Khoằm

30 tháng 4 2010

TT Diệm cương quyết chống lại sự can thiệp trực tiếp của HK

TT Diệm cương quyết chống lại sự can thiệp trực tiếp của HK vì nó vi phạm chủ quyền quốc gia và còn giúp CS làm sống lại cuộc kháng chiến mà họ tự hào đã chiến đấu chống thực dân đế quốc giành độc lập
http://vietluanonline.com/130309/cacdoitongthonghoaky2.html
Vẫn là cờ vàng rửa mặt cho Diệm mà, mả san đùn theo đó hòng rửa tiếp ư, mách nhỏ nhé, kiếm tờ
tạp chí SàiGòn Nhỏ, số 1265, ngày 22 tháng 10 năm 2010, Ấn bản Orange County, nơi trang A1​, có bài "Hồng Y Francis Spellman và chiến tranh Việt Nam" của Trần Thị Vĩnh Tường, có viết:




đấy, rửa mặt đấy, tác giả bài báo bôi đậm chữ nào?
:P
Này thì rửa mặt cho Diệm: Ông Howard Jones, giáo sư sử tại Ðại học Alabama, nghỉ dạy một năm để nghiên cứu những nguồn tài liệu từ thư viện John F. Kennedy, thư viện Lyndon B. Johnson, văn khố quốc gia, văn khố của Hội đồng An ninh Quốc gia; những dữ kiện lịch sử ghi băng của những nhân vật từng tham gia chính quyền Kennedy như Dean Rusk, Walt W. Rostow, Robert McNamara, Edward G. Lansdale, Maxwell D. Taylor, Henry Cabot Lodge, Frederick E. Nolting để soạn ra tác phẩm Death of a Generation: How the assassinations of Diem and JFK prolonged the Vietnam War của Howard Jones.Nxb Ðại học Oxford xuất bản tại London 2003.[​IMG]

Trong cuốn sách Jones đưa ra hình ảnh Kennedy là người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh lạnh, muốn bảo vệ thế giới khỏi hiểm họa cộng sản, nhưng không muốn đổ quân chiến đấu vào Nam Việt Nam. Kennedy coi việc chiến đấu chống c ộng sản, bảo vệ độc lập là việc của người miền Nam Việt Nam. Trả lời phóng viên báo chí trong ngày 2/9/1963 Kennedy nói: “Chúng ta có thể giúp họ, cung cấp dụng cụ, chúng ta có thể gửi những cố vấn, nhưng họ, dân tộc Việt Nam, phải tự chiến đấu để chiến thắng c ộng sản.”

Cuộc chiến chống c ộng sản lại bị báo chí Mỹ đưa tin với giọng điệu rằng sĩ quan và lính Việt Nam Cộng hòa không chịu chiến đấu. Ðiển hình là vụ Ấp Bắc xảy ra vào đầu năm 1963 đã được những phóng viên trẻ như Neil Sheehan, David Halberstam, Peter Arnett gửi tin cho các báo lớn của Mỹ loan tải, cùng với những lời bình luận là quân đội Việt Nam C ộng hòa không muốn bảo vệ đất nước của họ.

Jones viết rằng nếu Kennedy và Diệm còn sống thì Hoa Kỳ đã rút quân và cuộc diện chiến tranh Việt Nam đã khác.

Ngày 29/9/1961 Diệm gặp Đô Đốc Harry D. Felt, Đại Sư Nolting, đề nghị ký một hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Việc ký thỏa hiệp phòng thủ chung với Mỹ thì đương nhiên là quân đội Mỹ phải trú đóng ở trên lãnh thổ Nam Việt Nam giống như quân đội Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Đã cương quyết chống việc quân đội Mỹ vào Việt Nam, từ chối lời cầu xin sử dụng hải cảng Cam Ranh của Mỹ, thì TẠI SAO lại còn mời Mỹ đề nghị ký một hiệp ước phòng thủ chung để làm gì?

Jones viết rằng Diệm đã hỏi ý kiến Lansdale (trong chuyến đi nam VN lượng định tình hình của Taylor và Lansdale vào tháng 10/1961) rằng có nên yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân tham chiến không? Lansdale hỏi lại là tình hình quân sự bết bát lắm chăng? Ông Diệm trả lời: không tệ và có thể tự lo được. Lansdale nói thế thì không nên yêu cầu Hoa Kỳ gửi quân chiến đấu vì chính Lansdale cũng không muốn đổ quân vào tham chiến. Trong khi ông Diệm bàn luận với Lansdale thì cố vấn Ngô Ðình Nhu cũng có mặt và hay xía vào. Lansdale nhận xét ông Diệm đã không còn phong thái tự tin như cách đây một năm, sau lần đảo chính hụt. Ông Diệm đã bị ông Nhu lấn áp quyền hành. Sau đó, bất chấp lời khuyên của Lansdale khi gặp Taylor, ông Diệm đã đề nghị một hiệp ước hỗ tương phòng thủ, gia tăng quân số Việt Nam Cộng Hòa và không yểm của Mỹ.

Trở về, bản báo cáo của Taylor về tình hình chống c ộng không khả quan và một chính quyền đang xa rời dân, đã khiến một số nhà hoạch định chính sách trong Bạch Cung và bộ ngoại giao yêu cầu sứ quán Mỹ ở Sài gòn lập danh sách những người có thể thay thế ông Diệm, trong đó có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và bộ trưởng Nguyễn Ðình Thuần. Tài liệu cũng nhắc đến mối quan hệ giữa tướng Dương Văn Minh và ông Thơ đã từng bị Pháp bắt giam. Lá bài Dương Văn Minh lãnh đạo đảo chính thành công và đưa Nguyễn Ngọc Thơ lên thay đã bắt đầu được nhen nhúm thành hình từ đó.

Nhưng hoạch định một vụ đảo chính – và để thành công – là một công việc đòi hỏi nhiều mưu kế. Bạch Cung chỉ muốn làm giấu tay, trong khi các tướng lãnh Việt Nam C ộng hòa lại chỉ chờ Mỹ “bật đèn xanh.” Phải tốn một thời gian mới đưa đến vụ đàn áp phật giáo ở Huế vào tháng 5/1963 trong đó có sự việc hai tiếng nổ lớn xảy ra khi phật tử biểu tình trước đài phát thanh đòi bỏ Dụ số 10 về việc treo cờ tôn giáo. Jones ghi nhận dư luận về hai tiếng nổ đó có thể là do Việt C ộng trà trộn, hoặc phe chính quyền gài vào, hay do CIA tạo ra để bắt đầu tiến trình đưa ông Diệm xuống. Vụ phật giáo xuống đường, theo Jones, đã làm hoãn lại kế hoạch đã được Kennedy chấp thuận vào đầu tháng 5/1963 là rút 1.000 cố vấn về nước trước cuối năm 1963.

Ngay sau khi có những vụ tấn công vào chùa, sáng ngày 26/8/1963, đài VOA truyền đi bản tin động trời, nội dung: “theo các quan chức ở Hoa Thịnh Ðốn cho biết những người lãnh đạo quân đội Việt Nam C ộng hoà không – lặp lại không – có trách nhiệm trong những vụ tấn công vào chùa chiền.” Ðài cũng loan tin Bạch Cung có thể cắt giảm nhiều viện trợ nếu ông Diệm không loại bỏ những người cầm đầu cơ quan mật vụ – ám chỉ ông Nhu – dù chính quyền Mỹ chưa chính thức lên tiếng. Ðài VOA sau đó cải chính, nhưng ông Nhu coi đó là dấu hiệu người Mỹ muốn loại bỏ ông.

Jones đưa ra dẫn chứng các tài liệu cho thấy Kennedy là người đã chấp thuận kế hoạch xóa bỏ chế độ Ngô Ðình Diệm. Lúc đầu Hoa Kỳ còn tìm cách che giấu việc nhúng tay vào vụ đảo chính bằng cách không thừa nhận chính quyền mới cho đến cả tuần lễ sau. Death of a Generation đã chứng minh Bạch Cung chủ động trong việc loại bỏ ông Diệm, với hy vọng một chính quyền khác được lòng dân và có khả năng chống c ộng hơn để Hoa Kỳ có thể rút quân, như Kennedy dự định.

Cuốn sách ngừng lại ở chỗ chế độ Ngô Ðình Diệm sụp đổ và không bàn đến nguyên nhân đưa đến cái chết của Kennedy ba tuần sau đó. Theo Jones thì việc Hoa Kỳ quyết định loại bỏ ông Diệm, cùng với cái chết của Kennedy vào ba tuần sau đó đã làm hỏng việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam như Kennedy đã có kế hoạch. Jones cho đó là sự khai tử một thế hệ thanh niên Mỹ vì sau hai cái chết trên,gần 60.000 thanh niên Mỹ, cùng với vô số thanh niên Việt Nam phải bỏ mình vì cuộc chiến leo thang.

Khi Johnson lên thay sau khi Kennedy chết, Hoa Kỳ liền đảo ngược chính sách đối với Việt Nam của Kennedy, đưa thêm quân tácchiến qua Việt Nam tăng dần lên đến 550.000 vào đầu năm 1968.


Theo cuốn phim "Chiến tranh Việt Nam - nếu J.F.Kennedy còn sống" Kennedy đã chịu nhiều sức ép mạnh mẽ và liên tục nhằm đẩy nước Mỹ vào cuộc chiến hơn bất kì tổng thống nào trước đó trong vòng 1.000 ngày cầm quyền đầu tiên. Tuy nhiên, trong sáu lần Kennedy bị đẩy vào việc phải ra quyết định cuối cùng, cả sáu lần ông đều tránh xa khỏi quyết định tham chiến.

Đối lập với lập luận của giới rửa mặt cho Diệm rằng những hành động của Kennedy là nhất quán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam khi chính Kennedy đã tăng cường sự có mặt của các cố vấn quân sự Hoa Kì trong quân đội Việt Nam C ộng hòa lên con số 16 ngàn vào thời điểm cuối năm 1963, trước khi ông bị ám sát. và vụ lật đổ ông Diệm sở dĩ xảy ra là vì ông Diệm "chống quân Mỹ vào VN, tìm cách bắt tay với CSBV và vì ông Diệm là người 'yêu nước'" (sic). Họ cho rằng chính Kennedy đã ra quyết định tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ lên tới mức kỉ lục 16 ngàn người tính tới cuối năm 1963, Kennedy cũng là người phê chuẩn các cuộc đột kích vào Bắc Việt Nam, ngầm ủng hộ tướng tình báo Henry Cabot Lodge lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hơn nữa, kế hoạch dần rút quân khỏi Nam Việt Nam của McNamara và Kennedy, trên thực tế phụ thuộc vào mức độ gánh vác quyền kiểm soát tình hình của quân đội Việt Nam C ộng Hòa - điều mà họ chưa bao giờ thực hiện được.

Koji Masutani, đạo diễn bộ phim được sự hỗ trợ của hai giáo sư tại Đại học Brown, một trong số đó là James G. Blight, người nghiên cứu sâu về cuộc chiến Việt Nam và đã có những cuốn sách bàn về vấn đề này. Bản thân giáo sư Blight cũng là đồng chủ biên của một cuốn sách khác có tựa đề trùng với tên bộ phim của Masutani: ‘Vietnam if Kennedy had lived: Virtual JFK’ (Chiến tranh Việt Nam - nếu Kennedy còn sống).

Lật lại những hồ sơ và nghiên cứu về vai trò của Tổng thống J.F.Kennedy đối với cuộc chiến Việt Nam, Masutani viện dẫn những trao đổi riêng của Kennedy với các cộng sự thân tín, cho rằng Kennedy đã có kế hoạch rút dần quân đội Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam và tiến tới triệt thoái toàn bộ. Theo đó, Kennedy từng nói với Bộ trưởng Quốc phòng McNamara về kế hoạch rút quân hoàn toàn khỏi Nam Việt Nam nếu ông tái đắc cử trong năm 1964.

McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng của Kennedy sau chuyến đi quan sát tình hình Việt Nam lần đầu vào tháng Tư 1962, tuyên bố cuộc chiến Việt Nam có thể giải quyết thắng lợi từ ba tới bốn năm. McNamara không đứng về phe chủ trương đảo chính loại bỏ Ngô Đình Diệm; ông đồng ý cần áp lực ông Diệm để loại bỏ vai trò của ông bà Ngô Đình Nhu. McNamara cũng tỏ ý hối tiếc là Hoa Kỳ đã không đoái hoài đến đề nghị trung lập toàn cõi Đông Dương theo đề nghị của Tướng Charles de Gaulle.

Sau chuyến đi Việt Nam quan sát tình hình vào đầu tháng 10/1963 cùng với Tướng Taylor, McNamara đã đề nghị (trong an ninh tình báo, những đề nghị mật trong giới lãnh đạo cao cấp loại này được coi như là những ý định thật của một chính phủ) :

“Thành lập một chương trình để huấn luyện người VN đến cuối năm 1965 có thể thay thế quân nhân Mỹ trong các nhiệm vụ thiết yếu. Vào thời điểm đó, một số lớn nhân viên Mỹ có thể được rút về nước.” . . .

Theo chương trình huấn luyện (quân đội) VN để từ từ thay thế (quân đội Mỹ) trong các nhiệm vụ quân sự, Bộ Quốc Phòng nên tuyên bố sớm kế hoạch đang được chuẩn bị để rút 1.000 quân Mỹ vào cuối năm 1963.”

và được Kennedy chấp thuận, kế hoạch rút dần lực lượng quân sự Mỹ khỏi Việt Nam dưới hình thức tái triển khai lực lượng. Phòng Báo Chí Tòa Bạch ốc ngày 2/10/1963 ra bản tin: “Cuối cùng tổng thống đồng ý, và Tham vụ Báo chí Pierre Salinger đã đưa ra bản thông báo sau buổi họp. Bản thông báo này có đoạn như sau : Bộ trưởng McNamara và Tướng Taylor. . . báo cáo rằng chương trình huấn luyện của Mỹ tại VN sẽ tiến triển đến mức 1.000 quân nhân Mỹ đang đóng tại Nam VN sẽ có thể được rút về vào cuối năm nay.”

Theo McNamara, vụ Diệm bị giết đã làm Tổng thống Kennedy bàng hoàng, nhưng điều kinh khủng hơn là khoảng trống để lại sau cuộc đảo chính. Trên thực tế, đã có khoảng 1.000 chuyên gia quân sự được rút khỏi Việt Nam cho tới trước khi Kennedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963.

Về sau, McNamara viết trong hồi ký: “Dean Rusk và các cố vấn của ông ta cũng đi đến kết luận như vậy. Ngày 11/11 (năm 1961) ông ta và tôi, sau khi suy nghĩ và thảo luận thêm, cùng gửi một văn thư liên bộ (Ngoại Giao và Quốc Phòng) cho Tổng thống để can ngăn việc gửi quân chiến đấu sang VN theo đề nghị của Walt (Rostow) và Tướng Max (well Taylor). . . . Chiều hôm ấy, TT Kennedy đã đem cả hai văn thư đó ra giữa buổi họp tại Tòa Bạch ốc. Ông nói rõ rằng ông không muốn cam kết một cách vô điều kiện sẽ giữ cho miền Nam VN khỏi bị sụp đổ và tuyệt đối không chấp nhận việc gửi quân tác chiến Mỹ sang VN.” [Tr. 39]


Giáo sư James Blight với cuốn sách xuất bản trước đây của ông ‘Bức màn của chiến tranh: 11 bài học từ cuộc đời của Robert S. McNamara’. Những tư tưởng này sau đó được phát triển và làm rõ thêm với cuốn sách ‘JFK và Việt Nam’ của John Newman và nhất là cuốn sách ‘Vietnam if Kennedy had lived: Virtual JFK’ cũng chia xẻ nhận định với cuốn phim tài liệu ‘Chiến tranh Việt Nam - nếu Kennedy còn sống’.

Và thêm nữa, từ năm 1961, Diệm đã cầu viện quân ngoại bang (Mỹ và Tàu Tưởng) vào VN, “The Pentagon Papers” (Ed. Bantam Books Inc., 1971) lại cho thấy chính ông Diệm đã có ý đồ... xin thêm quân tác chiến Mỹ và Tàu vào VN, từ năm 1961!

“Điện văn của Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn gửi bộ Ngoại Giao ngày 13 tháng 10, 1961 về những yêu cầu của ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Quốc Phòng của Nam VN...

Trong buổi họp ngày 13/10/1961 Thuần đã yêu cầu :

1. Gửi thêm các phi đoàn khu trục AD6...

2. Gửi phi công dân sự Mỹ...

3. Gửi quân Mỹ tác chiến hoặc quân Mỹ “cố vấn tác chiến” cho quân VNCH. Một phần quân số này sẽ đóng gần vĩ tuyến 17 để quân VNCH được rảnh tay chống quân du kích ở miền cao nguyên ...

4. Xin được biết phản ứng của Mỹ đối với đề nghị (của ông Diệm) xin Trung Hoa Quốc gia gửi một sư đoàn quân tác chiến vào khu vực hành quân ở vùng Tây Nam ....

Chống cái khỉ gì mà xin từ quân Mỹ tới quân Tàu Tưởng vào vậy hả ? Trích 1 đoạn trong cái link  http://vietluanonline.com/130309/cacdoitongthonghoaky2.html dùn nè:

Cuốn sách ‘Vietnam if Kennedy had lived: Virtual JFK’của Giáo sư James Blight và trong phim tài liệu cùng tên đã nói ở trên lập luận Tổng thống Kennedy sẽ không đưa quân đội Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Gia tài mà Kennedy đã thừa hưởng từ Tổng thống Dwight D. Eisenhower là sáu cuộc khủng hoảng (2 ở Cuba, 2 ở Việt Nam, 1 ở Lào và 1 ở Berlin). Kennedy đã nhận ra năm đầu của nhiệm kỳ của ông, năm 1961, là năm của địa ngục. Vào tháng Ba, các cố vấn của ông đòi dùng vũ khí hạt nhân để chống lại Pathet Lào. Đến tháng Tư, ông bị mất mặt vì sự thất bại ở vịnh Con Heo và làm cho các cố vấn của ông nổi điên khi từ chối khuyến cáo của họ là đem Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ lên Cuba để lật đổ chế độ của Fidel Castro.
Giữa tháng Tám và Chín, các cố vấn của ông đề nghị dùng vũ khí hạt nhân để chống Liên Xô ở Berlin và cũng để phá sập bức tường vừa được bắt đầu xây lên để ngăn đôi thành phố này. Và trong tháng Mười Một, Kennedy chống lại lời đề nghị của tất cả các cố vấn trong toan tính Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Kennedy đã nói KHÔNG với chiến tranh trong tất cả các cuộc khủng hoảng đó. Bây giờ thì chúng ta biết, sau hơn hai mươi năm nghiên cứu, TT Kennedy đã có lý khi nói “không” như vậy. Chắc chắn là nếu Kennedy sử dụng quân đội Mỹ vào một trong sáu cuộc khủng hoảng đó thì kết qủa chỉ là tai họa. Mỗi cuộc khủng hoảng trong số đó, kẻ thù của nước Mỹ kiên trì với lý tưởng của họ hơn những gì mà các cố vấn của Kennedy đã dự đoán. Điều này cũng đúng như trong trường hợp của cuộc khủng hoảng tên lửa trong tháng 10 năm 1962 ở Cuba. Nếu Kennedy quyết định tấn công và xâm lăng Cuba theo lời các cố vấn chắc chắn sẽ đưa đến một cuộc trả đũa hạt nhân của Liên Xô với những hậu qủa tai hại không thể lường được.
Việt Nam là một trường hợp tiêu biểu rõ ràng về vấn đề bản tính của Kennedy đã ảnh hưởng như thế nào trên sự kiện nước Mỹ đã không đổ quân vào Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông. Hiện nay đã có đủ tài liệu để đối chiếu một cách vô tư những quyết định liên hệ đến Việt Nam của hai ông Tổng thống Kennedy và Johnson.
Đây là một trừơng hợp vẹn hiếm có trong lịch sử đối ngoại của nước Mỹ. Tự cảm thấy thiếu kinh nghiệm về đối ngoại hoặc có mặc cảm thiếu tự tin, Johnson đã giữ nguyên toàn bộ những nhân viên cao cấp về đối ngoại của Kennedy lại làm việc trong nội các của ông từ cuối năm 1963. Các hồ sơ mật cho biết chỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống ngày 22 tháng 11 năm 1963, Johnson đã bị áp lực của các cố vấn này để đem nước Mỹ vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Những cố vấn này đã dùng những lý do mà họ đã dùng với Kennedy: "Chúng ta không thể bỏ rơi đồng minh VNCH vào tay C ộng sản. Nếu chúng ta bỏ rơi VNCH, những lời hứa của chúng ta với các đồng minh khác sẽ trở nên vô giá trị, một con cờ “domino” sẽ rơi vào tay C ộng sản, và nhiệm kỳ của Tổng thống Johnson sẽ bị lịch sử đánh giá là một thất bại."
Bộ trưởng McNamara nhớ lại, để trả lời cho những lý luận này, TT Johnson đã trả lời: “OK, Hãy thắng cuộc chiến tranh này”. Vậy là cùng một nhóm cố vấn, cùng một cuộc chiến tranh, chỉ có khác Tổng thống mà thôi, cuộc chiến ở Việt Nam là của TT Johnson, không phải của TT Kennedy. Sự lãnh đạo của một Tổng thống là yếu tố quyết định quốc gia sẽ tham chiến hay không tham chiến.

Trong cuốn sách JFK và Việt Nam, John M Newman, một cựu thiếu tá lục quân, chuyên nghiên cứu các tài liệu mật, cho rằng Tổng thống Kennedy muốn tái đắc cử năm 1964, sau đó rút khỏi Việt Nam. Ông đã nhiều lần cưỡng lại đề xuất của những người dưới quyền muốn đưa quân Mỹ tới Lào năm 1961, và Việt Nam sau đó (đã đề cập trang trước).

Ngày 2/10/1963, Kennedy nhận bản báo cáo về chuyến đi Sài Gòn của bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Maxwell Taylor. Đề xuất được đưa ra trong bản báo cáo là Mỹ rút quân từng phần, đến cuối năm 1965 thì rút toàn bộ và Bộ Quốc phòng nên thông báo trong tương lai rất gần kế hoạch rút 1.000 trong số khoảng 16.000 người Mỹ đang ở Việt Nam trong năm 1963.

Ngày 5/10, Kennedy đưa ra quyết định chính thức. Ông nói rằng việc rút 1.000 cố vấn Mỹ không nên được đưa ra chính thức với Ngô Đình Diệm. Thay vào đó, hoạt động này chỉ được nên tiến hành dưới hình thức một động thái thông thường chuyển người ở những khu vực không cần tới.
Roger Hilsman, trợ lý ngoại trưởng về Viễn Đông dưới thời Kennedy, bình luận ban đầu tổng thống ủng hộ Ngô Đình Diệm - một người theo Công giáo như ông. Tuy nhiên, ông bắt đầu thay đổi quan điểm, sau thất bại ở Vịnh con Lợn (Cuba). Kennedy cho rằng là Việt Nam có thể là một bãi lầy. Tổng thống quyết tâm đây sẽ không phải là cuộc chiến của người Mỹ, ông sẽ không ném bom miền Bắc và không gửi quân.

Sau đó, xảy ra biến cố Phật giáo mùa xuân năm 1963. Kennedy tin Ngô Đình Diệm không có cơ hội chiến thắng và Mỹ phải rút người. Vì vậy, ông tác động lên McNamara trong việc triển khai kế hoạch đưa toàn bộ lực lượng Mỹ rời khỏi Việt Nam. Những người duy nhất ở lại sẽ là lính đánh thuỷ đánh bộ để bảo vệ sứ quán. Theo Hilsman, trước khi Kennedy bị ám sát, đã có khoảng 1.000 người được rút khỏi Viẹt Nam.

Ngày 11/10/1963, Nhà Trắng đưa ra bản nghi nhớ thoả thuận an ninh quốc gia (NSAM) 263: “Tổng thống phê chuẩn các đề xuất quân sự, nhưng chỉ đạo rằng không có thông báo chính thức nào được đưa ra về kế hoạch rút 1.000 người Mỹ trong năm 1963". Nói cách khác, đề xuất của McNamara được Kennedy bí mật phê chuẩn và ra lệnh tiến hành, cũng bí mật.

Ngày 1/11, xảy ra cuộc đảo chính ở Sài Gòn và vụ ám sát Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Theo lời nhà sử học James K. Galbraith, từ tháng 8/1963, một nhóm những người cấp dưới ở Nhà Trắng (thứ trưởng Ngoại giao Averell Harriman, phụ tá ngoại trưởng phụ trách về Viễn Đông Roger Hilsman, và cố vấn Nhà Trắng Michael Forrestal), trong khi các quan chức cao cấp nhất ở Washington vắng mặt dịp cuối tuần, đã vạch kế hoạch đảo chính ở Sài Gòn. Nhà Trắng sau đó bị đặt vào thế đã rồi. Vì vậy, họ tỏ ra bị động và không bảo vệ được Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Thực ra, đối với Washington, không có lựa chọn nào khác ngoài đảo chính. Như vị đại sứ Pháp ở Sài Gòn lúc đó giải thích: “Bất kể chính phủ nào ngoài chính quyền của 2 ông Diệm - Nhu cũng sẽ phải phụ thuộc vào Mỹ nhiều hơn và nghe lời họ trong mọi việc”.

Tuy nhiên, bản thân ông Roger Hilsman lại kể về vụ đảo chính: "Đại sứ Frederick Nolting sắp thôi chức và Henry Cabot Lodge sắp vào thay thế. 3 chúng tôi gặp nhau ở Hawaii. Lúc bấy giờ có tin đồn là hai anh em Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Diệm sắp tấn công các ngôi chùa. Trước đó, những Phật tử biểu tình và có sự kiện họ treo cờ Phật, còn Ngô Đình Diệm ra lệnh không được treo cờ nào khác ngoài cờ của miền Nam Việt Nam. Các binh lính nổ súng, làm một số người thiệt mạng. Nolting nói với tổng thống Diệm rằng nếu họ đánh vào các ngôi chùa, Mỹ sẽ phải lên án họ trong một tuyên bố công khai (tuyên bố của VOA trong trang trước).

Khi Nolting rời khỏi Việt Nam, thì xảy ra vụ tấn công các chùa chiền. 3 chúng tôi đứng nói chuyện với nhau và Nolting cứ nhắc đi nhắc lại: "Ông ấy đã hứa với tôi, ông ấy đã hứa với tôi". Và đó là hồi tháng 8. Ngày hôm sau, tôi trở lại Washington. Lodge đã đến Việt Nam và gửi một bức điện tín nói rằng các tướng Việt Nam đến gặp ông ấy và nói họ có thông tin Ngô Đình Diệm sắp ra lệnh bắt và xử tử họ, và muốn được Mỹ ủng hộ nếu phải đảo chính để tự vệ. Bởi vậy, ngày 24/8, chúng tôi viết một bức điện...

Thực sự thì khi đó McNamara đang không ở trong thành phố, ngoại trưởng Dean Rusk ở New York, Kennedy ở Hyannis Port. Chúng tôi không gọi được cho McNamara, nhưng liên lạc được với Kennedy và Rusk. Rusk đưa thêm một đoạn văn trong đó nói rằng nếu anh em Diệm - Nhu thành công ở Sài Gòn, chúng ta sẽ cố gắng ủng hộ cuộc chiến thông qua cảng Hawaii. Nhưng bức điện bị rút lại còn một câu, làm thay đổi nội dung của nó, vì nó khiến chúng ta can thiệp trực tiếp hơn vào cuộc chiến: Hãy tới gặp Diệm và bảo ông ấy rằng chúng tôi cho rằng em trai của ông ấy, ông Nhu, nên trở thành đại sứ ở Paris, để ông ấy ra khỏi đất nước, vì ông ấy đang gây rắc rối... Lodge trả lời: Tôi sẽ không làm gì cho đến khi tôi nhận được thêm thông tin của các ông, bởi vì nếu tôi dến gặp Diệm và làm như các ông dặn, đề nghị ông ấy gạt em trai của mình, ông ấy sẽ ngay lập tức bắt các tướng lĩnh và xử tử họ.

Vậy là sáng thứ hai, có một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia. John McCone, đứng đầu CIA, và McNamara đều không ở trong thành phố, khi sự việc trên xảy ra. Những người phó của họ đã ký bức điện. Vì vậy, họ rất tức giận. Kennedy bực mình vì sự chia rẽ trong chính phủ. Ông ấy nói: Thôi được rồi, Lodge chưa thực hiện những lời chỉ dẫn trên bức điện, vì vậy chúng ta hiện có 3 lựa chọn. Chúng ta có thể làm theo bức điện, chúng ta có thể rút lại nó làm như chưa từng có chuyện gì xảy ra cả, hoặc chúng ta có thể điều chỉnh lại nó, như Lodge đã đề xuất, nghĩa là để ông ấy làm mọi việc ngoại trừ đến gặp Ngô Đình Diệm.

Về sau, chúng tôi mới biết được có một vài tướng đã từ chối tham gia đảo chính, vì vậy không có gì xảy ra. Cuộc đảo chính sau đó là một cuộc đảo chính khác, với những người khác, chỉ có một số tướng vẫn giữ nguyên. Ngày 1/11, họ không nói gì với chính phủ Mỹ, cũng không tham khảo ý kiến gì với chúng tôi cả. Lần đầu tiên chúng tôi nghe về vụ việc là qua một sĩ quan liên lạc thuộc CIA. Vì vậy, bức điện ngày 24/8 và cuộc đảo chính ngày 1/11 không hề liên quan đến nhau".


Tại một cuộc họp báo ngày 12/11, Kennedy công khai tuyên bố lại mục đích đối với Việt Nam là thúc đẩy cuộc chiến và đưa người Mỹ ra khỏi nơi này.

Hội nghị Honolulu giữa các quan chức quân sự và nội các ngày 20-21/11 được triệu tập nhằm xem xét lại các kế hoạch sau vụ đảo chính Sài Gòn. Một kế hoạch sơ bộ, sau này được thực hiện dưới cái tên OPLAN 34, được chuẩn bị. Kế hoạch này kêu gọi tăng cường các cuộc tấn công bất ngờ chống quân giải phóng, sử dụng lính biệt kích của quân đội Việt Nam Cộng hoà dưới sự kiểm soát của người Mỹ.

4 ngày sau khi Kennedy bị ám sát, Johnson thông báo mục đích của chính phủ Mỹ vẫn giữ nguyên như thời Kennedy: giúp chính quyền Việt Nam Cộng hoà đánh Cộng sản thông qua hoạt động hỗ trợ huấn luyện và không dùng lực lượng quân sự Mỹ một cách công khai. Nhưng đồng thời, tân tổng thống cũng chấp thuận việc tăng cường các hoạt động bí mật chống miền Bắc Việt Nam. Tiếp theo đó, xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ dẫn tới việc Mỹ triển khai các lực lượng chủ lực.

Theo các tài liệu của thư viện Lyndon Baines Johnson, tổng thống Johnson biết chiến tranh Việt Nam là một cạm bẫy và lo sợ về một thảm kịch. Về phương diện này, Johnson và Kennedy có điểm giống nhau. Tuy nhiên, Johnson không có được sự quyết tâm của Kennedy. Ông chấp nhận đề xuất tiến hành các hoạt động bí mật, và nhượng bộ trước đề xuất của giới quân sự ngày 24/11.

Để tiếp tục chính sách rút quân của Kennedy, sau khi cố tổng thống qua đời, sẽ là việc khó khăn, bởi vì công chúng Mỹ còn chưa biết là cuộc chiến đang theo chiều hướng bất lợi cho phía Mỹ. Họ cũng chưa biết là Kennedy đã ra lệnh rút quân. Đối với Johnson, duy trì một ảo tưởng về sự kế tục, vào thời điểm dân chúng còn đang bàng hoàng về vụ ám sát, là mục đích chính trị của ông lúc bấy giờ.

Chôn cái huyền thoại TT Diệm “chết vì chống Mỹ” đi nhá.

3 nhận xét:

  1. Theo AFP, ngày 13/5/2010 Tòa Thánh Vatican ra thông báo cho biết Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã chấp nhận để cho Đức Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức và đồng thời bổ nhiệm Đức Tổng giám mục phó Pierre Nguyễn Văn Nhơn lên thay.

    http://haydanhthoigian.wordpress.com/2010/05/14/vatican-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-d%C6%A1n-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-giam-m%E1%BB%A5c-ha-n%E1%BB%99i-l%E1%BB%9Di-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%87t-c%E1%BB%A7a-d%E1%BB%A9c-t%E1%BB%95ng-gi/

    Bloger BEO lên tiếng:

    Tàn cờ Đăng ngày: 07:17 14-05-2010

    Thư mục: Tổng hợp .

    5 giờ chiều qua, ông Ngô Quang Kiệt đã bị Vatican cho nghỉ hưu vĩnh viễn, thay vì được bổ nhiệm một chức vụ gì đó, như hy vọng cuối cùng, bên Roma. (Không phải Vatican nhận đơn từ chức như một vài chỗ đã mềm hóa sự thật khi đưa tin).

    Sai một ly đi một dặm, không có gì đúng tuyệt đối với câu nói đó bằng trường hợp của ông Kiệt.

    Dấy lên hai vụ đòi đất, ông muốn lập công với Vatican , là người đầu tiên đòi lại được tài sản cho Giáo hội, từ chính quyền. Nhưng thời điểm và phương cách ông tổ chức thực hiện điều đó, là một sai lầm tệ hại dẫn đến hậu quả ông phải gánh chịu chiều hôm qua, khá bẽ bàng, không chỉ cho riêng ông.

    Có một điều rất tối thiểu, muốn chắc thắng thì phải biết đối phương là ai, thậm chí phải rõ như biết mình. Nghề tình báo có lẽ cũng sinh ra từ binh pháp này ? Vị thế nhà nước Việt nay đã khác lắm. Đừng tự phủ dụ hay lừa dối mình, giữ chút sĩ diện hão để thừa nhận sự thật đó, may ra mới có thể làm nên chút cơm cháo, nếu có ý định chống đối hay lật đổ.

    Tàn cuộc, chỉ những con cờ lăn lóc còn lại trong ngoài bàn cup cờ chẳng đến phận. Bởi cup cờ, là của kẻ chơi.

    http://vn.360plus.yahoo.com/thuhong_1960/article?mid=1558

    Trả lờiXóa
  2. lần sau làm ơn cho cái ngoặc kép . Tưởng slogan của ông nên tính qua chửi 1 câu cho đã mồm.

    Trả lờiXóa