Khoằm

15 tháng 12 2011

Ngoại trưởng Thạch trong con mắt Đại tá Sauvageot

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-12-13-ngoai-truong-thach-trong-con-mat-dai-ta-sauvageot
Tôi không ngạc nhiên, vì tôi tin vào suy luận của mình. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên là câu nói thêm của ông.

Ông nói: "Nhưng Trung Quốc không muốn chúng tôi rút khỏi Campuchia."

Tôi hỏi lại luôn: "Thưa Ngài, tôi thấy rất ngỡ ngàng khi nghe câu đó. Bởi, nếu tôi nhớ không nhầm, cuộc tấn công năm 1979 là trả đũa Việt Nam đã lật đổ Khmer Đỏ. Tôi thấy có vẻ mâu thuẫn."

Ông Thạch nói: "Không có gì mâu thuẫn cả. Họ muốn chúng tôi bị sa lầy vào Campuchia vô hạn định, bởi mục đích của họ là làm cho kinh tế của Việt Nam bị kiệt quệ. Họ có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để đạt mục tiêu này, thông qua cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi không dại gì mà mắc mưu họ. Chắc chắn đến thời điểm 1990, họ phải tìm cớ khác để gây sự với chúng tôi, bởi, lúc đó, chúng tôi đã rút khỏi Campuchia rồi."

2 nhận xét:

  1. Trong buổi hội thảo kỷ niệm 10 năm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan có nói vui rằng "ông không hiểu tại sao những người, trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, từng là khách của Khách sạn Hilton (Nhà tù Hoả lò) sau này lại yêu mến Việt Nam nhất. Và ông Vũ Khoan dẫn ra trường hợp TNS John McCain, và Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Pete Douglas Peterson, người cùng ngồi với ông trên bàn chủ toạ. Ông Vũ Khoan còn nói thêm rằng khi nào có điều kiện, ông phải tìm hiểu nguyên do.

    Cùng là cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, như Đại sứ Peterson, rồi sát cánh với ông Peterson trong tiến trình bình thường hoá bang giao và giao thương Mỹ - Việt, ông có thể lý giải điều đó hay không?

    Tôi xin kể với anh một câu chuyện, thay cho câu trả lời, bởi vì đây là một câu chuyện dài. Không khéo lại làm lạc đề câu chuyện của anh.

    Lần đầu tiên tôi gặp ông Peterson là vào năm 1991, khi tôi đang làm trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Bangkok, phụ trách Đông Dương Sự vụ, có ghi trong danh thiếp. Thực ra, "Đông dương Sự vụ" chỉ là nguỵ trang thôi, vì, thực sự, trong công việc của tôi không có gì liên quan đến Lào hay CPC cả.

    Lý do là vì Bộ Ngoại giao muốn giấu mọi người rằng họ quan tâm tới Việt Nam tới mức phải tuyển dụng một trợ lý đặc biệt về Việt Nam, để nghiên cứu về chính trị Việt Nam. Tôi đã nhận nhiều nhiệm vụ đặc biệt, kể cả đi theo các phái đoàn quốc hội Mỹ vào Hà Nội. Trong đó có đoàn của TNS John Kerry, Chủ tịch Tiểu ban đảm trách vấn đề POW/MIA, vào Hà Nội lần đầu vào năm 1991.

    Trong buổi tiếp phái đoàn quốc hội Mỹ, trong đó có Hạ Nghị sĩ bang Florida Peterson, của TBT Đỗ Mười, tôi ngồi bên cạnh người trưởng đoàn để phiên dịch, còn Hà Huy Thông (hiện là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội) dịch cho ông Đỗ Mười.

    Đỗ Mười nói với Peterson: "Tôi thấy ông đã là khách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cách đây một thời gian khá lâu."

    Peterson đáp lại: "Thưa phải."

    Đỗ Mười hỏi tiếp: "Trong thời gian ông bị giam giữ tại Hoà Lò, người ta đối xử với các ông như thế nào?"

    Peterson nói: "I have survived (Tôi vẫn còn sống sót)."

    Đỗ Mười cười: "Ông còn sống là rõ ràng. Vì sự có mặt của ông ở đây chứng tỏ điều đó. Câu hỏi của tôi là cách đối xử của chúng tôi với người Mỹ bị giam giữ như thế nào?"

    Nói rồi, Đỗ Mười, lúc đó mặc áo cộc tay, đã chỉ ngay những vết sẹo trên cánh tay khi bị tra tấn trong nhà tù Thực dân Pháp tại Hoả Lò.

    Rồi ông hỏi: "Thế ông, có vết sẹo nào không?"

    Ông Peterson nói có một vết sẹo sau lưng, do bị thương khi máy bay rơi và bị bắt.

    Đỗ Mười liền đòi xem, và Peterson, lúc đó mặc bộ vét và đeo cà vạt, đã ngạc nhiên hỏi lại, "Here, now (Tại đây, ngay bây giờ)?"

    Đỗ Mười nói: "Đúng, tại đây và ngay bây giờ."

    Thế là Peterson đành phải "vạch áo cho Đỗ Mười xem lưng".

    Thế rồi, khi quay trở lại ghế của mình, Đỗ Mười lại nói: "Tôi vẫn muốn hỏi lại ông câu hỏi đó."

    Peterson đáp lại: "Thưa Ngài, trong thời gian chiến tranh cả hai bên chúng ta gây ra nhiều điều cho nhau. Tôi muốn đề nghị với Ngài, hôm nay chúng ta không nói chuyện về quá khứ. Nguyện vọng của tôi là muốn hướng về phía trước, xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước."

    Nghe tới đó, Đỗ Mười đứng dậy, rảo bước tới chỗ Peterson, và bắt tay ông, trước khi nói: "Tôi hoàn toàn đồng ý với ông."

    Trả lờiXóa
  2. "Chắc chắn đến thời điểm 1990, họ phải tìm cớ khác để gây sự với chúng tôi, bởi, lúc đó, chúng tôi đã rút khỏi Campuchia rồi"

    Có đó là loại bỏ NT Nguyễn Cơ Thạch là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Khựa Bựa

    Trả lờiXóa