23 tháng 9 2011

Chính sách đối với ngụy quân ngụy quyền sau giải phóng

Bạn taynguyen2004 có mail hỏi về vấn đề này, xét thấy dề tài rộng nên mở note này để thu thập tài liệu nhằm chia xẻ với các bạn. ...
Trước khi tiến vào Sài Gòn, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quán triệt một quan điểm rất quan trọng trong vùng mới giải phóng là:
Thi hành chính sách đại đoàn kết dân tộc toàn dân, hòa giải và hòa hợp dân tộc; nghiêm cấm mọi hoạt động gây chia rẽ, thù hằn, nghi kỵ trong nội bộ nhân dân và các dân tộc, đặc biệt là phải lấy dân chủ làm trọng
Chính sách đối với các vùng mới giải phóng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chủ trương rất rõ:
Viên chức làm việc trong bộ máy ngụy quyền đều được tiếp tục làm việc trong chính quyền cách mạng…


Kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30-4-1975), miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất. Đảng, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết, nhằm tiếp quản, khôi phục và đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở miền Nam đi dần vào thế ổn định.

Về công tác tư tưởng, văn hóa, Nghị quyết số 247-NQ/TW, ngày 29-9-1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ, đối với toàn xã hội, phương hướng chính là: “
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, vạch trần chủ nghĩa quốc gia giả hiệu, chống hệ tư tưởng chính trị phản động và tư tưởng đồi trụy; chống mê tín dị đoan, hủ tục. Tích cực tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế vô sản... Giáo dục ý thức làm chủ tập thể, tinh thần lao động xã hội chủ nghĩa, ý thức tôn trọng của công, xây dựng nếp sống mới; đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa tư sản, thực dân mới, quét sạch các tệ nạn xã hội cũ"
(Văn kiện Đảng Toàn tập).

Tại Sài Gòn, ngay sau khi hoàn toàn giải phóng, Ủy ban Quân quản (UBQQ) lập tức được thành lập để lo các công việc tiếp quản và giữ trật tự trị an cho TP. Dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (từ tháng 5 đến cuối năm 1975) nhưng Ủy ban Quân quản đã giải quyết được một khối lượng công việc khổng lồ trên nhiều phương diện: đảm bảo trật tự trị an, ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất, xây dựng chính quyền... Khẩn trương, chặt chẽ và trên tinh thần đầy nhân văn, việc quản lý TP của chính quyền cách mạng từ những ngày đầu đã tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân.


Trong thông báo thành lập vào ngày 3-5-1975 cũng như trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên của UBQQ (ngày 8-5-1975), và trả lời báo chí Liên Xô ngày 3-6-1975, Thượng tướng Trần Văn Trà đã khẳng định "
Nhiệm vụ chính yếu và mối lo lắng thường xuyên của UBQQ là đảm bảo trật tự trị an, giữ vững cuộc sống yên vui cho nhân dân Sài Gòn-Gia Định.

Nhiệm vụ thứ hai là giải quyết nạn đói, giúp cho tất cả người dân của TP có công ăn việc làm; tạo điều kiện cho những di dân dồn vào Sài Gòn trở về quê hương làm ăn.
" và cho biết thêm điều đang rất được quan tâm lúc này là tích cực tìm cách giải quyết vấn đề lương thực và nhiên liệu cho nhân dân TP.

Trong diễn văn tại lễ mít-tinh mừng chiến thắng ngày 7-5-1975, Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, nhấn mạnh:
Anh chị em công nhân lao động, các bạn trí thức, các nhà tư sản, tất cả đồng bào thuộc mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo hãy nâng cao tinh thần đại đoàn kết, chân thành thực hiện hòa hợp dân tộc… Tất cả những người Việt Nam yêu nước thương nòi hãy cùng nhau đồng tâm hiệp lực xây dựng lại quê hương đất nước, mau chóng băng bó lại vết thương do chiến tranh gây ra
Ông nói thêm:“
Đối với những người trước đây làm việc trong bộ máy của ngụy quân, ngụy quyền của địch, cách mạng hoàn toàn thông cảm…
”. Và ông dẫn lại tư tưởng khoan hồng, đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối đãi với những cán bộ trong chế độ cũ: Trong anh em đó dù thế nào lòng thương nước vẫn không tắt hẳn, còn âm ỉ như cục than hồng, phải giúp anh em nhen lên thành ngọn lửa…

Trên chủ trương đó, UBQQ đã nhanh chóng triển khai hàng loạt nhiệm vụ từ kê khai giải giáp vũ khí, chính sách đối với những người nằm trong chính quyền của chế độ cũ. Đồng thời, ban bố hàng loạt chính sách nhằm ổn định tiền tệ, mở lại hoạt động bưu chính, ngăn chặn các hoạt động đầu cơ tích trữ… Chính quyền cách mạng cũng xuất hàng ngàn tấn gạo cứu đói cho 30 vạn đồng bào; tạo điều kiện cho người dân trở về quê cũ làm ăn sinh sống (mỗi người về quê được trợ cấp 5 kg gạo và tiền xe...).

Để tránh tối đa hiện tượng xâm chiếm nhà trái phép, UBQQ đã ra thông báo về việc bảo vệ nhà cửa, tài sản của nhà nước và nhân dân ngày 12-5-1975. Trong đó, nghiêm cấm tất cả hành vi di chuyển, phá hoại và chiếm đoạt tài sản. Ngay cả các đơn vị thuộc chính quyền cách mạng nếu sử dụng cũng đều phải báo cáo UBQQ…

Rất mềm dẻo nhưng UBQQ quyết không khoan nhượng trước những hành động phá hoại, chống lại chính quyền mới. Vì thế, ngay trong thông báo số 1, UBQQ nêu rõ: “
Từ đây trở đi ai còn có hành động phá hoại an ninh TP như thu thập tình báo, võ trang bạo loạn, phao tin đồn nhảm, cưỡng ép nhân dân chạy theo địch, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, phá hoại việc thực hiện chính sách và những quy định của chính quyền cách mạng… đều bị nghiêm trị
”.

Tất cả điều ấy đã giữ cho Sài Gòn-Gia Định - TP.HCM ổn định. “
Từ ngày giải phóng, cuộc sống của người dân ở TP chưa bị gián đoạn, chợ búa vẫn họp, xe cộ vẫn đi lại, điện nước vẫn đầy đủ
” - Thượng tướng Trần Văn Trà trả lời báo giới Liên Xô ngày 3-6-1975.

Trực tiếp tiếp quản Tòa Đô chính Sài Gòn ngày ấy là ông Võ Văn Thôn, sau là Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết:
Khi chính quyền cách mạng tiếp quản, gần như giữ tất cả bộ máy hành chính làm việc cho chế độ cũ. Chúng tôi chỉ tiến hành các thủ tục kê khai, giao nộp vũ khí, kiểm tra văn bản… chứ không hề có bất kỳ hành động bài xích, tiêu trừ nào với những cán bộ, công chức của Tòa Đô chính.
Ông Nguyễn Trọng Xuất, một trong những người trực tiếp tham gia tiếp quản Sài Gòn, kể:
Tôi còn nhớ ngay ngày 30-4, khi vào Tòa Đô chính, cán bộ ở đây hướng dẫn chúng tôi tiếp quản đơn vị này rất nhiệt tình. Sau đó, tôi trực tiếp nhận lệnh đến tiếp quản Sở Thông tin ngay trong chiều tối 30-4. Khi tôi đến thì thấy anh em của sở này đang chờ mình tới. Anh em ở đó còn nói mong chúng tôi đến càng sớm càng tốt.

Đến khoảng gần cuối năm 1975, Ủy ban Quân quản đã hoàn thành các nhiệm vụ lớn của mình: giữ cho TP ổn định và thiết lập hệ thống Ủy ban nhân dân cách mạng ở các cấp cơ sở để tiếp quản chính quyền. Song song đó, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã hình thành nên hệ thống pháp luật và quản lý xã hội theo luật pháp phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế xã hội của TP trong thời gian chờ hiệp thương thống nhất hai miền Nam, Bắc.

Luật gia Hoàng Trung Tiếu, người đã trực tiếp tham gia trong lực lượng quân đội vào tiếp quản TP, cũng như làm việc trong lĩnh vực tư pháp của Sài Gòn-TP.HCM những năm đầu giải phóng, cho biết:
Trước khi vào giải phóng Sài Gòn, trung ương đã có những chuẩn bị cụ thể để sớm hình thành hệ thống các cơ quan tư pháp. Và ngay sau giải phóng, chính quyền cách mạng đã xúc tiến nhanh chóng việc hình thành các sắc luật cơ bản để thiết lập các cơ quan truy tố, xét xử, cũng như những quy định về tội phạm và hình phạt. Đến tháng 3-1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời đã ban bố ba sắc luật quan trọng liên quan đến vấn đề này.


Sắc luật 01-1976 về việc tổ chức TAND và VKSND gồm năm chương, 20 điều, quy định các nguyên tắc chung về hoạt động của cơ quan tố tụng và xét xử. Cùng đó quy định cụ thể các quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án các cấp, việc bổ nhiệm thẩm phán và kiểm sát viên.

Để đảm bảo tự do thân thể, nhân thân và quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật 02-1976. Sắc luật này chỉ có chín điều, quy định việc bắt giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật. Có thể nói sắc luật này đã thiết lập nên thủ tục cụ thể về tố tụng hình sự.

Để phù hợp với tình hình chống tội phạm trong bối cảnh mới giải phóng và giữ gìn trật tự trị an, sắc luật này quy định:
Ủy ban nhân dân cách mạng cấp huyện có quyền ra lệnh bắt giam, khám người, khám chỗ ở, đồ vật đối với những đối tượng cần tập trung cải tạo. Ủy ban nhân dân cách mạng cấp xã, phường cũng có quyền tiến hành bắt người đối với những trường hợp khẩn cấp, sau khi đã có lệnh viết của VKSND, Ủy ban nhân nhân cách mạng hoặc cơ quan an ninh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(Điều 2, 3). Việc trao cho ủy ban cấp xã, phường quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp là để đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh đặc biệt lúc đó nhưng trong thực tế đã không tránh khỏi một số biểu hiện lạm dụng của những người thực hiện.

Đặc biệt, sắc luật
nghiêm cấm việc tra tấn hoặc dùng bất cứ nhục hình nào khi bắt, giam, xét hỏi. Những ai vi phạm sẽ bị kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật, nếu có gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường
(Điều 7, 8).

Có thể thấy Sắc luật 02 đã có những nội dung phù hợp với tình hình đặc thù của đô thị mới giải phóng, đặc biệt đề cao quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Vì thế, ngay cả khi đã có nghị quyết về việc thực hiện thống nhất luật pháp trong nước thì “
vì tình hình đấu tranh chống tội phạm ở các tỉnh phía Bắc và Nam khác nhau và do thẩm quyền bắt kẻ phạm pháp của cấp huyện còn có quan hệ đến nhiều mặt khác nên tạm thời vẫn cho áp dụng sắc luật này ở các tỉnh phía Nam
” (Thông tư 61 năm 1978). Chỉ riêng với việc xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do thân thể, vì chưa có những hình phạt cụ thể cho nên các tỉnh phía Nam phải áp dụng Sắc luật 103 ban hành ngày 20-5-1957.

Cùng với hai sắc luật quan trọng về tổ chức các cơ quan tố tụng và quy định về thủ tục tố tụng, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã ban hành Sắc luật 03-1976, quy định các tội phạm và hình phạt. Sắc luật này có bốn chương, 11 điều quy định các nhóm tội phạm khác nhau. Đó là: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản công cộng, tội xâm phạm đến thân thể và đời sống công dân, tội phạm kinh tế, tội lạm dụng chức vụ và quyền hạn, tội đưa, nhận hối lộ, tội tham ô; nguyên tắc lượng hình và hình phạt phụ…

Sắc luật này quy định phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của nhà nước hoặc của nhân dân và tội nhận hối lộ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội đưa hối lộ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hay như tội tham ô cũng bị xử rất nặng, bị phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Trường hợp nghiêm trọng bị phạt tù đến 15 năm. Phạm tội trộm cắp, tham ô, lừa đảo mà số tài sản rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.

Ngày 25-3-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết 76-CP về việc thi hành thống nhất luật pháp trong cả nước. Tiếp đó, ngày 8-3-1978, TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Nội vụ ra Thông tư 61 hướng dẫn thi hành pháp luật thống nhất trong cả nước. Theo đó, Sắc luật 01 không áp dụng nữa mà thay vào đó sử dụng thống nhất Luật về Tổ chức Tòa án (ngày 14-7-1960) và Pháp lệnh ngày 23-3-1961 quy định cụ thể về TAND các cấp.

Sau khi có chủ trương áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, nhiều nội dung trong Sắc luật 03-1976 được chọn để sử dụng chung trên toàn quốc như quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và tội hối lộ, tội xâm phạm trật tự công cộng…
[​IMG]Hình ảnh này : các cảnh sát giao thông chế độ củ được mặt quân phục cảnh sát giao thông màu vàng của chế độ mới để điều hoà giao thông trong thành phố. Có khác biệt là không được trang bị súng,và không có quân hàm cấp bậc - Xem thêm tại: Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt

8 nhận xét:

  1. Các nhân viên trong bộ máy cũ khi đi cải tạo thì vị trí đó bị mất luôn hay thế nào hả bác Khoằm ?

    Trả lờiXóa
  2. Bác Khoằm: Cho phép em rinh nội dung của entry này về comment trong entry "copy từ SR" nhé. Thế mà cái bọn kia nó cứ ra rả là nếu không hòa giải hòa hợp.... Cách làm của chính quyền mình sau ngày giải phóng là đây chứ đâu.

    Trả lờiXóa
  3. Các bạn cứ tự nhiên, các thắc mắc Khoằm sẽ sưu tầm tư liệu giải đáp, cứ từ từ các bạn nhé!

    Trả lờiXóa
  4. @Măng: Đối với nhân viên, công chức hành chính thì Học tập cải tạo tại chỗ (ngay tại công sở, thời gian 1 - 3 ngày) rồi tiếp tục làm việc bình thường, đối với binh sỹ các lực lượng địa phương quân (Bảo an, dân vệ..) thì học tập tại địa phương cấp phường/xã từ 1 - 3 ngày rồi được cấp giấy chứng nhận Đã học tập cải tạo thay cho giấy thông hành cùng tiền + lương thực để hồi hương (nếu không phải là người bản quán).

    Trả lờiXóa
  5. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp về tình hình chính trị, xã hội, chính sách đối với các quân nhân, viên chức chế độ Sài Gòn mà thường gọi là "học tập cải tạo" những năm sau 1975, ngày 8/04/1977.[youtube http://www.youtube.com/watch?v=OmzKqMs8Sfk&version=3&hl=vi_VN&rel=0]

    Trả lờiXóa
  6. Cảnh sát giao thông chế độ cũ được mặt quân phục cảnh sát giao thông màu vàng của chế độ mới để điều hoà giao thông trong thành phố. Có khác biệt là không được trang bị súng, và không có quân hàm cấp bậc.Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt

    Trả lờiXóa
  7. Cho đến năm 1990, ông Tôn Thất Côn cùng với các ông Nguyễn Ngọc Lâm; Phan Trực ở Viện Năng lượng nguyên tử QG, Viện NCHN Đà Lạt đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo được 30 thiết bị chuyên dụng và 25 khối điện tử chức năng. Các thiết bị trên được chia thành 3 nhóm: 1 - Các thiết bị phục vụ nghiên cứu, khai thác lò phản ứng như: máy phân tích đa kênh chuẩn CAMAC, hệ máy phân tích 4 kênh MCA-8E, hệ phân tích nhanh và chuyển mẫu, hệ phổ kế, hệ đo thông số lò REPROS-1, hệ đếm LOWBETA-1 v.v.; 2 - Các thiết bị ứng dụng trong kinh tế quốc dân: máy phổ kế 3 kênh tự động PHOBAK-1, các loại máy đếm, hệ máy xạ ký thận, máy đo liều cảnh báo...; 3 - Các khối điện tử chức năng: máy phát xung ngẫu nhiên, các bộ khuếch đại phổ kế, bộ biến đổi thời gian-biên độ, khối làm chậm nanô-giây,... http://rnd.vista.gov.vn:9000/kqnc/kq_chitiet_du.asp?id=53423

    Trả lờiXóa