Khoằm

21 tháng 4 2012

Xe đạp ở thành phố Hoa cải Đỏ

Mùa hè là mùa đẹp nhất của thành phố này, cả thành phố ngập tràn trong sắc hoa phượng và những chuyến đi biển đầy thú vị… Không sôi động, ồn ã như thành phố Hồ Chí Minh, không yên tĩnh, trầm mặc như Hà NộiHải Phòng có nét riêng của một thành phố cảng lâu đời mà ai đã ghé thăm một lần là sẽ nhớ mãi: 
Nét riêng của những con phố đỏ màu hoa phượng, của bãi biển Đồ Sơn lộng gió, của lễ hội chọi trâu truyền thống và của những món ăn giản dị như chính cuộc sống và con người nơi đây: bánh mì cay, bánh đa cua… Đến thăm Hải Phòng mùa hè này bạn sẽ bắt gặp một đô thị đẹp với màu xanh biếc của những dải cây xanh, điểm xuyết sắc đỏ rực rỡ của hoa phượng.
Đường phố Hải Phòng rộng, thoáng đãng với những hàng cây phượng hai bên đường như chiếc ô che chở cho cả thành phố, xe cộ thưa thớt hơn nên không khí lúc nào cũng trong lành. Nếu muốn tìm một con phố lãng mạn để đi dạo buổi tối dưới những tán lá phượng xum xuê thì đoạn đường Trần Phú dẫn đến Nhà hát Lớn là lựa chọn của bạn.  Màu hoa của thành phố cảng khiến không khí Hải Phòng lúc nào cũng trong lành
Người Hải Phòng nhiệt tình, hồn hậu như cái sóng, cái gió nơi này, thế nên những món ngon nhất của Hải Phòng cũng là những món giản dị nhất. Chỉ với 1000 — 2000 đ là bạn có thể có trong tay một chiếc bánh mì cay và thưởng thức hương vị đặc biệt của nó.
 Món ngon khác của Hải Phòng mà bạn không thể bỏ qua là bánh đa cua, hoặc bún tôm   món ăn dân dã, giản dị gắn với đặc trưng của thành phố. Ngon nhất phải kể đến bánh đa cua trên đường Trần Phú, hay quán góc đường Hàng Kênh dưới những hàng cây râm mát…
Vào những buổi chiều mùa hè, phố xá Hải Phòng sầm uất hơn bởi hàng trăm xe du lịch khắp nơi đổ xuống Đồ Sơn nghỉ mát.  Với 2.450m, bờ biển đầy cát mịn màng, đi dọc khu nghỉ mát Đồ Sơn qua khu 1, khu 2, khu 3 bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc phong phú của núi non và biển cả, của rừng cây và bãi cát, của sự sôi động và tĩnh lặng. 
Vào ngày 9/8 hàng năm, nơi đây còn diễn ra lễ hội chọi trâu truyền thống thu hút nhiều khách du lịch.  Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu

Nếu có nhiều thời gian ở thành phố cảng này, bạn hãy len qua những con tàu gỗ từ bến phà Bính bước lên tàu du lịch cánh ngầm tráng toát để đến với đảo Cát Bà — viên ngọc quý giữa biển khơi. Biển nơi đây trong xanh đẹp đến mê hồn với các bãi tắm: Cát Cò, Cát Tiên, Cát Ông… đang chờ bạn khám phá. Ngoài ra bạn cũng có thể đến thăm Hòn Dấu — một địa điểm du lịch mới rất được ưa chuộng… 

Sẽ là rất thiếu sót khi nói đến Hải Phòng, lại quên không nhắc tới chợ, nhất là chợ đồ cũ.
Từ lâu Hải Phòng đã có nhiều địa danh nổi tiếng bán những hàng đồ cũ, thượng vàng hạ cám thứ gì cũng có, phải nói chợ đồ cũ với sắc thái riêng, không chỉ là nguồn cung cấp những vật dụng rẻ tiền, tiện dụng mà còn đem lại niềm vui cho nhiều người thích chơi đồ cũ.

Đầu tiên phải kể đến chợ Hàng, chợ quê giữa Thành phố Cảng.
Với người dân thành phố Hải Phòng, đi chợ Hàng như một thú vui, không hẳn là để mua sắm…
chợ hàng
Bạn đừng nhầm chợ phiên và chợ của xã Dư Hàng Kênh (hình trên và dưới) cũng mang tên như vậy, bởi vì chợ phiên họp sáng chủ nhật, và ở ngoài đường. 
Có lẽ khó có thể tìm thấy ở đâu một chợ phiên giữa lòng thành phố như chợ Hàng ở Hải Phòng.
Ở đây bán cả những loài vật như khỉ...Mỗi tuần một phiên, chợ họp từ tờ mờ sáng. Net doc dao cua cho Hang, Hai Phong Đến 10 giờ, mọi chuyện buôn bán đã tinh tươm, các lều quán lại vắng heo vắng hắt như chưa hề có cảnh người mua kẻ bán.
Chợ phiên xưa nằm trên một bãi đất bỏ không thuộc xã Dư Hàng Kênh, huyện An Dương. Gà chọi, gà cảnh... cũng được bày bán rất nhiều ở đây. Theo những người già ở địa phương, chợ Hàng đã có từ thời Pháp thuộc, khi đó, chỉ họp vào các ngày 5, 10, 15 hàng tháng (tính theo lịch ta). Chợ Hàng ở Hải Phòng gần giống như phiên chợ Bưởi ở Hà Nội về chủng loại sản phẩm, thời gian họp phiên, nhưng về quy mô thì lớn hơn nhiều. Trải bao thăng trầm, ngày nay chợ Hàng có duy nhất một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần.
Nằm giữa đoạn đường nối giữa đường Miếu Hai Xã với đường Chợ Hàng, tiếp giáp với đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5)  chợ là các dãy hàng ven các con đường xung quanh chợ cũng kéo dài cách chợ đến cả nửa cây số.
Chợ Hàng không được xây dựng bề thế, khang trang mà thực ra chỉ được họp trên một khu đất trống, ven một dải đường, vậy mà đều đặn, phiên chợ nào cũng đầy ắp người mua kẻ bán. Đến Chợ Hàng, mọi người có thể chọn cho mình những đồ vật đã có từ lâu đời như những chiếc đài. Chợ Hàng có một sức quyến rũ đến thế! 
Người dân coi việc đi chợ Hàng như một thú vui dịp cuối tuần vậy. Những đồ kim khí, điện tử được bán nhiều, giá cũng rất rẻ, nhưng tuổi thọ của nó thì không ai dãm đảm bảo vì chúng toàn là đồ cũ. Người ta đến chợ để mua bán nhưng cũng có thể chỉ để dạo chơi, ngắm cảnh, ngắm một phiên chợ dân gian vẫn còn trong nhịp sống hiện đại.  Phiên chợ nào cũng đông đúc nhưng không hề có cảnh xô xát, cãi cọ vì ai cũng có tâm lý đi chợ như đi hội.
 Một dân chơi thứ thiệt đang trầm ngâm trước một chú chó berger được phát giá 3 triệu đồng.
Ông Ngô Xuân Hùng tuần nào cũng đem bầu rượu đến chợ Hàng bán, để thử bầu rượu tốt, ông đổ một ít rượu vào bầu và thử cho khách. Chợ chẳng bán thức ăn rau qủa hàng ngày, cũng chẳng phải đồ dùng hàng hóa xa xỉ mà là các loại giống cây trồng, con giống, các loại nông cụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi. Chợ vốn nằm trên một bãi đất bỏ không thuộc phường Dư Hàng Kênh, cách đây ít năm đã chuyển về khu Chợ Hàng Mới (quận Lê Chân) nhưng vẫn giữ nguyên các đặc điểm của chợ cũ. Có thể tìm thấy ở đây các loại hạt giống, cây rau giống đủ loại từ hành, tỏi, xà lách, mùng tơi, mướp, cà, su su, ớt, chanh… Cây cảnh nhiều chủng loại, từ rẻ tiền (một vài ngàn) đến đắt tiền (hàng triệu)…
 Chợ vừa là nơi buôn bán của các tiểu thương chuyên nghiệp, vừa là nơi những người chơi vật nuôi hoặc nông dân mang chim, cá cảnh và sản vật của mình đến bán hoặc trao đổi.
 Đơn giản thế thôi nhưng đậm chất quê và đầy khác biệt, tất cả làm nên một phiên chợ “có một không hai” của Hải Phòng, đủ làm ấn tượng mọi du khách khi đến và níu chân người dân địa phương vào mỗi lần chợ họp…
Chợ Hàng và địa danh Dư Hành Kênh ngoài cái chợ phiên độc đáo còn có một "đặc sản" rất nổi tiếng ở chợ phiên này, đó là nạn móc túi, cờ bạc bịp tại chợ  và cũng được nhiều người biết đến với cái tên thật đáng ghét, đó là "rốn" ma túy của Hải Phòng, hai sự khác biệt đó ở cạnh nhau đã tạo lên sự độc đáo mà chẳng làm mờ nhau, nếu không có sự tác động của con người. 10.000đ/3 cái đĩa, một khẩu hiệu bán hàng được rất nhiều người chú ý tại phiên chợ Hàng. Nó bị ảnh hưởng nhau bởi cái "truyền thống" bán lẻ ma túy bao đời ở Dư Hàng Kênh ấy. chợ hàng Chính vì thế mà, có những thời điểm nhất định, chợ Hàng bị "nhiễm bệnh" trầm trọng.
Chợ phiên đã bị tiếng và hình ảnh này đeo bám một thời gian dài. Hình ảnh êm đêm, xưa cũ của chợ bị mai một. Ngay lối vào cổng chợ là một khu bán cây cảnh, có những cây giá vài chục nghìn, có cây lên đến hàng chục triệu đồng. Những người cao tuổi, sống bằng tinh thần của chợ phiên bao năm qua đã bức xúc đến mức viết tâm thư, gửi Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, nhấn mạnh rằng:  "Của cải người bị móc túi, mất đồ có thể là rất nhỏ so với những chuyên án kinh tế, tham nhũng mà các chiến sỹ công an thực hiện triệt phá nhưng ý nghĩa văn hóa, tinh thần, lớn hơn rất nhiều.  Truyền thống và văn hóa bị bôi bẩn, thì hiện đại hoành tráng bao nhiêu cũng chẳng để làm gì..." chợ hàng Các cụ giữ cho con cái mai sau cái truyền thống bằng những lời lẽ thấm thía như vậy đấy.
Đây là những thứ, chỉ có ở chợ phiên thành phố Cảng.  Đến chợ phiên độc nhất ở Hải Phòng này, cái gì cũng có, từ cây cảnh cho đến dụng cụ nhà nông.  Tóm lại những gì thuộc về thủ công, do bàn tay, khối óc con người tạo ra, họ đều làm được và bán mua, trao đổi.   5 giờ sáng chủ nhật hằng tuần, trên phố Chợ Hàng (quận Lê Chân) tấp nập xe máy, ô tô chở đủ loại hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt từ khắp nơi về bày bán tại chợ Hàng. Điều lạ là hàng hóa được đóng kín trong các bao dứa và người vận chuyển thường “thẳng tay” ném hàng từ trên xe xuống mà không sợ hỏng hóc. chợ hàng Từng bao một được chủ hàng mở và đổ ra tấm vải mưa nhăn nhúm trải sẵn.
 Hàng hóa ở khu này toàn là đồ cũ. chợ hàng Khu hàng đồ cũ của chợ Hàng trải dài trên đoạn đường chưa đầy 200 mét, từ số nhà 465 tới 517 phố Chợ Hàng khá đa dạng về chủng loại, từ những đồ điện tử tinh xảo kỹ thuật như loa đài, đầu karaoke, ti vi, chuột vi tính không dây cho đến những chiếc la bàn  bộ tuốc-nơ-vít, đoạn dây cấp nước cho bình nóng, lạnh hoen gỉ được quảng cáo là hàng của Nhật Bản theo tàu viễn dương về Việt Nam.
 Do lượng hàng hóa không nhiều nên chủ các gian hàng đồ cũ thường không phải chuyển hàng, bày bán sớm như những quầy bán cây cảnh, con giống vật nuôi. 
 8 giờ sáng, như thường lệ, chợ Hàng bắt đầu đông đúc.  Từng là đoạn đường chỉ để gửi xe nhưng từ khi có khu đồ cũ, mỗi buổi chợ phiên, tuyến phố Chợ Hàng luôn chật kín người.  Những chiếc xe ô tô vô tình “lọt vào” cung đường này, dù bấm còi inh ỏi cũng chẳng thể nhúc nhích được.
Chợ Hàng không bán những sản phẩm ngoại lai hào nhoáng đắt tiền.  Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các loại giống rau, giống lúa, cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt.  Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông.  Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, lạt buộc rau, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.Từ đầu chợ đến giữa chợ tập trung các loại cây.  Cây cảnh đủ loại, từ loại chỉ vài nghìn đến các loại cây thế dáng đẹp giá hàng triệu đồng. Các loại dụng cụ và phân bón phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cũng được bày bán rất phong phú với giá cả cũng phải chăng.  Từ giữa chợ đến cuối chợ là khu vực dành cho con giống được phân chia theo từng cụm.  Tại đây, chó mèo, gà tre, ba ba, rùa… thường được nhốt trong những chiếc lồng và người mua có thể tùy ý mở lồng, xách từng con vật ra để xem xét và trả giá.  Điểm đặc biệt của chợ phiên này là người bán có thể là tiểu thương “chuyên nghiệp” nhưng cũng có thể là những người dân thường có vật nuôi đem đi bán lấy vui.  Người đi mua cũng nhiều mà người đi ngắm cũng không ít. Có người đi chợ để xem chọi gà, xem chim hót, có người lại chỉ đến chợ như một thú chơi tao nhã, nhàn tản vào dịp cuối tuần...  Tất cả những hình ảnh ấy làm cho chợ Hàng trở thành một phiên chợ đầy bản sắc, rất dân dã, quê kiểng.
 Tóm lại, cảm giác đi chợ phiên ở đây là "lạ" và thú vị như chính những món đồ được người ta mua bán, trao đổi vậy".  Quả thực, nếu "mục sở thị" chợ Hàng, mỗi chúng ta đều có cảm giác rất riêng. Chợ, đi đến mỏi chân mà chưa hết. Các dãy hàng đều được bố trí theo khu rất "quy hoạch".  Đến khu chợ chim cảnh, chúng ta lạc vào không khí rộn ràng của tiếng chim.  Điều đặc biệt, chim cảnh ở chợ này phần lớn là chim tự nhiên như chim sẻ, cu, chim gáy... theo kiểu mùa nào thức đó. Người dân chọn mua cây cảnh tại  phiên chợ Hàng ngày đầu năm mới. Một đàn vịt con, mới nở, vàng óng, mượt lông, chụm mỏ vào nhau kêu chip chip, những chú mèo tam thể, mắt xanh như chim cú, cứ meo meo... rất đáng thương.  Những chú chó ta, cũn cỡn, đi ra, đi vào, ngoe ngẩy cái đuôi, đáng yêu vô cùng. Cũng có điểm dành cho việc bán chim cảnh nhà giàu nhưng ở đó, ít người qua lại, mua bán, ngắm nhìn hơn.  Khu gia súc, gia cầm, người ta tìm được lợn, gà, chó, mèo, dê, vịt, ngan, ngỗng... con.  Nhìn chúng rất sống động và tự nhiên. Những bài thuốc của người dân tộc Dao cũng có mặt tại phiên chợ. Khu thuốc bắc, người ta bày bán la liệt các vị thuốc đông y kim cổ từ nhiều nơi mang về.  Điều đặc biệt khác, Hải Phòng có chợ Sắt, chuyên bán thiết bị, đồ điện tử rất lớn ở trung tâm thành phố nhưng ở chợ phiên này, cũng có hẳn một khu dành cho đồ điện tử cũ.  Ở chợ Hàng, có cả một khu được gọi là tạp hoá, người đi chợ có thể hỏi mua từ cái bóng đèn dầu, dây bấc cho đến cuộn chỉ, cái kim... đều đủ cả.  Vì là chợ bán đồ cũ lại không phải trả quá nhiều tiền cho các phụ phí kinh doanh nên giá các mặt hàng tại đây rẻ hơn nhiều so với các gian hàng ở những điểm kinh doanh khác.  Một đầu karaoke California mới có giá gần 2 triệu đồng nhưng hàng qua sử dụng, còn nguyên tem nhà sản xuất được bán với giá gần 500 nghìn đồng.  Tất nhiên, tiền nào của nấy nhưng đây cũng là một sự lựa chọn đáng lưu tâm với nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình. Bên cạnh những người buôn bán kiếm kế sinh nhai, một số người ở độ tuổi gần 70 vẫn bán hàng cho vui tuổi già.  Mặt hàng của họ thường là những vật dụng, linh kiện tưởng chừng chỉ còn nhìn thấy trong những bộ phim đen trắng của thế kỷ trước như pê-đan, trục xích, chắn bùn xe đạp Phượng Hoàng, đồng hồ cơ.
Nguồn cung chủ yếu của các chủ sạp hàng đồ cũ tại đây là từ những người bán đồng nát, hoặc mua gom của người quen.  Ở khu đồ cũ có nhiều người bán hàng từng là thợ cơ khí, họ có thể nhận biết những món hàng còn khả năng sử dụng được.  Nhiều đồ tưởng bỏ đi rồi, nhưng họ vẫn nhặt về, sửa chữa và bán lại. Mọi người thường lấy công làm lãi thôi.
 Ấy vậy mà, nhiều khi những món đồ cũ kỹ, rời rạc, bán không ai mua này lại có người tìm mãi không thấy, lần mãi không ra, cuối cùng lại thấy ở “chợ làng”. 
Có lẽ không ít người có nhu cầu tìm mua đồ cũ mà khu bán đồ cũ của chợ Hàng ngày càng mở rộng hơn, tạo thêm công ăn, việc làm cũng như thu hút nhiều người đến với một trong những buổi chợ phiên độc đáo nhất của thành phố Hải Phòng. 
Từ lâu, chợ phiên đã thành chốn mưu sinh của nhiều người dân quê, từ chị bán củi đến cô hàng xáo hay bà bán tôm, bán cá... Họ rất hiếm khi vắng mặt ở những vị trí quen thuộc. 
Những mặt hàng tại chợ phiên này khá đặc biệt, nó có gì đó thủ công, mộc mạc nhưng thấm đượm hồn quê, những cái rế được bện bằng tre, bằng thừng để nồi cơm gang ngày xưa trong các gia đình nông thôn, cái rổ đựng rau bằng cật tre và cá rá vo gạo cũng bằng cật tre. 
Nổi bật giữa cảnh người huyên náo là màu vàng óng ánh của những sạp hàng bán lạt rơm, những người bán lạt rơm ở đây hầu hết đều ở Kiến Thụy, cách thành phố hơn 20 cây số.  Đến hẹn lại lên họp chợ từ tờ mờ sáng, lời lãi chẳng bao nhiêu nhưng nhà nông rỗi rãi, ở nhà cũng không để làm gì. 
Thu nhập trong công việc bán buôn dù chỉ mấy mươi ngàn đồng sau một phiên chợ, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng cũng đủ để cuộc sống vơi bớt đôi chút khó khăn.  Đây cũng là lý do giải thích tại sao có rất nhiều trường hợp là thế hệ thứ 2 thứ 3 của gia đình gắn bó với công việc bán cây cảnh tại chợ Hàng. 
Xem thêm hình ảnh Chợ Hàng Hải Phòng ở đây

