Khoằm

07 tháng 12 2012

Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI

Đang tổng hợp tư liệu cho bài Các giá trị xã hội chủ nghĩa trong phong trào cánh tả ở các nước Mỹ La Tinh

Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mêhicô ở Bắc Mỹ xuống hết Nam Mỹ, với tổng diện tích trên 20,5 triệu km2; có 33 quốc gia độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan), vốn là một “tân đại lục” nổi tiếng của cộng đồng trên 560 triệu cư dân, là “miền đất hứa” có những nguồn lợi thiên nhiên vô cùng phong phú. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, vùng đất Mỹ Latinh có thể bảo đảm cho 1 tỷ người trên trái đất hưởng thụ mức sống cao. Ấy thế mà hàng trăm triệu dân Trung và Nam Mỹ đã phải sống triền miên trong cảnh đói nghèo. Ở Argentina, số địa chủ chỉ với tỷ lệ 1,2% dân số nhưng lại chiếm hơn một nửa ruộng đất canh tác trong cả nước. Tại Mexico, giữa lúc 2 triệu nông dân không có ruộng, thì gần 2.500 chủ đại điền trang chiếm hữu từ 10.000 đến 300.000ha điền địa mỗi người.

Vào thập kỷ 30 của thế kỷ trước, hay những năm sau cuộc khủng hoảng Phô Uôn năm 1929, các nước Mỹ Latinh đã phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp, và kết quả là họ đình hoãn việc trả các khoản nợ nước ngoài, chủ yếu là với các ngân hàng Bắc Mỹ và Tây Âu. Ngoài ra, l6 triệu héc ta đất cũng được quốc hữu hóa và phần lớn được trao trả cho cộng đồng thổ dân dưới hình thức tài sản cộng đồng.

Trong các thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, Mỹ La-tinh là khu vực đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ thực hiện đường lối công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nhưng chính điều đó đã gây ra sự khan hiếm ngoại tệ mạnh và sự cắt đứt với thị trường quốc tế. Bởi vậy, từ cuối những năm 70, khi sức cạnh tranh của khu vực này trên thị trường xuất khẩu thế giới bắt đầu sụt giảm, nền kinh tế Mỹ La-tinh nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng. Những năm 80, nợ nước ngoài của Mỹ La-tinh lên tới 240 tỷ USD, lạm phát phi mã ở mức 4 con số; lưu thông tiền tệ bị phá vỡ...

Bối cảnh kinh tế-xã hội các nước Mỹ Latinh những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI Sau các cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1980-1982, chịu tác động và sức ép của Mỹ và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đại đa số các nước Mỹ Latinh đã áp dụng mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, với các đặc trưng cơ bản là: giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế; thực hiện tư nhân hoá tới mức tối đa, tự do hoá thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội,…

Sau gần 30 năm áp dụng mô hình này, trừ một số kết quả kinh tế nhất định ở Chilê và Cộng hoà Đôminican, hầu hết các nước Mỹ Latinh đều lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc:
- Kinh tế lâm vào trì trệ.
- Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh năm 1985 là 300 tỉ USD, năm 2003 là 750 tỉ USD và gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các nước Mỹ Latinh.
- Phân hoá giàu nghèo và tình trạng nghèo đói rất gay gắt.
- Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng; văn hoá mất dần bản sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng
-Tình trạng kinh tế - xã hội như vậy đã tạo nên bầu không khí bất bình xã hội ngày càng gia tăng và sẵn sàng bùng nổ ở các nước Mỹ Latinh.

Nhằm thoát khỏi tình trạng này, Mỹ La-tinh bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế theo mô hình chủ nghĩa tự do mới. Thực chất mô hình này là hiện thân chiến lược của tư bản Mỹ nhằm duy trì và củng cố vai trò thống trị đối với khu vực "sân sau" của mình. Thực tế, đầu những năm 90, việc tiến hành những cải cách theo mô hình chủ nghĩa tự do mới như: loại bỏ việc kiểm soát giá cả, đô la hoá tiền tệ, tự do hoá thương mại, tư nhân hoá, giảm vai trò quản lý của nhà nước... đã đem lại một vài cải biến tích cực trong đời sống kinh tế khu vực. Mức tăng trưởng kinh tế và tình hình tài chính được cải thiện, GDP tăng bình quân trong mấy năm đó đạt 3,5%; lạm phát giảm từ mức 3 con số xuống 1 con số; xuất khẩu mở rộng; thu hút đầu tư bên ngoài với số lượng lớn... Tuy nhiên, những khởi sắc kinh tế đó lại dựa trên cơ sở các yếu tố không vững chắc.

Sau những cơn địa chấn dữ dội về chính trị, dẫn tới sự tan rã của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và khu vực Trung, Đông Âu, các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã triệt để lợi dụng cơ hội này để “thừa gió bẻ măng”. Chúng ra sức khua chiêng gióng trống hòng tống khứ cái “bóng ma chủ nghĩa cộng sản đã từng ám ảnh châu Âu” và không ngừng khuấy động các cuộc bạo loạn về chính trị nhằm xuất khẩu phản cách mạng dưới những ngôn từ lừa mị: “cách mạng đường phố”, “cách mạng nhung”, “cách mạng màu sắc” – “màu hoa hồng”, “màu da cam”, “màu hoa tuy-líp”, “màu Jeans”… Thế nhưng, cũng chính trong thời điểm ấy, tại khu vực Tây bán cầu đã xuất hiện một “làn sóng đỏ” - thông qua bầu cử dân chủ, các thủ lĩnh của phong trào cánh tả đã nắm chính quyền tại 9 quốc gia từng được mệnh danh là “sân sau” của Mỹ: Brazil, Bolivia, Chile, Venezuela, Argentina, Panama, Paraguay, Nicaragua, Ecuador.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và ngày càng phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI. Hiện tượng Chavez nổi lên vì người ta khao khát sự đa dạng chính trị. Trong những năm 90, tất cả đều bắt đầu nghĩ rằng không có giải pháp nào khác. Và rồi xuất hiện một người nói rằng chủ nghĩa xã hội cũ đã hết thời và sẽ đưa ra một hình mẫu mới, đã dẫn đến thực tế là ông được chào đón như Fidel mới hoặc Che Guevara.

Từ giữa những năm 90, hệ lụy của những cải cách theo mô hình chủ nghĩa tự do mới bắt đầu lộ rõ; nền kinh tế bị chao đảo, GDP tăng giảm thất thường với dao động từ 5,2% năm 1994 xuống 0,3% năm 1999; phân hoá giàu nghèo lan rộng. Chỉ tính trong 2 thập niên 1980-1999, số người nghèo đói ở Mỹ Latinh đã tăng thêm 100 triệu. Tổng số nợ nước ngoài trong khu vực đã vượt lên mức kỷ lục với 850 tỷ USD và số người thất nghiệp đã gia tăng đến hơn 200 triệu. Vì thế, Mỹ La-tinh được coi là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới, người nghèo chỉ nhận được 1,6% GDP, người nghèo tăng từ 200 triệu năm 1999 lên 225 triệu năm 2003, chiếm 44% tổng số dân toàn khu vực; tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,5% năm 1990 lên hơn 10% năm 2001. Có thể nói nạn đói nghèo, thất nghiệp, nợ nước ngoài, tham nhũng và khủng hoảng xã hội là những căn bệnh kinh niên của miền đất hứa này.

Trước thực tế đó, từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả tiến bộ đã lên cầm quyền ở nhiều nước Mỹ La- tinh, trong đó có một số chính phủ tái đắc cử, như: Vê-nê-du-ê-la, Chi-lê, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-na-ma, U-ru-guay, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa, E-cu-a-đo... Tại Pa-ra-guay, ngày 21-4-2008, ông Phéc-năng-đô Lu-gô - lãnh tụ phong trào cánh tả - đã đắc cử Tổng thống. Gần đây nhất, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Pha-ra-bun-đô Mác-ti (En Xan-va-đo) đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 15 tháng 3 năm 2009, đưa nhà báo Ma-uy-xi-ô Phu-nét (Thành viên của Mặt trận) lên làm Tổng thống. Sau những năm cầm quyền, lãnh đạo cánh tả đã tiến hành một số cải cách phù hợp, tiến bộ, bước đầu mang lại kết quả đáng khích lệ, đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, trì trệ và đang trên đà phục hồi, tăng trưởng khá Vê-nê-du-ê-la: 9,6%; Ác-hen-ti-na: 8,3%; Chi-lê: 5%...

Lực lượng cánh tả liên tiếp giành thắng lợi trên chính trường Mỹ La- tinh gần đây do nhiều nguyên nhân; song trước hết, do tác động bởi xu hướng dân chủ hoá đời sống chính trị khu vực. Xu hướng này bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX - thời kỳ mà các nhà bình luận quốc tế hay dùng là: "Thời kỳ sau Việt Nam". Tiến trình dân chủ hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cục diện chính trị toàn khu vực, trong đó tiêu biểu nhất là sự kiện ở Chi-lê và Pa-ra-goay.

Ở Chi-lê, sau 13 năm bị kìm kẹp bởi chế độ độc tài phát xít, 16 đảng đối lập ở Chi-lê đã đoàn kết trong một liên minh chung và giành thắng lợi trước nhà độc tài Pi-nô-chê trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988 và Tổng tuyển cử năm 1989. Ở Pa-ra-goay, chế độ độc tài khét tiếng Xi-trô Et-xnô cũng bị sụp đổ sau cuộc tổng tuyển cử tự do tháng 1-1989. Trước tình hình đó, các Tổng thống Mỹ, từ R.Rigân nhiệm kỳ 1983-1989 đến G.Bush cha nhiệm kỳ 1989-1993 buộc phải bỏ rơi những đồng minh thân cận nhất của mình, công nhận thắng lợi của các lực lượng dân sự, tiến bộ ở các nước này và điều chỉnh chính sách đối với khu vực. Sau khi thoát khỏi chế độ độc tài, khôi phục thể chế dân chủ, các cải cách chính trị đã tạo dựng một môi trường hoà bình và thuận lợi để Mỹ La-tinh tập trung phát triển kinh tế. Gần đây, sự bất lực của các chính quyền cánh hữu trong việc đề ra đường lối phát triển đất nước cùng với nạn tham nhũng đã gây bất bình trong nhân dân, tạo điều kiện cho các lực lượng cánh tả có đường lối dân tộc tiến bộ nắm thời cơ, vận động, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng lao động để tranh cử và giành thắng lợi ở một loạt nước.

Cùng với sự biến đổi đó là sự phá sản của chủ nghĩa tự do mới. Trong số các nguyên nhân tạo nên sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ La tinh, còn phải kể đến sự thay đổi sách lược đấu tranh và thực hiện cải cách kinh tế. Những năm gần đây, các lực lượng cánh tả đã chuyển từ hoạt động vũ trang sang vận động quần chúng nhân dân, liên kết với các phong trào cánh tả và tiến bộ ở trong nước và khu vực; thực hiện đấu tranh nghị trường, đưa ra cương lĩnh vận động đáp ứng nguyện vọng của người dân và phù hợp với tình hình thực tế ở Mỹ La-tinh.

Đặc biệt, các đảng cánh tả đã liên kết với nhau thành lực lượng rộng rãi, phối hợp đấu tranh trên mặt trận chung; như việc các nhà lãnh đạo 3 nước: Bô-li-vi-a, Cu-ba và Vê-nê-du-ê-la đã ký Hiệp định thương mại ba bên (ALBA) nhằm trao đổi thương mại và hỗ trợ nhau cùng phát triển và là đối trọng của Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ (FTAA)... Các nước Mỹ La-tinh có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá, địa lý; vì thế, việc các đảng cánh tả giành thắng lợi càng tạo điều kiện để họ gắn bó, sát cánh, giúp đỡ nhau cùng đấu tranh cho mục tiêu xoá bỏ nghèo đói, bất công, cải cách kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, vì sự tiến bộ và phát triển.

Trên không gian Mỹ La tinh rộng lớn, danh từ chủ nghĩa xã hội đang trở thành động lực tập hợp lực lượng và ấp ủ niềm hy vọng lớn lao nhất, không phải là tia hy vọng mỏng manh, trừu tượng, mà là niềm tin công khai của đông đảo nhân dân đang cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Phong trào cải cách và đổi mới mạnh mẽ nhất hiện nay đang diễn ra ở khu vực Mỹ Latin. Nhiều ứng viên theo trường phái tân tự do đã thất bại cay đắng. Trong khi đó, các ứng viên theo cánh tả lại gặt hái hàng loạt thành công.

Đơn cử như trường hợp của tổng thống Venezuela Hugo Chávez. Vị lãnh đạo nguyên là một binh lính kháng chiến cách mạng này đã giành chiến thắng vang dội trong kỳ bầu cử tổng thống vào cuối năm 1998, đã lên án chính sách thị trường tự do của Mỹ áp dụng ở Mỹ La-tinh là một "liều thuốc chết người”; đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động tỏ rõ sự bất bình, thất vọng về "chủ nghĩa tự do mới” và hướng sự ủng hộ vào các chính sách tiến bộ của lực lượng cánh tả, tiếp theo sau một công nhân kiêm công đoàn viên của Brazil, Lula, đắc cử. Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia đều đạt được những thành công đáng khích lệ. Có thể kể ra một vài người như Evo Morales, một nhà lãnh đạo vui vẻ và hòa đồng của Bolivia; Daniel Ortenga, cựu chiến sĩ cách mạng của Nicaragua; Rafael Correa, nhà kinh tế học không chính thống của Ecuador; René Reval đại diện cho Haiti; Nestor và Cristina Kirchner đến từ Argentina, Tabaré Vazquez của Uruguay và Michelle Bachelet, tổng thống nữ của Chile. Chẳng bao lâu nữa, Fernando Lugo, chuyên gia thần học tự do, sẽ trở thành tổng thống của Paraguay.

Tùy theo đặc điểm của mình, mỗi một quốc gia nói trên đã áp dụng nhiều kinh nghiệm đương đầu với khủng hoảng trầm trọng vốn tàn phá nặng nề khu vực châu Mỹ Latinh sau nhiều thập niên phát triển theo hướng chủ nghĩa tân tự do. Một số nhà lãnh đạo, đặc biệt là những vị lãnh đạo của các quốc gia Anh-điêng như Venezuela, Bolivia và Eucuador, đã áp dụng chủ trương cải cách một cách táo bạo. Một số quốc gia khác như Brazil, Uruguay và Chile thì đi theo con đường ôn hòa hơn, tránh đối đầu.

Những đặc điểm của các chính phủ đang cầm quyền tại Venêxuêla, Êcuađo và Bôlivia: Tầm quan trọng của các phong trào quần chúng Cần nhấn mạnh rằng chúng ta có thể hiểu được nền chính trị tại Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo nếu biết rõ về sức mạnh của các phong trào quần chúng trong lịch sử hiện đại của những nước này. Các phong trào quần chúng to lớn là nhân tố quyết định tới sự xuất hiện và tồn vong của các chính phủ hiện tại của Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo. Các bản Hiến pháp mới Hiến pháp mới dân chủ hơn bằng trưng cầu ý dân.
Bản Hiến pháp này, với một số điều vừa được sửa đổi và đầu năm 2009, bảo đảm các quyền lợi về văn hóa, kinh tế và xã hội cho đa số quần chúng. Ngoài ra, bản Hiến pháp này cũng đặt ra một cơ chế cho phép phế truất Tổng thống cũng như các chức vụ dân bầu ở mọi cấp qua con đường dân chủ.

Hiến pháp mới của Vênêxuêla sau đó đã tạo cảm hứng cho các quá trình tương tự tại Êcuađo (tháng 8/2008) và Bôlivia (tháng l/2009). Đây và những cải cách thực sự sâu sắc.

-Vênêxuêla: Tháng 12-1998, lãnh tụ của Phong trào Nền cộng hoà thứ Năm (MVR) Hugo Chavez đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Vênêxuêla với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ Latinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới. Năm 2000, trong cuộc bầu cử Tổng thống theo Hiến pháp và luật bầu cử mới của Vênêxuêla, Hugo Chavez đã tái đắc cử Tổng thống. Ngoạn mục hơn cả là các cuộc vận động quần chúng khổng lồ một cách tự phát vào ngày 12/4/2002 phản đối cuộc đảo chính (bất thành) nhân lật đổ Tổng thống Hugo Chávez, và các phong trào quần chúng này đã trực tiếp đưa nhà lãnh đạo cánh tả trở lại Phủ Tổng thống Miraflores một ngày sau đó. Tháng 8-2004, trong cuộc trưng cầu dân ý về tín nhiệm đối với Tổng thống, được tổ chức theo yêu cầu của phe đối lập, Tổng thống Hugo Chavez đã giành được hơn 60% số phiếu ủng hộ của cử tri. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006, một lần nữa, Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống.

- Chilê: Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, ứng cử viên của Đảng Xã hội Chilê, ông Ricácđô Lagốt đã thắng cử. Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005, bà Michen Bachêlê Hêria, cũng là ứng cử viên của Đảng Xã hội Chilê, đã thắng cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Chilê.

- Braxin: Năm 2002, Chủ tịch Đảng Lao động Braxin Lula Đa Xinva đã thắng cử Tổng thống. Năm 2006, ông Lula Đa Xinva một lần nữa tái đắc cử Tổng thống.

- Áchentina: Năm 2003, ông Kítxnơ, lãnh tụ Đảng Công lý, đã thắng cử Tổng thống. Năm 2007, với sự ủng hộ của các lực lượng cánh tả, bà Kítxnơ (Phu nhân của Tổng thống Kítxnơ) đã đắc cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của áchentina.

- Panama: Năm 2004, ông Máctin Tôriốt, lãnh tụ Đảng dân chủ cách mạng (PRD) đã thắng cử Tổng thống.

- Urugoay: Năm 2004, ông Tabare Váckê, ứng cử viên của liên minh cánh tả “Mặt trận rộng rãi” (FA) đã thắng cử Tổng thống ngay ở vòng đầu với 50,69% phiếu bầu.

- Bôlivia: Nhiều cuộc đấu tranh chống lại quá trình tư hữu hóa tài nguyên nước đang nổi lên trong giai đoạn 2000- 2004. Năm 2005, ông Êvô Môralét, lãnh tụ của “Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội” (MAS) đã trở thành Tổng thống đầu tiên là người thổ dân của nước này.

- Êcuađo: Bốn Tổng thống cánh hữu đã bị các phong trào quần chúng ''tống về nhà'' từ năm 1997 tới năm 2005. Năm 2006, ông Côrêa, ứng cử viên của Liên minh đất nước và Đảng Xã hội - Mặt trận rộng rãi, Phong trào Thổ dân đã thắng cử Tổng thống.

- Nicaragoa: Năm 2007, ông Đaniel Ortêga, Chủ tịch Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô (FSNL) đã thắng cử Tổng thống.

- Goatêmala: Năm 2007, ông Anvarô Côlôm, ứng cử viên của Đảng Cánh tả Đoàn kết Hy vọng Quốc gia đã giành thắng lợi trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống với 52,77% phiếu bầu.

- Paragoay: Năm 2008, ứng cử viên của Liên minh cánh tả Paragoay Ph. Lugô đã trúng cử Tổng thống Paragoay (được 41% phiếu bầu so với 31% của ứng cử viên thuộc Đảng Bảo thủ cầm quyền từ hơn 60 năm trước đó). Các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh hiện nay đều tiến hành, ở mức độ khác nhau, các cuộc cải cách về kinh tế - xã hội và chính trị mang tính chất dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân.

Tổng thống Vênêduêla Hugo Chavez nhất quán với tính chất xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va ở Vênêduêla, đưa đất nước đi lên “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”. Tổng thống Bôlivia Evo Morales nhiều lần tuyên bố “chủ nghĩa xã hội là niềm hy vọng của Mỹ La tinh”, khẳng định mình là người “chống chủ nghĩa đế quốc từ trong xương tuỷ”. Tổng thống Êcuađo R. Correa giành thắng lợi trong vòng 2 bầu cử Tổng thống năm 2006 nhờ tuyên bố sẽ sửa đổi Hiến pháp theo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”. Trong Lễ nhậm chức đầu năm 2007, Tổng thống Nicaragoa Daniel Ortega tuyên bố “hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình”...

Nói chung, vì lo ngại áp lực xã hội cho nên tất cả các chính phủ mới tại châu Mỹ Latinh đã cố gắng tách mình ra khỏi những tín điều chính trị cũ của trường phái tân tự do; làm tê liệt sự tư nhân hóa trong các khu vực trọng yếu chiến lược của nền kinh tế, quay lại củng cố vai trò quản lý chủ chốt của nhà nước; đầu tư vào các chương trình xã hội và giảm đà tác động của những biện pháp do các đảng viên đảng Lao động hay dao động trước đây đã áp dụng.

Như tổng thống Hugo Chavez của Venezuela đã khẳng định trong Hội thảo quốc tế xã hội vào năm 2006, phong cách quản lý của những lớp lãnh đạo mới phản ánh tương quan giữa các lực lượng của mỗi nước. Phong cách quản lý đó không nhất thiết phải là một mô hình độc đáo duy nhất và có thể sẽ đi theo một nhịp điệu phát triển riêng của mình. Tuy nhiên, tất cả họ sẽ rồi cũng sẽ vượt qua được những điều không may của chủ nghĩa tân tự do. Để không làm cho đông đảo người dân vỡ mộng và tránh đi theo lối mòn của khối tự do-bảo thủ, chính phủ các nước trên cần phải phát triển đất nước theo hướng đổi mới. Yêu cầu thực tế đặt ra là phải thay đổi triệt để hơn và rộng lớn hơn. Nếu không, sự đáp trả của lịch sử có thể sẽ rất tàn bạo. Có thể lấy Venezuela làm ví dụ điển hình. Tại đất nước châu Mỹ Latinh này, tiến trình Bolivaria1 đã đạt được những thành tựu mang dáng dấp cách mạng và được coi là thách thức trong việc xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”.

Ông Chavez đã thách thức sự kiêu căng ngạo mạn của chủ nghĩa đế quốc và tấn công chế độ độc tài chuyên chính truyền thông bằng hành động không thay mới giấy phép của đài truyền hình láu cá RCTV. Hậu quả là kế hoạch sửa đổi hiến pháp của ông này gần đây đã bị thất bại trong một cuộc trưng cầu dân ý. Theo kế hoạch này, số giờ làm việc trong tuần sẽ giảm xuống còn 36 tiếng đồng hồ thay vì 48 tiếng; hạn chế sự tư hữu ruộng đất và quan tâm hơn đến hiện trạng của tầng lớp công nhân không chính thức.

Tổng thống Venezuela và Tổng thống Evo Morales của Bolivia (phải) xuất hiện trước những người ủng hộ Chủ tịch Cuba Fidel Castro tại Havana, Cuba, ngày 29/4/2006.
Trong khi đó, tại Bolivia, tổng thống nước này là Evo Morales đã quốc hữu hóa xong ruộng đất và các cơ sở lọc dầu, lọc khí. Sáng kiến đầy táo bạo này là một bước ngoặt đáng nhớ trong lịch sử Bolivia, nước nghèo nhất Nam Mỹ. Hiện Bolivia có khoảng 1,5 tỉ m3 khí, lọc 40.000 thùng dầu mỗi ngày và sản xuất ra 150 triệu m3 khí mỗi năm. Nhờ vào hành động thể hiện chủ quyền của chính phủ, một phần nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đã được dành riêng để phát triển các chương trình xã hội chống đói nghèo, để điện khí hóa nông thôn và đầu tư cho các chương trình xóa mù chữ.

Ông Rafael Correa của Ecuador cũng đã khẳng định sẽ không trả nợ nước ngoài bằng chính sự nghèo đói của người dân nước mình. Ông này đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến của Ecuador. Với thắng lợi đó, một lần nữa, ông lại tiếp tục khẳng định tính thuyết phục của chủ nghĩa xã hội.
Tại những quốc gia khác trong đó có Brazil, tiến trình thay đổi bị kìm nén nhiều hơn. Chính sự kìm nén đổi mới này đã gây ra sự bất mãn trong các phong trào xã hội và làm khuấy động những khu vực bảo thủ.

Mặc dù có bước phát triển và mức độ nhận thức khác nhau về yêu cầu phải đổi mới nhưng các nước châu Mỹ Latinh vẫn có một mẫu số chung. Đó là nỗ lực hòa hợp một châu Mỹ Latinh. Mỗi nhà lãnh đạo, qua thực tế hoặc bằng niềm tin, đã nhận ra rằng không một quốc gia nào có thể đối mặt với thế lực của một “đế chế ma quỉ” nếu quốc gia đó chiến đấu đơn độc một mình. Dĩ nhiên, “đế chế ma quỉ” mà những nước châu Mỹ Latinh muốn ám chỉ không ai khác hơn chính là Mỹ, nước luôn xem châu Mỹ Latinh như sân sau của mình. Với một nhận thức tiến bộ như vậy, các nước châu Mỹ Latinh đã có những bước đi quan trọng trong tiến trình hình thành một khối chung của khu vực nhằm chống lại thế lực bá chủ của Mỹ.

Không những củng cố Thị trường chung Nam Mỹ Mercosur mà châu Mỹ Latinh còn bước một bước xa hơn là thúc đẩy dự án Unasul với mục tiêu hòa hợp tất cả các quốc gia Nam Mỹ, tạo nền tảng vững chắc cho kế hoạch xây dựng cuộc cách mạng Bolivaria khác cho người Mỹ (gọi tắt là Alba).

Đã có những bước đi theo định hướng cùng hiệp lực lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng. Chẳng hạn như xây dựng những đường ống dẫn khí có lợi cho toàn khu vực, hình thành Ngân hàng Nam Mỹ nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển khu vực và thậm chí là củng cố tập đoàn truyền thông TeleSul làm đối trọng với sự tấn công về mặt tư tưởng của Mỹ thông qua các phương tiện truyền thông.

Chưa bao giờ trong lịch sử của châu Mỹ Latinh, giấc mơ cổ đại của nhà giải phóng Simon Bolivar lại phát triển mạnh đến nỗi khiến người ta nhận thức ra được tính cần thiết phải xây dựng “Tổ quốc lớn” trước nỗi tuyệt vọng của chủ nghĩa đế quốc Yankee và châu Âu. Chắc chắn hòa nhập khu vực châu Mỹ Latinh không phải là một việc dễ dàng, đơn giản. Vẫn có nhiều thứ bất đối xứng giữa các quốc gia trong khu vực. Vẫn còn đó những mâu thuẫn chính trị chẳng hạn Brazil đã từng ra lệnh cho quân đội của UNO đáng chiếm Haiti, việc quốc hữu hóa ngành dầu mỏ ở Bolivia đã làm dấy lên sự giận dữ của một số ít người thuộc tầng lớp thượng lưu ở Brazil. Họ đã yêu cầu chính phủ Brazil phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bolivia và điều quân tới biên giới giữa hai nước. Bất chấp những khó khăn thách thức, các nhà lãnh đạo vẫn hiểu rằng hòa hợp là vấn đề sống còn. Bằng không, “đế chế ma quỉ” sẽ thừa cơ biến tình trạng chia rẽ trong khu vực châu Mỹ Latinh thành một nguồn vui của nó.

Cánh tả Mỹ La-tinh hiện nay bao gồm lực lượng của các Đảng Xã hội Dân chủ trong khu vực. Tuy nhiên, do sự thống nhất về mục tiêu và tính lan tỏa cách mạng vốn nổi trội ở khu vực, nên cánh tả Mỹ La-tinh còn bao gồm sự hợp tác, tham gia của các Đảng Cộng sản, công nhân và các lực lượng cách mạng tiến bộ khác trong liên minh cầm quyền, vì vậy gọi là: Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh.

Nhờ tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống nghèo đói của các chính phủ cánh tả, tỷ lệ người nghèo giảm từ 44% năm 2002 xuống còn 38% năm 2006. Từ năm 2002 đến năm 2005 Bra-xin đã hoàn trả số nợ 15,5 tỷ USD cho IMF trước thời hạn 2 năm. Chương trình xã hội "không có người đói" của Chính phủ Bra-xin được coi là chương trình trợ cấp xã hội lớn nhất trên thế giới. Những năm qua, đa số chính phủ cánh tả ở Mỹ La-tinh đã tuyên bố tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình kinh tế thị trường tự do sang mô hình kinh tế thị trường kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội; đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng; cải cách ruộng đất; xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ; tạo công ăn việc làm; cung cấp tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng nhà ở cho người nghèo; cải thiện dịch vụ y tế, văn hoá cộng đồng; điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia và có lợi cho người lao động. Về đối ngoại, các nhà lãnh đạo cánh tả đều thực thi chính sách mềm dẻo, linh hoạt, thúc đẩy hợp tác đa phương.

Họ chủ trương thiết lập quan hệ với tất cả các nước trên thế giới và thực hiện công bằng với Mỹ, trên nguyên tắc tôn trọng hoà bình và quyền tự quyết của các dân tộc. Các nước trong khu vực đã nối lại và tăng cường hợp tác với Cu-ba, phản đối chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với hòn đảo tự do này; ủng hộ quá trình dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế và cải tổ Liên hợp quốc; ủng hộ cuộc đấu tranh chống khủng bố; phấn đấu vì một trật tự thế giới mới. Để đạt mục tiêu đề ra, các đảng cánh tả đã có chính sách đoàn kết liên minh rộng rãi, tập hợp lực lượng, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp hành động chống lại chủ nghĩa tự do mới, chống lại sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc, phấn đấu xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm; tiêu biểu như: Diễn đàn Sao Pao-lô; các cuộc hội thảo quốc tế "Các đảng và một xã hội mới" do Đảng Lao động Mê-hi-cô chủ trì hằng năm; hội nghị "Toàn cầu hoá và những vấn đề của phát triển" do Cu-ba đăng cai; Diễn đàn Xã hội thế giới tại Pô-tô A-lê-gre do các tổ chức phi chính phủ của Bra-xin khởi xướng…

Trong các nước Mỹ La tinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, Vê-nê-du-ê-la là nước có tiến trình cải cách sâu rộng và triệt để. Tổng thống H.Cha-vét nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng Bô-li-va5 ở Vê-nê-du-ê-la là đưa đất nước đi lên "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI". Trong bài phát biểu ngày 3/12/2006 ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống H.Cha-vét đã khẳng định "Vê-nê-du-ê-la sẽ tiếp tục con đường đi lên CNXH thế kỷ XXI". Thực hiện mục tiêu trên, Tổng thống H.Cha-vét cùng các chính đảng cánh tả ở Vê-nê-du-ê-la đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận và bước đầu xác định những nội dung cơ bản của "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI". Theo đó, về chính trị, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Xi-mông Bô-li-va, tư tưởng nhân đạo Thiên chúa giáo làm nền tảng tư tưởng; nhấn mạnh tư tưởng "dân chủ cách mạng" (còn gọi là dân chủ tham gia) và "chính quyền nhân dân"; xúc tiến thành lập Đảng XHCN thống nhất Vê-nê-du-ê-la (PSUV).

Về kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế Hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo; thực hiện quốc hữu hoá nền kinh tế quốc dân. Về xã hội, thực hiện phân phối công bằng của cải xã hội; giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo. Về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ La-tinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; lấy hợp tác thay thế cạnh tranh; đấu tranh cho một thế giới đa cực và dân chủ. Về phương thức thực hiện, kế thừa những mặt tốt đẹp của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, nhưng không rập khuôn, sao chép mà thường xuyên đổi mới và sáng tạo; phát triển mạnh kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết toàn dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước XHCN.

Việc thành lập Đảng XHCN thống nhất Vê-nê-du-ê-la làm nòng cốt lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH thế kỷ XXI, được Tổng thống H.Cha-vét tiến hành một cách khẩn trương; tháng 12 năm 2007 Đảng đó chính thức đi vào hoạt động. Trong năm 2008, Đảng XHCN thống nhất Vê-nê-du-ê-la do Tổng thống H.Cha-vét làm chủ tịch đã giành thắng lợi trong lần trưng cầu dân ý về việc sửa đổi Hiến pháp, cho phép tăng nhiệm kỳ của Tổng thống lên 6 năm. Điều này đã mở đường cho H.Cha-vét tiếp tục tranh cử Tổng thống lần sau.

Có thể nói, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh là một “hiện tượng”, được dư luận thế giới hết sức quan tâm. Giới phân tích dự báo: thời gian tới, nhiều khả năng lực lượng cánh tả vẫn giữ được vai trũ cầm quyền tại nhiều nước trong khu vực, do duy trì thể chế dân chủ tư sản và nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn đáp ứng một phần nhu cầu của đa số cử tri. Các nước do lực lượng cánh tả lãnh đạo tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thu hẹp bất bình đẳng xã hội; đề cao ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, tinh thần đoàn kết Mỹ La-tinh, chống đế quốc.

Xu thế liên kết, hội nhập chính trị - kinh tế - thương mại giữa các nước trong khu vực tiếp tục được thúc đẩy. Các tổ chức hội nhập cấp tiểu vùng, như Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng đồng các quốc gia vùng lãnh thổ An-dét (CAN), khối thị trường chung Ca-ri-bê (CARKOM), Khối kinh tế Trung Mỹ (Kế hoạch Pu-ê-la)… có thể sáp nhập với nhau thành những tổ chức hội nhập lớn hơn theo mô hình chung EU để tăng cường sức mạnh nội khối và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ngoài các nhân tố tác động từ bên ngoài, sự cạnh tranh vai trò ảnh hưởng trong khu vực sẽ diễn ra theo chiều hướng tăng lên, nhất là giữa các lực lượng cánh tả ôn hòa và lực lượng cánh tả cấp tiến (Vê-nê-du-ê-la và Bra-xin).

Những chuyển biến tích cực của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh trong thời gian qua đã làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng giữa các đảng phái tại vùng đất vốn được coi là "sân sau" của Mỹ và làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng của Oa-sinh-tơn ở đây. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn ở phía trước, nhưng những thắng lợi mà phong trào đạt được đã tạo niềm tin cho nhân loại tiến bộ trên thế giới vào tương lai "một thế giới tốt đẹp hơn" là hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.

Giương cao ngọn cờ đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kiên quyết thoát khỏi vòng kiềm tỏa của cái gọi là “chủ nghĩa tự do mới” do Mỹ áp đặt, những lãnh tụ có uy tín của phong trào cánh tả như Daniel Ortega (Nicaragua), Lula da Silva (Brazil), Hugo Chavez (Venezuela), Evo Morales (Bolivia), Rafael Correa (Ecuador)…, đã và đang tìm tòi xây dựng những mô hình mới thích ứng với sự nghiệp đấu tranh “giành chính quyền trong thế kỷ 21”, nhằm mục tiêu tiến tới “xây dựng nền dân chủ toàn diện”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội Simon Bolivar”, “xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”…

Cao trào đấu tranh hướng tới “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” của nhân dân lục địa châu Mỹ Latinh hiện nay là nhằm giải quyết vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Phong trào cánh tả đang lên tại lục địa châu Mỹ Latinh, chính là sự hợp lưu của các dòng chảy được khơi nguồn từ Đảng Lao động Brazil, Đảng Xã hội Chile, Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino, Đảng Phong trào nền cộng hòa thứ năm của Venezuela, Đảng Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội của ông Evo Morales ở Bolivia… Nguồn lực và sức mạnh của những dòng chảy ấy, đã được khơi dậy từ trong tình cảm cách mạng và ý chí quật khởi của các tầng lớp nhân dân.

Được sự ủng hộ mạnh mẽ của quảng đại quần chúng thông qua lá phiếu bầu cử tổng thống, những nhân vật nổi tiếng của phong trào cánh tả đã đàng hoàng bước lên vũ đài chính trị. Với sự đóng góp đắc lực kể cả nhân lực, vật lực và tài lực của quần chúng, các chính phủ của phong trào cánh tả đã tiến hành được những cải cách về thể chế, quốc hữu hóa những ngành kinh tế trụ cột (như ngành dầu khí), giải quyết những vấn đề quan trọng như: xóa đói giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, xây dựng thêm trường học, cải thiện dịch vụ y tế…

Một nhân tố khác góp phần quyết định sự thắng lợi của các lực lượng cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh, đó là sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân trong khu vực. Ở Venezuela, Đảng Cộng sản kiên định ủng hộ các phong trào đấu tranh của các lực lượng cánh tả suốt 10 năm qua. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2006, Đảng Cộng sản đã góp gần nửa triệu phiếu bầu cho Tổng thống Hugo Chavez. Quốc hội và Chính phủ Venezuela hiện nay có một bộ trưởng và 6 nghị sĩ là đảng viên Cộng sản…

Theo dõi những cuộc bầu cử ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy rõ các lực lượng đối lập chiếm khoảng 40% tỷ lệ phiếu bầu. Điều quan trọng là, sau khi giành được chính quyền bằng con đường nghị trường, các thế lực cách mạng phải tổ chức thực thi quyền lực trong hành lang pháp lý, điều kiện thể chế chính trị và cơ sở kinh tế-xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” sẽ diễn ra phức tạp trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Những vấn đề dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân chủ và khủng hoảng kinh tế-xã hội đã tồn đọng qua nhiều năm tháng, các tầng lớp nhân dân khao khát mong đợi sớm được giải quyết, sẽ tạo thành áp lực lớn đối với các chính phủ đang cầm quyền. Đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ.

Nhằm thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”, các nhà lãnh đạo cánh tả ở châu Mỹ Latinh đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng.

- Thành lập một chính đảng tiền phong “rộng lớn nhất, dân chủ nhất và cách mạng nhất” để lãnh đạo đất nước. Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela hai năm trước đây, do Tổng thống Hugo Chavez làm Chủ tịch, là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao.

Đảng tự xác định là chính đảng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, vì lợi ích của giai cấp lao động và của dân tộc, lấy tư tưởng Các Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, X. Bôliva làm kim chỉ nam hoạt động. Đảng cũng tự khẳng định nhiệm vụ của mình là “rèn luyện đạo đức cách mạng, phê bình và tự phê bình, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống nguy cơ quan liêu, xa rời thực tiễn và độc đoán, chuyên quyền”…

- Tiến hành sửa đổi hiến pháp và thực hiện các biện pháp hiến định phù hợp để cải tạo bộ máy Nhà nước tư sản, nhằm tạo ra hàng loạt các chính sách vĩ mô về quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế như: đẩy mạnh việc quốc hữu hóa các ngành dầu khí, điện lực, viễn thông… Ưu tiên dành vốn đầu tư cho các chương trình xã hội, chống đói nghèo.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, biến quân đội thành công cụ chính trị và quân sự của Đảng để bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.

- Củng cố sự đoàn kết và mở rộng mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa những chính phủ cánh tả với các nước trong khu vực lục địa châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe – đặc biệt là với Cuba, tạo thành sức mạnh tổng hợp giành lại chủ quyền về kinh tế.

Tổng thống Venezuela Chavez đã và đang làm nhiều điều tuyệt vời cho đất nước của ông: quốc hữu hóa một số ngành công nghiệp, biến thặng dư thành khoản hỗ trợ cho người nghèo và vận động quần chúng tham gia tiến trình cách mạng (với các tổ chức nền tảng cách mạng như phong trào cách mạng Bolivia…). Tuy vậy, CNXH ở Venezuela vẫn tồn tại bên cạnh chủ nghĩa tư bản và giai cấp công nhân vẫn chưa hoàn toàn nắm quyền lực nhà nước. Vì tất cả vẫn chưa hoàn thiện nên CNXH của Tổng thống Chavez mới chỉ là một “nguồn cảm hứng” cho toàn bộ châu Mỹ và thế giới.

Thắng lợi của cánh tả ở Mỹ Latinh trong các cuộc bầu cử đó chứng minh cho sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ hoặc sự điều chỉnh cấu trúc - một chiến lược mới của Mỹ đối với các nước đang phát triển. Người dân đã quá mệt mỏi với nghèo đói và sự thống trị của Mỹ cũng như các đại diện của Mỹ ở đất nước họ. Họ cũng bị đè nén dưới các chế độ độc tài được sự hỗ trợ của Mỹ (như Pinochet…). Nó cũng chứng minh rằng nhân dân Mỹ Latinh đang khẳng định quyền độc lập của họ khỏi nước Mỹ, nơi mà họ vẫn bị gọi là sân sau của Mỹ.

Hơn nữa nó cũng khẳng định rằng khi nhân dân có khả năng thể hiện nguyện vọng chính trị của mình thì chắc chắn họ không muốn rập khuôn con đường chủ nghĩa tư bản đầy rẫy khiếm khuyết và một trong những xu hướng thời đại là tìm những phương cách xây dựng xã hội XHCN. Điều đó đang trở thành sự thật ở Venezuela, Bolivia và các quốc gia khác.

Một điểm quan trọng nữa là Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm củng cố khu vực kinh tế nhà nước và giành lại quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tại Vênêxuêla, Nhà nước đã nắm lại tập đoàn dầu khí PDVSA mà trong quá khứ, mặc dù mang danh nghĩa một công ty quốc doanh, lại ưu tiên các quyền lợi cá nhân và khai báo một phần đáng kể doanh thu của mình tại Mỹ.

Ngoài ra còn phải kể tới cuộc cải cách ruộng đất, hướng tới việc giao đất cho người lao động trực tiếp, Bôlivia quốc hữu hóa ngành dầu khí vào năm 2006 và Tổng thống Evo Morales đã điều quân đội tới nắm giữ các mỏ dầu khí, thưng hiện tại các công ty đa quốc gia vẫn hoạt động và trên thực tế vẫn là các đơn vị khai thác.

Có điểm chung giữa Vênêxuêla, Bôlivia và Êcuađo và các nước thuộc phân loại thứ 2 (Braxin, Urugoay, Chilê và Áchentina) là việc tất cả đều theo đuổi các chương trình trợ cấp công. Không nên đơn thuần phản đối chính sách này vì nó tạo thêm việc làm, nâng cao mức lương và bảo đảm các quyền lợi xã hội và kinh tế của những người được hưởng lương, nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và những người hưởng trợ cấp hưu trí. Vênêxuêiavà Bôlivia đã có những bước tiến theo hướng này, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước.

Êcuađo đã đưa ra một sáng kiến quan trọng liên quan tới các khoản nợ công. Tháng 7/2007, Tổng thống Rafael Conea đã thành lập ủy ban kiểm toán nhận diện các khoản nợ công (CAIC) với nước ngoài và cả trong nước Với hành động này, Êcuađo đã trở thành một ví dụ về một chính phủ có quyết định mang tính tự chủ là điều tra quá trình mắc nợ với mục đích xác định các khoản nợ bất hợp pháp và tuyên bố không trả các khoản nợ này.

Các chính phủ hiện tại của Vênêxuêla, Êcuađo và Bôlivia, cũng giống như chính quyền của cố Tổng thống Chilê Salvador Allende trong những năm 70, là đặc trưng của những chính phủ cánh tả trong một xã hội tư bản. Một mặt trận bầu cử hoặc một đảng cánh tả có thể lên cầm quyền, nhưng họ không có quyền lực đầy đủ, vì quyền lực kinh tế luôn nằm trong tay tầng lớp tư sản (các tập đoàn tài chính, công nghiệp, ngân hàng, phương tiện truyền thông, thương mại.v.v...).

Hai hướng đi của cánh tả Mỹ Latinh Các lực lượng tả khuynh Mỹ Latinh đang tranh cãi về hai lựa chọn cách thức thay đổi. Một số tìm cách vượt qua giai đoạn tự do mới bằng cách khôi phục mức độ phát triển qua sự điều tiết của Nhà nước, trong khi một số khác lại ưu tiên sự đột phá theo hướng chủ nghĩa xã hội. Mô hình đầu tiên đang được nhiều tổ chức cánh tả hoặc chính đảng theo trường phái Perơn cầm quyền thực hiện.

Sự lựa chọn thứ hai, hay là bước đột phá hướng tới chủ nghĩa xã hội, trên thực tế chưa thể chỉ ra một lực lượng cầm quyền nào trong thời điểm hiện tại hoàn toàn bước theo con đường này, mặc dù một số chính phủ như của các tổng thống Hugo Chávez và Evo Morales, phần nào hành động theo hướng này.

Dưới sự lãnh đạo của lực lượng cánh tả, đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các nước Mỹ la-tinh đã có những thay đổi rõ rệt. Các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ la-tinh đã tích cực triển khai nhiều cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất công, và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ. Năm 2008 là năm thứ sáu liên tiếp kinh tế Mỹ la-tinh có sự tăng trưởng cao và ổn định sau một thời kỳ dài ảm đạm Các chính sách xã hội tiến bộ cùng với những thành tựu phát triển kinh tế là nhân tố quan trọng khiến đông đảo quần chúng nhân dân các nước Mỹ la-tinh ủng hộ các chính phủ cánh tả tiếp tục nắm quyền lãnh đạo.

Về đối nội, chiều hướng chung của các cuộc cải cách là chuyển từ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới sang mô hình kinh tế thị trường có định hướng xã hội và với sự điều tiết nhất định của chính phủ/

Về đối ngoại, tuy nằm ở khu vực “sân sau” truyền thống của Mỹ, song ở mức độ nhất định, các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều thể hiện khuynh hướng độc lập hơn với Mỹ, đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc; tăng cường liên kết, hợp tác khu vực.

Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước Mỹ la-tinh, nhưng uy tín và vai trò lãnh đạo của các tổng thống theo đường lối cánh tả trong khu vực tiếp tục được củng cố, khẳng định. Hợp tác, liên kết khu vực Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Chính phủ cánh tả các nước Mỹ la-tinh những năm qua là tăng cường quan hệ hợp tác và liên kết khu vực, mở rộng hợp tác với các nước đang phát triển, tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Các cơ chế của khu vực như Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Cộng đồng các quốc gia An-đết (CAN), Thị trường chung Caribe (CARICOM) và CSN liên tục được củng cố và tăng cường. Việc ra đời và đi vào hoạt động của Ngân hàng phương Nam (12-2007) và Ngân hàng ALBA (1-2008) là một bước tiến mới thể hiện nỗ lực tăng cường hợp tác, liên kết nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau và chủ động tự giải quyết các vấn đề về tài chính, tiền tệ của khu vực, giảm bớt lệ thuộc và chi phối từ bên ngoài.

Cùng với việc tăng cường hợp tác, liên kết khu vực, các nước Mỹ la-tinh tích cực mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức khác trên thế giới. Năm 2008, đánh dấu bước phát triển quan trọng quan hệ giữa Nga, Trung Quốc Tổng thống Venezuela H. Chavez cho rằng, chưa bao giờ các nước Mỹ la-tinh lại có điều kiện thuận lợi như ngày nay để thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết, hội nhập cùng phát triển, đấu tranh cho mục tiêu của mỗi dân tộc là xóa bỏ nghèo đói, bất công và xây dựng xã hội dân chủ tiến bộ; khẳng định "Mỹ la-tinh đã thay đổi" và "Chúng ta đang viết một trang mới trong lịch sử".

Tổng thống Venezuela đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, ông là người bạn lớn của Iran. Ông cũng là một vị khách thường xuyên đến thăm Moscow. Với Nga, Tổng thống Chavez đã có một mối quan hệ đặc biệt. Các công ty dầu khí Nga có hợp đồng nhiều tỷ đô la với Venezuela về khai thác dầu mỏ và khí đốt. Đổi lại, Moscow xuất khẩu sang Venezuela năng lượng, hóa chất, thiết bị sản xuất dầu và sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Với Nga, Venezuela có hợp đồng trị giá nhiều tỷ đô la về mua vũ khí. Ông Hugo Chavez thường tiến hành tập trận chung với Hải quân và lực lượng không quân Nga.

Kim ngạch buôn bán giữa EU và Mỹ Latinh năm 2004 là 104 tỉ euro (so với 328,7 tỉ USD của Mỹ - năm 2003). EU chiếm 45% tổng vốn đầu nước ngoài vào Braxin (so với 24,2% của Mỹ) và chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào áchentina (so với 23,2% của Mỹ). Kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh từ 200 triệu USD năm 1975 đã tăng lên 2,8 tỉ USD năm 1988, và trên 36 tỉ USD năm 2004. Những năm gần đây, Trung Quốc đã ký gần 400 hiệp định và thoả thuận thương mại với các nước Mỹ Latinh.

Dĩ nhiên, làn gió cách mạng đổi mới ở châu Mỹ Latinh không phải diễn ra trong suôn sẻ, không phải gặp đòn giáng trả. Mỹ đã có nhiều quyền lợi to lớn ở khu vực giàu có và chiến lược là châu Mỹ Latinh. Hẳn nhiên, nước này sẽ không ngồi im nhìn những đổi thay bất lợi cho mình mà vẫn tiếp tục tìm mọi cách hành động trả đũa trên mọi lĩnh vực từ kinh tế thương mại, chính trị ngoại giao, quân sự cho đến mặt trận tư tưởng.

Mỹ đã đánh bại đề xuất tân thuộc địa của Khu vực phi thương mại của các nước châu Mỹ (ALCA), cố gắng lôi kéo, thu hút các nước châu Mỹ Latinh về phía mình và xem xét nhiều thỏa thuận song phương (TLC) nhằm cô lập những nước không chịu khuất phục trước Mỹ. Washington vẫn tiếp tục đầu tư vào việc gây mất ổn định ở chính phủ các nước trong khu vực như nỗ lực điên cuồng hạ gục chính phủ của ông Chavez tại Venezuela, khuyến khích những sáng kiến ly khai của tầng lớp trung lưu tại Bolivia. Trong lĩnh vực quân sự, Mỹ đã duy trì lực lượng hơn 850 cố vấn hậu thuẫn cho chính phủ của trùm ma túy Alvaro Uribe tại Colombia đồng thời xây dựng thêm một căn cứ quân sự tại Paraguay.

Trên mặt trận tư tưởng, Mỹ giữ quyền kiểm soát hơn 85% lượng thông tin lưu hành trong khu vực và hỗ trợ cho những cơ quan truyền thông dễ bị mua chuộc, lợi dụng của những nước châu Mỹ Latinh. Những thế lực chính trị đầu sỏ trong khu vực vẫn tiếp tục những gì chúng đã làm như cách đây nhiều thế kỷ. Đó là kiểm soát quyền lực và cướp bóc tài sản thông qua mối quan hệ đối tác với các nhóm đế quốc. Đồng thời, chúng luôn tìm cách tách mình ra khỏi công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của đa số người dân. Trong cuộc trưng cầu dân ý về cải cách hiến pháp vừa qua tại Venezuela, chúng đã vượt lên thắng thế nhờ vào sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ. Đó là chiến thắng chính trị quan trọng của những thế lực cản trở tiến bộ xã hội sau 10 lần thất bại liên tiếp trong các cuộc bầu cử. Tại Bolivia, thiểu số những kẻ theo chủ nghĩa phát xít đã tổ chức những nhóm tay sai phát động phong trào phá rối thị trường và thuyết giáo về chủ nghĩa ly khai, khuấy lên bầu không khí nội chiến ngầm phá hoại thể chế chính trị mới thành lập của nước này.

Tại Ecuador, chúng cũng đã đầu tư chống phá Quốc hội lập hiến mới được thành lập tháng 11.2007 đồng thời chủ trương chia rẽ dân tộc. Trong trường hợp không làm được gì nhiều, chúng sẽ tìm mọi cách gây ra trở ngại nhằm ngăn cản tiến trình đổi mới. Gần đây, tầng lớp trung lưu ở Brazil đã thành công trong việc trì hoãn cung cấp tài chính cho các chương trình xã hội và phúc lợi y tế do chính phủ của ông Lula đề ra.

Tất cả những cuộc tấn công của chủ nghĩa đế quốc và những thế lực chính trị đầu sỏ thù địch đã chứng tỏ rằng cuộc cách mạng tại châu Mỹ Latinh vẫn chưa vững chắc dù đã đạt được một số tiến bộ nhất định nếu nhìn từ khía cạnh chủ nghĩa xã hội hay thậm chí từ khía cạnh chủ nghĩa ôn hòa. Bất kỳ một sự lầm lẫn sách lược nào cũng có thể giết chết phong trào bảo vệ tự do của châu lục này. Trên thực tế, các khu vực dân chủ và hợp với lòng dân của châu Mỹ Latinh vẫn còn trong giai đoạn kháng chiến hay trong giai đoạn tập trung lực lượng để tạo cơ sở hình thành một cơ quan tình báo chính trị cơ bản, mạnh mẽ và táo bạo.
Mỹ và các thế lực phá hoại thù địch vẫn còn mạnh. Tư tưởng chủ nghĩa tân tự do vẫn chưa hoàn toàn bị tiêu diệt.

Công cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tân tự do và tiến tới các mục tiêu chiến lược của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi giai cấp công nhân phải là người giữ vai trò chủ đạo trong cách mạng cấu trúc xã hội bất công của hệ thống tư bản. Theo nghĩa này, hành động của giai cấp công nhân quốc tế hiện nay càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Cần phải khẩn thiết lên án kế hoạch thống trị và bóc lột của những nước theo chủ nghĩa đế quốc. Cần thiết phải tập hợp lực lượng cùng với toàn dân chiến đấu vì chủ quyền; hành động giúp đỡ dân tộc Cu Ba anh hùng, một dân tộc đã bền bỉ kiên gan đấu tranh chống lại sự bao vây kinh tế suốt 50 năm qua của Mỹ; tích cực đoàn kết cùng với Venezuela, Bolivia và Ecuador chống lại chủ nghĩa đế quốc. Cần phải củng cố tất cả các sáng kiến hướng đến mục tiêu hòa hợp châu Mỹ Latinh. Đó chính là biện pháp duy nhất chống lại âm mưu phá hoại của “đế chế ma quỉ”.

Chính trong bối cảnh đó đã hình thành các phong trào xã hội rộng lớn, thể hiện nhu cầu bức thiết của đông đảo các tầng lớp nhân dân đòi phải có sự thay đổi ở các nước Mỹ Latinh. Đây là cơ sở xã hội khách quan cho sự hình thành xu thế thiên tả và thúc đẩy xu thế này trở thành trào lưu cánh tả hiện nay ở Mỹ Latinh. Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế của các Đảng Cộng sản, Đảng cánh tả họp hằng năm ở Mỹ Latinh đã có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị - xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh Hơn bất kỳ một khu vực nào khác trên thế giới, Mỹ Latinh là nơi diễn ra nhiều diễn đàn chính trị-xã hội thường niên của các lực lượng cánh tả và tiến bộ

- Từ tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Braxin, đã ra đời "Diễn đàn Xao Paolô" với tư cách một diễn đàn thường niên của các đảng, phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế giới, cùng chung lập trường chống đế quốc, chống chủ nghĩa tự do mới, vì một xã hội tốt đẹp hơn. Hoạt động của diễn đàn do nhóm làm việc gồm bốn đảng:

- Từ năm 1997, Đảng Lao động Mêhicô đã có sáng kiến tổ chức hội thảo quốc tế "Các đảng chính trị và một xã hội mới" và sáng kiến này đã được các Đảng Cộng sản, cánh tả Mỹ Latinh, cũng như trên thế giới ủng hộ, trở thành một diễn đàn thường niên để các đảng trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chính trị vì một xã hội mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội - Từ năm 1999, Cuba đã đăng cai tổ chức hội nghị quốc tế thường niên với chủ đề “Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây cũng là một diễn đàn thường niên của các lực lượng cánh tả, tiến bộ. Tham dự hội nghị còn có các chính khách, nhân sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc…

Mỹ Latinh là nơi ra đời Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) - một diễn đàn mở với khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể!” của các lực lượng xã hội rộng rãi chống chủ nghĩa tự do mới, chống quá trình toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa do các nước tư bản phát triển, các tập đoàn công ty đa quốc gia thao túng, vì một quá trình toàn cầu hoá chú trọng đến mặt xã hội nhiều hơn, có lợi cho tất cả mọi người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển bền vững của toàn nhân loại, xây dựng một xã hội lấy con người làm trung tâm…

Vào đầu thế kỷ này, mô hình hội nhập khu vực theo tư tưởng Bolivar đã có một lực đẩy mới, nhưng nếu muốn đưa chu kỳ tiến bộ này đi xa hơn, cần phải ôn lại những bài học, của quá khứ. Điều mà Mỹ Latinh thiếu trong các thập kỷ từ 1940 tới 1970 là một dự án của riêng mình để hội nhập các nền kinh tế và các dân tộc, kết hợp với sự tái phân chia của cải thực sự và có lợi cho giai cấp lao động. Điểm sống còn hiện tại là ý thức được rằng ngày nay tại Mỹ Latinh tồn tại cuộc tranh cãi giữa hai mô hình hội nhập có tính giai cấp đối lập nhau Một mô hình hội nhập khác, dựa trên tư tưởng Bolivar, muốn đưa nội đung công bằng xã hội vào quá trình hội nhập. Các Ngân hàng trung ương Mỹ Latinh quy tụ gần 400 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Đây không phải khoản tiền có thể xem thường và cần được sử dụng và thời điểm hợp lý có lợi cho sự hội nhập khu vực và tạo bình phong bảo vệ khu vực này khỏi các tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính từ Bắc Mỹ và châu Âu.
Tổng thống Venezuela Hugu Chavez (giữa) cùng với đại diện các nước châu Mỹ Latinh khác tại buổi lễ tuyên bố khai trương Ngân hàng Nam Mỹ.
Trái ngược với các hiệp định tự do thương mại mà một số nước Mỹ Latinh đã ký với Mỹ hoặc Liên minh châu Âu, cần phải nêu bật các thỏa thuận mới giữa các chính phủ Vênêxuêla, Bôlivia và Cuba. Ban đầu dự án này chỉ có Cuba, Vênêxuêla, Nicaragoa và Bôlivia, tới năm 2008, đã có thêm Ônđurát và Cộng hòa Đôminica, và cùng với nó là sự tiếp cận đáng kể của Êcuado.

Trên con đường xây dựng phát triển đất nước, "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" đã và đang là mục tiêu phấn đấu vươn tới và là sự lựa chọn trong tương lai của Venezuela, Bolivia, Ecuador... Tổng thống H. Chavez đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định, không có thế lực nào có thể ngăn chặn quyết tâm xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" ở Venezuela bởi vì phần lớn người dân nước này đang muốn thoát khỏi chủ nghĩa tư bản (CNTB).

Sau khi giành thắng lợi quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống cuối năm 2006 và tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ hai. Chính phủ do Tổng thống H. Chavez đứng đầu đã tích cực xây dựng và triển khai các kế hoạch nhằm thúc đẩy Venezuela tiến theo hướng CNXH. Cùng với Venezuela, Bolivia và Ecuador cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cơ sở để đưa đất nước tiến theo con đường Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21

Bên cạnh các nước Nam Mỹ, cách mạng Cuba tiếp tục phát triển, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, kiên cường vượt qua mọi thách thức khó khăn do chính sách bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ gây ra, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và tiếp tục thu được nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục... là ngọn hải đăng và nguồn cổ vũ đối với lực lượng cách mạng và tiến bộ ở tây bán cầu.

Kế hoạch thành lập Ngân hàng phương Nam đã chậm trễ và các cuộc bàn thảo vẫn không có nhiều tiến bộ. Cần khắc phục những sai lầm và đưa nội dung thực sự tiến bộ vào tổ chức mới này và biến nó thành một thể chế dân chủ, theo hình thức một nước một phiếu và minh bạch, với lực lượng kiểm toán từ bên ngoài. Cần tiến hành kiểm toán và kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng tư nhân, vì các đơn vị này đang đứng trước nguy cơ bị kéo lê theo cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế.

Ngoài ra, trong những năm qua đã nổi lên vô số vụ tranh chấp giữa các nhà nước trong khu vực với các tập đoàn đa quốc gia. Theo lẽ tự nhiên, quá trình hội nhập cần có một không gian chính trị: một Nghị viện Mỹ Latinh được bầu chọn theo hình thức phổ thông đầu phiếu tại từng nước thành viên sẽ là nền tảng cho quyền lực lập pháp thực sự.

18/07/2007 Phát biểu trên chương trình truyền hình quốc gia, Bộ trưởng Kinh tế Ecuador Ricardo Patino khẳng định Chính phủ nước này đang lãnh đạo đất nước tiến lên trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của thế kỷ XXI, bất chấp mọi âm mưu và hành động chống phá của các lực lượng đối lập trong nước và ngoài nước. Bộ trưởng Patino nhấn mạnh Chính phủ kiên quyết thực hiện cam kết của mình đề ra trước đây là đưa nền kinh tế quốc gia phục vụ cho lợi ích của nhân dân, đặc biệt đối với các tầng lớp quần chúng chịu thiệt thòi nhất trong xã hội.

Ông cho rằng cần thay đổi cơ bản thể chế quốc gia nhằm đưa ngân sách Nhà nước phục vụ cho những người lao động, đồng thời, phê phán một số đạo luật được áp dụng từ năm 2002 do áp lực của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong việc ngăn cấm đầu tư của Nhà nước đối với các ngành y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội. Dựa trên mô hình chủ nghĩa xã hội đang được phát triển tại Venezuela, các phương thức xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI theo tư tưởng Hugo Chavez Frias và thông tin thêm về những diễn biến đang xảy ra ở Venezuela và Mỹ La tinh.

Theo lời phát biểu của Tổng thống Hugo Chavez Frias năm 2005 “Chúng ta cần phải tái tạo lại chủ nghĩa xã hội, nhưng mô hình chủ nghĩa xã hội này sẽ không giống với mô hình thời kỳ Xô Viết”, mô hình của chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 sẽ dựa trên sự hợp tác chứ không phải cạnh tranh và nhân tố con người sẽ trở thành trung tâm. Nếu như mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây, người công nhân là nhân tố thúc đẩy sản xuất thì với mô hình này người công nhân là nhân tố quyết định.

Về tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Tổng thống Hugo Chavez Frias, cần chú ý đến nội hàm của “tam giác xã hội chủ nghĩa” do Tổng thống Hugo Chavez Frias xác lập vào tháng 1/2007, đó là ba yếu tố: Sở hữu xã hội; sản xuất xã hội và sự thỏa mãn nhu cầu của xã hội; các nhân tố quan trọng trong phát triển con người; vấn đề xây dựng mối quan hệ và tình đoàn kết tạo nên sức mạnh xã hội; một số nội dung của bản Hiến pháp mới của Venezuela.

Năng lực tự quản tại các doanh nghiệp nói cho cùng là năng lực ra quyết sách của người lao động. Hiểu ở nghĩa hẹp tức là khả năng tự ra quyết định, giải quyết các vấn đề cụ thể như tăng thu nhập, xác định nhân sự muốn tham gia vào quá trình ra quyết sách…

Thực tế hiện nay tại Venezuela còn thiếu cơ chế phối hợp giữa người lao động với người quản lý, giữa cấp cơ sở với chính quyền Trung ương. Do đó, khó xác định người lao động được quyền quyết định bao nhiêu phần trăm? toàn bộ hay từng phần? tất cả các quyết sách hay chỉ một số quyết sách v.v…

Về vấn đề xây dựng “Cộng đồng thành phố” ở Venezuela: khi Tổng thống Hugo Chavez Frias dành quyền lãnh đạo thì bộ máy nhà nước cũ của chính quyền tư sản chưa bị đập tan. Do đó, Tổng thống phải lập ra bộ máy chính quyền của quần chúng cách mạng, gọi là công xã cộng đồng (hay cộng đồng cơ sở). Đây là đặc trưng riêng có của cuộc cách mạng Bolivia ở Venezuela.

Tuy nhiên, để nâng cấp cộng đồng cơ sở lên cấp thành phố thì gặp phải rất nhiều khó khăn, do vậy đây mới chỉ dừng lại ở dạng ý tưởng. Vì phải chịu nhiều sức ép, đặc biệt là sức ép từ Trung ương nên ý tưởng xây dựng cộng đồng thành phố sẽ rất khó thực hiện và trên thực tế cũng chưa có gì được triển khai.

Cuối tháng 9/2008, cử tri Êcuađo đã bỏ phiếu ủng hộ hiến pháp mới do Tổng thống Rafael Correa khởi xướng, với hơn 66% số phiếu ủng hộ, nhiều gấp ba lần so với tỷ lệ phản đối. Tổng thống Correa đánh giá đây là một cuộc "bỏ phiếu lịch sử" đánh dấu sự khởi đầu của "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI", nhằm xây dựng một xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn, chấm dứt bất công và nghèo khổ.

Báo chí Mỹ Latinh cũng đã bình luận và khẳng định việc thông qua hiến pháp mới đã thể hiện một cuộc cách mạng của người dân Êcuađo. Tuy nhiên, việc cho rằng đây là bản Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XXI thì quả là hơi quá, bởi nó chưa hoàn toàn mang tính chất "chủ nghĩa xã hội".

Nhà sử học Margarita Lopez Maya, người biên tập cuốn sách "Tranh luận về Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI", cho rằng cũng như Hiến pháp Vênêxuêla năm 1999, hiến pháp này của Êcuađo hướng tới một nền dân chủ có sự tham gia nhiều hơn của nhân dân, nhưng chưa đưa ra một phương thức sản xuất mới.

Khái niệm về "Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI" do giáo sư người Đức Heinz Dieterich Steffan đưa ra vào những năm 90 của thế kỷ trước và sau đó được Tổng thống Vênêxuêla Hugo Chavez sử dụng trong đường lối chính trị của mình.

Ông Guerra cho rằng những gì đang diễn ra ở Êcuađo và Bôlivia không thể so sánh được với Vênêxuêla, bởi hai nước này không có khả năng kinh tế để làm những gì mà ông Chavez đã làm, nhất là vấn đề quốc hữu hóa.

Nếu Bôlivia cũng có nhiều ngoại tệ như Vênêxuêla, thì Tổng thống Evo Morales cũng đã làm giống hệt như ông Chavez. Tổng thống Evo Morales cũng muốn thông qua hiến pháp mới trong một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm, cho phép chính phủ Bôlivia có quyền tự quyết hơn trong những vấn đề kinh tế, điều đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của phe đối lập.

Trong trường hợp của Êcuađo, hiến pháp mới thiết lập một hệ thống kinh tế xã hội bình đẳng hơn. Giám đốc trung tâm nghiên cứu xã hội thuộc Quốc hội Vênêxuêla Pedro Sassone cho rằng cả ba quốc gia Nam Mỹ nêu trên đang tiến hành những cải cách tương tự như nhau nhưng bằng những cách thức khác nhau để tiến tới Chủ nghĩa xã hội./.


Có thể dự đoán xu hướng trong thập kỷ tới:
  • Thứ nhất, các lực lượng đế quốc, tư sản phương Tõy (đặc biệt là Mỹ) sẽ tỏ rõ thái độ của mình và sẽ tìm mọi biện pháp để giành lại vị thế trước đây ở khu vực; Nga và Trung Quốc sẽ đẩy mạnh quan hệ với các nước Mỹ La-tinh trên mọi lĩnh vực để gây ảnh hưởng và tăng thế cạnh tranh trực tiếp với Mỹ ở Tây bán cầu.
  • Thứ hai, các đảng phái đối lập ở nhiều nước vẫn còn thế lực và lại có sự hậu thuẫn của Mỹ, sẽ ra sức chống phá những cải cách mang tính cách mạng mà các chính phủ cánh tả đang nỗ lực thực hiện ở Mỹ La-tinh.
  • Thứ ba, bản thân các lực lượng cánh tả trong khu vực phải tìm cách giải quyết nhiều vấn đề hóc búa cả về lý luận cũng như tổ chức thực tiễn.
  • Thứ tư, cho dù những ảnh hưởng tích cực của phong trào này đối với sự phát triển của khu vực là không nhỏ, nhưng việc phổ biến nó lại là điều không đơn giản. Có thể nói, triển vọng tới đây của trào lưu cánh tả ở Mỹ La-tinh và mục tiêu xây dựng CNXH thế kỷ XXI tùy thuộc rất nhiều vào tài năng chèo lái, uy tín của các nhà lãnh đạo; vào khả năng tiếp tục đẩy mạnh các cải cách về chính trị, kinh tế - xã hội mang tính cách mạng; vào việc xây dựng các chính đảng tiên phong vào việc củng cố khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và củng cố khối liên kết, hợp tác hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ La-tinh cũng như ủng hộ của các lực lượng cách mạng, cánh tả tiến bộ trên thế giới.
Trong khi thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, nhiều người đang nghiên cứu về chủ nghĩa Mác để tìm ra bài học cho cuộc khủng hoảng hiện nay như chủ nghĩa tư bản khủng hoảng như thế nào, hình thái kinh tế, xã hội nào sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự toàn thắng của cách mạng Cuba, những thắng lợi vang dội của phong trào cánh tả ở lục địa châu Mỹ Latinh trong thời gian qua đã đập tan “thuyết định mệnh địa lý” vẫn đầu độc nhân dân châu Mỹ Latinh.

Nó còn là một bằng chứng sinh động xác minh rằng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học. Cuba, Venezuela và phần còn lại của Mỹ Latinh là niềm hy vọng của chúng ta. Nhiều người đã kết luận rằng chủ nghĩa tư bản đang trên đường suy thoái, một vài học giả còn khẳng định nó đang sụp đổ ngay từ bây giờ. Nó cũng khẳng định tính đúng đắn và sức sống vĩ đại của học thuyết Mác.

Thế giới vẫn còn đang tìm kiếm một hình thái xã hội mới, trong khi đó những người theo chủ nghĩa Mác và cánh tả khẳng định sự lựa chọn duy nhất hiện nay cho sự tồn tại của nhân loại và hành tinh của chúng ta chính là CNXH. Rất rõ ràng là lý thuyết của Mác về phương thức hoạt động của chủ nghĩa tư bản, đặc điểm những cuộc khủng hoảng của nó, vòng quay đồng vốn (vốn giả định), dẫn đến sự bần cùng hóa giai cấp công nhân và các cuộc chiến tranh đế quốc ngày càng tăng đều được thể hiện qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng xảy ra không chỉ là do sự tham lam của con người mà là do nhu cầu của tư bản muốn tăng lợi nhuận của mình và là nhu cầu cố hữu của chủ nghĩa tư bản dẫn đến những nguy cơ khủng hoảng tài chính. Dựa trên chủ nghĩa Mác, chúng ta hiểu rằng cuộc khủng hoảng không chỉ là kết quả của tính tham lam của con người mà là mâu thuẫn bên trong của chủ nghĩa tư bản.

Ngay tại nước Mỹ, phong trào cánh tả đang phát triển rất mạnh, đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc đấu tranh đòi được hưởng chăm sóc y tế, chấm dứt chiến tranh, quyền công nhân… Người dân Mỹ, đặc biệt là giới trẻ đang có một mối quan tâm mới đối với chủ nghĩa Mác. Khuynh hướng này xuất phát từ nhận thức rằng hệ thống hiện tại đang không bền vững từ khía cạnh kinh tế, sinh thái… và nó cần được chuyển đổi sang một hình thái xã hội nhân bản hơn.

Cũng là một sự trùng hợp khi nhắc đến từ “chủ nghĩa xã hội” mà cánh hữu nhắc đến khi phản ứng đối với kế hoạch cứu trợ của Tổng thống Mỹ Obama (chắc chắn ông không phải là người XHCN), trong số ra ngày 16/2/2009, tạp chí nổi tiếng Newsweek đã đặt vấn đề nổi bật là: “Tất cả chúng ta bây giờ là những người XHCN”. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mácở New York, Mỹ, ngày càng nhiều sinh viên theo học về Mác để tìm hiểu về cuộc khủng hoảng hiện nay. Có một câu hỏi là: hàng triệu người đang trở thành những người Marxist? Không phải, nhưng có một khuynh hướng đang nổi lên là dân chúng bắt đầu nghĩ rằng hệ thống tư bản đang sụp đổ cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.

Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng cuộc khủng hoảng trong một bối cảnh lịch sử thể hiện những hạn chế và tính vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản cũng như khuynh hướng phá hủy môi trường hành tinh của chúng ta như sự ấm lên toàn cầu, sự tan băng ở cực Bắc và cực Nam….

Và một bộ phận lớn hành tinh đang tìm kiếm hình thái xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản, trong đó nhiều người khẳng định CNXH sẽ thay thế. Đang có một sự thay đổi hình thành từ logic của sự phát triển con người. Vô tình hay cố ý, dân chúng đang đấu tranh cho sự thay đổi đó. Cuộc đấu tranh thể hiện ở sự phản đối logic của tư bản, kêu gọi một xã hội công bằng và tôn trọng giá trị con người. Cuộc đấu tranh còn thể hiện ở những cuộc biểu tình đòi tăng lương và những điều kiện lao động, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục và có nhà ở, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đó là cuộc đấu tranh nhằm dỡ bỏ hoàn toàn những rào cản đối với sự phát triển toàn diện của nhân loại.

Học giả Mỹ nói về Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THẾ KỶ XXI VÀ BỐN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



DAVID S.PENA (*)

Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ triển vọng phát triển của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI, đó là nỗ lực chuyển đổi hình thức thành xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững với bốn nội dung cơ bản: phát triển bền vững thể chế chính trị - thể chế dân chủ nhân dân, phát triển bền vững thể chế kinh tế, nuôi dưỡng các nét văn hóa đặc trưng của đất nước và phát triển bền vững môi trường. Theo tác giả, xây dựng thành công nền văn minh xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững chính là đem lại những điều kiện cho sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa xã hội đầu thế kỷ XXI
Hai mươi năm trước, các nhà chính trị phương Tây và các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã tuyên bố về sự diệt vong và kết thúc của chủ nghĩa xã hội, đồng thời khẳng định về sự tiếp tục của nền chuyên chế tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng, sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sự giải thể của Liên Xô cũng có nghĩa là chủ nghĩa xã hội đã vấp phải một thất bại lịch sử không thể lấy lại, tất thảy các nước xã hội chủ nghĩa sẽ nhanh chóng biến mất. Điều làm mọi người ngạc nhiên là, chỉ vẻn vẹn 20 năm trôi qua, quan điểm đó đã đổ vỡ hoàn toàn, dẫu nó không phải chịu một sự tấn công nào cả. Tình hình hiện nay rõ ràng là ngược lại với sự mô tả, tuyên truyền của phương Tây. Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục sống và hơn nữa, còn có bước phát triển tiến bộ; trong khi đó, chủ nghĩa tư bản toàn cầu lại đang phải đối mặt với một giai đoạn suy thoái kinh tế mang tính hủy diệt, cùng với chủ nghĩa phiêu lưu quân sự không hiệu quả, nền chính trị tê liệt, tình trạng thiếu trách nhiệm đối với môi trường và xã hội xuống cấp nặng nề. Chỉ còn một cách, chủ nghĩa tư bản với nền tảng là chế độ thúc đẩy tiêu thụ, tiếp tục thực hiện chính sách theo đuổi lợi nhuận tối đa bằng sự trả giá của hòa bình, của cả loài người và trái đất, đó là kiểu chính sách mang tính tự sát, phản động và không bền vững.(*)
Sự thực là, chủ nghĩa xã hội hiện nay đã vượt xa so với những thành quả mà thể chế chủ nghĩa xã hội Đông Âu và Liên Xô đã đạt được. Thể chế xã hội chủ nghĩa trước đây mang trong nó những khuyết tật nghiêm trọng, song trên nhiều mặt, đã vượt qua rất nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Cho dù bị dự báo là sắp diệt vong, cho dù thế giới tư bản chủ nghĩa âm mưu cố ý sắp đặt đủ loại rào cản, chủ nghĩa xã hội ngày nay vẫn đạt được không ít thành tựu. Khi phải đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu, chủ nghĩa xã hội, trên nhiều mặt, đã thể hiện tốt hơn hẳn so với chủ nghĩa tư bản, thậm chí tại một số khu vực của thế giới, nó đã trở lại, nhất là tại châu Mỹ Latinh.
Những thành công của chủ nghĩa xã hội không được các nước tư bản chủ nghĩa phát triển thừa nhận; song, bên cạnh đó, sự hiểu biết và suy tư cởi mở của bản thân người dân ở các nước này về những ước mơ của chủ nghĩa xã hội lại luôn vượt qua sự không thừa nhận đó ở mọi thời điểm của lịch sử. Năm 2009, cuộc điều tra dân ý ở Mỹ đã cho thấy, 20% người Mỹ được hỏi cho rằng, chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản; 53% tin là chủ nghĩa tư bản tốt đẹp hơn; 27% chưa có lựa chọn. Chỉ một cuộc điều tra dân ý chưa thể nói được điều gì về một vấn đề mang tính khẳng định. Tuy nhiên, so sánh với những nhận xét không thiện cảm của một số nước tư bản phát triển, con số phần trăm trên cũng có lợi rất nhiều cho chủ nghĩa xã hội. Cuộc điều tra dân ý đó cũng cho thấy, có gần 70% người Mỹ ủng hộ kinh tế thị trường. Điều này rõ ràng là cao hơn rất nhiều so với 53% số người ủng hộ chủ nghĩa tư bản(1). Dựa vào tình hình người dân Mỹ ủng hộ kinh tế thị trường nhiều hơn so với số ủng hộ chế độ tư bản chủ nghĩa, có thể nói rằng, nếu được giáo dục, họ sẽ thừa nhận việc Trung Quốc đã giải bài toán kinh tế thị trường như thế nào, đó là kinh tế thị trường không phải chỉ thuộc về chủ nghĩa tư bản. ở các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường có thể phát huy tác dụng, vừa có tính công bằng, vừa có tính hiệu quả(2).
Giờ đây, thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI vừa bắt đầu, chúng ta có đầy đủ lý do để nhìn nhận một cách lạc quan về tương lai của chủ nghĩa xã hội. Sau 20 năm suy đoán về sự sụp đổ vĩnh viễn của chủ nghĩa xã hội được loan báo, tuyên truyền, loài người bắt đầu thừa nhận rằng, chủ nghĩa xã hội là thể chế tiên tiến duy nhất có thể thay thế sự độc tài tai hại của chủ nghĩa tư bản.
Tuy nhiên, tương lai là cái không xác định. Chủ nghĩa xã hội vẫn đang phải đối mặt với những hiểm họa đến từ toàn cầu hoá. Khi tình hình khách quan buộc các nước đế quốc chủ nghĩa phải nhìn nhận chủ nghĩa xã hội như là một hiện thực sắp thoát thai, chứ không phải chỉ như một loại hình thái ý thức, thì chúng vẫn tiếp tục dốc sức phá hoại chủ nghĩa xã hội. Do đó, các nước xã hội chủ nghĩa không thể giống như ngày xưa chỉ dựa vào bản thân để giành lấy vinh quang và thành tựu. Vậy thì, trong phần còn lại của thế kỷ XXI, các nước xã hội chủ nghĩa phải làm thế nào để có thể tồn tại và gặt hái thành công? Chiến lược sinh tồn của chủ nghĩa xã hội tất yếu lấy việc theo đuổi sự phát triển bền vững làm nhiệm vụ cấp bách. Trước mắt, vấn đề có tính sống còn của loài người là khả năng sinh tồn của chính nền văn minh hiện đại. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua nỗ lực chuyển đổi hình thức thành xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững, đặt lên hàng đầu việc giải quyết vấn đề trên, cùng với việc xây dựng một hình mẫu cụ thể khích lệ lòng người nhằm trả lời cho câu hỏi thực hiện phát triển bền vững như thế nào, thì công việc đó là thực sự hợp lý.
Bốn nội dung cơ bản của phát triển bền vững
Liên hợp quốc đã định nghĩa (năm 1987) phát triển bền vững là: năng lực vừa thoả mãn nhu cầu của thế hệ con người hiện nay, vừa không làm tổn hại đến sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con người tiếp sau. Nội dung của định nghĩa này rất rộng. Điều làm mọi người phải ngạc nhiên là, có rất nhiều thảo luận có liên quan đến vấn đề phát triển bền vững lại chỉ chú ý đến mặt phân phối tài nguyên và bảo vệ môi trường, dường như những mặt này vẫn đạt được thành công dù không có sự hỗ trợ từ những mặt khác của nền văn minh, trong khi trên thực tế, nếu không có sự hỗ trợ của các mặt khác đó, toàn bộ cái gọi là phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Ví dụ, định nghĩa này của Liên hợp quốc bị hiểu nhầm chỉ còn là một loại lý luận bảo vệ môi trường bó hẹp trên góc độ kỹ thuật mà thôi. Giai cấp tư sản giải thích phát triển bền vững như là vấn đề về các biện pháp bảo vệ tài nguyên có tính điều chỉnh tình thế trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Giải pháp được đưa ra đối với vấn đề không thể là gì khác ngoài việc đề cao bảo vệ tài nguyên và phát triển năng lượng sạch. Phải khẳng định rằng, các biện pháp này có giá trị riêng của nó, nhưng chúng có thể kéo dài mãi một xã hội mà về bản chất, không thể tiếp tục được nữa sao? Trên nguyên tắc, chủ nghĩa tư bản có hay không có khả năng phát triển một xã hội bền vững, giai cấp tư sản luôn né tránh và tảng lờ vấn đề này. Như đã nói trên, định nghĩa của Liên hợp quốc rất rộng; do đó, vấn đề phát triển bền vững môi trường có thể được nhập vào một vấn đề rộng hơn là phát triển bền vững thể chế chỉnh thể của xã hội. Vấn đề đặt ra là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, cái nào thích hợp hơn cho việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững trong tương lai?
Phát triển bền vững môi trường không thể thực hiện được, trừ khi có sự ủng hộ của một số yếu tố thuộc thể chế xã hội, như thể chế chính trị, thể chế kinh tế hay đặc trưng văn hoá đất nước. Chính trị, kinh tế, văn hoá và môi trường, với tư cách bốn nội dung cơ bản của phát triển bền vững, cần phải phối hợp nhìn về một hướng, ủng hộ lẫn nhau, mới có thể thực hiện được một xã hội phát triển bền vững trên tổng thể. Rõ ràng, kiểu phối hợp này phải nằm trong một thể chế xã hội có khả năng điều hoà bốn nội dung cơ bản trên mới có thể được thực hiện.
Các đặc điểm của bốn nội dung cơ bản
Tuy đặc điểm cụ thể của bốn nội dung cơ bản của vấn đề phát triển bền vững không giống nhau tuỳ theo tính đặc thù của các xã hội khác nhau, song chúng ta vẫn có thể thấy rõ một số khía cạnh quan trọng trên mỗi nội dung:
1) Thể chế chính trị của xã hội phát triển bền vững cần phải là thể chế dân chủ nhân dân, cũng có thể nói, kiểu dân chủ này cần phải thực hành chương trình chính trị của nhân dân. Quan niệm về chương trình chính trị của nhân dân chứa đựng trong nó tất cả tư tưởng tiên tiến của loài người, bao gồm hoà bình và chính nghĩa, an toàn và danh dự, duy trì lâu dài một môi trường hướng tới con người một cách lành mạnh. Sáng tạo nên một xã hội phát triển toàn diện là một trong những nội dung quan trọng của chương trình chính trị của nhân dân, bởi nó là nền tảng cho việc thực hiện lợi ích chính trị lâu dài của nhân dân. Vì thế, xây dựng xã hội phát triển bền vững là một bộ phận trong nhiệm vụ tổng thể xây dựng thể chế dân chủ nhân dân. Không có phát triển bền vững, cũng không có thể chế dân chủ nhân dân; ngược lại, không có thể chế dân chủ nhân dân thì cũng không có phát triển bền vững. Nếu thể chế dân chủ nhân dân xa rời nhiệm vụ xây dựng một xã hội phát triển bền vững, khi đó có thể xem là nó đã rơi vào tự mâu thuẫn.
2) Thể chế kinh tế của xã hội phát triển bền vững cần phải phát huy chức năng sản xuất, thoả mãn yêu cầu vật chất cơ bản mà việc thực hiện các nội dung khác nhau của chương trình chính trị nhân dân cần đến. Chế độ chính trị và chế độ kinh tế của nhân dân phối kết cùng vận hành, đây là yêu cầu không thể lảng tránh trong công cuộc xây dựng xã hội phát triển bền vững. Nếu thể chế kinh tế ngáng trở việc thực hiện chương trình chính trị cũng có nghĩa là phát triển bền vững không thể thực hiện được. Do vậy, trong một xã hội phát triển bền vững, kinh tế cần phải được phát triển dưới sự chỉ đạo của chính quyền của nhân dân. Thể chế kinh tế của đất nước thực sự cần phải tạo ra của cải vật chất để phục vụ nhân dân, chứ nhất định không thể chỉ là đem lại đồ dùng xa hoa cho một số ít người. Thể chế kinh tế nhân dân chống lại hết thảy những chính sách kinh tế đi ngược lại chương trình chính trị của nhân dân, có hại đối với chế độ dân chủ của nhân dân, có hại đối với sự phát triển bền vững lâu dài xã hội của nhân dân, cũng như chống lại việc tối đa hoá lợi nhuận trước mắt có được bằng các phương cách thối nát, không bền vững. Thể chế chính trị nhân dân ủng hộ hết thảy những chính sách kinh tế hướng đến nâng cao tổng thể chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao năng lực tự chủ của đất nước thông qua thúc đẩy bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, chuyển đổi hệ thống sang sử dụng năng lượng có thể tái sinh để phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, nhất thiết không được hiểu sai rằng phát triển bền vững chỉ là vấn đề bảo vệ môi trường trên khía cạnh kỹ thuật hẹp của nó; rằng có thể được giải quyết một cách riêng rẽ tách khỏi các mục tiêu chính trị tốt đẹp của con người. Nếu một thể chế kinh tế không thể thúc đẩy phúc lợi của nhân dân và phát triển bền vững của trái đất thì cũng có nghĩa là thể chế kinh tế ấy đã tự gieo mầm cho sự diệt vong của chính nó. Bởi lẽ, một khi nhân dân ý thức được rằng cái thể chế kinh tế như vậy là không đáng tồn tại thì họ cũng sẽ nhanh chóng kết thúc nó.
3) Nuôi dưỡng các nét văn hoá đặc trưng của đất nước một cách hợp lý có quan hệ mật thiết đến sự nghiệp xây dựng xã hội phát triển bền vững. Chỉ dưới sự hỗ trợ của văn hoá quốc gia, các nội dung quan trọng của phát triển bền vững mới có thể phát triển. Còn ngược lại, mọi công sức mà phát triển bền vững đã thực hiện sẽ tiêu tan hoàn toàn trong các quan niệm giá trị và hành vi không phối hợp được với nhau.
Một đất nước độc lập và tự do chính là nền tảng tất yếu cho một nền văn hoá quốc gia dân tộc tiên tiến. Không có gì quan trọng hơn là giữ gìn nền độc lập, tự do của chủ quyền đất nước; bởi vì, chỉ có giải phóng nhân dân khỏi chế độ phong kiến, chế độ nô lệ thuộc địa và chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa, thì xã hội mới có thể tiến bộ. Phải giữ gìn nền tự do và độc lập, phải chống lại chủ nghĩa đế quốc, phải bảo vệ chủ quyền vốn có của đất nước đối với lãnh thổ của nó, các nước mới có thể lựa chọn con đường phát triển cho chính mình.
Văn hoá nhân dân cần phải tạo ra một tình cảm chung hướng đến mục tiêu của một đất nước vững mạnh, đồng thời cần phải nhận thức được lợi ích chung của việc cùng với nhân dân các dân tộc khác thúc đẩy phát triển theo hướng văn minh của phát triển bền vững. Để vượt lên khỏi các hành vi chính trị, kinh tế và văn hoá theo kiểu phát triển không bền vững trước đây, văn hoá nhân dân cần phải được xây dựng trên nền tảng của tất thảy những tư tưởng tiên tiến trong văn hoá truyền thống và hiện đại. Cần phải vứt bỏ các quan niệm giá trị chống lại loài người, sự phát triển không bền vững của chế độ nô lệ, chế độ phong  kiến và xã hội tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt, cần phải phê phán chủ nghĩa lợi kỷ (chỉ biết lợi cho mình) của giai cấp tư sản, quan niệm giá trị tối đa hoá lợi nhuận cũng như mỹ miều hóa việc hô hào cho lòng tham, cho các hành vi tội phạm, cho hoạt động chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Những quan niệm giá trị hiện có phù hợp với phát triển bền vững cần phải được giữ gìn và kết hợp hài hoà với các nhu cầu phát triển của xã hội tương lai.
Văn hoá được quyết định bởi giáo dục. Xã hội phát triển bền vững cần có một nền giáo dục thực sự giúp nhân dân tôn trọng cao độ những khía cạnh tích cực của lịch sử và văn hoá độc đáo của đất nước, hiểu biết một cách khoa học các nước khác trên thế giới, nhận thức được rằng để có thể xây dựng nền văn minh phát triển bền vững mỗi người cần phải điều chỉnh chính các quan niệm giá trị và hành vi của mình. Một đất nước thiếu khoa học sẽ rất khó khăn khi đối mặt với các nhu cầu tự nhiên, còn một dân tộc mang tâm lý tự ti văn hoá là một dân tộc không thể tiến hành tự phê bình mang tính xây dựng, hoặc là một dân tộc không thể chống lại xâm lược văn hoá được. Một đất nước cần phải dựa trên nền tảng của sự khẳng định đầy đủ về các đặc tính văn hoá của chính mình để tích cực học hỏi các nền văn hoá khác, cùng nhau chia sẻ tri thức, cũng như cần phải chống lại ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, nhất là chống lại những tuyên truyền nhạt nhẽo cho cái thể chế xã hội có tính cướp bóc, chống lại sự mỹ miều hoá biểu dương cho các hoạt động phát triển không bền vững chạy theo mục đích tối đa hoá lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản.
4) Phát triển bền vững môi trường chỉ là một trong bốn nội dung cơ bản của xã hội phát triển bền vững, nhưng lại là nội dung không thể bỏ qua. Một mặt, nó thể hiện đỉnh cao của những nỗ lực xây dựng văn minh phát triển bền vững; mặt khác, nó là một trụ cột quan trọng hỗ trợ cho văn minh phát triển bền vững. Phát triển bền vững môi trường hàm chứa trong nó những nền tảng vật chất cơ bản của đời sống và văn hoá con người. Vì thế, nếu chúng ta không giữ gìn nguồn năng lượng không thể tái sinh, không cố gắng lợi dụng các dạng năng lượng có thể tái sinh để bảo vệ tài nguyên nước và không khí cũng như giảm bớt biến đổi khí hậu trái đất, thì cuối cùng sẽ đưa tới sự đổ vỡ của nền văn minh hiện đại và xã hội loài người giật lùi trở lại trình độ trước văn minh. Tất cả mọi người đều dễ dàng hiểu được chân lý này, trừ một số người bị lòng tham dục, sự tự mãn và những quan điểm lệch lạc phản khoa học bịt mắt, đánh lừa. Theo nghĩa hẹp của nó, phát triển bền vững môi trường là kết quả của sự hiểu biết khoa học đúng đắn về môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nó vẫn cần phải có thể chế chính trị đúng đắn, thể chế kinh tế đúng đắn và một nền văn hoá đúng đắn, cùng nhau xây dựng một xã hội có thể dùng thực tiễn thực nghiệm khoa học để tìm kiếm lợi ích cho con người. Điều này cho thấy tính quan trọng của một thể chế xã hội có thể đem lại sự ủng hộ trên mọi khía cạnh đối với phát triển bền vững.
Chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững
Thực hiện chương trình chính trị, kinh tế, văn hoá và môi trường của nhân dân cũng chính là thực hiện phát triển bền vững một cách chân chính. Các chương trình này cùng tạo nên bốn nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Kiểu loại xã hội có thể phát triển bốn nội dung cơ bản này của phát triển bền vững có tên gọi riêng của nó – chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, khái niệm chủ nghĩa xã hội tự nó đã chứa đựng nội dung là tập trung vào phát triển bền vững. Thông qua sự mô tả và hình dung về một chế độ văn minh hướng tới con người, chúng ta không thể dùng được khái niệm nào khác hơn là xây dựng một chế độ văn minh xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững (3).
Chủ nghĩa xã hội là định hướng chỉ đạo mà quá trình xây dựng văn minh loài người phát triển bền vững cần có, bởi chủ nghĩa xã hội và các chương trình chính trị vì con người là hoàn toàn như nhau. Do đó, một xã hội phát triển bền vững cần có một chính phủ nhân dân, chính phủ đó thực hiện và bảo đảm quyền lợi của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống lại sự bãi bỏ hoặc xem nhẹ quyền lợi ấy. Chính phủ như vậy cần phải vững vàng, tin tưởng, kiên quyết phương hướng xã hội chủ nghĩa, chống lại những sức ép của chủ nghĩa tư bản và những tác động của giai cấp tư sản đến từ trong và ngoài nước, chúng yêu cầu lập lại chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ dân chủ của giai cấp tư sản, chống lại loài người.
Thông qua xây dựng bốn nội dung cơ bản của phát triển bền vững để thực hiện các chương trình của nhân dân, kiểu chế độ xã hội chủ nghĩa như vậy chính là chế độ phát triển bền vững. Trong quá trình xây dựng đó, chế độ xã hội chủ nghĩa cần phải cố gắng đưa nhân dân thoát khỏi đói nghèo, nâng cao mức sống toàn diện, bảo vệ đất nước độc lập, xây dựng văn hoá tiên tiến. Nó cần phải phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo, tăng thêm thu nhập của nhân dân, đồng thời đảm bảo công bằng và chính nghĩa trong việc làm ra và phân phối của cải xã hội, chống lại một cách có hiệu quả các hiện tượng thối nát trong hiện thực đời sống, từ đó phát triển xã hội trên nền tảng hoà bình và bảo vệ môi trường.
Chính phủ xã hội chủ nghĩa cần phải xác định và thực hiện hài hoà nhiều mục tiêu. Điều này đòi hỏi phải có những kế hoạch khoa học tầm xa và sự điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững không thể bắt chước các phương pháp không khoa học, không có trình tự mà thể chế kinh tế của giai cấp tư sản đã sử dụng, các phương pháp này chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, bất chấp việc gây ra những nguy hại cho con người và môi trường sống của con người. Sự phát triển quá mức của quy luật giá trị, chủ nghĩa tôn sùng vật chất và sự tha hóa như là nền tảng của chủ nghĩa tư bản đã mang lại tính không bền vững cho thể chế kinh tế của giai cấp tư sản. Những tính chất riêng có này của chủ nghĩa tư bản đã khiến sản xuất chỉ để phục vụ cho sự suy đồi, khiến chiến tranh được xem như một hoạt động thỏa mãn nhu cầu cơ bản của loài người “tốt hơn” cả hoạt động sản xuất. Chủ nghĩa tư bản cổ vũ cho lòng tham, cho hành vi ăn cướp, xấu xa và bóc lột, chứ không cổ vũ cho sự kiểm soát lòng tham, cho sự hào phóng và lẽ công bằng. Nó thúc đẩy phát triển trên cơ sở các quan hệ quốc tế mang tính bóc lột, gạt bỏ sự phát triển trong hòa bình trên cơ sở bình đẳng giữa các nước. Chúng ta chỉ cần nhớ đến các hậu quả tai hại mà thể chế kinh tế của giai cấp tư sản đã gây ra trên thế giới suốt mấy trăm năm lịch sử sẽ thấy ngay rằng việc kinh tế của giai cấp tư sản không thể phát triển bền vững chính là do chủ nghĩa tư bản không thể phục vụ nhân dân.
Trên những điểm nhấn lịch sử trước mắt, mối đe dọa lớn nhất đối với sự tiến bộ của loài người nằm ở chỗ các nền kinh tế nói chung đều chịu sự kiểm soát của chủ nghĩa tư bản. Phương pháp giải quyết vấn đề ở đây chính là chuyển hướng sang chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững. Hãy nhớ lại hội nghị cấp cao toàn thế giới về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vừa qua. Tính chất không hợp lý và chống lại loài người của chủ nghĩa tư bản đã đưa tới chỗ một số nước tư bản phát triển không đếm xỉa đến kết luận của các nhà khoa học toàn thế giới, không muốn thừa nhận trách nhiệm lịch sử không thể chối bỏ của chính họ đối với sự nóng lên của khí hậu trái đất, muốn đổ vấy trách nhiệm cho các nước đang phát triển. Điều đó có nghĩa là một vài chính phủ đế quốc âm mưu cướp đoạt quyền lợi của sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển (như Trung Quốc và ấn Độ). Những hành vi như thế đã tạo nên mâu thuẫn, làm mất đi rất nhiều thời gian quý báu. Đó chính là ví dụ mang tính khái quát về cách mà các nước tư bản chủ nghĩa dẫm đạp lên các vấn đề phát triển bền vững, khủng hoảng khí hậu và quyền con người.
Cụ thể như tại nước Mỹ, mọi người thường được nghe cách nói như sau: các nước đang phát triển chính là nhân tố chủ yếu nhất tạo ra sự nóng lên của khí hậu trái đất, bởi vì tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước này đang tăng thêm hàng năm. Rõ ràng, họ không chịu thừa nhận rằng, tuy các nước đang phát triển chiếm phần lớn trong tổng số dân trái đất, nhưng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính chia theo đầu người của họ so với các nước phát triển lại thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, cách nói này không có tính lịch sử, nó đã bỏ qua một sự thực là, chúng ta có thể chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng khí hậu của trái đất. Chất khí gây hiệu ứng nhà kính đã có mặt trên tầng khí quyển mấy chục năm. Theo những thống kê từ năm 1800, ít nhất 70% lượng khí carbon là do các nước phát triển tạo ra (Shah, 2009). Tại nước Mỹ, một vài hệ thống truyền thông tư nhân cánh hữu rất có sức mạnh, họ rêu rao rằng khủng hoảng khí hậu trái đất là một sự lừa dối học thuật không có căn cứ của các thế lực chống Mỹ, làm cho rất nhiều người Mỹ nghĩ rằng khí hậu trái đất nóng lên là cái gì đó không hề có căn cứ khoa học. Một cuộc khảo sát dân ý gần đây ở Mỹ cho thấy, chỉ có 28% người Mỹ được hỏi cho rằng giải quyết vấn đề khí hậu trái đất nóng lên là việc cần làm ngay trong năm 2010; trong khi đó, 80% người Mỹ được hỏi cho rằng phát triển kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm, chống chủ nghĩa khủng bố là những việc cần làm ngay. Rõ ràng, nhân dân Mỹ đã luôn không nhận được sự nhắc nhở, rằng nếu mất kiểm soát đối với sự nóng lên của khí hậu trái đất, thì tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm cũng không thể bền vững. Họ cũng không hay biết rằng khủng hoảng khí hậu sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn và tăng thêm chủ nghĩa khủng bố.
Ngược lại, chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững tạo nên một nền văn hóa nhân dân tiên tiến, theo đuổi kiểu phát triển có trách nhiệm và hòa bình, nó giáo dục nhân dân về tình hình của khủng hoảng khí hậu và tạo nên những nhu cầu thực sự về một xã hội phát triển bền vững. Nó sẽ thực hiện nghĩa vụ quốc tế trên vấn đề môi trường, đồng thời hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để chuẩn bị đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất do sự nóng lên của khí hậu trái đất. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển né tránh trách nhiệm đối với khủng hoảng khí hậu, điều đó lại đem tới cơ hội cho chủ nghĩa xã hội - dẫn dắt thế giới bắt đầu xây dựng một nền văn minh phát triển bền vững thực sự.
Để có thể đạt tới văn minh phát triển bền vững, chủ nghĩa xã hội cần phải cân bằng và phối hợp bốn nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là các khía cạnh chính trị, kinh tế, dân tộc/văn hóa và môi trường của chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững đều phải được quản lý tốt hơn, làm cho chúng trở thành tiền đề và thúc đẩy lẫn nhau trong một khối thống nhất mang tính biện chứng. Nếu không đạt tới sự hài hòa và thống nhất, mối quan hệ giữa bốn nội dung cơ bản này sẽ không thể được xử lý đúng mức, dẫn tới sự mất cân bằng có thể phá hoại xã hội. Cuối cùng sẽ đưa tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản. Lấy một ví dụ, nếu khi phát triển sức sản xuất mà không tính toán đến nhân tố môi trường hay một số hậu quả tiêu cực, như tài nguyên thiên nhiên mất đi và khí hậu trái đất nóng lên, sẽ khiến sự phát triển kinh tế bị ngưng đọng, gây khó khăn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững. Một khi sự phát triển của chủ nghĩa xã hội bị dừng lại, chủ nghĩa tư bản sẽ có được cơ hội phát triển cho mình. Ngược lại, nếu như bảo vệ môi trường và nhu cầu tiến bộ về kinh tế không thể điều hòa cùng hướng, khi đó sự phát triển của sức sản xuất sẽ gặp khó khăn, nhu cầu cơ bản của con người không được đáp ứng đầy đủ. Nếu như sự phát triển của dân tộc mà mất đi sự dẫn dắt của một nền văn hóa tiên tiến tôn trọng khoa học và lợi ích chung, khi đó chủ nghĩa vô chính phủ hay chủ nghĩa lợi kỷ sẽ chiếm ưu thế, xã hội chắc chắn sẽ xuống cấp thành một thứ chủ nghĩa tư bản có tính chất xã hội đen.
Cho dù sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển bền vững được quyết định bởi sự hài hòa cùng hướng của các nội dung cơ bản của phát triển bền vững, nhưng mục tiêu hài hòa này không hề là sự ngưng đọng hay không thể biến đổi. Mà ngược lại, phải thực hiện sự hài hòa không ngừng tiến hóa, không ngừng được điều chỉnh theo các yêu cầu phát triển của xã hội, từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cao hơn của chủ nghĩa xã hội, và cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, xây dựng thành công nền văn minh xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững chính là đem lại những điều kiện cho sự chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản. (Còn nữa)
Người dịch: ThS. Trần Thuý Ngọc
Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
*******************
(*) Tiến sĩ, Giám đốc thư viện Campus Kendall của Dade College ở Miami, Đại học công lập bang Palm Beach, Hoa Kỳ.
([1]) Xem: Báo cáo Rasmussen năm 2009.
(2) Yang Jinhai. The Future of China’s Socialist Market Economy (Tương lai của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Trung Quốc. Nature, Society, and Thought 20, no.1, 2007, pp.61-79.
(3) Do phần này trong bài viết theo bản dịch tiếng Trung tối nghĩa, nên chúng tôi dịch từ bản gốc tiếng Anh của tác giả, theo Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế chính trị thế giới lần thứ 5 (bản tiếng Anh), tr.6 – N.D

2 nhận xét:

  1. Tổng thống Venezuela, ông Nicolás Maduro, tuyên bố trước sau như một sẽ quyết tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Venezuela. "Chủ nghĩa xã hội, cách mạng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa - Đó là chương trình của chúng tôi" ông nhấn mạnh trong một chương trình phát thanh trước khi sang dự hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ.

    Từ nhiều năm nay Venezuela luôn trở thành tâm điểm chống phá của Washington. Với diện tích khoảng gấp ba lần Việt Nam nhưng dân số vẻn vẹn 29 triệu, Venezuela có nguồn dự trữ dầu mỏ lớn nhất thế giới, cao hơn cả Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới Với tuyên bố của chính phủ Mỹ rằng Venezuela là mối đe dọa cho an ninh của nước Mỹ, dường như Venezuela đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất kể từ thời ông Chavez còn đương chức.

    Trong nước, một số đợt phát động chiến dịch gần đây lấy chữ ký của người dân ủng hộ phong trào "chống đế quốc" đã có tới 10 triệu người tham gia. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các nước khu vực và việc thuyết phục được các nước ủng hộ cho sự có mặt của ông Raúl Castro trong cuộc họp thượng đỉnh của châu Mỹ tại Panama dường như sẽ giúp Venezuela thoát khỏi khủng hoảng trong nay mai.

    Một trong những vấn đề lớn của Venezuela là cải cách ruộng đất theo mô hình "người cày có ruộng" có từ thời ông Chavez, chính phủ của ông Maduro hiện thời được rất nhiều dân nghèo ủng hộ. Tuy vậy ông lại vấp phải sự kháng cự của tầng lớp trung lưu, địa chủ và những người thân Mỹ.

    Đối tác quan trọng nhất của Venezuela bao gồm Cuba, Nicaragua, Bolivia, Ecuador và hiện nay Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất cho tương lai của Venezuela.

    Với việc trở thành nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng cho Trung Quốc, Venezuela sẽ được phía Trung Quốc hỗ trợ tài chính hoặc cho vay những khoản tiền lớn, nhập khẩu hàng tiêu dùng từ TQ, bảo đảm cho nền kinh tế không bị sụp đổ do Mỹ chống phá. Các nhà hoạt động đối lập Venezuela thì cho rằng qua việc này, Venezuela sẽ lệ thuộc vào Trung Quốc và dễ bị chi phối dẫn tới mất chủ quyền đất nước.

    Nhưng liệu Venezuela còn con đường nào khác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kể từ năm 2003, việc buôn bán ngoại tệ ở Venezuela thuộc độc quyền nhà nước. Đồng USD của Mỹ về thực tế vẫn tồn tại ngoài chợ đen và dường như bị đẩy giá lên rất cao so với trong các ngân hàng. Con số chính thức theo ngân hàng nhà nước, mỗi USD đổi được 6,3 Bolivar nhưng thực tế khi thanh toán có thể lên tới 11 Bolivar và ngoài chợ đen giá còn có thể lên tới 50 Bolivar.

      Về hàng hóa, thực tế một số mặt hàng ở Venezuela kể từ khi bị Mỹ bao vây cấm vận trở nên khan hiếm. Việc lệ thuộc kinh tế vào Mỹ như hiện nay cũng là một khó khăn của Venezuela khi xuất khẩu sang Mỹ năm 2013 chiếm tới 26,2%, nhập khẩu từ Mỹ chiếm tới 23,1% (Số liệu: German Trade & Invest 2014) và từ đó Mỹ việc cấm vận Venezuela dường như dễ dàng hơn. Đây là bảng giá một số mặt hàng đầu năm 2015 tại Venezuela:

      - Sữa 45 Bolivar/ lít

      - Bánh mì 52 Bolivar/ Kg

      - Gạo 32 Bolivar / Kg

      - Đường 28 Bolivar/ Kg

      - Thịt gà 190 Bolivar / Kg

      - Hành 85 Bolivar / Kg

      - Dầu ăn 60Bolivar/ lít

      - Xi măng, bao 42,5 Kg = 49 Bolivar

      - Nước khoáng chai 1,5 Lít 90 Bolivar (bằng 3 lít xăng)

      - Vé máy bay, ví dụ chặng Caracas- Cumana giá 900 Bolivar

      Một vài con số khác:

      - Điện thoại: 256 trên 1.000 dân

      - Sử dụng điện 3313 Kwh / mỗi người dân / năm

      - Sử dụng Internet 549 / 1.000 dân

      - Xe hơi 107 xe / 1.000 dân

      - Thất nghiệp: 2013 = 7,5%, 2015 (dự đoán) 10,4%

      - Lạm phát 2015 (dự đoán) 62,9%
      Trong khi đó lương bình quân đầu người của Venezuela, ví dụ năm 2011 ở mốc 11.920 USD mỗi năm, tức là mỗi tháng 993 USD (World Bank).

      Sau khi ông Hugo Chavez qua đời, Venezuela lâm vào khủng hoảng cùng với khủng hoảng thế giới đã khiến cho nền kinh tế thảm hại, lạm phát phi mã. Mặc dù vậy thu nhập tổng quốc dân bình quân đầu người ở Venezuela sau khi tụt xuống 7.500 USD vào năm 2013, năm 2014 thậm chí xuống tới 6900 USD và bước sang năm 2015 dự kiến sẽ tăng trở lại lên 7.316 USD và có chiều hướng tăng trở lại những năm tới đây. Lương tối thiểu do chính phủ qui định năm 2015 ở mốc 4.251 Bolivar / tháng. Nợ công 49,9%, dự trữ ngoại tệ USD khoảng 20 tỷ USD. (Số liệu: German Trade & Invest 2014)

      Xóa