Khoằm

11 tháng 6 2010

Về mặt tri nhận, ai là người có thẩm quyền bàn về Hồ Chí Minh?

4 nhận xét:

  1. Mao Trạch Đông là 1 ngừ hét ra lửa mà cũng kính trọng BH mí phần. ~ ngừ có thớ đó thì đều ca ngợi HCM cả. Ổng bảo rằng Á Âu 0 có ngừ thứ 2 sánh bằng BH đó!

    Chí khí quán sơn hà, Việt Nam anh hùng duy hữu nhất
    Minh Tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song

    Trả lờiXóa
  2. Ai cũng có người yêu mến và kẻ ghét bỏ, Cụ Hồ lại đạt tới cảnh giới cao, được nhân dân thờ phụng, nên những kẻ ghét cụ còn biết làm gì hơn bôi xấu!

    Trả lờiXóa
  3. Bài của Lý Gia Trung : Hồ Chí Minh và Quốc tế Cộng sản

    Bìa cuốn sách "Hồ Chí Minh, một cuộc đời huyền thoại", xuất bản năm 2010, của tác giả Lý Gia Trung

    Ông Lý Gia Trung là cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam. Ông cũng là cựu sinh viên Văn khoa, tức là đồng môn với ngài tân Tổng Bí thư.

    Cựu Đại sứ Lý Gia Trung trong một cuộc phỏng vấn, tháng 4 năm 2008 (bài này đã được Vũ Phong Tạo lược dịch và cho đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội)

    Gần đây, trong năm 2010, ông Lý có viết một bài mang tiêu đề "Hồ Chí Minh và Quốc tế Cộng sản" bằng tiếng Trung, trên tạp chí của phía Trung Quốc (dnath, 8/2010, pp 61-66).

    Trước khi sang Việt Nam lưu học, rồi làm Đại sứ, ông Lý đã từng là sinh viên khoa tiếng Pháp ở Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh. Vì vậy, có thể suy đoán rằng, ông đã xử lí một khối lượng tư liệu nguyên gốc tiếng Pháp tương đối lớn liên quan đến cụ Hồ Chí Minh để viết bài trên, cũng như viết cuốn sách đã cho xuất bản cuối năm 2010 (cũng về cụ Hồ, mang tên "Hồ Chí Minh, một cuộc đời huyền thoại".

    Bài viết gồm 6 trang nói trên của ông có 5 phần:

    - Quyết tâm đi theo Lê-nin và Quốc tế Cộng sản,
    - Được Quốc tế Cộng sản cử đến Mạc Tư Khoa,
    - Được cử đi Quảng Châu,
    - Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
    - Sự chia rẽ về mặt tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản thời Sít-ta-lin.

    Tóm tắt (nguyên văn của ông Lý): Lãnh tụ Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969. Hồ Chí Minh đã đến châu Âu từ khi 21 tuổi, để tìm con đường cứu nước; cuộc đời cách mạng 60 năm, thì đến một nửa thời gian là bôn ba hoạt động ở nước ngoài, trong đó, thời kì gắn bó với Quốc tế Cộng sản là đoạn đời quan trọng nhất của ông.

    Trả lờiXóa
  4. Giáo sư tiến sĩ Hoàng Chí Bảo nói chuyện về tấm gương Hồ Chí Minh

    Giáo sư tiến sĩ Hoàng Chí Bảo là một học giả, một nhà nghiên cứu rất có uy tín trong ngành "Hồ Chí Minh học" ở nước ta hiện nay. Bài nói chuyện này rất hay, rất đúng, có chất lượng, có giá trị học thuật rất cao.

    Bài nói chuyện của ông Hoàng Chí Bảo chủ yếu nói về Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, và những câu chuyện, mẫu chuyện có thật về chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài nói chuyện về một đề tài khoa học, mang tính hàn lâm, nhưng lại không hề giáo điều, khô khan sơ cứng mà lại rất hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút sự tập trung theo dõi của khán thính giả. Đại đa số khán giả trong phòng hội thảo đều chăm chú lắng nghe với thái độ nghiêm chỉnh, nghiêm túc, không giống như nhiều hội thảo chính trị khô cứng, giáo điều khác.

    Bài nói chuyện này rất thẳng thắn đến táo bạo, trên tinh thần nói thẳng, nói thật, và nói gần tất cả những gì liên quan đến đề tài hội thảo, kể cả những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề ít người biết, những vấn đề chưa ai biết, những vấn đề lâu nay lờ mờ không rõ ràng, chưa được minh bạch.

    Khi đề cập đến những gì trái ngược với Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam và thế giới ngày nay, Gs. Bảo trích dẫn nhiều vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng. Như khi nói về vấn đề tư tưởng đạo đức, Gs. Bảo thẳng thắn nói về Nghị quyết TW về vấn đề chỉnh đốn, trong sạch hóa hàng ngũ Đảng và nói về tình trạng "sâu bọ" lộng hành hiện nay ở nước ta. Khi đề tỉnh, cảnh báo vấn đề độc tài, lạm quyền, không tuân thủ nguyên tắc dân chủ của Đảng, nguyên tắc làm chủ tập thể của Nhà nước và nhân dân, ông trích dẫn sự thất bại, sụp đổ của Gaddafi và 1 lọat các chế độ độc tài mất lòng dân ở châu Phi. Khi nói về văn hóa con người, phong cách tiếp dân, so sánh với hiện tại, ông trích dẫn vụ Tiên Lãng và nhấn mạnh: "Vừa sai pháp luật vừa trái đạo lý, người VN không ai hành xử như thế."

    Một bài nói chuyện chính trị nhưng lại cảm động đến nỗi người nói và người nghe dưới khán đài đều khóc. Một bài nói chuyện thật lòng, gần gũi, thẳng thắn, dễ nghe dễ hiểu, giọng nói sang sảng và nói từ đáy lòng. Một bài nói chuyện dài hơn 150 phút nhưng chắc chắn không làm phí thời gian của người xem:















    Một bài nói chuyện khác của Giáo sư tiến sĩ Hoàng Chí Bảo. Bài giảng này có một vài ý, vài câu chuyện giống bài bài giảng trên kia, nhưng là một bài hòan tòan khác, với nhiều thông tin và câu chuyện khác về Bác, kể cả các thông tin mới, các thông tin nhạy cảm ít người biết, liên quan đến Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông.

    Trả lờiXóa