Khoằm

02 tháng 5 2013

Hải Phòng có cái cầu Quay

Hải Phòng có cái cầu cũ trên trăm tuổi bắc qua sông Tam Bạc, tên chữ là cầu Tam Bạc, nối phường Cát Dài, quận Lê Chân với phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng ngày nay. Là cây cầu đường sắt dài 100m nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lào Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng, phần ngoài dành cho người bộ và xe thô sơ.
Cầu được người Pháp xây từ thời mới chiếm đóng Việt Nam, mục đich chiến lược nhằm vận chuyển hàng hóa - chuyển sang từ Pháp và các nước khu vực cập Cảng Hải phòng - cảng lớn nhất Miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ - lên Hà Nội.
Nhưng nó được bao thế hệ người Hải Phòng gọi là cầu Quay, gọi như vậy bởi lẽ người Pháp khi làm cầu này đã thiết kế một trục quay giữa sông, để khi nước lên, hoặc một số giờ nhất định trong ngày, nhịp cầu giữa sẽ quay ngang 90 độ trên trục này, tạo một lạch thông thoáng cho tàu thuyền lớn qua lại. Sau chiến tranh, cây cầu đã được cố định lại.
Nó quay thế này đây!
Hải Phòng tuy là một thành phố trẻ như lại là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải tần phòng thủ. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.

Thời Nhà Mạc vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh.

Sau đó, từ nhà Lê trung hưng đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Đông và sau này là tỉnh Hải Dương (1831).

Năm 1871 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải phòng sứ.

Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương thương chính quan phòng.

Như vậy, tên gọi Hải Phòng là sự rút gọn của Hải Tần Phòng Thủ - phòng ngự trên biển đông - 1 chức quan của nữ tướng Lê Chân.Đây cũng từng là kinh đô của nhà Mạc, ngày nay 2 quận Lê Chân và Dương Kinh.

Năm 1887, người Pháp tách vùng lân cận cảng Ninh Hải ra từ tỉnh Hải Dương để cho thành lập tỉnh Hải Phòng.

Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí sắc lệnh thành lập thành phố Hải phòng - thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ Liên bang Đông Dương. Theo sắc lệnh thành phố Hải phòng được tách ra từ tỉnh Hải phòng, phần còn lại của tỉnh Hải phòng lập thành tỉnh Kiến An. Về mặt hành chính, thành phố Hải Phòng là một nhượng địa nên thời kỳ này thuộc quyền trực trị của Pháp thay vì dưới thể chế bảo hộ của xứ Bắc Kì.

Sau khi chiếm được Bắc Kỳ, Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa. Đường sắt là phương tiện chuyên chở chủ yếu. Để nối Hà Nội với Hải Phòng, người Pháp đã cho xây dựng tuyến đường sắt nối liền hai thành phố này.
Ngày 5/6/1901, Toàn quyền Đông Dương và tập đoàn tư bản tài chính Pháp ký kết bản Quy ước về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam.

Tập đoàn tư bản tài chính này gồm: Ngân hàng Đông Dương, Chiết khấu Ngân hàng Quốc gia Paris, Tổng công ty Phát triển thương mại và Kỹ nghệ Pháp quốc, Tổng công ty Ngân hàng kỹ nghệ và thương mại. Nội dung bản quy ước nêu rõ: Đoạn đường Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai do Chính phủ Đông Dương xây dựng. Khi hoàn thành, công trình được chuyển giao cho tập đoàn tư bản tài chính để khai thác và chia lợi nhuận với Chính phủ Đông Dương. Trước ngày 1/ 4/1903, đoạn Hải Phòng - Hà Nội phải hoàn thành; đoạn Hà Nội - Lào Cai phải bàn giao trước 1/ 4/1905.

Toàn tuyến dài 102 Km, gồm 22 nhà ga: Hà Nội, Long Biên (Đầu Cầu), Gia Lâm, Cầu Bây (Cổ Bi), Phú Thụy, Như Quỳnh (đã bỏ), Lạc Đạo, (Đồng Xá, Xuân Đào- nay đã bỏ), Tuấn Lương (Ga mới), Cẩm Giàng, Cao Xá, Hải Dương, Tiền Trung, Lai Khê, Phạm Xá, Phú Thái, Dụ Nghĩa, Chợ Hỗ (đã bỏ), Vật Cách, Thượng Lý, An Dương(đã bỏ), Hải Phòng. Như vậy xưa có 22, bây giờ chỉ còn 18.

Với việc xây dựng mạng lưới đường sắt phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã xây dựng nhiều cây cầu bắc qua sông để phục vụ giao thông cả đường bộ và đường sắt, trong đó có cầu chung nhưTam Bạc, Thị Cầu, Ghềnh. Toàn tuyến có 10 cầu đường sắt, bốn cầu lớn là Long Biên, qua sông Hồng, Phú Lương qua sông Thái Bình, Lai Vu qua sông Rạng và cầu Tam Bạc bắc qua sông Tam Bạc được xây dựng vào khoảng năm 1901-1902.

Ga Hàng Cỏ
Ga Hàng Cỏ, ảnh chụp từ đường Hàng Lọng
Từ khi đưa vào hoạt động, năm 1902, ga Hàng Cỏ, nay là ga Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng với 5 nhánh đường sắt đến các vùng trong nước. Khu ga kéo dài gần hết đường Nam Bộ, nay là đường Lê Duẩn, từ đầu phố Sinh Từ, nay là Nguyễn Khuyến đến Khâm Thiên, là trụ sở các đơn vị quản lý đầu máy, toa xe, thông tin tín hiệu, điều hành vận tải đường sắt.

Phòng khách đợi tầu Ga Hàng Cỏ, như cung điện
Thời Pháp đường Nam Bộ gọi là Hàng Lọng, sau năm 1954 đổi thành đường Nam Bộ, sau này mang tên như bây giờ. Khi mới xây khu vực ga, Hàng Lọng qua các thôn Vĩnh Xương, Nam Môn, Hoa Ngư và Tứ Mỹ, tiếp nối các đường từ thành Hà Nội ra Cửa Nam - còn gọi là cửa Diêu Đức. Qua Hàng Cỏ có lối rẽ qua Làng Lương Sử để đến Văn Miếu, mà đi thẳng thì ra hồ Bảy Mẫu xuống Lý Nhân, Nam Định để vào đàng trong, tức Quan Lộ. Sau năm 1946, người Pháp đổi đây thành đường Đờ Lát, nhưng người dân vẫn quen gọi Hàng Lọng.

Cầu Chui - Gia Lâm

Ga Đầu Cầu
Ga Đầu Cầu tuy nhỏ nhưng đẹp và tiện lợi cho khách nhờ có hai lối lên. Vị trí nhà ga góp phần để ưu tiên số đông khách cùng hàng hoá đi xuống cầu là rẽ thẳng vào khu chợ Đồng Xuân hoặc vòng ra bến ô tô, nay là chợ Long Biên hoặc theo dọc đường Bờ Sông, nay là Trần Nhật Duật để xuống tàu sông tại các bến rải rác đến Cột Đông hồ, nay là vị trí cầu Chương Dương cho tới Phà Đen.
Thiết kế đơn giản và vững chãi khiến nhà Ga Đầu Cầu tuy nhỏ nhưng đẹp và tiện lợi cho khách nhờ có hai lối lên: hoặc theo dốc cho xe cộ xuống cầu ở phía Hàng Khoai, hoặc leo những bậc thang dốc xuống thẳng phố Duranton, nay là Nguyễn Thiệp.

Cầu Long Biên
Cầu Long Biên năm 1897 
 

Ga Gia Lâm

Cầu Bây

Cầu Như Quỳnh

Cầu Bà Sinh (không có hình ảnh)

Cầu Cẩm Giàng
Ga Cẩm Giàng
Con đường mang tên nhà văn Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng, quê hương ba nhà văn: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) và Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam), nhà ở gần Ga.
Đường Thạch Lam dẫn tới cái sân ga buồn tẻ hoang vắng mà hai chị em Liên và An (những nhân vật chính trong truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam - Hai đứa trẻ) đã ngồi từ hoàng hôn đến tối sẫm để ngóng những chuyến tàu vội vàng... Ga phố huyện nằm dưới nắng trưa không một bóng người, nhưng cái cô liêu hoang lạnh của những thân phận nghèo khó sống bám vào những chuyến tàu muộn giờ chỉ còn trong nghệ thuật.

Ga Hải Dương, km 57, đường Hồng Quang - thành phố Hải Dương
Nằm giữa tuyến Hà Nội - Hải Phòng
Thành cổ Hải Dương - Thành Đông
Ga Hải Dương bây giờ
Kiến trúc như một đầu máy hỏa xa Tự Lực

Cầu Phú Lương qua sông Thái Bình, xưa có 5 nhịp rất đẹp.
Đầu máy Michelin qua cầu
Khi bị bom phá hủy, cầu làm lại như bây giờ

Cầu Tiền Trung bắc qua lạch nhỏ của sông Rạng

Cầu Lai Vu xưa có ba nhịp, bắc qua sông Rạng
Cầu Lai Vu bị bom năm 1965, ảnh Văn Quang Đức
Cầu Lai Vu bây giờ, song song với cầu đường bộ

Ga Lai Vu

Ga Phạm Xá

Ga Phú Thái
Đình Huề Trì
Xuôi Hải Phòng, khu gian Phạm Xá- Phú Thái, phía trái là núi An Phụ có đền thờ An sinh vương Trần Liễu, qua sông Cái là Đình Huề Trì (phía tây nam núi An Phụ) nơi thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh (nữ tướng của Hai Bà Trưng).

Cầu Quay
Chiếc cầu này theo nguyên bản thiết kế quay được, trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay, khi có tàu bè đường thủy qua lại nó se được quay dọc ra so với con sông và khi tàu hỏa cần qua nó sẽ lại được chuyển quay ngang con sông như cũ. Kiểu cầu quay không xa lạ gì với các nước trên thế giới có cầu nhấc lên cả nhịp giữa (như cầu Cất, xem bên dưới) hoặc tách làm 2 phần cùng kéo lên, cùng với mục đích thông thuỷ như trên. Ở Việt Nam, vào đầu thế kỉ người Pháp đã xây dựng một số cầu quay ở Hải Phòng, Sài Gòn, Sa Đéc, Bạc Liêu...

Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16/6/1902, khi toàn tuyến được chính thức đưa vào khai thác và kèm theo đó là sự ra đời của ga Hải Phòng. Ga Hải Phòng, số 75 Lương Khánh Thiện, Ngô Quyền, ga cuối trong lộ trình, là một trong một và ga còn giữ nguyên kiến trúc đến ngày hôm nay.
Là ga cuối vận chuyển hành khách, nhưng với chức năng vận chuyển hàng hóa, ga Hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng chở hàng hóa từ cảng đến các vùng sâu trong nội địa của Việt Nam và Vân Nam Trung Quốc.

Phu lục lộ, toàn đàn bà, kéo xe lu làm đường trước nhà ga
Khối nhà chính nhìn từ sân ga, ảnh chụp không lâu sau ngày khánh thành
Toa xe xưa
Giống như ga Hà Nội thời kì đầu, ga Hải Phòng gồm một khối nhà chính và hai cánh hai bên. Bức ảnh này có khả năng chụp vào thời kì đầu vì phía trước ga còn ngổn ngang và hai cánh chưa hoàn thiện xong.
Quảng trường trước ga thoáng rộng với những khuôn viên trồng cây xanh
Xe tay chờ khách trước ga
Đường phố trước ga được quy hoạch gọn gẽ với hệ thống đèn chiếu sáng công cộng
Con đường từ ga dẫn thẳng ra sông Lấp ngày nay là phố Phạm Ngũ Lão
Công ty Dầu lửa Standard Oil & Co - nay là Tòa án quận Ngô Quyền và ga Hải Phòng nhìn từ nhánh sông bị lấp thành vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày nay
Cây cối trồng trong khuôn viên đã lên cao
Nhà ga Hải Phòng là một trong số vài nhà ga còn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc Pháp đến ngày nay.
Để ý sẽ thấy các cột đèn trên ga khác nhau qua mỗi thời kì
Phúc đức, trận bom B52 ác liệt nhất đánh Hải Phòng, ngày 16 tháng 4 năm 1972 không chạm vào nó.
Vào cuối thời Pháp thuộc khoảng thập niên 1940, dân số Hải Phòng tính được 73.000 người, chiếm địa vị thành phố lớn thứ 4 sau Sài Gòn, Chợ Lớn, và Hà Nội. Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, cầu Quay bị máy bay Đồng minh đánh. Khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng cuối năm 1946, quân dân ta đã lột đường ray, bóc tà vẹt mặt cầu để chặn địch.

Năm 1951 đổi là cầu Hoa Lư, là kinh đô nước ta đời Đinh và Tiền Lê. Năm 1955 cầu Hoa Lư đổi là cầu Tam Bạc, nhưng dân Hải Phòng thì vẫn quen gọi cầu này là cầu Quay.
Sau tiếp quản, cầu đã được sửa chữa lớn. Thời kỳ Hải Phòng hứng chịu những trận bom khốc liệt của máy bay Mỹ, cầu Quay là điểm bị bắn phá vô cùng dữ dội cùng với Sở Dầu, Bạch Đằng, bởi cầu Quay là cây cầu chiến lược, độc đạo dành riêng cho đường sắt vận chuyển tên lửa, vũ khí, khí tài từ Cảng Hải Phòng tỏa đi cả nước, cầu bị hư hỏng do bị nhiều lần đánh phá ác liệt.
Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được. Phục vụ đã nhiều năm và dần xuống cấp, tời quay hoạt động không còn bảo đảm an toàn, những người thợ cầu đường buộc phải hàn 2 đầu cầu vào 2 mố cầu ở hai bên bờ sông và cũng từ đấy, cầu Quay không còn quay được nữa, nhưng tên cầu Quay vẫn được gọi cho đến bây giờ.

Thậm chí, nhiều người dân Hải Phòng khi hỏi đến cầu Tam Bạc còn không biết, họ chỉ biết đến cây khi gọi là cầu Quay. Đó chính là một phần lịch sử của thành phố Cảng.
Từ sau chiến tranh cho đến nay, cây cầu này hằng ngày vẫn đưa đón những chuyến tàu hỏa và hàng nghìn lượt người qua lại. Đã lâu không được sửa chữa, xét về không gian cảnh quan, cầu Quay không đáp ứng được về các tiêu chí của một đô thị Hải Phòng trong quá trình phát triển.

Xét ở góc độ giao thông, cầu Quay chính là nơi nguy hiểm, bởi đường sắt, đường bộ đan xen, tai nạn rình rập bất cứ lúc nào. Thực tế cho thấy, nhiều tai nạn thương tâm xảy ra ở khu vực cầu, chủ yếu đến từ sự bất cẩn của người dân.

Đất nước rùng mình đổi mới, "Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá" khẩu hiệu treo khắp nơi, báo đài phát ra rả, rồi còn cả vận động sáng tác văn học này nọ. Thành phố phát triển rầm rộ, nhà máy thép điện mọc khắp nơi.

Ảnh Vũ Thị Ái
Bẵng đi một thời gian, cầu lại được nhắc đến, 10h15 ngày 10/12, tại sông đào 3km2, phường Cát Dài, quận Lê Chân, phương tiện NĐ 2094, trọng tải 540 tấn, lắp máy 200CV của doanh nghiệp Tố Hương, tỉnh Nam Định, do thuyền trưởng Ngô Thế Toàn, sinh 1962, ở Nghĩa Hưng, Nam Định điều khiển, chở 500 tấn xi măng từ Quảng Ninh về Nam Định, đến địa phận trên đã đâm vào cầu Quay làm cong vênh dầm chính, gãy và hư hại một số thanh giằng gió khác, khiến cầy phải tạm ngưng hoạt động, vụ TNGT đã làm phương tiện bẹp cabin, cầu bị gãy 4 thanh giằng, làm cong vênh 8 thanh giằng dưới gầm, dầm hạ lưu và thượng lưu, nhịp cầu 2,34 dịch chuyển so với ban đầu 150mm.
Theo báo cáo của Công ty quản lý đường sắt Hà - Hải thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý duy tu tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, thì hậu quả của sự cố tàu sông NĐ 2094 đâm vào cầu Quay đã làm biến dạng nhiều thanh sắt má hạ chịu lực, chịu tải ở các khoang 3, 4 khu vực giữa cầu Quay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đường ray chạy tàu hoả.
Để đảm bảo ATGT chạy tàu hoả, ngành đường sắt quyết định phong toả cầu Quay, không cho tàu qua lại từ lúc xảy ra sự cố, để tìm biện pháp khắc phục. Đến nay, sau quá trình khảo sát thực tế, đơn vị quản lý tuyến đã đưa ra giải pháp kỹ thuật khắc phục tạm thời và cũng đưa ra giải pháp kỹ thuật sửa chữa lâu dài. Trong đó, biện pháp pháp khắc phục tạm thời sẽ là gia cố thêm các thanh sắt chịu lực tải, chịu lực kéo vào khu vực bị đâm va để sớm đưa tàu vào hoạt động; sau đó mới sản xuất đúc các thanh thép mạ hạ thay mới…

Dự kiến việc khắc phục sự cố tạm thời diễn ra trong 3 ngày từ 10 đến 13/12, cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ ra quyết định cho thông tàu hoả chạy qua cầu Quay sau khi đã tiến hành các bước sửa chữa khắc phục, thử tải an toàn cho phép tàu chạy qua cầu với tốc độ nhất định. Các vấn đề phát sinh từ việc phong toả cầu Quay khắc phục sự cố này là tình trạng hàng hoá vận chuyển theo đường sắt bị ùn tắc ở các cảng, hoặc ùn tắc đường sông vì ngã ba cầu Quay rất quan trọng trên tuyến sông đào Thượng Lý.

Trung bình mỗi ngày, lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng khoảng 3.200 tấn hàng hoá. Việc vận chuyển hành khách Ga Hải Phòng phải thực hiện việc lập trình tàu chạy từ Ga Thượng Lý, cách đó 4km. Ga Hải Phòng đã tổ chức bán vé cho khách tại ga Thượng Lý.
Chiều 11/12, lãnh đạo UBND thành phố đã họp với các cơ quan quản lýđường sắt và đường thuỷ nội địa, thuộc Bộ Giao thông vận tải, với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, đến cuối giờ chiều ngày 12/12, việc thông cầu Quay đã được thực hiện trước dự kiến 1 ngày, cầu đã trở lại hoạt động bình thường, tàu hoả đi được chứ vẫn không quay.
Thương cây cầu già nua trăm tuổi, nếu nó còn quay được thì đâu bị nạn này. Cầu được xây dựng trong thời ĐẠI CÔNG NGHIỆP ở châu Âu, toàn bằng khung thép, cùng kiểu với các cầu như Lạc Long, Tràng Tiền....., tuy già nua vậy nhưng nó cũng đã gồng gánh không biết bao lượt người trong từng ấy năm, chứng kiến thăng trầm của thời gian, chứng kiến sự xụp đổ, xuống cấp của nhiều cầu mới khác trong thành phố, cầu Rào biểu tượng của thời mở cửa "Bốn cống, ba cầu năm cửa ô" đang chập tối xụp đánh rầm xuống sông Lạch Tray, may không người nào chết. Cầu Niệm suýt xập, sau được chuyên gia nước ngoài sửa giúp, nay giống như tay gãy được nẹp.

Cầu Lạc Long thì được phá đi xây lại hoàn toàn. Cầu Thượng Lý bắc qua sông đào Thượng Lý, thuộc quận Hồng Bàng cao vút như cổng trời, đi xe đạp qua chỉ có nước giắt bộ. Nhưng được cái đổ dốc thì sướng như phi ... xe máy.
Xuôi về thành phố, lại qua cầu Lạc Long (mới) với các đường cong duyên dáng, nằm khiêm nhường bên toà nhà Băng bằng đá xanh, phía trước là một vườn hoa nhỏ. Những ngày mưa phùn, cả khu đó chìm trong màn mưa mỏng, một màu xám nhạt buồn bã, một cái lạnh của thời tem phiếu không thể nào lãng quên được.
Thầm mong một ngày nào đó lại thấy cầu quay trở lại, sống lại khoẻ khoắn hơn, vì bây giờ Hải Phòng đã là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương, chả lẽ thiếu điện chạy cầu. Một hình ảnh đẹp, hiện đại, cầu xưa quay bằng tay, bằng sức người, nay Cách mạng về, giải phóng tay chân bằng dòng điện để phục vụ nhân sinh, phục hồi vốn cổ, có hình ảnh nào đẹp hơn thế cho một cây cầu, một dấu xưa của một thời mà Hải Phòng là trung tâm của vùng đồng bằng bắc bộ.
Viễn cảnh đẹp giản dị chỉ có vậy mà xa vời, không biết bao giờ thành hiện thực, còn hiện tại, cầu là một trong hai cổng chính vào "Phiên chợ Tử Thần" chết chóc, nơi ngày ngày con nghiện toàn thành phố tập trung tại đây để tiêm chính, người dân thường không dám qua lại khu vực này, thật tiếc cái thời mỗi ngày đi bộ từ trung tâm Trại Chuối qua cầu rồi đi dọc theo đường sắt ra chắn tầu Trần Nguyên Hãn để sang nhà ông bà ngoại, hồi bấy giờ chẳng có gì để sợ hãi.

Còn bây giờ, chỉ cần ngồi tàu hoả một chuyến, hành khách dễ dàng chứng kiến các hồn ma sống 2 bên đường tàu lúi húi, đờ đẫn đã hoặc đang thoả mãn thiên đường nội tại của mình.
Viễn cảnh cầu lại quay càng xa vời hơn khi năm 2011, Chính phủ có lệnh khẩn cấp xây dựng lại 3 cầu: cầu Tam Bạc, cầu Đồng Nai (Đồng Nai) và cầu Thị Cầu (Bắc Ninh), trong đó, xây dựng riêng cầu đường bộ, tách hẳn ra khỏi đường sắt và cầu đường sắt chỉ hoạt động riêng biệt.

Tháng 9/2011, Thủ tướng Chính phủ cho phép xây mới 3 cầu đường bộ theo lệnh khẩn cấp nhằm cấp bách giải quyết nguy cơ mất an toàn giao thông, an toàn công trình tại các cầu đi chung giữa đường bộ và đường sắt, đồng thời gia cố, cải tạo cầu chung với tổng mức đầu tư hơn 1 ngàn 496 tỷ đồng. Sau 3 tháng khẩn trương thiết kế, ngày 26/12/2011, Tổng công ty ĐSVN đã tổ chức khởi công, động thổ xây dựng mới 3 cầu: Tam Bạc, Đồng Nai, Thị Cầu theo Lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thiết kế, cầu đường bộ Tam Bạc được xây dựng mới cách cầu cũ 16 m với chiều dài 197,9m, rộng 12m, vận tốc thiết kế 50km/h.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo GTVT ghi lại trên công trường thi công cầu Tam Bạc ngày 28/2/2013:
Cầu Tam Bạc hiện nay
Cầu đường bộ Tam Bạc được xây dựng cách cầu Tam Bạc cũ 16m
Công trường thi công, đường bộ, đường sắt, nằm liền kề
Những phần việc quan trọng nhất của cầu Tam Bạc đã cơ bản hoàn thành
Các nhà thầu đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc
Do thiếu mặt bằng nên các nhà thầu phải tận dụng mặt bằng công trình làm công trường và nơi tập kết vật liệu
Chuẩn bị đúc phiến dầm tại công trường
Bãi đúc tấm panel giảm tải phải thi công cách công trường tới 12 km
Những thiết bị lớn đều phải dùng sà lan đặt dưới sông
KS Lê Đức Lương - Trưởng ban điều hành của RCC luôn bám sát hiện trường
Vượt lên mọi khó khăn, các nhà thầu đều cam kết sẽ hoàn thành công trình vào dịp 30/4 và 1/5
Khi cầu Tam Bạc hoàn thành, sẽ không còn tình trạng cầu chung giữa đường sắt và đường bộ.
Đầu tháng 8/2012, khi đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông cọc nhồi phía phường Trại Chuối (quận Hồng Bàng), nhiều hộ dân phường Cát Dài (quận Lê Chân) tới ngăn cản, không cho thi công.

Phải mất rất nhiều thời gian vận động, thuyết phục, với sự vào cuộc của thành phố, quận Lê Chân, lực lượng công an… sự việc mới được giải quyết để thi công.
Đến tháng 9/2012, vẫn phải điều chỉnh thiết kế giảm chiều cao tĩnh không thông thuyền và nâng tốc độ dọc đường đầu cầu theo đề nghị của UBND TP. Hải Phòng, để 30/4/2013 thông xe.
Sáng 27/4/2013, BQL dự án Đường sắt Khu vực 1 tổ chức lễ thông xe cầu đường bộ Tam Bạc, nối quận Lê Chân với quận Hồng Bàng.
Cầu Tam Bạc trong ngày đầu hoạt động.
Bờ sông bây giờ đã được kè đá, nhìn về phía bến Bính, chợ Sắt sừng sững đứng đó, một công trình xây lại chưa bao giờ được cắt băng khánh thành. Vốn là liên doanh với Tàu, sau khi xây được 50% hạng mục công trình, tình hình kinh doanh không được tốt, họ dừng lại.

