Khoằm

26 tháng 12 2011

Triều Tiên, Nam Hàn, Thái Lan và các nước khác trong chiến tranh ViệtNam

Bạn taynguyen2004 có mail hỏi về vấn đề Triều Tiên, Thái Lan, Nam Hàn tham gia 1 tay với Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, xét thấy dề tài rộng nên mở note này để thu thập tài liệu nhằm chia xẻ với các bạn. ...
Trước nhất là một số link liên quan:

Nam Hàn và Nam Việt Nam

Các vụ thảm sát của lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam

Về lực lượng lính Nam Hàn tại Việt Nam

Lính Đại Hàn trong chiến tranh VN

Về lực lượng quân sự Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam

14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam

Cuộc chiến bí mật (Tư liệu được dịch và đưa lên TTVNOL lần đầu tiên bởi spirou ngày 25/03/2005)

Đây là bài viết về cuộc xung đột tại Lào từ năm 1975 trở về đây, trong đó VN đóng vai trò chính.

Sau khi nắm quyền lực, Pathet Lào thắt chặt quan hệ với Việt Nam và bắt đầu tổ chức lại quân đội chính quy, bao gồm cả lực lượng không quân mới- Không quân Nhân dân Lào (LPLAAF).

Pathet Lào đã từng nhận một số máy bay vận tải vào năm 1962, nhưng họ đã nhanh chóng chuyển giao cho Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam đã tổ chức và huấn luyện cho trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của Pathet Lào vào năm 1973 với khoảng nửa tá An-2 và An-24. Đơn vị này hoạt động tại căn cứ Wattay khi Viên Chăn trở thành thành phố trung lập, họ hỗ trợ các đơn vị Pathet địa phương và chuyên trở các nhân vật quan trọng của Pathet Lào. Một chiếc An-24 rớt tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 03 năm 1974, mang theo bộ trưởng ngoại giao Angieri và 15 nhà báo ngoại quốc.

Khi đa phần lực lượng phái trung lập và phe hữu Lào buông vũ khí, thì người H'mong vẫn tiến hành cuộc chiến cho dù không còn sự hỗ trợ của Mỹ.

Các lực lượng của người Hmong chuyển xuống vùng đồng bằng, xây dựng các căn cứ chiến đấu cho cuộc chiến mới. Các trận đánh diễn ra tại cánh đồng Chum, khoảng 60.000 người H'mong phải tị nạn. Họ tổ chức lại trong một tổ chức gọi là Chao Fa trong dãy núi Phu Bia, và mở rộng các cuộc tấn công dọc đường 13, thậm chí còn tấn công các cứ điểm của Lào cách Viên Chăn chỉ có 60 cây số.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Lào vẫn còn đang trong quá trình huấn luyện và tổ chức. Chuyên gia Việt Nam giúp đỡ bảo trì các máy bay Mỹ để lại, nhưng do thiếu thốn thiết bị và đạn dược nên khả năng tác chiến còn hạn chế.

Máy bay T-28 được dùng để oanh tạc căn cứ của người H'mong, còn C-47 và C-123 dùng để chuyển quân. Các máy bay cũ của Không lực Hoàng gia Lào được điều động để hỗ trợ các chiến dịch quân sự, như máy bay DC-3, DC-4 và C-46. Không quân Lào có 29 chiếc T-29, 8 chiếc hoạt động tại Muang Phonsavan, một số khác đóng tại Long Tieng.

Do thiếu nhân viên và phi công, chính phủ phải tha một số nhân viên chính quyền cũ và đưa họ vào sử dụng. Một số lợi dụng cơ hội để đào thoát sang Thái Lan. Khoảng 9 máy bay đã trốn sang Thái Lan từ năm 1975 cho đến 1977, bao gồm 1 T-28, 1 C-47, 1 An-2, 4 UH-34, và 1 T-41. Ngoại trừ chiếc An-2 đuợc trả về Lào, còn lại đều bị Thái Lan thu giữ. Hai chiếc UH bị người Hmong bắn hạ.

Với sự giúp đỡ của Việt Nam và Liên Xô, từ năm 1977 không quân Lào được mở rộng thêm. Trung đoàn tiêm kích được thành lập với 10 chiếc Mig-21 PFM, 2 chiếc Mig-21U, 6 An-24 và 4 Mi-8. Theo nguồn tin không rõ ràng, còn có Mig-17 và Mig-15 UTI được chuyển giao, nhưng có lẽ là của không quân Việt Nam hỗ trợ thì đúng hơn.

Liên Xô còn giúp xây dựng căn cứ radar nhằm theo dõi Thái Lan và Trung Quốc. Căn cứ Muang Phonsavan ở Cánh đồng Chum được xây dựng thành một căn cứ không quân hiện đại, một số sân bay khác cũng được sửa chữa.

Khi lực lượng đã sẵn sàng, quân đội Lào cùng với 40.000 quân tình nguyện Việt Nam tổ chức một chiến dịch tấn công phỉ Mẹo (tức người Hmong). Đầu năm 1977, nhiều căn cứ trên đồi bị quân đội VN bao vây với hỗ trợ của pháo 130mm. Không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay F-5A/E oanh tạc căn cứ phỉ Mẹo, các loại bom napal và bom bi đã được sử dụng.

VN còn sử dụng Mig-21s bay cùng với T-28 của Lào, Mig-21 đóng tại căn cứ Pakse ở miền nam đôi khi cũng tiến hành các vụ oanh tạc Khơme đỏ. Các đợt tấn công của VN có sử dụng trực thăng đổ bộ đặc công chiếm giữ các điểm cao. Sau đó trực thăng còn chuyên chở pháo tới đóng tại các vị trí đó. Sau các đợt oanh kích dữ dội bằng pháo và không quân, quân đội VN chiếm được căn cứ trong dãy núi Phu Bia, do 3.000 quân phỉ Mẹo phòng thủ, vào mồng 03 tháng 12 năm 1978.


Nhạy cảm: Phương tây tố cáo rằng vũ khí hoá học đã được sử dụng để đánh phỉ Mẹo. Ngưòi tị nạn khi đến Thái Lan kể rằng làng của họ bị máy bay ném bom hóa học xuống,......Mỹ cũng xác định rằng vũ khí vi trùng do LX chế tạo đã được sử dụng......tự kiểm duyệt

Có người bác bỏ thông tin nhạy cảm trên
Em có bài copy từ một trang từ điển về chiến tranh của Mỹ. Chính phủ Mỹ xác nhận không có vấn đề VN sử dụng vũ khí hoá học như người H'mong, và một số nhà báo đã nói. Tụi H'mong sau này chạy qua Thái và được đến Mỹ định cư.

Đây là trang copy
Hmong Resistance in Laos 1975-1992

A small-scale ethnic insurgency began in Laos after the establishment of the Laotian People''s Democratic Republic (LPDR) by the Pathet Lao in 1975. This insurgency never seriously threatened the regime, but it proved troublesome because the insurgents committed sabotage, blew up bridges, and threatened transport and communications. The great majority of insurgents were Hmong, led by ex-soldiers from United States Central Intelligence Agency (CIA) - supported units who fought against Pathet Lao and North Vietnamese troops in the 1960s. Hmong groups, most of them associated with the former Royal Laotian government, drew recruits and support from Hmong refugee camps in Thailand and operated primarily from bases in Thailand with the cooperation of local Thai military officers. The Hmong also gained support from China for their insurgency because of the presence of some 45,000 Vietnamese troops in Laos during this period -- which was vehemently opposed by the Chinese. ( In 1982, an anti-Pathet Lao "Royal Lao Democratic Government," backed by China, was set up in southern Laos.)

In the early 1980s, Hmong insurgents claimed that the Lao People''s Army was using lethal chemical agents against them. The Hmong refugees in Thailand often referred to the chemical agents as "poisons from above;" foreign journalists used the term "yellow rain." The LPDR government vehemently denied these charges. The United States Department of State noted in 1992 that "considerable investigative efforts in recent years have revealed no evidence of chemical weapons use" in the post-1983 period.

In 1988, about half of the Vietnamese troops in Laos were withdrawn, and China ceased to support anti-Pathet Lao resistance. From their sanctuaries in Thailand, the Hmong continued their armed resistance efforts against the communists throughout the 1980s and into the 1990s. Many thousands of other Hmong, however, had sided with the Pathet Lao and were living peacefully in Laos, particularly in the northeastern provinces; others went to Thailand and then the United States.

Discussions between Laos and Thailand over guerrilla attacks led first to a suspension in hostilities in 1990 and then to the withdrawal of Thai troops from the border area in 1991. As relations between Thailand and Laos continued to improve in the 1990s, support for this insurgent activity declined. Resistance spokesmen claimed that their principal source of funds for weapons and supplies came from Laotian expatriate communities overseas, including the 180,000 Laotians in the United States.

As a result of decades of warfare, dislocation, and the military campaign mounted against them by Vietnamese and LPDR forces in the late 1970s and early 1980s, the Hmong population was reduced to approximately 200,000 in Laos and about the same number in Thailand in the early 1990s. By 1992, cross-border Hmong raids into Laos were reduced to little more than banditry -- a casualty of wavering Thai support and apathy among the Hmong themselves. Continued participation of Hmong in resistance activities posed no threat to the stability of the government of Laos, but it did complicate the repatriation process for the estimated 60,000 Laotian refugees in Thai camps.
References:

Dictionary of Wars, 267-8; Laos - A Country Study.
* Cám ơn nguồn tư liệu của bác Phù Đổng, đúng là nguồn tin của dân tị nạn Hmong không đáng tin, mục đích của họ chỉ nhằm lôi kéo sự ủng hộ của Mỹ, trừng phạt, cấm vận phe bên kia. Giống như sau này Thái Lan tung tin VN có Mig-23 để quốc hội Mỹ chuẩn y bán F-16 vậy. Chuyện này sẽ đề cập sau.


Ngày mồng Hai tháng Giêng năm 1979, một toán đặc công nhảy dù vào Căm Bốt cho một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Họ được giao giải thoát ông hoàng Sihanouk từ tay Khơ me đỏ và thuyết phục ông tham gia chính phủ liên hiệp do VN tạo dựng. Nhóm đặc công vượt sông (hồ) Tonle Sap bằng xuồng cao su, nhưng bị phát hiện và hy sinh hết......
On 2 January 1979 a team of Dac Cong Special Forces was parachuted into Cambodia for a highly politically important operation: they were ordered to liberate Prince Sihanouk from the hands of the Khmer Rouge and to try to convince him to join a coalition government led by the Vietnamese. The raiders crossed the Tonle Sap River by rubber boat but was detected by the Khmer and all by one of participating troops were killed by the Khmer. After this failed attempt, the Khmer Rouge decided to release Sihanouk, and this was done on 6 January 1979: he boarded one of the five Chinese CAAC airlines Boeing 707 used for an airbridge set up by Beijing



Cuối cùng, sau nhiều năm đánh nhau ác liệt, VN cũng đã đẩy lui được phỉ Mẹo. Lực lượng phỉ phải xóa bỏ cấp tiểu đoàn, tiến hành các trận đánh kiểu du kích nhỏ. Quân đội VN không bao giờ đóng giữ lâu dài tại Lào, họ chỉ gửi các đơn vị sang để hỗ trợ. Máy bay ném bom chỉ thỉnh thoảng được sử dụng, nhất là vào các chiến dịch mùa khô. Giống như ở Campuchia, quân đội VN chủ yếu dựa vào trực thăng vũ trang.

Theo nguồn tin phương tây, VN lần đầu tiên sử dụng trực thăng Mi-24A tại Lào vào năm 1985. Tháng tư năm đó, phỉ Mẹo tuyên bố bắn rơi 1 trực thăng Mi-8 của không quân Lào, có chở theo 2 vị tướng Việt Nam và 3 chuyên gia Liên Xô.

Cuộc chiến Trung - Việt vào năm 1979 đã thay đổi tình hình xung đột tại Lào. Bắc Kinh cùng Thái Lan hỗ trợ quân sự cho quân phỉ Mẹo. Nhiều phe phái nhóm họp lại thành một tổ chức lỏng lẻo: Mặt trận Thống nhất Giải phóng Bhân dân Lào, trong đó phe Chao Pha chiếm đa số. Một số nhóm phiến quân hoạt động tại miền Nam, tỉnh Champasak, liên kết chặt chẽ với Khơme đỏ. Quân phỉ Mẹo thiết lập 2 vùng "giải phóng" với 2 sư đoàn Lanna và Sip Songpana. Bắc Kinh thiết lập các căn cứ huấn luyện cho 3.000 quân phỉ tại Vân Nam.

Từ tháng 05 năm 79, 4000 quân phỉ Mẹo hoạt động dọc biên giới Trung Lào, chiếm nhiều vùng tại hai tỉnh Phông Saly và Viêng Say. Thái Lan lập trung tâm hành quân 309 để phối hợp các chiến dịch chống lại Lào. Đặc nhiệm Thái cung cấp vũ khí cho phỉ Mẹo, Thái Ranger thỉnh thoảng luồn sâu vào nội địa Lào để phá hoại các căn cứ của cộng sản Thái. Lực lượng Thái Seal cũng hoạt động tại sông Mekong từ tháng 12 năm 1978.

Không quân Lào được củng cố từng bước. Một đơn vị không quân thứ hai được thiết lập vào năm 1980, với khoảng 15 đến 20 Mig-21s và 2 Mig-21U. Lực lượng vận tải được tăng cường với 2 máy bay An-24, 10 An-2 vào năm 1977, 2 Yak-40 vào năm 1978, 6 An-26 vào năm 1979 và 2 Mi-6 vào năm 1985. Không quân Lào có tất cả 75 máy bay và 3.500 nhân viên.

Tháng 05 1977, Việt Nam tăng cường lực lượng tại Lào để hỗ trợ Lào chống lại quân phỉ Mẹo. Các chiến dịch được hỗ trợ bởi máy bay F-5A/E của trung đoàn 935 đóng tại sân bay Biên Hòa. Sau này, đơn vị này được chuyển sang hỗ trợ chiến trường Campuchia, được thay thế bởi máy bay Mig-21.

Vào năm 1987, các trận chiến bùng nổ dữ dội tại biên giới Lào Thái, giữa biên phòng Thái và liên quân Việt Lào tại khu vực Bontene và tam giác Thái Lào Campuchia. Quân đội Lào vượt sông Mekong tiến vào tỉnh Phitsanulok, đóng chốt tại khu vực Soi Dao nhằm phá vỡ các tuyến hành lang tiếp tế của quân phỉ Mẹo.

Không lực Thái triển khai các máy bay ném bomb F-5, máy bay trinh sát OV-10. Mặc dù bị oanh kích dữ dội, quân đội Lào vẫn cố thủ được vị trí, thậm chí còn đẩy lui các đợt tấn công của quân Thái, gây nhiều thương vong nặng nề. Phía Lào tuyên bố tiêu diệt được 500 quân Thái.

Vào đầu năm 1988, phía Lào sử dụng pháo binh có đạn hóa học pháo kích các khu vực thuộc tỉnh Sayaboury. Không lực Thái phản ứng bằng cách ném bom vào các vị trí địch bằng số lượng lớn bomb napal, sau đó thì việc sử dụng đạn hóa học không còn tiếp diễn. Không quân Thái còn tiếp tục ném bom nhiều lần vào đầu tháng 02 1988, nhưng không có hiệu quả nhiều.

Vào ngày mồng 04 tháng 02, một máy bay F-5E của Thái bị SA-7 bắn hạ, phi công nhảy dù vào đất địch, nhưng được đặc nhiệm Thái cứu thoát. Tiếp đến ngày 13, một chiếc OV-10C bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không Strela.

