BCH Hội Thiên văn Vũ trụ - Hội Vật lý Việt Nam; Hội viên phong tặng "Hội Thiên văn Quốc tế Thái Bình Dương" . Ông cũng là tác giả công trình nghiên cứu "Nguồn gốc tên nước Việt Nam" và các quyển sách như  "Những kỳ lạ trong thế giới sinh vật" NXB giáo dục 1964; "Từ nguyên tử đến con người" (NXB Từ điển Bác khoa- 2006) và quyển "Lý thuyết mã số vũ trụ" sắp xuất bản.
Khả năng bịt mắt đọc sách của chị Thiêm không những đặc biệt mà còn gọi là phi thường. Sở dĩ như vậy là do hiện nay,  trên thế giới, chưa phát hiện trường hợp tương tự. 
Chúng ta không nên bỏ qua, không nghiên cứu hiện tượng này! 
Thử giải thích về mặt khoa học. Chúng ta có hai cây đàn dựng đứng cạnh nhau.Khi đánh dây son ở một cây đàn và bịt dây đàn lại thì cây đàn bên cạnh cũng rung lên nốt "son". Người ta gọi đó là hiện tượng "cộng hưởng". 
Tôi đã từng được biết những hiện tượng kỳ lạ như trường hợp một cặp song sinh.
Người anh là Đ.T.Q, hiện đang là Trưởng phòng biên tập của một tờ báo báo ở Hà Nội. Còn người em là Đ.T.M, hiện đang là bác sỹ thú y. Anh có nhọt trên đầu em cũng có nhọt trên đầu. Anh đí đánh nhau người ngoài đường bị đau tay thì tay của em ở nhà cũng bị đau!
Tôi cho rằng đây là hiện tượng cộng hưởng như đã nêu trên.
Chúng ta thử nêu giả thuyết, giữa con người có cùng tần số bước sóng suy nghĩ thì họ có thể đưa ý nghĩ của họ sang cho người kia nhận. 
Đối với người có khả năng ngoại cảm, họ có thể điều khiển tần số trong não của họ như một máy nhận - phát sóng của họ để bắt vào sóng của người kia. 
Đó là cách giải thích và là giả thuyết để nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, những người có khả năng kỳ lạ có nhiều không? Các nhà khoa học có khảo sát và nghiên cứu đến nơi, đến chốn tất cả những trường hợp đó không?
- Đã gọi là khả năng kỳ lạ thì không có nhiều. Mỗi một khả năng khác nhau, chúng tôi có cách khảo sát khác nhau.
Trường hợp người đọc được ý nghĩ của người khác, chúng tôi đã thực nghiệm bằng cách viết ý nghĩ của mình ra giấy ở một phòng khác và gấp lại. Chỉ có chúng tôi biết nội dung đã ghi trong tờ giấy nhưng người này vẫn đọc ra được những chữ đó. Rõ ràng, họ đã đọc được những ý nghĩ mà chúng tôi gửi vào trong tờ giấy đó.
Cũng có một số người có khả năng "lạ" như khi họ đến một ngôi nhà, họ có thể cảm thấy trường khí của ngôi nhà này hợp hay không hợp với chủ nhân của ngôi nhà. Người ta gọi những người này là "cảm xạ phong thủy". Rồi có người có khả năng phát ra năng lượng để điều chỉnh rối loạn sinh học của người khác (người dùng năng lượng để chữa bệnh). Cũng có người có khả năng nhận biết suy nghĩ người khác, gọi là người có thần giao cách cảm. Lại cũng có người có khả năng điều khiển ý nghĩ của người khác gọi là tâm lý điều khiển.
Bây giờ tôi quay lại vấn đề nghiên cứu hiện tượng lạ... chúng ta không thể đòi hỏi một lúc mà xuyên suốt các công việc.
Chúng tôi mới chỉ đi những bước đầu tiên. Việc nghiên cứu các hiện tượng "lạ" này thường gặp khó khăn do nhận thức của mọi người, vì thế, phải dũng cảm chịu những búa rìu dư luận... Có trường hợp cấp trên đã "mở", đã cho phép nghiên cứu nhưng do người ta không truyền đạt cho cấp dưới tạo điều kiện nghiên cứu nên một số trường hợp nhà nghiên cứu đành phải bỏ dỡ...
 
Bịt mắt bằng khẩu trang dày nhưng vẫn có thể nhìn thấy để đọc (Ảnh: N.P.G.Hải)
Điển hình, có một trường hợp "đầu thai" ở Thanh Hóa. Một đứa bé đẻ ra nói rằng trước đây là con của một gia đình ở cách nơi nó sinh ra mấy chục cây số. Trung tâm tiềm năng lập tức cử người đến nghiên cứu. Thế nhưng khi đến nơi, địa phương đã không cho tiếp xúc.
Hay như trường hợp ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, xảy ra hiện tượng một nữ sinh bị ngất thì hàng chục nữ sinh bị ngất theo gây rối loạn tập thể.
Tôi giải thích đó là sự cộng hưởng. Trong khi đó, ngành y tế giải thích là rối loạn của tuổi dậy thì. Nếu giải thích như thế, rối loạn chỉ có thể xảy ra ở một người chứ tại sao lại xảy ra hiện tượng ngất dây chuyền, hàng loạt như thế? Đây là cách nhìn của nhà khoa học nghiên cứu ngoại cảm, nhưng một vài người trong ngành y tế bó hẹp và giải thích, công chúng không nghe.
- Theo chúng tôi được biết ở nước ngoài khi nghiên cứu những khả năng kỳ lạ của con người họ được trang bị phòng cách ly, hệ thống đo điện não hiện đại... Vậy ở Việt Nam, có đủ điều kiện nghiên cứu những người có khả năng kỳ lạ chưa? 
- Ở nước ngoài, họ có phòng nghiên cứu và đầy đủ thiết bị nghiên cứu. Còn ở Việt Nam có rất nhiều hạn chế do tổ chức nghiên cứu chưa chính quy. Trang thiết bị nghiên cứu của chúng tôi chỉ có máy ghi âm, máy ảnh, máy ghi hình.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp có thể sử dụng thêm điện kế, người đặc biệt thì đưa đi đo điện não, một số trường hợp phân tích biến chuyển về tác động của năng lượng sinh học đối với các hoạt động cơ thể thì chúng tôi đưa đi phân tích chỉ số sinh hóa có gì biến đổi không.... Và kết quả xét nghiệm cho thấy, khi thực hiện các hiện tượng "lạ", năng lượng sinh học ở những người này có biến đổi.  
Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng con người - Được thành lập tháng 11/1996, Giám đốc Trung tâm là GS.TS Đào Vọng Đức. Nhiệm vụ: - Điều tra, phát hiện những con người Việt Nam có khả năng kỳ lạ. Xác minh đưa vào thừ tiễn. - Xây dựng những giả thuyết lý luận để giải thích các hiện tượng kỳ lạ mà Khoa học chưa giải thích được. - Kinh phí hoạt động của Trung tâm được trích từ kinh phí hoạt động khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. - Những đề tài đặc biệt được Chính phủ cấp kinh phí riêng thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Năm 2006, Trung tâm được Nhà nước cấp kinh phí 400 triệu đồng.  

Hơn nữa, Trung tâm thiếu cơ sở để đưa những người có khả năng kỳ lạ về Trung tâm để thực nghiệm. Ví dụ như người có khả năng chữa bệnh không dùng thuốc muốn theo dõi họ phải có những hội trường lớn để bệnh nhân đến chữa bệnh và theo dõi...
Ngoài ra, có sự hạn hẹp về kinh phí nghiên cứu và sự nhận thức của xã hội về các hiện tượng người có khả năng kỳ lạ.
- Cho đến nay Việt nam có ghi chép và thống kê những người có khả năng kỳ lạ này không? Số lượng khoảng bao nhiêu?
- Có vì đây là nhiệm vụ chính của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người điều tra và phát hiện những con người Việt Nam có khả năng kỳ lạ.
Trong 10 năm hoạt động, Trung tâm đã phát hiện được khoảng 20 người có khả năng kỳ lạ thực sự. Còn lại, chỉ là hoang tưởng vì không đạt tiêu chuẩn.
- Thế nhưng, những nghiên cứu nói trên chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu khoa học thôi sao... Liệu chúng có khả năng ứng dụng được gì trong thực tế cuộc sống không?
- Chúng tôi vừa có nghiên cứu vừa đưa vào ứng dụng...
Ví dụ người có khả năng dùng năng lượng để chữa bệnh thì chúng tôi khai thác chắc chắn để xác nhận khả năng của họ. Tuy nhiên, việc đưa vào thực tiễn chữa bệnh thì nhiều khi lại vướng thủ tục hành nghề. Do vậy, những người này cũng không phát huy được khả năng của họ. Hơn nữa, có khi họ còn bị làm phiền, rắc rối và lây sang cả những người xung quanh.
Riêng vấn đề "tìm mộ bằng ngoại cảm" lúc đầu có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng trước những bằng chứng hết sức thuyết phục và nhất là do yêu cầu bức xúc của gia đình thân nhân liệt sỹ như vậy vấn đề này cần được thực hiện để phát huy.
Còn việc một số nhà ngoại cảm có khả năng định vị sinh học, tìm người mất tích và giúp các cơ quan điều tra tìm hung thủ thì đã có thật trong thực tế. Tuy nhiên, việc này vẫn còn được các cơ quan chức năng giữ kín!
Trờ lại vấn đề người có hiện tượng "lạ" như bịt mắt mà vẫn đọc được, chẳng hạn,  trên thế giới hiện nay chưa có ai bịt mắt mà đọc sách được. Nhân đây, tôi đề nghị các cơ quan khoa học tiếp tục nghiên cứu và có thể mời một số nhà khoa học trên thế giới cùng tham gia kiểm chứng, khảo nghiệm.
- Xin cảm ơn ông! 


Cập nhật lúc 14h00' ngày 02/10/2006
Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ba đề tài khoa học về năng lượng cảm xạ, gồm: nghiên cứu sự ảnh hưởng của âm nhạc dân tộc trong phương pháp trị liệu bởi rung động thư giãn cảm xạ học; nghiên cứu ứng dụng cảm xạ địa sinh học trong đời sống; ứng dụng vỗ huyệt bằng năng lượng cảm xạ điều trị đau trong các chứng bệnh vùng cổ vai.
Việc nghiên cứu tìm hiểu những tính năng này để khai thác năng lực tiềm ẩn trong cơ thể con người kết hợp với việc luyện tập dưỡng sinh sẽ đem lại kết quả hữu ích tăng cường sức khỏe và phòng chữa bệnh tật.
Với đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của âm nhạc với đời sống con người và loài vật, các nhà khoa học đã dẫn chứng nhiều ví dụ khẳng định tác động tích cực của âm nhạc giúp trẻ em có trí nhớ tốt hơn, phản xạ tốt hơn những em không được học nhạc. Theo lý giải, âm nhạc có thể đã kích thích vào bán cầu não trái - nơi điều khiển khả năng tiếp thu của trẻ tiết ra nhiều hormone có ích hơn.

Theo TTXVN, Tuổi trẻ


Kính báo về chương trình tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm - An ninh Thế giới ngày 2 tháng 4 năm 2007.
Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống Kính báo về chương trình tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm
2:02, 02/04/2007



Để tiện cho việc tìm mộ của hàng hài cốt liệt sĩ, thân nhân của các liệt sĩ cần phải biết một số quy định. Chúng tôi xin giới thiệu những quy định chung trong việc tìm hài cốt liệt sĩ và địa chỉ những nơi có thể liên hệ tìm hài cốt.
Ba cơ quan (Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng (UIA), Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống) đã nhận được hàng ngàn bức thư của các gia đình liệt sĩ và người có công, đề nghị cơ quan hỗ trợ việc tìm hài cốt thân nhân mất tích bằng phương pháp ngoại cảm.
Chúng tôi rất xúc động và cảm thông trước những tình cảm thiêng liêng mà các gia đình dành cho người thân đã mất, và xin cảm ơn sự tín nhiệm đối với các nhà ngoại cảm và đối  với cơ quan chúng tôi.
Tuy nhiên, vì số thư quá nhiều, do vậy chưa thể trả lời riêng cho từng gia đình được, chúng tôi xin phép được trả lời chung và hướng dẫn phương thức đăng ký tìm mộ bằng khả năng đặc biệt cho các đối tượng có nhu cầu như sau:
Để việc tìm kiếm mộ mất tích đạt hiệu quả cao, các gia đình cần thực hiện chu đáo các quy trình, gồm:
1- Công tác chuẩn bị: Việc tìm mộ liệt sĩ và người  thân mất tích trước hết phải xuất phát từ tình cảm thương nhớ, quý kính, hoặc hiếu thảo đối với người đã khuất, phải xác định đây là nghĩa cử thiêng liêng, không nên đi tìm chỉ vì phong trào, hoặc vì nghĩa vụ khiên cưỡng, hoặc vì cầu lợi cá nhân...
2 - Người chủ trì công việc tìm kiếm: Phải là người có vai trò và quan hệ mật thiết nhất đối với người đã khuất, nếu vì lý do chính đáng mà không thể tham gia trực tiếp được thì phải thắp hương ủy quyền cho người có vai trò tiếp theo.
3 - Chuẩn bị về kinh phí:  Trong chương trình khảo nghiệm tìm mộ mất tích bằng khả năng đặc biệt, cả ba cơ quan chúng tôi chỉ đạo không thu lệ phí dưới bất kỳ hình thức nào. Nơi nào thu lệ phí thì nơi đó không thuộc sự bảo trợ của chương trình nghiên cứu khảo nghiệm này.
- Các gia đình có lòng hảo tâm, muốn bồi dưỡng trực tiếp cho các nhà ngoại cảm thì phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện tâm, không gượng ép và không được nghe theo bất kỳ hình thức gợi ý nào.
- Trong quá trình đi tìm phải rất tiết kiệm, giản dị, tránh ăn uống lãng phí và tránh  ở khách sạn sang trọng. Thực tế đã chứng minh: những gia đình nào khi đi tìm liệt  sĩ mà tiêu pha, ăn ở tốn kém hoặc kêu ca, ngại khó ngại khổ... thì xác suất thành công rất ít, mọi người thường gọi hiện tượng này là “liệt sĩ cảnh cáo đấy”.
4 - Quá trình đi tìm: Cần đến trực tiếp gặp các nhà ngoại cảm theo sự giới thiệu của cơ quan. (Riêng đối với nhóm  nhà ngoại cảm của Nguyễn Văn Nhã thì chỉ cần liên lạc bằng điện thoại).
- Đối với các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Đỗ Bá Hiệp, Vũ Minh Nghĩa, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa... thì không cần phải có ảnh, thậm chí cũng không cần khai tên hoặc tiểu sử, mà chỉ cần nói họ của người muốn tìm là đủ.  Riêng đối với nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng thì cần mang theo tấm ảnh của người cần tìm.
- Vì hiện nay nhu cầu tìm mộ liệt sĩ rất đông, mọi người cần phải xếp hàng theo thứ tự, phải quý kính và coi tất cả các liệt sĩ của gia đình khác cũng như là liệt sĩ của gia đình mình, đều được coi là linh khí quốc gia, đều phải được trân trọng như nhau. Những người chen ngang không theo sắp xếp của tổ chức thì đi tìm tại hiện trường rất vất vả mà hiệu quả thành công lại rất ít. Mọi người gọi hiện tượng này là “các liệt sĩ không hài lòng với việc chen ngang nên làm nhiễu thông tin”. Riêng các liệt sĩ tình báo thường được làm nhanh và thông tin rõ nét hơn. Mọi người cho rằng có lẽ Hội đồng tâm linh “ưu tiên” cho các liệt sĩ tình báo vì gia đình đã chịu nhiều sự thiệt thòi!!!
- Các nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Nhã, Dương Thị Năng, Hoàng Thị Thiêm, Phạm Huy Lập, Trần Văn Tìa... không cần đến hiện trường mà chỉ ngồi ở nhà vẫn có thể vẽ được sơ đồ nơi có mộ.
Riêng Vũ Thị Minh Nghĩa  thì  thường trực  tiếp  tìm  kiếm  các liệt sĩ, sau đó các liệt sĩ mới “thông báo” ngược lại cho gia đình  (gọi là hiện tượng liệt sĩ đi tìm thân nhân).
- Khi nhận được băng ghi âm và bản vẽ hướng dẫn của nhà ngoại cảm thì các gia đình phải khẩn trương đi tìm, nếu để lâu sẽ kém hiệu quả. Đến hiện trường thì phải thường xuyên liên lạc bằng điện thoại để điều chỉnh tọa độ. Đa số các trường hợp tìm mộ đều phải điều chỉnh nhiều lần thì mới thành công.
- Chương trình khảo nghiệm mời vong linh của các liệt sĩ tạm gá (nhập) vào người thân của mình để đi tìm mộ (còn gọi là áp vong) đang được khảo nghiệm và bước đầu đã có một số ca thành công. Khi xác suất độ tin cậy đủ lớn thì đây sẽ là giải pháp rất thuận lợi giúp cho việc tìm mộ thất lạc được nhanh chóng. Kết quả của phương pháp này sẽ được kính báo sau.
5 - Các gia đình liệt sĩ có thể nhận được các kênh thông tin khác từ các đồng đội, hội cựu chiến binh, từ các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội bằng cách đưa thông tin và truy cập trang website nhắn tìm đồng đội (www.nhantimdongdoi.org), www.uia.edu.vn.
6- Một số  nhà ngoại cảm đã được tặng thưởng gương Huyền Thông (là giải thưởng dành cho các nhà ngoại cảm đã tìm được trên 1.000 thông tin về mộ liệt sĩ thất lạc) như: Nguyễn Văn Liên, Phan Bích Hằng, Nguyễn Thị Nguyện, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Nhã, Vũ Thị Minh Nghĩa...
7- Địa chỉ, điện thoại của một số nhà ngoại cảm:
- Nguyễn Thị Nguyện (tạm cắt, vì quá đông): Nhà 12, ngách 45, ngõ 6, đường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Phan Bích Hằng (tạm cắt vì quá đông): Phòng kế toán, Trường ĐHQTKD, phường Vĩnh Tuy, Hai Bà, Hà Nội.
- Đỗ Bá Hiệp (tạm cắt vì quá đông): Số 1, Đông Tác,  Kim Liên, Hà Nội.
- Hoàng Thị Thiêm (tạm cắt vì quá đông ): Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.
- Vũ Minh Nghĩa:   0903616818.         
- Nguyễn Văn Nhã, 0903905957, 73 An Bình, TP HCM.
- Phạm Huy Lập: 0903746547 (nhóm anh Nhã).
- Trần Văn Tìa: 0913786781 (nhóm anh Nhã).
- Nguyễn Văn Liên: 0320864011 - 1900561518, tạm về quê Tứ  Kỳ, Hải Dương.
Áp vong liệt sĩ vào thân nhân để đi tìm mộ: Số 1, Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội.
Tra thông tin về liệt sĩ trên trang Website www.uia.edu.vn
www. nhantimdongdoi.org



Sử dụng tiềm năng con người - viễn tưởng hay hiện thực?

TP - Nhân Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (NC&ƯDTNCN) được thành lập, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với Viện trưởng, GS.TSKH.VS Phạm Minh Hạc, về nhiều vấn đề tưởng như bí ẩn nhưng lại hết sức nghiêm túc đối với các nhà khoa học.
Tiềm năng con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học, song đây dường như là vấn đề rất mới mẻ và nhạy cảm nữa. Xin GS cho biết ý tưởng và mục đích thành lập Viện NC&ƯDTNCN?
Tiềm năng con người là vấn đề rất lớn của từng con người, của thực tiễn xã hội, do đó, nó cũng là vấn đề của nhiều môn khoa học như Triết học, Tâm lý học, Vật lý học, Y học, Sinh vật học... Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, vấn đề phát triển, phát huy tiềm năng con người được nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng.
Ở nước ta, Nghị quyết Đại hội Đảng XI cũng xác định trong thời kỳ 2011-2020, phải tập trung vào nhân lực có trình độ cao, vấn đề này cũng liên quan tiềm năng con người.
Tiềm năng con người còn là vấn đề của văn hoá. Khoảng vài thập kỷ nay, nổi lên vấn đề văn hoá phương Đông.
Văn hoá Việt Nam thuộc văn hoá phương Đông, với rất nhiều vấn đề liên quan đến tiềm năng con người như văn hoá tâm linh, phong thuỷ, dịch học... Viện NC&ƯDTNCN ra đời trong bối cảnh trên, mục đích không ngoài đáp ứng được những bài toán đặt ra từ thực tiễn cuộc sống.
Xin GS điểm qua cơ cấu tổ chức của Viện?
Viện NC&ƯDTNCN là một tổ chức phi chính phủ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Ngoài các phòng ban hành chính, chúng tôi bước đầu lập ra một số bộ môn để nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người như: Phương pháp luận; Cận tâm lý học - văn hoá tâm linh; Khoa học dự báo; Văn hoá phương Đông; năng lượng sinh học; Nghiên cứu các hiện tượng siêu hình.
Không thể phủ nhận đóng góp của những người có khả năng đặc biệt đối với đời sống xã hội, chẳng hạn đóng góp của những nhà ngoại cảm đối với công tác tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Tuy nhiên, đây luôn là đề tài nhạy cảm. Đã xuất hiện cả những “trung tâm” tìm kiếm hài cốt liệt sỹ mang màu sắc mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo, bịp bợm, Tiền Phong từng có loạt bài phản ánh. Viện NC&ƯDTNCN có phương án gì để phát huy được năng lực của những nhà ngoại cảm đích thực, và ngăn chặn được những người “giả danh ngoại cảm”, thưa GS?
Trong các lĩnh vực nghiên cứu của chúng tôi, có văn hoá tâm linh, trong đó có vấn đề “giao tiếp giữa người dương và người âm”.
Các nhà ngoại cảm đích thực sẽ tiếp tục đóng góp sức lực của mình để đáp ứng các nhu cầu văn hoá tâm linh của người dân, trong đó có các gia đình liệt sỹ.
Viện chúng tôi sẽ kiên trì định hướng khoa học, loại trừ mọi biểu hiện mê tín dị đoan, giả dối bịp bợm.
Trong tháng qua, chúng tôi đã có thảo luận về chủ đề ngoại cảm và tìm mộ; quan điểm của chúng tôi, để có cơ sở khoa học đánh giá vấn đề này, nhất thiết phải giám định ADN, và chúng tôi đang tìm kinh phí để tiến hành việc này.
Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học cũng được rất nhiều người quan tâm, và đây cũng là đề tài nhạy cảm, thật giả khó lường. Viện NC&ƯDTNCN có hướng đi nào cho vấn đề này, thưa GS?
Như đã nói, chúng tôi có bộ môn Năng lượng sinh học, phạm vi nghiên cứu gồm nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chữa bệnh. Vấn đề này không mới, từ lâu nó đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, và đã có nhiều ứng dụng.
Các nhà khoa học đã chứng minh, trong từng tế bào con người có năng lượng, năng lượng đó tạo ra năng lượng tâm lý, năng lượng tinh thần, tạo ra sức mạnh tinh thần của con người.
Trong Hội đồng khoa học của Viện chúng tôi, có một nữ GS-TS chuyên nghiên cứu về năng lượng sinh học. Cá nhân tôi cũng có nghiên cứu về vấn đề này (luận văn Tiến sỹ khoa học của tôi từ năm 1977 có tên “Hành vi và hoạt động”; đầu năm 2013 này, tôi cũng mới phát hành cuốn “Học thuyết và Tâm lý học Xich-mua Frớt”). Tuy nhiên phải nhận thấy viện chúng tôi mới thành lập, cán bộ chưa đông, tài chính eo hẹp.
Chúng tôi sẽ cố gắng tối đa để phục vụ nhu cầu của người dân về việc chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhoi nào đó để cải thiện sức khoẻ của người dân, trên cơ sở khoa học, khách quan, trung thực.
Thưa GS, còn có rất nhiều lĩnh vực có thể ứng dụng tiềm năng con người, không thể không nói đến công tác khám phá những vụ án mạng. Viện NC&ƯDTNCN sẽ nghiên cứu cả vấn đề này?
Trong cuốn sách “Sự thật tưởng như huyền thoại” hơn 600 trang do NXB Văn học phát hành đầu năm nay, có đề cập đến những vụ án mạng được khám phá với sự góp sức của các nhà ngoại cảm.
Trong Hội đồng khoa học Viện chúng tôi có Thiếu tướng Nguyễn Tiến Quý, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Bộ Công an. Chắc chắn chúng tôi sẽ có nghiên cứu vấn đề tiềm năng con người ứng dụng vào khoa học hình sự, và vấn đề này sẽ được nghiên cứu bởi bộ môn Cận tâm lý học.
Xin cám ơn GS. 
Cập nhật lúc 08h38' ngày 29/01/2013
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người ngày 27/1.

Viện hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu là nghiên cứu và ứng dụng những khả năng đặc biệt của con người vào phục vụ đời sống xã hội. Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc - người được bổ nhiệm là Viện trưởng cho biết, viện sẽ tiến hành nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn những vấn đề liên quan đến khả năng đặc biệt của con người và phát triển tiềm năng con người bằng biện chứn khoa học hiện đại.
Trong công tác ứng dụng, viện sẽ triển khai các kết quả nghiên cứu, nhằm đưa những khả năng đặc biệt của con người vào phục vụ đời sống xã hộ theo bản sắc văn hóa dân tộc, tiến hành tư vấn, bồi dưỡng, phổ biến tri thức, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện nhiệm vụ của viện là phát huy tiềm năng con người.
Theo đánh giá của Viện trưởng Phạm Minh Hạc, phần lớn các nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người ở nước ta thời gian qua mới dừng lại ở mức quan sát, ghi nhận, thống kê những khả năng và chưa tiếp cận được bản chất và cơ sở khoa học của những khả năng đặc biệt, những điều còn bí ẩn với con người.
"Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề này là mục tiêu lớn của viện", giáo sư Hạc nhấn mạnh. Tính khoa học và thực tiễn, phục vụ thiết thực đời sống xã hội sẽ được viện tập trung trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng.
Theo Vietnamnet




Ngoài ra, bạn đọc có thể tải bản PDF của M Schlecker bằng tiếng Anh tại đây:

Psychic Experience, Truth, and Visuality in Post-war Vietnam

12 tháng 4 2013

Lời thú tội rùng rợn của tên cai ngục tàn ác bậc nhất lịch sử Việt Nam


Đỗ Doãn Hoàng
Báo Lao Động

Nguyễn Minh Chánh - người phụ trách Đội K92 của Tỉnh đội Kiên Giang tiết lộ, ông có gặp Bảy Nhu một lần để “tham vấn” ý kiến của ông ta trong việc định hướng đào tìm hài cốt. Than ôi, có những mồ chôn tập thể khai quật rồi phát hiện tới 500 di cốt người tù đã “vị quốc vong thân”.
Lời thú tội rùng rợn của tên cai ngục tàn ác bậc nhất lịch sử Việt Nam 
 Tên cai ngục Trần Văn Nhu.

Lời thú tội rùng rợn của tên cai ngục tàn ác bậc nhất lịch sử Việt Nam

(LĐ) - Thứ sáu 12/04/2013 14:06 Trang chủ | Lao Động & Đời sống


Hai lần kỳ công tìm gặp “thượng sĩ bẻ răng” Trần Văn Nhu

Có lẽ, chúng tôi sẽ không sợ mình đã hồ đồ, khi nói: Lao Động là tờ báo đầu tiên công bố một bức chân dung xác thực nhất, cụ thể nhất, sinh động nhất về viên cai ngục tàn ác bậc nhất trong lịch sử Việt Nam Trần Văn Nhu (tức Bảy Nhu). Từ những thông tin như huyền thoại, từ các tác phẩm đậm chất văn chương của các nhà văn, nhà báo nổi tiếng như Chu Lai, Xuân Ba…, từ lời kể của hàng vạn tù nhân cộng sản và yêu nước từng bị giam giữ ở địa ngục trần gian “Trại tù binh Phú Quốc” (tỉnh Kiên Giang), người ta đã biết trên đời có một “ác quỷ Bảy Nhu”. Nhưng hình hài ông ta ra sao, ông ta còn sống hay đã chết, những “chiến tích” tra tấn tù nhân gồm 24 ngón đòn được “sử sách lưu danh” của “quỷ sa tăng” kia cụ thể ra sao? Khi chúng tôi cất bước lần tìm Bảy Nhu, hầu như ai cũng bảo đó là hành động mò kim đáy bể. Bấy giờ, lên mạng Internet tìm kiếm, gõ tên của Bảy Nhu (Trần Văn Nhu) thì tuyệt nhiên không thấy một tấm ảnh nào, ngoài vài dòng miêu tả hoặc ghi theo ký ức của những nạn nhân từng bị Bảy Nhu hành hạ.

Ông Nguyễn Văn Vạn (Bến Lức, Long An) từng bị Bảy Nhu tẩm xăng đốt miệng.

Những ngày lang thang ở đảo Phú Quốc, chúng tôi tình cờ gặp được đại tá Nguyễn Minh Chánh - người phụ trách Đội K92 của Tỉnh đội Kiên Giang. Anh Chánh đang chỉ huy việc đào bới tìm kiếm di cốt của rất nhiều trong số khoảng 4.000 người tù cộng sản và yêu nước từng bị “tập đoàn quỷ sa tăng” do Trần Văn Nhu đầu têu giết hại. Ông Chánh tiết lộ, ông có gặp Bảy Nhu một lần để “tham vấn” ý kiến của ông ta trong việc định hướng đào tìm hài cốt. Than ôi, có những mồ chôn tập thể khai quật rồi phát hiện tới 500 di cốt người tù đã “vị quốc vong thân”. Một ý nghĩ lóe lên trong tôi: Bảy Nhu giờ ân hận, đang lẩn lút, ăn chay trường niệm Phật để sám hối, hắn ta muốn chuộc lỗi với cách mạng bằng cách “chỉ điểm” cho cán bộ đào tìm ở những nơi hắn đã vùi thây tù nhân. Vậy thì tôi sẽ đóng vai một người viết sử đi ghi lại sự kiện bi tráng này. Sau nhiều ngày dò dẫm, cuối cùng cán bộ quân đội ngoài công trường đào mộ khổng lồ ở Phú Quốc đã giới thiệu tôi đến gặp ông Hai M - một người từng tham gia làm tiếp quản cho Trại tù binh (đã bị cải tạo), giờ là chủ hãng nước mắm có tiếng của Kiên Giang. Ông Hai M dè dặt nhận lời giúp.

Đặc điểm của Bảy Nhu là luôn lẩn tránh người lạ, ông ta sẵn sàng tọt ra vườn sau khi đàn chó dữ sủa ầm ĩ báo tin có khách. Đã có lần ông ta mắc võng nằm mấy ngày ngoài đồi vắng, chỉ để đỡ phải gặp một ai đó. Hồi mới giải phóng, sau khi đi cải tạo về, nghĩ rằng mình đang bị chửi rủa, sẽ bị hắt hủi và trả thù, Bảy Nhu còn gài lựu đạn trên bờ rào dây thép gai quanh nhà mình để đề phòng. Ai ngờ trong đi mua rượu cho bố uống quên sầu, con trai ông ta đã vướng vào và cụt một chân.

Một tù nhân khác bị Bảy Nhu móc mắt đang được đồng đội cõng đi.

Trần Văn Nhu đã ngoài 80 tuổi, quê gốc ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Sau này, lên Sài Gòn sống rồi đi lính quân cảnh, sợ vào bộ binh dễ mất mạng nên ông ta đồng ý ra Trại tù binh Phú Quốc làm cai ngục. Khi gặp chúng tôi, Bảy Nhu thừa nhận nhiều ngón đòn dã man đã được mình và cộng sự thực thi, như: Đập vỡ xương bánh chè, ép ván vỡ lồng ngực, đốt dương vật, đốt miệng cho chín lưỡi những người tù vì tội không chịu khai báo… Thỉnh thoảng tức giận cái gì, đám cai ngục lại cho bắn vài quả đạn cối, giết mấy chục người “bướng bỉnh” khênh đi ném bỏ ngoài bìa rừng. Có khi chúng bắt người tù phải ăn cơm chấm với phân và máu của họ. Lũ đồ tể cũng sẵn sàng nướng người trên than hồng, luộc người trong chảo nước sôi, đập vỡ hết các mắt cá chân và xương bánh chè, cắt da “chỗ kín” của người tù, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại, nướng thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân, mổ bụng moi gan người mà chúng coi là “ương bướng”. Đặc biệt là trò dùng “gậy biệt ly” và “vồ sầu đời” (coi tra tấn, giết người như một thú chơi, nên bọn chúng đều đặt tên cho từng dụng cụ) ghè từng chiếc răng trong miệng tù nhân, bắt họ uống máu họ rồi nhè từng chiếc răng ra nộp cho “thầy cai”. “Thầy” mua vui bằng cách đeo nó trong ống bơ sữa bò treo tung tăng trên cổ. Mỗi lúc Bảy Nhu sắp đến tra tấn ai, họ đều nghe tiếng lóc xóc của hàng trăm chiếc răng bỏ trong lon sữa bò. Những bức ảnh khoang miệng người tù lởm chởm, không còn chiếc răng nào nguyên vẹn sau khi gặp Bảy Nhu có thể khiến bất cứ ai toát mồ hôi hột.

Dựng lại cảnh tra tấn tù nhân dã man tại Côn Đảo.

Ông Vũ Minh Tằng (hiện sống ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) có lẽ là người duy nhất trên thế giới này có 9 cái răng đang trưng bày ở bảo tàng. Sau khi giúp gần 100 cán bộ ta vượt ngục Phú Quốc, Bí thư chi bộ Vũ Minh Tằng đã bị Bảy Nhu tóm gọn khi vừa nhô ra khỏi đường hầm bí mật. Bảy Nhu đã đập vỡ bánh chè, bắt ông Tằng ăn cơm trộn phân và máu, thậm chí hắn còn trực tiếp bắt ông Tằng há miệng để hắn đủng đỉnh “lấy” lần lượt 9 cái răng rồi bắt ông nuốt cả máu lẫn chùm răng đó. “Một giọt máu chảy ra ngoài, tao sẽ giết mày, ném xác xuống biển” - Bảy Nhu nó cứ rít lên” - ông Tằng kể. Ông Tằng đã bới phân mình, giắt 9 cái răng đó trong cạp quần suốt gần chục năm tù đày và hơn 30 năm được phóng thích theo Hiệp định Paris rồi sống ở vùng chiêm trũng Vụ Bản. Ông giữ vì muốn ghi dấu tội ác của giặc, muốn sau này mình về với các cụ có đủ bộ phận cơ thể vào… quan tài. Thế rồi, những người bạn từng ở địa ngục trần gian Phú Quốc sống sót trở về đã vận động ông Tằng hiến 9 cái răng kia cho “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày” của ông Lâm Văn Bảng ở Phú Xuyên (Hà Nội).

Gặp chúng tôi, Bảy Nhu thừa nhận nhiều ngón đòn dã man đã được mình và cộng sự thực thi, như: Đập vỡ xương bánh chè, ép ván vỡ lồng ngực, đốt dương vật, đốt miệng cho chín lưỡi những người tù vì tội không chịu khai báo… Thỉnh thoảng tức giận cái gì, đám cai ngục lại cho bắn vài quả đạn cối, giết mấy chục người “bướng bỉnh” khênh đi ném bỏ ngoài bìa rừng. Có khi chúng bắt người tù phải ăn cơm chấm với phân và máu của họ. Lũ đồ tể cũng sẵn sàng nướng người trên than hồng, luộc người trong chảo nước sôi, đập vỡ hết các mắt cá chân và xương bánh chè, cắt da “chỗ kín” của người tù, nhét đỉa sống vào rồi khâu lại, nướng thanh sắt đỏ rồi xuyên liên tục qua bắp chân, mổ bụng moi gan người mà chúng coi là “ương bướng”…
Khi bài viết “Chín cái răng lưu lạc” đăng trên báo Lao Động, nhân vật đau khổ Vũ Minh Tằng đã được hỗ trợ 30 triệu đồng làm bộ răng giả, 90 triệu đồng xây dựng lại mấy gian nhà để tiếp tục nuôi vợ yếu và cậu em trai tàn tật từ nhỏ. Cũng từ ý tưởng và kinh phí của độc giả, chúng tôi đã đưa ông Tằng trở lại đảo Phú Quốc sau gần 40 năm “xa cách” để gặp lại Bảy Nhu. Tại đây, trước máy quay, máy ảnh và hàng chục nhân chứng, Bảy Nhu đã bất ngờ nhận ra người tù quật cường Vũ Minh Tằng. Ông Tằng chửi bới, rút hàm răng giả ra căm phẫn gí vào mặt Bảy Nhu. Nhưng rồi cả hai đều khóc. Bởi như Bảy Nhu nói: “Bấy giờ tôi hành động như thằng điên. Tôi bị chúng nó bắt phải làm như con chó săn thế. Tôi xin lỗi ông Tằng và đồng đội của ông. Ngực tôi đây, mặt tôi đây, ông muốn đánh bao nhiêu cũng được, ông giết tôi, tôi cũng phải chịu. Lúc tra tấn các ông, tôi bị chúng nó ép phải làm thế, chứ thấy các ông can đảm, quật cường, một lòng vì nước vì dân, trong lòng tôi cũng kính trọng lắm chớ…”.

Sau khi Lao Động vào cuộc, tính đến nay đã có hàng trăm bài báo, hàng chục bộ phim “làm” về Bảy Nhu và ông Vũ Minh Tằng. Cái gì của lịch sử, xin hãy trả nó cho lịch sử, dù đau đớn và thao thức dằn vặt bao nhiêu đi nữa. Và, mới đây khi cùng ông Tằng trở lại “Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày”, chúng tôi đã được ông Lâm Văn Bảng cho xem một tài liệu thuyết phục cùng những bức ảnh rợn người liên quan đến “bức chân dung của quỷ”, đến “bóng ma đang sống Trần Văn  Nhu”. Với mong muốn, “cái gì của lịch sử hãy trả nó cho lịch sử”, chúng tôi xin tiếp tục cung cấp hầu như nguyên văn tài liệu quý này để độc giả tự suy ngẫm.

Bấy giờ “tôi như một con thú độc”, cứ giết người tàn ác như vậy thôi

Tài liệu được ông Bảng đóng khung, treo lên bờ tường đó, viết như sau:

Sau hai mươi năm, đồng chí Đoàn Thanh Phương, một “tử tù” bị tra tấn tàn độc trong Trại tù binh cộng sản Phú Quốc (nay là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) đã gặp lại với tên cai ngục khủng khiếp Trần Văn Nhu.

Lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Huyện ủy Phú Quốc và Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Kiên Giang:

Xin giới thiệu với ông Bảy đây là phái đoàn của các tỉnh và bảo tàng của Bộ Quốc phòng, đến gặp ông để nghe kể lại sự thật đã diễn ra trong nhà tù Phú Quốc. Ngày trước đây ông làm Trưởng trại giam tù binh Phú Quốc. Ông kể đúng sự thật, thật sự khách quan, để chúng tôi ghi lại, để đời sau con cháu ta biết được tội ác của Mỹ - ngụy, đồng thời các cán bộ cũng có cơ sở để để xây dựng Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.

Lời thú tội của tên cai ngục Trần Văn Nhu.

Thượng sĩ nhất - viên cai ngục khét tiếng Trần Văn Nhu đáp: “Tôi ra đây làm Giám thị trưởng năm 1970. Đúng là tôi có đánh đập anh em tù binh, có bỏ họ biệt giam vào chuồng cọp, có đánh nhiều anh em, rồi giam riêng cho họ đói khát. Tôi cũng hành hạ, đánh đập, (nhổ) lấy móng tay, lấy móng chân, đục lấy răng của họ. Tôi có đánh roi cá đuối, rọi bóng đèn làm nổ con ngươi của mắt, dùng chày “vồ sầu đời” đánh vào đầu gối, bàn tay, bàn chân, mắt cá, cùi chỏ của họ. Vì khi đó thằng trung úy Hiển bảo tôi phải làm như vậy. Bấy giờ tôi như một con vật, loài thú độc ác cứ  “ăn thịt người” và giết người như vậy thôi. Nay, tôi xin nhận tội lỗi của tôi. Nhờ ơn Đảng và Nhà nước, tất cả anh em tù binh thương tôi thì để tôi sống. Nếu không thương tôi thì giết tôi cũng được. Vì tôi có lỗi với các anh tù binh, tội của tôi đáng chết”.
Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Có phải ông Bảy Nhu ra đây làm giám thị khu B2 không? Tôi nói lại cho ông biết ông ra đây năm 1967. Tôi nói cho ông nhớ lại nhé: Phía buồng giam bên kia là thượng sĩ Ty quản lý, đó là khu A2; bên này là ông Giám thị trưởng khu B2; còn chính giữa là trung sĩ Thu làm Giám thị trưởng khu A4 và trung sĩ Danh (phụ trách nhà dù); còn thượng sĩ nhất tên là Trần Văn Nhu phụ trách cái gì chắc ông biết rõ hơn tôi?”.

Trần Văn Nhu đáp: “Đúng. Nhưng có điều ông nói không đúng. Không phải tôi ra Phú Quốc năm 1967. Mà tôi ra năm 1970”.

Đồng chí Đoàn Thanh Phương hỏi: “Như vậy ông có biết trung tá Phước đang ngồi cạnh ông đây không? Tôi giới thiệu cho ông biết ngày trước ông gọi em Phước này là “con nít con mà đi làm cộng sản”.

Thượng sĩ nhất Trần Văn Nhu đáp: “Vì ngày đó ông Phước còn nhỏ, tôi xin lỗi ông, tôi không nhớ vì tôi hiện nay đã già, đã lớn tuổi rồi”.

Đồng chí Đoàn Thanh Phương: “Tôi sẽ kể cho ông nghe. Tức là ông ra Phú Quốc năm 1967 làm giám thị cho khu B2 như hồi nãy nói mà ông không chịu công nhận. Giờ tôi sẽ nói cho ông biết là trung sĩ Thu, trung sĩ Sanh làm giám thị của khu A4. Ngày 28.5.1968, tôi tự giới thiệu cho ông biết là, tôi tên trong tù là Đoàn Văn Công, ông nhớ chứ, ông từng bỏ biệt giam chuồng cọp, tôi đã từng vượt ngục ông nhớ chứ?”.


Ông Vũ Minh Tằng và khoang miệng bị Bảy Nhu bẻ hết răng.

Thượng sĩ nhất Trần Văn Nhu hoảng hốt, xỉu lật ngửa ra phía sau rồi gục đầu xuống khóc: “Xin lỗi, tha tội chết cho tôi vì hồi đó tôi ác quá. Tôi nhớ ra rồi. Ông Đoàn Thanh Phương cho phép tên Nhu này được quyền gọi ông bằng chú em, vì tuổi tác tôi đã cao. Thưa chú Phương, chú kể lại thì tôi nhớ ra. Đúng rồi, tôi ra đây năm 1967, lâu quá tôi quên. Giờ tôi già quá nên nó lẫn lộn. Phải rồi, chính tôi đánh chú, tôi đánh, bỏ biệt giam chú 4 lần và chú vượt ngục 4 lần. Tôi bỏ biệt giam chuồng cọp chú, hành hạ đánh đập chết đi sống lại. Nhiều lần tôi bỏ chú đói khát, phơi nắng phơi mưa, lột hết lớp da này đến lớp da khác. Tôi còn nhổ bỏ móng tay, móng chân, đục răng, đánh gãy hai bẹ sườn, đánh gãy xương đòn, đánh dùi cui vào đầu, vào người chú. Đánh chày vồ vào hai bàn chân, bàn tay, mắt cá, cùi chỏ, đầu gối, đánh roi cá đuối, đánh bể đầu, đánh không biết bao nhiêu mà kể cho hết. Tôi tính đánh đòn hiểm như thế là chú đã chết, tôi không ngờ bây giờ chú vẫn còn sống. Tôi nhớ hồi đó là thằng trung úy Hiển bảo tôi nên có tội ác như vậy. Xin lỗi tha tội cho tôi”.
Ông Tằng trong một lần trở lại Phú Quốc.

Đồng chí Đoàn Thanh Phương lên xe, Bảy Nhu chạy theo xin lỗi tha thứ cho những tội ác trong quá khứ.

Đồng chí Đoàn Thanh Phương nói: “Nếu tôi giết ông thì tôi đã giết từ lâu rồi. Ông nên nhớ rằng Đảng ta sẽ tha thứ kẻ có tội mà biết nhận lỗi, biết được như thế thì sẽ được khoan hồng. Chỉ sợ có tội mà không nhận tội, đó mới là người xấu. Hiện nay tôi còn sống như ông thấy, và tôi đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng quân đội”.

Đồng chí Đoàn Thanh Phương quay lại nói với những người xung quanh: “Yêu cầu tất cả anh em tù binh của chúng ta không được có hành động gì quá khích với tên Trần Văn Nhu, để sau khi bảo tồn di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, Trần Văn Nhu sẽ là nhân chứng sống (viên cai ngục tàn ác) trong chiến tranh vệ quốc của người Việt Nam. Việc “ác quỷ” Trần Văn Nhu được sống đến hôm nay, nó cũng là bằng chứng về chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta”.

Biên bản viết tháng 2.1993 tại nhà Trần Văn Nhu (những người có mặt ký tên)


Lời tác giả: Trong văn bản có bị mờ, theo suy luận của chúng tôi thì có lẽ năm ấy là năm 1993. Vì như tiêu đề của tài liệu, “sau 20 năm tử tù gặp lại”, tức là ông Phương cùng đồng đội được phóng thích sau Hiệp định Paris năm 1973 (nhà tù Phú Quốc hết sứ mệnh giam giữ tù binh), hai mươi năm gặp lại là năm 1993. Điều này cũng phù hợp với nội dung kể trên, nói về việc đoàn cán bộ bảo tàng, lãnh đạo Sở Văn hóa Kiên Giang đi tìm hiểu, làm hồ sơ cấp bằng di tích cho “nhà lao”, để rồi 2 năm sau, năm 1995, Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận như hôm nay chúng ta đã thấy.

21 tháng 3 2013

Người sót lại của rừng cười


Người sót lại của rừng cười

Truyện ngắn
Võ Thị Hảo

Một kho quân nhu và bốn cô gái náu mình dưới tán cây rừng Trường Sơn. Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc của họ.
Hôm đón Thảo – cô gái thứ năm về, bốn người cũ mừng rỡ khi nhìn thấy mái tóc óng mượt dài chấm gót của cô. Họ cưng Thảo như vàng, nhất trí rằng không thể để rừng cướp mất mái tóc ấy của họ. Nhưng rừng mạnh hơn.
Hai tháng sau, bất chấp đủ loại lá thơm mà đồng đội đã mang về cho gội, tóc Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng mảnh xơ xác.
Cả bố cô gái ôm nhau khóc cay đắng, còn Thảo thì cười: “Các chị khóc làm gì. Đằng nào thì em cũng đã có người yêu. Người yêu em chung thuỷ lắm nhá. Em thế này chứ giá như có bị trọc đầu thì anh ấy vẫn yêu cơ mà.
Và thế là các cô gái nín khóc, tròn xoe mắt nghe Thảo kể về mối tình của cô với chàng sinh viên Văn khoa Hà Nội. Người con trai ấy được khúc xạ qua bao lớp bụi và khói, cuối cùng đến lớp sương mù lung linh huyền ảo của ký ức Thảo, hiện lên như một chàng hoàng tử hoà hiệp thuỷ chung.
Cả bốn cô gái đều đem lòng si mê chàng trai ấy, nhưng không phải cho họ, mà là cho Thảo. Cái sự si mê người khác ấy không hy vọng cắt nghĩa nổi trong thời bình, dưới những ánh đèn màu huy hoàng, mà chỉ những ai đã từng qua chiến tranh, trải qua nỗi cô đơn đặc quánh, qua cảm giác đang cựa quậy giữa chốn giáp ranh, giữa địa ngục và trần gian mới hiểu nổi.
Họ ở đây đã qua ba mùa mưa rầu rĩ và đang ở giữa mùa khô thứ ba bỏng rát. Kho quân nhu im lìm nép trong vòng tay ma quái của rừng sâu. Thỉnh thoảng mới có một đoàn quân tạt qua lĩnh quân trang quân dụng rồi vội vàng đi. Họ đến mang theo những câu bông đùa suồng sã, dăm ba cái cấu véo của những người đàn ông sống xa thế giới người đàn lâu ngày có xu hướng trở nên hoang dã. Thảng hoặc cũng có những người lặng lẽ chiêm ngưỡng họ như những nữ hoàng, chăng vào lòng những cô gái bé nhỏ chút hy vọng mơ màng vương vấn như tơ nhện rồi thoắt biến cho các co gái càng thấm thía nỗi cô đơn.
Mặt trận đã lùi về gần kho. Năm cô gái sống trong lo âu mà rừng thì cứ lầm lì trải đầy thảm lá rụng. ánh đỏ của thảm lá hắt lên cả bầu trời ánh ỏi, khiến cho đêm của họ cũng mang màu đỏ.
Một buổi trưa có ba người lính đến lĩnh quân trang. Cách kho một quãng, họ bỗng chùn chân vì vẳng tiếng cười man dại. Nghe ngóng một chốc, ba người lính bước tiếp, thoáng nhớ lại câu chuyện hoang đường về bữa tiệc của các mụ phù thuỷ trong rừng. Gần đến chòi canh kho, bỗng “soạt”rồi “huỵch” – hình như có con vượn trắng vừa nhảy từ chòi canh xuống và lẩn vào đám lá. Ba người tản ra, một người chui vào bụi đuổi theo con vượn. Anh ta đang ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi thì “phốc” – một đôi tay từ đâu đã ghì chặt lấy cổ và sau gáy anh vang lên tiếng cười man dại lúc nãy. Vừa cố sức gỡ ra, vừa ngoái lại, anh kinh hoàng thấy con vượn lúc nãy đang ôm chặt lấy anh. Nhưng anh còn bàng hoàng gấp đôi khi nhận ra rằng “con vượn trắng” ấy lại là một người con gái hoàn toàn trần truồng tóc xoã, vẻ mặt bơ phờ và đang ngửa cổ ra sau cười khanh khách.
Anh ta líu cả lưỡi, gọi không ra tiếng: “Hiên ơi! Hiên”. Một người lính cao cao, trông già dặn hơn, chạy vội đến. Thấy anh bạn mình đang đứng như trời trồng trong tay một người con gái loã lồ thì vừa sợ vừa buồn cười. Anh đã từng nghe nói đến chứng bệnh mà các cô gái thường mắc phải trong những trường hợp tương tự. Anh bước tới, ra hiểu cho anh bạn đừng cố sức gỡ tay cô gái ra làm gì mà cứ dịu dàng vỗ về an ủi, một chốc, cô ta sẽ dịu lại. Rồi anh nhảy ba bậc một lên chòi canh kho.
Trên sàn chòi khấp khểnh, ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay dứt tóc, và xé quần áo. Còn một cô khác trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu tuyệt vọng. Cô chưa bị lây, nhưng với cung cách này, chẳng bao lâu, cô ta sẽ cũng không thoát khỏi.
Đã dạn dày với cảnh chết chóc, mà giờ đây, khi đứng trước thân thể loã lồ căng đầy sức sống của những người con gái, Hiên run bắn. Người đàn ông đã ngủ quên trong anh giờ đây vùng vằng giẫy đạp. Trong phút chốc, Hiên muốn buông trôi, muốn quên hết.
Phải một lúc sau, Hiên mới trấn tĩnh được. Anh nhớ lại cách chữa bệnh này. Trước đây, hồi còn là một cậu bé, anh đã nghe kể lào phào bên tai. Hiên khoá chốt an toàn, cầm ngang khẩu súng, đột ngột lao tới đạp mạnh vào cửa chòi, gân cổ quát lớn:
- Mấy con Việt cộng kia! Kho đâu? Chỉ mau, không tao bắn vỡ sọ!
Như có phép lạ, các cô gái đang cười sằng sặc bỗng im bặt, bàng hoàng rồi sực tỉnh, vơ ngay lấy súng, nhảy vội xuống đất chĩa vào Hiễn định bóp cò. May sao, người bạn đứng trong lùm cây vội la lên: “Đừng bắn! Quân mình đó!”. Khi ấy các cô gái mới nhìn rõ ngôi sao trên mũ và bộ quân phục anh đang mặc. Họ từ từ bỏ súng xuống, bất chợt nhìn nhau rồi cúi xuống, thấy mình không một mảnh vải che thân trước mặt ba người đàn ông xa lạ. Các cô kinh hoàng chạy biến vào rừng, chúi vào gốc cây khóc không ra tiếng. Cả Thảo – cô gái duy nhất không mắc bệnh cười, cũng chạy trốn. Cô thấy thương các chị đến quặn ruột. Cô buồn tủi, tiếc cho lòng trinh bạch con gái. Đến tôi, năm chị em mới dám dìu nhau về, nghe ngóng động tĩnh mãi mới lần lên chòi.
Ba người lính đã ra đi. Họ cài lại mảnh giấy xé vội vàng từ một cuốn sổ nhỏ:
“Kính chào các đồng chí! Chúng tôi sẽ lấy quân trang ở kho khác và gọi bác sĩ đến. Các đồng chí thân yêu! Chiến tranh mà. Mong tha lỗi! Vĩnh biệt”.
Vài ngày sau, cô y tá đến, cho các cô gái uống thứ thuốc gì đó màu trăng trắng. Không thuốc thì cũng đã khỏi. Nhưng các cô gái trầm lặng hẳn và già thêm hai mươi tuổi.
Cánh rừng này được mang tên “Rừng cười” từ đó. Từ đây, người ta không gọi tên kho ấy theo ký hiệu quy định nữa, mà bảo: “Hôm nay, tôi về kho Rừng Cười lấy quân trang”.
Vài tháng sau, kho Rừng Cười nhận được lệnh chuyển. Tiếng súng của những trận đánh nghe đã gần lắm. Chưa kịp đi thì địch đã đưa cả một đại đội đến đánh chiếm chòi và năm cô gái nhỏ. Lúc đó, Thảo đang bị sốt mê man – những trận sốt rét nhập môn cho người ở rừng. Bốn chị kia đã dìu Thảo đi giấu ở một hốc cây kín đáo rồi về cầm súng. Chuyện thần thoại của chiến trường không xảy ả ở đây. Bốn cô gái không chống chọi nổi đã dành những viên đạn cuối cùng cho mình để tránh ô nhục. Tên tuổi họ, lẽ ra phải được in bằng chữ đậm trên trang nhất của các báo như những anh hùng. Nhưng cũng chẳng có gì lạ. Họ nằm lặng lẽ dưới nấm mồ chung do bàn tay yếu ớt của Thảo cố sức đắp sau cơn sốt. Khi cô từ hốc cây tỉnh lại thì địch đã rút.
Đầu Thảo như muốn nổ tung. Cô không khóc nổi. Nhớ lại đêm trước trận đánh, cả năm chị em cùng linh cảm thấy một điều gì khác thường. Đêm oi ả, tù đọng. Mấy chị em nói chuyện bâng quơ rồi một chị đòi Thảo kể về người yêu. Và như mọi lần, Thảo vừa kể bằng chuyện thực vừa bằng hoang tưởng, vẽ lân chàng “hoàng tử”. Ba chị kia mắt sáng ngời lắng nghe như nuốt lấy từng lời. Nhưng Thắm – chị tổ trưởng, trước lúc chui vào màn đã đến vuốt tóc Thảo và bảo: “Thảo ơi! Liệu em có quá yêu người ta không đấy, không hiểu sao, chị bỗng thấy sợ cho em. Em là người duy nhất trong chúng ta đang có hạnh phúc. Mai này, có trở về, dù thế nào, em cũng không được để đàn ông người ta phải thương hại mình nghe!”.
Lúc đó Thảo đã thoáng chút hờn giận chị. Thế mà giờ đây, Thắm và ba đồng đội của cô đã chết trong những tư thế rất khác nhau. Một lưỡi lê cay cú đã đâm nát một bên ngực của Thắm. Trước đây mỗi lúc tắm chung dưới khe, Thảo thường thích ngắm trộm ngực chị Thắm và thầm nghĩ: “Ngực thần Vệ nữ cũng có lẽ chỉ đẹp đến thế là cùng” và ước ao phải chi mình có bộ ngực như thế. Giờ đây Thảo chỉ còn mỗi cách vần các đồng đội của mình xuống huyệt, rải lên bốn thi thể con gái một thảm lá thật dày, rồi lấp đất. Cô trồng lên mộ bốn cây bằng lăng nhỏ, rồi dốc nốt chỗ nước trong bi đông xuống tưới cho cây. Mặt đất khô khan kêu “xèo” một tiếng, bốc hơi ngùn ngụt quẩn vào chân Thảo.
Sau này, khi đang nằm điều dưỡng ở quân y viện, Thảo được biết là Hiên – người đã cứu họ trong cơn điên loạn cũng đã chết trong một trận đánh. Nghe rằng cấp trên đã nêu gương hy sinh anh dũng của anh, đang làm giấy định gửi ra Bắc truy tặng danh hiệu anh hùng thì chính trị viên đọc được những dòng này trong cuốn nhật ký nhàu nát nhét dưới túi ba lô:
… “Sẽ không bao giờ mình quên được những người đã nhìn thấy ở Rừng Cười. Có lẽ cảnh chết chóc còn dễ chịu hơn! Ôi! Thế la sau chín năm ở chiến trường, tôi đã nhìn thấy ở Rừng Cười cái cười méo mó man dại của chiến tranh.
Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy.
Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giữa một khu rừng mênh mông nào đó”.
Vì những dòng này , người ta kết luận rằng Hiên có tư tưởng dao động, sặc mùi tiểu tư sản (anh vốn là sinh viên). Hành động anh hùng của anh chỉ là ngẫu nhiên, bột phát. Chính trị viên nói: “Anh ta không bị kiểm thảo là may rồi”.
Đó là chuyện cũ.
Hai năm sau, Thảo- người sót lại của rừng Cười - đang học năm thứ nhất – Khoa Văn.
Thảo vẫn giữ được những đường nét bẩm sinh. Nhưng đôi mắt cô như mắt của người đang đi trong một giấc mộng dài. Làn da xanh tái vì những cơn sốt rừng. Khuôn mặt chỉ sinh động lên mỗi khi cô cười, mà những nụ cười thường hiếm hoi. Cô thường so đôi vai gầy, nép mình trong góc giường tầng để viết nhật ký. Trong những cuộc đối thoại, cô thường lơ đễnh.
Thảo thường qua đêm với hai loại giấc mơ: một loại giấc mơ thời thơ bé, cô thấy may mắn nhất là nhặt được cặp ba lá, khá nữa là nhặt được trứng vịt đẻ rơi. Còn trong giấc mơ tuổi thanh xuân, cô chỉ thấy tóc rụng như trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm, và từ trong đám tóc rối ấy lấy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng như thuỷ tinh, đập mãi không vỡ. Đến đây, cô hét lên và tỉnh dậy, nắm chặt lấy hai thành giường lạnh buốt.
Trong đêm Thảo nhìn suốt lượt – mười một cô gái đang nằm ngủ. Họ cũng đang trong mơ, nhưng môi cười thanh thản, mặt ửng hồng. Trông họ đáng yêu làm sao. Giấc mơ của họ khác xa với giấc mơ của đồng đội cô hồi còn sống. Thảo thở dài, biết rằng mình thật là quỷnh, thật khó nhập cuộc.
Người yêu – chàng hoàng tử của Thảo – của năm cô gái Rừng Cười – giờ cũng đang học năm cuối, cùng trường. Họ cũng hẹn hò, đưa nhau đi chơi mỗi tối thứ bảy trên con đường trồng ngập phi lao ngập đầy ánh trăng. Thành đã giữ lời thề thốt yêu đương ngày trước. Anh săn sóc Thảo chu đáo, ân cần. Nhưng họ ít có chuyện để nói với nhau. Họ thường im lặng đếm bước, nghe rõ cả tiếng của những con chim ăn đêm về tổ muộn hốt hoảng vẫy đôi cánh nhỏ. Thứ bảy này Thành cũng chờ Thảo ở hành lang để đưa Thảo đi chơi và về đúng chín giờ.
Nhưng mỗi lần gặp nhau, cả hai đều ngượng ngập, như cảm thấy có lỗi, như không còn chuyện gì để nói. Mỗi thứ bảy, Thảo lại vừa mong vừa sợ. Cô không còn thấy lại ánh mắt long lanh vụt sáng mỗi lần Thành gặp cô như ngày xưa.
Thảo thường nhăn mặt mỗi khi nhớ đến lần gặp lại đầu tiên sau mấy năm xa cách. Khi Thảo xuống tàu, vai đeo ba lô, Thành ra đón, anh ngỡ ngàng đến không thốt nổi một lời khi vừa nhìn thấy cô.
Đôi mắt anh lướt qua thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng, qua làn mỗi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác của cô rồi mới kêu lên: “Ô! Em”. Lúc đó Thảo cảm thấy như vừa có cơn sóng lạnh buốt tràn qua ngực. Thoắt chốc, mắt cô đong đầy nước tủi hờn. Thành giật mình chợt tỉnh. Để chuộc lỗi, anh tỏ ra vồn vã hơi quá đáng. Điều đó càng làm Thảo chạnh buồn. Cô nhìn sâu vào đáy mắt Thành:
“Anh không nghĩ rằng em sẽ như thế này, phải không?”
“Anh không quan tâm đến hình thức. Chỉ cần em trở về”.
“Không đúng. Em biết mình. Hôm nay, anh thật lòng mừng vì em đã trở về, nhưng ngày mai, anh sẽ thấy rằng yêu một người như em là hy sinh quá lớn”. 
“Đừng nói thế em. Anh đã chờ em ròng rã mấy năm!”.
“Đúng thế, nhưng giơ đây em giải thoát cho anh khỏi lòng chung thủy của anh”.
“Đừng ác khẩu thế cô bé. Chưa chi chúng ta đã cãi nhau rồi. Lời đầu tiên em nói với anh sau những năm chờ đợi là như thế nào?”
Thành độ lượng và nắm tay Thảo. Lòng cô dịu hẳn. “Có lẽ mình trở nên cứng nhắc và hiếu chiến sau mấy năm ở chiến trường!…”
Thời gian thấm thoát đã nửa năm với những tối thứ bảy đến đều đặn như máy.
Một hôm, Thảo có việc phải tìm đến tận lớp Thành để gặp anh, tranh thủ mấy phút nghỉ giữa giờ. Đang đứng nói chuyện với Thảo ngoài hành lang, Thành bất giác ngừng bặt, mặt tái đi rồi đỏ ửng. Thảo ngạc nhiên quay lại, nhìn thấy từ phía sau lưng mình một cô gái có đôi môi mòng mọng như nũng nịu, với làn da trắng hồng, tươi mắt, trẻ trung đang đi đến. Cô nhìn thành qua vai Thảo bằng ánh mắt say mê ngưỡng mộ hồn nhiên như trẻ thơ. Cô gái ấy học cùng lớp Thành. Cô đi vào lớp rồi, Thành mới sực nhớ ra, nối lại câu chuyện cũ. Nhưng bàn tay rất đẹp đặt lên lan can của anh thoáng run rẩy. Bực mình vì sự yếu đuối của mình, anh nắm tay đấm nhẹ vào thành lan can. Đôi mắt anh ngước nhìn trộm Thảo, vẻ có lỗi.
Thảo chợt hiểu. Cô nhanh chóng kết thúc câu chuyện ra về. Thảo tủi thân và thấy thương Thành. Rõ ràng là hai người kia thầm yêu nhau. Họ đẹp đôi quá và lại ở gần nhau, làm sao không yêu được!
Thảo la vật cản. Thành gắn bó với cô chỉ bằng nghĩa chứ không có tình. “Vậy mà nhiều lần mình bảo anh ấy đi yêu người khác, anh ấy không chịu. Anh ấy không nỡ. Rồi đây, lấy nhau, cuộc sống sẽ hết sức tẻ nhạt…”. Thảo chợt nhớ lại lời dặn tưởng như vu vơ của Thắm đêm trước khi chị bị giết.
Sau nghỉ học kỳ, Thảo từ quê lên, bảo Thành rằng cô xin nói chuyện nghiêm túc với anh, rằng hai người không hợp nhau, rằng cô đã có người yêu khác, mong anh đừng nghĩ tới cô nữa. Thành nghe những lời Thảo nói vẻ thờ ơ, anh biết cô nói dối. Nhưng vài tháng sau, thấy cứ mỗi chiều thứ bảy, Thảo lại lên văn phòng khoa nhận về một phong thư dày cộm với dòng chữ nắn nót đề ngoài: “Thương yêu gửi em Mạc Thị Thảo”.
Thành dần tin là thật. Anh thầm trách người con gái phụ bạc, nhưng đồng thời thấy nhẹ nhõm như vừa cất được gánh nặng.
Một tháng sau anh chính thức ngỏ lời với cô gái cùng lớp và sau hai tháng, họ cưới vào dịp nghỉ hè, để sắp sửa ra trường.
Đêm tân hôn của Thành, Thảo chong ngọn đèn dầu trên giường nhỏ, không dám bật điện, sợ làm mấy cô gái cùng phòng khó ngủ. Từ khi Thảo nhận được những lá thư vào thứ bảy, các cô gái đã lần lần xa lánh cô. Họ coi Thảo như một ổ dịch.
Thảo tẩn mẩn giở những lá thư ra đếm… Có mười sáu lá tất cả. Cả mười sáu lá đều chưa hề bóc… Bốn tháng trôi qua. Đã bốn tháng, cô bị cả khoa chê trách dè bỉu về tội phụ tình. Mà phụ ai chứ! Nỡ phụ bạc một chàng trai đẹp và chung thủy đến thế!… Thảo tần ngần bóc lá thư đầu tiên.
Thảo nghĩ đến Thành. Chắc giờ đây, lòng thành thản và ngập tràn hạnh phúc, anh đang mê đắm trong vòng tay người vợ mới cưới. Ngày ở Rừng Cười cô đã khao khát đến cháy lòng ngày ấy! Cái ngày ấy là một trong những đốm lửa sáng nhất giục giã cô cố nhoài ra khỏi cuộc sống hoang dã chốn rừng sâu.
Cái ngày ấy…! Thảo thấy ngọn đèn dầu nhoè dần, và đung đưa trước mắt cô một quả cà chua chín đỏ lịm hình trái tim chập chờn, chập chờn. Thảo đưa tay bắt, hình như nước cà chua vỡ ra, chạy dọc theo cánh tay và tận ngực. Thứ nước đỏ nhờn nhợt như máu loãng. Không hiểu sao cô thấy buồn buồn ở nách như bị ai cù, cô bật lên tiếng cười. Trong một trạng thái gần như vô thức, Thảo vung tay, mười sáu phong thư dày cộp vung vãi khắp giường.
Đang ngủ, cô gái nằm cạnh Thảo bỗng mơ thấy ma cười khanh khách. Cô choàng tỉnh, tự giật giật tóc, vẫn nghe tiếng cười và nhìn thấy bóng đèn dầu chập chờn trên tường. Cô sợ hãi chồm dậy, thấy Thảo đang vừa cười vừa khóc. Cả mười một cô gái trong phòng tỉnh dậy. Họ cho rằng Thảo bị điên. “Esteris đó mà” một cô ra vẻ thành thạo giải thích. Họ xúm lại đưa Thảo xuống trạm xá cấp cứu. Thảo không đi “tôi không điên”. Các cô gái càng sợ. Người giữ chân kẻ giữ tay, lại có các bạn trai giúp sức, họ cõng Thảo xuống trạm xá. Ở đó, người ta ép thảo uống những viên gácđênan màu trắng. Cả ký túc xã huyên náo cả lên, đến lúc Thảo thiu thiu ngủ mới thôi.
Mười một cô gái trở về phòng. Họ định thu dọn vài thứ lặt vặt mang lên trạm xá cho Thảo thì thấy những bì thư nằm vung vãi trên giường. Họ tìm được một phong bì thư đã bóc chỉ thấy vỏn vẻn mấy dòng:
“Từ nay, tôi sẽ viết cho tôi, vào mỗi tối thứ năm, để ngày mai, đạp xe ra bưu điện Ngã Tư Sở bỏ thư và rồi chính tôi lại nhận được nó vào mỗi chiều thứ bảy.
Vô duyên quá! Nhưng không thế, Thành sẽ không yên tâm rời bỏ tôi. Thắm ơi! Em là người sót lại của Rừng Cười, nhưng hạnh phúc chẳng sót lại nơi em!
Thắm và các đồng đội của em! Cứ yên nghỉ ở Rừng Cười! Em không làm cho vong hồn con gái của các chị phải tủi hổ. Em cũng sẽ khiến cho Thành mãi mãi vẫn là chàng hoàng từ hào hiệp của chúng ta”.
Các cô gái khoa Văn vốn nhạy cảm, lờ mờ đoán ra sự việc. Họ khóc khi nhớ lại những tháng qua, họ đã xa lánh và dè bỉu chị Thảo đến thế nào. Trời vừa chợt sáng, họ đã chạy lên gác xép - phòng hạnh phúc của Thành ở tầng trên, báo cho Thành biết.
Nghe tiếng gọi cửa, Thành hơi bực mình, càu nhàu ra mở. Các cô gái không nói gì, dắt tay anh đến bên chiếc giường ngổn ngang mười sáu phong thư. Thành đọc lá thư đầu tiên, rồi lập cập bóc tất cả. Hai phần ba số thư chỉ toàn là giấy trắng. Thành choáng váng như người bước hụt.
Thành tức tốc chạy xuống trạm xá, nhưng Thảo đã đi rồi. Cửa phòng bệnh khép hở. Chiếc giường trải ga trắng in vết lõm thân hình bé nhỏ của Thảo nằm đêm qua, khi cô bị ép uống những viên thuốc an thần màu trắng, khi mọi người yên trí cô đã hóa điên, và nhìn cô bằng ánh mắt chế giễu, lúc đó anh đang tận hưởng thú vui của đêm tân hôn với một cô gái khác.
Thành bước ra hành lang, bước xuống đường. Gió bấc từng cơn thổi lạnh. Lá báng súng vàng vung đầy trời tơ tả như đàn bướm bị bão. Anh vừa đi vừa nhìn thấy chao qua chao lại trước mắt mình người con gái đã bị cuộc đời nghiệt ngã tước đi sạch trơn đêm đêm ngồi viết thư tự gửi mình trước ngọn đèn dầu đỏ quạch. Anh chợt nghĩ đến huyền thoại về loài yến huyết ngoài biển khơi đã nhả từng hạt máu để dệt nên chiếc tổ màu hồng quý giá. Rồi khi sức tàn lực kiệt, chim yến bay vút lên không trung, lao mình vào vách đá nhọn hoắt cho ngực vỡ nát.
Đôi chân lang thang dẫn Thành về bến tàu quen thuộc. Ở đây, đã nhiều lần, bằng những đồng học bổng ít ỏi, anh mua tặng Thảo những quả mận chín đỏ đầy nước chua và chát. Thế mà Thảo đã ăn nó một cách nhiệt thành, cố không nhăn mặt, để cho anh yên lòng đến thế.
Thành hỏi bà bán mận đang ngủ gật, tì cái mũi vào lòng bàn tay để ngủ:
- Bà ơi! Bà có thấy cô gái hay mặc bộ quần áo bộ độ cũ đi qua đây không?
Bà bán mận chợt tỉnh. Bà véo véo mũi cho qua cơn buồn ngủ:
- Không, ờ mà có. Cái cô ngày xưa hay qua đây ăn mận cùng anh chứ gì? Cô ấy xuôi tàu rồi!
Thành cũng xuôi tàu, Thành đi tìm Thảo tận quê, tìm khắp nơi, mà không thấy. Anh về sống với người vợ mới cưới, rồi nhận công tác ở ngay Hà Nội. Cuộc sống trôi đều đều. Nhưng trong óc anh vẫn chớp chới đôi cánh bé nhỏ của loài yến huyết.
***
Năm năm sau, hội trường Tổng Hợp. Những cựu sinh viên từ các miền về đây. Họ tìm về một thời lãng mạn.
Trong bữa tiệc của các cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, Thành chọn một góc ngồi cạnh cửa sổ, mặc dù trời đang lạnh.
Biết đâu, sẽ có phép lạ, và Thảo của anh sẽ bất ngờ xuất hiện. Nếu phép lạ đến, cô sẽ hiện ra trước mặt anh với hình dáng ra sao đây? Với một thân hình tàn tạ bơ phờ, mắt mộng du tay cầm cành liễu? Hay bộ quần áo nâu sồng, tay chắp trước ngực: “A di đà Phật”? Hay một bà chủ sang trọng, tay đầy xuyến và nhẫn? Hay một phóng viên đầy tài năng từ Sài Gòn vừa bay ra?
Bữa tiệc ồn ào, huyên náo. Gió qua lại như tiếng chân chạy. Thành vẫn đăm đắm ngóng ra cổng trường. “Rừng Cười ơi! Đã no nê máu và nước mắt, lẽ nào ngươi cướp nốt của ta con chim yến nhỏ nhoi!”.