Khoằm

28 tháng 4 2012

11giờ 30 phút ngày 30.4.1975





Sáng nay muốn ngủ nướng chút nữa, thì âm vang nhà bên cạnh không thể nào ngủ được. Càu nhàu
vài câu ,loáng thoáng nghe những bài hát hùng hồn,những bài ca của người chiến sĩ, những trái tim dâng trào, tuôn chảy một niềm vui chiến thắng thì tôi như bừng tỉnh



Đâu đây con tim của dòng máu cha ông đang tuôn chảy trong trái tim bé nhỏ của tôi như thấy
mình được sống lại ngày chiến thắng ,ngày độc lập dân tộc ,ngày tự do




Tự do hai từ đối với tôi nó quá là xa lạ, vì cuộc sống tôi sinh ra chưa một lần biết được
cái khao khát tự do của những người cha, người mẹ và người con .Những con tim mong chờ ngày trở về của người thân mình, nỗi lo lắng khi nghe tin một người chiến sĩ đã ngã xuống, sự đau khổ và lòng
căm thù khi mất đi một người thân .



Cha tôi kể với tôi ngày đó cha đã khóc, khóc một cách sung sướng vì chúng ta đã thắng, vì
nước nhà được độc lập ,tràn trên đường là những tràn vỗ tay và cùng hát vang bài ''Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng'' 



Tôi như thấy mình trong trái tim của Nội, của các chú ,các bác và cả cha
tôi



Ngày toàn thắng đã về, đâu đâu những bài ca hùng hồn, những nụ cười hạnh phúc và những giọt
nước mắt hãnh diện của những người mẹ,người cha khi mất đi tình thân của mình nhưng giọt nước mắt đó là giọt nước mắt hạnh phúc, không hối tiếc vì những người chiến sĩ hiên ngang, bất khuất, kiên
cường đó họ sẽ sống mãi trong những bài ca, những niềm tin, niềm tự hào của dân tộc và họ sẽ sống mãi trong con tim của mỗi con người Việt Nam




Những lá cờ phấp phới bay trong gió, mang con tim yêu thương của mỗi trái tim hạnh phúc
ngập tràn niềm kiêu hãnh và màu của lá cờ đỏ như màu của  máu  hàng trăm ,hàng ngàn người đã ngã xuống mang màu của chiến thắng, mang màu của vinh quang và mang màu của độc lập tự do dân
tộc đã về.



11giờ 30 phút ngày 30.4.1975 thời khắc lịch sử, niềm xúc động mãnh liệt ,bởi những phút
giây mong chờ ,sự mất mát to lớn của mỗi gia đình trong đó có gia đình tôi đã được đền đáp xứng đáng







Và bài hát tiến về sài gòn được tôi ngồi đây hát theo những người chiến sĩ , con tim như
hòa theo tiếng ca...



''...Ta
về qua khi ánh bình minh 



Đang hé rạng chân trời 


Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời 


Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ 


Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô! 


Đứng lên phố phường đánh tan giặc ngoại xâm 


Đứng lên ngoại thành tiến lên đường no ấm 


Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù 


Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô! 


Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này 


Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô 
...''







Nguồn: Mưa Mùa Hạ Blog





17 nhận xét:

  1. Lan Hương writes:Bác Khoằm có tư liệu nào cho biết trong các chiến dịch giải phóng miền Nam, từ 10/3/1975 đến 30/4/1975, quân đội nhân dân Vn (miền Bắc)sử dụng bao nhiêu quân? và quân Giải phóng (miền Nam) có bao nhiêu quân? (bộ binh, pháo binh, xe tăng...)

    Trả lờiXóa
  2. Cóc Hải tò te tí writes:Giây phút đứng đây - tại Nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!Ngọc NiênHà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5588

    Trả lờiXóa
  3. Câu hỏi 002: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giả phóng miền Nam. Xin cho biết nội dung hội nghị. Từ 19.6. đến tháng 7.1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 21 ( đợt 1), từ 1.10 đến 4.10.1973 ( họp đợt 2), ra Nghị quyết về " thắng lợi vĩ đại cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới". Trung ương Đảng nhất trí với nhận định của Nghị quyết Quân uỷ tháng 6.1973 đã được Bộ Chính trị thông qua, về 2 khải năng. Hoặc do đấu tranh tích cực của ta trên 3 mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao mà ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, hoà bình được lập lại, hoặc ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Trung ương khẳng định " Con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ , giữ vững đường lối chiến lược tiến công". Trung ương đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là " Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt, phát xít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ đang thống trị trong vùng địch kiểm soát, đẩy lùi và đánh thắng địch từng bước, đi đến xoá bỏ chính quyền tay sai của Mỹ, xoá bỏ chế độ thực dân mới, thiết lập chính quyền dân tộc, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào Mỹ, thực hiện một Miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ , trung lập, phồn vinh tiến tới hoà bình thống nhất đất nước". Phương châm và phương thức hoạt động của cách mạng miền Nam phải là nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, nhưng phải căn cứ vào từng thời kỳ, vào hoàn cảnh cụ thể từng vùng, thậm chí từng cuộc đấu tranh mà vận dụng hình thức đấu tranh và chiến thuật đấu tranh hoặc phòng ngự một cách linh hoạt, sắc bén đồng thời giữ vững và phát triển lực lượng ta về mọi mặt, làm tan rã và suy yếu lực lượng địch , làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng thay đổi có lợi cho ta, nhất định ta phải mạnh cả về chính trị và quân sự, trên cả ba vùng chiến lược. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 được Bộ Chính trị chuẩn bị chu đáo, họp rất kịp thời chỉ sau khi Hiệp định Paris được ký kết, là một trong những hội nghị có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Đảng ta. Trên cơ sở tổng kết và rút ra những quy luật chủ yếu để giành thắng lợi trong 18 năm kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Đảng đã đề ra quyết tâm lớn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Nghị quyết 21 đã làm chuyển biến tình hình, từ những thắng lợi cuối năm 1973 và năm 1974, đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Originally posted by anonymous:Lan Hương writes:Bác Khoằm có tư liệu nào cho biết trong các chiến dịch giải phóng miền Nam, từ 10/3/1975 đến 30/4/1975, quân đội nhân dân Vn (miền Bắc)sử dụng bao nhiêu quân? và quân Giải phóng (miền Nam) có bao nhiêu quân? (bộ binh, pháo binh, xe tăng...)

                    100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh    Tác giả: Hồ Sơn Đài, Trần Nam Tiến.    Nhà xuất bản: Văn Hoá Sài Gòn , Văn Hoá Tổng Hợp - 2007    Số hoá: Phuong@vnmilitaryhistory.net                  Lời  Nhà xuất bản ( trích)  ...Quyển sách này cố gắng trình bày về Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm 1945- 1975 ở Việt Nam, đưa lịch sử Việt Nam bước vào một giai đoạn độc lập và thống nhất mới. Ngoài việc hệ thống hoá các hoạt động quân sự của Quân đội cách mạng sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, quyển sách còn nêu lên tương quan thế và lực giữa đôi bên, ý đồ chiến lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, chỉ huy chiến dịch...của bên chiến thắng, từ đó cung cấp thêm tư liệu cho người đọc muốn tìm hiểu về lịch sử chiến tranh cũng như lịch sử quân sự Việt Nam. Do thời gian gấp rút, cách thức biên soạn tương đối mới mẻ, phạm vi đề cập lại quá rộng lớn nên quyển sách chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn và các tác giả hy vọng được người đọc góp ý để sau này nếu có điều kiện tái bản,quyển sách sẽ đạt được chất lượng cao hơn.                                                       Tháng 5 năm 2006

    Trả lờiXóa
  5. Câu hỏi 003: Từ ngày 18.12.1974 đến 8.1.1975, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị mở rộng để xác định và bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm cuối cùng, theo sự phát triển mới của tình hình cách mạng Việt Nam. Xin cho biết nội dung của cuộc họp này. Bộ Chính trị đã họp Hội nghị mở rộng để xác định và bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm cuối cùng, theo sự phát triển mới của tình hình. Bộ Chính trị đã phân tích và nhận thấy rằng, diễn biến cơ bản của tình hình trong gần 2 năm qua rõ ràng là ta đang ở thế thắng, thế đi lên, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế đi xuống, thế bị động và khó khăn, chiều hướng này không thể đảo ngược lại được. Từ đó, Bộ Chính trị kết luận: " Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đầy đủ điều kiện về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình , thống nhất Tổ quốc". Bộ Chính trị hạ quyết tâm " Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng , toàn dân, toàn quân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan giã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà". Bộ Chính trị quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời cơ trong 2 năm 1975- 1976, cần phải có kế hoạch lợi dụng thời cơ, nên đã chuẩn bị một phương án khác và một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10.1974 và tháng 1.1975 có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Bộ Chính trị đã phân tích chính xác sự phát triển của tình hình, hạ quyết tâm và đề ra phương hướng hành động vô cùng đúng đắn cho quân và dân cả nước trước thời cơ lớn. Đó chính là ngọn đuốc soi đường dẫn đến cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975.

    Trả lờiXóa
  6. Câu 008: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Xin cho biết đó là thành phố nào. Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ ở miền Trung, là thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam được giải phóng trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau khi chiếm được Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, ta nhận định địch dù muốn giữ Đà Nẵng cũng không được, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở mặt trận tiến công Đà Nẵng. Để chỉ huy trận đánh quan trọng này, ngày 25.3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định lập mặt trận Quảng Đà do trung tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh và Thiếu tướng Chu Huy Man làm Chính uỷ. Đại tướng Văn Tiến Dũng lệnh cho mặt trận sử dụng pháo của Quân đoàn 2 khống chế sân bay và cảng Đà Nẵng, Quân đoàn nhanh chóng cùng lực lượng Quân khu 5 tiêu diệt tập đoàn địch co cụm ở Đà Nẵng. Làm như thế sẽ đỡ cho chiến trường Nam Bộ trong những ngày tới. Từ ngày 25.3, thành phố Đà Nẵng lớn nhất miền Trung trở nên vô cùng hỗn loạn. Các lực lượng ta tiến nhanh áp sát thành phố, buộc địch phải bỏ kế hoạch co cụm ở Đà Nẵng mà dùng máy bay lên thẳng và Boeing di tản số cố vấn Mỹ và 1 phần lực lượng nguỵ. Tình thế bi đát, quan lính tranh nhau lên máy bay thoát thân, gây ra cảnh ẩu đả hỗn loạn. Có tên bị máy bay cán nát trên đường băng. Binh sĩ, sĩ quan cùng gia đình chen nhau chạy. Máy bay quá tải do nhiều tên bám vào càng trực thăng. Trong khi đó , sĩ quan,gia đình và binh lính từ Tây Nguyên và Phú Bổn tháo chạy về chật thành phố, gây ra cảnh cướp bóc, bắn giết, hãm hiếp phụ nữ...địch hoàn toàn không kiểm soát được tình hình. Hàng vạn lính mắc kẹt tại Đà Nẵng tuôn ra bán đảo Sơn Trà hòng thoát về phía nam bằng đường biển, gây ra cảnh chên lấn giẫm đạp tranh nhau xuống tàu, bọn lính đạp cả sĩ quan xuống biển. Tàu thuỷ quá tải muốn chìm , nhưng quan lính vẫn lao ra.Pháo lớn của ta bắt đầu bắn vào sân bay Đà Nẵng, căn cứ Hoà Khánh nơi Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 nguỵ trú đóng. Ngày 29.3,bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang Quân khu 5 từ bốn hướng tiến thẳng vào thành phố, chiếm sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, nhiều căn cứ khác và bán đảo Sơn Trà. Một số cơ sở cách mạng và biệt động thành phố chiếm cầu Trịnh Minh Thế, cắm cờ trên toà Thị chính, tự vệ và nhân dân cùng bộ đội truy quét tàn quân địch... Thế là trong vòng 32 giờ, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100.000 quân địch ở Đà Nẵng. Với việc giải phóng Đà Nẵng, ta đã kết thúc quá trình tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 1 của nguỵ, xoá bỏ Quân khu 1, tạo điều kiện thúc đẩy nguỵ quân nhanh chóng đi tới chỗ sụp đổ hoàn toàn. Tường Ngô Quang Trưởng đã không giữ lời hứa tử thủ Đà Nẵng, mà đào tẩu bằng máy bay lên thẳng ra tàu chiến chạy một mạch về Sài Gòn và vào luôn quân y viện Cộng Hoà (nay là Quân y viện 175).

    Trả lờiXóa
  7. Câu 009: Chiến dịch giải phống thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào? Sau khi giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh ở miền Trung, vào đầu tháng 4.1975, các cánh quân của ta đều hướng về phía nam chuẩn bị cho một cuộc hội quân lớn để giải phóng Sài Gòn. Trước tình thế ngày càng khẩn trương, các vị tướng lĩnh chỉ huy chiến dịch cũng chuyển vào Nam bộ và gặp nhau ở căn cứ của Miền ở khu vực Tà Thiết- Lộc Ninh.Tại đây đã có mặt các đồng chí trong Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền: Phạm Hùng , Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Phan Văn Đáng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Xô, Lê Đức Anh, Lê văn Tưởng , Đồng Văn Cống, Lê Ngọc Hiền, Đinh Đức Thiện, Lương Văn Nho. Chiều 7.4, đồng chí Lê Đức Thọ cũng đã vào tới Tà Thiết. Ngày 8.4, trong cuộc họp đông đủ của Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền, có thêm cán bộ của Bộ Tổng Tư lệnh tham dự, đồng chí Lê Đức Thọ phổ biến nội dung nghị quyết của Bộ Chính trị họp ngày 25.3 tại Hà Nội. Cuối cuộc họp đồng chí phổ biến quyết định của Bộ Chính trị thành lập Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng- Tổng Tư lệnh, Phạm Hùng - Chính uỷ. Các phó tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, phó tư lệnh phụ trách hậu cần, Lên Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng. Sang ngày 22.4.1975, bổ sung thêm Lê Trọng Tấn làm phó Tư lệnh, Lê Quang Hoà làm phó Chính uỷ. Bộ chỉ huy chiến dịch sử dụng các cơ quan tham mưu chính trị, hậu cần vốn có của Miền để làm việc, có tăng cường thêm một số cán bộ của đoàn A75 vừa ở Tây Nguyên tới và từ Bộ Tổng tham mưu phái vào. Thời gian hết sức khẩn trương, Bộ Chính trị chỉ thị cuộc tổng công kích vào Sài Gòn càng sớm càng tốt. Trong không khí náo nức của, sôi động chiến trường, lần lượt các Bộ Tư lệnh quân chủng, binh chủng, quân đoàn đến sở chỉ huy chiến dịch nhận nhiệm vụ. Riêng đối với Quân đoàn 4, Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 của Quân khu 5 đang chiến đấu ở cánh đông, Bộ chỉ huy chiến dịch cử đại tá Lương Văn Nho (sau này là Phó Tư lệnh Quân khu 7) đi truyền đạt nhiệm vụ. Bản mệnh lệnh có chữ ký của đồng chí Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng. Mệnh lệnh nêu rõ: Tất cả các binh đoàn thuộc cánh quân phía đông đều đặt dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, tác chiến theo kế hoạch thống nhất của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Sau khi thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn và điểm các cánh quân trên các hướng, các đồng chí trong Bộ Chỉ huy thao thức , trăn trở nhớ đến Bác Hồ, Người đã suốt đời hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phòng dân tộc. Nhớ tên Bác đã được đặt cho thành phố Sài Gòn , Bộ Chỉ huy chiến dịch nhất định đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn với ý nghĩa và quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương thông qua quyết tâm và kế hoạch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Hồi 17 giờ 50 phút ngày 14.4.1975, bức điện số 37/TK của đồng chí Lê Duẩn- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi đến mặt trận Sài Gòn " Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh". Như vậy, 95 năm trước, Sài Gòn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn và cả miền Nam đi trước về sau trong suốt 30 năm kháng chiến lâu dài. Giờ đây, tên Bác gắn với một sự kiện lịch sử trọng đại sắp diễn ra, cho thấy tầm vóc to lớn của chiến dịch, tính triệt để và tất thắng của nó, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ phản động, đập tan cả hệ thống tổ chức nguỵ quân, nguỵ quyền từ trung ương đến tận cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh, với bản chất phản động hiếu chiến, ngoan cố của bè lũ tay sai, đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

    Trả lờiXóa
  8. Câu 010: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Xin cho biết đôi nét về người phi công này. Dinh Độc Lập bị ném bom là vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 8.4.1875. Một náy bay F5E thuộc Không quân Sài Gòn cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) thay vì tham gia một phi vụ ném bom vùng giải phóng, lại tách khỏi phi đội để bay ngược về Sài Gòn và ném 4 quả bom xuống Dinh Tổng thống nguỵ quyền , làm hư hại góc trái của dinh. Người lái chiếc máy bay ấy là trung uý phi công Nguyễn Thành trung. Nguyễn Thành Trung tên thật Là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha làm Phó bí thư Huyện uỷ Châu Thành, năm 1962 bị giặc bắt trên đường đi công tác, giết chết rồi quăng xác xuống dòng sông Tiền, mấy ngày sau bà con mới vớt được xác đem chôn. Cả 3 người anh lớn đều thoát ly làm công tác cách mạng, còn Trung là con út ở nhà với mẹ , tham gia du kích xã. Năm 1965, Trung được Ban binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn tiếp tục học hết bậc phổ thông, rồi vào học ở trường Đại học Khoa học (nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên) với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung. Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng Cộng sản, Trung được Ban binh vận Trung ương cục miền Nam bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng Không quân Sài Gòn. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, anh được đưa đi đào tạo phi công ở Hoa Kỳ, đến năm 1971 thì về nước. Lúc đầu lái máy bay A37 thuộc sư đoàn không quân ở Cần Thơ. Năm 1973 chuyển sang lái máy bay F5 thuộc Sư đoàn Không quân 3 tại Biên Hoà. Được sự chỉ đạo trực tiếp của cơ sở bí mật nội tuyến, Nguyễn Thành Trung có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ lệnh vào giờ G, để hành động. Anh đã dũng cảm, mưu trí, tránh được sự theo dõi của địch, giữ nghiêm kỷ luật, kiên định lập trường suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ không quân địch. Ngày 8.4.1975, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các quân đoàn quân giải phóng đang áp sát quanh Sài Gòn, thì Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh chủ động xuất kích từ sân bay địch, lái máy bay F5 ném bom Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Lần đầu bom rơi không trúng mục tiêu, anh kiên quyết quay trở lại cắt bom lần nữa trúng đích, lần thứ 3 quay lại dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến ở sân bay tỉnh Phước Long thuộc vùng giải phóng, nay là tỉnh Bình Phước. Ngày 22.4.1975, anh được điều ra sân bay Đà Nẵng (lúc này thành phố Đà Nẵng đã được giải phóng) để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A37 của Mỹ (vì các phi công miền Bắc chỉ lái được các máy bay Mig), chuẩn bị cho trận tập kích mới. Chiều 28.4.1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh , Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội 5 chiếc A37 (chiến lợi phẩm chiếm được của địch) từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Lộc Ninh. Trận oanh kích này đã phá huỷ 20 máy bay trên bãi đậu sân bay Tân Sơn Nhất. Hai phi vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất đã góp phần quan trọng trong chiến dịch giải phóng thành phố, làm cho nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hoà. Sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Trung đã cùng công nhân kỹ thuật sửa chữa, phục hồi số máy bay A37 và F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, tập luyện cho anh em phi công học lái loại máy bay mới. Anh có công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 của không quân Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thành Trung là đại tá không quân Việt Nam, được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20.12.1994.

    Trả lờiXóa
  9. Câu 014: Xin cho biết cuộc hành quân thần tốc lớn nhất vào Sài Gòn. Mùa xuân 1975, cả nước như dồn sức ra trận cho thời cơ giải phóng miền Nam. Chiến trường đang thắng lớn, nhưng Binh đoàn Quyết thắng, lực lượng cơ động chiến lược của Bộ vẫn còn nhiệm vụ đắp đê sông Đáy ở Kim Sơn - Ninh Bình. Cán bộ, chiến sĩ trong tình trạng hết sức nôn nao. Thế rồi niềm mong đợi đã tới. Thượng tuần tháng 3, Binh đoàn được lệnh đi chiến đấu ( sư đoàn 308 ở lại). Tất cả reo mừng như mở hội. Đoàn quân 30.000 người cùng vũ khí, phương tiện chiến đấu gấp rút chuẩn bị vào Nam. Từ ngày 19.3, lực lượng đi đầu của Binh đoàn được lệnh xuất phát. Đoàn tàu quân sự chở bộ đội hối hả chạy vào Vinh. Từ đây, một bộ phận ra Bến Thuỷ xuống tàu hành quân theo đường thuỷ vào Quảng Trị, số còn lại chuyển sang xe vận tải thẳng hướng vào Nam. Ngày 1.4, khối đi đầu của Binh đoàn với hàng trăm xe chở bộ binh, xe kéo pháo, xe đạn nối đuôi nhau hành tiến theo quốc lộ. Để đảm bảo cho Binh đoàn hành quân thần tốc, sư đoàn ô tô vận tải 571 thuộc Bộ Tư lệnh ( Đoàn 559) đã khẩn trương huy động 1.053 xe chở quân từ Quảng Trị vào Đồng Xoài ( Phước Long). Những " đại bàng Trường sơn" , " tuấn mã đường 9", " dũng sĩ vạn tấn", thi nhau chạy đường trường trong những cơn lốc bụi đỏ quạch. Ai cũng hiểu rõ lúc này thời gian là lực lượng và phải thần tốc hơn nữa... Các lái xe thay nhau chạy suốt ngày đêm. Bộ binh ngủ trên xe. Cứ thế, cả Binh đoàn hành quân suốt ngày này sang ngày khác, trên quãng đường dài 1.200 km. Ngày 12.4, đội hình đầu tiên đến Đồng Xoài, đội hình cuối tới nơi ngày 19.4. Sự có mặt của Binh đoàn Quyết Thắng ở cửa ngõ phía bắc Sài Gòn đúng thời gian đã góp phần tạo ưu thế tuyệt đối áp đảo địch, tạo cơ sở để Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn. Trong chiến dịch lịch sử này, Binh đoàn Quyết Thắng ( Quân đoàn 3) tiến công như vũ bão ở hướng bắc và tây bắc, tiêu diệt sư đoàn 5 nguỵ, giải phóng Thủ Dầu Một tiến về đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguỵ trưa 30.4. Chính sự " thiếu vắng" của sư đoàn 308 đã góp phần làm cho ngụy bị bất ngờ lúng túng, khó phán đoán được ý đồ chiến lược của ta. Con số 308 và một dấu hỏi lớn ở góc tấm bản đồ theo dõi tình hình chiến sự miền Nam trong tháng 4.1975, tại Bộ Tổng tham mưu ngụy là một minh chứng rõ ràng.

    Trả lờiXóa
  10. Câu hỏi 17: Ngày 7.4.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lệnh đối với các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam. Xin cho biết nội dung của mệnh lệnh này. Vào những ngày đầu tháng 4.1975, cả nước như đang hướng về miền Nam ruột thịt mong đợi ngày chiến thắng. Một cuộc hành quân thần tốc lớn nhất trong lịch sử đang rầm rộ tiến vào Sài Gòn. Trên đường hành quân từ Quảng Trị theo đường Tây Trường Sơn, cán bộ ,chiến sĩ các đơn vị thuộc Quân đoàn 1 qua Bộ Tư lệnh 559, nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng: " Mệnh lệnh 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ. Ngày 7.4.1975. Văn" Cùng thời gian này, Quân đoàn 2 cùng nhiều đơn vị khác đều nhậ được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với quyết tâm chiến đấu cao và niềm tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi cuối cùng, toàn quân hành quân thần tốc ra mặt trận tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn và giải phóng toàn miền Nam. Có thể nói, toàn bộ nội dung bức điện mật mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi cho các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam đã cho thấy tình thế chín muồi đang tới gần, ngày giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam không còn xa nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Câu hỏi 018: Với phương châm táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lên kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn như thế nào? Sau khi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mệnh lệnh là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ từng giờ ,từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn. Mặc dù chưa nắm được cụ thể tình hình hiện tại của địch đang có nhiều chuyển biến bất ngờ, về tổ chức phong chào cách mạng thành phố, nhưng trên cơ sở nhiệm vụ đã vạch ra và trước sự rối loạn về chiến lược và tinh thần của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch đã hình dung ra cách đánh. Do vai trò quyết định của chiến dịch đối với cuộc chiến tranh cách mạng, do sự thay đổi về so sánh lực lượng giữa ta và địch, và những yếu tố mới nảy sinh , nên phải tiến hành làm công tác chuẩn bị nhiều mặt và vô cùng khẩn trương, nhất là công tác tổ chức chỉ huy hiệp đồng các lực lượng tham gia tiến công thì mới đảm bảo chắc thắng. Trong đó nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và nổi dậy phải có bước phát triển và sáng tạo hơn. Qua kinh nghiệm đánh vào Sài Gòn tết Mậu Thân 1968 và kế hoạch chiến dịch Xuân Hè 1972 của Bộ Tham mưu Miền, Bộ cjỉ huy chiến dịch càng có thêm cơ sở để thiết lập kế hoạch giải phóng Sài Gòn lần này. Khi nghiên cứu hệ thống bố trí phòng ngự của địch ở vùng Sài Gòn trên bản đồ, kết hợp với báo cáo hàng ngày của cơ quan tham mưu, quân báo, điểm qua những đơn vị quân ngụy đang " tử thủ" , phần nào đã hiện rõ lên tình trạng của địch. Chúng còn đông nhưng tinh thần rệu rã, các tướng tá chỉ huy cũng thế, hầu như đã rơi vào tâm lý tuyệt vọng. Như vậy cuộc tiến công vào sào huyệt quân thù đã chín muồi. Tuy nhiên, thảo luận và quyết định kế hoạch đánh Sài Gòn là một quá trình lao động trí óc căng thẳng của Bộ chỉ huy chiến dịch, vì thời gian còn quá ít, tình hình lại chuyển động nhanh quá, có rất nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là quân sự mà có quan hệ đến nhiều mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế , văn hoá, tâm lý... cần được cân nhắc , tính toán đầy đủ. Hai vấn đề nổi bật lên trong kế hoạch tấn công Sài Gòn là cách đanh và mục tiêu của chiến dịch. Sài Gòn là thành phố đông dân, phần lớn đồng bào đều chờ ngày giải phóng, nhưng còn một bộ phận thân nhân của những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền đang lo lắng, có nhiều tâm tư trước thời cuộc, khi mà Mỹ, ngụy tan rã. Mặt khác đồng bào bị địch nhồi nhét tư tưởng chống cộng từ mấy chục năm, bị xuyên tạc, lừa bịp nên không hiểu rõ về cách mạng, nhất là trong khi chúng tung ra luận điệu cộng sản vào sẽ trả thù " tắm máu", " khổ sai", "tẩy não"...nhiều người hoảng sợ đã tìm cách di tản ra nước ngoài. Như vậy, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ chế độ ngụy quyền từ trung ương đến tận cơ sở, phá nát bộ máy chiến tranh. Nhưng đánh như thế nào để thành phố không đổ nát, giải phóng mấy triệu đồng bào mà không dẫn tới thiệt hại nhiều về sinh mạng người dân, không hư hại nhiều tài sản và mau chóng khôi phục lại cuộc sống trở lại bình thường. Một vấn đề nữa đặt ra mà Bộ Chỉ huy chiến dịch phải tính toán là mấy trăm ngàn binh sĩ ngụy đều là người Việt Nam, phần lớn họ là con em của các gia đình lao động, buộc phải cầm súng chống lại cách mạng. Bây giờ họ đang mong có hoà bình để trở về đoàn tụ với gia đình và người thân. Nhơ stới lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "quân ngụy cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà lầm đường, cho nên Chính phủ và tôi sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lối quay về với đại gia đình kháng chiến", các đồng chí chỉ huy chiến dịch thấy phải đánh đội quân ngụy to lớn ấy tan rã, kiên quyết tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoan cố chống lại cách mạng đến cùng, nhưng số đông thì phải mở con đường sống cho binh lính ngụy, khi họ buông súng đầu hàng. Đó là chính sách nhất quán của ta. Như vậy với lực lượng áp đảo của ta so với địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã đề ra kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn bao gồm nhiều mặt cụ thể để đạt tới mục đích chắc thắng.

    Trả lờiXóa
  12. Thống writes:Bài viết này nếu mặt nạ Tửng của mảnh chai đọc được sẽ té ngửa vỗ bốn chân .

    Trả lờiXóa
  13. Câu hỏi 024:Xin cho biết nhiệm vụ của các quân binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 1 của địch và giải phóng địa bàn Quân khu 1 của địch, đợt 2 của chiến trường B2 ( 3.1975) cũng giành thắng lợi to lớn... càng tạo thế trận vô cùng có lợi để chuẩn bị đòn tiến công vào Sài Gòn... Bộ Chính trị lại kịp thời hạ quyết tâm tranh thủ thời gian cao độ... nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ (B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca. Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau: Pháo binh: triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu, Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Cao xạ: Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu, khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ ( B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975. Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định.Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần " thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca. Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng , Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau: Pháo binh: triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu , Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu. Cao xạ: Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu , khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng.

    Trả lờiXóa
  14. Câu hỏi 023: Xin cho biết việc sử dụng lực lượng và nhiệm vụ từng hướng, từng lực lượng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến dịch không tổ chức đội hình thê đội, không chia bước, chia đợt, mà giao khu vực và mục tiêu cho từng quân đoàn, từng hướng, trên từng hướng tổ chức đội hình thành từng bộ phận. Đầu chiến dịch không tổ chức đội hình dự bị, sau khi diệt sư đoàn 25 ngụy, chuyển sư đoàn 316/ Quân khu 3 làm dự bị cho chiến dịch. Hướng tây bắc: Quân đoàn 3( gồm các sư đoàn 316, 320 A, 10) cùng lực lượng địa phương Tây Ninh, Củ Chi, 2 trung đoàn Gia Định, các tiểu đoàn của thành đội Sài Gòn và các đơn vị đặc công biệt động, được pháo binh, cao xạ chi viện có nhiệm vụ: Dùng từ 1 sư đoàn tới 1 sư đoàn tăng cường vừa tiêu diệt căn cứ Đồng Dù vừa chặn và tiêu diệt sư đoàn 25 địch nếu chúng co cụm về Sài Gòn. Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc lập, chiếm lĩnh các quận Tân Bình, Phú Nhuận. Đánh chiếm các mục tiêu, tiêu diệt các ổ đề kháng, bảo vệ trật tự an ninh trong phạm vi phụ trách. Dùng 1 sư đoàn có binh chủng phối thuộc sau khi chặn, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy ở Gò Dầu, Trảng Bàng về làm dự bị cho cả quân đoàn và chiến dịch, nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường cho các đơn vị thọc sâu. Hướng bắc: Quân đoàn 1 ( thiếu sư đoàn 308) (gồm các sư đoàn 320B, 312), được tăng cường trung đoàn 95B, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn xe tăng, một trung đoàn cao xạ tự hành, được pháo binh, tên lửa và cao xạ chiến dịch chi viện, phối hợp với các lực lượng địa phương Bình Phước, Bình Dương và 1 trung đoàn đặc công vùng ven... Nhiệm vụ: Dùng 1 sư đoàn phối hợp bộ đội địa phương tiêu diệt hoặc bao vây địch ở Phú Lợi, tiểu khu Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát, Tân Yên, ngăn chặn tiêu diệt sư đoàn 5 địch không cho chúng về Sài Gòn. Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh cỡ sư đoàn tăng cường thọc sâu, đánh thẳng vào nội đô chiếm mục tiêu chủ yếu là Bộ Tổng Tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh binh chủng ngụy ở Gò Vấp, các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, hợp điểm dinh Độc Lập. Tiếp tục diệt các cụm đề kháng, bảo vệ các mục tiêu đã chiếm, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách, sãn sàng phát triển về đồng bằng sông Cửu Long khi có lệnh. Hướng tây nam: Đoàn 232 (gồm sư đoàn 3, 5, 9 và 4 trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn đặc công) được tăng cường 1 tiểu đoàn tăng T54, 1 tiểu đoàn phát triển PT85, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn cao xạ ( hiệp đồng với sư đoàn 8 ) có nhiệm vụ: Cắt đứt triệt để giao thông lộ 4 hai ngày trước tổng tiến công toàn mặt trận - đoạn từ Bến Lức đến ngã ba Trung Lương, hiệp đồng với sư đoàn 8 quân khu 8 cắt từ ngã ba Trung Lương , đánh phản kích diệt 1 bộ phận sinh lực địch, chiếm Tân An (quân khu 8 đanh chiếm Mỹ Tho) chặn không cho địch từ Sài Gòn rút chạy về đồng bằng hoặc từ đồng bằng chi viện cho Sài Gòn. Tiêu diệt địch ở Hậu Nghĩa, mở cửa tuyến Vàm Cỏ, tổ chức lực lượng binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu từ phía tây đánh chiếm biệt khu Thủ đô, có 1 bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập. Từ phía nam tổ chức lực lượng cỡ sư đoàn hoặc sư đoàn thiếu và hoả lực mang vác thọc vào đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, phát triển mục tiêu chủ yếu là Tổng Nha cảnh sát và các mục tiêu khác, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc Lập. Đánh chiếm các mục tiêu, chiếm lĩnh các quận 5,6,8,10,11, BBình Chánh, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách. Hướng đông nam: Quân đoàn 2( gồm các sư đoàn 304, 325 được phối thuộc sư đoàn 3 quân khu 5) phối hợp với đặc công vùng ven( Trung đoàn 116) và thị xã Vũng Tàu, có nhiệm vụ tiêu diệt địch, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, bến phà Cát Lái, đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, thị xã Bà Rịa, đặt pháo ở nam Nhơn Trạch bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đánh chiếm Vũng Tàu phát triển sang Cần Giờ.

    Trả lờiXóa
  15. Câu hỏi 019: Xin cho biết tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch do Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề ra. Sau những thắng lợi to lớn, dồn dập, khí thế quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta dâng cao chưa từng có. Toàn Đảng , toàn dân, toàn quân quyết tâm dồn sức tiêu diệt quân địch còn lại, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước... Ngay từ ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đề ra chủ trương lớn về trận quyết chiến đánh vào Sài Gòn - Gia Định. Ngaỳ 25.3.1975, Bộ Chính trị có nghị quyết và tiếp đó Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ đạo cụ thể. Nghị quyết Bộ Chính trị vạch rõ " Nắm thời cơ, tập trung nhanh nhất lực lượng ( từ 12 sư đoàn trở lên), tập trung binh khí kỹ thuật và vật chất giải quyết xong Sài Gòn- Gia Định trước mùa mưa. Trong quá trình chuẩn bị tiến công Sài Gòn, tranh thủ tiêu diệt quân đoàn 1 và tàn quân quân đoàn 2 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Tăng cường lãnh đạo tại chỗ của Bộ Chính trị đối với chiến dịch giải phóng Sài Gòn...". Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, Bộ tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định quyết tâm và những nét lớn của kế hoạch chiến dịch. Căn cứ vào phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương là " Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", Bộ Tư lệnh chiến dịch đã xác định cụ thể tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch như sau: - Phải chuẩn bị chu đáo, đánh phải chắc thắng, chú trọng những trận quan trọng ở vòng ngoài, không cho địch co cụm về Sài Gòn, tạo và thúc đẩy sự tan rã lớn và nhanh. -Tổ chức các mũi thọc sâu có đầy đủ sức mạnh để đột kích thật nhanh, đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu để nhanh chóng đánh ngã địch. -Tiến công quân sự kết hợp với địch vận, kết hợp tiến công với nổi dậy, nhưng tiến công quân sự phải đi trước một bước, giữ vai trò quyết định. -Phát huy sức mạnh tổng hợp, đột kích liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng. -Coi trọng công tác bảo đảm vật chất, bảo đảm cơ động, phải đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo dẫn đường...Phải giữ được bí mật về thời gian, về lực lượng, về triển khai khu vực tập kết và công tác chuẩn bị chiến trường. Tăng cường và đẩy mạnh công tác chính trị, công tác Đảng trong chiến dịch.

    Trả lờiXóa
  16. Câu hỏi 022: Xin cho biết cách đánh do Bộ Tư lệnh chiến dịch đề ra trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Với thắng lợi của chiến trường Nam Bộ- cực nam Trung Bộ trong đợt 1 và đầu đợt 2, ta đã tạo ra thế trận có lợi trực tiếp cho chiến dịch: mở rộng địa bàn để đưa lực lượng lớn triển khai áp sát mục tiêu, mở thông hành lang xuống phía đông và phía tây Sài Gòn, phá lỏng vùng ven để đưa lực lượng đặc công, biệt động mạnh vào đứng vững ở vùng ven và nội đô, lực lượng chính trị quần chúng đã có bước chuẩn bị, sẵn sàng nổi dậy phối hợp với mũi tiến công quân sự. Bên cạnh đó , giải phóng địa bàn miền Trung, ta có điều kiện tập trung lực lượng và huy động sức người, sức của vùng mới giải phóng, sử dụng nhiều chiến lợi phẩm thu được của địch. Hậu phương chiến dịch được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc, để tập trung chi viện chiến trường. Đây là chỗ mạnh cơ bản của ta trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định. Tuy nhiên, Sài Gòn là một thành phố lớn, cấu trúc rất phức tạp, là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế,là sào huyệt cuối cùng của địch. Chúng đã có đề phòng. Vì thế kế hoạch tác chiến hiệp đồng binh quân chủng của ta phải hết sức chặt chẽ, phải khắc phục nhiều mặt để đảm bảo vượt sông, đảm bảo dẫn đường... Trong khi đó các binh đoàn chủ lực của ta tuy có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhưng chưa có kinh nghiệm đánh thành phố lớn, một số chưa quen địa hình của địa bàn chiến dịch. Các đơn vị đặc công, biệt động bám trụ chiến trường dày dạn kinh nghiệm nhưng chưa quen phối hợp tác chiến với các binh đoàn lớn. Quân số các đơn vị tại chỗ rất thiếu, bổ sung chưa kịp. Thông tin liên lạc còn yếu, bảo đảm thông suốt chỉ huy có khó khăn. Đó là những khó khăn cần ra sức khắc phục. Trên cơ sở đó , đồng thời chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân Uỷ Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định cách đánh của chiến dịch, trong đó nhấn mạnh 3 nội dung lớn: - Thực hiện chia cắt chiến lược, cắt đường bộ, đường thuỷ, khống chế các sân bay, đánh chiễm Vũng Tàu và sông Lòng Tàu, cắt đường rút lui ra biển, triệt để bao vây cô lập Sài Gòn, tạo rung động toàn bộ đối với quân địch. - Bao vây, chặn và tiêu diệt quân chủ lực địch ở ngoài, không cho chúng co cụm về Sài Gòn, đánh thắng những trận then chốt quan trọng. -Tổ chức những binh đoàn, binh chủng hợp thành mạnh( cỡ sư đoàn tăng cường) từ nhiều hướng nhiều mũi thọc sâu vào nội đô, kết hợp chặt chẽ với đặc công, biệt động, lực lượng địa phương bên trong, kết hợp quần chúng nổi dậy, thực hiện từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, trong ngoài cùng đánh, nhanh chóng, táo bạo đánh chiếm các mục tiêu chiến lược, đập tan đầu não chỉ huy quân sự, đầu não ngụy quyền, tiêu diệt và làm tan rã, bắt đầu hàng toàn bộ quân địch. Trong việc tập trung tiêu diệt địch bên ngoài và bên trong, lấy thọc sâu nhanh chóng đánh ngã địch là chính. Về cách đánh chiến thuật, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhấn mạnh vận dụng các hình thức chiến thuật chính sau đây: - Tiến công các cụm phòng ngự công sự vững chắc, các căn cứ trung đoàn, sư đoàn, các bộ chỉ huy quân đoàn, trường quân sự địch. -Vận động tiến công quân địch rút chạy về Sài Gòn. -Tổ chức và hoạt động của các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu. -Chiến thuật đánh thị xã, thành phố... -Chiến thuật của đặc công đánh chiếm và giữ cầu bảo đảm cơ động...

    Trả lờiXóa
  17. Câu hỏi 020: Sài Gòn được phòng thủ rất mạnh, Bộ chỉ huy đã chọn chọn hướng tấn công mục tiêu như thế nào để nhanh chóng giành thắng lợi ? Lực lượng ta trong cuộc tổng công kích vào thành phố Sài Gòn -Gia định lần này không có sức mạnh nào ngăn nổi. Trong trận quyết chiến này ta sẽ sử dụng 5 quân đoàn chủ lực với hàng trăm ngàn quân, chưa kể các lực lượng dự bị chiến lược khác và lực lượng địa phương Nam bộ, các sư đoàn , lữ đoàn, trung đoàn thuộc các quân binh chủng với nhiều vũ khí hiện đại. Với sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn đó, cần phải chọn phương hướng và mục tiêu nào để nhanh chân đánh gục địch, sử dụng lực lượng và cách đánh nào để phát huy được sức mạnh tổng hợp trong tiến công và nổi dậy, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất của ta trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà lại dành được thắng lợi to lớn nhất và nhanh nhất. Trong thời gian bắt đầu tiến công cho đến khi kết thúc chiến dịch, nếu cách đánh không bất ngờ, không táo bạo, không thích hợp thì thời gian sẽ kéo dài, thế trận giằng co, mùa mưa sẽ đến, rất khó khăn nan giải cho ta. Lúc đó,Mỹ có thể xoay xở đưa ra " giải pháp tình thế" nào đó để cứu vớt chế độ ngụy quyền phản động Nguyễn Văn Thiệu... Những vấn đề quan trọng này đã được đặt lên bàn của Bộ Chỉ huy chiến dịch , mổ xẻ, bàn bạc kỹ lưỡng kể cả những tình huống khó khăn có thể xảy ra. Về yếu tố bất ngờ, thực ra khi toàn bộ Tây nguyên và miền Trung đã được giải phóng, quân ta tiến đánh Xuân Lộc, Phan Rang và một số sư đoàn chủ lực của ta hành quân vào miền đông Nam Bộ, địch đã đoán được hướng tiến công của ta là Sài Gòn. Sự bất ngờ về hướng tiến công và lực lượng tiến công giảm đi, nhưng ta lại tạo nên những bất ngờ khác quan trọng hơn, đó là cách đánh và thời gian mở màn chiến dịch. Cả Sài Gòn - Gia Định là một địa bàn rộng lớn, địch bố trí phòng ngự vòng trong vòng ngoài mấy trăm ngàn quân, nhưng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ chọn 5 mục tiêu lớn nhất để tiến công. Đó là Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Các mục tiêu này là các cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân , ngụy quyền Sài Gòn, là những bộ phận chính trong guồng máy chiến tranh và kìm kẹp nhân dân miền Nam, do Mỹ điều khiển. Trong đó sân bay Tân Sơn Nhất thuộc hạng lớn nhất Đông Nam Á là căn cứ lớn nhất cuối cùng liên lạc với bên ngoài bằng đường hàng không của địch. Ta có 5 cánh quân từ 5 hướng tiến vào Sài Gòn, nên quyết định đánh 5 mục tiêu lớn nằm sâu trong tuyến phòng thủ của địch là hợp lý. Đánh đúng 5 mục tiêu đó thì toàn bộ chế độ ngụy quyền Sài Gòn sẽ rung chuyển. Đó là những trọng huyệt trong cơ thể đã suy nhược vô phương cứu chữa của chính quyền tay sai đế quốc Mỹ. Đập trúng 5 mục tiêu đó thì ngụy quyền, ngụy quân như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống kìm kẹp đó sẽ tan rã, quần chúng sẽ nổi dậy như sóng trào, không một thế lực, một "vĩ nhân" nào dựng lại nổi. Trận quyết chiến sẽ nhanh chóng kết thúc, Sài Gòn và miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Và chỉ có thể đánh vào 5 trọng huyệt này thì gần bốn triệu đồng bào Sài Gòn - Gia Định mới không bị thương vong, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội ...mới không bị đổ nát. Tóm lại, trong thế trận áp đảo và hoàn toàn có lợi cho ta thì việc chọn đánh 5 mục tiêu đầu não để giải quyết trận chiến giải phong Sài Gòn là phương án tối ưu mà Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lựa chọn.

    Trả lờiXóa