Khoằm

10 tháng 10 2014

Miền Bắc Việt Nam - Mùa Thu - 1954

Xin giới thiệu bộ ảnh Miền Bắc Việt Nam vào Mùa Thu năm 1954 của tác giả nhà báo lừng danh Howard Sochurek, ngoài ra còn có một số ảnh tư liệu cá nhân hoặc của tác giả khác, được ghi chú riêng.

Đường sồ 5 Hà Nội - Hải Phòng bị cài mìn - Tháng 8/1954.








Ngay sau khi Hiệp định Genève ký kết, Hội nghị quân sự Trung Giã giữa quân đội ta và Pháp cũng đi đến kết quả về việc phân chia thời gian, địa điểm rút quân, Pháp phải rút khỏi Hà Nội sau Hội nghị Genève 80 ngày. Ngày 19/9, Bác Hồ gặp cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 tại Đền Hùng và giao nhiệm vụ cho đơn vị về tiếp quản Hà Nội. Cuối tháng 9, Tiểu đoàn Bình Ca được giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng về tiếp quản những địa điểm quan trọng của Hà Nội như các trụ sở làm việc, nhà máy điện, nhà máy nước, các trọng điểm giao thông…, bảo đảm giữ được nguyên vẹn tài sản, không cho đối phương phá hoại hoặc mang theo khi rút quân.

Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 322, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, được cử tham gia Ủy ban Liên kiểm Việt - Pháp giám sát việc bàn giao giữa quân đội Pháp với quân đội Việt Nam trước ngày tiếp quản Thủ đô, nhận nhiệm vụ mới là học tập chính trị, học cách ứng xử, thậm chí học cả cách sử dụng điện, nước và đồ gia dụng của người Hà Nội để chuẩn bị vào tiếp quản Thủ đô.

Hà Nội đầu tháng 10/1954




Một số người dân bán đồ dùng vớt vát để vào Nam.



























Ga Hàng Cỏ - Hà Nội đầu tháng 10/1954














Hà Nội đầu tháng 10/1954





May cờ đón bộ đội... - Hà Nội đầu tháng 10/1954





Hà Nội đời thường... đầu tháng10/1954























Phơi lụa chỗ đầu cầu Chương Dương bây giờ... - Hà Nội đầu tháng10/1954













Bờ Hồ - Hà Nội một ngày đầu tháng 10/1954






Thăng Long Đệ Nhất Kéo... - Hà Nội đầu tháng 10/1954









Bồn nước Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục - Hà Nội tháng 10/1954 - Các cụ này nếu còn sống đã ngoài 70.









Văn Miếu - Hà Nội đầu tháng10/1954



















Câu cá ở Văn Miếu - Hà Nội đầu tháng10/1954










Phố Thợ Nhuộm - Hà Nội đầu tháng 10/1954







Đám ma của một nhà có điều kiện... - Hà Nội đầu tháng 10/1954







Nghĩa địa ta, bây giờ là khu tập thể Cơ Khí Hà Nội và Cao, Xà, Lá (khu nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá) - Hà Nội đầu tháng 10/1954










Nghĩa địa Pháp ở Quán Thánh - Nay là sân 10/10 - Hà Nội tháng 10/1954

















Trên đường Ngô Quyền... - Hà Nội đầu tháng 10/1954






Hồ Trúc Bạch - Hà Nội đầu tháng 10/1954









Trên phố Tràng Thi và Hàng Khay - Hà Nội đầu tháng 10/1954




Cái gốc cây ấy ngày nay, sau 60 năm!

Chiều Hồ Tây - Hà Nội đầu tháng 10/1954













Nhà máy nước Yên Phụ - Hà Nội đầu tháng 10/1954





Sân bay Bạch Mai - Hà Nội đầu tháng 10/1954









Để có một Hà Nội rực rỡ cờ hoa trong ngày 10/10 năm ấy, ít ai biết rằng Tiểu đoàn Bình Ca, còn gọi là Tiểu đoàn 18, Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Sư đoàn 308 (Đại đoàn Quân tiên phong) đã về Hà Nội trước 2 ngày để nắm chốt những vị trí quan trọng, đấu tranh phòng chống âm mưu phá hoại của quân Pháp trước khi rút đi. Hai ngày cùng canh gác với quân Pháp, Tiểu đoàn Bình Ca đã giữ nguyên vẹn 35 địa điểm an toàn, họ đã kịp thời ngăn chặn ý định phá hoại giếng nước lọc của Nhà máy Nước Yên Phụ; doanh trại pháo binh Ngọc Hà...

Ngày 9/10/1954, Tiểu đoàn 18 vào tiếp quản vị trí Phủ toàn quyền, thành Hà Nội, nhà máy điện, nhà máy nước Yên Phụ.

Phủ Chủ Tịch - Hà Nội 09/10/1954






Lễ cuối của thời đại cũ - Hà Nội 09/10/1954





















Lễ cuốn cờ của quân Pháp tại sân Cột Cờ - Hà Nội 09/10/1954







Hỏa Lò trống rỗng... Hà Nội 09/10/1954






Phiên tuần cuối - Hà Nội chiều 09/10/1954. Lúc này đã thiết quân luật, lớ ngớ là bắn luôn...






Đêm mùng 9 khi Pháp hoàn toàn rút hết, chúng ta ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố. Ngoài đường chỉ có bộ đội tuần tra.

Đường phố trước giờ G - Hà Nội 10/10/1954






Bến xe điện Bờ Hồ - Hà Nội Sáng 10/10/1954


Phố Cầu Gỗ - - Hà Nội Sáng 10/10/1954





Những người lính Pháp rút quân qua cầu Long Biên - Hà Nội sáng 10/10/1954




Sáng 10/10/1954 là ngày hội lớn của Hà Nội bắt đầu với hình ảnh Đại đoàn quân tiên phong tiến vào giải phóng Thủ đô. Đêm hôm trước yên lặng bao nhiêu thì sáng hôm sau vỡ òa niềm vui chiến thắng bấy nhiêu. Nhân dân ùa ra với cờ hoa tặng bộ đội, nhiều chiến sỹ đang hành quân phải dừng lại để nhận hoa từ bà con.

Bộ đội về tiếp quản Thủ Đô - Hà Nội 10/10/1954




Tiếp quản sân bay Gia Lâm - Hà Nội 10/10/1954

































'.....Trùng trùng quân đi như sóng
Lớp lớp đoàn quân tiến về.....
'










Sáng thu ấy, tháng mười, ngày này cách đây 60 năm, qua 5 cửa ô, các chiến binh đánh thắng trận Điên Biên, đang rập rập tiến vào Hà Nội. Những người lính của Sư đoàn 308 - Đại đoàn Quân tiên phong ngực đeo huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" hùng dũng diễu hành qua các con phố của Hà Nội.





Bộ đội đạp xe về tiếp quản thủ đô


Hình chụp ngay bến xe điện Gò Đống Đa - Hà Nội 10/10/1954




Trong những người lính ấy, có những người con Hà Nội, lính của trung đoàn Thủ đô. Ngày thu ấy, tháng mười, sáu chục năm trước đây, những người lính của trung đoàn Thủ đô, hôm ấy đã về Hà Nội: ‘đoàn quân về nhấp nhô như sóng' để mãi mãi cho Hà Nội ngân nga: ‘khúc ca mở những chiến công đầy’.


Những người lính của trung đoàn Thủ đô, đã tạm biệt Hà Nội trong một đêm mưa phùn mùa đông năm 1946, với lời hẹn: sẽ trở về phố xưa.






Và sau 9 năm kháng chiến gian lao, sau trận Điện Biên oai hùng, những người lính Hà Nội còn sống, hôm nay đã trở về. Sáng thu ấy, khoảng 9h, những người lính của trung đoàn Thủ đô đã về đến Cửa Nam. Trùng điệp người dân Hà Nội đang đứng vẫy cờ hoa ở ngã tư Cửa Nam, có những thiếu nữ, phụ nữ lao ra ôm lấy người lính của trung đoàn Thủ đô, họ có thể là mẹ con, cô dà dì - cháu, anh chị em, bạn bè, người thương ... :
Trong tấm hình này là các anh chị em trong môt gia đình đoàn tụ sau ngày giải phóng này, hai người ở giữa hình là hai chị em đã ôm lấy nhau ở ngã tư Cửa Nam và thốt lên: "... em ơi, em tôi còn sống. Em về rồi đây này!". Ành tư liệu gia đình bác baoleo@quansuvn.net

'... Không thể nói:
trời không xanh hơn

và mắt chị trong khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
"Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường....'

Đồng bào Ngã Tư Sở chào đón tiếp quản Hà Nội 10/10/1954























Ngày nay, người ta chỉ còn biết hình ảnh của những đoàn quân, đang rầm rập tiến qua 5 cửa ô. Thế nhưng, ngày thu ấy, tháng mười, còn ai về Hà Nội? Ngày thu ấy, tháng mười. Ngoài những chiến binh kiêu hùng, phong trần gió sương, còn có những dáng kiều xinh mềm, những ‘Tuyên văn đại đoàn’. Và các ‘Tuyên văn đại đoàn’, như cô gái xinh đẹp này, mới là những người làm cho nhân dân vùng bị tạm chiếm, thấm hơn:

Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi
Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca


Đã 60 năm trôi qua, nhưng vẻ đẹp của nữ chiến binh xinh mềm ‘Tuyên văn đại đoàn’ này, vẫn đang là ‘hoa ghen đua thắm –liễu hờn kém xanh’, của các cô tân thời ngày nay.





Tiếp quản Ty Cảnh Sát - Hà Nội 10/10/1954































Phố Hàng Trống, trụ sở cảnh sát của Pháp trong ngày 10/10/1954


Sau 60 năm: Diện tích Hà Nội tăng gấp 20 lần, trở thành một trong những thủ đô có quy mô lớn nhất trên thế giới với: dân số tăng gấp 14, bệnh viện tăng gấp 5, thu nhập tăng gấp 3, nước sạch tăng gấp 2...

3 nhận xét:

  1. Bộ ảnh rất có giá trị, bác Khoằm ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mời cụ Lý xem thêm: http://fddinh.blogspot.com/2010/04/old-photos-of-hanoi-from-1954.html

      Xóa