Cuối tháng, quân Lào rút lui khỏi đất Thái Lan. Máy bay trinh sát không người lái Skyeye của không quân Thái đang theo dõi quá trình rút quân của Lào thì bị bắn hạ. Trong suốt cuộc xung đột này, phía Lào không có sử dụng không quân, nhưng Thái Lan cho rằng có Mig-21 từ sân bay gần Viên Chăn xâm nhập vào không phận Thái để đề phòng không quân Thái.

Vào cuối thập niên 80, các bên: Lào ,Trung Quốc, Liên Xô, Thái Lan và Việt Nam thương thuyết nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Đông Dương. Tuy nhiên Việt Nam tăng cường các chiến dịch quân sự trước khi có ngưng bắn. Vào năm 1987, Việt Nam thiết lập mặt trận 317 ở phía Đông Bắc Lào với 15.000 quân nhằm truy quét tàn quân phỉ Mẹo. Vào lúc đó, Việt Nam có cả thảy 45.000 quân tại Lào, cộng với 60.000 quân chính phủ Lào, phía phỉ có chừng 5.000- 7.000 quân.

Các cuộc không kích vào quân phỉ vẫn được tăng cường cho đến năm 1989, khi Việt Nam rút quân. Phía Trung Quốc và Thái Lan cũng ngưng viện trợ cho phỉ Mẹo.

Cuộc xung đột không bao giờ chấm dứt

Giải pháp chính trị mang lại hy vọng hòa bình cho Lào. Chính phủ Lào vẫn còn dựa vào sự giúp đỡ của VN rất nhiều. Điều này càng trở nên quan trọng khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, viện trợ quân sự bị cắt đứt. Tình hình Lào trở nên yên tĩnh, các hoạt động hợp tác làm ăn kinh tế diễn ra giữa các cựu thù với nhau. Vào đầu những năm 90, các toán phỉ Mẹo không còn đủ sức chiến đấu theo kiểu du kích nữa, họ chỉ còn là các toán cướp và buôn lậu thuốc phiện nhỏ.

Các hoạt động quân sự của quân phỉ gặp phải sự phản ứng quyết liệt của chính phủ Lào. Đầu tháng giêng năm 1990, sau khi phỉ Mẹo tấn công ở tỉnh Xiêng Khoảng, không quân Lào ném bom trả đũa bằng máy bay Mig-21. Một tốp lên tới 12 Mig-21 từ Việt Nam cũng tham gia oanh kích. Vào cuối tháng giêng, theo báo cáo không quân VN lần đầu sử dụng Su-22 tại Lào. Đó là chiến dịch quan trọn cuối cùng của không quân Việt Nam tại Lào.

Trong lúc đó, việc cắt giảm viện trợ của Liên Xô và Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh tới khả năng tác chiến của không quân Lào. Hầu hết các chiến dịch phải tạm ngừng sau năm 1994, 29 chiếc mig-21 phải đưa vào kho bảo dưỡng. Việc thiếu thốn tài chính khiến cho không quân chỉ giới hạn vào các phi vụ vận tải nhỏ bằng máy bay vận tải và trực thăng. Phần lớn nhân viên chuyển sang cho hãng hàng không Lào, một công ty thuộc quân đội.

Trong khi Việt Nam đạt nhiều thành tựu kinh tế, thì Lào gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng nền kinh tế thị trường vào một đất nước nghèo khó, vốn đang phải đối đầu với nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội. Ngân sách quân sự ít ỏi. Cuối những năm 90, một kế hoạch nâng cấp Mig-21 được đưa ra, do công ty hàng không Ấn Độ Hindustan Aeronautics Ltd, HAL thực hiện. Nhưng dự án bị đình hoãn do thiếu ngân sách và do các máy bay đã quá tuổi hoạt động từ lâu. Và một lần nữa, những chiếc Mig bị cho vào kho. 16 chiếc được nhìn thấy vào tháng 09 năm 2003 tại sân bay cánh đồng Chum, trong tình trạng hư hỏng do khí hậu nhiệt đới.

Tuy nhiên, một số máy bay vận tải được đặt mua từ Trung Quốc, 5 chiếc Y-12 và 5 Y-7. Chỉ có 2 chiếc Y-7 do quân đội sử dụng, còn lại đưa vào biên chế của hàng không Lào. Hàng không Lào còn đặt hàng thêm 5 chiếc MA-60, bản nâng cấp của Y-7 vào cuối năm 2003, có lẽ những chiếc Y-7 còn lại đã chuyển giao lại cho không quân Lào. Một chiếc An-74 mua từ Ukraina năm 1999. Đặc biệt số lượng trực thăng tăng lên nhanh chóng với 12 Mi-17, 1 Mi-26T mua vào năm 1998, 6 K-32T vào năm 2000. Các trực thăng này đều có thể sử dụng như trực thăng vũ trang, trang bị pháo 23mm và rocket.

Ngoài ra Lào còn mua 1 trực thăng AS 350 Ecureuil của Pháp, tuy nhiên việc thương thảo để mua 3 trực thăng Eurocopter SA 360 Dauphins đang bị đình hoãn. Trực thăng Lào tham gia với phía Mỹ để tìm quân nhân Mỹ mất tích, chống buôn lậu ma túy.

Các nhóm phỉ Mẹo bắt đầu phục hồi lại vào cuối những năm 90', quấy phá tỉnh Xiêng Khoảng, cánh đồng Chum, nổ bom ở Viên Chăn và một số thành phố khác. Việt Nam cũng lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào. Các cuộc tiếp xúc quân sự cấp cao giữa hai nước được tăng cường và Việt Nam hứa viện trợ quân sự cho Lào. Ngày 25 tháng 05 năm 1998, một máy bay Yak-40 của không quân Lào chở phái đoàn quân sự VN bay từ Viên Chăn tới Xiêng Khoảng bị rơi do thời tiết xấu, trong đoàn có tổng tham mưu trưởng Việt Nam (who????).
Là trung tướng Đào Trọng Lịch. hungsheva2004


Tháng 10 năm 1999, VN đưa 2 tiểu đoàn đặc công sang giúp đỡ Lào truy quét phỉ.

Năm 2000, các chiến dịch càn quét phỉ được tiến hành với nhiều toán phỉ bị dẹp tan tại khu vực Saysomboune. Tháng 10, một chiến dịch khác diễn ra tại khu vực đó, có sự yểm trợ của trực thăng vũ trang. Một chiếc Mi-8 của hàng không Lào bị rơi khi bay tiếp tế. Mùa khô năm 2001, quân đội Lào triển khai gần 10.000 quân và trực thăng truy quét phỉ tại các tỉnh Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, Phông Saly và Nậm Thà. Chiến dịch kết thúc vào đầu năm 2002, và theo báo cáo thì chiến dịch được Việt Nam viện trợ 35 triệu dollar.

Tháng hai 2003, phỉ Lào lại mở rộng tấn công dọc theo đường số 06, phía bắc Viên Chăn, giết chết một số du khách. Chính phủ Lào mở các chiến dịch càn quét mới với sự giúp đỡ của Việt Nam, dường như cuộc chiến tại Lào chưa bao giờ chấm dứt.

Một cuộc chiến không tuyên bố với Thái Lan

Trong cuộc chiến Campuchia, Thái Lan quay sang ủng hộ Khmer đỏ và các nhóm vũ trang Căm Bốt khác, cho dù trước đó Thái và Khmer đỏ đã từng đụng độ vào tháng bảy năm 1977. Phía Thái phản công dữ dội, không lực Thái sử dụng trực thăng yểm trợ ồ ạt cho bộ binh, có lẽ đây là nguyên nhân khiến Khmer đỏ phải chuyển hướng gây hấn sang Việt Nam.

Trước đó Khmer đỏ chưa bao giờ thiết lập các căn cứ ổn định dọc biên giới Thái Lan. Nhưng sau khi bị VN tấn công, một số lớn quân Khmer đỏ chạy trốn sang Thái, xây dựng căn cứ mới và tăng cường tấn công VN. Đáp lại, VN bắt đầu hỗ trợ các nhóm cộng sản trên đất Thái, số quân của họ lên đến gần 10.000 người. Trong suốt gần 20 năm, người Thái phải tiến hành chiến tranh chống du kích ở trong và ngoài biên giới của mình.

Cuộc đụng độ lớn đầu tiên diễn ra vào ngày 23 tháng sáu năm 1980, VN tấn công căn cứ của phe NKPLF (tổ chức vũ trang chống VN không thuộc Khmer đỏ) tại khu vực Aranyaprathet, không lực Thái kết hợp với bộ binh phản công, nhưng bị VN bắn hạ một trực thăng và một máy bay trinh sát OV-1.

Vào năm 1982, tình hình Căm Bốt rất tồi tệ đến nỗi không đoàn xe tiếp tế nào của VN dám đi mà không có sự bảo vệ của một đơn vị tăng T-55. VN chỉ có một số lượng ít xe bọc thép M-113 và BTR-60, do đó thường bị tổn thất trong các cuộc phục kích dọc đường. Liên Xô phải cung cấp thêm các trực thăng Mi-8 và Mi-24, VN cũng thỉnh thoảng phải dùng lại các máy bay T-28 cổ lỗ từ thời Không lực hoàng gia Căm Bốt. Tình hình chẳng cải thiện bao nhiêu, rốt cục phải cần có một sự trả đũa. Có tin đồn rằng VN dùng An-2 tấn công các khu tập trung quân của Khmer bằng vũ khí chemical.

Vào năm 1982, không quân VN thỉnh thoảng tiến hành các phi vụ dọc biên giới Thái, đôi khi còn băng qua luôn. Đặc biệt, máy bay An-26 của VN trang bị hệ thống ELINT/SIGINT-gatherers (có lẽ là hệ thống trinh sát) được dùng để theo dõi hoạt động của quân Thái, tìm ra các căn cứ của Khmer đỏ và hoạt động của chúng. Một chiếc bị rơi trong đất Thái vào tháng hai năm 1982 trong hoàn cảnh không rõ ràng. Vụ này có thể liên quan đến hoạt động của các tiêm kích cơ không quân Thái. Chúng bay trinh sát trong khu vực biên giới, thỉnh thoảng tiếp cận và ngăn chặn máy bay trinh sát VN. Cả hai phía VN và Thái đều không muốn mở rộng cuộc chiến, do đó họ rất thận trọng khi tiến hành các phi vụ.

Tháng Tư 1983, quân đội VN tấn công phe NKPLF ở khu vực Aranyaprathet lần nữa, nhưng bị chống trả quyết liệt. Không quân Thái dùng hai chiếc F-5e ném bom, những ngày sau các phi vụ được tiến hành bởi máy bay A-37, một chiếc A-37 bị Sa-7 bắn hạ vào ngày mùng 8.

Cuối thángb Ba 1984, VN tấn công căn cứ của Khmer đỏ tại dãy núi Dongrek, đối diện với tỉnh Sisaket. Khi quân đội VN tiến vào đất Thái, quân đội Thái pháo kích đáp trả và gọi A-37 tới ném bom. Các trận đánh kéo dài tới tháng Tư, không quân Thái tăng cường ném bom khiến cho VN phải đưa thêm các đơn vị pháo phòng không. Ngày 14, một chiếc O-1 bị bắn hạ, hôm sau thêm một chiếc A-37B.

Một chiếc C-130A của VN dùng để ném bom, người nhắm mục tiêu ngồi giữa các quả bom Mỹ Mk-82. Vào thập niên 80', không quân VN dùng rất nhiều C-130 và An-26 để ném bom vị trí địch.

Nguồn: http://www.acig.org/artman/publish/article_411.shtmlhttp://s7.invisionfree.com/Lac_Viet/ar/t3197.htm

Gạn lọc từ Cuộc chiến bí mật, Tìm hiểu các đợt chạm súng với Thái Lan?Cuoc chien Bi mat.pdf

1 nhận xét: