Khoằm

05 tháng 3 2013

Chiến tranh Việt - Trung 1979 những điều chưa biết

Chiến tranh năm 1979 - Cách nhìn từ người Nga

Việt Nam vẫn đang kiêu hãnh về những chiếc đầu lâu của lính Trung Quốc trong rừng rậm
Việt Nam đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc cách đây 30 năm. Mối thù nghịch giữa hai nước tiếp tục trong hơn 2.000 năm.
 
Cách đây 2500 năm, lãnh thổ của Việt Nam đã từng lan rộng tới Sông Yangtze (phía nam sông Dương Tử). Người Việt Nam đã chứng tỏ cách đây 30 năm rằng họ có thể vẫn còn tiến hành được một cuộc chiến tranh.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung.png
 
Cuộc chiến đã nổ ra năm 1979 bởi vì những mối quan hệ căng thẳng giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết và Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng đối với các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa. Bắc Kinh đã không thể khoác lác được về bất cứ thành công nào: phạm vi ảnh hưởng của họ chỉ bao gồm có hai nước Albania và Kampuchea.
Pol Pot đã tấn công sang những vùng lãnh thổ biên giới của Việt Nam năm 1978. Hà Nội đã đáp trả bằng cách đưa quân tràn sang Kampuchea từ tháng 12-1978. Trung Quốc đã có được một lý do để xen vào phe Pol Pot và xâm chiếm Việt Nam cốt để làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc xung đột: nước này đang đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản.
Hoa Kỳ khi đó đã đặt Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước đồng minh của Liên Xô bằng hứa hẹn sẽ trợ giúp Bắc Kinh.
Đội quân Trung Quốc hùng hậu với 600.000 người đã tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên giới dài 1.460 km.
Việt Nam chỉ có hai sư đoàn để chống lại 44 sư đoàn Trung Quốc. Khoảng 85% binh lính Việt Nam khi đó đang đóng tại Campuchea, cách xa hàng ngàn cây số.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã thất bại trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: Việt Nam đã hành động tuyệt vời mà không cần có vai trò cơ bản của các lực lượng chính quy.

Các đơn vị biên phòng và dân quân địa phương đã tỏ rõ sức kháng cự mãnh liệt trước kẻ thù xâm lược. Những toán quân Trung Quốc chỉ di chuyển được có 15 km trong lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Chỉ vài ngàn lính biên phòng Việt Nam nhưng đã ngăn cản được cả một đoàn quân.
Chỉ sang ngày thứ ba dân quân Việt Nam mới tham chiến. Các toán quân Trung Quốc di chuyển dọc theo những con đường hẹp trong rừng rậm – địa thế xung quanh rất tiện lợi cho việc gài bẫy. Các binh lính Việt Nam dần dần đã chia cắt quân đội địch thành nhiều mảnh.
Một nhóm cố vấn Liên Xô đã tới Việt Nam ngày 19 tháng Hai 1979. Moscow đặt quân đội ở Đông Âu của mình trong tình trạng báo động cao độ và đã hăm doạ tràn qua Trung Quốc. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô khi đó đang tiến vào vùng biển Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Xô Viết chuyển vận một nhóm quân đội Việt Nam từ Campuchea về , để có thể tổ chức được một đội quân Việt Nam hùng hậu 100.000 người. 

 Trung Quốc bắt đầu rút các toán quân của họ vào ngày 5 tháng Ba. Họ đã tuyên bố chiến thắng nhưng không bao giờ giải thích lý do vì sao họ lại thất bại trong việc bảo vệ Pol Pot, đồng minh khát máu của mình. Mãi mười năm sau Việt Nam mới rút quân khỏi Campuchea, sau khi đã đánh bại Khmer Đỏ.
Các binh lính Việt Nam đi theo sau cuộc triệt thoái của quân đội Trung Quốc trong hai tuần và đã tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc. Họ còn phá hủy tới 50% vũ khí hạng nặng của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho cuộc gây hấn này.
Những dấu tích của cuộc chiến vẫn còn vang vọng lại cho tới hôm nay. Cách đây không quá lâu, mỗi sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường y khoa địa phương được chấp thuận để mang vài ba cái đầu lâu của binh lính Trung Quốc từ trong rừng rậm cho các lớp học thực tâp. Cuộc tấn công bất ngờ năm 1979 đã chứng tỏ rằng Việt Nam có một trong những đội quân thiện chiến nhất trên thế giới, họ hiểu rõ cách làm sao để bảo vệ vùng đất quê hương mình. 
 
Nguồn: Sergei Balmasov

Nhân dân Việt Nam đã và sẽ chiến thắng mọi kẻ thù

Báo mạng Trung Quốc những ngày này nổi lên một số bài viết nói về cuộc chiến Việt - Trung 1979.
Trước khi cuộc chiến 1979 diễn ra thì với tinh thần Quốc tế Cộng Sản , nhân dân ,chính phủ Trung Quốc cùng các nước XHCN anh em đã giúp đỡ chí tình nhân dân Việt Nam trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tháng 11 năm 1977 Tổng Bí thư Lê Duẩn phát biểu rằng "Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Trung Quốc, 700 triệu người dân Trung Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ cho người dân Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương vững chắc cho nhân dân Việt Nam."

Cuộc chiến Việt - Trung nổ ra, tại thời điểm đó Chủ Tịch Cuba Fidel Castro lên tiếng phản đối cuộc chiến mạnh mẽ nhất và sau đó là ở Hoxha, Albania. Trung Quốc đã bị sốc khi bị lên án mạnh mẽ của Thế giới. Cuộc chiến tranh Việt - Trung nổ ra cộng đồng Quốc tế đã có những phản ứng khác nhau:

1 . Chính phủ Lào đưa ra tuyên bố: "Chính phủ và nhân dân Lào không muốn nhìn thấy sự kiện này, lập trường của Lào là không thay đổi kêu gọi các bên tạo khung hợp tác để cùng ngồi lại bàn đàm phán. Tất cả các binh lính Trung Quốc phải rút khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay lập tức." Rõ ràng chính phủ Lào công khai hỗ trợ chính quyền Việt Nam.

2. Với Liên Xô, Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô Gromyko khẳng định: "Ngay lúc này Trung Quốc rút quân ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam chưa phải là quá muộn, thực hiện càng sớm càng tốt." Có thể thấy Liên Xô đã ra lời cảnh báo rất cứng rắn và dứt khoát.

3. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng: "Trung Quốc có quyền trong khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và đóng vai trò ảnh hưởng chính trị nhất định ... Tuy nhiên xung đột Việt - Trung cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình." Tuyên bố của Mỹ vẫn còn nặng yếu tố Liên Xô. Các tàu chiến của Liên Xô liên minh giữa hai nước đã đẩy mạnh hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.

4. Anh và Úc: "hai nước này đã chính thức ngưng cung cấp tài chính tái thiết cho Việt Nam để phản đối cuộc chiến của Việt Nam tại Campuchia."Văn bản này không đề cập đến hai từ "Trung Quốc" ...

5. Chính phủ Pháp cho biết: "Việt Nam nên từ bỏ cuộc chiến tại Campuchia để làm cho Trung Quốc lo ngại ở cuộc chiến này, Liên Xô đã nhiều lần đe dọa họ sẽ tham gia vào cuộc chiến ... Tuy nhiên văn bản cũng cho biết Trung Quốc không nên lâm vào cuộc đối đầu rủi ro với Liên Xô. " Những tuyên bố của Pháp thể hiện sự phẫn nộ với sự "bá quyền" của Liên Xô, rõ ràng Pháp đang nghiêng về Trung Quốc.

6. Chính phụ nội các Nhật Bản: " Nhật bản tỏ thái độ hối tiếc cho hai bên đã để xẩy ra cuộc chiến." Rõ ràng đây là một phát biểu mang tính chất thường lệ của ngoại giao do ngoại giao của Nhật Bản đã phải theo Hoa Kỳ từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2.

Với các quốc gia Đông Nam Á, họ không vội vàng xúc phạm Trung Quốc, đó là tuyên bố cơ bản của các nước ĐNA. Chỉ có Singapore đã bày tỏ mối quan tâm sâu sắc sự ảnh hưởng của cuộc chiến với sự suy thoái kinh tế Việt Nam.

Rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ họ nghiêng về phía Trung Quốc.

Theo một bình luận của báo chí Hồng Kông cho rằng: Trung Quốc đã buộc phải sử dụng vũ lực, và đây là lần đầu tiên. Liên Xô đã kích động một cuộc đấu tranh với Trung Quốc với hai mục đích:
Trung Quốc hiện đang trải qua một chiến dịch hiện đại hóa với quy mô rộng lớn và tất cả các nỗ lực đã tập trung cho sự việc này. Nhưng với Liên Xô thì lại khác, một Trung Quốc hiện đại và lớn mạnh sẽ là một nguy cơ xấu đối với Moskva ...
Quan trọng hơn Liên Xô ngày càng cảm thấy bị cô lập trên Thế giới. Ngoài các đồng minh Liên Xô cả Thế giới lên án cuộc chiến Việt Nam tại Campuchia, trong mắt người Trung Quốc, ... Hà Nội liên tiếp chọc tức và từ chối thương lượng hòa bình để giải quyết bất đồng và cuối cùng Bắc Kinh không chịu đựng được tình hình.
Lần đầu tiên Trung Quốc hỗ trợ các phương tiện tuyền thông Hồng Kông để tuyên truyền cho cuộc chiến, lại có các phân tích của Đài Loan rằng Trung Quốc đã cố gắng để phá hủy tất cả các công sự và loại bỏ các lực lượng chính của Việt Nam tham gia vào cuộc chiến để làm ra có vẻ có sự tiến bộ về quân sự của Trung Quốc gần đây.

Chính phủ Pakistan có một tuyên bố ngoại giao làm tổn thương lòng tự trọng của Việt Nam, Pakistan cho biết: "Vi phạm hiện nay của Trung Quốc rõ ràng là để làm Hà Nội kiệt sức trong vấn đề Trung - Ấn và cả Thế giới khẳng định lại một lần nữa rằng Bắc Kinh không phải là một con hổ giấy". Đó là tuyên bố của Pakistan. Sau khi cuộc chiến Việt - Trung kết thúc, Pakistan cho biết Ấn Độ đã bí mật hỗ trợ Việt Nam và điều đó là một trong những lý do hợp tác quân sự Pakistan và Trung Quốc trở nên gần gũi hơn.

Thái độ của Bắc Triều Tiên với Việt Nam rất đáng xem xét.

Bắc Triều Tiên và Việt Nam cùng thuộc khối XHCN và cùng với Kim Nhật Thành theo dòng Stalin, với Liên Xô, Cuba lên Án Trung Quốc, ngoài Nam Tư gần như tất cả các nước Đông Âu, thậm chí cả các đồng minh của Trung Quốc tại Châu Âu, Albania đã công khai đứng về phía Việt Nam. Nhưng Trung Quốc vẫn không thể ngỡ ngàng bằng thái độ của Kim Il Sung Bắc Triều Tiên.

Kim Nhật Thành đã chống lại áp lực của điện Kremlin với các dọng điệu rõ ràng.

"Khi có tham vọng nhưng không đủ sức công với sự "ngớ ngẩn", các lãnh đạo Việt Nam đã đưa đến việc phá hủy nền kinh tế, gây nguy hiểm cho nền độc lập của quốc gia họ! Một cuộc chiến với Trung Quốc, tôi không thể đánh giá hết mức độ thiệt hại, chính phủ Bắc Triều Tiên và một số nước ủng hộ Trung Quốc trong cuộc chiến tranh tự vệ với Việt Nam."

Chúng ta có thể thấy trong lời tuyên bố này của Bắc Triều Tiên là họ đã xúc phạm Việt Nam để ủng hộ Trung Quốc và làm theo "cuộc chiến tranh tự vệ của Trung Quốc chống Việt Nam" nhưng bản chất thực sự của cuộc chiến là Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Từ các hành động ngoại giao Kim Il Sung đã ủng hộ Trung Quốc dùng vũ lực, về chiến lược Kim Nhật đã rõ ràng công khai gây thù hận với Liên Xô, có thể nói Kim Il Sung hoàn toàn là một chỗ dựa cho Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Sau năm 1979 Kim Nhật Thành đã bắt đầu hướng dẫn để con trai ông Kim Jong Il kế nhiệm, Kim Jong Il bắt đầu tham gia quản lý Ủy ban Quốc Phòng. Người ta nói rằng Kim Il Sung đã hình thành đường dây với Trung Quốc bởi con trai.

Tại sao Kim Il Sung, cha và con trai đã hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam? Vũ điệu mà họ chơi với Việt Nam là gì? Điều gì làm cho từ ngữ của họ trở nên cấp tiến?

1. Kim Il Sung và con trai ông trong thời gian đó đã cùng với các lãnh đạo Trung Quốc thông suốt với nhau. Trung - Hàn Quốc biên giới hai bên đã đặt quan hệ hữu nghị không lâu sau khi cuộc chiến Nam Bắc Triều tiên kết thúc. Trong một thời gian dài Trung Quốc đã phải trả một cái giá đắt cho chiến tranh Triều Tiên, nhưng Kim Il Sung, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và các lãnh đạo khác của Trung Quốc vẫn cảm thấy sự thân thiết. Việc Đặng Tiểu Bình "trừng phạt" Việt Nam và được sự ủng hộ của Bắc Triều Tiên cho thấy tình cảm hai nước anh em.

2. Với các tác động của phía Trung Quốc đối với việc thành lập sự chống đối Việt Nam của Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng, Việt Nam đã rất bất mãn trong thái độ đó, quan hệ Triều - Việt đã lạnh nhạt trong thế kỷ qua, hầu như cắt tất cả các liên hệ giữa hai nước. Vì vậy Triều Tiên hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc xâm lược này.

3. Sự thể hiện của cha con Kim Sung trong chiến tranh Việt - Trung đã mang lại lợi ích chiến lược cho không chỉ Trung Quốc mà còn có lợi cho cả Đông Bắc Á. Tại thời điểm này Moscow đến Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại rằng quân đội Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ tấn công hạm đội 7 tại Nhật Bản, Okinawa, trên biển 200 dặm về phía Tây Nam họ thực hiện các cuộc bắn thử tên lửa. Anh dự định thực hiện theo lời hứa để bán đứng Trung Quốc... Mô hình chiến lược thay đổi đáng kể với Trung Quốc.

4. Triều Tiên trong những năm qua đã có những tính khác biệt dưới thời Kim Jong Il, tiếp tục từ chối quyền lực chính trị tập trung vào quyền lực các lực lượng quân sự...

5. Kim Jong
Il là lá chắn cho sự mở rộng của Liên Xô của Trung Quốc, quan hệ Xô - Triều cũng thăng trầm theo thời gian. Trung Quốc đã chuẩn bị để đón nhận hai cuộc chiến biên giới Việt - Trung và Xô - Trung, người Triều nghĩ rằng nó cũng có lợi ích riêng của họ khi Trung Quốc tấn công Việt Nam và mối quan tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

6. Bắc Triều Tiên đã mở một con đường cho Trung Quốc "có lý ". Khi Đặng và báo chí Mỹ hỏi về mục tiêu cuộc chiến này: "Mục tiêu của chúng tôi chỉ đơn giản là phá vỡ niềm tự hào của Việt Nam rằng sức mạnh quân sự đứng thứ 3 Thế giới chỉ là thần thoại, chúng tôi không muốn chiếm đất. Hơn nữa cần cho họ biết rằng họ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn. " Bắc Triều Tiên ngay lập tức có một bài xã luận rằng cái gọi là "làm bất cứ điều gì họ muốn" là cuộc xâm lược Lào, Campuchia nhưng cũng có hàng trăm lần Trung Quốc xâm lược.

Sau đó các tài liệu đã chứng minh rằng vào năm 1979, Kim Il Sung, cha và con trai đã thông qua các kênh ngoại giao khác nhau để hỗ trợ Trung Quốc, với Trung Quốc họ có cảm giác của lòng biết ơn sâu sắc và không chút nghi ngờ.

3 nhận xét:

  1. LIÊN XÔ 1979: CHẶN BÀN TAY XÂM LƯỢC VIỆT NAM

    LÊ ĐỖ HUY (LƯỢC THUẬT)

    35 năm trước, Liên Xô đã biết cách tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng để “khôi phục hòa bình và công lý”, báo ‘Phòng thủ đường không và vũ trụ’ của Nga viết.

    Đầu 1979, tại biên giới Trung quốc - Việt Nam hình thành mặt trận gồm 15 sư đoàn thê đội 1, 6 sư đoàn dã chiến quân thê đội 2, và 3 sư đoàn dự bị. Tổng quân số cụm quân được động viên để tham chiến chống Việt Nam lên tới 29 sư đoàn…

    3h 30 ngày 17/2/1979 trên một số hướng, sau 30 -35 phút pháo hỏa chuẩn bị, quân Trung quốc đã đột nhập qua 20 đoạn biên giới Trung - Việt vào lãnh thổ Việt Nam.

    … Kế hoạch (dùng xung đột quân sự) của ban lãnh đạo Bắc Kinh nhanh chóng đập tan sự kháng cự của quân đội Việt Nam và buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đối ngoại không lệ thuộc vào Trung quốc, trước khi Liên Xô kịp can thiệp, đã bất thành. Ý đồ của Bắc Kinh đảo ngược tình hình ở Campuchia cũng không đạt được.

    Diễn tập biểu dương lực lượng

    Trong thời gian từ 12 đến 26/3/1979 kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung quốc (nước đang tiến hành cuộc xâm lược chống Việt Nam), theo chỉ thị của BCH TƯ Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (các vùng đất tiếp giáp với Trung quốc của Liên Bang xô viết), tại lãnh thổ Mông Cổ, và Hạm đội Thái Bình Dương, đã tiến hành các cuộc tập trận của Quân đội và Hải quân Liên Xô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Năm 1979, các trung đoàn tiêm kích từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia được điều động sang các sân bay Mông Cổ.

      Trong các cuộc diễn tập, tổng cộng đã có 20 sư đoàn binh chủng hợp thành và không quân tham gia, với tổng quân số lên tới hơn 200 ngàn sĩ quan và chiến sĩ, hơn 2 ngàn 600 xe tăng, gần 900 máy bay, 80 tàu chiến các loại.

      Diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên, và chuyển các đơn vị quân đội và hải quân vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đã động viên 52 ngàn quân nhân dự bị, huy động hơn 5 ngàn xe máy của nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.

      Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal. Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn góp mặt gần ba sư đoàn không quân, hai lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường.

      Cùng kỳ, tại các cuộc diễn tập ở Viễn Đông và Đông Kazakhstan (có đường biên giới với Trung quốc), ngoài các đơn vị cấp sư đoàn trở lên bộ đội hiệp đồng binh chủng, còn có các đơn vị bộ đội biên phòng Liên Xô tham gia.

      Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

      Trong tiến trình các cuộc diễn tập đã thực hiện các hoạt động phối hợp hỏa lực của các binh quân chủng. Cuộc hành binh từ Sibir sang Mông Cổ được thực hiện với các quy mô đội hình khác nhau, đội hình đơn vị từ cấp sư đoàn trở lên, và từ cấp trung đoàn trở xuống cấp phân đội. Đã thực hành tập kết đội hình đến cả bằng đường sắt, cả bằng đổ bộ đường không.

      Tại các vùng có đường biên giới với Trung quốc, đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đổi phương, phản kích, và chuyển sang phản công.

      Từ lãnh thổ Ukraina và Belorussia, các trung đoàn không quân chiến đấu đã sang triển khai lực lượng tại các sân bay của Mông Cổ.

      Đồng thời với các cuộc diễn tập, đã điều động các trung đoàn không quân ra phía đông (phía khu vực tiếp giáp hai lục địa Á – Âu) không chỉ từ các quân khu lân cận, mà cả từ vùng Prikarpatia, nằm cách xa các quân khu của Liên Xô có biên giới với Trung quốc tới 7000 km, chỉ nội trong hai đêm.

      Đơn cử, chỉ trong hai đêm đã di chuyển từ Tula toàn sư đoàn không vận từ Tula đến tập kết tại Chita (Chỉ huy sở Quân khu Sibir) qua khoảng cách tới 5,5 ngàn km, chỉ bằng một chuyến bay.

      Các cuộc chuyển quân trên của không quân xô viết không chỉ liên quan đến đội hình chiến đấu cấp trung đoàn, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, mà là cuộc di chuyển của toàn trung đoàn, kể cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất. 5 quân khu đã tham gia tiếp dầu cho cuộc diễn tập này.

      Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới mười trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5000 giờ, đã sử dụng tới 1000 trái bom và tên lửa (trong diễn tập bắn đạn thật).

      Tại biển Đông, và biển Hoa Đông gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu, và tiến hành tập trận đánh tiêu diệt hải quân đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã thực hiện các cuộc đổ bộ của thủy quân lục chiến Liên xô.

      Trợ chiến

      Không quân xô viết còn cử các đơn vị của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn để trinh sát đường không chống quân xâm lược trên lãnh thổ Việt Nam. Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (các phi đội AN – 12, AN – 26, MI – 8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam.

      Rất có kết quả, và có thể nói là khó hình dung nổi với thực lực trang bị lúc đó của Không quân chiến thuật Liên Xô (ý nói còn hạn chế), đã vận hành Cầu hàng không giữa Liên Xô và Việt Nam. Trong khuôn khổ diễn tập tại Liên Xô và chuyên chở vũ khí, trang thiết bị cho Việt Nam, đã vận chuyển tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1000 đơn vị trang bị xe máy, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.

      Xóa
    2. Viện trợ

      Riêng về mặt quân sự, viện trợ cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tốc gấp tiềm lực quân sự cho Việt Nam, nhờ các cuộc chuyển giao khẩn trương thiết bị và vũ khí. Chỉ trong giai đoạn từ khi cuộc xung đột bắt đầu (giữa tháng 2) đến cuối tháng ba, bằng đường thủy đã đưa sang Việt Nam được hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 cỗ pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng, cỡ 122 mm “Grad”, hơn 100 cỗ pháo cao xạ, 400 đồng bộ cao xạ di động cùng hàng ngàn tên lửa đi theo, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích. Dù việc chuyển giao là gấp rút, các vũ khí và trang bị này đã qua thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các trang bị này của quân đội xô viết.

      Đòn cân não

      Thái độ kiên quyết ủng hộ Việt Nam của Liên Xô; phản ứng của công luận thế giới; kháng cự kiên cường của quân đội Việt Nam buộc địch phải chịu tổn thất to lớn; tổ hợp hành động quân sự - chính trị của Liên Xô được thực hiện dưới dạng bước chuẩn bị cho hành động tiến quân vào lãnh thổ Trung quốc; mâu thuẫn trong giới cẩm quyền Trung quốc, các khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo và trong tác chiến của quân Trung quốc… đã đem lại kết quả mong đợi, bài báo kết luận. 5/3/1979 Bắc Kinh đã phải ra quyết định rút quân, và 20/3/1979 phải thực hiện rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhưng quân Trung quốc vẫn ngoan cố đóng tại một số phần đất (sâu 1km vào lãnh thổ và rộng 2 km), mà trước đó Trung quốc gán ghép là “đất tranh chấp” , ở vùng biên giới hai nước, bài báo nhấn mạnh.

      Bài báo cũng chỉ ra Liên Xô đã chơi rắn đến cùng như vậy, vì Trung quốc xâm lược vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam khơi dậy nguy cơ chiến tranh lớn trên “hai mặt trận” (tức là gây chiến với Nga), do vừa ký kết Hiệp định hợp tác toàn diện Việt – Xô.

      Phương châm trong chiến tranh “Phòng ngự tốt nhất là tiến công”, cũng được áp dụng trong còn điều kiện Liên Xô còn hòa bình, nhưng thế lực bành trướng, bá quyền trong khu vực đang tìm cách khơi lò lửa chiến tranh.

      Nhìn lại, tướng Vũ Xuân Vinh, nguyên thủ trưởng kỳ cựu của ngành đối ngoại quân sự vào năm 2009 chia sẻ, ông vẫn vô cùng ấn tượng về cách Liên Xô đã chọn đầu 1979, bằng ý chí và hành động, cảnh báo “không được đụng đến Việt Nam”.

      Năm 1979, Liên Xô đã tỏ rõ sẽ không ngần ngại áp dụng những biện pháp tột cùng, kiên quyết khôi phục hòa bình và công lý, không để địch thủ mơ tưởng “được đằng chân lân đằng đầu”.


      Địa chỉ bài viết tiếng Nga
      http://www.vko.ru/strategiya/naglyadnaya-demonstraciya-voennoy-moshchi

      http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nhin-ra-the-gioi41/lien-xo-1979-chan-ban-tay-xam-luoc-viet-nam

      Xóa