Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh tế - xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

18 tháng 3 2014

Chủ nghĩa Xã hội dân chủ

Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Lịch sử, hiện trạng và ảnh hưởng của nó trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Mở đầu
Với bề dày lịch sử phát triển lâu dài, chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện đang được xem là chuẩn thức phát triển nhiều triển vọng nhất trong thế kỷ XXI và là mối quan tâm của nhiều chính đảng cánh tả đương quyền tại nhiều quốc gia trện khắp thế giới. Chủ nghĩa xã hội dân chủ ngày càng có ý nghĩa thời sự, có sức hấp dẫn lớn hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, khi chuẩn thức phát triển cổ điển (công nghiệp) và chủ nghĩa tự do mới (thị trường, “đồng thuận Washington”) đang mất uy tín trong những lựa chọn phát triển đầu thế kỷ XXI. Bài học thất bại của các mô hình “chủ nghĩa xã hội hiện thực” kiểu Xô viết ở SNG và Đông Âu không những không đồng nghĩa với sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, mà trái lại, là tác nhân phục sinh hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cuối thế kỷ XX và nhất là sang đầu thế kỷ XXI, sự bùng phát bất ngờ và diễn biến khôn lường của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng làm cho hệ tư tưởng này trở thành đề tài được quan tâm sâu sắc. Trong lý luận tư tưởng chủ nghĩa xã hội nói chung và chủ nghĩa xã hội dân chủ nói riêng xuất hiện ngày càng nhiều quan niệm mới mẻ, đặc biệt là vấn đề tìm chọn phương án phát triển phù hợp tối ưu trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay.

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa, ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, cần có nhận thức khoa học mới về chất, mang tính đột phá. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói chung và các mô hình mới của chủ nghĩa xã hội dân chủ với tính cách một hệ tư tưởng, một trào lưu tư tưởng chính trị cơ bản, một trạng thái hiện thực và một chuẩn thức phát triển mới đầu thế kỷ XXI cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn để bổ sung nhận thức trong quá trình đi lên của đất nước, đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển.

Đề tài nghiên cứu khoa học “Chủ nghĩa xã hội dân chủ: Lịch sử, hiện trạng và ảnh hưởng của nó trong những thập niên đầu thế kỷ XXI” có mục tiêu nghiên cứu được giao (ghi trong Hợp đồng số 260/HĐKH-KHXH-CT09-32-01 ký ngày 31/12/2008) là: Cập nhật thông tin, góp phần bổ sung tri thức lý luận khoa học, hiện đại hóa nhận thức về các chuẩn thức phát triển mới, nhằm lựa chọn phương án phù hợp nhất cho đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Do thực tế của đối tượng nghiên cứu quy định, trong đề tài này, phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp xử lý tài liệu thứ cấp.

Đề tài được hoàn thành với sự tham gia giúp đỡ trực tiếp và gián tiếp của các cán bộ nghiên cứu Viện Thông tin KHXH, các chuyên gia, các cộng tác viên trong và ngoài Viện, trong đó có PGS. Phạm Khiêm Ích (nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH), nhà giáo ưu tú Lê Đức Mẫn và Vũ Thế Khôi (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Tây), các ông Phạm Văn Thiết và Lê Văn Liệm (Đại học Hà Nội), NCVC. Nguyễn Như Diệm, NCV. Đoàn Thị Quý (Viện Thông tin KHXH), các ông Phạm Đình Lợi (Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba) và Phạm Gia Trực (Đại sứ quán Philippines tại Việt Nam); đặc biệt với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và phản biện của các chuyên gia Nhà xuất bản Tri thức và Viện Thông tin KHXH.
Báo cáo tổng hợp của đề tài bắt đầu từ những quan niệm chung về dân chủ, chủ nghĩa xã hội, con đường thứ ba, chế độ dân chủ xã hội, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và những đặc trưng cơ bản của mô hình dân chủ xã hội hiện đại. Trên cơ sở điểm qua vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội dân chủ từ khoảng giữa thế kỷ XIX cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, đề tài sẽ thông tin và phân tích hiện trạng và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội dân chủ thế kỷ XXI ở một số quốc gia như Anh, Venezuela, Thụy Điển... Từ những nội dung này, chương thứ ba của báo cáo sẽ tập trung trinh bày một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hướng đến mục tiêu hòa bình, độc lập và chủ quyền dận tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chương 1. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và trào lưu dân chủ xã hội: lịch sử phát triển và lỷ luận phát triển

l.l. Những vấn đề chung


Trên cơ sở tổng thuật và phân tích nguồn gốc khái niệm “dân chủ”, những mô hình dân chủ thực tế đầu tiên làm cơ sở để khái quát nên thuật ngữ “dân chủ” của người Hy Lạp, sự thay đổi nội hàm của khái niệm “dân chủ” theo thời gian, trong đó có đề cập đến 14 tiêu chí xác định chế độ dân chủ của Viện hỗ trợ bầu cử và dân chủ quốc tế - IDEA, quan niệm về dân chủ của J. Komai, A. Sen, K. Marx, F. Engels và V. I. Lenin, đề tài xác định: “Dân chủ” là khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp democratia, tiếng Latin là demokratia. Nó được tạo thành bởi chữ demos nghĩa là quần chúng, nhân dân và chữ cratos nghĩa là chính quyền, quyền lực. Gắn kết lại democratia trở thành thuật ngữ để chỉ quyền lực của nhân dân, quyền lực thuộc về nhân dân hay quyền làm chủ của nhân dân.

Tán thành quan niệm trên, quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin khẳng định dân chủ là vấn đề quan trọng trong quá trình hình thành một quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản chính là các chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh vì dân chủ, giai cấp công nhân nắm giữ vai trò quyết định trong cuộc đấu tranh vì dân chủ.

Khái niệm dân chủ xã hội bao gồm bốn thành tố chính. Một là quá trình raquyết định một cách dân chủ (mọi công dân đều có quyền tham gia vào quátrình ra quyết định chính trị tập thể). Hai là mở rộng và bảo vệ khía cạnh dânchủ trong quá trình này. Ba là trật tự xã hội vật chất công bằng (gồm các lĩnhvực lao động, hàng hóa dịch vụ và hệ thống an sinh xã hội toàn diện...) dựatrên các chuẩn mực công lý được xã hội chấp thuận. Và bốn là văn hóa, chínhtrị thỏa hiệp vì lợi ích công lý xã hội (ở mọi lĩnh vực chính trị và xã hội).

Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xét đến ở ba khía cạnh: chính trị, kinh tế và tư tưởng - văn hóa.

1- Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân.

2- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Và

3- Dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc

1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội dân chủ và trào lưu dân chủ xã hội

Chủ nghĩa xã hội dân chủ và trào lưu dân chủ xã hội ra đời vào khoảng giữa thế kỷ IX gắn liền với sự phát triển đến trình độ độc lập về tổ chức và nhận thức về địa vị xã hội của giai cấp công nhân. Học thuyết dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội dân chủ và trào lưu dân chủ xã hội chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa Marx, học thuyết xã hội của đạo Thiên chúa và đạo Tin lành. Các tổ chức tiền thân của trào lưu dân chủ xã hội xuất hiện đầu tiên ở Đức. Đó là Tổng hội Công nhân Đức (ADAV) thành lập năm 1863 do F. Lassalle tổ chức lãnh đạo và Đảng Công nhân dân chủ xã hội Đức (SDAP) do August Bebel tổ chức lãnh đạo. Tháng 9 năm 1875 tại Gotha (Đức), hai tổ chức này đã hợp thành Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Đức (SAPD). Đây là Đảng Dân chủ xã hội đầu tiên ở châu Âu và cũng là Đảng Dân chủ xã hội đầu tiên trên thế giới.

Cũng vào những thập niên 70-80 của thế kỷ XIX, những ảnh hưởng dân chủ xã hội ở châu Âu đã thật sự trở thành một trào lưu lớn trong phong trào công nhân với sự ra đời của một loạt các đảng dân chủ xã hội mang tên gọi khác nhau ở Bỉ, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển. Và ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Italia, Na Uy, Đan Mạch... đều ra đời các đảng công nhân ít nhiều mang tư tưởng dân chủ xã hội, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx.

Tháng 5 năm 1923, những người dân chủ xã hội hợp nhất Quốc tế London và Quốc tế II rưỡi thành Quốc tế III là tổ chức quốc tế đầu tiên của trào lưu dân chủ xã hội. Nhưng nhìn chung, trào lưu này vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng về tư tưởng và lý luận. Năm 1951, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (Socialist International - SI) được thành lập tại Frankfurt (Đức).

l.3. Những đặc trưng cơ bản của mô hình dân chủ xã hội đương đại

1.3.1. Đa đảng chính trị, đảng cầm quyền và đảng đối lập: đây là cơ sở để thực thi quyền tự do dân chủ trong đời sống xã hội, và thực chất của sự đa nguyên, đa đảng này vẫn là nhất nguyên chính trị (nền chính trị của giai cấp tư sản). Trừ đảng cộng sản, mọi hoạt động của các đảng phái khác (cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập) đều nhằm bảo vệ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản và lợi ích của giai cấp tư sản. Các đảng đối lập đều “đối lập trung thành” - bảo vệ chứ không phá vỡ trật tự của chủ nghĩa tư bản.

1.3.2. Nhà nước, thị trường và xã hội dân sự: công cụ điều tiết chính trị: Nhà nước quản lý tất cả các thiết chế trong đời sống xã hội có nhiệm vụ thực hiện các quyết định hay các chương trình bắt buộc. Xã hội dân sự và cộng đồng dân cư xem xét các lĩnh vực cần điều tiết, phát huy vai trò điều tiết thông qua phương thức góp ý kiến với các cơ quan công quyền, góp ý kiến qua các con đường phi chính thức. Còn thị trường, thông qua các quy luật giá trị cung-cầu, cạnh tranh... cũng tham gia điều tiết trong quá trình hình thành và hoàn thiện các cơ chế và chính sách của nhà nước.

1.3.3. Các mô hình nhà nước phúc lợi:

- Nhà nước phúc lợi phổ biến (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan): nhà nước tạo sự bình đẳng ở mức độ cao, mọi giai tầng xã hội đều được thu hút vào hệ thống bảo hiểm phổ biến, thị trường bị đẩy lùi, phụ nữ được tạo điều kiện gắn bó gia đình với nghề nghiệp.

- Nhà nước phúc lợi bảo thủ (Pháp, Đức, Italia): chế độ bảo hiểm gắn với nghề nghiệp hoặc thành phần xã hội, ưu tiên công chức, cam kết mạnh mẽ với việc duy trì gia đình truyền thống. Phụ nữ không có việc làm thường nằm ngoài chế độ bảo hiểm xã hội. Các dịch vụ gắn với gia đình thường không phát triển. Nhà nước chỉ hỗ trợ khi gia đình không còn khả năng tự lo liệu.

- Nhà nước phúc lợi tự do (Anh, Mỹ, Canada): chế độ bảo trợ xã hội được thẩm định theo nhu cầu, các khoản trợ cấp phổ biến rất thấp, các chương trình bảo hiểm xã hội khiêm tốn, những người nhận trợ cấp xã hội nghèo như nhau, những quy định cho phép tiếp cận với các khoản trợ cấp xã hội thường chặt chẽ.

1.3.4. Xã hội dân sự được coi trọng: Hoạt động của xã hội dân sự có ba đặc trưng rõ nét, đó là: hoạt động tự nguyện, hoạt động tự tổ chức và hoạt động vì hanh phúc chung. Xã hội dân sự có thể đảm nhận sáu chức năng chính trị và xã hội.

Một là thực thi tiến trình vận động hành lang của công dân đối với các thiết chế thuộc hệ thống chính trị và đại diện cho lợi ích xã hội với tính cách là một tiền đề cho sự điều tiết chính trị dân chủ.

Hai là đảm nhận chức năng tự điều tiết chính trị trong xã hội thông qua các nhóm lợi ích tác động đến các nhà hoạch định chính sách.

Ba là tổ chức các cuộc đối thoại và quá trình chính trị góp phần đem lại hiểu biết chung.

Bốn là tổ chức và thực hiện hình thức tự trợ giúp xã hội của cộng đồng.

Năm là khuyến khích hình thức xã hội hóa về chính trị của công dân.

sáu là xây dựng và phát triển vốn xã hội.

1.3.5. Kinh tế thị trường xã hội: Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước phúc lợi thông qua luật pháp và chính sách điều chỉnh yếu tố xã hội của quyền sở hữu để “sự sở hữu tư nhân cũng có trách nhiệm xã hội với nghĩa vụ thuế”. Kinh tế thị trường xã hội coi trọng kênh huy động qua tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động trong nền kinh tế thị trường xã hội thường là quan hệ làm việc dài hạn, chế độ hưởng lương được đàm phán theo ngành, không qua doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường xã hội, mô hình đào tạo gắn trình độ chuyên môn mang tính đặc thù của doanh nghiệp với trình độ chuyên môn của ngành và được sự đỡ đầu của giới chủ và hiệp hội người lao động, về khả năng thích ứng với thị trường, hệ thống kinh tế thị trường xã hội có khả năng thích ứng chậm bởi hệ thống quản lý phần lớn được vận hành thông qua những cơ cấu tổ chức phi thị trường. Các dây chuyền và quy trình sản xuất tuy được thay đổi liên tục nhưng chỉ thay đổi từng phần, khả năng đổi mới diễn ra chậm. Trong nền kinh tế thị trường xã hội, vấn đề ổn định và cân bằng xã hội được gắn kết với nhau, được quan tâm chú trọng.

1.3.6. Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có ý nghĩa quan trọng: việc đầu tư cho giáo dục đào tạo được coi trọng với tính cách là đầu tư cho cơ hội bình đẳng của mọi người và cho tiềm năng phát triển của xã hội. Đồng thời quan tâm đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới nhằm xây dựng một xã hội có mặt bằng dân trí cao, lực lượng lao động được đào tạo tốt, có khả năng chiếm lĩnh những tri thức mới, trở thành những nhân tố cơ bản tạo nên năng suất lao động cao, khả năng cạnh tranh tốt, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.3.7. Mở cửa và hội nhập quốc tế: thực hiện đường lối mở cửa và quảng bá mô hình phát triển của mình ra tất cả các quốc gia trên thế giới; chú trọng đổi mới nền dân chủ cho phù hợp vói bổi cảnh toàn cầu hóa, đảm bảo khả năng vận hành của các quá trình ra quyết định, vận hành nền dân chủ hiệu quả để có thể xử lý được mọi vấn đề chính trị ở cả trong và ngoài nước từ góc độ toàn cầu, đồng thời đảm bảo chủ quyền ra quyết định dân chủ đối với những vấn đề chính trị mà cấp quốc gia vẫn đang tiếp tục giải quyết.

l.4. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và con đường thứ ba

T. Mayer - một nhà lý luận người Đức - đã chỉ ra “con đường thứ ba” là chủ nghĩa xét lại mới, là một bộ phận của tiến trình vĩnh hằng bắt nguồn từ chủ nghĩa Bersteinở giai đoạn đầu. Lần chuyển đổi thứ nhất của chủ nghĩa xã hội dân chủ diễn ra vào cuối thế kỷ XIX, dựa trên chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa Marx của Berstein. Nội dung cơ bản của lần chuyển đổi này chính là thay thế đấu tranh bạo lực cách mạng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Marx bằng đấu tranh nghị trường và đấu tranh kinh tế.

Lần chuyển đổi thứ hai diễn ra sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Các nhà dân chủ xã hội thời kỳ này đều lên án gay gắt mô hình chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô và Đông Âu. Họ kêu gọi mô hình chủ nghĩa xã hội cần được thay thế bằng nhà nước pháp quyền và dân chủ đa nguyên. Năm 1951, những người dân chủ xã hội thông qua Tuyên ngôn Frankfurt tại Hội nghị quốc tế xã hội chủ nghĩa, đề ra thuyết dân chủ - xã hội. Và khái niệm “con đường thứ ba” được sử đụng trong Tuyên ngôn này chính là để khẳng định sự khác biệt của thuyết “chủ nghĩa dân chủ - xã hội” với chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa tự do - nền tảng lý luận của chủ nghĩa tư bản.

Lần chuyển đổi thứ ba của trào lưu dân chủ - xã hội diễn ra vào cuối những năm 1990. Khái niệm “con đường thứ ba” một lần nữa được phục sinh gắn liền với tên tuổi của T. Blair, B. Clinton, A. Giddens, T. Meyer, R. Reich... Nếu lần chuyển đổi thứ nhất, khái niệm “con đường thứ ba” xác định ranh giới của bạo lực cách mạng và cải lương xã hội, lần chuyển đổi thứ hai nhấn mạnh sự đối lập của hai hệ tư tưởng và chế độ xã hội, thì lần chuyển đổi thứ ba chú trọng ý thức chính trị (phái tả và hữu) trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi quốc gia, các Đảng Xã hội dân chủ khác nhau có “con đường thứ ba” khác nhau. Nếu Công Đảng Anh có con đường thứ ba dựa trên thị trường, thì ở Đức, Đảng SPD có “đường lối trung dung”, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển có nhà nước phúc lợi phổ biến, Đảng Lao Động Hà Lan dựa trên thị trường và sự đồng thuận xã hội... Chính vì thế, “con đường thứ ba” được xem là một thứ “triết học chính trị thực dụng mới”.

Xét về nguồn gốc xuất hiện của lý luận “con đường thứ ba” hiện nay cũng như những nội dung cơ bản của nó, có thể rút ra hai kết luận: Thứ nhất, “con đường thứ ba” ra đời dựa trên những điều kiện khách quan và đã phần nào giải quyết được những nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra. Nó không đơn thuần vay mượn hay chắp vá những tư tưởng chính trị của phái tả mới và phái hữu cũ. Thứ hai, xét về lập trường thế giới quan, “con đường thứ ba” thực ra vẫn là lý luận bảo vệ quyền lợi của chủ nghĩa tư bản, với nỗ lực “xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản”, “văn minh hóa chủ nghĩa tư bản” (T. Meyer). Nó là chủ nghĩa xét lại mới, thực hiện nhiệm vụ đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội. Do vậy, trong việc nghiên cứu “con đường thứ ba”, nên tiếp thu những giá trị tích của nó nhưng đồng thời không nên xem nhẹ lập trường thế giới quan.

Chương 2. Chủ nghĩa xã hội dân chủ và trào lưu dân chủ xã hội ở một số quốc gia trên thế giới

2.1. Khuynh hướng dân chủ xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở các nước tư bản

Khuynh hướng dân chủ xã hội xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX được tách ra thành hai xu hướng: dân chủ xã hội và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Các đảng chính trị thuộc xu hướng dân chủ xã hội chủ yếu dựa vào tầng lớp trung lưu, chủ trương đấu tranh ôn hòa; trong khi đó các đảng dân chủ xã hội chủ nghĩa lại có cơ sở xã hội ở giới trí thức, những người lao động và có chương trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Tuy có những chủ kiến khác nhau, nhưng cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các xu hướng này vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Khi chiến tranh bùng nổ, các đảng chính trị trong Quốc tế Cộng sản đã bị phân liệt sâu sắc trong việc đánh giá bản chất chiến tranh và từ đó có thái độ trái ngược nhau đối với cuộc chiến tranh này. Trong khi những người theo trường phái cách mạng vô sản mà đại diện là V.I. Lenin, một mặt kịch liệt lên án tính chất đế quốc của chiến tranh, đồng thời nhận định đây là biểu hiện sự khủng hoảng đến tột cùng của chủ nghĩa tư bản và chủ trương biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, mở ra kỷ nguyên cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới, thì các đảng theo khuynh hướng xã hội dân chủ lại đứng về phía lợi ích quốc gia, ủng hộ chính phủ mình trong cuộc chiến này.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự khác biệt vốn có trong khuynh hướng chính trị của các Đảng Dân chủ xã hội trở nên sâu sắc hơn. Một số đảng mặc dù không tán thành quan điểm dùng bạo lực để tiến hành cách mạng vô sản, nhưng vẫn chủ trương phải xóa bỏ triệt để chủ nghĩa tư bản thông qua đấu tranh nghị trường. Họ gọi đó là con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng dân chủ. Những đảng này thường lấy tên chung là Đảng Dân chủ xã hội chủ nghĩa. Loại hình Đảng Dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh chủ yếu ở các nước Mỹ Latinh, nơi hoạt động của các đảng cánh tả, cấp tiến gắn chặt với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong những năm gần đây, sau khi tiến hành một số cải tổ quan trọng, các đảng cánh tả theo khuynh hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa đang lấy lại vị thế chính trị của mình trên chính trường ở châu Mỹ Latinh. Tại nhiều nước như Brazil, Argentina, Venezuela,... và ngay cả tại Chile, các đảng này đã giành được sự ủng hộ của đa số quần chúng và trở thành đảng cầm quyền.

Trong khi đó, phần lớn những đảng không gia nhập Quốc tế III ở châu Âu như Australia, Canada... lại cho rằng không nên và không thể xóa bỏ chủ nghĩa tư bản mà chỉ nên và có thể cải biến, bổ sung cho nó những tính chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội. Những đảng này thường giữ tên gọi là Đảng Dân chủ xã hội. Ở một số nước, chủ yếu là vùng Bắc Âu, Đảng Dân chủ xã hội đã nắm được chính quyền trong một thời gian dài và thực thi được nhiều chính sách theo mục tiêu chính trị của mình. Ở các nước châu Âu khác như Cộng hòa liên bang Đức, Italia, Tây Ban Nha, Canada, Australia...chính phủ đang thực thi các chính sách kết hợp việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với việc từng bước nâng cao phúc lợi xã hội.

2.2. Học thuyết chủ nghĩa xã hội cấp tiến - tả khuynh

Đây là một tư trào trong hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ, khuynh tả, chống toàn trị, khác với cánh chủ nghĩa xã hội khuynh hữu, đặt ra mục đích thủ tiêu xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay và xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội cấp tiến chống cả chủ nghĩa xã hội ôn hòa, giữ lập trường cải lương (chỉ cải cách chủ nghĩa tư bản) lẫn phần lớn các trào lưu chống cộng (hoặc giả danh cộng sản) với lập trường hướng theo kiểu chủ nghĩa xã hội độc đoán hoặc toàn trị nếu, tất nhiên, coi đó cũng là chủ nghĩa xã hội.

Hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội cấp tiến bắt nguồn từ những tư tưởng của K. Marx và F. Engels. Xã hội dân chủ cuối thế kỷ XIX coi tiền bối trực tiếp của trào lưu cánh tả này là Rosa Luxemburg về dân chủ xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về cơ bản là trùng hợp với các quan điểm xã hội chủ nghĩa cấp tiến hiện nay.

