Khoằm

15 tháng 11 2010

Tình hình các Đảng Cộng Sản ở Đông Nam Á

Đảng Cộng Sản Thái Lan do Đảng Cộng Sản Xiêm (Siam) đổi tên thành, chính thức ra đời 1/12/1942. Đảng Cộng Sản Xiêm được hình thành từ quá trình hợp nhất nhóm Cộng sản Việt kiều với các nhóm Cộng sản Hoa kiều ở Xiêm vốn đã hoạt động tại Thái Lan từ trước 1930 do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trương từ cuối tháng 3 năm 1930.

Trước 1930 taị Thái Lan đã có các nhóm Thanh Niên Cộng sản Xiêm (The Communist Youth of Siam: CYS) của Hoa kiều thành lập năm 1927, chi nhánh của ĐCS TQ tại Thái Lan có tên ĐCS TQ của Thái Lan (The Chinese Communist Party of Thailand: CCPT), Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.

Sau khi lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lấy tên là đồng chí Tống, đã đến U–Đon gặp tỉnh ủy Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở đây bàn về việc chuyển nhóm Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội thành nhóm Cộng sản Việt kiều ở Xiêm để hợp nhất với nhóm Cộng sản Hoa kiều ở Xiêm thành lập Đảng Cộng sản Xiêm.

Đảng Nhân dân Thái Lan, tập hợp giới trí thức tư sản và tiểu tư sản tiến bộ Xiêm, chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, muốn có một sự cải cách xã hội, để đưa nước Xiêm lên con đường tư bản chủ nghĩa theo kiểu Anh, Pháp. Cánh tả trong ĐND đứng đầu là Pri–đi Pha–nôm–giông đã trình bày quan điểm trong cuốn sách bìa vàng nhan đề là "Chủ nghĩa xã hội ở nước Xiêm". Năm 1932, Đảng này đã làm một cuộc đảo chính bắt buộc Nhà vua phải từ bỏ chế độ chuyên chế, theo chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 24/6/1932, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Xiêm được công bố, nhân dân Xiêm lần đầu tiên được tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội, không khí dân chủ tư sản sôi nổi khắp nơi. Nhưng trong Chính phủ đầu tiên của chế độ lập hiến, bọn Bảo hoàng còn có thế lực mạnh, còn chiếm được ghế Thủ tướng do Pha–da Na–ô phụ trách và một số bộ phận quan trọng. Quốc hội chỉ tồn tại được hơn 9 tháng, thì ngày 1/4/1933, bọn Bảo hoàng tuyên bố giải tán; ngày 24/4/1933 bọn Bảo hoàng ra đạo luật chống cộng, vu khống Nai Pri–đi là cộng sản và bắt buộc phải rời Băng Cốc đi Xin–ga–po, rồi đi Pháp ngay trong buổi chiều ngày đó.

Tháng 6 năm 1933, Phi–bun Xông–Khram đứng đầu cánh hữu trong ĐND dùng sức ép quân đội bắt buộc Chính phủ Pha–da Ma–nô phải từ chức, và đưa Pha–da Pha–Hổn lên thay. Tháng 9–1933, Nai Pri–đi được mời từ Pháp về để giữ chức Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ Pha–da Pha–Hổn, thì tháng 10–1933, Bo–vo–ra–dệt, lãnh tụ phái Bảo hoàng, chỉ huy một bộ phận quân đội nổi loạn. Chỉ trong hai tuần lễ, Phi–bun đã dẹp tan cuộc nổi loạn, nhưng rồi chính Phi–bun lại trở thành một tên quân phiệt độc tài: Mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân đều bị tước đoạt; luật chống cộng mà bọn Bảo hoàng ban hành từ hồi tháng 4 nay được thực hiện triệt để; tình hình trên đã gây nhiều khó khăn cho người cộng sản Xiêm, nhưng năm đó, công việc chuẩn bị của Đảng bộ Việt kiều ở Xiêm đã cơ bản làm xong.

Trải qua nhiều năm bị đàn áp, 1/12/1942 Đảng Cộng sản Xiêm chính thức đổi tên thành Đảng Cộng sản Thái Lan do Ban Chấp hành Trung ương chính thức của Đảng Cộng sản Thái Lan lãnh đạo.

Đến năm 1948 theo các nguồn tình báo phương Tây ĐCS Thái có khoảng 3.000 đảng viên và trung tâm bí mật tại đường Siphraya, thủ đô Bangkok. Đảng Cộng sản Thái Lan được sự ủng hộ của khoảng 4 triệu nông dân và 14.000 quân nhân. ĐCS Thái có ảnh hưởng lớn nhất là vùng Đông Bắc, miền Bắc và miền Nam Thái Lan.

Năm 1950, Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên tại Á Châu cung cấp quân đội và vật liệu cho Liên Hiệp Quốc tại chiến trường Triều Tiên. Để đáp lại, hàng loạt viện trợ quân sự của Hoa Kỳ dành cho chính quyền Thái Lan. Chính sách chống Cộng của Thái Lan trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Tháng 2/1951, một phái đoàn của ĐCS Thái tham dự Hội nghị toàn quốc lần hai của ĐCS Đông Dương tại tỉnh Tuyên Quang (VN) và tham dự Cuộc họp Quốc tế của các ĐCS và công nhân vào năm 1960 tại Mát-cơ-va.

Năm 1954, Thái Lan và Phi líp phin tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (The Southeast Asia Treaty Organization - SEATO) với mục đích chống Chủ nghĩa Cộng sản qua liên minh với phương Tây và các quốc gia thân phương Tây. Năm 1957, tướng Sarit Thanarat làm cuộc đảo chính lên nằm quyền lực, Thái Lan được coi là bàn đạp của Hoa Kỳ trong cuộc chiến bí mật chống các phong trào Cộng sản tại Việt Nam, Cam phu chia và Lào.

Năm 1959, hàng loạt nhân vật cánh Tả bị bắt và chính phủ ra lệnh cấm nhập hàng hóa TQ. Năm 1960, nằm trong kế hoạch phá vỡ liên minh Cộng sản Đông Dương, quân đội Thái Lan đã hành quân bí mật với quân đội Mỹ trên chiến trường Lào. Thỏa hiệp mang tên Thanat-Rush được ký kết giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Dean Rush và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Thanat Khoman vào năm 1962 nhằm xác định Hoa Kỳ sát cánh cùng Thái Lan chống lại các cuộc tấn công của Cộng sản trong nước và từ nước ngoài. Theo thỏa hiệp Hoa Kỳ cũng hứa viện trợ kinh tế và xã hội cho Thái Lan. Quân đội Thái được Hoa Kỳ huấn luyện và tài trợ. Đổi lại, Thái Lan cho phép 7 căn cứ Không quân Mỹ được hiện diện trên đất Thái để chống Cộng sản Đông Dương.

Trong cuộc chiến Việt Nam, Thái Lan đã cho Hoa Kỳ xây dựng căn cứ Không quân tại Pattaya và căn cứ này được trao lại cho Thái Lan sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Ngoài ra, Thái Lan còn cho Hoa Kỳ sử dụng căn cứ Không quân Hoàng gia tại U-dorn (Udorn Royal Thailand Air Base) nằm về phía Bắc và phi trường U-Tapao ở phía Nam dành cho B.52 của Mỹ trong chiến dịch oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Hoa Kỳ trong tháng 3/1975 cũng đã dùng phi trường U-Tapao để tiến vận quân dụng và vũ khí cho Tướng Lon Nol, người đảo chính Vua Shianouk lên nắm chính quyền.

Trong cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Liên Xô ĐCS Thái đứng về phía TQ và theo chủ thuyết Mao (Maoism). Nhờ đó, ĐCS Thái nhận được sự trợ giúp to lớn từ Trung Nam Hải. Năm 1962 ĐCS Thái thiết lập đài phát thanh "Tiếng nói Nhân dân Thái Lan" đặt trụ sở tại tỉnh Vân Nam, TQ. Mở đầu cho các hoạt động công khai, ĐCS Thái cho ra đời "Mặt trận Yêu nước Thái Lan" vào ngày 1/1/1965 với chương trình 6 điểm về Hòa bình và Trung lập, chống lại sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Lan.

Tháng 8/1965 khoảng 1.200 cán bộ Mặt trận, bắt đầu các cuộc tấn công quân sự vào các khu vực NaKae và tỉnh Nakhon Phanom. Tới năm 1969 thì Tư lệnh Tối cao của Quân đội Giải phóng Nhân dân Thái Lan được thành lập, mở đầu cho cuộc chiến tranh du kích tại phía Bắc và phía Nam giáp biên giới Mã Lai, nơi có lực lượng quân sự của ĐCS Mã Lai đóng.

Đến thập niên 1970 Đảng Cộng Sản Thái Lan đã trở thành Đảng Cộng Sản lớn thứ nhì tại Đông Nam Á sau Đảng Lao Động Việt Nam. Từ năm 1970, ĐCS Thái Lan, được Việt Nam và Trung Quốc trợ giúp, đã mở các cuộc tấn công vào sân bay quân sự của Hoa Kỳ tại Thái Lan.

Sau cuộc đàn áp sinh viên biểu tình tại đại học Thammasat vào tháng 6/10/1970, nhiều sinh viên, công nhân, trí thức tham gia vào Đảng Xã Hội Thái Lan được huấn luyện quân sự và chính trị tại các căn cứ nằm trong đất Lào. Huấn luyện viên là cán bộ Thái, Lào và Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam kể từ năm 1975 có hứa sẽ trợ giúp ĐCS Thái nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng tại Thái Lan. Những hứa hẹn được nhắc lại nhiều lần; nhưng ĐCS Thái lệ thuộc chính trị vào CS TQ từ chối, cho rằng VN muốn tạo ảnh hưởng của mình vào phong trào cách mạng Thái Lan, bành trướng cuộc đấu tranh cách mạng trong vùng. ĐCS Thái cùng với TQ và Khơ me Đỏ (Khmer Rouge) tố cáo VN là Đế quốc Chủ nghĩa Xã hội tại Đông-Nam Á Châu. Chính vì vậy mà Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã tuyên bố hủy bỏ mọi trợ giúp cho CS Thái.

