Khoằm

31 tháng 12 2013

Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (VI)


Chúng ta thường nghe rằng: nền Giáo dục VNCH là “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” v.v, sau hai cái Made in Vietnam! - Citroën La DalatMade in Vietnam! - Citroën La Dalat (I) và Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (II)Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (III)nghe thấy truyền thông thi nhau ca ngợi nền  Giáo dục VNCH, Khoằm lại dở chứng tí chơi về cái gọi là “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” này, gọi là Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (VI)!

Tại Made in Vietnam! - Citroën La Dalat (III) Khoằm đã có trình bày sơ lược về giáo dục của VN đến 1954, dưới đây, Khoằm sẽ  trình bày sơ lược về nền giáo dục của VNDCCH (phông chữ bình thường có chân) và cũng như hai bài trước, có chen các đoạn so sánh với nền giáo dục của VNCH (của những thành phần "tiếc nuối vô bờ bến nền Giáo dục VNCH" bằng phông chữ mờ không có chân) phần tiếp theo:

Giai đoạn 1954 - 1975

Năm 1954, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục có những nét mới, bức xúc phải tập trung giải quyết. Đó là tập trung mọi lực lượng để nâng cao trình độ cho cán bộ địa phương vì sau các đợt Phát động quần chúng, đa số cán bộ được quần chúng đề bạt vào chính quyền và đoàn thể đều kém văn hóa, có người còn mù chữ, nhất là cán bộ phụ nữ. 

Trong ngành giáo dục, qua công tác chỉnh huấn và phục vụ các đợt Phát động quần chúng, nhà trường phổ thông đã có những chuyển biến, tạo được điều kiện để đề cao chất lượng giáo dục, trước hết là tập trung thực hiện chính sách cán bộ, bồi dưỡng lập trường tư tưởng cho giáo viên, bồi dưỡng phương thức lãnh đạo cho các cấp phụ trách ở Ty và các trường, và xúc tiến việc đào tạo cán bộ mới. 

Sau Hiệp Định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, nước Việt Nam chia làm hai miền: miền Bắc và miền Nam lấy sông Bến Hải (hay cầu Hiền Lương hay vĩ tuyến 17) làm ranh giới. Từ sông Bến Hải đi ngược lên phía Bắc thuộc chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), và từ sông Bến Hải đi xuôi về miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Hiệp định Genève cũng xác định rằng ngày mùng 10 tháng 10 năm 1954, Pháp phải rút ra khỏi Hà Nội, và ngày 28 tháng 5 năm 1955, toàn thể nhân viên chính phủ Quốc Gia Việt Nam phải rút ra khỏi Hải Phòng và toàn thể miền Bắc.

Sau khi Hiệp Định Genève, ông Viện Trưởng De Lassus ra lệnh cho tất cả trường Đại Học dọn vào Nam tức khắc và các sinh viên di chuyển theo trường được phép tạm trú tại trường Nữ Trung Học Gia Long tại Sài Gòn ngày mùng 1 tháng 8 năm 1954 vì lúc đó là kỳ nghỉ hè nên các nữ sinh Gia Long về quê. 

Tổng số sinh viên của trường Đại Học Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có 550 sinh viên nhưng độ 500 sinh viên di chuyển vào Sài Gòn; chỉ còn 50 người ở lại vì lý do gia cảnh. Thế nhưng, trong số 50 người đó cũng có một số người vào trong Nam sau này, những người khác ở lại tiếp tục việc học và trở thành các Giáo sư Đại Học tại Hà Nội.

Trường Đại Học ở Hà Nội tập trung tại một nơi nhưng ở Sài Gòn các trường Đại Học được phân tán làm nhiều nơi:

Trường Đại Học Khoa Học chiếm một khu đất của trường Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) tại Đại Lộ Cộng Hòa.
Trường Luật chiếm một khu tại đường Duy Tân.
Trường Y-Nha-Dược hỗn hợp chiếm một khu ở đường Trần Quý Cáp.
Ngoài ra còn trường Kỹ Sư Công Chánh vốn đã có ở trong Nam từ trước năm 1954.

Trường Y-Nha-Dược cũng không thay đổi bao nhiêu so với thời Pháp thuộc. Y Khoa vẫn học 7 năm, Nha Khoa cũng học 5 năm, Dược Khoa vẫn 5 năm. Nha Khoa chỉ sản xuất ra Nha Sĩ không sản xuất Tiến Sĩ Nha Khoa.

Sau Hiệp Định Genève, từ tháng 10/1954 các trường từng sơ tán năm 1946 về vùng tự do đều trở về trường sở cũ tại các thành phố và các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp về lại Hà Nội.

 24-10-1955: Nhân ngày khai trường, Bác Hồ một lần nữa gửi thư cho học sinh. Sau khi căn dặn, Bác “chúc các em thi đua học tập tiến bộ, cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ”.

31-10-1955: Bác lại gửi thư cho Toàn thể thầy giáo, học sinh và cán bộ thanh niên và nhi đồng. Trong thư Bác “mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp nhân dân”.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào tiếp thu Hà Nội và thiết lập lại trường Đại Học Hà Nội ngày mùng 1 tháng 11 năm 1954. Sinh viên trong những vùng do chính phủ này kiểm soát chỉ cần học bạ lớp 9 là được vào Đại Học. 

Các sinh viên Việt Nam di tản sang bên Tàu, học Đại Học và trở lại Hà Nội theo các đoàn xe của Quân Đội, cũng hưởng quy chế này. Còn những người ở vùng Quốc Gia ở lại phải có bằng Tú Tài II mới được phép vào Đại Học, và học cùng với những người có học bạ lớp 9. 

Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mở lại tất cả các phân khoa Y-Nha-Dược, Khoa Học, Sư Phạm, Văn Khoa và theo nguyên tắc có bao nhiêu, học bấy nhiêu. Thí dụ năm thứ 5 trường Y Khoa còn lại 5 sinh viên thì học 5 sinh viên, trường Dược còn lại 3 người thì học 3 người v.v.. Chính phủ chú trọng từ năm thứ nhất, cơ bản là huấn luyện đào tạo các giáo chức nên mở trường Sư Phạm học 3 năm ban Văn và ban Khoa Học.

Từ 1954, chính quyền Quốc Gia vẫn tiếp tục áp dụng Chương Trình Hoàng Xuân Hãn Canh Tân. Chương trình này được bổ xung nhiều lần qua các thời Bộ Trưởng Phan Huy Quát, Vương Quang Nhường, Nguyễn Thành Giung, Nguyễn Dương Đôn, Trần Hữu Thế, Nguyễn Quang Trình, Nguyễn Lưu Viên, Trần Ngọc Ninh, Ngô Khắc Tỉnh.   


Một cách chính xác thì Chương Trình Hoàng Xuân Hãn đã được dùng làm căn bản và tiêu chuẩn cho mọi cải cách. Ở mỗi thời điểm sửa đổi, một Hội Đồng Giáo Dục được thành lập để làm công việc bổ xung, cập nhật hóa cho phù hợp với trình độ học sinh và đà tiến hoá của giáo dục, khoa học đương thời. 

Vì Quốc Trưởng Bảo Đại ở bên Pháp cho nên mọi mệnh lệnh cho chính phủ Ngô Đình Diệm đều có ảnh hưởng của Pháp, do vậy Thủ Tướng Ngô Đình Diệm muốn dành toàn quyền giải quyết việc điều hành quốc gia tại Việt Nam; nên ông lập ra cuộc Trưng Cầu Dân Ý vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 để toàn dân có cơ hội đưa ý kiến. Kết quả, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được đại đa số tín nhiệm bầu làm Tổng Thống và nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa ra đời . Tiếp theo đó, miền Nam tự do đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, và ảnh hưởng của Pháp coi như hoàn toàn chấm dứt.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhà yêu nước nên cố công thiết lập chính phủ và cố gắng ban hành nền giáo dục bằng tiếng Việt từ Tiểu học, Trung học và Đại học. Sau khi, quân đội Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam khoảng cuối năm 1955, ông Viện trưởng Viện Đại Học De Lassus cũng trở về Pháp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm cử ông Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris, thay thế ông De Lassus làm Viện Trưởng đầu tiên của trường Đại Học dưới quyền quản trị của chính phủ Quốc Gia Việt Nam.

Lúc đầu trường Đại Học cũng còn tiếp tục giảng dạy bằng tiếng Pháp vì chưa đủ giáo sư người Việt. Cho đến khi đủ số Giáo sư người Việt, tất cả các Giáo sư người Pháp rút lui vào khoảng năm 1964 và cũng kể từ năm này, toàn thể các Giáo sư người Việt lãnh trách nhiệm giảng dạy cho toàn thể các trường Đại Học Việt Nam.

Các khuyến cáo của Tổ Chức Văn Hóa, Khoa Học, Giáo Dục UNESCO Liên Hiệp Quốc đã được dùng để tham khảo trong việc sửa đổi, chẳng hạn như khuyến cáo số 50 và 51 của Hội Nghị UNESCO lần thứ 23 năm 1960 là một thí dụ.

 17-2-1956: Đại hội chiến sĩ thi đua toàn Ngành Giáo dục lần thứ nhất tại thủ đô Hà Nội.

Cuộc cải cách giáo dục thứ hai diễn ra vào tháng 3 năm 1956, hơn một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, và đất nước tạm thời chia cắt hai miền, Chính phủ VNDCCH ra nghị quyết cải tổ giáo dục phổ thông, nhằm phục vụ cho 2 nhiệm vụ chiến lược là chuẩn bị tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa và xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn chi viện cho cuộc Kháng chiếm chống Mỹ ở Miền Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong thời gian không xa, đạt được những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Quán triệt tinh thần trên, tháng 3-1956, Đại hội Giáo dục phổ thông toàn miền Bắc (14-27/3đã thông qua đề án cải cách do Bộ giáo dục khởi thảo nêu nhiệm vụ sáp nhập hai hệ thống giáo dục 9 năm (của vùng tự do) và 12 năm của vùng mới giải phóng. 

Ngày 23/3 Bác Hồ đến nói chuyện với Đại hội, Bác nêu rõ “Thầy dạy tốt, trò học tốt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của thầy cô giáo”.

Việc nghiên cứu cải cách tiến hành từ đầu năm 1955, đem ra thực hiện từ niên khóa 1956-1957.

Tháng 8-1956, chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và xác định rõ mục tiêu ở bậc học này là: "Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với tổ quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ". Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện gồm bốn mặt: đức, trí, thể, mỹ; từng bước quán triệt nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất; lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của xã hội.

14-8: Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 1003 – TTg về Chính sách đối với giáo viên.
          Chỉ thị nêu rõ:
          1. Coi trọng ngành giáo dục và quý trọng thầy giáo.          2. Bồi dưỡng thầy giáo về chuyên môn nghiệp vụ.          3.Cải thiện chế độ công tác, cải thiện đời sống của thầy giáo.
30-8: Nghị định số 596 của Bộ Giáo dục ban hành Quy chế trường phổ thông 10 năm.Cuộc Cải cách giáo dục lần thứ 2 bắt đầu.
PHỦ THỦ TƯỚNG******
 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒAĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc********
Số: 1027-TTg
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 1956 


NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành bản chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kèm theo nghị định này.
Điều 2: Ông bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.


K/T THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

PHÓ THỦ TƯỚNG
ĐẠI TƯỚNG



Võ Nguyên Giáp


 BẢN CHÍNH SÁCH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Trong 10 năm qua, nền giáo dục phổ thông của ta đã có nhiều tiến bộ. Trải qua những năm kháng chiến gian khổ, ở vùng tự do cũ, các trường phổ thông 9 năm được thành lập và phát triển, nhất là sau cải cách ruộng đất. Hoà bình được lập lại, sau khi Chính Phủ ta tiếp quản vùng mới giải phóng, các trường trung học và tiểu học do đối phương để lại được phục hồi nhanh chóng và hoạt động như thường.
Về số lượng, năm 1955 riêng ở miền Bắc, số học sinh các cấp 1, 2 và 3 và tiểu, trung học đã ngót 65 vạn, và số học sinh cấp 2, cấp 3 và trung học là 5,5 vạn. So với năm 1944 là năm giáo dục phát triển khá nhất dưới thời thực dân, thì cấp 1 và tiểu học tăng gần 2 lần, và cấp 2, cấp 3 và trung học tăng gần 8 lần.
Về chất lượng, với cuộc cải cách giáo dục năm 1950, trường phổ thông 9 năm đã ra đời và ngành giáo dục phổ thông đã được thay đổi hẳn, từ tổ chức, nội dung cho đến phương pháp giảng dạy và do đó đạo tạo được một lớp thanh niên mới yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, căm thù đế quốc và phong kiến và tích cực tham gia kháng chiến. Sau khi hoà bình lặp lại một thời gian, trường trung học và trường tiểu học, do đối phương để lại ở miền Bắc đã áp dụng chương trình cải tiến và nhờ đó đã thu được một số kết quả đầu tiên.
Song tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới đặt trước mắt ngành giáo dục cũng như các ngành khác những yêu cầu mới. Hiện nay Chính phủ và Đảng đề ra cho nhân dân ta hai nhiệm vụ lớn: một là cũng cố miền Bắc về mọi mặt; hai là tranh đấu thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Củng cố miền Bắc là tạo cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh giành thống nhất nước nhà.
Đứng trước nhiệm vụ cách mạng trên đây, ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục phổ thông nói riêng phải cung cấp cán bộ có đủ tiêu chuẩn về số lượng và vật chất để phục vụ kế hoạch Nhà nước, phải đào tạo một lớp người có đủ khả năng để củng cố miền Bắc về mọi mặt và tham gia cuộc đấu tranh chính trị đặng thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Do đó, nền giáo dục phổ thông cần phải được chấn chỉnh và chế độ giáo dục phổ thông phải được thống nhất, chấm dứt tình trạng khác nhau giữa trường phổ thông 9 năm và trường tiểu học, trung học ở vùng mới giải phóng hiện nay.
I. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG1) Mục đích của giáo dục phổ thông là dựa trên cơ sở tư tưởng Mác – Lênin, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với Tổ Quốc, những người lao động tốt, cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà, có tài, đức, để phát triển chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.
Đứng về yêu cầu cụ thể trước mắt thì trường phổ thông phải cung cấp học sinh đủ số lượng và chất lượng để ra tham gia phục vụ các công tác xây dựng nước nhà hoặc tiếp tục học lên cao để phục vụ công cuộc kiến thiết về sau.
2) Để đạt mục đích giáo dục trên đây, nhiệm vụ của trường phổ thông là phải tiến hành giáo dục cho thanh niên và thiếu nhi về cả bốn mặt: trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục.
về trí dục: phải dạy cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản, có hệ thống và dựa trên cơ sở đó mà giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo (óc xem xét, suy nghĩ, trí nhớ, trí tưởng tượng …) của học sinh, làm cho họ có thể tự mình thu nhận những kiến thức mới và áp dụng kiến thức vào hoạt động thực tế.
về đức dục: phải giáo dục cho học sinh năm điều yêu mà Hồ Chủ Tịch đã dạy là: yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa khọc, yêu trọng của công và kết hợp vào đó là trau dồi kỷ luật tự giác, tinh thần tập thể, ý chí và tính cách con người mới: kiên nhẫn, dũng cảm, kiên quyết khắc phục khó khăn,thành thật, khiêm tốn,…
về thể dục: phải dạy cho học sinh giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện thân thể, phát triển thể lực để chuẩn bị tham gia các công tác lao động sản xuất và bảo vệ Tổ Quốc, củng cố hoà bình.
về mỹ dục: phải làm cho học sinh biết cái đẹp trong thiên nhiên và xã hội, phát triển mỹ cảm, năng lực sáng tạo nghệ thuật, làm cho học sinh hiểu được, đánh giá được và thể hiện được cái đẹp trong đời sống, do đó tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu non sông Tổ quốc, yêu đới sống, luôn luôn có tinh thần lạc quan cách mạng.
Trường phổ thông phải phát triển và giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục và mỹ dục liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Bốn mặt này cần phải phát triển cân đối, không thể coi nặng mặt này, coi nhẹ mặt kia: phải tuỳ từng đối tượng học sinh, tuỳ những trường hợp cụ thể mà uốn nắn, giáo dục cho đạt được toàn diện. Trong khi nhận định trí dục là cơ sở của giáo dục toàn diện, thì không thể vì thế mà cho trí dục là tất cả mà coi nhẹ đức dục, thể dục, mỹ dục. Căn cứ tình hình chất lượng giáo dục hiện nay, trường phổ thông cần phải tăng cường giáo dục tư tưởng và giáo dục đạo đức trên cơ sở coi trọng việc giảng dạy trí thức có hệ thống, đồng thời chú ý giáo dục vệ sinh, thể dục.
3) Phương châm giáo dục phổ thông cũng như giáo dục nói chung là liên lệ lý luận với thực tiễn, gắn chặt nhà trường với đời sống xã hội. Toàn bộ công tác giáo dục phải phục tùng đường lối chính trị của Chính Phủ dân chủ công hoà Việt Nam và Đảng lao động Việt Nam đáp ứng đúng những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng nước nhà và đấu tranh chính trị thắng lợi.
Một nền giáo dục phổ thông tốt là làm cho học sinh phát triển cân đối toàn diện, cố gắng làm cho cấp 2 và cấp 3 phát triển một cách tương đương để sữa chữa tình trạng của một nền giáo dục phổ thông hiện nay là bên dưới phình ra mà bên trên thì hoắt lại.
II. QUY CHẾ TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỚITrường phổ thông 9 năm, được thử thách trong kháng chiến đã tỏ rõ hiệu lực và sự tiến bộ của nó. Vậy phải trên cơ sở của trường phổ thông 9 năm mà xây dựng một hệ thống mới phù hợp với mục đích, nhiệm vụ giáo dục phổ thông nói trên. Đó là hệ thống trường phổ thông mới với quy chế sau đây:
1) Thời hạn học:
Hệ thống phổ thông chia làm 3 cấp với một thời hạn học là 10 năm:
- cấp 1: 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4
- cấp 2: 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7
- cấp 3: 3 năm, từ lớp 8 đến lớp 10
Riêng đối với miền núi, vì tình hình có khác, cho nên thời hạn học ở cấp 1 miền núi là 5 năm.
Trước khi vào lớp 1, trẻ em phải trải qua một lớp vỡ lòng.
2) Biên chế năm học:
Năm học phổ thông gồm 9 tháng, chia ra làm từng học kỳ để việc học đỡ căng thẳng và tiện việc ôn tập, tổng kết kinh nghiệm.
Niên học khai giảng ngày 1-9 năm trước và kết thúc ngày 31-5 năm sau, như vậy để phù hợp với niên học ở các nước, tiện cho học sinh đi học nước ngoài để học sinh được nghỉ hè vào những tháng nóng nhất (6, 7, 8)
3) Hạn tuổi:
Học sinh muốn được học lớp 1, ít nhất phải đủ 7 tuổi, học lớp 2 phải đủ 8 tuổi, lớp 3 đủ 9 tuổi, … tính đến ngày 1-9 năm xin học.
- Hạn tuổi tối đa cho mỗi lớp là tuổi ít nhất cộng thêm 4 tuổi.
- Nữ sinh so với nam sinh được gia hạn tuổi một năm; học sinh miền núi thì được gia hạn tuổi hai năm.
4) Chế độ dạy, học và thi:
a) Dạy: việc giảng dạy do thầy giáo phụ trách dưới hình thức chủ yếu là lên lớp giảng bài. Ngoài ra thỉnh thoảng cũng có thể đưa học trò đi tham quan và giảng tại chỗ. Mục đích giảng dạy là làm cho học sinh hiểu nhau, nhớ lâu và tiến bộ nhanh.
Giờ lên lớp được tôn trọng.
Tất cả những hình thức đánh đập, xỉ nhục học trò đều bị coi là phi pháp.
b)Học: học trò đi học thì lên lớp học là chính. Ngoài giờ nghe giảng ở trường thì cá nhân học tập, nghiên cứu là chính.
c)Thi: thi là một hình thức kiểm soát kết quả một thời kỳ học tập của học sinh và xác nhận sức học của học sinh sau thời kỳ ấy. Đồng thời thi là một cách báo cáo công tác của nhà trường trước nhân dân và cũng là sự kiểm tra của Nhà nước đối với công tác của nhà trường. Đi thi là một việc bắt buộc đối với học sinh (trừ trường hợp đặc biệt, do nhà trường phê chuẩn thì không kể).
Có hai cuộc thi chính:
- Cuối lớp 4 và lớp 7: thi hết cấp.
- Cuối lớp 10: thi tốt nghiệp trường phổ thông.
5) Quan hệ giữa giáo viên và học trò:
Trò phải kính thầy, thầy phải yêu trò. Cải thiện không ngừng quan hệ giữa thầy và trò để cho việc giáo dục trẻ em có kết quả tốt.
6) Quan hệ giữa học trò với nhau:
Đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau tiến bộ. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu ái giữa trò với trò. Không phân biệt thành phần giai cấp trong lớp học.
7) Quan hệ giữa nhà trường và Hiệu đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên Lao động trong trường và Đoàn Học sinh phải giúp đỡ nhà trường trong việc động viên thanh niên học sinh học tập tiến bộ, giữ đúng kỷ luật và quy chế của nhà trường, cải thiện không ngừng quan hệ giữa trò với nhau và giữa thầy với trò.
8) Quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội:
Nhà trường phải tăng cường liên hệ với gia đình học sinh để hai bên cộng tác với nhau trong việc giáo dục các trẻ em. Các vấn đề lớn quan hệ đến việc giáo dục trẻ em cần đem thảo luận rộng rãi trong nhân dân và nhà trường, cần tranh thủ của đại biểu gia đình các trẻ em về những vấn đề đó. Cần để cho học sinh tham gia những công tác nhất định ngoài xã hội trong phạm vi không hại đến việc học của các trẻ em, không tách rời nhà trường với xã hội.
III. CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA1) Chương trình:
Đường lối mới của giáo dục phổ thông phải thể hiện trong chương trình, cho nên chương trình mới phải được xây dựng trên những nguyên tắc chính sau đây:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại và có hệ thống: muốn vậy phải tăng cường tri thức khoa học thiết thực, hiện đại, không ôm đồm những phần nào xét ra chưa cần thiết hay thiếu khả năng. Những kiến thức phải được kết hợp chặt chẽ với nhau và sắp xếp có hệ thống. Nội dung chương trình phải xây dựng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giúp cho sự nhận thức đúng đắn về sự vật.
Một số môn sẽ cấu tạo theo lối đường thẳng (lớp dưới đã học, lớp trên không học lại nữa). Nhưng cũng có một số môn phải cấu tạo theo lối đồng tâm (lớp dưới đã học, lớp trên học lại  kỹ hơn và sâu hơn). Để chiếu cố những học sinh học hết mỗi cấp có thể sang học trường chuyên nghiệp hoặc có thể ra trường và phục vụ sản xuất.
Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị: tư tưởng, chính trị dùng phải được thấm nhuần vào ngay trong nội dụng giảng dạy ở các môn khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, đồng thời phải liên kết nội dung chương trình với những nhiệm vụ chính trị hiện đại.
Thể hiện việc kết hợp lý luận với thực tiễn: phải đành cho bài tập và công tác thực hành một số giờ thích đáng, chú ý đến những ứng dụng của các khoa học tự nhiên trong đời sống hàng ngày và trong sinh hoạt sản xuất.
Chú ý đặc điểm các lứa tuổi học sinh: chương trình sắp xếp đi từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từ thấp đến cao, sao cho thích hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý của các trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ môn: phải thể hiện tốt đường lối chính trị và tư tưởng thống nhất cho đoàn  thể chương trình và trong khi bố trí nội dung cụ thể cho chương trình từng môn ở từng cấp, phải chú ý đến sự phối hợp giữa các môn gần nhau.
2) Sách giáo khoa:
Về nội dung cũng như về hình thức, sách giáo khoa phải đảm bảo việc thực hiện chương trình cho nên việc biên soạn sách giáo khoa phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ, lãnh đạo phải đặc biệt chú trọng đến việc soạn và duyệt sách giáo khoa. Cần chấm dứt tình trạng biên soạn các tài liệu giáo khoa một cách bừa bãi. Phải tập trung việc biên soạn sách vào một cơ quan duy nhất ở cấp Trung ương.
IV. BỒI DƯỠNG VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊNĐể thực hiện tốt việc chấn chỉnh ngành giáo dục phổ thông, điều căn bản là thầy giáo. Thầy giáo phải ra sức học tập, đề cao trình độ tư tưởng, chính trị, văn hóa và nghiệp vụ của mình, dần dần học cho được phương pháp vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử, dùng phương pháp lý luận liên hệ với thực tế mà giảng dạy, đồng thời phải liên kết với giáo dục tư tưởng, chính trị.
Các giáo viên phải xác định ý thức phục vụ nhân dân, vì nhân dân, vì Tổ quốc mà đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ những người kiến thiết Tổ quốc sau này. Vì vậy sứ mệnh của giáo viên rất quang vinh. Giáo viên phải yêu nghề và toàn dân phải tôn trọng giáo viên.
Phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với giáo viên (sẽ có nghị định riêng về chính sách đối với giáo viên).
Mặt khác, ngành sư phạm là công nghiệp nặng của giáo dục đào tạo ra giáo viên, cho nên cần được đặc biệt chú ý.
V. CẢI TIẾN CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨCViệc lãnh đạo nhà trường đã thu được kết quả tốt trong những năm vừa qua, nay cần phải được tiếp tục cải tiến nữa. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện về công tác nhà trường, nhưng phải lấy công tác lãnh đạo giảng dạy làm trọng tâm. Phải đoàn kết, giúp đỡ và bồi dưỡng giáo viên, biết phát hiện và phát huy những cái hay của giáo viên, coi trọng những kinh nghiệm và sáng kiến của họ. Đồng thời phải nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề về tổ chức nhà trường, như chế độ giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức học sinh trong nhà trường, quy chế nhà trường, … sao cho nhà trường có một chế độ rõ ràng, sinh hoạt và công tác của nó đi vào nề nếp ổn định.
Các cơ quan giáo dục (Nha, Khu, Sở, Ty) cần phải gấp rút chấn chỉnh tổ chức và lề lối làm việc và tăng cường công tác lãnh đạo giáo dục, lãnh đạo việc giảng dạy ở các trường, các cấp: phân công hợp lý, thường xuyên tiến hành kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề, bồi dưỡng cán bộ…
Việc chấn chỉnh ngành giáo dục phổ thông là một công trình to lớn và lâu dài. Vì vậy, phải kiên quyết bắt tay vào việc chấn chỉnh, không nên chậm chạp, đồng thời cần phải tiến hành từng bước, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của từng thời kỳ mà làm, không nên nóng vội, qua loa.
Bộ Giáo dục sẽ dựa trên bản chính sách này mà cụ thể hoá ra, đồng thời phải tiến hành khẩn trương, chu đáo một số vấn đề trước mắt, như: ban bố chương trình học mới, biên soạn cần thiết sách giáo khoa, chuẩn bị kế hoạch chuyển tiếp từ các trường phổ thông 9 năm và các trường trung học và tiểu học sang trường phổ thông mới thống nhất,… bảo đảm việc thực hiện chấn chỉnh ngành giáo dục phổ thông kể từ ngày khai giảng niên học 1956-1957 tới đây.
          Mục tiêu Cải cách giáo dục: “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên  và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt, trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt của nước nhà. co tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời thực hiện thống nhất nước nhà lên cơ sở độc lập và dân chủ”.

          Phương châm giáo dục: Liên hệ lý luận với thực tiễn. Gắn nhà trường với đời sống xã hội. Giáo dục toàn diện gồm bốn mặt : đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục trong đó lấy “trí dục là cơ sở” đồng thời  tăng cường giáo dục  tư tưởng và giáo dục đạo đức.

Hệ thống giáo dục cũ (hệ thống 9 năm ở vùng tự do và hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng) được sát nhập thành hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm nhằm "đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành người phát triển về mọi mặt, những công dân tốt trung thành với Tổ quốc, những người lào động tốt, cán bộ tốt của nước nhà, có tài có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên cơ sở độc lập và dân chủ”. Trong khi đó ở miền Nam vẫn duy trì hệ giáo dục phổ thông 12 năm.    
       
Để thực hiện mục tiêu và nội dung đó, Đảng đã lãnh đạo ngành giáo dục quyết tâm thực hiện việc giảng dạy, học tập bằng tiếng Việt từ hệ thống phổ thông đến bậc đại học, trung học chuyên nghiệp.

- BẬC GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 

Cấu trúc được sửa đổi lại thành học trình 10 năm
Vỡ Lòng: 1 năm
Cấp I: 4 năm, từ lớp 1 đến lớp 4
Cấp II: 3 năm, từ lớp 5 đến lớp 7
Cấp III: 3 năm, từ lớp 8 đến lớp 10 (bỏ Dự Bị Đại Học).

- Phát triển giáo dục ở vùng miền núi, các dân tộc thiểu số và xây dựng các trường phổ thông cho học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc.

- Phát triển hệ thống các trường Sư Phạm Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Cấp nhằm đào tạo giáo chức cung ứng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục phổ thông.

- Nâng trường Sư Phạm Sơ Cấp Dân Tộc lên Trung Cấp để đào tạo giáo viên cho người thiểu số.

Giáo dục phổ thông phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, số học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần so với năm 1957; số học sinh trung học chuyên nghiệp và đại học đều tăng gấp 4 lần.

Ở các địa phương miền núi, các trường, lớp phổ thông các cấp cũng phát triển vượt bậc. Các dân tộc thiểu số (Thái, Tày, Nùng, Hmông) được Nhà nước giúp đỡ, đã cải tiến hoặc xây dựng chữ viết riêng). 

4-12-1958: Bộ Giáo dục chỉ thị phát triển thật rộng rãi lớp vỡ lòng để tiến tới phổ cập vỡ lòng, chậm nhất vào năm 1960 ở đồng bằng.

1959: Hồ Chủ Tịch nói chuyện tại lóp học chính trị của giáo viên,  yêu cầu “phải đi đến một chế độ học tập bao gồm văn hóa, kỹ thuật và lao động”.

22-7-1959:  Bộ Giáo dục ra Nghị định số 379 NĐ thành lập các trường sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh để đào tạo giáo viên cấp II. Có 9 trường trên toàn miền Bắc trong đó có Thanh Hóa.

Nghị định 380 thành lập trường Bổ túc công nông liên tỉnh. Trường Bổ túc công nông Thanh Hóa để BTVH cho cán bộ công nông từ Vĩnh Linh để BTVH cho cán bộ công  nông từ Vĩnh Linh đến Thanh Hóa.
5-9-1960: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Báo cáo chính trị nêu rõ: “Sự nghiệp giáo dục của chúng ta phải nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có  văn hóa và kỹ thuật, có sức  khỏe, những người phát triển toàn diện để xây dựng xã hội mới... phải nắm vững nguyên lý giáo dục kết  hợp với lao động sản xuất và cá phương châm: lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của xã hội”.

          Phải phát triển vừa nhiều vừa nhanh sự nghiệp giáo dục, đồng thời phài luôn luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng của giáo dục; phải kết hợp lực lượng của nhà nước và lực lượng của nhân dân để thực hiện một cách tích cực và theo từng bước vững chắc sự nghiệp phổ cập giáo dục. Đi đôi với giáo dục văn hóa phải thực hiện việc giáo dục kỹ thuật. Coi trọng vấn đề bổ túc văn hóa cho cán bộ, bộ đội, công nhân, nông dân, phải không ngừng mở rộng cửa nhà trường xã hội chủ nghĩa cho công nông và đồng bào dân tộc thiểu số.

          - Chỉ thị số 203 CT/TU của Ban chấp hành Trung ương Đảng về  nhiệm vụ phát triển giáo dục bổ túc văn hóa và phổ thông: “Chú trọng đẩy mạnh   bổ túc văn hóa là nhiệm vụ hàng đầu, phát triển giáo dục phổ thông trọng tâm là cấp III, cấp II, phát triển số lượng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng, phải có trọng điểm, có kế hoạch, có lãnh đạo vững chắc”.

Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản xoá bỏ được nạn mù chữ cho những người dưới 50 tuổi. Trên cơ sở đó, công tác bổ túc văn hoá phát triển mạnh mẽ, tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục cấp I cho toàn dân, trước hết là trong cán bộ và thanh niên.

1961: Phủ Thủ tướng ra Thông tư 195 – TTg về tổ chức lãnh đạo công tác dạy văn hoá ngoài giờ tại các Xí nghiệp, công, nông, lâm trường. Thủ trưởng các cơ quan nói trên phải chịu trách nhiệm chính trong tổ chức, lãnh đạo việc học tập. Ngành giáo dục có nhiệm vụ cung cấp chương trình, tài liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cử cán bộ,  giáo viên chuyên trách.

          - Bộ  Giáo dục và Công đoàn giáo dục chỉ thị về việc tổ chức Hội nghị cán  bộ viên chức ở trường học và các cơ quan  trong ngành  giáo dục (số 61 – LT ngày 15 tháng 12 năm 1961). 

1962: Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ cho các trường phổ thông “Ra sức  phấn đấu nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với đời sống, với sản xuất, bước đầu  làm nhiệm vụ trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật của địa phương trường đóng”.

          - Chủ trương thi chọn học sinh giỏi một số môn học ở các lớp cuối cấp (lớp 4,7 chỉ chọn học sinh giỏi ở trường, huyện, tỉnh lớp 10 chọn học sinh giỏi toàn miền Bắc).

          - Thủ tướng Chính  phủ  ra Nghị định và ban hành Quy chế về tổ chức các trường lớp trung cấp và đại học tại chức (số 101 TTg, 11-10-1962).

          - Bộ Giáo dục  ra chỉ thị về xây dựng trường phổ thông có học nghề chủ yếu là nông nghiệp cho những học sinh lớn tuổi.

          - Bộ Giáo dục ra Thông tư về khen thưởng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi được Bác Hồ khen (số 4918 – TH).

1963: Thủ tướng Chính  phủ chỉ thị về việc chuyển học sinh phổ thông đã học xong lớp 10, lớp 7, lớp 4 vào sản xuất (số 69 – TTg). Chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp ở các tổ kỹ thuật của HTX đối với nông thôn; ở Thành thị đưa vào nhà máy, công trường xây dựng.

          - Chỉ thị về  phát triển giáo dục năm 1963 – 1964 đặt  vấn đề dạy chữ dân tộc.

          - Thông tư liên bộ (số 45/TT – LB) hướng dẫn cải tiến  tổ chức cơ quan giáo dục địa phương.

1963: Cải tiến chương trình bổ túc văn hoá, tập trung học lý thuyết gắn liền với thực hành xây dựng phong cách học tập “4 tốt” (hiểu kỹ, nhớ lâu, đèu các môn, thực hành giỏi). Nhà trường bổ túc văn hoá tạo phải được  không khí  khoa học kỹ thuật.

          - Giáo dục phổ thông thực hiện phong trào “Áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, trong sản xuất” đồng thời trực tiếp sản xuất nhằm tự túc một phần lương thực, thực phẩm... Phát triển vỡ lòng ở vùng biển và vùng núi. Các cơ quan nông trường xí nghiệp và những hợp tác xã có điều kiện đều lập trường lớp mẫu giáo.

          1964: Bộ Giáo dục và Công đoàn giáo dục chỉ thị “Phấn đấu đẩy mạnh  thi đua “Hai tốt”, củng cố phát triển các tổ chức  lao động  XHCN trong toàn ngành Giáo dục (chỉ thị số 03 CT – LT ngày 15- 1). Tổ chức Đaị hội tổng kết 3 năm phát động phong trào thi đua. Hai tốt, đúc rút  kinh nghiệm ở trường cấp I Hải Nhân (Hải nhâ là 1 trong năm tổ đầu tiên của ngành Giáo dục toàn miền Bắc được công nhận tổ lao động xã hội chủ nghĩa (năm 1963), lá cờ  đầu của Ngành Giáo dục phổ thông cấp I toàn miền Bắc năm 1964). Rút 5 bài học thực tiễn:
1 – Có sự lãnh đạo toàn diện chặt chẽ của các cấp uỷ đảng.2 - Vận dụng sáng tạo phương châm giáo dục, trạnh thủ được sự chỉ đạo của các cấp trong ngành.3 – Làm cho sự nghiệp giáo dục thành sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, tạo ra sức  mạnh  tổng hợp và môi trường giáo dục  rộng lớn.4- Xây dựng được Hội đồng giáo dục vững mạnh toàn diện.5- Xem trọng vịệc hoàn thiện cơ sở vật chất, điều kiện quan trọng  tạo đà cho giáo dục đi lên.
          - Bộ Giáo dục ra thông tư về việc khen thưởng thành tích thi đua trogn ngành giáo dục. Đặt các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể (Cá nhân: Lao động tiên tiến: Chiến sĩ thi đua; Giáo viên giỏi, Học sinh  giỏi, Tập thể: Tổ  tiên tiến; Tổ lao động xã hội chủ nghĩa; Trường (đơn  vị) tiên tiến; Trường (đơn vị) tiên tiến xuất sắc; Trường (đơn vị) lá cơ đầu toàn ngành; Trường (đơn  vị) Lao động xã hội (chủ nghĩa).

          - Thông tư hướng dẫn thành lập trường Bồi dưỡng cán bộ giáo viên.

Việc giảng dạy bằng tiếng Việt ở bậc đại học lúc đầu gặp một số khó khăn, do tiếng Việt vốn giàu tính biểu cảm, tinh tế nhưng lại thiếu những từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu tượng, thiếu các hệ thuật ngữ về khoa học, kỹ thuật. 

Để khắc phục khó khăn này, cuối tháng 12-1964, Ủy ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, chuyển hóa thuật ngữ nước ngoài thành thuật ngữ tiếng Việt. Quá trình chuyển hóa thuật ngữ được xác định với nguyên tắc là vừa phù hợp với văn hóa, trình độ dân trí của nhân dân và vừa thuận lợi trong giao dịch quốc tế. 

Nhờ những biện pháp đó, đến năm 1965, tổng số giáo viên phổ thông đã lên tới 8 vạn, tăng gấp 9 lần so với năm 1940 (năm phát triển cao nhất thời Pháp thuộc), gấp 6 lần so với năm 1954; riêng giáo viên cấp II tăng hơn 50 lần và giáo viên cấp III tăng gần 60 lần so với năm 1940. Đây là một thành tích to lớn trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên.

Trong phong trào xây dựng nhà trường XHCN, đã xuất hiện những điển hình tiên tiến, tiêu biểu là lá cờ đầu Bắc Lý với phong trào thi đua hai tốt - dạy thật tốt, học thật tốt. Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (xã Chung Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã thực hiện nguyên lý giáo dục một cách sáng tạo theo tôn chỉ hoạt động “tất cả vì học sinh thân yêu”. 

Phát huy tinh thần của “tiếng trống Bắc Lý”, trên miền Bắc nhiều tỉnh đã xây dựng được các trường phổ thông tiên tiến xuất sắc như trường cấp I Hà Nhân (Thanh Hóa), trường cấp III Phủ Lý (Hà Nam), trường cấp III Chu Văn An (Hà Nội). 

Ngay trong lúc khó khăn, năm học 1964 - 1965, ngành giáo dục đã xây dựng được các lớp học cấp III bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán, ngoại ngữ. Nhờ đó, năm 1974, lần đầu tiên đội học sinh Việt Nam đi dự kỳ thi toán quốc tế ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã đạt được những thành tích xuất sắc với 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba (trên tổng số 5 em).

Miền Bắc cũng đã có trên 500 cán bộ giảng dạy ra nước ngoài học tập (trong đó gần 50% là nghiên cứu sinh)

1965: Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 88 – TTg về chuyển hướng công tác giáo dục trong tình hình mới; Về xây dựng và mở rộng  hệ thống trường thanh niên dân tộc (số 64-TTg): Về thành lập  Ban tuyển sinh  vào các  trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp (số 38 – TTg).

          - Tách Bộ Giáo dục thành 2 Bộ. Bộ Giáo dục và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Quyết định số 165 NQ/TVQH ngày 11-10-1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội và Nghị định số 242 CP ngày 13-12-1965 của Hội đồng Chính phủ).

1966: Hội đồng Chính phủ ra chỉ thị số 114 – CP (ngày 29- 6) về  phương hướng nhiệm vụ trong những năm tới. Cụ thể là:

          1. Về Giáo dục phổ thông: đưa khoảng 80% trẻ em ở độ tuổi vào lớp 1, 70 đến 75% học sinh lên lớp 5. Mở thêm trường cấp II, tưang số lượng học sinh ở những nơi phát triển chậm. Phấn đấu trong hia ba năm tới mỗi năm có từ 20 – 22 vạn học sinh lớp 7, 3 đến 4 vạn học sinh lớp 10. Tích cực phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về các mặt. Tổ chức nhà trường, lớp cho học sinh có năng khiếu. Phấn đấu theo phương hướng giáo dục toàn diện.

          2. Về Mẫu giáo: Dựa vào HTX, cơ quan xí nghiệp để phát triển hơn nữa các lớp mẫu giáo. Đào tạo tốt các cô mẫu giáo.

          3. Về Bổ túc văn hoá: Nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ chủ chốt từ 40 trở xuống theo hướng học tại chức là ch ính. Phát triển rộng rãi các trường, lớp BTVH  và Kỹ thuật cấp II  vừa làm vừa học ở các xã. Tích cực mở các trường, lớp BTVH cấp III tại chức.

          - Bộ Giáo dục ra chỉ thị 05 – CT (15-4-4966) về  tổ chức và  phát triển  trường BTVH “Ba đảm đang” cho cán bộ phụ nữ nông thôn học theo chương trình cấp I.

          - Thông tư số 24 – TT/BTVH về thành lập trường sư phạm BT VH cấp II để đào tạo giáo viên cho các trường BTVH và kỹ thuật cấp II nông thôn. Bắt đầu từ năm học 1966- 1967 mỗi tỉnh mở 1 trường. Thông tư thành lập trường BTVH công nông cấp III ở các tỉnh.

          1966: Năm học Chống Mỹ cứu nước đầu tiên của Ngành.

           - Đại hội đại biểu chiến sĩ thi đua ngành giáo dục tổng  kết 5 năm phát động phong trào thi đua “Hai tốt” trên toàn miền Bắc (từ 13 đến 16 – 12).           

Với sự nỗ lực, tâm huyết tháng 6-1966, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã ra công bố đề nghị tạm thời áp dụng bản quy tắc của hệ thống thuật ngữ khoa học Việt Nam gồm 15 bộ thuật ngữ với 25 vạn từ đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu đề ra.

1967: Bộ giáo dục chỉ thị về thực hiện  hoàn thành kế hoạch BTVH 2 năm học (1966- 1986). Thông tư về tổ chức trường lớp mẫu giáo  trong các cơ quan  xí nghiệp công nông lâm trường và chế độ giáo viên.

15-10-1968: Bác Hồ  gửi thư cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhân dịp ngày khai giảng năm học (1968 – 1969),  khẳng định “Ta đã thắng Mỹ cả trên mặt trận giáo dục”  và yêu cầu “Dù khó khăn dến đâu cũng phải tiếp tục thu đua dạy tốt và học tốt”.

          - Hội đồng Chính phủ quyết định chuyển tòan bộ  giáo viên dân lập cấp I vào biên chế nhà nước trong thời gian 3 năm (Quyết định số 36-CP). Chỉ thị về tuyển người đi học chuyên nghiệp trong nước và ở nước XHCN. Phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán.

          - Bộ Giáo dục chỉ thị về công tác bồi dưỡng văn hoá và nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ lãnh đạo giáo dục (số 16 – CT/Bd ngày 27-9), kiện toàn trường bồi dưỡng của tỉnh. Ngoài bồi dưỡng chính quy, quy định có tính pháp chế 2 hoạt động:  Bồi dưỡng hè và bồi dưỡng ngày thứ 5 (đối với giáo viên cấp I, II).

          - Đại hội  thi đua toàn ngành giáo dục “Tổng kết phong trào thi đua  Hai tốt (1965 – 1968)  trong hoàn cảnh chiến tranh ác  liệt” (17-12-1968).

Bên cạnh việc phát triển số lượng trường học ở các cấp, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục cũng được hết sức coi trọng. Ngày 14-2-1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 169 CT/TW về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục với phương hướng chung là: “Trên cơ sở nâng cao chất lượng, ra sức phấn đấu nhằm đáp ứng những yêu cầu học tập cấp bách của nhân dân ta và yêu cầu đào tạo lực lượng cán bộ và lao động ky thuật, đồng thời tích cực chuẩn bị lực lượng để đưa sự nghiệp giáo dục trong cả nước tiến mạnh mẽ và có chất lượng tốt hơn nữa trong những năm sau”. 

Quán triệt tinh thần đó, ngành giáo dục đã chú trọng đào tạo giáo viên với quy mô ngày càng mở rộng, triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng thường xuyên về đường lối cách mạng và nền giáo dục XHCN. Bên cạnh đó, còn tổ chức các lớp tập huấn, học tập chính trị, trang bị cho đội ngũ giáo viên sự hiểu biết đúng đắn về: giáo dục phục vụ cách mạng, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, học đi đôi với hành và trách nhiệm của người giáo viên trong chế độ mới. Bên cạnh việc tăng cường bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, ngành giáo dục thời kỳ này còn coi trọng nâng cao nghiệp vụ sư phạm và trình độ chuyên môn. 

Chuẩn đào tạo sư phạm đã được nâng lên, hệ sư phạm đào tạo giáo viên cấp II từ 2 năm lên 3 năm, nâng dần trình độ giáo viên cấp I bằng cách hình thành hệ đào tạo 3 năm trên cơ sở tuyển thanh niên đã tốt nghiệp cấp II. Trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương đã được thành lập để đào tạo giáo viên cho ngành học mầm non. 

Một số phân hiệu đại học (phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh), Trường Lý luận nghiệp vụ, tiền thân của Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương ra đời trong thời kỳ này. Nhiều hình thức bồi dưỡng đã được thực hiện như tổ chức giờ dạy mẫu, nghiên cứu chuyên đề về phương pháp dạy học/giáo dục, thi chọn giáo viên khá giỏi, được các địa phương coi trọng và tổ chức một cách thường xuyên. 

          Trong 4 năm, từ 1965 đến 1968 đế quốc Mỹ đã  đánh phá  tất cả 454 lần vào 131 trường học trong đó có 73  trường cấp I, 49  trường cấp II, 5 trường cấp III, 4 lớp mẫu  giáo  và vỡ lõng. Trong số 454 lần, có 92 lần chúng đánh vào lúc học sinh đang học, giết chết 32 giáo viên (trong đó có 11 nữ), 592 học sinh (196 nữ), làm bị thương 54 giáo viên (4 nữ) vaf 704 học sinh (212 nữ). Phá hủy 789 phòng học, nhiều bàn ghế, đồ dùng  giảng dạy... 

1969: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chi Minh: “bồi dưỡng  thế hệ cách mạng cho đời sau là  một việc làm rất quạn trọng và cần thiết”.

          - Thủ tướng Chính phủ chỉ thị về việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe của học sinh (số 48 TTg ngày 2-6-1969).

          - Bộ Đại học và Tr ung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục ra Thôgn tư về việc mở hệ trung học sư phạm đào tạo giáo vien cấp I (29-7-1969). Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp lớp 7 phổ thông hoặc BTVH, thời  gian học 2 năm, trong vài ba năm tới là 3 năm và dần dần chấm dứt  hệ 2 năm.

       1970: Quyết định của Hội đồng Chính phủ (số 86 CP 27-4) về một số vấn đề cấp bách trong công tác  giáo dục. Quyết định nêu rõ: "Ngành Giáo dục xây dựng và đệ trình một đề án cải cách một bước giáo dục phổ thông. Nhất thiết không được giảm biên chế giáo dục, tự động giải tán thu hẹp các trường sư phạm  và bồi dưỡng giáo viên. Cần tiếp tục duy trì phát triển BTVH, các loại hình trường, đội ngũ giáo viên chuyên trách ở các xã. Tăng cường xây dựng đội ngũ cơ sở vật chất, thiết  bị, quan tâm chăm sóc đời sống giáo viên".

- Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 170TTG về việc đẩy mạnh công tác nhà trẻ mẫu giáo xác định là 1 trong những chính sách lớn của Đảng và Chính phủ.

- Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành quy định tuyển sinh vào các  trường lớp đại học và trung học chuyên nghiệp (không tuyển thẳng như các năm trước, ngoài tuyển thẳng còn tổ chức thi tuyển 1 phần).

1971: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số (68 – TTg ngày 6-3) về việc tăng cường lãnh đạo công tác tuyển sinh vào các trường đại học (trở lại tuyển sinh qua thi và xét trúng tuyển đại học với một số tiêu chuẩn khác).

- Bộ Giáo dục công nhận trường Sư phạm miền xuôi Thanh Hóa là trường trung học sư phạm (Quyết định số 1322 ngày 2 – 11). Bộ Đại học trung học chuyên nghiệp công nhận 3 trường trong khối nông lâm nghiệp và 6 trường sư phạm trung cấp (cấp II) là trường trung học chuyên nghiệp đề nghị UBHC tỉnh sắp xếp 6 trường sư phạm này thành 2 hoặc 3  trường (côg văn số 87/THCN ngày 17-4).

Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức ác liệt, nhưng miền Bắc vẫn thể hiên bản chất vượt trội của nền giáo dục cách mạng mang tính đại chúng hóa, tạo tiền đề ban đầu, căn bản nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Mạng lưới giáo dục phổ thông bám rễ sâu tới từng thôn xã; tính đến trước khi cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai ở miền xuôi, xã nào cũng có 1- II trường cấp I, trung bình cứ 5 xã thì 4 xã có trường cấp II, huyện nào cũng có trường cấp III, có huyện có đến 2 trường như Nghệ An, Thái Bình.

1972: Giặc Mỹ ném  bom trở lại toàn miền Bắc.

          - Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị chuyển hướng công tác giáo dục trong tình hình mới (số 186 TTg ngày 28 – 6): “Phấn đấu để giữ vững và phát triển sự nghiệp giáo dục cả về quy mô và chất lượng cho phù hợp với hoàn cảnh thời chiến, góp phần chống Mỹ cứu nước, phục vụ tốt công cuộc bảo vệ và xây dựng miền Bắc, chi viện miền Nam, đồng thời tích cực  chuẩn bị điều kiện để tiến  liên sau khi chiến tranh kết thúc”.

1973: Đế quốc Mỹ  buộc phải ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại miền  Bắc. 

         - Ngành Giáo dục tổ chức Đại hội mừng công  thắng  Mỹ (tháng 4-1973) tiếp tục  phong trào thi đua Hai tốt.

          - Khôi phục  nhanh chóng trường lớp: di chuyển địa điểm trường từ nơi sơ tán về địa điểm tập trung (trong ½ đến 1 tháng). Nhìn chung khi trở về đã đủ phòng học.  

1974: Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 100TTg, Chỉ thị số 199 – TTg), Bộ Giáo dục (Chỉ thị 2448, Quyết định số 506/QĐ) thành lập 2 trường học sinh miềnNam đặt tại Hà Trung (trường số 16 và 17).

          - Hội đồng chính phủ quyết định (số 291 – CP) về bồi dưỡng cán bộ, giáo viên (hàng năm đảm bảo 5 – 10% cán  bộ giáo viên đi bồi dưỡng tập trung).

          - Thông tư liên bộ Lao động – Giáo dục về giáo dục ý thức ngành nghề và hướng dẫn  học sinh phổ thông đi học nghề.

Hệ thống giáo dục của miền Bắc đã hết sức chú trọng bồi đắp tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Đối với thiếu niên, nhi đồng, việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy mà điều đầu tiên là yêu tổ quốc, yêu đồng bào đã trở thành mục tiêu phấn đấu của học sinh ở hệ thống trường phổ thông. 

Đối với thanh niên, việc thổi hồn dân tộc vào những áng thơ văn đẹp, mang tính cách mạng đã trở thành yêu cầu đặt ra đối với phong trào thi đua dạy tốt của đội ngũ giáo viên ở bậc phổ thông và đại học. Trong chương trình văn học, bổ sung nhiều tác phẩm mới phản ánh thực tiễn đấu tranh anh dũng của nhân dân ta, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng như Người mẹ cầm súng, Sống như anh, Em Ngọc. 

Nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tiễn như truyền tin chiến thắng, tổ chức mít tinh lên án tội ác của giặc Mỹ gây ra trên cả hai miền Nam Bắc, lao động trên các công trường, đồng ruộng hợp tác xã, thăm hỏi các chiến sĩ ở trận địa pháo binh... 

Những hoạt động như vậy, rất có tác dụng trong việc nâng cao đạo đức cách mạng của học sinh. Trong nhà trường xuất hiện nhiều tấm gương vừa học tập tốt, lao động tốt và phục vụ chiến đấu giỏi. Nhiều học sinh sau khi ra trường hoặc đang học dở đã tự nguyện lên đường nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc. 

Từ năm 1961 đến năm 1975, qua 29 đợt điều động, miền Bắc đã đưa gần 300 giáo viên vào miền Nam, riêng năm 1972, đã có tới 224 thầy giáo và sinh viên của các trường đại học nhập ngũ, trong số đó đã có 621 nhà giáo đã vĩnh viễn yên nghỉ nơi chiến trường. Tuổi trẻ anh hùng xuất hiện ở khắp nơi với những điển hình tiêu biểu như: Trịnh Tố Tâm, Nguyễn Viết Xuân, Lê Mã Lương…

Cùng với giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục đại học đã từng bước tiến lên chính quy, hiện đại. Mỗi trường đại học đều thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu cả về khoa học cơ bản và chuyên ngành. Chương trình giáo dục đại học được bố trí như sau: sau 2 hoặc 3 năm học về các môn cơ sở, sinh viên được đào tạo chuyên sâu vào từng chuyên đề hẹp của ngành mình. Hệ thống các trường đại học của miền Bắc đã phát triển nhanh chóng trong một thời gian ngắn với nhiều hình thức đào tạo phù hợp, hiệu quả. 

Đến năm 1975, miền Bắc đã có 41 trường, lớp, phân hiệu đại học (gấp 10,3 lần so với năm 1955). Hình thức đào tạo rất đa dạng: chính quy, tại chức, chuyên tu, mở lớp học đêm, học theo hình thức gửi thư, đào tạo quốc tế. Ngoài ra, các trường đại học đã xúc tiến nhanh việc cử cán bộ đi đào tạo và bồi dưỡng nghiên cứu sinh, thực tập sinh ở các nước XHCN nhất là ở Liên Xô. 

Phong trào thi đua hai tốt cũng được phát động trong các trường đại học, có nhiều điển hình tốt (như Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Học viện Nông lâm, Đại học Kinh tế - Tài chính, Cao đẳng Mỹ thuật) đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động và phong danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc. 

Các đề tài khoa học của trường đại học được thực hiện theo hướng ứng dụng vào phục vụ sản xuất công, nông nghiệp, phục sức khỏe của nhân dân và đi đôi cải tiến kỹ thuật phục vụ quốc phòng, giao thông vận tải; kết hợp giảng dạy học tập với phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống. 

Qua 20 năm (1955 - 1975), giáo dục đại học của miền Bắc đã đào tạo được hơn 8 vạn người có bằng đại học, khắc phục được một bước tình trạng thiếu nghiêm trọng cán bộ chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Giáo dục Mầm non

Có một điều hết sức thú vị là sau khi giành được độc lập từ tay thực dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trước khi ban hành sắc lệnh về việc thành lập ngành học sư phạm thì ngày 10 tháng 8 năm 1946 lịch sử đã chứng kiến sự ra đời của giáo dục mầm non bằng sắc lệnh số 146/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Sắc lệnh đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới, trong đó ghi rõ: “bậc học ấu trĩ nhận giáo dục trẻ em dưới 7 tuổi và tổ chức theo điều kiện của Bộ Quốc gia giáo dục ấn định sau”. 

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho những người mẹ của trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà đỡ đẻ, các nhà trẻ và vườn trẻ”. 

Từ đó, khi chuẩn bị chương trình cải cách giáo dục lần thứ I, Bộ cũng đã xác định: “Bậc học ấu trĩ đảm nhận việc giáo dục tổ chức hay kiểm soát”. 

Từ đó, ngày 10 tháng 8 hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm thành lập giáo dục mầm non của VNDCCH, nay là CHXHCNVN.

Cùng với Ban Giáo dục ấu trĩ  được thành lập ngày 15/12/1945, trường mẫu giáo Tây Hồ ngoại thành Hà Nội chỉ có 20 cháu do các nhân sĩ tổ chức được coi là trường đầu tiên của giáo dục mầm non sau Cách mạng Thánh 8. 

Tiếp theo là các trường mẩu giáo Bách Thảo làng Ngọc Hà, các trường thuộc liên khu IV cũ…; cuộc khách chiến chống Pháp rộng mở, ngày càng ác liệt cũng là giai đoạn giáo dục mầm non dần dần phát triển trong gian khó ở nhiều nơi thời kỳ 1946 – 1954. 

Tuy còn sơ khai và  nhiều bỡ ngỡ nhưng ở Việt Bắc, Trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Liên khu IV…đều có các lớp ấu trĩ viên, lớp vỡ lòng, các nhà trẻ, nhiều nơi còn mở Dục Anh viện, Cô nhi viện để nuôi dạy con liệt sĩ, thương binh và gia đình quân nhân không nơi nương tựa. 
Ngay trong vùng chiến khu kháng chiến rất khốc liệt, trại trẻ Phja Khao – Bắc Kạn (Kheo Khao), trại Nhi đồng miền Bắc được thành lập; các khóa huấn luyện học viên mẫu giáo, ấu trĩ cũng được đẩy mạnh. 

Tới cuối năm 1948 đã có 200 cô mẫu giáo, mở trên 300 lớp ấu trĩ thu hút hàng chục nghìn cháu đến lớp. 

Ngày 02/01/1949 Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức hội nghị mẩu giáo toàn quốc đầu tiên trong lịch sử mầm non nước ta tại thôn Ngòi, xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang. Hội nghị đã định rõ hơn mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục mẫu giáo, những quan điểm về giáo dục trẻ thơ tại hội nghị này đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị cơ bản. 

Cùng với tháng lợi của cuộc kháng chiến anh dũng chống Pháp của dân tộc, giáo dục mầm non trong  giai đoạn này đã từng bước vược qua bỡ ngỡ ban đầu, trưởng thành trong khó khăn, khẳng định tính đúng đắn của đường lối và giá trị thực tiễn của nó trong sản xuất, chiến đấu.

Từ năm 1945 đến năm 1954 ở Saigon về giáo dục, rất ít người quan tâm đến nhu cầu, học tập của con em nhân dân ở độ tuổi ấu thơ (3 đến 6 tuổi) trước khi vào học cấp tiểu học.

            Từ năm 1954, trong khi ở nhiều nước Âu Mỹ, ngành mẫu giáo đã phát triển mạnh với nhiều phương pháp giáo dục mới, tiến bộ của các nhà sư phạm Montessori, Decroly, Freinet… thì ở Saigon mới có một số ít trường tư thục mở lớp mẫu giáo tiếng Pháp cho con em nhà giàu như trường Michelet, Calmette, Auroe, Mạnh Mẫu và một số trường công giáo khác như Caritas, Sainte Enfance…

            Trong chương trình giáo dục của chính quyền Saigon lúc bấy giờ không có chương trình mẫu giáo nên các trường công lập không mở lớp mẫu giáo, cũng không có tư thục về ngành này.

            Lúc đó ở Saigon có nhiều nhà giáo quan tâm đến việc dạy trẻ em nhỏ ở Việt Nam bằng tiếng Việt với một phương pháp phù hợp trẻ Việt Nam nên đã nghiên cứu và viết nhiều bài báo giới thiệu phương pháp giáo dục mới. 

Trong số này có nhà văn nhà giáo Thiên Giang giới thiệu phương pháp Decroly; từ năm 1950 anh Phan Văn Vệ đã cộng tác với báo “Dạy trẻ” ở Hà Nội là tờ báo hỗ trợ cho lớp mẫu giáo thí điểm ở Hà Nội.

Khi hòa bình lập lại, Miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa. 
Lúc bấy giờ khởi xướng phong trào giáo dục mầm non chính là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ đã chủ động phối hợp với ngành giáo dục tích cực gây dựng và phát triển bậc học dành cho trẻ nhõ với mục đích là bảo vệ trẻ thơ cùng các bà mẹ. 

Các trại nhi đồng miền Bắc và trẻ Phja Khao được chuyển về Hà Nội và mở thêm trại trẻ nhi đồng miền nam ở Thái Hòa ấp; cùng với thành lập Phòng mẫu giáo tại Bộ giáo dục, phong trào mẫu giáo trên miền Bắc đã có bước phát triển. 

Cuối năm 1964, đã tổ chức 4.944 lớp mẫu giáo, 5.682 giáo viên, với 149.000 trẻ đến lớp trên khắp miền Bắc.

            Sau hiệp định Genève (7/1954), tình hình chính trị ở Saigon cũng như trong cả nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên làm công cụ thực hiện chế độ thực dân kiểu Mỹ. Dùng văn hóa giáo dục làm phương tiện âm mưu đầu độc thanh thiếu niên Việt Nam, làm họ quên đi bản chất Việt Nam, chạy theo lối sống thụ hưởng kiểu Mỹ, trở thành công cụ phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.

            Nhân dân đô thị, nhất là ở Saigon, cương quyết chống âm mưu thâm độc đó. Các trí thức, nhà báo, nhà giáo, nhà văn tiến bộ, với sự đồng tình của phụ huynh học sinh đã dùng tiếng Việt dạy học từ mẫu giáo đến Đại học để phát huy tình yêu tiếng mẹ đẻ.

            Một yêu cầu bức xúc khác nữa là việc mở lớp học cho trẻ nhỏ - con em gia đình lao động - để cha mẹ các cháu yên tâm làm ăn sinh sống, đồng thời tạo cơ sở giúp gia đình anh chị em đi kháng chiến và cán bộ hoạt động nội thành.

            Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, những người có tâm huyết như các ông Lưu Văn Lê, Văn Công Lầu, Phan Văn Vệ… đứng ra tổ chức lớp đào tạo giáo viên mẫu giáo đầu tiên ở Saigon vào năm 1954 tại tư thục Lam Sơn (ngã sáu Chợ Lớn) do chị Dung làm Hiệu trưởng. Lớp học có 63 chị tham dự. 

Các thành viên trong Chi hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, ngã sáu Chợ lớn đỡ đầu về mặt tài chánh. 

Chương trình huấn luyện gồm có: tâm lý nhi đồng, đạo đức giáo viên mẫu giáo, vận dụng các phương pháp mẫu giáo của Decroly, Montessori, Freinet cho thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của ViệtNam

Các môn nghiệp vụ là nhạc, vẽ, múa, thủ công, y tế trẻ em; thời gian huấn luyện là 6 tháng. 
Về sau, số giáo viên này làm lực lượng nòng cốt tổ chức hàng chục trường mẫu giáo ở Saigon, Chợ Lớn. Có thể kể:
Trường mẫu giáo Việt Nam trong cư xá công chức Chí Hoà (1955)Trường mẫu giáo Việt Nam Chợ Quán trong hẻm xóm lao động Chợ Quán (1956)Trường mẫu giáo Hoà Hưng tại nhà bà giáo Phan Thị Của (1956)Trường mẫu giáo Việt Nam Chim Non tại góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Trần Quang Diệu (1957)Trường mẫu giáo Mầm non ở Bình Thạnh và đường Nguyễn Tri Phương quận 10 (1958)Trường mẫu giáo Việt Nam Trần Quốc Toản (1960)Trường mẫu giáo Việt Nam Phú Lâm (1967)Trường mẫu giáo Hợp Phố 200 Lê Quang Định, Bình Thạnh (1967)
            Các lớp học đều lấy học phí rất nhẹ, vừa đủ trang trải chi phí để con em nhân dân có thể đi học được. 

Trong các dịp lễ, Tết các trường tổ chức nhiều buổi nói chuyện với phụ huynh giải thích thêm về chương trình, phương pháp dạy trẻ mẫu giáo.

            Năm 1960 ông Phan Văn Vệ, Trưởng ty Gia Định hỗ trợ mở lớp tu nghiệp giáo viên mẫu giáo, học tại hội trường Ty Tiểu học Gia Định, có 200 người tham dự.

Thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1965 – 1975, để đáp ứng yêu cầu kháng chiến và công tác chỉ đạo ngành học, ngày 19/1/1966 Chính phủ đã ra Nghị định về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Giáo dục, trong đó quy định thành lập Vụ Mẫu giáo là một trong 4 ngành học thuộc Bộ Giáo dục, giáo dục mẫu giáo và bảo vệ trẻ thơ lúc bấy giờ đã trở thành một ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. 

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bắt đầu ác liệt, Thũ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 153/CP ngày 12/8/1966 nêu rõ: “Ngày nay công tác nhà trẻ, mẫu giáo ngày càng được coi trọng đễ bảo vệ tính mạng và sức khỏe của các cháu, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đảm đương nhiệm vụ ngày càng nặng cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước”. 

Thực hiện việc chỉ thị của Thũ tướng chính phủ, các lớp mẫu giáo, nhà nhóm trẻ đã phân tán nhỏ lẻ, tránh xa các mục tiêu đánh phá của định. 

Phần lớn lớp học các cháu nằm sâu trong lòng đất hoặc trong các hầm chữ A rất lớn, vừa là nơi trú ẩn vừa là nơi các cô giáo tổ chức dạy học và che chở an toàn cho các cháu khi cha mẹ xa nhà. 

            Tại  Saigon, ngày 20/11/1967, Hội Ái hữu Giáo chức bậc Tiểu học, nghiệp đoàn Giáo dục tư thục Việt Nam, Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ mở lớp tu nghiệp giáo viên mẫu giáo tại trường tiểu học Phan Đình Phùng (Bàn Cờ) thu hút 300 học viên tham gia, trong đó có cả nữ tu Thiên chúa giáo, Phật giáo và giáo viên người Hoa. 

           Năm 1970, tại trường tiểu học Phan Đình Phùng đã mở một đợt hoạt động mẫu giáo. Triển lãm đồ dùng dạy học tự tạo, trình bày phương pháp dạy mẫu, hướng dẫn các cô dạy hát, dạy múa, múa rối, kể chuyện cho trẻ từng lứa tuổi. Đến năm 1973, mở một lớp tu nghiệp mẫu giáo gồm 246 học viên, có nhiều hiệu trưởng các trường mẫu giáo Pháp đã tu nghiệp ở nước ngoài cũng đến tham dự.

Tại miền Bắc tuy rất khó khăn nhưng cuối năm 1974 – 1975 đã có hơn 33.000 nhà nhóm trẻ, 550.000 cháu; 32.6000 lớp học mẫu giáo với 1,2 triệu cháu đến lớp. 

Đó là thời kỳ xây dựng và trưởng thành trong điều kiện xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. 

Giáo dục mầm non phát triển không những thể hiện tính ưu việt của miền bắc Xã Hội chủ nghĩa mà là nhu cầu phục vụ sản xuất , đời sống, làm yên lòng người ở, người đi vì cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

            Sau ngày Saigon được giải phóng, đội ngũ giáo viên từng tham dự tu nghiệp giáo viên mẫu giáo tại trường tiểu học Phan Đình Phùng (Bàn Cờ) đã làm hạt nhân góp phần tích cực cho việc xây dựng ngành học mầm non của thành phố HCM như các chị: Nguyễn Thị Nhân, Nguyễn Thị Mẹo, Phan Thị Nhàn, Phan Ngọc Ẩn, Châu Kim Lộc, Huỳnh Thị Nhung, Đặng Yến Nhi, Lê Thị Minh, Châu Thị Ba, Ngụy Như Sương, Nguyễn Thị Bảy…

            Trước giải phóng, thực sự thành phố chỉ có 5 trường mẫu giáo đúng quy cách, còn lại 361 trường tiểu học có mở thêm lớp mẫu giáo hoặc có một số lớp mẫu giáo mở tại tư gia. 
Có 36.000 cháu độ tuổi mẫu giáo theo học các trường lớp này. 

Về tổ chức quản lý chủ yếu do tư nhân kinh doanh hoặc do tôn giáo mở ra với mục đích tuyên truyền đạo giáo. 

Và một số ít do những nhà giáo có tâm huyết quản lý để giúp đỡ con em gia đình lao động nghèo và tạo điều kiện cho anh chị em đi kháng chiến hoạt động nội thành.

Giáo dục tiểu học:

Vào năm 1957, số học sinh tiểu học ở miền Nam là 671.585 học tại 3.473 trường tiểu học, tức gia tăng 60% với năm 1955. 
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa.
Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).   Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]
Niên học
Số học sinh
Số lớp học
1955
400.865
8.191
1957
717.198[9]
1960
1.230.000[9]
1963
1.450.679
30.123
1964
1.554.063[10]
1970
2.556.000
44.104
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều. Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học(chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa.
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa. ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ. )
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu học trong các trường công lậphay tốn học phí (tùy trường) tại các trường tiểu học tư thục. Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.
Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản
Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản

 Giáo dục trung học:

Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn
Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổngsố thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc). Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ởcác trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)… Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
trước 1971
sau 1971
lớp năm
lớp một
lớp tư
lớp hai
lớp ba
lớp ba
lớp nhì
lớp tư
lớp nhất
lớp năm
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
lớp đệ thất
lớp sáu
lớp đệ lục
lớp bảy
lớp đệ ngũ
lớp tám
lớp đệ tứ
lớp chín
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
lớp đệ tam
lớp mười
lớp đệ nhị
lớp 11
lớp đệ nhất
lớp 12
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Trung học đệ nhất cấp:
Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73
Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào trường trung học công lập không dễ . Các trường trung học công lập hàngnăm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn 10%. Những học sinhkhông vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục nhưng phải trảhọc phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt” (hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ, thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với lượng 2 giờ mỗi tuần. Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường. Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.
Sân trường Marie Curie
Sân trường Marie Curie
Trung học đệ nhị cấp:
Nam sinh Võ Trường Toản
Nam sinh Võ Trường Toản
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.
Số liệu giáo dục bậc trung học[8]
Niên học
Số học sinh
Số lớp học
1955
51.465
890
1960
160.500[9]
1963
264.866
4.831
1964
291.965[10]
1970
623.000
9.069
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8. Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinhđậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).
Thầy trò trường Gia Long
Thầy trò trường nữ Gia Long
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinhvà các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh. Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.
Nữ sinh Lê Văn Duyệt
Nữ sinh Lê Văn Duyệt
Trung học tổng hợp:
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và đemáp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn,kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinhnhững kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trunghọc. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị nhữngmôn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống. Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung học tổng hợp,nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và SươngNguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên 1960
Trung học kỹ thuật:
Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B'Lao
Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao
Các trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với giáodục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật thường được cấphọc bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắtbuộc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Các trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ; tư thục thì có Trường Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
Hiệu trưởng Cao thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.
Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.

Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử

Các trường tư thục và Bồ đề:

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974
Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào năm 1964 các trường tưthục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học. Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều hành của Giáo Hội Công Giáo.
Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)
Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)
Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành, tính đến năm 1970trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65 trường trung học với tổng sốhọc sinh là 58.466. Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả cáctrường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhấtđịnh cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam. Chương trình học chính trongcác trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm. Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
Le Collège Fraternité - Bac Ai datant de 1908, se situe 4 - rue Nguyên Trai, Cho Quan.
Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.
Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
Saigon 17 March 1971 - Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.
Saigon 17 March 1971 – Bà Nguyễn Văn Thiệu dự lễ khánh thành Thư viện trường Quốc Gia Nghĩa Tử.
Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế,và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
Số liệu VNDCCH vào giữa thập niên 1960 cho biết tổng cộng cả ba cấp có 10.150 trường sở, trong đó có 242 trường cấp III, có 90.000 giáo viên, số học sinh lên gần ba triệu và khoảng 80-85% trẻ em ở lứa 7 đến 10 tuổi đi học. 
Số liệu học sinh trung tiểu học
Niên học
Cấp I
Cấp II
Cấp III
1964-65
2.160.000
670.000
80.000
1966-67
2.410.000
810.000
100.000
Số học sinh từ cấp I lên cấp II rất thấp, chỉ khoảng 15%; từ cấp II lên cấp III xuống chỉ còn 10%. Học sinh đậu cấp II có thể ghi danh học nghề thay vì lên cấp III. Khoảng 20% học sinh xong cấp II được chuyển sang trường nghề. 
Cách Tổ chức Các Bậc Tiểu Học và Trung Học:
Tiểu Học: Học trình 5 năm. 
Trung Học:
 Các học sinh phải thi vào trường Trung Học Công Lập và học 4 năm từ lớp 6 đến lớp 9 (đệ Thất đến đệ Tứ), sau đó có thể thi Trung Học Đệ Nhất Cấp. 

Bắt đầu niên học 1970-1971, Bộ Quốc Gia Giáo Dục bỏ kỳ thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp nên kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt của lớp 9 trở nên khó khăn hơn. 

Học hết lớp 11 (đệ Nhị) thi Tú Tài phần I, sau lớp 12 (đệ Nhất) thi Tú Tài phần II. Như vậy, hoàn tất bậc Trung học Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp đòi hỏi thời gian 7 năm. 

Thi Tú Tài cũng như trước năm 1954 gồm có các ban A, B C, D như đã đề cập trong phần 7, vẫn không thay đổi. Tú Tài I và Tú Tài II đòi hỏi thí sinh đậu thi Viết mới được thi Vấn đáp.  Tuy nhiên, Bộ Giáo Dục đã bãi bỏ kỳ thi Vấn Đáp kể từ năm 1968.

Bộ cũng đã quyết định bỏ kỳ thi Tú Tài I, niên khóa 1972-1973 nên kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt của lớp 11 lại càng khó khăn gấp bội. Vì có sự thay đổi và hủy bỏ các kỳ thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp và Tú Tài I này, nên Tú Tài II còn lại là kỳ thi duy nhất của bậc Trung Học và sau đó cũng đổi thành bằng Tú Tài (trước kia gọi là Tú Tài II) kể từ năm 1974.

Năm 1974 là năm đầu tiên cũng là năm cuối cùng, chính phủ tổ chức thi Tú Tài bằng máy điện toán IBM. Thí sinh phải thi tất cả các môn theo phương pháp trắc nghiệm.

   

Nói tóm lại, một cuộc cải cách của nền Tiểu và Trung Học Việt Nam đã thiết lập từ lớp 1 đến lớp 5 (Tiểu Học) và từ lớp 6 đến lớp 12 (Trung Học). Ngoài ra kể từ lớp 6, học sinh được học Sinh ngữ thứ nhất tùy ý lựa chọn Anh hoặc Pháp. Từ lớp 10 học thêm Sinh ngữ thứ hai, và như thế khi tốt nghiệp Tú Tài, học sinh đã được học Sinh ngữ thứ nhất 7 năm và Sinh ngữ hai là 3 năm. Ngoài ra, chương trình Toán cũng được thay đổi, thi Tú Tài Toán không còn 7 môn Toán nữa nhưng chỉ rút lại còn những môn căn bản là Tân Toán, Hình Học và Hình Học Giải Tích (gồm có Giải Tích, Đạo Hàm và Tích Phân). Như vậy, chương trình Trung Học đặc biệt ban Khoa Học B cũng tương đương với cách học tại Hoa Kỳ ngày nay. Điều này được chứng tỏ rõ ràng là hầu hết các người Việt tị nạn tại Mỹ nếu có bằng Tú Tài Việt Nam và nếu theo học Đại Học tại Hoa Kỳ thì phần lớn đều tốt nghiệp. 
 
Các Kỳ Thi Trung Học Toàn Quốc: 

Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tổ chức các kỳ thi Trung Học Toàn Quốc trong khoảng năm 1960-1964, thường chỉ dành cho các học sinh lớp 12 (đệ nhất). Theo chỉ thị của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, mỗi trường đề cử chỉ một người về một môn trong số các môn Việt Văn, Lý, Hóa, Toán, Vạn Vật. Chương trình thi là chương trình tổng quát thuộc Đệ Nhị Cấp và thường có những bài toán rất dài về môn Toán, Vật Lý, Hóa Học hoặc câu hỏi tổng hợp về Vạn Vật, và một môn Bình Giải thuộc Việt Văn.

Tất cả các học sinh giỏi nhất của các trường trên toàn quốc thi với nhau và mỗi một môn, trường chỉ lựa có một người xuất sắc nhất. Ai đậu được thì chẳng những mang danh giá cho trường mình mà còn dễ dàng trong việc cứu xét đi du học.

Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Chính Phủ Hà Nội): 

Năm 1957, các trường Trung Tiểu Học đổi học trình thành 10 năm gồm 5 năm Tiểu học và 5 năm Trung học. Cuối lớp 10 thi tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông (coi như bằng Tú Tài cũ); cho đến năm 1975 chế độ này vẫn duy trì như vậy.

Tóm lại, thời gian Tiểu Học là 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5, Trung Học có 5 năm, từ lớp 5 đến lớp 10. Sở dĩ thời gian Trung Học rút ngắn lại vì học sinh không còn học Sinh Ngữ như học sinh ở các nước khác.

11 năm sau tức năm 1965, Đại Học Bách Khoa Hà Nội ra đời, gồm có các phân khoa trong thời gian đầu như Điện Học, Cơ Khí, Hóa Học, Xây Dựng và Thủy Lợi…. Điều kiện tuyển sinh của trường đòi hỏi học sinh phải có chứng chỉ tốt nghiệp Trung học Phổ Thông và thi vào, học 3 năm tốt nghiệp Kỹ Sư.

Còn Đại Học Kiến Trúc thí sinh cũng phải thi vào và học 5 năm tốt nghiệp Kiến Trúc Sư.

Tất cả các lớp được giảng dạy bằng tiếng Việt.

Kể từ năm 1965, khi lên Đại Học, sinh viên bắt đầu học Sinh Ngữ và được phép chọn một trong 4 Sinh ngữ: Anh, Pháp, Nga, hay tiếng Trung Hoa.

Để được thi vào các Đại học, thí sinh cần có bằng Trung học Tốt nghiệp, ban đầu rất dễ nhưng càng về sau càng khó vì sĩ số giới hạn của từng trường. Đặc biệt trong giai đoạn từ 1954-1975, tất cả các sinh viên bất cứ ban nào của trường Đại Học Hà Nội, cũng đều được cấp học bổng theo học và tất nhiên không phải đóng học phí. Tuy nhiên trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế của VNDCCH rất yếu kém và các công chức tính đến năm 1975 cũng chỉ lãnh được 50 đồng cho Giáo viên đệ nhất cấp, 75 đồng cho Giáo sư Trung học, Bác sĩ khoảng 100 đồng vì vậy ta không lấy gì làm lạ, học bổng cho sinh viên chỉ có 30 đồng một tháng.

Nếu so với nền Trung Học của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), nền Trung học của VNDCCH chỉ tương đương với lớp 10 của VNCH mà thôi. Do đó khi thi vào Đại Học trong khoảng năm 1976-1985, đặc biệt ở miền Nam có 2 đề thi: một đề cho hệ 10 năm và một đề khác cho hệ 12 năm. Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần mất khoảng 10 năm trời mới đào tạo đủ số giáo chức dạy các lớp 11 và 12 và lúc đó thì nền giáo dục trong Nam và ngoài Bắc mới thống nhất.

Học trình của Tiểu học là 5 năm, Trung học cũng 5 năm (đến lớp 10), và sau lớp 10 phải thi tốt nghiệp Trung học, được cấp bằng Phổ Thông Trung Học. Tất cả các Đại Học Văn và Khoa Học Xã Hội, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Toán, Lý Hóa và Vạn Vật), Đại Học Sư Phạm đều học theo năm học và thời gian là 3 năm. Muốn được nhận vào học, thí sinh phải qua một kỳ thi nhập học. Trình độ bậc Đại Học thì thấp hơn trình độ ở các trường thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vì lý do học 10 năm cộng thêm 3 năm Đại Học so với 12 năm cộng 4 năm, do đó sự chênh lệnh là 3 năm học.

Trong giai đoạn 1954-1975, mục tiêu của chính phủ VNDCCH là cuộc chiến tranh với miền Nam, đặt trọng tâm là Quốc Phòng và tất cả đều cho tiền tuyến, do đó nền kinh tế không thể nào mở mang được. Kết quả của nền giáo dục và kinh tế cho đến năm 1975 ở vùng VNDCCH, nông nghiệp sản xuất không đủ ăn thường phải nhận viện trợ lương thực từ Trung Quốc và Liên Sô. Dân chúng sống theo chính sách hộ khẩu (mô hình của Trung Quốc) nghĩa là mỗi người mỗi tháng chỉ được phép mua từ 10 đến 13 kí gạo tại các hợp tác xã, thường là gạo mục cũ đôi khi không có gạo, thì được thay thế bằng khoai hoặc sắn với quy định 1 kg gạo tương đương với 3 kí khoai. Còn nếu mua ở trong thị trường chợ đen thì giá cao gấp 5, 6 lần, dân không đủ tiền mua. Vải vóc sản xuất không đủ dùng cứ 2 năm mỗi người dân mới được mua vải may 1 cái áo và 1 cái quần, còn trên thị trường chợ đen thì rất khó kiếm và giá gấp 5, 10 lần. Trong giai đoạn này, lương của 1 công nhân công chức khoảng 50 đồng Việt Nam; độ 5 đồng Việt Nam tương đương với 1 đô-la Mỹ. Như vậy mỗi người một tháng tương đương 10 đô-la để sống kể cả tiền thuê nhà.

Nhãn dán
Giọng điệu đúng
kiểu để lừa
kẻ không biết
Nói tóm lại, nền kinh tế không phát triển trong giai đoạn này đã làm cho nhân dân miền Bắc đói khổ. Toàn dân trông mong vào viện trợ lương thực từ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, do đó việc giáo dục và thi cử cũng bị ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn.

Đặc biệt, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cố gắng thay đổi nền giáo dục từ Tiểu, Trung và Đại Học; tất cả đều được giảng dạy bằng tiếng Việt khác với trước năm 1954, Đại Học học bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, toàn bộ các sách Giáo Khoa cũng đã được dịch sang tiếng Việt và đã sắp xếp từ lớp 1 đến lớp 12 y hệt của Mỹ và vì vậy, sau năm 1975 các học sinh Việt Nam di chuyển sang Mỹ chuyển lớp dễ dàng để hội nhập vào các trường học tại Mỹ.

Một cố gắng cuối cùng của chính phủ là bỏ kỳ thi Tú Tài I năm 1973, do đó năm 1974 chỉ cần học bạ lớp 12 là được dự thi bằng Tú Tài và dùng máy Điện Toán IBM để chấm bài. Kỳ thi này đã cho tốt nghiệp rất nhiều Ưu hạng, Bình hạng và Bình Thứ khác hẳn trong chế độ thi cử cũ, rất ít người đậu Ưu hay Bình.

Vì kỳ thi Tú Tài Việt Nam đã bỏ Vấn Đáp kể từ năm 1968, cho nên trong kỳ thi Viết có những phần riêng hỏi về Sinh Ngữ, Sử Ký, Địa Lý, Việt Văn, và Vạn Vật. Trong kỳ thi Trắc Nghiệm, tùy từng ban trong đó các môn chính được điểm cao hơn thí dụ ban B, môn Toán được 80 điểm (tương đương với hệ số 4), môn Lý Hóa 60 điểm (tương đương với hệ số 3), môn Triết được 20 điểm (tương đương với hệ số 1)…

Tuy nhiên, việc thi hành và xử dụng máy Điện Toán IBM đề chấm bài thi là một khuyết điểm lớn (hành động không giống ai) của Bộ Quốc Gia Giáo Dục vì rằng trên toàn thế giới ngay cả bên Mỹ cũng không dùng máy Điện Toán để chấm bất cứ một kỳ thi nào. Trong thời gian này, những máy Điện Toán IBM trong Bộ Tổng Tham Mưu chỉ được dùng trong vấn đề Quân Sự chứ không phải phục vụ việc chấm bài thi nên đã làm cho các giáo chức ngồi chơi xơi nước. Kết quả của cuộc thi Tú Tài năm 1974 (quen gọi là Tú Tài IBM) là đậu quá nhiều so với thường lệ, và bằng cấp do đó bị lạm phát vì có rất nhiều bằng Tối ưu và Ưu mà không phản ảnh đúng khả năng của thí sinh.

Tính cho đến cuối năm 1974, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng được một nền giáo dục 12 năm ngang bằng các nước tân tiến như Mỹ Quốc và phục vụ cho một nền Kinh tế Thị trường càng ngày càng phát triển thí dụ lập được các nhà máy Dệt tại Thủ Đức, lập được nhà máy xi-măng tại Hà Tiên và đã thăm dò thấy một số dầu hỏa ở ngoài khơi thuộc địa phận Việt Nam, trái với thời Pháp thuộc một năm chỉ sản xuất được 100 trí thức thì nay năm 1974 đã sản xuất được hàng vạn trí thức thuộc các ngành Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ, Cử Nhân Luật, Cử Nhân Khoa Học, Đại Học Sư Phạm, Cử Nhân Văn Khoa, các Kỹ Sư Điện, Cơ Khí, Công Chánh, Công Nghệ, Hóa, Nông Lâm Súc, Bác Sĩ Thú Y, một vài bằng Tiến Sĩ Khoa Học nhất là Kiến Trúc Sư phục vụ cho nền kinh tế đang trên đà mở mang.

Trong thời gian này, kỹ nghệ cơ khí cũng bắt đầu chế tạo được xe hơi tên là La Dalat mượn đầu máy động cơ của Pháp hiệu Citroën nhưng được đóng thùng tại Việt Nam (xem Made in Vietnam! - Citroën La Dalat). Đồng thời, Hải Quân Công Xưởng cũng đã chế tạo tàu Ferro-Cement tiện dùng cho các Duyên Đoàn Hải Quân bảo vệ bờ biển duyên phòng của miền Nam cùng với ghe Yabuta,...

Công lao to tát của tất cả các giáo sư, giảng sư giảng dạy trong các trường Đại Học Việt Nam kể cả trường Kỹ Sư Phú Thọ mặc dầu còn thiếu rất nhiều Giáo Sư có bằng Tiến Sĩ hoặc Thạc Sĩ (Y Khoa, Luật Khoa) nhưng cũng góp công hết lòng hết sức giảng dạy bằng tiếng Việt đưa nền Giáo dục Việt Nam, bậc Trung học cũng như bậc Đại học không thua kém với các nước đương thời như Singapore, Thái Lan, Đại Hàn….

Ta cũng nên nhắc lại nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là nền Kinh tế Thị trường phát triển theo các nước tự do và tập cho người dân quen biết với kinh tế thị trường nghĩa là giá cả thị trường theo khuynh hướng Cung Cầu. Luật Cung và Cầu có nghĩa rất đơn giản là nếu "Cầu nhiều Cung ít" thì giá phải lên và ngược lại "Cung nhiều Cầu ít" thì giá phải xuống và như vậy một nước muốn cho nền kinh tế phát triển ắt phải điều hòa Cung và Cầu tại giao điểm của 2 đường biểu diễn (Điểm cân bằng – Equilibrium point). Cái ưu điểm của nền Kinh tế Thị trường là tự do cạnh tranh để có thể bảo đảm giá hàng cho người tiêu thụ, lương bổng cho công nhân và một phần cho các nhà tư bản. Nhờ máy móc càng ngày càng phát triển, như vậy năng suất công nhân càng ngày càng cao và lương bổng của công nhân cũng được tăng theo hàng năm mà không ảnh hưởng tới vấn đề lãi của các cổ đông nghĩa là những người đã có vốn cho công ty kinh doanh. Thực tế, nền tư bản là do sự đóng góp của toàn thể các cổ đông (những người có mua cổ phần chứng khoán). Nền kinh tế của miền Nam Việt Nam đang trên đà phát triển theo chiều hướng tư bản thì bị ngưng lại sau khi miền Nam bị miền Bắc đánh chiếm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Giáo dục đại học:
Vào năm 1957, số sinh viên đại học Nam Việt Nam lên đến 3.823, tăng 40% so với năm 1955, các trường kỹ thuật và dạy nghề có số học sinh tăng gấp đôi.
VienDaiHocVanHanh Saigon
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là  Y, Dược, Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh,hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền. Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học bổng cho sinh viên.
Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh
Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh

Số liệu giáo dục bậc đại học
Niên học
Số sinh viên
1960-61
11.708[45]
1962
16.835[10]
1964
20.834[10]
1974-75
166.475[46]
Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.
Luat Khoa Sai gon
Đại học Luật khoa Sài Gòn
Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:
Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở). Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứngvới một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).
Đại học sư phạm kỹ thuật Thủ Đức
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật
Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.
25-khach_vieng_truong_01
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật
Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly) được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.
Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn
Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn
Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập. Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô hình phân tán ngànhhọc. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập dưới hai chính thể này( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, vàTrường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ thuật Tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang tính chất toàn diện. Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học”cấp quốc gia và 3 “đại học” cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình việnđại học. Vào tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của QuốcHội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các“đại học” cấp quốc gia và cấp vùng là “viện đại học”.
Các viện đại học công lập:
Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Namđổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trướcnăm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưngsau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từnăm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh. Vào thời điểm năm1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, vàY khoa.
Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục , Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ) Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965
Hàng đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục , Viện trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên ( tháng 3/1957-7/1957 ) Giữa Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm , bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965
Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức:Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).
Các viện đại học tư thục
Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.
Viện Đại học Đà lạt
Viện Đại học Đà lạt
Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoađại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học& Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973
Lễ phát bằng Cử Nhân của Viện Đại Học Vạn Hạnh, 1973
Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3Tháng Hai), Quận 10, Sài Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam QuốcTự của Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm việntrưởng. Viện Đại học Phương Namcó 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa. Vào thậpniên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn
Thư viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn
Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phânkhoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa học Quảntrị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo.
Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài
Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại họcnày do Giáo hội Công Giáo điều hành.

Các học viện và viện nghiên cứu
Viện Pasteur Nha Trang
Viện Pasteur Nha Trang
Học Viện Quốc Gia Hành Chính:Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền nhưthuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn. Học viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.
Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài GònViện Pasteur Đà LạtViện Pasteur Nha TrangViện Hải dương học Nha TrangViện Nguyên tử lực Đà LạtViện Khảo cổ v.v. với những chuyên môn đặc biệt.
Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.
Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.
Các trường đại học cộng đồng:
Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  ĐàNẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.
Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán. Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.
Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật
Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.
Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc.[74] Qua từng giai đoạn Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.
Trường Cao đẳng Điện học
Trường Cao đẳng Điện học
Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968 lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức
Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.
Các trường nghệ thuật:
Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn TâyPhương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu Trần Thanh Tâm (đờn kìm) Phan Văn Nghị (đờn cò) Trương Văn Đệ (đờn tam) Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)
Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).
Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế:Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.
Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật:thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60
Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hìnhvới các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).

Giáo dục Âm nhạc cho học sinh phổ thông ở Việt Nam đã được đặt ra từ những năm 1956-1957, khi đất nước ta bước vào cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2, sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và đất nước tạm chia cắt làm 2 miền. Lúc đó những người hoạch định kế hoạch giáo dục đã có ý định đưa môn Âm nhạc vào các trường phổ thông. 

Một môn học được đưa vào nhà trường thì việc đầu tiên là phải có giáo viên thực hiện. Công việc này mới dừng lại ở một vài việc làm ban đầu, như: biên soạn một văn bản chương trình Âm nhạc cho học sinh cấp I và cấp II (hệ giáo dục phổ thông 10 năm) và in được hai tập bài hát cho 2 cấp học này.  Vừa  đưa vào thực tế chương trình này thì vấp ngay phải khó khăn là không có đội ngũ giáo viên giảng dạy. Ngành giáo dục đã đưa ra  phương án là mở một lớp đào tạo sư phạm Âm nhạc từ 6-8 tháng rồi 2 năm, để đào tạo những giáo viên Âm nhạc đưa về các trường sư phạm dạy Âm nhạc cho giáo sinh, với hy vọng những giáo sinh sư phạm khi tốt nghiệp ra trường sẽ dạy được môn Âm nhạc cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, những lớp  GV sư phạm này cũng chỉ đào tạo được 3 khóa với số lượng giáo viên khoảng trên 100 người, được phân công về dạy Âm nhạc ở các trường Trung cấp hoặc sơ cấp sư phạm các tỉnh.

Sau đó chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ lan rộng trên toàn miền Bắc, bắt đầu từ những năm 1964-1965. Khó khăn liên tiếp khó khăn, môn Âm nhạc vì thế cũng không còn nhận được sự quan tâm của ngành. Trong những năm tiếp đó, người ta lại nghĩ đến việc đưa môn Âm nhạc vào các trường sư phạm của các tỉnh với số tiết học là 3 tiết/tuần (những năm trước chỉ dạy 1 tiết/tuần) với hy vọng có một số giáo sinh ra trường sẽ dạy kiêm nhiệm môn Âm nhạc ở các trường cấp I, II. Chủ trương này cũng chỉ thực hiện được một vài năm rồi “phá sản” bởi với số lượng 3 tiết/tuần cho những môn học mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mĩ thuật thì khi giáo sinh ra trường không mấy người có thể đảm nhiệm được việc dạy Âm nhạc ở cấp II (cấp I chỉ dạy hát nhưng yêu cầu GV phụ trách lớp nào thì phải dạy tất cả các môn trong chương trình qui định! Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo và quản lí giáo dục còn quá xem nhẹ việc dạy các môn nghệ thuật cho học sinh phổ thông.

Sách giáo khoa môn học không có, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên không có, các phương tiện dạy học Âm nhạc vô cùng nghèo nàn, các nhà quản lí chỉ đạo  chỉ coi trọng một số môn văn hóa thì làm sao các môn nghệ thuật có thể phát triển được!?!

Trường Đại Học Luật Khoa:

Từ năm 1955 trở đi, trường Đại Học Luật Khoa bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt vì trong giai đoạn này, trường Luật Khoa có rất nhiều Giáo sư Việt Nam với đầy đủ các cấp bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ tốt nghiệp tại Pháp như:

Giáo sư Vũ Văn Mẫu,
Giáo sư Vũ Quốc Thúc,
Giáo sư Vũ Quốc Thông,
Giáo sư Nguyễn Cao Hách, …

Giáo sư Vũ Văn Mẫu từng làm Ngoại Trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và
Giáo sư Nguyễn Cao Hách cũng có thời làm Khoa Trưởng trường Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, v.v…

Trường Đại Học Luật Khoa lúc đầu chỉ có 3 năm giống như chương trình Cử Nhân Luật của Pháp nhưng chỉ khác là bài vở dịch sang tiếng Việt. Vì nước nhà đã độc lập nên chương trình học loại bỏ Dân Luật của Pháp, được thay bằng Dân Luật Việt Nam và trong khi giảng dạy giáo sư cũng có đôi khi so sánh với bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê. Thời gian học vẫn là 3 năm thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật và tỉ số đậu cũng chỉ 20-30%. Trường Luật tương đối dễ học hơn những trường khác nên rất đông sinh viên ghi danh nhưng tiếc rằng khuôn khổ của trường tọa lạc trên đường Duy Tân quá chật hẹp nên chỉ độ 20-30% sinh viên ghi danh được nghe giảng còn phần còn lại chỉ mua những bài in Ronéo của Giáo sư đem về nhà học.

Mãi đến năm 1961 trường Luật theo học trình của trường Đại Học Khoa Học và Văn Khoa, đổi thời gian học lên đến 4 năm thay vì 3 năm. Sau đó, trường này cũng cấp phát một số bằng Cao Học Luật Khoa ban Kinh Tế hoặc ban Dân Luật nhưng tuyệt đối không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào, không rõ phải lả do Giáo sư muốn giữ độc quyền cấp bằng Tiến Sĩ hoặc Thạc Sĩ hoặc các nghiên cứu sinh không đủ khà năng. Việc này chúng tôi miễn phê bình.

Chương trình tiêu biểu của năm thứ nhất truờng Luật, niên khóa 1968-1972 gồm có 7 môn như sau:

Dân Luật, Cổ Luật, Luật Đối Chiếu, Quốc Tế Công Pháp, Luật Hiến Pháp, Pháp Chế Sử, và Kinh Tế Học. Môn Luật Hiến Pháp có sách học dày nhất trong tất cả 7 môn.

Dân Luật, Cổ Luật: Giáo sư Vũ Văn Mẫu phụ trách giảng dạy
Pháp Chế Sử: Giáo sư Vũ Quốc Thông phụ trách giảng dạy
Kinh Tế Học: Giáo sư Phan Tấn Chức phụ trách giảng dạy
Luật Đối Chiếu: Giáo sư Nguyễn Cao Hách phụ trách giảng dạy,
…........

Mỗi cuối năm sinh viên đều phải thi lên lớp, chẳng hạn cuối năm thứ nhất sinh viên có 2 lần thi, nếu đậu được lên năm thứ hai. Tổ chức thi bao gồm hai phần: thi Viết và thi Bút Vấn.

Thi Viết: Trước ngày thi, giáo sư bốc thăm 2 môn trong số 7 môn đã kể ở trên. Hai môn này sẽ được chọn làm đề thi Viết với bài Văn dài.

Muốn vào thi Bút Vấn, thí sinh phải đậu phần thi Viết.

Thi Bút Vấn: 5 môn còn lại sẽ vào đề thi Bút Vấn.

Nếu rớt Bút Vấn, thí sinh sẽ đuợc giữ điểm thi Viết cho kỳ 2 cùng năm và chỉ thi Bút Vấn mà thôi.

Năm thứ ba, sinh viên chọn ngành: Tư Pháp (tốt nghiệp làm Thanh Tra hoặc Luật sư Tập sự), Công Pháp (tốt nghiệp thường làm ở Quốc Hội), Kinh Tế (tốt nghiệp làm ở Ngân Hàng)… và thi tốt nghiệp Cử Nhân Luật của ngành đã chọn vào cuối năm thứ tư.

Trường Đại Học Văn Khoa:

Tương tự như trước năm 1954, cách tổ chức và chương trình của trường không có gì thay đổi. Một số các Giáo sư phụ trách giảng dạy của trường như sau:

Giáo sư Nghiêm Toản dạy môn Văn Chương Việt Nam. Ông Nghiêm Toản trước kia đã từng theo Nguyễn Thái Học trong Việt Nam Quốc Dân Đảng và đã bị thực dân Pháp bỏ tù một thời gian.
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Kỹ sư Hóa Học tại Pháp, chuyên về Triết Học Đông Phương. Ông còn giảng dạy tại trường Đại Học Vạn Hạnh.
Giáo sư Bùi Xuân Bào, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, dạy Pháp Văn
Giáo sư Lê Trung Nhiên, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, dạy môn Pháp Văn,
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, Tiến Sĩ Văn Chương Pháp tại Đại Học Sorbonne, giảng dạy môn Pháp Văn và môn Văn Minh Việt Nam,
Giáo sư Nguyễn Đình Hòa, Ph D, dạy môn Anh Văn…

Các Giáo sư phụ trách môn Việt Hán thường là các thầy dạy Việt Văn từ Trung học hoặc là một vài Giáo sư dạy chữ Hán có bằng Tiến Sĩ Hán Học. Các vị Giáo sư Việt Văn và Triết Học, Sử Địa thường không có bằng Tiến Sĩ cho nên họ chỉ là Giảng Sư của trường nhưng sau năm 1972 vì công lao to lớn của các vị này đào tạo nhiều Giáo sư Trung Học dạy các môn Văn, Sử Địa v..v…cho nên chính phủ đặc cách một số vị không có bằng Tiến Sĩ, làm Giáo Sư Đại Học. Ta cũng nên kể một vài vị có bằng Tiến Sĩ từ Pháp hay Mỹ giảng dạy nhưng không quá 5 vị trong số này. Trường Văn Khoa cấp phát được một số bằng Cao Học môn Địa Lý và Sử Học, Anh và Pháp nhưng không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào cả.

Các môn Việt Văn, Ngôn Ngữ và Văn Chương, Văn Phạm Việt Nam, Sử Ký, Địa Lý Việt Nam và Quốc Tế (dạy bằng chữ Quốc Ngữ), Hán Văn (dạy bằng tiếng Hán), Anh Văn (dạy bằng tiếng Anh) và Pháp Văn (dạy bằng tiếng Pháp).

Thí dụ:
Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán đòi hỏi phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Việt Nam, Chứng chỉ Hán văn, Chứng chỉ Sử hoặc Địa.
Cử Nhân Pháp Văn phải có bằng Dự Bị bằng tiếng Pháp, Chứng chỉ Văn Chương Pháp, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Pháp, Chứng Chỉ Việt Văn, Chứng Chỉ Anh Văn, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa).
Cừ Nhân Sử Địa phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Việt Nam, Chứng chỉ Sử Việt Nam, Chứng chỉ Sử Quốc Tế, Chứng chỉ Địa Việt Nam, Chứng chỉ Địa Quốc Tế.
Cử Nhân Anh Văn phải có Chứng chỉ Dự Bị, Chứng chỉ Văn Chương Việt Nam, Chứng chỉ Văn Chương Anh, Chứng chỉ Ngôn Ngữ và Văn Minh Anh và một chứng chỉ nhiệm ý như Pháp văn, Chứng chỉ Sử (hoặc Địa).
…….

Trường Đại Học Y Khoa:

Trường Đại Học Y Khoa tọa lạc tại số 28 đường Trần Quý Cáp.  Trường có một số giáo sư Thạc Sĩ rất tài giỏi như:

Giáo sư Phạm Biểu Tâm, chuyên về giải phẫu,
Giáo sư Trần Ngọc Ninh, chuyên về xương,
Giáo sư Ngô Gia Hy, chuyên về nội thương, đặc biệt về thận,
Giáo sư Trần Anh, chuyên về giải phẫu, trưởng khu Cơ Thể Học và từng giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Sài Gòn,
Giáo sư Nguyễn Hữu, chuyên về giải phẫu,
..v..v....…,

Cách tổ chức của trường Y Khoa vẫn tương tự trước năm 1954. Năm thứ nhât, một vài tháng có một lần thi hoặc thi Cơ Thể học, hoặc thi Mô Học, hoặc thi Sinh Hóa Học.  Năm thứ ba, sinh viên bắt đầu đi thực tập ở các bệnh viện hoặc chia nhau đi canh gác tại các nhà thương chẳng hạn nhà thương chuyên bênh lao Hồng Bàng...

Mãi đến sau năm 1970, trường bắt đầu giảng dạy bằng tiếng Việt nhưng đồng thời bắt buộc sinh viên dùng tài liệu Y Khoa bằng tiếng Anh để tham khảo. Có lẽ vì vậy sau năm 1975, các vị Bác Sĩ này khi di tản sang Hoa Kỳ có đủ khả năng thi lại bằng Bác Sĩ tương đương.

Trường Đại Học Dược Khoa:

Trường Đại Học Dược Khoa cũng tọa lạc tại số 28 đường Trần Quý Cáp trong thời gian 1954-1964. Vì nằm chung trên một giải đất với trường Y Khoa nên trường có tên là Y Dược Đại Học Đường. Sau trường dời về địa điểm mới tại góc đường Cường Để và đại lộ Thống Nhất.

Trường Đại Học Dược Khoa có một số giáo sư danh tiếng như:
Giáo sư Đặng Vũ Biền, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Đại Học Sorbonne
Giáo sư Tô Đồng, Dược Khoa Tiến Sĩ tại Đại Học Sorbonne.
Giáo sư Nguyễn Vĩnh Niên, Tiến Sĩ Dược Khoa tại Pháp.

Đặc biệt ông Đặng Vũ Biền còn có thêm bằng Cử Nhân Lý Hóa và Cử Nhân Toán tại Đại Học Sài Gòn.

Trường Đại Học Dược Khoa cũng giống như trước năm 1954, không có gì thay đổi và không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ Dược Khoa nào.

Trường Nha Khoa:

Đại Học Nha Khoa có các giáo sư tài giỏi như:
Giáo sư Lê Trọng Phong, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris, 
Giáo sư Nguyễn Văn Thơ, Tiến Sĩ Nha Khoa Đại Học Paris….

Trước năm 1975, trường Nha Khoa chỉ học có 5 năm và tốt nghiệp được cấp bằng Nha Sĩ. Sau năm 1954, trường Nha Khoa cũng tiếp tục như vậy. Ai muốn có bằng Tiến Sĩ Nha Khoa thì phải qua Pháp học. Sau năm 1970, trường Nha Khoa cũng bắt đầu yêu cầu các sinh viên dùng tài liệu bằng tiếng Anh và điều này cũng giúp các Nha Sĩ Việt Nam khi di tản có đủ điều kiện để tiếp tục lấy bằng Tiến Sĩ Nha Khoa tại Hoa Kỳ.
 
Trường Kỹ Sư Phú Thọ:

Trường Kỹ Sư thiết lập năm 1958 đào tạo Kỹ Sư Điện, Kỹ Sư Cơ Khí, Kỹ Sư Công Chánh. Kỹ Sư Hóa Học và Kỹ Sư Công Nghệ. Muốn vào trường này phải có bằng Tú Tài II và phải qua kỳ thi tuyển rất khó vì mỗi ban chỉ tuyển có 20 người và 3 người dự khuyết. Chương trình học là 4 năm, hai năm đầu học về Toán, Vật Lý và Hóa Học. Chương trình cao hơn chương trình của chứng chỉ MPC một chút nhưng thua bằng Cử Nhân Lý Hóa. Sau đó vào chuyên ngành học thêm hai năm nữa như vậy 2 năm đầu tiên học chung với nhau trong trường Khoa Học Cơ Bản của trường Kỹ Sư Phú Thọ, 2 năm sau sinh viên mới sang trường chuyên môn của mình. Tất cả các kỹ sư tốt nghiệp, ra trường đều được chính phủ bổ nhiệm vào làm Tổng Cục Điện, ngành Công Chánh, hoặc trong các hãng xưởng thí dụ làm trong Kỹ Nghệ Dệt tại Thủ Đức, các nhà máy xi-măng…

Khi thi vào trường Kỹ Sư chỉ cần thi Toán, Vật Lý và Hóa Học.
Các ngành cán sự Điện, Công Chánh, Điện tử, Hóa Học  chỉ cần có bằng Trung Học đậu thi tuyển vào và học 2 năm.

Giáo sư Võ Thế Hào, Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Louvain, Bỉ Quốc, đã từng là Giám Đốc Trung Tâm Khoa Học Cơ Bàn tại Đại Học Kỹ Sư Phú Thọ.

Trường Đại Học Kiến Trúc:

Muốn vào trường này phải có bằng Tú Tài II và trải qua kỳ thi tuyển gồm có các môn Toán, Lý và Kỹ Nghệ Họa. Sau đó, phải học một chương trình dài 7 năm. Năm chót phải làm một dự án vẽ kiểu nhà hoặc cao ốc (Building) rồi phải trình Hội Đồng Giáo Sư để tốt nghiệp.

Khi tốt nghiệp được cấp bằng Kiến Trúc Sư.

Trường Cao Đẳng Sư Phạm:

Muốn nhập học vào trường Cao Đẳng Sư Phạm, sinh viên phải có văn bằng Tú Tài II, và nộp đơn theo học. Học trình là 2 năm, học bằng tiếng Việt và có hai ban: Khoa Học và Văn Chương.

Ban Khoa Học gồm có Toán, Lý, Hóa và Vạn Vật để đào tạo Giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp và sau khi tốt nghiệp ra trường, có thể dạy được Toán, Lý, Hóa hay Vạn Vật.

Ban Văn Chương gồm có Anh, Pháp, Việt, Sử, Địa. Tốt nghiệp dạy các môn đó.

Trường Đại Học Sư Phạm:

Trường Đại Học Sư Phạm có học kỳ là 3 năm và điều kiện nhập học cần văn bằng Tú Tài II, nộp đơn thi nhập học. Khóa đầu tiên khai giảng khoảng tháng 10 năm 1958.

a- Ban Toán:
3 năm học bên Khoa Học gồm Toán Đại Cương, Vi Tích Phân Toán Học và Cơ Học Thuần Lý.

Trường Sư Phạm chỉ dạy môn Sư Phạm Học nhưng đưa Sinh viên đi thực tập ở các trường Trung Học. Nhắc lại là văn bằng Cử Nhân Toán đỏi hỏi sinh viên hoàn tất 4 chứng chỉ gồm Toán Đại Cương, Cơ Học Thuần Lý, Vi Tích Phân Toán và Vật Lý Đại Cương. Muốn đậu các chứng chỉ của trường Đại Học Khoa Học, tổng số điểm phải ít nhất là 10/20 trong khi trường Sư Phạm gửi sinh viên sang học bên trường Khoa Học; thi xong, trường Khoa Học gửi điểm trả về trường Sư Phạm và trường Sư Phạm chỉ cần số điểm 7/20 là cho phép sinh viên lên lớp, và vì vậy trình độ của sinh viên tốt nghiệp Sư Phạm không cao bằng trình độ của người tốt nghiệp Cử Nhân Toán.

Trường Đại Học Sư Phạm quyết định cắt điểm xuống còn 7/20 vì nếu lấy đúng điểm số như trường Đại Học Khoa Học 10/20 thì chắc chắn Sinh viên Sư phạm không đậu được 10 tới 20%, do đó không cung cấp đủ nhu cầu giáo sư Trung Học.

b- Ban Lý Hóa:
Học kỳ 3 năm và tổng số điểm cuối năm chỉ cần 7/20 là đậu.

Năm đầu tiên học chứng chỉ Toán Lý Hóa tại trường Khoa Học
Năm thứ hai học Vật Lý Đại Cương
Năm thứ ba học Hóa Học Đại Cương

Ngoài ra, các sinh viên phải học môn Sư Phạm Học tại trường Sư Phạm và phải đi thực tập tại các trường Trung Học.

Các sinh viên trường Sư Phạm được gửi sang học bên trường Khoa Học. Cuối năm, trường Khoa Học gửi điểm thi của sinh viên liên hệ về lại trường Sư Phạm.

Tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Khoa Lý Hóa, phải hoàn tất 4 chứng chỉ: Toán Lý Hóa, Vật Lý Đại Cương, Hóa Học Đại Cương và Cơ Học Thuần Lý.

Kỳ thi tốt nghiệp của trường Khoa Học có tổng số điểm tối thiểu 10/20 được chấm đậu. Như vậy, trường Sư Phạm học ngắn hạn hơn và điểm tốt nghiệp (7/20) thấp hơn trường Khoa Học (10/20). Thêm vào đó, sinh viên tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm được chính phủ cử làm Giáo sư Đệ Nhị Cấp chính ngạch, trong khi sinh viện tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học, nếu đi dạy học Trung học chỉ được làm Giáo sư Khế ước.

Mặc dù điều kiện làm việc không tốt như trường Sư Phạm nhưng các sinh viên tốt nghiệp trường Khoa Học có cơ hội làm Giảng Nghiệm viên ở Đại Học và nếu đi du học cũng dễ được các trường ở ngoại quốc như Mỹ và Pháp chấp nhận để học Cao Học hoặc Tiến Sĩ vì rằng khả năng của sinh viên trường Khoa Học tốt nghiệp với điểm số 10/20.

c- Ban Vạn Vật:
Thời gian 3 năm.
Năm thứ nhất học chứng chỉ Lý Hóa Vạn Vật.
Năm thứ hai học về Sinh Vật Học bên trường Khoa Học.
Năm thứ ba, học Thực vật Học cũng học bên Khoa Học
Điểm tốt nghiệp 7/20.

Muốn có bằng Cử Nhân Vạn Vật Học phải có 4 chứng chỉ gồm có Lý Hóa Vạn Vật (SPCN), Sinh Học, Thực Vật Học và Địa Chất Học. Tất cả điểm tốt nghiệp từ 10/20.

d- Ban Việt Hán:
Gửi sinh viên đến trường Văn Khoa và điểm số cũng khoảng 7/20 tốt nghiệp và ít năm học hơn so với Văn Khoa là 4 năm và Sư Phạm chỉ 3 năm.

e- Ban Sử Địa:
Cũng gửi Sinh viên đến trường Văn Khoa học và điểm số 7/20 là tốt nghiệp, học 3 năm.

f- Ban Anh và Pháp Văn:
Cũng gửi Sinh viên đến trường Văn Khoa học và điểm số 7/20 là tốt nghiệp, học 3 năm.

Nhắc lại là tất cả sinh viên ban Văn Khoa cũng như ban Khoa Học đều phải học thêm Sư Phạm Học và thực tập giảng dạy tại các trường Trung Học.

Kể từ năm 1954 về sau, tổ chức của các trường Văn Khoa và Khoa Học cũng tương tự như năm 1954, và ta không nhắc lại ở đây vì đã nói rõ trong phần trước năm 1954.

Trường Đại Học Khoa Học:

Mặc dù Trung học học bằng tiếng Việt nhưng tổ chức Đại học vẫn giống như trước năm 1954, nghĩa là vẫn học bằng tiếng Pháp làm cho các sinh viên gốc chương trình Việt rất lúng túng khi theo học Đại Học Khoa Học và tham khảo các sách Giáo Khoa bằng tiếng Pháp. Vì vậy ta không nên lấy làm lạ, tỷ số của thí sinh đậu tại trường Khoa Học rất thấp khoảng từ 5-30% mà thôi. Tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học đòi hỏi sinh viên phải hoàn tất 4 chứng chỉ.

Sau năm 1964, một số giáo sư người Việt Nam tốt nghiệp từ Pháp hay Mỹ về giảng dạy để thay thế các giáo sư người Pháp, Đại Học Khoa Học bắt đầu giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt. Tuy rằng một số sách tham khảo cũng còn bằng tiếng Pháp và lúc này trường Khoa Học theo trường bên Pháp tách những chứng chỉ dài.

Vật Lý Đại Cương thành những Chứng chỉ nhỏ như :
Chứng chỉ Điện, Điện Tử, Từ và Điện Từ
Chứng chỉ Tuần Hoàn, Quang,
Chứng chỉ Cơ, Nhiệt.
Chứng chỉ Hóa được tách ra Hóa Đại Cương, Hoá Vô cơ  và Hóa Hữu cơ.

Tốt nghiệp Cử Nhân Khoa Học đòi hỏi 7 chứng chỉ kể luôn chứng chỉ Dự Bị.

Trong giai đoạn này, nhà trường cũng cho tốt nghiệp một vài Tiến Sĩ Khoa Học Quốc Gia và Tiến Sĩ Khoa Học Đệ Tam Cấp nhưng chỉ có trong ban Lý Hóa mà không có trong ban Toán Học và chỉ có một vài vị mà thôi.

Một số Giáo sư ban Toán:
Giáo Sư Phạm Tinh Quát, ông này là người Việt nhưng không biết nói tiếng Việt cho nên trở về Pháp sau một thời gian dạy ở Sài Gòn,
Giáo Sư Phạm Mậu Quân, Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Paris, dạy tại Đại Học Sài Gòn trong khoảng năm 1955-1957 rồi cũng trở về Pháp,
Giáo Sư Từ Ngọc Tỉnh, Tiến Sĩ Toán Đại Học Sorbonne,
Giáo Sư Đặng Đình Áng, Tiến Sĩ Toán tại Viện Đại Học Kỹ Thuật California, thành phố Pasadena, năm 1958,
Giáo Sư Nguyễn Đình Ngọc, tốt nghiệp Cử Nhân tại Đại Học Sài Gòn năm 1955, sinh viên của Giáo Sư Phạm Tinh Quát (học Chứng chỉ CDI - Calcul Différentiel et Intégral) Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Paris. Ông là Giáo sư tại Đại Học Paris từ năm 1964-1966, và dạy tại Đại Học Sài Gòn từ năm 1966,
Giáo Sư Võ Thế Hào Tiến Sĩ Toán tại Đại Học Louvain, Bỉ Quốc. Giáo sư Hào còn là Giám Đốc Trung Tâm Khoa Học Cơ Bàn tại Đại Học Kỹ Sư Phú Thọ,
………..

Một số Giáo sư ban Hóa Học:
Giáo Sư Nguyễn Quang Trình, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris,
Giáo Sư Trần Hữu Thế, Tiến Sĩ Hóa Học tại Paris,
Giáo Sư Lê Văn Thới, tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại Học Pháp,
Giáo Sư Nguyễn Thanh Khuyến, Cử Nhân tại Đại Học Paris, Tiến Sĩ tại Sài Gòn,
Giáo Sư Chu Phạm Ngọc Sơn, PhD, Tiến Sĩ Hóa Học tại Đại Học Michigan,
………..

Giáo Sư Nguyễn Quang Trình và Trần Hữu Thế giảng dạy bằng tiếng Pháp cho đến khi trường chuyển dạy tiếng Việt năm 1965, các vị này không còn giảng dạy nữa. Cũng nên nhắc lại là ông Trần Hữu Thế thay thế ông Nguyễn Quang Trình từ chức, và giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục đến năm 1963.

Một số Giáo sư ban Vật Lý:
Giáo sư Nguyễn Chung Tú, Tiến Sĩ Vật Lý tại Đại Học Rennes, Pháp,
Giáo sư Nguyễn Doãn Phi, Tiến sĩ Đại Học Sorbonne, Paris,
…………

Giáo Sư Lê Văn Thới và Giáo Sư Nguyễn Chung Tú là hai trong số các Khoa Trưởng của trường Đại Học Khoa Học.

Cách giảng dạy ở trường Khoa Học rập theo khuôn khổ ở bên Pháp nghĩa là chỉ giảng dạy bằng Lý Thuyết nhưng tới khi thi lại cho Toán mà không cho Giáo Khoa.

Việc thi cử ở trường Khoa Học rất phức tạp:

a- Ban Toán:
Các môn Toán thí dụ như Toán Đại Cương, Vi Tích Phân Toán, Cơ Học Thuấn Lý thì thi có hai phần.
Thi Viết hai buổi mỗi buổi 4 giờ. Trong mỗi buổi hoặc ra bài Toán dài từ đầu đến cuối có nhiều câu hỏi liên hệ với nhau, như vậy nếu làm trật câu đầu, toàn thể bài Toán kể như bỏ, hoặc làm nhiều bài Toán độc lập từ 2 bài tới 6 bài.
Phần thứ hai thi Vấn Đáp: Điểm thi viết từ 10/20 trở lên được chấm đậu vào Vấn Đáp và Vấn Đáp ít nhất có 2 thầy hỏi Giáo Khoa hoặc giải bài Toán; nếu tổng số điểm thi Viết và Vấn đáp được 10/20 trở lên, được chấm đậu. Kết quả của các kỳ thi ban Toán của trường Đại Học Khoa Học chiếm từ 0-30% là nhiều.

b- Ban Vật Lý:
Kể từ năm 1965 trở về sau, trường Khoa Học đã gia tăng số chứng chỉ tốt nghiệp. Cụ thể là Vật Lý Đại Cương được phân ra làm các chứng chỉ nhỏ như Chứng chỉ Điện và Điện Tử, Từ và Điện Từ, Chứng chỉ Cơ Nhiệt và Động Lực học và Cơ Học Lượng Tử (mécanique quantic) và Lý Thuyết Tương Đối, Chứng chỉ Tuần Hoàn và Quang Học.

Thi Vật Lý Đại Cương gồm có 3 phần:
Phần Viết: Hai buổi mỗi buổi 4 giờ.
Phần Thực tập: Nếu điểm trung bình thi viết từ 10/20 trở lên thì được vào Thực Tập.

Môn Vật Lý Đại Cương của trường Đại Học Khoa Học có khoảng 40 Thí Nghiệm. Một tuần trong năm học làm 2 cuộc thí nghiệm, mỗi buổi thí nghiệm kéo dài 4 giờ rồi làm bài Báo Cáo nhưng khác với Mỹ và các nước khác dù được điểm số trên 10/20, đậu thi Viết cuối năm vẫn phải thi Thực Tập.

Phần Vấn Đáp: Ai đủ điểm thi Thực Tập được phép vào Vấn Đáp, và phải vào ít nhất là 2 Giáo sư. Nếu đủ điểm 10/20 được đậu. Cũng như ban Toán, Chứng chỉ Vật Lý có rất ít người chiếm Ưu hạng hoặc Bình hạng, thường chỉ được Bình Thứ hoặc Thứ hạng và rớt thì nhiều khoảng 70% hoặc hơn nữa.

Cách thức thi các chứng chỉ nhỏ:
Sau năm 1965, trong khoảng 65-74: Chứng chỉ Vật Lý Đại Cương được chia làm chứng chỉ nhỏ như đã đề cập:
Điện và Điện Tử
Cơ Nhiệt
Tuần Hoàn và Quang

Thi các chứng chỉ nhỏ chỉ có một buổi 4 giờ.
Thi Viết một buổi
Thi Thí Nghiệm 4 giờ
Thi Vấn Đáp

Phải đậu thi viết mới được vào thi Thực Tập và đậu Thực Tập mới được vào Vấn Đáp và điểm cuối cùng của 3 môn từ 10/20 trở lên, được chấm đậu. Tỷ số đậu khoảng 5-30%.

c- Ban Hóa Học:

Thi Viết: Chứng Chỉ Hóa Đại Cương cũng được thi phần Viết hai buổi mỗi buổi 4 giờ như môn Vật Lý Đại Cương nhưng khác với môn Vật Lý là thi Viết môn Vật Lý toàn là Toán còn môn Hóa Học thì vừa có câu hỏi Giáo Khoa vừa làm Toán. Câu hỏi Giáo Khoa có thể một đề dài hoặc nhiều đề độc lập với nhau.

Thi Thực tập: Điểm trung bình thi Viết từ 10/20 được phép thi Thực Tập. Thi Thực tập 4 giờ thường có 2 phần là Định Tính và Định Lượng.

Định Tính nghĩa là tìm ra các Cation và Anion:
Cation là gốc Kim loại,
Anion là gốc Acid.

Thường phải phân tích 4 chất muối tức là phải tìm ra 4 Cation và 4 Anion, sau đó phải làm phần định lượng tức là tìm ra được số Mole của Acid trong một lít dung dịch.

Thí sinh làm được điểm số từ 10/20 thì được vào phần Vấn Đáp.

Phần Vấn Đáp. Ai đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp, thường có 2 hay 3 thầy hỏi, nếu điểm số trung bình từ 10/20 trở lên thỉ được chấm đậu.

Tỷ số đậu của môn Hóa Học này từ 10-40% và rất ít người đậu hạng Ưu hay Bình.

d- Chứng chỉ Dự Bị Toán Đại Cương (MG):

Chứng chỉ ban Toán Đại Cương (MG): Thi viết 2 buổi mỗi buổi 4 giờ, nếu đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp, có từ 2 đến 3 thấy hỏi, nếu đủ điểm 10/20 được chấm đậu.

e- Chứng chỉ Dự Bị Toán Đại Cương và Vật Lý (MGP):

Sau năm 1963, chứng chỉ Toán Đại Cương (MG) đổi thành chứng chỉ Toán Đại Cương và Vật Lý (MGP) như vậy thi viết gồm có 2 buổi:

Buổi thứ nhất thi Toán,
Buổi thứ hai thi Vật Lý.

Sau đó, phải thi môn thực tập môn Vật Lý, nếu đủ điểm 10/20 thì được vào Vấn Đáp và điểm trung bình sau cùng 10/20 thì đậu. Chứng chỉ này rất ít người đậu chỉ đậu từ 5-20%.

f- Cử Nhân Khoa Học Vạn vật:

Gồm có 4 chứng chỉ:
Lý Hóa Nhiên (SPCN)
Thực Vật Đại Cương
Địa Chất Học Đại Cương
Sinh Vật Học Đại Cương

Cách thi cử tương tự ban Vật Lý và Hóa Học nghĩa là phải thi Viết, Thực Tập và vấn Đáp. Tuy nhiên ta nhắc là, dù thi Viết cũng không phảo hoàn chỉ hỏi Giáo Khoa nhưng còn phải làm Toán Vạn Vật thí dụ làm Toán về Thuyết Mendel (Gregor Mendel) hay làm Toán định thời gian của đá hiện hữu bao lâu.

g- Chứng chỉ Dự Bị Lý Hóa Nhiên (SPCN):

Trong các chứng chỉ của môn Vạn Vật thì cách thi cử phức tạp nhất lại là chứng chỉ dự bị SPCN lý do thi Viết thi 4 buổi:

Buổi 1 môn Vạn Vật
Buổi 2 môn Vật Lý
Buổi 3 môn Hóa Học
Buổi 4 môn Toán Học.

Muốn vào thi Thực Tập cần đủ điểm 10/20 thi Viết, Thực tập có 3 phẩn:

Thực Tập Vạn Vật
Thực Tập Vật Lý
Thực Tập Hóa Học.

Nếu đủ điểm thí sinh được vào vấn Đáp. Vấn Đáp chỉ thi môn Lý Hóa và Vạn Vật, không phải thi Toán, tổng số điểm trung bình từ 10/20 thì đậu. Chứng chỉ này có tỷ số đậu 10 – 40%.

h- Chứng chỉ Dự Bị Toán Lý Hóa (MPC):

Thi Viết có 3 buổi:
Buổi 1 thi Toán,
Buổi 2 thi Vật Lý gồm Giáo Khoa và Toán Vật Lý,
Buổi 3 thi Hóa Học gồm Giáo Khoa và Toán Hóa Học.

Thi Thực Tập (TP): Khi đủ điểm thi Viết 10/20, được vô Thực Tập (TP)

Thực Tập Môn Vật Lý
Thực Tập môn Hóa Học
Thi Vấn Đáp: Ai đủ điểm 10/20 Thực Tập thì được vào Vấn Đáp.

Và điểm trung bình tất cả 10/20 được chấm đậu. Tổng số tốt nghiệp cho Chứng chỉ này từ 5-30%.

Các môn tiêu biểu của chứng chỉ Dự Bị Toán Lý Hóa (MPC) năm 1967 và các giáo sư/giảng nghiệm viên/giảng nghiệm trưởng phụ trách giảng dạy như sau:

Giải Tích Học: Lê Kim Đính
Hình Học Giải Tích: Nguyễn Văn Kỷ Cương hay Đỗ Minh Tiết
Toán Sác Xuất và Thống Kê: Nguyễn Viêm
Vật Lý Học: Nguyễn Thông Minh
Quang Học: Phó Đức Minh
Nhiệt Học: Trần Thế Hiển
Cơ Học: Cao Xuân An
Hóa Học: Nguyễn Hữu Tính
Giờ TP Toán: Đặng Văn Định hay Cù An Hưng
Trưởng phòng Hóa Học: Nguyễn Thanh Khuyến

Điểm thi viết được giữ cho năm sau nếu bị rớt thực tập TP. (Thi TP Hóa Học, thí nghiệm tìm 2 chất trong 3 chất, được chấm đậu).

   

Trường Đại Học Khoa Học cấp phát được một số bằng Cao Học môn Vật Lý và Hóa Học.

Ban Vật Lý cấp phát được một vài Văn Bằng Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp.
Ban Hóa Học cấp phát được một vài bằng Tiến Sĩ Quốc Gia.
Ban Toán Học tuyệt đối không cấp phát được một bằng Tiến Sĩ nào cả.

Các Trường Y Tá:


Chỉ cần Trung Học thi đậu vào học 3 năm. 

Các trường Đại Học khác:

Trường Đại Học Vạn Hạnh do các vị Hòa Thượng, Thượng Tọa (Phật Giáo chủ trương) khai giảng năm 1964, dạy các môn thuộc Cử nhân Triết Học, Cử nhân Phật Học, Quản Trị Kinh Doanh… 

Trường Đại Học Vạn Hạnh có cấp phát các văn bằng Cử Nhân Phật Học, Triết Học và Quản Trị Xí Nghiệp. Ban giáo chức thường do các vị Tăng Sĩ có bằng Tiến Sĩ từ ngoại quốc về dạy hoặc nhờ những giáo sư của trường Đại Học Văn Khoa giảng dạy. Các giáo sư như Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng tọa Thích Minh Mẫn, Thượng tọa Thích Minh Châu…đã từng dạy tại trường này.

Trường Đại Học Minh Đức do các Cha lập ra gồm đủ các ngành Kỹ sư và Y Khoa nhưng vì mới thiết lập khoảng năm 1970 cho nên chưa có một vị Bác Sĩ nào tốt nghiệp.

Trường Đại Học Nông Lâm Súc đào tạo các Kỹ Sư Canh Nông, Thủy Lâm, và Thú Y.

Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật sau này đòi hỏi Tú Tài II thi vào và học 3 năm. Cũng nên nhắc lại là lớp họa sĩ chuyên nghiệp đầu tiên hoạt động trước khi có Trường Mỹ Thuật Gia Định (1913) và Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội (1924) như Tôn Thất Sa, Nguyễn Khoa Toàn, Lê Văn Tùng, Nguyễn Văn Nhơn, Trần Văn Phềnh...

Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ ở Sài Gòn dạy từ lớp 6 đến lớp 9 và học sinh phải thi Trung Học Kỹ Thuật. 

Trường Kỹ Thuật Cao Thắng cũng tại Sài Gòn, có các lớp từ lớp 6 đến lớp 12. Lớp 9 thi Trung Học Kỹ Thuật, lớp 11 thi Tú Tài I Kỹ Thuật và lớp 12 thi Tú Tài II Kỹ Thuật.

Những người có bằng Tú Tài Kỹ Thuật, nếu thi vào Đại Học Phú Thọ ban Kỹ Sư Công Nghệ thì được ưu tiên.

Trường Đại Học của chính phủ tại Huế cũng tương tự như Đại Học Sài Gòn nhưng quy mô nhỏ hơn. 

Trường Đại Học Chính Trị Kinh Doanh ở Đà Lạt là nơi đào tạo đầu tiên các văn bằng Cử Nhân Kinh Doanh và Quản Trị Xí Nghiệp. Ở Đà Lạt cũng có một số lớp thuộc chi nhánh của trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn cho nên có một số giáo sư của trường này giảng dạy tại hai nơi.

Trường Đại Học Cần Thơ có mở các phân khoa Văn Khoa, Khoa Học và chú trọng đến ngành Kỹ Sư Canh Nông để phát triển ngành đồng bằng sông Cửu Long.

Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài Gòn đòi hỏi bằng Tiểu Học và học trình 7 năm có trình độ văn hóa như Trung học. Trường có ban Âm Nhạc và ban Kịch Nghệ… Riêng ban Kịch Nghệ có Giáo Sư Vũ Khắc Khoan giảng dạy, ban Âm Nhạc có Nhạc Sĩ Nghiêm Phú Phi giảng dạy…

Ngoài ra, chính phủ Quốc Gia còn tổ chức trường Đại Học Quốc Gia Hành Chánh từ năm 1952 để huấn luyện các Đốc Sự Hành Chánh và các Thuế Vụ Viên, thời hạn học là cũng 3 năm sau đó trường có phát triển thêm ngành thuế vụ thi tốt nghiệp ra làm Trưởng Ty Thuế Vụ mỗi tỉnh, trong khi tốt nghiệp ngành Đốc Sự Hành Chánh thường làm phụ tá Tỉnh Trưởng. 

Đại Học Xá Minh Mạng:

Tưởng cũng nên nhắc lại về Đại Học Xá Minh Mạng vì nơi này giúp ích cho sinh viên chẳng những ký túc xá để ở, một câu lạc bộ ăn uống mà còn là nơi sinh hoạt và gặp gỡ của các bạn bè.

Như đã đề cập, ngày 1 tháng 8 năm 1954 đoàn sinh viên Hà Nội gồm khoảng 500 người di cư vào Nam và tạm trú tại trường nữ Trung Học Gia Long. Đến ngày 15 tháng 9 cùng năm, trường Gia Long tựu trường vì thế các sinh viên dời đến lều của quân đội Mỹ ở đường Gia Long, sau biến thành khu Đại Học Văn Khoa của thập niên 1955-1960, và sau này dời về góc đường Cường Để và Đại lộ Thống Nhất.

Chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu xây khẩn cấp khu cư xá Đại Học ở Đại lộ Minh Mạng (gọi tắt là Đại Học Xá Minh Mạng) rồi chuyển các sinh viên này về đó. Lúc đầu chỉ có sinh viên di cư được ở nhưng dần dần khu này được xây cất thêm và một số sinh viên di cư đã tốt nghiệp Đại Học nên bất cứ sinh viên nào không có nhà tại Sài Gòn đều có thể nộp đơn xin ở trong Đại Học Xá.

Khu này chia làm 2 phần: một phần gồm có sinh viên độc thân và phần kia gồm những sinh viên có gia đình. Sinh viên có gia đình được ở trong các căn nhà có 2 phòng nhỏ dành cho một gia đình. Nhiều phòng khác dành cho sinh viên độc thân, mỗi phòng có thể ở tối đa là 6 người, mỗi người có một giường cá nhân nhỏ và 1 bàn học chung cho 6 người. Vì lúc đó rất ít nữ sinh viên cho nên không có nữ sinh viên nào ở trong Đại Học xá. Khu Đại Học Xá còn tổ chức một câu lạc bộ tức là một khu ăn uống với giá biểu là 10 đồng cho mỗi bữa ăn. Thời gian này giá vàng 200 đồng/một lượng, và mức lương trung bình của một công chức là 500 đồng/một tháng. Thành ra giá 10 đồng/một bữa ăn rất là rẻ, nhưng số tiền này thực tế chỉ dành để mua thức ăn vì gạo do chính phủ Mỹ hoặc Việt Nam cung cấp.

Đại học xá là nơi quy tụ của nhiều sinh viên từ Bắc đến Nam do đó cứ vào Đại Học Xá Minh Mạng sẽ gặp các bạn bè quen biết.

Sự Xếp Hạng Trong Các Kỳ Thi Trung và Đại Học:

Do ảnh hưởng của Pháp trong thời Pháp thuộc, sự xếp hạng trong việc thi cử của các bậc Trung học và Đại học ở nước ta như sau:

Thứ (điểm 10/20) - mention passableBình Thứ (điểm 12/20) - mention assez bienBình (điểm 14/20) - mention bienƯu (điểm 16/20) – mention très bienTối ưu (điểm 18/20) – mention honorable
   

Sau khi tiếp thu Hà Nội, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) thiết lập Đại Học tại Hà Nội vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1954. Trường Đại Học Hà Nội lúc bấy giờ chia ra làm nhiều ban gồm có ban Khoa Học Tự Nhiên (Toán Lý Hóa Vạn Vật), ban Khoa Học Xã Hội (Văn Sử Địa, Sinh Ngữ, Triết học - đặc biệt Triết học Mác-Lê (Philosophie Marxiste-Léniniste) chuyên về Tư Bản Luận - Capital của Karl Marx), trường Đại Học Y Nha Dược, trường Đại học Sư Phạm..

Đại Học Hà Nội trong suốt thời gian này không có Đại Học Luật Khoa.

Vì đại đa số trí thức Bắc Hà đã di cư vào Nam cho nên miền Bắc rất thiếu các chuyên viên trong các giới Bác Sĩ, Dược Sĩ, Kỹ Sư và Giáo Sư. Trong khi đó, số chuyên viên từ kháng chiến trở về không có bao nhiêu do đó mục tiêu của chính phủ là sản xuất cấp tốc trong một thời gian ngắn một số chuyên viên tạm điều hành các công tác của nhà nước và vì vậy thời gian học rút ngắn lại.

Tất cả các Đại Học đều học với học trình thu gọn như sau:

Y Khoa Đại Học:

Trường Y Khoa có học trình 6 năm chia làm 2 hệ: Bác Sĩ Y Khoa (Tây Phương) và Bác Sĩ Đông Y (Đông Phương). Học sinh chỉ cần có học bạ tốt nghiệp lớp 9 nhập vào Đại Học và khi tốt nghiệp được gọi là Bác Sĩ (không là Tiến Sĩ Y Khoa) và không phải làm Luận Án tốt nghiệp. Ngoài Bác Sĩ Y Khoa còn có Bác Sĩ Y Khoa ngành Đông Y Học (nói nôm na là thầy thuốc Bắc). Thời Thượng cổ, người nào biết chữ Hán nếu chịu khó tìm tòi dỡ sách Y học của Tàu là có thể trở thành thầy thuốc Bắc; nay chính phủ hệ thống hóa thu thập các tài liệu của trường Đại Học Đông Y bên Tàu cộng thêm các môn thuốc Nam cổ truyền của dân ta thí dụ như tỏi trị cúm, nghệ trị bệnh bao tử… rồi biến chế thêm. Trên thế giới chỉ có nước Tàu và nước ta có ngành Đông Y Học, cũng như Mỹ ngày nay đang cố gắng nghiên cứu ngành châm cứu của Tàu.

Trường Nha Khoa chỉ cần chứng chỉ lớp 9, vào học 5 năm tốt nghiệp Nha Sĩ (Răng, Hàm, Mặt)

Trường Dược Khoa chỉ cần học bạ lớp 9 và học 5 năm tốt nghiệp Dược Sĩ.

Các Đại Học Khác:

Trường Khoa Học đổi thể lệ học theo niên chế:

Ban Toán 3 năm
Ban Vật Lý 3 năm
Ban Hóa Học 3 năm

Ban Văn Chương và Sư Phạm cũng học theo niên chế và thời hạn là 3 năm.

Các sinh viên Đại học trong giai đoạn đầu được phép học Sinh Ngữ, trong đó có 2 Sinh Ngữ chính được chọn hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Nga.

Khi tốt nghiệp không gọi là Cử Nhân thí dụ tốt nghiệp Đại học ban Toán được gọi là tốt nghiệp Đại học Toán, ban Lý thì tốt nghiệp Đại học Lý v..v…

Tất cả các trường Đại Học đều dạy bằng tiếng Việt.

Rất ít các giáo sư có văn bằng Tiến Sĩ. Vào những năm 1954 khắp trường Hà Nội chỉ có một vị Tiến Sĩ Toán học, Giáo Sư Lê Văn Thiêm. Ông Thiêm tốt nghiệp tại Đại Học Paris năm 1949 rồi về nước hợp tác với chính phủ VNDCCH bằng cách tìm đường về Thái Lan, vào trong Nam rồi ông được cử ra Bắc bằng đường bộ đi mất 6 tháng. Sau năm 1950, vì lý do chiến tranh lan tràn tới các miền do chính phủ VNDCCH kiểm soát cho nên các trường Đại Học Hà Nội di chuyển sang bên Trung Quốc và đóng tại Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây. Giáo Sư Lê Văn Thiêm làm Hiệu Trưởng trường Đại Học Khoa Học Cơ Bản tại Nam Ninh cho tới năm 1954, ông đem cả trường này về lại Hà Nội. Ông chuyên dạy về môn hình học của Lobachevsky, một môn hình học không dựa trên định đề Euclide hay còn gọi là hình học không Euclide (La Géométrie non-Euclidienne hay non-Euclidean geometry).

Ta cũng nên nhắc lại định đề Euclide:
Từ một điểm ngoài đường thẳng ta chỉ có thể vẽ một đường thẳng song song với đường thẳng cho sẵn và chỉ một mà thôi.
Nhưng trong cuốn sách của Lobachevsky năm 1840, tác giả đã giải thích minh bạch về hình học không Euclide và định đề về đường thẳng song song của Lobachevsky (Lobachevsky's Parallel Postulate) được phát biểu như sau:
Có hai đường thẳng song song với một đường thẳng cho sẵn xuyên qua một điểm cho sẵn mà điểm này không cùng nằm trên đường thẳng đó.
(There exist two lines parallel to a given line through a given point not on the line.)
Có nghĩa là: "Từ một điểm ngoài một đường thẳng cho sẵn, ta có hai đường thẳng song song với đường thẳng đó”.(All straight lines which in a plane go out from a point can, with reference to a given straight line in the same plane, be divided into two classes - into cutting and non-cutting. The boundary lines of the one and the other class of those lines will be called parallel to the given line).
Các giáo sư Hà Nội cố gắng cho các sinh viên tốt nghiệp Đại Học và cho đi du học tại Nga và các nước Đông Âu rồi dần dần phát triển nền giáo dục. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ thì các trường Tiểu và Trung học Hà Nội vẫn chỉ có 10 năm (So với học trình 12 năm dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa trong Nam).

Ngoài ra, chính phủ còn lập trường Đại Học Nhân Dân, thu thập bất cứ người nào muốn vào học mà không cần bằng cấp, học về lý luận triết lý Mác-Xít (Marxiste) và cách vận dụng quần chúng. Các vị vào trường này, ra trường sau một thời gian công tác và thử thách nếu tỏ lòng trung thành với đảng và có người giới thiệu, sẽ trở thành các nhân viên và đảng viên nồng cốt của chính phủ, đảm trách và nắm chính quyền từ xã đến tỉnh. Tuy nhiên, trường Đại Học Nhân Dân chỉ mở cửa trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1959, sau đó trường đóng cửa. Công tác giảng dạy cho các đảng viên sau này được thực hiện bởi Khoa Giáo trực thuộc đảng Cộng Sản.

Điều đáng lưu ý là tất cả các trường Đại Học, đều phải học Triết Lý Mác-Lê (Philosophie Marxiste-Léniniste) và Lý Thuyết Giai Cấp Đấu Tranh. Giáo sư chính trị học chính thức trong giai đoạn này là Giáo sư Trần Văn Giàu. 

Mãi đến năm 1975 vẫn chưa có hệ Tiến Sĩ và Thạc Sĩ.  
Y Khoa Trung Học:

Song song với Y Khoa Đại học, một hệ Trung học trong trường Y Khoa dành cho những người tốt nghiệp cấp 2 (8 năm học từ lớp 1 đến 8) theo học 3 năm, đại khái gồm có:

Dược Khoa Trung Cấp (tương đương với Trữ Dược Viên của Việt Nam Cộng Hòa)
Nha Khoa Trung cấp (thợ nhổ răng)
Y Khoa Trung Cấp (Y Tá làng)
Y Khoa Đông Phương Trung Cấp (thầy Lang làng)
Y sĩ Y học cổ truyền.   
Y sĩ răng trẻ em.
Kỹ thuật viên phục hình răng.
Dược sĩ trung học.
Ðiều dưỡng trung học.
Hộ sinh trung học
Kỹ thuật viên xét nghiệm.
Kỹ thuật viên X quang.
Kỹ thuật viên y tế công cộng.
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.
Kỹ thuật viên gây mê hồi sức..
.

Ðến cuối năm 2000, có 4.630 học viên đã tốt nghiệp và 1.469 học viên đang theo học.

Tại VNDCCH trường đào tạo nghề có chương trình 2 năm, 2,5 năm và 3 năm, cả nước có 106 trường (1962) đào tạo hơn 55.000 học sinh trong số đó 75% thuộc thành phần giai cấp công nông.

Sinh viên du học ngoại quốc:
Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA

Trang trong sách Địa Lý lớp Ba
Trang trong sách Địa Lý lớp Ba
Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967
Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]
Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba
Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba
Sở xuất bản sử địa -VNCH (Trước 1975)


 Trang trong sách Địa Lý lớp Ba VNCH



Trang bìa cuối sách Địa Lý lớp Ba
Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.
KohoReader
Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.

NHÀ GIÁO

Đào tạo giáo chức:

Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.  Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères
Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères
Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê ThuộtHuếVĩnh LongLong An, và Quy Nhơn[85] Nha TrangMỹ ThoCần ThơLong Xuyên.[86] Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.[87] Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp.[88] Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.[89] Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).[90] Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.[91]
Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu nghiệp ở các nước như AnhPhápHoa KỳNhậtĐức, v.v…[87]
Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở PhápĐức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.[56]

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đời sống và tinh thần giáo chức:

Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới chức chính quyền địa phương.[87]
Scan_Pic0046
iconMột nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Sư Phạm.
Lời Hoàng Hữu Phước, Nhân Chứng Của Việt Nam Cộng Hòa
Hoang Huu Phuoc, MIB
Xin tự giới thiệu tôi là Hoàng Hữu Phước, dân Sài Gòn “thứ thiệt” qua tấm căn cước trên của Việt Nam Cộng Hòa, minh chứng tôi đã là công dân nước Việt Nam Cộng Hòa.

Do nhỡ là người Việt Nam duy nhất trên hành tinh còn nhớ về các chân lý lịch sử khách quan thời Việt Nam Cộng Hòa, tôi xin nêu thêm một sự thật mà không ai còn nhớ: đó là vào thời VAA tức Hội Việt Mỹ mở trung tâm Anh ngữ (tại nơi ngày nay là trụ sở của Mặt Trân Tổ Quốc Thành Phố Hồ Chí Minh trên đường Mạc Đĩnh Chi, Quận 1) với thư viện Abraham Lincoln cực kỳ phong phú, thì một cơ sở khác cũng được mở ra để cạnh tranh với VAA trong việc dạy tiếng Anh – đó là Hội Liên Trường tức United Schools Association, hoạt động trong khuôn viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. Do Chị Hai và em trai của tôi là học viên các lớp ban ngày của Hội Việt Mỹ, trong khi tôi đề cao tự học và khinh khỉnh Hội Việt Mỹ xem nó chả ra chi, nên khi thấy Hội Liên Trường mở các lớp đêm năm 1971, tôi mới ghi danh học, viện lý do đi bộ từ nhà ở Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3) qua Đại Học Sư Phạm gần hơn. Cô giáo dạy luyện nói tiếng Anh cho lớp tôi là Lý Kim Hà. Cô Lý Kim Hà dáng người thấp, đầy đặn, rất xinh đẹp, sang trọng và quý phái.  Cô là em của dân biểu Lý Quý Chung, người thuộc nhóm “dân biểu đối lập” chuyên chống đối Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Chồng của Cô là kỹ sư dầu khí làm việc tại giàn khoan Trái Dừa Số 9 (Coconut Number Nine) của Mỹ ngoài khơi Vũng Tàu. Là học sinh ngoan giỏi, tôi luôn làm trưởng lớp và được các thầy cô có đức hạnh yêu thương, nên Cô Lý Kim Hà không là ngoại lệ. Cô thường bảo tôi đến nhà Cô chơi ngày Chủ Nhật. Nhà Cô trong một hẻm rộng trên đường Nguyễn Trãi, Quận 5. Cô có giới thiệu một cô em gái của Cô nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhưng tôi đã không thân với cô bé sau khi biết cô bé không chịu ăn các món nào có cá. Có lần tôi đến, Cô Lý Kim Hà đang làm bếp, cười dí dỏm má lúm đồng tiền nói rằng hôm đó Cô rất mệt vì phải nấu nhiều cơm làm nhiều bánh vì ông anh quý hóa của Cô tức Dân biểu Lý Quý Chung hôm ấy … tuyệt thực chống chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, mà mỗi lần ông anh tuyệt thực thì cô em lại phải nấu ăn nhiều hơn để ban đêm cho người đem ra hiện trường cho ông anh cùng đồng sự đánh chén tẩm bổ no say để có sức mà ngày mai…tuyệt thực tiếp. Tuyệt thực do đó đã bị các dân biểu Việt Nam Cộng Hòa biến thành ăn cơm trên mức thịnh soạn vào giờ ngủ. Thực tế đời sống cho thấy người ta luôn ăn dữ dội như hạm sau khi nhịn đói vài giờ đồng hồ. (Sau này, khi tôi đã là giảng viên Anh Văn trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có mời Cô Lý Kim Hà đến dự lễ cưới của tôi với một cô giáo đồng nghiệp năm 1987. Đến giờ Cô Lý Kim Hà cũng không biết rằng Cô luôn là người phụ nữ đẹp nhất trên đời trong tâm khảm của tôi).

THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Chứng chỉ Tú Tài 1
Chứng chỉ Tú Tài 1
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.[27]
Chứng chỉ Tú tài 2
Chứng chỉ Tú Tài 2
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.[27]

Tú tài I và II là hai kỳ thi trong học trình giáo dục bậc trung học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

Danh từ Tú tài I và Tú tài II lần đầu tiên được dùng ở Việt Nam vào thời Pháp thuộc. Tháng Tám năm 1928 Nha học chính Đông Dương mở kỳ thi Tú tài I đầu tiên. Sang năm sau vào Tháng Chín 1929 thì tổ chức kỳ thi Tú tài II. Lúc bấy giờ bằng Tú tài I và II lấy mẫu từ bằng Baccalauréat Première Partie và Deuxième Partie của Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ trong trường học. 

Năm 1945 vua Bảo Đại ra đạo dụ dùng chữ Quốc ngữ trong kỳ thi Tú tài nhưng phải đợi đến thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam tiếng Việt mới được đưa vào làm ngôn ngữ chính.

Sau năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ danh từ Tú tài thay vào đó là tên "Bằng tốt nghiệp cấp III". Ở Miền Nam thì tiếp tục dùng Tú tài I và II là hai đợt thi tuyển quan trọng ở bậc trung học. Học sinh sắp xong lớp 11 phải thi Tú tài I (còn gọi là Tú tài bán phần) để lên lớp 12. 

Năm 1972 ghi thêm điều kiện thí sinh phải 17 tuổi cùng phải nộp học bạ hay chứng chỉ của hai lớp 10 và 11. Nếu 18 tuổi trở lên thì miễn nộp học bạ. Dưới 16 tuổi thì phải nộp đơn xin miễn tuổi. Hồ sơ phải kèm giấy khai sinh, học bạ hoặc chứng chỉ học trình, cùng chứng chỉ hợp lệ quân dịch.

Kỳ thi Tú tài I có phần viết và phần vấn đáp. Phần vấn đáp bị loại bỏ năm 1968. Văn bằng Tú tài I còn được dùng để tuyển nhân sự cho một số học viện như Học viện Cảnh sát Quốc gia, hoặc trường cao đẳng như Trường Cao đẳng Công chánh. Việc thi cử thường tổ chức thành hai đợt để ai hỏng đợt 1 có thể dự thi đợt 2. Nam giới ai hỏng thi Tú tài I phải trình diện nhập ngũ quân đội đi quân dịch hai năm hoặc vào trường hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang; đậu thì vào Trường Bộ binh Thủ Đức.

Tú tài II thi vào cuối năm lớp 12. Tú tài II, tức Tú tài toàn phần cũng có hai phần: phần viết và phần vấn đáp như Tú tài I. Sinh viên tuyển vào bậc đại học phải hội đủ điều kiện là đậu được bằng Tú tài II.

Số liệu những niên học 1954-1964 cho thấy tỷ số chênh lệch từ 14,87% đến 44,92% cho Tú tài I và 30,07% đến 63,70% cho Tú tài II.

Số liệu năm 1968 cho biết có 65.117 thí sinh nhập thi Tú tài I và 23.305 thi Tú tài II. 

Về tỷ lệ trúng tuyển chênh lệch tùy theo trường đào tạo. Dù vậy học sinh của những trường trung học có tiếng vẫn chỉ đậu Tú tài I khoảng 25-35%; Tú tài II đậu cao hơn khoảng 70-80%. Nhưng nói chung Tú tài I đậu 15-30% và Tú tài II khoảng 30-45%.

Niên khóa 1971-72 Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị quyết 939 GD/KHPC/HV/NĐ bãi bỏ Tú tài I và chỉ thi mỗi một bằng Tú tài toàn phần, nay gọi là Tú tài phổ thông xem như bằng tốt nghiệp trung học. Tú tài phổ thông sau đó được tổ chức thi vào 2 đợt: khoảng Tháng Sáu đến Tháng Bảy và lần nữa vào Tháng Tám Tháng Chín mỗi năm. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.

Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.

Tỷ lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).

Việc chấm thi cũng đổi vì thay vì viết luận văn, bài thi được soạn theo thể trắc nghiệm để chấm bằng máy điện toán IBM bắt đầu từ năm 1974. Tỷ số trúng tuyển tăng lên thành 50%.

Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.


Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu
Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:[96]
Phan_Huy_Quat
Ông Phan Huy Quát

ĐÁNH GIÁ

hocba1950
Nhãn dán
Năm 1950 thì
trình độ người dân
nói chung và người
dân nông thôn trong
hoàn cảnh vừa thoát
nạn mù chữ, vừa
đánh Pháp, vừa  học
tập lại tham gia sản
xuất được đến đâu?
Học bạ của một học sinh giỏi nhất lớp năm 1950
Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:
Điểm nhận xét đầu tiên của tôi là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.

Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét)

Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) vàPhạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt,[105] nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…[106]
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu.[107]
(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Internet)

Ví dụ về hiệu quả phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, giáo dục công lập  ở hai tỉnh tại hai miền trong thời kỳ 1945-1975.

Nam Định

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào học chữ quốc ngữ ở Nam Định được đẩy mạnh. Cho đến năm 1946, toàn tỉnh Nam Định có 138 trường, gồm 208 lớp học (thành phố có 6 trường, 49 lớp). Trường cấp I được xây dựng ở cấp xã và trường cấp II ở cấp huyện. Hình thức học tập đa dạng vì vậy đến tháng 10 năm 1949, toàn tỉnh Nam Định có 250.908 người thoát nạn mù chữ. Các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Hải Hậu đã thanh toán được 80% số người mù chữ.

Kháng chiến bùng nổ, trừ một vài trường xung quanh thành phố đóng cửa, còn các trường ở nông thôn vẫn tiếp tục hoạt động. Trong kháng chiến chống Pháp, toàn tỉnh vẫn còn 13 vạn người mù chữ, đặc biệt là vùng đồng bào công giáo. 

Những năm 1948-1949, toàn  tỉnh có 341 trường Tiểu học với 16.789 học sinh. Ngoài trường Trung học Nguyễn Khuyến, có thêm 6 trường tư thục: Nguyễn Trường Tộ, Nam Hải (huyện Hải Hậu), Nội Hoàng, Trí Thành; Trung học Ý Yên (huyện Ý Yên), Quang Trung (huyện Xuân Trường). Toàn tỉnh chỉ có 24 giáo viên trung học và 620 học sinh.

Tháng 9 năm 1952, tại khu du kích, nhiều lớp học được khai giảng năm học mới. Nhiều thanh niên, học sinh trong vùng bị địch chiếm đã ra theo học ở khu căn cứ. Hệ thống trường phổ thông quốc lập gồm 1 trường phổ thông cấp II Ninh Cường, 125 truờng cấp I. Các trường dân lập và tư thục gồm có 2 trường cấp II và 213 trường cấp I. Các trường phổ thông có 712 giáo viên và 24.79 học sinh. Trường cấp II Ninh Cường là trường phổ thông cấp II đầu tiên do tỉnh mở, thu hút cả học sinh ở thành phố Nam Định về học.

Sau năm 1954, hưởng ứng phong  trào "nhân dân xây dựng giáo dục", các xã Hải Xuân, Hải Triều, Hải Hà (huyện Hải Hậu), Đồng Tâm (huyện Vụ Bản) đã đóng góp tiền của để tu sửa trường lớp, mua sắm bàn ghế. Xã Nghĩa Hưng (huyện Nghĩa Hưng) xây dựng ngôi trường 13 gian. Một số xã của huyện Trực Ninh đóng góp 2 triệu đồng và 2 ngôi nhà ngói để làm trường học.

Đến cuối năm 1957, Nam Định đã xây dựng được 240 trường, gồm 1461 lớp học, trong đó có 1311 lớp cấp I, 121 lớp cấp II và 29 lớp cấp III. Số học sinh các cấp có 67.085 em trong đó cấp I có 59.207 em, cấp II có 6028 em và cấp III có 1850 em. Toàn tỉnh Nam Định tính đến năm học 1957- 1958 có 2085 giáo viên cấp I, II và 262 giáo viên vỡ lòng.

Trường quốc lập có ở hầu khắp các huyện và thành phố Nam Định. Riêng các huyện Hải Hậu, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Xuân Trường có thêm trường cấp II dân lập, thành phố Nam Định có thêm 3 trường tư thục. Chất lượng học tập của học sinh thi cuối khoá 1957- 1958 đạt từ 85- 90 %. Có 4766 em được tuyển từ lớp 4 lên cấp II, đạt 100%. Nam Định là tỉnh có số lượng học sinh trúng tuyển vào cấp II cao nhất trong toàn Liên khu.

Nhiều địa phương, đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua diệt dốt như các xã Kim Thái, Cốc Thành (Vụ Bản), Mỹ Thành (Mỹ Lộc), Trực Chính (Trực Ninh), Hải Phúc (Hải Hậu), khu phố 3 và 4 (thành phố Nam Định) và Nhà máy dệt Nam Định được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc trong phong trào diệt dốt năm 1958.

Đến năm 1960, tỉnh Nam Định đã căn bản hoàn thành xoá mù chữ trong nhân dân, đạt 93,8%. Phong trào thi đua "Hai tốt" được đẩy mạnh. Toàn tỉnh có 51.900 người theo học bổ túc văn hoá.

Năm học 1960- 1961, hệ giáo dục phổ thông cả ba cấp Tiểu học, Phổ thông cơ sở và Trung học cơ sở lên tới 124.580 học sinh, tăng 28% so với năm học 1959- 1960. Trong đó có 110.000 học sinh cấp I, 13.400 học sinh cấp II, có 3 trường cấp III với 1.180 học sinh; ngoài ra còn 71.000 học sinh vỡ lòng. Mặc dù vậy vẫn còn 4.000 học sinh phổ thông cấp II chưa đủ chỗ học. 

Hai trường Sơ cấp và Trung cấp Sư phạm, mỗi khoá đào tạo hơn 600 giáo viên. Bên cạnh đó Nam Định đồng thời tiến hành xây dựng thí điểm ở hai xã và thành phố 3 trường phổ thông chuyên nghiệp nông nghiệp và công nghiệp.

Tính trung bình cứ 6 người dân có 1 người đi học phổ thông (không kể mẫu giáo và vỡ lòng). Cứ hai, ba xã có một trường cấp I, II. Mỗi huyện có một trường cấp III.

Trong thời gian chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, sự nghiệp giáo dục không ngừng phát triển. Tính đến giữa năm 1965, Nam Định là một trong bốn tỉnh được công nhận hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về bổ túc văn hoá, được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng khen của Bộ Giáo dục.

Những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, 1969 - 1972, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, phong trào bổ túc văn hoá ở thành phố Nam Định và các khu vực tập trung cũng tăng hơn trước, nhất là cấp II và cấp III. Trong năm 1969, hệ phổ thông và bổ túc văn hoá có 715.000 người đi học, đưa mức bình quân lên 2,4 người dân có 1 người đi học.

Năm học 1970 - 1971, số học sinh phổ thông tăng 5%, trong đó học sinh cấp II tăng 12,3%; học sinh mẫu giáo tăng 4%. 

Năm học 1971 - 1972, bổ túc văn hoá có nhiều hình thức học tập thích hợp. Năm học 1973 - 1974, toàn tỉnh Nam Định có 63.380 học viên bổ túc văn hoá.

Năm học 1973 - 1974 các  trường trở về địa điểm cũ. Phong trào thi đua Hai tốt tiếp tục được đẩy mạnh. Số học sinh dự kỳ thi cuối khoá ở các cấp tăng hơn các năm trước: 86. 379 học sinh phổ thông và 61.314 học sinh vỡ lòng, 44.448 học sinh mẫu giáo đến trường và 18.085 thầy cô giáo, đưa tỷ lệ học sinh đến trường tăng lên 32,51% dân số.

Bình Định

Ở Bình Định, sau Cách mạng tháng 8/1945, cùng với Ty bình dân học vụ (BDHV), Ty Tiểu học vụ Bình Định được thành lập. Ông Hà Thúc Làng được cử giữ chức Trưởng Ty Tiểu học vụ từ 3/1946 đến 1949. Trưởng ty BDHV đầu tiên là ông Lê Đại Lý. Ty BDHV Bình Định có đội tuyên truyền lưu động, lần lượt đi khắp các xã trong tỉnh vừa biểu diễn văn nghệ cổ động phong trào xóa mù vừa tập huấn cho người làm công tác xóa mù. Một phong trào người người đi học, nhà nhà thành lớp dấy lên sôi nổi hào hứng. 

Khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Trung ương Đảng CSVN chỉ thị : Đi học là kháng chiến. Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt.

Đáp lại lời kêu gọi của Đảng, nhân dân Việt  Nam tay bút, tay súng diệt giặc dốt, diệt xâm lăng.

Cuối 1948 hai huyện Hoài Nhơn, Tuy Phước xóa xong nạn mù chữ trong đó xã Phước Lộc (Tuy Phước) được công nhận là con chim đầu đàn của Tỉnh. 

Tháng 3/1949 toàn tỉnh Bình Định xóa xong nạn mù chữ. Giã Như Lang quê Cửu Lợi ( Hoài Nhơn), vừa làm giao liên vừa làm giáo viên BDHV được tuyên dương chiến sĩ BDHV toàn Khu 5.

Hệ thống giáo dục phổ thông cũ 13 năm vẫn được giữ  nguyên nhưng chương trình, nội dung giảng dạy có nhiều thay đổi cơ bản: Dạy bằng tiếng Việt thay cho tiếng Pháp, môn tiếng Việt được tăng cường, các môn lịch sử, địa lý có thay đổi lớn, tiếng Pháp được dạy như một ngoại ngữ, các môn khoa học tự nhiên không có thay đổi đáng kể.

Năm học 1949 - 1950 năm học thứ 5 trong chế độ mới, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Bình Định, trường Trung học Nguyễn Huệ mở bậc Trung học với 3 lớp chuyên khoa gồm có 150 học sinh trong đó có 5 nữ sinh. Đây là điều mà trong 24 năm tồn tại dưới thời thuộc Pháp (1921 - 1945) Collège de Quy Nhơn không làm được.

Tháng 7/1950, ngành giáo dục cả nước thực hiện cải cách giáo dục lần thứ 1 nhằm phục vụ tốt hơn giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Hệ phổ thông 9 năm, 3 cấp thay thế hệ thống giáo dục cũ : Cấp 1 (bậc sơ tiểu học cũ)  có các lớp 1 đến 4, cấp 2 (bậc cao đẳng tiểu học cũ) có các lớp 5, 6, 7, cấp 3 (bậc Trung học cũ) có lớp 8 và 9.

Mục tiêu đào tạo, phương châm giáo dục được khẳng định : “Giáo dục,bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người công dân, người lao động tương lai”, “học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tế”.

Năm 1952, Ty Tiểu học vụ sát nhập với Ty BDHV thành Ty giáo dục Bình Định . Ông Nguyễn Đức Ràng được cử giữ chức Trưởng Ty (1951 - 1955).

Mặc cho nạn đói hoành  hành (1952), mặc cho địch tăng cường đánh phá, vào những năm 1953, 1954, giáo dục Bình Định phát triển chưa từng có. Phần lớn các xã đều có 5 đến 7 trường cấp 1 với 1.000 đến 1.500 học sinh. Trường Trung học Nguyễn Huệ là trường cấp 2, 3 lớn nhất tỉnh với 1.000 học sinh. Các huyện đồng bằng đều có 2 trường cấp 2 với quy mô trên dưới 10 lớp.

Việc mở các lớp Sư phạm đặc biệt, cấp tốc, chủ trương đề bạt giáo viên, trưng tập cán bộ ngoài ngành giáo dục cùng các lớp bồi dưỡng chuyên môn đều đặn cho giáo viên trong những tháng hè đã nhanh chóng cung cấp hằng trăm giáo viên cho các trường cấp 2 đang mở ra khắp nơi sau cải cách giáo dục.

Trong hoàn cảnh bấy giờ việc xã hội hóa giáo dục được tiến hành mạnh mẽ trên tinh thần tự nguyện cao của nhân dân. Trường sở đặt ở đâu, thì chính quyền và nhân dân ở đó lo xây cất. Con em gia đình liệt sĩ ở vùng địch chiếm đóng ra ăn học ở Bình Định được bà con nhận về cưu mang, giúp đỡ. Với khoản phụ cấp ít ỏi, 36kg gạo tháng, các thầy cô giáo vẫn hết lòng giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn mọi bề. 

Năm 1952 Mặt trận Liên Việt tỉnh thành lập 4 trường cấp 2 dân lập thu hút cả ngàn học sinh, Ty giáo dục quản lý nhân sự và chuyên môn, nhân dân nộp học phí để trả phụ cấp cho giáo viên.

Nhờ đó mà năm 1953 sỉ số các cấp học đều tăng gấp nhiều lần so với năm 1936 dưới thời Pháp thuộc: Ở cấp 1 sỉ số tăng gấp 2 lần, ở cấp 2 gấp 43 lần, ở cấp 3 gấp 5 lần (sỉ số cấp 3 tăng ít vì sau khi học hết cấp 2, phần lớn học sinh lớp 7 đều ra trường phục vụ kháng chiến, chỉ có 10% học sinh được chọn lên học lớp 8.

Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng có những chuyển biến tích cực. Trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, chất lượng văn hóa nhất định còn hạn chế song tinh thần tự giác học tập và tinh thần “Học tập để phục vụ nhân dân” đã giúp thế hệ học sinh bấy giờ vươn xa khi có điều kiện học tập tốt hơn. 

Hàng trăm học sinh đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực. Theo thống kê chưa đầy đủ hơn 80 học sinh thời ấy đạt những học vị, học hàm cao : Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ chuyên ngành, Giáo sư, Phó giáo sư.

Mặt khác của chất lượng giáo dục bấy giờ là thành phần học sinh đã thay đổi hẵn so với nhà trường cũ : 2/3 học sinh là con em gia đình nông dân lao động, 30% học sinh phổ thông là nữ sinh, riêng ở cấp 2 tỷ lệ nữ sinh là 9%, ở cấp 3, 5,6%. Đó là những điều mà Collège de Quy Nhơn  trước đây chưa hề có.

Ngày 28/7/1954 Hiệp định Giơne được ký kết. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, đối phương còn tạm thời quản lý. 

Ngày 15/4/1955, ngày cuối cùng của việc tập kết chuyển quân, tất cả các trường còn lại ở phía Nam Bình Định đóng cửa.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Mỹ ngụy đã cố sử dụng giáo dục làm công cụ xâm lược Việt  Nam. Chúng đã gieo rắc trong học sinh, sinh viên tư  tưởng hoài nghi, mơ hồ, tư  tưởng an phận, sợ Mỹ, phục Mỹ. Chúng phát triển trong học sinh, sinh viên lối sống thực dụng, quay lưng với hiện tại, chấp nhận cuộc sống vị kỷ ương hèn …. 

Mặt khác, Mỹ ngụy tìm mọi cách tiêu diệt nền giáo dục cách mạng, tìm cách ngăn chặn, loại trừ những mầm mống cách mạng trong nhà trường.

Vì thế, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giáo dục Bình Định đã kiên cường đấu tranh bảo vệ nền giáo dục dân tộc, dân chủ, nhân dân đã được xây dựng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Cuộc đấu tranh ấy đã diễn ra đều khắp ở ba vùng chiến lược: Miền núi, nông thôn, đô thị và đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Năm 1959, trong lúc nhân dân miền Nam đang rất căm phẩn về luật 10/59 của chính quyền Sài Gòn thì Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời, chỉ rõ “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân…. Con đường đó là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang …” Nghị quyết 15 như luồng gió mạnh thổi bùng ngọn lửa đấu tranh lâu nay âm ỉ. 

Tháng 5/1959 học sinh các trường Trung học ở Quy Nhơn bãi khóa đòi dân sinh dân chủ, đòi chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình. 

Sau cuộc nổi dậy lịch sử của nhân dân Vĩnh Thạnh chống lệnh dồn dân lập ấp của địch, thắng lợi tháng 12/1959, cả huyện Vĩnh Thạnh, miền Tây huyện An Lão, 3 xã huyện Vân Canh đã trở thành vùng giải phóng đầu tiên của Bình Định.  Tại đây cơ quan lãnh đạo của tỉnh được thành lập cùng bộ máy các ban ngành trong  đó có bộ máy ngành giáo dục.

Từ 1960, các lớp BDHV, BTVH tại chức được mở ở các làng dân tộc, ở các đơn vị sản xuất, đơn vị bộ đội, ở các cơ quan. Huyện Vĩnh Thạnh, huyện An Lão đã có trường phổ thông nội trú. 

Nông thôn Bình Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Đó là điều kiện thuận lợi để khi địch đến lập chính quyền, nhân dân ta lợi dụng chủ trương mở nhiều trường để rêu rao tính “ưu việt” của chính quyền Sài Gòn, đã đấu tranh mở nhiều trường lớp dạy hợp pháp  và bán hợp pháp. Qua đấy , cơ  sở cách mạng tập hợp lực lượng giáo chức vốn có cảm tình với cách mạng để giáo dục, tổ chức móc nối thành cơ sở của ta, hoạt động bí mật hoặc bán công khai, góp phần đấu tranh chống nền giáo dục vong bản, ngoại lai của Mỹ ngụy.

Tháng 2/1961, Ủy ban lâm thời Mặt trận dân tộc giải phóng Bình Định ra đời. Phong trào diệt ác phá kèm đựơc phát động trong toàn tỉnh. 

Năm 1962 hai đồng chí Lê Đức Nhân (Phan Long) và Đặng Hồng Nam (Đặng Đức Cúc) từ miền Bắc về gây dựng cơ sở giáo dục. 

Cuối năm 1962, các đô thị miền Nam nổ ra phong trào phật giáo chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Ở Quy Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan hằng ngàn học sinh xuống đường chống đàn áp Phật giáo.

Ngày 11-6-1963 Diệm - Nhu bị lật đổ. Ngụy quyền ở thôn xã rệu rã. 

Năm 1964, 1965 cả vùng đồng bằng Bình Định nổi dậy diệt ác phá kèm giành chính quyền làm chủ, khí thế rất hồ hởi.

Ngoài  các trường lớp của địa phương, 7 trường tập trung của tỉnh đã lần lượt ra đời trong những năm 1962 - 1972. Đó là trường Sư phạm sơ cấp, những trường Bổ túc văn hoá tập trung, những trường phổ thông nội trú dành cho thanh thiếu niên, cán bộ người Kinh và người dân tộc. Hàng trăm giáo viên tiểu học, hàng ngàn thanh niên có văn hoá đã ra trường được cung cấp cho miền núi, miền xuôi phục vụ kháng chiến.

Cùng thời gian trên, giáo dục Bình Định đã tiếp nhận từ hậu phương lớn miền Bắc 64 giáo viên, cán bộ giáo dục; từ miền xuôi những giáo viên, những thanh niên không cam chịu sống trong sự kiềm kẹp của địch đã thoát ly theo cách mạng. Đó là lực lượng quý báu giúp cho giáo dục phát triển khi vùng giải phóng ngày càng mở rộng.

Cuối năm 1964 tiểu ban giáo dục được thành lập nằm trong Ban truyên huấn Tỉnh. 

Tính đến tháng 6-1965, nông thôn đồng bằng Bình Định căn bản được giải phóng với 564.500 dân, trong đó có 51.255 học sinh cấp 1, 2 đạt tỷ lệ 9% dân số, gấp 1,5 lần số học sinh cấp 1, 2 vùng tự do Bình Định 12 năm trước. 

Đây là giai đoạn giáo dục cách mạng phát triển mạnh mẽ nhất, rộng khắp nhất, đặt nền tảng để duy trì, phát triển ngành trong những giai đoạn gay go, phức tạo về sau. Phong trào đồng khởi đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. 

Năm 1965 Đế quốc Mỹ vội vàng đổ quân vào Miền Nam Việt  Nam,  gây ra cuộc chiến tranh cục bộ tàn khốc nhằm đánh chiếm và bình định trở lại Miền Nam Việt  Nam. 

Tại Bình Định, những năm 1966, 1967 Sư đoàn không vận số 1 Mỹ, Sư đoàn Mãnh Hổ Nam Triều Tiên đã càn quét, đánh phá rất ác liệt. Một bộ phận nhân dân ở phía Nam tỉnh đã bỏ làng chạy vào  vùng địch để tránh bom đạn. 

Lãnh đạo tỉnh chủ trương quyết tâm giữ dân, bám đất. Ngành giáo dục nêu khẩu hiệu: “Dân bám đất, giáo dục bám dân, giáo viên bám trường” “Địch càn ta nghỉ, địch rút ta dạy”. Có nơi trường phải tạm đóng cửa, thầy trò tham gia du kích bám đất, giữ làng. 

Trường cấp 3 Hoài Nhơn mới học được một học kỳ phải ngừng hoạt động, học sinh thoát ly tham gia kháng chiến. Trường Sư phạm sơ cấp Hoài Nhơn bị địch tập kích, 1 số giáo viên, giáo sinh bị địch bắt. Trong cuộc đấu tranh gian khổ ấy nhiều thầy giáo học sinh đã hy sinh.

Sau cuộc Tổng tấn công tết Mậu Thân năm 1968, đế quốc Mỹ buộc phải “Việt  Nam hóa chiến tranh” tăng cường trang bị quân ngụy, dùng lực lượng  quân Ngụy tiếp tục đánh phá, càn quét, tiến hành “bình định đặc biệt” nông thôn Miền Nam nhằm thực hiện sự thống trị của Mỹ mà không có Mỹ.

Năm 1969 chiến tranh lại diễn ra hết sức ác liệt, địch lấn chiếm, đóng đồn bót khắp xóm làng, lập bộ máy kìm kẹp. Việc tranh chấp giành dân giữa ta và địch diễn ra rất quyết liệt. Nông thôn Bình Định ở vào trạng thái “da báo” :dọc theo quốc lộ 1 là vùng kẹp chặt , nơi còn cán bộ cơ sở là vùng lỏng kẹp, có vùng tranh chấp, có vùng  làm chủ, lại có vùng lõm làm chủ, có vùng giải phóng. 

Trong tình hình đó việc tổ chức trường lớp cũng hết sức linh hoạt, không nơi nào giống nơi nào. Tỉnh chủ trương mở các lớp hợp pháp “xanh vỏ đỏ lòng”, trường lớp, thầy giáo là của địch, nhưng nội dung giảng dạy lại do cách mạng chi phối.

Ngày 7/12/1970. Xảy ra vụ lính Mỹ bắn chết học sinh lớp 6 Nguyễn Văn Minh. Lập tức 60.000 lượt người (hơn 1/4 dân thị xã Quy Nhơn bấy giờ) xuống đường biểu tình phản đối liền trong 4 ngày , học sinh các trường ở Quy Nhơn tham gia rất đông.

Tháng 12/1971 phong trào giáo dục phát triển mạnh mẽ, tiểu ban giáo dục tách khỏi Ban tuyên huấn hình thành Ban Giáo dục Bình Định do đồng chí Đặng Hồng Nam phụ trách cùng 3 uỷ viên.

Ngày 19/4/1972 Huyện Hoài Ân hoàn toàn giải phóng liền đó 7 xã phía Bắc Phù Mỹ giành được chính quyền để tháng 5/1972, huyện Hoài Nhơn sạch bóng quân thù tạo nên vùng giải phóng liên hoàn Bắc Bình Định. 

Vùng giải phóng mở rộng đến đâu thì trường lớp mọc lên ngay đến đó. Trường Sư phạm sơ cấp của tỉnh được phục hồi. Các lớp sư phạm cấp tốc mở ra ở nhiều nơi. Các trường BTVH, trường phổ thông nội trú được mở rộng chuẩn bị lực lượng phục vụ vùng giải phóng trong tình hình mới.

Đầu năm 1973 Hiệp định Paris ký kết nhưng Mỹ - Thiệu vẫn ngoan cố tăng cường càn quét lấn chiếm. 

Tháng 3/1975 với tinh thần “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” quân dân Miền Nam thần tốc xông lên. 

Năm học 1974 - 1975 chưa kết thúc thì 31/3/1975 Bình Định hoàn toàn giải phóng đã mở ra một thời kỳ mới cho ngành giáo dục.


KẾT LUẬN
Hệ thống giáo dục Việt Nam từ Tiểu Học lên đến Đại Học trước 1945 là Hệ Thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ, hay Giáo Dục Pháp Việt (Enseignement Franco-Indigiène). 
Đây là hệ thống giáo dục của nước Pháp được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Việt Nam Cộng Hòa. 
Hệ thống giáo dục Việt Nam sau 1945 đã dựa trên Chương Trình Giáo Dục Pháp Việt với những sửa đổi để thích hợp với tình thế trong giai đoạn đã giành được độc lập và chủ quyền từ tay người Pháp. 
Sự khác biệt lớn nhất giữa chương trình cũ và mới là tiếng Việt được dùng làm chuyển ngữ trong việc giảng dạy thay vì tiếng Pháp và những thay đổi quan trọng trong lãnh vực Văn, Sử, Địa.
Từ 1969 hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu chịu ảnh hướng của nền giáo dục Hoa Kỳ. 
Cùng với sự viện trợ cho miền Nam, từ 1955 người Mỹ khởi sự nghiên cứu việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho Việt Nam. 
Chương trình nghiên cứu được đem ra thực nghiệm từ 1969 đến 1971 và việc thực hiện hệ thống giáo dục Hoa Kỳ được mở rộng từ 1972. 
Cho đến niên khóa cuối cùng 1974-1975 trước khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ vào tháng 4, 1975, ảnh hưởng của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đối với nền giáo dục Việt Nam đã bắt đầu rõ nét về phương diện tổ chức, học chế và thi cử.


, có một vài điểm tạm thấy là:

- Nền giáo dục của VNCH mang nặng ảnh hưởng của thời Pháp thuộc và văn hóa của đạo Cong giáo, chập chững Mỹ hóa. 
- Nền giáo dục của VNDCCH ảnh hưởng hệ thống giáo dục của Liên Xô (chứ không phải Tàu). Học phải đi đôi với hành, lý luận phải được liên hệ với thực tiễn. Học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. 

Học sinh sinh viên học nhiều về triết học và do đó các cụ thời này trình độ lý luận rất cứng, quan điểm lập trường rất vững. Tuy nhiên điểm yếu là không khuyến khích thảo luận đối thoại ý kiến ngược chiều, cho nên các cụ nhìn chung là hơi bảo thủ  .


- VNCH cử khá nhiều du học sinh đi du học. Nhưng phần nhiều số này lại không trở về nước vì tình hình chiến tranh.


- VNDCCH thì có hàng nghìn, thậm chí cả vạn nghiên cứu sinh gửi sang các nước Liên Xô và Đông Âu. Đại đa số đều trở về phục vụ Tổ Quốc. Đóng góp của họ vào y tế, công nghiệp và nông nghiệp của miền Bắc là có rất nhiều dấu ấn, ví dụ như cố Giáo sư Lương Định Của. Thế hệ sau này cũng rất nhiều nhân tài. Nhưng tất nhiên nước nghèo thì sự phát huy cũng bị giới hạn.

Giáo sư Nguyễn Mộng Hùng của ĐH KHTN đã mất chẳng hạn. Ông Hùng có một thành tích mà lẽ ra người Việt nào cũng nên biết và tự hào, nhưng tiếc thay mãi sau này nhờ một bài báo Tiền Phong mà tôi mới biết. Đó là GSư Hùng khi còn là NCS tiến sĩ ở Liên Xô đã tự chính mình bảo vệ thành công công trình NHÂN BẢN VÔ TÍNH ĐỘNG VẬT là con cá chạch, 20 năm trước khi cừu Dolly được công bố, và Việt Nam trở thành dân tộc thứ 2 trên thế giới nhân bản thành công vô tính động vật (sau Liên Xô đã thành công nhân bản ếch). Tiếc thay công trình này khi đó không được đánh giá đúng mức và chìm vào quên lãng, cũng một phần do hai hệ thống nghiên cứu của khối Tư bản và XHCN không thông nhau. 

Ít năm trở lại đây, nhà nước chịu đầu tư vào ngành CN Sinh học phân tử. Và giáo sư Hùng ngay lập tức "tái xuất giang hồ" với các công trình như tế bào gốc từ cuống rốn , nhân bản vô tính gà Thượng Phương , cấy tế bào gốc để tạo giác mạc ... Tiếc thay ông mất khá sớm, ai làm chủ được công nghệ tế bào gốc là thay được vai trò của Đấng Sáng Tạo. Vì thế mà các nước trên thế giới chạy đua tới tấp vào nghiên cứu này. Hàn Quốc có bác Hwang Woo Seok làm giả kết quả nghiên cứu tế bào gốc, vậy mà từng được xem là anh hùng dân tộc (Hàn Quốc nhờ bác này là quốc gia đầu tiên nhân bản thành công chó - một loài động vật có đặc trưng noãn bào rất khó xử lý).

Chúng ta cũng nên lưu ý là làm NCS của hệ các nước XHCN khó hơn làm NCS các nước tư bản. Khó ở chỗ, NCS của các nước tư bản thường là phục vụ trong dự án của giáo sư, đã có giáo sư định hướng và phân công nhiệm vụ. Còn trong hệ XHCN thì NCS thường là phải tự đề ra đề tài của mình và được hội đồng khoa học duyệt. Sau đó NCS phải thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn có tính cố vấn (hơn là chỉ đạo) của giáo sư hướng dẫn.

Bên VNCH cũng có mấy nhân tài tầm cỡ như ông Trịnh Xuân Thuận về vũ trụ , ông Nguyễn Xuân Vinh tham gia NASA . Nhưng có một điểm không mấy thuyết phục là vì mấy ông này thành danh ở ngoài trong điều kiện rất tốt chứ không phải là có nguồn gốc giáo dục từ Việt Nam rồi cử đi làm nghiên cứu sinh.

Nhìn lại giáo dục phổ thông trong 50 năm qua, chúng ta thấy sau cách mạng tháng Tám 1945, Tuyên bố của Bộ Giáo dục viết: ''Nền giáo dục mới có mục đích cao cả: tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hoá chung của nhân loại''. 

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất 1950: ''Đề án cải cách giáo dục nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng tinh thẩn dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù, tinh thần yêu chuộng lao động, tôn tlọng của công, tinh thần tập thể, hương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học''. 

Đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956 nghị định 1027 của Thủ tướng ngày 27- 8-1956 viết: ''Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công đân trung thành với tổ quốc, những người lao động tất, cán bộ tất của nước nhà, có tàl đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ''.
Từ xa xưa, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta đã có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức, phẩm chất làm người trong giáo dục cộng đồng ở gia đình làng xóm và giáo dục chính quy (Nho học). Có thể là nhận thức hoặc vì những nguyên nhân nào đó, nền giáo dục từ sau cách mạng tháng Tám chưa kế thừa được nhiều nội dung cơ bản của giáo dục đức dục của giáo dục truyền thống dân tộc.
Gia đình người Việt Nam nào cũng đều ước mong và dạy dỗ con cháu ''nên người''. Từ lúc còn trẻ thơ đến khi xuôi tay, ''Nên người'' là phải biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn anh em, hoà thuận trong gia đình, giúp đỡ họ hàng, bạn bè, làng xóm.., Từ thuở nhỏ, trẻ em còn nằm trên nôi đã được nghe những lời ru:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chừ hiếu mới là đạo con”..
Hay:
''Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn...''
Những lời dạy về nhân nghĩa: ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' ''Anh hùng càng cực càng dày nghĩa nhân'. ''Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ'' “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống như chung một giàn''.
Những lời dạy về chí khí, dũng cảm: ''Dù ai nói ngả nói nghiêng. Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân''. “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo…”
Những lời dạy về đoàn kết yêu nước “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”.
Những lời dạy về đạo đức đó rất gần gũi với những khái niệm về ngũ thường của Nho học trong nhà trường trước đây là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nho giáo khi vào Việt Nam đã được tiếp thu có chọn lọc đã được ''Khúc xạ'', được Việt hoá trên cơ sở tinh thần tự cường dân tộc, của lòng yêu nước. Nho giáo quan niệm: Nhân là đỉnh cao của đạo đức con người, nhân là tinh tuý của các đức khác. Hiếu dễ là cái gốc của đức nhân, làm con phải hết lòng yêu kính cha mẹ khi còn sống, kế thừa ý chí của cha mẹ kil qua đờivươn lên làm rạng rỡ cho cha mẹ. Những quan niệm đó cũng phù hợp với nhân dân.
Nho giáo quan niệm: ''Nhân là để yêu người, nghĩa là để chính mình, cho nên lấy nhân mà nói là nói người, lấy nghĩa mà nói là nói mình''. Nho giáo quan niệm lòng hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa. Nghĩa là điều nên nói, việc nên làm, nếu thấy mà không nói, không làm thì bứt rứt lương tâm. Nghĩa là hợp chính đạo, chính đạo là nghĩa, trái với chính đạo là phi nghĩa. Giữa nghĩa và phi nghĩa nói chung bao giờ cũng có sự lựa chọn trong tâm của con người. Con người có thể bị uy hiếp, lừa dối, lôi cuốn, mê hoặc bởi phi nghĩa cho nên muốn đạt được nghĩa lại phải có dũng. Trong nhân dân, quan niệm nhân là lòng thương người, trái lại là bất nhân là ác, trên lĩnh vực nào trong quan hệ nào cũng đều có hai mặt nhân và nghĩa. Quan niệm nhân nghĩa trên đã được Nguyễn Trãi hiểu và vận dụng trong việc căm thù giặc Minh xâm lược, đánh đuổi chúng để cứu dân, giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của Phương Bắc:
''Việc nhân nghĩa cất ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo''
hay:
''Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm sâu tai vạ...
Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn...''
Quan niệm nhân nghĩa trong nhân dân có nhiều điểm đồng nhất với nhân nghĩa của Nho giáo ở Việt Nam há chẳng phải là một nội dung cơ bản của đức dục cần được dạy trong nhà trường lâu dài ở nhiều cấp học?
Trong ''Sửa đổi lề lối làm việc'' viết năm 1947, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ''Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm 5 điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm''. Người giải thích: “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang không e cực khó, không sợ oai quyền”.
Người giải thích nghĩa: ''Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn''.

Về chữ Lễ của Nho giáo, các nhà Nho Việt Nam hiểu một mặt là để tổ chức xã hội, tổ chức cuộc sống; một mặt là đạo đức, ý thức, thái độ giữ gìn, tôn trọng nếp sống, kỷ cương, những quy định lễ nghi, trật tự của xã hội. Con người sống trong xã hội, có nhiều mối quan hệ với những người xung quanh, xử sự sao cho phù hợp là do xã hội quy định. Kinh Lễ viết: ''Điều mà người dân (con người) noi theo để sống thì lễ là lớn nhất''. Trong việc trị nước trị đân thì Lễ ngăn trước khi xảy ra, còn hình pháp thì cấm sau khi xảy ra. Nhân dân ta quan niệm Lễ là những phẩm chất đạo đức cần thiết để sống làm người, quan niệm đó cũng phù hợp với những nét cơ bản của Nho giáo. Chính vì vậy nên chữ Lễ trong khẩu hiệu ''Tiên học Lễ hậu học Văn'' đã được nêu lên như một yêu cầu đối với nhà trường trong việc giáo dục học sinh ngày nay vì theo nhân đân đây là một mặt cơ bản, tối thiểu, để làm người, từ khi còn trẻ thơ cần được uốn nắn.
Về chữ Trí, các nhà Nho Việt Nam hiểu nó gắn liền với trí là biết. Đầu mối của Trí, ở bên trong con người là lòng thị phi, làm cho con người ta phân rõ phải trái, đúng sai, qua đó xác định cho mình cách ứng xử cho phải đường phải đạo. Con người phải có Trí mới đạt được nhân vì vậy không thể là người nhân mà lại thiếu trí, cho nên để trở thành người có nhân, con người hoàn thiện thì phải học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích chữ Trí: ''Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt. Để hiểu lý luận, để tìm phương hướng. Biết xem người biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian''.
Chữ Tín trong Nho gláo là do nhà Hán Nho Đổng Trọng Thư bổ sung thêm cũng được các nhà Nho Việt Nam tiếp nhận và hiểu đó là lòng tin, sự tín nhiệm, đức hạnh của một con người được xã hội thừa nhận. Nhân dân cũng chấp nhận chữ Tín là một đức tính cần thiết của con người trong cách xử thế, giao dịch, làm ăn, buôn bán. ''Một sự bất tín vạn sự mất tin'', đã mất chữ tín thì không còn đủ tư cách để giao dịch với bất kỳ ai. Nhiều chuyện dân gian đã phê phán thói lừa dối, hứa mà không làm. Những đứa trẻ “đi nói dối cha, về nhà nói dối chú” thì ngay từ thuở nhỏ đã 1à một đứa trẻ hư, cần được giáo dục nghiêm khắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng ba khái niệm Nhân, Trí, Dũng của ngũ thường và thêm vào khái niệm Liêm. Chữ Dũng cũng đã được nêu lên từ thời Khổng Tử, chữ Liêm cũng là một đức mà Nho giáo đã nêu lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Dũng là dũng cảm gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tố quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát”. ''Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá''. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: ''Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người".
Như trên đã viết, Nho giáo vào Việt Nam đã được tiếp thu có chọn lọc, đã được tổ tiên ta hấp thụ trên cơ sở của văn hoá bản địa, đối với các nhà Nho thì có những khái niệm gần với nguyên mẫu hơn (đã được Việt hoá), còn đối với nhân đân thì đó là những điều cần phải có trong một cuộc sống làm người và được chấp nhận, là những nội dung phải tuân theo để đánh giá con người (đã được nhân dân hoá). Do đó, những khái niệm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín lúc ban đầu là do những người sáng lập ra Nho giáo đề xuất giàu sức sống, giàu tính hiện thực, giàu tính nhân đạo nên đã trở thành tài sản tinh thần của dân tộc ta và cả loài người không thể nào nói nó là của giai cấp phong kiến như có người, có thời kỳ đã ngộ nhận.
Nêu những khái niệm này làm nội dung của giáo dục đức dục và cũng là một trong những mục tiêu đào tạo của nền giáo dục Việt Nam chúng ta sẽ kế thừa được truyền thống tốt đẹp của giáo dục truyền thống dân tộc (giáo dục trong cộng đồng và giáo dục Nho học) đã bao đời nay bám rễ sâu trong nhân dân. Những nội dung đó rất phù hợp với tâm lý và nguyện vọng nhân dân. Hàng ngàn đời nay nhân dân ta đã luôn tu dưỡng và khuyên dạy con cháu theo khuôn mẫu của những khái niệm ấy. Những khái niệm ấy rất quen hiểu rộng, hẹp, cao, thấp tuỳ theo trình độ của mỗi người.
Lấy những khái niệm ấy làm nội dung giáo dục đức dục sẽ thích hợp với tất cả các cấp học các ngành học, từ mẫu giáo đến phổ thông, từ dạy nghề đến đại học; giáo dục thường xuyên... Việc học tập rèn luyện để trở thành con người hoàn thiện là việc thường xuyên, việc sửa mình tu thân không một ngày không làm. ''Tự nhiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vì bản''. (Từ vua đến dân thường ai nấy đều phải lấy việc sửa mình làm gốc). Tuỳ theo mỗi cấp học, ngành học, thấp hay cao, mỗi ngành nghề mà mở rộng từng khái niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác. Những khái niệm ấy cũng phù hợp với việc giáo dục ở mọi nơi mọi chỗ, cả ở trong gia đình và xã hội. Cha dạy con trong nhà, còn nhỏ tuổi dạy những điều gần gũi, trước mắt, lớn thì dạy những điều cao rộng. Trong các đoàn thể xã hội ngoại cộng đồng người ta khuyên răn, xử thế với nhau theo những khái niệm ấy. Trong giao dịch, làm ăn buôn bán người ta lấy những khái niệm ấy làm tiêu chuẩn. Từ nhà trường đến ngoài xã hội, ai cũng sửa mình theo những nội dung các khái niệm đó thì chắc chắn rằng việc giáo dục đạo đức trong nhà trường và xã hội sẽ đạt kết quả không còn thấy phơi bày trên báo chí những vụ việc ngược đãi, đầy đọa bố mẹ, thậm chí giết cả bố mẹ để cướp tiền, lấy nhà, chửi, đánh đập thầy cô…
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: ''Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức không có đạo đức, thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân''. Rèn luyện đạo đức theo những khái niêm Nhân.
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm là việc thường xuyên trong nhà trường của những người thầy vì hằng ngày họ lên lớp dạy cho học sinh những điều đó thì trước hết họ phải là những tấm gương sáng cụ thể về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trước học sinh. Thầy và trò cũng cùng rèn luyện đạo đức theo những tiêu chuẩn truyền thống Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của dân tộc nhất định sẽ đem lại sự nhất tlí và đạt kết quả. Nội dung Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là đạo đức của người Việt Nam ta trong hàng ngàn năm nay, có giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống, được nêu lên làm nội dung đức dục trong nhà trường cũng sẽ không bao giờ thay đổi dù nhiệm vụ cách mạng có thay đổi, giữ nước hay dựng nước. Lịch sử của dân tộc dã chứng minh việc giữ nước dù có gian khổ ác liệt mấy cũng chỉ chiếm một thời gian ngắn so với dựng nước. Muốn xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh công bằng và văn minh, thiết nghĩ mỗi người Việt Nam từ người công dân bình thường đến người lãnh đạo cả nước không thể không lấy những nội dung Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm làm mục tiêu tu dưỡng rèn luyện hằng ngày.
Những giá trị văn hoá một khi đã ăn sâu trong quần chúng sẽ có giá trị như những sức mạnh vật chất. Sức mạnh của nền văn hoá truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Nho giáo đã được tiếp thu chọn lọc, kết hợp với đạo đức cổ truyền trong nhân dân đã được thử thách trong đấu tranh giữ nước và dựng nước, nếu được khơi đậy và phát huy từ trong nhà trường đến ngoài xã hội đồng nhất, liên tục sẽ giúp cho con người Việt Nam mới có đầy đủ những phẩm chất, giữ vững được bản sắc dân tộc, vững tin, bước vào cuộc hội nhập với cộng đồng thế giới đầy năng động ở thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Chương Trình Trung Học, Nhóm Sinh Viên Cựu Học Sinh Trường Bưởi xb, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Hà Nội, 1945.
Nguyên Tắc Cơ Bản của Nền Giáo Dục Việt Nam Ngày Nay, Đặng Thái Mai, Giáo Dục Tân San số tháng 1/1946, Hà Nội, 1946.
Một Cơn Gió Bụi, hồi ký, Trần Trọng Kim - 1971
Lịch Sử Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Việt Nam, Lê Văn Giạng, Nguyễn Được, Nguyễn Tùy, Nguyễn Hoặc, Viện Nghiên Cứu Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1985.
Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, Văn Hóa tái bản, Hà Nội, 1998.
35 Năm Phát Triển Sự Nghiệp Giáo Dục Phổ Thông, Võ Thuần Nho, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1980.
Sử học Việt Nam trên đường phát triển, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981
Khoa học lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua, Văn Tạo, SVNTĐPT, VSH, NXB KHXH, HN, 1981
Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo, Trương Bá Cần, NXB Tp. HCM, 1988
Viện Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, t.1, NXB CTQG, Hà Nội, 1993
Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, NXB Văn Hóa tái bản, Hà Nội, 1998.
Từ Điển Tác Gia Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1999.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, 1940-1945, NXB CTQG,Hà Nội, 2000
Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử 1945-1975, Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Tố Uyên, Lưu Thị Tuyết Vân, NXB Giáo Dục tái bản lần 1, Pleiku, 04/2003.
Tổng mục lục văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 1945-2002. NXB CTQG,Hà Nội, 2003
Lịch Sử Giản Lược Hơn 1000 Năm Nền Giáo Dục Việt Nam, Lê Văn Giạng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử 1945-1975, Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Tố Uyên, Lưu Thị Tuyết Vân, Viện Sử Học, NXB Giáo Dục tái bản, Hà Nội, 2003.
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 - PGS.TS Ngô Đăng Tri, ThS Đỗ Thanh Loan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội
Lịch sử hình thành khoa Kỹ thuật Hóa học
Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội, Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
Việt Nam niên giám thống kê
Giáo sư Trần Chung Ngọc
Hoang Huu Phuoc, MIB
bachkhoatoanthu.gov.vn
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê
Kim Định. (1970). Hiến chương giáo dục. An Tiêm, Saigòn, Việt Nam.
Trần, Kim T. (?) . Nho giáo. Tân Việt, Saigon, Việt Nam
Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày 1945-1964, tái bản ở Hoa Kỳ
Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa Giáo Dục, Nguyễn Khắc Hoạch, Lửa Thiêng xb, Sài Gòn, 1970.
Diễn Tiến của Chương Trình Trung Học Tổng Hợp tại Việt Nam, Dương Thiệu Tống, Giáo Giới, 9-10 tháng 5, 1971, Sài Gòn, 1971.
Việt Nam 1945 -1995, Lê Xuân Khoa (quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học) NXB Tiên Rồng, Hoa Kỳ, 2004.
Bougle, C.C. Alfred. (1938). The French conception of “culture generale” and its influence upon instruction. Columbia University, New York.
Lin, Yutang. (1943). The wisdom of Confucius. Random House, New York.
Nguyen, Phuoc H. (1974). Contemporary educationalphilosophies in VietNam, Unpublished doctoral thesis, University of Southern California (USC), Los Angeles, California.
Wikipedia
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI  ĐẠI Ở VIỆT NAM - Nguyễn Văn Thành, 2005 

Khoằm biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ sưu tập cá nhân và Internet