Vậy là một kiến trúc tròn đồ sộ 5 tầng, đường kính ngót 500m, với mặt cắt theo đường kính xù xì không tô trát, nham nhở và mãi sẽ là nửa hình tròn dang dở. Sự náo nhiệt của dân buôn cũng theo đó mà lụi tàn. Họ đổ ra bờ sông Tam Bạc, các khu phố Trạng Trình, Lý Thường Kiệt, Tôn Đản, Hoàng Ngân ... tạo thành các phố chợ trời.
http://static.panoramio.com/photos/large/38928047.jpg
Phía bên kia cầu Quay xưa là dãy nhà lá, nhà bè này là nhà máy đóng tàu Sông Cấm - SongCam Ship Yard, ngày ngày xả nước thải công nghiệp ra sông.
Nhà máy đóng tàu Sông Cấm trước 1983 là nhà máy cơ khí Hải Phòng, nguyên là xưởng Sôpha thời Pháp.

Trong chiến tranh phá hoại máy bay Mỹ nhiều lần đánh phá ác liệt này nhà máy phố Chi Lăng, lối vào nhà máy.

Ngoài cầu Quay, thời Pháp thuộc Hải Phòng còn có nhiều cầu khác như: cầu Cất (1930-1954), còn gọi là cầu Hạ Lý, với nhịp giữa được cất lên cao, tạo khoảng thông thoáng cho tàu bè qua lại, sau này cầu cũng bị hàn kín lại, không cất được nữa.


 

Cầu Thượng Lý, còn gọi là cầu Xi Măng do ngay trước nhà máy Xi Măng (cũ)
http://tungtrang2011.files.wordpress.com/2012/03/cau-xi-mang.jpg
Cầu Thượng Lý thời Mỹ ném bom phá hoại.
http://tungtrang2011.files.wordpress.com/2012/03/cau-xi-mang-1.jpg

Cầu Rào
Cầu Rào bắc qua sông Lạch Tray, trên đường Hải Phòng đi Đồ Sơn có tên là đường 14, đường 353, nay mới được đổi tên là Phạm Văn Đồng. Vì vị trí cầu thuộc địa phận làng Rào, tên nôm của làng An Khê, nên được gọi như vậy. Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Pháp làm đường Hải Phòng - Đồ Sơn, dẫn đến nơi nghỉ mát và xây pháo đài quân sự ở mỏm núi. Nhưng còn sông Rào rộng chưa bắc cầu nên cản trở đi lại, mặc dù đã có phà kéo bằng dây cáp. Nhưng do nhiều ý kiến khác nhau về việc nên làm cây cầu này hay đắp đập trong Hội đông thành phố và công luận, mặt khác cũng do khó khăn về tài chính nên tháng 2/1907, Thống sứ Bắc Kỳ mới quyết định chuyển số tiền 8.000đ tài trợ cho Hải Phòng xây một khách sạn để làm cầu Rào. Tuy nhiên, việc triển khai khá chậm.
Lúc đầu, cầu Rào đặt ở gần cổng khách sạn Chuyên gia hiện nay, làm bằng sắt, dài 174m. Tháng 12/1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, quân ta đã lột hết ván lát mặt cầu và phá một số thanh giằng ngang. Năm 1947, Pháp đã sửa lại và đặt lô cốt ở hai đầu cầu để bảo vệ.

Năm 1960, ta đã sửa chữa lớn, nhưng ngày 2/9/1969 bom Mỹ đã phá sập cầu.
Ta đã phải đặt cầu phao để thay cầu cứng. Suốt thời kỳ chiến tranh, cầu bị đánh phá ác liệt.

Sau hoà bình, tháng 8/1976, cầu Rào được làm lại ở vị trí hiện nay, bằng phương pháp lắp hẫng dùng bê - tông cốt thép ứng xuất trước. Ngày 28/1/1980, cầu được khánh thành. Cầu mới dài 174m, rộng 12m. Ngày 16/7/1987, cầu lại bị sập nhịp mố phía Bắc. Vì vậy phải dỡ bỏ và được làm lại bằng sắt kiên cố với hai làn xe, tạo cho cầu dáng vẻ sắt - beton giao duyên như hiện nay.

Cầu Đất - Pôn Đume (Paul Doumer)
Cầu Đất là tên gọi khá đặc biệt bởi không lấy tên gọi một danh nhân, nhân vật lịch sử nào; nó có lai lịch riêng. Trước đây, giữa hai xã An Biên và Gia Viên có con lạch nhỏ Liêm Khê, vốn là nhánh phụ cuả sông Tam Bạc đổ vào sông Cấm. Lạch Liêm Khê là tiền thân của kênh Bôn-nan đào năm 1885. Bắc qua lạch, ở khu vực Quán hoa ngày nay, là cây cầu tre nhỏ, trên mặt đắp đất, thường gọi là cầu Đất.
Sau được thay bằng cầu sắt kiên cố hơn, đó chính là cầu Pôn Đume - đặt theo tên của toàn quyền Đông Dương những năm 1896- 1902.
Năm 1925 kênh đào Bôn-nan bị lấp phần lớn, do đó cầu Pôn Đume bị tháo dỡ.
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội trước năm 1945 cũng gọi là cầu Doumer

Cầu Carong (cầu sông Lấp)
Khi Hội đồng thành phố chủ trương lấp toàn bộ kênh đào Bonnan, chủ hãng Caron khiếu nại nếu lấp toàn bộ thì cơ xưởng sửa chữa thuỷ của hãng không thể hoạt động. Một số hội viên và công luận cũng ủng hộ nên cuối cùng ngta quyết định chỗ lấp kênh chỉ từ cổng Cảng đến vị trí nhà Triển lãm ngày nay, để lại một vụng nhỏ gọi là vụng Bonnan nay là hồ Tam Bac. Và với điều kiện hãng Caron phải làm cầu qua vụng Bonnan để đảm bảo giao thông thuận tiên. Chủ hãng chấp nhận và họ đã bắc cây cầu sắt, có thể cất lên cho thuyền bè qua lại vào giờ quy đinh. Tên cầu trong danh mục cầu đường thành phố thường ghi là cầu Chợ (Port du Marché) vì cầu này gần chợ Sắt, nhưng phổ biến vẫn gọi là cầu Carông.

Sau cách mạng tháng Tám đổi gọi là cầu Nguyễn Khắc Nhu, năm 1953 đổi tên là cầu sông Lấp. Trong chiến tranh cầu bị hư hại khá nhiều, nên khi ta tiếp quản thành phố cầu chỉ đc sử dụng tạm, sau này bị dỡ bỏ vào những năm 1990, khi đoạn sông Lấp được cải tạo lại thành hồ Tam Bạc, xây dựng bền xe ngay vị trí ngã ba sông Lấp - Tam Bạc và xây dựng chợ Sắt.

Cầu Laniel
Cầu bắc qua kênh đào Bonnan nối phố Marexan Giốp với phố Pôn Be, cả hai nay đều thuộc phố Điện Biên Phủ.
Cầu ở vị trí giữa sân vận động Cảng và vườn hoa Kim Đồng hiện nay.
Cầu Laniel ở vị trí khoanh đỏ. Giữa năm 1925 kênh Bonnan bị lấp phần lớn nên cầu này cũng bị dỡ bỏ để bán sắt vụn. Bây giờ cầu Laniel chỉ còn tồn tại trong sách vở và trên những bưu ảnh mà thôi.

Cầu treo sông Lấp, đầ phố Cát Cụt


Cầu treo An Dương

Cầu Lạc Long bắc qua sông Tam Bạc, thuộc quận Hồng Bàng, nối phố Điện Biên Phủ với phố Bạch Đằng, dài 92m.
Cầu được xây dựng vào loại sớm nhất thành phố, đồng thời với hai cây cầu nay đã không còn là cầu Paul Doumer và cầu Laniel. Lúc đầu cầu mang tên cầu Giốp (Joffre) - tên của một vị đại úy công binh đã tham gia xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai, sau được phong làm thống chế. Sau cách mạng tháng Tám cầu được đổi tên là cầu Ngô Quyền. Ngày 13 tháng 5 năm 1955: Bộ đội Cụ Hồ qua cầu Ngô Quyền về tiếp quản thành phố Hải Phòng từ tay Pháp.
Từ đó đến nay cầu được gọi là cầu Lạc Long.
Do yêu cầu phát triển của thành phố, năm 1991, UBND thành phố đã quyết định xây dựng cầu Lạc Long mới - khởi công ngày 13/9/1992 và khánh thành vào ngày 2/9/1993

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn tác giả vì những tư liệu quí mà tôi người 60 tuổi vẫn không biết hết, vẫn là quá trẻ so với thành phố Cảng.

    Trả lờiXóa