Khoằm

04 tháng 1 2015

Bóng ma Việt Nam

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The Ghost of Vietnam" của tác giả Danny Schechter về sự ám ảnh của người Mỹ với cuộc chiến Việt Nam. Bài viết được đăng trên tạp chí Coldtype số 92 tháng 1 năm 2015.

Bóng ma Việt Nam



Đã gần 40 năm kể từ sự kiện mà truyền thông Hoa Kỳ gọi là “Sự sụp đổ của Sài Gòn” và người Việt Nam coi là “Giải Phóng”. Tôi thấy điều đó giống như là “Sự sụp đổ của Washington”.

Những bóng ma Việt Nam đang quay trở lại, nhờ vào hai nhà làm phim với những chuỗi cảnh phim rất khác nhau. Đầu tiên là của Tiana về nguồn gốc của miền Nam Việt Nam, và thứ hai là Rory Kennedy, con gái út của Bobby Kennedy.

Tiana đang hoàn thành một bộ phim có tên là “Vị tướng và tôi”, về những cuộc đối thoại không được chờ đợi (của một người thuộc về một gia đình chống cộng cuồng tín) với vị tướng huyền thoại Bắc Việt Nam, tướng Giáp, hay còn gọi là “Napoleon Đỏ”, người sở hữu học thuyết quân sự đánh bại cả quân đội Pháp lẫn người Mỹ.

Giáp tạo dựng quân đội Việt Nam theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, và không được đào tạo để trở thành một thiên tài quân sự. Tiana cũng có hai “thiên tài” tự phong khác của Hoa Kỳ trong bộ phim của bà: vai phụ lâm ly của tướng William Westmoreland và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Robert MacNamara, người mà bà không thể che giấu sự khinh thường.

Sự thổi phồng quá mức của Kennedy về “Những ngày cuối cùng của Việt Nam” mô tả cuộc sơ tán khẩn cấp binh lính Hoa Kỳ cũng như nhiều người Việt Nam phục vụ trong quân ngũ của họ và cuộc chiến đẫm máu hầu như đã thất bại ngay từ những ngày đầu. Thay vì tìm ra lý do cho thất bại, với sự hỗ trợ của HBO và chương trình Trải Nghiệm Hoa Kỳ dài tập của PBS, bà ta đã tìm cách giới thiệu một bức tranh anh hùng về những người Mỹ trong những ngày cuối cùng của họ ở Sài Gòn, đối phó với một đại sứ điên khùng và trong một số trường hợp nổi loạn chống lại chính sách của Hoa Kỳ.

Hai bộ phim này, cũng giống như tất cả các bộ phim trong những năm sau này, phản ánh sự chia rẽ về văn hóa và chính trị của thời đại. Một bộ phim, tác động của nó là hợp lý hóa cuộc chiến, mô tả quân đội Hoa Kỳ như là động lòng trắc ẩn, trong khi bộ phim kia, lần đầu tiên đưa ra một góc nhìn mà người Mỹ chưa từng biết tới.

Ngay cả khi ông chú JFK của bà không mở rộng cuộc chiến tranh, bất chấp những hoài nghi lặp đi lặp lại về ông ấy, một thành viên của gia đình Kennedy vẫn được đối xử như là một biểu tượng văn hóa trong một nền văn hóa không thể nhớ nổi chi tiết của những gì xảy ra ngày hôm qua chứ đừng nói đến 40 năm trước. Tác phẩm của Rory đã được hoan nghênh; tác phẩm của Tinana vẫn chưa được xem. Bà gọi sự lãng quên có chủ ý này là “Chứng cuồng Việt Nam”

Gerald Perry viết trên tờ Arts Fuse: “Những bài phê bình sướt mướt về “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” (đánh giá chấp nhận với 94% Cà chua thối) cũng phi thường tương tự. Họ hoan nghênh nhà làm phim Rory Kennedy về việc tư liệu hóa một khoảnh khắc bị lãng quên trong lịch sử Hoa Kỳ, những ngày hỗn loạn vào năm 1975 khi Hoa Kỳ tháo chạy khỏi Sài Gòn và quân đội Bắc Việt Nam tiến thẳng vào Nam Việt Nam. Những phê bình đó được tuôn trào với niềm kiêu hãnh về việc câu chuyện của Kennedy cho thấy sự dũng cảm và cao quý của binh lính Mỹ cũng như một số ít nhà ngoại giao đối lập Mỹ đã giúp sơ tán nhiều người Nam Việt Nam – bằng thuyền, máy bay và trực thăng – những người được cho là sẽ bị Cộng Sản Bắc Việt Nam nô dịch hay sát hại.

Điều mà khó có ai có thể quan sát là Kennedy, con gái của người thuộc phe bồ câu Robert Kennedy, lại đang phất lên ngọn cờ tẩy xóa cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Người miền Bắc Việt Nam được mô tả, không có ngoại lệ, giống như những chiến binh ISIS, sát hại tất cả những người đối lập trên con đường từ Hà Nội đến Sài Gòn.

Sau khi tiến vào Sài Gòn, họ thủ tiêu những người chống đối hoặc đưa kẻ thù tới các trại cải tạo. Người miền Nam Việt Nam? Điều này làm tôi ngạc nhiên: không có bất cứ đề cập nào về sự tham nhũng chồng chất trong các tài liệu của các chính quyền tay sai khác nhau, quân đội Nam Việt Nam là công cụ cưỡng bức với tra tấn và giết chóc. Các cựu binh miền Nam Việt Nam, trong đó có các sĩ quan cấp cao, khi trả lời phỏng vấn đều được phép kể câu chuyện được đánh bóng của họ. Không có bất cứ ai vấy máu.

“Điều này không làm tôi ngạc nhiên. Vào năm 1976, lễ kỷ niệm cách mạng Hoa Kỳ, tôi xuất bản một cuốn sách nhỏ trình bày quan điểm về các chiến lược gia quân sự hàng đầu của Việt Nam, trong đó có Võ Nguyên Giáp, có tên là “Cách mà chúng ta thắng cuộc chiến.” Chắc chắn là câu chuyện đó đáng chú ý về mặt lịch sử hơn việc chúng ta cắt đuôi và bỏ chạy. Tôi viết sau đó: “Báo chí Hoa Kỳ không bao giờ giúp gì nhiều cho những nỗ lực tìm ra những người Việt Nam nổi bật, những người được hoạch định tổ chức, chiến đấu, và đánh bại các chính quyền kế tiếp nhau được Hoa Kỳ ủng hộ. Khi truyền thông Hoa Kỳ thừa nhận sự tồn tại của phe khác, họ làm việc đó với sự khinh bỉ, xuyên tạc sự thật và bôi nhọ … Hoa Kỳ không bao giờ thừa nhận sự thật là họ bảo vệ cho một chính quyền không được ủng hộ và định nghiền nát một chính quyền được ủng hộ.”

Một nhóm phê bình phim ở Los Angeles sau đó đã viết cho PBS: “Rory Kennedy thiên lệch quá mức, ngoài bối cảnh, sự tuyên truyền đầy hồ nghi “Những ngày cuối cùng ở Việt Nam” hiện được phát hành kiểu sân khấu kịch, một sản phẩm của chương trình nhiều tập của PBS, Một Trải Nghiệm Mỹ. Chúng ta kinh hoàng bởi bản chất một chiều cực đoan trong lịch sử được viết lại của Kennedy, chỉ phản ánh quan điểm của chính quyền Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trong câu chuyện, và không bao giờ đưa ra quan điểm của hàng triệu người Mỹ phản đối chiến tranh cũng như của những người chiến đấu cho Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng và Bắc Việt Nam.” Quá nhiều cho “sự cân bằng!”

Sự phản đối hoàn toàn là số không. Truyền hình công cộng rút lui với những bức thư ngớ ngẩn và trả lời sự chỉ trích đối với chương trình bằng cách nói rằng chương trình đó trích dẫn tất cả các chương trình họ làm, có tuổi đời nhiều thập kỷ, đồng thời công bố một chuỗi chương trình nhiều triệu dollar do Ken Burns làm. Đặc trưng! Họ lảng tránh những chi tiết như sau:

• Rory trập trung vào câu chuyện về những nỗ lực cứu sống các sĩ quan đồng minh và gia đình họ ở Sài Gòn (“Arvin”) mà quân đội nổi tiếng về sự tham nhũng và tàn bạo của họ.

• Bộ phim trình bày các hành động tàn bạo của những người Cộng Sản như “Thảm sát ở Huế”, một sự kiện đã được học giả người Mỹ về Việt Nam Gareth Porter điều tra và phát hiện là sự bịa đặt.

• Bộ phim trình bày các sự vi phạm Hiệp Định Hòa Bình Pari của miền Bắc mà không đề cập tới rất nhiều vi phạm nghiêm trọng và dấu diếm của quân đội miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn.

• Bộ phim trình bày sự điên khùng và cuồng dại của đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin như thể ông ta là một ngoại lệ trong lịch sử của các quan chức Mỹ trước đây, người mở rộng cuộc chiến với thiệt hại nhân mạng lớn. Bộ phim không đưa ra bối cảnh hay cơ sở.

• Bộ phim ngụ ý rằng tất cả những người của Sài Gòn sẽ bị xẻ thịt hay cầm tù; đó không phải là sự thật.

• Bộ phim mô tả những con thuyền trốn chạy tới đảo Côn Sơn mà không đề cập rằng trên hòn đảo ngoài khơi đó Sài Gòn đã thiết lập các nhà tù tàn bạo giống như Guantanamo ngày nay, với “các chuồng cọp”, để giam giữ những người Việt Nam chống lại chính quyền quân sự, để giết hại và tra tấn.

• Perry hỏi: “Tiếng nói phản chiến của những người từng là bính lính Hoa Kỳ ở Việt Nam và trở nên thất vọng bởi những điều khủng khiếp mà chúng ta đã làm ở đâu trong bộ phim tài liệu này? Ai trong bộ phim nói về các vụ ném bom ngẫu nhiên miền Bắc Việt Nam của chúng ta? Hay vụ thảm sát ở Mỹ Lai? Và về CIA, sự tra tấn tàn ác đối với người Bắc Việt dưới thời giám đốc CIA William Colby được đề cập ở đâu?

Như với Kissinger, thực sự bực mình đến phát điên khi xem những hùng biện cho bản thân của ông ta hoàn thành mà không hề vấp phải trở ngại nào. Anh ở đâu, Errol Morris, khi được cần đến? Trái lại, tội phạm chiến tranh số một thế giới tại trên một phạm vi lớn (Việt Nam, Campuchia, Lào, Chile, vân vân) được chào đón và là khách danh dự của bộ phim tài liệu được chương trình Trải Nghiệm Hoa Kỳ của PBS đặt hàng.

Và mọi thứ tiếp tục, tiếp tục.

Đã 40 năm. Chúng ta học được điều gì? Chính quyền Obama, được trợ giúp bởi Bộ Ngoại Giao, một diễn giả nói tiếng Việt không hơn, có tên là John Kery, một lãnh đạo của tổ chức Cựu Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh, đã biến thành người biện minh cho vai trò của Hoa Kỳ trong chiến tranh, và người bán vũ khí cho Việt Nam, xứ sở hiện nay đang sợ Trung Quốc hơn Hoa Kỳ.

Chúng ta nên nghe tiếng nói của ai? Rory Kennedy với bộ phim tài liệu lịch sử trơn tru được tài trợ lớn hay Tiana, người đang nỗ lực để đưa tiếng nói của người Việt Nam và một lịch sử bị cố ý chôn vùi đến với cuộc sống.

Danny Schechter reported in North and South Vietnam in 1974, and returned in 1997. He has written widely on the issues of the war. He edits Mediachannel.org and blogs at Newsdissector.net. Comments to Dissector@mediachannel.org


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét