Khoằm

29 tháng 4 2010

Ảnh của nhân chứng lịch sử 30-4-1975 Nguyễn Đình Đạt

Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

Xa lộ,trước nhà máy xi măng Hà tiên
[​IMG]

chiếc xe này đang đi từ hướng saigòn ra hướng thủ Đức
[​IMG]

Khu vực lăng Bà Chiểu,trước bệnh viện Nguyễn thái Học.đường Chi Lăng,nay là đường Phan Đăng Lưu.
[​IMG]
Cây xăng Võ Di Nguy (Nguyễn Kiệm)Ngã tư Phú Nhuận

[​IMG]

Ngã tư Yên Đổ(Lý Chính Thắng)-Hai Bà Trưng-Trần Quang Khãi
[​IMG]

Gặp nhóm Phóng Viên Pháp.
[​IMG]
Hình anh Bộ Đội giải phóng và chiéc nón của anh,khi anh đang trực gác bảo vệ cầu Thị Nghè.Làm quen với anh,hỏi thăm tên và quê quán của anh nhưng đả quá lâu nên quên mất rồi.Bây giờ anh ra sao?

[​IMG]


Chiếc nón và dòng chử khẩu hiệu của anh
[​IMG]


Buổi chiều 30-4-1975 tại ngã tư hàng Xanh
[​IMG]
Ngã tư Trần quốc Thảo-Điện biên Phủ
[​IMG]

Những anh lính chế độ củ đả tự trở về nhà sau khi kết thúc chiến tranh,chia cắt đất nước sau 20 năm.
[​IMG]

Đường phố dơ bẩn vì các loại rác thải và những gì mà người dân Saigòn thời ấy không muốn lưu lại trong nhà mình.Quần áo,súng đạn,xe oto,thậm chí cả những kỷ vật không hợp thời thì củng vứt ra đường hết.
[​IMG]

vài ngày sau thì đường phố vắng bóng người,mua bán chợ búa hầu như tê liệt.người có gạo lương thực thì phải để dành tối đa.Bửa cơm không còn để ăn ngon,mà..ăn để mà sống.
[​IMG]

4 nhận xét:

  1. Nhìn sán lãi việt cộng muốn nôn oẹ

    Trả lờiXóa
  2. Nhìn sán lãi việt cộng muốn nôn oẹ

    Trả lờiXóa
  3. Sáng ngày 30/4/1975, chàng thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đạt (tên đầy đủ là Nguyễn Đình Đạt) liều lĩnh cầm chiếc máy ảnh Nikon FTN lao ra đường Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP. HCM) để chụp những tấm ảnh mà sau này ông đặt tên: “Sài Gòn – những khoảnh khắc ngày 30/4/1975”.

    41 năm sau, vào một buổi chiều cuối tuần của tháng 4/2016, trong ngôi nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), ông tâm sự: “Gần nửa thế kỷ rồi mà cứ tưởng như ngày hôm qua.Trong đầu vẫn phảng phất mùi thuốc súng, tiếng pháo xa xa vọng về, hình ảnh của những người lính hai phía, tiếng nói lao xao của người dân Sài Gòn… Mình đã già rồi, chỉ biết nhớ những chuyện ngày xưa”. Ông nói rằng, đây là phóng sự ảnh đầu tay nhưng cũng là “báu vật” của cuộc đời ông.

    Ông kể: "Gần 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, từ trên bancông của nhà cậu tôi (nằm trong một con hẻm lớn trên đường Trương Minh Giảng), tôi thấy hai lính phi công ngụy cởi bỏ quân phục.
    Trước đó, nghe tin tức đã biết không ổn, nay thấy hình ảnh trên, rồi tiếng người dân trong xóm la to “lính về Sài Gòn”, lúc đó chụp chỉ để thoả mãn đam mê vì vừa học xong nghề chụp ảnh.
    Bức ảnh đầu tiên tôi chụp là hình ảnh của những người lính dù ngụy từ Hóc Môn đi bộ về trung tâm Sài Gòn. Thái độ của những người lính dù lúc đó rất nghiêm túc, đi nhanh nhưng nhìn trang phục của họ, tôi biết là đã rã hàng. Cứ chụp xong vài tấm là tôi di chuyển theo hình chữ Z để phòng thân, lỡ…
    Sau một loạt ảnh về người lính dù ngụy, khoảng 30 phút sau là những người lính Giải phóng, cũng đi bộ từ ngoại thành vào. Lúc đó tôi chỉ nghĩ một điều là sẽ có đánh lớn.
    Chụp được vài tấm thì Tùng, người bạn của tôi, nhanh trí viết hai chữ “phóng viên” trên giấy tập để dán vào ngực và lưng với niềm tin rằng sẽ không có ai bắn nhà báo!
    Thấy không có chuyện gì xảy ra, sau đó tôi và Tùng bạo gan leo lên xe hơi của tôi đi chụp tiếp, chạy từ Trương Minh Giảng qua Yên Đỗ, ngã tư Phú Nhuận, Bà Chiểu, Hai Bà Trưng rồi qua dinh Độc Lập…
    Lúc đó tôi chụp vì đam mê, như một bài tập lớn để nộp cho những người thầy: Cao Đàm, Nguyễn Ngọc Hạnh.
    Tôi chẳng sợ điều gì cả, vì tin rằng, chẳng có ai để ý chuyện một người chụp ảnh vì họ còn có những mối lo lớn hơn.
    Hay nói cách khác, tôi là người đứng giữa hai bên nên dễ dàng len lỏi để chụp nhiều góc ảnh riêng cho mình…
    Tối đó, tôi lập tức rửa ngay bộ ảnh vì sợ sau này không có cơ hội để rửa. Sau khi hỏi ý kiến bác vợ là Thiếu tướng Lê Thiện, năm 2010, lần đầu tiên tôi công bố bộ ảnh này tại một diễn đàn về xe hơi nhưng còn sơ sài.
    Năm 2015, bộ ảnh trên được bổ sung thêm một vài tấm nhưng cũng chưa đủ. Vừa rồi, đầu tháng 4/2016, tôi lại công bố bộ ảnh trên một lần nữa, có bổ sung thêm hai tấm ảnh là chiếc nón cối và hai anh bộ đội đi xe máy. Nhưng tôi cũng nói thêm, vẫn chưa đầy đủ.
    Nhiều người bạn đã từng hỏi tôi cảm giác về ngày 30/4.
    Tôi luôn trả lời rất thật: buồn vui lẫn lộn. Sau ngày 30/4, gia đình tôi bị tịch thu nhà cửa, mẹ và anh trai tôi đi kinh tế mới. Em gái phải vội vã lấy chồng. Sài Gòn lúc đó chỉ còn mình tôi. Tan nát là vậy nhưng tôi nghĩ: thôi, điều gì đến sẽ đến. Gia đình tôi chấp nhận tất cả.
    Xin được nói thêm, sau ngày 30/4/1075 không lâu, tôi được tuyển vào làm việc tại văn phòng 2 của bộ Thương mại. Làm ở đó cho đến ngày nghỉ hưu, cách đây mười năm”.
    Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đạt vẫn còn đam mê chụp ảnh, trước là vui, sau là cơ hội kiếm thêm “càphê”, vi vu sau tay lái của hai chiếc xe Jeep.
    “Hai con giờ lo cho ba mẹ, nói chính xác là tụi nhỏ nuôi hai vợ chồng già”, ông Đạt cười.

    Minh Phúc thực hiện
    Thế Giới Tiếp Thị
    27/04/2016

    Trả lờiXóa
  4. Tác giả công bố bộ ảnh lên Facebook https://www.facebook.com/dat.rapala/albums/473545762769919/

    Trả lờiXóa