Khoằm

06 tháng 4 2011

Việt Nam và Châu Phi

3 nhận xét:

  1. Chuyện ăn chuyện mặc, ngay ở Vn thôi cũng đa dạng chẳng khác gì châu Phi :)

    Trả lờiXóa

  2. VN có những vùng miền thấy hủ tục thôi đã eo ôi, huống gì phi Châu.

    Trả lờiXóa
  3. CÁCH THỨC TỐNG THỐNG GHI-NÊ DUY TRÌ NGÔI VỊ

    Mình ở Châu Phi 9 năm tất thảy. Trong đó ở Ghi-nê Conakry lâu nhất (6 năm). Tổng thống Ghi-nê lúc bấy giờ là ông A. Sekou Toure. Ông này làm tổng thống từ khi đất nước giành độc lập năm 1958 ( 36 tuổi) đến lúc qua đời năm 1984. Ở cái lục địa mà đảo chính xảy ra như cơm bữa, từ một đại úy lục quân (ở Ethiopie) hoặc thiếu tá không quân (ở Ghana) cũng có thể làm đảo chính thành công. Thậm chí một thượng sĩ như Sergent Doe (ở Liberia) cũng làm được đảo chính và trở thành tổng thống. Khi lên nắm quyền cũng chém giết khối tướng tá, quan chức vốn có sừng có mỏ... Vậy mà ông trụ được 26 năm, vượt qua bao thăng trầm, làm thất bại bao cuộc đảo chính, thoát khỏi bao cuộc ám sát. Kể xếp ông vào hàng "siêu tổng thống" cũng không ngoa.

    Ông A. Sekou Toure


    Đúng là ông vừa có tài vừa ranh mãnh. Như trong một entry trước đã viết, ông là một người hùng biện. Hùng biện ngay từ thời còn trai trẻ. Có thế ông mới thu phục được dân chúng và trở thành leader của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước từ tay người Pháp.

    Khi trở thành tổng thống, ông bày trò thành lập ra Đảng Dân chủ Ghi-nê (PDG), hay còn gọi là Đảng toàn dân. Vì từ con nít mới nứt mắt (7 tuổi) là phải đóng đảng phí và trở thành đảng viên. Ông là một lãnh tụ độc tài. Những người chống đối ông, hoặc bị giết, hoặc vào tù, hoặc phải sống lưu vong ở nước ngoài. Những kẻ xu nịnh gọi dạ bảo vâng thì ông cho đặc ân...

    Thời mình ở đó, kinh tế đất nước kiệt quệ. Người dân nghèo túng. Ở Việt Nam đã nghèo, đã thiếu thốn, cái gì cũng phân phối, cũng cung cấp. Sang bên Ghi-nê cũng chẳng hơn gì. Phân phối từ cái kim sợi chỉ. Ông nhờ các đồng chí Cuba làm cố vấn kinh tế cho mà lị. Phụ cấp của anh em sứ quán, vốn đã ít ỏi, vậy mà hàng tháng trừ tiền ăn, còn lại chẳng có gì mà mua, đành gửi vào sứ quán quy ra tiền Việt lĩnh tại Việt Nam. Có lẽ Ghi-nê là trường hợp vô tiền khoáng hậu, anh em đi công tác nước ngoài mà lĩnh lương bằng tiền Việt ở quê nhà.



    Dân chúng Ghi-nê khốn khó trăm bề. Ông luôn cho bày ra các trò như thể thao, ca hát, nhảy múa để họ quên đi những khó khăn về đời sống. Nói năng thì chuyên mị dân, vẽ ra những viễn cảnh tương lai sẽ tốt đẹp. Cứ lúc nào càng khó khăn thì những trò ma mãnh kia càng được vẽ vời. Rồi ông đưa đạo Hồi thành quốc đạo. Ông thuyết giáo để dân chúng tin vào đấng tối cao Allah, ngày cầu nguyện 6 lần...

    Trong chính phủ, ông đưa người của bộ tộc ông hoặc những người thân tín vào nắm giữ những chức vụ then chốt. Bảo vệ ông là một đội quân hùng hậu nhưng đa phần là người nước ngoài. Ngủ đêm thì không có chỗ cố định. Nơi làm việc thì luôn thay đổi. Khiến cho những kẻ muốn ám sát ông cũng khó bề xoay xở. Trong dân chúng còn lan truyền tin ông có bùa hộ mệnh, có thần linh che chở, đạn bắn không vào, dao xuyên không thủng...

    Và ông tự hào trở thành doyen trong hàng ngũ tổng thống của lục địa đen khi đó.

    Trả lờiXóa