Khoằm

16 tháng 2 2012

Tiên Lãng xưa và nay

http://vn.360plus.yahoo.com/dzjao/article?mid=9339
Theo như bài báo của Trần Phương mà Blogger Giao giới thiệu thì tương lai Tiên Lãng rất sáng sủa, nhất là cửa sông Văn Úc, tức là ngay chỗ đầm bồi đang nóng hổi, có lẽ đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự việc nóng hổi hơn tháng nay (thật ra nóng từ mấy năm nay rồi - từ thời bài báo của Trần Phương ra mắt - nhưng chưa hổi).

Dưới đây xin dẫn đoạn giới thiệu của Blogger Giao, bạn đọc quan tâm xin theo link bên trên để đọc toàn bài: Thứ nhất kinh kì, thứ nhì Tiên Lãng - 1 (tổng quan về Đò Mè, bài Trần Phương)

Từ đây trở xuống là bài của Blogger Giao:

Lời dẫn: Nhiều năm nay, có hai cái tên được giới sử học Việt Nam quan tâm, là DomeaBatsha. Cả hai xuất hiện trên bản đồ Việt Nam và các ghi chép của người phương Tây đến Việt Nam vào thế kỉ 17-18, như là nơi buôn bán sầm uất thời đó. Domea được ví như là một Phố Hiến.

Có thể đại khái mường tượng mạng lưới buôn bán nối các cảng sông cảng biển ở Đàng Ngoài thế kỉ 17-18, như sau:

Thế giới (Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp,...) --- Thăng Long --- Domea (Đò Mè) --- Phố Hiến (Hiến Nam).



Sau nhiều suy đoán, trên các cơ sở khác nhau, người ta đang giả định rằng Domea là Đò Mè, và Batsha là Bạch Xa, hai địa danh đều thuộc địa phận huyện Tiên Lãng ngày nay.

Bài dưới đây của Trần Phương là lược lại các giả định của giới sử học về hai địa danh, cộng với thực tế vào năm 2008 của vùng Tiên Lãng. Bài đã đăng trên tờ An Ninh Hải Phòng (cơ quan của công an thành phố Hải Phòng), hơn 3 năm trước.

Phố Hiến trong câu "Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến" giờ đã "lâm lạc" rồi, chỉ còn là hồi ức của một thời vàng son không trở lại. Còn Tiên Lãng, với Đò Mè, sau dâu bể đổi thay, bây giờ lại trở về trong câu ca đặt mới, cứ cho là của dân gian đi, rằng:

Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Tiên Lãng

3 nhận xét:

  1. Xem thêm, cũng bài của blogger Giao:
    1 - Đọc lại cụ Nguyễn Công Trứ (ở Tiền Hải) trước khi đi Tiên Lãng

    1. Huyện Tiên Lãng của anh Vươn nằm giữa hai dòng sông lớn: sông Văn Úc và sông Thái Bình. Có thể hình dung đơn giản về vùng đất xứ Đông ấy như sau, các con sông là những dấu gạch đứt --- :

    huyện Thái Thụy của Thái Bình --- (sông Hóa)--- huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng --- (sông Thái Bình) --- huyện Tiên Lãng --- (sông Văn Úc) --- huyện Kiến Thụy

    Tên là sông Thái Bình nhưng không nằm trên địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, mà lại nằm kẹp giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng của tỉnh Hải Phòng.

    Trong vòng 2 năm trở lại đây, chúng tôi tổ chức nhiều chuyến đi dọc trên các tuyến sông Hóa, sông Thái Bình, và Văn Úc. Vừa rồi, liên quan đến các dòng sông ấy, chúng tôi mới đi du lãng ở vùng ngã ba Bạch Hạc, ở đây: Ngã ba Hạc của những ngày cuối năm 2011

    Sắp tới, trước hết sẽ đi đến vùng sông Văn Úc, với Núi Đối và con sông con mang tên Đa Độ (một nhánh của sông Văn Úc). Sau rồi sẽ trở lại với khu vực sông Thái Bình.
    "Chuyện sấm kí được ghi cả trên bia đá đây ông này !"

    2 - Tiên Lãng, là Tiên và Lãng nào ?
    4. Tra cứu thêm một chút nữa thì biết, cái tên Tiên Lãng/Tiên Lang trên cũng mới có từ khoảng cuối thập niên 1880. Vốn vùng ấy có tên là Tiên Minh, nhưng do kị húy tên vua Hàm Nghi (tức Ứng Minh) nên đổi thành Tiên Lãng/Tiên Lang.

    Trước Tiên Minh, còn có tên là Tân Minh.


    Tên hai huyện An Lão và Tân Minh trên tờ trình kế hoạch đánh An Nam của nhà Minh

    Tiên Minh tức sáng lên trước tiên. Tỉnh trước nhất. Ngộ ra đầu tiên.

    Tân Minh tức ánh sáng mới. Vừa tỉnh dậy. Vừa ngộ ra.

    Trả lờiXóa
  2. Thành viên menthuong viết:Tiên Lãng là huyện ở phía Tây Nam của Hải Phòng. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), phía Đông Bắc giáp Tứ Kỳ và Thanh Hà (Hải Dương), phía Bắc giáp An Lão và Kiến Thụy (thuộc Hải Phòng, qua sông Văn Úc), phía Đông trông ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông Nam giáp Thái Thụy (thuộc Thái Bình, qua sông Thái Bình) ứng với câu: “Đầu Mè, đuôi Úc, giữa khúc Lục Đăng”.

    Tiên Lãng là vùng đất cổ có địa danh trên 700 năm. Thời Lý, Trần vùng đất này và Thanh Hà (thuộc Hải Dương) ngày nay có tên là Xứ Bàng La 旁罗处. Thế kỷ XIV đổi thành huyện Bình Hà 平河 thuộc châu Nam Sách 南索. Vào năm Quang Thuận thứ nhất (光順元年, 1460) Lê Thánh Tông đã tách thành hai huyện Tân Minh 新明縣 và Bình Hà (nay là Thanh Hà) thuộc Phủ Nam Sách. Năm 1600 do kiêng húy Vua Lê Kính Tông hiệu Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh 先明縣 thuộc trấn Hải Dương 海陽鎭. Năm 1884 do phạm húy Vua Hàm Nghi hiệu Ứng Minh nên đổi thành Tiên Lãng 先朗. Năm 1893 tách khỏi Phủ Nam Sách tỉnh Hải Dương 海陽省 nhập vào tỉnh Hải Phòng 海防省. Tỉnh này từ ngày 05/8/1902 đổi thành Phủ Liễn đến 17/ 2/1906 đổi ra tỉnh Kiến An 建安. Từ sau 27/10/1962 Kiến An hợp nhất với Hải Phòng và từ đó Tiên Lãng là huyện ngoại thành của Hải Phòng.

    Thời Đồng Khánh huyện có 12 tổng gồm 93 xã thôn. Trong đó có những địa phương liên quan nhiều đến chi phái họ Lương Cao Mật (Chiến Thắng nay) là: tổng Phú Kê 富 鷄 (xã Minh Đức, nay là thị trấn Tiên Lãng) có 7 xã là: Trung Lăng 中陵, Dư Đông 余東, Cựu Đôi, Triều Đông, La Cầu 羅梂, Phác Xuyên; tổng Dương Áo 陽襖 (nay là xã Hùng Thắng) có 9 xã: Xuân Úc 春郁, Vân Úc, Kỳ Úc, Thúy Niểu, Văn Úc 文郁, Văn Đông, Dương Áo, Lao Chử 牢渚, Lao Khê; tổng Hà Đới có 5 xã: Hà Đới, Kim Đới, Ngọc Động, Lai Phương Thượng, Cương Nha; tổng Kênh Thanh (nay là xã Cấp Tiến) có 6 xã: Đăng Lai 登來, Kênh Thanh, Phú Xuân, Thái Lai, Hào Nhuế, Lai Phương Hạ và 2 thôn là Yên Sơn, Quan Bồ 關蒲.

    Đến nay Tiên Lãng rộng 189 km² gồm thị trấn Tiên Lãng (tổng Phú Kê 富 鷄 xưa) và 22 xã: Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường, Tiên Tiến, Quyết Tiến, Khởi Nghĩa, Tiên Thanh, Cấp Tiến, Kiến Thiết, Đoàn Lập, Bạch Đằng, Quang Phục, Toàn Thắng, Tiên Thắng, Tiên Minh, Bắc Hưng, Nam Hưng, Hùng Thắng, Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang.

    Sự "chuyển dịch" địa danh trên có thế sai nhiều bởi người viết không phải người thời đó (đương nhiên) lại xa quê lâu. Mong được chỉ dẫnBác menthuong có chút nhầm lẫn khi viết "Năm 1600 do kiêng húy Vua Lê Kính Tông hiệu Duy Tân nên Tân Minh đổi thành Tiên Minh" đúng ra, phải viết là "Vua Lê Duy Tân hiệu Kính Tông" theo như hiệu đính của anhvocong trong "Tiên Lãng, là Tiên và Lãng nào ?" của blogger Giao.

    Trả lờiXóa
  3. Sấm đo ghi nội dung gì vậy bác?

    Trả lờiXóa