Khoằm

17 tháng 6 2010

Tiếp quản máy tính IBM360/50 - "giai thoại" về tổng kho Long Bình

4 nhận xét:

  1. Cũng trong chuyện tiếp quản và khai thác máy tính IBM, ông Lê Tự Thành kể lại:

    Sau khi được tin tìm thấy các máy tính của quân đội ngụy và quân Mỹ, anh Nguyễn Lãm đã tức tốc cử thêm cán bộ vào vận hành và khai thác. Tôi được phân công tiếp quản máy IBM 360 model 50 (IBM360/50) của quân đội Mỹ quản lý kho hậu cần (tổng kho Long Bình) và đây là máy tính lớn nhất hồi đó ở miền Nam.

    Việc đầu tiên của quá trình vận hành lại chiếc máy tính này là gọi công binh gỡ mìn. Khi đó, mìn đặt khắp nơi trên từng bộ phận của máy tính và cả trên những máy đục lỗ. Sau khi gỡ mìn, chúng tôi cùng với những nhân viên cũ của công ty IBM bắt tay vào khôi phục hoạt động. Sau khi khôi phục hệ thống điện, nhân viên IBM kiểm tra từng thiết bị và máy tính. Đồng thời, chúng tôi phải sửa lại hệ thống điều hoà lớn (kiểu điều hoà trung tâm hiện nay) vì phòng máy rất kín và ngột ngạt nếu không có hệ thống điều hoà không chịu được. Sau gần một tháng lao động, chúng tôi đã khởi động thành công máy IBM 360 model 50.

    Máy tính IBM360/50 rất lớn, chiếm khoảng 600 mét vuông. Nó sử dụng một bộ vi xử lý trung tâm (CPU) to bằng hai cái tủ đựng quần áo ba buồng. Các ổ đĩa từ và băng từ dùng cho máy tính này cũng rất cồng kềnh, mỗi ổ băng từ to bằng tủ lạnh lớn hiện nay. Ngoài ra, chiếc máy này cần tới 80 máy đục lỗ để làm phương tiện viết chương trình. Tiếp đến là kho lưu trữ về băng từ cũng rất rộng, vì băng từ lúc đó quá to.

    Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là họ (quân đội Mỹ) sử dụng máy tính vào quản lý kho rất khoa học. Chiếc máy tính IBM dùng hệ điều hành OS/360, hoạt động khá giống với máy tính Minsk của Nga. Các chương trình viết cho máy tính IBM phía quân đội ngụy sử dụng ngôn ngữ Cobol. Lúc đó Nga cũng có tài liệu về ngôn ngữ này dịch sang tiếng Nga nên mọi người nắm bắt dễ dàng. Ngoài ra, nhân viên cũ của IBM còn khá đầy đủ, nhờ họ hướng dẫn sử dụng nên chỉ sau khoảng một tháng chúng tôi đã cho hoạt động lại bình thường toàn bộ máy tính, kể cả khai thác dữ liệu chương trình quản lý kho của ngụy.

    Cũng phải nói là các chương trình của họ viết khoa học, tỉ mỉ từng bước rất dễ sử dụng. Nhân viên lập trình chỉ là cán bộ trung học, không phải là cán bộ đại học như ta. Vì vậy, hầu hết các đoạn lệnh viết theo cấu trúc giống nhau, nên ai đọc cũng hiểu. Lúc đầu, anh em tiếp quản nghĩ họ “dốt” thật, đáng lẽ nhiều đoạn lập trình có thể viết ngắn thì họ lại viết rất dài. Nhưng sau này mới thấy lập trình công nghiệp thì phải thế, họ viết rành mạch, có ghi chú rõ ràng nên người sử dụng hiểu rất nhanh. Hồi đó anh em kỹ thuật của ta rất khoái thủ thuật, làm thế nào giải quyết vấn đề ngắn nhất, hay nhất nhưng người khác đọc không hiểu gì cả!

    Sau khi khai thác thành công, chúng tôi đã cung cấp cho Tổng cục Kỹ thuật danh mục toàn bộ hàng còn tồn trong các kho, trong đó kho lớn nhất là Tổng kho Long Bình. Sau đó, các máy tính IBM tại Sài Gòn tiếp tục phục vụ cho việc tính toán những bài toán giao thông, cầu đường, sau đó là khai thác và thăm dò dầu khí.

    Ngọc Tuấn - Đỗ Duy (ghi)

    Đọc thêm toàn bộ bài viết trên báo Bưu điện Việt Nam số 105 ra ngày 31/10/2008

    Trả lờiXóa
  2. Hôm em cũng có đọc qua bài này nhưng để mà nói thì thực sự em nghĩ là chưa phải hết được những bí ẩn, cái này có lẽ xin thêm ý kiến của bác Lê Vũ.

    Trả lờiXóa