Cu Vinh chịu khó xem nhanh… Có thể có ích..:) Các văn bản sư tầm được: http://dinhphdc.multiply.com/links/item/29/29?replies_read=8 |
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng): 6 vấn đề pháp lý cần làm rõ
Bài 2: Cách tính thời hạn như thế nào?Thứ Tư, 1.2.2012 | 08:32 (GMT + 7)
L.T.S: Vấn đề tranh cãi chính là ở các thời điểm khác nhau thì hiện trạng của đất cũng khác nhau, kéo theo địa vị pháp lý của khu đất cũng khác nhau.
Trong khi chính quyền “nhất nhất” muốn đưa các quy định về đất chưa sử dụng (đất bồi ven biển- thời điểm khởi đầu giao đất) để điều chỉnh mỗi quan hệ với khu đất hiện nay (đất nông nghiệp- nuôi trồng thủy sản mà người dân đã đổ công đổ của tạo dựng nên từ đất bãi bồi trong cả chục năm trời).
Căn cứ vào các văn bản pháp luật, luật gia - nhà báo Phan Anh Cường đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả đau lòng của vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng chính là điểm nút sự bất đồng quan điểm giữa chính quyền và người dân.
Không thể tuỳ tiện
UBND huyện Tiên Lãng tính thời hạn sử dụng đất căn cứ vào quyết định (QĐ) giao đất. Cụ thể, cả với 21ha và cả với 19,3ha, thời hạn là 14 năm tính từ ngày 4.10.1993, tức hết hạn từ ngày 4.10.2007.
Hình ảnh cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vươn. Ảnh: V.N.N
Tôi đồng tình với GS Đặng Hùng Võ về việc lấy mốc bắt đầu tính thời hạn phải tuân theo điều 4 NĐ 64/1993 chứ không thể theo thời hạn ghi trong các QĐ giao đất. Với diện tích 21ha phải lấy mốc từ 15.10.1993 là ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực; với 19,3ha phải lấy mốc từ ngày có QĐ giao đất là 9.4.1997.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là ông Đoàn Văn Vươn có hộ khẩu thường trú tại xã Bắc Hưng cùng huyện Tiên Lãng, đã được giao đủ diện tích trong hạn điền để sử dụng ổn định lâu dài (20 năm) theo Nghị định 64/1993 tại xã Bắc Hưng. Phần diện tích này cho đến nay chưa hề bị thu hồi. Theo điều 5 NĐ 64/1993 thì mức hạn điền đất nông nghiệp tại các tỉnh như Hải Phòng chỉ có tối đa là 2ha.
Do vậy, toàn bộ 40,3ha đất mà ông Vươn được giao tại xã Vinh Quang phải được xem là đất vượt hạn mức. Mà đất vượt hạn mức thì thời hạn sử dụng theo khoản 2, điều 67 Luật Đất đai 2003 quy định chỉ có 10 năm: “2. Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 1.1.1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất”.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, theo chúng tôi thì thời hạn sử dụng 21ha đất là 10 năm, tính từ ngày 15.10.1993, tức đến ngày 15.10.2003 là hết. Thời hạn sử dụng 19,3ha cũng là 10 năm, tính từ ngày 9.4.1997, tức đến 9.4.2007 là hết.
Giáo sư Đặng Hùng Võ viện dẫn đến Quyết định 773/1994-TTg ngày 21.12.1994 của Thủ tướng về “Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng” để khẳng định cần áp dụng cho trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn mức hạn điền theo Điều 13 là từ 2 đến 10ha.
Theo quan điểm của tôi, cách viện dẫn bằng QĐ nêu trên khá khiên cưỡng vì ngay tên gọi của QĐ trên đã thể hiện rằng việc giao đất ở đây chỉ thực hiện theo các dự án trong khuôn khổ một chương trình quốc gia.
Các dự án phải được lập, trình, thẩm định, phê duyệt trước khi đưa ra triển khai. Dự án nuôi trồng thủy sản của Tổng đội Thanh niên xung phong Hải Phòng tại khu vực kế bên khu đầm của ông Vươn là một dự án nằm trong chương trình này nhưng đã bị đổ bể.
Điểm nút sự bất đồng quan điểm
Sau nhiều năm “đánh vật” với biển cả, ông Đoàn Văn Vươn cùng các chủ đầm khác đã biến khu vực bãi bồi ven biển xã Vinh Quang từ đất thuộc nhóm chưa sử dụng trở thành đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản. Do vậy, UBND huyện Tiên Lãng vẫn muốn mang các quy định đối với nhóm đất chưa sử dụng để điều chỉnh đối với khu đầm vùng Vinh Quang là không phù hợp pháp luật. Đây là điểm nút sự bất đồng quan điểm giữa UBND huyện Tiên Lãng với các chủ đầm.
UBND huyện Tiên Lãng quan niệm rằng: Huyện giao đất cho các hộ có thời hạn; khi hết hạn thì huyện có quyền thu hồi và không bồi thường. UBND huyện muốn thu hồi lại toàn bộ diện tích đã giao, sau đó giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý. UBND xã Vinh Quang sẽ trực tiếp giao hoặc tổ chức đấu thầu theo các quy định mới: Mỗi hộ được thầu từ 1 hoặc 2ha, tối đa là 5ha và thời hạn tối đa là 5 năm.
