Khoằm

22 tháng 4 2011

Trần Dân Tiên và những sự ngộ nhận

dinhphdc wrote on May 14, '12, edited on May 14, '12

Lữ Phương (2007): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1948)

1. Ông Lữ Phương - một nhân vật quan trọng của quân giải phóng miền Nam, phụ trách về văn hóa - đã viết cuốn Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh (tái bản trên talawas năm 2007, tất cả gồm 7 kì).


Có một cái, như là bìa sách, đã được đưa lên talawas ở kì đầu tiên của bản tái bản gồm 7 kì nói trên.


Không có chú thích, nên cũng không rõ là cái gì. Cứ tạm cho là bìa sách.



2. Trong sách trên, Lữ Phương có nhắc ở vài chỗ đến cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch


Cuốn sách mỏng ấy được xem là đã hoàn thành bản thảo năm 1948. Tác giả là Trần Dân Tiên.
Bản dịch tiếng Trung đã in ở Trung Quốc năm 1949.

Khi viết Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh (trước năm 2007) chắc hẳn là ông Lữ Phương chưa một lần được thấy tận mắt hoặc là bản thảo năm 1948, hoặc là bản dịch tiếng Trung đã xuất bản 1949.

Bản Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch mà Lữ Phương sử dụng là bản in năm 1975 tại Việt Nam.

3Lữ Phương đã viết như sau (trích đoạn dài để đúng ý tác giả):
"Cuốn “tiểu sử” viết về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên đã biểu lộ rất rõ cái nhu cầu năm 1948 mà Hồ Chí Minh và cuộc cách mạng của ông đang muốn tạo ra cho phong  trào yêu nước cộng sản trước tình hình mới – một lĩnh tụ tuyệt vời và chỉ có lĩnh tụ đó mới là tuyệt vời thôi!  
Tất cả những gì tốt đẹp trong những thời kỳ hoạt động vinh quang nhất của vị lĩnh tụ này đều được mô tả chi tiết, còn đối với những cái khó nói và không nên nói trong những giai đoạn “quan trọng” đặc biệt – thí dụ như những năm sau khi thành lập Đảng 1930, bị xu hướng tả khuynh trong Đảng ở Việt Nam và Quốc tế cộng sản đả kích, phê phán khá nặng nề đến nỗi bị lưu giữ để “học tập” một thời gian ở Liên Xô cho đến 1938 mới được cho phép đi ra hoạt động lại [30] – thì lại cố tình giấu đi: phô bày những điều ấy ra chẳng những bất lợi cho hình ảnh của lĩnh tụ mà còn phá vỡ sự thống nhất cần thiết của Đảng do lĩnh tụ tạo ra.  
c) Trần Dân Tiên có phải là bút danh của Hồ Chí Minh như bấy lâu nay người ta vẫn cho là như vậy? Gần đây, bà Phan Thị Minh đã đưa ra một thông tin mới rất đáng chú ý như sau: 

“Chiều ngày 2 tháng 3 năm 1993, tôi đã được gặp ông Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác từ Cách mạng tháng Tám đến ngày Bác qua đời và đã cùng một số người quanh Bác là đồng tác giả cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” với bút danh Trần Dân Tiên” [31] 

Chưa thấy ông Vũ Kỳ nói rõ hơn về chuyện này nên chúng ta chưa biết ông cùng những người “quanh Bác” đã làm việc như thế nào để thực hiện cuốn Những mẩu chuyện… lừng danh ấy. Ông và những cộng sự có phải đi đây đi đó khắp nơi gặp gần 10 nhân vật đã được nhắc đến trong cuốn sách để phỏng vấn về mối quan hệ của họ với ông Hồ? Dòng cuối cho ta biết sách viết xong vào mùa thu năm 1948, lúc bấy giờ ông Vũ Kỳ đã phải đi theo Hồ Chí Minh lên chiến khu Việt Bắc (Tuyên Quang, Thái Nguyên), nếu theo cách đó thì làm sao thực hiện được trong điều kiện kháng chiến đường xá cách trở? Cách trình bày được mô tả trong sách – những nhân vật thay nhau kể chuyện – do đó có lẽ chỉ là một thủ thuật và đó là thủ thuật của những người viết tiểu thuyết nhiều hơn là “tiểu sử”.  
Cứ tạm tin rằng cái “tiểu sử” dưới hình thức “truyện” ấy được chính Vũ Kỳ và những người cộng sự viết ra và ký là Trần Dân Tiên. Nhưng như vậy thì lại gặp điều khó khăn phải giải thích tại sao cuốn sách tầm thường của một tác giả vô danh là Trần Dân Tiên ấy lại có thể trở thành một thứ tài liệu tham khảo quan trọng bậc nhất về Hồ Chí Minh như đã xảy ra, đặc biệt trong giới nghiên cứu, giảng dạy? Sự quan trọng ấy không thể nào có được nếu những gì đã viết về ông Hồ trong cuốn sách ấy (giả sử là của Vũ Kỳ) không được chính ông xét duyệt (Vũ Kỳ là thư ký riêng của ông), và một cách nào đó cũng đã làm cho người ta hiểu rằng chính ông đã muốn phổ biến cuốn “tiểu sử” có nội dung như vậy. Cuốn sách, do đó, dù cho có do Vũ Kỳ lấy tài liệu từ Hồ Chí Minh để viết hoặc do chính Hồ Chí Minh trực tiếp viết [32] (hay đọc cho Vũ Kỳ viết), thiết tưởng ý nghĩa cũng đều như nhau: sự xuất hiện của nó là “cái cần thiết” cho nhu cầu cách mạng của bản thân Hồ Chí Minh sau 1945.  
Vào thời điểm này, Nguyễn Tất Thành đã không còn là cá nhân một thanh niên 21 tuổi ngỡ ngàng trong cuộc bỏ nước ra đi năm 1911 nữa: anh đã về nước với tên Hồ Chí Minh và tự cho mình là biểu tượng của sự chọn lựa cuối cùng sau mọi chọn lựa của đất nước – một Nguyễn Tất Thành trở thành cộng sản, đã hoàn thành Cách mạng tháng Tám và đang lãnh đạo kháng chiến bảo vệ cuộc cách mạng ấy để sau này đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Quá khứ của Hồ Chí Minh hồi 21 tuổi có được tạo dựng lại cho phù hợp với vị trí của Hồ Chí Minh khi 58 tuổi là điều không có gì khó hiểu: thực chất các sự việc không phải như vậy, có thể nói khác đi vào lúc khác, nhưng khi cần thì vẫn có thể thêu dệt, tô vẽ lên để tuyên truyền – lợi ích của cách mạng buộc phải như thế. Nếu Hồ Chí Minh không làm điều đó thì cũng sẽ có những kẻ thay ông. Vì rất nhiều lý do khác nhau, những người sùng bái ông sau 1945 kể ra là vô số. " 
Chú thích:

[30]Xem Sophie Quinn-Judge: Nguyen Ai Quoc, The Comintern and the Vietnamese Communist Mouvement (1919-1941) (Luận án). Luận án này đã được tác giả xuất bản với nhan đề HO CHI MINH The missing years, The University of California Press, California, 2002.
[31]Phan Thị Minh: “Tìm hiểu thêm về quan hệ của Bác Hồ với cụ Phan Châu Trinh trong những năm Bác chưa sang Pháp”, trong Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc tại Paris, Sđd, tr. 403. [Trong cuốn Càng nhớ Bác Hồ của mình (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999, tr. 10), Vũ Kỳ đã cho biết là ông về làm thư ký riêng cho “cụ Nguyễn Ái Quốc” bắt đầu từ ngày 27 tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám chừng một tuần.] 
Thông tin trên đây của bà Phan Thị Minh hoàn toàn ngược lại với những khẳng định trước đó của nhiều tác giả – như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khánh Toàn, Hà Minh Đức… – về sự đồng nhất giữa Trần Dân Tiên và Hồ Chí Minh (Xem sự khẳng định của Hà Minh Đức: Những tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985).

[32]Theo William J. Duiker, cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch gần đây đã được 
giới quan chức Hà Nội xác nhận là của Hồ Chí Minh và ấn bản đầy đủ nhất của cuốn tiểu sử này đã được xuất bản tại Thượng Hải năm 1949 bằng Trung văn (nhà xuất bản Ba Ywe, mang tựa Hu Zhi Ming Zhuan). Khác với những bản dịch ra ngoại văn xuất hiện về sau, cuốn này đã khẳng định Hồ Chí Minh chính là tên 

giả của Nguyễn Ái Quốc. [Xem William D. Duiker: Ho Chi Minh, a lifeHyperion, New York, 2000, tr. 582]. "

dinhphdc wrote on May 14, '12
Nguyễn Đình Chú 2010 (1993) : Hồ Chí Minh với Nho giáo

Lời dẫn: Lẽ ra nên đọc bài có tên gần giống thế này của bác Phan Văn Các trước. Hoặc là đọc thêm một vài bài khác nữa cũng tương tự của cụ Vũ Khiêu.
Bài này lấy về từ trang Viet-Studies. Cảm giác là có khác bản mà tôi đã đọc trên giấy, lúc khác có thời gian sẽ đối chiếu sau. - dzjao
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Nho giáo
Nguyễn Đình Chú
         Có một điều hơi không bình thường là: Nho giáo đã từng én duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời và khoa Hồ Chí Minh học hình thành và phát triển cũng đã trên dưới 30 năm, nhưng việc nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì hầu như chỉ mới chính thức được đặt ra cách đây ba năm (1993), trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Có lẽ cái danh hiệu “danh nhân văn hoá” mà thế giới trao tặng cho Bác vào dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh này, cộng thêm là không khí đổi mới từ sau Đại Hội VI của Động sản Việt Nam đã đưa chúng ta vượt qua cái không bình thường đó.
          Vượt qua cái không bình thường này, chúng ta đã nhìn thấy ở Bác quả là có ảnh hưởng của Nho giáo, mà các luận cứ là: hoàn cảnh gia đình: Bác là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bác sinh ra và lớn lên tại môt vùng văn hoá mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn, “cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương), trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á - Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Nghệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so với Tây học. Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triều Nguyễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã chịu quy hàng hoàn toàn. Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, dù có rệu rã đến đâu, vẫn ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo, khác với Hà Nội, càng khác với Sài Gòn. Cần nhớ rằng, Bác sinh năm 1890 mà tới năm 1915 ở Bắc Kỳ , năm 1918 ở Trung Kỳ, mới chấm dứt việc thi cử chữ Hán vốn là dựa trên Nho học. Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Bác như là một điều tất yếu đầu tiên.
          Chúng ta lại còn thấy: chính lúc thiếu niên Bác đã học chữ Hán trong đó có Nho giáo. Bác học Nho qua những sách gì, đến trình độ nào, thật ra ngày nay chúng ta suy đoán nhiều hơn là biết thật cụ thể. Điều có thể biết thật cụ thể về trình độ Hán học của Bác là việc Bác làm thơ chữ Hán, mà Nhật ký trong tù là đỉnh cao nhất. Nhưng đây là chuyện Hán học nói chung chứ chưa hẳn là Nho giáo. Trong Nhật ký trong tù, ảnh hưởng của Nho giáo không phải không có nhưng là gián tiếp vì dù sao đây là tiếng nói của thơ chứ không là văn chính luận, rút cục lại, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác mà ai cũng đã thấy chính là thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của mình tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Mạnh chiếm nhiều nhất.
          Xét ở mặt hình thức, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác có lẽ chỉ là như thế. Điều quan trọng là phân tích, đánh giá ảnh hưởng đó như thế nào? Xin được dẫn ra đây một số kết luận tiêu biểu:
1. “Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Khổng Khâu và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nhưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được. Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá” (Phan Văn Các: Hồ Chí Minh với Nho giáo, in trong sách “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá”, NXB KHXH HN 1990).
2.  “Gần đây có cường điệu quá đáng dấu ấn Khổng giáo trên chân dung văn hoá tư tưởng Hồ Chí Minh. Có bạn tỏ ý coi như Hồ Chủ Tịch dùng “cỗ xe Nho giáo” để mà tải Chủ nghĩa Mác về Việt Nam. Có bạn trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh như là một sự hội tụ giữa học thuyết Khổng Tử với học thuyết Mác”. Đúng như trên kia đã nói là có thể dẫn chứng không ít điều Hồ Chủ tịch nói đúng lời văn hoặc ý nghĩ của các “phu tử” Khổng giáo. Nhưng Khổng giáo, do bản chất của nó là không thích hợp để tải chủ nghĩa Mác, hay là để hội tụ với chủ nghĩa Mác” (Quang Đạm: con đường học thuật từ cậu bé Côông đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sách đã dẫn).
3.  “Nhiều người nói rằng Hồ Chủ Tịch bị ảnh hưởng Nho giáo và đã chấp nhận một số nội dung của Khổng giáo trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Thật ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh có làm thơ bằng chữ Hán nhưng quyết không thể kết luận rằng Người theo Nho giáo. Chủ tịch có nhận xét rằng “về căn bản chủ nghĩa Khổng Tử là sự bình yên trong xã hội không bao giờ thay đổi”.” (Đỗ Huy: Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hình thành nền văn hoá mới Việt Nam. Sách đã dẫn).
4.  “Vậy thì cùng với học thuyết của Mác – Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là cẩm nang và “kim chỉ nam” của mình phải chăng đạo Khổng cũng là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người giống như triết học Đức đối với Mác. Câu hỏi đó có thể được đặt ra quan điểm của Lênin từng nêu bật ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành  trong học thuyết của Mác là: triết học Đức, kinh tế học Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp” (Đào Phan: Bác Hồ từ xuất thân nhà Nho. Sách đã dẫn).
Trong bốn ý kiến được trích lại trên đây, rõ ràng có hai quan điểm trái ngược nhau trong cách kết luận về ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác Hồ. Các ông Phan Văn Các, Quang Đạm, Đỗ Huy tuy lời lẽ khác nhau nhưng nét chung là không thừa nhận xét trên phương diện cơ bản, hệ thống Hồ Chí Minh theo hệ tư tưởng Nho giáo. Ông Đào Phan thì ngược lại, dù phát ngôn dưới dạng nghi vấn nhưng thâm tâm xem ra muốn coi Nho giáo là một “bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người”.
Chúng ta nghĩ như thế nào trước sự trái ngược nhau của hai loại quan điểm này? Theo tôi, trước hết hãy đọc lại chính lời của Bác trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, bản dịch Trung văn của Trương Niệm Thức (Hồ Chí Minh truyện NXB Tam Liên, Thượng Hải tháng 6 – 1949 trang 91, do chính ông Phan Văn Các dịch in lại như sau: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, Tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta... Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”).
Rõ ràng là ý kiến của Bác Hồ ở đây đã thể hiện một cách đích đáng nhất luận điểm của Lênin: “Chủ nghĩa Cộng sản là sự thâu thái toàn bộ tri thức nhân loại”. Trong ý kiến của Bác, điều đáng cho mọi người suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ, suy nghĩ với tinh thần phản tỉnh là Bác cho rằng giữa những người như Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên có những điểm chung. Những điểm chung đó chính là sự mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Vì có những điểm chung như thế cho nên nếu họ còn sống họp lại với nhau, nhất định sẽ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Và Bác cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. Quan điểm này của Bác thực sự là khó gần gũi với loại ý kiến về cơ bản cứ muốn tách Bác ra khỏi ảnh hưởng Nho giáo, cũng như không muốn thừa nhận một cái điểm nào chung nhau giữa Khổng Tử và Mác.
          Để cho rõ hơn quan điểm trên đây của Bác, cũng là để cho rõ hơn cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác, theo ý tôi phải làm rõ hơn, thậm chí cũng có thể nói là phải thay đổi, phải xoay chuyển cách nghĩ trong hai vấn đề cơ bản sau đây:
1.    Vấn đề đánh giá Nho giáo thế nào cho đúng.
2.  Vấn đề quan niệm về con người Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh thế nào cho hợp lý hơn.
Đây là hai vấn đề rất lớn và cũng rất khó, đòi hỏi công sức suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều người, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Ở đây chỉ là những suy nghĩ ban đầu và trình bày dưới dạng đơn sơ, ngắn gọn, mong được góp ý, trao đổi.
Với vấn đề thứ nhất, muốn tốt thì dứt khoát phải có sự tổng kết lịch sử việc đánh giá Nho giáo, nếu chưa phải ở Trung Hoa – quê hương Nho giáo, ở nhiều nước trên thế giới, thì chí ít cũng là ở Việt Nam từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở thế kỷ XX này. Tôi chưa làm được cái việc tày đình này, nhưng cũng có đọc được tạm nói là những tài liệu cơ bản đã có thời trước Cách mạng Tháng Tám mà nói chung là phi Mác-xít, đã có ở miền Bắc sau cách mạng, đặc biệt là sau năm 1954 mà ai cũng biết là theo quan điểm Mác-xít. Ngoài ra là một tí tài liệu ở miền Nam trước 1975 (dĩ nhiên có cả một số tài liệu do người Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông viết và một số tài liệu của người Liên Xô trước đây), thì dù chưa dám chắc mình nghĩ đúng, nhưng cũng đã nghĩ và không khỏi thương cho thân phận của Nho giáo, bởi nó bị hiểu sai đi rất nhiều so với bản chất của nó. Nói một cách ngắn gọn thì Nho giáo đã bị mấy thứ này ám hại:
          a. Sự áp đảo không ít phũ phàng của phương Tây đối với phương Đông trên cơ sở sức mạnh vật chất, sức mạnh khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản trong hơn một thế kỷ rưỡi qua mà đến nay phương Đông vẫn chưa dễ gì thoát khỏi hẳn sự áp đảo này.
          b. Sự lẫn lộn, đồng nhất, trong khi nghĩ đến Nho giáo trên hai phương diện: văn bản và thực tiễn, sự thiếu tường minh, bất chấp lịch sử ngữ nghĩa trong khi đọc văn bản Nho giáo.
          c. Sự vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết về hình thái xã hội một cách thô thiển, thô bạo, bệnh tự kiêu vô sản, coi cái gì thời đại cách mạng vô sản, thuộc hình thái xã hội chủ nghĩa cũng là hơn tất cả, là nhất thế gian mà chính Lênin đã từng công kích.  Nêu ra các điều bất ổn trên đây, dĩ nhiên là để muốn có một cách nhìn đúng về Nho giáo. Nhìn đúng về Nho giáo không có nghĩa Nho giáo cái gì cũng đúng. Nêu ra các điều bất ổn trên đây cũng không có nghĩa là coi tất cả mọi người đã hiểu sai Nho giáo. Vẫn có người hiểu đúng dù chưa phải là đúng tất cả. Có điều họ là thiểu số. Để hiểu đúng Nho giáo hơn, phải bổ sung vào lý thuyết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội, phương pháp tiếp cận văn minh luận, văn hoá luận, nhân tính luận. Với hệ phương pháp được bổ sung, hoàn thiện này, chắc chắn sẽ có nhận thức mới, đúng về Nho giáo đã đành, mà còn là về cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
          Với vấn đề thứ hai: đúng là nếu nhìn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chỉ với tư cách một nhân vật chính trị lỗi lạc, một anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại nhưng theo nghĩa giản đơn là cứu được đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng, ngay có thêm một tư cách là nhà văn hóa vào bậc danh nhân thế giới nhưng nội hàm khái niệm văn hoá cũng chỉ lấy từ chính trị, tư tưởng chính trị làm chủ yếu, thì ít hay nhiều cũng hạn chế cách nhìn ảnh hưởng Nho giáo ở Bác, một khi chính trị đó lại là chính trị vô sản, giải phóng dân tộc lại để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hãy thấy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước hết là một con người như bao con người có sự sống toàn diện bao gồm: sự sống với đời thường và sự sống với quốc gia đại sự, với thế giới, sự sống thuộc tư đức và sự sống thuộc công đức, sự sống mang tính cá thể và sự sống mang tính xã hội, sự sống vật chất và sự sống tâm linh vốn dĩ rất phong phú, diệu kỳ. Với một nhà chính trị lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, không chỉ có tư tưởng chính trị, đường lối chính trị mà còn có điệu, cách sống thường nhật. Đừng nghĩ trong điệu sống thường nhật không có cái cao cả vĩ đại. Với cách nghĩ này, tôi thấy nổi lên ở sự sống Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hai điều đáng nói nhất thuộc ảnh hưởng Nho giáo.
- Một là tinh thần tu thân trong lôgíc tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ. Điều này thể hiện rõ nhất trong điệu sống, lối sống hàng ngày của Người, không chỉ lúc cách mạng chưa thành công mà đặc biệt còn là lúc cách mạng đã thành công, lúc Bác đã trở thành nguyên thủ quốc gia. Thử tưởng tượng, nếu ở Bác không có tinh thần tu thân này để có điệu sống có liên quan đến công đức nhưng trước hết là tư đức đó thì sức hấp dẫn, lòng kính phục của nhân dân, của thế giới sẽ có được như mức nó đã có không. Tôi vẫn tin rằng đây là sự thật: nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới kính trọng Cụ Hồ bắt đầu từ sự kính trọng ý thức tu thân này, để kính trọng nhân cách chính trị. Đúng là trong Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị chân Nho, thậm chí có thể nói: một vị chân Nho xứ Nghệ. Ở Bác cái gàn của ông đồ xứ Nghệ, với riêng khía cạnh tốt đẹp của nó, không phải là không in dấu ấn.
- Hai là, ý thức kết hợp đạo đức và chính trị. Theo tôi hiểu Nho giáo trong phần chân chính, và cũng là cốt lõi nhất của nó, là một học thuyết đạo đức trước khi là một học thuyết chính trị. Và về chính trị thì Nho giáo là một học thuyết muốn đặt đức trị lên hàng đầu; chứ không phải là một học thuyết chính trị đơn thuần. Đọc kỹ Khổng – Mạnh ta thấy rõ điều đó. Tìm hiểu sâu vào phong cách chính trị của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ta cũng thấy rõ điều đó. Nếu tôi  không lầm thì trên thế giới, có lẽ cũng ít có một nhà chính trị lớn nào lại quan tâm đến vấn đề đạo đức gồm cả tư đức và công đức (mặc dù có thể nặng về công đức) như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Quan tâm bằng văn từ đã đành. Quan trọng hơn là bằng tự làm gương.Vấn đề quan hệ giữa chính trị và đạo đức trong sự sống của nhân loại quả không phải là điều đơn giản. Ở đây không phải là không có khả năng hòa hợp. Nhưng khả năng tương phản không phải là ít, nhất là loại chính trị đã gắn với quyền uy. Chả thế mà ở thế kỷ XV, Makiêven, trong tác phẩm Le Prince (Ông hoàng) đã nói về tính mâu thuẫn giữa chính trị và đạo đức như một tất yếu. Bởi thế với mà các nhà chính trị chân chính xưa nay trên thế giới, nếu thật là chân chính, thì ít nhiều đều phải chăm lo đến sự hài hòa giữa chính trị và đạo đức. Nhưng quả là ít thấy ai tự giác, kiên trì, có hệ thống như cụ Hồ của Việt Nam, mà điều đó lại sao không có gốc rễ Nho giáo. Nho giáo trong sách đã đành mà Nho giáo trong đời sống dân tộc Việt Nam ngày trước, dĩ nhiên là ở phần tinh túy của nó. Đường lối chính trị cụ thể của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là khác, khác nhiều so với đường lối chính trị mà Nho giáo nhe nhắm, hướng tới. Nói khác nhiều nhưng cũng không phải không có nét chung, điểm gặp. Đó chính là tư tưởng đại đồng của Nho giáo mà Nguyễn Ái Quốc đã nói đến trong bài Đông dương (L'Indochine) đăng trên Tạp chí La revue Communiste, số 15 tháng 5-1921. Xin nói thêm: trong bài viết này Nguyễn Ái Quốc đã gọi tác giả trực tiếp của tư tưởng đại đồng này là Khổng Tử vĩ đại (Le grand Confucius).
          (Bài đã in trong sách Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại. NXB Khoa học xã hội- Hà Nội  1993)  
Lên trang viet-studies ngày 31-12-10
dinhphdc wrote on Oct 29, '12, edited on Oct 29, '12
ngaidetinh said: Tớ có cuốn vừa đi đường, vừa kể chuyện của ông Trần Dật Tiên :)) 
Dật hay Dân?

Cuốn sách: Vừa đi đường vừa kể chuyện

LADY BORTON

Hình ảnh của Cuốn sách: Vừa đi đường vừa kể chuyện
Vừa đi đường vừa kể chuyện của T. Lan là một cuốn tự truyện được Hồ Chí Minh - người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam hiện đại, viết. Quyển tiểu sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, xuất bản năm 1948 với bút danh Trần Dân Tiên. Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chưa bao giờ dùng bút danh Trần Dân Tiên.
Trong quyển Vừa đi đường vừa kể chuyện, Hồ Chí Minh đã kể lại rất rõ những câu chuyện trong hành trình vất vả của mình nhằm thực hiện Chiến dịch giải phóng Biên giới Việt-Trung vào tháng 9/1950, trong cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam (1945-1954). Hồ Chủ tịch đã lấy bút danh T. Lan, một cán bộ tháp tùng Chủ tịch, và kể lại những câu chuyện về Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch xuất hiện trong quyển sách như một người “Bác”, danh xưng mà người Việt Nam lần đầu tiên đã dùng thay cho tên gọi Hồ Chí Minh kể từ năm 1945 và đến nay vẫn còn sử dụng.

Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện cho những cán bộ và những người Việt Nam bình thường. Lối viết của Người rất giản dị, dễ hiểu. Ở đây, T. Lan đã nêu ra cho các cán bộ thấy được tấm gương về cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Chúng ta thấy cảnh Hồ Chủ tịch đã vào cửa sau của các trại quân đội để kiểm tra bếp núc và các nhà vệ sinh.

Bìa cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.

Chúng ta cũng thấy được Người đã đi thăm các gia đình và nói chuyện với các tù binh chiến tranh người Pháp. Chúng ta thấy được những tấm gương của Người về cách tiến hành “cuộc huy động thực hành” giữa quần chúng nhân dân. Chúng ta còn thấy được lời chỉ dạy của Người về việc giữ bí mật cách mạng cũng như những lời khuyên trong trường hợp bị bắt giữ.

T. Lan đã trình bày rất chi tiết những mẩu chuyện về cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam trong bối cảnh của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Người cũng nêu ra phản kháng của nhân dân Liên Xô chống lại cuộc vây hãm Moskva của quân Đức trong Thế chiến thứ hai và cách người Trung Quốc tổ chức cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949.

Ngoại trừ Lenin và Bành Phái (Peng Pai), Hồ Chí Minh chỉ đề cập lướt qua các nhà lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc. Thay vào đó, Người nhấn mạnh sự đóng góp của quần chúng nhân dân và tầm quan trọng của lòng yêu nước cũng như sự đoàn kết trong cuộc kháng chiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi làm việc ở phía trước túp lều,
nơi ông ở lại quan sát trong Chiến dịch Biên giới năm 1950.

Năm 1961, khi Hồ Chí Minh viết Vừa đi đường vừa kể chuyện, thì John F. Kenedy đã là Tổng thống Mỹ. Các cố vấn Mỹ đã can thiệp rất sâu vào Miền Nam Việt Nam. Hồ Chủ tịch lúc đó đã ngoài bảy mươi. Cuốn sách này ghi lại cuộc hành trình của Hồ Chủ tịch trước đó một thập kỷ và nhấn mạnh đến sự đóng góp của nhân dân vào Chiến dịch Biên giới, giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp, giành được thắng lợi năm 1954.

Dù gì đi nữa, Vừa đi đường vừa kể chuyện là một nỗ lực nhằm kêu gọi từng người Việt Nam tham gia vào phong trào yêu nước thông qua mỗi đề tài của nó - đó là sự kiên trì và nhẫn nại của tập thể cũng như cá nhân nhằm giành được độc lập và thống nhất đất nước.

Bản thảo đầu tiên Bác Hồ viết tay trên một tờ bản tin.

T. Lan không miêu tả thời thơ ấu của Hồ Chủ tịch là con trai của một nhà Nho ở miền Trung Việt Nam, nhưng lại mô tả chuyến đi của Người từ khi là một phụ bếp trên chuyến tàu từ Sài Gòn đến Mác-xây (Marseille) (1911), những kinh nghiệm đầu tiên của Bác ở Pháp (1912), một năm ở Mỹ (1913), hay thời gian ở Anh (1914-1917).

Tác giả không miêu tả những hoạt động chính trị của Hồ Chủ tịch ở Pháp. (Vào năm 1919, Hồ Chí Minh đã gửi một bản yêu sách đến các vị lãnh đạo thế giới, tham dự Hội nghị Paris ở Véc-xây (Versailles); năm 1920, Người là một đồng sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp).

Bác Hồ đánh máy bản thảo thứ hai và nhân viên văn phòng
đánh bản thảo thứ ba, Bác Hồ sửa chữa lại bằng tay.

Tuy nhiên, tác giả T. Lan cũng miêu tả việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và tổ chức Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) năm 1941. Việt Minh mở rộng phong trào cách mạng bao gồm cả những nhà yêu nước khác mà họ không phải là đảng viên. Cuốn sách hoàn thành trước cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay được gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Ấn bản này - là ấn bản bằng tiếng nước ngoài đầu tiên - giữ nguyên bản so với một loạt tờ báo đăng năm 1961 và bản in chính đầu tiên ấn hành năm 1963, khi Hồ Chí Minh còn sống. Ngoài ra, bản dịch cũng sử dụng các tên gọi theo cách viết chính tả hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam. Bản in đầu tiên chỉ có một chú thích ở cuối trang được đánh dấu bằng số “1”, nhưng ở đây được chú thích là dấu “*”. Ghi chú cuối sách có bổ sung thêm thông tin.

Bút tích của Bác Hồ.

Bản dịch cũng tuân theo cách ngắt đoạn văn, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu chấm câu, chữ viết hoa, cũng như các từ, cụm từ, và các dòng thơ in nghiêng. Dấu ngoặc đơn được dùng để chỉ ra vài cụm từ giải thích thêm cho rõ nghĩa.
(Tháng 9 năm 2009)
TRUNG HIẾU 
(dịch từ bản tiếng Anh)
dinhphdc wrote on Oct 29, '12

Giai thoại về Trần Dân Tiên

Trần Dân Tiên thực sự là ai?

胡志明传(1949年初版)》图片一

图书《胡志明传(1949年初版)》》  细描述暂无

Bản tiếng Hoa năm 1949 với tựa đề "Hồ Chí Minh truyện"

dinhphdc wrote on Oct 29, '12
dinhphdc wrote on Oct 29, '12

Bút hiệu của Hồ Chí Minh

Xem Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trang bản thảo đánh máy tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

dinhphdc
 wrote on Oct 29, '12
Một số trang trong quyển Hồ Chí Minh truyện được xuất bản ở TQ năm 1949
第二页
第三页
第四页
第五页
第十页
第二十页
第三十页
第四十页
第五十页
 
Quyển này chắc in vào nhựng năm 50-60 do Ngô Chi Anh dịch, truyện có minh họa




“… Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày sung sướng của đồng bào ta và ngày mai là ngày tổng tuyển cử… Ngày mai tất cả các bạn cử tri nhớ đi bầu cử. Ngày mai mọi người đều vui vẻ hưởng quyền lợi của người dân độc lập, tự do”, Trích lời Bác Hồ kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam mới

Tư liệu Giáo sư Đặng Thai Mai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chân dung GS Đặng Thai Mai.

Gia đình Giáo sư Đặng Thai Mai.
Từ phải qua: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Cao Xuân Huy.

GS Đặng Thai Mai (phải) và GS Ngữ học Xécđúcsenko (Liên Xô) tại Hà Nội.

Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc Quách Mạt Nhược tiếp GS Đặng Thai Mai tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 24/6/1963.

GS Đặng Thai Mai (trái) và GS Trần Văn Giàu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên vợ và hai con 

Vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Tượng chân dung GS Đặng Thai Mai tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

39 nhận xét:

  1. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong cuốn Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nxb Khoa học Xã hội (Hà Nội, 1985), trang 132, có viết: “...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch...”"

    Năm 2009, ông Trần Trọng Tân viết bài "Sách Trần Dân Tiên và những sự ngộ nhận" đăng trên Sổ tay Xây Dựng Đảng (Tạp chí hướng dẫn công tác xây dựng Đảng – Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM) số tháng 7/2009, từ trang 7 đến trang 9, có đoạn: “Trong sách Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch Trần Dân Tiên có viết:
    “Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc”.
    Như nhiều người đã biết, sinh thời, khi Bác biết có ai viết, nói ra điểm này đều bị Bác nghiêm khắc phê bình, Bác luôn cho rằng, Bác là con em của nhân dân. Viết ra điều sai trái với ý Bác như vậy rõ ràng Trần Dân Tiên không phải là bí danh, bút danh của Bác…
    Ai nghĩ rằng Trần Dân Tiên là bút danh, là bí danh của Bác Hồ thì đó là một sự ngộ nhận”.

    Như vậy, tác giả Trần Trọng Tân đã bác bỏ các tài liệu cho rằng Trần Dân Tiên là Bác Hồ.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc dinh cuối tuần có những người vui..:0

    Trả lờiXóa
  3. 1 người thôi, những thì chết à...

    Trả lờiXóa
  4. Kichbu không sành lịch sử giai đoạn đó... Sao mà quá khó..:)

    Trả lờiXóa
  5. Tớ có cuốn vừa đi đường, vừa kể chuyện của ông Trần Dật Tiên :))

    Trả lờiXóa

  6. Hỡi đồng bào cả nước,

    Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

    * * *

    Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, từ tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cụ Hồ viết ra và đọc vậy rồi. Cha già là việc ai đó tung hô thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (1948)

    Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về Hồ aChí Minh vì:

    - Nó là cuốn tiểu sử sớm nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh (xuất bản lần đầu

    năm 1948; 3 năm sau khi nước ta giành độc lập).

    - Nó cung cấp rất nhiều tư liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (xem

    phần nội dung)

    - Nó là nguồn tư liệu tham khảo của rất nhiều công trình quan trọng nghiên cứu

    về Hồ Chí Minh, ví dụ: Hồ Chí Minh tiểu sử, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử,

    Hồ Chí Minh toàn tập…



    *Tác phẩm đề cập đến những vấn đề gì?

    Tác phẩm tường thuật về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    từ những ngày thơ ấu, quê hương, gia đình, ra đi tìm đường cứu nước đến

    những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

    Có ít nhất 27 chi tiết quan trọng được đề cập trong cuốn sách này, trong đó

    nhiều chi tiết là tư liệu gốc hoặc duy nhất:

    1. Phác họa chân dung, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh

    2. Năm sinh, quê quán, phác họa bối cảnh Việt Nam đầu thế kỷ XX

    3. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về các cuộc cách mạng của các vị tiền bối

    4. Câu chuyện Nguyễn Tất Thành xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước

    5. Công việc làm bồi tàu – học tập trên tàu – gặp Bùi Quang Chiêu

    6. Cảm nhận của Hồ Chí Minh khi lần đầu tiên đến đất Pháp và những hoạt động

    của Người tại đây

    7. Đến Luân – đôn, học tiếng Anh, câu chuyện cào tuyết, về ông già Ét-cốp-phie

    8. Hoạt động ở Pháp, gửi yêu sách 8 điểm (1919); về chương trình 14 điểm của

    Uyn-sơn

    9. Làm báo ở Pari: báo Dân chúng; Đời sống thợ thuyền… Ra báo Người cùng

    khổ

    10. Về Bản án chế độ thực dân Pháp

    2

    11. Vở kịch “Con rồng tre” – chỉ cuốn “Những mẩu chuyện…” nhắc đến

    12. Hoạt động với các nhà yêu nước VN ở Pháp: Phan Châu Trinh, Phan Bội

    Châu – nghề rửa ảnh

    13. Câu chuyện về “viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa đông băng giá”

    14. Hoạt động chính trị, tham quan; du lịch; câu lạc bộ ở Châu Âu

    15. Về Đại hội Đảng Xã hội Pháp, ra đời Đảng Cộng sản Pháp, theo Quốc tế

    Cộng sản của Lênin

    16. Bức thư từ biệt – đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập – chỉ trong cuốn

    sách này có

    17. Đến Nga như thế nào, Lênin mất, miêu tả cuộc sống ở Nga, cảm nhận của

    Hồ Chí Minh; đặc biệt là các nhà trẻ và trường học – mơ ước đến nước mình

    18. Đến Trung Quốc, sách báo, truyền bá

    19. Đi Thái Lan; chuyện em bé chăn trâu

    20. Về 3 tổ chức cộng sản

    21. Khủng bố Phạm Hồng Thái

    22. Việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt, cuộc sống trong tù, được luật sư Lô-dơ-bai giúp

    đỡ

    23. Bị bắt lần hai, nhà tù Tưởng Giới Thạch

    24. Miêu tả đảo chính 9/3/1945, Nhật – Pháp bắn nhau

    25. Tường thuật Cách mạng tháng Tám; Tuyên ngôn độc lập – đánh giá về

    Tuyên ngôn rất hay. Câu chuyện “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”

    26. Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ: 6 chính sách cần kíp – cuộc đấu tranh

    chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm

    27. Những sách lược với Pháp và những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.


    胡志明传(1949年初版)》图片一

    图书《胡志明传(1949年初版)》》 � ��细描述暂无

    Bản tiếng Hoa năm 1949 với tựa đề "Hồ Chí Minh truyện"

    Trả lờiXóa
  8. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch



    Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tich Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử.



    Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

    Ngày thứ 2 tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tích viết như thế này:

    “Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến”

    Ký tên: Hồ Chí Minh.

    Thư trả lời chóng, nội dung thư đơn giản và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn.

    Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc”. Phòng làm việc của Chủ tịch làm một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn.

    Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ có trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác.

    Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka ki, đi giày vải đen. Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích.

    Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn…

    Trả lờiXóa
  9. Ngày 2/3/1946, Chủ tịch HCM tại lễ ra mắt chính phủ. Đặng Thai Mai - Bộ trưởng Giáo dục đứng thứ 2 từ trái sang



    Chỉ 2 ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập, ngày 4/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 4 thành lập Quỹ Độc lập “để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia” và trao cho nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện phụ trách. Chính từ Quỹ này đã có Tuần Lễ Vàng mang lại cho cách mạng một nguồn lực vô giá về tài chính và sự ủng hộ của dân chúng. Cùng ngày, tại Bắc Bộ phủ Bác tiếp nhà trí thức Đặng Thai Mai khích lệ các tầng lớp trí thức ra gánh việc nước. Và trong Chính phủ Kháng chiến thành lập tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, Đặng Thai Mai là Bộ trưởng Giáo dục.

    Trả lờiXóa
  10. Đề nghị đính chính SGK vì phiên âm chưa chuẩn

    (Dân trí) - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Chu Đức Tính vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về cách phiên âm tên gọi Luật sư Francis Henry Loseby trong sách giáo khoa hiện nay chưa chuẩn xác.

    Trong văn bản này, ông Chu Đức Tính cho biết: "Luật sư Lôdơbi (Loseby) là người đã bào chữa và bảo vệ thành công cho Tống Văn Sơ (tức Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) tại tòa án Hồng Công năm 1931. Ông có tên tiếng Anh đầy đủ là Francis Henry Loseby, cha của ông là cụ Áctuya Lôdơbi (Arthur Loseby) và mẹ là cụ bà Đôrôti Lôdơbi (Dorothea Loseby).

    Hiện nay, chúng tôi được biết trong sách giáo khoa của Nhà xuấn bản Giáo dục đã phiên âm sang tiếng Việt tên của vị Luật sư nói trên là Lôdơbai. Theo chúng tôi, cách viết hay phiên âm đó là chưa chính xác".

    Ông Tính đưa ra 6 dẫn chứng: Trong bản thảo bút tích tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” với bút danh T.Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ nguyên gốc tiếng Anh là Loseby để gọi tên vị Luật sư, và trong bản in của Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963, in là Lôdơbi.

    Đồng chí Trịnh Ngọc Thái - nguyên Phó Trưởng ban Đối ngoại TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết: “Năm 1960, tôi là cán bộ Ban đối ngoại TƯ được cử tháp tùng và phiên dịch cho ông Luật sư Loseby sang tham Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đón gia đình tại sân bay Gia Lâm, tôi chào: Kính chào ông Luật sư Lôdơbai. Ông Loseby lập tức sửa ngay lại cho tôi là: Tên tôi đọc là Lôdơbi chứ không phải là Lôdơbai”. Do đây là tên riêng của cá nhân, vì vậy cần phải tôn trọng theo cách gọi truyền thống của gia đình và dòng họ.

    Tại Viện phim Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ cuốn phim tài liệu, thời sự về chuyến thăm Việt Nam của ông bà Loseby năm 1960. Phim được sản xuất và phát hành năm 1960, tên trên phim được phiên âm và ghi rõ theo tiếng Việt là Lôdơbi.

    Bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên cán bộ Nhà Xuất bản Ngoại văn, người tháp tùng và phiên dịch cho bà Loseby trong chuyến thăm Việt Nam năm 1960, cũng viết rõ trong tài liệu viết tay bà trao lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó tên ông bà Luật sư được viết theo tiếng Việt Lôdơbi. Tài liệu hiện đang lưu giữ tại kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh.

    Năm 1994, Bảo tàng Hồ Chí Minh được đón bà Patricia (con gái duy nhất của ông bà Luật sư Loseby). Khi thăm tủ trưng bày quần áo của ông bà Luật sư tặng Nguyễn Ái Quốc để cải trang năm 1933, lúc hướng dẫn viên giới thiệu: “Đây là bộ quần áo của gia đình Luật sư Lôdơbai…”, bà Patricia xúc động nói: “Xin lỗi chị và nhờ chị nói hộ với các bạn Việt Nam là: Cha tôi tên gọi là Lôdơbi chứ không phải là Lôdơbai”.

    Năm 2002, ông Pôntác (Paul Tagg), cháu ngoại của gia đình Luật sư Loseby sang thăm Việt Nam, đến Bảo tàng Hồ Chí Minh để trao lại một số kỷ vật theo lời di chúc của gia đình cũng một lần nữa khẳng định tên gọi của vị Luật sư phải được đọc là Lôdơbi.

    Chính vì lẽ đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nhiều lần đính chính trên tạp chí, báo và các phương tiện thông tin đại chúng, song không có kết quả. Sở dĩ như vậy vì hầu hết mọi người Việt Nam đều đã học các chương trình giáo dục phổ thông và trong chương trình đó có trích tác phẩm “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên. Tác phẩm này đã xuất bản lần đầu từ kháng chiến chống thực dân Pháp và sau đó được tái bản nhiều lần. Trong tác phẩm này, Nxb đã dùng từ Lôdơbai để gọi tên vị Luật sư này.

    Ông Chu Đức Tính cho biết: “Thật ra, cách phiên âm như vậy không sai trong việc phiên dịch thông thường từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Song trong trường hợp này, do chính Bác Hồ đã viết rõ năm 1961 là Lôdơby và gia đình Luật sư đã đề nghị với chúng tôi nhiều lần rằng đây là đặc điểm riêng của gia đinh. Vì vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục đính chính trong sách giáo khoa, gọi đúng tên của Luật sư là Francis Henry Loseby (Phơrăngxít Henri Lôdơbi). Chúng tôi cho rằng chỉ có sửa từ sách giáo khoa thì sự đính chính mới thực sự có hiệu quả”.

    Hồng Hạnh
    http://dantri.com.vn/c25/s25-543815/de-nghi-dinh-chinh-sgk-vi-phien-am-chua-chuan.htm

    Trả lờiXóa
  11. NGUYỄN TRÃI VÀ HỒ CHÍ MINH

    HAY LÀ LUẬN VỀ VĨ NHÂN

    Ngô Tự Lập

    Khoa Quốc tế - ĐHQGHN


    Có một sự tương đồng về bản chất giữa Vĩ nhân với cuốn Sách vĩ đại. Cuốn sách vĩ đại là một cuốn sách hay, nhưng một cuốn sách hay, thậm chí rất hay, chưa chắc đã là một cuốn sách vĩ đại. Cũng vậy, vĩ nhân phải là một người xuất sắc, nhưng một người xuất sắc, thậm chí rất xuất sắc, chưa chắc đã phải là vĩ nhân.

    Trong văn học Việt Nam, tác phẩm xứng đáng nhất để được gọi là vĩ đại là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Có thể nói, “Truyện Kiều” là kinh thánh văn chương của dân tộc Việt Nam. Phạm Quỳnh nói rất đúng, rằng: "‘Truyện Kiều’ còn thì tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn". “Truyện Kiều” vĩ đại vì sao?

    “Truyện Kiều” vĩ đại không phải vì nó là tác phẩm đại chúng, mặc dù có lẽ không một người Việt nào không biết về nó. Nhưng theo những gì tôi thấy, và chắc các bạn cũng đồng ý với tôi, có không nhiều người đọc hết “Truyện Kiều”, lại càng ít người thực sự có nhu cầu đọc “Truyện Kiều” để thưởng thức. Trên thực tế, lời khẳng định “Truyện Kiều là tác phẩm được mọi người Việt Nam yêu thích” chỉ sáo ngữ. Ngày nay, thanh niên biết đến “Truyện Kiều” chủ yếu vì nó được giảng dạy trong trường phổ thông, còn trong quá khứ có lẽ những người nông dân mù chữ yêu thơ ca học thuộc lòng từng đoạn dài chủ yếu vì âm điệu du dương hơn là thực sự hiểu nội dung của nó. “Truyện Kiều”, với vô số điển tích, là một tác phẩm khó hiểu ngay cả với các những người có học. Tuy nhiên, bằng nhiều con đường, nó trở thành một cái gì đó giống như đồ thờ. Cha tôi, khi còn sống, trong một chuyến về phép thăm nhà, nói với con trai là tôi, khi đó mới mười một tuổi, rằng “Ai chưa thuộc 500 câu Kiều thì chưa phải là người Việt Nam”. Để chứng tỏ với bố rằng mình là người Việt Nam hơn thế, tôi đã học thuộc lòng cả cuốn sách, mặt dù khi đó, xin thú thực, cũng chẳng hiểu nó hay ở chỗ nào.

    “Truyện Kiều” vĩ đại cũng không chỉ vì nó là một kiệt tác, mặc dù không có gì phải nghi ngờ về giá trị văn học của tác phẩm này. Tôi nói vậy không phải vì đòi hỏi tất cả các câu trong “Truyện Kiều” đều phải là tuyệt mỹ. Đó là điều không tưởng. Một tác phẩm thơ dài, nói như Edgar Allan Poe, thực chất là một tổ hợp những bài thơ ngắn. Ở khoảng giữa những bài thơ ngắn ấy là rất nhiều những câu nối, câu dẫn, câu độn. Và chính những câu dẫn, câu nối, câu độn ấy góp phần làm những “bài thơ ngắn” kia thêm lung linh. Tôi không đòi hỏi tất cả các câu trong “Truyện Kiều” đều phải là tuyệt mỹ. Ý tôi muốn nói là trong văn chương Việt Nam cũng có những kiệt tác khác, như “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn.
    Trong "Chinh phụ ngâm", những câu như

    “Áo chàng đỏ tựa dáng pha
    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

    hay

    “Trống trường thành lung lay bóng nguyệt
    Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”

    là những câu thơ tuyệt mỹ không hề thua kém bất kỳ câu thơ nào trong “Truyện Kiều”. Thêm nữa, nếu “Truyện Kiều” vay mượn cốt truyện từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả Trung Quốc, thì “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Nhưng kiệt tác “Chinh phụ ngâm” đã không được chọn.

    Trả lờiXóa
  12. “Truyện Kiều” cũng không phải là một kiệt tác đầu tiên của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt. Kiệt tác đầu tiên của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt là “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, cha đẻ của văn học Việt Nam bằng tiếng Việt, người mà không chỉ tài năng, vinh quang mà cả bi kịch cũng vô song. “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi cho đến nay vẫn còn mới mẻ, vẫn còn khiến ta thán phục. Có thể nói, không có “Quốc âm thi tập” thì không có “Truyện Kiều”. Thế nhưng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mới là tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Việt Nam. Vì sao? Vì nó được lịch sử và cộng đồng lựa chọn để trở thành biểu tượng văn hóa. Người ta không chỉ đọc nó, người ta còn dùng nó để học, để bói toán. Tóm lại, từ một sản phẩm xuất sắc của cá nhân Nguyễn Du, “Truyện Kiều” trở thành sản phẩm lịch sử của một cộng đồng.

    Cũng vậy, vĩ nhân là sản phẩm lịch sử của một cộng đồng. Cá nhân xuất sắc là người có một sự nghiệp xuất sắc, nhưng cá nhân xuất sắc ấy chỉ trở thành vĩ nhân khi được cộng đồng, trong những bối cảnh lịch sử nhất định, lựa chọn để trở thành huyền thoại. George Washington là một ví dụ. Ngày nay Washington được hầu hết dân chúng Hoa Kỳ sùng kính. Nhưng không phải bao giờ cũng thế. Nghiên cứu lịch sử nước Mỹ, ta thấy rằng vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là một người xuất sắc, nhưng không phải là xuất sắc nhất trong số các người Cha Lập Quốc (Founding Fathers) của nước Mỹ. Một số tài liệu cho thấy tuy giữ cương vị tư lệnh của quân đội, ông là một người khá nhợt nhạt về tính cách cũng như tài năng quân sự. Nhưng có lẽ trong lúc những nhân vật xuất sắc nhất không thống nhất được với nhau - và do đó không giành được ủng hộ của số đông - Washington đã trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Vinh dự ấy không thuộc về Thomas Paine, người đã xây dựng nền tảng lý luận cho cuộc Cách mạng Mỹ, hay Thomas Jefferson, người viết ra bản “Tuyên ngôn độc lập” nổi tiếng. Khi còn là Tổng thống, Washington bị dân chúng chỉ trích khá nhiều vì quản lý kém, vì đàn áp nông dân, và thậm chí cả vì tham nhũng. Uy tín của ông khi tại chức sa sút đến nỗi khi ông về vườn, một số báo chí đương thời coi đó là thành công lớn của dân chúng trong việc làm lành mạnh hoá đời sống chính trị Hoa Kỳ. Washington cũng không phải là nhà giải phóng theo đúng nghĩa, bởi lẽ ông cũng là một chủ nô. Khi chết năm 1799, ông là chủ của hơn ba trăm nô lệ. Thế nhưng chỉ ba chục năm sau khi chết, Washington đã trở thành một vị thánh. Vô số những quyền sách, tạp chí đua nhau viết về tài trí tuyệt vời và đạo đức cao cả của ông. Trong quá trình thần thánh hóa Washington, công đầu thuộc về Mason Locke Weems (1756 – 1825), hay Parson Weems, một vị mục sư kiêm chủ nhà in, tác giả của cuốn sách The Life of Washington (Cuộc đời Washington). Trong cuốn sách đó, Parson Weems bịa ra những mẩu chuyện mang tính ngụ ngôn nhằm ca ngợi tài năng và đạo đức của vị anh hùng dân tộc Hoa Kỳ. Washington đã trở thành vĩ nhân không chỉ vì sự nghiệp xuất sắc của ông. Washington trở thành vĩ nhân còn vì nước Mỹ, vốn không có quá khứ, cần phải có vĩ nhân và huyền thoại của riêng mình.

    Trả lờiXóa
  13. Trong lịch sử Việt Nam, hai người xứng đáng nhất để được gọi là Vĩ nhân, theo tôi, là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Cuộc đời hai con người này có những nét tương đồng kỳ lạ. Cả hai đều là những người xuất chúng, kết tinh được tinh thần thời đại mình, đóng vai trò trung tâm trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sau đó lại là linh hồn của những biến đổi văn hóa-xã hội mang tính bước ngoặt của lịch sử đất nước. Cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều đồng thời đóng rất nhiều vai, vai nào cũng ở trình độ rất cao: nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng và thậm chí là nhạc sĩ. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, Nguyễn Trãi từng được vua Lê giao cùng với Lương Đăng “làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc và múa”[1]. Quan niệm về âm nhạc của Nguyễn Trãi gắn liền với quan điểm nhân văn của ông về thuật trị nước. Ông viết: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc, không dám không hết lòng hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ răng trong khoảnh thanh luật khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi nhân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cội gốc của nhạc vậy”. Hồ Chí Minh là người đầu tiên dịch bài hát L'Internationale (Quốc tế ca) ra tiếng Việt. Theo các tác giả Đào Trọng Từ, Huy Trân, Tú Ngọc, Hồ Chí Minh còn sáng tác nhiều bài hát dựa trên các làn điệu dân ca như «Bài ca tự vệ», «Ca binh lính», «Bài ca du kích »[2]. Tờ “Việt Nam độc lập”, số 117, hướng dẫn cách hát bài hát “Ca đội tự vệ” của Hồ Chí Minh, sáng tác năm 1942, như sau: “Chia người làm từng tổ, 4 câu trên tổ A hát trước, hát giọng cao (nếu có phụ nữ là tổ A) tổ B hát giọng thấp theo sau. Những chữ BÉN, SẮC, ĐÔNG, BỀN phải hát dài như BÉ-ÉN, SẮ-ẮC, ĐÔ-ÔNG, BỀ-ỀN. Hai câu sau cùng mỗi đoạn thì cả tổ đều hát với nhau, chữ CHẶT và chữ NÊN phải rất mạnh”[3]. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh cũng chính là tác giả hai bản tuyên ngôn độc lập bất hủ của Việt Nam (Bài thơ “Nam Quốc sơn hà” mà trước đây nhiều người tin là của Lý Thường Kiệt gần đây được nhiều học giả chứng minh là khuyết danh và đã được Lê Hoàn sử dụng trước đó. “Nam Quốc sơn hà” là một bài thơ với tuyên ngôn đanh thép, nhưng dù sao cũng chưa phải là một bản tuyên ngôn độc lập đúng nghĩa).

    Nhưng điểm tương đồng quan trọng hơn, nếu không nói là quan trọng nhất, điểm tương đồng khiến họ trở thành đối tượng của sự yêu ghét cuồng nhiệt, đồng thời khiến họ thực sự trở thành vĩ nhân, là những huyền thoại bao phủ cuộc đời và sự nghiệp của họ. Trong vô số những huyền thoại ấy, đặc biệt thú vị là huyền thoại về việc Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh sử dụng sức mạnh của truyền thông nhằm mục đích xây dựng uy tín và thu phục nhân tâm.


    Tương truyền, trong thời kỳ trứng nước của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho quân dùng mỡ viết lên lá rừng dòng chữ "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Lũ côn trùng, khi ăn mỡ, đã vô tình trở thành những chiếc máy in tự nhiên, biến hàng ngàn chiếc lá thành những tờ truyền đơn. Tôi được thầy giáo kể cho nghe câu chuyện này khi mới lên chín mười tuổi. Đó là khỏang thời gian khốc liệt cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng tôi ngồi dưới hầm, hình dung nét mặt thành kính của người dân khi vớt từ dưới sông lên những chiếc lá mà họ tin rằng mang lời phán truyền của Trời.

    Hồ Chí Minh cũng sử dụng kế ấy, nhưng theo cách của thời đại ông, tôi tin như vậy. Tôi muốn nói cuốn sách "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" của Trần Dân Tiên, xuất bản lần đầu tiên năm 1948, vào buổi trứng nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuốn sách, dựa trên lời kể của các nhân chứng có lẽ là hư cấu, Trần Dân Tiên phác họa nên chân dung một nhà lãnh tụ cách mạng với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, người sẽ trở thành chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Trả lờiXóa
  14. Trần Dân Tiên là ai? Nhiều người cho rằng Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh, nhiều người khác không đồng ý như vậy. Phần lớn những người cho rằng Trần Dân Tiên và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau là những người hâm mộ Hồ Chí Minh. Ngược lại, phần lớn những người khẳng định Trần Dân Tiến và Hồ Chí Minh là một là những người căm ghét Hồ Chí Minh. Những người căm ghét Hồ Chí Minh khẳng định rằng Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh, bởi họ cho rằng việc tự viết một cuốn sách để ca ngợi mình là điều đáng phê phán. Những người hâm mộ Hồ Chí Minh khẳng định rằng Trần Dân Tiên không phải là Hồ Chí Minh cũng chính vì lý do tương tự: họ cũng cho rằng việc tự viết một cuốn sách để ca ngợi mình là điều đáng phê phán. Tôi là một trong không nhiều người hâm mộ Hồ Chí Minh nhưng lại tin rằng Trần Dân Tiên là Hồ Chí Minh. Hơn thế nữa, chính vì hâm mộ Hồ Chí Minh mà tôi tin như vậy.

    Tại sao tôi lại tin rằng Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh?

    Trước hết,nếu có một tác giả là Trần Dân Tiên và ông ta còn sống, thật khó tin rằng ông ta lại không đứng ra nhận bản quyền một tác phẩm nổi tiếng đến như vậy.

    Nhưng nếu vì một lý do gì đó ông Trần Dân Tiên chọn cái quyết định khó tin ấy, hoặc nếu ông ta đã chết, thật khó tin là không một ai trong số những người đã cung cấp cho ông ta tư liệu về Hồ Chủ Tịch lại đồng loạt im lặng, giống hệt như tác giả cuốn sách.

    Cuối cùng, giả sử cả Trần Dân Tiên lẫn các nhân chứng đều im lặng một cách khó tin như vậy, thật khó tin là không ai biết gì về một người đã gặp bao nhiêu người, đến bao nhiêu vùng đất, để thu thập bao nhiêu tài liệu, đủ cho cuốn sách.

    Nhưng lý do chính để tôi tin rằng Trần Dân Tiên chính là Hồ Chí Minh là nội dung và phong cách của cuốn sách. “Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” quá hay. Nó giản dị nhưng linh hoạt, cuốn hút. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa những trải nghiệm cá nhân với tính phổ quát, tính dân tộc với tính quốc tế, tính văn chương và tính tuyên truyền. « Những mẩu chuyện” mang đầy tính biểu tượng, giống như những chuyện ngụ ngôn nhưng lại mang những thông điệp chính trị rất cụ thể. Tóm lại, nó phải là tác phẩm của một vĩ nhân. Ai có thể viết ra nó, nếu không phải là Hồ Chủ Tịch?

    Những điều tôi vừa viết trên đây về cuốn “Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” thật ra cũng có thể nói về một cuốn sách khác mà tôi rất muốn so sánh, đó là cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của T. Lan. Bản thảo cuốn sách này đang được Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới. Hai cuốn sách “Những mẩu chuyện trong đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” và “Vừa đi đường vừa kể chuyện” giống nhau một cách kỳ lạ, không chỉ về đề tài, ngôn ngữ, phong cách, mà cả về bút pháp và thậm chí là về dung lượng. Nhưng trái với Trần Dân Tiên, T. Lan được công bố chính thức là một bút danh của Hồ Chủ Tịch.

    Trả lờiXóa
  15. Ở trên tôi viết rằng cả những người hâm mộ lẫn những người căm ghét Hồ Chí Minh đều cho rằng việc tự viết một cuốn sách để ca ngợi mình là điều đáng phê phán. Nhưng điều đó chỉ đúng với những người tầm thường. Với những người tầm thường, tức là tất cả chúng ta, chỉ trừ các vĩ nhân, tự nói hay tự viết để ca ngợi mình là điều đáng phê phán. Nói vậy cũng có nghĩa là nói tất cả chúng ta đều đáng phê phán. Bởi vì trên thực tế, ngoài việc nhờ bạn bè, cánh hẩu, học trò, cấp dưới…ca ngợi mình – điều thường được coi là cao thượng hơn là tự ca ngợi – tự ca ngợi vẫn là cách chúng ta thường sử dụng. Chẳng hạn, chúng ta vẫn nói, “Tôi rất ghét thói giả dối”, “Em làm tất cả những thứ này là vì anh”, hay “Tôi không phải là người tham quyền cố vị…”

    Nhưng những gì đúng với người thường không phải bao giờ cũng đúng với các vĩ nhân. Chúng ta không thể đo vĩ nhân bằng thước đo của những kẻ tầm thường. Học giả Arab, Mustafa al-Manfaluti, từng viết: “Sự vĩ đại đứng cao hơn nghệ thuật và tri thức, cao hơn pháp luật và quyền lực, cao hơn tước hiệu và của cải, bởi vì các nhà khoa học, các nghệ sĩ và những người danh tiếng thì có nhiều, còn những cá nhân vĩ đại thì rất ít gặp. Sự vĩ đại - đó là sức mạnh bẩm sinh của tinh thần mà không của cải nào mua được. Người đạt đến sự vĩ đại có một niềm tin chắc rằng mình khác biệt với những người trần khác về cả trái tim, trí tuệ, khuynh hướng tư tưởng và phương thức tư duy, rằng mình được cắt theo một thước đo khác những người khác và không nằm vừa trong khuôn khổ của các phe nhóm, giai cấp nào cả”[4].

    Đúng vậy, không thể coi “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” là cuốn sách của một kẻ háo danh. Hồ Chí Minh quá nổi tiếng, sự nghiệp của ông quá sáng chói, ông không cần có thêm một cuốn sách để trở thành nổi tiếng. Và giả sử Hồ Chí Minh cần một cuốn sách như thế, chỉ cần ông đánh tiếng, chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà văn tài giỏi và nổi tiếng sẵn sàng viết nó ra, không chỉ vì ngưỡng mộ, mà có thể còn vì vụ lợi. Nhưng Hồ Chí Minh đã quyết định tự viết ra cuốn sách. Tôi đoán, thời gian cấp bách là một yếu tố khiến Hồ Chủ Tịch phải quyết định như vậy. Hãy nhớ rằng cuốn sách được xuất bản năm 1948. Đó là thời điểm vô cùng khó khăn đối với Hồ Chí Minh. Cuộc cách mạng của ông đang đứng trước những nguy cơ to lớn. Đội quân phần lớn gồm những chàng trai chân đất của ông đang phải đối mặt đội quân viễn chinh thiện chiến của cường quốc Pháp, được hỗ trợ bởi cường quốc số một thế giới là Hoa Kỳ. Xin nhớ rằng cho đến lúc đó chính phủ của Hồ Chí Minh vẫn chưa được Liên Xô công nhận, còn cách mạng Trung Quốc thì đến 1949 mới thành công. Tình thế của cuộc kháng chiến chống Pháp lúc đó rất giống tình thế của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi Nguyễn Trãi mới dâng “Bình Ngô sách”. Và cũng như Nguyễn Trãi và Lê Lợi, Hồ Chí Minh buộc phải thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm, phải có một hình tượng trung tâm lý tưởng có thể thu phục nhân tâm. Ai có thể làm việc đó trong điều kiện nước sôi lửa bỏng như vậy? Tôi nghĩ là không có ai cả ngoài Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã phải tự viết lấy cuốn sách. Tôi tin rằng khi đó Hồ Chí Minh có nghĩ đến những tờ truyền đơn lá của Nguyễn Trãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồ Chí Minh có nghĩ rằng một ngày nào đó người ta sẽ bàn tán về tác giả của cuốn sách hay không? Tôi nghĩ rằng có. Với trí tuệ siêu việt, với kiến văn uyên thâm Đông Tây kim cổ, với sự từng trải và lịch lãm của mình, Hồ Chí Minh không thể không biết rằng vấn đề bản quyền của cuốn sách sẽ được bàn đến vào một ngày nào đó. Nhưng Hồ Chí Minh có cách bàn riêng của mình. Ông bàn với sự vĩnh cửu. Tôi hình dung nụ cười giễu cợt của ông. Có thể đó là một trò đùa của Hồ Chí Minh trong thời điểm vận mệnh quốc gia đang ngàn cân treo sợi tóc. Trò đùa chỉ có thể có ở một vĩ nhân.

      Có vô số huyền thoại đã và đang được thêu dệt xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Nhưng Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh còn một sự giống nhau khác, đó là sự yêu ghét tột cùng mà người ta dành cho họ. Sự yêu ghét tột cùng ấy là bằng chứng và cũng là đồng tác giả của sự vĩ đại.

      Một lần nữa tôi lại muốn trích dẫn Mustafa al-Manfaluti. Ông viết: “Sự vĩ đại giống như chân lý, cả kẻ thù lẫn bạn bè đều phục nó. Người sáng tạo cũng như kẻ phá hoại đều phải chịu đựng sức nặng của nó. Ở đâu anh thấy một đoàn bạn bè, ở đấy anh thấy một đám kẻ thù. Chỗ nào anh thấy những kẻ thù chống đối nhau thì nên biết rằng: chỗ đó sự vĩ đại đang lên ngôi báu lớn lao của mình, vượt cao hơn tất cả”.

      NTL (03-03-2010)


      [1] Đại Việt sử ký toàn thư, T.II,Văn hóa-Thông Tin, Hà Nội, 2004, tr. 157.

      [2] Đào Trọng Từ, Huy Trân, Tú Ngọc, Essais sur la musique vietnamienne, Edition en langues étrangères, Hanoi, 1979, tr. 154.

      [3] Nguyên văn bài hát như sau: “I. Gươm dao ta/ Đem mài đi/ Mài cho bén/ Mài cho sắc/ Nhật ta đâm/ Tây ta chặt. II. Sắp hàng ra/ Xung phong lên/ Người ta đông/ Sức ta bền/ Việc giải phóng/ Nhất định nên”. Trích theo Vũ Châu Quán, Nguyễn Huy Quát, Những điều chưa biết trong thơ ca chiến khu của Bác Hồ, Thanh Niên, Hà Nội, 2006, tr. 271.

      [4] Mustafa al-Manfaluti (1876-1924), nhà văn và nhà khai sáng Arab. Đoạn văn nói trên trich trong “Sự vĩ đại”, do Ngân Xuyên dịch.

      http://www.viet-studies.info/NgoTuLap_NguyenTraiVaHoChiMinh.htm

      Xóa
  16. dinhphdc wrote on Oct 29, '12

    Đăng ký "Vừa đi đường vừa kể chuyện" là di sản tư liệu thế giới

    “Áp theo các tiêu chí, chúng tôi tự tin với đề cử của mình”!

    (TT&VH) - Đó là phát biểu của TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân cuộc tọa đàm khoa học về xây dựng hồ sơ đăng ký Di sản tư liệu thế giới đối với bản thảo tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh (diễn ra hôm 14/7 vừa qua). Đây là bản thảo Người viết năm 1961 với bút danh T.Lan và được giới khoa học đánh giá là một tác phẩm đặc biệt giá trị.

    Chọn bản thảo Vừa đi đường vừa kể chuyện để xây dựng hồ sơ trình UNESCO, theo ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao) là bởi tính quý hiếm, tính “độc bản” không thể thay thế của bản thảo. Đây cũng là điều mà các đại biểu tham dự tọa đàm khẳng định. Bản thảo, bao gồm những câu chuyện cảm động về cuộc đời hoạt động gian khổ của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia trong Quốc tế Cộng sản hoặc lúc ở Pháp, Liên Xô, Thái Lan; lúc ở trại giam của thực dân Anh; trên đường đi chỉ đạo Chiến dịch Biên giới năm 1950...

    Được công bố trên báo Nhân dân năm 1961, xuất bản thành sách năm 1963 và sau đó tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện được tái bản nhiều lần ở các NXB khác nhau. Riêng bản thảo gốc được lưu giữ tại Văn phòng Phủ Chủ tịch từ năm 1961-1969 và đến năm 1970 được chuyển giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ.

    Thấm đượm tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, Vừa đi đường vừa kể chuyện tái hiện một cách sinh động những sự kiện tiêu biểu đã diễn ra trên thế giới, gắn liền với quãng đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hơn 30 năm. Tận dụng mặt sau của những trang bản tin, tờ lịch...,những trang bản thảo được viết và sửa nhiều lần một cách tỉ mỉ... điều này đã làm nên tính “độc bản” của bản thảo và cũng thể hiện rõ phong cách làm việc cũng như đức tính cần kiệm của Bác Hồ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Vừa đi đường vừa kể chuyện không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần mà là tác phẩm văn học mang tính lịch sử, có độ chính xác cao, là cơ sở để các nhà nghiên cứu, sưu tầm trong nước và quốc tế tiếp tục nghiên cứu về giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Khẳng định giá trị quý hiếm của bản thảo Vừa đi đường vừa kể chuyện không chỉ đối với Việt Nam, các đại biểu tham dự tọa đàm cũng gặp nhau ở quan điểm cần phải xây dựng 1 bộ hồ sơ thuyết phục. Bởi lẽ, cho tới nay, trên bàn của UNESCO chưa từng có hồ sơ đăng ký Di sản tư liệu thế giới nào tương tự. Đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng bộ hồ sơ này là Bảo tàng Hồ Chí Minh. TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: “Sau khi nghiên cứu dự thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã có những đóng góp rất quý báu. Tựu chung cho rằng, việc xây dựng hồ sơ tư liệu phải được tiến hành thận trọng, nghiêm cẩn, mọi chi tiết đều phải rõ ràng, rành mạch, thể hiện rõ giá trị khoa học, giá trị nghệ thuật, tính hấp dẫn cũng như những xúc cảm mà tác phẩm này mang đến cho mọi thế hệ, trong đó đặc biệt lưu ý tính quốc tế, đúng với các tiêu chí của chương trình Ký ức thế giới. Áp theo tiêu chí của chương trình Ký ức thế giới, chúng tôi tự tin với đề cử của mình”.

    Ông Tính cho biết thêm: “Tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại cuộc tọa đàm, chúng tôi sẽ mời các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này tham gia vào việc “thổi hồn” cho hồ sơ, điều chỉnh câu chữ, lời lẽ trong hồ sơ sao cho thuyết phục. Dự kiến, việc này được thực hiện trong 1 tháng để trình lãnh đạo Bộ VH,TT&DL. Sau khi có ý kiến của Bộ, hồ sơ sẽ được trình Thủ tướng xin ý kiến. Trong quá trình xây dựng hồ sơ, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ rất lớn của Bộ Ngoại giao cũng như Cục Lưu trữ Quốc gia. Cả 2 đơn vị sẽ vẫn tiếp tục sát cánh cùng chúng tôi khi hồ sơ được trình ra UNESCO”.

    Cũng theo ông Tính, mong muốn của đơn vị xây dựng hồ sơ là bản thảo Vừa đi đường vừa kể chuyện được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu của thế giới vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Nguyệt Anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản thảo của Bác Hồ được đề cử là Di sản tư liệu thế giới

      Như đã đưa tin tiếp theo Mộc bản triều Nguyễn, vừa qua lại có thông tin 82 bia Tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đang được đề cử vào danh hiệu Di sản tư liệu trong chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

      Tại hội nghị ở Hàn Quốc vừa qua, Việt Nam đưa thêm bộ hồ sơ về cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện của Bác Hồ. Nhiều chuyên gia UNESCO đã đánh giá bộ hồ sơ này rất tốt vì đây là bản gốc, độc bản, là tài liệu do một nhân vật vĩ đại viết, có giá trị lớn về lịch sử, thời đại.
      1. Vừa đi đường vừa kể chuyện (bút danh T.Lan(1)) là một trong những tác phẩm quý hiếm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn bộ bản thảo của tác phẩm này hiện còn được lưu giữ. Được UBQG UNESCO của Việt Nam mời tham dự lớp tập huấn Chương trình Ký ức thế giới (MOW) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hàn Quốc tháng 2/2009, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã xây dựng hồ sơ tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện để mang tới lớp tập huấn, trình UNESCO xem xét.

      Tại lớp tập huấn, hồ sơ tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong hai hồ sơ của Việt Nam được các giáo sư và chuyên gia UNESCO xem xét, góp ý kiến và đề xuất tiếp tục hoàn thiện để đệ trình UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào tháng 3/2010 tại Ma Cao.

      2. Tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1961, gửi báo Nhân dân (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam) đăng ngay trong năm đó (2). Sau đó, tác phẩm được xuất bản thành cuốn sách cùng tên, do Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản năm 1963 (3).

      [img]http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/img/11-04-2009/banthao.jpg[/img]
      Trang bản thảo đánh máy tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

      Xóa
    2. Nội dung tác phẩm: Đây là tác phẩm do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác giả. Song để hấp dẫn bạn đọc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy bối cảnh có thật là trên đường đi chỉ đạo Chiến dịch Biên giới năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể cho các chiến sĩ cùng đi nghe về thời kỳ hoạt động cách mạng bí mật trong thời gian Người ra đi tìm đường cứu nước đến trước ngày Cách mạng tháng Tám thành công (từ năm 1920 đến năm 1945). Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ hoạt động ở Pháp năm 1920, sau đó Người bí mật sang Nga vào giữa năm 1923, sang Trung Quốc năm 1924, sang Hương Cảng năm 1927, trở về Liên Xô, sang Đức, Pháp, Bỉ, Ý, Xiêm… và cuối cùng trở về Việt Nam sau 30 năm xa cách.

      Mỗi câu chuyện là những thước phim tư liệu tái hiện lại một cách sinh động những sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra trên thế giới, những con người điển hình ở nhiều nước trên thế giới, muôn vàn khó khăn sóng gió mà Người đã phải vượt qua để thoát khỏi vòng vây dày đặc của mật thám luôn theo dõi rình bắt Người. Những câu chuyện ly kỳ, nhưng lại có thật và đã diễn ra.

      Các câu chuyện do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh kể về cuộc đời hoạt động cách mạng bí mật của mình trong khoảng thời gian dài, điều hiếm thấy ở các tư liệu khác. Tuy là một tác phẩm văn học, nhưng đây là một tác phẩm văn học mang tính lịch sử, đảm bảo độ chính xác cao. Những xác minh mới đây của Bảo tàng Hồ Chí Minh và những tài liệu mới sưu tầm được ở nước ngoài, đều chứng minh rằng những tư liệu Hồ Chí Minh kể trong bản thảo tác phẩm là hoàn toàn chính xác. Đối chiếu với tài liệu mới sưu tầm, còn thấy rõ đức hy sinh cao cả ở con người Hồ Chí Minh.

      Hình thức tác phẩm: Bản thảo viết tiếng Việt, bao gồm 3 bản: Bản thảo lần thứ nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay và sửa; bản thảo lần thứ hai do Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy và sửa; bản thảo lần thứ ba do Văn phòng Chủ tịch đánh máy, Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa lại, sau đó gửi đăng báo. Toàn bộ các trang bản thảo lần thứ nhất và bản thảo lần thứ hai đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng mặt sau các trang bản tin, các trang tài liệu và các tờ lịch mà Người đã dùng để viết.

      Điều đặc biệt của sưu tập tài liệu này, không chỉ là tài liệu nguyên gốc do chính Hồ Chí Minh viết; mà còn là tài liệu chỉ có một bản duy nhất, không có bản thứ hai; và duy nhất chỉ có ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, không có ở bất kỳ nơi nào khác. Tận mắt đọc bản thảo tác phẩm “Vừa đi đường vừa kể chuyện” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta biết rất nhiều điều thú vị, giúp hiểu thêm vì sao nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, tổ chức UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn của Việt Nam”.

      Xóa
    3. 3. Tính đến nay, tài liệu đã trải qua gần 50 năm, tuy được bảo quản nghiêm ngặt trong Kho cơ sở của Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhưng bản thảo được viết bằng loại mực thường, loại giấy thường, lại bị tác động bởi điều kiện khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam, nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản của tài liệu. Hiện Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng các chuyên gia và cộng tác viên đang tích cực hoàn thiện hồ sơ, với sự giúp đỡ của UBQG UNESCO Việt Nam, hy vọng Hồ sơ bản thảo tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là một trong những Hồ sơ di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào tháng 3/2010.

      “Tại hội nghị ở Hàn Quốc vừa qua, cùng với việc đưa hồ sơ 82 bia đá Tiến sỹ vào chương trình “Ký ức thế giới” dành cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi còn đưa thêm một bộ hồ sơ nữa vào chương trình “Ký ức thế giới” nói chung. Đó là bộ hồ sơ về cuốn sách Vừa đi đường vừa kể chuyện của Bác Hồ do Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện. Bên lề hội nghị, khi được hỏi ý kiến thì nhiều chuyên gia UNESCO đã đánh giá bộ hồ sơ này rất tốt. Nếu thành công, thì đến năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và 120 năm ngày sinh của Bác Hồ, chúng ta sẽ có 2 Di sản tư liệu được công nhận là bia đá Tiến sĩ của Văn Miếu và Vừa đi đường vừa kể chuyện của Bác Hồ (phát biểu của ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam)

      (1)T.Lan là 1 trong số 173 bút danh của Hồ Chí Minh.
      (2)Đăng trên 13 số báo Nhân dân từ ngày 10/5/1961 đến ngày 6/8/1961.
      (3)Sau này, nhiều Nhà xuất bản đã tái bản cuốn sách, nhưng các cuốn sách tái bản đều không đảm bảo độ chính xác của tài liệu gốc.

      Theo TT&VH

      http://phapluattp.vn/249275p0c1021/ky-2-ban-thao-cua-bac-ho-duoc-de-cu-la-di-san-tu-lieu-the-gioi.htm

      Xóa
  17. HÀ NỘI NGÀY QUỐC KHÁNH ĐẦU TIÊN

    Hà Nội đêm 01 tháng 9 năm 1945.

    Đã về khuya. Vòm trời đen xanh trên cao chi chít những chòm sao nhấp nháy gần xa như mở hội. Gió lao xao, lúc như vui đùa, lúc như thầm thì trò truyện trên các vòm cây xanh ngang dọc khắp thành phố. Trong khi đó, dưới các hàng cây dường như cũng có một trời sao rực rỡ khác. Đó là những ngọn đèn vẫn còn sáng trưng trong ngôi nhà, từ những mái tranh nghèo lụp xụp ngoại ô cho tới những toà nhà, biệt thự xinh đẹp trên những đường phố lớn, nhỏ. Thật vậy, dù đã rất khuya, nhân dân Hà Nội và tất cả các vùng xung quanh vẫn còn thức để sửa soạn áo quần, cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ…và cả thức ăn cho buổi đi dự Đại lễ chưa từng có trong lịch sử vào ngày hôm sau. Đó là Đại lễ mà Chính phủ lâm thời của cách mạng sẽ công bố chính thức bản Tuyên ngôn Độc lập trước toàn dân, toàn thế giới việc thành lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấm dứt đêm dài tăm tối ngót trăm năm nô lệ dưới ách thực dân Pháp và gần đây là Phát xít Nhật; đồng thời cũng chấm dứt luôn vương triều phong kiến lạc hậu cuối cùng của nhà Nguyễn.

    Trong đêm “Giao thừa” của ngày Hội non sông thiêng liêng ấy, niềm vui lớn hiển nhiên và trước hết là được trực tiếp nghe bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ. Nhân dân Hà Nội cũng còn hồi hộp mong được tận mắt nom thấy vị lãnh tụ tối cao của cách mạng - vị Chủ lịch đầu tiên của đất nước. Tính danh của người vừa mới được cán bộ khu phố hồi chiều cho biết là Cụ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mọi người còn mong được gặp cả một nhân vật hết sức quan trọng nữa, đó là ông Nguyễn Ái Quốc, nhà cách mạng tuyệt vời mà nhiều người đã được nghe nói tới từ lâu. Khi còn trẻ, hoạt động ở Pháp ông đã đàng hoàng một mình đưa bản kiến nghị tới Hội nghị quốc tế ở Véc-xây (Versailles) đòi quyền sống, đòi độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Việt Nam. Về sau, ông càng hoạt động nhà cầm quyền Pháp càng e sợ tài năng, càng kính nể đạo đức và nhân cách lớn của người chiến sỹ cách mạng Việt Nam huyền thoại ấy… Không màng tới hạnh phúc riêng, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng giải phóng dân tộc, cho nền độc lập, tự do của đất nước. Vừa qua, năm 1941, khi phát xít Nhật bằng sức mạnh ồ ạt tiến vào Việt Nam rồi sau đó hất cẳng Pháp, ông đã có thư gửi về cho toàn thể đồng bào phân tích tình hình chung và triển vọng giải phóng đất nước. Ông kêu gọi mọi người đoàn kết và hăng hái chiến đấu. Ôngkhẳng định Pháp và Nhật nhất định sẽ đánh nhau và sẽ đều thua. Cách mạng nhất định thắng. Việt Nam nhất định sẽ được độc lập, tự do. Nay mới có vài năm, lời ông nói đã trở thành hiện thực. Vậy ngày mai, Nguyễn Ái Quốc, người chiến sỹ lừng danh ấy liệu cũng sẽ có mặt ở Hà Nội, bên cạnh cụ Hồ?

    Thế rồi, từ mờ sáng hôm sau, khi sương thu còn mỏng xanh như khói phủ trên thành phố, bà con nội, ngoại thành đã lục tục kéo nhau đi lên hầu khắp các ngả đường cùng hướng về phía tây bắc thành phố, nơi đó có địa điểm tập trung làm lễ đã được cán bộ các đường phố, các khu, tiểu khu báo trước. Đó là một bãi đất rộng ở cuối con đường rất đẹp vốn mang tên đường Puginier (tên một ông cố đạo chủ trì việc xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội, nay ta đã đặt lại là đường Điện Biên Phủ), chính giữa có một bùng binh (vườn cỏ tròn lớn), phía tây bùng binh có một bức tường trang trí với các cửa cuốn (cửa giả) theo kiểu thức Toscane (một vùng ở miền trung nước Ý). Về phía tay trái của bùng binh ấy không quá 500m là khu Dinh Toàn quyền nước Pháp cũ, xung quanh có rất nhiều cây xanh tốt; phía bên phải bùng binh là Chùa Một Cột nhỏ bé nhưng phong cách kiến trúc rất độc đáo đã nổi tiếng từ bao thế kỷ qua. Đối diện với bùng binh về phía đông, cách chừng trên 1500m cũng là một khu đất lịch sử rất lớn: Đó là khu Hoàng thành xưa đã bị Pháp phá hủy hầu hết để mở đường và làm các cơ sở cho nhà binh của chúng…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xuống đường từ rất sớm, tới 9 giờ 30 sáng, những đoàn người, dù là đoàn thể hay chưa đoàn thể vẫn nối tiếp nhau tiếp tục đổ tới bùng binh với cờ hoa và biểu ngữ mang nhiều thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh, Trung Quốc… Tiếng chân không, tiếng dày dép hoà lẫn những tiếng còi giữ nhịp và cả những tiếng hô đi đều bước: “Một, hai” rất hăng hái. Đội ngũ công nhân tề chỉnh nhất, nam nữ cùng đội mũ lưỡi trai vải mềm, sơ mi ngắn tay trắng, quần xanh, đồng phục như nhau, trong khi đó các bác nông dân từ ngoại thành vào vẫn dân dã thoải mái với áo nâu, quần vải, có bác còn đem theo cả điếu cày, cả những quả bầu khô đựng nước uống. Anh em thợ thuyền lao động chân tay tự do như thợ xẻ, thợ nề, thợ mộc, thợ sơn cá thể…, kể cả những anh chị làm vệ sinh, quét chợ cũng được tập hợp thành các khối với áo quần đủ kiểu, đủ màu sắc khác nhau, khí thế không thua kém bất cứ đoàn nào kể cả so với những đoàn, những đội thanh niên, sinh viên, học sinh sôi nổi, nổi bật với vẻ trẻ trung và áo quần gần như là đồng phục. Các đoàn phụ nữ - dù là nhà buôn hoặc viên chức - đều tươi tắn như hoa với những tà áo dài tha thướt đủ màu. Chị em tiểu thương các chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, Cửa Nam, Bạch Mai… cố ý mặc toàn áo dài tứ thân cổ truyền của dân tộc với hai vạt trước vắt bỏ giọt rất nền nã. Giới trí thức, văn nghệ sỹ tuy có vẻ giản dị nhưng cũng vẫn lịch sự với cà vạt tề chỉnh, mũ mềm hay mũ phớt trên đầu. Nhiều nghệ sĩ ôm cả đàn, cả kèn đi theo, vừa đi vừa say sưa đàn hát. Trong khi đó, các cháu thiếu nhi cũng hùng dũng, tưng bừng tiến bước. Có đội đã sớm kiếm đâu được cả trống "ếch" và kèn đồng. Tất cả vừa đi vừa nổi trống, rúc kèn sôi động. Cũng trong khi ấy, những tiếng hô khẩu hiệu vẫn tiếp tục liên liếp vang lên không dứt từ tất cả các khối đoàn thể, nhà trường, xí nghiệp, khu phố, cơ quan. . . "Việt Nam độc lập tự do muôn năm! ". "Nước Việt Nam là của người Việt Nam!". "Độc lập hay là chết!”. “Hoan hô, ủng hộ Chính phủ do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch!". " Việt Nam là một dải thống nhất Bắc - Trung – Nam”.

      Cho tới gần 13 giờ, các đoàn người đã tiến vào Quảng trường, còn tràn cả ra các đường phố chung quanh. Nắng đã khá chói chang nhưng rừng người với rừng cờ, rừng băng rôn, biểu ngữ và muôn ngàn tiếng hát, tiếng reo và khẩu hiệu vẫn không hề khác hồi sớm xuống đường, nếu không muốn nói lúc này khi tất cả đã tập trung lại, sự náo nhiệt, tưng bừng dường như lại được nhân lên. Các nhân viên ban tổ chức đều ngạc nhiên: Đã công bố trên đài phát thanh "Bạch Mai” (hồi đó đài phát thanh nhỏ bé thô sơ thu được của Pháp hãy còn đặt ở sân bay Bạch Mai) là 14 giờ mới khai mạc, nay tất cả đã tới khá sớm. Vì sao vậy? Nhưng rồi cũng hiểu: Đây chẳng phải chuyện nhầm giờ, cũng chẳng phải là vì hội hè quá hấp dẫn. Tất cả chỉ chứng tỏ một niềm khao khát cháy bỏng: Việt Nam độc lập, chế độ mới, lãnh tụ Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc.
      Và tất cả đã hợp thành những khối vuông san sát, tề chỉnh trước lễ đài vừa mới dựng xong giữa Quảng trường. Đó là một kỷ lục khó lin: Lễ đài đã được cấp tốc dựng xong chỉ trong có chưa đầy 2 ngày. Lễ đài toàn bằng gỗ, vải đỏ bọc xung quanh, hình vuông cao khoảng hơn 3m, trên là sàn gỗ.Lan can cũng được bọc vải trắng. Một dải vải dài với những bông hồng vàng được kết rất đẹp treo uốn lượn trang trí bốn xung quanh lan can. Mặt chính của lễ đài, trên nền đỏ có đính một ngôi sao vàng rất lớn. Hai bên lễ đài còn có hai giá cao với hai lư hương khá to. Trầm đã được đốt lên, khói xanh uốn lượn bay ngào ngạt. làm cho khung cảnh lễ đài càng thêm tôn nghiêm,đẹp mắt. Đứng bảo vệ chung quanh dưới chân lễ đài là một đội danh dự. Các anh là một đơn vị Giải phóng quân, mặc sơ mi cộc tay và quần soóc màu cỏ úa, chân mang dép da, toàn là những chiến sỹ từ chiến khu mới về. Anh em đã có nhiều công trạng oanh liệt trong các trận Nà Ngần, Phai Khắt, Bắc Sơn, Vũ Nhai vừa qua. Ở vòng ngoài đội danh dự còn một đội khác mặc thường phục mang súng ngắn, đó là Đội Thanh niên Hoàng Diệu cốt cán của Đảng.

      Xóa
    2. Trong lúc đó có một toán người cao lớn, da đỏ au đeo máy ảnh đi len lỏi giữa các khối người dự mít tinh. Đó là mấy người Mỹ trong tổ chức OSS (phái bộ tiền trạm của quân Mỹ có nhiệm vụ vào Việt Nam giải cứu tù binh Mỹ do Nhật bắt và chuẩn bị cho công việc giải giáp quân đội Nhật). Nhóm này do viên Thiếu tá Mỹ Archimedes L.A Patti đứng đầu. Patti đã từng được gặp Bác Hồ hồi Bác còn ở Hoa Nam, Trung Quốc. Nay Patti cũng được mời đứng vào nhóm các khách bên lễ đài, nhưng Patti đã xin được đi tự do bên ngoài. Về sau này viết hồi ký “Tại sao Việt Nam?”, Patti đã có những nhận xét khá trung thực về nhiều công việc của chúng ta, riêng trong buổi lễ lớn này Patli đã viết rất thực: “… Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội như các bầy ong, từng đoàn lớn, nhỏ lũ lượt dần dần kéo tới Quảng trường… Ở chỗ này là cả một khối trí thức, ở chỗ nọ là viên chức, hoặc thương gia, kỹ nghệ gia… ở chỗ kia là dân chúng các làng ngoại ô, có cả đoàn là dân tộc miền núi với y phục địa phương của họ, và nông dân thì trong những bộ khăn áo cổ truyền…”, "Trong khi chờ đợi Cụ Hồ và các quan chức tuỳ tùng tới, tôi đã nhìn thấy cả một nhóm cố đạo Thiên chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh đen, có cả các chức sắc mang khăn quàng và vải diềm đỏ. Cách họ không xa là các nhà sư Phật giáo khoác áo cà sa màu vàng, rồi đến các chức sắc Cao Đài, mặc áo dài trắng có tua và khăn quàng sặc sỡ... ", “... Mặt trời đã lên cao. Không khí đã có phần oi bức. Nhưng đôi khi cũng có những cơn gió nhẹ làm phấp phới cả biển cờ đỏ trên Quảng trường…".

      Đồng hồ đã chỉ 13 giờ 14 phút. Bỗng có nhiều tiếng còi từ xa, rồi cả tiếng hô chỉnh đốn hàng ngũ trong tất cả các đoàn trên Quảng trường. Một số cán bộ tất bật chạy ra phía con đường từ cột cờ thành cổ đi tới. Nhân dân đều nhìn ra và càng hồi hộp. Nhiều người ở phía ngoài đã nhìn thấy mấy chiếc Citroen màu đen chạy vào Quảng trường, hai bên tháp tùng có hai đội vừa là đội danh dự vừa là đội bảo vệ mang toàn súng sáu, đi xe đạp. Họ đạp xe rất thẳng hàng và đều tăm tắp, mặt mũi anh nào cũng hết sức trang nghiêm và cực kỳ kiêu hãnh.

      Đoàn xe tiến thẳng về phía lễ đài. Rừng người vừa mới rẽ ra lấy lối cho xe vào đã nhanh chóng khép kín lại. Phía ngoài không còn nom thấy gì nữa.

      Thế rồi có tiếng hô lớn phát ra từ phía lễ đài: "Bồng súng… Chào!". Tiếp đó là: " Chào cờ… Chào ! " Ngay tức khắc muôn ngàn tiếng xôn xao náo nức đang như biển sóng lập tức im phắc. Và bản Tiến quân ca cất lên hết sức hùng tráng. Tất cả hơn nửa triệu con người lập tức cùng đưa phắt các nắm tay lên ngang tai để chào lá cờ đỏ sao vàng nay đã chính thức trở thành cờ của Tổ quốc. Nhiều tiếng hát cũng bật lên trong biển người theo bài Quốc ca, từ những giọng còn rất trẻ cho tới những giọng đã rè đi vì năm tháng chất đầy, nhưng tất cả đều như có một sức mạnh lay động lạ lùng làm cho bản Quốc ca càng vang động cả một góc trời, những tâm hồn đều như cùng bay lên. Không ít người vừa khóc vừa hát vì quá xúc động. Đáng chú ý là ngay gần đó, ở cả 3 phía đều vẫn còn mấy cơ sở của quân đội Nhật và viên chức Pháp (ở Sở Thể dục thể thao, Toà nhà tài chính, Trường Trung học Albert Saraut…) nhưng họ đều im thít không giám có bất cứ dấu hiệu khiêu khích hoặc phá hoại. Tất nhiên cũng đã có lực lượng mật của ta bám sát theo dõi từ trước rất chặt chẽ.

      Xóa
    3. Khi lễ chào cờ vừa kết thúc, từ trên lễ đài bắt đầu vang lên một giọng Quảng Bình rất trang nghiêm trân trọng giới thiệu Cụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của nước nhà. Lập tức biển người xôn xao hẳn lên rồi những tiếng reo như nổ bùng. Cả một rừng cánh tay cùng giơ lên, múa lên trong muôn ngàn tiếng hô vang cuồng nhiệt: "Ủng hộ Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh!", "Chủ tịch Hồ Chí Minh vạn tuế”; và tất cả những khối, những đoàn người đứng gần lễ đài đã nom rõ hơn: Trên lễ đài, Cụ Chủ tịch đang tiến đến trước micro. Tất cả đều vô cùng ngạc nhiên: Không phải là một vị oai phong, cao lớn, hùng dũng, hoặc sang trọng nào, mà là một vị chạc năm mươi nhăm tuổi, mảnh mai, vô cùng giản dị với bộ đồ ka ki vàng nhạt bốn túi, cổ cao, đầu trần. Trên gương mặt hơi hao gầy và như còn thoáng xanh màu sốt rét của rừng núi nổi lên một vầng trán rộng mênh mông. Và nhất là đôi mắt - một đôi mắt sáng láng lạ lùng - đôi mắt của một trí tuệ siêu việt và của một trái tim tình cảm bao la đến nỗi đứng dưới nhìn lên nhiều ngườiđã phải thốt lên "Ôi, đôi mắt Cụ như sao!". Và bộ râu mềm mại lơ thơ trên mép, dưới cằm đã tạo thêm cho Người một vẻ hiền triết hết sức Việt Nam và Á Đông. Gương mặt ấy, dáng vẻ, phong thái ấy, dù chưa nói câu gì, Cụ đã gần như ngay lập tức chiếm được tất cả cảm tình, niềm tin yêu lớn, thậm chí cả tâm hồn của hàng triệu quần chúng nồng nhiệt đang hướng cả về Người.

      Mỉm cười, nụ cười hiền hoà vô cùng bao dung, Cụ Chủ tịch có ý chờ để đồng bào ngưng mọi lời hoan hô. Nhưng cả gần triệu con người vẫn tiếp tục hò reo mãi như không dứt. Patti đã phải viết tiếp trong "Tại sao Việt Nam”: “…Cụ Hồ đang đứng đó, mỉm cười, nhỏ nhắn trong tầm vóc nhưng thực là vĩ đại trong sự hoan hô, ủng hộ cuồng nhiệt của nhân dân Cụ…”.

      Và trong các khối đoàn thể, nhân dân dưới lễ đài lại nổi lên những câu hỏi với tất cả niềm vui sướng: "Này, có phải là Cụ Nguyễn Ái Quốc đấy không?", "Trán của Cụ đúng là vầng trán vũ trụ”… "Người nhà trời xuống giúp nước ta đấy, bà con ơi, thật là vạn hạnh, vạn hạnh! Hồ Chí Minh rõ ràng là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Ái Quốc chính là Hồ Chí Minh! Còn ngờ ngợ gì nữa....".

      Xóa
    4. Nhưng biển người rồi cũng phải im lặng để nghe vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử:

      - Hỡi đồng bào cả nước!

      Giọng Cụ ấm, và vang sáng lạ lùng. Cả biển người như nuốt lấy từng lời của Cụ.

      - … “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ… Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng đã nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được sự tự do và bình đẳng về quyền lợi…Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

      Bên dưới lễ đài, trong khối trí thức có nhiều tiếng xì xầm đầy xúc động. Ông Bùi Kỷ lúc đó 48 tuổi, một Giáo sư lớn, Nhà nghiên cứu văn học hàng đầu toàn quốc ghé tai ông Đặng Thai Mai, một nhà trí thức, Giáo sư, Nhà lý luận phê bình văn học nổi tiếng, nói: "Thật tuyệt, Cụ đã dụng ý mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước mình bằng trích hai câu bất hủ của tuyên ngôn Mỹ và Pháp, cho thấy Cụ Hồ luôn đặt sự nghiệp Cách mạng Việt Nam ta gắn liền với thời đại…". Ông Đặng Thai Mai đồng ý và nói thêm: "Với trích ấy, Cụ Hồ còn muốn nói rõ: Cuộc cách mạng của chúng ta cũng là bước tiếp những gì là vĩ đại và nhân đạo mà thế giới đã làm, đồng thời Cụ cũng tỏ rõ cách mạng của chúng ta cũng là một cột mốc cho sự phát triển lịch sử giải phóng con người…".

      Trên lễ đài, vẫn với giọng nói hết sức ấm áp, vang sáng và đầy xúc cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc qua đoạn viết về các tội ác của Pháp rồi Nhật và đọc tới khát vọng độc lập, tự do của dân ta với cuộc Cách mạng Tháng Tám vừa mới thành công. Rồi đột nhiên, ngừng lại, ngước cặp mắt sáng láng tuyệt vời, Bác cất tiếng ân cần hỏi:

      - Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

      Lập tức cả biển người như bùng lên reo vang:

      Có! Có ạ! Có, có ạ!..

      Những vị cao niên râu tóc bạc phơ, những nhà văn hoá lớn, những cán bộ đoàn thể lại hết sức bất ngờ. Chưa bao giờ mọi người được chứng kiến hoặc được đọc trong sách báo này cảnh tượng như thế này trong một đại Quốc lễ. Nay chỉ có ở ta. Phải, chỉ có ở ta. . . Không xúc động, không tự hào sao được! Ai ai cũng hiểu: Dù chỉ là một sự kiện rất nhỏ và hết sức giản di ấy nhưng cũng đã đủ chứng tỏ quần chúng nhân dân ta đã ngay tức khắc hoàn toàn đón nhận Cụ là lãnh tụ của mình, đổi lại chỉ với câu hỏi hết sức giản di và dân dã như cha hỏi con, như bác hỏi cháu, như anh hỏi em trong nhà. Cụ cũng đã tỏ rõ mình là người gần gũi và yêu quý nhân dân như thế nào. Không một nghi thức nào ngăn được sự quan tâm cũng như tình cảm của Cụ đối với nhân dân.

      Rồi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tiếp tới phần cuối của bản Tuyên ngôn Độc lập:

      - “... Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập! Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

      Khi Cụ vừa đọc hết bản Tuyên ngôn Độc lập, cả biển người như lại nổi sóng với những tiếng hô vang dội, dường như không dứt: "Hồ Chủ tịch muôn năm!". Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!"…Và nhiều người lại không thể không thốt lên với nhau: “Áng văn lập quốc vĩ đại này sẽ mãi mãi là hành trang tinh thần của dân tộc Việt Nam ta trên con đường giữ gìn độc lập - tự do và xây dựng phát triển đất nước!". Về sau này nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trên thế giới còn tôn vinh bản Tuyên ngôn Độc lập do chính Cụ Hồ viết là một áng văn chính trị tuyệt vời, đã trở thành một trong những cống hiến nổi tiếng của tư tưởng Hồ Chí Minh.

      Xóa
    5. Tiếp theo, ông Trần Huy Liệu (Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ lâm thời đã vào Huế nhận sự thoái vị của Vua Bảo Đại - ông Vua cuối cùng của nhà Nguyễn), lên đọc lại Bản Chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại do chính Vua Bảo Đại trao (đã đọc trước cuộc tập hợp rất lớn dân chúng trước Ngọ Môn - Huế ngày 30/8/1945 vừa qua). Đọc xong, ông Trần Huy Liệu hai tay giơ cao cho toàn thể đồng bào trong cuộc đại lễ lịch sử này được tận mắt trông thấy cả ấn, cả kiếm hai báu vật thiêng liêng tượng trưng cho quyền lực quốc vương đã được ông Bảo Đại trân trọng trao lại cho đại diện của Chính phủ mới của nhân dân. Những làn sóng hoan hô lại dậy đất: "Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn năm!", "Hồ Chủ tịch muôn năm!".Sau đó, ông Võ Nguyên Giáp khi ấy là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đọc danh sách Chính phủ lâm thời, rồi các thành viên Chính phủ tuyên thệ.

      Đại lễ Độc lập của đất nước đã kết thúc trong muôn vàn tiếng reo vui và hoan hô dậy trời đất. Nhiều người dân xúc động lại trào nước mắt. Nhiều cụ già râu tóc bạc phơ cùng nhắc lại với nhau: Trong lịch sử mấy ngàn năm của đất nước, mỗi triều vua thay đổi nhau, hoặc khi phục quốc sau những năm mất nước, những năm dài bị đô hộ cũng đã có những lễ lớn, thậm chí rất lớn, nhưng thực chất vẫn chỉ là những buổi lễ chuyển giao từ một triều đại phong kiến vua quan này sang một triều đại khác như thế. Bây giờ hoàn toàn khác, một đại lễ "khai sinh", mở đầu cho một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên cộng hoà và dân chủ - kỷ nguyên chính quyền của nhân dân, vì nhân dân. Đây chính là điều vĩ đại nhất của đại lễ mùng 2 tháng 9 năm 1945 mà lịch sử sẽ còn đời đời ghi nhớ.

      Khi rời khỏi Quảng trường, tất cả mọi người đều thấy rõ hơn khu đất này, Quảng trường này từ nay mặc nhiên đã đi vào lịch sử như mảnh đất thiêng. Quảng trường Ba Đình sẽ luôn luôn toả sáng trên cả nước. Bởi đây là nơi Chính phủ lâm thời đã chính thức long trọng tuyên cáo cùng thế giới về nền độc lập của Việt Nam, một Việt Nam hoàn toàn khác x­ưa - một Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - không những thế, một đất nước, một dân tộc đã đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi lãnh tụ Hồ Chí Minh - người yêu nước, cứu nước vĩ đại đã lần đầu chính thức ra mắt trước toàn thể nhân dân mình, ngay lập tức Người đã được toàn dân đón nhận cực kỳ nồng nhiệt. Bởi vậy ai ai cũng tin rằng Quảng trường này sẽ mãi mãi gắn liền với toàn bộ cuộc đời anh hùng cùng sự nghiệp cách mạng lớn lao, bất diệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như mãi mãi gắn liền với sự nghiệp chung của đất nước.

      Rời Quảng trường, rừng cờ đỏ lại toả đi phấp phới khắp thành phố. Tiếng hô khẩu hiệu và cả tiếng đàn, tiếng hát lại tiếp tục vang lên và lan toả đi các hướng.

      Xóa
    6. Xuống lễ đài, trước khi lên xe, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhẹ nhàng hỏi đồng chí Trường Chinh:
      - Tình hình các nơi khác thế nào, chú đã nhận được điện báo gì chưa?

      Đồng chí Trường Chinh báo cáo rất nhanh:

      - Thưa, mít tinh ở Huế tốt, đồng bào dự lễ rất đông vui, ủng hộ chính quyền mới nhiệt liệt. An toàn cả. Bọn biệt kích Pháp nhảy dù xuống định liên lạc với lực lượng Nam triều cũ, ta đã bao vây chặt. Thưa Bác, Sài Gòn cũng đông vui lắm. Đồng bào cũng vô cùng hăng hái… Nhưng cuối lễ, núp sau quân Anh vào giải giáp Nhật, bọn Pháp đã cho tay chân gây rối. Có súng nổ. Các đồng chí xứ uỷ đã giải quyết xong. Nhưng tình hình vẫn còn căng.

      Người hỏi tiếp:

      - Quân Tưởng Giới Thạch do Đồng minh cho vào ta giải giáp Nhật ở miền Bắc đã tới đâu rồi?

      - Thưa, họ đã vượt qua ải Nam quan, đang xuống Chi Lăng. Đáng lo là quân La Hán còn kéo theo cả hàng ngàn, thậm chí hàng vạn dân Tầu đói khát đi theo cùng "Hoa quân nhập Việt" để…vơ vét. Mà dân ta còn đang chưa hết chết đói. Nhưng đáng chú ý hơn, La Hán còn kéo theo một bọn đảng phái bệ rạc của một số người Việt Nam chạy trốn Pháp sang Trung Hoa ẩn náu, kiếm cơm và chỉ ngồi ngoài biên giới nói trạng, chẳng hoạt động chút nào cho đất nước. Nay bọn ấy đang hí hởn định núp lưỡi lê La Hán trở về, chắc chắn là muốn sẽ tranh giành với ta vai trò lãnh đạo và quyền lực trong Chính phủ…

      Chủ tịch Hồ Chí Minh rất bình tĩnh:

      - Thôi được, ta hãy về. Sẽ họp Trung ương ngay ngày mai, bàn chống giặc đói, chống giặc dốt, nhưng đồng thời cũng sẽ phải tính tới mọi hiểm họa đang tới trước mặt.

      Hồ Phương

      Xóa
  18. "...hy vọng Hồ sơ bản thảo tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là một trong những Hồ sơ di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào tháng 3/2010. " => Bây giờ là 4/2013 rồi, vậy là không được hả bạn Khoằm? Hồ sơ này ra sao rồi?

    Trả lờiXóa
  19. Các tài liệu tham khảo để giải mã nhân vật Trần Dân Tiên

    - Lời chị dặn khi em được cử làm Chủ tịch nước http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4904/201205/Loi-chi-dan-khi-em-duoc-cu-lam-Chu-tich-nuoc-2168023/


    - Mối tình sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/nguoi-noi-tieng/


    Chỉ 2 ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập, ngày 4/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 4 thành lập Quỹ Độc lập “để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia” và trao cho nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện phụ trách. Chính từ Quỹ này đã có Tuần Lễ Vàng mang lại cho cách mạng một nguồn lực vô giá về tài chính và sự ủng hộ của dân chúng. Cùng ngày, tại Bắc Bộ phủ Bác tiếp nhà trí thức Đặng Thai Mai khích lệ các tầng lớp trí thức ra gánh việc nước. Và trong Chính phủ Kháng chiến thành lập tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, Đặng Thai Mai là Bộ trưởng Giáo dục.


    Vị giám đốc đầu tiên của Trường Đại học Văn khoa

    http://ussh.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2010/10/dangthaimai-02.jpg Gia đình Giáo sư Đặng Thai Mai.

    Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn

    Xuất bản: 05/10/2010, 21:24

    Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hoàn (in trong “100 chân dung một thế kỉ Đại học quốc gia” – 2006) giới thiệu chân dung GS. Đặng Thai Mai – người góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của Đại học Văn khoa Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội).

    Đôi nét về tiểu sử GS. Đặng Thai Mai

    Từ năm 1945 – 1954, GS. Đặng Thai Mai là Giám đốc Đại học Văn Khoa Hà Nội.

    Từ năm 1954 – 1956, ông giữ chức vụ Hiệu Trưởng Đại học Văn khoa Hà Nội.

    Từ năm 1956 – 1959 là Chủ nhiệm Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội.

    Giáo sư đã tham gia đào tạo rất nhiều thế hệ sinh viên ngành Văn học.

    Hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu của GS. Đặng Thai Mai là văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc. Các tác phẩm chính đó là: “Văn học Khái luận” (1944), “Văn thơ Phan Bội Châu” (1958), “Văn thơ Cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX” (1961). Những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh (1982), Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

    *
    Giáo sư Đặng Thai Mai sinh ngày 24/12/1902 tại làng Lương Điền (nay thuộc xã Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, bị chính quyền thực dân liệt vào hạng “cừu gia tử đệ”, Đặng Thai Mai đã sớm trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt của số phận: mới lên 6 tuổi đã phải theo bà nội và mẹ xuống trại giam Hà Tĩnh thăm bố; cái trại giam tồi tàn này cũng không cách xa bao nhiêu Đốc học quen thuộc mà trước đó cậu đã từng sống với bố, Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, quyền Đốc học Hà Tĩnh, rồi Đốc học Bình Thuận, bị bắt giả ra Hà Tĩnh, chờ lĩnh án tù chung thân vì tội “mưu phản bằng cách truyền bá tân học”. Nhân dịp này đàn áp phong trào chống thuế ở Trung Kì, chính quyền thực dân đày ông ra Côn Đảo 13 năm (1908 – 1921), về nhà được một năm thì mất. Cũng bị đày ra Côn Đảo lần đó có nhiều sĩ phu nổi tiếng khác như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân…

      Năm Đặng Thai Mai 12 tuổi thì ông nội đã 75 tuổi, vì tội ủng hộ Việt Nam Quang Phục hội, phải đi tù 3 năm, trở về nhà được 10 ngày thì mất. Đó là cử nhân Đặng Thai Giai, khi là tri huyện Yên Định thì các quan tỉnh Thanh Hoá mở cửa thành quy hàng quân Pháp, ông liền bỏ quan về quê.

      Chú là Đặng Thúc Hứa, xuất dương sang Xiêm hoạt động, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội và mất ở Xiêm năm 1931. Cô là Đặng Quỳnh Anh cũng thoát li sang Xiêm, đến năm 1953 mới trở về nước. Suốt cuộc đời thọ gần 100 tuổi, bà chỉ làm một việc là nuôi dạy các cháu nhỏ để các đồng chí của mình có điều kiện hoạt động phong trào cứu nước.

      Trong tình cảnh chia li nhà tan nước mất đó may còn bà nội, một người phụ nữ kiên cường, ra sức chèo chống. Trong Hồi kí của mình, Đặng Thai Mai đã viết: “Nếu không còn bà tôi thời thơ ấu của tôi không biết sẽ cô đơn kinh hoàng đến đâu”. Đối với Đặng Thai Mai, bà nội vừa là mẹ, vừa là thầy. Bà đã tổ chức lớp học tại nhà, tìm thầy dạy cho cháu học theo chương trình giáo dục duy tân của Đông kinh Nghĩa thục, đặc biệt bà luôn giáo dục con cháu phải can đảm, cứng cỏi trong cuộc sống. Chính bản thân bà đã nêu gương cho con cháu trong việc điềm tĩnh “đấu lí” với “các vị khách không mời mà đến” như các hào lí, bang biện, Tây đồn… thường đến nhà tra vấn, hoạnh hoẹ, doạ dẫm.

      Có thể do hoàn cảnh đặc biệt đó của gia đình, cộng với truyền thống hiếu học của quê hương Nghệ – tĩnh, lại có tư chất thông minh và trí nhớ phi thường, Đặng Thai Mai ngay từ nuổi niên thiếu đã tỏ ra xuất sắc trong học tập. Sau khi đã “ngốn” hết sách quốc ngữ của cái thư viện gia đình khá phong phú mà ông nội đặt tên là “Tam thai sơn phòng tàng thư”, Đặng Thai Mai mon men đến tủ sách chữ Hán và ngạc nhiên tự nhận thấy sau 5 năm dùi mài Luận ngữ, Mạnh Tử… đã có thể đọc trót lọt các sách truyện Trung Quốc như Tam Quốc, Thuỷ hử, Thuyết Đường… rồi lân la đọc đến tân thư của các tên tuổi mới lạ rất nổi tiếng ở nước ta thời đó như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm phục….

      Xóa
    2. Từ năm 1915 đến năm 1928, Đặng Thai Mai giã từ lớp học tại gia ở quê nhà hẻo lánh để lần lượt vào học các trường công ở thành phố: Tiểu học Vinh, Cao đẳng Tiểu học Vinh, Cao Đẳng Sư phạm Đông Dương Hà Nội. Một chân trời rộng trước mắt Đặng Thai Mai; chân trời mới về kiến thức văn hoá và kinh nghiệm trường đời. May mắn là ông đã gặp được nhưng thầy giáo mô phạm như Lê Thước, Lê Ấm, Bùi Kỉ…, truyền thụ cho ông lòng yêu quý văn chương dân tộc, cũng như sự say mê văn học phương Tây, trước hết là văn học Pháp. Về sau khi đã trưởng thành, ông thường phê phán nhà trường Pháp – Việt chỉ nhằm đào tạo những kẻ thừa hành thụ động nhưng ông vẫn biểu lộ sự hàm ơn sâu sắc đối với một số giáo sư người Pháp ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội như giáo sư Milon. Giáo sư Houlié đã dạy cho ông phương pháp phân tích một tác phẩm văn học và khơi gợi ông cho phương pháp phân tích tác phẩm văn học và khơi gợi cho ông những hướng tìm tòi, nghiên cứu mới. Ông cũng gặp được nhiều bạn bè tốt như Nguyễn Sĩ Sách, Trần Phú, Trần Mộng Bạch, Ngô Đức Diễn, Tô Quang Phiệt, Hồ Tùng Mẫu, Đào Duy Anh, Phạm Thiều, Cao Văn Thỉnh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…Ông cũng được tiếp xúc với một vài nhà cách mạng tiền bối thuộc hàng cha chú như Ngô Đức Kế, Lê Văn Huân.

      Những năm ông theo học Cao đẳng Sư phạm (1925 – 1928) thì Hà Nội đang sôi nổi các phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh. Ông đã tham gia thành lập hội Phục Việt, sau đổi là Hưng Nam, cuối cùng lấy tên là Tân Việt cách mạng. Tân Việt tan vỡ, ông bị kết án một năm tù án treo. Sự tan vỡ này dẫn đến sự phân hoá chính trị trong nội bộ Tân Việt nhưng phần lớn hội viên đều chuyển sang lập trường tư tưởng chủ nghĩa xã hội.

      Năm 1928, Đặng Thai Mai tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Chính quyền thực dân hình như muốn tỏ ra rộng lượng đối với con cháu hạng “cừu gia tử đệ”, thậm chí đã có “tiền án”, bổ dụng Đặng Thai Mai làm giáo sư một trường trung học có tiếng hồi đó: Trường Quốc học Huế.

      Nhưng rồi ở quê hương, Xô Viết Nghệ – Tĩnh bùng nổ. Thực dân Pháp khủng bố trắng, ném bom cuống cả các đoàn biểu tình của nông dân. Ở Huế, Đặng Thai Mai phụ trách công tác Cứu tế đỏ, liền bị bắt.

      Một học sinh, sau này là GS.Trần Đình Gián, kể lại: Thầy Mai mãi mãi để lại trong tôi một kỉ niệm sâu sắc. Một buổi sáng ở Trường Quốc học Huế, thầy giảng bài thì mật thám ập bắt đến bắt. Thầy chỉ gật đầu chào chúng tôi, rồi vẫn với phong thái nghiêm nghị thường ngày, thầy bước lên xe của mật thám.

      Xóa
    3. Một học sinh khác, Vũ Thuần Nho, sau này trở thành Thứ trưởng Bộ giáo dục, nhớ lại:

      “Năm học 1930 – 1931, tôi học môn việt văn với thầy Mai của trường Quốc học Huế. Suốt đời tôi không bao giờ quên bài luận của thầy. Đề tài như này:

      “Bầu ơi thương lấy bí cùng
      Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

      Anh em chúng tôi trong lớp, những người đã vào Hội học sinh đỏ, đều thấu hiểu thầy muốn gợi lên cho mình suy nghĩ về đồng bào, lòng yêu nước. Nhưng bài luận ấy đã không được thầy chấm và trả lại. Vì chúng tôi bị bắt.

      Bỗng một buổi sáng, đứng sau song sắt phòng giam nhà từ Phủ Doãn (Huế), nhìn ra sân, tôi thấy thầy đang đứng ở đó. Thầy cũng bắt sau chúng tôi một tuần lễ. Chúng tôi thương thầy bị đày, qua một số thường phạm, chúng tôi nhờ chuyển lời hỏi thăm sức khoẻ của thầy và bảy tỏ nguyện vọng sẽ được tiếp tục học với thầy. Chỉ khoảng 15 – 20 ngày sau, chúng tôi nhận được một gói tài liệu buộc thật chặt: một tập thơ Victor Hugo của Nhà xuất bản Hachette. Chúng tôi đọc thuộc và học thuộc lòng bài này đến bài khác. Nhớ và đọc mãi câu: “Ceux qui vivent ce sont ceux qui lutten”. (Tạm dịch: Những người sống là những người đấu tranh)”.

      Đặng Thai Mai phải ngồi tù một năm và bị cách chức giáo sư. Năm 1932, ông ra Hà Nội dạy học ở Trường tư thục Gia Long. Năm 1935, ông cùng Phan Thanh, Hoàng Minh Giám thành lập trường Thăng Long. Trường tư thục nổi tiếng này đã là cái nôi nhen nhóm lòng yêu nước trong học sinh và chuẩn bị cán bộ tương lai cho đất nước Việt Nam độc lập.

      Năm 1937, sau khi Mặt trận Bình Dân thắng lợi ở Pháp, ở Việt Nam Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập. Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng thoát khỏi nhà tù đế quốc ra hoạt động công khai. Đồng chí Trường Chinh đến Hà Nội trực tiếp chỉ đạo các hoạt động báo chí của Đảng.

      http://ussh.vnu.edu.vn/wp-content/uploads/2010/10/dangthaimai-01.jpg Chân dung GS Đặng Thai Mai.

      Đặng Thai Mai vốn khổ công học tập từ nhỏ nên đã có một căn bản kiến thức vững chắc, nhưng trong thâm tâm sâu kín ông vẫn ấp ủ một tâm nguyện: Nếu chưa có sự tự do tư tưởng thì chưa viết lách gì cả! Thế rồi, để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, gần 40 tuổi, ông bắt đầu cầm bút; những bài báo đầu tiên lại được viết bằng tiếng Pháp, in trên các báo của Đảng Cộng Sản Đông Dương, xuất bản ở Hà Nội, như Lao động (Le Travail), Tập hợp (Rassemnlement), Tiến lên (Eu avant), Tiếng nói của chúng ta (Notre voix). Ông đã dịch tập phóng sự Ngục Kontum của Lê Văn Hiến và viết một số truyện ngắn và tiểu phẩm đăng trong hai chuyên mục “Những mũi tên nhỏ” và Phan Thanh phụ trách. Một số bài này đã được dịch sang tiếng Việt và in trong “Tổng tập văn học Việt Nam”, tập 35 (1983).

      Xóa
    4. Năm 1938, ông tham gia thành lâp Hội truyền bá Quốc ngữ, hoạt động bên cạnh những nhân sĩ nổi tiếng như Vương Kiêm Toàn, học giả Nguyễn Văn Tố, cộng tác viên khoa học của Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và Phó bảng Bùi Kỉ, thầy học cũ của ông ở Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

      Năm 1939, một người bạn gần gũi của ông là Phan Thanh, đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương ứng cử vào Viện dân biểu Trung kì, chẳng may đột ngột từ trần, Đảng liền giới thiệu Đặng Thai Mai thay thế, mặc dầu ông chưa phải là đảng viên; phải đến tháng 9.1949 ông mới kết nạp vào Đảng và người giới thiệu là người bạn cùng quê Hồ Tùng Mậu. Điều này chứng tỏ sự tín nhiệm của Đảng đối với ông. Nhân dịp này tuần báo Tiếng nói chúng ta của Đảng Cộng Sản Đông Dương số 24, ngày 28.7.1939 đã giới thiệu ông như sau: “Đặng Thai Mai thích nhắc lại một câu nói của Thomas Mann: Tôi sinh ra để cho sự thanh nhàn hơn là sự tử vì đạo. Không phải ông dám so sánh mình với tác giả cuốn “Cảnh báo Châu Âu” mà sự vĩ đại vượt quá mọi bộ óc lớn nhất của thời đại chúng ta, nhưng có thể, dù đã tính đến sự chênh lệch về tỉ lệ, ông vẫn thấy số phận của Thomas Mann và của mình ít nhiều giống nhau, ông sinh ra là để dành cho việc học tập, cho học trò và con cái nhưng tình thế đất nước đã đẩy ông vào đấu trường chính trị”… “Cái con người có vẻ hiền lành, mảnh khảnh đó lại không biết gì đến sự sợ hãi, ít nhất đối với ông. Với điều đó ông thật đúng là người con của xứ Nghệ, nhưng may mắn sao ông lại được điều hoà bởi chủ nghĩa nhân văn phương Tây”.

      Những năm Mặt trận Bình dân và tiếp đến những năm chiến tranh thế giới thứ II là một thời kì hoạt động căng thẳng của Đặng Thai Mai: hội họp, viết báo, biên tập bài vở và sửa chữa bản in thử, tuy vậy ông vẫn đảm bảo mọi công việc hàng ngày của một nhà giáo với tinh thần trách nhiệm cao. Một học sinh – Đào Thiện Thi – sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Lao động nhớ lại: Thầy thường thức rất khuya, chấm bài, chuẩn bị bài rất kĩ. Hồ Trúc, một trong số học sinh sống trong nhà thầy, sau này là Thứ trưởng Bộ giáo dục, đã nhớ lại một câu nói của thầy: “Tôi chấm bài khuya đến mấy cũng không ngại, chỉ cần đêm khuya thanh vắng được đọc một vài câu văn hay cuả các anh, các chị là như người đi trên sa mạc gặp được một vũng nước mát ngon lành”.

      Những năm 1944 – 1945, Đặng Thai Mai bị đau nặng, phải nghỉ dạy học và dưỡng bệnh ở Sầm Sơn (Thanh Hoá). Hội Văn hoá cứu quốc của Đảng đã bí mật chuyển cho ông bản Đề cương văn hoá do đồng chí Trường Chinh khởi thảo. Dựa vào tinh thần của văn kiện này ông đã viết cuốn “Văn học khái luận”, xuất bản năm 1944. Đây là cuốn sách lí luận văn học đầu tiên ở nước ta đề cập đến một số vấn đề cơ bản của văn học nghệ thuật dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin như quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa nội dung và hình thức, điển hình và cá tính, giữa dân tộc và tính quốc tế của văn học… Cũng trong thời gian này ông đã dịch các tác phẩm của Lỗ Tấn, Tào Ngu và giới thiệu văn học Trung Quốc vào nước ta. Từ nhỏ, Đặng Thai Mai đã làm quen với văn học Trung Quốc nhưng đó là văn học Trung Quốc của Hán Phú, Đường Thi. Lần đầu tiên nghe đến những tên tuổi như Trần Độc Tú, Mao Thuẫn, Quách Mạt Nhược, Lỗ Tấn… Đặng Thai Mai cảm thấy một khoảng trống rất lớn trong kiến thức của mình về văn học Trung Quốc. Đặng Thai Mai cũng đã học chữ Hán từ lúc đầu còn để chỏm nhưng đó là chữ Hán của Tứ thư, Ngũ kinh; để có thể hiểu và dịch được những câu văn châm biếm, thâm trầm của Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai đã phải học bạch thoại với một nghệ sĩ Trung Quốc “chạy loạn sang nước ta”.Việc Đặng Thai Mai giới thiệu văn học Trung Quốc hiện đại vào nước ta, đúng như GS.Trương Văn Chính đã nhận định là một việc có “tính chất mở đường” vào một mảnh đất chưa ai kịp khai phá.

      Xóa
    5. Năm 1945, Cách mạng thánh Tám thành công. Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngay sau đó các thế lực đế quốc phản động, với danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp phát xít Nhật, đã tràn vào nước ta: ở phía Bắc là quân đội Tưởng giới Thạch, đi theo sau là một lũ phản động người Việt đủ loại; ở miền Nam, quân Viễn Chinh Pháp, nấp sau quân đội Anh, đổ bộ vào Sài Gòn và không chậm trễ nổ súng gây chiến. Trước tình hình nguy cấp đó, Chính phủ lâm thời, một mặt chuẩn bị Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập một chính phủ hợp hiến, mặt khác, lo chống giặc đói, chống giặc dốt và kiện toàn bộ máy nhà nước non trẻ vừa mới thành lập. Với chủ trương kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kiến quốc cần có nhân tài, ngày 10.10.1945, Hồ chủ tịch kí sắc lệnh 45 thành lập một ban mới, đó là Ban Đại học Văn Khoa bên cạnh các ban Y Khoa, Khoa học, Chính trị Xã hội và Mĩ thuật. Nhiệm vụ của ban này nhằm đào tạo giáo sư bậc trung học và chuyên viên khảo cứu về khoa học xã hội – nhân văn như Triết lí, Xã hội, Văn chương, Sử kí, Địa dư. Nghị định 7.11.1945 của Bộ Quốc gia Giáo dục đã cử Đặng Thai Mai đang giữ chức Tổng Thanh tra học vụ bậc Trung học kiêm Giám đốc Ban Văn Khoa trường Đại học. Hội đồng giáo sư gồm có: Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh) Khoa Văn chương Việt Nam; Đặng Thai Mai, Khoa Văn chương Trung Hoa; Nguyễn Mạnh Tường; Khoa Văn chương Tây phương; Cao Xuân Huy, Khoa Triết lí Đông phương; Nguyễn Văn Huyên, Khoa Sử kí. Ngoài ra còn các vị sau đây được mời để giảng những vấn đề đặc biệt trong chương trình Văn khoa: Đào Duy Anh, Nguyễn Huy Bảo, Cù Huy Cận, Ngô Xuân Diệu, Trần Văn Giáp, Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng), Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỉ, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ.

      Cũng trong thời gian này, Đặng Thai Mai được cử vào Uỷ Ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và trong cuộc tổng tuyển cử ngày 6/01/1946 đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Tại kì họp thứ nhất ngày 2.3.1946 Quốc hội khoá I (1946 – 1960), Hồ Chủ tịch đã tiến cử ông giữ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục của Chính phủ liên hiệp kháng chiến với lời giới thiệu như sau: Đặng Thai Mai là “một người đã lâu năm hoạt động trong công cuộc giáo dục quốc dân và là người mà quốc dân có thể tin rằng nếu đem việc giáo dục giao cho để gánh vác thì người ấy sẽ làm hết nhiệm vụ”.

      Sau đó kháng chiến bùng nổ, Đặng Thai Mai được cử làm chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá (1947 – 1948), giáo sư Đại học Văn Khoa Liên khu IV (1950), Giám đốc Sở Giáo dục và Giám đốc trường Dự bị Đại học Liên khu IV (1951 – 1953).

      Năm 1954, sau khi nghỉ dưỡng bệnh ở Nam Ninh (Trung Quốc) về Đặng Thai Mai được cử làm Hiệu trưởng Đại học Văn khoa (1954 – 1956) đóng trụ sở tại phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Năm 1956, hai trường Đại học Văn Khoa và Đại học Khoa học được hợp nhất thành Đại học Tổng hợp, Đặng Thai Mai được cử làm Chủ nhiệm Khoa văn chung cho cả hai trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm cho đến năm 1959 thì chuyển sang làm Viện trưởng Viện Văn học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam và Chủ tịch liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

      Xóa
    6. Trong cuộc đời mình, Đặng Thai Mai đã trải qua nhiều lĩnh vực hoạt động, nhưng công việc ông làm lâu hơn cả, chuyên hơn cả là nhà giáo. Ông đã dạy từ trường công qua trường tư dưới thời Pháp thuộc, sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chuyên dạy về văn học ở cấp đại học, nhưng ở cương vị nào và mặc dầu có thời gian sức khoẻ ông không được tốt, bao giờ ông cũng tận tâm tận lực làm tròn thiên chức một thầy giáo, ngay cả khi chỉ có một hoặc một vài học sinh đến xin ông chỉ dẫn về một vấn đề cụ thể nào đó. Đặng Thai Mai dạy học với kiến thức uyên bác và cả tấm gương sống và làm việc, trước hết đó là tấm gương hiếu học, khát khao cái mới, luôn nỗ lực thu thập thông tin để theo kịp cái mới. Trong Điếu văn vĩnh biệt ông, nhà thơ Huy Cận nói: Đặng Thai Mai dạy học với tấm lòng say mê của “một nhà truyền giáo”. Nhà văn Nguyễn Đình Thi thì mệnh danh ông là “người chăm sóc những luống xanh”, chắc trong thâm ý của nhà văn là muốn nói đến sự đóng góp của ông trong việc đào tạo các nhà văn trẻ, từ lớp Văn hoá Kháng chiến ở Quần Tín (Thanh Hoá) cho đến Trường viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội.

      Đặng Thai Mai rất say mê văn học nước ngoài, đặc biệt là về tư trào Văn hoá Phục hưng, về Sêchxpia, Đông Ki sốt, Lỗ Tấn… nhưng có thể nói tâm huyết của ông vẫn để ở Văn học Việt Nam. Ông nói với học sinh: Tôi học văn nước ngoài để trở về với Việt Nam, để hiểu đúng văn học dân tộc ta. Ông đã nghiên cứu văn học Lí – Trần, Nguyễn Trãi “Chinh phụ ngâm”, Nguyễn Đình Chiểu, “Ngục trung nhật kí”, thơ Tố Hữu và đặc biệt có thể nói ông đã gửi vào hai công trình nghiên cứu “Văn thơ Phan Bội Châu” và “Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (1900 – 1925)” không chỉ là trí tuệ mà cả trái tim của mình, không chỉ là từ những kỉ niệm đau buồn mà cả niềm tin và hi vọng liên quan đến một giai đoạn bi tráng của quê hương, đất nước và cả gia đình ông. Cũng có thể nhắc đến cả cuốn “Hồi kí”của ông hoàn thành vào giai đoạn cuối của cuộc đời. Những bạn đọc chăm chú của cuốn “Hồi kí” này có thể còn tiếc rẻ là ông đã không kịp hoàn thành tập II của “Hồi kí”, khi mà ông đã trở thành một chứng nhân đặc biệt của một giai đoạn thắng lợi ngày càng vang dội thế giới của dân tộc ta, nhưng dù sao thì tập I của “Hồi kí Đặng Thai Mai” đã có thể đến với đông đảo bạn đọc, vì tác giả của nó đã có ý định: nếu chưa vừa ý thì trước khi từ giã cõi đời ông sẽ đốt đi, chứ không “in sống” nó ra để làm phiền bạn đọc! Trong phạm vi nghiên cứu, viết lách, ông cũng rất “khó tính” với bản thân, cũng như luôn yêu cầu cao và nghiêm khắc với học trò. Ông thật xứng đáng với các phần thưởng cao quý mang tên người mà suốt đời ông ngưỡng mộ: Huân chương Hồ Chí Minh và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội – nhân văn.

      Xóa
  20. Kỷ niệm về những lần gặp Bác Hồ

    http://sphotos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash3/38557_425795216892_2991232_n.jpg
    GS. Đặng Thai Mai kể

    Tháng 8-1945, tôi bị đau dạ dày nặng, phải nằm tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Mấy ngày trước khi cướp chính quyền ở Hà Nội, một số người bạn vào nói công việc phải chuẩn bị và muốn tôi ra ngay.

    Tôi định ra Hà Nội. Trên đường từ Sầm Sơn về Thanh Hoá, khi đi qua một sân bay cũ mà bọn Nhật đang sử dụng, tôi thấy một tên tướng Nhật cùng quân lính đang tập hợp ở đấy. Hình như chúng đang đốt một lá cờ. Khi tới bệnh viện Thanh Hoá, tôi bị giữ lại nằm viện.

    Cuối tháng 8-1945, tôi mới ra Hà Nội. Đến Hà Nội, các bác sĩ lại bắt nằm bệnh viện, chưa được làm việc ngay.

    Một hôm, tôi nghe tin Bác về. Lúc bấy giờ, tôi đã biết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, vì hôm trước, khi anh Hà Huy Giáp đi qua Thanh Hoá, đã có người chắn đường lại hỏi:

    - Hồ Chí Minh là ai?

    Anh Giáp trả lời:

    - Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc.

    Mấy hôm sau tôi được vào gặp Bác. Hôm đó là ngày 4-9-1945. Tôi đến gặp Bác ở phòng khách của Bắc Bộ phủ. Trong phòng có bàn làm việc và một bộ xa-lông. Tôi đi vào, kính cẩn và rón rén. Bác nhanh nhẹn bước ra, tươi cười bảo tôi lại ngồi ở bộ xa-lông. Bác nói:

    - Bác bận lắm, chỉ gặp chú được một lát thôi.

    Khi uống nước, Bác hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện ông nội tôi bị đi tù, đến những năm cuối đời mới được tha; chuyện ông tôi ở Côn Lôn về được bao lâu? Bà nội tôi mất năm nào?...

    Sau đó, Bác kể chuyện chú tôi là ông Đặng Thúc Hứa, lúc bấy giờ gọi là ông Hai Cày (ở bên Xiêm). Bác nói với tôi:

    - Chú yếu lắm, phải lo mà chữa bệnh. Khỏe rồi ra giúp nước.

    Tôi chào Bác ra về. Chiều hôm đó có rất nhiều nhà văn đến gặp tôi và hỏi:

    - Anh gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm tưởng đầu tiên của anh như thế nào?

    Tôi trả lời:

    - Khó mà nói được cảm tưởng của mình, nếu như chỉ dùng một chữ để tóm tắt cảm giác của tôi thì phải dùng một chữ Pháp "Humain", có nghĩa theo quan niệm của tôi "Một con người rất thấu con người, thương người. Mục đích làm việc là làm thế nào cho con người được sung sướng hơn".

    Tôi cũng nhắc lại với các bạn tôi là:

    - Bác nói công việc ban đầu đang còn khó khăn, phải cố gắng nhiều. Cướp chính quyền mới là bước đầu. Bây giờ làm thế nào để củng cố chính quyền cho tốt. Đây là cơ hội ngàn năm có một. Phải xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ. Nếu bỏ lỡ cơ hội này là trách nhiệm của cả một thế hệ.

    Tôi rất sung sướng khi các bạn văn tỏ ý tán thành ý kiến đó. Nhiều tuần lễ sau, các bạn ở các tỉnh khác cũng như ở Hà Nội vẫn còn hỏi tôi về ấn tượng buổi ban đầu được gặp Bác. Tôi nhắc lại câu nói hôm đầu tiên. Và tôi còn nói thêm với họ là:

    - Theo tôi nghĩ "Nếu ông Hồ Chí Minh mà không làm xong việc thì không có người Việt Nam nào làm xong việc".

    Tôi nói câu ấy vì lần gặp Bác vừa rồi tôi có nói, đại ý là: Không chỉ nhân dân Nghệ Tĩnh tin tưởng vào Bác, mà bây giờ cả nước đều tin tưởng Bác và ai ai cũng nói, có Bác thì sự nghiệp của các lớp tiền bối lần này có thể thành sự thực.

    Hôm đó Bác nói:

    - Vấn đề không phải chỉ tin vào một con người, mà phải tin vào Đảng. Chú đã đọc Mác, Mác nói: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".

    Tôi nói với các bạn:

    - Đành rằng sự nghiệp cách mạng là của quần chúng, nhưng cũng cần có một người chỉ đường cho mà đi.

    Tất nhiên, các bạn tôi tin rằng người đó là Hồ Chí Minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau đó Bác gọi tôi vào. Thấy sức khoẻ của tôi đã khá hơn, Bác bảo tôi tham gia vào Ban dự thảo "Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Tôi hết sức bỡ ngỡ vì từ trước tới nay tôi chưa hề quan tâm tới vấn đề này bao giờ. Tuy nhiên khi học lịch sử thế giới và theo dõi tình hình cách mạng Liên Xô, tôi cũng biết một ít về bản Hiến pháp của Anh. Tôi cũng đã đọc một số điểm chính trong bản Hiến pháp của Pháp năm 1789 và Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô năm 1936. Những người được cử vào Ban dự thảo Hiến pháp hình như có cố vấn Vĩnh Thụy, cụ Vũ Đình Hoè và Nguyễn Đình Thi, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trường Chinh.

      Hôm đầu tiên Bác chủ tọa cuộc họp, buổi trưa Bác giữ tôi và cố vấn Vĩnh Thụy ở lại cùng ăn cơm tại Bắc Bộ phủ. Bữa cơm hôm đó rất đạm bạc.

      Mấy tuần sau, chúng tôi hoàn thành bản sơ thảo. Khi trình bày Bác hỏi:

      - Các chú có ai thắc mắc gì không?

      Tôi cười và thưa với Bác:

      - Không biết chúng ta ban bố quyền bầu cử cho toàn dân có sớm quá không? Dân chúng ta hiện giờ người mù chữ còn tới 80, 90%.

      Bác cười, giơ ngón tay chỉ vào tôi và nói:

      - Chú là người thảo hiến pháp mà không khéo lại phản động đấy, người cách mạng trước hết phải tin vào nhân dân.

      Câu nói đó đối với tôi mãi mãi là một bài học vô cùng thấm thía, vả lại kết quả cuộc bầu cử ngày 6-1-1946 là một sự xác nhận hết sức hùng hồn đối với tôi.

      (Trích trong sách Bác Hồ sống mãi với chúng ta)

      Xóa
  21. Bạn Nguyễn Thanh Tùng (tức 2cu) đã viết một bài công phu về vấn đề này: Đã tìm thấy Trần Dân Tiên?

    Trả lờiXóa