Khoằm

20 tháng 1 2012

Vụ việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng): Thông tin khác


Điểm nóng Tiên Lãng: Lý lẽ và luật lệ

Các quan chức ở Hải Phòng cho rằng thu hồi, cưỡng chế là đúng, trong khi các chuyên gia khẳng định là sai.

Thu hồi đất: Minh bạch ở đâu?
Ngày 4-10-1993, UBND huyện Tiên Lãng có Quyết định 447/QĐ-UB giao 21 ha đất bãi bồi ven biển ở xã Vinh Quang cho ông Vươn để nuôi trồng và khai thác thủy sản có thời hạn 14 năm. Tiếp đến, ngày 9-4-1997, huyện có Quyết định 220/QĐ-UB giao bổ sung 19,3 ha tiếp giáp diện tích cũ về phía biển, thời hạn sử dụng cũng là 14 năm nhưng tính từ ngày 4-10-1993. Năm 2010, huyện ra quyết định thu hồi số đất trên, không bồi thường, đền bù, hỗ trợ…
Ý kiến chính quyền
Ông ĐAN ĐỨC HIỆP, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: “Huyện giao đất nuôi trồng thủy sản, thu hồi là không trái luật. Ông Vươn không được bồi thường vì đã hết thời hạn giao đất. Ngoài ra, từ năm 2006, khu vực này đã được Bộ Thủy sản, UBND TP Hải Phòng phê duyệt quy hoạch làm đất nuôi trồng thủy sản nên không được giao mà chỉ được thuê… vì chỉ thuê nên thời hạn thuê chỉ bằng 1/2 thời hạn giao đất, huyện Tiên Lãng giao 40,3 ha đầm có thời hạn 14 năm là đúng luật”.
Ông LƯU QUANG YÊN, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (giai đoạn 1992-2000): “Đất này thuộc đất chưa sử dụng nhưng huyện đã có một dự án sử dụng vào mục đích di dân, phát triển kinh tế-xã hội cho vùng kinh tế. Vì vậy việc giao thời gian bao nhiêu năm là căn cứ vào tiến trình thực hiện dự án của huyện nên chúng tôi chỉ giao đất cho ông Vươn trong khoảng thời gian ấy, hết thời gian là thu hồi, không có chuyện gia hạn, để còn phục vụ dự án”.
Ông NGÔ NGỌC KHÁNH, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng: “Việc thu hồi đất của huyện là đúng pháp luật. Ông Vươn được giao đất từ năm 1993 với thời hạn 14 năm, đến nay đã hết thời hạn giao đất, chúng tôi phải thu hồi”.
Ông BÙI QUANG SẢN, Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng: “Quyết định giao đất ngày 4-10-1993, trong khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày 15-10-1993. Như vậy quyết định giao đất này phải áp dụng theo Luật Đất đai năm 1987 chứ không phải Luật Đất đai năm 1993. Do vậy quyết định giao đất và thu hồi đất là đúng”.
GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ, nguyên Bộ trưởng Bộ TN&MT: “Tôi đề nghị các vị này hãy xem và đọc kỹ lại Nghị định 64 ngày 27-9-1993. Nghị định này đã nói rất rõ: Nếu việc giao đất được thực hiện trước khi Luật Đất đai 1993 có hiệu lực (trước thời điểm 15-10-1993), thì thời điểm giao đất được tính từ ngày 15-10-1993. Như vậy thời hạn giao đất vẫn phải là 20 năm, mức tính thời điểm giao đất là từ ngày 15-10-1993.
PHÂN TÍCH & BÌNH LUẬN
Với quyết định thu hồi đất, thời điểm ban hành quyết định từ năm 2009, lúc này việc thu hồi đất phải tiến hành theo Luật Đất đai 2003. Cụ thể, việc thu hồi phải theo quy định của Nghị định 181, trình tự thủ tục thu hồi phải theo Nghị định 84, tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị thu hồi đất... Thử xem trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, có điểm nào ăn nhập với các quy định trên?
Pháp luật chưa bao giờ cho phép cấp huyện tự định ra thời hạn sử dụng đất… Thời hạn và hạn mức diện tích sử dụng đất được quy định luật khung. Ngoài ra, việc giao quá 10 ha thì phần quá phải chuyển sang thuê nhưng cũng chỉ phải làm thủ tục thuê, việc thu hồi rồi mới cho thuê là vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm của huyện là làm sai, còn trách nhiệm của TP là kiểm tra thực thi pháp luật không trọn vẹn”.
Ông NGUYỄN DUY LƯỢNG, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: “Mục đích thu hồi đất của huyện Tiên Lãng không rõ ràng. Việc chỉ giao đất 14 năm, theo Luật Đất đai là không đúng. Thực tế đất canh tác, sản xuất như ở đất nhà ông Vươn là đất nông nghiệp rồi”.
Luật sư LÊ ĐỨC TIẾTPhó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Về dân chủ và pháp luật MTTQ VN: UBND huyện Tiên Lãng chỉ giao với thời hạn sử dụng dưới 20 năm. Điều này nói lên cái gì? Chính quyền không hiểu luật hay cố tình không hiểu?”.
Ông LÊ VĂN HIỀN, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng“Lực lượng cưỡng chế đã phá hủy ngôi nhà là do phát hiện có lực lượng chống đối ẩn nấp”.
Ông ĐỖ TRUNG THOẠI, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng: “Theo báo cáo của UBND huyện Tiên Lãng, có một số người dân bất bình nên vào phá nhà chứ không phải do lực lượng cưỡng chế hay công an phá”.
Ông NGÔ NGỌC KHÁNH, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng“Huyện không ra lệnh cũng như không có lực lượng của huyện tham gia đập phá tài sản cũng như nhà dân hôm xảy ra vụ cưỡng chế….”.
Đại tá ĐỖ HỮU CA, Giám đốc Công an TP Hải Phòng“Tôi không ra lệnh anh em phá dỡ nhà của ông Vươn, ông Quý”.
Ông LÊ THANH LIÊM, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang: “Sau khi cưỡng chế khu đầm, huyện bàn giao cho UBND xã quản lý, xã đã giao cho công an xã quản lý từ chiều 5-1. Việc phần lớn thủy sản trong đầm cùng hàng ngàn buồng chuối bị lấy mất, nay các anh chị hỏi tôi mới biết”.
PHÂN TÍCH & BÌNH LUẬN
TS ĐINH XUÂN THẢO, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Quốc hộiChính quyền đã làm ẩu, thu hồi đất sai luật. Trong vụ phá nhà ông Vươn, huyện Tiên Lãng phải bồi thường và làm rõ trách nhiệm người ra quyết định. Ngôi nhà của người phạm pháp là tài sản của bản thân họ và người thân thì càng không thể san bằng và chẳng pháp luật nào cho phép làm việc này.
Ông LÊ HỮU VỮNG, thôn Chùa Trên, xã Vinh QuangKhông người dân nào dám phá nhà ông Vươn. Chúng tôi cũng không có lý do gì để phá nhà ông Vươn. Trên thực tế, chính quyền đã tiến hành cưỡng chế và tiếp quản chặt chẽ khu đầm nhà ông Vươn nên không có chuyện người dân vào phá nhà. Chúng tôi rất bức xúc về phát ngôn này.
Ông VŨ VĂN HỌA, người dân xóm Chùa dưới, xã Vinh QuangÔng Vươn dùng súng tấn công đoàn cưỡng chế là sai nhưng không vì thế mà dân bức xúc phá nhà ông.
Anh N. ngụ thôn Chùa trên, xã Vinh Quang: Chiều 5-1, sau khi cưỡng chế xong khu đầm thì căn nhà phụ và căn chòi cấp bốn của ông Vươn bị người ta dùng búa, xà beng phá sập rồi đốt cháy. Ngay buổi tối, các ô đầm của anh Vươn đã bị tháo hết nước và đánh bắt thủy sản. Sáng 6-1, căn nhà hai tầng của anh Quý mới bị phá. Tôi và nhiều người dân thấy chiếc máy xúc chạy từ trên đê vào khu đầm anh Vươn nên chạy ra coi nhưng lực lượng chức năng không cho vào. Lúc đó tôi và mọi người nhìn thấy ở trong khu đầm anh Vươn có tới mấy chục người gồm cả công an, dân quân xã…”.
GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ: Xã Vinh Quang quản lý đầm của gia đình ông Vươn mà để mất các thủy sản, tài sản trên đầm thì chính quyền xã phải chịu trách nhiệm. Ngay cả trong trường hợp việc cưỡng chế thu hồi đất là đúng pháp luật, việc bảo vệ tài sản trên đất vẫn phải thực hiện. Huyện Tiên Lãng cũng phải chịu trách nhiệm vì huyện này thực hiện việc cưỡng chế.
Sau khi bị tòa bác đơn kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, ông Vươn và một chủ đầm tên Vũ Văn Luân đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Ngày 9-4-2010, Thẩm phán TAND TP Hải Phòng Ngô Văn Anh đã cho lập một biên bản thỏa thuận giữa các bên đương sự. Trong biên bản, ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN&MT huyện Tiên Lãng, nêu: “Nếu ông Luân rút đơn thì huyện sẽ cho ông Luân tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật”. Nhận được biên bản, các ông Vươn, Luân đã rút đơn kháng cáo vì tưởng nhầm sự việc đã được giải quyết và TAND TP Hải Phòng đã đình chỉ vụ kiện. Sau đó huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế.
dinhphdc wrote on Feb 5, '12, edited on Feb 5, '12
Nguyễn Quang Vinh mới trưng thêm tư liệu:


LÂU NAY CHỈ NGHE PHÊ PHÁN CÓ QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH TIÊN LÃNG RẤT SAI TRÁI VỀ VIỆC ĐÌNH CHỈ KHIẾU NẠI MÀ KHÔNG ĐỌC THẤY NỘI DUNG. HÓA RA NÓ ĐÂY RỒI


Ngày 10/9/2007, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ký quyết định đình chỉ khiếu nại- đấy là quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng, quyết định thể hiện “luật huyện” và đây là nguyên nhân sâu xa cho ngòi nổ của quả bom Đoàn Văn Vươn: Quyết định đã xô đẩy người dân tới bước đường cùng.


Quyết định này đồng thời gửi cho những người khiếu nại ( trong đó có Đoàn Văn Vươn), tất cả nội dung đều giống nhau



Hai ngày nay, Lãnh đạo thành phố Hải Phòng bắt đầu có những động thái mới khi những người có chức vụ cao nhất thành phố đã phải gặp gỡ ban lãnh đạo Chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng khi họ quyết định tố cáo toàn bộ sự thật sai phạm của chính quyền huyện này. Đây là lần đầu tiên, trong suốt 3 năm kiện cáo về những quyết định cấp đất, thu hồi, cưỡng chế đầm hồ tại Tiên Lãng, lãnh đạo thành phố mới gặp những người tố cáo,họ vừa là nạn nhân trong các quyết định trái luật của Tiên Lãng, vừa là những người trong Ban lãnh đạo chi hội nuôi trồng thủy sản.




Ông Luân ( ngoài cùng bên trái), ông Trong ( ngoài cùng bên phải) đều là những người đã viết đơn tố cáo


Những ý kiến tố cáo, phản ánh của người dân bị xâm hại quyền lợi đã có người nghe: Hôm qua là Bí thư thành ủy thành phố Hải Phòng. Chiều hôm nay là Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.


Có thể nhận định, nhờ báo chí, dư luận xã hội, ý kiến quyết liệt của các vị lão thành, của nhân sĩ trí thức, các chuyên gia đối với các sai phạm của Tiên Lãng, lãnh đạo thành phố Hải Phòng có vẻ đã nghe ra, nhìn thấy được sự thật và có những thay đổi về hành vi đối với sự việc, biết gặp dân, gặp chính những người tố cáo với thái độ cởi mở và cầu thị. Trong khi thành phố đang có chuyển biến về cách hành xử, thì lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn hỗn hển vớt vát những lập luận cũ mèm và bảo thủ, lạc lỏng bao biện cho các hành động sai phạm của mình mà không khôn ngoan nhìn thấy thời tiết đang thay đổi.


Hồi 3h chiều ngày 4/2, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc để lắng nghe đại diện BCH Liên chi hội NTTS huyện Tiên Lãng trình bày những vấn đề liên quan xung quanh vụ việc cưỡng chế, GPMB tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.


Đại diện cho đoàn, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi Hội NTTS huyện trình bày những vấn đề liên quan đến việc giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại và tổ chức cưỡng chế đầm ông Đoàn Văn Vươn của UBND huyện Tiên Lãng.



Ông Luân khẳng định: “Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là bất hợp pháp. Vì Quyết định thu hồi đất nhưng không bồi thường; thu hồi không giao lại và thu hồi về giao lại cho xã là bất hợp pháp”.


Ông Luân chứng minh tính bất hợp pháp của quyết định thu hồi đất này bởi 5 lý do: “Một là: Căn cứ pháp luật hiện hành và các chứng cứ thì đất của chúng tôi là đất nông nghiệp, đất đã được đưa vào sử dụng. (Căn cứ Quyết định giao đất, căn cứ điều 13 Luật đất đai, căn cứ vào biên bản quyết toán thuế nông nghiệp và Quyết định 381, 493 của UBND huyện Tiên Lãng về việc giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp) – UBND huyện Tiên Lãng đã thừa nhận; Hai là: Căn cứ vào thời gian giao đất, hết thời hạn là sai vì lý do là căn cứ vào Thông tư 01 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực từ ngày 13/4/2005, hướng dẫn thi hành Nghị định 161, thì đất của chúng tôi chưa hết thời hạn; Ba là: Đất của chúng tôi khi hết hạn thì được tiếp tục giao đất. Căn cứ vào điều 50, 67 và điều 146 Luật đất đai; khoảng 1, điều 34 – Nghị định 181/CP. Mấu chốt được tiếp tục giao đất, cho thuê đất là ở chỗ phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như trường hợp của ông Vươn, ông Luân và một số hộ khác; Đất của chúng tôi khi thu hồi thì được Nhà nước bồi thường và năm là đất của chúng tôi khi UBND huyện thu về giao cho UBND xã quản lý là bất hợp pháp”.


Đồng thời, ông Luân, đại diện cho BCH Liên chi hội NTTS huyện Tiên Lãng cũng có đề xuất một số vấn đề: “Một là, đề nghị chủ tịch UBND thành phố thu hồi quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Luân và ông Vươn; hai là, thu hồi lại thông báo dừng đầu tư và quyết định thu hồi đất áp dụng đối với toàn bộ nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng; ba là, khẩn trương giao lại toàn bộ đất đã bị thu hồi cho nhân dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng để họ sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước; bốn là, phải trả lại toàn bộ tài sản và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nhà ông Vươn, bị Hội đồng cưỡng chế huyện Tiên Lãng thu hồi bất hợp pháp; năm là phải truy tố tất cả các tổ chức, cá nhân trong Hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng vì Hội đồng cưỡng chế UBND huyện Tiên Lãng đã vi phạm điều 280 và điều 143 (Bộ Luật Hình sự – PV) là chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân có tổ chức”.


Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Điền hứa với đoàn là sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề “thấu tình đạt lý” trên cơ sở đúng pháp luật và ủng hộ trên tinh thần xây dựng.


_________________________________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

dinhphdc wrote on Feb 5, '12, edited on Feb 5, '12
Truyền thông Hải Phòng tiếp tục lội ngược dòng:

Bài 1: Đất giao cho Đoàn Văn Vươn là đất bãi bồi


 Khu đất UBND huyện Tiên Lãng giao cho Đoàn Văn Vươn

Ngày 5-1-2012 đã xảy ra vụ nổ súng chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Đoàn Văn Vươn và 3 đối tượng đã bị khởi tố và bắt giam về tội giết người, 2 đối tượng bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ (cho tại ngoại).

 Quyết định 447 ngày 4-10-1993 của UBND huyện Tiên Lãng

Để góp phần làm rõ bản chất của vụ việc, ANHP xin trở lại với loạt bài viết sau. Xem chi tiết...


Vụ cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản đối với ông Đoàn Văn Vươn - Thông tin đầy đủ và đúng bản chất về sự việc


1-Về giao đất:

-Khi vùng đất được bồi tụ, chưa sử dụng, để quản lý, khai thác vùng đất ngập nước, căn cứ Luật Đất đai năm 1987 (công bố ngày 08/01/1988), Nghị định 30/HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Thông tư 05/TTLB ngày 18/12/1991 của Liên bộ Bộ Thuỷ sản và Tổng cục Quản lý đất đai hướng dẫn việc quản lý, sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.

-UBND huyện Tiên Lãng ban hành các quyết định giao đất có thời hạn cho một số hộ có nhu cầu và để khai thác, NTTS; Người được giao đất chỉ phải nộp thuế theo quy định, khi hết thời hạn giao đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc xây dựng trong phạm vi đất được giao, nhà nước (UBND huyện) không tính toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất.

-Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 13 Luật Đất đai năm 1987; điều 3 Nghị định 30/HĐBT ngày 23/3/1989 và điểm 2 mục II Thông tư 05/TTLT ngày 18/12/1991 của Liên bộ Thuỷ sản và Tổng cục QLĐĐ; UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04/10/1993 giao đất chưa sử dụng cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng thời hạn 14 năm với diện tích là 21 ha.

-Ngay từ khi được giao đất, ông Đoàn Văn Vươn đã lấn chiếm thêm 19,3 ha, đến năm 1997, UBND huyện kiểm tra và phát hiện ông Vươn lấn chiếm đã xử lý phạt vi phạm hành chính. Theo đề nghị của ông Vươn, UBND huyện đã giao tiếp 19,3ha, thời gian giao đất tính từ ngày giao diện tích 21ha là ngày 04/10/1993.

*Lý do không giao đất theo Nghị định 64/CP :

-Đất giao cho các hộ sử dụng là diện tích nằm ngoài đê Quốc gia, chưa ổn định, chưa sử dụng, đang thực hiện dự án Vinh Quang 2 do UBND huyện quản lý.

-Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Luật đất đai năm 1987: UBND huyện giao đất chưa sử dụng cho tổ chức, cá nhân sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời để sản xuất nông nghiệp.

-Diện tích giao cho ông Đoàn Văn Vươn trong vùng đất chưa ổn định, không thể giao ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ. Trong thời kỳ thực hiện Dự án được Bộ Thuỷ sản phê duyệt tại Quyết định số 750 TS/QĐ ngày 22/10/1993, diện tích giao cho ông Vươn nằm trong tiểu vùng II rộng 200 ha là đất bãi triều trống, còn hoang hoá, cần đầu tư hạ tầng để đưa vào sử dụng.

-Xác định không giao diện tích đất bãi triều chưa ổn định theo Nghị định 64/CP, UBND huyện quản lý, đến khi ổn định thì giao cho UBND xã sở tại quản lý; Căn cứ quy định tại điểm 3 Điều 14 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993: đất lấn biển được miễn thuế 07 năm. UBND huyện đã thực hiện nghiêm túc và bắt đầu giao nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000.

-Ông Đoàn Văn Vươn không được giao đất theo nghị định 64/CP trên địa bàn xã Vinh Quang, do đã được địa phương nơi cư trú giao ổn định 20 năm (UBND xã Bắc Hưng giao cho hộ gia đình ông Vươn 7 khẩu, diện tích 2.940m2).

*Lý do giao 19,3 ha không tính từ ngày giao đất ( 09/4/1997):

Xét đề nghị của ông Đoàn Văn Vươn đã thành khẩn nhận rõ việc làm sai trái, lấn chiếm và chấp nhận xử phạt vi phạm hành chính (một triệu đồng). Căn cứ điểm a, khoản 11, mục I, Thông tư 278/TT-ĐC ngày 07/3/1997 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 1993, để tạo điều kiện cho người dân, UBND huyện tiếp tục giao cho ông Đoàn Văn Vươn 19,3 ha, thời hạn tính từ ngày 04/10/1993.

-Diện tích này ông Đoàn Văn Vươn khai báo là đắp vùng rộng ra (sử dụng diện tích này ngay từ khi đắp vùng năm 1993).

-Khi giao bổ sung sử dụng cùng với diện tích giao trước, ông Đoàn Văn Vươn đã đồng tình và từ đó đến nay không có khiếu nại về thời gian giao đất, không có khiếu nại về chỉ tiêu nộp thuế SDĐ nông nghiệp đối với diện tích 19,3ha.

*Lý do giao đất có thời hạn dưới 15 năm:

Xác định đất bãi bồi, đang lấn biển, chưa ổn định, chưa sử dụng thì không thuộc loại đất giao ổn định 20 năm như quy định của Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ là căn cứ vào:

-Tại điểm 2 mục II Thông tư 05/TTLB ngày 18/12/1991 của Liên bộ Thuỷ sản và Tổng cục Quản lý đất đai quy định: Mặt nước giao có thời hạn không quá 15 năm.