Một trong những điểm đến hấp dẫn du khách khi tham quan Hải Phòng, đó chính là chợ Sắt, niềm tự hào vang bóng một thời của người đất Cảng .
Từ lâu, trung tâm thương mại này là địa chỉ quen thuộc không chỉ của người Hải Phòng, mỗi du khách khi đến đây ngoài việc tìm mua được đồ vật gì đó đặc trưng còn tìm hiểu về một địa danh quá nổi tiếng và độc đáo của thành phố Cảng.
Nhưng đó là câu chuyện của “ngày xưa”, hồi trước năm 1994.
Có thể nói Chợ Sắt nằm trên một địa thế khá đắc địa , trên bến dưới thuyền , yếu tố thủy rất thịnh vượng , mà trong quan niệm Phong Thủy thì “Thủy” chính là tiền bạc. Mặt chính của chợ hướng ra chỗ giao lưu của 4 đầu sông Cấm và Tam Bạc tạo ra phía trước chợ một minh đường thủy rộng rãi khoáng đạt , ăm ắp nước. Đồng thời đây cũng là nơi hội tụ của các tuyến tàu thuyền đi từ các tỉnh trong đồng bằng sông hồng hội tụ về thành phố cảng làm ăn buôn bán tạo thế “Tụ Nhân Tụ Khí”. 
Kỳ diệu hơn nữa lịch sử đã ngẫu nhiên ưu đãi cho Hải Phòng, đặc biệt khu vực Chợ Sắt một cái túi đựng tiền , đó là đoạn còn lại của sông Lấp, một nhánh sông đào thông ra cảng đã bị lấp dần thành sông cụt, càng đắc địa hơn nữa khi nhánh sông này nằm trải dài chủ yếu trong ba cung Tây Nam - Khôn ứng với Đàn Bà , Nam - Ly ứng với Danh Tiếng, Đông Nam - Tốn ứng với Tiền Tài. Như thế có thể nói cái nhánh sông cụt ấy chính là cái bộ phận sống còn của Chợ Sắt. Bởi nếu tiền tài chỉ tụ ở trước cửa -tức ở ngã ba sông - mà không mang cất vào tủ trong nhà thì trước sau cũng mất .
Trong một chỉnh thể nhìn từ trên vệ tinh Chợ Sắt trông như đầu tàu của một con tàu thủy khổng lồ đang lướt sóng ra khơi .
Cái tên “chợ Sắt” tự nó cũng cho thấy sự độc đáo mà Hải Phòng sở hữu cùng với “cầu Rào”, “cầu Đất”. Tên gọi chợ Sắt được lý giải rằng: Chợ được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc với những gian nhà lớn, vật liệu chủ yếu là sắt thép, nền xi măng, có tháp nước, vì thế được gọi là "chợ Sắt". 
Nằm bên bờ của ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc, chợ Sắt là chợ lớn nhất thành phố, trước lia đây là chợ phiên An Biên tấp nập người mua kẻ bán, phục vụ đời sống người dân An Biên ngay từ buổi đầu mở đất. Về sau với sự có mặt của các thương gia người Hoa, người Pháp nơi đây trở thành trung tâm thương mại, bến cảng có ý nghĩa quốc tế.
Năm 1876, triều đình Huế cho đặt mua gạo ở chợ. Lúc đó, chợ có gần 100 nóc nhà cổ theo kiểu phố xá gồm người Hoa và người Việt. Năm 1880, theo số liệu của nha thương chính Hải Phòng chỉ trong 4 tháng đã mua được 500.000 tấn gạo để bán sang Hồng Kông.
Năm 1887, người Pháp cắt phần đất của tỉnh Hải Dương để thành lập tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, Tổng thống Pháp ký quyết định thành lập thành phố Hải Phòng, thành phố loại I như Hà Nội và Sài Gòn, triều đình nhà Nguyễn cũng ra chỉ dụ quyết định thành lập thành phố Hải Phòng- thành phố loại 1 tương đương với Hà Nội, Sài Gòn- Gia Định, khi đó chợ được xây dựng với những gian nhà bán vật liệu chủ yếu là sắt thép, nền xi măng, có tháp nước vì thế mà được gọi là chợ Sắt.
Tốc độ đô thị diễn ra nhanh hơn. Các đường phố Rue Chinoise (Lý Thường Kiệt), Rue Canton (Quảng Đông - Tôn Đản), Tonkinoise (Phan Bội Châu) chủ yếu là người Hoa ở, Rue de Tourane (Phạm Hồng Thái), Rue Lao Kay (Nguyễn Thái Học), Quai Meréchal Foch (phố Tam Bạc), Boulevard Chavassieux (Quang Trung), Rue Fou Tchéou (Phúc Châu - Ký Con)… lần lượt được hình thành. 
CHợ sắt Chợ Sắt một thời nổi tiếng và “đắt khách” đến mức, ai đi chợ Sắt hay nhất là người nào có gian hàng ở nơi đây được coi là “có thương hiệu”. Chính vì thế mà chợ Sắt hằng ngày không chỉ tiếp đón khách hàng đến mua và bán, mà đây cũng là địa chỉ hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Hải Phòng.
 Người dân cả nước biết đến chợ Sắt của Hải Phòng với tên tuổi xứng đáng được so sánh với những chợ nổi tiếng nhất về sự sầm uất như Đồng Xuân (Hà Nội), Đông Ba (Huế), hay Bến Thành (thành phố Hồ Chí Minh).
Vào những năm vang bóng, nhất là thập niên 80 của thế kỷ 20, chợ Sắt là trung tâm thương mại được chú ý nhất ở miền Bắc. Nơi đây là đầu mối bán buôn tất cả các loại hàng hóa trung, cao cấp cho các vùng lân cận Hải Phòng.
Cũng vì nổi tiếng mà người Hà Nội thời đó nghe tên chợ Sắt cũng không thể bỏ qua cơ hội về Hải Phòng và đến chợ Sắt. Đến mức người ta còn ví von là người Hà Nội không thể không biết Hải Phòng. Và xuống Hải Phòng mà chưa tới chợ Sắt thì coi như chưa biết Hải Phòng.
Chợ Sắt, Hải Phòng hôm nayĐúng là thời điểm vang bóng, chợ Sắt với đủ loại hàng hóa chất ngất, thậm chí có những món hàng không thể mua được ở nơi nào khác, thật sự là điểm đến “mơ ước” của bất kỳ người mua sắm nào. Chợ Sắt hội tụ hàng nghìn hộ kinh doanh, làm nên sự thành đạt, giàu có cho các thương gia kinh doanh trong chợ và họ từng hãnh diện vì được sở hữu gian hàng trong chợ này. Chợ Sắt trở thành niềm tự hào của thành phố Cảng.
Chợ Sắt Hải Phòng
Năm 1985, sau sự cố cháy chợ, TP.Hải Phòng quyết định xây lại toàn bộ chợ Sắt bằng việc phá bỏ Tháp nước, mở rộng thêm mặt bằng chợ, đáp ứng nhu cầu mua bán ngày càng tăng của nhân dân.
Tháng 5-1992, chợ Sắt được xây dựng thành một trung tâm thương mại, dịch vụ sáu tầng. Diện tích mặt bằng 13.210m2; diện tích sử dụng 39.824m2. Tầng 1, 2, 3 là nơi buôn bán với hơn 2.000 gian hàng. Tầng 4, 5 và 6 là khách sạn, nhà hàng, vũ trường và các văn phòng đại diện khác.
Dự án xây dựng lại Chợ Sắt là một dự án lớn của Thành Phố Hải Phòng với một doanh nghiệp Trung Quốc . Ngay từ ngày khởi công đã có nhiều câu chuyện bàn tán về dự án công trình này, có người cho rằng các lãnh đạo thành phố có chuyện mờ ám trong việc liên doanh, nhiều người thì không cho rằng như thế.
Ngày đó chúng ta mới mở cửa làm ăn với thế giới những chuyện, sai sót là không tránh khỏi, xét cho cũng thì các cấp lãnh đạo cũng là nhiệt tâm muốn cho thành phố có một công trình khang trang, một trung tâm thương mại sầm uất …v…v…
Nhưng thật không may cho chúng ta đã gặp một đối tác có nhiều kinh nghiệm hơn ta về nhiều mặt, đặc biệt là các học thuật khoa học huyền bí, lại xấu chơi nên giấc mơ về một Hải Phòng phát triển vẫn chỉ là một giấc mơ.
Chọn lựa cho Chợ Sắt tọa hướng đó chắn chắn đối tác Trung Quốc đã có ý định kìm hãm con người – đầu não của Chợ Sắt, với tài khí họ cũng muốn kìm chế nó để sao cho nó không nhanh chóng sập tiệm để họ có thời gian làm nốt các thủ tục rút ra an toàn. Gần đây có một nhà hàng của Trung Quốc sang thuê tận trên cùng để mở chỗ ăn nhậu  – nếu nhà nước cho phép mở sòng bạc hay lầu xanh ở đây thì còn phát triển nữa . Tại sao lại là trên cao nhất? Bởi họ biết khi đã lên cao nhất họ sẽ có được hầu hết các vùng hư thủy cũng như thực thủy, vẫn đề chỉ ở chỗ biết thu hút nó mà thôi, mà hơn nữa giá cho thuê lại cực rẻ vì chợ đang ngắc ngoải mà trên cao nhất thì nhất định rẻ hơn bên dưới.
Họ đặt biển hiệu ở cửa phụ hướng Đông Nam. Tại sao như vậy? Vì họ thừa biết hướng tinh ở đây đang là Đương Vượng Bát Bạch! Thêm vận tinh Lục Bạch tuy là suy khí nhưng do có thủy, lại thập hợp với Sơn Tinh Tứ lục nên rất tốt. Chứng cứ vật thể là họ đã bài bố ở đây một thác nước nhân tạo và cho hoạt động thang máy đi lên. Vì thế chắc chắn một điều là dù Chợ Sắt có lụn bại đến đâu thì nhà hàng này vẫn ăn nên làm ra tiền vào như nước. Qua chợ Sắt, có thể nhìn nhận được một cách sơ lược chiến thuật, thủ đoạn làm ăn của các doanh nghiệp có tố chất Trung Hoa, thương trường là chiến trường , mọi thủ đoạn đều có thể được thi hành để giành chiến thắng.
Nói đến hàng điện tử đồ cũ, người TP.HCM nghĩ ngay đến chợ Nhật Tảo, còn ở miền Bắc, không ai quên chợ Sắt ở Hải Phòng.
Đến chợ Sắt, nằm rệ bên bến đò sông Tam Bạc là đầu mối cung cấp “zắc” cắm loa, điều khiển ti-vi, đầu video, máy điện thoại… Bến đò Chợ Sắt Hải phòng
Tấp nập nhất chợ có lẽ là mấy gian hàng điện thoại ngay cổng chợ phía sông Tam Bạc, mỗi hàng cũng có dăm ba người khách.   Củ loa cũ bày tràn lan ngoàn cổng.
 Hải Phòng vốn là đầu mối buôn bán đồ điện tử cũ về VN theo đường biển, từ ngày mở ra cơ chế thị trường, chợ Sắt dần biến thành một trung tâm buôn bán đồ điện tử cũ, trong đó loa đài chiếm phần lớn.
Bước chân vào trong chợ, ngay ở tầng một như một công xưởng “tái chế” điện tử, mà chủ yếu là loa đài, âm li, tivi… [​IMG]
Cả tầng 1 của chợ Sắt dành cho các cửa hàng bán và “chuốt” đồ điện tử. Khắp gian chợ, mùi sơn hòa lẫn mùi matít bốc lên nồng nặc. Nhiệm vụ của các tay thợ là ngồi tháo tung những chiếc đài cũ rồi ra sức sửa chữa, đánh bóng, sơn tút lại, biến chúng thành đồ mới. 
Nhìn những người thợ “mổ” đồ cũ ra “mông má”, mới thấy nếu không lấy thước đo bằng cấp làm chuẩn mực thì họ cũng xứng tầm kỹ sư. Chỉ một ruột màn hình máy tính cũ, mấy vỉ vi mạch, họ nhoay nhoáy cầm chiếc mỏ hàn chấm mấy vết, tất cả đóng vào chiếc vỏ mới tinh nhập lậu từ Trung Quốc… thế là một chiếc tivi được gắn nhãn hiệu nổi tiếng trông “y xì phoóc” ra lò.[​IMG] Các công nhân dùng giấy ráp đánh bóng vỏ đài, duy chỉ có phần dán nhãn mác là họ không sờ tới. Sau khi đánh bóng, vỏ đài sẽ được sơn lại trông như mới, người không tinh không thể nhận ra. Giá rẻ, chất lượng đảm bảo nên người mua bán từ Hà Nội, từ các tỉnh lân cận vẫn đổ về chợ Sắt mua loa đài về dùng, hoặc bán lại kiếm lời.  [​IMG] Vừa ngắm nghía một chiếc tăng âm đời cổ, vừa gọi điện thoại về Hà Nội khảo giá
Vậy nhưng từ nhiều năm nay, chợ Sắt chỉ có cửa hàng dưới tầng 1 còn có khách vãng lai. Buổi trưa, vắng khách, các chị ngồi đánh bài. [​IMG]
Các tầng trên gặp nhiều khó khăn kinh doanh dẫn đến việc hàng loạt ki-ốt khoá cửa im ỉm do không có người thuê. Đóng
Trên tầng hai, 1 quán bán nước chè ngay đầu cầu thang cuốn, Chum anh Cho Sat Hai Phong thanh cho ba Danh Rất nhiều hộ đã chuyển kinh doanh đi nơi khác vì không có kháchĐóngđi qua khoảng sân trời cỏ mọc cao tới nửa mét Chum anh Cho Sat Hai Phong thanh cho ba Danh tít sâu phía sau là một xưởng sửa chữa loa, tivi. Mấy tay thợ đang hí hoáy phun sơn cho chiếc loa cây có xuất xứ từ Anh. Một người thợ cho biết: “Kể cả loa trị giá hàng chục triệu một bộ, đem về đến chợ cũng đều phải làm lại hết, kể cả màng cao su. Một bộ loa như thế, công thợ được 100.000 đồng”.
  Chỉ có 3 người thợ lúi húi bên những chiếc loa. Xung quanh là những tấm bạt che đậy tạm bợ. 
Chợ Sắt nay không tấp nập người bán, người mua như một thời, nhưng thương hiệu về một ngôi chợ nổi tiếng vẫn hằng ngày thu hút sự tò mò của mỗi du khách khi có dịp về Hải Phòng. Trên nóc chợ, người ta đổ đất trồng khoai lang... và xà bần! Đóng Những người tiểu thương cũ hầu hết đã bỏ đi chỗ khác buôn bán. Chợ Sắt giờ đây có lẽ chỉ là nơi sinh kế của những tay buôn bán và sửa chữa đồ điện tử. Chẳng mấy chốc, nơi đây sẽ giống như một công xưởng khổng lồ, chuyên “mông má” loa đài, tivi, đầu đĩa,…
Có thể du khách tìm được ở đây một không gian bốn bề sóng nước hữu tình khi có dịp thưởng thức ẩm thực hoặc giải khát ở trên những quán hàng tầng 3, tầng 4. Tầng trên cùng, du khách thả hồn, ngắm nhìn bốn phía với dòng sông Tam Bạc, sông Lấp, sống Cấm thơ mộng, xen lẫn sự phát triển, vươn mình của những tòa nhà nhièu tầng, giao thông nhộn nhịp của thành phố sôi động.
Nhưng cũng có thể, du khách tìm mua cho mình những món đồ điện tử, gia dụng về chủng loại và giá khá rẻ tại đây.
Chợ Sắt có thể là khởi đầu đầy hứng khởi, nhưng cũng được coi là điểm kết thúc hành trình khám phá nội thành Hải Phòng khi nơi đây kết nối với những địa danh ở dải trung tâm thành phố như hồ Tam Bạc, Nhà triển lãm, Tượng đài nữ tướng Lê Chân, quán hoa, quảng trường và Nhà hát thành phố, cảng Hải Phòng….  Bến xe Tam Bạc nằm sát chợ Sắt là một lợi thế đối với những du khách không đi theo đoàn có thể bắt đầu hoặc kết thúc hành trình khám phá thành phố Cảng.
Có nhiều người cho rằng thời điểm Chợ Sắt “Chết” là vào những năm 1992 về sau. Nhưng cái chết của Chợ Sắt được báo trước đó mấy năm khi người ta nảy ra “Sáng Kiến” đắp con đập Tam Kỳ để nối chọn một vòng đường đi, cải tạo khúc sông đó thành hồ Tam Bạc. Hồ chỉ còn lưu thông với sông qua một cái cống nhỏ. Trong khi đó toàn bộ con đập Tam Kỳ, nay là bến xe khách giống như một vật cản chặn trước đầu “Con Tầu” Chợ Sắt. Chợ Sắt Hải phòng
Sinh khí của toàn bộ khu vực Chợ Sắt ngày nay chỉ còn chưa đầy phân nửa. Đặc biệt chính tại khu vực phía Nam, Đông Nam, Đông là nơi thất bại nặng nề nhất. Hầu như chẳng còn ai buôn bán ở khu vực này. Sự thịnh vượng chỉ còn tập trung tại khu Tây Bắc, Bắc là nơi vẫn có được một minh đường thủy rộng rãi là nơi quy tụ của ba nhánh sông, khu vực bến xe Tam Bạc (Đập Tam Kỳ) cũng ăn nên làm ra do được hưởng một phần của nơi tụ thủy này.
Đóng Trước kia chợ Sắt có hẳn một “biệt khu” dành cho chủng loại hàng đồ cũ, những thứ khó có thể mua được ở các cửa hàng phân phối quốc doanh thì vào đây sẽ có, thậm chí nhà nào mất của, nơi đầu tiên người ta đi tìm chính là chợ Sắt. Từ khi kết thúc sứ mệnh truyền thống hơn 100 năm tồn tại, nhường chỗ cho công trình dở dang đến từ nguồn đầu tư nước ngoài, thì biệt khu đồ cũ “dạt” ra ngoài vốn xưa là các đường vào chợ. Khu chợ Sắt đường Lương Nhữ Học (07/2011)

Phố Ký Con, lúc đầu là Rue Fou Tchéou (Phúc Châu). Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 gọi là phố Phan Thanh Giản, rồi Hoàng Hoa Thám, năm 1955 là Ký Con.
Phố đồ cũ Nguyễn Thái Học, lúc mới mở mang tên là LaoKay (Rue LaoKay), tên con tàu mà tên lái buôn kiêm gián điệp Pháp xâm nhập trái phép vào Cửa Cấm ngược sông Hồng lên Lào Cai để lập kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ năm 1872. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 gọi là phố Chợ Sắt và từ năm 1955 mang tên Nguyễn Thái Học.
Nguyễn Thái Học là người tỉnh Vĩnh Phúc, sáng lập và đứng đầu Việt Nam quốc dân Đảng, tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp xâm lược.
Đường Nguyễn Thái Học (từ Quang Trung - Phan Bội Châu - Tôn Đản - Tam Bạc) dài 195 mét
 ngay phía ngoài chợ Sắt có vài chục gian hàng cao chất ngất, nào cáp cẩu, xích neo, ròng rọc cẩu ngang đến vòng bi, bu-lông, đinh ốc… phần lớn là đồ cũ đen xịt được bảo dưỡng mỡ bò vật kín vỉa hè. Lui xuống một đoạn là khu vực dành cho các dụng cụ kinh tế biển với cơ man dây chão, lưới, dây nilon, bạt phủ hầm hàng, phao bè… gần như chẳng thiếu thứ gì.

Đường Tôn Đản, trước có tên là phố Quảng Đông (Rue Canton), sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là phố Lý Thường Kiệt và từ năm 1955 được đặt tên là phố Tôn Đản.
Tôn Đản là một thủ lĩnh dân tộc Nùng, quê ở Lạng Sơn, được vua Lý sai cùng Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh vào đất Tống để phá âm mưu địch tập trug lực lượng xâm lược nước ta (1075).
Đường Tôn Đản (hướng từ Ký Con đến Nguyễn Thái Học) dài 269 mét; đường Tôn Đản kéo dài (từ Ký Con đến Tam Bạc) dài 151 mét có dạo tấp nập những “lò xì tút”, buôn bán xe đạp cũ, ngày nay trở thành nơi tập kết của các thiết bị điện đặc dụng.
Có thể tìm thấy ở đây những chiếc ổn áp vỏ nhựa trắng từ thập niên 80 thế kỷ trước, vài chiếc tăng điện quốc phòng có tuổi đời không dưới hai mươi năm, đến những chiếc máy hàn, đồng hồ đo điện, máy bơm, máy khoan nén khí… đủ các loại sản xuất tại Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhưng nhiều nhất là các ổn áp Lioa và một số hàng Trung Quốc còn khá mới.  Theo một chủ cửa hàng bật mí thì loại hàng này “mông má” là hỏng, cứ phải để nguyên bản mới dễ bán, mà hầu hết là bán cho thợ ở xa về “luộc” lại.
Tựu chung khu vực quanh chợ Sắt là trung tâm buôn bán vật dụng tổng hợp cũ lớn nhất Hải Phòng, nhưng cái tên chợ đồ cũ dùng lâu đời lại được dành cho một đoạn phố Trạng Trình.
Phố Trạng Trình vốn là một phố nhỏ, nhưng nhờ nằm ở khu buôn bán sầm uất, dân cư đông đúc nên từ trước đến nay thường xuyên có cảnh tấp lập đông vui. Nếu như thời trước là chỗ tập trung ăn uống thì bây giờ gần như là "chợ giời" xe đạp đủ loại, kể cả phụ tùng.  Chỉ có điều khu phố này toàn bán những đồ lặt vặt nhưng cũng có đến hàng trăm chủng loại khó có thể nhớ hết. Trước tiếp quản 1955, phố này thuộc khu Trung Ương.

Từ phố Quang Trung đến phố Tam Bạc, dài 200m, rộng 6m. Phố cắt qua hai phố Lý Thường Kiệt và Phan Bội Châu. Phố thuộc đất bãi bồi làng An Biên.  Khi mới mở chính quyền Pháp đặt tên là phố Foócmôdơ (Rue Formose). Formose là tên do người Pháp gọi đảo Đài Loan của Trung Quốc, nhưng người Trung Quốc phiên âm đảo Đài Loan ra chữ Latinh là Taiwan. Cách đặt tên phố này của Pháp có dụng ý ghi lại chiến tích của đội quân viễn chinh Pháp do phó Thủy sư đô đốc Cuôcbê (Courbet) đánh chiếm Cơ Long (Đài Loan) ngày 20/10/1884 và phong tỏa cửa sông Dương Tử để gây sức ép buộc chiều đình Mãn Thanh phải thi hành ngay Hiệp ước Thiên Tân kí ngày 11/5/1884, mà nội dung chủ yếu là "Trung Quốc phải rút ngay lập tức quân đội ra khỏi Bác Kì…", thời Pháp thuộc dân quen gọi là phố Hàng Cháo, vì ngày ấy ở đây người ta bán rất nhiều loại cháo, một món ăn phổ biến của người Hoa.
Ngôi nhà số 32 phố Formose năm 1907 đã đón nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Trung Sơn cùng với một đồng chí của ông là Vương Hòa Thuận. Nhà này là cơ sở của Trung Quốc Cách mạng Đồng minh hội gọi tắt là Đồng Minh hội do Tôn Trung Sơn thành lập tháng 8/1905. Phân hội Đồng Minh hội ở Hải Phòng lúc ấy di Lưu Kì Sơn là Hội trưởng, Châu Bích, Lâm Hoán Đình, Trần Cảnh Phu là cán sự và khá đông hội viên. Phân hội Hải Phòng đã có nhiều đóng góp về tài chính, cán bộ cho Trung ương Đồng Minh hội.
Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là phố Tản Đà, bút danh của nhà thơ Nguyễn Khắc Hiếu. Sau tiếp quản 1955 có lúc đổi tên là phố Trần Cừ, một đại đội trưởng Đại đoàn 312 Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong trận tấn công cứ điểm Đông Khê ngày 17/5/1950, đã lấy thân mình bịt lỗ châu mai, mở đường cho đơn vị xông lên diệt gọn địch. Gương dũng cảm hi sinh của Trần Cừ cùng với gương chiến sĩ bộc phá La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục xông lên hoàn thành nhiệm vụ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua giết giặc lập công trong chiến dịch Biên giới 1950.
Năm 1963 mang tên Trạng Trình - một cách gọi tôn kính Trạng nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhưng thực tế tên phố Trạng Trình và tên dân gian phố Hàng Cháo vẫn là tên thông dụng.  Một góc phố Trạng Trình - Hải Phòng, nơi Dung "hà" sinh ra và lớn lên.
 Đường Nguyễn Đức Cảnh và một vài điểm quanh hồ Tam Bạc vốn từng là “bãi đáp” tiêu thụ đồ trộm vặt. với nhiều người cầm trên tay cả chùm mũ bảo hiểm hay giày dép.
Một phần hàng cũ là nhập từ “nghĩa địa” nước ngoài, một phần mua gom từ chè chai đồng nát, còn số tang vật chôm chỉa của dân nghiện cũng không phải là ít”. 
Gần đây, có  cụ Lý, một người nghệ sỹ già lặng lẽ chơi Vĩ Cầm giữa phố đông, ngã tư đường Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Đức Cảnh Điều này ở nước ngoài không hiếm nhưng ở Hải Phòng thì đây là lần đầu tiên xuất hiện nghệ sỹ đường phố biểu diễn âm nhạc như vậy. Một cụ già bất luận mưa nắng, ngày đêm đi các góc phố chơi nhạc cho tất cả mọi người thì lại càng đáng trân trọng. Cháu bé này đã biếu cụ Lý số tiền vừa được bà mừng tuổi Sau một thời gian lặng lẽ chơi đàn giữa phố đông, người qua đường không còn thờ ơ với tiếng đàn của cụ. Họ lắng nghe sâu hơn và trận trọng khoảnh khắc đèn đỏ ít ỏi để cảm nhận thêm tiếng đàn của cụ Lý.  Cháu bé này đã biếu cụ Lý số tiền vừa được bà mừng tuổi Nhiều bậc phụ huynh đã chở con nhỏ đến đây để cho con mình gửi tặng lại cụ những đồng tiền nhỏ vừa được người lớn mừng tuổi trước đó. Việc làm của mọi người khiến cho một bác đi đường cảm động đã tình nguyện dừng lại ngồi bên cạnh cụ Lý nói thay lời cảm ơn tới những tấm lòng thơm thảo. Dù chỉ 5 nghìn, 20 nghìn và nhiều là 50 nghìn nhưng ai đưa tiền cho cụ cũng với một thái độ trân trọng, thành kính.Còn cụ Lý, vẫn nhắm chặt đôi mắt, phó mặc biến chuyển xung quanh say sưa kéo Vĩ Cầm.
Đồ cũ thuộc diện “hạ cám” ở Hải Phòng, ngoài những tụ điểm tập trung như khu vực chợ Sắt, Trạng Trình, Lê Lợi , còn có quần áo “si-đa” ở đường Mê Linh, một số quầy tạp hoá độc lập trên đường Cát Dài, Lạch Tray… Và gần đây không hẹn mà gặp, đồ cũ đổ bộ xuống chợ Hàng vào Chủ nhật mỗi tuần, khiến những cây cảnh, con giống nơi có tên trong bản đồ chỉ dẫn du lịch này có thêm những người bạn đồng hành. Ngoài “hạ cám”,  đồ cũ ở Hải Phòng còn có “thượng vàng”.
Gọi là “thượng vàng” vì những loại đồ cũ này người dùng muốn “sờ” đến phải bỏ ra tiền triệu, thậm chí là tiền tỷ mới sở hữu được. Đơn cử như chợ xe máy cũ ở đường Mê Linh, một chiếc xe Trung Quốc tàng tàng cũng phải hai đến ba triệu đồng, chưa tính đến những chiếc @ hay SH có giá vài chục triệu đồng. 
Không kể gì xe máy, mà hầu như những người buôn bán hàng cũ cao cấp đều có nghề giỏi và vốn lớn. Các cửa hàng bán phụ tùng thay thế cho động cơ thường nằm ở đường Trần Hưng Đạo đoạn gần cảng Đoạn Xá 
Đồ thuỷ lực chủ yếu là phục hồi thay thế cho xe tải container, máy xúc, gạt… buôn nhưng nhiều khi cũng tù mù, không sành là mua phải đồ chết, lỗ sặc gạch.
Cũng cần phải nhắc lại rằng, các nhà chế tạo ôtô nổi tiếng với thương hiệu Hoa Mai, Chiến Thắng… từng đi lên từ những loại hàng cũ cao cấp này. Hẳn nhiều người còn nhớ những chiếc công nông đầu ngang được mệnh danh “hung thần xa lộ” đã tung hoành một thời từ miền Bắc đến miền Trung. Để có được sản phẩm này, đất Kiến An được nhiều nơi biết đến là lò “mổ” những chiếc xe ôtô “gát”, “zin”, Giải Phóng, Đông Phong, I-fa… được sản xuất tại Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu hư hỏng không thể phục hồi. Và dường như toàn bộ phụ tùng dã chiến được “xuống cấp” thành công nông đầu ngang, với bộ gầm và cặp lốp kềnh càng nhưng có biệt tài chinh phục mọi địa hình.
Nền kinh tế mở đã làm lễ “khai tử” cho thế hệ công nông đầu ngang, dẫn đường cho thiết bị qua sử dụng theo nhau tràn ngập thị trường, phục vụ tất tật mọi nhu cầu của các ngành kinh tế. Mấy năm gần đây kinh doanh máy công trình cũ đem lại một nguồn lợi béo bở, bởi vậy người ta đua nhau rót tiền vào nghề này.
Hải Phòng với ưu thế có cảng biển, nhưng lại ít người bạo vốn nên đi hơi muộn so với Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Tuy thế dọc theo QL5 đoạn chạy qua quận Hồng Bàng và huyện An Dương rất dễ nhận thấy có hàng trăm bãi chứa ôtô, cần cẩu, máy xúc, xe lu, máy gạt… đủ loại. Mới một thời gian ngắn nhưng Hải Phòng đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm giao dịch lớn, diễn ra tương đối sôi động các hoạt động mua bán máy móc thiết bị công trình.
Việc bùng phát các hoạt động buôn bán dạng này vì nhu cầu xây dựng tăng cao và ngày càng hiện đại. Chẳng hạn nhỏ như việc đào móng, đóng cọc tre cho căn nhà vài chục mét vuông người ta cũng dùng máy xúc và đầm rung thuỷ lực, công trình lớn thì việc đóng cọc bê tông đã có máy chuyên dùng, nhà nhiều tầng phải thực hiện vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu lên cao bằng hệ thống cẩu vận thăng, làm đường phải có xe đầm lu, máy san gạt, máy trộn át-phan, trong vận tải có các loại xe trộn bê tông, cần cẩu tự hành…
Gần như 100% máy công trình đều là hàng nhập khẩu, trong đó già một nửa đã qua sử dụng, hầu hết của các hãng nổi tiếng như Komatsu, KATO, Sumitomo, Hitachi, Hyundai, Kobelco, Sakai, Daewoo, Samsung… từ các nước công nghiệp tiên tiến. Theo ông Bình, một nhà cung cấp ở QL5 thì muốn buôn máy công trình ngoài tầm hiểu biết, giao dịch rộng phải có lưng vốn kha khá cỡ chục tỷ đồng, mà gần như là mua đứt bán đoạn nguyên bản, máy công trình ít khi bị “mông má”.
Dọc theo tuyến đường 5 cũ, đoạn chạy qua phường Sở Dầu, Hùng Vương cũng của quận Hồng Bàng, cảnh khá phổ biến là những chiếc tàu biển to ngất ngưởng có khi tới hàng vạn tấn được kéo về “xẻ thịt”. Một giám đốc công ty phá dỡ thống kê sơ bộ mỗi năm ở đây người ta phá dỡ khoảng 20 con tàu cũ với tổng tải trọng trăm ngàn tấn. Trong đó phế liệu tận thu tái sử dụng chiếm tới 80%, còn lại mới phải chuyển thành sắt vụn bán cho lò nấu luyện. Các vật dụng trên tàu, kể cả phần vỏ tôn được cắt gọt cẩn thận dùng để đóng tàu mới, một phần thiết bị được xuất khẩu cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... còn lại bán cho các xưởng đóng tàu trong nước, nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định…
Xưởng phá dỡ và bán “cất” là đường 5 cũ, nhưng chợ “phân phối đồ cổ” thiết bị tàu thuỷ lại nằm ở đường Tôn Đức Thắng, đoạn từ chân cầu An Đồng về phía Hà Nội. Người ta trưng bày ở đây những thứ siêu trường siêu trọng như cả hệ thống buồng lái, cần cẩu, máy tàu… hoặc những thiết bị độc lập về điện, cấp cứu hàng hải… đến mỏ neo, dây cáp… Nhìn chung nếu cần, chỉ một khu này cũng đủ để có thể hạ thuỷ vài chiếc tàu vận tải biển cỡ vừa. Ông T. có thâm niên trong nghề buôn thiết bị tàu cũ tâm sự: “Mấy năm trước hàng này bán chạy, phục vụ nhu cầu đóng mới các tàu pha sông biển chủ yếu của các hãng vận tải tư nhân hoặc tàu đánh cá xa bờ”.

Và điều quan trọng nhất trong bài này, xe đạp, không hiểu sao mỗi khi nhắc đến xe đạp, nhiều người nghĩ ngay tới Hải Phòng, như thể chỉ ở đây mới có xe đạp. Sự thực không phải vậy, ở đây chỉ lắm dân chơi xe đạp hơn nơi khác…
Ở thời buổi mà Hải Phòng, cũng như nhiều thành phố lớn khác, xe máy sành điệu, xe hơi “khủng” ngang dọc trên mọi con đường mà chiều chiều vẫn thấy từng đoàn người đủ độ tuổi, nhiều nhất là trung niên, đạp xe như những tay đua.
Đó là những câu lạc bộ xe đạp tự phát, hoặc có khi chẳng cần có câu lạc bộ, “người chơi” đơn giản muốn đạp xe rèn luyện sức khỏe, hay coi đó là cách thư giãn. 
Trước kia, Hải Phòng có thể xem là “xứ sở của xe đạp mini Nhật”.  Bến cảng và làn sóng làm thuỷ thủ tàu viễn dương đã tạo cho thành phố này một đặc điểm mà người ở những địa phương lân cận rất ngưỡng mộ…
 Đến thời kỳ kinh tế phát triển, người ta luôn tìm cách sắm cho mình chiếc xe gắn máy, rồi ô tô để đi nhanh hơn, đỡ mệt hơn và cũng để khẳng định cho sự thành đạt. Kí ức về xe đạp không phai nhưng thói quen thì đã mất.
Cho đến một ngày với nhiều mục đích khác nhau, họ lại tìm đến xe đạp. Rèn luyện sức khỏe, đua với bạn bè, muốn mình khác biệt…
Dù là lí do gì thì “chơi xe đạp” là cụm từ mà họ có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ đồng hồ bên li cà phê.
Một trong những người như thế là anh Trương Thuận Đức, chủ một quán bar ở Hải Phòng. Chơi xe đạp chưa lâu nhưng anh Đức đã kịp sở hữu ngót nghét 10 chiếc xe.
Ban đầu là chiếc Bridgestone để tập thể dục, dần dà những chiếc xe tốt hơn, đẹp hơn cứ nối đuôi nhau về và giá cả thì cái sau lại cao hơn cái trước. Chiếc xe đắt tiền nhất mà anh sở hữu là chiếc xe đua Colnago của Italy giá thành lên tới 80 triệu đồng và chiếc xe địa hình Kona có giá trên 30 triệu.
Anh đến với thú chơi đắt đỏ này từ khi mắc một số bệnh bắt buộc phải kiêng khem và dùng thuốc thường xuyên. Khi được hỏi vì sao phải mua những chiếc xe đắt tiền trong khi thể dục thì chỉ cần chiếc xe 2-3 triệu là đủ, anh say sưa kể về việc trục giữa, khung, phanh, vành, lốp, may-ơ… như một chuyên gia xe đạp thứ thiệt.
Và kết luận: Cơ chế vận hành của chiếc xe phụ thuộc nhiều vào những thứ kể trên và chất lượng của nó được quyết định bởi giá cả và thương hiệu.
Chiếc Colnago của anh Đức có trục giữa được làm bằng gốm. Khi đạp với tốc độ cao và chạy lâu trên đường nó sẽ sinh nhiệt ít hơn so với bộ phận làm bằng kim loại.
Đương nhiên giá thành để sản xuất nó cũng cao hơn. Anh bảo khi hiểu những vấn đề đó mà lờ đi, chỉ sắm một chiếc xe dưới tầm thì là có tội với bản thân.
Với anh, chiếc xe tay ga có thể cáu bẩn, ô tô bụi bặm anh mặc kệ vì những thứ đó dịch vụ đầy rẫy, hô một cái là có người làm cho bóng loáng. Xe đạp thì không. Bởi anh không thể mang chiếc xe yêu thích cho một bác thợ ngoài vỉa hè quen sửa xe thồ.
Chính vì thế nên anh thường tự tay chăm sóc cho xe đạp của mình. Dần dần hình thành tình cảm đặc biệt với chiếc xe và tạo thú vui cho bản thân nhiều hơn, khác với việc đi xe 4 bánh nặng tính khẳng định với xã hội.
Một điều thú vị nữa là niềm say mê xe đạp của anh Đức đã ảnh hưởng tới ban nhạc và một số nhân viên tại quán bar của anh để giờ đây, mỗi người đều sở hữu một chiếc và hằng ngày cùng nhau rong ruổi.
 Trương Thuận Đức (bên phải) và Hà Dũng bên 2 chiếc xe có giá ngang với xe máy tay ga hàng hiệu
Anh Hà Dũng, một nghệ sĩ guitar lâu năm tại thành phố cảng, còn là chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng khá lớn. Điều kiện kinh tế đủ để Hà Dũng làm “đối trọng” với Trương Thuận Đức trong việc “chạy đua vũ trang” về xe đạp.
Lúc trước Hà Dũng thường say sưa với Super Cub, Peugeot 103, Mobylette và đã sở hữu vài chiếc. Khi sự say mê xe đạp của Trương Thuận Đức lan sang những người xung quanh, Hà Dũng cũng không thua kém khi “thửa” cho mình một chiếc Cannondale địa hình với giá 50 triệu đồng.
Khác với anh Đức, Hà Dũng không ồ ạt mà tỉ mỉ, cẩn trọng. Anh đặt hàng theo nguồn riêng, tìm hiểu thấu đáo và kiên nhẫn ngồi đợi hàng về.
[​IMG]Thuở hàn vi, Hà Dũng cũng là một người có “gu” chơi xe. Ngày ấy dù không dư dả như bây giờ nhưng với bản tính của một tay chơi điệu đà, Hà Dũng luôn sở hữu cho mình những chiếc xe cuốc Nhật (theo cách gọi của người Hải Phòng) đầy nam tính.
Anh có kinh nghiệm đến mức mỗi khi bạn bè mua xe, anh lại phải lên đường để xem xét, phân tích, sờ mó từng cái ghi đông, đùi đĩa, xích, líp, may-ơ… để bạn mình có được những chiếc cuốc Nhật ưng ý.
Dòng xe đó bây giờ dân sưu tầm xe thường gọi là xe thuỷ thủ. Trong một lần lang thang chợ xe Hải Phòng. Hà Dũng gặp một chiếc thuỷ thủ còn nguyên bản từ những năm 80 thế kỷ 20. Đèn cá mập, trục giữa automatic, tem cờ còn gin theo xe, đề, líp tầng…
Anh gọi chủ xe ra hỏi giá. Người chủ xe sau một hồi lề mề tiến tới buông giọng ngạo nghễ: “Ông không đủ tiền mua con xe này đâu”. Chẳng ai bán hàng cái kiểu như vậy cả.
Nóng mặt, Hà Dũng nói: “Tôi đủ tiền mua cả cửa hiệu xe của ông và mua được cả ông đấy”. Tưởng mọi việc trở nên căng thẳng thì có một người biết cả hai tiến ra dàn xếp. Thế là mọi việc ổn thoả và cuộc bàn bạc về xe vô tiền khoáng hậu trị giá 80 triệu đồng diễn ra.
Cách đây nhiều năm, trong khi nhiều người siết chặt hầu bao trong chi tiêu, hạn chế những thú vui của mình thì ở đất Cảng vẫn có những người bỏ ra hàng ngàn Mỹ kim để mua xe đạp. Những cuộc xuất ngoại đi tìm xe về chơi vẫn cứ tiếp diễn. Họ đi từ châu Á sang châu Âu, không quản ngại thời gian, tiền bạc, chỉ cốt sao săn được những “con xe” độc.
Giờ đây, dòng xe mini, cào cào hay địa hình đã trở thành chuyện cũ. Gu chơi xe thể thao của Nhật giờ đang dần bị thay thế bởi những thương hiệu đến từ châu Âu với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Có thể với nhiều người, xe đạp chỉ là một phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu cuộc sống, còn với những người mê xe đạp thì việc sở hữu chiếc xe không chỉ là leo lên yên và lăn bánh, mà nó còn là một đam mê rất khó tả và dường như không có điểm dừng!
 Cứ mỗi khi rảnh, anh Tuấn (áo trắng) và anh Cường lại đạp xe từ nội thành Hải Phòng về Đồ Sơn.
Dân chơi xe đạp đất Cảng hầu như không ai không biết đến ông chủ nhà hàng và khách sạn Maxim’s với biệt danh Tuấn Maxim’s và một người khác tên là Nguyễn Mạnh Cường, chuyên kinh doanh bật lửa ngoại.
Họ không chỉ kháo nhau về các “con xe” của hai người này mà còn bàn tán, bình phẩm về “máu” chơi xe có một không hai của các anh.
Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng một rưỡi chiều, hai anh lại đóng bộ thời trang thể thao xe đạp, đạp xe từ nội thành Hải Phòng về Đồ Sơn.
Không chọn dòng xe đua của Nhật như một số người khác, anh Tuấn và anh Cường đều có chung một niềm đam mê dặc biệt với dòng xe đạp Italia. “Chơi xe đạp trông vậy tốn kém lắm. Để đi hết cuộc đời với nó, xác định là phải có tiền và tốn tiền. Đã mê nó rồi, làm được bao nhiêu chỉ nghĩ tới đổi xe mới, đôi khi vợ con cũng…đứng thứ hai, sau xe đạp”, anh Cường hài hước nói.
Còn anh Nguyễn Ngọc Tuấn thì kể lại, khoảng 6 năm trước khi bị bệnh gai gót chân, không thể tiếp tục chạy bộ, anh đã từ bỏ môn thể thao này và tìm đến môn xe đạp. Việc này anh làm theo lời mách của một người họ hàng. Không ngờ lời khuyên này không những giúp anh thoát khỏi tình trạng đau lưng triền miên mà còn thổi vào anh niềm đam mê với xe đạp.
Vốn là một vận động viên điền kinh, anh Tuấn rất đam mê và hiểu những giá trị mà thể thao mang lại. Vì thế, cũng như anh Cường, anh Tuấn quyết định phải tìm mua cho mình những “con xe” thật tốt.
Ban đầu, anh nhờ người nhà ở bên Canada mua giúp một chiếc xe đạp đua, với giá 6500 đô Canada (tương đương 130 triệu đồng).
Thấy chồng đổ hàng đống tiền vào xe đạp, vợ anh Tuấn giận lắm. Tuy nhiên, sau thấy chồng yêu xe đến mê mệt, thể trạng sức khỏe lại dần khá lên, chị cũng “đổi giận làm lành”, tôn trọng thú vui đó của chồng.
Rồi cũng từ hóa đơn đi kèm cùng xe, anh Tuấn phát hiện ra địa chỉ chuyên cung cấp các loại xe đạp thể thao của Italia qua một trang web in trong hóa đơn của xe. Vậy là cứ mỗi khi rảnh rỗi, anh Tuấn lại lên mạng để ngắm xe đạp.
Sau khi bán lại chiếc xe mua ở Canada cho một người bạn, anh Tuấn lên mạng đặt mua chiếc thứ hai, có hiệu Kuota, giá tiền tương đương với “con” trước. Nhưng chưa kịp thử sức với chiếc xe mới, chiếc Kuota của anh lại phải sang tay một chủ mới – cũng là bạn của anh Tuấn.
Sau hai đời xe, anh Tuấn dường như có kinh nghiệm hơn trong việc chọn xe. Không đặt mua nguyên chiếc, lần này anh Tuấn quyết tâm chơi hàng “tuyển” cho nó độc và chất lượng hơn. Con xe được anh dày công chọn lọc có tên hiệu Colnago với giá 7000 USD…
Theo anh Tuấn, thì xe hàng “tuyển” khác xe thường ở chỗ mình chọn khung xe và những thứ phụ tùng mình thích rồi ráp vào thành chiếc xe. Với xe hàng “tuyển”, chỉ những người sành chơi mới biết được giá trị chính xác của chiếc xe, còn dân ngoại đạo thì nói bao nhiêu, biết bấy nhiêu, những người này cũng không dám mua xe “tuyển”, vì sợ bị hớ. Ngoài ra, đã là dân chơi xe đạp thì phải chơi luôn phụ kiện đi kèm như đồng hồ đo tốc độ, khoảng cách và lượng calorie mà người đạp xe đã tiêu tốn, rồi mũ bảo hiểm, kính mát, áo quần chuyên dụng.
Còn anh Cường thì cho hay, tại Việt Nam bây giờ không thiếu gì những chiếc xe đạp giá hàng trăm triệu đồng, thậm chí còn đắt hơn cả ô tô... “Nhìn con xe đạp đẹp, ai cũng hỏi mua ở đâu, bao nhiều tiền, nhưng nhiều khi mình chỉ trả lời qua loa, cho phải phép, bởi nếu có nói thật cũng chưa chắc họ tin. Không phải ai cũng hiểu và rành về xe đạp, nói giá tiền nhiều khi lại chuốc lấy nguy hiểm”, anh Cường tâm sự.
Dân chơi ở Hải Phòng nhiều người tỏ ra nể phục “cặp đôi” Cường “bật lửa”, Tuấn “Maxim’s”, bởi độ chơi không ai theo nổi. Những chiếc xe đạp của các anh, “con” mèng nhất cũng có giá khoảng trăm triệu trở lên. Nhưng nếu có ai đem chuyện này mà hỏi thì hai anh cứ cười chối biến: “Làm gì có, người ta đồn thổi thôi!”.
Thật ra để biết giá chiếc xe cũng không phải quá khó, cứ lên mạng search thương hiệu là có thể biết sơ sơ. Có những chiếc xe do Mỹ hay Italia sản xuất, chỉ riêng chiếc khung làm bằng sợi carbon đã có giá từ 5.000 USD tới 8.000 USD, hay có chiếc De Rosa (Italia) có giá 18.000 Bảng Anh (gần 600 triệu đồng)…
Chơi xe đạp, ngoài vấn đề tiền bạc thì người chơi phải có đam mê thực thụ và một quỹ thời gian tương đối thoải mái. Chính vì vậy, nhiều người không có thú chơi này đã không hiểu nổi tại sao trong thời đại khoa học công nghệ, ô tô xe máy chạy ầm ầm mà vẫn có người gò lưng, nhấn chân trên hai chiếc pê – đan. “Giờ đang là thế kỉ nào rồi, người ta đổ xô đi mua xế hộp, vi vu du lịch, chẳng sợ nắng mưa, có hâm mới bỏ ra cả một đống tiền để rước về chiếc xe hai bánh thô sơ”, rất nhiều người đã nói như vậy.
Họ nói không sai, vì họ không có hai thứ, đó là điều kiện và đam mê!
Người Hải Phòng là vậy. Rất ngang tàng, cả người bán và người mua, nhất là liên quan đến xe đạp. Thành phố này có tiếng về xe đạp thời bao cấp đến mức nhiều du khách đến thành phố đứng ở ngã tư hàng chục phút để nghe tiếng kít của phanh xe mini Nhật. 

Và đến nay, thú chơi này vẫn là nét riêng của “thành phố cảng”…

Cộng thêm thú chơi mới, chế xe đạp điện, tân trang xe đạp máy cổ và kim.
Mobylette



Xe đạp của USA còn máy của CHINA và người chế Hải Phòng tên Lê Văn Minh



Độ xe máy

Và xe máy rùa


Sắp tết rồi bán 3 xe chơi tết đê:suzuki pv50 siêu độc,horlet600cc,honda vtx1800cc

Mô-tô ba

3 nhận xét:

  1. xe đạp trên thành phố hoa phượng đỏ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi du lịch thành phố hoa phượng đỏ bằng xe đạp rất là thú vị

      Xóa
  2. Bài viết rất hay bạn có thể xem qua thông tin liên quan sau đây:
    đệm lò xo vạn thành demvanthanh.com
    so sánh đệm cao su liên á và vạn thành lienahanoi.vn
    gối cao su non liên á lienahanoi.vn

    Trả lờiXóa