Vụ cướp máy bay quân sự đầu tiên gây chấn động lúc bấy giờ là việc cướp chiếc máy bay C-47 ở trung đoàn 918 ngày 22/3/1978. Tác giả của vụ cướp này là Thượng úy Đinh Công Giểng, phi công của Trung đoàn 918, người Quảng Ninh, và Lại Đắc Ngọc, là Trung tá phi công ngụy, trưởng phòng huấn luyện của không lực ngụy, sau giải phóng, được trưng dụng ảnh làm giáo viên huấn luyện lái C-47. Số nhân viên trưng dụng từ chế độ cũ ở Trung đoàn 918 chỉ có 10 người, là phi công và cơ giới.
Thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 (bây giờ là Lữ đoàn 918), cho biết ở phi đội C-47 chỉ có một mình phi công Ngọc. Còn phi công Giểng trước khi bay C47 là phi công bay An-2. Giểng cùng lập kế hoạch với Ngọc cướp máy bay đi nước ngoài. Sáng 22/3/1978, chiếc máy bay C-47 cất cánh từ căn cứ Tân Sơn Nhất đi sân bay Quản Long (Cà Mau) để bay huấn luyện theo kế hoạch. Máy bay đã được nạp đầy xăng vì chuyến bay đó sẽ huấn luyện bay vòng kín. Khi đến sân bay Quản Long, nhân lúc cơ giới chính tên Mận và cơ giới phụ tên Nghị đang đi chợ thì Giểng, phi công lái phụ của Ngọc, thông báo động cơ máy bay bị trục trặc, đề nghị giám đốc sân bay Cà Mau cho bay thử lại.
Theo nguyên tắc, phải có cơ giới trên không đi cùng thì mới được phép bay. Nhưng lúc đó cả hai cơ giới đều đang đi chợ. Chắc cũng không ngờ đến chuyện cướp máy bay nên giám đốc sân bay Cà Mau đồng ý, nhưng rồi họ bay mất luôn. Thượng tá Nguyễn Chí Cự đang trực chỉ huy bay ở căn cứ Tân Sơn Nhất, nghe Cà Mau báo về là C-47 bị mất tích: "tôi bàng hoàng, nghĩ ngay đến chuyện hai người ấy cướp máy bay ra nước ngoài vì từ Cà Mau bay ra biển, chỉ cần 3 phút là tách khỏi đất liền" - Thượng tá Nguyễn Chí Cự nói. Chiếc C-47 đã bay qua Thái Lan rồi sau đó sang Singapore. Vụ này đã gây tác hại trực tiếp tới sức chiến đấu và tâm lý của đội ngũ phi công, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình Trung đoàn 918 lúc đó.
Vụ Tiêu Khánh Nha
Gần cuối năm 1979 ở VN có 1 phi công gốc Hoa đã cướp 1 chiếc C-130 từ sân bay Tân Sơn Nhất bay sang Singgapore.
NGUYỄN THÀNH TRUNG - PHÍA SAU ÁNH HÀO QUANG
Thứ Sáu, 10:24 27/04/2007
Vì không được tin tưởng, Nguyễn Thành Trung phải nuốt vào lòng bao cay đắng khi phải ở lại hậu phương. Ông ao ước đến cháy bỏng là được đi chiến đấu, được đối xử công bằng, được tôn trọng
Năm 1980, Nguyễn Thành Trung rất phấn khởi vì được trở về với bầu trời. Ông được chuyển đến Trung đoàn Vận tải không quân, học bay loại máy bay AN-6 của Liên Xô mới trang bị. Nguyễn Thành Trung học rất giỏi, chỉ bay 5 vòng xung quanh sân bay, ông đã được một chuyên gia nước bạn khen ngợi, thán phục và phê chuẩn làm giáo viên bay. Dù vậy, thời gian này liên tiếp xảy ra hai vụ phi công cướp máy bay trốn ra nước ngoài, khiến ông bị vạ lây.
Hai cuộc đào thoát
Lúc ấy, bộ đội Trường Sa cần có lực lượng không quân yểm trợ. Không quân ta bấy giờ có rất nhiều trực thăng UH-1 có thể đáp ứng yêu cầu chi viện trực tiếp của hải quân. Các kỹ sư đã chế tạo thành công, lắp thêm thùng dầu để có thể đủ nhiên liệu bay ra đảo. Một phi công chế độ cũ tên Nguyễn Văn Hai được giữ lại làm giáo viên UH-1 cho các chiến sĩ lái mới. Hai cố tỏ ra trung thành... Song mặt khác, ông ta bố trí vợ con bí mật đến một địa điểm trên đường từ phi trường Trà Nóc đến Rạch Giá, chờ đợi.
Khi thời cơ tới, trên chiếc trực thăng nạp đầy dầu có thêm thùng dầu phụ, tổ lái 3 người, gồm phi công Nguyễn Văn Hai và 2 chiến sĩ học viên, ông ta nổ máy. Chiếc máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất, Hai nói to vào micro: “Máy bay có tiếng kêu”. Lập tức chiếc UH-1 được hạ cánh và hai học viên xuống kiểm tra phía sau đuôi máy bay theo chỉ dẫn của ông ta. Chỉ chờ có vậy, Hai tăng tốc độ, máy bay bốc lên nhanh chóng, rời phi trường giữa sự bàng hoàng của hai học viên và đài chỉ huy. Ông ta bay đến địa điểm đã hẹn với vợ con, chở họ thẳng sang Thái Lan, sau đó qua Mỹ.
Sau đó một năm lại xảy ra vụ đào thoát của thiếu tá phi công Tiêu Khánh Nha. Hôm đó, theo kế hoạch, Tiêu Khánh Nha sẽ bay thử chiếc C130 đang sửa chữa tại nhà sửa chữa (hangar). Mọi việc đã chuẩn bị xong, lượng dầu đã nạp đầy đủ cho một chuyến bay đường dài, có cả dự trữ dùng để xử lý những trường hợp bất trắc ở trên không.
Đêm trước ngày bay thử, Tiêu Khánh Nha đã bí mật cắt hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu dân cư với hangar. Mờ sáng hôm đó, ông ta bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu. 7 giờ 30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban cùng một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay. Người sĩ quan cơ giới không trông thấy, bởi ông ngồi trên ghế lái chính. Lúc này, một thiếu úy cơ giới chế độ cũ được giữ lại làm việc cho hangar (chồng một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng miền Nam) bước lên máy bay, tiến đến khống chế người sĩ quan cơ giới. Tiêu Khánh Nha cũng rút súng ngắn, dùng vũ lực buộc viên sĩ quan cơ giới rời ghế rồi nhanh chóng tăng tốc độ vòng quay và ra lệnh cho xe điện tháo dây. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 rời mặt đất bay sang Singapore.
Nuốt vào lòng bao cay đắng
Sau hai vụ này, Nguyễn Thành Trung càng hết sức khó khăn khi vừa được trở về với công việc quen thuộc. Người ta thêm nghi ngờ và cảnh giác ông. Trong huấn luyện, dù là giáo viên, ông chỉ được phép bay vòng kín xung quanh sân bay. Vốn là một phi công bẩm sinh, loại máy bay nào Nguyễn Thành Trung cũng bay rất giỏi. Loại AN-26 của Liên Xô có hệ thống đồng hồ, cách tính thông số bay... hoàn toàn khác với các loại máy bay Mỹ, vậy mà chỉ hai ngày bay- vừa đủ năm vòng kín với thời gian trên không chưa đến 40 phút, ông đã hoàn thành toàn bộ chương trình, đủ điều kiện để đi đường dài làm nhiệm vụ vận tải hàng không.
Lúc này, quân tình nguyện VN còn đang chiến đấu rất ác liệt ở Campuchia. Lẽ ra, Nguyễn Thành Trung phải được đi chiến đấu, nhưng vì không được tin tưởng, ngày ngày ông phải nuốt vào lòng bao cay đắng để ở lại hậu phương. Chuyện một người lính đủ sức đương đầu với mọi thử thách như Nguyễn Thành Trung nhưng buộc phải ở lại tuyến sau, khiến ông đêm ngày bị giày vò. Nỗi khổ tâm càng tăng gấp nhiều lần bởi những lời nói, những ánh mắt, thái độ nghi kỵ của đồng đội, của những người chỉ huy đơn vị. Ngày ngày, dù đã được bay, được ngồi ở ghế giáo viên..., song ông cũng chỉ được vòng quanh bốn lần sân bay rồi hạ cánh xuống phi đạo. Nguyễn Thành Trung ao ước đến cháy bỏng là được đi chiến đấu, được đối xử công bằng, được tôn trọng.
Song Nguyễn Thành Trung biết, ông phải tự chứng minh mình, phải chịu đựng, phải vượt qua thử thách. Ông tập trung cho công việc giáo viên. Quá trình vượt qua thử thách nghiệt ngã của người đảng viên, người sĩ quan tình báo chân chính Nguyễn Thành Trung đã giúp hàng chục phi công được đào tạo bài bản, làm được nhiệm vụ vững vàng, phục vụ cho vận chuyển chiến trường Campuchia...
Một lần, trong khi bay kèm học viên, do ở mặt đất có trở ngại không hạ cánh được, thời tiết xấu rất nhanh, Nguyễn Thành Trung xin phép đài chỉ huy cho hạ cánh ở phi trường Trà Nóc, Cần Thơ. Lập tức đài chỉ huy báo động, báo cáo về sở chỉ huy. Mạng lưới ra đa của không quân được lệnh mở máy theo dõi và một biên đội tiêm kích được lệnh vào cấp 1 (phi công ngồi trong buồng lái). Tác giả bài viết này đang trực ở sở chỉ huy được lệnh dẫn trực tiếp Nguyễn Thành Trung bay ngược ra phía Bắc, đến Phan Thiết rồi bay trở lại hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, sau khi đã giải quyết xong trở ngại trên đường băng... |
Lê Thành Chơn
Người phi công này (thực ra ông còn có tên là Tiêu Thanh Nha) là thiếu sinh quân miền Nam tập kết ra Bắc, sau đó bay Li-2, đóng ở đâu đó bên Gia Lâm, đến năm 1975 trở đi thì vào miền Nam chuyển loại sang C-130.
Trong chiến tranh biên giới Tây Nam ông đạt nhiều thành tích nên được đề nghị phong anh hùng, trong quá trình thẩm tra lý lịch người ta phát hiện ông là người gốc Hoa, chuyện bắt đầu từ đó.
Lịch sử Dẫn đường Không quân
Số hóa Triumf@Quansuvn.net
3. Công tác dẫn đường trong thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân Cam-pu-ohia bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang (tháng 1 năm 1979-tháng 9 năm 1989).
Mặc dù bị đánh bại trên toàn lãnh thổ Cam-pu-chia, nhưng tàn quân Khơ-me đỏ không cam chịu thất bại, chúng ngoan cố chống lại chính quyền mới. Trong lúc đó, sau khi thoát khỏi thảm họa diệt chủng, nhân dân Cam-pu-chia bắt tay ngay vào công cuộc tái thiết đất nước. Nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ thành quả cách mạng được đặt lên vai Quân đội cách mạng Cam-pu-chia. Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục sát cánh cùng với các đơn vị vũ trang của nước bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ trọng đại này.
Từ ngày 18 tháng 1 năm 1979, tại sân bay Pô Chen Tông, sở chỉ huy (F1) của Sư đoàn 372 liên tục điều hành các hoạt động của không quân ta và tổ chức trực chiến cho 3 UH-1 và 2 U-17. Trong 5 ngày cuối tháng 1 năm 1979, không quân ta được giao nhiệm vụ tổ chức đánh địch theo các nguồn tin tình báo từ các Quân khu 7, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 tại các khu vực phía bắc Phnôm Pênh. Các kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông và Biên Hòa đã thực hiện dẫn 4 lần/chiếc U-17 lên chỉ thị mục tiêu chính xác và 3 lần/chiếc F-5 bay chuyển tiếp chỉ huy kịp thời cho 30 lần/chiếc F-5 đánh vào các vị trí của tàn quân Khơ-me đỏ đang tiến hành tụ tập lực lượng, phá rối chính quyền địa phương tại các khu vực ở bắc-tây bắc Phnôm Pênh 40km, ở Kông Pông Chàm, Kông Pông Chnăng...
Ngày 31 tháng 1 năm 1979, không quân ta tập trung chi viện hỏa lực cho các đơn vị bộ binh và hải quân đánh tàu và khu tập trung quân ở hai cửa sông chảy xuống phía bắc vịnh Kông Pông Xom. Các kíp trực ban dẫn đường và dẫn đường trên không đã phối hợp chặt chẽ với nhau, dẫn bay chính xác cho F-5, A-37, C-119K và C-130 đánh đúng mục tiêu trong cả 2 đợt hoạt động: Buổi sáng dẫn 4 đôi F-5, 1 biên đội A-37 và 1 C-119K; buổi chiều dẫn 3 đôi F-5, 4 đội A-37 và 1 C-130. Riêng máy bay C-119K, do hệ thống thả cối bị kẹt nhiều lần, nên không thả hết được số lượng đạn mang theo.
Từ giữa tháng 1 năm 1979, tàn quân Khơ-me đỏ đã tiến hành co cụm, tập hợp lực lượng tại các khu vực giữa đường 3 và đường 4 thuộc địa bàn vùng tây nam Cam-pu- chia. Chúng dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở để giấu quân, thường xuyên tổ chức phục kích các đoàn xe của ta trên hai trục đường chính nối cảng Kông Pông Xom với thủ đô Phnôm Pênh, tập kích vào các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và đánh phá chính quyền địa phương của bạn ở nhiều nơi trong vùng.
Đầu tháng 1/1979, trên hướng chính của Quân đoàn 4 tiến vào Phnom Penh, sau mấy ngày phản công quân ta đã đẩy lùi các Sư đoàn 340, 703, 805 địch vào nội địa. Địch (quân Khơ Me đỏ) có biểu hiện bỏ chạy về sau để lập tuyến phòng ngự cố thủ.
Trên đường vào Phnom Penh phải vượt qua sông Mekong ở phà Neak Luong. Đây là một yếu địa, nếu để cho địch tập trung được về đây lập tuyến phòng thủ vững chắc thì quân ta rất khó vượt qua để sang giải phóng Phnom Penh. Vì thế Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định cho Không quân Nhân dân Việt Nam tập kích để ngăn chặn địch.
Hiện vật tiêm kích F-5 từng tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam 1979. |
Nhận lệnh, Bộ Tư lệnh Không quân nhận định: địch nhất thiết sẽ bám theo đường bộ, sau đó qua phà Neak Luong sang bờ tây sông Mekong củng cố lực lượng và xây dựng tuyến phòng thủ mới. Đây là điểm nút giao thông cực kỳ quan trọng với địch nhưng lại là mục tiêu đánh rất thuận lợi với không quân ta.
Các Trung đoàn 935, 937, 918 được giao nhiệm vụ chuẩn bị lực lượng công kích Neak Luong. Riêng Trung đoàn 917 tập trung làm phương án bay trinh sát, cấp cứu và vận chuyển súng đạn thuốc men cùng cán bộ và thương binh theo yêu cầu của Quân đoàn 4.
Sáng sớm ngày 3/1/1979, Trung đoàn 935 bắt đầu cho F-5 xuất kích từ sân bay Biên Hòa lên đánh bến Neak Luong. 6h35, cặp F-5 thứ nhất cất cánh bay qua Gò Dầu Hạ vào đánh các mục tiêu cố định ở hai bên đường số 1 phía tây bắc Svay Rieng. Sau cặp này liên tiếp 5 cặp F-5 nữa lần lượt cất cánh lên đánh các đoàn xe, pháo của địch đang rút chạy trên đường 1 từ Svay Chrum (tây bắc Svay Riêng 5 km) đến Ampil (tây bắc Svay Riêng 25 km). 9h30, cặp F-5 cuối cùng đi công kích đã trở về hạ cánh an toàn.
Trực thăng CH-47 (do Mỹ sản xuất, thu giữ năm 1975) đang đổ quân trong chiến dịch phản công trên biên giới Tây Nam 1979. |
Sau F-5, lực lượng máy bay A-37 của Tung đoàn 937 cũng xuất kích đánh vào mục tiêu núi Xôm. Ba biên đội gồm 12 chiếc A-37 nối nhau rời đường bay Biên Hòa. Đội hình bay thấp ở độ cao 450m, hạn chế liên lạc đối không. Khi còn cách mục tiêu 3 phút 30 giây, các máy bay đồng loạt kéo cao lên 3.000m vào ném bom với góc bổ nhào 35 độ, ném bom ở độ cao 2.100m rồi thoát ly khỏi mục tiêu. Đợt ném bom của các máy bay A-37 đã tiêu diệt sở chỉ huy sư đoàn 210 và sư đoàn 250 cùng một trận địa pháo 105mm của Khơ Me đỏ tại đây buộc chúng phải rút về Ta Keo.
Những đòn đánh bồi
Tình hình tiếp tục diễn biến thuận lợi. Địch bị đánh tơi tả khắp nơi đang ùn ùn rút chạy về hướng Neak Luong để sang bờ tây sông Mekong. Trung đoàn 935 tiếp tục nhận lệnh khẩn trương tổ chức lực lượng đánh vào các đoàn xe pháo đang rút chạy của địch.
11h43, Trung đoàn 935 bắt đầu tập kích đợt 2. Đợt này trung đoàn sử dụng 4 cặp F-5 đánh địch dọc theo đường 1 từ Pray Nhây (tây-tây bắc Svay Riêng 20 km) đến Lovia (đông nam Neak Luong 14 km) tiêu diệt nhiều xe pháo của địch.
Trên đường rút chạy, những toán quân Khơ Me đỏ đã bị thiệt hại nặng nề vì bom của các máy bay F-5 của ta. Về đến Neak Luong, tưởng đã an toàn thì chúng lại bị các biên đội ném bom A-37 tiếp tục công kích.
F-5 ném bom. |
Lúc 14h55 phút, từ Biên Hòa, 3 biên đội A-37 của trung đoàn 937 với 12 chiếc cất cánh bay về hướng Neak Luong. Ngay từ loạt bom đầu, nhiều trận địa pháo phòng không của địch bảo vệ phà Neak Luong đã bị chế áp trong đó có 1 trận địa pháo cao xạ 37 mm bị tiêu diệt. Những loạt bom tiếp theo rơi trúng hai đầu bến làm một phà lớn bị cháy và 2 tàu chở quân bị chìm. Trận không kích kết thúc lúc 15h54, toàn bộ đội bay trở về an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tuy ban ngày, quân địch bị F-5 và A-37 đánh cả trên Đường 1 và tại bến phà Niếc Lương, nhưng lực lượng của chúng vẫn phải tiếp tục dồn về đây. Tối 3/1/1979, Bộ chỉ huy chiến dịch yêu cầu không quân giáng một đòn nữa vào bến phà Niếc Lương. Nhiệm vụ này được giao cho Trung đoàn 918.
Vào lúc 22h, Trung đoàn 918 cho 1 chiếc C-130 xuất kích từ Biên Hòa. Mặc dù thời tiết xấu nhiều mây nhưng kíp trực ban dẫn đường Sư đoàn 372 đã kịp thời phối hợp cùng với dẫn đường trên không đưa máy bay ta vào đúng đường bay dự tính.
Phi công Không quân Nhân dân Việt Nam trên A-37. |
Khi tới gần mục tiêu, lái chính Tiêu Khánh Nha giữ máy bay bay bằng ổn định đúng độ cao, tốc độ và hướng bay chiến đấu; dẫn đường trên không Đặng Văn Lự tập trung quan sát lấy phần tử ngắm. Chiếc C-130 ném luôn một loạt hết 40 quả bom MK-81-250 xuống bến phà. Sau khi bay qua mục tiêu, lái chính cho máy bay vòng lại, nhìn xuống dưới thấy nhiều đám cháy bùng lên dữ dội.
Chỉ tính riêng ngày 3/1/1979, từ Svay Riêng đến Nek Luong và tại núi Xôm, Không quân ta đã xuất kích với tần suất rất cao tích cực đánh địch. F-5 xuất kích 29 lần/ chiếc, A-37 24 lần/chiếc và 1 lần/chiếc C-130. Tất cả các chuyến bay đều đánh trúng mục tiêu được giao, vào đúng thời gian quy định, gây thiệt hại nặng nề cho quân Khơ Me đỏ.
Những đòn chủ động, đón trước của không quân ta đánh vào các lực lượng rút lui của địch đã góp phần quan trọng làm mất đi khả năng dồn quân về phòng thủ cho Phnôm Pênh. Nhờ đó Quân đoàn 4 có điều kiện thuận lợi để vào giải phóng Phnom Penh ngày 7/1/1979.
Đầu tháng 2 năm 1979, địch âm mưu tập trung các đơn vị bộ binh, có xe tăng yểm hộ, tổ chức đánh lại ta, hòng chiếm thị xã Ta Keo và Cam Pốt. Lực lượng A-37 ở Cần Thơ được giao nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị Quân đoàn 4 và Quân khu 9, tổ chức các đòn đánh vừa và nhỏ, nhưng liên tục vào các mục tiêu trọng yếu của địch. Trong suốt thời gian từ ngày 1 đến 16 tháng 2 năm 1979, hầu như ngày nào A-37 cũng xuất kích.
Ngày 1 tháng 2, 4 lần/chiếc A-37 đánh ở bắc Cam Pốt 15km, có 2 lần/chiếc A-37 bay chuyển tiếp chỉ huy. Ngày 3 tháng 2, 1 A-37 trinh sát thời tiết, 1 A-37 chuyển tiếp chỉ huy và 8 lần/chiếc A-37 đánh tại bắc Cam Pốt 25km. Ngày 4 tháng 2 năm 1979, ta chuyển sang đánh 2 đợt liên tiếp vào trung đoàn 11 của địch đang tập trung ở đông Ta Keo 35km. Phi công U-17 Mai Chí Lưu bay chỉ thị mục tiêu. Các đôi bay A-37: Vũ Khởi Nghĩa-Nguyễn Năng Nghĩa, Âu Văn Hùng-Huỳnh Hiền, Nguyễn Văn Ngợi-Thái Quang Hợi, Nguyễn Hùng Vân-Phùng Công Định phối hợp chặt chẽ cùng với 2 đôi UH-1 vũ trang đánh địch đạt hiệu quả cao. Để bảo đảm cho A-37 đánh còn có 3 UH-1 bay sẵn sàng cấp cứu và 2 đôi F-5 bay chuyển tiếp chỉ huy.
Ngày 5 tháng 2, 2 đôi A-37 đánh hai đợt ở nam Ta Keo 5km đều có U-17 chỉ thị mục tiêu. Ngày 6 tháng 2, 2 biên đội A-37 đánh hai đợt ở tây bắc Ta Keo 31km. Ngày 7 tháng 2, 2 đôi A-37 chi viện hỏa lực cho các đơn vị Quân khu 9 đánh địch tại Ang Ta Som (tây-tây bắc Ta Keo 13km). Ngày 8 tháng 2, 1 U-17 từ Pô Chen Tông xuống chỉ thị mục tiêu cho 2 đôi A-37 đánh tại tây bắc Ta Keo 33km. Ngày 9 tháng 2, 1 U-17 từ Cần Thơ lên chỉ thị mục tiêu cho 2 đôi bay A-37 từ Cần Thơ cùng với 2 đôi F-5 từ Biên Hòa vào đánh lại các mục tiêu ở tây bắc Ta Keo 33km. Ngày 10 tháng 2, sau khi nhận được thông báo của quân ta phát hiện địch đang đóng một số chốt bộ binh và tập trung xe tăng, xe tải trong một khu vực hẹp ở bắc-tây bắc Ta Keo 35km, 2 đôi bay A-37 và 2 đôi bay F-5 kịp thời cất cánh từ Cần Thơ và Biên Hòa. Bom rơi trúng đích. Quân địch bị tiêu diệt gọn.
Trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 2 năm 1979, A-37 cùng với F-5 tập trung đánh các mục tiêu ở khu vực Chhuk (đông bắc Cam Pốt 38km). Tại đây, địch lợi dụng địa hình rừng núi sát đường 3, đường 34 và 35, đã thu gom được khá nhiều lực lượng, chuẩn bị chuyển quân để đánh xuống Cam Pốt và đánh lên Ta Keo. Ta sử dụng 2 lần/chiếc A-37 chuyển tiếp chỉ huy, 10 lần/chiếc A-37 và 4 lần/chiếc F-5 đánh trúng các điểm đóng quân quan trọng của địch. Kíp trực ban dẫn đường ở Cần Thơ đã xử lý hiệu quả 2 tình huống: dẫn 1 biên đội A-37 vào ném bom bay bằng khi phi công báo cáo trên mục tiêu mây 10 phần và dẫn 1 đôi F-5 không phát hiện mục tiêu, làm vòng chờ ở phía trên để quan sát điểm nổ của đôi F-5 bay sau, rồi mới cho vào công kích.
Cũng trong thời gian trên, ngày 11 tháng 2 năm 1979, 3 đôi bay F-5: Dương Bá Kháng-Nguyễn Văn Trọng, Phạm Hy-Mai Văn Sách và Nguyễn Văn Kháng-Nguyễn Thăng Thắng đánh trúng 3 mục tiêu được giao ở Pva Sát (Pô Xát) tây bắc Kông Pông Chnăng 85km và ngày 14 tháng 2 năm 1979, tổ bay C-130 do tái chính Tiêu Khánh Nha chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Vũ Mạnh cất cánh từ Biên Hòa đánh địch tập trung ở ngã ba sông Cô Công. Tại khu vực mục tiêu thời tiết xấu, trong lần tính toán ném bom thứ nhất, dẫn đường trên không Vũ Mạnh cảm thấy chưa đạt yêu cầu đã chủ động đề nghị xin vòng lại và quyết tâm tính toán bảo đảm thật chính xác mới thực hiện ném bom.
Trong đợt hoạt động dài ngày nói trên, các kíp trực ban dẫn đường tại Cần Thơ thường xuyên chuẩn bị tốt các phương án dẫn bay và liên tục thực hiện dẫn máy bay của đơn vị mình và đơn vị bạn đánh địch đúng ý định của người chỉ huy.
Ngay sau khi đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, Sư đoàn 370 đã được Tư lệnh Quân chủng không quân giao nhiệm vụ đưa một phần lực lượng của Trung đoàn 925 sang giúp bạn. Đây là một trong những đơn vị quân tình nguyện đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm giúp bạn khai thác số máy bay MIG-19 thu được từ quân Khơ-me đỏ và khôi phục lại hệ thống bảo đảm trên các sân bay thuộc 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc của bạn, đồng thời sẵn sàng đánh địch cả trên không và mặt đất.
Tháng 2 năm 1979, 8 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 được dẫn bay chuyến sân từ Biên Hòa sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến. Trong năm 1979, MiG-19 tham gia xuất kích 94 lần/chiếc với 71 giờ bay, trong đó có 4 trận chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ tại Pai Lin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lếch (tây nam Bát Tam Băng 35km). Được các đồng chí Phạm Ngọc Lan và Lưu Huy Chao trực tiếp chỉ huy và kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông dẫn, các phi công Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Vũ Hiệu, Nguyễn Thế Ngữ, Vũ Công Thuyết... đều đánh trúng các mục tiêu được giao. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy trước đây đã dẫn MiG-19 bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường miền Bắc, nay lại dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-19 mang bom chi viện hỏa lực cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam-pu-chia. MiG-19 đã nối tiếp được các chiến công do máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom đã lập nên vào ngày 19 tháng 4 năm 1972 và do máy bay tiêm kích F-5 cũng mang bom đã lập nên vào ngày 6 tháng 5 năm 1978.
Cơn bão bài Hoa ngày ấy càn quét xác xơ các china town Hải Phòng và Hà Nội, tp. HCM, không phải tâm bão nhưng dư chấn không hề nhẹ nhõm hơn.
Ông Tiêu Khánh Nha nằm trong lứa những phi công đầu tiên của Hàng không Việt, và không thuộc trường hợp ngoại lệ, nên được như anh Nguyễn Thành Trung cũng thật sự là may mắn.
Sau đó ông liền bị cắt bay, cho xuống mặt đất, loại ngũ..... Nếu ai đã từng gắn bó với bầu trời thì việc bị cắt bay là một việc kinh khủng. Cho nên đây thực sự là một cú sốc đối với một phi công yêu nghề.
Hãy hình dung, đang thét ra lửa, sáng sáng đến cơ quan lính gác đứng nghiêm bồng súng rốp rốp chào thì một sáng, vẫn những thằng lính gác ấy cấm cửa ông với một lời khẩn khoản, lệnh cấp trên, chú thương chúng cháu thì dừng ngoài cổng này.
Bị cho nghỉ ngang, đơn vị lại dứt khoát không cấp bất cứ thứ giấy tờ gì để ông ra ngoài kiếm sống. Phải đặt trong bối cảnh 30 năm trước mới thấy, đấy là những cách dồn ông và gia đình vào cửa tử.
Vượt biên bằng cách ăn cắp máy bay là kế do chính những đồng nghiệp Việt bày ra và thực hiện gần hết các công đoạn ăn cắp phi thường - đến giờ vẫn là phi thường - cho ông.
Nguyên tắc, khi máy bay đưa vào hanga phải rút toàn bộ xăng, chiếc máy bay ấy được phép rời hanga với đầy đủ thủ tục nhiêu khê ai cũng biết trừ lãnh đạo không biết, sẽ bay với mục đích thật là gì.
Tiêu Khánh Nha cùng vợ và hai con được các chị cantin xưởng máy bay giấu trong bếp, tới gần giờ phi thường trốn tiếp bên bờ rào gần hanga, mé mạn Gò vấp bây giờ.
Tiêu Khánh Nha đã cất cánh ngay tại sân đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất, không chạy ra đường băng, náo loạn, ra tận Hà Nội.
Lệnh máy bay quân sự đuổi theo bắn hạ được thực thi. Thế nhưng, bình thường, một phi công quân sự từ trên giường nhảy xuống, đóng đầy đủ lệ bộ bùng nhùng áo quần mũ mãng và sẵn sàng trong buồng lái, chỉ mất 9 phút. Lần ấy, chuông báo động hỏng ... cầu chì gần 20 phút.
Tiêu Khánh Nha hạ cánh an toàn xuống một sân bay Thái Singgapore và ngay lập tức được Hàn quốc chào đón.
Toàn bộ kíp trực Việt hôm ấy lên bờ xuống ruộng và toàn bộ tổ bay cùng Tiêu Khánh Nha, phải về nhà nuôi lợn theo đúng nghĩa đen, không một ai, nửa lời than vãn hay hối hận về việc đã làm, cho Tiêu Khánh Nha.
Liệu có ai biết ông bây giờ làm gì ở đâu không? Có làm gì liên quan đến nghề bay không?
Vụ cướp máy bay trực thăng UH-1H của Việt Nam từ sân bay Bạch Mai đào thoát thành công sang Trung Quốc ngày 30/9/1981
Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam
Nhà xuất bản QĐND
Năm xuất bản: 2003
Số hóa: ptlinh@Quansuvn.net, maibennhau@Quansuvn.net
GIAI ĐOẠN BA (từ 3-1979 đến 1989)
Trong 5 năm (1981-1985), chống chiến tranh phá hoại về kinh tế của các thế lực thù địch, ta đã bắt giữ 5.278 vụ buôn lậu, 7.916 vụ buôn bán trái phép, lấy cắp tài sản của nước nhà, quét 209 băng cướp vũ trang; sử dụng 2.700 lần tàu tuần tiễu, 100 lần chiếc máy bay tuần sục trên mặt biển, đã bắn chìm và ngăn chặn những tàu lạ xâm nhập trái phép vùng biển của ta (có 21 tàu của họ bị bắt giữ), giữ lại 70% số vụ người chạy trốn ra nước ngoài, thu 546 súng.
Trong quá trình chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đã để xảy ra một vụ việc đáng tiếc: hồi 5 giờ 7 phút ngày 30-9-1981 vụ cướp máy bay UH1 số 576 từ sân bay Bạch Mai ra nước ngoài, mà các lực lượng Phòng không và Không quân của ta đã để chạy thoát. Sự việc này đã có ảnh hướng chính trị không tốt. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nghiêm khắc phê bình hệ thống phòng không và thông tin còn sơ hở, cảnh giác sẵn sàng chiến đấu chưa thật cao. Tuy Cục Tác chiến đã ngay lập tức điện đến tất cả các lực lượng phía Bắc, nhưng hướng Quân đoàn 3 muộn hơn, nên có liên quan một phần về trách nhiệm.
Chiếc máy bay UH-1H 576 và phi hành đoàn tại Đại Tân, TQ sáng sớm 30/9/1981. |
Đám "không chích" được đi tham quan di tích lịch sử sau khi đổ bộ xuống TQ, theo nguồn tin TTVNOL hồi xưa thì mấy tay "không chích" này còn đậu xuống SVĐ Long Biên để đón người nhà, sau đó bay thấp theo sát mặt nước sông Hồng mà sang TQ, do đó ta không phát hiện được. |
"Phi công đội bay Việt Nam bỏ trốn sang Trung Quốc vì bất mãn với LD/1981年越南飞行员驾机投奔中国:我对黎笋不满/1981 niên Việt Nam phi hành viên giá cơ đầu bôn Trung Quốc: Ngã đối Lê Duẩn bất mãn" dịch: OldBuff@Quansuvn.net
Sự kiện chiếc máy bay trực thăng UH-1H của Việt Nam đào thoát thành công sang Trung Quốc vào ngày 30/9/1981 được đưa trên trang ảnh mạng "Đồ Khố" dưới tiêu đề tuyên truyền "Phi công đội bay Việt Nam bỏ trốn sang Trung Quốc vì bất mãn với LD/1981年越南飞行员驾机投奔中国:我对黎笋不满/1981 niên Việt Nam phi hành viên giá cơ đầu bôn Trung Quốc: Ngã đối Lê Duẩn bất mãn".
1981年9月30日上午8时51分 (河内时间7时51分),一架越南军用UH-1H直升机降落在我国广西壮族自治区大新县一块农田里,机上走下来越南空军少尉飞行员乔清陆、越南空军准尉、空中机械师黄春团、退役准尉空中机械师黎玉山和建筑工程师杨文利等10人。他们向闻讯赶来的中国人民解放军边防部队和民兵主动交出了武器,并说明自己是因为不满黎笋集团的统治,才驾机投奔中国而来的,希望能够在中国政治避难。很快他们一行10人被送到北京。10月8日,人民日报头版发表简讯 "反对黎笋反动集团的黑暗统治 乔清陆等十人驾机逃离越南到我国 表明追求自由和幸福的来意后受到我有关方面的接待",向全世界公开了此一事件。
Ảnh 1: Hồi 8 giờ 51 phút (7 giờ 51 phút giờ Hà Nội) ngày 30/9/1981, một chiếc trực thăng quân sự UH-1H của Việt Nam đã đáp xuống một khoảnh ruộng tại huyện Đại Tân thuộc Khu tự trị Tráng tộc Quảng Tây, mang theo cơ trưởng là thiếu úy không quân Việt Nam Kiều Thanh Lục, chuẩn úy cơ giới hàng không Hoàng Xuân Đoàn, chuẩn úy cơ giới hàng không đã phục viên Lê Ngọc Sơn, kỹ sư hàng không Dương Văn Lợi cùng 10 người khác. Nhóm người này đã tự nguyện giao nộp vũ khí theo hướng dẫn của bộ đội biên phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và lực lượng dân quân, giải thích rằng do bất mãn với sự thống trị của tập đoàn LD mà phải bỏ trốn sang Trung Quốc để xin tị nạn chính trị. Nhóm 10 người này đã được chuyển tới Bắc Kinh ngay sau đó. Ngày 8/10, trang nhất Nhân dân nhật báo đã chạy tin vắn công khai sự kiện này ra khắp thế giới: "Phản đối sự thống trị đen tối của tập đoàn phản động LD, Kiều Thanh Lục cùng 10 người khác đã lên máy bay rời khỏi Việt Nam trốn sang Trung Quốc mưu cầu tự do, hạnh phúc và đã được giới chức hữu quan nước ta tiếp nhận". |
越南国内迅速作出反映,指责上述人员在越南犯了杀人罪,为了逃避法律的制裁所以逃亡中国。10月16日人民日报刊发消息 "我有关部门根据中国法律规定 允许乔清陆等十人在我国居留"。10月16日下午,乔清陆、黄春团、黎玉山、杨文利4人在北京举行中外记者招待会,说明逃离越南的原因,并介绍了越南国内的形势,越南侵略柬埔寨等情况。10月20日下午,越南共产党元老黄文欢会见了乔清陆一行。图为三位越南飞行员在飞机前合影。
Ảnh 2: Theo nguồn tin nhanh khai thác từ Việt Nam, nhóm người trên bị cáo buộc phạm tội giết người ở Việt Nam nên tìm cách trốn qua Trung Quốc để tránh tội. Nhân dân nhật báo số ra ngày 16/10 đăng tin "Cơ quan hữu quan nước ta đã căn cứ vào pháp luật Trung Quốc hiện hành để cho Kiều Thanh Lục cùng 10 người đi kèm được phép cư trú trong nước". Chiều ngày 16/10, cả bốn người Kiều Thanh Lục, Hoàng Xuân Đoàn, Lê Ngọc Sơn và Dương Văn Lợi đã dự buổi chiêu đãi với các phóng viên nước ngoài để giải thích lý do bỏ trốn và nội tình trong nước tại Việt Nam, cũng như tình huống Việt Nam xâm chiếm CPC. Chiều ngày 20/10, lão thành ĐCSVN Hoàng Văn Hoan đã hội kiến với nhóm của Kiều Thanh Lục. Trong hình là ba phi hành viên Việt Nam đứng chụp hình trước máy bay. |
河内是越南防空体系最为完善的地区,拥有全国最先进、最完备的防空探测系统,构成了全方位、全高度的立体探测网。越东北也是越南空军-防空军部署最严密的地区。但乔清陆等人驾驶直升机从河内的白梅机场起飞,在越南境内飞行了130公里,却未被越军击落,最后在中国境内成功着陆,堪称世界飞行史上的一个奇迹。
Ảnh 3: Hà Nội là khu vực có hệ thống phòng không hoàn thiện nhất Việt Nam, với hệ thống trinh sát phòng không hoàn bị và tiên tiến nhất cả nước cấu thành từ thế trận trinh sát nhiều chiều toàn phương vị và mọi độ cao. Khu vực Đông Bắc Việt Nam được bố trí một hệ thống phòng không không quân rất nghiêm mật. Thế mà Kiều Thanh Lục xuất phát từ sân bay trực thăng Bạch Mai tại Hà Nội, rồi bay hơn 130 km trên không phận Việt Nam mà vẫn không bị bắn rơi, cuối cùng cũng tới được đất Trung Quốc. Phải nói đây là kỳ tích hàng đầu trong lịch sử các chuyến bay của thế giới. |
30年过去了,博物馆(北京的中国航空博物馆)内停放着的1981年越南飞行员起义投奔中国时驾驶的UH-1直升飞机。
Ảnh 4: Ba mươi năm đã qua, chiếc máy bay trực thăng UH-1 từng được viên phi công Việt Nam khởi nghĩa dùng để trốn chạy sang Trung Quốc vào năm 1981 hiện đang nằm trong bảo tàng (Bảng tàng hàng không Trung Quốc tại Bắc Kinh). |
Liệu có ai biết các thành viên phi đội bay này bây giờ làm gì ở đâu không? Có làm gì liên quan đến nghề bay không?
RFA mới đi loạt bài về vụ ông Tiêu Khánh Nha, có thêm một ông nữa tên là Trương Văn Ẩm, phi công VNCH:
Trả lờiXóahttp://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/hijack-military-aircraft-seek-freedom-ha-01262015121810.html
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hijack-military-aircraft-seek-freedom-ha-01262015121810.html
Cũng do chính sách bài Hoa mà ra... 2 vụ cướp máy bay.
Trả lờiXóaHơn 2
XóaVụ Tiêu Khánh Nha
Trả lờiXóaTheo ông T.M.Q, một đồng đội cũ của Tiêu Khánh Nha,sau này là cơ trưởng của Vietnam Airlines, đã nghỉ hưu thì Tiêu Khánh Nha là phi đội trưởng phi đội C-130, là phi công rất giỏi, gan dạ. đã bay ném bom tấn công bọn Pol Pot, kinh qua nhiều trận đánh cảm tử, đạt được nhiều thành tích và được làm hồ sơ để phong tặng anh hùng. Sau khi Trung Quốc đánh biên giới phía Bắc Việt Nam (17/2/1979), người ta cho rằng Tiêu Khánh Nha là người gốc Hoa, hồ sơ phong tặng anh hùng bị gác lại. Tiêu Khánh Nha bị cắt bay!
Chiếc máy bay C-130 mà Tiêu Khánh Nha lấy đi đang được sửa chữa, nằm ở đường băng Nam - Bắc, gần xưởng sửa chữa A-41, ở phía trước C-130 còn có một máy bay loại C-119 rất lớn đi ngang đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay, dừng lại ngay giữa đường, vô tình chắn luôn đường ra vô của chiếc C-130, ông T.M.Q cho biết: "Chúng tôi không biết làm cách nào mà anh Nha có thể lái chiếc C-130 thoát ra trong khi chiếc C-119 to đùng chắn đường" .
Mọi việc diễn ra rất nhanh, như đã dẫn trong bài, Tiêu Khánh Nha dắt vợ con lên máy bay, rút súng ngắn buộc viên sĩ quan cơ giới rời khỏi máy bay. Chiếc C130 rời mặt đất, bay thẳng ra Vũng Tàu rồi sang Singapore. Đó là con đường ngắn nhất ra khỏi biên giới Việt Nam. Tiêu Khánh Nha biết bay ở độ cao như thế nào để tránh mạng lưới rađa phòng không và không để máy bay F-5 từ sân bay Biên Hòa truy tìm. Từ đó bay qua Singapore chỉ khoảng 1 giờ 45 phút. Khi đến Singapore, Tiêu Khánh Nha và 11 người đi cùng đã xin định cư ở Mỹ.
Trong khi những người đào tẩu chuẩn bị lên đường qua Mỹ trong vòng một tuần nữa thì anh bộ đội bị đánh ngất khi nhóm Tiêu Khánh Nha lấy cắp máy bay C-130 (tên Tạo, là tân binh người Nam Định) nằng nặc đòi quay về Việt Nam. Dù dù ai khuyên can thế nào anh vẫn không thay đổi quyết định.
XóaKhi phát hiện chiếc C-130 nổ máy, lẽ ra phải gọi thêm đồng đội hay báo cáo ngay cho cấp trên, anh Tạo lại chạy đến ngay trước mũi máy bay chất vấn, ngăn cản... nên bị đánh ngất rồi đưa lên máy bay. Khi tỉnh lại, biết chuyện gì đã xảy ra, anh Tạo chửi mắng, thóa mạ những kẻ cướp máy bay là "bọn phản quốc". Khi máy bay hạ cánh ở Singapore, hai vợ chồng Tiêu Khánh Nha xin lỗi anh Tạo vì buộc phải làm liên lụy đến anh rồi khuyên anh đi cùng. Anh Tạo kiên quyết đòi quay lại Việt Nam. Tiêu Khánh Nha nhờ Đại sứ quán Hoa Kỳ bảo vệ Tạo, khi nào Việt Nam cử người sang nhận lại máy bay thì thu xếp cho Tạo về cùng. Sau đó cùng vợ móc hết số tiền, vàng mà mình mang theo để gửi tặng anh Tạo.
Ít lâu sau, Việt Nam cử người sang đưa máy bay về. Với người chiến sĩ trẻ tên Tạo, việc đòi quay về Việt Nam của anh khiến người ta không thể tin được vì trong khi không ít người tìm cách vượt biên để được đến Mỹ thì anh lại từ chối. Đã ngần ấy năm trôi qua, chưa ai nghe gì về số phận của người chiến sĩ ấy...
Với tội danh đánh cắp máy bay, trong phiên tòa xử vắng mặt ở Việt Nam, Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha bị tuyên án tử hình. Trương Văn Ẩm (một trong những nhân viên kỹ thuật ngụy được giữ lại làm việc cho Cục Kỹ thuật không quân trước khi tẩu thoát) và những người còn lại bị tuyên án từ 20 đến 35 năm tù.
Sau này, trả lời một tờ báo hải ngoại, Trương Văn Ẩm kể: "Sau khi đến Singapore, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường để chúng tôi bay qua Philippines!
Chúng tôi nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore. Đến ngày thứ ba ở Singapore, chúng tôi được gặp một nhân viên CIA. Ông nói rằng: "Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi nghi vấn có chuyện sắp xếp từ Việt Nam cho các anh đi".
Cuối cùng, chúng tôi cũng được Hoa Kỳ đồng ý cho tị nạn chính trị và được định cư ở Hoa Kỳ trước ngày giáng sinh. Sau khi đến Mỹ không lâu, một người trong nhóm bị bệnh chết. Sau này, một thành viên khác trong nhóm trở về Việt Nam như một Việt kiều".
Với phi công Tiêu Khánh Nha, trong tâm thức của nhiều đồng đội, vẫn luôn dành cho anh sự trân trọng vì tài năng, bản lĩnh của anh. Ai cũng thấu hiểu uẩn khúc khi anh phải rời bỏ đất nước. Do hoàn cảnh đưa đẩy, từ một phi công chuẩn bị được phong anh hùng, trở thành kẻ đánh cắp máy bay và phản bội Tổ quốc. Anh Nha giờ đã lớn tuổi, rất muốn quay về Việt Nam thăm quê hương một lần trước khi chết nhưng bản án tử hình khiếm diện trước kia vẫn còn đó..." - ông T.M.Q nói
Vụ Kiều Thanh Lục:
Trả lờiXóaĐại tá Trần Văn Tuyên, cựu giảng viên Học viện Phòng không không quân, nguyên chủ nhiệm bay Trung đoàn 918, cho biết: "Kiều Thanh Lục là phi công của trung đoàn 917, bị cắt bay do vi phạm kỷ luật nên bất mãn, lập mưu cướp trực thăng đi nước ngoài xin tị nạn".
Một chiếc trực thăng quân sự với đầy đủ vũ khí và cơ số xăng dầu bị cướp ngay giữa ban ngày tại trụ sở chỉ huy của Quân chủng Phòng không không quân đã gây chấn động toàn quân. Tình trạng báo động khẩn cấp được ban ra. Máy bay MiG được lệnh xuất phát truy đuổi chiếc UH-1 nhưng không còn kịp. Hai phi công trực ngày hôm đó phải đi tù.
Trong khi các máy bay MiG đang truy tìm thì chiếc trực thăng UH-1 số hiệu 576 do Kiều Thanh Lục điều khiển đã hạ cánh xuống... Trung Quốc. Theo lời kể của Dương Văn Lợi - sĩ quan kkhông lực ngụy, một trong 10 thành viên bỏ trốn trên chiếc trực thăng, ở nước ngoài, thì họ nhằm hướng Hong Kong như đã tính toán nhưng thế nào nó đáp xuống một khoảnh ruộng tại huyện Đại Tân thuộc Quảng Tây do... cạn xăng!
Bắc Kinh muốn lợi dụng sự kiện chiếc UH-1 và 10 người trốn từ Việt Nam để tuyên truyền chống VN nên họ được đưa về Bắc Kinh và được tiếp đãi trọng thể như khách quý nhưng sau khi nghe họ trình bày ý muốn gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh để xin đi tị nạn tại một quốc gia khác, sự tiếp đón nhạt nhẽo hẳn.
Trong khi đó ở Việt Nam, một phiên tòa xử vắng mặt đã tuyên án tử hình 5 người trong nhóm cướp trực thăng gồm Kiều Thanh Lục, Dương Văn Lợi, Dương Văn Báu, Lê Ngọc Sơn (phi công phụ) và Hoàng Xuân Đoàn (cơ giới trên không).
"Tôi ở Bắc Kinh trên 6 tháng, lúc Liên Hiệp Quốc liên lạc với bên Mỹ thì bên Mỹ viết cho tôi thư trả lời.
Tôi gửi một đơn nữa thì Mỹ cho người qua, nói với chúng tôi là Mỹ sẵn sàng nhận cả 10 người chúng tôi nhưng Trung Quốc không cho chúng tôi đi" - Dương Văn Lợi kể trong một cuộc phỏng vấn ở nước ngoài.
Hai năm rưỡi sau, từ Bắc Kinh, gia đình Dương Văn Lợi được đưa về Liễu Châu với khuyến cáo nếu không muốn ở lại Trung Quốc thì phải vào sống trong trại tị nạn! "Tại Liễu Châu, tôi làm quen với một số người Việt từ Hà Nội hoặc Hải Phòng trốn qua Hong Kong rồi bị bắt trả về Trung Quốc, tôi đưa tiền nhờ họ mua một chiếc thuyền cũ với quyết tâm thoát khỏi Hoa Lục bằng đường biển" - Dương Văn Lợi kể.
Năm 1983, tức gần 3 năm bị mắc kẹt ở Trung Quốc, gia đình Lợi mới có cơ hội thoát khỏi Trung Quốc. Dương Văn Lợi cho biết: "Đó là chuyến vượt biển đầy trắc trở. Tàu cũ nên hết hư cái này đến hỏng cái khác. Trên đường đi, lần lượt có 40 thuyền lớn nhỏ đi ngang, chúng tôi vẫy gọi nhưng không chiếc nào dừng lại cho đến khi gặp được một tàu Liên Xô trong cơn bão.
Họ cho hai thợ máy sửa giúp máy tàu để chúng tôi tiếp tục hành trình. Cuối cùng, tàu cập vào một đảo nhỏ của Philippines là Dalupiri".
Từ đảo Dalupiri, nhóm người được đưa về Manila rồi vào trại tị nạn. Năm 1985, gia đình Dương Văn Lợi được đi Pháp định cư rồi sau này qua có viết cuốn sách"Hà Nội Báo động đỏ" ... chửi ác!
Sau khi gia đình Dương Văn Lợi đến Pháp, mấy năm sau, em trai Dương Văn Lợi là Dương Văn Báu cũng trốn khỏi Bắc Kinh bằng đường biển và tị nạn ở Nhật Bản. Cơ giới trên không Hoàng Xuân Đoàn cũng trốn khỏi Bắc Kinh qua tị nạn ở Canada. 3 người là Kiều Thanh Lục, vợ sắp cưới của Lục và Lê Ngọc Sơn ở lại Bắc Kinh lập nghiệp.
Giai đoạn lịch sử đáng nhớ!!
Trả lờiXóahttps://thanhnien.vn/ban-can-biet/phong-kham-da-khoa-hong-phong-co-tot-khong-897222.html
http://giadinh.net.vn/song-khoe/chat-luong-phong-kham-gan-hong-phong-2018060518371601.htm
https://dantri.com.vn/tu-van/kham-ngoai-gio-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-20181008161331229.htm
https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/danh-gia-chat-luong-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c296a354201.html