Đến năm 1977 ĐCS Thái có khoảng 6.000 tới 8.000 ĐV và khoảng một triệu người đồng tình ủng hộ. Trong giai đoạn này họ có ảnh hưởng đến một nửa trong số các thành phố Thái Lan.

Ngày 7/5/1977, Đảng Xã Hội Thái Lan công bố hợp tác với ĐCS Thái và đến ngày 28/9/1977 hai đảng tuyên bố thống nhất trong một mặt trận mang tên "Ủy ban Hợp tác của các Lực lượng Yêu nước và Dân chủ" (Committee for Coordination og Patriotic and Democratic Forces).

Khi QĐND VN tấn công tiêu diệt Pol Pot thì ĐCS Thái phải rời khỏi lãnh thổ Lào vì Lào đứng về phía Việt Nam. ĐCS Thái chính thức lên án VN xâm lăng Căm phu chia vào ngày 7/6/1979. Sau đó, khi quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Thái Lan và TQ được tái lập thì hai nước này coi VN là địch thủ, TQ cố vấn cho ĐCS Thái giảm bớt sự chống đối chính phủ Thái và đài phát thanh của ĐCS Thái trên lãnh thổ TQ bị ngưng hoạt động ngày 10/7/1979. Trước sự bỏ rơi dần dần của TQ do TQ có nhu cầu liên minh với chính phủ Thái Lan nhằm trợ giúp Khơ me Đỏ chống VN, ĐCS Thái lần lần phân rã, Bunyen Worthong và một nhóm sinh viên tách khỏi ĐCS Thái thành lập "Đảng Giải phóng Isan Thái Lan" thường gọi là đảng Pak Mai (Tân Đảng) tại Vientiane, ủng hộ Việt Nam và Lào.

Năm 1980 chính phủ Thái Lan qua nghị định 66/2521 ân xá cho các đảng viên CS chịu chiêu hồi. Tháng 3/1981 đảng Xã hội huỷ bỏ quan hệ với ĐCS Thái, vì thấy đảng này bị ảnh hưởng bởi ngoại bang. Tháng 4/1981 gần như bị TQ bỏ rơi, lãnh đạo CS Thái yêu cầu đàm phán hòa bình với chính phủ; nhưng chính phủ Thái đòi tất cả cán bộ CS phải bỏ súng trước khi bắt đầu đàm phán.

Trong một công bố vào ngày 25/10/1981, thiếu-tướng Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng CS Thái đã đi tới hồi kết thúc, khi tất cả các căn cứ lớn của Quân đội Giải phóng Nhân dân Thái Lan ở miền Bắc và Đông Bắc bị tàn phá.

Năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các cán bộ CS Thái, lực lượng quân sự và cán bộ CS Thái ngày càng suy sụp, hai cán bộ cao cấp của Bộ Chính trị ĐCS Thái là Damri Ruangsutham và Surachai Sae Dan bị quân đội chính phủ bắt giữ.

Trong thập niên 1990 người ta hầu như không còn thấy các hoạt động nào của ĐCS Thái nữa.

26 nhận xét:

  1. Đọc xong buồn quá bác ạ!Đảng này thành lập có công của bác Hoan , và nó cũng như bác ấy, theo Trung mà phán ta xâm lược Campuchia!Năm 77 họ đạt đến đỉnh cao sức mạnh, đùng 1 cái đến giữa năm 79 thì gió đảo chiều.... Vừa thương vừa trách!Rốt cuộc gần 60 năm chiến đấu họ trở thành kẻ phản loạn! :( :( :(

    Trả lờiXóa
  2. Vào những năm đầu của thập niên 1900, những người cộng sản Hà-lan đã đưa tư tưởng của chủ nghĩa Marx vào Borneo và những người cộng sản châu Âu cũng đóng vai trò như thế ở Malaya trong một phạm vi quần chúng nhỏ hẹp; Tuy nhiên, cảm nguồn chính về chủ nghĩa cộng sản là từ đảng cộng sản Trung Quốc và từ 1920 thì lực lượng chính trị chủ yếu là theo đường lối Tàu. Năm 1922, đảng CS Trung Quốc đặt một văn phòng hoạt động bí mật tại Singapur để chỉ đạo vùng Đông-Nam Á; Cơ quan này được biết dưới tên gọi là "Đảng của những người Cộng sản Nam Hải“ (Nanyang Kommunistische Partei). Hoạt động chính yếu của nó nằm trong vùng của thực dân Hà-lan (Indonesien) và thực dân pháp (Đông Dương).http://www.worldlingo.com/ma/enwiki/de/Malayan_Communist_PartyLai TeckSinh năm 1900, tại Annam (Việt Nam);Sống tại: Việt Nam, Malaisia, SingaporeCác tên khác: Lai Teck, Loi Tak, Lee Soong, Wong Kim Geok, Chang Hung, Mr. WrigthChức danh: Tổng bí thư ĐCS Malaisiahttp://en.wikipedia.org/wiki/Lai_TeckLai Teck (hay Loi Tek) là lãnh tụ của ĐCS Malaisia và Kháng chiến quân nhân dân Mã-lai chống Nhật. Năm 1947 đã đào thoát và mang theo quỹ của đảng. Người ta không chỉ nói ông là người đào thoát mà còn là điệp viên 3 mặt trong thế chiến 2. Hình như là ông ta đã làm việc cho cả 3 phía trong cuộc chiến là người Nhật, người Anh và những người Cộng sản. Những người này muốn dựa vào Nhật, trước khi người Anh quay trở lại, để tăng cường lực lượng rồi thiết lập một chính quyền cộng sản là mục tiêu chính trong suốt cuộc đời mình.http://www.worldlingo.com/ma/enwiki/de/Lai_Teck

    Trả lờiXóa
  3. Trước lúc gửi đăng báo Quân Đội Nhân Dân số Xuân Nhâm Ngọ, tôi đưa bản thảo để giáo sư Trần Văn Giàu, bác Dương Quang Đông đọc và xác nhận. Giáo sư Trần Văn Giàu và bác Dương Quang Đông đều xác nhận bài viết đúng sự thật, đề nghị báo Quân Đội Nhân Dân đăng. Giáo sư Trần Văn Giàu còn nói thêm: “Phó Vương, Thủ tướng Thái Lan Luổng Pri đi là bạn học của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cũng quen biết Trần Văn Giàu nên ông ấy đã đồng ý cho Việt Minh mượn đất Thái Lan huấn luyện quân đội, hoạt động xây dựng lực lượng.Nhờ đó thời Nam Bộ kháng chiến Việt kiều ở Thái Lan đã huấn luyện, trang bị vũ khí và tổ chức đưa về nước 3 tiểu đoàn tăng cường là Cửu Long 1, Cửu Long 2, Cửu Long 3, hành quân đường bộ qua ngả Campuchia và đường Thủy. Sau khi báo Quân Đội Nhân Dân đăng, tháng 7 năm 2002, đại tá Lê Liên, phụ trách nguyệt san Sự kiện và nhân chứng gửi cho tôi bài báo bằng tiếng Anh và bảo tôi đưa cho bác Dương Quang Đông. Bác Dương Quang Đông xem ảnh và nói ngay: “Người trong ảnh không phải Lai Đặc – Phạm Văn Đắc”. Bác Năm Đông biết 7 ngoại ngữ, nhưng thành thạo nhất là tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Thái Lan. Bác đọc và dịch cho tôi nghe (nội dung đại lọai: ông Lai-đặc/Phạm Văn Đắc là Lai Teck, một người Việt gốc Hoa, sinh năm 1900 tại Sài Gòn, Tổng Bí thư CPM từ 1938 tới tháng 3/1947. Tiếc thay, Lai Teck là người của mật thám Pháp tại Đông Dương. Khi có nguy cơ bị lộ, được chuyển cho mật thám Anh tại Singapore để xâm nhập CPM. Lai Teck đã dùng bàn tay của chính quyền Anh, loại bỏ các đối thủ để leo lên chức TBT. Khi Nhật chiếm Singapore, bị bắt giam vài ngày, Lai Teck đã trở thành người của Kempeitai sau đó (theo các tài liệu lưu trữ của Nhật) ngày 1/9/1942, trên 100 thành viên cao cấp của CPM đã bị Nhật giết chết trong 1 cuộc họp mà Lai Teck vắng mặt vì hỏng xe. Năm 1946, các tin đồn về sự phản bội lan truyền. Ban chấp hành TƯ CPM dự kiến họp ngày 6/3/1947 để đối chất nhưng Lai Teck đã mang theo phần lớn quỹ Đảng, chạy sang Singapore, Hongkong và Thái Lan. Cũng trong năm đó, Lai Teck bị giết tại Bangkok khi ĐCS Thái tìm cách bắt ông ta (theo lời Chin Peng/Trần Bình)Chin Peng/Trần Bình là TBT CPM sau Lai Teck cho đến tận năm 1989) rồi cười và nói: “Đây là bài trên tờ báo Eo Biển. Lại một trò mèo của bọn Tàu khựa, đồng chí đừng có tin. Tụi Mao-it nó phá Đảng ta, phá Cách Mạng ta, và phá nước ta từ lâu. Chính tụi Mao-it đã giết Lai Đặc rồi đưa Trần Bình lên. Ở Campuchia tụi Mao-it cũng giết Sơn Ngọc Minh rồi đưa Pon-pot, Ieng-Sa-ri lên. Ở Thái Lan, tụi Mao-it phá ta dữ lắm. Tôi cũng suýt chết với tụi nó ở Thái Lan đấy.” Bác Năm Đông mất năm 2003, thọ trên 100 tuổi (bác nói: tuổi thật là sinh 1895 nhưng lý lịch thì khai 1902 vì hồi ở Thái Lan làm căn cước giả để hợp thức hóa). Bác rất minh mẫn tới lúc qui tiên. Có lần tôi đưa con trai đến thăm, bác Năm Đông khuyên cháu nên học nhiều ngoại ngữ để rèn luyện óc về già sẽ không bị lẫn, sẽ minh mẫn đến chết. Đúng thật, giáo sư Trần Văn Giàu cũng thế. Bác Năm Đông rất thân và quí trọng giáo sư Trần Văn Giàu. Có lần bác nói với tôi “Giàu nó bỏ cả cơ nghiệp để làm Cách Mạng mà Đảng nghi ngờ nó thì Đảng sai rồi. Giàu nó giỏi lắm, lý luận vững, họp Xứ ủy nó nói thì không ai cãi được. Hồi ở căng Tà-lài, nó đấu lý với bọn cai Tây, chúng nó cũng thua lý và nể phục Giàu lắm. Mit-ting ở nhà thờ Đức Bà ngày 25/8/1945, chờ mãi không bắt được đài Hà Nội để nghe Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn Độc Lập. Tôi nói: “Giàu, mày nói gì đi chứ, không loạn cả bây giờ.” Thế là Giàu gõ mi-cro rồi nói vo gần 1 giờ liền, cả chục vạn người im phăng phắc để nghe Giàu nói rồi hô to: “Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chính phủ Trần Văn Giàu”.ĐẶNG THỌ TRUẬT

    Trả lờiXóa
  4. bác Khoằm cho xin bài viết đi dán chỗ khác được ko ạ ?

    Trả lờiXóa
  5. Bạn cứ tự nhiên, càng nhiều người đọc càng tốt!

    Trả lờiXóa
  6. Bác Phờ Đờ có tư liệu nào về vụ anh Tàu đạo diễn vụ giải tán ĐCS Mã Lai ko?

    Trả lờiXóa
  7. Trời trời, bác up lên hồi nào vây nè, thông tin qúi , quí!

    Trả lờiXóa
  8. Bài úp có ngày mà, hì hì!

    Trả lờiXóa
  9. Mình đang kiếm.

    Trả lờiXóa
  10. thanks bác nhe!

    Trả lờiXóa
  11. Quốc hội Nê-pan vừa bầu ông G. Kha-nan, Chủ tịch Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít thống nhất (CPN-UML) làm Thủ tướng, chấm dứt nhiều tháng bất ổn chính trị tại quốc gia Nam Á này.Nêpan theo chế độ quân chủ cha truyền con nối; sau khi bầu cử Quốc hội. lãnh đạo của đảng đa số hay lãnh đạo của liên minh đa số thường được Quốc vương bổ nhiệm làm Thủ tướng. Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm: Hội đồng Quốc gia (60 ghế, 35 ghế do Hạ viện bầu, 10 ghế do nhà vua bổ nhiệm và 15 ghế do Hội đồng bầu cử bầu; 1/3 số thành viên được bầu lại sau 2 năm, nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện (205 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm). Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, Chánh án do Quốc vương bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Hiến pháp, các thẩm phán khác do Quốc vương bổ nhiệm dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Thẩm phán. Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu. Các đảng phái chính: Đảng Cộng sản Nêpan/Mácxít - Lêninnít thống nhất (CPN/UML); Đảng Đại hội Nêpan (NC); Đảng Dân chủ dân tộc (NDP); Đảng công nhân và Nông dân Nêpan (NWPP).

    Trả lờiXóa
  12. Những người theo Mao ở Nepan
    Непальские маоисты.





    Фото Янниса Контоса
    Photo của Yannis Kontos

    Trả lờiXóa
  13. Cảm ơn đ/c Khoằm đã sưu tầm tư liệu rất quý.

    Trả lờiXóa
  14. Đảng ta vẫn còn... vỏ

    Trả lờiXóa
  15. Còn gì thì còn.

    Trả lờiXóa
  16. (Lê Vũ cũng xóa commen này của tôi và y ghán cho tôi -Tây nguyên đỏ -cái vinh dự được là anh ...Lê Bình ! (?) Hề..hề...! thích quá .Đại huynh L.B cho em được núp tên một lúc nha ) ---- Lần đầu tha không xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Theo các thành viên CP87 (Trần Quang Cơ, Đặng Nghiêm Hoành (vụ trưởng Vụ Tổng hợp đối ngoại), Nguyễn Phượng Vũ (vụ trưởng Vụ Trung Quốc), Trần Xuân Mận (vụ trưởng Vụ Á châu II) Đặng Nghiêm Bái (vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ), Tạ Hữu Canh (vụ trưởng Vụ Liên Xô), Nguyễn Can (vụ trưởng Vụ Á châu III), Trịnh Xuân Lãng (vụ trưởng Vụ Báo chí)) thì Trung Quốc luôn có hai mặt, mặt xã hội chủ nghĩa và mặt bành trướng bá quyền. Tính chất xã hội chủ nghĩa thể hiện tương đối rõ nét hơn về chính sách đối nội, ở cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế của họ.Còn đường lối đối ngoại của Trung Quốc lại mang tính chất cổ truyền của họ là bành trướng bá quyền. Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền. Nhưng những cái mà Trung Quốc sử dụng làm công cụ để thực hiện chính sách đó lại là “vạn biến”. Tùy theo lợi ích của họ trong từng lúc mà một nước nào đó có thể được Trung Quốc coi là bạn hay là thù. Tại Đông Nam Á, khi Trung Quốc muốn chống hay gây sức ép với chính quyền tư sản các nước này thì họ lập ra, hoặc giúp đỡ lập ra các đảng cộng sản Mao–it ở Thái Lan, Miến Điện, Mã–lai, v.v…; khi Trung Quốc thấy cần tranh thủ các chính quyền tư sản khu vực này thì ta đã thấy các đảng cộng sản đó lần lượt tiêu tan để phục vụ cho mục đích của Trung Quốc. Rồi sau sự kiện Thiên An Môn, để xoa dịu phản ứng của Mỹ và phương Tây, Trung Quốc hy sinh nốt Đảng Cộng sản Mã–lai, theo lệnh của Bắc Kinh, tổng bí thư đảng này là Trần Bình gốc Trung Quốc, đã ra ký kết đầu hàng chính quyền Ma–lay–xia và giải tán đảng Cộng sản.Trường hợp Khơ–me đỏ sau này cũng vậy, theo tờ “Ý thức Khơ–me[Moneakseka Khmer (Khmer Conscience)]“ ngày 17/10/2000 dưới đầu đề “Trung Quốc giết Pôn Pốt để đe dọa những chỉ huy Khơ–me đỏ còn lại buộc trở về với Hun–xen viết “Sau khi đi gặp Sứ quán Trung Quốc tại Bangkok, Pôn Pốt chết không phải do bệnh tật cũng không phải do Hun–xen mà chết do thuốc độc của Trung Quốc(?). Bởi vì Trung Quốc vận động các chỉ huy Khơ–me đỏ trở về với chế độ của Thủ tướng Hun–xen không được nên đã giết Pôn Pốt để đe dọa những chỉ huy Khơ–me đỏ khác… Sở dĩ Trung Quốc muốn các chỉ huy Khơ–me đỏ trở về với Hun–xen vì TQ đã chọn Hun–xen làm con bài có lợi về chính trị cho họ sau khi Pôn Pốt không còn ý nghĩa đối với họ nữa”. Trích từ "Hồi ức và Suy nghĩ" của Trần Quang Cơ

    Trả lờiXóa
  18. Đảng Cộng Sản IndonesiaIndonesia, quốc gia đông dân cư vào hàng thứ năm trên thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, cũng là nơi mà cuộc đấu tranh để thống nhất diễn ra liên tục không lúc nào ngừng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự phát triển của phong trào độc lập dân tộc, giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác-Lê-nin được truyền bá rộng rãi ở Inđônêxia. Điều kiện đó đã đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Inđônêxia tháng 5/1920, ba năm sau cuộc Cách mạng Tháng 10 ở Nga. Lãnh tụ đầu tiên của Đảng là Tan Malaka, nguyên là đảng viên Dân chủ Xã hội cũ, do Sneevliet, người Hà Lan thành lập.Sau vụ Khởi nghĩa vũ trang Giava và Xumatơra (1926 - 1927) nổi dậy thất bại, Tan Malaka đã trốn sang Bangkok và tự ý rút ra khỏi hệ thống Cộng sản quốc tế, trong khi ấy một lãnh tụ khác là Musso đã lánh sang Liên Xô.Sau đó phong trào cách mạng chuyển sang Đảng Dân tộc Inđônêxia - của giai cấp tư sản - đứng đầu là Acmét Xucácnô lãnh đạo.Đảng Dân tộc Inđônêxia chủ trương đấu tranh giống với đường lối của Đảng Quốc đại:+ Đoàn kết với các lực lượng dân tộc, chống đế quốc+ Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, không bạo lực, bất hợp tác với chính quyền thực dân.+ Đòi độc lập.Năm 1935, Musso trở về Indonesia tái lập Đảng Cộng sản với đường lối chống chủ nghĩa phát xít, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít với tên gọi Liên minh chính trị Inđônêxia, đứng đầu là A. Xucácnô, tuy nhiên trong nhiều năm, Musso đã không làm nên trò trống gì. Còn Liên minh chính trị Inđônêxia đã Khẳng định ngôn ngữ, quốc kỳ, quốc ca và chủ trương hợp tác với thực dân Hà Lan.Mãi tới sau ngày Indonesia công bố độc lập (1945), chính phủ Sukarno kêu gọi các công dân hoạt động qui tụ lại thành chính đảng để tham gia sinh hoạt chính trị, thì Đảng Cộng sản mới thực sự được tập hợp và tổ chức lại.

    Trả lờiXóa
  19. Về các Đảng theo chủ nghĩa Cộng Sản ở Miến Điện (Myanmar ngày nay)Myanma là đất nước mà nhiều người trong chúng ta chưa biết gì mấy về họ ngoài những thông tin rằng ở đó trước đây có ông U Thant, người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây và cũng không lãnh đạo bất kỳ một tổ chức quốc tế nào cho tới thời điểm được bầu giữ chức vụ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, có một chế độ độc tài quân sự dưới tay nhà độc tài Thống tướng (Senior General) Than Shwe và có bà Aung San Suu Kyi – con gái cố Thủ tướng Aung San – (người gần đây trở thành một nhân vật chính trị đặc biệt trong chính trường Miến Điện, dduwowcj casc nhaf rận tru và phương Tây thuủi phồng phền) như tuyên truyền của phương Tây, chúng ta sẽ cùng xem thật ra ở đó như thế nào bên dưới.Nhiều người trong chúng ta chắc cũng không biết rằng nước duy nhất ủng hộ từ đầu đến cuối Việt Minh và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trường kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ không phải là Trung quốc và Liên Xô mà chính là Myanma, họ là cầu hàng hóa cho VNDCCH chống laại các thế lực ngoại xâm trong khi chính họ vẫn còn nhiều khó khăn, điều này cững được giải đáp ngay sau đây.Trước nhất là một số thông tin cơ bản về Myanmar theo khẩu vị phương Tây: Vị trí địa lý: Mi-an-ma nằm ở Đông Nam Á, có tọa độ từ 09 độ 32 phút đến 28 độ 31 phút vĩ Bắc và 92 độ 15 phút đến 101 độ 11 phút kinh Đông. Có biên giới chung với Trung Quốc (2.185 Km), Lào (235 Km), Thái Lan (1.800 Km), Ấn Độ (1.463 Km), Băng-la-đét (193 Km) và bờ biển dài 2.276 Km (gồm biển Andaman và Vịnh Bengal); - Diện tích: 676.577 Km2;- Dân số: 56.000.000 triệu- Dân tộc: Gồm 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Miến Điện (Burma) chiếm 68%, người Shan chiếm 9%, người Karen chiếm 7%, người Rakhine chiếm 4%, người Hoa chiếm 3%, người Ấn chiếm 2%, người Mon chiếm 2% và các dân tộc khác chiếm 5%;- Tôn giáo: Đạo Phật (chiếm 89%), Hồi giáo (4%), Thiên chúa giáo (4%) và các tôn giáo khác.- Ngôn ngữ: Tiếng Miến Điện (Burmese)- Ngày độc lập (Quốc khánh): 4 tháng 1 năm 1948.Tên nước: Liên bang Mi-an-ma (Union of Myanmar). Trước kia tên gọi là Miến Điện, năm 1989, giới cầm quyền quân sự Mi-an-ma đổi tên nước thành Liên bang Mi-an-ma.Thủ đô: Nây-pi-tô (Nay Pyi Taw, là thủ đô hành chính, từ tháng 1/2006), trước đó là Y-ăng-gun (Yangon).Trong Đại chiến Thế giới lần thứ II, phát xít Nhật chiếm đóng Mi-an-ma.17/5/1945, Anh với danh nghĩa quân đồng minh quay trở lại thống trị Mi-an-ma.Ngày 4/1/1948, Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Mi-an-ma.Từ khi giành được độc lập (1948) đến năm 1962, Mi-an-ma là nhà nước Liên bang theo chế độ dân chủ đại nghị. Tháng 3/1962, Đại tướng Ne Win làm đảo chính quân sự, thành lập Hội đồng Cách mạng, tuyên bố xóa bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội và các tổ chức đảng phái chính trị, quốc hữu hoá toàn bộ các cơ sở kinh tế, ngân hàng... Chính sách đóng cửa trong 26 năm cầm quyền của Đảng Cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa Miến Điện do tướng Ne Win đứng đầu, đã đưa đất nước rơi và tình trạng khủng hoảng, đặc biệt là các cuộc biểu tình của lực lượng sinh viên.Thông tin sơ bộ về quan hệ giữa ta và Myanmar:Năm 1947, ta đặt cơ quan thường trú tại Yangon. Chính quyền và các đoàn thể Mi-an-ma tích cực ủng hộ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của nhân dân ta trong lúc bạn còn nhiều khó khăn.Tháng 11/1954, Thủ tướng U Nu sang thăm nước ta. Tháng 2/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Mi-an-ma. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta, Chính phủ Mi-an-ma đã tuyên bố phản đối Mỹ ném bom miền Bắc và rải chất độc hoá học ở miền Nam.Sau khi ta giành được thắng lợi hoàn toàn giải phóng miền Nam Việt Nam thống nhất đất nước, hai nước đã nâng quan hệ Tổng Lãnh sự lên quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ vào ngày 28/5/1975.

    Trả lờiXóa
  20. OK Khoằm, thế là con rận ấy va phải ổ rồng chạy mất dép rồi.

    Trả lờiXóa
  21. Originally posted by manhchai:con rận ấy va phải ổ rồng chạy mất dép Ở đâu thế?

    Trả lờiXóa
  22. Bên blog Chai, ngay bài cs Khoằm chêm link vào ấy.

    Trả lờiXóa
  23. Originally posted by manhchai:Bên blog Chai, ngay bài cs Khoằm chêm link vào ấy.Ờ, Khoằm không tháy nó còm nữa.

    Trả lờiXóa
  24. Bức thư từ Philippin: AFP lying, encountered troops in Sorsogon not carrying Yolanda relief—CPPChính quyền Aquino bỏ mặc dân sống chếtĐảng cộng sản Philippin hôm nay đã lên án chế độ Philippin và lực lượng vũ trang của chính quyền Philippin đã lợi dụng hậu quả trận bão Yolanda để mở rộng các cuộc tấn công quân sự trên diện rộng, bao gồm tỉnh Sorsogon và trên toàn quốc. Chính quyền Aquino và tướng lĩnh quân đội đã bịa đặt về việc tiểu đoàn 31 bộ binh của họ đối đầu với quân đội NPA hôm qua có liên quan tới việc cướp hàng cứu trợ cho các nạn nhân bão. Quân đội chính phủ Philippin cho rằng vụ va chạm xảy ra lúc 5 giờ sang tại làng Balocawe, thuộc Matnog, tỉnh Sorsogon.Đại diện của đảng cộng sản Philippin cho biết, trong lúc họ còn chờ báo cáo của ông Celso Minguez, chỉ huy lực lượng NPA tại Sorsogon họ đã nhận ra rằng cuộc va chạm ở bên trong khu vực Matnog, nơi cách đường cao tốc Maharlika tối thiểu 3Km, con đường nối giữa đảo Luzon phía bắc xuống đảo Samar, cách cảng Matnog khoảng 5Km. Chính quyền Aquino và quân chính phủ đã lợi dụng tình trạng hỗn loạn sau bão để tấn công. Họ lợi dụng nỗi đau của những nạn nhân trong thiên tai vừa qua để nhằm che dấu tội ác man rợ của họ. Quân đội NPA và các đảng viên đảng cộng sản Philippin huy động hết sức người, sức của nhằm hỗ trợ các nạn nhân vượt qua khó khăn do trận bão gây ra. Họ đang giúp đỡ hàng trăm ngàn người dân ở vùng sâu và vùng núi cao thuộc đảo Samar và Leyte cũng như trên các đảo khác như Panay, Negros, Mindoro, Masbat, Palawan,.... Những nơi mà chính quyền Aquino đã bỏ rơi người dân. -------------The Communist Party of the Philippines (CPP) was re-established on December 26, 1968 on the theoretical foundations of Marxism-Leninism-Maoism. It is the advanced detachment of the Filipino proletariat leading the new-democratic revolution. The CPP organizes and leads the New People's Army that wages revolutionary armed struggle in the countryside.Denounce the US military for using tragedy to justify increased warships deployment—CPPĐảng Cộng sản Philippines (CPP) tố cáo chính phủ Hoa Kỳ lợi dụng thảm kịch nhân loại gay ra bởi siêu bão Yolanda (tên quốc tế Haiyan) để đẩy mạnh các hoạt động bằng tàu chiến quân sự và quân đội vũ trang tại Philippines.

    Trả lờiXóa
  25. Hàng ngàn người dân ở Aganglagang - Phlippin lao vào phá kho gạo của nhà nước. Miềng nhớ là có bọn nó chửi truyền thông VN (VTV thì phải?) nói ử Phi có tình trạng vô chính phủ, bạo loạn sau bão là nói láo, không biết nó có nói truyền thông Đức nói láo không nữa?Tote bei Plünderungen: Hungernde stürmen Reislager auf den PhilippinenTrong lúc hoảng loạn, một bức tường sập đổ và có rất nhiều người chết và bị thương. Chính quyền cho biết có 130.000 bao gạo, mỗi bao 50 Kg bị mất.Philippines: 8 người chết trong lúc cướp phá kho gạo chính phủDân thì đói, trong kho có cả 6,5 triệu Kg gạo, vì sao không mang ra phát cho người dân?Dân đói quá, hàng ngàn người lao vào cướp đồ cứu tế, phá kho gạo của nhà nước => Quân đội bắn chết và gọi đó là phiến quân định cướp đồ cứu tế. Chính phủ Philippin không kiểm soát được tình hình, quá chậm trong việc cứu giúp người dân, quân đội chính phủ qua vụ này mới thấy tệ hại chưa từng có. Thêm vào đó một số khu vực trước tới nay đòi ly khai nên hình như chính phủ không mặn mà với việc cứu tế cứu bần, đối tượng chủ yếu bị là nông dân, công nhân nghèo,... khả năng cho một thảm họa lớn nhất của nhân loại từ hàng trăm năm qua có khả năng xuất phát từ đây!Một trong những người đi cướp kho thóc. Người mẹ bế con nhỏ, bên cạnh là đứa con lớn của chị, vừa trả lời phỏng vấn chị vừa khóc và nói "Vừa nãy có cả tiếng súng nổ, chúng tôi sợ quá và bỏ chạy". Họ có giống kẻ cướp không?Trong khi, trước đó Đcs Phi CPP đã ngừng bắn với chính phủ để khắp phục thảm họa do bão gây ra Phiến quân Philippines ngừng bắn tại vùng thảm họa Haiyan

    Trả lờiXóa