Các quan điểm của chủ nghĩa xã hội dân chủ hiện nay nói chung ủng hộ những nguyên tắc chung của công bằng xã hội, tự do, bình đẳng và bác ái:

1- Bảo vệ các quyền con người.
2- Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về các quyền và khả năng (chứ không chỉ là bĩnh đẳng về khả năng như quan điểm của chủ nghĩa bảo thủ).
3- Đa nguyên chính trị và hệ tư tưởng.
4- Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
5- Chống thị trường tự do tuyệt đối hóa.
6- Nhà nước điều tiết kinh tế có mức độ.
7- Xây dựng các cơ chế điều tiết có hiệu quả vì quyền lợi của công nhân và doanh nghiệp nhỏ.
8- Trung thực trong kinh doanh.
9- Bình đẳng về quyền và bảo vệ mọi hình thức sở hữu.
10- Xây dựng khu vực quốc doanh mạnh trong kinh tế, cạnh tranh lành mạnh với khu vực tư nhân.
11- Quốc hữu hóa các doanh nghiệp có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đặc biệt là các lĩnh vực quốc phòng, hàng không vũ trụ, luyện kim, công nghiệp khai thác dầu khí và năng lượng.
12- Quan hệ đối tác xã hội giữa người chủ và người lao động.
13- Hợp tác với các tổ chức công đoàn.
14- Giảm khoảng cách giàu nghèo, có chính sách hỗ trợ các tầng lớp nghèo.
15- Xây dựng “nhà nước phúc lợi phổ biến”.
16- Có hệ thống bảo vệ các quyền kinh tế của công nhân (giới hạn tuần làm việc dưới 35-40 giờ, cải thiện điều kiện lao động của công nhân, nâng cao mức lương tối thiểu, chống đuổi việc vô lý, chống thất nghiệp).
17- Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hiệu quả (toàn dân được hưởng chế độ giáo dục miễn phí, bình đẳng; hệ thống y tế nhà nước miễn phí, phổ bỉến cho mọi công dân; nhà nước hỗ trợ tiền hưu trí, trợ cấp thương tật và thất nghiệp; chăm sóc trẻ em).
18- Có các luật mới bảo vệ tự nhiên và môi trường xung quanh.
19- Dỡ bỏ các quy định hạn chế nhập cư và ủng hộ sự cùng tồn tại hòa bình của các nền văn hóa và văn minh.
20- Chính sách xã hội thế tục hóa, công khai và tiến bộ.
21- Chính sách đối ngoại phù hợp với các nguyên tắc của chủ nghĩa đa phương và sự tham gia của các tổ chức quốc tế kiểu Liên Hợp Quốc.
22- Dân chủ hóa, cắt giảm chi phí quân sự và không tham gia các khối quân sự xâm lược.
23- Bảo vệ lợi ích của người lao động: công nhân, nông dân, chủ doanh nghiệp, trí thức và giai cấp trung lưu.

2.3. Phong trào dân chủ xã hội ở Anh

“Con đường thứ ba” của Thủ tựớng Anh - Tony Blair hướng đích các giá trị cơ bản là công bằng, tự do và bình đẳng. Khái niệm chính trị định hướng cải cách “con đường thứ ba” của Công đảng Anh và ông Blair đáng chú ý có bốn lĩnh vực chính sách cần quan tâm.
Thứ nhất, về chính sách tài khóa/em>, cơ bản từ bỏ chính sách trọng cầu của Keynes, ủng hộ chính sách tài khóa cân đối nghiêm ngặt, không tăng chi phí phúc lợi xã hội.
Thứ hai, về chính sách tiền tệ, ủng hộ sự độc lập của Ngân hàng Trung ương châu Âu và cho rằng, Vương quốc Anh sẽ gia nhập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu vào một thời điểm thích hợp. Tuy vậy, chính phủ của Tony Blair dường như cũng sẵn lòng nới lỏng chính sách tiền tệ như Ngân hàng liên bang đã từng làm.
Thứ ba, về chính sách thị trường lao động, chấp nhận giảm điều tiếtcủa nhà nước được áp dụng từ thời Thatcher. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người được tiếp cận bình đẳng với cơ hội giáo dục, đào tạo. Con người có nghĩa vụ phải học tập suốt đời. Khẩu hiệu mà ông Tony Blair đưa ra là “đào tạo, đào tạo, đào tạo” và thông qua đó mọi người đều được tái hòa nhập vào thị trường lao động.
Thứ tư, về chính sách xã hội, nhà nước áp dụng các biện pháp tích cực để giúp mọi người chống lại nguy cơ bị loại trừ ra khỏi xã hội. Thay vì tạo sự bình đẳng tái phân phối trong giai đoạn sau, nhà nước sẽ hướng ưu tiên vào việc tạo sự bình đẳng về cơ hội ngay từ đầu. Chính sách xã hội cần được xây dựng không phải với mục tiêu thông qua bù đắp bằng tiền một cách thụ động để giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong kinh tế thị trường. Công đảng ủng hộ tăng chi cho đào tạo và duy trì mức độ chăm sóc y tế công cộng, thông qua chương trình đào tạo và đào tạo lại đưa người lao động tham gia vào thị trường lao động, từ đó hòa nhập vào xã hội.

Ý tưởng về con đường cải cách - “con đường thứ ba” của Công đảng Anh đã cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, những người dân chủ xã hội hiện đại ở Anh không thể giới hạn hoạt động của mình trong việc chế ngự nền kinh tế thị trường về các mặt xã hội và sinh thái, mà còn phải tạo ra và duy trì các tiền đề cho những hoạt động kinh tế có hiệu quả. Kiên quyết cắt giảm những bảo trợ bao cấp cho các ngành, các doanh nghiệp lạc hậu không còn khả năng tăng trưởng và cạnh tranh, đồng thời mở rộng, khuyến khích thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh có sức cạnh tranh và tăng trưởng cao. Việc từ bỏ các chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng điều chỉnh trực tiếp nền kinh tế sẽ làm mất đi khả năng can thiệp chính trị của nhà nước trước những bất ổn và biến động của thị trường. Việc từ bỏ sử dụng hệ thống thuế để tái phân phối sẽ dẫn đến khả năng làm sâu sắc hơn tình trạng bất bình đẳng xã hội, ảnh hưởng đến sự gắn kết xã hội, làm giảm niềm tin của người dân đối với nhà nước.

Đường lối giảm can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho tầng lớp thanh niên được hưởng cơ hội bình đẳng hơn so với những người công nhân công nghiệp và đoàn viên công đoàn. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ công nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ tri thức. Nhưng việc linh hoạt hóa thị trường lao động cũng tạo ra sức ép lớn đối với người lao động lớn tuổi cũng như những người tìm việc làm vì nó đòi hỏi họ phải có tính cơ động cả về nghề nghiệp lẫn phạm vi địa lý. Thêm vào đó, khả năng đàm phán của các công đoàn sẽ bị yếu đi với hậu quả là tiền lương có thể bị cắt giảm, thu nhập có xu hướng chuyển một phần từ người lao động sang các ông chủ tư bản.

Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục, đào tạo chính là sự công nhận giá trị, trình độ văn hóa và chuyên môn của mỗi con người. Nếu giá trị này được kết hợp trong một tổng thể với các giá trị đạo đức khác như sự tín nhiệm, tính công bằng, khả năng hợp tác, tinh thần đoàn kết... sẽ có ý nghĩa lớn đối với từng cá nhân cũng như toàn bộ nền kinh tế và cả xã hội.

Nếu như các chính sách xã hội trước đây chỉ ưu tiên cho tầng lớp trung lưu thì nay đã hướng đến những đối tượng thực sự có nhu cầu - những người cần được đào tạo hoặc đào tạo lại để tham gia thị trường lao động, cốt lõi của chính sách này là nhà nước tạo điều kiện khung cho phép có sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người và mỗi công dân phải có trách nhiệm trong việc sử dụng cơ hội đó. Mặt trái của chính sách này là việc định hướng của nhà nước phúc lợi xã hội trước hết vào những người thực sự có nhu cầu sẽ làm cho chính họ trở nên dễ bị tổn thương. Bởi lẽ, khi tầng lớp trung lưu không còn được hưởng lợi từ những khoản chi trả và dịch vụ của nhà nước thì họ sẽ đòi cắt giảm phúc lợi nhà nước, giúp giảm bớt gánh nặng tiền thuế mà họ phải đóng góp. Nhà nước sẽ dần mất đi những đồng minh quan trọng có ảnh hưởng chính trị lớn trong xã hội. Người thất nghiệp và người nghèo sẽ không có khả năng gây ảnh hưởng đến giới elit chính trị và buộc phải phụ thuộc vào “lòng tốt” của tầng lớp trên. Nguy cơ phân cực xã hội là không thể tránh khỏi bởi tầng lớp trên “tự rút ra khỏi xã hội” còn tầng lớp dưới thì “bị đẩy ra khỏi xã hội”.

2.4. Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Thụy Điển

Về chính trị, tính đến năm 2008, Đảng Xã hộidân chủ Thụy Điển đã có 65 năm cầm quyền - một kỷ lục độc nhất vô nhị trong các nền chính trị đa đảng ở phương Tây đương đại. Đảng này đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu ở châu Âu trở thành một nước kinh tế phát triển, được ca ngợi là một “mô hình” thành công của “con đường thứ ba” theo chủ nghĩa xã hội dân chủ. Thụy Điển khẳng định Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển là một chính đảng xã hội chủ nghĩa, xã hội Thụy Điển là một xã hội xã hội chủ nghĩa. Cơ sở lý luận của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển là đa nguyên, song chủ yếu là chủ nghĩa Marx-Engels; cơ sở giai cấp rộng rãi, nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân. Và giai cấp công nhân không những chỉ bao gồm công nhân cổ xanh mà còn gồm cả công nhân cổ trắng. Một số nhà nghiên cứu lý luận của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đặc biệt nhấn mạnh: chủ nghĩa xã hội mà họ nói tới là chủ nghĩa xã hội có điều kiện, tức là phải có thêm từ “dân chủ”, nói hoàn chỉnh phải là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Với họ, nếu không thêm từ “dân chủ”, xã hội chủ nghĩa sẽ là xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô, không có sức thu phục quần chúng, không nhận được phiếu bầu của quần chúng, không thể nắm chính quyền và thực thi các chính sách xã hội chủ nghĩa.

Về kinh tế, Thụy Điển là nước có mô hình kinh tế hỗn hợp Scandinavia được thực hiện một cách triệt để nhất. Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển chủ trương xây dựng nền kinh tế hỗn hợp: về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu; về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn (tư bản); về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường. Trong đó, cốt lõi nhất là sự hỗn hợp về chế độ sở hữu, có được sự hỗn hợp về chế độ sở hữu mới có thể thực hiện được sự hỗn hợp về chế độ phân phối và phương thức vận hành kinh tế.

Đặc điểm nổi bật của mô hĩnh Thụy Điển lá nhà nước tham gia điều tiết vĩ mô nhiều mặt đời sống xã hội, trước hết trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng văn hóa và lối sổng, phân phối thành quả của sản xuất, thực thi chính sách bảo vệ môi trường... Nhà nước ban hành các chính sách bình đăng giới và sắc tộc. Môbìnhnhà nước phúc lợi phổ biến ở Thụy Điển là mô hình của chủ nghĩa xã hội trung lưu, một xã hội không có người quá nghèo và quá giàu, không áp bức và bị áp bức, không chạy theo tiền tài, quyền lực; xã hội ừong đó mọi người có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống đầy đủ và các quyền tự do.Tầng lớp trung lưu là nhân tố chính đảm bảo cho xã hội hài hòa, ổn định.
Nói đến nhà nước phúc lợi Thụy Điển không thể không đề cập đến thuế với tính cách là nguồn thu chính ở quốc gia này. Thụy Điển có một hệ thống thuế ưu việt. Đất nước phân thành 3 cấp hành chính: trung ương, tỉnh và quận - thành phổ, dựa theo đó mà phân quyền thu thuế, phân cấp sử dụng tiền thuế cho hệ thống phúc lợi. Mô hình quản lý dựa trên nguyên tắc phi tập trung hóa và địa phương tự quản; các quyết định chính sách dựa vào dân. Sử dụng tiền thuế có hiệu quả, đúng mục đích, chống thất thoát, lạm dụng hay tham nhũng là vấn đề cốt yếu, được toàn xã hội quan tâm theo dõi. Người đóng thuế được tạo mọi điều kiện thuận lợi để theo dõi việc sử dụng tiền đóng thuế ở mọi cấp. Hành vi trốn thuế, sử dụng tiền thuế sai mục đích, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng đều bị xem là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng nhất. Nhà nước phúc lợi hiệu quả phải dựa vào một xã hội dân sự mạnh, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Các cơ quan thông tin đại chúng và các ca quan lập pháp trung ương, địa phương phát huy vai ừò đặc biệt hiệu quả trong các công việc trên.

Hệ thống phúc lợi ở Thụy Điển bao quát nhiều lĩnh vực cơ bản ừong mọi giai đoạn của đời người - từ ữợ cấp trẻ sơ sinh, tuổi mẫu giáo, hệ thống giáo dục phổ thông, trợ cấp và cho vay đối với sinh viên đại học, chăm sóc y tế khi ốm đau, trợ cấp sinh đẻ, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ cơ bản, lương hưu ừí và chăm sóc người già, tử tuất và chi phí tang lễ... Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển chủ yếu dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, khuyến khích năng suất lao động, tăng lượng người có việc làm, giảm lượng người thất nghiệp.

Mặt trái của mô hình này thể hiện ở mức thuế cao, thu nhập tài chinh nhà nước chiếm gần 60% GDP, gần 3/5 của cải toàn xã hội tập trung trong tay nhà nước, gần hết số tiền mà người lao động vất vả kiếm được lại không được hưởng. Điều đó khiến cho chi phí lao động tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu; chủ nghĩa bình quân làm suy yếu động lực lao động.

2.5. Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI và phong trào cảnh tả ở Mỹ Latinh

Trên cơ sở tổng thuật, phân tích thông tin về phong trào cánh tả Mỹ Latinh với hai đường hướng khác nhau là phái tả cấp tiến và phái tả dân túy, về quan điểm xây đựng chủ nghĩa xã hội của Tổng thống E. Morales (Bolivia), của Đảng Lao động Brazil và những thành quả đã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, phàn nội dung này của đề tài tập trung đề cập đến những thông tin liên quan đến mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của Tổng thống Hugo Chavez (Venezuela) thể hiện ở 6 định hướng căn bản.

1- Về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Marx, tư tưởng cách mạng và tiến bộ của Simon Bolivar, tư tưởng nhân đạo Thiên chứa giáo làm nền tảng.

2- Về chỉnh trị, nhấn mạnh tư tưởng “dân chủ cách mạng” (còn gọi là “dân chủ tham gia” và “chính quyền nhân dân”), theo đó nhân dân có quyền, có ừách nhiệm tham gia quyết định vận mệnh của đất nước, tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền, công bàng xã hội, xây dựng mô hình xã hội mới nơi mà mọi người dân đều có chỗ đứng.

3- Về kỉnh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phàn, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo, nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia - dân tộc đối với tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh.

4- Về xã hội, chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội nhàm giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội.

5- Về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, hợp tác thay cho cạnh tranh, hội nhập thay cho bóc lột và đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ.

6- Về phương pháp thực thi, không rập khuôn, không sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo, bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá tri đạo đức, tinh thần, đoàn kết dân tộc, chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Cuba, Việt Nam, Trung Quốc...

Ba chiến lược để thực hiện chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội của Hugo Chavez gồm: Tăng cường sở hữu nhà nước đôi với tư liệu sản xuất, mở rộng trao đổi và phân phối phi thị trường, quàn lỷ và điều hành vì lợi ích nhân dấn, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân.

Năm 2004, Chavez đưa ra quan điểm: phải xây dựng một chính đảng cách mạng duy nhất, ừên cơ sở tư tưởng Simon Bolivar, chủ nghĩa nhân đạo và chù nghĩa xã hội thể kỷ XXI.

Năm 2007, Chavez tiến hành quốc hữu hóa tất cả những doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông vốn đã được tư hữu hóa bởi các chính phủ cầm quyền trước đó, khẳng định năm động lực chính trong chương trình hành động nhiệm kỳ mới, đó là thực thi pháp luật, cài cách hiến pháp, giáo dục đại chứng, cơ cấu lại quyền lực nhà nước và khơi dậy quyền lực cộng đồng.

Cuộc cách mạng Boliar của Hugo Chavez đã đạt được rất nhiều thành quả đáng kể, trong đó có việc:
1- Ban hành bản Hiến pháp tiến bộ nhất trong lịch sử Venezuela vào tháng 12/1999.
2- Nhà nước giành quyền kiểm soát những ngành kinh tế quan trọng (công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí); tổ chức xây dựng hệ thống các tổ hợp công nghiệp, gồm nhà máy khai thác và làm giàu quặng, luyện kim, nhà máy sản xuất các loại sắt thép phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, nhà máy sản xuất ống dẫn dầu, làm tà vẹt đường sắt... phục vụ vận chuyển hàng hóa, góp phàn phát triển đồng đều kinh tế - dân trì giữa các vùng miền, giảm thiểu tình trạng ngúồn nhân lực di cư, nhất là lao động nông thôn bỏ ra thành thị gây ra tình trạng bất ổn xã hội.
3- Tiến hành cải cách ruộng đất, trưng thu, trưng mua ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
4- Xây dựng mới một số nhà máy sản xuất phân bón và bán với giá rẻ cho nông dân, hợp tác với các chuyên gia nông nghiệp nước ngoài nhằm hỗ trợ cho nông dân, kích thích phát triển sản xuất để tự túc lương thực, thực phẩm.
5- Ngân sách chi cho các chương trình xã hội tăng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói giảm, cuộc sống của người dân, nhất là bộ phận người nghèo khổ ở nông thôn, miền núi và những người nhập cư được cải thiện.
6- Hệ thống trường học được xây mới với đầy đủ trang thiết bị dạy học, tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, nạn mù chữ được xóa bỏ trên phạm vi cả nước.
7- Hơn 5.000 trung tâm chăm sóc sức khỏe được xây dựng chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng kinh tế khó khăn, bảo đảm 17 triệu người nghèo được chăm sóc y tế miễn phí...
Bên canh những thành quả lớn lao, tiến trình cải cách ở Venezuela cũng đang phải đối mặt vói nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể tới sự chống đối các thế lực đối lập, thù địch, phản cách mạng và của chù nghĩa đế quốc; tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy chính quyền và tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ các lực lượng cách mạng; nạn ữộm cướp hoành hành; sự phân hóa giàu nghèo nặng nề; khu vực kinh tế tư nhân bị tê liệt chủ yếu do các thế lực thù địch cố ý chổng phá; các ngân hàng thương mại do tư bản tài chính độc quyền nắm giữ không chịu cho vay đầu tư vào các dự án kinh tế và các chương trình xã hội; các loại hình thị trường chủ yếu đều bị đầu cơ, lũng đoạn...

Theo ý tưởng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI sẽ được xây dựng thành công trong điều kiện một chính đảng thống nhất, với sự kiên trì tạo dựng hàng ngày”, Hugo Chaves mong muốn đất nước Venezuela sẽ ngày càng giàu mạnh và công bằng hơn, phù hợp với nguyện vọng của tầng lớp nhân dân lao động nước này.

Chương 3. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ và con đườnng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Đề tài bắt đầu phần nội dung này bàng việc đề cập đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên thực tế, đó chính là nền tảng chung, là điểm quy chiếu lớn nhất của hầu hết các quan điểm, quan niệm về chủ nghĩa xã hội, về chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của giới học giả, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.

Chủ nghĩa xã hội với Hồ Chí Minh trước hết là lý tưởng chính trị-xã hội, là phong trào hiện thực nhằm giải phóng con người mà trên hết là người lao động khỏi ách áp bức, nô dịch, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc thuộc địa. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu ữên con đường phát triển của lịch sử loài người, là một chế độ xã hội ưu việt hơn hẳn chủ nghĩa tư bản, là xã hội do nhân dân lao động làm chủ.

Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mang đầy đủ những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội nói chung, trong đó nhấn mạnh sáu đặc trưng:
1- do nhân dân lao động làm chủ;
2- có chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất chủ yếu;
3- mọi người ai ai cũng được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do, hạnh phúc;
4- công bằng, hợp lý;
5- không còn mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động ừí óc và lao động chân tay;
6- tín ngưỡng và tôn giáo được thực sự tự do.

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã nêu lên sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng. Sáu đặc trưng đó là:
1- Do nhân dân lao động làm chủ.
2- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
3- Có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bẩt công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
5- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.[1]

Đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Sáu cho rấng, trước hểt, cần đi sâu nghiên cứu về chủ nghĩa Marx-Lenin một cách cơ bản và hệ thống nhàm tiến tới nhận thức khoa học và hiện đại trên bốn vấn đề sau: 1- Làm sáng tỏ những giá trị còn thật sự đúng đắn, bền vững, cần thiết cho thế giới quan, ý thức hệ của chúng ta. 2- Đánh giá những luận điểm của các nhà kinh điển vốn đúng đắn, chính xác, hợp lý ở thời kỳ lịch sử trước đây khi họ đề xướng nhưng ngày nay thực tiễn biến đổi, đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải có những nhận thức mới, những phát triển mới. 3- cần nghiên cứu với tinh thần phê phán để thấy có những luận điểm mà các nhà kinh điển nêu ra nhưng ngay từ đầu đã không đúng và chính các nhà kinh điển cũng đã có điều chỉnh mà ngày nay, chúng ta cần phải nhận rõ, cần tự giải phóng tư duy và tư tưởng của chính mình, để phát triển mới chứ không lệ thuộc. 4- Nghiên cứu với tinh thần tự phê phán và tự đổi mới để thấy cho rõ nhiều luận điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển đã từng bị hiểu sai, làm sai do giáo điều, do hạn chế nhận thức. Sự phê phán này phải thực sự là những nghiên cứu khoa học khách quan, nghiêm túc nhất, góp phần củng cố niềm tin khoa học với chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ nghĩa xã hội.”[2]

Bàn về chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ, các tác giả Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ữên nền tảng dân chủ là nội dung cơ bản về đổi mới chính tri nhằm phát huy tiềm năng to lớn cả về trí tuệ, về vật chất và tinh thần của toàn dân tộc vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc; mặt khác, phải thông qua dân chủ, dựa vào tai mắt và tiếng nói của dân thì mới phát huy được các nhân tố tích cực trong Đảng, loại trừ những phần tử thoái hóa, biến chất và những hiện tượng tiêu cực, thật sự chỉnh đốn và đổi mới Đảng trong sạch, vững mạnh.[3]

Theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo, nhân dân là người chủ xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định, thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì đồng thời cũng có nghĩa vụ của người chủ. Một nền dân chủ chân chính, tiến bộ và hiện đại bao giờ cũng gắn liền quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách nhiệm. Đó là quan hệ mật thiết không thể tách rời, nó thấm nhuần trong các quan hệ giữa công dân với Nhà nước, cá nhân với xã hội, thành viên với cộng đồng. Tất cả được luật pháp điều chỉnh, điều tiết, chi phối để dân chủ không biến dạng thành các hành vi phản dân chủ.[4]

GS.VS. Nguyễn Duy Quý nhận định, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam là một nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định ữong lý luận và thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa phải khẳng định được bản sắc, đặc điểm của riêng mình Sự khác nhau cơ bản giữa nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung, trong đó có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng thể hiện ở ba điểm khái quát sau: cơ sờ kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ nhất nguyên; cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.[5]

TS. Hồ Bá Thâm nhận định, chủ nghĩa xã hội hiện đại, theo lát cắt cấu trúc, là xã hội: 1- dựa trên nền kinh tế tri thức; 2- và thể chế kinh tế thị trường xã hội hiện đại; 3- bình thái sở hữu hỗn hợp trong đó hình thức cổ phàn là chính; 4- với nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; 5“ xã hội dân sự vãn minh, dân chủ cao; 6- chế độ phúc lợi xã hội; 7- môi trường sinh thái xanh sạch; 8- cùng với con người được giải phóng đang phát triển tự do và toàn diện hơn; 9- hội nhập toàn càu. Điều đáng lưu ý là quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu là theo chế độ hỗn hợp đa sở hữu trong đó hình thái sở hữu cổ phần là quan trọng nhất thể hiện chế độ công hữu và tập thể một cách có chủ, chứ không phải vô chủ như trong chủ nghĩa xã hội cổ điển.

