22 tháng 5 2012

GOOGLE.TIENLANG: LẬT TẨY ‘MẸO CỨT GÀ’ CỦA CU VINH

http://googletienlang.blogspot.com/2012/03/lat-tay-meo-cut-ga-cua-cu-vinh.html

MẸO CỨT GÀ « NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG VINH- CU VINH

http://nguyencuvinh.wordpress.com/2012/01/01/m%e1%ba%b9o-c%e1%bb%a9t-ga/
Trên blog của mình, cu Vinh từng khoe về cái  MẸO CỨT GÀ của 1 người bạn: “Có hôm vào phòng làm việc của nó, mình thấy nó treo rất nhiều ảnh, đóng khung đẹp, tầng tầng lớp lớp mà mình gọi là “ ảnh bắt tay”. Thôi thì ở trong nước Việt yêu dấu, không có bác nào, chú nào làm chức to mấy mà nó không mần được cái ảnh chung, nhìn rất chi là đằm thắm. Chỉ nhìn ảnh, người yếu bóng vía khiếp, chắc thằng này quan hệ tởm lắm mới được thế, toàn chụp chung với các Cụ không à. Nó cười, mày thấy chưa, đó cũng là mẹo cứt gà.”

Cu Vinh đã được bạn tập huấn về “cái mẹo cứt gà” và ngay lập tức mang lại thành công vang dội qua vụ Tiên Lãng. 

14 tháng 5 2012

HAN TIMES: GHI CHÉP Ở HẢI PHÒNG

http://www.hantimes.com/2012/02/ghi-chep-o-hai-phong.html

Ai về thành phố Hạ Long
Vòng qua thị xã Hải Phòng mà xem




(Ngạc chặt kình băm nom lởm chởm nay thành nhà máy khai thác đá làm xi măng - photo by Sông Hàn)

Do Sông Hàn đổi từ .com thành .info nên link cũ không vào được, vì vậy copy cả bài của Sông Hàn vào đây, đoạn thơ trên đầu bài không phải của Sông Hàn.

----------------- Từ đây xuống là bài của Sông Hàn -----------------

GHI CHÉP Ở HẢI PHÒNG

Thứ ba, ngày 28 tháng hai năm 20122nhận xét



Hải Phòng có nhiều điều rất tuyệt.

Ở đây có dãy núi đá vôi Tràng Kênh mà khi hòa hợp với Bạch Đằng giang, sông Cấm, v.v.. tạo nên một cảnh quan tuyệt vời (Bây giờ dãy núi ấy đang được đục ra để… làm ximang, nghe nói mấy nhà máy này một năm lãi ròng vài trăm tỷ vnđ)
(Ngạc chặt kình băm nom lởm chởm nay thành nhà máy khai thác đá làm xi măng - photo by Sông Hàn)
Ở đây có đồng bằng với ruộng lúa xanh thẳm.

Ở đây có đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ, những viên ngọc của biển Đông Bắc, một phần không thể tách rời khỏi vịnh Hạ Long một kỳ quan thiên nhiên thế giới

Ở đây có cảng biển, cảng sông, giao thông thuận lợi với đường hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ.
(Cảng Hải Phòng - st Internet)

Quan trọng hơn Hải Phòng là cái then cửa của vùng Đông Bắc và nếu nhìn rộng ra, đây có thể thông lên vùng Tây Nam- Nam Trung Quốc.

Con người mạnh mẽ, quyết liệt. Cứ ra chợ ở thành phố này mà xem, ta sẽ thấy người Hải Phòng lúc nào cũng hăm hở, bặm trợn thậm chí là như chực gây gổ với bất cứ ai đó. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà giang hồ Hải Phòng nổi danh khắp Nam Bắc.

Và còn rất nhiều lợi thế khác.

Mặc thế vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có: Thành phố không có lấy một công trình kiến trúc điểm nào cho nó hoành tráng, các cây cầu (ngoại trừ cầu Bính) đều được xây dựng một cách thô lậu và quê mùa. Sân bay Cát Bi giờ đang lọt dần vào nội thành (quận Hải An), điều đó làm hạn chế rất nhiều việc xây dựng các tòa cao ốc.

Ngày nay Hải Phòng đang có tới mười mấy ngàn doanh nghiệp, phần đa là kinh doanh dịch vụ và ngành vận tải biến đang nổi lên. Tuy nhiên vừa qua do kinh tế suy giảm các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn.

“Ai về thành phố Hạ Long
Vòng qua thị xã Hải Phòng mà xem”

Nói thế để biết rằng mấy chục năm về trước, Hải Phòng là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Còn bây giờ, nó thua Hạ Long một thành phố trẻ (mới nâng cấp từ thị xã lên Thành phố chưa lâu).

Nhưng Hải Phòng là một điểm sáng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thiết lập mạng lưới giao dịch qua nternet. Mà quận Ngô Quyền là một ví dụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng khá cao.

Trong bối cảnh đó, Hải Phòng có những con người rất mạnh mẽ và quyết liệt trong cách nghĩ, việc làm của mình. Tôi đã quen với Hải Đồ Cổ (Bùi Xuân Hải), con người này đã thiết lập nên một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của thành phố và cũng có thể là của cả miền Bắc. 
Hải đồ cổ - nguồn st Internet

Thời thịnh đạt ông ta có 5 nhà máy với 4000 công nhân chuyên sản xuất gốm sứ xuất khẩu và góp phần không nhỏ vào việc phục hưng làng gốm sứ Bát Tràng. Những năm 90 của thế kỷ trước ông ta là Đại gia số một của đất Bắc.

Nhưng mấy lần vào tù vì những lý do rất lãng xẹt, ông ta mất tới khoảng 1000 tỷ. Ngoài ra còn có những lý do cũng vô cùng lãng xẹt (như việc tiên phong tháo gỡ nhà máy khi nhà nước làm đường 5) đã đưa đến kết cục Hải Đồ Cổ gần như trắng tay. Ông còn lại 2,1 ha đất, ba bề bốn bên đều là mặt đường, oái oăm là ở chỗ vì "có lý do" nên khu đất này không được cấp giấy “quyền sử dụng đất”. Doanh nghiệp của Hải Đồ Cổ đang "giẫy chết" theo đúng nghĩa của từ này (từ chỗ có 4000 công nhân tới nay còn 40 và số này cũng đang nghỉ việc)

Nhiều lá đơn, nhiều lời kêu gọi khẩn thiết đã được Hải Đồ Cổ gửi tới lãnh đạo thành phố nhưng biệt vô âm tín (đến giờ là gần 15 năm rồi). Bực quá, ông ta lên một cái lịch, trong đó ghi rõ ngày nào đi đòi nợ thành phố, ngày nào lên gặp Thủ tướng trình bày rõ cái nguyện vọng của một doanh nghiệp đang bên bờ… tuyệt vọng…

Sự vụ có thể kéo dài như bất tận và nếu là như vậy thật, thì Hải Đồ Cổ sau thời gian tung hoành trên đất Cảng và trong cả nước có thể sẽ thêm một lần nổi tiếng vì… chính sự phá sản của mình.

Ông ta gọi tất cả những điều đó là “sự bất công ghê gớm” mà doanh nghiệp của mình đã phải gánh chịu. (Có thể đọc thêm về con người này qua loạt bài: Những người dấn thân: Chuyện đời doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hải Phòng, đăng trên Viet Nam Net tháng 10 -2007)

Mặc thế con người nay đã 66 tuổi này vẫn “bui một tấc lòng ưu ái cũ”, ông ta hiến rất nhiều kế sách làm kinh tế lên lãnh đạo thành phố. Hải Đồ Cổ tuyên bố "ngông cuồng" và đầy kiêu hãnh rằng: “nếu các ông dùng 1/3 năng lực của tôi thì thành phố này đã tiến gấp 3 gấp 5 lần rồi”.

Ông đã gửi những bức tâm thư của mình lên lãnh đạo thành phố và mong người ta xét đến… một tấm lòng mà dùng mình một cách hữu ích

Ông ta còn xây dựng một dự án mang tầm quốc gia và có thể là cả thế giới là tái tạo lại Hồng Kông trên vùng đất Hải Phòng mà đảo Cát Hải là  trung tâm của thành phố đó. Mục đích là đưa đến cho Việt Nam một tốc độ tăng trưởng siêu tốc và bên vững, hy vọng rằng trong 30 năm tới sẽ vươn lên ngang hàng với các quốc gia công nghiệp hóa trong khu vực và có thể cạnh tranh được với Nam Hàn, Trung Quốc.

Vốn đầu tư cho dự án lên tới… 450 tỷ USD và tiến hành từ nay tới năm 2030 thì cơ bản hoàn thành. Nguồn vốn được lấy từ FDI, vốn tư nhân thông qua sự thông thoáng tối đa về các cơ chế (thể chế một quốc gia hai chế độ- lưỡng thể về mặt kinh tế)

Như tôi được biết, dự án đã được đưa ra hội thảo tại thành phố, một số Bộ trưởng, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam (Trần Đình Thiên) đã có trong tay bản phác thảo dự án tiền khả thi: Cát Bà- Hồng Kông Việt Nam thành phố địa đàng đầu tiên trên Thế giới - Họ đánh giá cao về tính khả thi của dự án. Hải Đồ Cổ nói ông đã dành 15 năm để xây dựng dự án này. Và như Hải Đồ Cổ nói, nếu dự án này thành hình, ông ta sẽ thành tỷ phú USD.

Tuy nhiên trong thực tế, ông ta đang là một … người sắp phá sản vì sự ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ và những lý do rất… trời ơi đất hỡi khác. Nhưng 66 tuổi, Hải Đồ Cổ đang làm lại, tìm lại tất cả những gì mình đã có! Ông trời và con người vốn khắc nghiệt với những người như ông.

