Khoằm

26 tháng 4 2012

Đạt Lai Lạt Ma

Đạt Lai Lạt Ma là nhà tu hành, cộng sản, nhà buôn, CIA's agent hay nhà chống cộng?

登珠嘉穆錯 – Tenzin Gyatso
ĐẠT LAI LẠT MA THỨ XIV
HIS HOLINESS THE XIV THE DALAI LAMA
Tên thật của Dalai Lama là Tenzin Gyatso. Ông lên ngôi Lama (một chức lãnh tụ tinh thần kiêm lãnh đạo thế tục của nhánh Phật giáo Tây tạng) từ năm lên 2 (1933). Tính đến nay Phật giáo Tây Tạng đã có 14 vị Đạt-Lai Lạt-Ma lãnh đạo phái Cách-lỗ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀ MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN

Nguyên tác Anh ngữ: Ed Halliwell - Ngọc Hằng dịch
dalai-lama-60501
Đức Dalai Latma có xu hướng biến đổi để làm bối rối giới biếm họa phương tây. Là một nhà sư, Ngài giúp an ủi người hâm mộ đến hình ảnh của Shangri-La đối lập với thế giới vật chất của chúng ta. Ngài thường xuyên đưa ra những phát biểu về các vấn đề chính trị, đạo đức, khoa học và tôn giáo nhanh chóng làm thu hút mọi người về phía mình.

Ngài lại hành động như vậy vào một ngày khác khi nói cho các sinh viên người Trung Quốc biết rằng Ngài chính là một người Cộng Sản. Đây không phải là trò chơi với đám đông mặc dù điều này làm ngạc nhiên (ít ra với người Mỹ) về hệ liên kết tư tưởng lâu đời này. Vào năm 1993, Ngài nói:”Hệ thống kinh tế của chủ nghĩa Mác xít được hình thành trên những nguyên lý về đạo đức trong khi chủ nghĩa tư bản chỉ liên hệ đến việc tăng thêm và lợi nhuận. Chủ nghĩa Mác xít có liên hệ đến sự phân phối của cải đồng đều và số phận của những người kém may mắn khi cần thiết. Chủ nghĩa Mác xít quan tâm đến đối tượng là những người bị áp bức bóc lột. Vì những lý do đó mà chủ nghĩa Mác xít là công bằng.”
Có một số điều kiện cần (Ngài không phải là một nhà Lênin. Ngài tin rằng từ bi chứ không phải sự đấu tranh giai cấp là mấu chốt. Ngài cũng không công nhận những nước theo chủ nghĩa Mác như Liên Xô, Trung Hoa và Việt Nam đã đi theo đúng đường). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hình ảnh và thực tế vẫn còn. Đức Dalai Latma không phải là người để an ủi rằng xã hội tiêu dùng là thích yếu.
Truyền thống của Ngài cũng không phù hợp với tư tưởng tư bản gắn liền với nó. Có lẽ vì Phật giáo truyền đến phương Tây theo làn sóng hậu chiến tìm kiếm tâm hồn và được cho là tôn giáo thân thiện của được lựa chọn với các phong trào tự giúp đỡ lẫn nhau. Những thông điệp về kinh tế và xã hội toàn diện đã bị đánh mất dưới các pho tượng, các tinh thể và các bản sao về bí mật (The Secret).
Ý tưởng về việc tự giúp đỡ trong Phật giáo, sự cứu khổ chỉ đến từ việc nhận ra rằng làm cho mình vui không mang lại hạnh phúc. Thay vào đó, chúng ta phải làm việc một cách khéo léo và từ bi đối với mọi người như một phần của hệ thống kết nối mang chúng ta đến với nhau. Phật giáo phương Tây ưu tiên tập trung vào từng các nhân là một quan niệm sai lầm và không tương xứng với tên gọi của nó. Hoặc ít ra, một phần của Phật giáo mà người ta trả tiền nhiều hơn là chú tâm vào sự hiểu biết. Phật giáo cũng là một phương tiện truyền thông rộng lớn-rất nhiều Phật tử người Phương Tây tu tập rất thuần hành. Sự cam kết này đồng nghĩa với việc theo đuổi con đường đi ngược lại với chủ nghĩa vật chất và ích kỷ cá nhân. Hiển nhiên, chúng ta không phải lúc nào cũng có thể quản lý được nhưng đó chính là lý do mà Phật giáo được gọi là con đường tu tập.
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn. Đây không phải là lòng nhiệt thành truyền đạo-hầu như không cải đạo là con đường của Phật giáo, nhưng các hành động thể hiện nguyên tắc kết nối đạo pháp và tăng đoàn phương Tây đang ngày càng được ưu tiên với sự tham gia của cộng đồng. Khi họ làm như vậy, Phật giáo có thể bắt đầu trông không được yên bình và thoải mái hơn là sự phá chấp phê phán cấp tiến kiên quyết.
Sự phê phán này đã bắt đầu có ảnh hưởng đến vương quốc Anh. Đã 45 năm kể từ ngày EF Schumacher xuất bản tham luận kính tế Phât giáo được tờ báo Times xếp hàng là một trong 100 quyển sách có ảnh hưởng lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ hai. Mặc dù lấy nam giới làm trọng tâm, cơ học về thế giới mà quyển sách mô tả vẫn còn phù hợp với hiện nay. Schumacher đã chỉ ra rằng thế giới được lèo lái một cách nổi loạn vì sự tiêu dùng dẫn đến thay đỏi khí hậu cũng như các chương trình nghị sự về hạnh phúc.
Các chỉ số về hạnh phúc do David Cameron nhiệt tình đưa lên đã phát triển và là một phần trong sự liên kết với chính sách của đất nước Bhutan khi chú trọng đến tổng hạnh phúc quốc gia vượt qua tổng sản phẩm quốc nội. Liệu thủ tướng có nhận ra rằng nền tảng của Phật giáo trong các kế hoạch của ông cho tình cảnh của quốc gia không nhỉ?
Dĩ nhiên, chúng ta đã đi một chặng đường khá dài từ một chính phủ trông rất xa lạ với giáo pháp. Từ quan điểm của một phật tử, chỉ có cuộc cahcs mạng trong tâm của chugns ta mới có thể giúp chúng ta nắm giữ hạnh phúc đến cho tất cả các nơi lầm lạc. Và điều đó ảnh hưởng đến nhiều thứ hơn là chỉ tính toán xem liệu một người có công ăn việc làm và một gia đình trong ánh nắng Cornwall cảm thấy lạc quan hơn so với một người Anh đơn độc, không việc làm vào một ngày mưa. Do đó, cần có một sự chuyển đổi toàn diện trên diện rộng để mang con đường tu tập cá nhân đến với nhau nhằm chuyển đổi xã hội rộng lớn hơn. Có phải điều này là điều mà Đức Dalai Latma đang nghĩ khi Ngài tự nhận mình là “Một nữa là chủ nghĩa Mác xít và một nữa là Phật giáo”?
Ngọc Hằng dịch
(Theo Guardian.co.uk) 
Of course the Dalai Lama's a Marxist
The leader's statement shocked some in the west, but reminds us of Buddhism's commitment to social as well as individual good
The Dalai Lama has a refreshing tendency to confound western caricatures. As a cuddly old monk, he could comfort fans by fuzzily connecting us to an imagined Shangri-La that contrasts favourably with our own material world. Only he won't play the game, regularly making ethical, political, scientific and (ir)religious statements that rudely pop the projections laid on to him.
He was at it again the other day, telling Chinese students that he considers himself a Marxist. This wasn't just playing to the crowd – although it was reported with surprise (at least in the US), the ideological alignment is longstanding. In 1993, he said: "The economic system of Marxism is founded on moral principles, while capitalism is concerned only with gain and profitability. Marxism is concerned with the distribution of wealth on an equal basis ... as well as the fate of those who are underprivileged and in need, and [it] cares about the victims of minority-imposed exploitation. For those reasons, the system appeals to me, and it seems fair."
There are a number of caveats (he's not a Leninist, believes compassion rather than class struggle is key, and doesn't consider communist regimes such as the USSR, China or Vietnam to have been true exponents), but the dissonance between image and reality remains – the Dalai Lama is not the comforting Oriental pet that consumer society might like.
Neither does his tradition match the capitalist fantasies attached to it. Perhaps because Buddhism came to the west on a wave of post-war hippy soul-searching, and was then co-opted as friendly religion of choice by new ageism and the self-help movement, its radical economic and social messages have been lost under an avalanche of laughing fat-man statues, healing crystals and copies of The Secret.
The very idea of self-help in Buddhism is an oxymoron – relief of suffering can only come from the realisation that pleasing ourselves doesn't bring happiness – instead we must try to work skilfully and compassionately with others, as part of interwoven systems of connectivity that bind us together. A "western Buddhism" that prioritises solipsistic focus on the individual is so great a misconception as to be unworthy of the name – or at the least the Buddhism part – as anyone who pays it more than passing attention knows. It's also largely a media invention – many western Buddhists are serious, deeply committed practitioners. That commitment means choosing to follow a path that leads against the stream of materialism and selfishness. Of course, we don't always manage it, but that's why it's called a path of practice.
Buddhism goes way beyond the confines of the personal – realising the truth of interdependence implies taking up the challenge of engaging with others in the wider world. This isn't missionary zeal – proselytising is hardly the Buddhist way – but it does mean social action that embodies dharmic principles, and western sanghas are increasingly prioritising community involvement. As they do so, Buddhism may start to look less like some nice bit of calm and relaxation and more like a radical, uncompromising critique of the status quo.
This critique has already begun to influence the UK mainstream. It's 45 years since EF Schumacher published his Buddhist Economicsessay in Small is Beautiful, which the Times Literary Supplement listed as one of the 100 most influential books since the second world war. Though the male-centric, mechanistic world it describes now seems dated, Schumacher's outline of a world driven mad by consumption (and his Buddhist-inspired remedy of sufficiency and sustainability) has informed everything from the climate change debate to the happiness agenda – particularly through the influential New Economics Foundation (NEF) thinktank, which grew out of Schumacher's vision.
The well-being indices enthusiastically taken up by David Cameron have grown in part from NEF's links with the kingdom of Bhutan and its policy of favouring gross national happiness above gross domestic product. Is the prime minister aware of the Buddhist foundation to his plans for the nation's mood?
Of course, we're a long way from a government that looks even remotely dharmic. From a Buddhist perspective, only a revolution in our collective mind can counter the momentum that keeps us grasping for happiness in all the wrong places. And that would involve more than measuring whether someone with a job and a family in sunny Cornwall feels more upbeat than a lonely, unemployed Londoner on a rainy day. It would require systemic transformation on both an intimate and a huge scale, bringing the path of personal practice together with much broader societal shifts. Could this be what the Dalai Lama is thinking of when he describes himself as "half-Marxist, half-Buddhist"?
guardian.co.uk, 
TIBETAN spiritual leader the Dalai Lama says he's a Marxist, yet credits capitalism for bringing new freedoms to China, the communist country that exiled him.
"Still I am a Marxist," the exiled Tibetan Buddhist leader said in New York, where he arrived today with an entourage of robed monks and a heavy security detail to give a series of paid public lectures.
"(Marxism has) moral ethics, whereas capitalism is only how to make profits," the Dalai Lama, 74, said.
However, he credited China's embrace of market economics for breaking communism's grip over the world's most populous country and forcing the ruling Communist Party to "represent all sorts of classes".
"(Capitalism) brought a lot of positive to China. Millions of people's living standards improved," he said.
The Dalai Lama, giving a series of lectures at the Radio City Music Hall in central Manhattan until Sunday, struck a strikingly optimistic note in general, saying that he believed the world is becoming a kinder, more unified place.
Anti-war movements, huge international aid efforts after Haiti's earthquake this year, and the election of Barack Obama as the first black president in a once deeply racist US are "clear signs of human beings being more mature", he said.
The Dalai Lama said he felt a "sense of the oneness of human beings," jokingly adding: "If those thoughts are wrong, please let me know!"
Although China, which forced him to escape for his life in 1959, is loosening up, he had harsh words for a Communist leadership that he said still seeks to rule by fear.
As Chinese become richer, "they want more freedoms, they want an independent judiciary, they want to have a free sort of press", he said.
The Chinese Government, he said, seeks harmony, "but harmony must come out of the heart, not out of fear. So far, methods to bring harmony mostly rely on use of force."
Asked why tickets to his lectures are selling for as much as hundreds of dollars, the Dalai Lama said none of the money went to him personally. 
"You should ask the organiser. I have no connection."
He said he was "always asking the organiser: tickets must be cheap. For myself, I've never accepted a single dollar like that."
Some of the money goes to charities, such as hunger relief, he said.
"Unfortunately," he added, bursting into his trademark laughter, sometimes the "organisations are a little richer."
Originally published as 'I'm a Marxist' says Dalai Lama

Tây Tạng (tiếng Tây Tạng: བོད་, Bod hay pö theo cách nói vùng Lhasa; chữ Hoa: 西藏) nằm ở vị trí trung tâm của cao nguyên Châu Á. 


Nếu lấy hoàn cảnh địa lý của Tây Tạng mà nói, thì Tây Tạng nằm trên một cao nguyên cao nhất thế giới, bình quân so với mặt nước biển thì độ cao của Tây Tạng là mười sáu ngàn mét (16.000m), với độ cao trung bình vào khoảng 4.900 m, vùng đất này thường được gọi là 'Nóc nhà của thế giới'. những nơi trũng thấp và có sông chảy so với mặt biển vẫn ở độ cao từ mười ngàn đến mười lăm ngàn mét. 

Do đó, Tây Tạng được coi là nóc nhà của thế giới. Toàn cảnh Tây Tạng là tầng tầng lớp lớp những ngọn núi cao trơ trọi và nhọn hoắt, tại Tuyết Tuyến đi ngược lên có đến hằng trăm những ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ, từ xưa giờ vẫn chưa tan chảy, khiến người xem trông giống như bức rèm tuyết. Chính do yếu tố nầy mà Tây Tạng còn có tên là Tuyết quốc.

Tây Tạng bắc giáp cao nguyên Mạc Mễ Nhĩ của Tân Cương, gối đầu lên sơn mạch của sơn hệ Côn Lôn, nam tiếp giáp sơn mạch của dãi Hy Mã Lạp Sơn, ở giữa nằm vắt ngang sơn mạch của dãi sơn hệ Võng Đê Tư, còn có sơn mạch Đường Cổ Lạp chạy xuống hướng đông để gặp Thanh Hải và Tây Khương. Có thể nói Tây Tạng là sự liên kết của các sơn hệ lớn nhất thế giới tạo thành.

Nằm kẹp giữa hai nền văn minh vĩ đại Trung quốc và Ấn độ, dù ở vị trí địa lý khủng khiếp cao trên 4 ngàn mét và là một quốc gia thống nhất từ thế kỷ thứ 7, nhưng lịch sử Tây tạng cũng ba chìm bảy nổi với các cuộc xâu xé từ Mông cổ, Trung quốc.


Phàm những địa phương có sông chảy qua ngang dọc ắt nơi ấy có dân cư quần tụ, và sản sinh ra nền văn hóa của riêng họ. Tây Tạng là một trong số những địa phương như vậy. 

Nội cảnh Tây Tạng là một khu vực rất giàu có, đông đúc nằm giữa hai dãy núi Hy Mã Lạp Nhã và Võng Tư Đê, có sông Tạng Nam Tùng Cốc chạy từ đông sang tây, và đó cũng là lưu vực Hà Cốc của sông Bố Giang ở Nhã Lỗ Tạng. Đây là con sông lớn nhất trong nội cảnh Tây Tạng, nó dài ước khoản bốn ngàn dặm Anh, chi lưu của sông nầy rất nhiều, chẳng hạn như sông Niên Sở chảy qua Giang Tư và Nhật Khách Tắc, sông Lạp Tát chảy qua thủ phủ Lạp Tát. 
tibet-0634AD.jpg

Duy có vùng thượng du của Lạp Tư tại Nhật Khắch Tắc là giới tuyến phân chia khí hậu với Tạng Nam Tùng Cốc. Từ Lạp Tư chạy về hướng đông, đi đến đâu cũng thấy toàn là cao nguyên thảo nguyên, trên cao nguyên nầy có rất nhiều sông chảy qua nên rất thích hợp cho việc chăn nuôi, trồng trọt phía tây Lạp Tư là khu vực núi non chỉ thích nghi cho việc chăn nuôi loài bò đuôi dài và loài dê lông mềm mà thôi.

Những sông phát nguyên từ Tây Tạng được chia thành bốn hệ lớn. Trước hết phải nói đến là sông Nhã Lỗ Tạng Bố Giang, đây là chi lưu lớn nhất của hệ sông Hằng của Ấn Độ, tây bộ Tạng Nam Tùng Cốc có sông Lang, sông Tượng Tuyền, sông Sư Truyền ba sông nầy hợp lưu tại thành Trác Tích Võng rồi chạy theo hướng tây bắc chảy qua Khách Thập Mễ Nhĩ rồi đổ vào Ba Cô Tư Đát, lại có sông Lang Sở bắt nguồn từ Ma Na Tát La Cốc Trì (đại khái muốn chỉ A Nậu Đạt Trì trong kinh Phật) chảy vào sông Tát Đặt Lợi Nhật rồi tuông về Ấn Độ hà, vì thế tại các vùng nầy đều là hệ sông của Ấn Độ. 

Tại đông bộ Tây Tạng có sông Khách Lạt Ô Tô phát nguyên từ Bố Khách Trì, hạ lưu của nó chảy qua Tây Khương, Vân Nam rồi vào Miến Điện và đổ ra biển, đây thuộc hệ sông Nộ Giang. 

Bắc bộ Tây Tạng là hệ sông chảy trong đất liền, chẳng hạn như sông Thiên Trì (tức Đằng Cách Lý Hồ) và Hồ Kỳ Lâm. Đó là những ao hồ nổi tiếng ở Tây Tạng. 

Nguyên nhân vì sao địa khu Tây Tạng tuy rộng lớn nhưng có ít nhân khẩu? 

Là vì bắc bộ Tây Tạng là cả một địa khu cao nguyên rộng lớn mà đa phần là những ngọn núi lởm chởm và đất gò gồ ghề, từ Tuyết Tuyến trở lên núi non chập chùng khiến việc đi lại khó khăn cách trở. Bắc bộ Tây Tạng có tộc người Hồi chuyên sống bằng nghề vào núi săn bắn, đại bộ phận địa khu nầy hầu như quanh năm không có dấu chân người.

Nam bộ Tây Tạng tuy có người ở nhưng rất ít, họ cư trú tại Hà Lý và sống bằng nghề sơn mục. 

Đời nhà Thanh có người cư trú ở đất Đái đem Tây Tạng chia thành ba khu vực chính trị, ngoại trừ tộc người Tạng An Đa, số còn lại cộng tất cả có sáu mươi sáu (66) dòng họ.
- Một là Vệ, tức Tiền Tạng, đó là tộc người Tạng ở Giang Tư của Nam Tạng chạy thẳng đến Bắc Tạng và hơi chếch về tây, thủ phủ là Lạp Tát, thống quản cả thảy ba mươi sáu (36) dòng họ.- Hai là Tạng, tức Hậu Tạng, lấy Nhật Khách Cách Tắc làm thủ phủ và thống quản hai mươi sáu (26) dòng họ- Ba là A Lý, sống ở vùng biên cảnh Ni Bạc Nhĩ giáp với tuyến Hồ Tây và Khách Thập Mễ Nhĩ, thống quản mười(10) dòng họ .
Dân tộc Tây Tạng xưa kia vốn là một chi hệ của dân tộc Trung Hoa, ngay cả hiện nay dân Tây Tạng cũng không nghĩ họ là người Ấn Độ. Chẳng qua là từ thời nhà Đường mà sử ghi là “có sự tiếp xúc qua lại” giữa Thổ Phồn với nội địa Trung Quốc, còn Tây-Tạng thì chối từ họ không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Theo truyền thuyết, người Tây Tạng tự nhận tổ tiên của họ là Hầu tử (con vượn), con Hầu tử nầy là hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, nó vượt qua dãy núi Hy Mã Lạp Nhã đến ở bên bờ sông Nhã Lỗ Tạng Bố Giang, một hôm nó lần theo dấu chân của một ma nữ và kết hôn cùng nàng. Rồi cả hai vào ở trong hang đá mãi tận thâm sơn, thuộc địa phận Tư Đường, cứ thế trãi qua nhiều đời, con cháu của họ ngày nay là dân tộc Tây Tạng, nhân truyền thuyết này mà người dân Tây Tạng lấy tên vị vua nổi tiếng trong thời cổ đại của dân tộc mình, cũng như vị Đạt Lai đời đời chuyển sanh ở hiện tại và cho rằng hai vị trên đều do đức Bồ Tát Quan Thế Âm hóa thân. 

Trú xứ của Bồ Tát Quan Thế Aâm vốn tại núi Phổ Đà Lạt Giạ ở nam Ấn Độ. Cũng nhân đó người Tây Tạng đặt tên cho trung tâm chính trị, tôn giáo của họ là Bố Đạt Lạp - tức là liên đài, và người ngự trên liên đài là Quan Thế Aâm Bồ Tát. 

Trên đây chỉ là truyền thuyết, bởi ngay từ rất sớm Tây Tạng đã trở thành địa khu Phật hóa. Kỳ thực không phải vậy, truyền thuyết trên chỉ xuất hiện sau khi Phật giáo đã thịnh hành tại Tây Tạng, và không thể xuất hiện sớm hơn trước thời Tuỳ, Đường. 

Hơn nữa, chỉ sau khi Phật giáo được du nhập Tây Tạng, người Tây Tạng mới lấy văn hóa Ấn Độ làm chủ lưu cho thời bấy giờ, và mới có được quan niệm trên–tức quan niệm về sự tích Thánh hầu, sự tích Thánh hầu là bắt nguồn từ sử thi “La Ma Sở hành truyện” (Ràmàgana) của Ấn Độ.

Đất nước Tây Tạng tiếp giáp với tây Á và đông bắc Á, trong đó gồm có các tộc người sinh sống bằng nghề du mục hoặc nghề săn bắn ở khu vực cao nguyên thảo nguyên nầy, và họ cùng có một cộng đồng tín ngưỡng-đó là tín ngưỡng “Vu”, một thứ tôn giáo của thời nguyên thủy, tín ngưỡng Vu là “Khẩu Lý” (trong miệng) của dân Tây Bá Lợi Á còn có tên là Tát Mãn (Shama). 

Do đó, trong môn tôn giáo học cũng liệt kê Tát Mãn là một tín ngưỡng, và gọi là Tát Mãn giáo. Tát Mãn giáo lấy Tây Bá Lợi Á làm trung tâm rồi mở rộng ra bốn phía như Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương (còn gọi là Lý Ngột Nhi) và Tây Tạng v.v.

Trong xã hội của các dân tộc người vừa nêu có một phương thức sinh hoạt giống nhau, đó là tất cả đều tiếp nhận tín ngưỡng Tát Mãn giáo.

Tát Mãn giáo là do luyện tập các huyễn thuật và phù chú mà thành, và gọi đó là “Công Năng Vu”. Công Năng Vu tương tự như “Đạo Thuật Uy Lực” của Trung Quốc. Công Năng Vu có thể trị liệu bệnh tật, bói toán kiết hung, giải trừ tà ma, cầu mưa, dập lửa. Trong Tát Mãn giáo có một việc mà Công Năng Vu không thể làm được, đó là lập đại đạo tràng để cầu Thần giáng. 

Tín ngưỡng nguyên thủy của Tây Tạng vốn dĩ là Bổng giáo (Bon). “Bon” là tiếng Mông Cổ có nghĩa là Vu Sư. Điều này cho thấy Bổng giáo cũng là một chi trong hệ thống Tát Mãn giáo.

Không lâu trước khi Phật giáo bắt đầu thịnh hành ở Tây Tạng, thì liền bị tín đồ Tát Mãn giáo đố kỵ; mới dẫn đến chuyện vị Tạng vương là Lãng Đạt Ma-một tín đồ Tát Mãn giáo, nổi lên huỷ diệt Phật giáo. 

Về sau, khi Phật giáo phục hưng Bổng giáo mới được quy hóa về Phật giáo, có người lấy Phật giáo bổ sung vào Bổng giáo mà thành Hắc giáo; giống như Phật giáo, do hấp thu các thành phần của Bổng giáo và tạo thành nét đặc sắc của Lạt-ma giáo. 

Mãi đến trước khi lục địa Trung Quốc kiến lập chính quyền tại Tây Tạng, thì tại các chùa Phật của Lạt-ma giáo vẫn còn Phật sự về Thần giáng. 

Cũng giống như Mật giáo Ấn Độ lấy các thần của Ấn Độ giáo làm vị hộ pháp cho Phật giáo. Lạt-ma giáo của Tây Tạng cũng lấy thần của Bổng giáo đưa vào Phật giáo.

Theo sự nghiên cứu của một học giả Tây Tạng là Khâu Tư Khắc Ni Môn (Chos-Kiy-ni-ma), thì lịch sử Bổng giáo tại Tây Tạng cũng được phân thành ba thời kỳ.
- Thời kỳ đầu là Bổng giáo nguyên thủy (Hjol bon): Đây là thời của Bổng giáo sư, thời này chưa đặc định ra nghi thức dùng để sùng bái Tinh Linh, cũng như chưa hoàn chỉnh giáo nghĩa để có thể truyền bá.- Thời kỳ thứ hai, đây là thời của Hỗn Tạp Bổng giáo (Hkhyar-bon), thời kỳ này nhân có ba vị tăng từ Ca Tư Di La vào Tây Tạng vì đức vua Kiết Lợi Cống Cán Phổ (Gri-gum-bcan-po) mà cử hành nghi thức cho người chết, vì thế thời nầy được gọi là Phần mộ Bổng giáo.- Thời kỳ thứ ba là thời Bổng giáo bị biến cách (Bsgyur bon): Đây là thời sau khi chịu ảnh hưởng Phật giáo, nội dung của Bổng giáo trong thời kỳ này là biến cải, cách tân để phát triển.

Tây Tạng có diện tích rất lớn, tuy nhiên lại có nhiều thuyết khác nhau. Bản dịch “Tây Tạng Kiến Văn lục”của Trần Trừng (trang 4, 5) nói rằng sách “Hoàng Thanh dư địa” của Lý Sát Đát (Richard), thì Tây Tạng là một xứ rất dài, từ đông sang tây có đến 1.200 dặm Anh, từ bắc vào nam rộng đến 740 dặm Anh, diện tích Tây Tạng ước có 463.320 dặm vuông Anh.

Xét về mặt địa đồ, thì chu vi của Tây Tạng bắc tiếp giáp Tân Cương, đông nối liền Thanh Hải và Tây Khương, nam giáp Ấn Độ, Bất Đan, Triết Mạnh Hùng (Tích Kim) và Ni Bạc Nhĩ, tây giáp các nước như: Khách Thập, Mễ Nhĩ, Ba Cơ Tư Đát, A Phú Hãn và Tô Nga, do đó vị trí của Tây Tạng nằm ngay giữa trung tâm châu Á. Vị trí nầy, đứng về mặt quốc phòng là cực kỳ trọng yếu.

Theo Trung Thôn Nguyên người Nhật Bản viết trong “Phương pháp tư duy của người Tây Tạng”, thì Tây Tạng có diện tích 800.000 km2 vuông. Cuốn “Tây Tạng” do chính phủ Anh quốc biên khảo, thì chiều dài của đất nước Tây Tạng tính từ đông sang tây là 1.370 dặm Anh, chiều ngang từ nam ra bắc là 802 dặm Anh. Tổng diện tích của Tây Tạng là: 1.000.000 dặm vuông Anh hoặc hơn đôi chút. Diện tích trên là tính luôn cả Tây Khương và Thanh Hải vào nội cảnh Tây Tạng; cũng chính vì vậy mà tại hội nghị Tây Mỗ Lạp người Anh mới đem Tây Tạng chia ra thành Nội Tạng và Ngoại Tạng.

Thực thì hiện nay vị trí Tây Tạng nằm từ 78 đến 96 độ kinh đông, và từ 27 đến 35 độ bắc tuyến. Chiều dài tối đa của Tây Tạng từ đông sang tây đo được là 701, 3 dặm Anh, nơi rộng nhất tính từ nam ra bắc đo được là 499, 3 dặm Anh. Tổnh diện tích của Tây Tạng là 308.713 dặm vuông Anh. Nhưng theo thống kê của Học Hội Địa Lý Thế Giới, thì tổng diện tích chính xác của Tây Tạng là 469.294 dặm vuông Anh.


Theo truyền thuyết vì ba mối nguy nên vua Thuấn phải đánh dẹp Tam Miêu, đó chẳng qua là Hán tộc mượn cớ để chinh phạt Miêu tộc và tiến sâu vào lãnh thổ Tây Tạng. Nhân đó mở ra mối quan hệ qua lại giữa hai dân tộc Hán-Tạng. 

Không rõ sử cổ đại của dân tộc Tây Tạng như thế nào, nay chỉ dựa vào những ghi chép trong cổ sử Trung Quốc để có được những hiểu biết về dân tộc Tây Tạng.

Theo sự ghi chép của chính sử, thì phải đợi đến khi nhà Đường mở nước Tây Tạng mới có sự tiếp xúc với nội địa Trung Quốc. Theo “Tân Đường thư, Thổ Phồn truyện” phần mở đầu viết: 
Thổ Phồn vốn là một chi hệ của Khương tộc, buổi đầu tộc Khương có hơn một trăm năm mươi giống, ở rãi rác khắp vùng Hà, Niết, Giang, Dân. trong đó phát triển nhất là giống Khương-Đường-Mao sống ở vùng Tích Chi và Thuỷ Tây. Vị tị tổ có tên là Cốt-Đề-Bột-Tất-Dã đã cùng một số tộc Khương chiếm đất làm địa bàn cư trú”. 
Chữ Bột khi phát âm gần giống chữ Phồn, vì thế con cháu họ tự xưng là Thổ Phồn nhưng lại mang họ Bột Tất Dã. Theo “Cựu Đường thư” phần nói về Thổ Phồn: “Thổ Phồn ở về phía tây Trường An tám nghìn dặm”. 

Đất Tây Khương xưa vốn là đất Hán, nhưng chủng tộc bị lãng quên nên không còn nhớ nguồn gốc phát tích; hoặc có thể gọi họ là hậu duệ của chi hệ Lợi Dã Cô ở Nam Lương, Đột Phát; lại do chữ Đột Phát mà chuyển âm thành Thổ Phồn. 

Về mặt vị trí địa lý thì Thổ Phồn chính là tộc người Khương. Nguyên vì hiện nay trong số các tộc người Khương ở tỉnh Thanh Hải có một chi hệ có tên là “Ngang”, đây là chi hệ mà từ thời Tần Hiến Công, ông này đã đưa các bộ tộc của mình đi về phương Nam, chia ra ở khắp vùng Hà Tây đạt đến số nghìn dặm. Nói chung họ là các tộc người Khương từ thời Nam Bắc triều, và họ lấy Lạp Tát(Lasha) ngày nay làm trung tâm để kiến lập nước Thổ Phồn, có điều là từ đó họ không còn giao thông với Trung nguyên.

Vào thời vua Đường Thái Tông, thế lực nước Thổ Phồn rất mạnh, nên sử sách mới bắt đầu ghi chép về Thổ Phồn. 

Điều quan trọng là do đâu mà nhà Đường lại thêm chữ Thổ vào trước chữ Phồn? 

Đây là vấn đề mà đến nay vẫn chưa có thuyết nào giải thích. Cứ theo Cựu Đường Thư và cổ sử Tây Tạng được viết bằng Phạn văn, thì người Tây Tạng gọi dân tộc mình là “Đột-Phát-Lợi Lộc Cô Tử Tôn”, lại cũng do chữ Đột chuyển âm thành chữ Phồn. 

Đem việc chuyển âm ra khảo sát, thì Tân Đường Thư cho rằng vấn đề là do chữ “Phát” của người Phát Khương chuyển thành chữ “Phồn”. Căn cứ những khảo sát về chuyển âm, thì chẳng có gì phải nghi khi hai chữ Phật Đà (Buddha) được người Tây Tạng đọc thành Bố Đặt, nhân vì Phạn ngữ cũng gọi Tây Tạng là Bộc Tra (Bhota), chỉ có tên gọi Thổ Phồn là mới được dùng từ thời sơ Đường, còn việc Phật giáo được truyền vào Tây Tạng thì đã có lịch sử và có thể khảo sát. 

Ở vào thời sơ Đường không rõ người Tây Tạng nhằm vào thời gian nào để tự xưng đất nước mình là “Phật Đà Quốc”? 

Đây là điều không dễ tra cứu. Ngoài ra, Tây Tạng còn có những tên gọi như “Tuyết Hữu quốc” (Gans-Can-Yul) “Tuyết Cốc quốc” (Gans-ljons-Yul) và “Xích Diện” (Gdon-Dmar)v..vv…

Trước thời nhà Đường, Tây Tạng tuy có thành lập vương quốc nhưng vẫn chưa ra khỏi cục diện còn mang tính bộ lạc. Do đó, không thể gọi Tây Tạng là một vương quốc thống nhất. 


416 trước Công nguyên: Nyatri Dzenpo lập vương quốc đầu tiên, kinh đô ở thung lũng Yarling. Bon là hình thức tôn giáo chính, tin vào pháp thuật và thú linh.

Thế kỷ 7: Phật giáo đến Tây Tạng. Kinh Phật được dịch ra tiếng Tây Tạng, gián tiếp định hình chữ viết Tây Tạng từ mẫu tự Gupta thuộc ngôn ngữ Sanskrit.

Đạo Phật ở Ấn Độ chánh thức truyền lên Tây Tạng vào thế kỷ thứ bảy, [nghĩa là hai trăm năm sau khi Tây Tạng trở thành một quốc gia tự chủ độc lập]. Từ đó, đạo Phật ở Tây Tạng mở mang ra mãi và truyền bá ra các nước gần là Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa.

Trong các quốc gia có Phật Tử tu theo Phật Giáo Đại Thừa thì Tây Tạng chỉ tu theo Mật Tông mà thôi. Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính đó là Nyingmapa, Sakyapa, Kagyupa, Gelupa. Mật Tông thì tiếng Phạn gọi là Tantra. Đạo Bà La Môn (Hinduism) cũng có Tantra nhưng mà cái Tantra này không phải là Tantra của trong Kinh Mật Tông dạy.

Trong các tông phái kể trên thì chỉ có tông phái Gelupa là các vị xuất gia còn các tông phái Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa thì đa số là các vị cư sĩ vì vậy mà rất nhiều người không hiểu biết nói là các sư Tây Tạng có vợ là một sự sai lầm rất lớn.

Giáo lý Mật Tông có hai phần Hiển Giáo và Mật Giáo.

Hiển Giáo: Là tất cả cá giáo lý Tiểu Thừa, Đại Thừa và tất cả các Kinh, Luật, Luận của Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Mật Giáo: Là tất cả các giáo lý trong các kinh Mật Tông thí dụ như là phương pháp Thiền Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, phương pháp Chuyển Hoá Thân Thành Thân Bổn Tôn, phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, phương pháp Tự Thọ Quán Đảnh, phuơng pháp Truyền Pháp Quán Đảnh, phuơng pháp Chuyển Di Thần Thức, phương pháp Cung Thỉnh Chư Bổn Tôn, phương pháp Câu Triệu và Hàng Phục Thiên Long Quỷ Thần v.v rất là nhiều các pháp hành trì của Mật Tông khác.

Rất nhiều kinh Mật Tông chỉ có trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng chứ không có trong Đại Tạng Kinh Hán là bởi vì các vì phiên dịch kinh Phật từ Phạn sang Hán khi xưa không có tu hành theo Mật Tông. Ngay cả khi Ngài Huyền Trang thỉnh Kinh Phật từ Ấn Độ về thì cũng chỉ đem về một số lượng rất là ít ỏi so với hàng ngàn bộ Kinh Mật Tông hiện có bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn ở tại các tu viện Tây Tạng.

Nền tảng của triết lý Mật Tông là triết lý của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Bồ Đề Tâm. Triết lý Mật Tông đặt nền tảng trên các Kinh của Đại Thừa và Mật Tông và các bộ Luận như là Trung Luận, Du Già Sư Địa Luận, Nhân Minh Luận,Nhập Trung Luận,Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, Biện Trung Biên Luận, Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận v.v.

Triết lý và phương pháp hành trì của Mật Tông căn bản vẫn xây dựng theo tiến trình Giới-Định-Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo. Tuy nhiên Mật Tông đặt nặng về Gia Trì Lực của Chư Phật Bổn Tôn nên hay có nhiều sự thần thông biến hoá.

Ba yếu tố chính trong sự tu hành của Mật Tông Tây Tạng là Từ Bi, Trí Tuệ, Phương Tiện Thiện Xảo.

Mỗi một tông phái thì đều có phương pháp tu hành khác nhau theo các Kinh Mật Tông khác nhau nhưng tất cả các tông phái đều cùng thực hành 4 bậc Mật Tông từ cao xuống thấp đó là: Lễ Bái Mật Tông, Nghi Lễ Mật Tông, Thiền Quán Mật Tông, Tối Thượng Mật Tông.


Tối Thượng Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của ba bậc thấp hơn và thành tựu đầy đủ các pháp quán tưởng chuyển hoá thân thành vị Phật Bổn Tôn được thành tựu Tam Mật tức là Thân Mật, Ngữ Mật, Ý Mật.

Thiền Quán Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của hai bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ pháp tu quán tưởng chuyển hoá thân thành Đức Phật Bổn Tôn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này.

Nghi Thức Mật Tông: Là đã đầy đủ các pháp hành trì của bậc thấp hơn. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này

Lễ Bái Mật Tông: Là hành giả phải tu hành đầy đủ các pháp lạy sám hối, trì tụng. Hành giả phải biết rõ phương pháp tu Quán Tưởng Đức Phật Bổn Tôn, biết rõ các Chân Ngôn, biết rõ các Thủ Ấn của bậc này, biết phương pháp tạo đồ hình Mạn Đà La, biết các Chân Ngôn, các nghi thức về làm Pháp Quán Đảnh, làm lễ cúng dường và còn rất nhiều nghi thức khác nữa v.v. của bậc Mật Tông này

Trong mỗi bậc Mật Tông lại có hai phần là Nội Mật và Ngoại Mật.

Ở tại Việt Nam khi nói đến Mật Tông là nói đến hai loại Mật Tông đầu đó là Lễ Bái Mật Tông và Nghi Thức Mật Tông.

Các Kinh về Thiền Quán Mật Tông và Tối Thượng Mật Tông thì chỉ có ở trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng mà thôi.

Chư Tăng và Phật Tử Việt Nam sở dĩ không có tin việc tu hành theo Mật Tông trong một đời mà có thể thành Phật là bởi vì không có ai biết về Thiền Quán Mật Tông và Tối Thượng Mật Tông.

Không phải là hễ ai tu theo Mật Tông thì cũng thành Phật trong một đời cả mà chỉ có các vị tu theo pháp Tối Thượng Mật Tông lúc được thành tựu viên mãn thì mới có thể chứng quả Phật trong hiện đời.

Pháp Tối Thượng Mật Tông rất là thâm sâu vì vậy một người muốn tu hành pháp Tối Thượng Mật Tông thì phải có căn bản vững chắc về Mật Tông của các bậc dưới rồi và hành giả trước hết phải nhận được Pháp Quán Đảnh của một vị Kim Cang Pháp Sư đã thành tựu về Pháp Tối Thượng Mật Tông truyền dạy. Hành giả cũng phải có sự chứng nhập thâm sâu về Tánh Không và Bồ Đề Tâm thì mới có thể tu hành Pháp Tối Thượng Mật Tông


620-649 Công nguyên: Songzen Gampo chinh phục Nepal ở phía tây và Lamarupa ở nam, thống nhất đất nước, kinh đô ở Lhasa. Gampo cưới công chúa nhà Đường để lập quan hệ với Trung Hoa.

Đến khi Tây Tạng Vương Thống đời thứ ba mươi là Khí Tông-Lộng Tán (tức Tùng Cán Cang Bố-Sron-btsan-sgam-po) lên ngôi, bấy giờ dân tộc Tạng mới nhân vào vũ lực cường thịnh của mình mà làm nên việc lớn, thậm chí họ thường cướp phá vùng biên cương nhà Đường; có những trận hai bên đánh nhau đến nay vẫn còn âm hưởng. 

Kết cục, vua Đường-Thái-Tông phải dùng phương thức “Liên Hôn” nhằm tranh thủ hoà bình cho cõi biên thuỳ. 

Năm Trinh Quán thứ mười lăm (641), vua Đường đem tôn nữ là công chúa Văn Thành gả cho vua Tây-Tạng. 

Trước đó không lâu cũng với phương thức liên hôn, vua Tây Tạng (Tạng vương) đã cưới con gái của quốc vương nước Ni-Bạc-Nhĩ là Ba Lợi Khố Cơ (Bhrkuti), cho thấy thời ấy quốc thế của Tây Tạng rất mạnh. Do hai vị công chúa người nước ngoài đều là tín đồ kiền thành của Phật giáo, và cả hai đều đến từ những nước đã có nền văn hóa rất cao. 

Cũng từ đó Tạng vương bắt đầu nghe theo sự khuyến khích của hai người vợ người nước ngoài. Ông cho thỉnh tăng già người Hán và Ấn đến Tây Tạng hoằng pháp, đồng thời phái quan đại thần là Đoan Mỹ Tam Bồ Đề (Thon-mi-sandhota) cùng với mười tám người đến Ấn Độ lưu học, những người này sau khi học xong về lại Tây Tạng, họ dùng Phạn văn (Deva nàgari) làm cơ sở để sáng tạo ra mẫu tự Tạng, rồi dùng Tạng văn vừa được chế tác để phiên dịch kinh Phật. 

Đích thân Tạng vương cũng tự mình học tập cách sử dụng Tạng văn; cũng từ đó Tây Tạng mới khởi sự tiến vào thời đại văn minh.

Năm Cảnh Vân nguyên niên (710), vua Đường Duệ Tông đem công chúa Kim Thành gả cho Tây Tạng vương thống đời thứ ba mươi lăm là Tạng vương Khí Lệ Súc Tán. Đương thời về mặt quân sự giữa hai nước Hán-Thổ luôn có sự cấu kết với nhau, và đối với công việc hoà bình giữa hai nước thì sự đóng góp của hai vị công chúa là không nhỏ. Về phương diện văn hóa, hai vị công chúa cũng đem những sách như :”Mao Thi””Xuân Thu”và “Lễ ký” du nhập vào Tây Tạng. 

Về sau vào thời vua Đường Đức Tông, Kiến Trung năm thứ tư (783), và Đường Mục Tông, năm Trường Khánh nguyên niên (821), hai nước Đường – Thổ Phồn ký minh ước hoà bình, minh ước nầy được khắc trên bia đá, bia hiện nay vẫn còn và được đặt trước cung Bố Đạt Lạp với tên gọi là “Sinh Cửu liên minh bi”, bia được lập vào những năm niên hiệu Trường Khánh.

Thời vua Đường Văn Tông, năm Khai Thành thứ ba (838), nhằm vào thời Tây Tạng vương thống đời ba mươi chín là Lãng Đạt Ma lên ngôi Tán Phổ (tức Tạng vương). Đây là ông vua theo tín ngưỡng nguyên thủy của Tây Tạng là Bổng-giáo, vì vậy ông ra sức tiêu diệt Phật giáo. 

Năm Hội Xương thứ hai (842) vua Võ Đế nhà Đường cũng tàn diệt Phật giáo, khoảng cách về thời gian giữa hai ông vua nầy là không xa. Kể từ Tạng vương Lãng Đạt Ma phá Phật, cục diện chính trị Tây Tạng bị lâm vào trạng thái phân manh, và tình trạng nầy kéo dài cả trăm năm hơn, khiến Tây Tạng bị rơi vào thời kỳ hắc ám, trong khi đó nhà Đường thì ngày càng tiến gần đến suy vong, nhân đó mà sức mạnh lập quốc của nhà Tống càng lúc càng lớn mạnh nhưng lại ẩn mình dưới lớp vỏ nhà Đường, cho nên mối quan hệ giữa hai nước Đường-Thổ Phồn bị gián đoạn và sử sách cũng không dựa vào đâu để ghi chép.

Cuối thế kỷ 8: Padmasambhava, tu sĩ Ấn, sáng lập tông phái Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng, Mật tông Nyingmapa. Phật giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn trong chính quyền.

Ngài Padmasambhava đem theo tất cả Kinh Mật Tông bằng tiếng Phạn qua Tây Tạng vì vậy mà hiện nay chỉ có ở Tây Tạng là có đủ tất cả các Kinh Mật Tông. Ngài Padmasambhava đã dịch rất nhiều Kinh Mật Tông từ tiếng Phạn ra tiếng Tây Tạng. Ngài Padmasambhava đã truyền lại giáo lý Mật Tông cho 25 người đệ tử và sự truyền thừa đó vẫn tiếp tục cho đến bây giờ.


Theo truyền thyết thì Ngài Padmasambhava đã hàng phục vị Thần Chủ xứ Tây Tạng cùng nhiều quỷ thần khác để cho họ quy y theo Phật Pháp và trở thành các vị Hộ Pháp tại các tu viện.

Về PG Tây Tạng, những ai quen với ngoại ngữ thì không lạ gì từ ngữ tantrism hay tantrisme hay occutlisme, esotérisme mà trong Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn gọi là mật giáo, mật tông hay bí tông... ĐTC cũng không dịch chữ tantra hay tantrisme trong khi Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên Nguyễn tường Bách thì không dịch chữ này mà để nguyên là tăng-tra.

Với người Việt, PG Tây Tạng thường được gọi là Mật Tông bất kể đó là tantrisme, esotérisme hay occulisme. Mật tông được xem là một trong ba nhánh của PG, hai nhánh kia là Thiền và Tịnh...

Các phái Thiền, Tịnh tha hồ quảng cáo, ngay cả phái thầy cúng cũng không ngại trưng bảng hiệu như Minh Đăng Quang Như Lai, tục gọi là Cổ Sơn Môn. Nhưng Mật tông thì tuyệt nhiên không, dù ai cũng biết mật tông vẫn còn đó và người dân VN người dân thường nghe đến Mật tông nhiều hơn là thấy biết một vị sư nào đó tu theo mật tông dù cho truyền thuyết về mật tông thì không thiếu chi qua cách tu hành bí mật và bùa chú.

Có rất nhiều truyền thuyết giải thích tại sao vua Tự Đức đã cấm tiệt mật tông hành đạo khiến cho phái này phải rút vào bóng tối. Tất cả chỉ truyền miệng không có tài liệu chính thức nào...

Đọc truyện Kim Dung thấy nói đến các sư lạt-ma giáo, các sư thuộc phái mũ vàng [hoàng cân], xuất quỷ nhập thần từ Tây Tạng, nhưng Kim Dung không nói rõ PG Tây Tạng là gì.

Có dịp đọc Núi Đá Tiên Tri của Z.28, tuy cường điệu nhưng ít ra cũng có một vài ý niệm vể Tây Tạng huyền bí hay ít ra cũng lờ mờ nhận ra lý do tại sao TH nhất quyết nắm cứng Tây Tạng không nhả ra.

Mấy quyển từ điển về PG như Our Religions by Preeminent Scholars from each Tradition dày cộm nhưng chỉ có một chương về PG [chương 2 Buddhism, do Masao Abe viết] chứ không có Mật tông hay PG Tây Tạng.

Quyển Buddhist Dictionary của Nyanatiloka chỉ nói sơ qua về Thanh Tịnh Đạo [Visuddhi hay visuddhi magga] vốn là tên một bộ luận cơ bản của PG có liên hệ đến cách tu hành của Mật tông thôi [sđd tr.248].

Chỉ có Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn là chịu nói rõ về Mật Tông và hoàn toàn khác về định nghĩ Mật tông của Chân Nguyên Nguyễn Tường Bách trong Từ Điển Phật Học [sđd. tr.259].

Giữa thế kỷ thứ 9, Mật tông Kadampa do Ngài Atisa khai sáng. Ngài Atisa đã cho dịch ra rất nhiều kinh Mật Tông từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Ngài Atisa đã truyền giáo lý Mật Tông cho các vị đệ tử và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.

1073: Marpa Chokyi Lodoe thoát ly phái Nyingmapa, lập phái Sakyapa, tông phái lớn thứ hai ở Tây Tạng. 

Ngài Marpa là đệ tử của Ngài Naropa. Ngài Naropa là vị đã truyền dạy về 6 pháp Thiền Quán về Mật Tông và Đại Thủ Ấn cho ngài Marpa và Ngài Marpa đã truyền lại cho đệ tử là Ngài Milarepa và Ngài Milarepa đã truyền lại cho hai vị đệ tử là các Ngài Gampopa, Rechungpa và sự truyền thừa vẫn liên tục không gián đoạn cho đến nay.

1193: tổ sáng lập phái Karmapa (một nhánh của Sakyapa) là Dusum Chempa mất. Karmapa là tông phái đầu tiên chủ trương vị tổ sẽ đầu thai để tiếp tục sự nghiệp truyền đạo. 

Nhà Nguyên dùng Mông Cổ ngữ là Hô Thổ Phồn đọc thành Đồ Bố Đặt hoặc Thổ Bố Đặt, trong khi nguyên âm của nó là Tobed mà người Tây phương dịch là Tibet. Điều đó cho thấy việc chuyển âm được diễn ra ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của Tây Tạng. Chung quy là do người Tây Tạng tự cho đất nước mình là “Phật Đà Quốc” mà ra.

Thành Cát Tư Hãn là người kiến lập đế quốc Mông Cổ, và Tây Tạng cũng mau chóng trở thành một Bộ của đế quốc nầy. 

1251: Mông Cổ xâm lăng Tây Tạng. Đại hãn Hốt Tất Liệt được phái Sakyapa phong làm Lama, là Hoàng đế-Lama đầu tiên của Tây Tạng. Bắt đầu gần 400 năm Mông Cổ lũng đoạn nội tình Tây Tạng.

Thời Mông Kha Hãn, ông nầy sai em trai là Hốt Tất Liệt mang quân đi nam chinh. Nguyên Ý Tông năm thứ ba (1253), tướng Mông Cổ là Khắc Đại Lý khống chế đông bộ Tây Tạng. 

Đến đời vua Nguyên Ý Tôn, Hốt Tất Liệt dùng vũ lực sát nhập Tây Tạng vào bản đồ Trung Quốc và gọi Tây Tạng là Thổ Phồn hoặc Tây Phồn. 

Về sau nầy khi Hốt Tất Liệt lên kế vị Mông Kha Hãn làm Đại Hãn, thì vào năm Chí Nguyên thứ chín (1272), Nguyên Thế Tổ sai Bình Tây Vương A Lỗ Xích tiến đánh Tây Phồn buộc Tây Tạng thần phục Mông Cổ, Hốt Tất Liệt biết rất rõ người Tây Tạng rất thiện chiến và không dễ gì dùng vũ lực để buộc họ thần phục lâu dài, do đó ông dùng tín ngưỡng Phật giáo của người Tây Tạng để ràng buộc họ bằng cách ân đãi Phật giáo, ông cũng đãi ngộ vị Tổ thứ tư của phái Tát-Già là đại Lạt-ma Tát-CaBan Trí Đạt (Sakya-pandita), và nhờ ông nầy khuyên dân Tây Tạng hướng về nội tâm.

Cũng trong thời gian nầy, Tát Ca Ban Trí Đạt phái cháu trai mình là Phát Tư Ba (còn có tên là Bát Tư Ba hay Mạt Tư Ba- Hphagspa) đến Mông Cổ, khi đến Mông Cổ ông được Hốt Tất Liệt tôn làm quốc sư và phong tước hàm Đại Bảo Pháp Vương, Phát Tư Ba là người chế tạo ra tân tự cho dân tộc Mông Cổ, và làm chủ trì Viện Chính Giáo, nắm giữ và trông coi tất cả công việc Phật sự và chính trị trên toàn khu vực Khương-Tạng. 

Phát Tư Ba là vị tổ thứ năm của Lạt-ma giáo thuộc phái Tát Già. Cũng từ đó về sau, phái Tát Già là cơ sở cho việc khai sinh ra chế độ “Chính giáo Hiệp nhất” ở Tây Tạng. Do đó, mà Tây Tạng Pháp vương cũng kiêm luôn chức vị Tạng vương.

Tây Tạng và Ấn Độ là hai nước láng giềng, nhưng sau khi Hồi giáo chinh phục Ấn Độ, thì vào đời vua Nguyên Thuận Đế, niên hiệu Chí Nguyên thứ ba, thứ tư (1337-1338), từng có lần tướng Hồi giáo là Mã Lập Khắc Ni Khắc Tỉ (Malik Nikpai) thống lĩnh mười vạn kỵ binh và phần lớn bộ binh xâm lấn Tây Tạng. Kết quả, do Tây Tạng là xứ cao nguyên phần thì mưa gió trở ngại, phần thì dịch bệnh hoành hành đến độ toàn quân gần như chết sạch.


Đạt-Lai Lạt-Ma 1, Căn-đôn Châu-ba (根敦珠巴, Gendun Drub, 1391-1474)



Vào cuối triều nhà Nguyên, chính quyền từ tay phái Tát Già lần lần chuyển sang tay Mạt Khắc Mộc Bộ (Phagmo-du), ông này sau đó trở thành Tạng vương.

Khi nhà Minh lập quốc, với Tây Tạng, triều Minh vẫn giữ cách cư xử như triều Nguyên trước đây nhưng có phần tinh tế hơn. 

Lúc Minh Thành Tổ đại định thiên hạ, bấy giờ Tây Tạng được gọi là Ô-Tư-Tạng. Các tên gọi trên là do triều Nguyên thiết lập cơ cấu hành chính của họ ở địa phương Tây Tạng mà ra. Có đến ba lộ tuyên uý sứ ty là Ô Tư Tạng, Nạp Lý và Cổ Lổ Tôn, người của ba lộ này đều do phủ Nguyên soái phái đến. 

Người dân Tạng phát âm hai chữ Ô Tư là “Veä” (Usu), nhân đó còn có tên là Vệ-Tạng, nghĩa của chữ Ô Tư là trung tâm và chữ Tạng có nghĩa là thanh tịnh, ý nói Tây Tạng là “Phật quốc tịnh độ”. Tây Tạng còn mang tên của một Châu, Châu này dùng để chỉ địa phương Lạp Tát, bởi vị trí địa lý của Tây Tạng nằm về biên thuỳ phía tây Trung Quốc, do vậy đời nhà Thanh gọi châu này là Tây Tạng, cũng hàm ý Tây Tạng là “tây phương tịnh độ”. 

Nhân đó, người Tây Tạng tự gọi dân tộc mình là “Bố-Đặt, và nước mình là nước Bod-(Kyi)yul, người tây phương gọi Tây Tạng là Tibet, còn Trung Quốc dịch chữ Bod-(Kyi)yul là “Đồ-Bố-Đặt” hoặc “Thổ-Bố-Đặt”. Nguyên nhân của các tên gọi trên đều có quan hệ đến việc chuyển âm mà ra. Người Tây Tạng đọc chữ Phồn thành chữ Bố-Đặt (Bod), hai chữ Bố Đặt có nghĩa là “Phật Đà Quốc”. 



Vĩnh Lạc năm thứ tư (1406), Minh Thành Tổ phong Hiệp-Lập-Ma (Halima) của phái Già-Cử làm Đại Bảo Pháp Vương.

1409: nhà cải cách Je Tsong Khapa (Tông Khách Ba) lập tu viện ở Ganden của phái Gelugpa, tông phái thứ tư của Tây Tạng.

Theo Đoàn Trung Còn thì tên khác của Mật tông là Lạt-Ma giáo và Lạt Ma giáo [Lamaisme] là phái đạo Phật riêng ở Tây Tạng, Mông Cổ, Mãn Châu. Bởi người ta gọi thầy tu là Lạt-ma cho nên người ta xưng nền đạo là Lạt-ma giáo.

Lạt-ma giáo có hai phái.

1-Phái Hồng giáo [thầy tu đội mũ đỏ] là phái cố cựu chuyên luyện các phép thuật, các môn thần bí, dung hòa với tư tưởng bình dân.

2-Phái Hoàng giáo [thầy tu đội mũ vàng] là phái cải cách do đức Tông-Cáp-Ba [Tông Khách Ba, Tsong-khapa] dẫn đạo từ thế kỷ 14. Phái này được chánh phủ công nhận là Chánh giáo, thầy tu có nghi thức đúng đắn hơn, giữ giới hạnh thanh tịnh theo PG, ở trong những ngôi chùa lớn mà ban tăng già có đến hằng ngàn người.

Phái Hoàng giáo tức Lạt-Ma giáo chính thức có hai vị chúa-tể nắm giữ mối đạo, ủng hộ chúng-sanh:

1- Ngài Đạt-Lại Lạt-ma [Dalai-lama] hóa thân của đức Quán Thế Âm, ngự ở điện Bổ-đà-lạc-ca sơn [Potala] tại Kinh thành Lạp-Tát [Lhassa].

2- Ngài Ban Thiền Lạt-ma [Pentchen-lama] là hóa thân của Phật A-Di-Đà, trụ tại Chùa Trát-thập-luân-bố [Trashi-Lumpo] ở thành Shigatsé.

Lời văn đơn sơ chân chất của Đoàn Trung Còn đã vô tình vẽ ra bức tranh lịch sử thế trị của PG Tây Tạng và cho thấy cái khó của đức ĐLLM khi nói đến PG Tây Tạng hay Tây Tạng tự trị.

1417:  Minh Thành Tổ phong Côn Trạch Tư Ba của phái Tát Già làm Đại Thừa Pháp Vương

Sau khi Tông Khách Ba –Người khai sáng phái Hoàng giáo, còn gọi là phái Cách Lỗ - viên tịch, hai đệ tử của ông dùng phương thức “Chuyển thế” để phân biệt Chưởng Lĩnh Hàm tức Tiền Tạng khác với Tạng-tức Hậu Tạng, mà sau trở thành Đạt Lai và Ban Thiền. 

Năm Tuyên Đức thứ chín (1434), vua Minh Tuyên Tông lại phong đệ tử của Tông Khách Ba là Thích Ca Dã làm Đại Từ Pháp Vương.

Đạt-Lai Lạt-Ma 2, Căn-đôn Gia-mục-thố (根敦嘉穆錯, Gendun Gyatso, 1475-1542)




Đạt-Lai Lạt-Ma 3, Toả-lãng Gia-mục-thố (瑣朗嘉穆錯, Sonam Gyatso, 1543-1588)

1578: Altan Khan của Mông Cổ phong tước Dalai Lama cho Sonam Gyatso (1543-88), vị trụ trì tu viện Drepung của phái Gelugpa. Sonam Gyatso là Dalai Lama thứ 3 của Tây Tạng. Tước vị này cũng phong cho hai vị tiền nhiệm của Sonam là Gedung Truppa (1391-1474) và Gedung Gyatso (1475-1542).

Danh hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma (達賴喇嘛) (ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-Lỗ (格魯派, gelugpa) hay còn gọi là Hoàng mạo phái (黃帽派) tức phái mũ vàng, được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-Lỗ (còn gọi phái Hoàng giáo) vào năm 1578.

Đạt-Lai Lạt-Ma là đọc theo phiên âm Hán Việt (達賴喇嘛). “Đạt-Lai” có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là “biển cả” còn “Lạt-ma” là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn “guru” là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. “Đạt-Lai Lạt-Ma” có nghĩa là “Đạo sư với trí huệ như biển cả”. Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng từ Phật sống (hoạt Phật) để chỉ Đạt-Lai Lạt-Ma.


Người của phái Hoàng giáo thủ đắc được chính quyền có liên hệ với thời của đức Đạt Lai đời thứ ba, nhân việc phái Hoàng giáo được vị Hãn Mông Cổ là A Nhĩ Đát (Minh sử gọi là Yêm Đáp Hãn) sùng tín và quyết định đưa phái nầy trở thành lãnh tụ của Tây Tạng Chinh-Giáo. 

Đạt-Lai Lạt-Ma 4, Vinh-đan Gia-mục-thố (榮丹嘉穆錯, Yonten Gyatso, 1589-1616)

Đạt-Lai Lạt-Ma 5, La-bốc-tạng Gia-mục-thố (羅卜藏嘉穆錯, Losang Gyatso, 1617-1682)

Kể từ 1617, Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng, từ đó người Tây Tạng xem Đạt-Lai Lạt-Ma là hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm, và Ban-Thiền Lạt-Ma (Panchen Lama) là người phụ chính. Mỗi một Đạt-Lai Lạt-Ma được xem là tái sinh của vị trước.

Mãi đến đời vua Minh Hy Tông; năm Thiên Khải thứ tư (1624), các giáo sĩ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha là Ân Đắt Lộ Địch (Antienio Andrade) và Mã Nhĩ Khuê (Mamuel Margues) vượt Hy Mã Lạp Sơn vào Tây Tạng thuộc vùng Sát Mạt Lãng (Tran-Arang) ở tây bộ Tây Tạng, tại đây họ lập một nhà thờ Thiên Chúa giáo.

1642-1720: Mông Cổ củng cố thế lực ở Tây Tạng, giao quyền cho Lobzang Gyatso, Dalai Lama 5. Ông đánh bại phái Karmapa, từ đó phái Gelugpas nắm quyền chính trị ở Tây Tạng.

Vua Minh là Trang Liệt Đế, niên hiệu Sùng Trinh thứ mười lăm (1642) cho Cố Thỉ Hãn của Mông Cổ và Thát Đặt Bộ vào Tây Tạng hiệp sức trợ giúp Hoàng giáo nhằm phế trừ Hậu Tạng và duy trì Hồng giáo của Tạng Ba Hãn, sau khi làm sống lại các lực lượng chống đối nhau, Cố Thỉ Hãn để con trai mình lưu lại Tây Tạng, còn ông thì lui về Thanh Hải, từ đó giữa Mông Cổ và Tây Tạng không những đồng nhất về tín ngưỡng, mà về mặt chính trị và địa lý còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Riêng các Hãn Mông Cổ đều coi Hoàng giáo như người bảo hộ cho cách cư xử của mình.


Mãi đến khi nhà Mãn Thanh hưng khởi bèn đem Nội Mông đặt dưới quyền kiểm soát của mình, nhân việc nầy Cố Thỉ Hãn từ Tây Tạng trở về lại Nội Mông Cổ để cùng đức Đạt Lai Lạt Ma vào chầu triều đình Mãn Thanh (triều Thanh-Thế-Tổ, niên hiệu Thuận Trị thứ chín-1652). 

Do hoàng đế Mãn Thanh có tín ngưỡng Hoàng giáo và đãi ngộ đức Đạt Lai đời thứ năm, việc nầy từng khiến cho Ngoại Mông Cổ cũng nhân đó mà bị phụ thuộc Trung Hoa. Kịp đến đời Thanh-Thành-Tổ, năm Khang-Hy hai mươi mốt (1682), đức Đạt Lai đời thứ năm viên tịch, nhưng quyền thần là Đệ Ba Tang Tiết giữ bí mật không phát tang để nhằm đoạt lấy quyền hành tại Tây Tạng. 

Do đó, một mặt ông âm thầm liên lạc với Chuẩn Cát Nhĩ Hãn của tây Mông Cổ là Cát Nhĩ Đan, một mặt ông kéo dài sự che dấu đối với triều Thanh, việc nầy kéo dài được mười bốn năm. 

Mãi về sau khi tin về việc viên tịch của Đạt Lai đời thứ năm bị tiết lộ ra ngoài, thì Tang Tiết liền tuyên bố là đã tìm ra được vị Đạt Lai đời thứ sáu, có tên là La Bốc Tạng Nhân Thanh Trát Dương Gia Mục Thố. Bấy giờ do biết được nội vụ, nên người cháu của Cố Thỉ Hãn là Lạp Tạng Hãn coi Tang Tiết là kẻ nguỵ bèn bắt nhốt và giết đi. Nhân vụ nầy dẫn đến sự can thiệp của Chuẩn Cát Nhĩ Hãn của Tây Mông Cổ vào Tây Tạng, ông nầy cũng bắt giết Lạp Tạng Hãn và tự mình lập một vị Đạt Lai đời thứ sáu. 


Đạt-Lai Lạt-Ma 6, Thương-ương Gia-mục-thố (倉央嘉穆錯, Jamyang Gyatso, 1683-1706)

Đạt-Lai Lạt-Ma 7, Cách-tang Gia-mục-thố (格桑嘉穆錯, Kelsang Gyatso, 1708-1757)

Biên giới Tây tạng hiện nay được thiết lập từ thời nhà Thanh thế kỷ 18.

1720-1795: Nhà Thanh đuổi Mông Cổ khỏi Lhasa, thiết lập quyền cai trị ở Tây Tạng.

Năm Khang Hy năm mươi chín (1720), triều Thanh cử đại quân tiến vào Tây Tạng để bình định cuộc nổi loạn, sau đó dùng hai cựu thần của Lạp Tạng Hãn là Khương Tề Nãi và Phả La Nãi, phân quyền cho họ trông coi chính vụ của Tiền Tạng và Hậu Tạng.

Thanh Thế Tông, Ung Chính năm thứ năm (1727) lại phát sinh biến loạn ở Tiền Tạng và Khương Tề Nãi bị sát hại, trong sự kiện nầy Phã La Nãi của Hậu Tạng là người có công bình loạn, do đó ông được triều Thanh phong làm “Bối Tử”, và cho tổng lý toàn bộ chính vụ cả Tiền lẫn Hậu Tạng. 

Mãi hai tháng sau quân của Thanh triều mới đến được Tây Tạng. Nhân thắng lợi nầy, Thanh triều liền buộc nước Bất Đan phải tiếp nhận chủ quyền gốc của Trung Quốc. Lại một lần nữa vin vào việc làm của Phã La Nãi mà Châu Nhĩ Mặc Na Mộc Trát Lặc âm mưu gây biến loạn, nhưng ông nầy được vị “Trú Tạng đại thần” của Thanh triều chiêu dụ và bắt giết. Từ đó về sau triều đình nhà Thanh không còn phong tước Hãn, tước Vương cho Tây Tạng.


Đạt-Lai Lạt-Ma 8, Khương-bạch Gia-mục-thố (姜白嘉穆錯, Jampel Gyatso,1758-1804)

Vào đời Thanh Cao Tông, Càn Long năm ba mươi ba (1768), Công ty Đông Ấn của Anh quốc quyết định tiến hành điều tra Tây Tạng, hy vọng sẽ thiết lập thương vụ tại Tây Tạng.

Càn Long năm ba mươi chín (1774), viên tổng đốc người Anh đồn trú tại Mãnh Gia Lạp là Cáp Tư Định Tư (Hastings) phái một sứ bộ vào Tây Tạng phỏng vấn Ban Thiền, trong cùng thời gian nầy người Anh không ngừng dùng vũ lực áp đặt và xâm chiếm lãnh thổ Bất Đan, về phương diện tôn giáo, Bất Đan chịu sự lãnh đạo của Ban Thiền. Có thể nói người Anh cử sứ bộ đến Tây-Tạng là có ý đồ muốn xâm lăng và thôn tính Tây Tạng.

Thanh Cao Tông, năm Càn Long thứ năm mươi lăm, năm mươi sáu (1790-1791), Khuếch Nhĩ Khách (Gurka-nay Ni Bạc Nhĩ) hai lần đem quân xâm phạm Tây Tạng, khiến triều Thanh phải cử đại binh từ Thanh Hải tiến thẳng vào Tây Tạng đánh dẹp Khuếch Nhĩ Khách, và nhân thắng lợi lần thứ hai nầy triều Thanh buộc Ni Bạc Nhĩ công nhận chủ quyền gốc của Trung Quốc, cũng qua đó quân uy nhà Thanh vang dội khắp vùng. 

Đối với vấn đề chính trị và tôn giáo của Tây Tạng; về bản chất, nhà Thanh vừa biến cải vừa đặt ra quy định mới. Đồng thời nhà Thanh cũng tăng thêm quyền lực cho vị đại thần của mình đang đồn trú tại Tây Tạng, vị đại thần nầy nắm quyền giải quyết tất cả mọi việc cả về chính trị lẫn tôn giáo ở Tây Tạng, quyền hạn của vị “trú Tạng đại thần” ngang bằng với Đạt Lai và Ban Thiền. 

Đạt Lai và Ban Thiền muốn điều tấu việc gì lên hoàng đế Đại Thanh cũng đều do vị đại thần chuyển tấu.Về quan hệ đối ngoại, nếu có trao đổi qua lại giữa Tây Tạng với các vương quốc như: Ni Bạc Nhĩ, Bất Đan và Triết Hùng v.v… cũng phải do vị đại thần chủ trì. Vấn đề “Hoạt Phật chuyển thế” thì Đạt Lai và Ban Thiền không được che dấu và làm rối loạn. Để giải quyết vấn đề Hoạt Phật chuyển thế, vị Trú Tạng đại thần cho đặt “Kim Bôn Ba Bình” ở Lạp Tát, sau khi tình báo cho biết là đã tìm được hậu thân Đạt Lai Lạt Ma thì cả ba phía: Trú Tạng đại thần, Đạt Lai và Ban Thiền phải dùng phương thức rút thẻ để đi đến quyết định.

Theo Hoàng Phấn Sinh tác giả cuốn “Nghiên cứu biên cương Chính Giáo”(Thương vụ tàng bản-trang 82, 83) thì quyền lực của vị Trú Tạng đại thần trong thời kỳ nầy được quy nạp thành bảy điều khoản:
Vị Trú Tạng đại thần được quyền bình đẳng với Đạt Lai và Ban Thiền.Trú Tạng đại thần được quyền tuyển dụng và bãi miễn các quan văn, võ.Trú Tạng đại thần được quyền giám đốc và chỉ huy quân sự.Trú Tạng đại thần được quyền giám định vị Đạt Lai Lạt Ma chuyển thế (Tái sinh).Trú Tạng đại thần được quyền giám đốc và thẩm hạch tài chính.Trú Tạng đại thần được quyền kiểm tra thông tin.Trú Tạng đại thần được quyền quy hoạch hệ thống giao thông.
Trên thực tế, khi thực thi những điều khoản trên là đem toàn bộ quyền hạn về chính trị, kinh tế, quân sự, tôn giáo và giao thông đặt vào tay vị Trú Tạng đại thần của nhà Mản-Thanh. Vì vậy, Tây Tạng chỉ lấy lại được chủ quyền hoàn toàn vào cuối đời Càn Long.


Sau khi vua Càn Long băng hà, Thanh triều cũng theo đó mà dần dần suy vi, đối với Tây Tạng Thanh triều cảm thấy không còn đủ sức khống chế, một khi triều Thanh không còn khả năng bảo hộ, Tây Tạng tránh được những cuộc nỗi loạn bên trong cũng như bên ngoài, vì thế mà Tây Tạng dần dà thóat ly khỏi sự bảo hộ của triều Thanh. 

1795: Tây Tạng tự giải phóng khỏi sự cai trị của Trung Hoa nhờ nhà Thanh bắt đầu suy đồi.


Đạt-Lai Lạt-Ma9, Long-đa Gia-mục-thố (隆多嘉穆錯, Lungtog Gyatso, 1806-1815)

Thanh Nhân Tông, năm Gia Khánh mười chín (1814), người Anh mượn cớ vùng biên cảnh có xung đột nhân đó đưa quân xâm chiếm Ni Bạc Nhĩ, hai năm sau Ni Bạc Nhĩ bị buộc phải ký thoả ước cắt đất giao cho Anh quốc. 


Đạt-Lai Lạt-Ma 10, Sở-xưng Gia-mục-thố (楚稱嘉穆錯, Tsultrim Gyatso, 1816-1837)

Đạt-Lai Lạt-Ma 11, Khải-châu Gia-mục-thố (凱珠嘉穆錯, Kedrub Gyatso, 1838-1856)

Thanh Mục Tông, Đồng Trị năm thứ tư (1865), người Anh nhân việc Bất Đan làm nhục sứ thần của họ, họ liền tấn công Bất Đan và cũng buộc Bất Đan ký hiệp ước nhượng địa cho họ, trước đó vào đời Thanh Văn Tông-năm Hàm Phong mười một (1861), người Anh cũng đã bức bách Tích Kim phải công nhận Anh quốc là nước bảo hộ. 


Đạt-Lai Lạt-Ma 12, Xưng-lặc Gia-mục-thố (稱勒嘉穆錯, Trinle Gyatso, 1856-1875)



Lúc Phã La Nãi còn cai trị Tây Tạng thì Bất Đan và Tích Kim đều hướng về Tây Tạng nạp cống, chưa nói là về tôn giáo hai nước nầy nhất hướng thuộc về hệ thống tín ngưỡng của Tây Tạng, và người Tây Tạng cũng cảm nhận được rằng mối quan hệ giữa họ với Bất Đan và Tích Kim như môi với răng, hể môi hở thì răng lạnh.


Đạt-Lai Lạt-Ma 13, Thổ-đan Gia-mục-thố (土丹嘉穆錯, Tubten Gyatso, 1876-1933)

1903-4: phó vương Ấn Lord Curzon xâm lăng Tây Tạng để chặn ảnh hưởng của Nga, buộc Tây Tạng mở cửa buôn bán với Anh và cấm gia hạn đặc quyền thương mại cho Nga.

Thanh Đức Tông, năm Quang Tự hai mươi chín (1903), viên Tổng đốc là Khấu Tôn (Lord-Curjon) trú tại Ấn Độ nhân những thắng lợi của quân Anh, ông ta đòi mở cuộc hội thảo để bàn về vấn đề biên cảnh, địa điểm tổ chức mà y đưa ra dứt khóat là tại Lạp Tát, với lập trường như vậy, ông bèn sai Thượng hiệu là Vinh Xích Bằng (Colonel Younghasband) xuất quân xâm chiếm Tây Tạng. 

Đầu tháng tám năm sau quân Anh trực chỉ Lạp Tát. Kết quả, Anh quốc ra điều kiện: chính phủ Trung Quốc phải đại diện cho Tây Tạng bồi thường cho họ năm mươi vạn bảng Anh tiền chiến phí, đổi lại, người Anh sẽ công nhận chủ quyền gốc của Trung Quốc tại Tây Tạng. Trước giờ người Anh đã có ý thôn tính Tây Tạng nhưng mãi đến năm Đồng Trị thứ mười (1871) họ mới thực hiện. 

Cạnh đó quyền lực của Đạt Lai Lạt Ma ngày càng được khuếch trương, đến đời vị Đạt Lai thứ mười ba, đầu tiên là do quân Anh quốc xâm lăng Tây Tạng nên Ngài phải chạy đến Bắc Kinh cầu cứu, nhưng lúc này triều đình nhà Thanh hôn dung nhu nhược chẳng giúp được gì, do đó đức Đạt Lai về lại Tây Tạng, sau vì hoàn cảnh bức bách, Ngài từ một người chống Anh quốc trở thành người thân Anh (quốc), và đào vong sang Ấn Độ. 

Khi Vinh Xích Bằng đang tiến quân xâm nhập Lạp Tát, thì đức Đạt Lai đời thứ mười ba đang ở Thanh Hải bèn chạy đến Bắc Kinh. Sau đó giữa Ngài và Bắc Kinh không thoả hiệp được với nhau, nên năm sau ngài trở về Tây Tạng, Thanh triều liền phái đại quân vào Tây Tạng để trấn áp đức Đạt Lai. 

Trong tình cảnh bức bách, đức Đạt Lai chuyển hướng chạy sang Ấn Độ cầu thân với Anh quốc, biết được việc làm nầy của đức Đạt Lai, triều Thanh liền bãi trừ danh hiệu Đạt Lai và thúc giục đức Đạt Lai hãy bẻ gãy kế hoạch của người Anh.

Trong khi đó, nước Nga cũng liên tục phái người đến Mông Cổ, Tây Tạng và Thanh Hải để điều tra các địa khu nầy, nhưng người Nga lại nhờ Bối Gia Nhĩ và Hồ Chu Biên là những người có cùng tín ngưỡng Lạt-ma giáo với Bố Lý Nhã Đặt người Mông Cổ để họ cùng nhau thường lui tới Tây Tạng nhằm giúp Tây Tạng khai thông và mở cửa giao tiếp với nước Nga, cũng cùng thời gian nầy, hai nước Anh-Nga rất lo ngại thế lực của Đức quốc, vì Đức bấy giờ đang khuếch trương và uy hiếp châu Âu. 

Do đó, thay vì xẫy ra xung đột giữa hai nước Nga, Anh, thì cả hai lại tạo hoà hoãn về vấn đề Tây Tạng. Nếu chẳng phải vậy ắt Tây Tạng đã phải chịu sự bảo hộ của Anh quốc và điều đó chẳng có gì phải nghi.

1906: hiệp ước Anh-Hoa công nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng.

1911: lợi dụng cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Hoa, Tây Tạng trục xuất người Hán.

Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), quân Tứ Xuyên đang trú đóng tại Tây Tạng lại gây biến loạn, nhưng mãi đến năm Dân quốc thứ hai, thứ ba (1913-1914) mới được người Anh đứng ra điều giải, họ mở hội nghị tại Tây Mổ Lạp ở Ấn Độ. 

Trung Quốc phái Tuyên vũ sứ tại Tây Tạng là Trần Di Phạm làm đại biểu phó hội, Tây Tạng thì do Cát Luân Hà Cát là người thân Anh nên được cử làm đại biểu tham dự hội nghị, còn Anh quốc thì lấy Ngoại vụ đại thần tại Ấn Độ là Mạch Khắc Mã Hồng (Sir-Mcmahon) làm đại biểu. 

Kết quả, người Anh lấy tư thế trung gian và đưa ra chủ trương là chiếu theo lệ cũ của Mông Cổ chia Tây Tạng ra thành Ngoại Tạng và Nội Tạng. Người Anh lấy đại bộ phận của tỉnh Thanh Hải và một bộ phận của tỉnh Tứ Xuyên, và góc tây bắc của tỉnh Vân Nam quy hoạch thành Nội Tạng (phần còn lại thuộc ngoại Tạng), Nội Tạng thì thuộc về Trung Quốc. Nhưng chính phủ Trung ương không được can thiệp vào công việc nội chính của Ngoại Tạng, không được thiết lập quan viên văn võ và gởi quân đội đến đồn trú ở Ngoại Tạng. 

Như thế là người Anh dời biên giới Ấn Độ về phía bắc, bằng cách lấy phía đông Đại Vượng Đề Lang Tông của Bất Đan cho đến góc lãnh thổ phía nam của Tây Khương quy nhập về lãnh địa của Ấn Độ. Đường ranh giới nầy được gọi là “Mạch Khác Mã Hồng Tuyến”. Điều ước nầy được viết thành văn, đại biểu Trần Di Phạm của triều Thanh cũng có ký tên, nhưng chung cuộc nó không được chính phủ Trung Quốc thừa nhận. Do đó, mãi đến nay vấn đề phân định ranh giới giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn là vấn đề lớn chưa được giải quyết xong. 

Do bị triều đình nhà Thanh bức bách, nên đức Đạt Lai đời thứ mười ba mới chuyển hướng thân Anh. 

1913: Quốc hội Tây Tạng và Dalai Lama 13 (1875-1933) tuyên bố độc lập.

Sau Cách mạng Tân Hợi (1911–1912) lật đổ triều Thanh, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh thóai vị, và các binh sĩ Thanh cuối cùng bị áp giải ra khỏi Tây Tạng, Trung Hoa Dân Quốc xin lỗi về các hành động của triều Thanh và quyết định khôi phục tước hiệu cho Đạt-lai Lạt-ma.

Đạt-lai Lạt-ma từ chối bất kỳ tước hiệu nào của Trung Quốc, và ông tuyên bố cai trị một Tây Tạng độc lập vào năm 1913. Sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khương.

1913-4: Hội nghị Simla giữa Anh, Tây Tạng và Trung Hoa để giải quyết vấn đề Tây Tạng nhưng không đạt kết quả.

1918: Tây Tạng lật đổ Trung Hoa và tự trị.

Năm Dân quốc mười hai (1923) giữa Đạt Lai và Ban Thiền có sự bất hoà, Ban Thiền chạy đến Bắc Kinh và có khuynh hướng thân Trung Quốc. Trong khi đó tại Tây Tạng đức Đạt Lai nắm trọn quyền bính. 

Dân quốc năm mười bảy (1928), quân đội Cách mạng Trung Quốc bắc phạt thành công, đức Đạt Lai liền phái người hướng về chính phủ Trung ương ở Bắc Kinh để bàn việc thiết lập lại quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc. 

Năm Dân quốc hai mươi hai (1933), đức Đạt Lai đời thứ mười ba viên tịch, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. 

Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.


Tenzin Gyatso chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6/7/1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Tên trước khi được thừa nhận trở thành vị Đạt-Lai Lạt ma thứ 14 là “Lhamo Dhondup”. 


Năm Dân quốc hai mươi sáu (1937), Ban Thiền dự định trở về Tây Tạng, nhưng chưa kịp khởi hành thì viên tịch tại Ngọc Thụ ở Thanh Hải.

Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-Lai Lạt-Ma.

Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera.

Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ.
Dalai Lama 14 lúc còn bé, cùng với cha mẹ và anh trai
Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là “Sera aga”, nghĩa là “Lạt-ma ở tu viện Sera”.

Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: “của tôi, của tôi”. Chú bé ấy chính là Đạt-Lai Lạt-Ma hiện nay.

Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh limdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13.

Tenzin Gyatso được thừa nhận là Đạt-Lai Lạt-Ma vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là Hoá thân của Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-Lai Lạt-Ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh.

Danh hiệu Đạt-Lai Lạt-Ma cũng được hiểu là Hộ Tín,”Người bảo vệ đức tin” (Defender of the Faith), Huệ Hải, “Biển lớn của trí tuệ” (Ocean of Wisdom), Pháp vương,”Vua của Chánh Pháp” (King of Dharma), Như ý châu, “Viên bảo châu như ý” (Wishfulfilling Gem)…
Dalai Lama 14 năm 1939
Năm Dân quốc hai mươi tám (1939), chính phủ Trung ương phái Uỷ Viên Trưởng Mông Tạng Uỷ Viên Hội là Ngô Trung Tín vào Tây Tạng chủ trì lễ đăng quang của Đạt Lai đời thứ mười bốn, đồng thời thiết lập tại Lạp Tát “Đệ Nhất Nhậm Trú Tạng Biện Sự Xứ”.



1940: Tenzin Gyatso (1935-) trở thành Dalai Lama 14.


Đạt-Lai Lạt-Ma 14, Đăng-châu Gia-mục-thố (登珠嘉穆錯, Tenzin Gyatso, 1933-nay)
Dalai Lama 14 tại lễ tấn phong năm 1940
Đạt-Lai Lạt-Ma được tấn phong tước vị vào ngày 22/2/1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, chính thức là người lãnh đạo chính trị và tôn giáo cho 6 triệu người Tây Tạng.

Đạt-Lai Lạt-Ma bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình vào năm 6 tuổi và hoàn tất học vị cao nhất của Phật giáo Tây Tạng là Geshe Lharampa, tương đương với Tiến sĩ Phật học (Doctorate of Buddhist Philosophy) ở tuổi 25 vào năm 1959.
Dalai Lama 14 lúc nhỏ
Dân quốc năm ba mươi tám (1949), Trung ương lại phái Uỷ Viên Trưởng Mông Tạng Uỷ Viên Hội là Quang Kiết Ngọc đến Tây Ninh chủ trì lễ đăng quang của Ban Thiền đời thứ chín. 

Ban-thiền Lạt-ma thứ 9 (1883–1937)
Sau đó không lâu, chính phủ Quốc Dân Đảng buộc phải triệt thóai khỏi lục địa Trung Hoa để chạy sang Đài Loan, và như vậy Tây Tạng lại được chính phủ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp quản.

22/5/1950: Trung Hoa đề nghị cho Tây Tạng là khu tự trị nếu chấp nhận chủ nghĩa cộng sản.

7/10/1950: Trung Hoa thôn tính Tây Tạng, đặt thành tỉnh. Dalai Lama 14 trở thành bù nhìn và cố hoà giải. Lời kêu gọi cho Tây Tạng tại Liên hiệp quốc không mang lại hiệu quả nào.

Tháng 10 năm 1950 Nhân Dân Giải Phóng Quân tiến vào Xương Đô của Tây Khương. Tây Tạng liền phái đại biểu đến Bắc Kinh để ký “Hoà Bình Giải Phóng Tây Tạng Hiệp Nghị”gồm mười bảy điều với chính phủ Trung Quốc; nội dung như sau :
Trục xuất thế lực xâm lược của chủ nghĩa đế quốc ra khỏi địa khu Tây Tạng.Hợp sức trợ giúp Nhân Dân Giải Phóng Quân đến đồn trú tại Tây Tạng.Chính phủ Trung Quốc thừa nhận địa phương Tây Tạng được tự trị.Chính phủ Trung Quốc bảo chứng quyền lực của Đạt Lai Lạt Ma và thể chế chính trị của Đạt Lai được tiếp tục tồn tại.Chính phủ Trung Quốc bảo chứng quyền lực của Ban Thiền cũng như địa vị của Ban Thiền.Địa vị của Đạt Lai đời thứ mười bốn cùng với Ban Thiền đời thứ chín vẫn được giữ y như trước, nhưng hai bên phải hỗ tương hợp tác với nhau.Tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán của nhân dân, bảo hộ sự thu nhập của Đạt Lai Lạt Ma.Biến cải quân đội Tây Tạng thành Nhân Dân Giải Phóng Quân.Phát triển ngữ văn Tây Tạng cùng nền giáo dục và trường ốc.Phát triển các ngành nghề: nông, mục, công, thương của Tây Tạng.Mọi cải cách của Tây Tạng giao cho chính quyền địa phương.Những người trước đây thân chủ nghĩa đế quốc và Quốc Dân Đảng, không được cử giữ các chức vụ quan lại ở các cấp.Trung Quốc đưa quân đội đồn trú đến Tây Tạng để duy trì kỷ cương.Công việc đối ngoại, giao thiệp đều do chính phủ đại lục thống nhất xử lý.Để bảo chứng bản hiệp định nầy được thực thi, cần lập Quân Chính Uỷ Viên Hội và Bộ tư lệnh quân khu.Kinh phí của Quân Chính Uỷ Viên Hội, Bộ tư lệnh quân khu và quân đồn trú tại Tây Tạng do Trung ương đại lục đảm trách.
Bản hiệp định nầy có hiệu lực ngay sau khi được ký kết. 
Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama, as a young child. He was born into a prosperous farming family in Tibet in 1935. He was enthroned as the leader of Tibet in 1950 at the age of 15 and also assumed the role of Tibetan Buddhism's spiritual leader. After the collapse of the Tibetan resistance movement in 1959, he fled to India. (Getty Images)
Về nhân khẩu, theo đánh giá của Trung Quốc lục địa trước khi kiến lập chính quyền, thì bấy giờ Tây Tạng có từ 120 đến 130 vạn nhân khẩu. Nếu tính luôn tộc người Tạng sống ở các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Tây Khương và Vân Nam .v.v… thì Tây Tạng có từ 270 đến 300 vạn nhân khẩu (trích: “Biên cương luận văn tập” từ trang 26 trở lui). Theo bản dịch “Tây Tạng Kiến văn lục” của Trần Trừng- (trang 02) thì: “Dân số Tây Tạng có hơn 3.722.000 người sống phân bổ ở các địa xứ: Tây Tạng, Thanh Hải, Tây Khương, Tứ Xuyên, tất cả đều nói tiếng Tạng và đều có cùng tín ngưỡng Lạt-ma giáo”.

Dalai Lama 14 năm 1957
Theo Thôn Trung Nguyên-người Nhật Bản thì: “Nhân khẩu Tây Tạng ước có từ bốn triệu rưỡi đến năm triệu người, trong số nầy có hai triệu bảy trăm ngàn người sống tại Tây Tạng, số còn lại sống ở các xứ biên cảnh như: Tứ Xuyên, Vân nam, Thanh Hải .v.v..” (trích: “Phương pháp tư duy của người Tây Tạng” -trang 05). 

Số thống kê trên là của Trung Quốc lục địa sau khi họ thiết lập chính quyền ở Tây Tạng. Nhưng khi Nhân Dân Giải Phóng Quân tiến vào Tây Tạng họ lấy luôn những di dân Tây Tạng đang sống ở các tỉnh vùng ven tính gộp lại là năm triệu người, họ dùng con số năm triệu nầy để dung hợp và đồng hóa với hai triệu bảy trăm ngàn người đang cư trú tại bản địa Tây Tạng nhằm mục đích đã phá luận điểm cho rằng tại Tây Tạng vốn đã có nền văn hóa độc lập, và đã kiến lập thể chế chính trị riêng, cũng như tại Tây Tạng vốn đã có phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo riêng của họ (trang 04-sách đã dẫn ở trước). 
Dalai Lama 14 tại kỳ thi Geshe Lharampa (Tiến sĩ Phật học) cuối cùng năm 1959

Đương nhiên đây cũng là kế hoạch của Trung Quốc lục địa trước đó, vì cũng do ở Tây Tạng người dân tại các vùng nông thôn phụ cận Lạp Tát sau khi thu hoạch mùa vụ họ thường dâng sản vật lên cúng Phật và tế Thần, đồng thời họ cũng từ chối treo hình Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ thay cho tượng Phật. Cũng cần nói thêm, người Tây Tạng cũng được chia thành ba đại tộc.
1/ Tạng Ba, còn gọi là Bác Ba (Bodpa), đây là tộc người Tạng đang sinh sống tại bản địa Tây Tạng. Tạng Ba cũng là tên gọi của những nông dân và dân chăn nuôi ở bắc bộ Nhã Lỗ Tạng, Bố Giang, Hà Ốc.2/ Khương Ba, xưa gọi là Khách Mộc (Kham), ý của chữ Khách Mộc là chỉ tộc người Tạng sinh sống ở Tây Khương, người Khương Ba có thân hình cao to khoẻ khoắn, do đó họ thường được chọn làm cảnh vệ cho các Lạt Ma tại cac ngôi đại tự, nơi cư trú chủ yếu của họ được phân bố tại Tây Khương và cả những người di cư đến Nhã Lỗ Tạng, Bố Giang, Hà Ốc.3/ An Đa, cựu xưng là Đường Cổ Đặt cũng còn gọi là A-Mộc-Đa (Amdo). A Mộc Đa là tên gọi phổ thông của người Mông Cổ dùng để gọi người Tây Tạng. Về sau tên gọi A Mộc Đa trở thành tiếng chuyên dùng để chỉ tộc người Tạng sinh sống ở các tỉnh như Cam Túc, Thanh Hải, Tứ Xuyên.
Từ thập niên 1950, chánh quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các lạt ma, những lạt ma này thấy rằng quyền lực xã hội và chánh trị của họ sẽ dần dần bị phá vỡ bởi cách cai trị của người cộng sản. Đến giữa thập niên 1950 có vài vụ nổi dậy ở vùng đông Kham và Amdo. Những cuộc nổi dậy này cuối cùng lan ra phía tây xứ Kham và Ü-Tsang.


Vào ngày 17/11/1950, Đạt-Lai Lạt-Ma 14 đã khoác lên mình một trọng trách là người lãnh đạo thế quyền của người dân Tây Tạng (head of the State and Government) sau khi có khoảng 80.000 quân lính của Trung Quốc tấn công vào Tây Tạng.

Từ 1951-1959 Tây Tạng thuộc quyền quân quản như là một lãnh thổ tự trị có chính quyền riêng, quốc hội riêng. Đạt-Lai Lạt-Ma chỉ có tư cách quốc trưởng tượng trưng như Bảo Đại của VN sau 1949 mà thôi, quyền hành quốc gi đều thuộc vể ban quân quản.

23/5/1951: tại Bắc Kinh, ký hiệp ước 17 điểm sáp nhập Tây Tạng vào Trung Hoa, và thành vùng tự trị. 
Đạt Lai Lạt Ma và Mao Trạch Đông
26/10/1951: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến vào Lasa - một thành phố cổ và nhiều tôn giáo.

Thời gian này tuy chính quyền Lasa tôn trọng nội dung các điều khoản của Hiệp định nhưng một số thủ lĩnh bộ lạc ở các địa phương, do động chạm đến quyền lợi cá nhân đã không chấp nhận sự lãnh đạo của chính quyền trung ương.

Một số nhà buôn có thế lực ở Tây Tạng liên kết với  nhau, bắt đầu ngấm ngầm tổ chức lực lượng vũ trang để chống lại. Lực lượng này phát triển rất mạnh gồm mấy ngàn tên dưới vỏ bọc "đội quân bảo vệ giáo phái".

Người Mỹ ủng hộ các phần tử ly khai đối với "Tây Tạng độc lập" và coi đó là một bộ phận của cuộc chiến đấu "kiềm chế cộng sản" trên phạm vi toàn cầu. Một quan chức CIA đã nói: "Đối với Mỹ, việc tranh đấu đòi Tây Tạng độc lập là thực hiện kế hoạch "rắc muối vào vết thương của chính quyền đỏ". Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ lúc đó cũng chưa mặn mà tiếp tay cho các phần tử đòi ly khai.

Nhìn trên bản đồ, Tây Tạng thuộc vùng núi xa xôi, phương tiện thông tin liên lạc không thuận tiện, người dân hiểu biết rất ít về người Mỹ và dễ bị bọn phản động kích động lôi kéo, hù dọa v.v...

Cùng lúc, trong một toan tính rất Tàu, chính phủ Trung quốc đã nhanh chóng đưa vào định cư tại Tây tạng hơn một triệu cựu tù hình sự, chiếm 1/7 dân số, để chung sống không mấy hòa bình, với dân tộc Tạng, nhằm kiềm chế "đội quân bảo vệ giáo phái".

Năm 1953, Dalai Lama chấp nhận hiệp ước.

Đạt Lai Lạt Ma (bìa phải) gặp gỡ Mao Trạch Đông (ngồi giữa) năm 1954
Năm 1954, Đạt-Lai Lạt-Ma đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình với Mao Trạch Đông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa khác, gồm Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán trong chuyến đi này không mang lại kết quả, cuối cùng Ngài đã quyết định muốn cứu vãn cho Tây Tạng, đành phải ra nước ngoài.

Bắc Kinh bắt đầu đàn áp các cuộc nổi dậy của dân Tây Tạng, trục xuất và cưỡng bức lao động, có nguồn tin nói đã có  40.000 thiệt mạng.

Năm 24 tuổi, Đạt-Lai Lạt-Ma đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa trong thời gian lễ hội Monlam, tháng giêng theo lịch Tây Tạng.
Dalai Lama 14 tại kỳ thi Geshe Lharampa (Tiến sĩ Phật học) cuối cùng năm 1959
Trước đó Ngài phải học tất cả các môn học chính như Luận lý (logic) văn hóa và nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (sanskrit), Y học (medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Phật học này là khó nhất, được chia ra làm năm phần là Bát-nhã-ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā), Trung quán (mādhyamika), Giới luật (vinaya), A-tỳ-đạt-ma và Lượng học (pramāṇa). Và các môn học phụ khác là: biện luận (dialetics), thi ca (poetry), âm nhạc (music) và kịch nghệ (drama), thiên văn (astrology), văn phạm (metre and phrasing).
Ban Thiền Lạt Ma, Mao Trạch Đông và Đạt Lai Lạt Ma


CIA tiến hành một chiến dịch đặc vụ qui mô lớn chống lại Trung Quốc tại Tây Tạng từ năm 1956, dẫn đến vụ nổi dậy đẫm máu năm 1959 làm cả chục ngàn người bị chết, trong khi vị Đạt Lai Lạt Ma cùng gần trăm ngàn người theo ông phải đào thoát sang Ấn Độ và Nepal.

CIA đã thiết lập một trại huấn luyện bí mật cho các binh sĩ kháng chiến của Đạt Lai Lạt Ma tại căn cứ Camp Hale gần Leadville, Colorado, trong lãnh thổ Hoa Kỳ. 

CIA huấn luyện du kích chiến, hành động phá hoại chống lại Trung Quốc và trang bị cho du kích Tây Tạng. 

Các du kích này thường xuyên đột kích Tây Tạng, thỉnh thoảng được chỉ huy bởi các tay lính đánh thuê hợp đồng với CIA và hỗ trợ bằng máy bay của CIA. 

Đợt huấn luyện đầu tiên kết thúc vào tháng 12-1961 - trại huấn luyện bí mật này vẫn còn mở cửa ít nhất cũng đến năm 1966.

Lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng của CIA do Roger E.McCarthy thành lập, tiếp tục hoạt động dưới mật danh là ST CIRCUS, nhằm quấy rối Trung Quốc cho đến năm 1974, khi sự can thiệp “trừng phạt” này chính thức bị chấm dứt.

McCarthy chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng trong giai đoạn cao điểm từ 1959-1961, sau đó sang Việt Nam và Lào đảm nhiệm những chiến dịch tương tự.

Mùa thu năm 1957, trong một đêm trăng sáng 2 tên phản loạn được Mỹ huấn luyện tại đảo St Circus đã được Mỹ dùng máy bay thả xuống một vùng hẻo lánh ở Tây Tạng và sau đó bắt liên lạc với tên cầm đầu quân phản loạn Sibuzashu.

Hành động bí mật đó gọi là "hành động St - Circus", chứng tỏ người Mỹ muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Resistance fighters on the Tibetan border during the early years of the CIA’s Tibet program - Lhamo Tsering Collection 
Mùa hè năm 1958, Sibuzashu thành lập Bộ Tư lệnh để chỉ huy đội quân phản loạn. Chứng kiến sự việc của bọn phản loạn, Nobuh một trong hai tên nhảy dù nói trên dùng điện đài báo cáo về Mỹ.

Tháng 7/1958, CIA thả chuyến vũ khí đầu tiên tiếp tay cho đội quân này. Sau đó trong những tháng cuối năm 1958, Mỹ đã 2 lần thả dù tiếp tế vũ khí, đạn dược cho lực lượng phản loạn. Với những vũ khí, khí tài đó, lực lượng phản loạn đã gây cho Quân giải phóng không ít khó khăn và tổn thất.
Tuyền thông phương Tây mô tả rằng Trung quốc bắt đầu công khai đối xử Đạt lai Lạt ma 14, bây giờ đã trưởng thành, một cách không tôn kính. Trung quốc còn bày tỏ ý đồ đồng hóa bằng cách thiết lập các khu công xã nông nghiệp như tại toàn bộ Trung Quốc.  Những sự kiện này đã làm nổ ra những nổi dậy ở Lhasa, và sau đó một cuộc khởi nghĩa đã xảy ra. Kháng cự ở Lhasa bị dập tắt không lâu sau đó, cũng trong lúc đó, tại miền Đông Tây Tạng, dân chúng đã đứng lên kháng cự mạnh mẽ chống đối sự đàn áp của Trung Hoa. Sự kháng cự này đã lan ra trên nhiều tỉnh thành của Tây Tạng.

Năm 1959, nhân ngày tết ở Tây Tạng, giữa lúc nhân dân đang vui tết thì bọn phản loạn bí mật chuẩn bị một cuộc nổi loạn với âm mưu cướp chính quyền, giết hại những người thuộc dân tộc Hán. 
dalailama-1959-02-contentVào ngày 10/3/1959, một cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của Tây Tạng tại thủ đô Lhasa để kêu gọi binh lính Trung Quốc phải rút khỏi Tây Tạng và tái xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập, dân Tây Tạng nổi loạn.

Quân phản loạn tung tin bịa đặt rằng: Chính phủ trung ương có mâu thuẫn và muốn thủ tiêu Lạt Ma. Mượn cớ "bảo vệ Lạt Ma", quân phản loạn bao vây cung Budala là  nơi ở của Lạt Ma.

Ngày 17/3, quân phản loạn ép Lạt Ma rời khỏi Lasa và đưa tới một địa điểm ở biên giới Trung - Ấn.

Ngày 19/3, nhận được tin Lạt Ma bị bọn phản loạn khống chế, Chính phủ Trung Quốc quyết định tăng cường canh phòng các ngả biên giới và chuẩn bị lực lượng để ổn định tình hình.

2 giờ sáng ngày 20/3, quân phản loạn trong thành phố Lasa đồng loạt nổi loạn.

Ngày 29/3, quân phản loạn do tên Sibuzashu cầm đầu bị Quân giải phóng phản kích quyết liệt đã tháo chạy tới Shannan, một địa điểm ở biên giới với ý đồ bám trụ lâu dài.
Dalai Lama trên đường từ Lhasa, Tây Tạng qua Ấn Độ năm 1959
Nhưng sau đó nhanh chóng lập lại trật tự Lasa, Quân giải phóng tiếp tục hành quân tới khu vực Shannan, đập tan bọn phản loạn ở đây. Một số ít sống sót chạy sang đất Ấn Độ.

Có nguồn tin nói đã có 87.000 người bị giết. Trung Quốc bị Ấn Độ phê phán là có hành động "can thiệp vũ trang" vào khu vực này.
Ngày 31/3, Đạt Lai Lạt Ma xé bỏ hiệp ước, dẫn theo 80 ngàn dân trốn sang Ấn Độ , được Nêru tiếp đón và được Ấn Độ bảo vệ (ngày 24-4). Trung Quốc có phản ứng kịch liệt với việc này, làm cho quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.

Dalai Lama trên đường từ Lhasa, Tây Tạng qua Ấn Độ năm 1959
Tháng 9/1959, CIA lại tiếp tục dùng máy bay thả 18 tên phản loạn xuống một địa điểm cách Lasa 300km về phía đông bắc. Nhiệm vụ mà các ông chủ của chúng giao là triệu tập binh mã, tổ chức lực lượng đánh lại Quân giải phóng. Với sự tiếp tế của CIA về vũ khí, đạn dược và đôla, lực lượng nổi loạn lúc này đã phát triển tới 350.000 tên.
Sau khi bị Quân giải phóng đánh tan tác, đội quân phản loạn không còn cơ sở tồn tại phải chạy ra nước ngoài.

Ngày 29/9/1959, TASS ra thông báo bày tỏ ý kiến rằng cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã ảnh hưởng xấu đến lí tưởng chung sống hòa bình. Bản thông báo viết: “Không thể không bày tỏ sự hối tiếc về biến cố đang diễn ra trên biên giới Trung - Ấn. Liên Xô duy trì các mối quan hệ thân hữu với cả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lẫn với Ấn Độ…”. Bản thông báo kết thúc bằng câu: “Giới lãnh đạo Xô Viết tin tưởng rằng hai chính phủ sẽ giải quyết những hiểu lầm theo cách có tính đến quyền lợi của nhau và theo tinh thần của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Trung Quốc và Ấn Độ".
1960: tu viện Tashilhunpo bị cướp phá, 4.000 tu sĩ bị giết hoặc đi đày. Panchen Lama, Chokyi Gyaltsen, tố cáo Trung quốc xâm lăng.

Mùa hè năm 1960, tên cầm đầu Sibuzashu chuyển căn cứ tới Mushtan, một địa điểm thuộc lãnh thổ Népal, giáp ranh với Tây Tạng. Tại đây được sự tiếp tay của CIA bọn chúng đã tập hợp được 2.100 tên, tiếp tục hoạt động phá hoại, quấy rối sự bình an của nhân dân.

Tới cuối năm 1960, lực lượng phản loạn đứng trước nguy cơ tự tan vỡ bởi CIA tuyên bố ngừng "giúp đỡ".
Trung Quốc vẫn đặt vị Ban thiền Lạt ma (Panchen Lama) như là người đứng đầu ở Lhasa - mặc dù bị quản thúc gián tiếp - và tuyên bố rằng ông là lãnh đạo hợp pháp của Nhà nước Tây Tạng khi vắng mặt Đạt lai Lạt ma, vị đứng đầu nhà nước Tây Tạng theo truyền thống.

Từ đó Tây Tạng phải trải qua những ngày cải tạo xã hội chủ nghĩa. Hết ấy thì lại đến cơn bão dữ Cách Mạng Văn Hóa. Lạt–Ma giáo gần như bị mấy ông bà Vệ Binh Đỏ chà láng.
Dalai Lama lập chính phủ lưu vong tại Dharamsala, Bắc Ấn Độ, cách biên giới 35 dặm, mặc dù kháng cự vẫn tiếp tục trong các phần khác của đất nước trong vài năm. Ngày nay, với hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại vùng đất Dharamsala, Ấn Độ, được biết như là một “Lhasa nhỏ”, lập thành một chính quyền lưu vong Tây Tạng với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng (Commission of Tibetan People’s Deputies) vào năm 1960.

Chính phủ này xác nhận chủ quyền vùng đất Tây Tạng với biên giới được định nghĩa như là toàn bộ những gì thuộc về khái niệm "Tây Tạng lịch sử", mặc dù chính phủ này chỉ kiểm soát được khoảng một nửa của vùng đất này trước năm 1959. Chính phủ lưu vong Tây Tạng xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập riêng biệt trong các giai đoạn.
Khi chính quyền Tây Tạng lưu vong nhắc đến Tây Tạng có nghĩa là họ nói đến một lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là Amdo, Kham (hay Khams), và Ü-Tsang (Dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài CHNDTH như là Arunachal Pradesh, Sikkim, Bhutan và Ladakh mà các vùng này cũng hình thành một phần của không gian văn hóa Tây Tạng.

Thủ đô truyền thống của Tây Tạng và của TTTT là Lhasa. Những thành phố của Tây Tạng rộng lớn bao gồm Shigatse (Gzhis-ka-rtse), Gyantse (Rgyang-rtse), Chamdo (Chab-mdo), Nagchu (Nag-chu), Nyingchi (Nying-khri), Nedong (Sne-gdong), Dartsendo (Dar-btsen-mdo), Jyekundo (Skyes-rgu-mdo) hay Yushu (Yul-shul), Golmud (Na-gor-mo), Barkam ('Bar-khams), Gartse (Dkar-mdzes), Lhatse (Lhar-tse), Machen (Rma-chen), Pelbar (Dpal-'bar), Sakya (Sa-skya) và Tingri (Ding-ri).

Trong những năm đầu lưu vong, Đạt-Lai Lạt-Ma đã kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề của Tây Tạng, kết quả ba quyết nghị đã được thông qua tại Hội đồng Lập Pháp của Hoa Kỳ vào năm 1959, 1961 và 1965, kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền của người Tây Tạng và ước muốn tự trị của họ. 
Dalai Lama trên đường từ Lhasa, Tây Tạng qua Ấn Độ năm 1959
Với việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng, Đạt-Lai Lạt-Ma thấy rằng công việc khẩn cấp phải làm là cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa của Tây Tạng. Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục đã dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo của Tây Tạng.

1961: Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết tố cáo đàn áp nhân quyền ở Tây Tạng khi chính quyền Trung Hoa lục địa xin gia nhập tổ chức này. Dalai Lama kêu gọi Liên hiệp quốc phục hồi độc lập cho Tây Tạng, nhưng không được nước nào ủng hộ.
Mùa thu năm 1961, Kennedy đắc cử   Tổng thống, quân phản loạn như những kẻ "chết đuối vớ được cọc", chính quyền Kennedy lại tiếp tục tiếp tay cho chúng.

Đồng thời với việc thả dù cung cấp vũ khí đạn dược cho quân phản loạn ở Mushtan, CIA còn cử một số tên được huấn luyện tại căn cứ của Mỹ tới để cùng phối hợp hoạt động.

Trong những năm này, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền của, mở mang nhiều đường giao thông, xây dựng sân bay tại Tây Tạng, việc đi lại vận chuyển được cải thiện, lực lượng biên phòng tại Tây Tạng cũng được tăng cường về mọi mặt.

Chính phủ Ấn Độ và Népal cũng cảm thấy bất an trước sự hiện diện của bọn phản loạn Tây Tạng tại lãnh thổ của mình đồng thời nhiều nhân sĩ Mỹ đã lên án CIA tiếp tay cho bọn phản loạn.

Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ cho rằng: "Việc làm của CIA là ngu xuẩn". Mặc dù vậy CIA vẫn chưa từ bỏ việc tuồn vũ khí trang bị cho bọn phản loạn Tây Tạng qua lãnh thổ Népal.

Vào giữa thập niên 1960, CIA thay đổi chiến lược, từ thả dù du kích quân và nhân viên tình báo xuống Tây Tạng sang thành lập đội du kích Chusi Gangdruk, gồm khoảng 2.000 tay súng người thiểu số Khamba tại các căn cứ như Mustang ở Nepal. Căn cứ này bị Chính phủ Nepal đóng cửa năm 1974.

Năm 1963, Đạt-Lai Lạt-Ma đã ban hành một hiến pháp dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên giới luật của nhà Phật và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để biên soạn và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai.

Năm 1964 Ban thiền Lạt ma bị tù 14 năm.

Năm 1965, Ngài đến tham dự đại lễ Phật Đản Phật lịch 2.500 tại Ấn Độ, đã gặp được Thủ tướng Ấn Độ là ông Jawaharlal Nehru, và ông Chu Ân Lai, đàm phán về vấn đề của Tây Tạng.

1965: Tây Tạng chính thức trở thành khu tự trị trong lãnh thổ Trung quốc, và chính quyền cộng sản tuyên bố sẽ thực hiện chính sách xã hội hoá.

Năm 1965, khu vực nằm dưới sự cai quản của nhà nước của vị Đạt lai Lạt ma từ thập niên 1910 đến năm 1959 (Ü-Tsang và tây xứ Kham) được đặt tên lại là Khu tự trị Tây Tạng. Tự trị cho phép người đứng đầu nhà nước là người Tây Tạng; tuy vậy, quyền lực thực sự nắm trong tay bí thư đảng Cộng sản Trung hoa. Vai trò của người Tây Tạng ở các cấp cao vẫn rất hạn chế.

Cho dù Washington bắt đầu giảm hậu thuẫn cho du kích Tây Tạng từ năm 1968, song phải đến các cuộc gặp giữa tổng thống Richard Nixon với giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh năm 1972 Mỹ mới chính thức chấm dứt hậu thuẫn.

Victor Marchetti, một cựu sĩ quan CIA, đã mô tả sự phẫn nộ của nhiều nhân viên CIA tại chỗ sau khi Washington phủi tay. Cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Tây Tạng từ 1958-1965 John Kenneth Knaus từng phát biểu: “Đây không phải là một chiến dịch chui của CIA. Sáng kiến này là từ Chính phủ Mỹ”.

Cho dù thiếu sự hậu thuẫn chính thức, vẫn có những tin đồn rộng rãi rằng CIA đã can dự, tất nhiên qua ủy quyền cho ai đó khác, vào vụ nổi loạn thất bại năm 1987. Vẫn luôn để ngỏ một thời điểm cho một mưu đồ gây bất ổn định cho chế độ cai trị của Trung Quốc tại Tây Tạng.


1966-76: Cách mạng Văn hoá phá hủy 6.000 tu viện Tây Tạng, cấm mặc y phục cổ truyền và mọi hoạt động tôn giáo. Hơn một triệu người Tây Tạng bị giết.

1978: Panchen Lama được phục hồi chức vị sau khi bị cầm tù, và kêu gọi Dalai Lama trở về Tây Tạng.

1979: phe Đặng Tiểu Bình nắm được thực quyền trung ương đã thực hiện một chính sách sửa sai thực tiễn để cho dân Tây Tạng được tự quyết nhiều hơn, Lạt Ma giáo được cởi trói, quyền lực tâm linh của giai tầng lạt-ma được phục hồi.

1980-2: Dalai Lama gửi bốn phái đoàn về Tây Tạng.

Năm 1987, Đạt-Lai Lạt-Ma tham dự một hội nghị nhân quyền tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Ngài đề xuất một Chương trình Hòa bình Năm điểm bao gồm:
1, Biến Tây Tạng thành một khu vực hòa bình;
2, Chấm dứt việc di dân Trung Hoa đang de dọa sự tồn tại của dân tộc Tây Tạng;
3, Tôn trọng các quyền dân chủ, tự do và quyền làm người của dân Tây Tạng;
4, Phục hồi và bảo vệ môi sinh của Tây Tạng và chấm dứt việc sử dụng đất Tây Tạng để sản xuất vũ khí nguyên tử và bỏ đồ phế thải nguyên tử; và
5, Khởi sự thương thảo ngay về quy chế tương lai của Tây Tạng và bang giao giữa Tây Tạng với Trung Hoa. 

Ngày 15/6/1988, tại Strassbourg – Pháp, Dalai Lama cụ thể hoá Chương trình Hòa bình Năm điểm và đề nghị lập vùng tự trị Tây Tạng trong nước Trung Hoa.

1988: Asia Watch tố cáo Trung Hoa vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Sau đó Liên hiệp quốc báo cáo Trung Hoa bắt và tra tấn người Tây Tạng đối lập.

1989: Dalai Lama nhận giải Nobel Hoà bình.
Dalai Lama nhận giải Nobel Hòa Bình vào tháng 12-1989
1990: điều tra dân số Tây Tạng có độ 2,2 triệu người.

Ngày 9/10/1991, trong khi phát biểu tại Đại học Yale – Hoa Kỳ, Ngài bày tỏ ý định muốn trở về thăm Tây Tạng để đích thân đánh giá tình hình chính trị nơi ấy. Ngài nói: Tôi thật sự lo lắng vì tình cảnh bạo động có lẽ sẽ bùng nổ. Tôi muốn làm cái gì đó để chận đứng lại… chuyến viếng thăm của tôi sẽ là một cơ hội mới để làm tăng thêm sự cảm thông và tạo ra một nền tảng để giải quyết.

1992: Trung Hoa biến Tây Tạng thành Đặc khu kinh tế.

1995: Dalai Lama chọn Gedhun Choeklyi Nyima 6 tuổi là Panchen Lama thứ 11. Trung Hoa bắt giam đứa bé và chọn Gyaincain Norbu.

1997: Gyaincain Norbu, chủ tịch chính quyền địa phương của Tây Tạng, tuyên bố Trung Hoa sẽ không bao giờ cho Tây Tạng tự trị như Hồng Kông.

05/01/2000: Karmapa thứ 17 đến Dharamsala diện kiến Dalai Lama, sau khi từ tu viện Tsurphu trốn nhà cầm quyền Trung Hoa và cuối cùng vượt biên giới qua Nepal.
President Bush welcomes the Dalai Lama to the White House in May, 2001.
Afp  /  THE WHITE HOUSE via AFP - Getty 

Năm 2001, Dalai Lama nhường phần lãnh đạo thế tục cho vị thủ tướng đầu tiên của chính phủ lưu vong, cũng là một nhà sư.

5/2007: Dalai Lama tỏ ý muốn tự giảm bớt vai trò chính trị và giao quyền cho quốc hội Tây Tạng lưu vong.

9/2007: Trung quốc ra luật về việc chọn Dalai Lama tương lai phải được chính quyền Bắc Kinh chấp thuận.

2008: biểu tình khắp thế giới ủng hộ người Tây Tạng nhân dịp Thế vận hội mùa hè tại Bắc Kinh. Nhiều cuộc náo động tại Tây Tạng bị Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, Dalai Lama kêu gọi mọi phía bình tĩnh. Lời kêu gọi và phương pháp ôn hoà của ông gặp sự phản đối của một số người trẻ Tây Tạng chủ trương hoàn toàn độc lập và tách khỏi Trung quốc, trong khi đó chính quyền Trung quốc tố cáo ông xúi giục bạo động.
Dalai Lama nhận huy chương vàng do Tổng thống Mỹ George Bush trao tặng tháng 10-2007
Dalai Lama bác bỏ các cáo buộc này và phản đối các hành vi dẫn tới bạo động của cả hai phía.
Hình ảnh trên Đài truyền hình CCTV9 của Trung Quốc

Căn cứ bối cảnh lịch sử của vụ rối ren ở Tây Tạng, người ta tin rằng  các vụ biểu tình này đã được lên kế hoạch ở bên ngoài Tây Tạng; lãnh đạo những người phản kháng cũng thế, trong tay những nhà tổ chức vốn chống Trung Quốc đang an toàn ở ngoài mọi tầm với tại Nepal và miền bắc Ấn Độ.

Cũng thế, việc tài trợ và kiểm soát toàn bộ vụ rối ren có gắn với nhà lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma và với CIA do quan hệ cộng tác mật thiết giữa ông này với Cơ quan tình báo Mỹ trong hơn 50 năm qua.

Thật vậy, qua những dính líu sâu sắc với phong trào Tây Tạng Tự do cũng như việc CIA tài trợ cho Đài phát thanh châu Á Tự do (RFA) “thạo tin một cách đáng ngờ”, dường như không thể xảy ra bất cứ một cuộc nổi dậy nào mà Cục đặc vụ của CIA tại tổng hành dinh ở Langley lại không hay biết hoặc không đồng ý.

Nhà bỉnh bút nổi tiếng và cựu quan chức tình báo cao cấp Ấn Độ B.Raman hôm 21/3/2008 có bình luận rằng “trên cơ sở các chứng cớ có được, có thể ước định một cách đáng tin rằng vụ nổi dậy đầu tiên ở Lhasa hôm 14/3/2008 đã được chuẩn bị sẵn từ trước và đạo diễn rất khéo”.

Có thể có một cơ sở dựa trên sự kiện nào mà không gợi ý rằng người hưởng lợi chủ yếu trong các cái chết và hủy diệt ở Tây Tạng là ở Washington? Lịch sử cho thấy đây là một khả năng rõ rệt.

Samdhong Lobsang Tenzin Rinpoche, thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, nói trong một cuộc phỏng vấn ở Dharamsala rằng Dalai Lama không chủ trương độc lập khỏi Trung quốc, và ngay từ đầu đã ủng hộ Trung quốc tổ chức Thế vận hội năm 2008.

25/4/2008: chính phủ Trung quốc tuyên bố đồng ý gặp gỡ sứ giả của Dalai Lama, nhưng không nêu cụ thể nội dung các vấn đề sẽ thảo luận. Trong nhiều tuần Trung quốc đã chỉ trích Dalai Lama đứng sau các vụ náo loạn ở Lhasa và các vùng phía tây Trung quốc và chủ trương tách rời Tây Tạng khỏi Trung quốc.

Trung Quốc đối diện nhiều vấn đề đáng kể, với người Hồi giáo Uighur ở tỉnh Tân Cương, với các hoạt động của phái Pháp luân công, và tất nhiên là vấn đề an ninh Thế vận hội mùa hè. Trung Quốc bị Washington xem như là một mối đe dọa lớn, cả về kinh tế lẫn quân sự, không chỉ tại châu Á mà cả ở châu Phi và châu Mỹ Latin.

CIA cũng xem Trung Quốc như là “không đỡ đần gì” trong cuộc chiến chống khủng bố, ít hoặc không đề nghị hợp tác và cũng chẳng làm được điều gì tích cực trong việc ngăn chặn làn sóng vũ khí và người từ các khu vực Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc hậu thuẫn cho các phong trào quá khích ở Afghanistan và các quốc gia Trung Á.

Không nghi ngờ gì nữa, CIA sẽ đảm bảo sao cho các dấu tay của mình không bị phát hiện trong suốt cuộc nổi loạn này bằng cách sử dụng các trung gian và các đầu mối “chiến đấu ủy quyền” trong số những người lưu vong Tây Tạng ở các nước láng giềng với Trung Quốc. CIA còn có thể trông mong được vào một số tổ chức an ninh tại các nước láng giềng này.

Có tin cho biết nhiều vũ khí hạng nhẹ của khối Đông Âu cũ và thuốc nổ đã được tuôn lậu vào Tây Tạng trong hơn 30 năm qua. Song số vũ khí này chắc sẽ phải tiếp tục được chôn giấu cho đến khi thời cơ tự nó xuất hiện.

Số vũ khí này được mua trên thị trường thế giới hoặc từ các kho vũ khí chiến lợi phẩm của Mỹ hay Israel. Số vũ khí này đã được xóa tung tích, không để cho lần ra CIA. Loại vũ khí này về bản chất còn có ưu điểm là có thể hoán đổi với vũ khí do quân đội Trung Quốc sử dụng và tất nhiên cùng sử dụng một loại đạn, càng làm cho bài toán tái tiếp tế trở nên dễ dàng hơn trong bất cứ cuộc xung đột nào trong tương lai.

Vậy, “tấn tuồng lớn” mà CIA một lần nữa đang chơi ở Tây Tạng là gì?

Sẽ thật ngạc nhiên nếu như CIA chỉ thủ lợi thoáng qua trong vụ Tây Tạng. Từ vụ 11-9-2001 đã có thay đổi lớn trong thái độ của các cơ quan tình báo Mỹ. Các kế hoạch hành động cũ được rũ bụi và cập nhật. Các cơ sở cũ được tái khởi động. Tây Tạng như là điểm yếu của Trung Quốc chắc cũng được tái đánh giá toàn diện. Đối với Washington và CIA, đây dường như là cơ hội trời cho nhằm tạo ra một đòn bẩy đáng kể chống Bắc Kinh mà không phương hại gì mấy cho Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lãnh nhận những sự lên án và sẽ có những thanh niên Tây Tạng chết trên đường phố Lhasa thay vì thanh niên Mỹ mặc quân phục. Phong trào Tây Tạng Tự do sẽ chẳng có cơ may thành tựu được gì về lâu về dài.

Dù được xem là một vị hoá thân, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma 14 thường nói rằng: “Tôi chỉ là một tu sĩ Phật giáo bình thường, không hơn, không kém” (I am just a simple Buddhist monk – no more, no less).

Sống trong một tịnh thất nhỏ ở Dharamsala, Ngài thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, ngồi thiền, rồi tiếp tục làm việc theo thời khóa biểu của văn phòng chính phủ, tiếp khách và diễn giảng giáo lý cho các khóa tu hoặc chứng minh các đại lễ.

Ngày nay, thành viên của quốc hội Tây Tạng sẽ được bầu cử bởi dân chúng. Hội đồng nội các được bầu cử bởi quốc hội. Đạt-Lai Lạt-Ma nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo cho đời sống người dân và Ngài cũng nói thêm, khi Tây Tạng giành lại nền độc lập, Ngài sẽ không còn ngồi ở văn phòng chính phủ nữa.

QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO

Tháng chín năm 2009, Dalai Lama đã tước áo tu hành và đuổi khỏi quốc gia lưu vong 900 người vì lý do, bất đồng chính kiến với ông.

Cuộc thanh sát này thậm chí còn diễn ra tận đến các nhà hàng của người Tạng. Khách phải trả lời câu hỏi OK or not OK với Lama, not OK thì xin mời ra.

Ông Padma Choling được bầu chức Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạngngày 15-1-2010. (Ảnh: Daylife) Ông Padma Choling sinh năm 1951, từng có 17 năm phục vụ trong Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).








    Tài liệu tham khảo:
    Giuseppe Tucci, Tibet - Land of Snows, bản Anh ngữ của J. E. Stapleton Driver, Stein & Day Publishers, New York, 1967
    Columbia Chronologies of Asian History and Culture, John S. Bowman biên tập, Columbia University, New York, 2000
    Richard M.Bennet - AFI (American and Foreign Intelligence)
    Tibet: The CIA’s Cancelled War - Jonathan Mirsky
    CIA's Secret War in Tibet - Military History magazine
    The Dalai Lama’s involvement with the CIA and the Tibetan Guerrillas - International Shugden Community

    Lịch sử Phật Giáo Tây Tạng - Tâm Trí dịch



    Bài Phỏng Vấn
    AMITABH PAL PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
    Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
    - 1 -
    The Dalai Lama Interview by Amitabh Pal

    Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn Swati Chopra
        
    uý vị phải thật là cứng cỏi mới không bị lôi cuốn với sự hấp dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã xuyên qua buổi hội họp của chúng tôi thật dễ thương và thân hữu – hoàn toàn với một cảm nhận hài hước năng động – mà tôi phải bị chinh phục.
    Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, ở miền Đông Bắc Tây Tạng, tỉnh Amdo. Cha mẹ đặt tên cho ngài là Lhamo Thondup, ngài được đặt tên lại là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso khi những tu sĩ khám phá ra ngài vào lúc hai tuổi và tuyên bố ngài là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Khi ngài mười lăm tuổi, Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng. Trong khi cả hai bên đã đi đến một thỏa thuận cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma tại vị, thì thỏa ước này đã chấm dứt vào năm 1959 khi Hồng Quân bắt đầu nghiền nát một cuộc nổi dậy bên sườn phía Đông của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát sang Ấn Độ cùng với một số thành viên của ngài. Từ năm 1960, ngài đã sống tại Dharamsala, một thị trấn tọa lạc trên những vùng đồi núi của Hy mã lạp sơn mà đã trở thành đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng và nơi cư trú của hơn mười nghìn đồng bào của ngài.
    Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà du hành thường xuyên và đã thăm viếng phương Tây rất nhiều lần trong những năm gần đây để quảng bá về vấn đề Tây Tạng, xuất hiện thường xuyên trên những phương tiện truyền thông và công cộng. Ngài đã viết hai quyền hồi ký, Đất Nước Tôi và Đồng Bào Tôi và Tự Do Trong Lưu Đày, và nhiều quyển sách nói về tôn giáo và tâm linh, kể cả một quyển sách mới xuất bản Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử. Kể lại đời sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện trong hai bộ phim của Hollywood: Kundun và Bảy Năm ở Tây Tạng.
    Năm 1989, ngài đã nhận giải Nobel Hòa Bình “lần đầu tiên và nổi bật nhất cho sự đề kháng bền bỉ trong việc sử dụng phương pháp bạo động cho cuộc đấu tranh của đồng bào ngài để dành lại quyền tự do,” Egil Aarvik, chủ tịch của Ủy Ban Trao Giải Nobel đã nói như thế.
    “Tôi nhận giải với lòng biết ơn sâu sắc nhân danh những người bị áp bức khắp mọi nơi và cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hành động cho hòa bình thế giới,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói thế trong lời phát biểu nhận giải. “Tôi nhận giải như một sự hiến dâng đến bậc hiền nhân đã khai mở truyền thống hành động bất bạo động hiện đại vì sự thay đổi - Thánh Gandhi – mà đời sống của người đã hướng dẫn và truyền cảm hứng cho tôi. Và dĩ nhiên, tôi nhận giải nhân danh sáu triệu người Tây Tạng, những nông dân nam nữ can trường của tôi bên trong Tây Tạng, những người đã đau khổ và tiếp tục khổ đau quá nhiều.”
    Đức Đạt Lai Lạt Ma có lẻ là một trong những người năng động nhất trên thế giới. Ngay trước tôi trong thời biểu gặp gở của ngài là cựu tổng thống của El Salvador, Francisco Flores. Kế tiếp trong cùng buổi trưa, ngôi sao điện ảnh Jet Li ghé ngang. Vô số khách du lịch phương Tây sắp xếp thời gian thăm viếng của họ đến Dharamsala phù hợp với lúc nào ngài hiện diện ở nơi thường trú chỉ vì để họ có thể có dịp ngắm nhìn ngài một lần.
    Tôi đã yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 6 tháng Mười ở Dharamsala. Ngài ở trong một ngôi nhà đối diện với ngôi chùa và một khu công cộng nơi ngài ban bố những bài thuyết giảng. Ngôi nhà không quá lớn với bên ngoài, nhưng có một khuôn viên rộng rãi vây quanh bởi những phòng ốc ấm cúng. Sau khi được kiểm tra an ninh, tôi được đưa đến một phòng chờ đợi mà trong ấy trừng bày nhiều giải thưởng khác nhau và những bằng tuyên dương mà ngài đã nhận, mặc dù tôi chú ý rằng trong ấy vắng bóng huy chương Nobel. (Sau này tôi được người hộ tống của tôi, Jigmey Tsultrim, nói rằng ngài đặt nó trong phòng thiền).
    Tenzin Taklha và Tenzin Geyche Tethong, cả hai là những phụ tá của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ghé ngang và trao đổi với tôi trong khi tôi chờ đợi. Khi tôi được ra hiệu cho cuộc phỏng vấn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ở bên ngoài hành lang chờ đợi để chào đón tôi. Ngài dưa tay hướng dẫn tôi đến phòng khách, nơi chúng tôi nói chuyện. Phòng trưng bày một bức hình Đức Phật trong một khung gỗ và một vài bức tranh thangka vải miêu tả những biểu tượng Phật Giáo. Ngồi bên cạnh với người phụ tá tiếng Anh là Tenzin Geyche Tethong (mà đôi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cần đến chỉ một vài lần). Khi tôi hỏi về một câu hỏi liên quan đến Phật Giáo, một tu sĩ trẻ được mời đến để hổ trợ với sự diễn dịch về những khái niệm tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma chấm phá cả buổi phỏng vấn với nụ cười cao giọng mà cao cả của ngài.
    Khi buổi phỏng vấn chấm dứt, Đức Đạt Lai Lạt Ma siết chặc tay tôi cho tấm hình lưu niệm. Khi tôi sắp rời đi, ngài đặt chung quanh cổ tôi một tắm khăn choàng trắng theo truyền thống Tây Tạng của lời chào giả biệt một người. Khi tôi xá chào một cách nhẹ nhàng theo tri thức, ngài xá chào lại thật sâu để đáp lại rằng tình cảnh đã trở nên hơi vụng về. Thật khó để không bị Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho khuây khỏa.
    1.- HỎITư tưởng của ngài là thế nào về cuộc chiến Iraq?
    ĐÁP: Khi sự kiện 11/09 xãy ra, ngày kế tôi đã viết một lá thư cho Tổng Thống Bush như một người bạn – bởi vì tôi biết ông ta một cách thân hữu cá nhân. Tôi đã viết lá thư này và nhấn mạnh, bên cạnh lời chia buồn và sự đau buồn của tôi, là một biện pháp đối phó đến thảm kịch này: một sự đáp ứng bất bạo động bởi vì như thế sẽ có tác động hơn. Thế đấy là tư thái của tôi. Và rồi chỉ trước khi cuộc khủng hoảng Iraq bắt đầu, hàng triệu con người từ những quốc gia như Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ biểu lộ sự đối kháng của họ với bạo động. Tôi thật sự ngưỡng mộ và cảm kich điều này.
    Khi cuộc chiến bắt đầu, một số người lập tức hỏi tôi điều ấy có hợp lý hay không, điều ấy đúng hay sai. Trên nguyên tắc, bất cứ phương sách bạo động nào cũng là sai. Liên hệ đến trường hợp của A Phú Hản và Iraq, chỉ có lịch sử mới có thể nói. Vào thời điểm này, A Phú Hản có thể đang cho thấy một số kết quả tích cực, nhưng vẫn không thật ổn định. Với Iraq, còn quá sớm để nói. Có quá nhiều thương vong; quá nhiều thù hận.
    2.- HỎI: Đâu là cội nguồn của khủng bố, và giải pháp của điều ấy là gì?
    ĐÁP: Vào lúc ban đầu, khủng bố là một hổn hợp của chính trị, kinh tế, và tôn giáo. Bây giờ, dường như khủng bố là cá nhân hơn và thực hiện để trả thù cho những mối ác cảm cá nhân. Vì thế có hai loại khủng bố.
    Ngay sau sự kiện 11/09, một số phóng viên đã hỏi tôi tại sao khủng bố xãy ra. Tôi đã nói rằng quan điểm của tôi là: những hành động như vậy không thể có ngoại trừ quý vị có lòng hận thù rất mạnh mẽ và ý chí cùng quyết tâm rất mạnh. Sự thù hận kinh khủng như vậy đến từ nhiều lý do khác nhau. Những nguyên nhân của sự thù hận này có thể có từ hàng thế kỷ. Một số người nói rằng phương Tây có một lịch sử tàn khốc . Những người này cũng có thể thấy những sự thành đạt của phương Tây – trong những hình thức thành tựu của kinh tế, giáo dục, sức khỏe, và xã hội – như một kết quả của sự khai thác những quốc gia nghèo khó hơn, kể cả những quốc gia Ả Rập. Những nước phương Tây giàu lên do việc sử dụng những nguồn tài nguyên như dầu mỏ của Ả Rập. Trong khi, những nước cung cấp nguyên vật liệu thô vẫn nghèo khó. Qua những sự thiếu công bằng như vậy, sự ganh tỵ được tạo nên. Rồi thì, có lẻ có những nhân tố tôn giáo. Trong một số khu vực, có khái niệm một tôn giáo, một chân lý. Trong thế giới Hồi Giáo, có niềm tin Thánh Allah. Ở phương Tây, xã hội đa tôn giáo hiện đại là một loại thử thách nào đấy đến điều này. Tôi cảm thấy đây là những nguyên nhân chính, và khi phối hợp với nhiều sự sân hận và thất vọng, làm nên một sự thù ghét khổng lồ.
    Những biện pháp đối phó cho những vấn đề này không dễ dàng. Chúng ta cần hai cấp độ. Một cấp độ - ngay lập tức – nhiều chính quyền đang thể hiện, bao gồm một số phương pháp bạo động, đúng hay sai. Nhưng chúng ta cũng phải có những lộ trình dài hạn. Trong thế giới Hồi Giáo, những con người manh động nào đó luôn luôn ở đấy, giống như trong những người Ki Tô Giáo, Ấn Giáo và Phật tử. Chúng ta không thể đổ vấy cho cả xã hội Hồi Giáo về những hành vi manh động của một số ít cá nhân nào đấy. Do thế, trong cấp độ công cộng phổ quát chúng ta phải trau dồi niềm tin không chỉ một tôn giáo, một chân lý, mà là đa nguyên và nhiều chân lý. Chúng ta có thể thay đổi không khí, và chúng ta có thể điều chỉnh những cung cách nào đấy của suy nghĩ.
    Rồi thì, thứ hai là, nên có một sự đối thoại tâm linh. Bất cứ khi nào chúng ta thấy bất cứ những sự bất đồng nào, chúng ta phải nghĩ đến việc làm thế nào để giải quyết chúng trên căn bản của nhận thức về sự duy nhất của toàn thể nhân loại. Đây là một thực tế hiện đại. Khi một cộng đồng nào đấy bị tiêu diệt, trong thực tế nó tàn phá một bộ phận của tất cả chúng ta. Do vậy, nên có một nhận thức rõ ràng rằng toàn thể nhân loại thật đúng là một gia đình. Bất cứ sự xung đột nào trong loài người nên được xem như một sự xung đột gia đình. Chúng ta phải tìm ra một giải pháp trong không khí này.
    Không dễ dàng. Nếu chúng ta xử trí những vấn đề này trong những cung cách sai lạc, rồi thì trong khi hôm nay có một bin Laden , sau vài năm sẽ có mười bin Laden. Và có thể sau một vài năm, sẽ có cả 100 bin Laden.
    3.- HỎINgoài Phật Giáo, điều gì khác hơn là nguồn gốc cho sự cảm hứng của ngài?
    ĐÁP: Những giá trị nhân bản. Khi tôi nhìn vào những con chim hay thú vật, sự tồn tại của chúng không có sự thống trị, không có những điều kiện, không có tổ chức. Nhưng những bà mẹ chăm sóc con cái của chúng một cách tốt đẹp. Đấy là tự nhiên. Trong con người cũng thế, cha mẹ - đặc biệt là những bà mẹ – và con cái có một mối ràng buộc đặc biệt. Sửa mẹ là một dấu hiệu của ảnh hưởng này. Chúng ta được tạo nên bằng cách ấy. Sự tồn tại của đứa trẻ hoàn toàn tùy thuộc trên tác động của người nào khác đấy. Do thế, một cách căn bản, sự sinh tồn của mỗi cá nhân hay tương lai tùy thuộc trên xã hội. Chúng ta cần những giá trị nhân bản này. Tôi gọi đây là những đạo đức trần gian, những niềm tin thế tục. Không có mối quan hệ với bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Ngay cả không có tôn giáo, ngay cả như những người không tín ngưỡng, chúng ta có khả năng để xúc tiến những điều này.
    4.- HỎICó phải đây là những gì mà Đạo Phật phải cống hiến đến những người không tín ngưỡng?
    ĐÁP: Không, những điều này không nhất thiết là những giáo huấn của Đạo Phật. Đây là những lời dạy căn cứ trên những giá trị nhân bản. Cung cách của sự trình bày khác biệt tương ứng đến mỗi tôn giáo. Trong những tôn giáo hữu thần [1] như Đạo Phật, những giá trị của Phật Giáo là nhất quán. Trong những tôn giáo vô thần, như một số tư tưởng cổ xưa của Ấn Độ, luật nghiệp báo được áp dụng. Nếu bạn làm điều lành, bạn sẽ gặt hái kết quả lành. Bây giờ, những gì chúng ta cần là một phương pháp để giáo hóa những người không tín ngưỡng. Những người không tín ngưỡng có thể bình phẩm tất cả những tôn giáo, nhưng họ nên tử tế trong tim họ.
    Hạnh phúc và thành công của nhân loại tùy thuộc trên điều này.
    5.- HỎIĐạo Phật là một tôn giáo nam giới ưu thế. Quan điểm của ngài là thế nào đối với việc để nhiều nữ nhân hơn trong những vị trí lĩnh đạo thuộc hệ thống thứ bậc của Phật giáo?
    ĐÁP: Trước nhất, trong những thành viên của tất cả những tôn giáo, nữ nhân là đa số. Trong Ấn Giáo, nữ nhân thật là ngoan hiền, và, tương tự thế, trong Phật tử cũng vậy. Tôi nghĩ khi những tôn giáo như Ấn Giáo và Phật Giáo – cũng như Ki Tô Giáo và Do Thái Giáo – khi được thành lập, vào những thời điểm của những xã hội thông thường là nam giới chiếm ưu thế. Thế nên, quan điểm xã hội này cũng ảnh hưởng đến tôn giáo. Thí dụ, khi Đức Phật hiện diện trên thế gian này 2.500 năm trước, xã hội mà Đức Phật đang thuyết pháp là nam giới thống trị. Nếu ngài nhấn mạnh những quan điểm nữ quyền, không ai sẽ nghe theo ngài. [Cười] Tôi nghĩ ngay cả những bậc đạo sư vĩ đại này cũng thường giảng dạy phù hợp với những hoàn cảnh xã hội đương thời. Trong Đạo Phật cũng thế, một vị tì kheo [cụ túc giới nam] được xem như cao hơn một vị tì kheo ni [cụ túc giới nữ]. Cụ túc giới nam thường ngồi cao hơn.
    Điều quan trọng là bây giờ, trong ba mươi năm qua, chúng tôi đã hành động để thay đổi điều ấy. Nhiều nữ tu rất chân thành, nhưng họ không có cơ hội để vươn lên đến cấp độ thọ giới cao nhất. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy không thoãi mái thế nào ấy, đặc biệt vì Đức Phật đã ban cho những cơ hội bình đẵng đến nữ nhân. Nhưng chúng tôi, ngay cả là những môn nhân của Đức Phật, đã hờ hững điều đó. Trong những thế kỷ sau này, chúng tôi đã hoàn toàn thờ ơ phẩm chất học hỏi tôn giáo trong những ni viện. Trong bốn mươi năm gần đây, kể từ khi chúng tôi hiện diện ở Ấn Độ, ni viện đã phát triển tốt đẹp hơn. Sau đó, chúng tôi đã giới thiệu cùng những trình độ như nhau về học vấn cho cả nam và nữ. Bây giờ cả tăng và ni đều có thể đạt bằng tiến sĩ về Phật học.
    6.- HỎIVậy thì trong tương lai cả nam và nữ đều có thể là những lạt ma cao cấp nhất chứ?
    ĐÁP: Cho đến hiện nay, hầu hết những vị trụ trì trong những ni viện là nam giới. Bây giờ, sẽ có những nữ trụ trì có phẩm chất cao độ trong chính những ni viện. Rồi thì, nếu một nữ lạt ma viên tịch và vị ấy là một học giả và hành giả phẩm hạnh, hoàn toàn có thể sự tái sinh cũng sẽ là một nữ nhân. Do thế, tôi nghĩ, trong thế kỷ 22, sẽ có nhiều vị tái sinh nữ trong những ni học viện. Thế thì sẽ có sự tranh đua giữa những học viện nam lạt ma và học viện nữ lạt ma. Đó sẽ là một loại thi đua tích cực. [Cười]
    7.- HỎINgài hy vọng gì cho một giải pháp công minh với Trung Hoa, và loại hệ thống và xã hội nào mà ngài tiên liệu cho Tây Tạng một khi điều ấy xãy ra?
    ĐÁP: Một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa. Một sự tự trị được cung ứng trong Hiến Pháp Trung Hoa cho những khối thiểu số và quyền lợi đặc biệt được bảo đảm cho Tây Tạng. Tuy nhiên, trong những quốc gia cộng sản, đôi khi hiến pháp mà họ viết lên không được thực hiện một cách chân thành. Đấy là một trường hợp đặc biệt với Tây Tạng. Có thể trở nên một quốc gia hai hệ thống. [2] Tại sao không? Hãy nhìn Tây Tạng một cách lịch sử: Ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau, địa dư khác nhau. Do thế, nhằm để đạt được một sự toại nguyện tối đa cho đồng bào Tây Tạng, tôi nghĩ một cấp độ tự trị cao hơn nên được thực hiện. Rồi thì sự trung thành đối với nhân dân Trung Hoa sẽ đến một cách tự nhiên. Người Tây Tạng sẽ vui mừng thụ hưởng một sự tự trị thật sự. Đấy là sự bảo đảm cho việc bảo tồn bản sắc của chúng tôi, văn hóa của chúng tôi, tâm linh của chúng tôi, môi trường của chúng tôi.
    Sự hứng thú thông thường của chúng tôi là phát triển vật chất hơn, chẳng hạn như việc xây dựng đường sắt. Trong một Tây Tạng độc lập, một việc xây dựng đường sắt như vậy [chính quyền Bắc Kinh đang thiết lập một hệ thống đường sắt quan trọng trong khu vực] và những sự giao lưu sẽ không thể có. Nhưng bởi vì những nguồn tài nguyên như vậy là sẳn có ở Trung Hoa, những việc như vậy trở nên khả dĩ. Trên một phương diện khác, mặc dù một sự phát triên kinh tế nào đó đã xãy ra dưới sự cai trị của Bắc Kinh, điều ấy không vì bất cứ quyền lợi nào hay sự tự trị đầy đủ. Bên trong Tây Tạng, mặc dù kinh tế là khá hơn, nhưng có nhiều sự phẩn uất. Do vậy, đấy là suy nghĩ của tôi: không ly khai, tự trị. Thậm chí Hiến Pháp Trung Hoa cũng đã cho chúng tôi điều ấy. Một cách căn bản, tôi không chống lại sự suy nghĩ của chính quyền Trung Hoa. Sự quan tâm chính của chính quyền là Tây Tạng phải hiện hữu trong Trung Hoa. Điều ấy chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Không có những khác biệt căn bản. Thế thì, chúng tôi có cùng những mục tiêu: ổn định, thống nhất, và thịnh vượng. Chúng tôi cũng muốn thế. Nhưng những phương pháp? Cung cách mà nhà đương cục Trung Hoa thi hành là đem sự ổn định và thống nhất dưới họng súng. Đó là cái nhìn đơn phương của họ. Sự tiếp cận của chúng tôi là không thay đổi mà đấy là cho chúng tôi một sự toại nguyện nào đấy. Rồi thì sự thống nhất và ổn định tự nhiên đến với một sự tỉnh thức về những quan tâm thông thường. Ở Quebec, Canada, một số nhà chính trị muốn độc lập, nhưng khi người ta được hỏi, họ cho thấy rằng sự thích thú của họ to lớn hơn, lợi ích của họ to lớn hơn, là bằng việc ở lại với Canada. Đấy cũng là một điều tương tự với Tô Cách Lan. Sự tự trị cao độ của họ trong Anh Quốc đã cho họ một sự hài lòng . Do thế, ban bố một cấp độ tự trị cao độ hơn không đưa đến hiểm họa của ly khai.
    8.- HỎI: Vai trò của ngài là gì trong hệ thống ấy?
    ĐÁP: Vai trò riêng của tôi? Không gì cả. Số không. Vào đầu năm 1969, tôi đã ra một tuyên bố chính thức rằng ngay cả thể chế Đạt Lai Lạt Ma, nó có tiếp tục hay không, tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Thứ hai, trong năm 1992, tôi đã làm rõ rằng khi ngày giờ cho việc trở lại của chúng tôi đến – với một cấp độ tự do nào đấy, tôi sẽ trao quyền lực chính trị của tôi cho chính quyền địa phương Tây Tạng. Một cách đầy hy vọng, chính quyền ấy sẽ là một chính thể dân chủ, dân cử. Và ngay cả trong khi tôi hiện diện bên ngoài Tây Tạng – trong sáu mươi năm qua – chúng tôi đã thi hành những nổ lực mạnh mẽ với sự dân chủ hóa. Trong bốn năm qua, chúng tôi đã thiết lập một đội ngũ lĩnh đạo chính trị dân cử. Từ lúc ấy, tôi đã có một vị trí bán hưu trí. Một khi ngày trở về đến, tôi sẽ về hưu hoàn toàn.
    Sẽ không có vai trò chính trị gì cho Đạt Lai Lạt Ma. Điều này sẽ là thật sự không chỉ cho tôi mà cho bất cứ vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai nào.
    9.- HỎI: Và ngài đã từng nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được tìm thấy bên ngoài Trung Hoa?
    ĐÁP: Như tôi đã nói ở phần trước đây, cho dù thế chế này sẽ tiếp tục hay không tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Dưới những tình cảnh tối ưu, tôi nghĩ rằng thế chế ấy nên tiếp tục. Thứ nhất, bảo tồn thế chế là quan trọng. Rồi thì, có lịch sử cá nhân. Cả hai sự lựa chọn nên được giữ cởi mở như thế. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn một sự tái sinh khác, thế thì một cách hợp lý trong khi chúng tôi ở bên ngoài, vị kế tục phải là người nào đấy có thể tiếp tục nhiệm vụ này, mà đã không được vị tiền nhiệm hoàn tất. Điều đó có nghĩa rằng vị ấy phải đến từ một quốc gia tự do. Nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma. Vì thế sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma. Một Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma chính thức của Bắc Kinh – đồng bào Tây Tạng sẽ không có niềm tin. Ngay cả người dân thường của Trung Hoa sẽ không tin tưởng gì vào vị ấy. Đấy sẽ là một Đạt Lai Lạt Ma giả mạo. Đôi khi những anh chị em Trung Hoa có những sự tính toán khác. [Cười]
    10.- HỎI: Ngài lượng định gì về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng?
    ĐÁP: Tôi cảm thấy rằng điều ấy là hoàn toàn hài lòng, hổ trợ rõ ràng và rất động viên. Để tôi cho một thí dụ. Chính quyền Hoa Kỳ đã chỉ định một Điều hợp viên đặc biệt để thúc đẩy sự đối thoại với Trung Hoa. Có nhiều sự cảm thông với chúng tôi ở cả hạ và thượng viện. Bên cạnh ấy, họ có thể làm được bao nhiêu? Đây là một vấn đề rất phức tạp. Trung Hoa không phải như Iraq. Đấy là một cộng đồng hơn một tỉ người. Nền kinh tế cũng rất mạnh mẽ. Mặc dù thế, sức hổ trợ trong thế giới phương Tây rất đáng cảm kích và cổ vũ chúng tôi vô cùng.
    11.- HỎI: Có những chính quyền, chẳng hạn như Miến Điện, tự cho rằng họ là Phật Giáo nhưng thi hành những sự đàn áp dữ dội. Sự đáp ứng của ngài là gì đến sự lạm dụng Đạo Phật của họ?
    ĐÁP: Tôi không biết. Có phải chính quyền Miến Điện thật sự là Phật Giáo?
    12.- HỎI: Họ tự cho là thế?
    ĐÁP: Tôi nghĩ nhiều người lĩnh đạo của họ, một cách tự nhiên là Phật tử. Nhưng, như những chính sách mà liên hệ, họ có thao túng Đạo Phật không?
    13.- HỎI: Họ thật sự hổ trợ tài chính chochùa viện?
    ĐÁP: Điều này nhằm để có sự ủng hộ của công chúng. Trong một vài trường hợp, người ta đã hỏi tôi rằng tôi có bất cứ tuyên bố nào quan tâm đến bà Aung San Suu Kyi không. Tôi thường tuyên bố đến những lĩnh tụ quân sự rằng, vì họ là Phật tử, họ nên tôn trọng nhân quyền, cá nhân cũng như những nhóm người, và họ nên điều chỉnh một số luật lệ khắc nghiệt của họ.
    Trong năm 1930, một lĩnh tụ của Mông Cổ đã trở nên là một kẻ độc tài rất tàn bạo và cuối cùng trở thành một kẻ sát nhân. Trước đó, ông ta là một tu sĩ, tôi nghe nói, và sau đó ông ta trở thành một người làm cách mạng. Dưới sự tác động của lý thuyết mới, ông ta thật sự đã giết vị thầy của chính ông. Gia đình của Pon Pot quá khứ cũng là Phật tử. Ông ta có là một tu sĩ khi còn trẻ hay không, tôi không biết. Ngay cả gia đình của chủ tịch Mao trước đấy cũng theo Đạo Phật. [3]
    Thế thì một ngày nào đấy, nếu Đạt Lai Lạt Ma trở thành một kẻ tàn sát, ông ta sẽ trở thành một kẻ tàn sát chết chóc nhất. [Cười]
    14.- HỎI: Ngài bước sang tuổi bảy mươi lăm trong tháng Bảy. Khi già hơn, tư tưởng của ngài là thế nào về sự chết?
    ĐÁP: Ở trình độ cá nhân, như một hành giả Phật Giáo, tôi quán tưởng và quán chiếu về cái chết trong sự thực tập hằng ngày của tôi một cách thận trọng. Sự chết không tách rời khỏi sự sống của chúng ta. Qua sự nghiên cứu và suy niệm về cái chết của tôi, tôi có một sự bảo đảm nào đấy và một sự vững chắc nào đấy mà đó sẽ là một kinh nghiệm tích cực.
    Phụ chú:
    [1] Một số tôn giáo, chẳng hạn Kì na giáo (Jainism) và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thiên chúa cá thể. Tuy nhiên trong Đạo Phật lại có vô biên chư Phật, vô lượng Bổn Tôn, và vô số thần thánh của cõi tâm linh…
    [2] Đây là trường hợp của Hồng Kông, và chính quyền Bắc Kinh cũng đã đề nghị cho đảo quốc Đài Loan, nhưng Đài Bắc đã cực lực bác bỏ.
    [3] Joseph Stalin tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili. Ông sinh ngày 21/12/1879 tại thị trấn Gori, Grudia, trong một gia đình nghèo. Mẹ ông, một người rất sùng đạo, đã đưa Stalin tới một trường tôn giáo địa phương năm 1888. Tại đây, Stalin đã giành được học bổng tới trường dòng Tiflis ở Grudia.
    [4] Amitabh Pal là chủ bút của tạp chí The Progressive. Ông đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mikhail Gorbachev, Jimmy Carter và John Kenneth Galbraith cho tờ báo này.
    Tuệ Uyển chuyển ngữ - 10/02/2011



    "Con đường trung gian" của Đạt-lai Lạt-ma là gì

    2014-02-24 17:24:17 Tân Hoa Xã
    Trong buổi tiếp Đạt-lai Lạt-ma ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma bày tỏ ủng hộ "con đường trung gian" mà Đạt-lai Lạt-ma bán rao những năm qua. Vậy, "con đường trung gian" là gì? Tân Hoa xã đã đăng bài có tên tác giả phân tích cái gọi là "con đường trung gian" đó.
    Sau thập niên 80 của thế kỷ 20, Đạt-lai Lạt-ma đã thất bại trong việc đeo đuổi "Tây Tạng độc lập" bằng bạo lực. Để thoát khỏi cảnh khốn quẫn này, tập đoàn Đạt-lai Lạt-ma đã giương cao chiêu bài "con đường trung gian", hòng tìm kiếm con đường mới cho cái gọi là "sự nghiệp Tây Tạng".
    Xét bề ngoài, "con đường trung gian" dường như không tìm kiếm "Tây Tạng độc lập", có vẻ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quốc gia, song trên thực tế lại luôn chống lại Hiến pháp và chế độ Nhà nước Trung Quốc, đi ngược với tình hình Trung Quốc, cực kỳ có tính lừa bịp và mê hoặc. Thứ nhất,"con đường trung gian" không công nhận Tây Tạng từ xưa đến nay là một bộ phận của Trung Quốc, mà là một "quốc gia" bị chiếm đóng, nhằm cài đặt chứng cứ lịch sử và pháp lý cho việc công khai trương cờ "Tây Tạng độc lập" trở lại một khi "điều kiện chín muồi". Thứ hai, "con đường trung gian hòng mưu toan cái gọi là "Khu Đại Tạng" chưa từng có trong lịch sử, yêu cầu Chính phủ Trung Quốc trao toàn bộ Tây Tạng và Thanh Hải cùng hai châu tự trị của Tứ Xuyên, một châu tự trị của Cam Túc và một châu tự trị của Vân Nam, chiếm 1/4 tổng diện tích Trung Quốc cho Đạt-lai Lạt-ma thống trị. Thứ ba, "con đường trung gian" đòi thực hiện "tự trị cao độ" tại "Khu Đại Tạng", Chính phủ Trung ương chỉ phụ trách về quân sự và ngoại giao, mọi thứ còn lại đều do Đạt-lai Lạt-ma quản lý, trên thực tế là nhằm lật đổ hoàn toàn chế độ Nhà nước Trung Quốc trên cao nguyên Thanh Tạng. Thứ tư, "con đường trung gian" yêu cầu Chính phủ Trung Quốc rút toàn bộ Quân Giải phóng khỏi "Khu Đại Tạng ", biến "Khu Đại Tạng" thành " khu vực hòa bình quốc tế" thông qua đàm phán quốc tế. Thứ năm, "con đường trung gian" đòi xua đuổi toàn bộ các dân tộc khác ra khỏi "Khu Đại Tạng".
    Nói tóm lại, "con đường trung gian" tức là phải xây dựng "một nước khác tại Trung Quốc" không chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không thực thi chế độ chủ nghĩa xã hội, không thi hành pháp lệnh và lệnh hành chính thống nhất của Trung Quốc, không cho phép Nhà nước đóng quân và hạn chế các dân tộc khác tiến vào "Đại Tạng Khu". Qua đó có thể thấy, thực chất của "con đường trung gian" là một cương lĩnh chính trị nhằm thực hiện từng bước "Tây Tạng độc lập".
    Cái gọi là "con đường trung gian" của Đạt-lai Lạt-ma vừa làm trái với lịch sử và hiện thực của Trung Quốc, lại không phù hợp với ý chí và yêu cầu của nhân dân các dân tộc Trung Quốc, trong đó bao gồm dân tộc Tạng, rút cuộc chỉ có thể đi vào ngõ cụt. Trung Quốc mong các nước liên quan phải phân biệt rõ phải trái, đừng đưa ra phán đoán và lựa chọn sai lầm, làm nhiều việc thực sự có lợi cho nhân dân Trung Quốc trong đó bao gồm nhân dân Tây Tạng.

    Câu chuyện của 3 nông nô Tây Tạng đứng lên làm chủ

    Trước khi Tây Tạng giải phóng hòa bình, chủ nông nô phong kiến chiếm 5% dân số Tây Tạng không những sở hữu 95%tài sản xã hội, mà còn chiếm đoạt tự do don người của nông nô. Từ khi Tây Tạng giải phóng hòa bình, nhất là kể từ khi cải cách dân chủ, không những hàng chục nghìn nông nô nghèo khó được giải phóng bản thân, mà còn sở hữu tư liệu sản xuất và sinh hoạt hằng mơ ước. Bắt đầu từ thập niên 80, chính phủ Trung ương thực thi chính sách sản xuất kinh doanh lấy gia đình kinh doanh và có sự điều tiết của thị trường làm chính, đã giải phóng sức sản xuất của nông thôn. Nhất là việc thực thi hàng loạt chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho nông dân như miễn thu thuế nông nghiệp, trợ cấp mua vật liệu nông nghiệp vv, đã mang lại lợi ích thiết thực cho đông đảo nông dân và người dân chăn nuôi Tây Tạng.



    Bổ xung Thứ Ba, ngày 25 tháng 2 năm 2014:

    DALAI LAMA AND RELIGIOUS FREEDOM


    Hội trường 4 ngàn chỗ, giá vé 130 đô và hết vèo trong vòng 20 phút mở bán.

    Trên sân khấu, có 3 vị. Đạt-Lai Lạt-Ma, ông trưởng khoa Đạo đức thực hành (Applied ethics) của trường đại học Santa Clara-một khoa  được xếp hàng đầu trong các trường đại học Mỹ và CEO của một trong năm hãng bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ.

    Sau màn khai mạc với tụng kinh và trẻ con hát chào mừng lộn xộn một cách hồn nhiên rất Mỹ là bài phát biểu gọn, xúc tích, đầy văn chương, của ông trưởng khoa, đến lượt nhân vật chính của 130 đô.

    Lóng ngóng đội lên gỡ xuống dăm lần cái mũ đi biển mang tên trường Santa Clara, lấy ngón út ngoáy tai rồi đưa ra nhìn nhìn, Đạt-Lai Lạt-Ma mở đầu bài thuyết giảng bằng một hai câu hài hước và kết thúc trong vòng 15 phút. Gọn, xúc tích, ít văn chương hơn ông trưởng khoa.
    Trong suốt 15 phút, người trợ lí (tóc bạc trong hình) đứng cạnh liên tục nhắc vở, khi một từ khi nguyên câu. Bạn nào rành về kịch, chắc biết công việc của người nhắc vở bên cánh gà cho diễn viên, khi họ không thuộc lời.

    CEO kết, cực gọn, rất thực tiễn.

    Tuy nhiên, cả ba ông đều không ai trả lời được điều Beo tò mò: làm cách nào để điều khiển hành vi của mình trong kinh doanh, để vừa kiếm được lợi nhuận tối đa vừa giữ được những quy phạm đạo đức cổ điển?

    Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Đạt-Lai Lạt-Ma và người nhắc vở, nói thế.

    Hạnh phúc thật sự chỉ có được khi người ta sống có đạo đức. Cùng câu ấy, từ miệng doanh nhân luôn khiến bạn đặt tiếp câu hỏi, từ nhà giáo có thể khiến bạn ngờ vực, nhưng nó sẽ là chân lí nếu từ một lãnh tụ tinh thần.

    Đó là tôn giáo. 
    Đó là Đạt-Lai Lạt-Ma.

    Xem thêm:

    1 nhận xét: