Hiển thị các bài đăng có nhãn tríthức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tríthức. Hiển thị tất cả bài đăng

26 tháng 4 2010

Osin Huy Đức

(Cùng với blog Nguyễn Việt Tiến, Blog Osin thường xuyên có những bài viết trái dư luận về vụ bắt hai nhà báo)
Vừa chui vào blog của một blogger tên là Osin. Đọc bài “Tại Sao Phải Bắt Nhà Báo” của anh này. Anh này có lẽ cũng là dân báo. Nhưng mà đọan viết dưới đây, đặc biệt là đọan viết về báo chí và tướng Quắc và tướng Thành, thì thấy anh này hoặc là dốt, hoặc là rất giỏi bẻ cong ngòi bút.
“Trong vụ PMU 18, Tướng Oánh và ông Nguyễn Việt Tiến cùng tiêu tan sự nghiệp khi mông chỉ cách ghế trung ương vài phân. Rất nhiều thông tin về ông Tiến và Tướng Oánh được đăng tải lúc đó trên báo chí là tin bịa đặt. Và như một quan chức Viện Kiểm sát cho biết, chúng đã trở thành áp lực để “phê giam” ông Tiến và chặn đường ông Oánh tới Trung ương. Và giờ đây người ta có thể nhìn thấy nhiều thông tin như thế đã được tung ra từ Tướng Quắc.Tướng Quắc, “học trò” của Tướng Nguyễn Việt Thành trong việc khai thác báo chí, cũng đã sử dụng các bài báo như những công cụ “làm án” của mình. Và các nhà báo chúng ta thì đã phạm phải những lỗi nghiệp vụ mà, trong bài “Từ Century Tới New Century”, tôi đã từng phân tích. Không chỉ có vụ PMU 18, khi điều kiện cho phép, chúng ta sẽ biết thêm nhiều bí mật trong nhiều vụ án khác, đặc biệt là vụ “Năm Cam”. Ai anh hùng, ai lưu manh, nếu chỉ đọc báo, thì nhiều khi rất dễ dàng nhầm lẫn.Vụ án bị khởi tố là cần thiết. Những kẻ như Tướng Quắc cũng cần phải được lột cái vỏ bọc người hùng. Nhưng, không có gì đảm bảo những “Quắc” mới sẽ không ra đời nếu như hoạt động tư pháp vẫn còn không độc lập. Đưa một quan chức cao cấp ra tòa trong xã hội ta không phải là đơn giản. Trong nhiều trường hợp, nếu không có áp lực của dư luận, không thể nào đương đầu với các quan tham nhũng.”
Xã hội dân sự hiện đại người ta luôn khuyến khích các tổ chức và cơ quan chính phủ nên có quan hệ cởi mở và thân thiện với báo chí.
Về nguyên tắc, và cũng nên mặc định trong các trường hợp tương tự, ta nên coi tướng Thành và tướng Quắc là những người thân thiện và cởi mở với báo chí. Hơn nữa, với vai trò của hai vị tướng này ở thời điểm đánh án, ta cũng nên coi thông tin từ hai ông là thông tin chính thống.
Tất nhiên nhà báo phải có bản lĩnh và trình độ để kiểm định những thông tin này.
Nhưng không thể nói tướng Quắc tung tin được. Ban chuyên án và giới truyền thông có phải cái chợ đâu mà tung tin. Mà Tướng Quắc vừa bị bắt một cái đã bị Osin cho vào loại “những kẻ như Tướng Quắc”. Nhỡ mấy hôm nữa tướng Quắc rũ bùn đứng dậy sáng lòa thì Osin chả biết nói gì, hihi. Cái này cũng là lỗi nghiệp vụ viết bài đấy.
Lại càng không thể đổi trắng thay đen từ việc thân thiện với giới truyền thông thành khai thác (lợi dụng) giới truyền thông để đánh án được. Giới truyền thông thực tế là rất phức tạp và money-oriented, phe phái đánh lẫn nhau và đánh bên ngoài cũng kinh lắm, nhưng họ không phải là con nít để mà lợi dụng dễ thế được. Nhất là những nhà báo giỏi chuyên môn và dám dấn thân. Lưu ý điểm này: truyền thống của báo chí miền nam luôn luôn dấn thân. Chỉ có những nhà báo dấn thân mới dám khai thác những nguồn tin rủi ro. Và đương nhiên phải trả giá. Chỉ có nhà báo dấn thân mới thành anh hùng, và cũng chỉ có những nhà báo dấn thân mới trở thành tội đồ.
Anh Osin trong entry này, đã bẻ cong ngòi bút của mình quá nhiều. Anh đã phủ nhận công sức đưa tin của hàng lọat báo và hàng chục phóng viên trong thời gian “đánh án”. Anh cũng phủ nhận cả độc giả khi nói tọet ra rằng độc giả của báo toàn lũ ngu khi họ nhầm lẫn anh hùng và lưu manh nếu chỉ đọc báo. À, nói thế thì còn xếp báo vào lọai lừa đảo nữa chứ. Hehehehe. Bút cong quá hóa quá lời rồi anh ạ.
Đã thế còn khe khẽ vỗ ngực hé mở còn nhiều chuyện sai hồi đó “Rất nhiều thông tin về ông Tiến và Tướng Oánh được đăng tải lúc đó trên báo chí là tin bịa đặt”. Sao anh biết nhiều thông tin là bịa đặt mà không dũng cảm đứng lên nói đi. Nói luôn hồi đó đi. Hoặc nói sau đó cũng được. Sao phải đợi đến tận bây giờ mới nói. Có phải là vuốt đuôi bìm bìm leo lên dậu đổ hay không?
Và anh cũng mắc lỗi nghiệp vụ.
Ở trên thì nói “vụ án bị khởi tố là cần thiết” mà ở dưới lại phàn nàn là sao lại bắt nhà báo. Thế hóa ra anh chỉ muốn người ta bắt tướng Quắc chứ không bắt đồng nghiệp của anh à? Sao tự nhiên lại thiên vị thế. Mà có thiên vị thật không đấy, hay nói thế nhưng trong bụng nghĩ là bắt mẹ hết chúng mày đi cho bõ ghét.
Ở trên thì bảo cần áp lực dư luận thì mới sờ được quan tham to. Mà ở dưới lại phàn nàn là đồng nghiệp mắc lỗi đưa tin sai. Dư luận của nhân dân ở Việt Nam là gì nếu không phải là báo chí. Thậm chí báo chí là kênh duy nhất để người dân cất lên tiếng nói của mình. Sức ép dư luận chính là sức ép đưa tin. Dưới sức ép ấy, một nhà báo dấn thân, rất có nguy cơ đưa tin sai, và qua đó từ người hùng trở thành tội đồ hoặc nạn nhân.
Vậy thì chúng ta, những độc giả nhân dân, phải bảo vệ những nhà báo của mình chứ.
Còn nhà báo các anh, có cần bảo vệ nhau không? Hay là chỉ thương vay khóc muốn kiểu tôi quý Hải nhưng giờ mà nói Hải có lỗi nghiệp vụ là có khí sớm. Anh Hải và anh Chiến, có cần nước mắt cá sấu kiểu như vậy hay không

Blog Hàn Sĩ Nguyên http://blog.360.yahoo.com/blog-zAMbdQ41eqgdr051_M488Hyo0Zzz74Km và blog Osin (Nhà báo Huy Đức) http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=3890