-Điều 5, Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định mức hạn điền: Đất nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như Hải Phòng không quá 2,0ha.

-Khoản 2, Điều 67, Luật Đất đai năm 2003 quy định thời hạn: Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01/01/1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 điều này (10 năm), sau đó phải chuyển sang thuê đất.

2-Về thu hồi đất:

-Căn cứ Nghị định 30/HĐBT ngày 23/3/1989 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1987, tại khoản 6 Điều 23 quy định : Người được giao đất có mặt nước để quai đê lấn biển, nuôi trồng thuỷ sản thì thời gian đưa đất vào sử dụng được kéo dài thêm 6 tháng so với quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai; UBND huyện Tiên Lãng đã để dài thêm đến 18 tháng kể từ khi đến hạn phải giao trả, nhưng ông Đoàn Văn Vươn không bàn giao mà tiếp tục sử dụng 40,3 ha trong gần 4 năm qua không nộp bất cứ khoản nào cho Nhà nước. Cho đến nay ông Đoàn Văn Vươn không chịu nộp số tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp là 10.035.000 đồng.

-Khi hết thời hạn giao đất, UBND huyện Tiên Lãng yêu cầu ông Đoàn Văn Vươn giao trả lại để thực hiện cho thuê theo Luật Đất đai năm 2003; Việc thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn căn cứ vào quy định tại khoản 10 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 và căn cứ Điều 80 Luật Đất đai năm 2003, khoản 5 Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý quỹ đất này để cho thuê theo quy định.

-Ông Đoàn Văn Vươn không chấp hành việc thu hồi đất giao đã hết thời hạn, khởi kiện ra TAND về quyết định thu hồi của UBND huyện. TAND cấp sơ thẩm đã xét xử, bác đơn khởi kiện của ông Vươn.

-Sau đó ông Vươn kháng cáo lên Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng; TAND thành phố đã quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, ông Vươn xin rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo, TAND thành phố quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và tuyên bản án của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực pháp luật. Căn cứ vào phán quyết đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần làm việc với ông Vươn để bàn việc cho thuê đất, nhưng ông Vươn kiên quyết đòi phải được giao lại đất.

-Để đảm bảo kỷ cương, thực hiện trách nhiệm QLNN về đất đai. Sau khi báo cáo các cơ quan có thẩm quyền thành phố, sau nhiều lần đối thoại (8 lần thông báo và làm việc trực tiếp), UBND huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn.

*Lý do thu hồi đất, không bồi thường:

-Căn cứ mục a, khoản 1, Điều 43 Luật Đất đai năm 2003 không bồi thường về đất; mục c, khoản 2, Điều 43 Luật Đất đai năm 2003 không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

-Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04/10/1993 của UBND huyện Tiên Lãng đã quy định rõ khi hết thời hạn giao đất chủ sử dụng đất phải bàn giao lại toàn bộ mặt bằng và các công trình phục vụ sản xuất, vật kiến trúc xây dựng trong phạm vi đất được giao, nhà nước (UBND huyện) không tính toán giá trị tài sản còn lại cho chủ sử dụng đất.

3-Về đầu tư của Nhà nước:

-Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia theo Quyết định 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển có mặt nước, UBND huyện Tiên Lãng lập Dự án Vinh Quang II để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như đường công vụ, cống điều tiết nước…

-Dự án Vinh Quang II được Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt tại Quyết định số 750 TS/QĐ ngày 22/10/1993 với vốn đầu tư 10.600 triệu đồng; UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt điều chỉnh lần I tại Quyết định số 1785/QĐ-UB ngày 09/10/1997 với tổng mức đầu tư 19.138 triệu đồng, được điều chỉnh lần II tại Quyết định số 821/QĐ-UBND ngày 21/5/2007 với tổng mức đầu tư là 48.200 triệu đồng, vốn NSNN: 14.046 triệu đồng, bằng 30%, vốn huy động bằng 70%.

-Dự án Khu nuôi tôm xuất khẩu TNXP Vinh Quang, Hải Phòng do Tổng đội TNXP thành phố Hải Phòng quản lý có tổng mức đầu tư đã hoàn thành và giá trị quyết toán (theo Quyết định số 02/QĐ-TWĐTN ngày 24/12/2007 của Trung ương Đoàn) là 21.093 triệu đồng, vốn ngân sách 100%.

-Việc trồng rừng phòng hộ: Năm 1999 và năm 2000, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng đầu tư trồng 55 ha rừng phòng hộ bảo vệ diện tích bãi triều với số tiền 51 triệu đồng, hợp đồng với ông Đoàn Văn Vươn trồng và trông coi bảo vệ.

*Các dự án trên đều liên quan đến vùng đất giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Trong đó: Dự án Vinh Quang II làm đường công vụ cống Rộc năm 1998 dài 526m với giá trị quyết toán là 292.859.000 đồng; Dự án nuôi tôm xuất khẩu TNXP Vinh Quang đầu tư các hạng mục công trình khu đầm ông Đoàn Văn Vươn với số tiền là 6.635.752.461 đồng. Dự án trồng 55 ha rừng phòng hộ với số tiền 51 triệu đồng. Ông Đoàn Văn Vươn tham gia ngăn bờ, tạo ao, xây một số cống nhỏ.

4-Về thực hiện nghĩa vụ tài chính:

-Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/1993; Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.

-Căn cứ điểm 2, mục I Thông tư 89/TC/TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính quy định: Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác…có chủ sử dụng.

-Điểm 3 Điều 14 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 quy định …đất chưa bao giờ được dùng vào sản xuất…lấn biển được miễn thuế 07 năm.

-Thực hiện quy định số 497/QĐ-UB ngày 06/10/1993 quy định về quản lý và sử dụng mặt đất, mặt nước vùng bãi bồi ven sông, ven biển, những năm 1993-1999 UBND huyện không giao chỉ tiêu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Từ năm 2000, UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu thuế SDĐ Nông nghiệp cho các hộ NTTS.

-Pháp lệnh của UBTVQH ngày 26/3/1994 về Thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích; Nghị định 84/CP ngày 08/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Pháp lệnh;

-Từ các căn cứ trên, UBND huyện đã ban hành các quyết định giao chỉ tiêu thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, trong đó hộ ông Đoàn Văn Vươn nộp từ năm 2000 đến năm 2007 như sau: Tổng số thuế ghi thu là 58.466.700 đồng, trong đó thuế môn bài 5.850.000 đồng, số thuế SDĐ nông nghiệp ông Vươn phải nộp cho 40,3 ha là: 52.616.700 đồng; Đã nộp: 42.581.700 đồng; Số còn nợ đọng đến nay là 10.035.000 đồng.

-Như vây, trong thời gian được giao đất ông Đoàn Văn Vươn được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp của Nhà nước hàng tỷ đồng, nhưng chỉ đóng góp cho ngân sách được gần 50 triệu đồng, trong khi mỗi ha đất mặt nước NTTS ở xã Vinh Quang được cho thuê với mức giá trung bình là 2,5 triệu đồng/năm, nghĩa là 100 triệu đồng/40ha/năm.

*Về nợ đọng tiền thuế: Chi cục Thuế huyện và UBND xã Vinh Quang đã căn cứ quyết định của UBND huyện nhiều lần đôn đốc việc nộp thuế. Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Vươn vẫn không chấp hành, không nộp số tiền thuế tồn đọng năm 2007 là 10.035.000 đồng (từ 2008 đến nay UBND huyện không giao chỉ tiêu nộp thuế đối với các hộ NTTS trên đất đã hết thời hạn giao).

5-Về tổ chức cưỡng chế:

Một số thông tin cho rằng, UBND huyện sử dụng hàng chục cán bộ, chiến sỹ công an, quân sự tham gia tổ chức cưỡng chế là không đúng thực tế. Để tổ chức bảo vệ, đảm bảo ANTT và phòng ngừa xảy ra chống người thi hành công vụ, lực lượng tham gia cưỡng chế bố trí một số công an huyện, xã, dân quân, qua trinh sát nắm tình hình thấy cần phải có lực lượng rà phá bom mìn.

-Trong khi Đoàn cưỡng chế đang tiến hành dò mìn, đang vào vận động thuyết phục lần cuối thì ông Vươn đã cho người thân kích nổ mìn tự tạo, bắn súng đạn hoa cải làm bị thương 6 cán bộ, chiến sỹ Công an huyện và Quân sự huyện.

-Sau khi vụ việc chống người thi hành công vụ nghiệm trọng xảy ra, theo báo cáo của huyện, Ban giám đốc Công an thành phố cử lực lượng cảnh sát cơ động đến để bao vây, truy bắt tội phạm.

*Sự việc chống người thi hành công vụ có nguyên nhân chủ quan là từ lợi ích:

-Nếu tiếp tục được giao đất mà không phải thuê thì hàng năm ông Đoàn Văn Vươn chỉ phải nộp 10 triệu đồng/40 ha (số thuế ghi thu năm 2007), thay vì phải thuê trên 100 triệu đồng/40 ha (10 lần).

-Nguyên nhân quan trọng nhất là sau khi được giao đất, ông Đoàn Văn Vươn đã cho thuê lại, cụ thể là Hợp đồng thứ 1, cho thuê đất ký ngày 25/12/1999 giữa một bên là ông Đoàn Văn Vươn, một bên là ông Nguyễn Văn Nham xã Vinh Quang với diện tích 6,0ha với giá 5.000.000 đồng/ha/năm (30 triệu đồng/6,0ha/năm) tính từ năm 1999 đến ngày 04/10/2007 là 8 năm bằng 240 triệu đồng. Biên bản bàn giao đầm lập ngày 10/5/2000 diện tích thực tế là 58.655m2 thành tiền là 234.600.000 đồng. Hợp đồng thứ 2 một bên là ông Đoàn Văn Vươn, một bên là ông Phạm Văn Bìa xã Vinh Quang ký ngày 02/3/2008 với diện tích 5,4ha giá cho thuê là 30 triệu đồng/năm, thời hạn đến hết năm 2014 bằng 7 năm, số tiền là 210 triệu đồng. Như vậy là mỗi năm ông Vươn thu địa tô từ phần đất được giao để cho thuê lại chỉ cần 15% diện tích đã gấp 3 lần số tiền thuế SDĐNN phải nộp cho cả 40,3 ha.

-Nếu được giao đất thì khi Nhà nước thu hồi (trước thời hạn) làm dự án nào đó ông Đoàn Văn Vươn được bồi thường về đất, công trình đầu tư trên đất, còn nếu thuê đất, khi đến hạn phải thu hồi thì chỉ được hỗ trợ cây cối, hoa lợi.

*Về công bằng xã hội: Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dự án lấn biển, đắp đê bao, làm đường công vụ, trồng rừng phòng hộ; Các chủ vùng tham gia bằng việc khoanh bờ, tạo ao, khai thác, thu lợi, trong khi những hộ dân thuê đất phải trả tiền thuê cao hơn chục lần số tiền thuế SDĐ nông nghiệp phải nộp của người được giao đất.

Thật không công bằng, trong khi người dân Vinh Quang như ông Nham, ông Bìa, không được giao đất lại phải thuê lại của ông Vươn xã Bắc Hưng với mức giá cao trên 20 lần tiền thuế SDĐ nông nghiệp tính cho mỗi ha.

Việc giao đất NTTS với diện tích lớn ở thời điểm hiện nay không phù hợp với Luật Đất đai năm 2003; phải chuyển từ hình thức giao đất sang cho thuê đất để sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội.

6-Về một số vấn đề liên quan khác:

Một số bản tin ca tụng ông Đoàn Văn Vươn có công lớn đầu tư đắp đê, trồng rừng bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân Vinh Quang không phải lo bão lũ, coi ông Vươn như là “người hùng lấn biển” là không đúng bản chất.

-Như đã nêu trên, Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để tiếp tục khai hoang, lấn biển, trong đó vùng đầm của ông Đoàn Văn Vươn cũng được đầu tư hàng tỷ đồng, được làm đường công vụ, đê bao, được trồng rừng phòng hộ. Bản thân ông Vươn tham gia khoanh bờ, tạo ao để khai thác và NTTS.

-Trong thời gian sử dụng đất ông Đoàn Văn Vươn đã phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất, vi phạm Pháp lệnh Đê điều… đều đã bị lập biên bản và xử lý, xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường trồng lại rừng phòng hộ. Đồng thời ông Vươn còn soạn thảo và phát tán văn bản kêu gọi những người NTTS nước lợ phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế-xã hội, Công an huyện Tiên Lãng đã có báo cáo kết quả điều tra về Công an thành phố Hải Phòng. Xem chi tiết...

Bài 2: Đoàn Văn Vươn đã sử dụng đất được giao như thế nào?



Đoàn Văn Vươn đã tự ý cho người khác thuê lại một phần diện tích đầm để hưởng lợi. Ông Phạm Văn Bìa, thôn Chùa Dưới, xã Vinh Quang, người thuê lại diện tích đầm của Vươn - cho biết: "Từ năm 2008, ông thuê gần 6 ha đầm của Đoàn Văn Vươn thời hạn 7 năm, với giá 30 triệu đồng/năm". Theo ông Bìa, trước đó Vươn đã cho người khác thuê diện tích này từ năm 1999.
 Ông Phạm Văn Bìa chỉ khu đất thuê lại của Vươn  Quyết định xử phạt hành chính đối với Vươn

 Hợp đồng Vươn cho người khác thuê lại đất

Ngoài ông Bìa, Vươn còn cho ai thuê đất để hưởng lợi là câu hỏi đang đặt ra. Xem chi tiết...


Ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Vinh Quang (Tiên Lãng)

Cố giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án xây dựng sân bay Tiên Lãng được triển khai? Xem chi tiết...
dinhphdc wrote on Feb 5, '12, edited on Feb 6, '12
Báo  bắt đầu từ 3/2 có loạt bài mang âm hưởng của chính quyền Tiên Lãng về vụ việc dưới nhóm tiêu đề: Thông tin nhiều chiều về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng

Dưới đây là các bài báo:


Thông tin nhiều chiều về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Đâu là sự thật? (kỳ 1)

Việc xác định đất mà UBND huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng giao cho ông Đoàn Văn Vươn là loại đất gì cần phải có kết luận chính thức từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc kết luận chính xác loại đất gì sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền, thời hạn giao đất. Xem chi tiết...

 Khu vực đầm đã bị cưỡng chế.

Về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn: "Đấy không phải là đất nông nghiệp"

Đó là khẳng định của ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện uỷ Tiên Lãng, Hải Phòng sáng 3-2 trong buổi phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Xem chi tiết...

 PV Báo Công lý tìm hiểu hiện trường.

Thông tin nhiều chiều về vụ cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Đâu là sự thật? (kỳ 2) 

Ngày 3-2, Công lý đã bước đầu đưa ra những thông tin về tính pháp lý về xác định mục đích sử dụng đất - cơ sở pháp lý quan trọng của quyết định giao đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn. Nhóm PV Công lý đã tiếp cận hồ sơ vụ việc và có quan điểm riêng của mình để rộng đường dư luận. 





Xem chi tiết...


Bạn đọc hãy để ý con dấu công chứng của huyện Tiên Lãng ghi ngày 20/20/2012, cho thấy là tư liệu trên vừa được chuẩn bị xong, nhằm mục đích gì?
dinhphdc wrote on Feb 5, '12, edited on Feb 6, '12
Toàn cảnh khu đầm nhà anh Vươn 

Lá cờ tung bay trên ...túp lều lụp sụp 

Địa thế của khu đầm nhà anh Vươn có thể nói là đỉnh nhất so với toàn bộ các khu đầm khác ở đây. Sau nhiều năm đổ tiền của, sức lực thì giờ đây khu đầm đã mang lại lợi nhuận. Đơn giản nhất chỉ cần chăng lưới ở cửa cống rồi tháo nước thì một ngày cũng có vài chục cân tôm rảo chui vào.  Nhìn thế này thì bỏn không động lòng tham mới lạ.

Khu đầm nhà bác Kết mà các báo hay nhắc đến như một ông trùm xã hội đen Hải Phòng nằm đối diện đầm nhà bác Vươn cách nhau con đê biển. Nhà bác Kết ở trong đê, bác Vươn ở ngoài đê. Dĩ nhiên ở ngoài đê thì lợi thế hơn rất nhiều.
Đường vào đầm nhà anh Vươn 

Cô con gái lớn của anh Đoàn Văn Vươn mất ở cống này 

Sau bao nhiêu năm đổ mồ hôi, tiền bạc, nước mắt và cả máu thì cơ ngơi của anh Vươn chỉ còn lại thế này 

Bên trong túp lều gia đình anh Vươn dựng lên để đón tết Nhâm Thìn: 

Gia đình nhà anh Vươn trang hoàng đón Tết 



Ảnh của Boeing787

Xem thêm

CU VINH VỀ TIÊN LÃNG

Trích:
Tới tận nới, chứng kiến cơ ngơi vĩ đại của Đoàn Văn Vươn và gia đình mới hiểu được tận cùng giá trị từng giọt mồ hôi mà Vươn và cả nhà anh đã đổ xuống vùng hồ đầm này.

Gần 4 cây số đập chắn sóng được đắp lên to cao sừng sững như đê quốc gia, nằm bên ngoài đê cách sóng của Nhà nước.

Bao nhiêu công sức, tiền của mới đắp lên được ngần ấy cây số đê bao?

Bao nhiêu tỷ?

Bao nhiêu thời gian?

 Đi vào khu đầm hồ nuôi thủy sản, đi cạnh là chị Hiền ( vợ Đoàn Văn Quý) Và phía trong vòng đê bao này là hàng chục hồ nuôi hải sản, và hàng chục vạn cây chuối đang trỗ buồng, không thêt tính đếm được giá trị kinh tế của khu vực này, giá trị đó chất chồng mồ hôi, nước mắt hàng chục năm trời của một kỹ sư, một cựu chiến binh.

Rồi cả rừng chắn sóng, một khu rừng thực sự, với 7 loại cây trồng khác nhau mà cả chuyên gia Nhật Bản tới tham quan cũng phải kinh ngạc.

 Mốc giới được gọi là mốc giới diễn tích cưỡng chế cách hơn 100 mét ngôi nhà hai tầng, nghĩa là ngôi nhà hai tầng của họ nằm ngoài hoàn toàn khu vực cưỡng chế. Xác thực tận mắt để thấy đây là ngôi nhà hai tầng hẳn hoi, xay bằng gạch hẳn hoi, xây kiên cố.

Về đây biết thêm, đội cưỡng chế đã thuê xe xúc của anh Kết để húc đổ ngôi nhà hai tầng nằm ngoài khu vực cưỡng chế này.

Bí thư đảng ủy xã Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang là một trong những vị ”chỉ huy” cưỡng chế phá nát ngôi nhà hai tầng này, cùng với tổng chỉ huy lực lượng cưỡng chế là Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch UBND huyện.

Hàng trăm người dân chứng kiến sẵn sàng ký vào biên bản xác nhận ai đã cưỡng chế, ai đã phá nhà anh Vươn, anh Quý, bằng chứng dễ như lật bàn tay.
 Chị Hiền nói, đầm hồ rộng lớn này đã bị vơ vét hết cá
 Nhìn cơ ngơi tan hoang Quan trọng hơn, toàn bộ băng Video ghi lại tỉ mỉ, cẩn thận quá trình phá ngôi nhà này, thấy rõ những gương mặt các vị cán bộ huyện xã chỉ huy phá nhà, đó cũng là bằng chứng không thể chối cãi và đó cũng là bằng chứng quy kết tội cố ý hủy hoại tài sản công dân (Chúng tôi sẽ công bố trong vài ngày tới).

Còn chuyện này mới ghê: Toàn bộ gần 5 cây số con đập mà anh Vươn đã thuê hàng ngàn công lao động, hàng trăm ca máy xúc gây sựng nên, sau đó một phần diện tích (khoảng gần 5 hecta) được huyện thu hồi và đền bù để giao cho ban quản lý dự án Thanh niên xung phong và của xã Vinh Quang, trong lúc triển khai dự án nhiều nhiều tỉ đồng, người ta đã lập khống toàn bộ hồ sơ xây dựng đập để chiếm đoạt tiền nhà nước, lập khống và nghiệm thu dựa trên những con đập của nhà anh Vươn. (Thông tin này chũng tôi cũng sẽ công bố) để làm rõ thêm một vụ tham những nghiêm trọng.

 Trưởng thôn đang tư vấn cho chị Hiền, chị Thương để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Ngồi ngoài cùng bên phải ( cậu trai đẹp ăn mang rất lịch sự để đón Cu là một đồng nghiệp- đặc phái viên quý giá của Cu Vinh tại Tiên Lãng)
 Trao tiền hỗ trợ đợt 1 của bạn đọc cho chị Hiền, chị Thương, vợ anh Quý, anh Vươn ( Cu Vinh giải thích về ngoại tệ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét