, có một vài điểm tạm thấy là:
- Nền giáo dục của VNCH mang nặng ảnh hưởng của thời Pháp thuộc và văn hóa của đạo Cong giáo, chập chững Mỹ hóa.
- Nền giáo dục của VNDCCH ảnh hưởng hệ thống giáo dục của Liên Xô (chứ không phải Tàu). Học phải đi đôi với hành, lý luận phải được liên hệ với thực tiễn. Học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Học sinh sinh viên học nhiều về triết học và do đó các cụ thời này trình độ lý luận rất cứng, quan điểm lập trường rất vững. Tuy nhiên điểm yếu là không khuyến khích thảo luận đối thoại ý kiến ngược chiều, cho nên các cụ nhìn chung là hơi bảo thủ .
- VNCH cử khá nhiều du học sinh đi du học. Nhưng phần nhiều số này lại không trở về nước vì tình hình chiến tranh.
- VNDCCH thì có hàng nghìn, thậm chí cả vạn nghiên cứu sinh gửi sang các nước Liên Xô và Đông Âu. Đại đa số đều trở về phục vụ Tổ Quốc. Đóng góp của họ vào y tế, công nghiệp và nông nghiệp của miền Bắc là có rất nhiều dấu ấn, ví dụ như cố Giáo sư Lương Định Của. Thế hệ sau này cũng rất nhiều nhân tài. Nhưng tất nhiên nước nghèo thì sự phát huy cũng bị giới hạn.
Giáo sư Nguyễn Mộng Hùng của ĐH KHTN đã mất chẳng hạn. Ông Hùng có một thành tích mà lẽ ra người Việt nào cũng nên biết và tự hào, nhưng tiếc thay mãi sau này nhờ một bài báo Tiền Phong mà tôi mới biết. Đó là GSư Hùng khi còn là NCS tiến sĩ ở Liên Xô đã tự chính mình bảo vệ thành công công trình NHÂN BẢN VÔ TÍNH ĐỘNG VẬT là con cá chạch, 20 năm trước khi cừu Dolly được công bố, và Việt Nam trở thành dân tộc thứ 2 trên thế giới nhân bản thành công vô tính động vật (sau Liên Xô đã thành công nhân bản ếch). Tiếc thay công trình này khi đó không được đánh giá đúng mức và chìm vào quên lãng, cũng một phần do hai hệ thống nghiên cứu của khối Tư bản và XHCN không thông nhau.
Ít năm trở lại đây, nhà nước chịu đầu tư vào ngành CN Sinh học phân tử. Và giáo sư Hùng ngay lập tức "tái xuất giang hồ" với các công trình như tế bào gốc từ cuống rốn , nhân bản vô tính gà Thượng Phương , cấy tế bào gốc để tạo giác mạc ... Tiếc thay ông mất khá sớm, ai làm chủ được công nghệ tế bào gốc là thay được vai trò của Đấng Sáng Tạo. Vì thế mà các nước trên thế giới chạy đua tới tấp vào nghiên cứu này. Hàn Quốc có bác Hwang Woo Seok làm giả kết quả nghiên cứu tế bào gốc, vậy mà từng được xem là anh hùng dân tộc (Hàn Quốc nhờ bác này là quốc gia đầu tiên nhân bản thành công chó - một loài động vật có đặc trưng noãn bào rất khó xử lý).
Chúng ta cũng nên lưu ý là làm NCS của hệ các nước XHCN khó hơn làm NCS các nước tư bản. Khó ở chỗ, NCS của các nước tư bản thường là phục vụ trong dự án của giáo sư, đã có giáo sư định hướng và phân công nhiệm vụ. Còn trong hệ XHCN thì NCS thường là phải tự đề ra đề tài của mình và được hội đồng khoa học duyệt. Sau đó NCS phải thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn có tính cố vấn (hơn là chỉ đạo) của giáo sư hướng dẫn.
Bên VNCH cũng có mấy nhân tài tầm cỡ như ông Trịnh Xuân Thuận về vũ trụ , ông Nguyễn Xuân Vinh tham gia NASA . Nhưng có một điểm không mấy thuyết phục là vì mấy ông này thành danh ở ngoài trong điều kiện rất tốt chứ không phải là có nguồn gốc giáo dục từ Việt Nam rồi cử đi làm nghiên cứu sinh.
Nhìn lại giáo dục phổ thông trong 50 năm qua, chúng ta thấy sau cách mạng tháng Tám 1945, Tuyên bố của Bộ Giáo dục viết: ''Nền giáo dục mới có mục đích cao cả: tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hoá chung của nhân loại''.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất 1950: ''Đề án cải cách giáo dục nhấn mạnh yêu cầu bồi dưỡng tinh thẩn dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù, tinh thần yêu chuộng lao động, tôn tlọng của công, tinh thần tập thể, hương pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học''.
Đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956 nghị định 1027 của Thủ tướng ngày 27- 8-1956 viết: ''Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọi mặt, những công đân trung thành với tổ quốc, những người lao động tất, cán bộ tất của nước nhà, có tàl đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ''.
Từ xa xưa, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta đã có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức, phẩm chất làm người trong giáo dục cộng đồng ở gia đình làng xóm và giáo dục chính quy (Nho học). Có thể là nhận thức hoặc vì những nguyên nhân nào đó, nền giáo dục từ sau cách mạng tháng Tám chưa kế thừa được nhiều nội dung cơ bản của giáo dục đức dục của giáo dục truyền thống dân tộc.
Gia đình người Việt Nam nào cũng đều ước mong và dạy dỗ con cháu ''nên người''. Từ lúc còn trẻ thơ đến khi xuôi tay, ''Nên người'' là phải biết thương yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, nhường nhịn anh em, hoà thuận trong gia đình, giúp đỡ họ hàng, bạn bè, làng xóm.., Từ thuở nhỏ, trẻ em còn nằm trên nôi đã được nghe những lời ru:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chừ hiếu mới là đạo con”..
Hay:
''Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn...''
Những lời dạy về nhân nghĩa: ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' ''Anh hùng càng cực càng dày nghĩa nhân'. ''Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ'' “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống như chung một giàn''.
Những lời dạy về chí khí, dũng cảm: ''Dù ai nói ngả nói nghiêng. Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân''. “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo…”
Những lời dạy về đoàn kết yêu nước “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng” “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”.
Những lời dạy về đạo đức đó rất gần gũi với những khái niệm về ngũ thường của Nho học trong nhà trường trước đây là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nho giáo khi vào Việt Nam đã được tiếp thu có chọn lọc đã được ''Khúc xạ'', được Việt hoá trên cơ sở tinh thần tự cường dân tộc, của lòng yêu nước. Nho giáo quan niệm: Nhân là đỉnh cao của đạo đức con người, nhân là tinh tuý của các đức khác. Hiếu dễ là cái gốc của đức nhân, làm con phải hết lòng yêu kính cha mẹ khi còn sống, kế thừa ý chí của cha mẹ kil qua đời, vươn lên làm rạng rỡ cho cha mẹ. Những quan niệm đó cũng phù hợp với nhân dân.
Nho giáo quan niệm: ''Nhân là để yêu người, nghĩa là để chính mình, cho nên lấy nhân mà nói là nói người, lấy nghĩa mà nói là nói mình''. Nho giáo quan niệm lòng hổ thẹn là đầu mối của đức nghĩa. Nghĩa là điều nên nói, việc nên làm, nếu thấy mà không nói, không làm thì bứt rứt lương tâm. Nghĩa là hợp chính đạo, chính đạo là nghĩa, trái với chính đạo là phi nghĩa. Giữa nghĩa và phi nghĩa nói chung bao giờ cũng có sự lựa chọn trong tâm của con người. Con người có thể bị uy hiếp, lừa dối, lôi cuốn, mê hoặc bởi phi nghĩa cho nên muốn đạt được nghĩa lại phải có dũng. Trong nhân dân, quan niệm nhân là lòng thương người, trái lại là bất nhân là ác, trên lĩnh vực nào trong quan hệ nào cũng đều có hai mặt nhân và nghĩa. Quan niệm nhân nghĩa trên đã được Nguyễn Trãi hiểu và vận dụng trong việc căm thù giặc Minh xâm lược, đánh đuổi chúng để cứu dân, giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của Phương Bắc:
''Việc nhân nghĩa cất ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo''
hay:
''Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ dưới hầm sâu tai vạ...
Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn...''
Quan niệm nhân nghĩa trong nhân dân có nhiều điểm đồng nhất với nhân nghĩa của Nho giáo ở Việt Nam há chẳng phải là một nội dung cơ bản của đức dục cần được dạy trong nhà trường lâu dài ở nhiều cấp học?
Trong ''Sửa đổi lề lối làm việc'' viết năm 1947, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: ''Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm 5 điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm''. Người giải thích: “Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang không e cực khó, không sợ oai quyền”.
Người giải thích nghĩa: ''Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn''.
Về chữ Lễ của Nho giáo, các nhà Nho Việt Nam hiểu một mặt là để tổ chức xã hội, tổ chức cuộc sống; một mặt là đạo đức, ý thức, thái độ giữ gìn, tôn trọng nếp sống, kỷ cương, những quy định lễ nghi, trật tự của xã hội. Con người sống trong xã hội, có nhiều mối quan hệ với những người xung quanh, xử sự sao cho phù hợp là do xã hội quy định. Kinh Lễ viết: ''Điều mà người dân (con người) noi theo để sống thì lễ là lớn nhất''. Trong việc trị nước trị đân thì Lễ ngăn trước khi xảy ra, còn hình pháp thì cấm sau khi xảy ra. Nhân dân ta quan niệm Lễ là những phẩm chất đạo đức cần thiết để sống làm người, quan niệm đó cũng phù hợp với những nét cơ bản của Nho giáo. Chính vì vậy nên chữ Lễ trong khẩu hiệu ''Tiên học Lễ hậu học Văn'' đã được nêu lên như một yêu cầu đối với nhà trường trong việc giáo dục học sinh ngày nay vì theo nhân đân đây là một mặt cơ bản, tối thiểu, để làm người, từ khi còn trẻ thơ cần được uốn nắn.
Về chữ Trí, các nhà Nho Việt Nam hiểu nó gắn liền với trí là biết. Đầu mối của Trí, ở bên trong con người là lòng thị phi, làm cho con người ta phân rõ phải trái, đúng sai, qua đó xác định cho mình cách ứng xử cho phải đường phải đạo. Con người phải có Trí mới đạt được nhân vì vậy không thể là người nhân mà lại thiếu trí, cho nên để trở thành người có nhân, con người hoàn thiện thì phải học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích chữ Trí: ''Trí vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt. Để hiểu lý luận, để tìm phương hướng. Biết xem người biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian''.
Chữ Tín trong Nho gláo là do nhà Hán Nho Đổng Trọng Thư bổ sung thêm cũng được các nhà Nho Việt Nam tiếp nhận và hiểu đó là lòng tin, sự tín nhiệm, đức hạnh của một con người được xã hội thừa nhận. Nhân dân cũng chấp nhận chữ Tín là một đức tính cần thiết của con người trong cách xử thế, giao dịch, làm ăn, buôn bán. ''Một sự bất tín vạn sự mất tin'', đã mất chữ tín thì không còn đủ tư cách để giao dịch với bất kỳ ai. Nhiều chuyện dân gian đã phê phán thói lừa dối, hứa mà không làm. Những đứa trẻ “đi nói dối cha, về nhà nói dối chú” thì ngay từ thuở nhỏ đã 1à một đứa trẻ hư, cần được giáo dục nghiêm khắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng ba khái niệm Nhân, Trí, Dũng của ngũ thường và thêm vào khái niệm Liêm. Chữ Dũng cũng đã được nêu lên từ thời Khổng Tử, chữ Liêm cũng là một đức mà Nho giáo đã nêu lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Dũng là dũng cảm gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tố quốc, không bao giờ rụt rè nhút nhát”. ''Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá''. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: ''Đó là đạo đức cách mạng, đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người".
Như trên đã viết, Nho giáo vào Việt Nam đã được tiếp thu có chọn lọc, đã được tổ tiên ta hấp thụ trên cơ sở của văn hoá bản địa, đối với các nhà Nho thì có những khái niệm gần với nguyên mẫu hơn (đã được Việt hoá), còn đối với nhân đân thì đó là những điều cần phải có trong một cuộc sống làm người và được chấp nhận, là những nội dung phải tuân theo để đánh giá con người (đã được nhân dân hoá). Do đó, những khái niệm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín lúc ban đầu là do những người sáng lập ra Nho giáo đề xuất giàu sức sống, giàu tính hiện thực, giàu tính nhân đạo nên đã trở thành tài sản tinh thần của dân tộc ta và cả loài người không thể nào nói nó là của giai cấp phong kiến như có người, có thời kỳ đã ngộ nhận.
Nêu những khái niệm này làm nội dung của giáo dục đức dục và cũng là một trong những mục tiêu đào tạo của nền giáo dục Việt Nam chúng ta sẽ kế thừa được truyền thống tốt đẹp của giáo dục truyền thống dân tộc (giáo dục trong cộng đồng và giáo dục Nho học) đã bao đời nay bám rễ sâu trong nhân dân. Những nội dung đó rất phù hợp với tâm lý và nguyện vọng nhân dân. Hàng ngàn đời nay nhân dân ta đã luôn tu dưỡng và khuyên dạy con cháu theo khuôn mẫu của những khái niệm ấy. Những khái niệm ấy rất quen hiểu rộng, hẹp, cao, thấp tuỳ theo trình độ của mỗi người.
Lấy những khái niệm ấy làm nội dung giáo dục đức dục sẽ thích hợp với tất cả các cấp học các ngành học, từ mẫu giáo đến phổ thông, từ dạy nghề đến đại học; giáo dục thường xuyên... Việc học tập rèn luyện để trở thành con người hoàn thiện là việc thường xuyên, việc sửa mình tu thân không một ngày không làm. ''Tự nhiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vì bản''. (Từ vua đến dân thường ai nấy đều phải lấy việc sửa mình làm gốc). Tuỳ theo mỗi cấp học, ngành học, thấp hay cao, mỗi ngành nghề mà mở rộng từng khái niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác. Những khái niệm ấy cũng phù hợp với việc giáo dục ở mọi nơi mọi chỗ, cả ở trong gia đình và xã hội. Cha dạy con trong nhà, còn nhỏ tuổi dạy những điều gần gũi, trước mắt, lớn thì dạy những điều cao rộng. Trong các đoàn thể xã hội ngoại cộng đồng người ta khuyên răn, xử thế với nhau theo những khái niệm ấy. Trong giao dịch, làm ăn buôn bán người ta lấy những khái niệm ấy làm tiêu chuẩn. Từ nhà trường đến ngoài xã hội, ai cũng sửa mình theo những nội dung các khái niệm đó thì chắc chắn rằng việc giáo dục đạo đức trong nhà trường và xã hội sẽ đạt kết quả không còn thấy phơi bày trên báo chí những vụ việc ngược đãi, đầy đọa bố mẹ, thậm chí giết cả bố mẹ để cướp tiền, lấy nhà, chửi, đánh đập thầy cô…
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: ''Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức không có đạo đức, thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân''. Rèn luyện đạo đức theo những khái niêm Nhân.
Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm là việc thường xuyên trong nhà trường của những người thầy vì hằng ngày họ lên lớp dạy cho học sinh những điều đó thì trước hết họ phải là những tấm gương sáng cụ thể về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trước học sinh. Thầy và trò cũng cùng rèn luyện đạo đức theo những tiêu chuẩn truyền thống Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của dân tộc nhất định sẽ đem lại sự nhất tlí và đạt kết quả. Nội dung Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là đạo đức của người Việt Nam ta trong hàng ngàn năm nay, có giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống, được nêu lên làm nội dung đức dục trong nhà trường cũng sẽ không bao giờ thay đổi dù nhiệm vụ cách mạng có thay đổi, giữ nước hay dựng nước. Lịch sử của dân tộc dã chứng minh việc giữ nước dù có gian khổ ác liệt mấy cũng chỉ chiếm một thời gian ngắn so với dựng nước. Muốn xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh công bằng và văn minh, thiết nghĩ mỗi người Việt Nam từ người công dân bình thường đến người lãnh đạo cả nước không thể không lấy những nội dung Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm làm mục tiêu tu dưỡng rèn luyện hằng ngày.
Những giá trị văn hoá một khi đã ăn sâu trong quần chúng sẽ có giá trị như những sức mạnh vật chất. Sức mạnh của nền văn hoá truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh Nho giáo đã được tiếp thu chọn lọc, kết hợp với đạo đức cổ truyền trong nhân dân đã được thử thách trong đấu tranh giữ nước và dựng nước, nếu được khơi đậy và phát huy từ trong nhà trường đến ngoài xã hội đồng nhất, liên tục sẽ giúp cho con người Việt Nam mới có đầy đủ những phẩm chất, giữ vững được bản sắc dân tộc, vững tin, bước vào cuộc hội nhập với cộng đồng thế giới đầy năng động ở thế kỷ XXI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Chương Trình Trung Học, Nhóm Sinh Viên Cựu Học Sinh Trường Bưởi xb, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Hà Nội, 1945.
Nguyên Tắc Cơ Bản của Nền Giáo Dục Việt Nam Ngày Nay, Đặng Thái Mai, Giáo Dục Tân San số tháng 1/1946, Hà Nội, 1946.
Một Cơn Gió Bụi, hồi ký, Trần Trọng Kim - 1971
Lịch Sử Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Việt Nam, Lê Văn Giạng, Nguyễn Được, Nguyễn Tùy, Nguyễn Hoặc, Viện Nghiên Cứu Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1985.
Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, Văn Hóa tái bản, Hà Nội, 1998.
35 Năm Phát Triển Sự Nghiệp Giáo Dục Phổ Thông, Võ Thuần Nho, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1980.
Sử học Việt Nam trên đường phát triển, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1981
Khoa học lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua, Văn Tạo, SVNTĐPT, VSH, NXB KHXH, HN, 1981
Nguyễn Trường Tộ - Con Người và Di Thảo, Trương Bá Cần, NXB Tp. HCM, 1988
Viện Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, t.1, NXB CTQG, Hà Nội, 1993
Khoa Cử và Giáo Dục Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, NXB Văn Hóa tái bản, Hà Nội, 1998.
Từ Điển Tác Gia Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1999.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, 1940-1945, NXB CTQG,Hà Nội, 2000
Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử 1945-1975, Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Tố Uyên, Lưu Thị Tuyết Vân, NXB Giáo Dục tái bản lần 1, Pleiku, 04/2003.
Tổng mục lục văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 1945-2002. NXB CTQG,Hà Nội, 2003
Lịch Sử Giản Lược Hơn 1000 Năm Nền Giáo Dục Việt Nam, Lê Văn Giạng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003.
Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử 1945-1975, Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Tố Uyên, Lưu Thị Tuyết Vân, Viện Sử Học, NXB Giáo Dục tái bản, Hà Nội, 2003.
GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 1945 - 1954 - PGS.TS Ngô Đăng Tri, ThS Đỗ Thanh Loan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội
Lịch sử hình thành khoa Kỹ thuật Hóa học
Lịch sử Trường Đại học Y Hà Nội, Trăm năm dạy ứng xử nghề nghiệp ở đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn)
Việt Nam niên giám thống kê
Giáo sư Trần Chung Ngọc
Hoang Huu Phuoc, MIB
bachkhoatoanthu.gov.vn
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê
Kim Định. (1970). Hiến chương giáo dục. An Tiêm, Saigòn, Việt Nam.
Trần, Kim T. (?) . Nho giáo. Tân Việt, Saigon, Việt Nam
Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua, Việc Từng Ngày 1945-1964, tái bản ở Hoa Kỳ
Xây Dựng và Phát Triển Văn Hóa Giáo Dục, Nguyễn Khắc Hoạch, Lửa Thiêng xb, Sài Gòn, 1970.
Diễn Tiến của Chương Trình Trung Học Tổng Hợp tại Việt Nam, Dương Thiệu Tống, Giáo Giới, 9-10 tháng 5, 1971, Sài Gòn, 1971.
Việt Nam 1945 -1995, Lê Xuân Khoa (quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học) NXB Tiên Rồng, Hoa Kỳ, 2004.
Bougle, C.C. Alfred. (1938). The French conception of “culture generale” and its influence upon instruction. Columbia University, New York.
Lin, Yutang. (1943). The wisdom of Confucius. Random House, New York.
Nguyen, Phuoc H. (1974). Contemporary educationalphilosophies in VietNam, Unpublished doctoral thesis, University of Southern California (USC), Los Angeles, California.
Wikipedia
SỰ GiÁO DỤC VÀ THI CỬ QUA CÁC THỜI ĐẠI Ở VIỆT NAM - Nguyễn Văn Thành, 2005
Khoằm biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ sưu tập cá nhân và Internet