Câu chuyện mà tôi kể là để minh chứng rằng tính cách người Hải Phòng rất mạnh mẽ, lạc quan và đầy tình yêu với mảnh đất quê nhà. Mà Hải Phòng không phải chỉ có một Hải Đồ Cổ.

Vị trí địa lý thuận lợi như thế, con người như thế mà Hải Phòng chưa bứt phá được thì thật khó lý giải. Và khi ta đặt một phép so sánh giữa Hải Phòng với Bình Dương thì với những lợi thế kém hơn nhưng chỉ trong có mười hai năm tỉnh này đã làm nên một bước tăng trưởng ngoạn mục trong phát triển kinh tế còn Hải Phòng đang chậm bước!
................
Sông Hàn - Hải Phòng đầu năm 2008

CĐV Hải Phòng tiếc vì không đánh... nặng hơn

30 tháng 4 2012

Việt Nam Thống Nhất - Phim tài liệu do Nhật Bản sản xuất

Đạo diễn: Yamamoto Satsuo, Toma Hiroichi, Yuki Yoshihiro, Suzuki Toshikazu
Quay phim, phóng viên chiến trường: Ishigaki Misao, Iwada Rikizou
Hiệp hội Phát hình Nhật Bản Nippon Hōsō Kyōkai NHK 日本放送協会 sản xuất.

Đây là những thước phim rất quý hiếm của các nhà làm phim Nhật Bản về cuộc chiến chống Mỹ của quân dân miền Nam, đặc biệt ở khu vực Sài Gòn - Gia Định và rừng U Minh. Những thước phim chủ yếu ghi lại hình ảnh Việt Nam tại thời điểm thống nhất năm 1975.

Điều đáng chú ý là "Việt Nam thống nhất" được thực hiện trên những thước phim màu với hình ảnh và âm thanh rõ nét nhất từ trước đến nay trong số những phim tài liệu đã thực hiện về VN trước năm 1975.

Các phóng viên chiến trường Nhật Bản đã tái hiện một bề dày lịch sử của VN trong công cuộc giải phóng đất nước từ năm 1954 qua các giai đoạn và những nỗ lực đấu tranh giành độc lập của quân dân miền Nam trên mọi mặt trận.

Khán giả sẽ có được cơ hội nghe các chiến sỹ ở vùng đất U Minh nói về những điều mà họ đang làm cho cách mạng.

Đó cũng là những tuyên truyền viên bí mật in báo và tài liệu kháng chiến, là một người thợ lặn được mệnh danh "Thuỷ thần" trong cuộc chiến đấu chống giặc... Đó còn là cuộc sống của người dân Việt oằn mình trong "ấp chiến lược" của địch tại Cần Thơ.

Những người làm phim "Việt Nam thống nhất" đã kịp thời ghi lại những cuộc càn quét của Mỹ và thất bại của chúng trước sự phản công quyết liệt của quân Giải phóng.

Phim cũng có những cảnh quay xúc động về "chuồng cọp" tại nhà tù Côn Đảo và sự tàn khốc của hơn hai ngàn tù ngục khác trên đất nước VN.

Cao trào của cảm xúc là sự kiện ngày 16/3/1968, "một tốp máy bay trực thăng chở lính Mỹ và đã đổ bộ xuống làng Sơn Mỹ - một làng nhỏ miền trung Việt Nam. Khắp mọi nơi trong làng đều có máu. Ngày hôm đó, 504 người đã bị giết, toàn trẻ con, người già và phụ nữ".

Lần đầu tiên những nhà làm phim, đồng thời cũng là những nhân chứng lịch sử đã ghi lại và công bố tội ác của quân xâm lược bằng những hình ảnh hết sức cụ thể và rõ nét.

Đặc biệt, bộ phim cũng ghi lại những phút giây thiêng liêng của lịch sử khi Sài Gòn được giải phóng, VN hoàn toàn thống nhất, một không khí tưng bừng hạnh phúc của nhân dân, sự cảm động của ngày đoàn tụ và cả gương mặt, ánh mắt của những người mẹ, người vợ khi chồng con mình không bao giờ trở về.

Tất cả đã được ghi lại một cách khách quan thông qua góc nhìn của những nhà làm phim Nhật Bản. Tổng đạo diễn phim là Yamamoto Satsuo, các đạo diễn Toma Hiroichi, Yuki Yoshihiro, Suzuki Toshikazu. Hai nhà quay phim - phóng viên chiến trường là Ishigaki Misao và Iwada Rikizou.

Bộ phim do Nhà xuất bản Kim Đồng tặng trao đổi bản quyền cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Theo bà Nguyễn Hương Giang, Phó Giám đốc Kênh VTC1, bộ phim sẽ gây xúc động cho người xem cả nước, bởi trong đó có sự xuất hiện của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, các chiến sỹ cách mạng, nay người còn, người mất.

Về mặt nghệ thuật, phim tài liệu mang đậm tính đời sống với những thước phim rất đẹp về vùng sông nước Nam Bộ trong kháng chiến...