Chù nghĩa xã hội hiện đại, theo lát cắt bản chất đặc trưng, là xã hội: 1- do nhân dân làm chủ với thiết chế dân chủ toàn diện cao; 2- dân giàu, nước mạnh, văn minh; 3- hội nhập và tiến cùng thời đại; 4- dân tộc độc lập, con người tự do; 5- ngày càng công bằng, đồng thuận và hạnh phúc.[6]

Bước vào thế kỷ mới, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tình hình quốc tế và trong nước đặt ra cho chúng ta yêu cầu cấp bách là phải xác định rõ một chủ thuyết phát triển. Chủ thuyết đó, theo GS. Trần Nhâm, chính là mục tiêu của con đường xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang nỗ lực theo đuổi - làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vãn minh. Chúng ta xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân với một nền dân chủ mà mọi quyền lực đều ở nơi dân. Đó là chủ thuyết phát triển của Việt Nam về mặt chính trị. Ở lĩnh vực kinh tế, chúng ta phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đó là chủ thuyết phát triển của Việt Nam về mặt kinh tế. Chúng ta xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là chủ thuyết phát triển của Việt Nam ở lũih vực văn hóa. Chúng ta cần và phải thực hiện chính sách Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa binh, độc lập và phát triển. Đó là chủ thuyết phát ữiển của Việt Nam ở cấp độ quan hệ quốc tế. Chúng ta tiến hành đổi mới và chinh đốn Đảng chở thành một Đảng trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Đó là chủ thuyết phát triển của Việt Nam ở cấp độ xây dựng một Đảng cầm quyền ữong thời kỳ đổi mới. Tất cả những chủ thuyết này đều lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng.[7]

Kết luận

Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, vãn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa ừên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp vói trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc ứong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương chợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưói sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.”[8] Đó cũng chính là sự hiện thực hóa vào đời sống xã hội Việt Nam một mô hình chủ nghĩa xã hội mới được phát triển về chất.
Phần IV “Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng” trong Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định nền dân chủ mà nhân dân ta xây dựng là
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.”

Nội dung xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm bốn điểm:
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
- Dân chủ phải được thực hiện ữong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thông qua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức dân chủ trực tiếp.
- Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
- Nhà nước quy định và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người.

Nói tóm lại, chủ nghĩa xã hội dân chủ là một đề tài cần được nghiên cứu nghiêm túc để bổ sung nhận thức trong quá trình đi lên của đất nước chứ không phải để phê phán nó như trước đây. Khi nghiên cứu chủ nghĩa xã hội dân chủ, chúng ta nên phát huy suy nghĩ độc lập của mình và lấy thực tiễn đời sống của nhân loại làm tiêu chuẩn chân lý; nên nghiên cứu chủ nghĩa xã hội dân chủ trong quá trình phát triển chung của thế giới với các xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại, xã hội xã hội chủ nghĩa và các xã hội khác. Chúng ta cũng nên nghiên cứu chủ nghĩa xã hội dân chủ trong mối liên hệ mật thiết với sự hỉnh, thành và phát triển của chủ nghĩa Marx-Lenin, với vấn đề con đường phát triển của Việt Nam, vói vận mệnh của dân tộc.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb. Sự thật. Hà Nội
[2] Nguyễn Văn Sáu (2006). “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Tạp chí Lý luận chính trị. Số 05.
[3] Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương (2010). “Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng dân chủ”. Viện Những vấn đề phát triển. http://www.vids.org.n/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=l&mid=830&ID=783
[4] Hoàng Chí Bảo (2006). “Dân chủ xã hội chủ nghĩa - mục tiêu và động lực của đổi mới”. Báo Nhân dân. Số ra ngày 15/4/2006.
[5] Nguyễn Duy Quý (2005). “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Cộng sản. Số 96.
[6] Hồ Bá Thâm (2010). “Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải chủ nghĩa xã hội cổ điển”. Trang chungta.com.http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-
ngam/Chu_nghia_xa_hoi_hien_dai_chu_khong_phai_Chu_nghia_xa_hoi_co_dien/
[7] Trần Nhâm (2009). “Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng lý luận xuất phát của chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”. Tạp chí Cộng sản. Số 06.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.

Về Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển

GS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp
Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh
Tạp chí Xây dựng Đảng

Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển được thành lập từ năm 1889 và là một trong những chính đảng giàu truyền thống đấu tranh của phong trào XHCN ở châu Âu cũng như trên thế giới. Đây là đảng đóng vai trò then chốt trong hệ thống chính trị Thụy Điển từ những thập niên đầu thế kỷ XX đến nay. Trong 76 năm (1932-2008), Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã có 65 năm cầm quyền. Hướng tới mục tiêu CNXH dân chủ, Đảng này được coi là đã có những đóng góp lớn trong xây dựng nền dân chủ dưới chế độ quân chủ đại nghị, đưa Thụy Điển vào hàng ngũ các quốc gia phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người đứng thứ nhì châu Âu (sau Thụy Sĩ) và xếp thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội. Với tư cách là một chính đảng có thời gian cầm quyền dài nhất ở Bắc Âu, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm rất đáng tham khảo.

Hoạt động trong hệ thống chính trị đa đảng được hình thành từ khá sớm và có tính ổn định, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển với ưu thế nổi trội hơn về thời gian cầm quyền, cùng với phái bảo thủ và phái tự do đã trở thành ba xu hướng chính trị chủ yếu chi phối chính trường Thụy Điển suốt một thế kỷ qua. Hiện nay ở Thuỵ Điển, một nước với gần 9 triệu dân, có 26 đảng chính trị đăng ký hoạt động trên quy mô toàn quốc. Tuy nhiên theo quy định, đảng nào giành được tối thiểu 4% số phiếu bầu mới được tham gia Nghị viện, do đó hiện thời trong Nghị viện Thụy Điển chỉ 7 đảng có đại biểu, gồm: Đảng Xã hội dân chủ, Đảng Ôn hòa (thuộc phái bảo thủ ra đời năm 1904), Đảng Nhân dân Tự do (Đảng Tự do trước đây -1890), Đảng Trung tâm (trước đây là Đảng Nông dân - 1914), Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (1964), Đảng Xanh (1981) và Đảng Cánh tả (trước đây là Đảng Cộng sản - 1917).

Nhìn lại lịch sử gần 120 năm qua của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển, có thể thấy, đó là cả một chặng đường đấu tranh lâu dài với không ít cam go để giành quyền lực chính trị thông qua con đường nghị trường. Vào thời điểm thành lập, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển không có cương lĩnh và điều lệ đảng của riêng mình, nên đã sử dụng gần như nguyên xi cương lĩnh và điều lệ của Đảng Xã hội dân chủ Đức lúc đó, do Ph.Ăngghen sáng lập. Cương lĩnh của Đảng xác định, về chính trị phải thông qua bầu cử dân chủ để quá độ hoà bình giành lấy chính quyền, về kinh tế phải thực hiện chế độ sở hữu công cộng, phân phối theo lao động và quản lý có kế hoạch.

Trong 30 năm đầu kể từ khi thành lập, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển công khai tuyên bố bênh vực quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giương cao ngọn cờ đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và Đảng đã cùng với cánh tả của phái tự do kiên trì đòi mở rộng quyền bầu cử, thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu. Vì lẽ đó, uy tín chính trị của Đảng Xã hội dân chủ ngày càng được củng cố và nâng cao. Với thắng lợi giành được tại cuộc bầu cử Nghị viện tháng 9-1917, lần đầu tiên Đảng Xã hội dân chủ tham gia chính phủ liên minh với Đảng Tự do, cho dù mới chỉ giữ vai trò thứ yếu và phụ thuộc. Hai năm sau, trước sự lan tỏa của cao trào cách mạng ở châu Âu dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, cuộc đấu tranh vì quyền phổ thông đầu phiếu do Đảng Xã hội dân chủ và các lực lượng cấp tiến phát động đã đạt kết quả. Chế độ phổ thông đầu phiếu ở Thụy Điển được chính thức ban hành vào giữa năm 1919 và bắt đầu áp dụng vào năm 1921, đưa lại quyền bầu cử cho tất cả công dân từ 23 tuổi trở lên (54% dân số), trong đó lần đầu tiên nữ giới được hưởng quyền bầu cử như nam giới. Đây là bước tiến lớn trong quá trình dân chủ hoá nền chính trị Thụy Điển, nếu so với đạo luật bầu cử có hiệu lực từ 1909 chỉ cho phép các nam công dân đủ 24 tuổi được quyền tham gia bầu cử Hạ viện (chiếm 19% dân số). Tháng 10-1921, tại cuộc tổng tuyển áp dụng quy chế phổ thông đầu phiếu đầu tiên, Đảng Xã hội dân chủ giành thắng lợi lớn với 39,4 % số phiếu, đứng ra lập chính phủ liên minh, mở đường cho Đảng này đạt được quyền lực chính trị hoàn toàn bằng con đường đấu tranh nghị trường. Như vậy, sau hơn 30 năm kể từ khi thành lập, Đảng Xã hội dân chủ, về cơ bản, đã đạt tới mục tiêu đấu tranh chính trị được xác định: từ “đấu tranh giành quyền bầu cử” sang “đấu tranh tham gia Nghị viện” và tiến tới “đấu tranh giành đa số trong Nghị viện”.

Nửa cuối thập niên 20 thế kỷ XX, do liên minh giữa Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Tự do bị tan vỡ, nên Đảng Bảo thủ trở lại nắm chính quyền (năm 1925). Từ đầu thập niên 30, Đảng Xã hội dân chủ tìm cách liên minh với Đảng Nông dân (tiền thân của Đảng Trung tâm ngày nay) và giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 9-1932, mở ra một thời kỳ cầm quyền liên tục suốt 44 năm (9/1932 - 10/1976). Từ đó đến nay, Đảng Xã hội dân chủ còn có 21 năm cầm quyền trong hai giai đoạn dài 1982-1990 và 1994-2006, nâng tổng số năm cầm quyền của Đảng này lên 65 năm trong 76 năm (1932-2008). Đây thực sự là kỷ lục độc nhất vô nhị trong các nền chính trị đa đảng ở phương Tây đương đại.

Thành công trên phương diện cầm quyền của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển do nhiều nguyên nhân, trong đó trước hết phải kể đến những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội khi cầm quyền. Đảng này đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu ở châu Âu trở thành một nước kinh tế phát triển, được ca ngợi là một “mô hình” thành công của “con đường thứ ba” theo CNXH dân chủ. Theo các số liệu thống kê, bước sang thế kỷ XXI, Thụy Điển có GDP trên đầu người đạt trên 22.200 USD. Năm 2006, dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Gô-ran Pe-son thuộc Đảng Xã hội dân chủ, tăng trưởng kinh tế ở mức 6%, cao nhất trong các nước EU, lạm phát dưới 2%, ngân sách bội thu. Thụy Điển được coi là cơ bản đã thanh toán xong sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa công nhân với nông dân, giữa lao động trí óc với lao động chân tay, 10% số người có thu nhập thấp nhất chiếm 3,7% GDP, 10% số người có thu nhập cao nhất chiếm 20,1%, chênh lệch giàu nghèo khá nhỏ so với các nước khác, chỉ số này ở Pháp là 2,5 và 24,9% và ở Mỹ là 1,5 và 28,5%. Phúc lợi xã hội và trợ cấp xã hội cao nhất thế giới, người thất nghiệp được hưởng trợ cấp tương đương 80% lương cũ trong vòng 12 tháng. Phụ nữ và cả nam giới có quyền nghỉ 18 tháng để chăm con mới sinh mà vẫn hưởng 80% lương. Người già được trợ giá đến 90% tiền thuê nhà và được chăm sóc miễn phí tại gia, v.v...

Mặt khác, thành công trên chính trường của Đảng Dân chủ xã hội còn bắt nguồn từ việc đảng này có sách lược liên minh, tập hợp lực lượng một cách mềm dẻo, linh hoạt. Trong 65 năm ở vị trí cầm quyền, Đảng Xã hội dân chủ dựa vào ba sách lược chủ yếu để duy trì quyền lực bất chấp việc đảng này không nắm được đa số trong nghị viện: Thứ nhất, chính phủ liên minh với các đảng khác thuộc phái tự do; thứ hai, đạt được sự thỏa hiệp và nhất trí rộng rãi của một hoặc hai đảng khác trong nghị viện; thứ ba, trông cậy vào sự ủng hộ của các đảng thuộc cánh tả, chủ yếu là Đảng Cánh tả (trước đây là Đảng Cộng sản) mà không cần có một thỏa thuận công khai về việc này. Thực tế cho thấy, tuy chưa bao giờ có sự hợp tác chính thức giữa Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cánh tả, nhưng trong nhiều vấn đề, đặc biệt là trong những tình huống gây tranh cãi ở Nghị viện, những người thuộc Đảng Xã hội dân chủ có thể dựa vào sự ủng hộ của Đảng Cánh tả. Trong một thập niên gần đây, trên chính trường Thụy Điển, đã dần hình thành hai liên minh chính trị: Liên minh cánh tả với nòng cốt là Đảng Xã hội dân chủ với Đảng Xanh và Đảng Cánh tả cầm quyền từ 1994-2006; Liên minh trung - hữu gồm 4 đảng: Đảng Ôn hoà, Đảng Trung tâm, Đảng Nhân dân Tự do và Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo giành thắng lợi sát nút, chỉ hơn 1% số phiếu bầu so với Liên minh cánh tả trong cuộc tuyển cử tháng 9-2006.

Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển hiện nay có trên nửa triệu đảng viên, chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dân số, khoảng 6% và có tổ chức cơ sở đảng ở tất cả 21 tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, bộ máy cơ quan đảng rất gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, cơ quan Trung ương Đảng chỉ trên dưới 100 cán bộ, nhân viên. Trong hệ thống chính trị đa nguyên, Đảng Xã hội dân chủ luôn cố gắng chứng tỏ luôn giữ cho mình một hình ảnh giàu mà không xa xỉ, bình đẳng đối xử với quần chúng, bảo đảm công bằng xã hội, quan chức của Đảng tham gia chính quyền đều được giám sát chặt chẽ để không thể hoặc không dám lãng phí, tham nhũng. Bên cạnh số lượng đảng viên đông đảo, Đảng còn có ảnh hưởng lớn và sự gắn bó mật thiết với một tổ chức công đoàn công nghiệp lớn nhất, đó là Liên đoàn các công đoàn Thụy Điển (LO) với hơn 2 triệu đoàn viên, tương đương với khoảng 85% công nhân “cổ xanh” của Thụy Điển. Đồng thời, Đảng cũng có ảnh hưởng nhất định tới gần 2 triệu những người làm công “cổ trắng” gắn với Liên đoàn những người làm công chuyên ngành (TCO) hoặc Liên đoàn các tổ chức chuyên ngành của Thụy Điển (SACO). Với cơ sở xã hội rộng rãi, Đảng Xã hội dân chủ rõ ràng có lợi thế lớn trong việc củng cố và duy trì quyền lực chính trị.

Xét về mặt quan điểm lý luận chính trị, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển tuy đã nhiều lần thay đổi cương lĩnh, nhưng cũng giống như hầu hết các đảng thuộc trào lưu xã hội dân chủ, họ vẫn kiên trì đa nguyên chính trị, khẳng định rõ tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen vẫn là một cơ sở lý luận chủ yếu của Đảng. Cơ sở giai cấp của Đảng rộng rãi nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân, bao gồm cả công nhân “cổ xanh” cả công nhân “cổ trắng”. Chế độ xã hội mà Đảng chủ trương xây dựng là “CNXH dân chủ”. Đối với họ, CNXH và dân chủ là hai mục tiêu song song, gắn bó với nhau và khi cần thiết phải chọn lựa, phải đặt mục tiêu dân chủ, tự do lên trên mục tiêu bình đẳng… Về kinh tế, thời kỳ đầu Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển xác định phải thực hiện chế độ sở hữu công cộng, phân phối theo lao động và quản lý có kế hoạch.

Tuy nhiên, từ cuối thập niên 20 thế kỷ XX, Đảng này điều chỉnh lại quan điểm kinh tế, trong đó nhấn mạnh rằng trong việc thực hiện CNXH thì xã hội hoá quyền sở hữu không phải là một vấn đề căn bản, xã hội hoá phân phối mới là vấn đề căn bản, nghĩa là thực thi phân phối công bằng của cải xã hội như thế nào để đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động. Do đó không cần lập thật nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng, trừ các lĩnh vực bắt buộc phải do Nhà nước làm, mà cần khuyến khích ủng hộ sự phát triển kinh tế sở hữu phi công cộng, để cho các doanh nghiệp tư nhân làm ra càng nhiều của cải càng tốt. Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển chủ trương xây dựng nền kinh tế hỗn hợp, theo đó về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu; về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn (tư bản); về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành Nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường. Năm 1982, sau khi giành được thắng lợi trong bầu cử (với 45,6% số phiếu bầu) dưới khẩu hiệu “Bảo vệ phúc lợi, chấn hưng nền kinh tế”, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã thực thi chính sách kinh tế “Con đường thứ ba” của mình với biện pháp chính: Nâng cao sức cạnh tranh, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, giảm thuế, theo đuổi “đoàn tàu nhất thể hoá châu Âu” và năm 1994, chính phủ Đảng Xã hội dân chủ quyết định đưa Thụy Điển gia nhập EU.

Tháng 11-2001, Đại hội 34 Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển trong cương lĩnh mới được thông qua thừa nhận Thụy Điển vẫn là một xã hội giai cấp. Cương lĩnh nhấn mạnh, kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi cuộc đấu tranh của phong trào công nhân phải toàn cầu hóa, phải liên hiệp các lực lượng tiến bộ của các nước trên thế giới, thành lập liên minh chính trị mới, biến toàn cầu hóa thành công cụ thúc đẩy dân chủ, phúc lợi và công bằng xã hội dẫn dắt xã hội phát triển. Cương lĩnh chỉ rõ nền tảng ý thức hệ của Đảng là chủ nghĩa duy vật lịch sử và trong cuộc xung đột giữa tư bản và lao động, Đảng luôn đại biểu cho lợi ích của phía lao động...

Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển rất quan tâm chế độ phúc lợi, ngoài 4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật qui định như: bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, còn có nhiều loại hình phúc lợi xã hội khác. Tuy nhiên, chế độ phúc lợi cao này là dựa vào chế độ thu thuế cao. Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội bị Nhà nước tập trung vào tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, điều này ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động, khiến cho khả năng cạnh tranh của Thụy Điển bị giảm sút trong nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ. Hơn nữa, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những khoản lợi ích họ không đáng được hưởng. Tình hình nêu trên khiến cho người dân nhiều năm gần đây đã không còn thỏa mãn với một “Nhà nước phúc lợi” hào phóng khi cái giá phải trả là thuế cao, nạn thất nghiệp gia tăng và việc ngày càng có nhiều dân nhập cư chỉ sống bằng trợ cấp. Chính phủ xã hội dân chủ của Thủ tướng Pe-son tuy có thành tích tăng trưởng kinh tế đạt 6%, nhưng vẫn bị phe trung hữu đối lập phê phán là không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp lên đến 10% và sự suy giảm tính cạnh tranh quốc tế của kinh tế Thụy Điển vào thời điểm cuộc bầu cử tháng 9-2006. Với chủ trương cắt giảm thuế, cải cách chế độ an sinh xã hội, tăng sức cạnh tranh của đất nước trên thị trường toàn cầu mà vẫn dựa trên những nguyên tắc nền tảng của “Nhà nước phúc lợi”, Liên minh trung - hữu đứng đầu là thủ lĩnh Đảng Ôn hòa - Fredrik Reinfeldt - đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 9-2006 lên cầm quyền.

Là một chính đảng cánh tả theo khuynh hướng CNXH dân chủ, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã có những cống hiến lớn đối với quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị và phát triển kinh tế Thụy Điển. Những kinh nghiệm hoạt động của Đảng này trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền có giá trị tham khảo hữu ích đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Trong quan hệ với Việt Nam, Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển đã từng ủng hộ tích cực nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây. Ngày nay, Việt Nam tiếp tục phát triển hợp tác hữu nghị truyền thống trên nhiều mặt với Thụy Điển, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ với Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển. Các thế hệ người Việt Nam trong tâm khảm vẫn luôn ghi nhớ và trân trọng những tình cảm hữu nghị đối với Việt Nam của Thủ tướng Ô-lốp Pan-mơ, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng Xã hội dân chủ Thụy Điển.
Tham khảo: Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về CNXH

Tư liệu tham khảo: Học thuyết Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội - trào lưu hay quy luật tất yếu:

KHẢO SÁT CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KIỂU THỤY ĐIỂN

Ngô Giang (Trung Quốc)

Vương quốc Thuỵ-điển nằm ở đông nam bán đảo Scandinavi thuộc Bắc Âu. Vào năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thuỵ-điển [1], vương quốc này còn là một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, người ta gọi là nước của cướp biển, phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy-điển ngày ấy còn lạc hậu rất nhiều so với nước Nga hồi Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân chủ (XHDC) Thuỵ-điển bắt đầu nắm chính quyền cho tới nay, tuy có một số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu hơn cả. Trong thời gian đó (từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 80, là thời gian được tác giả khảo sát), Đảng XHDC đã xây dựng Thuỵ-điển từ một nước lạc hậu trở thành một nước kinh tế phát triển [2], đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu người (thứ nhất là Thuỵ-sĩ); và thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội, chứng tỏ sự xã hội hoá phân phối đã đạt trình độ rất cao.

Trên đây là tóm tắt nội dung chính của bài “Một số điểm chính trong bản Báo cáo khảo sát đến muộn” (sau đây viết tắt là Báo cáo Khảo sát). Tác giả báo cáo này là đồng chí Dương Khải Tiên, năm 1985 và 1988 từng hai lần đến Thụy-điển tiến hành khảo sát. Thu hoạch tổng quát của tác giả là: “Đối với chủ nghĩa xã hội (CNXH) kiểu Thụy-điển, nhiều năm qua, chúng ta chẳng những luôn luôn cho là đối lập với quan điểm chính thống, giữ thái độ phê phán nghiêm khắc, mà thậm chí cho tới ngày nay, trong suy nghĩ của mọi người nói chung vẫn khẳng định thì ít mà phủ định thì nhiều. Thực ra, như vậy là không công bằng. Nếu phân tích một cách thực sự cầu thị, ta sẽ không khó phát hiện thấy: ngoài những vấn đề chính trị còn tranh cãi, tạm thời chưa thể đưa ra một kết luận đa số chúng ta có thể tiếp thu ra, thì thành tích của Thụy-điển về kinh tế là rất lớn, xét về những gì mà CNXH của Mác yêu cầu phải có, dù là về mặt thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân, hoặc là về mặt thực hiện công bằng xã hội, phân phối công bằng, bảo đảm quyền lợi nên có của giai cấp công nhân và nhân dân lao động."

Bài Báo cáo Khảo sát này được đăng tải trên một tạp chí có số lượng phát hành nhỏ, và đầu đề ghi rõ là "đến muộn" (khảo sát vào thập kỷ 80 thế kỷ XX mà đến tháng 3.2002 mới được sửa chữa cho đăng). Điều đó nói lên, cho tới nay, vấn đề tiến lên mô hình CNXH kiểu Thụy-điển vẫn là một đề tài nhạy cảm. Theo tôi, Báo cáo Khảo sát đã đăng báo rồi, hơn nữa ngày nay xem ra vấn đề này thực sự không cần phải né tránh; thế thì ta hoàn toàn có thể thảo luận và bình phẩm bài báo đó một cách công bằng ngay thẳng, thực sự cầu thị, nhất là về mặt lý luận.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ PHÁC THẢO LÝ LUẬN
VỀ HAI MÔ HÌNH TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Về lý luận, trước hết hãy nên bắt đầu nói về tình hình từ cách mạng Pháp 1848 - 1850 cho tới sau Công xã Pa-ri. Như vậy, chúng ta sẽ phải ra ngoài đề một chút, sau đó mới trở lại vấn đề mô hình CNXH Thụy-điển.

Trong một thời gian rất dài sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà lý luận Liên Xô bao giờ cũng đề cao quá mức Công xã Paris, coi nó là hình mẫu cách mạng XHCN của giai cấp vô sản. Thực ra không phải là như vậy. Trong một thời gian sau năm 1848, đúng là Mác và Ang-ghen từng cho rằng đã xuất hiện tình thế cách mạng trong các nước phương Tây chủ yếu, do đó hai vị đã tích cực hoạt động vì sự nghiệp cách mạng này. Nhưng qua thất bại của cách mạng Pháp 1848-1850 và sau thực tế là các nước tư bản mấy lần bình yên vượt qua khủng hoảng kinh tế, sức sản xuất vẫn được phát triển khá, Mác và Ang-ghen bắt đầu cảm thấy sự việc không như những gì hai vị đã dự kiến ban đầu, thời cơ cách mạng vẫn còn chưa chín muồi. Năm 1850, khi tổng kết kinh nghiệm cách mạng Pháp, Mác đã chỉ rõ : “Khi sức sản xuất xã hội của giai cấp tư sản đang phát triển mạnh với tốc độ có thể đạt được trong toàn bộ phạm vi quan hệ của giai cấp tư sản, thì chưa thể nói gì đến một cuộc cách mạng thực sự.” Trong cuộc chiến tranh Phổ-Pháp năm 1871, giai cấp công nhân Paris nhân cơ hội đánh trả bọn xâm lược và chống hành vi đầu hàng của giai cấp tư sản, đã vùng lên khởi nghĩa và áp dụng các biện pháp có tính chất XHCN (hai phái lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa này là phái Lat-xan và phái Pơ-ru-đông [3]). Khi đó Mác không tán thành cuộc khởi nghĩa này, cho rằng thời cơ chưa chín muồi. Nhưng sau khi công nhân Paris phát động khởi nghĩa rồi thì Mác không giội gáo nước lạnh lên họ, mà nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi tinh thần dũng cảm của thợ thuyền Pháp, cho rằng Công xã Paris của giai cấp công nhân Pháp là người tiên phong vẻ vang của xã hội mới, sẽ mãi mãi được kính trọng. Đồng thời, Mác còn tổng kết sâu sắc các bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng công nhân đầu tiên này, đề ra không ít ý kiến chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng. Cần vạch rõ là, khi tổng kết kinh nghiệm Công xã Paris, Mác từng nói một câu thế này: “Không phải là giai cấp công nhân muốn thực hiện một lý tưởng gì, mà chỉ muốn giải phóng những nhân tố xã hội mới được ươm trồng trong chính cái xã hội của giai cấp tư sản đang sụp đổ.” Cũng tức là nói, thời cơ cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi chưa, hoặc có thể thực hiện được xã hội XHCN hay không, vấn đề này hoàn toàn quyết định bởi các nhân tố xã hội mới được uơm trồng trong xã hội tư sản (chủ yếu là sự phát triển cao của sức sản xuất, dân chủ hoá nền chính trị xã hội và toàn bộ nền văn minh đạt tới trình độ cần thiết).

Sau Công xã Paris, Mác tập trung sức lực chủ yếu vào việc hoàn thành bộ "Tư bản" và tiếp tục nghiên cứu lịch sử phát triển xã hội loài người. Phần lớn nhiệm vụ chỉ đạo thực tế phong trào cách mạng là do Ang-ghen đảm nhiệm. Năm 1883, Mác từ trần. Trách nhiệm của Ang-ghen càng nặng hơn. Không nghi ngờ gì nữa, “Chủ nghĩa Mác” mà cho tới nay ta vẫn nói, là do Mác và Ang-ghen cùng sáng lập nên. Sau Cách mạng Tháng Muời và sau khi Lê Nin qua đời, chúng ta lại tiếp thu từ Liên Xô cách nói "Chủ nghĩa Mác Lê nin". Cách nói này thực tế làm mờ nhạt vai trò của Ang-ghen (tuy không phủ định Ang-ghen). Tôi cho rằng, nếu Lê nin còn sống, Người cũng không thể tiếp thu cách nói ấy. Tác giả Báo cáo Khảo sát cho chúng ta biết, tác giả đã nghe thấy cách nói "Chủ nghĩa Mác Ang-ghen" từ chính miệng những người của đảng XHDC Thụy-điển. Tôi cho rằng cách nói đó là phù hợp với sự thật lịch sử. Không bao giờ được tách rời Mác và Ang-ghen kia mà ! "Chủ nghĩa Lê nin" là một chuyện khác, vấn đề này ta sẽ bàn sau. Điều cần nói ở đây là, sau khi Mác qua đời, Ang-ghen đã quán triệt chủ trương cách mạng của hai người vào phong trào công nhân quốc tế như thế nào. Đây là trang sử rực rỡ nhất trong cuộc đời Ang-ghen. Trong những năm cuối đời, Ang-ghen luôn gắn liền mình với số phận của phong trào xã hội dân chủ quốc tế.

Như bạn tôi là ông Từ Lâm viết trong cuốn sách ông chủ biên Ang-ghen và thời đại hiện nay, sau khi Công xã Paris 1871 thất bại, phong trào công nhân quốc tế từng có thời gian rơi vào thoái trào, tới cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 phong trào này mới bắt đầu hoạt động hăng hái, chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều nước Âu Mỹ như Đan-mạch, Bỉ, Tây-ban-nha, Hà-lan, Italy, Na-uy, Áo, Thuỵ-điển, Hung-ga- ri, Đức, Pháp, Anh, Mỹ v.v... lần lượt thành lập các chính đảng công nhân. Lúc đó, các đảng này phần lớn lấy tên là đảng Xã hội dân chủ, đảng Xã hội hoặc đảng Công nhân (Công đảng), mà không lấy tên là đảng Cộng sản. Điều này có liên quan với quan điểm của Ang-ghen. Trong một bức thư gửi cho bạn vào tháng 2.1894, Ang-ghen viết: “Tôi cho rằng từ Chủ nghĩa Cộng sản hiện nay không thích hợp sử dụng phổ biến. Tốt nhất là lưu nó lại cho tới khi nào cần phải có sự biểu đạt một cách chính xác hơn hãy dùng. Cho dù tới lúc đó cũng cần phải chú thích thêm, vì trên thực tế, đã 30 năm nay không dùng từ này.” Vấn đề trên có một chút lai lịch, nay nhắc lại là không thừa. Tháng 7.1898, dưới sự đề xướng của Ang-ghen, đảng XHDC Đức và đảng Công nhân Pháp dẫn đầu triệu tập các đảng công nhân của 22 nước tham gia đại hội đại biểu những người XHCN quốc tế. Đó chính là tổ chức về sau được người ta gọi là "Quốc tế thứ II". Thật ra tổ chức này rất lỏng lẻo, không lập ra bất cứ cơ quan lãnh đạo nào (trước đó, Hiệp hội Công nhân quốc tế về sau được gọi là "Quốc tế thứ I" có lập một Uỷ ban chung), ngay cả quy chế họp định kỳ cũng không có. Các đảng dự đại hội xác nhận lấy học thuyết Mác Ang-ghen làm cơ sở tư tưởng, nhưng tiến hành hoạt động một cách độc lập tự chủ. Nói đến tư tưởng chỉ đạo ngày ấy, không thể không nhắc tới bài viết năm 1894 của Ang-ghen (một năm trước ngày qua đời) "Lời nói đầu cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 của Các Mác". Khi đề cập tới các sai lầm của Mác và Ang-ghen trong dự kiến tình hình cách mạng từ 1848 trở đi, bài này viết: “Lịch sử cho thấy chúng tôi cũng từng sai lầm, để lộ ra cách nhìn của chúng tôi lúc đó chỉ là ảo tưởng.” “Lịch sử thể hiện rõ là tình trạng phát triển kinh tế ở đại lục châu Âu ngày ấy còn xa mới chín muồi tới trình độ có thể quét sạch nền sản xuất tư bản”, chủ nghĩa tư bản “còn có khả năng phát triển rất lớn”. Căn cứ vào điều kiện lúc đó, đặc biệt là kinh nghiệm mới nhất của đảng XHDC Đức, Ang-ghen đã suy xét lại sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân, nhấn mạnh đề ra chủ trương giai cấp công nhân nên lấy việc sử dụng quyền bỏ phiếu bầu cử làm “vũ khí mới - một trong những thứ vũ khí sắc bén nhất”, và nói rõ: “Từ lâu, Tuyên ngôn của đảng Cộng sản từng tuyên bố, giành lấy quyền bỏ phiếu, giành dân chủ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu.” Đồng thời tuyên bố các đồng chí chúng ta tuyệt đối không vì thế mà “vứt bỏ quyền làm cách mạng (Ang-ghen nói rõ : dĩ nhiên, điều đó bao gồm quyền làm cách mạng bạo lực - chú thích của Ngô Giang). Cần biết rằng, quyền làm cách mạng bao giờ cũng là ’quyền lợi lịch sử’ chân chính duy nhất.”

Sau khi Ang-ghen qua đời, Lip-nếch [4], một nhà lãnh đạo đảng XHDC Đức đánh giá Ang-ghen như sau: “Người vừa là người chỉ đường, lại là người dẫn đường, vừa là lãnh tụ, vừa là chiến sĩ. Ở Người thể hiện sự kết hợp lý luận với thực tiễn.” Lịch sử chứng minh sự đánh giá này là hoàn toàn công bằng.

Mấy chục năm trước và sau ngày Ang-ghen qua đời, thế giới tư bản ở vào thời kỳ phát triển bình ổn. Phần lớn các đảng công nhân Âu Mỹ đều hoạt động công khai, có thể ra sức lợi dụng vũ khí bỏ phiếu bầu cử. Bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản lại rơi vào cuộc khủng hoảng mới, dẫn đến Đại chiến lần thứ nhất. Cuộc chiến tranh này làm cho Quốc tế II bị chia rẽ mạnh - xuất hiện sự đối lập của hai phái, gọi là phái "bảo vệ tổ quốc" và phái "biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng". Lê nin đề xuất chủ trương của phái thứ hai. Khi đó, ngoài nước Nga dưới sự lãnh đạo của Lê nin đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mười ra, các nước (hoặc vùng) Phần-lan, Đức, Áo, Hung, Italy cũng lần lượt bùng nổ cách mạng và giành được thắng lợi tạm thời, cục bộ, nhưng cuối cùng đều thất bại. Duy nhất chỉ có cách mạng XHCN Nga thành công. Do đó sinh ra tên gọi "chủ nghĩa Lê nin" (viêc này xảy ra sau khi Lê nin qua đời), và có sự đối lập giữa "Quốc tế II” và Quốc tế III" . Từ đó có hai phái là phái "chủ nghĩa Lê nin" và phái "chủ nghĩa xã hội dân chủ". Kèm theo, xuất hiện hai loại mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ở đây, ta không bàn về sự đấu tranh giữa hai phái trên (trong đó, chống chủ nghĩa xét lại là một nội dung chính), cũng không bàn về thành tích hoặc thất bại và các bài học kinh nghiêm của CNXH ở Liên xô và các nước XHCN khác cùng mô hình. Chúng tôi chỉ muốn nói khái quát về phong trào xã hội dân chủ ở Tây Âu, và cũng chỉ nói rất vắn tắt (vì ở đây cũng không bàn riêng vấn đề này, vấn đề đó cần một bài viết khác). Sau Đại chiến I, năm 1919, thành lập "Quốc tế III" (tức Quốc tế Cộng sản); năm 1923, "Quốc tế II" khôi phục hoạt động, và đổi tên là "Quốc tế đảng Xã hội" [5]. Từ đó trở đi, trong phong trào công nhân Tây Âu hình thành sự đối lập giữa hai thế lực nói trên (tức giữa một bên là các đảng Cộng sản với một bên là các đảng XHDC và các đảng Xã hội), nhưng ưu thế và ảnh hưởng chủ yếu là ở phía các đảng XHDC và đảng Xã hội, vì các đảng này không những chỉ lôi kéo được tuyệt đại đa số công nhân, mà lý luận và hoạt động của họ tương đối hợp với tâm lý của quảng đại các tầng lớp trung gian và trí thức ở các nước tư bản; giai cấp tư sản cũng tương đối có thể tiếp thu. Ở đây, ta chưa nói về tình hình phức tạp vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa hai thế lực nói trên (trong thời gian chiến tranh chống phát xít, hợp tác là chủ yếu), mà chính bản thân các đảng tham gia phong trào xã hội dân chủ trong phạm vi của Quốc tế Xã hội (các đảng XHDC và các đảng Xã hội) cũng rất phức tạp. Chủ trương của các đảng này không hoàn toàn nhất trí với nhau, ngoại trừ việc tất cả đều phủ định cách mạng bạo lực và nói chung đều tiếp thu CNXH dân chủ. Lúc đầu, nhìn chung còn tuân theo cương lĩnh của đảng XHDC Đức được soạn thảo dưới sự chỉ đạo của Ang-ghen năm 1889, khi thành lập Quốc tế II. Về sau thì mỗi đảng đi một đường: có đảng tương đối cấp tiến; có đảng tương đối ôn hoà; có đảng tiếp tục giương ngọn cờ chủ nghĩa Mác; có đảng lại vứt bỏ ngọn cờ này mà chủ trương đa nguyên hoá tư tưởng chỉ đạo (trong đó có cả chủ nghĩa Mác), và chủ trương tư tưởng XHCN bắt nguồn từ nhiều con đường; có đảng vẫn coi mình là chính đảng của giai cấp công nhân, có đảng lại nói mình là đảng của nhân dân hoặc đảng của dân tộc; có đảng chủ trương hợp tác với đảng cộng sản trong nước mình; có đảng lại phản đối sự hợp tác đó, v.v... Một số đảng đã không dưới một lần cải tổ hoặc xây dựng lại, về khuynh hướng, cũng trước sau khác nhau. Nhưng nói tổng quát, bản tuyên ngôn công bố năm 1951, khi Quốc tế Xã hội [6] tổ chức lại, về đại thể có thể coi là một khuynh hướng có tính tiêu biểu. Tuyên ngôn này viết: "Dù là người của đảng Xã hội xây dựng niềm tin của mình theo phương pháp phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác, hoặc theo các phương pháp khác, dù là họ tiếp nhận sự gợi ý của nguyên tắc tôn giáo hoặc của nguyên tắc nhân đạo, tất cả họ đều phấn đấu vì mục tiêu chung. Mục tiêu đó là một chế độ phân phối xã hội công bằng, đời sống tốt đẹp, tự do và thế giới hoà bình." Ở đây chưa viết rõ mục tiêu phấn đấu là chủ nghĩa xã hội, thế nhưng "Tuyên ngôn thành lập Quốc tế xã hội" hồi thập kỷ 20 thế kỷ XX từng khẳng định mục tiêu này, và nói rõ : "Mục đích của chủ nghĩa xã hội là giải phóng mọi người ra khỏi sự lệ thuộc vào một thiểu số người chiếm hữu hoặc kiểm soát tư liệu sản xuất. Mục đích của nó là giao quyền kinh tế cho toàn thể nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội khiến cho mọi con người tự do đều có thể, với địa vị bình đẳng, cùng làm việc với nhau trong xã hội."

Cho nên, nhìn chung, phải chăng có thể nói là: phong trào CNXH dân chủ Tây Âu (hoặc gọi là "phong trào xã hội dân chủ", đều như nhau) hiện đang tìm kiếm một con đường khác để tiến lên CNXH (khác với con đường của Cách mạng Tháng Mười) ? Hoặc nói là, phong trào này từng bước ươm trồng các nhân tố XHCN trong cái bào thai tư bản chủ nghĩa, để bằng cách tiệm tiến (từ tích luỹ lượng biến dẫn đến chất biến từng phần, rồi đến chất biến cuối cùng) sáng tạo nên một hình thái mới của xã hội XHCN ? Theo tôi, có thể nói như vậy được. Dĩ nhiên, sự sáng tạo này thường có tính thử nghiệm, không thể bước đều nhau hoặc có xu thế tiến lên theo đường thẳng, mà tuỳ theo sự thay đổi tình hình hoặc biến đổi so sánh lực lượng có thể có lặp đi lặp lại, có lúc tiến lên, có lúc lại tụt lùi. Nhưng có một đặc điểm : khi đã tiến lên rồi thì dù cho lại tụt lùi, nhưng trận địa đã chiếm được thì thường là không bị mất toàn bộ (thí dụ : về thực hiện chính sách phúc lợi và chế độ bảo đảm đời sống). Ở đây, tôi xin nêu hai thí dụ có thể giúp nói rõ vấn đề: một là cuộc cải cách do Công đảng Anh tiến hành năm 1945, và hai là mô hình Thụy-điển.

Trong bài này chỉ xin nói vài câu về cuộc cải cách (được đảng XHDC gọi là cải cách dân chủ xã hội chủ nghĩa) bắt đầu tiến hành tại Anh từ 1945. Đây là cuộc cải cách cơ cấu xã hội do Công đảng Anh lãnh đạo thực hiện trong tình hình tư bản Tây Âu bị tàn phá nặng nề sau Đại chiến II. Biện pháp cải cách chủ yếu là : - thực hành quốc hữu hoá các ngành khai thác mỏ, ngân hàng phát hành, giao thông vận tải, các doanh nghiệp cung ứng địa phương và sản xuất thép, tức đưa các ngành kinh tế này vào sở hữu nhà nước tư bản, làm cho thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên tới 20%; - cải tiến thuế thu nhập theo một quy chế luỹ tiến khác biệt rõ ràng giữa các cấp bực, làm cho 2/5 tổng thu nhập quốc dân thông qua hình thức thu thuế được nhà nước thực hành tái phân phối; - áp dụng phương pháp gọi là "phúc lợi toàn dân" nhằm thực hành chế độ bảo hiểm rộng rãi ốm đau, tai nạn, tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ và chết đối với tất cả mọi người và thực hiện chữa bệnh không mất tiền cho toàn dân. Năm 1948, lãnh tụ Công đảng Anh là At-li tuyên bố : nước Anh đã trở thành "nhà nước phúc lợi". Từ đó, cái tên "nhà nước phúc lợi" bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Theo các tài liệu xác thực, ngày ấy, Xtalin có nói chuyện với nhân vật phái tả của Công đảng Anh Rat-xki, thậm chí Xtalin còn thừa nhận cuộc cải cách này có thể là một trong những con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (do đó mà năm 1951, đảng Cộng sản Liên xô từng giúp đỡ đảng Cộng sản Anh soạn thảo cương lĩnh quá độ hoà bình). Nhưng trên mặt khác, hoặc nói trên một mặt quan trọng hơn, cuộc cải cách này đồng thời lại làm ổn định trật tự tư bản chủ nghĩa từng bị phá tan (ghi chú: cuộc cải cách này hồi ấy được Mỹ kín đáo cho phép và tài trợ).

Bây giờ ta có thể trở lại bàn về mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Thụy-điển được Báo cáo Khảo sát nói tới.

KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ "CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ" THUỴ ĐIỂN

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều : thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy-điển không ở vào vùng đất "trái tim" của thế giới tư bản, mà chỉ là "tứ chi" thôi ("trái tim" và "tứ chi" là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy-điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Ở đây cần đặc biệt chỉ ra một điểm: các đảng XHDC, đảng xã hội, đảng công nhân thuộc "Quốc tế xã hội" thành lập năm 1923 ở châu Âu có cách giải thích về "chủ nghiã xã hội dân chủ", trên nguyên tắc và trên nhiều mặt, khác với cách giải thích của chủ nghĩa Mác; nhất là chủ trương “đa nguyên hoá tư tưởng”. Đảng XHDC Thụy-điển tuy cũng thừa nhận đa nguyên hoá tư tưởng, nhưng họ vẫn kiên trì lấy học thuyết Mác Ang-ghen làm tư tưởng chỉ đạo chính của mình. Đây là một đặc điểm và ưu thế của họ.

Tại đây, tôi chỉ xin căn cứ vào Báo cáo Khảo sát, chia nó ra thành đề mục để trình bày, tức dùng phương pháp “chỉ thuật lại mà không viết thêm” (thuật nhi bất tác) để giới thiệu về tình hình xã hội XHCN dân chủ ở Thụy-điển mà mọi người rất muốn tìm hiểu. Tôi xin phép khuyên bạn đọc chịu khó đọc hết phần sau, chớ có bỏ qua một dịp tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội của Thụy-điển.

Về vấn đề tính chất của đảng Xã hội dân chủ Thụy-điển và của xã hội Thụy-điển. Báo cáo khảo sát viết: "Lâu nay, chúng ta luôn cho rằng đảng Xã hội dân chủ Thụy-điển là một đảng xét lại, xã hội Thụy-điển là một xã hội tư bản như các nước xã hội phương Tây khác. Do đó, trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã cực kỳ thẳng thắn hỏi các bạn Thụy-điển : rốt cuộc đảng và xã hội của họ có tính chất như thế nào ? Họ trả lời rõ ràng : cho tới nay, họ vẫn tự cho rằng đảng XHDC Thụy-điển là một chính đảng xã hội chủ nghĩa, xã hội Thụy-điển là một xã hội xã hội chủ nghĩa. Lý do chủ yếu là: xét về lịch sử đảng XHDC Thụy-điển, năm 1889, khi thành lập đảng, họ không có cương lĩnh và điều lệ đảng của riêng mình, mà sử dụng nguyên xi cương lĩnh và điều lệ của đảng XHDC Đức hồi đó, do Ang-ghen sáng lập. Khi chúng tôi đến thăm Thụy-điển, tuy họ đang chuẩn bị sửa đổi lần thứ 7 cương lĩnh của đảng, nhưng các tài liệu tuyên truyền phát đi vẫn ghi rõ: cơ sở lý luận của đảng XHDC Thụy-điển là đa nguyên, song chủ yếu là chủ nghĩa Mác Ang-ghen; cơ sở giai cấp rộng rãi, nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân. Chỉ có điều là ghi rõ: giai cấp công nhân không những chỉ bao gồm công nhân cổ xanh mà còn gồm cả công nhân cổ trắng... Nhân vấn đề này, họ đặc biệt mời chúng tôi tới thăm Nhà Trưng bày lịch sử đảng XHDC Thụy-điển. Nhìn thứ tự các bức ảnh được treo ở đây, có thể thấy rõ: vị trí thứ nhất là Các Mác, thứ hai là Ang-ghen, thứ ba là Lát-xan [7], thứ tư là Bran-hân, nhà lãnh đạo đầu tiên của đảng XHDC Thụy-điển ... Khi trao đổi ý kiến với một số nhà nghiên cứu lý luận của đảng XHDC Thụy-điển, họ đặc biệt nhấn mạnh : chủ nghĩa xã hội mà họ nói là có điều kiện, tức là trước đó phải thêm từ "dân chủ", nói hoàn chỉnh phải là xã hội "chủ nghĩa xã hội dân chủ". Nếu không thêm từ "dân chủ", thì họ thà để người ta nói xã hội của họ là xã hội tư bản, còn hơn là để nói là xã hội XHCN. Bởi lẽ, loại xã hội XHCN ấy đại biểu cho xã hội XHCN kiểu Liên Xô, không có sức thu hút quần chúng, nghĩa là không nhận được phiếu bầu của quần chúng, cũng tức là không thể nắm chính quyền và thực thi các chính sách XHCN.

Về tính chất nền kinh tế Thụy-điển. "Báo cáo Khảo sát" viết : "Theo cách nói của các bạn Thụy-điển, tính chất của kinh tế Thụy-điển vừa không hoàn toàn là kinh tế tư bản, vừa cũng không phải hoàn toàn là kinh tế XHCN, mà là một loại kinh tế hỗn hợp [8]. Kinh tế hỗn hợp nghĩa là: - về chế độ sở hữu thì thực hành pha trộn chế độ sở hữu công cộng và chế độ tư hữu; - về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp với phân phối theo vốn (tư bản); - về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành nhà nước điều hành vĩ mô kết hợp với kinh tế thị trường. Trong đó, cốt lõi nhất là sự hỗn hợp về chế độ sở hữu, vì chỉ có làm được như thế thì mới có thể thực hiện được sự hỗn hợp về chế độ phân phối và về phương thức vận hành kinh tế. Tại sao chủ nghĩa xã hội phải thực hành kinh tế hỗn hợp ? Về vấn đề này, các bạn Thụy-điển đã dùng kinh nghiệm tự thân của đảng mình để giới thiệu cho chúng tôi biết một bài học lịch sử rất sâu sắc của họ.

"Theo giới thiệu, khi đảng XHDC Thuỵ- Điển thành lập năm 1889, lúc đó Thuỵ- Điển hãy còn là một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, thậm chí dân chúng còn chưa có quyền tối thiểu là quyền bầu cử phổ thông. Vì sức sản xuất còn kém và trình độ của đảng còn thấp, nên khi đảng thành lập, họ không đưa ra được cương lĩnh của đảng, đành phải sử dụng nguyên xi cương lĩnh của đảng XHDC Đức hồi đó, do Ang-ghen lãnh đạo soạn thảo. Cương lĩnh này quy định rõ ràng: về chính trị, phải thông qua bầu cử dân chủ để quá độ hoà bình giành lấy chính quyền; về kinh tế, phải thực hiện chế độ sở hữu công cộng, phân phối theo lao động và quản lý có kế hoạch. Sau hơn 30 năm phấn đấu, về cách đề xuất phương thức mục tiêu đấu tranh chính trị tuy có mấy lần thay đổi, như ban đầu đề khẩu hiệu phấn đấu là "đấu tranh giành quyền bầu cử"; sau khi đã có quyền bầu cử thì sửa là "đấu tranh vì tham gia nghị viện"; sau khi đảng đã có chân trong Quốc hội rồi, lại đề xuất "đấu tranh giành đa số trong Quốc hội". Thế nhưng, các mục tiêu kinh tế nói trên trong cương lĩnh lại không hề thay đổi. Trong cuộc bầu cử năm 1920, số nghị sĩ của hai đảng XHDC và đảng Nhân dân (thuộc phái bảo thủ) cộng lại đã vượt quá đa số trong Quốc hội (phe đối lập chủ yếu là các nghị sĩ có liên quan tới Hoàng gia Thuỵ- điển), số ghế nghị sĩ của đảng XHDC nhiều hơn của đảng Nhân dân, hai đảng này đã lập chính phủ liên hợp cùng nắm chính quyền, người lãnh đạo của đảng XHDC làm Thủ tướng. Do đảng XHDC là lực lượng chính trong chính phủ, nên đảng này có điều kiện thực thi cương lĩnh kinh tế quy định trong Cương lĩnh của đảng, bắt đầu dùng biện pháp thu mua và chuộc lại để xây dựng trên cả nước một số lượng lớn các doanh nghiệp sở hữu công cộng, trong đó sở hữu nhà nước là chính. Nhưng vì chưa thể giải quyết tốt vấn đề quản lý các doanh nghiệp nên chẳng bao lâu sau, sức sống của các doanh nghiệp đó bị giảm sút, hiệu quả và lợi ích không cao, trong nền kinh tế xuất hiện những khó khăn không đáng có. Trong cuộc bầu cử năm 1924, số phiếu bầu cho đảng XHDC bị giảm mạnh, kết quả là đảng bị bật ra khỏi chính phủ, đảng Nhân dân có tính bảo thủ lên nắm chính quyền. Theo cách nói của các bạn Thuỵ-điển thì đảng đã đánh mất quyền lãnh đạo chính phủ.

"Trong tình hình đó, đảng XHDC Thụy-điển mới bình tĩnh tổng kết bài học kinh nghiệm; qua thảo luận trong toàn đảng, họ rút ra được một kết luận rất quan trọng. Đó là: đảng XHDC Thụy-điển là một chính đảng XHCN, do vậy phải kiên trì thực hiện CNXH; nhưng trong việc thực hiện CNXH thì xã hội hoá quyền sở hữu không phải là một vấn đề căn bản; xã hội hoá phân phối mới là vấn đề căn bản, tức thực thi phân phối công bằng của cải xã hội như thế nào để bảo đảm quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động. Lập thật nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng, nhà nước phải đầu tư rất lớn, tốn nhiều công sức nhưng hiệu suất và lợi ích đều nói chung không cao, không làm ra được nhiều của cải, nếu muốn phân phối một cách công bằng thì cũng chẳng có cơ sở vật chất kinh tế lớn mạnh để làm chỗ dựa mà phân phối. Như vậy thì không có lợi bằng biện pháp: - không lập nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng (trừ các lĩnh vực bắt buộc phải do nhà nước làm), - khuyến khích ủng hộ sự phát triển kinh tế sở hữu phi công cộng, để cho các doanh nghiệp tư nhân làm ra càng nhiều của cải càng tốt, - chính phủ thực hiện phân phối các của cải đó một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động.

Có thể giải quyết những vấn đề và tệ nạn phát sinh trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tư nhân trên hai mặt sau: - sử dụng thế lực của công đoàn ở tổ chức cơ sở tiến hành đấu tranh cần thiết; - sử dụng quyền lập pháp của Quốc hội để hạn chế các tệ nạn đó ngay từ trên thượng tầng. Đảng XHDC Thụy-điển đã dựa vào kết luận này để sửa đổi lại cương lĩnh và điều lệ ban đầu của đảng, qua đó giành được sự ủng hộ của quần chúng rộng rãi. Trong cuộc bầu cử năm 1932, đảng lại giành được đa số trong Quốc hội và lại lên nắm chính quyền liên tục 44 năm liền, cho tới năm 1976 mới bị đảng Nhân dân thay thế một thời gian. Trong mấy chục năm đó, đảng XHDC đã xây dựng Thụy-điển từ một nước kinh tế lạc hậu nhất châu Âu trở thành nước kinh tế phát triển, đứng thứ 2 trên thế giới về GDP đầu người (thứ nhất là Thụy sĩ). Mặc dù có vài lần bị đảng Nhân dân thay thế nhưng trong phần lớn thời gian từ 1976 tới nay, đảng XHDC vẫn nắm chính quyền. Đến cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, phần phân phối đã được xã hội hoá trong toàn bộ của cải quốc dân, tính theo tỷ lệ của thu nhập tài chính của nhà nước so với GDP, đã đạt 57 58%. Nhờ đó đã có điều kiện xây dựng Thụy-điển thành nước có phúc lợi xã hội nhiều nhất thế giới, khiến cho lý thuyết xã hội hoá phân phối được vận dụng triệt để vào trong thực tiễn."

Về nguyên tắc phân phối thực hành tại Thụy-điển. Báo cáo Khảo sát viết: "Theo các bạn Thụy-điển giới thiệu, nguyên tắc phân phối của họ là: phải vừa có lợi cho việc huy động, phát huy đầy đủ tính tích cực về mọi mặt, và nâng cao năng suất lao động, lại vừa không để xuất hiện chênh lệch phân phối quá lớn (ý nghĩa có chút giống như khẩu hiệu "ưu tiên năng suất, chiếu cố công bằng" mà Trung Quốc mấy năm nay luôn nhấn mạnh). Biện pháp chủ yếu là: trong lần phân phối đầu tiên phải kiên trì nguyên tắc ưu tiên hiệu suất, nghĩa là người làm nhiều, cống hiến nhiều thì phải được phân phối nhiều; ngược lại thì chỉ được phân phối ít. Nhưng khi tái phân phối thì phải có sự điều tiết hợp lý, sao cho mức hơn kém trong phân phối cuối cùng không quá lớn. Bởi thế, cho tới nay trong cả nước Thụy-điển, chỉ có một số cực ít các nhà doanh nghiệp xuất sắc, thí dụ những người như Tổng Giám đốc hãng ô tô Volvo, mới được hưởng mức thu nhập trên 1 triệu cuaron mỗi năm; còn nhìn chung chênh lệch về thu nhập thực tế của tuyệt đại đa số là không lớn lắm [9]. Thí dụ, lương của người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ so với lương của công chức nói chung, trước khi nộp thuế chênh lệch có thể tới gấp 4-5 lần, nhưng sau khi nộp thuế, tỷ lệ chênh lệch chỉ còn bằng 2-3 lần . Điều đặc biệt là, ngoài lương ra, họ không có bất kỳ phụ cấp cấp bậc và phụ cấp chức vụ nào khác; cho nên tỷ lệ chênh lệch nói trên là rất nhỏ. Khi giới thiệu với chúng tôi, các bạn Thụy-điển nói chênh lệch thu nhập ở Thụy-điển có lẽ là nhỏ nhất thế giới. Tại Thụy-điển, cơ bản đã thanh toán xong cái gọi là sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa công nhân với nông dân, giữa lao động trí óc với lao động chân tay. Về vấn đề này, mới đầu chúng tôi còn nửa tin nửa ngờ; nhưng sau khi quan sát thực địa một số gia đình thuộc các diện khác nhau, chúng tôi cảm thấy đúng là về đại thể là như vậy."

Về chế độ phúc lợi ở Thụy-điển. Báo cáo khảo sát viết: "Mọi người đều biết, phúc lợi xã hội ở Thụy-điển ở mức nhiều nhất thế giới. Ngoài 4 loại bảo hiểm lớn được pháp luật qui định (như các nước Tây Bắc Âu khác): bảo hiểm hưu trí dưỡng lão, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, còn có nhiều loại hình phúc lợi xã hội khác, nhiều đến mức người ta hình dung Thụy-điển là nước mà người dân "từ khi lọt lòng đến khi chết" đều được hưởng phúc lợi. Căn cứ theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì câu nói trên đúng là "danh bất hư truyền".

Thí dụ: 
(1) Chế độ dưỡng lão: người lao động về hưu được định kỳ lĩnh lương hưu đủ sống, người già yếu không tự lo liệu cuộc sống được thì có thể vào ở trong viện dưỡng lão của nhà nước, được hưởng sự chăm sóc y tế miễn phí, điều kiện sống tại đây tương đương với khách sạn 3 sao.
(2) Chế độ bảo hiểm thất nghiệp : nếu người lao động thất nghiệp, họ được định kỳ lĩnh tiền cứu tế thất nghiệp, được các trung tâm giới thiệu việc làm của nhà nước miễn phí giới thiệu việc làm trong phạm vi toàn quốc. Nếu nơi làm việc mới cách xa chỗ ở hiện nay, nhà nước có thể giúp một phần kinh phí dọn nhà.
(3) Chế độ giáo dục: không những tất cả mọi người đều được đi học không mất tiền suốt đời mà luật pháp còn qui định, từ nhà trẻ cho đến bậc trung học, nếu trong lớp có một học sinh người nước ngoài, thì nhà trường phải bố trí một giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của em đó (dĩ nhiên đều là giáo viên kiêm nhiệm), mỗi tháng phải lên lớp một số giờ nhất định bằng tiếng mẹ đẻ cho em này. Ở bậc đại học, từ lúc vào học cho đến lúc tốt nghiệp, tuy có qui ước số năm học nhất định nhưng pháp luật qui định, nếu học sinh nào tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được công việc thích hợp và không muốn rời nhà trường thì có thể tiếp tục học tập miễn phí. Các bạn Thụy-điển cho biết, hiện nay hầu như ở trường nào cũng có những sinh viên lớn tuổi đã học 7-8 năm hoặc hơn trong trường.
(4) Chế độ sinh đẻ: phụ nữ sinh con được nghỉ đẻ 18 tháng có lương (12 tháng đầu hưởng 100% lương, 6 tháng cuối hưởng 90%). Nếu đến tháng thứ 18 lại có thai, sẽ tiếp tục được nghỉ tiếp hưởng 90% lương cho đến khi đứa trẻ ra đời lại được hưởng chế độ nghỉ đẻ 18 tháng. Ngoài ra, nếu người vợ làm công việc tương đối quan trọng không thể hoặc không muốn nghỉ ở nhà quá lâu như vậy, thì haivợ chồng có thể bàn bạc để chồng có thể nghỉ thay vợ.
(5) Chế độ nhà tù: người bị giam giữ hoặc tội phạm đang lĩnh án được nhà nước nuôi ăn ở không mất tiền, ngoài ra, mỗi tháng còn được lĩnh một khoản tiền mặt trợ cấp tuy không lớn nhưng cũng không phải là nhỏ lắm. Nhờ các khoản phúc lợi xã hội nói trên, đời sống cơ bản của mỗi người dân trong bất kỳ tình huống nào đều có sự bảo đảm cần thiết. Vì thế bộ mặt xã hội nói chung là tốt đẹp, cuộc sống yên bình, trật tự nền nếp, thực là có cái cảnh "ra đường không sợ mất cắp, đêm nằm không phải đóng cửa". Các cán bộ sứ quán Trung quốc ở đây cho biết, mấy chục năm qua họ rất ít khi bị mất cắp .
"Dĩ nhiên sự việc nào cũng có hai mặt. Qua một số điều chúng tôi đã tiếp xúc hoặc nghe kể, chế độ phúc lợi suốt đời nói trên của Thụy-điển ít nhất cũng tồn tại các vấn đề và mâu thuẫn trên hai mặt sau. Thứ nhất, chế độ phúc lợi cao này là dựa vào chế độ thu thuế cao. Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy-điển chiếm gần 60% GDP, mức cao nhất thế giới. Nghĩa là gần 3/5 của cải toàn xã hội bị nhà nước tập trung vào tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, trên mức độ nhất định tất sẽ ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt là thuế suất luỹ tiến của thuế thu nhập, bậc cao nhất từng dùng thuế suất trên 80% (nay vẫn trên 70%), nghĩa là gần hết số tiền mà người lao động vất vả kiếm được lại không được hưởng. Điều đó dẫn đến trường hợp khi doanh nghiệp hoặc đơn vị cần hoàn thành một công việc cần kíp thì ngoài 8 giờ làm việc ra, người lao động nói chung đều không muốn làm ngoài giờ, vì thu nhập làm thêm mình chẳng được hưởng bao nhiêu. Bất mãn nhất là những người có thu nhập cao. Thập kỷ 80, một danh thủ quần vợt nổi tiếng thế giới người Thụy-điển chỉ vì bất mãn với thuế suất quá cao của nước này mà bỏ sang Anh định cư. Thứ hai, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những khoản lợi ích họ không đáng được hưởng. Trong thời gian thăm Thụy-điển, khi đến một gia đình công nhân được gọi là có thu nhập thấp nhất, chúng tôi đã phát hiện vấn đề đó. Gia đình này có 4 cô con gái rồi, nhưng bà chủ lại có thai tiếp. Cảm thấy rất kỳ lạ, chúng tôi hỏi ông chủ tại sao đẻ nhiều như vậy. Ông trả lời: tôi đã tính toán từ lâu, thấy để vợ ở nhà đẻ con là có lợi nhất. Chẳng những bà ấy được nghỉ 1 năm rưỡi có lương, mà khi hết thời hạn đó lại có thai nữa thì tiếp tục được nghỉ ở nhà vẫn có lương, nghĩa là bà ấy được nghỉ phép dài hạn ở nhà cai quản công việc nội trợ phức tạp. Hơn nữa, chính phủ còn khuyến khích sinh đẻ, ai có nhiều con thì được hưởng chế độ trợ cấp luỹ tiến; cứ thêm một con thì hàng tháng được trợ cấp thêm ít nhất 1000 cuaron, lại không phải đóng thuế thu nhập, như thế rõ ràng làm tăng thu nhập của nhà tôi. Khi chúng tôi hỏi: như thế, ông có bị thiệt hại gì không ? Mới đầu ông ta bảo không, nhưng sau một lúc suy nghĩ, lại bảo là cũng có thiệt ở chỗ không thể đi du lịch xa, vì vợ con lóc nhóc đông quá đi xa rất bất tiện ... Câu chuyện này cho thấy, chế độ phúc lợi xã hội quá cao quá nhiều của Thụy-điển cũng cần thiết phải điều chỉnh, cải tiến hợp lý.

Về công bằng xã hội ở Thụy-điển. Báo cáo Khảo sát viết: "Qua nhiều thực tế chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp xúc trong quá trình khảo sát, có thể nói xã hội Thụy-điển tương đối công bằng. Tuy không thể nói Thụy-điển hoàn toàn không có chế độ đặc quyền đẳng cấp, lối sống không lành mạnh và hiện tượng tham nhũng thường thấy ở nhiều nước khác, nhưng qua tai nghe mắt thấy thì các hiện tượng đó đúng là không nhiều. Tại sao xã hội Thụy-điển có thể thực hiện được tương đối công bằng ? Chủ yếu là do:

"(1). Có chế độ pháp luật hoàn thiện, có thể hạn chế một cách hữu hiệu sự nảy sinh các hiện tượng bất công xã hội. Thí dụ, pháp luật quy định rõ: trừ Quốc vương ra, bất cứ ai, kể cả Thủ tướng, khi ra ngoài đều không được mang theo nhân viên bảo vệ. Chính vì thế mà Thủ tướng Thụy-điển kiêm Chủ tịch đảng XHDC nước này là ông Ô-lôp Pan-mơ đã bị ám sát. Hôm đó, vào cuối năm 1988 (không lâu trước ngày chúng tôi thăm Thụy-điển), sau giờ làm việc, ông Pan-mơ cùng vợ đi tầu điện ngầm đến xem phim ở một rạp chiếu bóng trong khu phố đông vui nhất thủ đô Xtốc-khôm. Xem phim xong, hai người ra về, khi đang đi bộ trên đường phố, sắp đến một ga tầu điện ngầm thì ông Pan-mơ bị một kẻ lạ mặt bắn chết; nghe nói cho tới nay vẫn chưa tìm ra hung thủ. Sau vụ này, Thụy-điển mới sửa đổi luật, quy định Thủ tướng khi ra ngoài cũng có thể mang theo nhân viên bảo vệ. Khi chúng tôi đến thăm chỗ ông bị ám sát, vẫn còn thấy vết máu trên đường, thỉnh thoảng có người mang hoa đến đặt lên chỗ có vết máu tỏ lòng thương tiếc.

"Luật pháp cũng ghi rõ: trong cả nước, chỉ một số rất ít cấp lãnh đạo như Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng mới được nhà nước cấp ô tô công vụ, còn tất cả các quan chức khác chỉ được đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe tư của mình. Quy định trên không những giảm rõ rệt biên chế nhân viên cơ quan nhà nước và chi phí, mà còn ngăn chặn được tình trạng lợi dụng xe công làm việc tư, cũng như các tác phong không lành mạnh khác.

"Pháp luật còn quy định rõ: trong công việc giao thiệp với khách nước ngoài, người lãnh đạo ở cấp nào thì được nhận quà tặng trị giá bao nhiêu. Chúng tôi đã có một lần tự mình thấy rõ điều này. Năm 1985, lần đầu tiên tôi theo Đoàn Cải cách cơ chế đến Thụy-điển khảo sát, đơn vị đón tiếp chính về phía bạn là Bộ Công nghiệp. Trong buổi làm việc với bà Bộ trưởng Bộ này, chúng tôi có tặng bà một đôi bình hoa nhỏ Cảnh-Thái-Lam cao khoảng 7-8 tấc Anh, sản xuất tại Bắc Kinh, để làm kỷ niệm. Sau khi mở hộp giấy bọc và xem món quà, bà kinh ngạc khen: Đẹp quá ! Nhưng rồi bà lại thở dài: Rất tiếc là tôi không được mang món quà này về nhà. Lúc đó chúng tôi đều không hiểu tại sao bà lại nói thế. Khi ra về, tôi có hỏi một cán bộ Sứ quán Trung quốc cùng dự buổi tiếp hôm ấy, mới biết luật pháp Thụy-điển có quy định, lãnh đạo cấp Bộ trưởng trong hoạt động ngoại giao chỉ được nhận quà biếu có giá trị lớn nhất không quá 1500 cuaron (khoảng 180 đôla Mỹ). Loại bình hoa chúng tôi biếu, ở Bắc kinh thì không đáng bao nhiêu tiền, nhưng ở Thụy-điển thì ước tính có thể hơn 1500 cuaron. Do đó bà Bộ trưởng không thể mang về nhà, mà chỉ có thể để ở phòng làm việc. Bao giờ mãn nhiệm, giả thử Bộ trưởng mới đến có nói món quà này nếu bà thích thì lấy đi; lúc đó mới có thể đem về nhà mình.

"(2). Dư luận giám sát công khai, là biện pháp hạn chế mạnh mẽ sự phát sinh và lan tràn các hiện tượng bất công xã hội. Về mặt này, năm 1988, khi chúng tôi đến Thụy-điển và Áo khảo sát, ở cả hai nước đều gặp những chuyện cụ thể. Chúng tôi tới Thụy-điển đúng vào lúc cô con gái của một vị Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng XHDC Thụy-điển (tương đương Uỷ viên Bộ Chính trị đảng CSTQ) và là Chủ tịch Công đoàn toàn quốc, có chuyện rắc rối: báo chí tố giác cô này chưa đủ tiêu chuẩn được phân phối nhà nhưng vẫn được chia nhà, và phê phán ông Chủ tịch Công đoàn lợi dụng đặc quyền đảng XHDC đang nắm chính quyền để kiếm chác lợi riêng. Vì vấn đề này, đảng XHDC đã tổ chức một cuộc họp báo để công khai giải thích và tỏ thái độ. Trong họp báo, ông Chủ tịch Công đoàn tuyên bố: việc này ông không được biết trước, là do con gái ông tự làm; dĩ nhiên, ông có trách nhiệm là giáo dục con chưa nghiêm, ông nhất định sẽ đôn đốc con gái trả lại nhà nước căn nhà này, và sẵn sàng nhận sự phán xử của luật pháp. Sau đó, vụ tai tiếng này mới chìm xuống."

Về vấn đề địa vị trong xã hội của chính đảng và của người lãnh đạo. Vấn đề này được Báo cáo Khảo sát dành riêng một đoạn viết về những gì đã tìm hiểu khảo sát được : "Cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các chính đảng và nguy cơ sống còn của đảng đã buộc lãnh đạo các cấp và tầng lớp công chức phải đối xử với quần chúng nhân dân bằng một thái độ bình đẳng và giải quyết các công việc xã hội theo nguyên tắc công bằng. Về chính trị, Thụy-điển thực hành cái gọi là chế độ dân chủ kiểu phương Tây, các chính đảng cạnh tranh với nhau rất gay gắt, lá phiếu bầu của quần chúng quyết định đảng nào có được lên vũ đài chính trị nắm chính quyền hay không, sự sống còn của đảng trên một mức độ lớn cũng phụ thuộc vào lá phiếu bầu cử của nhân dân. Nhà nước không cấp kinh phí vô điều kiện cho các chính đảng, nguồn kinh phí hoạt động của các đảng phải trông vào đảng phí của đảng viên nộp và các nguồn tự gây quỹ, phần khá lớn nữa là kinh phí chính phủ cấp dựa vào số lượng nghị sĩ của đảng trong Quốc hội. Đảng nào không nhận được nhiều phiếu bầu của quần chúng thì không vào được Quốc hội, do đó không có khoản kinh phí nói trên, như vậy sẽ rất khó tồn tại lâu dài. Bởi lẽ đó, dù là nguyện vọng chủ quan thế nào đi nữa, trong mọi hoạt động, đảng XHDC Thụy-điển đều bắt buộc phải luôn giữ cho mình một hình ảnh giầu mà không xa xỉ, bình đẳng đối xử với quần chúng, bảo đảm công bằng xã hội. Thí dụ: tuy đảng XHDC Thụy-điển đã nhiều lần nắm chính quyền và một lần nắm chính quyền liền 44 năm, nhưng vào cuối thập kỷ 80 khi chúng tôi đến đây khảo sát, cơ quan trung ương đảng của họ vẫn chỉ có 50-60 nhân viên công tác. Tỉnh uỷ tỉnh Gotteborg chỉ có 5 6 người. Khi chúng tôi đến làm việc với họ, chỉ thấy một cán bộ làm tất cả mọi việc, từ giới thiệu tình hình, toạ đàm trao đổi ý kiến, dẫn đi tham quan các nơi, hướng dẫn du lịch, và cả việc lái xe nữa. Họ cho biết, tỉnh uỷ Gotteborg có 3 400 chi bộ phân tán trong các cộng đồng phường xã (vì pháp luật quy định không được tổ chức chi bộ đảng trong các doanh nghiệp và cơ quan đơn vị), mỗi tháng ít nhất tỉnh uỷ phải đến mỗi cơ sở 1 lần để tìm hiểu nắm tình hình, chỉ đạo công tác và truyền đạt chỉ thị của cấp trên; do đó công tác của họ rất bận. Năm 1985, khi tôi theo Đoàn Cải cách cơ chế thăm Thụy-điển lần đầu, hôm đến Gotteborg đúng vào Chủ nhật, Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cùng tổ chức chiêu đãi chúng tôi trong một pháo đài trên núi gần biên giới với Na-uy. Phòng tiệc bày biện sang trọng nhưng ăn uống rất đơn giản. Sau bữa ăn, họ mời ra quảng trường ngoài pháo đài nghe một đoàn nhạc giao hưởng vừa từ Moskva trở về biểu diễn. Khách nghe nhạc, từ toàn đoàn chúng tôi cho tới Chủ tịch tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh, tất cả đều không có chỗ ngồi, mà cùng đứng chung với khách du lịch suốt hơn một giờ. Trên đường về thành phố, khi ô tô chúng tôi sắp lên phà qua sông, bỗng một chiếc xe phía trước không nổ được máy. Lúc đó, Chủ tịch HĐND ngồi bên cửa xe (ông này thọt chân) và Chủ tịch tỉnh lẳng lặng xuống xe trước tiên, cùng mọi người đẩy xe cho tới lúc xe nổ máy được mới thôi. Cảnh này thật làm mọi người cảm động.

"Nguyên tắc công bằng xã hội nói trên của các bạn Thụy-điển không những chỉ thể hiện trong việc giải quyết các công việc trong nước, mà đối với các bạn nước ngoài cũng vậy. Lần đi Thụy-điển năm 1988, hôm tới Xtốc-khôm đúng vào hai ngày nghỉ cuối tuần, vì không bố trí được phòng trọ cho chúng tôi trong thành phố, họ đưa chúng tôi đến trọ tại nhà nghỉ của một công đoàn trên hòn đảo ngoài biển gần đấy. Xung quanh nhà nghỉ là cánh đồng tuyết, không có tường bao cũng chẳng có người bảo vệ, rất ít nhân viên phục vụ. Mỗi người chúng tôi được bố trí ở trong một căn phòng khoảng chục mét vuông, kể cả trưởng đoàn cũng vậy, tuy có được thêm một phòng khách cũng nhỏ như thế, chỉ vừa đủ chỗ kê mấy chiếc ghế xô pha. Nghe nói đây là căn phòng ông Các-xơn (Carlsson), đương kim Chủ tịch đảng XHDC và Thủ tướng chính phủ Thụy-điển, thường đến nghỉ. Hết hai ngày cuối tuần, họ đưa chúng tôi về thành phố, bố trí trọ tại một khách sạn vừa không đồ sộ, thiết bị lại vừa chưa đạt tiêu chuẩn khách sạn ba sao ở Trung quốc. Trưởng đoàn chúng tôi cũng không được đặc cách ở phòng sang hơn, mà cũng chỉ ở một phòng tiêu chuẩn như mọi đoàn viên.

"Những người lãnh đạo Thụy-điển rất chú ý giữ gìn hình ảnh công bằng xã hội tốt đẹp nói trên, khi họ còn sống cũng như khi giải quyết việc tang lễ cho người lãnh đạo. Như ông Pan-mơ bị ám sát năm 1988, sinh thời ông vừa là Thủ tướng và Chủ tịch đảng XHDC Thụy-điển, mà còn là Chủ tịch Quốc tế của các đảng Xã hội, có ảnh hưởng lớn trên thế giới và ở châu Âu, có uy tín cao trong nước, cống hiến đối với đảng và với nước đều không nhỏ. Nhưng sau khi ông qua đời, người ta không dựng nhà kỷ niệm hoặc bia kỷ niệm ông, cũng không xây cất cho ông một ngôi mộ sang trọng, mà chỉ mai táng tro xương ông trong một nghĩa trang công cộng phía sau nhà thờ gần dãy phố nơi ông bị ám sát. Ngôi mộ ông là một khối hình hộp bằng đá cẩm thạch mầu đen, diện tích khoảng 4 mét vuông, trên dựng một phiến đá cao chừng 1 mét có chữ ký của Pan-mơ. Nghe nói phiến đá này trước đây ở quê ông, mỗi lần về quê vận động tranh cử, Pan-mơ đều đứng trên phiến đá này để diễn thuyết, nên người ta mang nó về đây để làm kỷ niệm."

Phần trích dẫn Báo cáo khảo sát đến đây xin dừng lại, chủ yếu dùng cách sao chép. Theo tôi nghĩ, phần trích dẫn trên đã đưa ra một phác thảo khái quát để bạn đọc có thể hiểu được tình phong trào xã hội dân chủ Thụy-điển cùng các thành tựu đạt được.

CẢM TƯỞNG SAU KHI ĐỌC BÁO CÁO KHẢO SÁT

Trước hết, ta nên nhắc lại những nguyện vọng của Ang-ghen gửi gắm vào phong trào xã hội chủ nghĩa trong mấy năm cuối đời ông. Dĩ nhiên, Ang-ghen không thể thấy trước những tình hình mới sau khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, càng không thể dự kiến được việc Đại chiến thế giới lần I đã làm cho trọng điểm phong trào XHCN chuyển từ Tây Âu đến nước Nga và phương Đông lạc hậu về kinh tế. Sau Cách mạng Tháng Muời Nga, nhiều người đặt hy vọng vào cách mạng XHCN ở Tây Âu. Khi làn sóng cách mạng đó bị lắng xuống, vấn đề cách mạng XHCN của các nước tư bản Tây Âu nên đi con đường nào lại trở nên một vấn đề thời sự. Phong trào không thể dừng lại, nhưng rõ ràng, đường lối thì có khác với đường lối của Cách mạng Tháng Muời Nga.

Chúng ta có đầy đủ lý do để nhớ lại một sách lược quan trọng do Ang-ghen đề ra năm 1894 - cho rằng giai cấp công nhân nên "sử dụng quyền bầu cử làm một vũ khí mới của giai cấp công nhân" và nhấn mạnh "giành quyền bầu cử, giành dân chủ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp vô sản chiến đấu" - sách lược này vẫn thích hợp với nhu cầu của giai cấp công nhân đang chiến đấu trong các nước tư bản Tây Âu thời kỳ sau Đại chiến I. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Muời Nga, trên thế giới hình thành sự đối lập gay gắt giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Trong tình hình đó, dĩ nhiên các đảng XHDC ở các nước tư bản sẽ gặp nhiều trắc trở phức tạp trong quá trình vận dụng sách lược đó; điểm này tôi đã trình bầy ở phần trên. Thế nhưng, phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Thụy-điển cùng các thành tựu của nó - như Báo cáo Khảo sát đã giới thiệu với chúng ta - ít nhất cũng cho thấy việc vận dụng sách lược nói trên vào các nước tư bản Tây Âu không phải là không thu được thành tích nào. Do đó, giờ đây ngoài việc quan tâm đến những kinh nghiệm tự thân về CNXH mà chúng ta thu được (gồm kiểm tra, tổng kết và cải cách tự thân), đồng thời ta cũng nên có thái độ khoa học, khiêm tốn khảo sát tình hình phong trào XHCN phương Tây cùng các thành quả của nó (gồm cả thất bại và thành công). Hai loại kinh nghiệm này, do tình hình mỗi nước và điều kiện lịch sử khác nhau, cố nhiên có những cái không thể so sánh được, song cũng có một số điểm nào đó có thể so sánh được hoặc có thể tham chiếu được.

Về vấn đề này, thực ra bản thân Báo cáo Khảo sát đã ghi chép lại các suy nghĩ và cảm tưởng của người khảo sát. Nay xin trích dẫn như sau :

"Qua chuyến thăm này, chúng tôi đã hiểu biết tương đối nhiều và tương đối sâu về tình hình của đảng XHDC Thụy-điển (và đảng Xã hội Áo), mọi người đều cảm thấy thu hoạch rất lớn. Thế nhưng, rốt cuộc thì CNXH kiểu Thụy-điển và CNXH kiểu Liên Xô có gì giống nhau và khác nhau ? Rốt cuộc nên phân tích và nhận thức như thế nào về mối quan hệ giữa Quốc tế II với Quốc tế III, giữa chủ nghĩa xét lại với chủ nghĩa Lê nin, và giữa đảng Xã hội kiểu Thụy-điển với đảng Cộng sản kiểu Liên Xô, thì chúng tôi cảm thấy có chút khó hiểu. Bởi thế, hồi đó, sau khi thăm Thụy-điển, trên đường về nước nhân ghé qua Paris, chúng tôi đã tổ chức một cuộc toạ đàm, có mời vài đồng chí trong đại sứ quán Trung quốc tại Pháp cùng dự. Từ các phát biểu trong và ngoài toạ đàm, có thể nhận thấy có hai loại cách nói và cảm tưởng đối với các vấn đề nêu trên. Thật bất ngờ, hai loại ý kiến này không hẹn mà lại trùng hợp nhau; cho đến nay tôi vẫn cho rằng đó là những ý kiến rất đáng để chúng ta suy nghĩ sâu sắc và tham khảo.

“Một loại cảm tưởng cho rằng, đường lối cách mạng, phương châm và phương pháp cách mạng mà lý luận của Quốc tế II và lý luận của Quốc tế III cũng như đảng Xã hội kiểu Thụy-điển và đảng Cộng sản kiểu Liên Xô đã tuân theo, đều là đúng, hoặc là có lý lẽ cả; sự khác biệt giữa hai bên chủ yếu là do tình hình trong nước của mỗi bên không giống nhau. Quốc tế II và đảng Xã hội về cơ bản đại diện cho các nước tương đối phát triển về xã hội và kinh tế thời đó. Các nước này đã xây dựng được chế độ bầu cử dân chủ; mỗi chính đảng đều có thể qua bầu cử mà nắm được đa số trong nghị viện, rồi quá độ hoà bình lên nắm chính quyền, từ đó thực thi cương lĩnh và chính sách của đảng mình. Sau thập kỷ 20 thế kỷ XX, đảng Xã hội (hoặc đảng Xã hội dân chủ, Công đảng) ở phần lớn các nước châu Âu đều lên nắm chính quyền thông qua hình thức bầu cử dân chủ, thậm chí nắm chính quyền khá lâu, và thực thi các loại chính sách cải cách xã hội; tác dụng của các đảng này trong việc thúc đảy sự cải lương và phát triển kinh tế xã hội thậm chí cả chế độ chính trị ở các nước đó, là không thể bỏ qua, và là sự chứng minh hùng hồn nhất. Quốc tế III và đảng Cộng sản về cơ bản đại diện cho một số nước kinh tế xã hội tương đối lạc hậu hồi đó. Những nước này không những chưa xây dựng được chế độ bầu cử dân chủ, mà hơn nữa, bọn phản động nắm chính quyền được vũ trang tận răng lại có quyền tự do đàn áp các lực lượng cách mạng. Tại các nước này, nếu không tiến hành đấu tranh vũ trang thì không thể nào lật đổ được ách thống trị của bọn phản động, không thể giành được chính quyền, củng cố chính quyền và thực thi cương lĩnh và chính sách XHCN. Nhưng đối với các nước đó, về tư tưởng chỉ đạo, có một điểm cần phải làm hết sức rõ : biện pháp đấu tranh vũ trang để cướp chính quyền chỉ có tác dụng "bà đỡ" đối với CNXH; đánh giá theo tiêu chuẩn và yêu cầu của CNXH Mác xít thì trên thực tế các nước này lại chưa "đạt yêu cầu" trên hai mặt cực kỳ quan trọng sau đây :

(1) Chưa đạt yêu cầu về mặt: CNXH yêu cầu phát triển cao độ trình độ sức sản xuất;
(2) Chưa đạt yêu cầu về mặt: CNXH yêu cầu phải có nền pháp chế dân chủ hoàn thiện.

Bởi vậy sau khi chính quyền XHCN ra đời dưới sự "đỡ đẻ" của biện pháp đấu tranh vũ trang, phải hạ quyết tâm tranh thủ "học bù’ hai bài học này (đây chính là nguyên nhân Trung Quốc tự xác định mình còn đang ở trong ’giai đoạn sơ cấp của CNXH’; nhiệm vụ của giai đoạn này là để ’học bù’ hai bài học nói trên, nhằm chuẩn bị điều kiện xây dựng thành công CNXH thực sự - chú thích của Ngô Giang). Nếu có thể nhận thức như vậy về vấn đề này, thì sau khi cách mạng thành công, xây dựng được chính quyền mới rồi, trừ phi đất nước bị xâm lược, nếu không, phải tranh thủ thời cơ tập trung lực lượng học thật nhanh thật tốt hai bài "học bù" này, dựa vào tính ưu việt của chế độ XHCN sẽ có khả năng nhanh chóng đảy mạnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đuổi kịp trình độ của các nước phát triển, xây dựng thành công CNXH thật sự. Nếu không nhận thức vấn đề như vậy, mà cứ chủ quan cho rằng chỉ cần qua đấu tranh vũ trang xây dựng chính quyền mới thì mình đã là một nước XHCN "đủ tiêu chuẩn" rồi; ai không đồng ý với ý kiến đó, hoặc tỏ ý nghi ngờ gì, thì thẳng tay kiên quyết loại bỏ, đả kích thậm chí đàn áp họ. Như vậy không những rất khó xây dựng thành công CNXH "đủ tiêu chuẩn" thật sự, hơn thế còn có thể trở thành một thứ chủ nghĩa cực quyền kiểu phong kiến nửa phong kiến, như Liên Xô thời kỳ Xtalin trước đây. Cuối cùng, không những không xây dựng thành công CNXH chân chính, mà còn bị quảng đại quần chúng và cán bộ phản đối, thậm chí vứt bỏ.

Một loại cảm tưởng khác cho rằng, mối quan hệ giữa Quốc tế III với Quốc tế II, giữa đảng Cộng sản kiểu Liên Xô với đảng Xã hội kiểu Thụy-điển thì giống như mối quan hệ giữa đạo Thiên chúa với đạo Tin lành [10], "tổ tiên" của cả hai đều là một nhà. Chẳng qua, Quốc tế III và đảng Cộng sản kiểu Liên Xô chủ trương kiên trì tiến hành mọi cái theo nguyên văn lời của "tổ tiên" không sai một chữ (cách nói này có thể bàn lại: làm cách mạng XHCN tại các nước kinh tế lạc hậu thực ra đúng là không theo nguyên văn lời của "tổ tiên"; cái gọi là khuynh hướng thuyết độc tôn giáo lý cơ bản [11] thì thể hiện ở một mặt khác. Ghi chú của Ngô Giang), không được vượt qua, có chút giống như thuyết độc tôn giáo lý cơ bản người ta thường nói. Còn Quốc tế II và đảng Xã hội kiểu Thụy-điển thì chủ trương tiến cùng thời đại, căn cứ theo sự phát triển của thời đại và sự biến đổi của xã hội mà không ngừng cải cách đổi mới, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng và thực thi ảnh hưởng và chủ trương của lý luận do ’tổ tiên’ đề xướng, từ đó giành được thắng lợi lớn hơn."

Ngày nay, xem ra hai mô hình tiến lên chủ nghĩa xã hội nói trên đều có tính tất nhiên và tính chính đáng lịch sử. Còn nói về việc nhìn nhận hai mô hình đó và mối quan hệ giữa chúng với nhau, thì đây là một vấn đề nên xem xét thận trọng và nghiên cứu kỹ. Mong rằng trên vấn đề này sẽ nhận được nhiều cao kiến của các bạn đọc./.

Người dịch và chú giải : Nguyễn Hải Hoành, 19.8.2002

Nguồn : Chủ nghĩa Mác và Hiện thực số 3.2002, Tạp chí hai tháng một kỳ, tiếng Trung quốc. Cơ quan chủ trì tạp chí : Cục Biên dịch thuộc Trung ương Đảng CSTQ

Ghi chú : tác giả Ngô Giang là giáo sư, nguyên Viện trưởng Học viện Chủ nghĩa xã hội Trung ương, thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc.

[11 Đúng ra phải gọi là đảng Dân chủ xã hội (tiếng Anh: Social Democratic Party), nhưng VN ta quen gọi là Xã hội dân chủ. Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học (NXB Tiến bộ Matxcơva và NXB Sự thật Hà Nội, 1986. Viết tắt Sđd1) dùng “chủ nghĩa dân chủ xã hội”, nhưng có chỗ dùng “đảng Xã hội dân chủ”, có chỗ dùng “đảng Dân chủ xã hội”. Đảng XHDC Thuỵ điển chiếm 36,5% số đại biểu Quốc hội khoá bầu 9.1998; hiện Chủ tịch Đảng là ông Goran Persson đồng thời làm Thủ tướng chính phủ. (Trong bài này, các chú thích cuối trang đều là của người dịch).
[2Số liệu gần đây về Thụy-điển : 449.964 km2; 8,875 triệu dân (N2001). Kinh tế N2000 tăng trưởng 4,3%. N2000, GDP tính theo sức mua : 197 tỷ USD; GDP/đầu người : 22.200 USD (so với 4000 USD của Nga N1998). Nông nghiệp chiếm 2,2% GDP, công nghiệp 27,9%, dịch vụ 69,9%. Xuất khẩu 95,5 tỷ, nhập khẩu 80 tỷ USD. Tỷ lệ lạm phát 1,2%, tỷ lệ thất nghiệp 6%. Ngân sách : thu 133 tỷ, chi 125,2 tỷ USD. Viện trợ ODA cho nước ngoài 1,7 tỷ USD (1999). 1 USD = 6,7 cuaron (kronor); 1 cuaron = 0,15 USD (N1996). Tuổi thọ trung bình 79,71 năm. N1998 có 6 triệu điện thoại và 3,8 triệu điện thoại di động; 8,25 triệu rađiô và 4,6 triệu tivi, N2000 có 4,5 triệu người dùng Internet. CIA Mỹ nhận định: Thuỵ Điển là nước "đạt được mức sống cao dưới chế độ chính trị kết hợp chủ nghĩa tư bản công nghệ cao với chế độ phúc lợi cao "(theo The World Fact Book 2001 của Cục Tình báo TƯ Mỹ CIA, Sđd2)
[3Ferdinand Lassalle : xem chú thích 7. Pierre-Joseph Proudhon (1809-1865): "nhà chính luận Pháp, nhà xã hội học và kinh tế; nhà tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản, một trong những người sáng lập về mặt lý luận chủ nghĩa vô chính phủ." (trích dẫn theo Tuyển tập Mác Ang-ghen, NXB Sự thật, Hà Nội 1981, viết tắt Sđd3)
[4V. Liebknecht (1826-1900), nhà sáng lập đảng XHDC Đức, bạn của Mác và Ang-ghen
[5Bách khoa thư Xô viết (1987) gọi là Quốc tế 2 rưỡi (2 1/2).
[6Sđd1 gọi là Quốc tế XHCN, và nhận định là "tổ chức liên hiệp quốc tế của các đảng dân chủ-xã hội, thi hành đường lối cải lương." Đại hội I của Quốc tế này họp ở Đức tháng 7.1951, ra tuyên ngôn "Về những mục tiêu và nhiệm vụ của chủ nghĩa XHDC" Tính đến 11.1977, Quốc tế XHCN có 38 đảng (và 16 đảng dự thính), hai tổ chức Phụ nữ và Thanh niên, 9 tổ chức có tính liên hiệp.
[7Ferdinand Lassalle (1825-1864), người Đức, nhà văn, người tuyên truyền cổ động cho công nhân, thuộc giai cấp tiểu tư sản; tham gia Cách mạng 1848-1849, quen biết Mác và Ang-ghen từ đó (trao đổi thư từ cho đến 1862); thành lập Hội Công nhân toàn Đức (1863) và là Chủ tịch Hội, bằng việc đó, ông đã đáp ứng nguyện vọng của các công nhân tiến bộ muốn tách khỏi giai cấp tư sản tự do về mặt tổ chức. Hệ tư tưởng "CNXH nhà nước quân chủ Phổ" đã dẫn Lassalle tới chỗ liên minh với Bismarck, do đó bị Mác phê phán. ( theo Sđd3).
[8Năm 2001, thành phần tư nhân chiếm 90% giá trị sản xuất công nghiệp (theo Sđd2).
[9Số liệu năm 1992 : 10% số người có thu nhập thấp nhất chiếm 3,7% tổng thu nhập toàn quốc, 10% số người có thu nhập cao nhất chiếm 20,1%. Nghĩa là chênh lệch giầu nghèo khá nhỏ so với các nước khác : chỉ số này ở Pháp là 2,5 và 24,9% (1989); ở Mỹ là 1,5 và 28,5% (1994); ở Trung quốc là 2,2 và 30,9% (1995). (theo Sđd2).
[10Nguyên văn chữ Hán là Ki Tô giáo. Chú ý: Trung quốc quen dùng Ki Tô giáo để chỉ Tân giáo (đạo Tin lành : Protestantism. Đạo Thiên chúa: Roman Catholic).
[11Fundamentalism (các ghi chép tin theo Kinh Thánh, phủ định Thuyết Tiến hoá Darwin và các học thuyết hiện đại khác)

Tương lai dân chủ xã hội của Mỹ

Lane Kenworthy

Dẫn nhập của người dịch: Dân chủ xã hội đã được giới thiệu nhiều lần, nhưng phần lớn tập trung vào các mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu. Trong tiểu luận sau đây, Lane Kenworthy phác họa một hành trình chậm rãi nhưng vững chắc của Hoa Kỳ trên con đường tiến tới một tương lai dân chủ xã hội. Theo tiên đoán của Kenworthy, tương lai này sẽ nằm ngay trong thế kỷ 21 và “không cực kỳ khác xa hiện tại”, mà chỉ “trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay”.

Nền kinh tế hậu công nghiệp đặt cơ sở trên công nghệ thông tin và toàn cầu hóa đã tác động mạnh lên xã hội Mỹ. Việc đưa các cơ sở sản xuất ra nước ngoài và sự chuyển đổi ráo riết từ một nền kinh tế chế tạo sang kinh tế dịch vụ đã gây xáo trộn chóng mặt cho giai cấp công nhân, kể cả công nhân da trắng. Khủng hoảng này đòi hỏi một loạt chương trình xã hội nhằm giúp giới công nhân điều chỉnh lại nghề nghiệp và tái tham gia nền kinh tế mới.

Một thuộc tính khác của kinh tế hậu công nghiệp là tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kể từ thập niên 1970, lợi tức của một thiểu số rất nhỏ ở những nấc thang kinh tế cao nhất đã tăng lên nhiều lần, trong khi lợi tức của giai cấp trung lưu và thấp hơn, nhích lên không đáng kể. Lời than phiền được nghe nhiều nhất gần đây là, một phần trăm dân số Hoa Kỳ gồm những người giàu nhất đang nắm trong tay 23 phần trăm của cải cả nước.

Cuộc nổi dậy của Phong trào Chiếm phố Wall năm 2012 là một cảnh báo về khả năng một cuộc xung đột giai cấp và khủng hoảng xã hội có thể diễn ra . Để chặn đứng khả năng này từ trong trứng nước, dân chủ xã hội sẽ là một đồng thuận tất yếu giữa cánh Hữu và cánh Tả của chính trị Mỹ.

Từ tháng Ba 2010, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn Dự luật Cải tổ Y tế, đạo luật này đã nằm ở vị trí trung tâm của chính trị Mỹ. Các nhà hoạt động trong phong trào Tiệc Trà [i] và các đồng minh của họ trong Đảng Cộng hòa đã cố gắng gần như bằng mọi cách để ngăn chặn luật này. Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã biểu quyết hơn 40 lần nhằm hủy bỏ hay cắt giảm ngân sách thực thi nó, và tháng Mười vừa qua Hạ viện đã cho phép chính phủ liên bang đóng cửa một phần trong một toan tính nhằm chặn đứng hay trì hoãn việc thực thi luật này. Cuộc tranh luận xoay quanh Luật cải tổ Y tế chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt.

Obamacare, như luật này thường được gọi, là cải tổ hệ thống y tế Hoa Kỳ có ý nghĩa nhất trong nửa thế kỷ nay. Mục đích của nó là gia tăng số người Mỹ có bảo hiểm y tế, cải tiến phẩm chất các chương trình bảo hiểm y tế, và làm chậm bớt mức gia tăng các chi phí y tế. Nhưng cuộc tranh cãi về đạo luật không chỉ giới hạn trong chính sách y tế, và tính cách gay gắt của cuộc xung đột không chỉ do sự phân cực đảng phái gây ra.

Obamacare đã trở thành chiến trường chính trong một cuộc chiến đang tiếp diễn giữa phe phóng khoáng (liberals) và phe bảo thủ (conservatives) về tầm vóc và phạm vi hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ, một tranh chấp có gốc rễ từ cuộc Khủng hoảng Kinh tế 1929-1930 và chính sách New Deal (Tái Phân phối).e

Những người phản đối các sáng kiến của Franklin Roosevelt đã phải im tiếng khi các cải tổ của chính sách New Deal trở thành định chế dưới thời Truman và Eisenhower, và nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước nhảy vọt nữa dưới thời Lyndon Johnson, mà nghị trình Đại Xã hội (Great Society) của ông đã nới rộng trợ cấp công cho người nghèo và tạo ra các chương trình bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành, đó là Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu (Medicare [ii]) và Trợ giúp y tế cho người nghèo (Medicaid [iii]). Nhưng những thập niên sau đó ít thấy những bổ sung quan trọng, mà còn gặp phải một số thất bại đáng kể, chẳng hạn thất bại của Tổng thống Bill Clinton trong nỗ lực cải tổ y tế năm 1994.

Việc thông qua Obamacare đã gây nhiều tranh cãi, một phần vì nó có vẻ báo hiệu một giai đoạn mới trong xu thế trực tiếp thay đổi xã hội của chính phủ (government activism), khiến một số nhân vật bảo thủ chống đối nó như một bước ngoặt khuynh tả có tính quyết định, không gì lay chuyển được. “Chính vì Luật Cải tổ Y tế thể hiện giấc mơ dài nửa thế kỷ của phe phóng khoáng”, bình luận gia bảo thủ Peter Wehner gần đây đã viết trong The Weekly Standard, “nếu luật này thất bại, đó sẽ là một đòn chí mạng không những đánh vào Barack Obama mà còn đánh vào bản thân chủ nghĩa phóng khoáng Mỹ (American liberalism). Vì sao? Vì trong nhiều cung cách Obamacare là hiện thân, là hình mẫu lý tưởng, của chủ nghĩa phóng khoáng hiện đại. Điều này được phản ánh trong những yếu tố mang tính cưỡng chế, trong sự tin tưởng cực kỳ cao độ vào các giải pháp kỹ trị (technocratic solutions), trong tham vọng tập trung hóa tiến trình làm quyết sách, và trong tín lý cho rằng chính phủ biết hết mọi điều.”

Những tranh luận cơ hồ báo hiệu ngày tận thế này phần lớn đã cường điệu quá đáng ý nghĩa thực tế của Obamacare. Nhưng đồng thời chúng cũng làm lu mờ một thực tế đáng chú ý hơn, đó là luật cải tổ y tế này tiêu biểu thêm một bước nữa trong cuộc hành trình lâu dài, chậm chạp, nhưng vững chắc, xa dần nhà nước tư bản phóng khoáng cổ điển (the classical liberal capitalist state) và hướng tới một phiên bản dân chủ xã hội đặc thù Mỹ. Khác với Bắc Âu chẳng hạn, nơi mà thể chế dân chủ xã hội đã được thực thi một cách nghiêm chỉnh và toàn diện bởi các phong trào chính trị có ý thức rõ ràng mình đang theo đuổi một ý hệ, tại Hoa Kỳ một mạng lưới an toàn xã hội khiêm nhượng và có tính cách chắp vá hơn được đan kết lại bởi các nhà chính trị và các nhà kỹ trị thực tiễn (pragmatic politicians and technocrats) trong khi họ tìm cách giải quyết từng vấn đề riêng lẻ. Các thế lực hùng hậu sẽ tiếp tục chống lại những nỗ lực này, và do đó các chính sách bảo hiểm xã hội sẽ xuất hiện từ từ hơn, ít phổ quát hơn, ít hiệu năng và ít hiệu lực hơn so với trường hợp không gặp sự chống đối vừa nói. Nhưng những người chống đối này đang tham dự một trận đánh mà họ nắm phần thua và chỉ có thể làm chậm lại cũng như làm méo mó kết quả sau cùng chứ không chặn đứng được nó. Nhờ một sự kết hợp gồm đòi hỏi của đại chúng, yểm trợ hậu cần của giới kỹ trị, và của cải quốc gia tăng dần lên, dân chủ xã hội là tương lai của Hoa Kỳ.

CÁC MÔ HÌNH BẮC ÂU

Thể chế dân chủ xã hội phát sinh vào đầu thế kỷ 20 như một chiến lược để cải thiện chủ nghĩa tư bản chứ không nhằm thay thế nó. Ngày nay, người ta thường liên hệ thể chế dân chủ xã hội với các đảng dân chủ xã hội và các chính sách mà những đảng này đã thiết định được, đặc biệt tại các nước Bắc Âu như Đan Mạch và Thụy Điển. Trong quá trình nửa thế kỷ tới, một loạt chương trình xã hội được chính phủ liên bang Hoa Kỳ đưa ra sẽ ngày càng giống những chương trình do các nước đó đưa ra.

Ngày nay, tiên đoán này có một nội hàm khác hẳn với nội hàm mà nó có thể gợi ra cách đây chừng một thế hệ, khi nhãn hiệu “dân chủ xã hội” có nghĩa hạn hẹp là những chính sách giúp người dân sống qua ngày dễ dàng mà ít dựa vào hoặc khỏi cần dựa vào đồng lương kiếm được. Trong những thập niên 1960 và 1970, việc thực thi dân chủ xã hội chủ yếu chỉ là duy trì một mạng lưới an toàn công cộng rộng lớn. Ngày nay, đó là một quan niệm quá hẹp hòi. Trong những thập niên gần đây, các nước Bắc Âu đã bổ túc các chương trình xã hội hào phóng của mình bằng các dịch vụ nhằm tạo công ăn việc làm và gia tăng năng suất: các chương trình được chính phủ tài trợ như nhà giữ trẻ, trường mầm non, trung tâm dạy nghề và văn phòng tìm việc, các dự án hạ tầng quan trọng, và hỗ trợ của chính phủ dành cho việc nghiên cứu và phát triển trong khu vực tư. Đồng thời, các chính phủ Bắc Âu cũng chấp nhận một đường lối điều tiết kinh tế thân thiện với thị trường. Mặc dù các chính phủ này vẫn duy trì các luật lệ bảo vệ công nhân, người tiêu thụ, và môi trường, nhưng họ quân bình được những biện pháp bảo vệ này với một hệ thống có khả năng khuyến khích óc kinh doanh và tính linh động bằng cách tạo điều kiện dễ dàng cho việc mở hay đóng một công ty, việc thuê mướn hay đuổi nhân viên, và việc điều chỉnh số giờ làm việc.

Đi tiên phong tại những nước Bắc Âu, dân chủ xã hội hiện đại ngụ ý một sự cam kết sử dụng rộng rãi chính sách chính phủ để thúc đẩy an ninh kinh tế, mở rộng cơ hội, và đảm bảo mức sống ngày càng cao cho tất cả mọi người. Nhưng nó thực hiện mục tiêu này trong khi vẫn đảm bảo tự do kinh tế, tính linh hoạt kinh tế, và tính năng động thị trường, tất cả những điều này từ lâu vốn là thương hiệu (hallmarks) của nền kinh tế Hoa Kỳ. Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu chứng minh rằng một chính phủ có thể kết hợp thành công tính linh hoạt kinh tế với an ninh kinh tế và nuôi dưỡng công bằng xã hội mà không gây trở ngại cho việc cạnh tranh. Dân chủ xã hội hiện đại cống hiến những điều tốt đẹp nhất của hai thế giới.

Tuy nhiên, những người quan niệm rằng Hoa Kỳ có thể gia tăng hơn nữa tầm cỡ và phạm vi hoạt động của nhà nước phúc lợi có lẽ đã không nhận ra thực tế của chính trị Mỹ đương đại. Nhưng ta thử lùi lại một bước để cân nhắc con đường về lâu về dài. Bài học của một trăm năm qua cho thấy rằng, khi Hoa Kỳ càng giàu có hơn, người Mỹ lại càng muốn chi tiêu thêm ngân sách để tạo bảo hiểm chống lại rủi ro kinh tế và gia tăng công bằng xã hội. Những tiến bộ trong chính sách xã hội chỉ có thể đến từng đợt thất thường, nhưng chúng vẫn thực sự diễn ra. Và một khi chúng đến, chúng thường tồn tại lâu dài.

Xu thế này có thể sẽ tiếp diễn. Các nhà làm chính sách Hoa Kỳ sẽ nhận ra lợi ích của một vai trò chính phủ rộng lớn hơn trong việc theo đuổi an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều, và mức sống ngày càng đi lên và sẽ cố gắng đưa nước Mỹ đi theo chiều hướng đó. Thông thường, họ sẽ thất bại. Nhưng đôi khi, họ sẽ thành công. Tiến bộ sẽ gia tăng, dù xảy đến từng đợt thất thường, như từng diễn ra trong quá khứ. Các chương trình mới và các dạng triển khai những chương trình hiện có thường sẽ tồn tại lâu dài, vì những chương trình hoạt động tốt sẽ trở nên thịnh hành và vì tiến trình hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thường làm cho những kẻ chống đối các chương trình xã hội khó có thể tháo dỡ chúng. Những bước ngắn và thỉnh thoảng có bước nhảy vọt dài, cộng với những bước thụt lùi có giới hạn, sẽ mang lại một kết quả tích lũy làm gia tăng đáng kể diện rộng và tính hào phóng của những chương trình xã hội do chính phủ điều hành.

Đây không phải là một tiên đoán về thời điểm hay các điều kiện theo đó các tiến bộ chính sách cụ thể sẽ diễn ra. Đây chỉ là một giả thuyết về một tiến trình mang tính xác suất (a probabilistic process). Về lâu về dài, thỉnh thoảng chính phủ sẽ tạo thêm các chương trình mới và mở rộng các chương trình hiện có, và những chương trình mới và những dạng triển khai này chắc chắn sẽ không bị đảo ngược.

NHỮNG BẤT CẬP

Để hiểu lý do tại sao Hoa Kỳ đang ở trên đường tiến tới dân chủ xã hội, ta phải nhìn nhận thực tế là, mặc dù Mỹ là một nước giàu – và trong nửa thế kỷ tới, nước này thậm chí sẽ còn giàu hơn nữa – nhưng nó vẫn chịu những suy yếu kinh tế nghiêm trọng. Đây là những vấn đề tiềm ẩn; mặc dù những vấn đề này đã trở nên tồi tệ thêm do cuộc Đại Suy thoái vừa qua và do kinh tế phục hồi yếu ớt, nhưng chúng vốn đã tồn tại trước khi nước Mỹ gặp phải những khó khăn kinh tế gần đây.

Một là, Hoa Kỳ không đảm bảo đủ an ninh kinh tế cho người dân của mình. Quá nhiều người Mỹ có lợi tức thấp đến nỗi họ phải phấn đấu rất chật vật mới đủ sống qua ngày: 25 triệu hộ gia đình ở đáy thang lợi tức, chiếm một phần năm dân số, chỉ có lợi tức trung bình là 18.000 USD một năm. Quá nhiều người Mỹ đang trải qua những sút giảm lợi tức to lớn: mỗi năm, khoảng một phần bảy số hộ gia đình tại Hoa Kỳ bị giảm sút từ 25 phần trăm lợi tức hàng năm hay nhiều hơn. Quá nhiều người Mỹ không có bảo hiểm y tế: ngay cả khi Obamacare được thực thi đầy đủ, vẫn còn từ năm đến mười phần trăm công dân Hoa Kỳ không có bảo hiểm, một con số cao hơn khá xa so với bất cứ quốc gia giàu có nào khác. Sau cùng, quá nhiều người Mỹ gần đến tuổi nghỉ hưu mà tiền dành dụm thì ít ỏi và lương hưu thiếu hụt: tiền tiết kiệm hộ gia đình trung bình, như một phần lợi tức hộ gia đình có thể tiêu xài được, đã rơi từ mười phần trăm trong thập niên 1970 xuống chỉ còn ba phần trăm trong thập niên đầu thế kỷ này; mặc dù một số công ty có kế hoạch hưu trí với số tiền nhân viên đóng góp được qui định rõ ràng, nhưng nhiều người đã đóng góp rất ít hoặc rút tiền ra quá sớm, và vụ vỡ bong bóng địa ốc vừa qua đã xóa sạch cái tài sản duy nhất của nhiều chủ nhà trung lưu.

Hai là, nước Mỹ không giữ được lời hứa về cơ hội đồng đều. Hầu hết phụ nữ và nhiều người Mỹ gốc châu Phi hiện nay có cơ may tốt đẹp hơn trước nhiều để theo đuổi một trình độ giáo dục cao và thành công trong thị trường lao động so với các bậc cha anh của mình một thế hệ trước đây. Nhưng câu chuyện về người Mỹ lớn lên trong cảnh nghèo nghe ra không được phấn khởi bao nhiêu. Trong số những nước giàu với dữ liệu thống kê đầy đủ, Hoa Kỳ ở vào một trong những nấc thấp nhất về sự thăng tiến lợi tức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một người Mỹ sinh ra trong một gia đình thuộc một phần năm dân số ở đáy thang lợi tức trong giai đoạn từ giữa thập niên 1960 đến giữa thập niên 1980 có khoảng 30 phần trăm cơ may vươn tới một phần năm dân số thuộc giai cấp trung lưu hay cao hơn khi đến tuổi trưởng thành; trong khi đó, một người Mỹ sinh ra trong một phần năm dân số ở các nấc thang lợi tức cao nhất có khoảng 80 phần trăm cơ may gia nhập một phần năm dân số thuộc giai cấp trung lưu hay cao hơn. Ngoài ra, những thập niên gần đây đã chứng kiến những gia tăng lớn trong khoảng cách giữa điểm thi và tỉ lệ tốt nghiệp đại học của con cái những gia đình có lợi tức thấp và con cái những gia đình có lợi tức cao, và khoảng cách này có khả năng sẽ phản ánh trong doanh lợi hay thu nhập của họ khi đến tuổi trưởng thành.

Ba là, quá ít người Mỹ được chia sẻ sự phồn vinh mà nước họ đã hưởng trong những thập kỷ gần đây. Trong một xã hội tốt đẹp, những thành phần ở giữa và ở đáy thang lợi tức phải được hưởng lợi lộc đáng kể từ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Khi đất nước thịnh vượng, thì mọi người phải được phồn vinh. Nhưng từ thập niên 1970, mặc dù kinh tế tăng trưởng vững chắc, nhưng thu nhập của những hộ gia đình trung lưu và thấp hơn đã tăng lên rất chậm so với những hộ gia đình thuộc giai cấp thượng lưu. Theo những ước tính mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội [một cơ quan độc lập không đảng phái] đưa ra để giải thích mức lạm phát, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình thuộc một phần trăm dân số ở chóp bu đã bay bổng từ 350.000 USD năm 1979 lên 1,3 triệu USD năm 2007. Đối với 60 phần trăm dân số ở phía đáy, mức tăng lợi tức hoàn toàn khiêm nhượng: từ 30.000 USD lên 37.000 USD [trong khoảng thời gian 30 năm vừa nói].

Những bất cập này một phần do các thay đổi trong kinh tế toàn cầu gây ra, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng mà các hãng của Hoa Kỳ phải đối diện. Các công ty Mỹ bán hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường quốc tế đang đối đầu với những địch thủ nước ngoài có khả năng hơn trước rất nhiều. Các công nghiệp trong nước cũng gặp nhiều cạnh tranh với nhau hơn, khi những tiến bộ công nghệ, giá xây cất và chuyên chở rẻ hơn, và việc nới lỏng các luật lệ điều tiết kinh tế hạ thấp những rào cản đối với việc tham gia thị trường. Hơn nữa, các cổ đông ngày nay muốn giá trị cổ phần tăng nhanh. Trong khi một thế hệ trước đây, người đầu tư vào một công ty có thể hài lòng vì được trả tiền lời đều đặn và giá cổ phần của công ty tăng lên phần nào trong dài hạn, thì ngày nay họ đòi hỏi lợi nhuận tăng lên từng quí [ba tháng một] và giá cổ phần thường xuyên tăng trưởng.

Những thay đổi này có lợi cho người đầu tư, người tiêu thụ và một số nhân viên. Nhưng chúng khuyến khích các công ty chống lại việc tăng lương, bỏ các chương trình bảo hiểm y tế, cắt giảm tiền đóng góp vào quĩ hưu của nhân viên, di dời ra nước ngoài, cắt giảm nhân sự, và thay thế nhân viên thường trực bằng nhân viên tạm thời – hay bằng máy điện toán. Những chiến lược cắt giảm chi phí như thế rốt cuộc làm suy yếu an ninh kinh tế, hạn chế cơ hội đối với giới lao động thiếu kỹ năng, và giảm mức tăng trưởng lợi tức đối với nhiều người Mỹ bình thường – những xu thế này chắc chắn còn tiếp tục đi vào một tương lai có thể thấy trước. Trong những thập niên tới, một số người Mỹ đông đảo hơn sẽ mất việc, sẽ làm việc qua những thời gian dài mà không được tăng lương, sẽ làm việc bán thời gian hay vào những giờ giấc thất thường, sẽ không có chương trình hưu trí do công ty bảo trợ hay bảo hiểm y tế.

Một số người cho rằng phương cách hay nhất để đối phó những sức ép và căng thẳng của nền kinh tế mới là củng cố gia đình, các tổ chức công dân, và các công đoàn. Đó là những tiêu chí đáng ca ngợi. Nhưng trong nửa thế kỷ qua những định chế này liên tục trở nên suy yếu. Mặc dù những người chủ trương mang lại sức sống cho chúng đưa ra nhiều hi vọng, nhưng họ cho thấy quá ít bằng chứng về sự thành công.

Một thế lực chính trị tạiWashingtonủng hộ một giải pháp khác: thu nhỏ vai trò của chính phủ liên bang. Theo quan điểm này, giảm thuế và giảm chi tiêu của chính phủ sẽ cải tiến hiệu năng, hạn chế lãng phí, và gia tăng các phần thưởng khuyến khích đầu tư, kinh doanh, và sự hăng hái làm việc, do đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hơn. Nhưng đường lối này đặt cơ sở trên ý niệm sai lầm là sự lớn mạnh của chính phủ sẽ hạn chế sự tăng trưởng của khu vực tư. Qua quá trình một thế kỷ nay, Hoa Kỳ đã từng bước nới rộng chi tiêu của chính phủ, từ 12 phần trăm GDP năm 1920 đến 37 phần trăm năm 2007. Suốt gian đoạn này, đà tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ vẫn bền vững rất ngoạn mục. Các bằng chứng khác từ nước ngoài cũng cho thấy: trong số những nước giàu, những nước mà thuế và chi tiêu chính phủ đều cao có xu thế tăng trưởng nhanh chóng y hệt như những nước mà chính phủ đóng vai trò nhỏ bé hơn. Hơn nữa, thậm chí nếu việc giảm thuế và giảm chi tiêu của liên bang có thực sự đưa đến tăng trưởng nhanh hơn chăng nữa, thì lịch sử của mấy thập niên qua vẫn cho thấy rằng sự tăng trưởng ấy không mang lại lợi ích bao nhiêu cho người Mỹ trung lưu hay giai cấp kinh tế thấp hơn.

Một phản ứng khả thể khác đối với tình trạng này là nhe răng cười chịu đựng. Theo quan điểm này, gần như không ai có thể làm được gì để cải thiện những hậu quả xấu của nền kinh tế hiện đại, vì thế hành động khôn ngoan nhất của người Mỹ bình thường là phải điều chỉnh những kỳ vọng của mình cho phù hợp với thực tế để tiếp tục sống. Nhưng Hoa Kỳ có thể làm một cái gì tốt đẹp hơn thế – và đường lối tốt đẹp nhất để đối phó những bất cập kinh tế-xã hội của nước này là nới rộng bảo hiểm công.

[i]Phong trào Tiệc Trà (the Tea Party movement): một phong trào chính trị Mỹ chủ trương giảm nợ quốc gia và thâm thủng ngân sách liên bang bằng cách giảm chi tiêu của chính phủ và giảm thuế. Danh xưng có xuất xứ từ một biến cố lịch sử được gọi là Tiệc trà Boston (the Boston Tea Party) diễn ra năm 1773 khi một số dân thuộc địa tổ chức đổ trà từ một thuyền buôn Anh xuống sông Boston như một hành động chống lại việc Đế quốc Anh đánh thuế lên các thuộc địa Bắc Mỹ trong khi họ không được đại diện tại Nghị viện Anh (taxation without representation). Đây là một phong trào vừa dân túy, vừa bảo thủ, vừa bênh vực các tự do dân sự chống lại các áp đặt của chính phủ.
[ii]Medicare: một chương trình bảo hiểm xã hội quốc gia, được chính phủ liên bang Mỹ quản trị từ năm 1966, nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho những người Mỹ ở tuổi 65 hoặc già hơn, trước đó đã làm việc và trả phí vào hệ thống này.
[iii]Medicaid: một chương trình y tế xã hội cho các gia đình hoặc cá nhân có lợi tức thấp và nguồn lực yếu kém.

CÁC RỦI RO VÀ PHẦN THƯỞNG XÃ HỘI

Hầu hết những gì mà các nhà khoa học xã hội gọi là “chính sách xã hội” thực ra chỉ là bảo hiểm công. An sinh xã hội (Social Security) và Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu (Medicare) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro thiếu thốn hay không có tiền bạc sau khi nghỉ hưu. Bồi thường thất nghiệp (unemployment compensation) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro mất việc làm. Các chương trình chi trả cho người tàn tật (Disability payment) là bảo hiểm giúp cá nhân chống lại rủi ro phải chịu những đau đớn thể chất, tinh thần và tâm lý khiến họ không thể kiếm sống.

Các dịch vụ và quyền lợi công cộng khác tại Hoa Kỳ cũng là các chương trình bảo hiểm, cho dù người ta thường không quan niệm như thế. Trường công là bảo hiểm chống lại rủi ro không có trường tư, hoặc có mà quá đắt hay thiếu chất lượng. Những chương trình tái huấn luyện hay tìm việc là bảo hiểm chống lại rủi ro do các điều kiện thị trường gây khó khăn cho việc kiếm việc làm. Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được (The Earned Income Tax Credit [i]) là bảo hiểm chống lại rủi ro do tiền lương của một người làm việc nằm dưới mức cần thiết để duy trì một tiêu chuẩn sống đàng hoàng. Các chương trình trợ cấp xã hội, như tem phiếu (food stamps) và Trợ cấp tạm thời cho các gia đình túng thiếu (Temporary Assistance for Needy Families), là bảo hiểm chống lại rủi ro không thể tìm ra việc làm nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng tiền bồi hoàn thất nghiệp hay bệnh tật.

Trong thế kỷ qua, Hoa Kỳ, cũng như các nước giàu khác, đã tạo ra một số chương trình bảo hiểm công. Nhưng để đạt được an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều, sự thịnh vượng chung thật sự, thì trong nửa thế kỷ tới, chính phủ liên bang cần phải mạnh dạn nới rộng tầm mức và phạm vi hoạt động của các chương trình bảo hiểm hiện có, đồng thời đưa ra các chương trình mới.

Chính phủ có thể giúp các hộ gia đình Mỹ có một hoặc hai người lớn đi làm bằng cách tăng mức lương tối thiểu theo qui định và điều chỉnh mức lương này theo lạm phát và bằng cách tăng quyền lợi được đưa ra trong Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được, đặc biệt đối với những hộ không con, tức những người mà Tín dụng này chỉ trả lại một số tiền nhỏ. Đối với những hộ gia đình không có người đi làm, giải pháp này trở nên phức tạp hơn. Những người có thể thành công trong thị trường lao động thì cần phải được giúp đỡ và được thúc đẩy đi kiếm việc, việc này đòi hỏi một sự hỗ trợ rộng rãi và nhắm vào từng cá nhân. Chính phủ liên bang cần phải gia tăng mức lợi ích (benefit levels) và nới lỏng các tiêu chuẩn về quyền được hưởng các chương trình trợ cấp xã hội chủ yếu như: Trợ cấp tạm thời cho các gia đình thiếu thốn, cứu trợ tổng quát cho người không con (general assistance), tem phiếu thực phẩm, trợ cấp nhà ở, và trợ cấp năng lượng.

Vài sáng kiến có thể giúp giảm bớt các vụ mất lợi tức lớn ngoài ý muốn: bảo hiểm y tế công cộng, nghỉ phép được trả lương để chăm sóc con, và quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp được nới rộng. Hiện nay, gần một phần ba công nhân Mỹ nghỉ bệnh không được trả lương, luật pháp Hoa Kỳ chỉ đòi hỏi các công ty cho phép nhân viên nghỉ 12 tuần không lương để chăm sóc con, và chỉ 40 phần trăm người Mỹ mất việc có đủ điều kiện để hưởng tiền bồi thường thất nghiệp. Hoa Kỳ cũng sẽ hưởng được lợi ích từ một chương trình bảo hiểm đồng lương (wage insurance). Đối với người Mỹ bị sa thải và không kiếm được một việc làm trả lương hậu như công việc trước đó, bảo hiểm đồng lương sẽ bù vào một nửa khoảng cách giữa đồng lương cũ và đồng lương mới thấp hơn trong thời gian một hay hai năm.

Bằng cách nâng lợi tức của những hộ gia đình nghèo có con, việc gia tăng Tín dụng thuế trên số con (the Child Tax Credit [ii]) sẽ giúp đảo ngược khoảng cách đang nới rộng trong tình trạng bất bình đẳng cơ hội. Trường học giúp xóa khoảng cách trong năng lực trẻ em do những khác biệt từ gia đình và khu láng giềng. Cho trẻ em vào trường ở cái tuổi sớm hơn có thể giảm những khác biệt tồn tại khi chúng vào trường mẫu giáo. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng ảnh hưởng của việc đến trường là lớn nhất trong những năm mẫu giáo.
Vì quyền lợi của người cao niên, thiết tưởng cần có thêm một bổ sung hữu ích cho mạng lưới an toàn xã hội Hoa Kỳ, đó là một kế hoạch hưu trí bổ túc mà số tiền đóng góp được qui định rõ ràng và nhân viên được tự động đăng ký. Các công ty nào đã có sẵn kế hoạch này thì có thể tiếp tục duy trì nó, nhưng phải tự động đăng ký mọi nhân viên và khấu trừ một phần lương của họ, trừ phi một nhân viên nào đó không chịu tham gia. Các nhân viên không tiếp cận được một kế hoạch hưu trí do công ty mình bảo trợ sẽ được tự động đăng ký vào quĩ hưu trí phổ quát mới (the new universal fund), và các công nhân mà công ty không khớp thêm (match) một số tiền tương ứng với phần đóng góp của mình sẽ được hưởng phần khớp thêm này từ chính phủ.

Mảnh ghép cuối cùng cho bức tranh an ninh kinh tế sẽ nằm dưới hình thức gia tăng các chi tiêu liên bang về chăm sóc trẻ em ở các cơ sở công cộng, về đường sá và cầu cống, về y tế và các luật lệ liên bang đòi hỏi các công ty phải thêm ngày nghỉ lễ và nghỉ phép cho công nhân. Những thay đổi này sẽ nâng cao phẩm chất đời sống của mọi người dân Mỹ và giải phóng lợi tức của họ để họ có thể mua sắm các hàng hóa và dịch vụ khác.
Làm sao để chia sẻ sự thịnh vượng cho mọi người? Cách hay nhất để đảm bảo lợi tức của các hộ gia đình gia tăng đồng bộ với nền kinh tế sẽ là nâng cao tiền lương và tạo thêm công ăn việc làm cho giới trung lưu và tầng lớp thấp hơn. Sau khi điều chỉnh lạm phát, tiền lương của người Mỹ bình thường đã không tăng từ giữa thập niên 1970, và hiện nay tỉ lệ người có công ăn việc làm thấp hơn năm 2000. Những người làm chính sách cũng phải xét đến một cách điều chỉnh bảo hiểm công; không những phải gia tăng quyền lợi được đưa ra trong Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được mà lại còn cống hiến tín dụng này cho người Mỹ trung lưu và gắn liền nó với GDP đầu người.

Dĩ nhiên, việc chi tiêu cho bảo hiểm xã hội sẽ diễn ra với một cái giá. Người Mỹ cần phải trả thuế nhiều hơn. Ngoài ra, sự hiện hữu của bảo hiểm xã hội có khả năng khuyến khích thêm các hành vi mạo hiểm hay trốn tránh công việc. Tuy vậy, bảo hiểm xã hội cũng có nhiều lợi ích kinh tế. Một nền giáo dục và y tế tốt đẹp hơn sẽ cải tiến năng suất. Các biện pháp ngăn chặn phá sản sẽ khuyến khích óc kinh doanh. Chương trình bồi thường thất nghiệp sẽ khuyến khích một lực lượng lao động linh động hơn và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công nhân cải tiến kỹ năng của mình. Những chương trình như Tín dụng thuế trên số con hay Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được sẽ cải thiện viễn ảnh giáo dục và kinh tế của các trẻ em lớn lên trong những hộ gia đình nghèo. Và, quan trọng hơn cả, bảo hiểm xã hội cho phép một nền kinh tế hiện đại đề phòng rủi ro mà không dựa vào những biện pháp điều tiết bóp nghẹt kinh tế, những qui định chi ly về những gì các doanh nghiệp có thể làm và không thể làm.

Kinh nghiệm của các nước giàu trên thế giới trong thế kỷ qua chắc chắn sẽ làm dịu nỗi lo sợ là việc gia tăng tầm cỡ và phạm vi của các chương trình xã hội công cộng sẽ làm suy yếu nền kinh tế Hoa Kỳ. Chắc chắn là có một mức độ nào đó mà nếu vượt quá thì việc chi tiêu cho các chương trình công ích sẽ gây tai hại đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng bằng chứng cho thấy là Hoa Kỳ chưa vượt tới mức đó. Trên thực tế, hẳn là nước Mỹ vẫn còn nằm dưới mức đó khá xa.

CÁI GIÁ DÙ LỚN, NHƯNG LỢI ÍCH CÒN LỚN HƠN

Một số nhà quan sát, thậm chí cả những người bên cánh Tả, lo ngại về tính khả thi của những chính sách theo mô hình Bắc Âu – những chính sách đã thành công trong bối cảnh các nước nhỏ và tương đối đồng nhất về chủng tộc – đối với một quốc gia rộng lớn và đa diện như Hoa Kỳ. Nhưng tiến tới một nền dân chủ xã hội tại Hoa Kỳ gần như chỉ là đòi hỏi chính phủ liên bang làm thêm những gì mà chính phủ này đã thực hiện. Việc này không đòi hỏi phải chuyển sang một khế ước xã hội khác hẳn về phẩm chất.

Nhưng liệu Hoa Kỳ có đủ sức để theo đuổi một nền dân chủ xã hội không? Mặc dù cái giá được cộng thêm để tạo ra những chương trình mới và triển khai các chương trình sẵn có được mô tả ở trên trong khi vẫn duy trì An sinh xã hội và Trợ cấp y tế cho người nghỉ hưu sẽ tùy thuộc vào phạm vi chính xác và sự hào phóng của những chương trình này, người ta ước tính các bảo hiểm xã hội Mỹ cần thêm một số tiền tương đương 10 phần trăm GDP của Hoa Kỳ, hay khoảng 1.500 tỉ USD. (Một suy thoái kinh tế, như cuộc suy thoái gây ra do khủng hoảng tài chính 2008, thường làm sai lệch các số liệu GDP và lợi tức thuế, vì thế sử dụng dữ liệu của năm 2007, năm cao điểm của chu kỳ kinh tế trước khủng hoảng, là cách hay nhất.) Nếu 10 phần trăm GDP nghe có vẻ dữ dội, xin hãy nhớ hai điều: Một, nếu chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ tăng từ 37 phần trăm GDP, tức mức chi tiêu năm 2007, đến khoảng 47 phần trăm, sự gia tăng này sẽ đặt Hoa Kỳ chỉ vài phần trăm trên chuẩn mực của những nước giàu trên thế giới. Hai, một gia tăng chi tiêu chính phủ 10 phần trăm GDP sẽ nhỏ hơn nhiều so với sự gia tăng 25 phần trăm đã diễn ra từ năm 1925 cho đến ngày nay.

Là một vấn đề kỹ thuật, sửa đổi lại luật thuế Hoa Kỳ để gây thêm ngân quĩ sẽ tương đối đơn giản. Bước đầu tiên và quan trọng nhất sẽ là đưa ra một thuế tiêu thụ quốc gia dưới hình thức một thuế giá trị gia tăng (a value-added tax), mà chính phủ sẽ đánh lên hàng hóa và dịch vụ vào từng giai đoạn sản xuất và phân phối chúng. Các phân tích của Robert Barro, Alan Krueger, và các nhà kinh tế khác cho thấy rằng một thuế giá trị gia tăng ở tỉ lệ 12 phần trăm, với các miễn trừ hạn chế, sẽ có khả năng mang lại khoảng 5 phần trăm GDP lợi tức quốc gia — nửa số tiền cần thiết để tài trợ việc nới rộng các chương trình bảo hiểm xã hội được đề xuất nơi đây.

Tùy thuộc quá nhiều vào một thuế tiêu thụ là điều cấm kỵ đối với một số trí thức tiến bộ, những người tin tưởng rằng lợi tức thuế quốc gia phụ trội phải đến chủ yếu – có lẽ hoàn toàn – từ những hộ gia đình giàu có nhất nước. Nhưng trên thực tế, Washington không thể vắt thêm một lợi tức thuế tương đương 10 phần trăm GDP từ những hộ gia đình ở chóp bu xã hội, cho dù những thành phần giàu có này đang thụ hưởng đều đặn một phần lợi tức chưa trừ thuế ngày càng lớn hơn so với cả nước. Từ năm 1960 đến nay, thuế suất liên bang trung bình thực thụ (tức những số tiền thuế trả cho chính phủ liên bang như một phần của thu nhập chưa trừ thuế) đánh vào những hộ gia đình giàu có nhất chiếm 5 phần trăm dân số chưa bao giờ vượt quá 37 phần trăm, và trong những năm gần đây, thuế suất này chỉ quanh quẩn ở 29 phần trăm. Nếu muốn thu vào một lợi tức thuế tương đương với 10 phần trăm GDP chỉ từ nhóm nhà giàu này, thuế suất thực thụ nói trên sẽ phải lên đến 67 phần trăm. Dù muốn dù không, một sự tăng thuế ở mức độ này sẽ không được các nhà hoạch định chính sách ủng hộ.

Một pha trộn gồm các thay đổi khác trong hệ thống thuế liên bang có thể tạo thêm một lợi tức thuế tương đương với 5 phần trăm GDP – những biện pháp như: trở lại thuế suất liên bang trước khi có chính quyền Tổng thống George W. Bush, gia tăng thuế suất liên bang trung bình thực thụ của 1 phần trăm dân số gồm những gia đình giàu có nhất lên khoảng 37 phần trăm, chấm dứt việc giảm thuế cho tiền lãi nợ nhà, đặt ra những thuế mới đánh trên khí thải carbon dioxide và các giao dịch tài chính, nâng cao mức trần của tiền lương phải chịu thuế an sinh xã hội [iii], và tăng thêm một phần trăm thuế suất tiền lương hiện nay.

NHỮNG Ụ GIẢM TỐC, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG Ụ CẢN CHÍNH TRỊ

Những loại cải tổ thuế này và những chương trình bảo hiểm xã hội mà chúng tài trợ sẽ không diễn ra tức khắc. Đó sẽ là một tiến trình chậm chạp, có phần do một loạt trở ngại mà các đề xuất dân chủ xã hội chắc chắn sẽ gặp phải. Nhưng không một rào cản nào trong số này tỏ ra là không thể vượt qua.

Một vấn đề cơ bản, mà những người chống đối có thể nêu ra, là dân Mỹ vốn không thích một chính phủ đồ sộ. Mặc dù điều này đúng ở một mức độ trừu tượng, nhưng khi nói đến những chương trình chính phủ cụ thể, dân Mỹ lại có xu thế ủng hộ mạnh mẽ. Chẳng hạn, theo bản Thăm dò Xã hội Tổng quát của Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Quốc gia, kể từ thập niên 1970, đại đa số dân Mỹ – luôn luôn trên 80 phần trăm và thường thường trên 90 phần trăm – đã nói rằng họ tin tưởng chính phủ hiện đang chi tiêu đúng mức hay quá ít về trợ cấp cho người nghèo, về cải tiến hệ thống giáo dục quốc gia, về cải thiện và bảo vệ sức khỏe cho toàn dân, và về tài trợ quĩ An sinh Xã hội.

Những người hoài nghi cũng có thể ghi nhận rằng việc bành trướng các chương trình xã hội sẽ tùy thuộc vào sự thành công của các ứng viên Dân chủ trong các cuộc bầu cử, và có khả năng là thời vận của Đảng Dân chủ đang trở nên lu mờ. Phe Dân chủ đã mất hậu thuẫn trong hàng ngũ công nhân da trắng, một thành phần quan trọng của liên minh New Deal, một liên minh từng thống trị chính trị Hoa Kỳ từ thập niên 1930 đến hết thập niên 1970. Nhưng các ứng viên tổng thống và quốc hội thuộc Đảng Dân chủ đã thành công với một cơ sở cử tri mới gồm giới chuyên nghiệp ở thành thị, phụ nữ, người Mỹ gốc châu Phi và châu Mỹ La tinh. Việc đổ tiền ào ạt của khu vực tư vào các cuộc vận động tranh cử, được khuyến khích bởi phán quyết Citizens United năm 2010 của Tối cao Pháp viện [cho phép các tập đoàn kinh tế và các công đoàn đóng góp vô giới hạn vào việc ủng hộ hay chống lại các ứng viên], có thể đặt phe Dân chủ vào thế bất lợi khi gây quĩ. Nhưng các đóng góp của tư nhân vào các cuộc vận động tranh cử đã gia tăng tầm quan trọng qua nhiều thập kỷ rồi, mà cho đến nay, những ứng viên Dân chủ vẫn có thể bắt kịp đối phương. Và mặc dù các khối dân số, các liên minh cử tri, và việc tài trợ cho các cuộc vận động chắc chắn là quan trọng, nhưng tình hình kinh tế thường là yếu tố quyết định chính cho kết quả của các cuộc tranh cử cấp quốc gia. Nếu phe Dân chủ quản lý kinh tế tương đối tốt khi họ nắm chính quyền, họ vẫn có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong các mùa bầu cử.

Một trở ngại tiềm năng khác [cho dân chủ xã hội Mỹ] là chuyển biến hữu khuynh trong cán cân quyền lực giữa các nhóm lợi ích bên ngoài vũ đài tranh cử, những thế lực gây ảnh hưởng đáng kể lên việc hoạch định chính sách. Kể từ thập niên 1970, các doanh nghiệp và các cá nhân giàu có đã huy động được lực lượng, trong khi phong trào công đoàn liên tục mất thành viên. Nhưng sự thay đổi này chỉ có thể làm chậm lại, chứ không chặn đứng hẳn, sự đi tới của chính sách xã hội tiến bộ.

Một trở ngại tiềm năng cuối cùng cho dân chủ xã hội Mỹ là cấu trúc của hệ thống chính trị Hoa Kỳ, trong đó việc chặn đứng các thay đổi chính sách thông qua vận động tại quốc hội hay phủ quyết có hiệu lực của tổng thống là tương đối dễ dàng. Dựa vào cấu trúc này, hình thức gây cản trở và trì hoãn việc thông qua các đạo luật một cách có kỷ luật của các đại biểu Cộng hòa tại Quốc hội trong nhiệm kỳ của Obama chắc chắn sẽ đe dọa bước tiến của bảo hiểm công. Tuy nhiên, không chóng thì chầy, các lãnh đạo Cộng hòa sẽ tránh xa cái định hướng cương quyết chống lại sự bành trướng của chính phủ, một định hướng đã hình thành chiến lược và chiến thuật của Đảng Cộng hòa trong những năm gần đây. Về lâu về dài, trọng tâm của đảng này sẽ chuyển dịch, và Đảng Cộng hòa sẽ đi đến chỗ giống như các đảng trung-hữu (center-right parties) tại Tây Âu, mà đại đa số đều chấp nhận một nhà nước phúc lợi hào phóng và những loại thuế tương đối cao.

Ba điều có tiềm năng châm ngòi cho một chuyển biến như thế. Một là sự thất cử của một ứng viên Cộng hòa rất bảo thủ trong một cuộc tuyển cử mà lẽ ra người này đã có thể thắng nếu có một lập trường cởi mở hơn. Nếu Đảng Cộng hòa sẽ đề cử một thành viên trong phe cực hữu hay phe đòi hỏi tối đa cho các quyền tự do công dân và giảm đến mức tối thiểu quyền lực chính phủ (libertarian faction) vào năm 2016 hay 2020, ứng viên này gần như chắc chắn sẽ thất cử, và sự thất bại này sẽ thúc đẩy các lãnh đạo Cộng hòa trở về với vị trí trung tâm. Một yếu tố khác thúc đẩy lập trường trung dung của phe Cộng hòa là tầm quan trọng đang gia tăng của giai cấp công nhân da trắng đối với đảng này. Gần đây, một số tiếng nói sâu sắc và nổi bật từ khuynh hướng trung-hữu, như David Brooks, Roth Douthat, David Frum, Charles Murray, Ramesh Ponnuru, và Reihan Salam, đã ghi nhận rằng người da trắng thuộc giai cấp công nhân hiện đang chật vật về kinh tế và có thể hưởng được quyền lợi từ sự trợ giúp của chính phủ. Để tăng cường hậu thuẫn từ nhóm cử tri này, nhiều lãnh đạo Cộng hòa hàng đầu sẽ quay ra ủng hộ – hay chí ít không chống đối – việc nới rộng các chương trình như Tín dụng thuế trên số con, chương trình cho trẻ đi học sớm, Tín dụng thuế lợi tức kiếm được, An sinh xã hội, và thậm chí cả Bảo hiểm y tế cho người nghỉ hưu và Trợ cấp y tế cho người nghèo và người tàn tật.

Có lẽ hầu hết các nhà lý luận sáng suốt quan trọng bên cánh Hữu cuối cùng sẽ nhận thức rằng, căn cứ vào khát vọng an ninh kinh tế và công bằng xã hội của dân Mỹ, vấn đề không còn là chính phủ có nên can thiệp hay không, mà là nên can thiệp như thế nào. Việc mở rộng các chương trình xã hội không nhất thiết có nghĩa là chính phủ sẽ can thiệp hơn nữa vào thị trường và làm suy yếu thêm tính cạnh tranh. Về điểm này, một lần nữa các nước Bắc Âu có thể soi đường dẫn lối cho Hoa Kỳ. Viện nghiên cứu chính sách bảo thủ Heritage Foundation hợp tác với The Wall Street Journal trong một dự án đánh giá các nước trên mười kích thước của tự do kinh tế. Mặc dù Hoa Kỳ có các mức thuế và chi tiêu của chính phủ thấp hơn các nước Bắc Âu, nhưng tính trung bình Đan Mạch, Phần Lan, và Thụy Điển có điểm số cao hơn Mỹ trên tám kích thước khác, gồm quyền thiết lập và điều hành một xí nghiệp mà không có sự can thiệp của nhà nước, số rào cản bằng luật lệ điều tiết đối với hàng nhập và xuất khẩu, số hạn chế áp đặt lên việc chuyển vốn. Dân Mỹ muốn được chính phủ che chở và hậu thuẫn. Để đáp lại những nguyện vọng này, các nhà hoạch địch chính sách phải lựa chọn giữa bảo hiểm công và việc điều tiết kinh tế bằng luật lệ, và phe bảo thủ chắc chắn sẽ ủng hộ bảo hiểm công hơn.

NƯỚC MỸ CỦA THẾ KỶ 21

Có lẽ điều quan trọng nhất để ghi nhận về tương lai dân chủ xã hội của Hoa Kỳ là, tương lai này sẽ không cực kỳ khác xa hiện tại. Hoa Kỳ sẽ không trở thành một xã hội không tưởng tiến bộ (a progressive utopia); nói đúng ra, nó sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay.

Một bộ phận đông đảo hơn gồm người đã trưởng thành sẽ có công ăn việc làm, mặc dù đối với nhiều người, tuần làm việc sẽ ngắn hơn và sẽ có nhiều ngày nghỉ phép và nghỉ lễ hơn. Gần như tất cả mọi công việc sẽ nằm trong khu vực dịch vụ, đặc biệt là nghề dạy học, quảng cáo, huấn luyện, tổ chức, phụ tá, y tá, giám sát, và vận chuyển; chỉ khoảng năm phần trăm số người làm việc sẽ ở trong khu vực chế tạo hay nông nghiệp. Hầu hết người Mỹ sẽ thay đổi công việc và thậm chí thay đổi nghề nghiệp thường xuyên hơn hiện nay. Sẽ có thêm nhiều người Mỹ làm việc với lương thấp, và trong cuộc đời làm việc của mình sẽ mất việc ít nhất một lần, và khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ không dành dụm được bao nhiêu. Gia đình, tổ chức cộng đồng, và công đoàn thậm chí có thể trở nên yếu kém hơn hiện nay.

Nhưng bằng cách bổ túc những khiếm khuyết trong mạng lưới an toàn xã hội, chính phủ liên bang sẽ cải thiện an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều, và thịnh vượng chung cho hầu hết mọi người Mỹ bất chấp những thay đổi nói ở đoạn trên. Một nước Mỹ dân chủ xã hội sẽ là một xã hội có an ninh kinh tế và công bằng rộng lớn hơn. Kinh tế sẽ linh hoạt, năng động, và sáng tạo hơn. Tỉ lệ người có công ăn việc làm sẽ tăng lên. Người dân sẽ có nhiều tự do trong sinh hoạt. Việc quân bình giữa việc làm và gia đình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dân Mỹ sẽ trả thuế cao hơn hiện nay, nhưng sự hi sinh này là đáng giá, vì họ sẽ nhận về nhiều lợi lộc.

Hoa Kỳ đã tiến bộ nhiều trên con đường trở thành một xã hội tốt đẹp, nhưng quốc gia này còn phải đi xa hơn nữa. May thay, lịch sử Mỹ và kinh nghiệm của các quốc gia giàu có khác đang chỉ dẫn con đường đi tới. Sở dĩ Hoa Kỳ ngày nay là một nước tốt đẹp hơn nhiều so với một thế kỷ trước đây là vì chính phủ liên bang đã nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo an ninh kinh tế, cơ hội đồng đều, và thịnh vượng chung. Trong tương lai, nếu chính phủ này nỗ lực hơn nữa, thì đất nước này nhờ thế sẽ còn tốt đẹp hơn.

LANE KENWORTHYlà giáo sư Xã hội học và Chính trị học tại Đại học Arizona. Bài tiểu luận này dựa vào tác phẩm gần đây nhất của ông, Social Democratic America [Nước Mỹ dân chủ xã hội] (Oxford Unversity Press, 2014).
Trần Ngọc Cư dịch

[i]Tín dụng thuế trên lợi tức kiếm được (the Earned Income Tax Credit): số tiền thuế mà chính phủ liên bang hoàn trả lại cho những cá nhân hoặc cặp vợ chồng có lợi tức thấp hoặc trung bình – đặc biệt những người có con.
[ii]Tín dụng thuế trên số con (The Child Tax Credit): số tiền thuế hoàn trả lại cho một hộ gia đình, dựa trên mức lợi tức và số con.
[iii]Riêng năm 2013, trần lợi tức phải chịu thuế An sinh Xã hội là 113.700 USD; số tiền kiếm được ngoài mức trần này khỏi phải đóng thuế An sinh Xã hội. Nghĩa là, người có lợi tức 113.700 USD và người kiếm được một triệu USD trong năm 2013 sẽ đóng thuế An sinh Xã hội ngang nhau.
Nguồn:  nghiencuulichsu.com/“America’s Social Democratic Future – The Arc of Policy Is Long But Bends Toward Justice”, Foreign Affairs Jan/Feb 2014
Bản tiếng Việt © 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra