Note này Khoằm để sưu tầm tài liệu tham gia vào link Liệu VNCH sẽ được như Nam Hàn nếu còn tồn tại? - Lịch Sử Việt Nam trên.
Vì câu cửa miệng quen thuộc của các bạn thủi thây ma VNCH: Made in Vietnam! - Citroën La Dalat
Trích:
Từ con số không năm 1954, VNCH đã là quốc gia đầu tiên trong vùng Đông Nam Á đã lắp ráp chiếc xe LaDalat vào những năm đầu của thập niên 70, khi mà Nam Hàn chưa có tí kỹ nghệ xe chi cả. |
Khoằm sẽ không bàn về việc VNCH vs Nam Hàn ở đây.
dinhphdc wrote on Dec 20, '11, edited on Jan 12, '12
Đầu tiên là về ngành dầu khí.
Từ cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX, người Pháp đã tổ chức điều tra địa chất, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong đó có dầu khí. Tuy nhiên, người Pháp chưa có đánh giá gì về khả năng tồn tại các mỏ dầu khí ở Việt Nam, vì thế dầu mỏ ở Việt Nam chỉ là giấc mơ xa vời của người Pháp.
Cho đến năm 1945 Sở Hầm Mỏ - Hà Nội đã tìm thấy nhiều vết dầu lửa thấm từ những cấu tạo sa thạch ở 4 vùng Đông Dương: một ở phía Bắc, hai ở Hạ Lào và một ở ven biển miền Trung. Nhưng những nghiên cứu khoan giếng tìm dầu (có khi sâu đến 174m ở quốc lộ số 9 xuyên Lào Việt, phía Bắc Huế năm 1935) không đem lại một kết quả nào cả.
Ngay khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954, dựa vào một số tài liệu ít ỏi (từ kho lưu trữ tài liệu cũ) của các nhà địa chất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu phải xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí mạnh để góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.
Tại miền Bắc, năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, năm 1960 Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí Kitovani S.K. sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam.
Sau hai năm 1960 - 1961, khảo sát trên 11 tuyến với 25.000km lộ trình, công trình tổng hợp báo cáo về địa chất và triển vọng dầu khí đầu tiên ở Việt Nam đã được hoàn thành, đó là “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
Trên cơ sở công trình này, ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam. Ban đầu đoàn 36 có 15 chuyên gia Liên Xô, 22 kỹ thuật, 123 công nhân, 36 kỹ sư và trung cấp nghiệp vụ. Trụ sở đầu tiên của đoàn 36 ở Bắc Ninh, sau chuyển về Hưng Yên và phải di chuyển liên tục vì chiến tranh. Hầu hết đều là nhà tranh vách đất, chỉ một ít có tường xây để bảo quản máy móc. Còn các lãnh đạo, kỹ sư, công nhân đều vui vẻ ở trong các gian nhà “dễ nhìn ngắm bầu trời” vì mái tranh thủng dột...
Mũi khoan số 1 nghiên cứu cấu tạo địa chất ở Khoái Châu, Hưng Yên, bằng máy khoan Liên Xô viện trợ, ngày 14-2-1962 khởi công khoan và kết thúc vào ngày 15-4-1963. Rất nhiều bài toán mới mẻ phải giải đáp như địa chất công trình, lắp ráp giàn khoan. Nhưng cuối cùng khoan đã đạt đến độ sâu 803m, vượt chỉ tiêu ban đầu 650m và vượt luôn cả công suất máy giàn khoan. Tuy chưa tìm thấy dấu hiệu dầu khí nhưng mũi khoan đã phát hiện vỉa than gầy và khí mêtan...
Cũng trong năm này, Ngày 25-6-1962, phát nổ địa chấn phục vụ khảo sát dầu khí đã bùng lên ở làng Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Những mũi khoan đầu tiên của Đoàn thăm dò Dầu lửa 36, tại miền võng Hà Nội
Vừa hoàn tất giếng khoan số 1, các kỹ sư khoan bắt tay chuẩn bị thực hiện ngay giếng khoan số 2 ở xã Trường Chinh, Phù Cừ, Hưng Yên. Khởi công khoan từ ngày 12-4-1964 và kết thúc ngày 20-3-1965. Chiều sâu khoan dự kiến đến 1.200m, một kỷ lục của ngành khoan dầu khí VN thời điểm đó.
Mọi việc ban đầu rất thuận lợi. Người dân địa phương háo hức chờ đợi kết quả. Họ vui vẻ đem khoai sắn, gà vịt ra chiêu đãi anh em làm việc suốt ngày đêm để tìm tài nguyên. Tuy nhiên, khi mũi khoan đạt đến độ sâu 1.182,5m thì sự cố xảy ra. Mũi khoan bị kẹt cứng ở độ sâu này.
Việc cứu kẹt suốt từ tháng 6 đến tháng 8-1964 vẫn không thành công. Sau đó, sự cố đặc biệt nữa lại xảy ra khi nguồn phóng xạ công trình bị mất một cách bí ẩn, trong khi bên ngoài có nguồn tin phát tán đó là “đồng đen” quý hiếm. Sự việc phải báo khẩn cấp lên trên. Một chiến dịch tuyên truyền phóng xạ nguy hiểm được thực hiện ở khắp xã lân cận. Cuối cùng, đoàn khảo sát xạ hiếm phát hiện nguồn phóng xạ được bí mật “trả lại” trên cánh đồng gần giếng khoan.
Được sự giúp đỡ của Liên Xô, hoạt động của Đoàn 36 ngày càng lớn mạnh, nên ngày 9-10-1969, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất, có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí trong nước, nhất là tập trung ở đồng bằng sông Hồng.
Bắt đầu ngày 23-9-1970 sau gần hai năm ròng rã chuẩn bị, cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô, Đoàn thăm dò Dầu lửa 36 đã bắt đầu đào một giếng sâu trên 3.000m.
Phương án thiết kế thi công được duyệt từ tháng 1/1969, nhưng khi so sánh với thiết bị từ Romania đưa về, mọi người đều lo lắng. Giàn khoan 4LD - 150D của Romania khoan sâu 3.200m, nhưng không rõ nguyên nhân nào mà thực nhận hầu hết thiết bị chỉ đạt được 50% công suất, kể cả những thứ quan trọng như choòng khoan, ống thông, hóa chất chuyên dụng... lại phải nhập thêm từ Liên Xô và mất nhiều thời gian vận chuyển.
Hàng cập cảng Hải Phòng, lại đối mặt ngay “bài toán” khó vận chuyển giàn khoan siêu trọng 1.000 tấn từ cảng về làng Khuốc, Thái Bình. Mọi thiết bị vận chuyển, đường sá, cầu cống lúc đó đều rất thiếu kém trong khi có những vật tư siêu trọng, siêu trường nặng đến 25 tấn, từng đoạn tháp khoan dài 18m. Tổng vật tư cho giếng khoan này nặng đến 2.000 tấn. Khả năng xe cộ, cầu cống lúc bấy giờ thì nhiệm vụ bất khả thi.
Mọi lực lượng thủy, bộ được phối hợp để vận chuyển thiết bị, kể cả sẵn sàng bốc dỡ, giấu vật tư khi bị máy bay đánh. Nhiều đoạn đường phải mở, ruộng phải phá, nhà phải dời để vận chuyển thiết bị cồng kềnh, nhưng dân đều sẵn lòng cống hiến và náo nức chờ đợi.
Việc gia cố nền đỡ giàn khoan siêu trọng trên nền đất bùn yếu phải đóng đến 32 ống thép lớn 299mm và dài 40-45m. Chuẩn bị từ đầu năm 1969, mãi đến tháng 9-1970 việc xây lắp giàn mới hoàn tất với chiều cao 63m sừng sững giữa cánh đồng Thái Bình. Mọi người phải đào hầm chống bom để làm việc trong lúc miền Bắc bị ném bom
Thiết bị thiếu thốn, kinh nghiệm khoan sâu chưa có. Giếng khoan số 100 ở làng Khuốc mấy lần bị trục trặc, kể cả cần khoan thép D không đủ chịu tải, phải tạm dừng chờ tăng cường khoan thép K từ Liên Xô. Giàn khoan ba động cơ, mỗi máy 700 mã lực đều đã chạy quá giờ, thiếu phụ tùng thay thế. Miền Bắc lúc đó chỉ có nhà máy Bộ Quốc phòng sửa chữa động cơ xe tăng 450 mã lực. Có lần máy bay Mỹ đánh bom sát công trình, may mà không thương vong, hư hỏng nặng. Đốc công khoan Serdukov (Liên Xô) là người đầu tiên hi sinh trong lịch sử dầu khí VN, ông trượt chân ngã trên giàn và qua đời sau 10 ngày nằm viện.
Sau bốn năm ròng rã săn tìm dưới lòng đất, giếng khoan làng Khuốc tạm dừng giữa năm 1972 ở độ sâu 3.303m trong hoàn cảnh miền Bắc đang bị Mỹ leo thang ném bom ác liệt. Việc tháo dỡ, di chuyển giàn khoan mất rất nhiều thời gian và công sức trong điều kiện vừa làm vừa tránh bom cho cả người và máy móc.
Sau đó nhiều giếng sâu khác cũng được đào, thành quả là khám phá ra khí dầu thiên nhiên ở mỏ Tiền Hải C, tỉnh Thái Bình năm 1975.
Các chuyên gia Liên Xô hỗ trợ tìm kiếm, thăm dò.
Từ trước năm 1975, mũi tên trên bản đồ tìm kiếm dầu khí ở miền Bắc cũng đã tiến ra biển, bắt đầu từ năm 1968 đã có đoàn khảo sát ven biển Nam Định, Thái Bình. Ban ngày, đoàn tham gia kéo lưới bắt cá kết hợp khảo sát đo đạc chiều sâu biển, theo dõi quy luật, cường độ sóng gió và thủy triều, vẽ bản đồ các đảo, đoàn khảo sát khắp cửa Ba Lạt, rồi cồn Lu, cồn Thông, cồn Đen, cồn Thủ.
Năm 1968, đoàn cùng chuyên gia Liên Xô chuẩn bị thực hiện giếng khoan sâu tìm kiếm dầu khí ở cồn Đen. Thời điểm triều rút, canô không thể cập sát cồn được, mọi người phải trung chuyển bằng xuồng máy. Họ mải mê khảo sát khu vực đặt giếng khoan quên cả giờ giấc.
Đến chập tối, đoàn tìm canô về đất liền thì không thấy đâu. Không có bộ đàm, mọi người khản giọng gọi, rồi đốt lửa báo hiệu cũng chẳng thấy bóng canô. Cuối cùng họ phải ngủ đêm lại đảo, may mà có bọc gạo mang theo trong balô để nấu cháo trắng cầm hơi.
Sáng hôm sau, đoàn ra lại bờ biển thì thấy canô và mọi người đang dáo dác tìm. Thì ra do không liên lạc được với nhau, canô cũng lùng sục họ cả đêm. Sự việc được báo động đến công an, quân đội. Cấp trên chỉ thị bằng mọi giá phải tìm được nhóm khảo sát. Nếu bị biệt kích giết phải tìm ra thi thể, còn bị bắt cóc cũng phải tìm ra dấu vết truy tìm. Nhóm khảo sát không chỉ có các nhà khoa học hiếm hoi của ngành dầu khí bấy giờ, mà còn cả chuyên gia Liên Xô, và các thông tin mật về hoạt động thăm dò dầu khí miền Bắc.
Sau khi khảo sát địa vật lý, các mũi khoan sâu tìm kiếm dầu khí cũng lần lượt xuống lòng đất ven biển Bắc bộ. Ngày 3-2-1975, giếng khoan 61 ở huyện ven biển Tiền Hải, Thái Bình được khởi công. Bộ máy khoan BU - 75 của Liên Xô nặng 600 tấn, tháp khoan cao 50m và khoan sâu được 2.400m. Lúc này miền Bắc không còn bị đánh phá nên tiến độ khoan khá nhanh. Ở độ sâu 1.000m đầu vẫn chưa thấy gì. Tuy nhiên, ngay ngày 18-3-1975, những người săn tìm “vàng đen” đã vui mừng tìm thấy lưu lượng khí khá cao chứa dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại ở độ sâu 1.148 - 1.150m. Ngày 4-8-1975, mũi khoan đã xuống đến độ sâu 2.400m và chính thức phát hiện mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m3.
Trong lúc hoạt động thăm dò dầu khí hối hả ở đồng bằng và hướng ra biển, trên vùng núi Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh cũng có đoàn khảo sát địa vật lý trèo đèo lội suối đi tìm dầu khí. Kết quả ban đầu cho thấy đây cũng là khu vực có triển vọng dầu khí ở miền Bắc và cần tiếp tục nghiên cứu. Trước đó, người Pháp cũng tìm thấy vết lộ dầu ở Yên Bái.
Một lần thử vỉa tại giếng khoan 61, Tiền Hải, Thái Bình
Đây là giếng khoan thăm dò đầu tiên đã cho phát hiện khí tự nhiên tại cấu tạo Tiền Hải C, trong trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, ở chiều sâu 1.146-1.156 m với lưu lượng trên 100 nghìn m3/ngày đêm.
Ở miền Nan, từ trước năm 1957, đã có nhiều công ty nước ngoài khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò ở thềm lục địa Nam Việt Nam, trong đó có hai giếng đã phát hiện dầu thương mại
Nhưng ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn tiến hành thăm dò dầu khí hơi khác, đầu tiên chính quyền Sài Gòn đầu tư xây dựng đạo luật dầu hỏa để làm cơ sở luật pháp cho các hoạt động tiếp theo.
Tư liệu lưu giữ cho thấy hoạt động khảo sát địa vật lý biển miền Nam bắt đầu lại từ năm 1967. Đầu tiên là khảo sát toàn bộ thềm lục địa phía Nam của cơ quan hải dương học Hoa Kỳ.
Năm 1967, nha tài nguyên thiên nhiên, bộ kinh tế chính quyền Sài Gòn đã được giao nhiệm vụ soạn thảo đạo luật dầu hỏa trong khi thăm dò dầu khí mới chỉ khảo sát địa vật lý mà chưa có mũi khoan nào chạm được dòng dầu.
Năm 1968, không quân Mỹ đo đạc từ hàng không vùng đồng bằng sông Cửu Long và biển nông ven bờ. Đồng thời chuyên gia Anh với tàu biển, thiết bị địa vật lý cũng sang khảo sát địa chấn vùng biển Đông và vịnh Thái Lan. Kết quả cho thấy triển vọng tương đối khả quan với tầng trầm tích dày 3-4 km và các cấu trúc kiến tạo với nếp gãy địa chất thuận lợi cho chứa dầu”.
Đặc biệt, Công ty địa vật lý GSI còn đề nghị khảo sát chi tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ tin có thể tìm thấy dầu ở đất trũng này, vì nó nằm cùng bể trầm tích kéo dài ra biển gồm cả mỏ Bạch Hổ mà sau này đã tìm thấy dầu.
Từ năm 1967 đến năm 1970, 4 cuộc thăm dò, khảo sát theo địa chấn, trọng trường , từ trường v.v… đã xác nhận được 3 bồn trầm tích có khả năng chứa dầu lửa quan trọng là bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn – Brunei (Saigon-Sarawak), mới chỉ được định danh và xác định lại diện tích phân bố bể Saigon-Sarawak trong công trình tổng hợp của Hồ Đắc Hoài, Ngô Thường San, 1975 (sau này bồn Brunei – Saigon được đặt tên lại là bồn Nam Côn Sơn vì nghiên cứu chi tiết cho thấy không phải chỉ có một bồn mà là hai bồn cách biệt nhau là bồn Brunei và bồn Nam Côn Sơn) .
Ngày 1-12-1970, đạo luật dầu hỏa số 011/70 được chính quyền Sài Gòn ban hành. Luật gồm sáu chương với 66 điều. Dựa kinh nghiệm luật dầu khí Iran, Mỹ, “linh hồn” đạo luật dầu hỏa của chính quyền Sài Gòn là hợp đồng đặc nhượng. Nội dung này ấn định các công ty dầu hoạt động ở miền Nam phải thanh toán cho chính quyền tiền nhượng tô (thuê đất) 12,5% và thuế lợi tức 45-55% số lượng dầu sản xuất.
Luật cũng quy định thời gian thăm dò là năm năm, có thể gia hạn thêm năm năm và thời gian hoạt động khai thác 30 năm, có thể gia hạn thêm 10 năm. Quyền đặc nhượng do người đứng đầu chính quyền quyết định.
Thời điểm ấy miền Nam chưa có công ty trong nước nào có khả năng tìm kiếm, khai thác dầu khí ngoài khơi nên “sân chơi” chủ yếu chỉ dành cho công ty quốc tế. Muốn xin cấp quyền đặc nhượng, họ phải đóng trước 500 USD hoặc 137.000 đồng được xem là tiền chữ ký. Diện tích đặc nhượng tìm kiếm được chia thành từng nhượng địa. Mỗi nhượng địa không quá 20.000km2...
Trong lúc hoạt động khảo sát dầu khí tiến hành ngoài biển, Tổng cuộc Dầu hỏa ở Sài Gòn cũng hối hả xúc tiến gọi thầu quốc tế. Vùng biển phía Nam rộng khoảng 300.000km2 vào thời điểm đó được phân thành 60 lô nhỏ và một lô lớn để đấu thầu. Số liệu này là kết quả đo địa vật lý của Công ty Geophysical năm 1970 ở thềm lục địa Nam VN.
Vào cuối những năm 1970, có nhiều công ty như AGIP (Ý), DIMINEX (CHLB Đức), BOW VALLEY (Canada) đã thăm dò 5 lô dầu ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Sau đó đến 1979, các công ty trên chấm dứt hoạt động.
Kết quả khảo sát tiềm năng dầu khí, rồi tình hình khai thác thành công ở những nước lân cận đã thu hút các công ty dầu quốc tế, nhưng khi đấu thầu lại không đơn giản. Năm 1970, Công ty Conoco, Mỹ đã gặp riêng những người có trách nhiệm tại Tổng cuộc Dầu hỏa ở Sài Gòn và đề xuất được cấp các lô lớn để khai thác tối ưu.
Họ “khuyên” không nên quan tâm đến các công ty dầu khí lớn chỉ “xí chỗ” để đấy trong khi đầu tư các nơi khác. Cuối buổi, Conoco lật “bài ngửa” đề nghị chính quyền Sài Gòn cấp cho lô lớn ít nhất là 10.000 km2 mà không qua đấu thầu. Không được như ý, về sau Conoco không tham gia thầu.
Đầu năm 1971, Ủy ban quốc gia dầu hỏa được thành lập, sau đó là Tổng cuộc Dầu hỏa và khoáng sản để đại diện chính quyền làm việc với các công ty quốc tế và xây dựng dần lực lượng chuyên môn. Do chưa trực tiếp tham gia thăm dò nên lực lượng ngành dầu hỏa miền Nam lúc đó không đông bằng miền Bắc, nhưng cũng tập hợp được nhiều kỹ sư, chuyên viên trong nước và học nước ngoài về.
Ngoài các kỹ sư địa chất, hóa học, công nghệ, còn có cả các luật sư, bác sĩ, nhà quản trị kinh doanh. Đây cũng là thời gian luật biển được nghiên cứu để chuẩn bị cơ sở pháp lý khai thác dầu khí trên thềm lục địa...
Tháng sáu năm 1971, chính quyền Sài Gòn công bố chính thức tô nhượng khai thác dầu lửa.
Đợt gọi thầu lần nhất năm 1971 không thành. Đến ngày 24-4-1973, Tổng cuộc Dầu hỏa nhận 37 thư trả lời mời thầu lần bổ sung. Sau khi loại 10 thư mà trong đó có một thư lập chứng thư giả, tổng cuộc mời các công ty đến nhận hồ sơ dự thầu và giải đáp thắc mắc vào ngày 2-7-1973.
Tuy nhiên, suốt buổi sáng trôi đi rồi qua giờ chiều vẫn không thấy công ty nào. Gần hết giờ làm việc chiều, bất ngờ xe Esso đến, rồi 18 công ty hối hả vào đông đến nỗi văn phòng đấu thầu không kịp tiếp. Lý do họ tới dự thầu trễ dù đã tới Sài Gòn hôm trước nhưng không muốn nhận hồ sơ dự thầu sớm là vì họ sợ có thay đổi chính trị gì xảy ra sẽ mất trắng những cam kết trong tín dụng thư bất khả hoàn.
Cuộc săn tìm dầu khí ở miền Nam bắt đầu khi tháng 8-1974, giàn khoan đầu tiên đến thềm lục địa là Ocean Prospector của Pecten và gặp ngay khó khăn do biển động. Pecten khoan bốn giếng Hồng 1X, Dừa 1X, Dừa 2X, Mía 1X. Trong đó, giếng Hồng 1X “mở hàng” khoan đầu tiên, đến độ sâu 1.609m đụng biểu hiện dầu khí nhưng không đủ sản lượng công nghiệp.
Ngày 15-9-1974, tuần san kinh tế Tài Chính Sài Gòn có bài viết đặc biệt:
Trích:
Giàn khoan Ocean Prospector đã tìm thấy dầu ở giếng khoan Hoa Hồng 1X đầu tiên. Giàn khoan nửa nổi nửa chìm này đến miền Nam ngày 15-8-1974, hoạt động tự động không cần tàu kéo với tốc độ 10 hải lý/giờ. Giàn khoan do Hãng Pecten thuê của Công ty Mitsubishi Heavy, Nhật. Trên giàn có phòng thí nghiệm dầu, sức chứa 81 người, lương thực dự trữ được hai tuần. Ngày 17-8-1974 bắt đầu khoan với tốc độ 40-80m/giờ. Ngày 25-8-1974, khoan ở độ sâu 1.400m đã gặp đá có chất dầu. Suốt hai ngày 26 và 27 sau đó đều khoan trong tầng dầu... Một mẫu dầu đã gửi về cho Hãng Pecten, một mẫu gửi cho Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn và mẫu thứ ba gửi cho Mitsubishi Heavy. Sau đó, giàn Ocean di chuyển để khoan tiếp giếng Dừa 1X cách đó 50km... |
Chậm chân sau Pecten, mãi đầu năm 1975 Mobil mới đưa giàn khoan Glomar IV đến giếng Bạch Hổ 1X, nhưng đã phát hiện lưu lượng 2.400 thùng dầu, kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m cho dòng dầu công nghiệp lưu lượng đạt 342m3/ngày, 25.000m3 khí/ngày đêm, Mobil đốt dầu thô và khí thiên nhiên cháy đỏ một góc trời Biển Đông.
Chuyên viên Tổng cuộc Dầu hỏa thay nhau ra giàn khoan mỗi tuần để học hỏi kinh nghiệm. Các giàn khoan tự hành thuộc loại hiện đại lúc bấy giờ và ra vào đất liền đều bằng máy bay trực thăng. Mobil dự kiến khai thác dầu thương mại ở Bạch Hổ sau ba năm. Nhưng cũng giống Pecten, họ rút lui giữa chừng ở giếng khoan Đại Hùng giữa tháng 4-1975. Riêng Công ty Esso và Sunningdale chậm hơn, chưa kịp khoan giếng nào.
Ngày 3/5/1975, có 1 cuộc gặp mặt tại Sài gòn giữa một tiến sĩ địa vật lý miền Bắc mặc đồ bộ đội đối diện một kỹ sư địa chất miền Nam trang nghiêm trong áo trắng bỏ vào quần.
Người mặc đồ bộ đội là tiến sĩ địa vật lý Trần Ngọc Toản, sau này là viện trưởng Viện Dầu khí VN, trang nghiêm trong áo trắng bỏ vào quần là giáo sư Trần Kim Thạch, sau đó TS Toản gặp gỡ các kỹ sư Nguyễn Văn Vĩnh, Phí Lệ Sơn của Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn, TS Toản vẫn mặc đồ bộ đội và không hề xưng danh mình là TS địa vật lý nhiều năm thăm dò dầu khí miền Bắc. Lúc đầu các kỹ sư miền Nam còn có vẻ nghĩ anh bộ đội không thể hiểu chuyên môn, sau khi nói chuyện, anh bộ đội đã đưa ra các số liệu khảo sát địa chất, khoan thăm dò, thử vỉa tìm dầu của miền Nam, sau anh bộ đội đã lộ ra mình chuyên môn rất sâu về dầu khí, các kỹ sư miền Nam phải ngẩn người ra rồi sau đó 2 bên hào hứng bàn vào chuyên ngành.
Chỉ ba tháng sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Tổng bí thư Lê Duẩn đã có tầm nhìn rất rộng khi chủ trương vừa hợp tác với Liên Xô vừa quan hệ đa phương và tự lực để đẩy nhanh tiến độ khai thác dầu khí đất nước. Ông yêu cầu dành một số lô trên thềm lục địa để VN tự lực, còn các lô khác mời công ty quốc tế tham gia, nếu Mỹ quay lại cũng sẵn sàng hợp tác.
Ngày 4/8/1975, mũi khoan tại giếng khoan 61 Tiền Hải - Thái Bình đã xuống đến độ sâu 2.400m và chính thức phát hiện mỏ khí có trữ lượng 1,3 tỉ m3. Mỏ này đã đi vào lịch sử của ngành Dầu khí Việt Nam khi khai trương dòng khí công nghiệp đầu tiên của đất nước.
Ngày 3.9.1975, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170 về việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam), trên cơ sở nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước.
Sau ngày thống nhất, mũi khoan thăm dò dầu khí đầu tiên đi xuống lòng đất đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn khảo sát 22 được thành lập do TS địa vật lý Trương Minh làm trưởng đoàn. Trụ sở ban đầu ở Vĩnh Long, sau dời về Cần Thơ.
Năm 1976 công ty địa vật lý CGG (Pháp) đã khảo sát 1.210,9 km theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn, và kết quả là đã khẳng định sự tồn tại của bể Cửu Long với chiều dày trầm tích Đệ Tam dày.
Năm 1978, công ty Geco (NaUy) đã thu nổ địa chấn trên một số lô với tổng số chiều dài 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2, 1x1. Deminex cũng đã hợp đồng thu nổ địa chấn và khoan 4 giếng trên các cấu tạo triển vọng của lô 15 và kết quả là gặp các biển hiện dầu khí trong cát kết Miocen sớm và Oligocen.
Ngày 9-12-1978, trong lúc biên giới phía Nam đang nóng bỏng thì tại ấp Cà Cối, xã Long Vĩnh, huyện Cầu Ngang, tỉnh Cửu Long (nay thuộc Trà Vinh) đã diễn ra sự kiện quan trọng: giếng khoan Cửu Long 1 được khởi công.
Đây là giếng khoan sâu đầu tiên trên đất liền miền Nam hoàn toàn do kỹ sư VN thiết kế, vận hành mà không có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài. Giàn khoan F200-2DH do Romania sản xuất là loại hiện đại của miền Bắc chuyển vào Nam.
Đường bộ không đáp ứng nổi, toàn bộ thiết bị được vận chuyển bằng đường sông. Ngày 9-8-1979, sự cố đã xảy ra khi rơi cần khoan dài 182m và phải để lại trong giếng. Sau sự cố này, mũi khoan dừng lại và kết thúc ở độ sâu 2.350m để tiếp tục với giếng khoan Hậu Giang 1 tại xã Hưng Điền, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Giếng khoan này được thực hiện bởi giàn BU-80 do Liên Xô sản xuất, có thể đến độ sâu 2.800m. Tuy nhiên, khởi công từ ngày 17-12-1979 đến ngày 24-4-1980 buộc phải dừng lại ở độ sâu 1.190m do gãy cần khoan. Kỹ sư đội trưởng Nguyễn Văn Việt đã cho khắc phục sự cố này gần 1.000 giờ nhưng không thành, buộc phải bỏ giếng khoan giữa chừng.
Tổng cục dầu khí đã hợp tác với các Công ty Bow Valley (Canada), Agip (Ý), Deminex (Cộng hòa liên bang Đức)... Hai năm 1979-1980, các công ty này đã khảo sát địa chấn và khoan nhiều giếng với tổng chiều sâu khoảng 35.000m. Đặc biệt, Deminex đã tìm thấy biểu hiện dầu ở một giếng, Agip cũng thấy khí trong ba giếng. Tuy nhiên, do bối cảnh cấm vận lúc đó, đặc biệt tình hình địa chính trị khu vực chuyển biến phức tạp nên các nhà thầu rút lui giữa chừng.
Trong lúc này, hợp tác hoạt động dầu khí với Liên Xô vẫn phát triển. Ngày 13-7-1980, Hiệp định hợp tác dầu khí giữa Chính phủ VN và Liên Xô được ký kết dẫn đến sự kiện ra đời Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô. Sau những nỗ lực dang dở của các công ty quốc tế, Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô đã đảm nhiệm vai trò chủ lực tìm kiếm dầu khí.
Năm 1981, bắt đầu khai thác những mét khối khí đầu tiên của Việt Nam từ mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình này. Sau thời gian triển khai công tác thẩm lượng và phát triển khai thác, ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên đã được đưa vào buồng đốt turbin nhiệt điện công suất 10MW tại Tiền Hải để thử nghiệm phát điện.
Sau hàng loạt khảo sát địa vật lý trên thềm lục địa và phân tích tài liệu các nhà thầu quốc tế để lại, ngày 31-12-1983 tàu khoan Mirchin, Liên Xô bắt đầu đưa mũi khoan xuống giếng Bạch Hổ 5 nằm gần Bạch Hổ 1X mà Mobil từng khoan thấy dầu năm 1975. Tàu Mirchin được thiết kế định vị động học, không cần thả neo, chịu được sức gió 40 hải lý/giờ và khoan những nơi có mực nước biển sâu 90m trở lên. Nhưng đáy biển vùng Bạch Hổ chỉ sâu 50m nên không phát huy được tối đa hiệu quả tàu khoan. Thời tiết cuối năm 1983 đầu 1984 cũng hay thất thường, nhiều lần tàu phải vào tránh ở Vũng Tàu.
Giếng khoan Bạch Hổ 5 chính thức khởi công ngày 2-1-1984 trong sự hồi hộp chờ đợi. 4g sáng 26-4-1984, mũi khoan đến độ sâu 2.775m. Dấu dầu vẫn bặt tăm. 19g15, một cơn mưa lớn và gió mạnh đột ngột đến 28 hải lý/giờ. Hệ thống neo động học báo ngừng khoan.
Ngày 27 rồi 28 trôi qua vẫn chưa thấy gì... 20 giờ đêm 30-4-1984, mũi khoan đến 2.828m. Mẫu đá được lấy lên. TS Của đã xúc động run tay với dầu rỉ từ mẫu đá. “Thấy dầu rồi!”. Mọi người trên tàu hét lên. TS Của chạy vội đi gọi điện cho Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí Nguyễn Hòa. Đầu dây kia ông Hòa cũng hồi hộp, xúc động đến run giọng. Thế nhưng họ cố nén vui, giữ thông tin nội bộ ngành. Phải kiểm tra cẩn thận.
Ngày 26-5-1984, dòng dầu công nghiệp đầu tiên của đất nước ở mỏ Bạch Hổ 5 đã rừng rực cháy trên đuốc khoan và cả nước biết tin vui! Thế rồi, niềm vui thấy dầu ở Bạch Hổ vừa bùng lên, người trong cuộc đã lo âu. Lưu lượng dầu khí thử ở mỏ này chỉ 20 tấn/ngày, bằng 1/15 lưu lượng mà Mobil công bố trước năm 1975. Tại sao? Một số người le lói suy nghĩ: “Phải chăng chính quyền Sài Gòn đã làm tài liệu giả để tuyên truyền?”. Các giàn MSP- 1, MSP- 2 cũng đã được kéo ra Bạch Hổ để khai thác dầu. Niềm vui tấn dầu công nghiệp Bạch Hổ đầu tiên được bơm lên ngày 26-8-1986 vừa lóe thì sản lượng khai thác tụt nhanh. Giàn MSP-1 ở Bạch Hổ khai thác chưa đến 100 tấn dầu/ngày và có dầu hiệu tắt dần. Bên nửa kia trái đất, Matxcơva cũng quan tâm sát sao. Nhiều chuyên gia Liên Xô bị thuyên chuyển công tác.
Trước tình hình giàn khai thác MSP - 1 đang tụt nhanh sản lượng ở Bạch Hổ 1, các chuyên gia dầu khí VN và Liên Xô quyết định mở rộng khoan thăm dò trên vùng thềm lục địa mà các công ty quốc tế từng tìm thấy dầu trước năm 1975. Tàu khoan Mirchink từng tìm thấy dầu ở Bạch Hổ 1 được điều đến khu vực giếng Bạch Hổ 6, mũi khoan bắt đầu đi xuống thềm lục địa với chiều sâu thiết kế dự kiến 3.800m.
16g ngày 5-5-1986, mũi khoan kết thúc ở độ sâu 3.533m. Sau đó một tuần, mọi người trên tàu hồi hộp thử vỉa ở độ sâu 3.508-3.515m. Kết quả thật bất ngờ: lưu lượng dầu phun lên 505 tấn và hơn 23.000m3 khí/ngày đêm. Mọi người nghi ngờ tìm thấy dầu dưới độ sâu vỉa đáy của giếng Bạch Hổ 6 nên thử lại lần hai trong ngày 24-5-1986. Và kết quả gần tương đương khi lưu lượng dầu phun lên gần 478 tấn và 31.700m3 khí/ ngày đêm ...
Dầu từ đâu ra? Trước đó ít ai nghĩ, ngay cả tài liệu dầu khí quốc tế cũng hiếm thấy tìm được dầu từ tầng phong hóa trong đá móng. Đặc biệt, tài liệu khoan thăm dò dầu khí trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn cũng không đề cập dầu dưới tầng đá này.
Đầu tháng 8-1988, giếng Bạch Hổ 1 được khoan lại. Đây là giếng đã khai thác dầu từ năm 1986 nhưng cho sản lượng thấp dần. Trước đó, quá trình khoan giếng này cũng có nhiều đột phá khi lần đầu sử dụng đất sét và vỏ trấu nhét vào kẽ nứt và hang hốc dưới giếng khoan. Sự sáng tạo này đem lại niềm vui cho nông dân khi đất sét được mua tận Lâm Đồng, còn trấu thì mua ở Bà Rịa và chở ra biển bằng trực thăng MI8.
Sau khoảng một tháng khoan lại thì sự kiện lịch sử quan trọng nhất của ngành dầu khí VN đã diễn ra trong ngày 6-9-1988. Từ tầng phong hóa của đá móng, dòng dầu công nghiệp cực mạnh bất ngờ phun lên với lưu lượng khoảng 2.000 tấn/ngày. Cả giàn khoan rung chuyển vì áp lực dầu và không thể đóng giếng được do thiết bị không đủ chịu áp suất này.
Bắt đầu từ điểm mốc 1988, cuộc trường chinh tìm “vàng đen” của Tổ quốc đã chuyển sang một trang mới với hoạt động thăm dò chính xác hơn và khai thác quy mô công nghiệp lớn để góp phần phát triển đất nước. Không còn giai đoạn mò mẫm tìm kiếm như trước nữa, ngay cuối năm 1988, sản lượng khai thác dầu khí VN đã gần đạt ngưỡng 1 triệu tấn, sang năm 1989 vọt lên mức 1,5 triệu tấn và tiếp tục tăng trưởng mạnh.
-----
Đến đây xin kết thúc khảo cứu về ngành dầu khí 2 miền. Khoằm sẽ khảo cứu thêm về các lĩnh vực khác sau.
Tổng hợp từ nhiều nguồn.
Tài thế sao bảo tài tử..:)
Trả lờiXóaThì không phải là chuyên môn, chỉ là tay mơ nên nhận mình là tài tử thôi bạn mình à.
Trả lờiXóaTopic liên quan Nam Hàn và Nam Việt Nam
Bác Khoằm giỏi thế. Nhưng đây mới là một ý nhỏ của tiêu đề .
Trả lờiXóaThì mình nói là từ từ mà, từ từ rồi khoai sẽ nhừ, tay mơ chứ có phải chuyên gia đâu mà nhanh được Nghĩa!
Trả lờiXóaVẫn là đề tài này, nhừng bác thử khia thác ở khía cạnh "cái khóc của số dân Triều đối với ông IL và ông Hồ Chí Mính".
Trả lờiXóaBọn vịt ngan cọng hành còn sót lại từ lâu rồi chỉ là một đám ô hợp, thủ dâm chính trị! Hàn quốc phải so sánh với Đức, không thể mang ra so với Việt nam được. Vì sự chia cắt của Hàn quốc và Đức là hoàn toàn giống nhau, một bên là do xe tăng của Liên xô, một bên là của bọn Mẽo. Vả lại trước đó Hàn quốc nằm trong bản đồ của Nhật chiếm đóng và được xây dựng một nền công nghiệp tương đối hiện đại. Riêng Việt nam thì người Pháp chỉ vơ vét tài nguyên đất nước, chẳng xây dựng gì được nhiều cho Việt nam. Rốt cuộc sau 1954 thì vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu là chủ đạo!
Trả lờiXóaHoặc có người mang Việt nam ra so sánh với tàu khựa, cũng sai nốt! Bản chất của cuộc chiến tàu khựa là nội chiến thực sự 100%! Ông Mao và ông Tưởng đều là những học trò của Tôn Trung Sơn, chẳng có cách nào giải thích hợp hơn là họ thực sự đấu đá nhau để tranh giành quyền lực sau những bạo lọan ở tàu thời ấy.
Em làm đi.
Trả lờiXóaEm ít thông tin về vụ này, nhưng BBC cũng vừa có bài viết về vấn đề này đó bác.
Trả lờiXóaAnh có coi qua rồi, nhảm vãi!
Trả lờiXóaCái bọn mang họ Kim ra so sánh với cụ Hồ là bọn bị suy dinh dưỡng não!
Trả lờiXóaHọ Kim có thể so sánh với ông Diệm, vì do Liên xô dựng lên. Ông ta được tuyển chọn từ trại tỵ nạn thời phát xít Nhật chiếm đóng và cũng chính từ đây ông Kim con đã ra đời. Sau này những người làm sử ở bắc Triều tiên bẻ cong lịch sử và cho rằng ông Kim con sinh ra ở ngọn núi nào đó và khi ông ra đời có hai vì sao trên trời, rồi là có một đàn chim bồ câu bay lên, v.v.v..... nghe thấy ớn!