05 tháng 11 2013

Nhà báo bây giờ còn đạo đức (nghề nghiệp)?

Lời dẫn: Làng báo VN với rất nhiều báo vào đương nhiên là rất nhiều nhà báo.

Không thể phủ nhận là báo chí có một sức mạnh riêng, ảnh hưởng riêng, trong bất kỳ một thể chế nào, báo chí là công cụ để truyền tải đến người đọc, định hướng người đọc, giáo dục người đọc chẳng thế mà người ta nói báo chí là "quyền lực thứ tư", nhưng nhiều năm gần đây, chúng ta đã từng nghe rất nhiều chuyện ì xèo của làng báo, những lệch lạc từ báo chí, con người làm báo chí.

Nền báo chí của chúng ta là "nền báo chí cách mạng", nhưng cách mạng như thế này ư?
Quyền lực như thế này ư?



thong cong nghet   Trang chủ  >  Tin tức   >  Blog


1 Nhà báo bẻ cong ngòi bút, gián tiếp gây ra một trong những vụ án oan sai lớn nhất nước Việt Nam?

    Nhà báo với bút danh Nguyên vũ trên báo Pháp Luật Và Xã hội, đã cho đăng một bài vào năm 2013, với nôi dung tố cáo, cáo buộc Anh Chấn là kẻ giết người. Nhưng hôm qua anh Chấn vừa được đích thân Chủ tịch Nước xem xét và bãi bỏ bản án. Bài này ngay lập tức được báo PL&XH gỡ bỏ mà không có bất kỳ thư ngỏ xin lỗi hoặc đính chính gì ? Thử hỏi lương tâm nhà báo ở đâu?

nao vet ho ga

thong cong nghet

     Khi đọc những câu từ trong bài viết của nhà báo Nguyên Vũ - PL&XH , mọi người mới cảm thấy kiểu thêm bớt tình huống, bẻ cong sự thật, mất hết nhân tính, lương tri của người làm báo. Nhưng cái chính là cơ quan chủ quản, mà đã đăng tải bài này lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm, bàng quang trước sự việc, khi thông tin không chính xác, thì nhanh chóng xóa bài, ung dung, tự tại trước lỗi đau của người hàm oan. Những kẻ đó liệu có còn chút lương chi? Sao đến bây giờ chưa mở một lời xin lỗi tới nạn nhân ? Đời có luật nhân quả, rồi họ sẽ được sống yên với chính bản án lương tâm ?


   Giờ báo PL&XH không chỉ xóa bỏ bài viết mà không đưa ra bất kỳ đính chính, hoặc lời cáo lỗi, thiết nghĩ báo thuộc Sở tư pháp HN, thì Sở nên vào cuộc kiểm tra, rà soát và kiểm điểm những kẻ cố tình thêm bớt tình huống, ngông cuồng cáo buộc, coi rẻ giá trị, tự đẩy giá trị lương tâm của mình, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà báo chân chính khác.


  Chưa kể đến một số tờ báo khác cũng tham gia lấy bài và đăng tin, điển hình là tờ báo Tiên Phong Online : với link giờ đã xóa, nhưng bạn có thể đơn giản trên google vì google lưu bản cache, vạch mặt bọn báo chí ngông cuồng khi viết bài, và đê hèn khi phát hiện sai, cuống cuồng xóa mà tưởng thoát khỏi sự phán xét của dư luận đối với chúng.

Mời bạn đọc xem lại bài viết của chúng, để thấy được cái "hỗn" trong từng câu, từng từ :


(PL&XH-02/10/2013) - Bản khai của Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn,  1961, trú tại Việt Yên, Bắc Giang khiến nhiều người thấy rùng mình. Thế nhưng, khi nhận bản án Chung thân về tội Giết người, Hung thủ lại chối bay chối biến. Đến bây giờ, sau gần chục năm thụ án ở trại giam, Hung thủ vẫn khăng khăng rằng mình vô tội...

Theo lời Hung thủ “tố” tại thời điểm đó, hắn bị ép cung. Song có một sự thật không thể chối cãi đó là Hung thủ đã tự đến CA huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang xin đầu thú về hành vi dùng chai bia và dao nhọn sát hại chị Nguyễn Thị Hoa. Hắn cũng đã ghi rõ ràng sau khi gây án, nhận thức rõ hành vi tội ác của mình nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Biên bản tự thú này được kết thúc vào 18g30 sau 13 ngày xảy ra vụ án động trời tại tỉnh Bắc Giang.


Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn: Chỉ mong vợ con hãy rộng lòng tha thứ.  

Dấu chân lạ tại hiện trường...

Mặt khác, lời khai của Hung thủ thể hiện, khoảng 19g ngày 15-8, Hung thủ có đèo hai thùng đi lấy nước ở nhà chị Viển. Đi qua nhà chị Hoa, hắn nhìn thấy chị này đang lúi húi ở sau nhà và khi lấy nước về, Hung thủ không vào nhà chị Hoa nên không để ý điện có tắt hay không. Hắn cũng khẳng định thời gian đi lấy nước khoảng 15 phút. Vậy, chậm nhất 19g15, Hung thủ lấy nước xong và về quán của gia đình. Thế nhưng, lời khai của các nhân chứng cho thấy lúc 19g30, Hung thủ vẫn còn đang múc nước tại giếng nhà chị Viển. Như vậy, hơn 20 phút đồng hồ, từ 19g đến 19g25, Hung thủ không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai? Hiện trường vụ án, dù Hung thủ khai không vào nhà chị Hoa, nhưng ở một bản khai khác, hắn lại khẳng định và mô tả chi tiết từ cổng sau đến tủ vải đựng quần áo, công tắc, bảng điện đã tắt, nồi cơm điện vẫn còn đèn báo đỏ, nhà chị Hoa như thế nào. Sau khi sát hại chị Hoa, Hung thủ còn lấy chiếc gối trên giường đậy lên mặt nạn nhân, điều này phù hợp với lời khai của bà Hoàng Thị Hạnh (mẹ nạn nhân) là khi đến nhà chị Hoa, bà cũng thấ đèn báo đỏ của nồi cơm điện, chiếc gối đậy lên mặt chị Hoa rồi chính bà đã bật công tắc điện và rút phích cắm nồi cơm điện.

Ngoài ra, những thương tích trên người nạn nhân cơ bản phù hợp với lời khai của Hung thủ. Như việc, sau khi quật ngã chị Hoa, Hung thủ đã rút dao trong túi quần ra, đâm nhiều nhát vào mặt và người chị Hoa đến khi lưỡi dao bị gãy. Tang vật vụ án, là chiếc lưỡi dao mà CQĐT thu thập được qua nhận diện, Hung thủ cũng đã xác nhận là đúng. Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện, xung quanh dưới chân nạn nhân có nhiều mảnh chai vỡ và có một lưỡi dao (xác định là loại dao bấm) rơi cạnh xác nạn nhân. Đặc biệt, trên nền nhà có nhiều dấu chân trần dính máu, trong đó có một vết chân trái có kích thước dài 23cm – rộng 8,6 cm cách tường nhà phía tây 1,55m; vết chân thứ 2 cách vết chân đầu tiên 60cm và cũng có kích thước tương tự; vết chân thứ ba là chân phải sát vết chân trái thứ 2, có kích thước dài 23,5 – rộng 9 cm. Ngay sau đó, cảnh sát xác định kích thước chân của Hung thủ và vết chân tại hiện trường vụ án có nhiều điểm trùng nhau. Quá trình điều tra, rà soát tại hiện trường vụ án, CQĐT làm rõ, trước thời điểm gây án, Hung thủ còn “đột nhập” vào nhà người phụ nữ đã góa chồng, tắt điện, tìm nơi để “tâm sự”...

Lòng vị tha của người phụ nữ bị chồng phản bội?

Cả hai phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm, HĐXX đều tuyên án Chung thân về tội Giết người đối với Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn. Tuy nhiên, điều đau đớn hơn, khiến những người thân trong gia đình hắn phải xấu hổ với xóm làng là hành vi bỉ ổi của hắn đối với một người phụ nữ đang sống đơn thân. Chỉ vì nhục dục mà Hung thủ đã đẩy cả gia đình mình vào tấn bi kịch không gì có thể tha thứ được. Vậy mà, người vợ của Hung thủ đầy lòng vị tha. Dù biết rằng, chồng gây ra tội lớn mà tội đó xuất phát từ thói trăng hoa, phản bội vợ con, thế nhưng vợ Hung thủ vẫn rộng lòng tha thứ, động viên các con và gia đình lên tiếp tế cho hắn.

Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn tâm sự, bản thân hắn không được học hành đến nơi đến chốn. Sau khi cưới nhau vào năm 1981, vợ chồng Hung thủ sinh liền 4 đứa con đủ nếp đủ tẻ khiến Hung thủ mừng khôn xiết. Cũng từ đó, cuộc sống của gia đình Hung thủ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngoài công việc đồng áng, vợ chồng Hung thủ đã bàn với nhau mở cửa hàng tạp hóa kiếm thêm thu nhập. Chỉ một thời gian sau, do biết vun vén nên gia đình hắn cũng đã có của ăn của để và tích góp xây được căn nhà khang trang. Nhưng từ khi cuộc sống dư dả, Hung thủ lại sinh tật, nổi tính trăng hoa. Những người hắn nhắm tới là phụ nữ bị “khiếm khuyết” và bất hạnh trong cuộc sống gia đình như chồng chết hoặc đã ly hôn chồng. Vì vậy, chị Hoa không nằm ngoài danh sách tình ái của Hung thủ.

Hung thủ tố rằng, sau khi chia tay chồng, chị Hoa đã cặp kè với với người em rể của chồng và sinh được bé trai kháu khỉnh. Điều đó, khiến Hung thủ nghĩ đến chuyện sẽ “tòm tem” được người phụ nữ xinh đẹp. Song khi bị chị Hoa phản đối kịch liệt. Lòng nhỏ nhen nổi lên và sợ xấu hổ với bà con xóm làng nên hắn ta đã xuống tay sát hại nạn nhân một cách dã man để che giấu hành vi bỉ ổi của mình.

Hung thủ bảo rằng, từ khi về trại giam, hắn trải qua nhiều công việc khác nhau từ khâu bóng, làm vàng mã cho đến làm may. Dù công việc nào, Hung thủ cũng cố gắng để đạt định mức cán bộ ở phân trại giao. Giờ đây sức khỏe của Hung thủ đang giảm sút, nhất là những lúc “trái gió, trở trời”, chân tay hắn nhức mỏi, người đau đớn làm ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như tâm lý của hắn.

Hung thủ chia sẻ: Nhiều lúc hắn thấy lòng đau nhói, là thằng đàn ông và là trụ cột trong gia đình, ấy vậy mà hắn chẳng lo được cho các con. Thậm chí, đến nay đã 2 người con của Hung thủ xây dựng gia đình, có cuộc sống riêng mà hắn cũng không có mặt. Trước đây, cứ 2 tháng vợ Hung thủ và những người thân trong gia đình lại khăn gói lên thăm hắn một lần. Mới đây, Hung thủ nhận được thông tin vợ mình phải nằm cấp cứu tại BV 108 khiến tâm can hắn giằng xé. “Cả cuộc đời tôi là một tấn bi kịch. Tất cả những bi kịch này một tay tôi chuốc lấy. Giờ đây, tôi không biết phải làm gì để có thể cứu vớt được tình thế. Chỉ mong vợ con hãy rộng lòng tha thứ và hãy sống tốt...”, Hung thủ Nguyễn Thanh Chấn day dứt.

(Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Nguyễn Vũ-Pháp luật&Xã hội


 Bạn đọc có thể kiểm chứng tại link google đã cache lại tại :
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:rTaB_YZrdgEJ:www.tienphong.vn/Phap-Luat/648704/Dau-chan-to-cao-ke-trom-tinh-giet-nguoi-tpol.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=firefox-a
 còn đây là link ra sức xóa và báo lỗi  : http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/648704/Dau-chan-to-cao-ke-trom-tinh-giet-nguoi-tpol.html
Cao Châu - Đội thông cống nghẹt quận 1
Bài trên PL&XH bị xóa
Bài trên Tiền Phong (chép lại của PL&XH) cũng bị xóa 








Bổ sung tư liệu vụ án:

Bổ sung 2: Bảy năm trước, 'Tiền Phong' từng kêu oan cho ông Chấn

Xem bài báo 7 năm trước của Tiền Phong TẠI ĐÂY

03 tháng 11 2013

Lê Đức Thọ - một nhà thơ


Bà Huyện Thanh Quan có làm bài thơ Qua Đèo Ngang nổi tiếng, giang hồ, nho sĩ bấy lâu tâm đắc cũng nhiều, cãi nhau cũng lắm, nhưng ít nghe nói chuyện có ai đó họa vần bài này.

Cái phong vận thơ Đường luật, phải có xướng họa thì mới hay. Cho nên, có thể lúc đương thời, có tay cóc xoài mía ổi nào họa vần với bà Huyện, giờ tư liệu thất lạc đâu đó, nên mọi người ít biết.

Dù vậy, thời hiện đại có nhà thơ Lê Đức Thọ từng họa vần bài thơ này, hình như cũng không nhiều người biết, bài họa này trong tập “thơ Lê Đức Thọ” (1983), đọc thấy khẩu khí Đường thi hào sảng, họa vần đắc ý và có thần thái của người chiến sĩ cách mạng. 

Qua Đèo Ngang (bài xướng)

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
cỏ cây chen đá lá chen hoa
lom khom dưới núi tiều vài chú
lác đác bên sông rợ(*) mấy nhà
nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
thương nhà mỏi miệng cái da da
dừng chân đứng lại trời non nước
một mảnh tình riêng ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

(*) Có bản chép là “chợ”.

Qua Đèo Ngang (bài họa)

Quân vượt đèo Ngang quyết diệt tà
chiến công nối tiếp nở như hoa
bom rơi chật đất thù muôn thuở
máu đổ tràn sông hận mỗi nhà
đã quyết hy sinh cho đất nước
quản gì nát thịt với tan da
ngày vui thống nhất không xa nữa
nam bắc sum vầy ta gặp ta

Lê Đức Thọ

Bài thơ Bà Huyện xưa kia làm trong trạng thái hoài cổ, man mác tình non sông, len lén buồn trước quang cảnh đất nước. Còn họ Lê làm thơ nghe như tiếng quân ra trận. Lại khoan khoái ở chỗ Bà Huyện Thanh Quan dụng ý cụm từ “ta với ta” thường làm bối rối những nhà nho muốn họa, ở đây Lê Đức Thọ họa bằng cụm từ “ta gặp ta” để nói ngày Thống nhất, quả nhiên lợi hại.

Trong tập thơ nói trên còn đôi bài thơ mà những người lính biên thùy phía Bắc vẫn luôn mang theo trong hành trang của mình.

Ác-si-met đã nói: Hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả trái đất lên. Chỉ vậy thôi cũng thấy sức mạnh của điểm tựa rồi. 

Mùa đông năm 1982 khi đi công tác thăm chốt tại Khau Chia - Cao Bằng, bác Lê Đức Thọ nói:“Tôi đến đây nhưng không mang quà cáp gì cả, chỉ có bài thơ này xin tặng mọi người, nhan đề của nó là Điểm Tựa".

Thắng Còng: Nhờ có bài thơ này mà lính biên giới phía Bắc được ăn gạo 100% không phải ăn bo bo và nắp hầm(*) nữa. Nghe các anh lính cũ kể lại giai thoại là khi các anh lính xuống đón Cụ Lê Đức Thọ lên chốt đã mặc quần đằng sau ra đằng trước để giấu các vết rách ở đầu gối. Khi Cụ hỏi thì anh lính nhoẻn miệng cười và nói "Ưu tiên phía trước mà thủ trưởng" và thế là bài thơ "Điểm Tựa" ra đời, phía trước được ưu tiên.

ĐIỂM TỰA
Hàn thử biểu chỉ độ không
Đêm nay trời rét lắm…
Cái rét biên thùy lạnh buốt thịt da
Cả núi rừng chìm đắm giữa sương khuya
Gió vi vu thổi qua khe cửa nhỏ
Trằn trọc mãi thâu đêm không ngủ
Thương anh nhiều, anh chiến sĩ tôi ơi…

Điểm tựa trên cao, anh đứng giữa đỉnh đồi
Một mảnh áo bông thay nhau khi đổi gác
Súng lạnh buốt tay, mắt hướng về phía trước
Tai lắng nghe từng tiếng động trong đêm…

Tôi nhớ buổi chiều anh cõng tôi lên
Thân tôi yếu, không thể nào leo hết dốc
Mỗi bước anh đi tôi đếm từng nhịp thở
Hai trái tim thì thầm to nhỏ
Hơi ấm lưng anh sưởi ấm cả lòng tôi…

Khau Chỉa đây rồi anh nở nụ cười tươi
Ngồi sát bên anh bao lời tâm sự
Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc
Xa quê hương đã trọn mấy xuân rồi
Cuộc sống chiến trường năm tháng thêm vui…

Đời chiến sĩ đang còn nhiều khổ cực
Quần áo mỏng manh, cơm có bữa chưa no…
Đường dốc gập ghềnh lắm suối nhiều khe
Đôi lúc hỏng xe hàng không tới được
Gạo sấy khoai mì và bát canh toàn quốc
Nước chấm đại dương cũng đỡ lúc đói lòng…
Cũng có khi thịt ấm chân răng
Nhưng có bữa cơm toàn muối trắng
Sinh hoạt tinh thần còn bao thiếu thốn
Cả năm trời mới được một lần phim…

Báo chí báo đài ít có để xem
Điệu múa lời ca còn xa vời vợi
Ngày lại ngày nghe chim hót đầu non
Cả đơn vị anh không một cây đàn…
Mấy tháng một lần thư nhà mới đến
Mẹ lại bảo về vì mấy sào ruộng khoán
Thiếu bàn tay lao động để tăng gia…

Thư của người yêu… anh mỏi mắt chờ đợi
Mực đã cạn lại thiếu tờ giấy viết
Mối tình thắm cũng có khi phai nhạt
Nhưng thời gian rồi tất cả cũng trôi qua…
Đôi mắt anh nhìn khoảng trời xa
Nói đến anh tôi bỗng cười xòa
Đất nước khó khăn quân thù còn đó
Mộ liệt sĩ năm nào còn xanh ngọn cỏ
Nhưng giờ đây ấm áp nghĩa trang…
Ôi hồn anh là tâm hồn thời đại
Còn khó khăn nào hơn thế nữa không anh…

Tạm biệt anh trong vòng tay siết chặt
Anh hôn tôi một cái hôn thắm thiết
Mắt long lanh như thầm gửi điều gì…
Hạt mưa rơi trên đầu cây ngọn cỏ
Vườn nhà ai đào chớm nở những nụ hoa
Đi giữa dòng đời mà sao lòng cứ băn khoăn day dứt
Làm thế nào để anh được ấm thêm đôi chút…

Cứ mỗi độ gió mùa đông bắc sang
Chắc điểm tựa nay rét nhiều anh nhỉ
Gió ơi gió nhắn đôi lời thủ thỉ
Gửi tới anh bao nỗi nhớ tình thương…

Lê Đức Thọ
1982

(*): Bột mì hay mạch được năn thành hình như bánh bao sau đó ấn cho bẹp xuống rồi luộc lên, khi chín trông giống như cái nắp hầm tránh bom ở các đô thị miền Bắc hồi Mỹ ném bom và cứng có lẽ cũng chẳng thua beton khi để lâu.

Rõ ràng là bài thơ nói về tình cảm của bác Thọ với các chiến sỹ nơi biên cương, nhưng ngẫm sâu xa hơn thì đó chính là tình cảm thân thiết gần gũi đầy nhân bản giữa người lãnh đạo, đồng bào và chiến sỹ. 

Sau khi trở về, bác Thọ vẫn còn nhớ tới những người lính nơi biên cương xa xôi để rồi một năm sau bác viết bài thơ "Thăm anh" để thăm hỏi xem 

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Cánh lính biên giới phía Bắc như Thắng Thắng Còng cho hay các bác ấy luôn vui vẻ nói "Cơm ăn ba bữa quần áo mặc cả ngày" 

THĂM ANH

Vừa mới ngày nào lên điểm tựa
Đến nay đã trọn một mùa xuân
Đường đi biên giới đâu xa lắm
Nhưng khó thăm anh lại một lần

Mở đài nghe báo tin thời tiết
Đợt rét mùa này rét rét thêm,
Tôi ở miền Nam tràn nắng ấm,
Ước gì nắng ấm cả vùng biên.

Buổi ấy gặp anh lưu luyến mãi,
Mỗi độ đông về lại nhớ mong.
Chăn lạnh, bông thêm chừng mấy lạng?
Hở sườn mặc áo có còn chăng?

Mỗi năm gà, lợn nuôi bao lứa?
Khoai sắn tăng gia mấy mảnh vườn?
Hai bữa cơm ăn còn đói bụng?
Rau trồng liệu đủ bát canh suông?

Báo Đảng, báo Đoàn lên có tới?
Văn công, phim ảnh mấy tuần xem?
Thư nhà gửi đến mau hay chậm?
Đài mở nghe tin được mấy lần?

Cung cấp ưu tiên lên phía trước
Hay còn phân phối cảnh bình quân?
Khẩu phần đến đủ tay người nhận?
Tiêu cực bao phen có giảm dần?

Xa anh biết anh làm sao nhỉ?
Muốn hỏi thăm anh rõ ngọn ngành;
Cuộc sống ngày càng mong đổi mới
Cho rừng thêm đẹp, lá thêm xanh.

Đời anh bộ đội đầy mưa gió,
Đất nước thanh bình họa chửa yên,
Tay súng, tay cày thêm vững chắc,
Đạp bằng hiểm trở quyết vươn lên.

Tết này, anh hẳn vui hơn trước,
Tổ quốc bàn thờ ảnh Bác treo,
Giò mỡ, bánh chưng, cành mận trắng,
Tiếng đàn, giọng hát, suối mừng reo.

Hậu phương rộng lớn thương anh lắm,
Đồng ruộng đơm bao hạt lúa vàng,
Nhà máy, công trường ngày rộng mở,
Xuân về hoa thắm ngát trăm hương.

Thư anh, tôi gửi từ Minh Hải,
Anh ở biên thùy tận núi cao,
Đất nước hai đầu xa vạn dặm,
Mà lòng thương nhớ vẫn bên nhau.

Lê Đức Thọ
Minh Hải
Ngày 12 tháng 12 năm 1983.

15 tháng 10 2013

Tại sao phải lập ra Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch

Nhân có bác Giao lên bài về vấn đề nêu trên tiêu đề, xin trích một đoạn:

11/10/2013


Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)


Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.

Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.

Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).


Thậm chí, xin tiết lộ với bác Trần Hùng rằng, vào năm 1986, một nhóm học sinh chuyên (trong đó có tôi) đã được cử đến chào và tặng hoa cho Đại tướng cùng phu nhân Đặng Bích Hà. Tôi lúc ấy gọi Đại tướng là "Bác" nhưng lại gọi phu nhân là "Cô" (thực ra, nếu đúng, phải gọi là "Ông" và "Bà"). Bác lúc ấy về địa phương, với tư cách, đúng thực là Trưởng Ban Sinh đẻ có kế hoach thật. Ở địa phương lúc đó họ trình trọng giới thiệu đúng như vậy. Bác được đón tiếp ở nhà khách của Tỉnh ủy, vào buổi tối, và sáng hôm sau thì đi tuyến tỉnh tuyến huyện để thị sát tình hình. Lúc khác, khi thực sự cần thiết và thuận tiện, tôi sẽ trình ảnh chụp và các loại tư liệu của buổi tối hôm ấy. Ở thời điểm đó, công việc Sinh đẻ có kế hoạch được phát động rất rầm rộ như là một quyết sách để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nơi hưởng ứng lắm, đến mức, lúc ấy, tôi còn học theo mấy bác đàn anh đàn chú đàn bác của mình, viết được một cái truyện ngăn ngắn về đề tài Sinh đẻ có kế hoạch ! Bây giờ, nghĩ lại, phát ngượng, bởi lúc đó, "chưa ráo máu đầu", làm gì biết đến chuyện Sinh đẻ, mà cũng bàn chuyện Kế hoạch !

Bài học giá trị, để chúng ta chớ vội tin lời kể không bằng chứng của thư kí. Mà lời kể không bằng chứng của chính đương sự, để có thể sử dụng, phải mất rất nhiều công sức xác nhận. 

Bản thân chúng ta, nhiều khi còn phải dựa vào chính tư liệu để xác nhận trí nhớ của mình. Tư liệu là cái khách quan, có khi đến độ tàn nhẫn.

Đó là một trong nhứng lí do, để tôi từng nói đại ý rằng, cuốn Bên thắng cuộc của Huy Đức, với tôi, chỉ là dạng sách đọc giải trí tranh thủ trong phòng toa-lét mà thôi.
Khoằm góp vài ảnh chụp tài liệu cứng:




Đại Tướng nhận trách nhiệm đứng đầu Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch



Kết quả giai đoạn Đại Tướng nhận trách nhiệm đứng đầu Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch






Sau Đại Tướng thì ai đứng đầu Uỷ ban Quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch?








Tài liệu do bạn Linh Nguyễn cung cấp.

Bổ sung 1 - 09:01 - 17/10/2013:
Kẻ vô danhledunghcm  Wednesday, October 16, 2013 1:06:27 PM


Xem cái hình này thì thấy rằng ai làm về dân số cũng đáng hoan nghênh. VN vừa phải chiến tranh, vừa phải lo cho hàng chục triệu cái miệng ăn. Từ nghèo đói sang đủ ăn, mặc ấm rồi có dư để xuất khẩu gạo thì đó là một điều không thể phủ nhận

Chẳng những vậy khâm phục ở đại tướng là cho dù Đảng và Nhà Nước có phân công nhiệm vụ nào đi nữa thì cũng làm tốt, làm tròn trách nhiệm. Không hề kêu ca, than vãn, hay nản chí. Đó mới là người cộng sản chân chính luôn luôn được nhân dân kính trọng, yêu mến. 

12 tháng 10 2013

Những chân dài trong biệt đội “Thiên Nga”


Biệt đội Thiên Nga là một tổ chức tình báo gồm toàn nữ nhân viên của lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia VNCH trước năm 1975. 
  Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga NỮ THIẾU TÁ CSQG NGUYỄN-THANH-THỦY 



Biệt đội này được thành lập từ năm 1968, trực thuộc Khối Đặc Biệt của Bộ Tư Lệnh CSQG/VNCH, do Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy chỉ huy, nhằm mục đích sưu tầm tin tức các tổ chức của VC xâm nhập và phá vỡ các tổ chức hạ tầng cơ sở của VC tại Đô thành Saigon cũng như tại các tỉnh Miền Nam VN. 

Biệt đội Thiên Nga từng khoe thành tích tổ chức xâm nhập, len lỏi vào các tổ chức của cộng sản, những tổ chức thiên tả thân Cộng như các Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, Hội Các Bạn Hàng tại các chợ, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các tổ chức tôn giáo khuynh tả.

NDVN: Thực dân đế quốc Pháp-Mỹ-Vatican đô hộ Việt Nam hơn 100 năm, biết rằng sức mạnh dân tộc Việt DỰNG NƯỚC CHỐNG NGOẠI XÂM là TAM GIÁO, trong đó PHẬT GIÁO chủ lực VIỆT TỘC “Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc”. Cho dù Phật Trần Nhân Tông và tuyệt đại đa số Phật tử Việt sinh ra và lớn lên trên đất Việt đều phải đền ơn TỔ QUỐC đó là TỨ ÂN của nhà Phật nói riêng, không những thế Phật tử ở các quốc gia trên thế giới cũng phải vậy nói chung.

Chỉ có, Phật tử TẠP CHỦNG QUỐC không có TỨ ÂN đó, TẠP CHỦNG QUỐC là QUÂN CƯỚP XÂM LĂNG tàn sát Nhân loại của DỊ CHỦNG DA TRẮNG, diệt chủng DÂN DA ĐỎ chiếm đoạt CHÂU MỸ LA TIN trên 300 năm qua và CHIÉN TRANH DIỆT CHỦNG ở Afghanistan-Iraq-Lybia-Syria,….Việt Nam [ĐÔNG DƯƠNG]-

Cho nên, CIA tuyển chon một số Việt gian xâm nhập vào PHẬT GIÁO, để tạo nổi loạn DBHB như ở BA LAN, thật là ngớ ngẫn “Ăn Đong Chính Trị”. Vì Phật tử Việt, chỉ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, chứ không phản bội đất nước DBHB do những tên sư phản loạn CIA Quảng Độ, Nhất Hạnh Chân Không [Nhất Hạnh là CIA Linh mục sư mặc áo Cà Sa, được Thủ trưởng CIA Cao Ngọc Phượng “MỸ NHÂN KẾ PHÁP MÔN THIỀN ÔM” CHÂN DÀI TRONG BIỆT ĐỘI THIÊN NGA đào tạo] BIẾN LOẠN BÁT NHÃ.
Thanh Thiên Nga (tài liệu hiếm hoi về Biệt đội Thiên Nga - Biệt đội nữ tình báo "nổi tiếng" của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH) 
Cao Ngọc Phương CIA THIÊN NGA CHÂN DÀI đầu tiên ở Việt Nam với đặc vụ mê hoặc và cải đạo Đại đức Tâm Quán Nhất Hanh, là Tăng sĩ có danh ở thuộc địa Nam Việt Nam, cho âm mưu DBHB BIẾN LOẠN BÁT NHÃ vừa qua.

Trong khi đó, Việt Minh Cộng Sản Đảng hay nói cho đúng nghĩa là Toàn dân kiên cường trường kỳ kháng chiến “Đánh cho Mỹ cút, Đánh cho Ngụy nhào”, là toàn dân làm TÌNH BÁO xâm nhập vào tổ chức Việt gian Romagiáo và Ngụy VNCH như là Ba Quốc [Đặng Trần Đức], Vũ Ngọc Nhã, Phạm Ngọc Thảo,….
truyện của họa sĩ Ớt – Huỳnh Bá Thành
Và nay, NHỮNG CHÂN DÀI BIỆT ĐỘI “THIÊN NGA” thế hệ 2 và 3 dưới dạng những nhà Doanh nghiêp, Du sinh [kể cả du sinh CAND và QĐND], Bác sĩ, Kỹ sư, Nghiên cứu khoa học, Ca sĩ…. đã trở về xâm nhập vào các cơ quan Nhà nước ta và từ chi bộ cho đến trung ương Việt Minh Cộng Sản Đảng

Chúng ta TỊNH TÂM và THIỀN ÔM vài ba phút, hình dung CIA Cao Ngọc Phượng đã có những đặc vụ phản bội TỔ QUỐC như thế nào bài viết dưới đây:

Thứ Hai, 07/10/2013 - 11:10 AM

Những chân dài trong biệt đội “Thiên Nga”

Trùm biệt đội Thiên Nga Nguyễn Thị Thanh Thủy lúc trẻ.
Trước năm 1975, có một số cơ sở cách mạng và cán bộ mật nằm vùng của ta bị địch phát hiện bắt bớ, tù đày do bị chỉ điểm, chiêu hồi mà không xác định được đối tượng tình nghi. Hoạt động này do một tổ chức mang tên biệt đội “Thiên Nga” thuộc Tư lệnh Cảnh sát đô thành Sài Gòn, được CIA Mỹ huấn luyện và đào tạo rất công phu sử dụng làm gián điệp, chỉ điểm trà trộn vào trong dân và vùng kháng chiến của ta để phát hiện tung tích cán bộ nằm vùng và đầu độc cán bộ. Nguy hiểm nhất của đội quân này là chúng biến những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường chân yếu tay mềm, hiền lành chất phác, lam lũ thành những con rắn độc để giết hại đồng bào của mình, phản bội lại Tổ quốc Việt Nam.

Lò luyện những "thiên nga" chân dài

Sau Tết Mậu Thân 1968, chính quyền Sài Gòn lập tức tăng cường các lực lượng cảnh sát, an ninh, quân cảnh để ngăn chặn sự xâm nhập vào đô thành miền Nam của các lực lượng tình báo, biệt động cách mạng. Do đó, tháng 8/1968, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia (CSQG)  Sài Gòn thành lập một tổ chức tình báo toàn là phụ nữ có tên là "Biệt đội tình báo Thiên Nga", trực thuộc Khối Đặc biệt hoạt động độc lập tuổi từ 18 đến 35. Nhiệm vụ của Biệt đội Thiên Nga là sưu tầm tin tức, chỉ điểm các tổ chức Việt cộng, xâm nhập và phá vỡ các đường dây liên lạc, tình báo của Việt Cộng tại đô thành Sài Gòn và các địa phương.

Biệt đội Thiên Nga Thủ đô gồm 11 quận của đô thành, có văn phòng tại Bộ Chỉ huy CSQG Thủ đô và các quận. Ngoài ra, còn có Biệt đội Thiên Nga Vùng I, II, III, IV tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau. Nguồn nhân viên của các đội Thiên Nga do địa phương tuyển mộ những cô gái xinh đẹp, có nhân thân liên quan đến Việt Nam Cộng hòa, kể cả cô nhi quả phụ được coi là đối tượng ưu tiên đặc biệt. Đây là đối tượng có sự tham gia tuyển chọn và đào tạo của cố vấn CIA Mỹ.

Sau khi được thành lập, Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã bắt tay vào một kế hoạch huấn luyện các nữ nhân viên được tuyển lựa gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội: có thể là người bán rau, cá ở chợ, bán hàng rong, bán vé xe buýt, nhân viên bưu điện, điện lực, thư ký văn phòng, học sinh sinh viên, cô giáo và vũ nữ...

Các nữ nhân viên lần lượt được học qua các lớp tình báo căn bản (4 tuần), theo dõi (6 tuần), cán bộ điều khiển (8 tuần) và đặc biệt là khóa tác xạ tại Trường Tình báo Trung ương. Khóa sinh phải đủ điểm cho lớp trước mới được xét lên lớp kế tiếp. Trong thời gian thụ huấn, các khóa sinh ở nội trú và mang bí số riêng.

Công việc giảng dạy do các giảng viên trường tình báo phụ trách, còn giám thị của trường do các nhân viên Thiên Nga Trung ương đảm nhận. Các khóa sinh sau khi thụ huấn chuyên môn xong, trở về đơn vị tại các địa phương, nơi đã gửi đi học và bắt đầu nhận công tác do các ngành đặc biệt phân nhiệm trực thuộc phụ tá. Đặc biệt địa phương phải báo cáo thành quả công tác về Thiên Nga Trung ương.

Ở cấp Trung ương, ngoài các lớp kể trên, các nữ nhân viên Thiên Nga còn theo học các lớp kỹ thuật chuyên dụng như: nhiếp ảnh (chụp hình bí mật), kỹ năng giao tiếp, hóa trang, học lái xe gắn máy và xe hơi, một số được học thêm các lớp thẩm vấn.

Biệt đội trưởng, Phụ tá Biệt đội trưởng Thiên Nga Trung ương và các cán bộ điều khiển đều là các nữ sĩ quan Cảnh sát tốt nghiệp khóa I Học viện CSQG. Riêng Biệt đội trưởng và phụ tá đã tốt nghiệp thêm khóa Trưởng phòng Đặc biệt tại Trường Tình báo Trung ương vào các năm 1968-1969. Ngoài các nữ sĩ quan và nhân viên cảnh sát chính thức, Biệt đội Thiên Nga còn sử dụng một số rất đông nữ hồi chánh viên, nữ can phạm chính trị, các công nhân hãng xưởng, nhân viên các cơ quan chính phủ (ngoài cơ quan Cảnh sát), các bạn hàng chợ, các sinh viên trường trung học và đại học, thành phần bất hảo... để làm mật báo viên cho Biệt đội. Số cộng tác viên nhiều gấp nhiều lần số nhân viên chính thức.
Nhiệm vụ đặc biệt của Biệt đội Thiên Nga là nỗ lực tìm đầu mối, lập kế hoạch công tác, tìm cách xâm nhập, len lỏi vào các hội, đoàn phụ nữ Việt Nam, hội đoàn bạn hàng các chợ, Hội Phụ nữ đòi quyền sống, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các thành phần tôn giáo khuynh tả, các tổ chức sinh viên học sinh đấu tranh để kịp thời phát hiện người cầm đầu các tổ chức đó…

Chân dung một chỉ huy biệt đội Thiên Nga

Theo hồ sơ, trùm biệt đội Thiên Nga mang hàm thiếu tá, tên Nguyễn Thanh Thủy sinh trưởng tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong một gia đình nhà giáo, thuở nhỏ học Trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Xuất thân trong gia đình không có bất kỳ ai tham gia quân đội hay lực lượng cảnh sát, thế nhưng hình ảnh nữ y tá duy nhất Genevieve de Galard, người Pháp, "còn trẻ măng, chưa có gia đình" tham gia trong cuộc chiến Điện Biên Phủ, được báo chí loan tải, đã đi vào tiềm thức của cô bé Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy mới 11 tuổi. Học xong bậc trung học, Thanh Thủy thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, nhưng đang học dở dang thì xin nghỉ vì lý do sức khỏe.

Năm 1965, cô ả thi tiếp vào Trường Chính trị Kinh doanh Đà Lạt, học tới khi sắp sửa tốt nghiệp thì hay tin bên Cảnh sát tuyển "sinh viên sĩ quan", nên ghi tên dự thi, lúc đó 21 tuổi. Bỏ ngang chuyện học ở Đà Lạt, đầu năm 1966 Nguyễn Thanh Thủy vào Sài Gòn khởi đầu chương trình học sĩ quan cảnh sát.

Sau một năm huấn luyện, nhà trường muốn chọn ra 5 trong số 18 cô gái được tuyển vào chương trình "biên tập viên cảnh sát" (tức những người phải có bằng đại học hoặc tú tài 2 trở lên), để vào "khối đặc biệt". Tuy nhiên, không một cô nào muốn mình là người được chọn, ngay cả Thanh Thủy. Do đó, tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc CSQG khi đó, ra lệnh cả 18 cô biên tập viên mới ra trường đều phải về khối Đặc biệt thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo.

Sau một khóa huấn luyện đặc biệt tại Malaysia trở về, "Biệt đội Thiên Nga" được thành lập vào tháng 8/1968, từ một số người trong số 18 cô gái nói trên. Nguyễn Thanh Thủy chính là một trong những "Thiên Nga" đầu tiên hăng hái nhất.  Năm 1969, sĩ quan cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy bắt đầu giữ chức vụ đội trưởng đội nữ tình báo Thiên Nga cho đến ngày bị bắt vào tháng 5/1975.

Cũng cần nói thêm, trong ngành CSQG Sài Gòn trước đây, trước khi thành lập Học viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan, ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa 1 Học viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát. Mặc dù sau này ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa 1. Nguyễn Thanh Thủy đã cùng gần 50 cô gái khác tuyển tình nguyện vào học nội trú trong Học viện CSQG.

Biệt đội Thiên Nga gồm những cô gái chân dài, được tuyển mộ làm cảm tình viên, mật báo viên, hoạt động khắp lãnh thổ miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ thành thị đến những vùng nông thôn xa xôi tuổi từ 20 đến dưới 40, hoạt động thâm nhập vào các tổ chức của hạ tầng cơ sở cách mạng. Biệt đội Thiên Nga trong thời gian này đã rêu rao thành tích cấy người được vào trong thành phần thứ ba, hoạt động trong tổ chức Phụ nữ đòi quyền sống của bà luật sư Ngô Bá Thành.

Tất nhiên đây là thành tích rêu rao từ một phía, vì nếu Thiên Nga tài giỏi như vậy hẳn khó có những nhà tình báo, biệt động thành lỗi lạc của Cách mạng hoạt động trong các cơ quan đầu não Sài Gòn như Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo, Tám Thảo… và ai cũng biết câu chuyện về ông Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng), quê ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Biệt đội Thiên Nga.
Đầu năm 1970, trong một lần Năm Thắng chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội - Trưởng Ty Công an Bến Tre, đột nhiên hỏi anh: "Tao thấy mày trắng trẻo, xinh xắn như… con gái. Hay là mày giả gái vô làm trong đội Thiên Nga đi". Năm Thắng kể lại: "Cấp trên giao cho tui trong vòng 6 tháng phải tìm cách lọt được vào đội Thiên Nga, vì thế tui phải về nhà để má tui dạy làm... con gái". Những ngày sau đó, Năm Thắng bắt đầu tập chuyển đổi "giới tính" với việc làm quen giày cao gót, áo ngực cũng như để tóc dài, gội đầu bồ kết. Nhưng điều đó chưa khó bằng cách tập đi lại, nói năng, điệu bộ...

Mấy tháng trời tập luyện, cuối cùng tại địa bàn Mỏ Cày đã xuất hiện cô gái Năm Thanh duyên dáng chuyên bán hàng rong. Câu chuyện giả gái của Năm Thắng (mật danh F5) là một cú tát cực mạnh vào bộ máy tình báo ngụy mang tên Thiên Nga, chúng không bao giờ ngờ được rằng, trong hàng ngũ Thiên Nga của chúng lại có "Thiên Nga" Việt cộng trà trộn vào, mà lại là một "đực rựa" chính gốc hoạt động cho đến khi còn một tháng là giải phóng, tổ chức cho phép rút ra căn cứ an toàn vì con trai Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) quá si tình Năm Thanh đòi phải cưới gấp.

Tháng 5/1975, thành phố Sài Gòn náo nức tưng bừng cờ hoa mừng giải phóng, hòa bình thì cũng là lúc những kẻ phía bên kia như bầy Thiên Nga đang sống trong những ngày tháng đầy hoang mang, lo sợ. Lúc này, chồng trùm biệt đội Thanh Thủy là đại úy Lê Thành Long, sĩ quan Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt đã ra trình diện chính quyền quân quản và thi hành cải tạo.

Hồi ức về bản thân khi đã được định cư tại Hoa Kỳ, cựu trùm biệt đội Thanh Thủy chua chát kể lại rằng: "Không ai trong gia đình, kể cả chồng biết được tôi là một "Thiên Nga" và là chỉ huy. Người cha già là một thầy giáo dạy học, chỉ biết con gái là một thiếu tá cảnh sát. Chồng Thanh Thủy cũng chỉ biết vợ mình làm ở "khối đặc biệt" nhưng không biết công việc cụ thể của vợ là gì. Gia đình chồng chỉ biết, họ có con dâu là một sĩ quan cảnh sát, dạy học ở Trường trung học Cảnh sát Trung Thu. Một con người luôn phải sống trong sự khép kín, không bao giờ được nói thật và không bao giờ có thể tìm được sự chia sẻ, đồng cảm.

Những đòn "oan ức" mà nhiều Thiên Nga khi đã về già kể lại đều rất tức tưởi, xót xa hệt như nhau. "Thiên Nga" Hà Thị Đông Nga, cựu trung úy cảnh sát, xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình Bộ Tư lệnh Cảnh sát Sài Gòn kể: "Những Thiên Nga hầu hết đều ở tuổi 17 - 20, ai cũng có những tình cảm riêng. Có điều tình cảm riêng đó đôi khi gãy đổ rất oan ức. Nhẹ nhàng thì một buổi chiều mình hẹn người yêu thì công tác tới, mà nghề này công việc bất kể giờ giấc. Có thể là 11, 12h đêm có thể là 1, 2h sáng. Lấy lý do gì biện minh cho hành động của mình đây?".

Nguyễn Thanh Thủy tập trung cải tạo một thời gian tại các trại Long Thành, Z30D  đó cũng là thời gian hai đứa con nhỏ khuyết tật lớn lên trong sự chăm sóc của ngoại, sau đó là của cha, khi ông này trở về từ trại cải tạo vào tháng 10/1981.

Ngày trùm biệt đội Thiên Nga được trả tự do đã mày mò về góc đường Hai Bà Trưng - Phan Đình Phùng bán cơm tấm, nước ngọt kiếm sống qua ngày cho đến lúc được xuất cảnh theo diện H.O vào tháng 2/1992 và định cư tại quận Cam, California. Tại Mỹ vào năm 2002, con gái đầu lòng của hai vợ chồng này đã qua đời đột ngột và để lại một đứa cháu mắc bệnh bẩm sinh.

Chiến tranh đã qua đi. Quá khứ dần khép lại. Nhưng câu chuyện về thân phận những người đã dự phần trong những biến động lịch sử, nhất là những người làm cho Biệt đội Thiên Nga, hiện thân của những con rắn độc hại người không gớm tay. Họ đã phải trả giá khi lịch sử sang trang nhưng vẫn còn đó những bài học về sự cảnh giác với kẻ thù khi mà còn không ít những con rắn độc đội lốt Thiên Nga còn sống và đang tồn tại quanh ta.
Nam Yên (tổng hợp)
Phụ trách biên tập: Trần Thị An Bình - Nguyễn Trang Dũng - Trần Anh Tú
© 2004. Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An. All rights reserved.
® Liên hệ với Tòa soạn khi phát hành lại thông tin từ Website này. Ghi rõ nguồn "CAND.com.vn"


Sau 30/4/1975 Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy (K1/HVCSQG)  đi cải tạo 13 năm, sau đó sang cư ngụ tại Quận Cam theo diện H.O. từ năm 1992
Sau phong trào Đồng khởi, tinh thần kháng chiến chống lại chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ xâm lược ở Bến Tre ngày một lên cao. Để ổn định và tái kiểm soát tình hình, Mỹ - ngụy thành lập tổ chức Thiên Nga - Phượng Hoàng nhằm tung lực lượng mật vụ, thám báo... vào các tổ chức kháng chiến rồi từ đó chỉ điểm, cài cắm khiến hàng loạt cơ sở kháng chiến của ta nằm trong lòng địch bị lộ, nhiều chỉ huy cấp cao trong vùng bị bắt… Tổ chức tình báo này có cách thức hoạt động gần như CIA và gây không ít thiệt hại cho quân cách mạng. 

Tổ chức Thiên Nga - Phượng Hoàng này chia làm 2 ban nam, nữ để trà trộn vào lực lượng kháng chiến. Ở Bến Tre, ban nam dưới sự chỉ huy của trung úy Mười Râu khét tiếng ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân, ban nữ dưới quyền kiểm soát của Sáu Dung là em gái của Mười Râu. Tổ chức này hoạt động hết sức ma quái nên phong trào kháng chiến ở Bến Tre gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ty Công an tỉnh Bến Tre đưa ra nhận định phải phá cho bằng được tổ chức thám báo Thiên Nga bằng cách “lấy độc trị độc”. Chúng ta đưa người vào tổ chức trên để nắm thông tin rồi đưa ra ngoài để lực lượng du kích tiêu diệt những tên thám báo đang nằm vùng hoặc ẩn trong tổ chức kháng chiến.

Hình ông Năm Thắng trong căn cước
với cái tên con gái Huỳnh Thị Thanh.
Nhận nhiệm vụ, ông Đặng Tấn Phong (lúc đó là cán bộ Ty Công an tỉnh Bến Tre) rất hoang mang vì không biết tìm đâu ra một người con gái vừa kiên định, vững lập trường và phải đặc biệt dũng cảm để cài cắm vào lực lượng của địch nắm tình hình. Nhiệm vụ khó khăn tưởng chừng rơi vào bế tắc thì đến một hôm ông gặp Năm Thắng tại Định Thủy. Năm Thắng có giọng nói nhỏ nhẹ, người mỏng cơm, bước đi hơi yểu điệu như con gái, lại là con trong gia đình có truyền thống cách mạnh nên ông Phong hình thành ý nghĩ cho Năm Thắng giả gái để làm nhiệm vụ.

“Năm Thắng lúc bấy giờ nó giống con gái lắm, ngay cả cái cục trái khế ở cổ mà đàn ông hay có thì nó lại không, với thêm nữa nhà Năm Thắng có truyền thống cách mạng, anh nó vừa mới hy sinh nữa nên tôi nhanh chóng báo cáo với lãnh đạo Ty Công an tỉnh về vấn đề này và được chấp thuận kế hoạch cho Năm Thắng giả gái” - ông Đặng Tấn Phong (nguyên là thiếu tá công an tỉnh Bến Tre) hồi tưởng lại.
“Nhận nhiệm vụ giả gái, tui hoang mang lắm chứ. Đang là thằng đàn ông thế này mà bắt tui giả gái vào sống trong lòng địch. Lúc đầu tui không nghĩ ra nổi, nhưng do thù bọn Mỹ - ngụy quá, nó đã giết hại anh Ba tui, bạn bè tui nên tui quyết định nhận nhiệm vụ, với lại mấy anh trên tỉnh chắc cũng xem xét và tin tưởng mới giao cho tôi nhiệm vụ như vậy” - ông Năm Thắng giãi bày về hoàn cảnh khi mình phải nhận một nhiệm vụ lạ lùng như vậy. Ông còn cho biết thêm do cái cổ không có trái khế nên giọng nói của ông mới dịu dàng, êm ái như con gái như vậy. Điều này cũng rất hiếm gặp ở người đàn ông trưởng thành.

Sau khi nhận nhiệm vụ, Năm Thắng có thời gian 6 tháng để thâm nhập vào tổ chức tình báo Thiên Nga, trong thời gian này, mọi khâu chuẩn bị đều hoàn toàn bí mật và mẹ Năm Thắng - bà Trương Thị Chánh chính là người duy nhất biết điều này, bà cũng đồng thời tìm mọi cách giúp người con trai út giả trang thành nữ giới. Hơn 20 năm sống với hình hài con trai, mọi thói quen đi đứng, sinh hoạt, nay lại phải thay đổi trong vòng 6 tháng trời là chuyện cực kỳ khó khăn. 

Mẹ anh bất đắc dĩ trở thành người hướng dẫn anh tập luyện một cuộc sống của người phụ nữ:
“Tôi cho nó tắm gội với lá hương nhu, lá sả, bồ kết để mượt tóc, rồi dạy nó nết đi đứng ăn ở của con gái; may cho nó 5-6 cái quần xilíp rồi cũng chừng đó cái áo ngực để nó mặc, mấy cái áo ngực tui phải may độn bông gòn vào trong đó để nó mặc mới được, chứ sơ hở tụi thám báo nó biết được thì chết” - mẹ ông Năm Thắng - bà Trương Thị Chán nói.

Bổ sung 25/4/2014: Phim tài liệu: "Người mang mật danh F5" ANTV