Khoằm

30 tháng 4 2008

Tiểu đoàn Lá Bép


Cuối năm 1961, lực lượng vũ trang Quân khu 6 (hay Khu 6 - là vùng đất nay thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắc Nông) có ba đại đội bộ binh, một đội đặc công và một đại đội hỏa lực. Bộ đội địa phương Bình Thuận và B3 (Bắc đường 21) có đại đội còn các tỉnh khác có trung đội.

Tháng 8/1961, miền Bắc chi viện vào 2 khung tiểu đoàn có quân số thiếu là Tiểu đoàn 186 và Tiểu đoàn 365. Tiểu đoàn 365 nhập với Tiểu đoàn 120. Tiểu đoàn 120 sau lên đánh ở Tuyên Đức đổi tên thành Tiểu đoàn 840. Mỗi khung tiểu đoàn có 300 người, mỗi đại đội có khoảng 70 người. Hai đơn vị này sau là chủ lực của Khu.

Tiểu đoàn 186 còn mang một cái tên rất thân mật là Tiểu đoàn Lá Bép. 

Lá bép là một loại lá cây rừng, hay còn gọi rau nhíp mọc nhiều ở bìa rừng, nơi ẩm thấp, nấu nhừ ăn ngọt như rau ngót, có thể ăn trừ bữa như các rau môn thục, tàu bay, măng, đoóc ở suốt dãy Trường Sơn đã từng nuôi sống bộ đội trong những hoàn cảnh khó khăn.
 Loại rau này có đặc điểm là nếu nấu không kỹ ăn vào sẽ bị nôn mửa. 


Lá bép non có màu đỏ phớt, dưới cuống lá màu xanh, khi nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi, thường dùng để nấu canh thụt chung với đọt mây, hay xào với các thực phẩm khác...

Không chỉ thơm ngon, lá bép còn cung cấp nhiều năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe. 

Một loại rau đặc trưng, được ưa chuộng và không thể thiếu trong bữa ăn của đồng bào là cà đắng. Quả cà đắng có hình dạng giống cà pháo, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt là có vị đắng rất đặc trưng. Ðồng bào thường nấu cà đắng chung với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt, đậu phụ hoặc um với lươn, ếch...
Lá bép, đọt mây được bày bán ở chợ Gia Nghĩa
Ngày xưa, cà đắng mọc nhiều, nhưng nay đã ít đi, nên đồng bào lại mang giống về trồng xung quanh nhà cho tiện dùng. 

Ðiều đáng nói là giờ đây, những món ăn dân dã ấy nghiễm nhiên trở thành “đặc sản” có mặt ở không ít nhà hàng, quán ăn, thu hút thực khách thưởng thức. Vì vậy, hiện có không ít người xem việc đi tìm hái đọt mây, lá bép, cà đắng là “nghề” để cải thiện cuộc sống.

Tại Khu VI, cuộc chiến đấu cũng diễn ra giằng co, quyết liệt. Thực hiện chủ trương của khu đưa bộ đội chủ lực đánh vào một chi khu quân sự của địch có công sự phòng ngự vững chắc để rút kinh nghiệm, đồng thời tạo thế cho phong trào phá ấp chiến lược, ngày 4-8, lực lượng vũ trang tỉnh Bình Thuận đã nổ súng tiến công chi khu quận lỵ Hàm Tân. Sau 15 phút chiến đấu, ta đã làm chủ chi khu, diệt và làm bị thương 136 tên, bắt sống chín tên, gọi hàng năm tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị và các máy thông tin. Tiếp theo, ta phục kích diệt gọn một đại đội bảo an kéo đến tiếp viện, diệt gần 100 tên. 

Ngày 4-10, sư đoàn 23 ngụy mở chiến dịch An Lạc đánh phá quyết liệt các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đắc Lắc nhằm phá tuyến hành lang chiến lược chạy qua nam Tây Nguyên. Địch dựa vào ưu thế cơ động nhanh, đột kích bất ngờ của máy bay trực thăng chiếm các điểm cao làm bàn đạp rồi từ đó hình thành nhiều mũi, nhiều hướng xuyên rừng phục kích, lùng sục. Cuộc chiến đấu giành giật giữa ta và địch kéo dài gần hai tháng. Ta cố bám trụ giữ đất, bảo vệ dân; địch quyết đánh bật ta ra khỏi địa bàn để gom dân, xây dựng ấp chiến lược, cắt hành lang vận chuyển.