Các chủ đầm cũ dù được ưu tiên trong đấu thầu, tức là được lựa chọn vị trí trong khu đầm cũ của mình nhưng diện tích tối đa là 5ha, thời hạn tối đa là 5 năm. Ngay từ ngày 1.12.2004 UBND huyện đã có bản kế hoạch số 58/2004 về quy định nói trên.
Đặc biệt, ngày 17.10.2008 UBND huyện ban hành quyết định số 3756/QĐ- UB “Về việc ban hành quy định về quản lý sử dụng đất, mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiên Lãng” với những quy định trái luật rõ ràng hơn.
+ Các chủ đầm thì muốn tiếp tục được sử dụng toàn bộ diện tích hiện nay với thời hạn 20 năm như quy định trong Luật Đất đai 2003.
Quan niệm của UBND huyện là bất hợp lý khi không tính đến công sức đầu tư, khai hoang, lấn biển của các chủ đầm để biến khu vực này từ hoang hóa trở thành đất nuôi trồng thủy sản. Đã là đất nuôi trồng thủy sản thì khu vực này phải được quản lý theo các quy định của Luật Đất đai 2003 về đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản chứ không thể theo các quy định riêng của thành phố hay của huyện, của xã.
Cụ thể, theo khoản 2, điều 67 Luật Đất đai 2003 như trên đã dẫn: “Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 1.1.1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại khoản 1 điều này, sau đó phải chuyển sang thuê đất”. Tức là lẽ ra ông Vươn được chuyển sang hình thức thuê đất từ năm 2003 với 21ha và từ năm 2007 với 19,3ha. Mấu chốt của vụ này nằm tại khoản 1, Điều 67 Luật Đất đai 2003:
“Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt”.
Nếu UBND huyện Tiên Lãng muốn bảo vệ quyết định thu hồi thì phải chứng minh việc ông Vươn đã vi phạm pháp luật và tại đây việc nuôi trồng thủy sản không còn phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu ông Vươn, ông Luân cùng các hộ nuôi trồng thủy sản tại đây muốn giữ đầm thì cũng cần trưng ra các chứng cứ rằng mình không vi phạm pháp luật đất đai.
Trong bài viết cuối, chúng tôi sẽ đề cập đến lỗ hổng trong giải quyết khiếu nại, ba sự kiện “độc lập”: Cưỡng chế, trấn áp tội phạm và phá nhà cần được tách bạch để xác định trách nhiệm cá nhân.
Luật gia - nhà báo Phan Anh Cường
|
Kịch càng dài càng gay cấn, thêm tình tiết mới được bung ra!
Ông Đoàn Văn Vươn từng được bồi thường
Khu đầm trên cùng thửa đất đã được bồi thường. ...và biên bản bồi thường của UBND TP. Hải Phòng. Thành phố đã từng bồi thường cho ông Vươn
|
VỤ CƯỠNG CHẾ Ở TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG): 6 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LÀM RÕ
Bài cuối: Để giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý
Thứ Năm, 2.2.2012 | 08:36 (GMT + 7)
L.T.S: Vấn đề tranh cãi chính là ở các thời điểm khác nhau thì hiện trạng của đất cũng khác nhau, kéo theo địa vị pháp lý của khu đất cũng khác nhau.
Trong khi chính quyền “nhất nhất” muốn đưa các quy định về đất chưa sử dụng (đất bồi ven biển - thời điểm khởi đầu giao đất) để điều chỉnh mỗi quan hệ với khu đất hiện nay (đất nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản mà người dân đã đổ công đổ của tạo dựng nên từ đất bãi bồi trong cả chục năm trời).
Căn cứ vào các văn bản pháp luật, luật gia - nhà báo Phan Anh Cường đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả đau lòng của vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng chính là điểm nút sự bất đồng quan điểm giữa chính quyền và người dân.
Luật gia - nhà báo Phan Anh Cường đã nêu 6 vấn đề pháp lý trong vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Theo ông thì phải làm rõ từng vấn đề mới giải quyết thấu tình đạt lý sự việc.
Lỗ hổng lớn trong giải quyết khiếu nại
Từ nhận thức về pháp luật không đúng của các cán bộ UBND huyện nên mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài suốt từ năm 2004 đến nay không giải quyết được. Xin đừng đổ trách nhiệm cho người dân. Đoàn Văn Vươn, Vũ Văn Luân và đa số các chủ đầm đều là những sĩ quan quân đội trở về. Riêng Đoàn Văn Vươn là kỹ sư nông nghiệp.
Họ không có ý chống đối chính quyền. Họ đã kiên trì theo đuổi các biện pháp đấu tranh ôn hòa, hợp pháp. Cụ thể, Đoàn Văn Vươn đã liên tục viết hàng loạt đơn gửi tất cả các cấp suốt năm 2004 đến sát ngày bị bắt. Đành rằng UBND huyện đã có tổ chức đối thoại 8 lần. Thế nhưng, tại các cuộc đối thoại, cán bộ huyện chỉ muốn áp đặt, bắt buộc người dân thực hiện cái sai; phải bàn giao không điều kiện toàn bộ vùng đầm.
Để rồi, nếu muốn thì người dân lại phải làm đơn xin tham gia đấu thầu với các quy định mới của chính quyền. Đoàn Văn Vươn đã phải cậy nhờ tới toà án. Tiếc rằng, toà án huyện cũng không am hiểu pháp luật khi cho ra bản án bảo vệ quyết định sai trái của UBND huyện.
Cậy đến TAND TP thì thẩm phán lại vi phạm tố tụng hành chính khi lập ra cái biên bản hòa giải không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị làm cho người dân bị nhầm lẫn, rút đơn kháng cáo. Và, việc xét xử phúc thẩm bị đình chỉ, cũng có nghĩa là bản án sơ thẩm có hiệu lực...
Trong quá trình gian nan khiếu kiện suốt 6 năm qua, tại sao chúng ta không thấy bóng dáng của cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai cấp trên? Đó là Sở TNMT và cao hơn nữa là Bộ TNMT, cho dù đơn từ của Đoàn Văn Vươn gửi đến đó không ít.
Dấu hiệu chủ tịch huyện bao che cho em
Điều đáng buồn cho các chủ đầm bắt đầu từ khi ông Lê Thanh Liêm (em ruột chủ tịch huyện) ngồi vào ghế lãnh đạo xã Vinh Quang. Khi dự án nuôi trồng thủy sản công nghiệp của Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) thất bại, năm 2009 họ rút đi, để lại diện tích mênh mông. Trong số này có cả 80.000m2 đất mà Tổng đội TNXP tự ý chiếm dụng của ông Nguyễn Văn Phao, dù ông Phao liên tục có đơn nhưng không cơ quan nào giải quyết.
Sau khi Tổng đội TNXP “bỏ của chạy lấy người”, ông Chủ tịch xã Lê Thanh Liêm tự ý giao khu đất này cho “cánh hẩu” của mình là ông Bổng - nguyên cán bộ địa chính xã và ông Nhuận - một người có hộ khẩu ngoài xã Vinh Quang. Đặc biệt hơn, ông Liêm còn tự ý giao một diện tích lớn cho một đại gia - chủ một doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng ở nội thành Hải Phòng. Đó là ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Cty TNHH Sơn Trường, địa chỉ tại khu 6, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng.
Điều đáng nói là khu vực bãi bồi này hoàn toàn không phải là đất công ích 5% thuộc quyền quản lý của UBND xã theo Luật Đất đai. Như trên đã phân tích, khu vực này, vào những năm 1993-1994 thuộc nhóm đất mới bồi nên nó chịu sự quản lý theo các quy định riêng của UBND cấp tỉnh.
Đến nay, khu vực này phải được quản lý theo các quy định của Luật Đất đai 2003 về đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản chứ không thể theo các quy định riêng của địa phương. Thế nhưng, ông anh Lê Văn Hiền - Chủ tịch huyện đã công khai ý định thu hồi đầm vùng của các hộ để rồi giao cho ông em trực tiếp quản lý, trực tiếp giao cho ai thì giao như một ông vua ở Vinh Quang.
Ngày 17.10.2008, UBND huyện ban hành quyết định số 3756/QĐ-UB “V/v ban hành quy định về quản lý sử dụng đất mặt nước, bãi bồi ven sông, ven biển sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tiên Lãng”. Theo điều 6 của bản quy định trên, “đối với khu vực bãi bồi ven biển diện tích đất, mặt nước cho mỗi hộ gia đình, cá nhân thuê không quá 5 (năm) hécta”.
Trong khi đó, Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật không hề có quy định về hạn mức cho thuê đất (chỉ có quy định về hạn mức giao đất). Điều 7 của bản quy định này giới hạn “thời hạn cho thuê đất tối đa không quá 5 năm”. Trong khi đó, Điều 67 Luật Đất đai 2003 thì thời hạn này là 20 năm.
Chúng ta hãy xem lại “biên bản tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau v/v giải quyết vụ án” do ông Ngô Văn Anh – thẩm phán TAND TP.Hải Phòng lập ngày 9.4.2010. Tại đây, “ông vua” Lê Thanh Liêm đã “bật mí”: “Trong quá trình hoàn thiện về quản lý, xã đã trực tiếp giao hơn 200ha, quan điểm là để các hộ yên tâm sản xuất kể cả những hộ không có hộ khẩu thường trú tại xã. Các quy định về hạn điền, mức thu tài chính đều theo quy định của Nhà nước, quy định của xã là thời hạn không quá 5 năm...”.
Rõ ràng 200ha đầm vùng này không phải là quỹ đất công ích 5% mà xã được quyền quản lý. Vậy tại sao Chủ tịch xã Lê Thanh Liêm lại được “trực tiếp” và lại được “giao” chứ không phải cho thuê?
Cần tách bạch 3 sự kiện “cưỡng chế”, “trấn áp tội phạm” và “phá nhà”.
Trong ngày 5.1.2012, tại khu đầm của Đoàn Văn Vươn xảy ra 3 sự kiện. Xét từ tính chất sự kiện lẫn thời gian xảy ra chúng ta dễ dàng phát hiện có 3 sự kiện độc lập diễn ra:
+ Sự kiện “cưỡng chế”:
Quyết định thu hồi đất số 461 ngày 7.4.2009, như trên đã phân tích, rõ ràng là trái pháp luật nên quyết định cưỡng chế số 3308/QĐ-UB ngày 24.11.2011 để thi hành quyết định thu hồi đất cũng là trái pháp luật. Từ đó kéo theo việc tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế vào sáng 5.1.2012 cũng không thể phù hợp pháp luật.
+ Sự kiện trấn áp tội phạm:
Sau khi Đoàn Văn Quý (em trai Vươn) nổ súng làm 6 cán bộ công an + Huyện đội Tiên Lãng bị thương thì bắt đầu sự kiện mới: Sự kiện trấn áp tội phạm của Công an TP.Hải Phòng. Sự kiện này chấm dứt vào lúc 12 giờ ngày 5.1.2012 khi Công an TP đã làm chủ được tình hình tại ngôi nhà của Đoàn Văn Quý, nhưng chủ nhà đã bỏ trốn trước đó.
+ Sự kiện “phá nhà”:
Sự kiện này diễn ra vào chiều 5.1.2012 và sáng 6.1.2012 bằng máy ủi, máy xúc khi đoàn công tác của huyện và của Công an TP đã rút hết. Do vậy việc ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện trả lời tại cuộc họp báo ngày 12.1.2012 rằng “Vì đây là nơi ẩn nấp của tội phạm nên tổ công tác của huyện áp dụng các biện pháp phá” là không chính xác. Ngày 17.1.2012, ông Đỗ Trung Thoại – PCT UBND TP.Hải Phòng đổ vấy sang “nhân dân bức xúc...” cũng là không đúng sự thật.
Thực tế thì ngay từ khi đoàn công tác của huyện, của Công an thành phố rút đi thì UBND xã đã cho lực lượng công an xã đóng chốt 24/24h tại trụ sở cũ của Tổng đội Thanh niên xung phong- ngay tại vị trí trên con đường độc đạo vào khu đầm của Đoàn Văn Vươn. Điểm chốt giữ của công an xã vẫn tồn tại từ ngày 5.1.2012 đến nay. Không một người lạ mặt nào có thể vào khu đầm này.
Do vậy, việc phá nhà thuộc trách nhiệm cá nhân ông Lê Văn Hiền- Chủ tịch UBND huyện cùng người em ruột của ông là Lê Thanh Liêm- Chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Luật gia Phan Anh Cường
|
Nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng nói về việc ông Vươn thuê đất
(VOV) - “Đất giao cho ông Vươn là thuộc loại đất không được gia hạn sử dụng khi hết thời hạn sử dụng”-ông Lưu Quang Yên, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng khẳng định
Hiện nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) giao cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng diện tích ở vùng bãi 14 năm là sai quy định của pháp luật và Luật Đất đai, vì đây là diện tích sử dụng đất nông nghiệp nên thời hạn phải là 20 năm chứ không phải 14 năm. Liên quan đến vấn đề này, nhóm phóng viên VOV đã tìm gặp ông Lưu Quang Yên, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng trong giai đoạn 1992-2000 (thời kỳ đã giao diện tích đất này cho hộ gia đình ông Vươn). PV: Có ý kiến cho rằng, việc huyện Tiên Lãng giao cho ông Vươn 14 năm là sai quy định của pháp luật, mà thực tế phải là 20 năm. Ông có ý kiến gì về vấn đề này? Ông Lưu Quang Yên: Đối với đất giao cho ông Vươn, không chịu sự điều chỉnh của Nghị định 64 của Chính phủ về việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân sản xuất.
Đất này thuộc đất chưa sử dụng nhưng huyện đã có một dự án sử dụng đất này vào mục đích di dân, phát triển kinh tế xã hội cho vùng kinh tế ở đây. Vì vậy việc giao thời gian bao nhiêu năm là căn cứ vào tiến trình thực hiện dự án này của huyện. Mà tiến trình thực hiện dự án này là trọng thời gian từ 10-15 năm, nên chúng tôi chỉ giao đất cho Vươn trong khoảng thời gian ấy và hết thời gian là thu hồi, không có chuyện gia hạn, để còn phục vụ dự án. PV: Thưa ông, theo ký kết của UBND huyện Tiên Lãng và hộ gia đình nhà ông Vươn thì thời hạn sử dụng diện tích đó là 14 năm. Vậy theo ký kết là hết thời hạn. Nhưng bây giờ hộ nhà ông Vươn có nhu cầu tiếp tục được UBND huyện tiếp tục giao cho sử dụng diện tích này. Nhưng chính quyền huyện Tiên Lãng lại lý giải rằng phải thu hồi để cho thuê. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Ông Lưu Quang Yên: Đất giao cho ông Vươn là thuộc loại đất không được gia hạn sử dụng khi hết thời hạn sử dụng. Đất giao cho ông Vươn trong thời gian trước đây là theo cơ chế không thu tiền sử dụng đất. Còn ngày nay, vùng bãi này theo Luật đất đai năm 2003 thuộc loại đất cho thuê, nên giao cho ông Vươn không được gia hạn, nhưng gia đình ông Vươn có nhu cầu sẽ làm đơn xin thuê và địa phương sẽ ưu tiên cho gia đình ông Vươn thuê để sản xuất là đúng. PV: Xin cảm ơn ông./. |
Cần xem xét trách nhiệm hình sự của lãnh đạo huyện Tiên Lãng(Dân Việt) - Là công dân dũng cảm tố cáo vụ tiêu cực tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn, Hải Phòng nhiều năm trước, cựu đại tá an ninh Đinh Đình Phú chia sẻ thông tin thu thập được về vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng.
Ông Phú cho biết: Tôi tiếp nhận thông tin vụ việc ở Tiên Lãng không chỉ qua báo chí. Nhân dịp Tết Nguyên đán, hôm 25 tháng Chạp, tôi về xóm Yên (xã Vinh Quang) thăm một ân nhân. Biết tin tôi về, rất đông bà con trong thôn, trong xã ùn ùn kéo đến để bày tỏ sự bức xúc. Trong đó có cụ Nguyễn Văn Cận là cựu chiến binh đã ngoài 80 tuổi, có con là một dân quân tự vệ tham gia cưỡng chế đất nhà anh Vươn; có ông Phạm Văn Danh, người 16 năm làm Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang. Qua phản ánh của họ, tôi thấy, bức xúc của người dân ở đây ghê gớm lắm.
Họ bức xúc với gia đình anh Vươn hay bức xúc với chính quyền?
- Bức xúc với chính quyền chứ. Hôm tôi về, đúng hôm dân đọc báo thấy đưa tin một đồng chí lãnh đạo thành phố nói nhà anh Vươn bị phá hủy do dân bức xúc tự phá, khiến người dân ở đây càng gay gắt. Họ cho là lãnh đạo thành phố cố tình không chịu tìm hiểu sự thật, không về với dân để nghe dân nói mà lại đổ oan cho dân. 9 giờ sáng sau ngày cưỡng chế (6.1), người dân thấy có xe cẩu đến phá nhà anh Vươn, chứ người dân làm sao mà vào phá được.
Còn với nhà anh Vươn thì người dân ở đây thương lắm. Đặc biệt là ông Danh, người làm Bí thư Đảng ủy xã thời kỳ Vươn mới xuống xã xin làm đầm, thương xót Vươn cứ kể đi kể lại câu chuyện gần hai chục năm trước, khi Vươn đi học kỹ sư nông nghiệp về nằng nặc xin xã giao đất để làm đầm, trong khi nhiều người cho đó là chuyện gàn dở, làm sao mà chống chọi được ở nơi đầu sóng ngọn gió và thách đố anh ấy làm được...
Các cụ nói “tức nước vỡ bờ”, đằng nào cũng chết thì họ phải có hành động tự vệ để Đảng biết, nhân dân biết việc làm sai trái của một số người lợi dụng quyền lực anh làm chủ tịch huyện, em làm chủ tịch xã huy động lực lượng “binh hùng tướng mạnh”, hàng trăm dân quân tự vệ, rồi công an, bộ đội để chà đạp quyền lợi của dân. Ở đây, thu hồi đất có phải để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hay lợi ích quốc gia gì mà phải cưỡng chế, đẩy dân vào đường cùng như thế?
Như vậy, theo ông thì vụ việc ở Tiên Lãng là chính quyền sai chứ không phải dân sai?
- Hôm trước tôi lên chúc tết nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng, các đồng chí ấy cũng hỏi tôi: Theo ông thì chính quyền sai hay dân sai? Tôi trả lời, chính quyền sai. Tôi đã phản ánh những điều mắt thấy, tai nghe và chỉ ra những cái sai của chính quyền như vừa nói ở trên.
Tôi cũng nói rõ, bố anh Vươn là đảng viên, bí thư chi bộ hơn chục năm, bản thân anh Vươn là người hiền lành, đã đi bộ đội về, đã được đào tạo qua trường lớp chứ không phải là những tên tội phạm côn đồ hung hãn luôn sẵn sàng rút súng bắn người khác, chỉ vì bị đẩy đến cùng đường rồi mới có hành động như vậy.
Tôi nghĩ, lãnh đạo TP. Hải Phòng cần phải nhìn rõ bản chất sự việc, đừng cho là dân chống lại chính quyền mà phải nhìn thấy, việc này là dân bị đẩy đến đường cùng mà có phản ứng tự vệ, chống đối lại một số người đang lợi dụng chính quyền.
Họ phải chấp nhận hy sinh để tạo nên tiếng chuông cảnh báo cho Trung ương Đảng, MTTQ và chính quyền các cấp nhận ra được cái sai của chính quyền huyện Tiên Lãng, không thể dễ dàng chà đạp lên lợi ích chính đáng của người dân. Chỉ khi nhìn rõ bản chất, cái gốc của sự việc như thế mới nhận ra được cái sai của ông Chủ tịch huyện Tiên Lãng, mới làm trong sạch đội ngũ cán bộ và lấy lại lòng tin của dân vào Đảng.
Theo ông, trách nhiệm của lãnh đạo huyện Tiên Lãng trong vụ này thế nào?
- Theo tôi, cần phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và Chủ tịch UBND xã Vinh Quang. Hành vi của các ông này là đã lợi dụng chức quyền huy động lực lượng chà đạp lợi ích của công dân, gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu không phải anh là chủ tịch huyện, em là chủ tịch xã thì làm sao mà huy động được 102 dân quân tự vệ của 3 xã, rồi cả công an, bộ đội biên phòng... vào cuộc để đến cưỡng chế nhà anh Vươn.
Nếu không bị xem xét tội lợi dụng chức quyền thì cũng phải xem xét tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Tôi cho rằng để xảy ra hậu quả xấu như hôm nay, 6 người bị thương, 6 người bị xem xét hình sự, sự việc gây chấn động dư luận trong cả nước là do bắt nguồn từ cái sai của chính quyền huyện Tiên Lãng mà người đứng đầu là ông chủ tịch huyện.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Thị Hải (thực hiện)
|
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Mảnh đất ma – ngôi nhà ma!
5:59 chiều | Tháng Hai 2, 2012
(Petrotimes) - Trong khi vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng đang gây tranh cãi quyết liệt, người ta bắt đầu phát hiện ra những thông tin lạ lùng…
Đất nhà ông Vươn là “đất ma”!
Lần theo các văn bản về việc huyện Tiên Lãng cho ông Đoàn Văn Vươn thuê đất, thu hồi đất Petrotimes phát hiện ra một chi tiết khá bất ngờ.
Sau vụ cưỡng chế nhà ông Vươn chỉ còn là đống gạch vụn.
Thông báo số 29 – TB/HU của Ban Thường vụ huyện ủy Tiên Lãng (ngày 18.1.2012), huyện Tiên Lãng từ năm 1992 đến năm 2000, huyện đã đưa 1.431ha đất đầm, bãi vào mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong đó, UBND huyện Tiên Lãng giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình; UBND các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583ha; diện tích còn lại 333ha, UBND thành phố giao cho tổ chức thuê theo thẩm quyền.
Ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Đoàn Văn Vươn, quê ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang (phần giáp đê quốc gia) để nuôi trồng thủy sản. Quá trình sử dụng ông Đoàn Văn Vươn đã đắp bờ bao để có thêm diện tích sử dụng.
Ngày 2/3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn chiếm ngoài diện tích được giao. UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao.
Như vậy, với 2 quyết định trên, ông Vươn được sử dụng 40,3 ha đất để nuôi trồng thủy sản.
Đến năm 2005, UBND TP Hải Phòng đã ký quyết định thu hồi 4,8 ha đất đầm nuôi trông thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn để giao cho Tổng đội Thanh niên xung phong 13- 5 triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu.
Quyết định này công nhận đất nhà ông Vươn là đất nông nghiệp hạng 5. Với diện tích đất bị thu hồi, ông Vươn được nhận 271 triệu đồng tiền bồi thường.
Như vậy, có thể nhận ra, diện tích đất của ông Vươn chỉ còn 35,5 ha (40,3 ha trừ đi 4,8 ha).
Thế nhưng trong quyết định thu hồi – cưỡng chế mới ban hành vẫn ghi nguyên vẹn diện tích đất nhà ông Vươn là 40,3 ha. Chẳng hiểu huyện Tiên Lãng lấy đâu ra con số như vậy.
Sai số “con voi chui lọt lỗ kim” này chỉ có thể xuất phát từ 2 khả năng: Thứ nhất là chính quyền tắc trách; thứ 2 là đất ông Vươn… có ma.
“Ma” phá nhà ông Vươn
Sau khi ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phát biểu “do dân bức xúc nên phá nhà ông Vươn” thì đã nhận được phản ứng rất dữ dội từ người dân Tiên Lãng. Người dân trong khu vực lí giải rằng sau khi cưỡng chế, xảy ra nổ súng hiện trường bị phong tỏa và người dân không được phép tiếp cận khu vực trên. Cho đến khi vụ việc kết thúc thì lực lượng công an xã tiếp cận bảo vệ khu vực này.
Như vậy, khả năng người dân phá nhà ông Vươn gần như đã được loại trừ.
Ngày 2/2/2012, Chánh văn phòng huyện Tiên Lãng Ngô Xuân Khánh trả lời trên Đài Tiếng nói Việt Nam và khẳng định rằng: Chính quyền huyện Tiên Lãng không có ai tham gia phá nhà ông Vươn. Đây cũng là khẳng định của nhiều quan chức huyện Tiên Lãng trước đó.
Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang cũng khẳng định xã không ai phá nhà ông Vươn.
Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an TP Hải Phòng.
Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng cũng khẳng định: Lực lượng công an không phá nhà ông Vươn!
Đến thời điểm nay, vụ việc nhà ông Vươn bị phá vẫn chưa thể làm rõ. Có chăng là ở hai nguyên nhân: thứ nhất là bệnh đùn đẩy trách nhiệm; thứ 2 là căn nhà này cũng có ma nốt.
Có lẽ vì xác định đây là “căn nhà ma” nên mặc dù tài sản người dân bị hủy hoại rõ ràng mà Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca vẫn chưa khởi tố vụ án “Hủy hoại tài sản công dân” để điều tra.
Hoàng Thắng
|
anhoanp said
Ô hay, tks
Hôm 7/1/2012, Khoằm có viết bên diễn đàn lichsuvn rằng đôi bên đều bậy (ở đây, tuy nhiên lúc đó thì ý kiến chưa được chính xác như bây giờ), đến giờ sau khi có thêm nhiều tư liệu thì càng thấy bậy thật.
Nhà báo Chu Xuân Giao sau khi xem xét các tư liệu cũng nhận định: Cả hai bên đều sai ở bài Đọc chậm tư liệu gốc vụ anh Vươn - 5 (bên tám lạng người nửa cân) . |
Những thông tin ít được nhắc đến chung quanh vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại Tiên Lãng
Cập nhật lúc09:12, Thứ Sáu, 03/02/2012 (GMT+7)
Sau khi vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại cuộc cưỡng chế thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng) ngày 5-1-2012 vừa qua, các ban, ngành trung ương và thành phố đang khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát, để kết luận làm rõ việc giao đất, thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với hộ ông Đoàn Văn Vươn. Hiện có nhiều thông tin khác nhau liên quan đến vụ việc, cũng như bản thân Đoàn Văn Vươn, để bạn đọc có thêm thông tin khách quan và toàn diện, nhóm phóng viên Báo Hải Phòng cung cấp thêm một số thông tin liên quan còn ít được nhắc đến..
Hợp đồng thuê đất giữa Đoàn Văn Vươn và ông Phạm Văn Bìa.
NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO HẢI PHÒNG
|
Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì họp chỉ đạo giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng
(Chinhphu.vn) - Dự kiến trong tuần từ ngày 6 - 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì cuộc họp với một số cơ quan chức năng ở Trung ương và UBND TP Hải Phòng để chỉ đạo, giải quyết vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.
Để chuẩn bị tốt cuộc họp trên, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình và nội dung vụ việc để có ý kiến tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải chuẩn bị báo cáo cụ thể, đầy đủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 56/VPCP-KNTN ngày 15/1/2012 của Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Hội Nông dân Việt Nam chuẩn bị ý kiến tham dự cuộc họp.
Như Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đưa tin, ngày 15/1/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quốc Hà
5 đề xuất của dân với chính quyền Hải Phòng
Chủ Nhật, 05/02/2012 00:18
Chiều 4-2, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, ông Dương Anh Điền, đã có buổi tiếp xúc với đại diện các hộ nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng gồm: ông Lương Văn Trong, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng (Liên chi hội), ông Vũ Văn Luân, Thư ký liên chi hội và một đại diện hộ nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Lãng
Tại cuộc gặp mặt, đại diện cho các hộ nuôi, ông Vũ Văn Luân đã trình bày 4 vấn đề liên quan đến toàn bộ sự việc ra quyết định thu hồi và cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của hơn 20 hộ dân của chính quyền huyện Tiên Lãng đó là: giao đất, thu hồi đất, giải quyết khiếu nại và cưỡng chế.
Bên cạnh đó, ông Luân cũng đưa ra 5 đề xuất đến người đứng đầu chính quyền TP Hải Phòng.
Thứ nhất, thu hồi quyết định cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông Vũ Văn Luân của UBND huyện Tiên Lãng. Thứ hai, thu hồi toàn bộ quyết định dừng đầu tư nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Tiên Lãng. Thứ ba, khẩn trương giao lại đất để người dân tiếp tục sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Thứ tư, phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản và bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn mà UBND huyện Tiên Lãng thu hồi và hủy hoại bất hợp pháp. Thứ năm, phải truy tố tất cả cá nhân, tổ chức của Hội đồng Cưỡng chế đất ông Đoàn Văn Vươn của UBND huyện Tiên Lãng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm dụng công vụ để chiếm đoạt và hủy hoại tài sản của công dân có tổ chức.
Hiện trạng ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý sau vụ cưỡng chế ngày 5-1. Ảnh: Thế Dũng
Đáng chú ý, tại cuộc gặp, thay mặt các hộ dân, ông Luân cũng bày tỏ sự bức xúc của người dân đối với việc “rêu rao” của UBND huyện Tiên Lãng là một số hộ dân nuôi trồng thủy sản, trong đó có gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trốn thuế, đây là việc không đúng với sự thật. “Đặc biệt là việc Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, ông Phạm Đăng Hoan, đã khẳng định ông Đoàn Văn Vươn là dân ngụ cư nên không được giao tiếp là sự phân biệt. Vì chính xã Vinh Quang đã giao 35 ha đầm nuôi trồng thủy sản cho một người dân ở xã Xuân Trường. Phải chăng đằng sau việc này có lợi ích của ai đó?”.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các hộ dân, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền cho biết đây là sự việc đã diễn ra từ năm 1993 nên cần phải rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật cũng như các quyết định liên quan đến việc giao đất, thu hồi để xem xét lại sự đúng sai của vụ việc. “Quan điểm của TP Hải Phòng là sẽ xử lý vụ việc thấu tình, đạt lý trên cơ sở pháp luật và mang tính chất xây dựng. Rất mong người dân ủng hộ” – ông Điền nói.
Trước đó, ngày 3-2, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng gặp các đại diện hộ nuôi trồng thủy sản và đại diện các hộ dân cũng trình bày lại toàn bộ sự việc liên quan đến việc giao đất, thu hồi và cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và các hộ dân khác.
T.Dũng
Tin liên quan:
|
04/02/2012 - 02:50
Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tiên Lãng: Đấy không phải là đất nông nghiệpChiếc xe xúc của ông Kết, người xã Tiên Hưng, đã phá xong nhà ông Quý và đang đi trên đê về phía xã Tiên Hưng, người có mặt trong ảnh là ông Nguyễn Văn Hòa – 46 tuổi.
(PL)- Ông trưởng ban cho rằng một số quan chức trung ương về hưu nhầm lẫn, còn ông Đặng Hùng Võ không biết cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn. Thủ tướng chủ trì họp giải quyết vụ Tiên Lãng.
Sáng 3-2, tại thị trấn Tiên Lãng, ông Vũ Hồng Chuân, Trưởng ban Tuyên giáo huyện, đã phổ biến thông tin vụ cưỡng chế cho cán bộ, đảng viên của huyện. Pháp Luật TP.HCM xin lược trích.
Chỉ là đất tạm thời chưa sử dụng
Xung quanh vụ việc này trên mạng đã đưa ra những thông tin hoàn toàn không đúng bản chất sự việc.
Thứ nhất, giao đất và cho thuê đất là hai vấn đề khác nhau. Trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn, nguồn gốc đất thuê là đất chưa sử dụng, tạm thời giao có thời hạn, không thuộc quỹ đất sản xuất nông nghiệp giao lâu dài. Kể cả đất nuôi trồng thủy sản giao theo Nghị định 64 thì hạn điền cũng không quá 2 ha. Đây 40,3 ha mà.
Ở đây có một sự nhầm lẫn. Thậm chí cả một số quan chức ở trung ương về hưu vẫn cứ nói đây là đất sản xuất nông nghiệp nên phải giao cho người ta 20 năm.
Hết thời hạn giao đất, ông Vươn không muốn chuyển sang thuê vì nếu được giao mỗi năm chỉ phải nộp 7 triệu đồng, còn chuyển sang thuê ít nhất cũng phải đóng 100 triệu đồng. Chưa nói xã đấu thầu còn cao hơn nhiều. 70 ha ở Tiên Thắng cũng y sì như thế này, thu hồi giao về xã, xã giao đấu thầu thu về ngân sách tới 1,4 tỉ đồng.
Thứ hai là có dư luận cho rằng ông Vươn đầu tư quá lớn, có công lớn trong công tác bảo vệ đê điều phòng, chống lụt bão. Ông Vươn đầu tư thì đúng rồi nhưng đâu phải toàn bộ là của ông Vươn. Toàn bộ khu đầm ông Vươn là đường công vụ do dự án Vinh Quang 2 đầu tư. Năm 1998, dự án đầu tư cái đường bao chính của đầm ông Vươn tới 295 triệu đồng, năm đó to lắm. Năm 2002-2006, dự án nuôi tôm của Thành đoàn cũng đầu tư vào 21 tỉ đồng. Toàn bộ con mương chạy dọc người ta đầu tư 5-6 tỉ đồng. Lúc ấy trong thời hạn giao đất người ta bồi thường 271 triệu đồng. Nhà nước đầu tư nhiều chứ có phải của ông Vươn đầu tư cả đâu.
Chỉ có ai sợ mới không dám thu hồi
Không thể nói ông Vươn có công lớn bảo vệ đê điều và đầu tư trồng cây nắn dòng chảy nên không bị vỡ đê. Người ta nói ông ấy đóng góp nhiều là hoàn toàn không đúng. Huyện giao từ năm 1993, bảy năm đầu ông ấy không phải đóng bất cứ một thứ gì. Còn từ năm 2000 đến giờ đã 12 năm, tất cả ông nộp có 48 triệu đồng, chủ yếu là môn bài. Ông ấy cho một người ở gần đó thuê có 6 ha mà mỗi năm ông ấy thu 30 triệu đồng. Người dân Vinh Quang mà phải thuê đầm của một người ở nơi khác. Một năm ông ấy không làm gì cũng có ít nhất 20 triệu đồng. Huyện chỉ có yêu cầu là phải chuyển sang đất cho thuê theo Luật Đất đai năm 1993 thế nhưng ông ấy không muốn thuê.
Thế mà ngày hôm qua, ông Đặng Hùng Võ lại vẫn còn từ Hà Nội không xuống dưới đây xem đất nó cụ thể thế nào mà vẫn cứ phát ngôn như thế.
Việc thu hồi có ba cơ sở. Một là khi giao đất ông Vươn đã chấp nhận, đã ký vào văn bản với thời hạn 14 năm rồi, hết thì phải trả lại toàn bộ. Hai là theo Điều 80 Luật Đất đai năm 1993. Ba là vấn đề vô cùng quan trọng là tòa người ta xử rồi, tòa cấp TP, cấp huyện đã bác đơn, khẳng định quyết định của huyện là đúng rồi thì làm sao mà nói ông Hiền sai được. Tòa khẳng định đúng rồi thì cơ quan hành chính thực thi thôi.
Tôi xin khẳng định không có vấn đề tiêu cực ở đây. Không thu hồi để chuyển sang cho thuê, cho đấu thầu mới là tiêu cực. Người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao một bên xã giao khoán thầu nộp sản cao, một bên lại ăn không mới là tiêu cực. Chỉ có ai sợ mới không dám thu hồi...
Ông Vươn có quyền khiếu nại, tố cáo lên cấp trên nhưng không chọn mà đã chọn giải pháp chống người thi hành công vụ là vi phạm cực kỳ nghiêm trọng về luật pháp.
Tất nhiên là trong quá trình thu hồi và các bước triển khai cũng có những cái phải rút kinh nghiệm, những cái lẽ ra không để xảy ra đến mức độ như thế, đây là vấn đề đáng tiếc.
HUY HOÀNG
05/02/2012 - 02:10
|