Để bảo vệ nơi đứng chân, đồng thời tiêu diệt bộ phận sinh lực của địch, Quân khu VI quyết định điều tiểu đoàn 840 từ Khánh Hoà lên cùng tiểu đoàn 186 của khu làm lực lượng chủ yếu tiêu diệt cứ điểm Đầm Ròn. 

Đầm Ròn là nơi địch đặt sở chỉ huy Bộ Tư lệnh hành quân, sở chỉ huy trung đoàn 45 và khoảng 700 quân. Ở giữa là sở chỉ huy, chung quanh có sáu chốt tiền tiêu, mỗi chốt bố trí một trung đội hoặc một đại đội canh gác ngày đêm. Mỗi chốt đều có công sự dã chiến, hàng rào dây thép gai và mìn nổ chậm bảo vệ. Đêm 5-12 (8-11 âm lịch), lợi dụng trời tối không có trăng, lực lượng của ta gồm bốn đại đội bộ binh, một đại đội đặc công và một bộ phận hoả lực táo bạo, bất ngờ tiến công địch bằng chiến thuật mật tập. Sau 55 phút chiến đấu, ta làm chủ khu trung tâm, đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy hành quân, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 tên, trong đó có tên trung đoàn trưởng trung đoàn 45. Ta phá hỏng nhiều vũ khí, điện đài và các trang bị của địch.  
Phát huy chiến thắng, ngày 11-12, đại đội 2, tiểu đoàn 186 đa số là tân binh mới được bổ sung, do đại đội trưởng Năm Lao chỉ huy dũng cảm quần đánh với hai đại đội địch tại khu rẫy Đắk - Trepun (cách cơ quan khu uỷ 1,5 km đường chim bay) từ 8 giờ đến 16 giờ, diệt 40 tên, địch phải rút về phía tả ngạn sông Krông Nô, căn cứ được bảo vệ an toàn. Lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng còn phục kích trên đường 20 (đoạn cuối đèo Bảo Lộc) diệt 19 tên, phá huỷ hai xe quân sự, thu 21 súng, phá vỡ kế hoạch của địch đưa lực lượng cơ động xuống hỗ trợ cho bọn bình định kìm kẹp dân ở khu tập trung Phước Lạc. Lực lượng các trạm giao liên trên đường hành lang chiến lược phối họp cùng với du kích trên từng đoạn đường, phát huy tác dụng của vũ khí thô sơ, ngăn chặn, đánh địch, bảo đảm sự đi lại, vận chuyển được liên tục, an toàn.
Chiến thắng của lực lượng vũ trang Quân khu VI gây được niềm phấn khởi, tin tưởng trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong chiến đấu nổi lên tấm gương khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, bền bỉ, liên tục tiến công địch của tiểu đoàn 186. Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn từng ngày, từng giờ vừa đánh địch, vừa phải vật lộn với đói khát bệnh tật. Nhiều chiến sĩ sống trong rừng bị sốt rét da vàng, bụng ỏng, có chiến sĩ đi không nổi phải chống gậy nhưng tinh thần, ý chí quyết thắng không chuyển lay. Giữa những ngày chiến đấu đầy thử thách cuối năm 1962, tiểu đoàn được đồng bào các dân tộc giúp đỡ lương thực, cứu chữa thương bệnh binh. Lương thực cạn, đồng bào lại mách bảo cho bộ đội loại “lá bép”, lá non để nấu canh, lá già có thể ăn thay cơm vì có bột. Nhờ có loại lá này mà toàn đơn vị đã trụ được hàng tháng đánh địch. Từ đó, tiểu đoàn 186 có tên “tiểu đoàn lá bép”. 
--------
Tháng 4 năm 1963, lực lượng của quân khu được tổ chức biên chế lại cho phù hợp với tình hình thực tế lúc bấy giờ. Do lực lượng vũ trang bên dưới còn quá yếu, điều kiện bảo đảm hoạt động tập trung còn khó khăn, nên giải thể một số tiểu đoàn để lấy cán bộ, chiến sĩ đưa xuống, xây dựng bộ đội địa phương tỉnh, huyện (như lấy Tiểu đoàn 36, bổ sung cho Tuyên Đức và Quảng Đức, lấy hai đại đội của Tiểu đoàn 39 bổ sung cho Khánh Hòa, v.v.). 

Quân khu chỉ còn giữ hai tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 186 và Tiểu đoàn 840, quân số hoạt động mỗi tiểu đoàn cũng chỉ có 250 đến 300 tay súng); và một khung tiểu đoàn trợ chiến. Tuy lực lượng ít nhưng việc cung cấp rất khó khăn, lương thực thường xuyên lúc bấy giờ là: mì-măng-môn-muối mà chiến sĩ gọi đùa là công thức “+4M”. Tiểu đoàn 186 thường phải ăn lá bép trừ cơm nên được gọi vui là “Tiểu đoàn lá bép”. 
---------- 
- Còn xa thế à ? Vậy tôi tưởng là ít ra mình cũng đã đi được nửa đường rồi chớ.
- Chưa đâu, còn lâu lắm !
- Sức khỏe đâu nữa mà đi.
- Bồi dưỡng bằng nước suối, bằng lá bép.
- Lá bép là gì?
- Là lá bép.
- Nó ra làm sao ?
- Như lá sộp vậy. Cũng láng láng, ăn sống không được, nấu canh ăn nghe béo béo. Hoa đầu bạc tiếp. Ơ vùng này có một tiểu đoàn ăn lá bép ròng sáu tháng thay bắp.
- Chớ không phải thay cơm à ?
- Không có cơm. Đây là trạm cuối cùng mình được lãnh gạo. Rồi từ đây trở đi khi bắp khi lúa.
- Trời đất ! Nói thiệt chơi ?
- Tôi đâu nói chơi làm gì 7 Tôi đến đây nằm đã mấy ngày rồi tôi nghe người ta nói mà: Khà khà ! Kể cũng vui. Chớ sao ! Hồi ra đi thì ba ngày, lúc trở về thì ba tháng. Khà khà, bây giờ tôi mới biết là đi tàu mau tới hơn đi bộ. Khà khà… Anh coi hai cái bánh chè của tôi này, đi có ngày nó sẽ rớt ra và lăn lộc cộc trên đá như những trái bả đậu cho mà coi.
----- 
Bỗng Roánh xuất hiện. Roánh nắm một mớ lá trong tay, vừa đi vừa rứt tung mớ bỏ vào mồm nhai có vẻ thú vi lắm. Tôi hỏi ngay:
- Gì đấy?
- Lá cây.
- Lá cây gì mới được chứ?
- Lá bép.
- Đâu đưa đây coi
Roánh tạt vào lều chúng tôi, đưa mớ lá cho chúng tôi xem.
Những chiếc lá láng mướt như thoa mỡ hình bầu dục và nhỏ như lá ô-môi. Roánh nói:
- Ở vùng này có một tiểu đoàn ăn lá bép sáu tháng.
- Ai nói đó ? Năm Cà Dom hỏi.
- Nghe người ta nói chớ ai.
- Nói dóc! Người ta chớ phải trâu bò đâu mà ăn lá sống được.
- Đây các anh ăn thử xem. Béo lắm.
Năm Cà Dom bứt mấy chiếc cho vào mồm và nhai thử. Năm Cà Dom phun ra và lắc đầu:
- Không ăn được đâu.
- Các anh rồi phải ăn như tôi. Đói quá mà.
Hoàng Việt phát cáu:
- Ai mà ăn kỳ cục vậy!
Roánh biến vụt đi với mớ lá trong tay.
Tôi đã nhận diện cái giống lá đó và bắt đầu đi tìm.
Tôi đi bẻ được ngay một mớ nhưng lòng buồn nản vô cùng, không thiết gì đến việc nấu nó mà ăn.
---------
Roánh mang đến cho tôi một mớ lá bép trong cái nắp cà mèn. Roánh bảo:
- Anh ăn thử đi, khá lắm. Giống như có pha mỡ lợn.
- Có chết dại không ?
- Em ăn rồi mà. Cả đơn vị đùng đùng đi hái về ăn đấy.
- Có nhiều không ?
Tôi chỉ nếm vài miếng rồi trả lại cho Roánh.
- Cám ơn cậu. Tôi sẽ đi tìm.
Tiểu đoàn này được các mẹ, các chị Hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre đỡ đầu. Cái tên "Lá Bép" đã gắn bó một cách mật thiết với một trong những Tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu 6. 

Không biết trong lịch sử quân đội ta có tiểu đoàn nào đã chiến đấu gian khổ như tiểu đoàn Lá Bép này không? ở đây mỗi người lính của tiểu đoàn khi nhắc lại kỷ niệm chiến đấu của mình đều không quên một trận đói giữa rừng.
Năm 1970, sau những lần địch càn trắng là mùa mưa ập đến. Mưa đến sạt núi. Trận đói đến ngay sau màn nước mưa trắng rừng. Tiêu chuẩn gạo cả một năm cho Tư lệnh quân khu chỉ là một  gùi thóc hai mươi cân. Cháo chỉ được ăn vào những ngày ốm nặng. Lính chiến đấu không có tiêu chuẩn gạo, chỉ được phát mỗi người một gói muối trắng. Lát củ rừng trở nên quý như vàng.  
Rồi củ rừng cũng không còn mà ăn nữa. Bàn chân lang thang đi kiếm củ rừng đưa tiểu đoàn lên  dần vùng núi cao hoang vu. Bụng đói, gối run không thể đi xa hơn nữa, cả tiểu đoàn dừng lại trong cánh rừng Lá Bép. Cứ lá bép chấm muối, cả tiểu đoàn ăn xác cả cánh rừng. Những người lính chỉ còn da bọc xương, xanh như lá, võ vàng, hai mắt sâu hõm xuống, bạc xám. Cả bốn tháng vận tải từ một vài cơ sở vùng ven thị xã mới được mở. Lính có cháo ăn tỉnh dần, thủng thẳng đi lại.  
Cả tiểu đoàn tưởng chết trong cái ngày được ăn bữa cơm sau bốn tháng ăn lá, đi đến đâu bụng đau thắt đến đấy. Ăn xong bữa cơm cả tiểu đoàn nằm lăn ra thở. Thôi chết, hay gạo có thuốc độc? Không ai biết cả.  
Sau vài bữa ăn, đầu gối đỡ run, cả tiểu đoàn lần ra khỏi rừng về bám địa bàn chiến đấu. Ngoảnh đi ngoảnh lại tiểu đoàn nhìn nhau người nào cũng không thật tin vào mắt mình. Người nào nhìn cũng lạ hẳn già đi đến mười tuổi, có anh chỉ bốn tháng mà tóc bạc trắng như cước.  
Được cái, anh em gần như đủ cả. No có khi bỏ nhau, nhưng đói không bỏ được nhau. Cả tiểu đoàn thành một gia đình, bám địch, đánh địch dai nhách cho đến những ngày này.


Nhà thơ Anh Ngọc tên thật là Nguyễn Đức Ngọc,  sinh năm 1943 tại Nghi Lộc, Nghệ An. Bút danh: Anh Ngọc, Ly Sơn. 

Thể loại sáng tác: thơ, dịch, truyện ký. 1964-1972 dạy trường Trung cấp và Đại học Thương nghiệp

1971-1973 là lính thông tin ở mặt trận Quảng Trị

1973-1979 là phóng viên báo Quân đội nhân dân

1979-nay là biên tập viên, cán bộ sáng tác tạp chí Văn nghệ quân đội. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1980). 

Năm 1995 Đại tá-nhà thơ Anh Ngọc sáng tác Sông núi trên vai, Chương 3 có bài thơ về lá bép:


Hương lá

Em bước đi trong rừng
Mùa đông
Vừa khép cửa
Chưa đến thì hoa nở
Lá thơm tràn hai vai

Thơm đầy hai bàn tay
Ngọn lang rừng thơm thảo
Một tháng ròng không gạo
Lá bép sống qua ngày

Lá chát với lá xoài
Thực đơn toàn tên lá
Hương thơm vào trong dạ
Như lá thơm trong rừng

Xin nõn chuối đọt măng
Chờ em sau trận sốt
Nâng bát canh lá lốt
Lại nhớ con ếch đồng

Lại thương bao năm ròng
Những mặt người sau lá
Ngả lưng chiều xứ lạ
Hái lá lót chỗ nằm

Nâng niu giữa tay cầm
Nỗi gì không nói được
Theo người lên phía trước
Hạt gạo thức trong gùi

Cay đắng với ngọt bùi
Mối năm thêm một tuổi
Lá như tình đồng đội
Toả hương vào hồn em.

Với những chiến công vang dội trên đất cực Nam Trung bộ, Tiểu đoàn Lá Bép 186 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tai lieu tham khao: 
- Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 3
- Khu VI kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975






Về thành phố
















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét