Xóm "Đĩ" ở An Khê - mật danh "Sin City" - bộ sưu tập ảnh của
Thắng Arch Nguyễn Xuân và
Xóm "Đĩ" An Khê ở được quy hoạch khép kín, có hàng rào kẽm gai xung quang, có PM vác súng canh ở cổng.
An Khê Townlet -An Túc / Bình Định 1967/70
An Khê Townlet - Bình Định Aerial 1969 - Photo by Ron Sanders
Phố Đĩ An Khê "Sin City" - An Túc Aerial / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
MPs checking out the houses of ill repute at An Khe 1965
Xóm Đĩ An Khê - An Túc / Bình Định 1969 - Photo by Larry Burrows
Phố Đĩ An Khê "Sin City" - An Túc / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Hall - An Túc District - Bình Định 1968/70
An Khê vốn là thôn An Khê, thuộc ấp Tây Sơn, huyện Phù Ly, phủ Qui Nhơn.
Thời nhà Nguyễn An Khê là ấp An Tây, huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định.
Đến thời Pháp thuộc, An Khê thuộc tỉnh Gia Lai gọi là huyện Haut Dakpa, sau đổi là huyện An Khê.
Rồi là thị trấn huyện lị huyện Tân An, tỉnh Kon Tum thời thuộc Pháp.
Thời Việt Nam Cộng hòa, ban đầu nó là quận lị quận Tân An, tỉnh Pleiku.
Ngày 13/3/1959, nó trở thành quận lị quận An Túc (là quận Tân An cũ) và được nhập vào tỉnh Bình Định.
Sau năm 1975 lấy lại tên cũ là huyện An Khê, trực thuộc tỉnh Gia Lai.
Thời kỳ 1976-1991, An Khê là huyện lị huyện An Khê, thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum, sau đó thuộc tỉnh Gia Lai.Theo sự điều chỉnh địa giới ngày 2/3/1979, thị trấn An Khê được lập trên cơ sở chia tách xã Phú An Cư thành xã Phú An và thị trấn An Khê. Địa giới thị trấn An Khê: phía bắc giáp 3 xã Cửu An, Cự An, Tú An; phía đông giáp núi Hòn Nhọn, phía tây giáp các xã Tân An, Cư An; phía nam giáp các xã Tân An, Phú An.Trước khi chia tách, huyện An Khê có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn An Khê và 11 xã: Tú An, Cửu An, Song An, Thành An, Phú An, Tân An, Cư An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam.Thị xã An Khê chính thức được thành lập ngày 24/12/2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện An Khê cũ để thành lập huyện Đăk Pơ (phía tây) và thị xã An Khê (phía đông).
Chợ An Túc (An Khê Market) - 1966/72
An Khê Bridge - 1965/67 - Photo by Yates
An Khê - 1964/72
QL19 Old / An Khê Town - 1966/72
QL19 - An Khê Town - Bình Định 1960's
QL19 An Khê - Bình Định 1966/72 - Photo to by Freketic
An Khê Restaurant - An Túc Town - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Xuyên School - An Túc Town - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê - Bình Định 1966/72
Hòn Cộng - Photo by Freketic 1966/72
Hòn Cộng Mountain - An Khê Airport - An Túc District - Bình Định Aug/1965 - Photo by James W. Scott
Hòn Cộng Mountain - An Khê / An Túc - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
Hòn Cộng Mountain - An Khê / An Túc - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
Hòn Cộng Mountain - An Khê / An Túc - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
Top Hòn Cộng Mountain - An Khê / An Túc - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
Top Hòn Cộng Mountain - An Khê / An Túc - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Airport - Bình Định Aerial 04/Jun/1966
Road to An Khê Airport - An Túc District - Bình Định 1967/68
Ankhe Airport Control Tower (Ngày Xưa)
An Khê Airport Office - An Túc / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Airfield - 1968 - Photo By Tom Bigelow
An Khê Heliport - Bình Định 1966/72
An Khê Airport - Bình Định Before 1975
An Khê Airfield - 1967/68 - Photo By Tom Bigelow
Runway 16/34 - An Khê 1967/68 - Photo By Tom Bigelow
An Khê Main Airfield - 1968 - Photo By Tom Bigelow
An Khê Airfield - Bình Định 1967/68 - Photo By Tom Bigelow
An Khê Heliport - An Túc / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Heliport - An Túc / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Heliport - An Túc / Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Heliport - Photo by Larry Burrows 1960s'
An Khe Catholic Church - Oct 65 - Photo by Hall Strom
Năm 1956, Landrade (Lãng) nguyên cha xứ Chợ-Đồn được Tòa Giám Mục cử về làm cha sở Chợ Đồn thay Anrê Phan Thanh Văn. Thời đó, Lãng coi sóc cả khu vực An Khê, An Phong, An Qúy, An Lũy và Đồng Găng. Nhận thấy tại An Khê từ phía Đồng Găng xuống đến đèo An-Khê đã có khá nhiều giáo dân, nên Lãng tình nguyên tới đó xây dựng cộng đoàn.
Năm 1959, họ đạo An Khê được thành lập với gần 100 gia đình công giáo do Lãng làm chánh xứ Chợ Đồn kiêm nhiệm. Vì chưa có nhà thờ nên Lãng đã mượn ngôi nhà của ông Antôn Bùi Thế Viện làm nhà nguyện (hiện này là nhà sô 128/1 đường Đỗ Trạc, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) nhưng chưa được bao lâu, Lãng bị bệnh và trở về Pháp.
Năm 1960, Giuse Nguyễn Đức Ngọc từ Song Mao được đổi về thay thế Lãng. Giuse Ngọc đã qui tụ một số giáo dân ở rải rác tụ hợp lại với nhau và thành lập một họ đạo nhỏ tại Song An (nay là xã Song An, thị xã An Khê). Họ này trước gọi là Gò Định, sau đổi thành Ngọc An, có khoảng 40-50 gia đình. Giuse Ngọc lập một nhà nguyện cách quốc lộ 19 khoảng 3km, nhưng do an ninh không thuận lợi, Giuse đưa số giáo dân tại họ đạo Song An về gần An Khê. Giuse hăng hái thăm hỏi các bổn đạo và mở rộng việc loan báo Tin Mừng. Giuse vẫn tiếp tục mượn nhà ông Antôn Bùi Thế Viện làm nhà nguyện, cử hành thánh lễ và ban các bí tích.
Cũng trong khoảng từ năm 1960-1961, Giuse Ngọc thành lập họ Cửu An (nay thuộc xã Tú An, thị xã An Khê). Họ Cửu An ,trước kia là Trạm Gò, còn một vài địa danh như giếng Xóm Đạo, cách nền nhà thờ Cửu An do Giuse Ngọc xây năm 1960-1961, khoảng vài cây số về hướng đông bắc. Ông Thái Trường Sanh và ông Nguyễn Mầu trong Ban chức Việc năm 1960. Họ nầy vào thời gian trên có khoãng 30 hộ công giáo, và đã di tản vào năm 1963. Nay còn nền nhà thờ của Giuse Ngọc xây dựng và vài gia đình công giáo. Ngoài ra Giuse Ngọc còn quy tụ các gia đình công giáo và lập họ Thủ Thủy và sau cuộc di tản 1963 chỉ còn vài gia đình (họ Thủ Thủy nay thuộc xã Cửu Tú, phía bắc thị xã An-Khê).
An Khê lúc bấy giờ là trung tâm điểm nên Giuse Ngọc đã trình lên Giám Mục để xin thành lập giáo xứ. Giám Mục chấp thuận và An Khê chính thức là giáo xứ năm 1962.
Đến năm 1963, nhà thờ và xứ được hoàn tất sau hai năm xây dựng. Giuse Ngọc và ban chức việc đã lấy tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng (hiện tượng Đức Mẹ vẫn còn lưu giữ tại nhà xứ), nhưng vì ở khu vực An Khê đã có nhà thờ An Sơn lấy tước hiệu này, nên để việc chầu lượt ở các giáo xứ của giáo phận được đều khắp nên Giuse Ngọc và ban chức việc đã chọn tước hiệu Chúa Kitô vua làm bổn mạng. Trải qua biết bao bom đạn của chiến tranh, ngôi nhà thờ vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Giuse thành lập hội đồng giáo xứ vào năm 1965, tổ chức các hội đoàn đi vào quy củ với những sinh hoạt nề nếp và quy củ. Ngoài ra các họ đạo An Lũy, Song An, Cửu An đều có các chức việc trông coi, kinh nguyện.
Với tình hình chiến cuộc sôi động, cuối năm 1965 và đầu năm 1966 số giáo dân từ miền xuôi lên lập nghiệp ở An Khê khá đông, họ từ Mỹ Thạch, Vĩnh Thạnh, Đồng Phó, Kim Châu, Trường Cửu, Sông Cạn, Kiên Ngãi, Phú Phong, Gò Bồi (tỉnh Bình Định) lên làm ăn sinh sống và định cư nhiều nhất tại An Lũy. Giáo dân đã lập riêng một nhà thờ tại đây dưới sự giúp đỡ của Giuse Ngọc. Nay là nhà thờ họ đạo An lũy, phường Tây Sơn, thị xã An Khê.
Đến năm 1968, Giuse xây ngôi trường tư thục Mai Liên (nay là trường Trung học phổ thông bán công An Khê) và một nhà ba tầng trù tính sẽ làm nhà thương. Năm 1970, Giuse đã mời được các nữ tu Phaolô thuộc tỉnh Dòng Đà Nẵng lên giúp họ đạo và ngôi nhà đó đã trở thành tu viện luôn.
Ngày 16 tháng 07 năm 1970, Giuse đã trao chìa khóa ngôi nhà này cho các soeurs dòng Phaolô, đánh dấu sự hiện diện của hội dòng tại vùng đất An Khê.
Năm 1971, Giuse lại cho xây thêm một dãy nhà dài trong khuôn viên nhà xứ. Đây là nhà nuôi trẻ mồ côi đầu tiên của An Khê quy tụ được trên 50 em cả trai lẫn gái sống tập thể chan hòa yêu thương. Giuse cũng xây một viện Dục Anh để chăm sóc trẻ em nghèo và tạo điều kiện cho các em ăn học. Viện Dục Anh ngày ấy đã trở thành một tập thể yêu thương dưới tên gọi “gia đình Nazareth”. Ngày nay, mỗi người một gia cảnh nhưng mối giây thân tình vẫn còn được gìn giữ và cứ đến ngày giỗ Giuse Ngọc 22 tháng 12 là họ lại quy tụ về để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Trước biến cố mùa xuân năm 1975, giáo xứ An Khê có 1136 người với 227 gia đình công giáo.
VIỆN DỤC ANH HIỆN NAY LÀ NHÀ DÂN.
Sau năm 1975, Viện Dục Anh bị giải thể vì không có kinh phí để hoạt động. Ngôi nhà đã được bán đi và được một số tiền trong đó một phần chia cho các em để các em tự mưu sinh, một phần dùng vào việc nới rộng nhà thờ
Ba River - An Khê Aerial - Bình Định 1970
Sông Ba - An Khê - Bình Định 1966
Côn River View From An Khê Pass - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê nằm trên Quốc lộ 19 nối liền hai thành phố Qui Nhơn và Pleiku bằng đèo An Khê.
Người Bahnar gọi đèo này là đèo Mang, có nghĩa là cửa ngõ.
Đất An Khê thuở xưa còn gọi là đất Tây Sơn nhưng để phân biệt giữa vùng cao và vùng thấp, người ta gọi An Khê là Tây Sơn thượng đạo.
Nơi đây có nhiều di tích lịch sử mang nặng dấu ấn nhà Tây Sơn và có nhiều danh thắng hữu tình đáng được tham quan, nghiên cứu.
An Khê Pass Aerial - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Pass Aerial - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Pass Aerial - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khê Pass Aerial - Bình Định 1967/69 - Photo by Charlotte
An Khe 1971
Những ai đã từng đến An Khê mới thấy hết được tầm quan trọng của địa thế núi non ở đây.
Từ trên đỉnh đèo, du khách có thể trông thấy dễ dàng đường đèo quanh co uốn khúc quanh chân núi Ông Bình hiên ngang, sừng sững.
Xa xa là dòng sông Côn thướt tha như dải lụa xuôi về Phú Phong, Kiên Mỹ - quê nhà của Tây Sơn tam kiệt.
Ở sườn núi Ông Bình có hang sâu, ngày xưa quân Tây Sơn làm nơi tích trữ quân lương cho nên gọi là kho “binh lương đồ trận”.
Ở phía Đông Nam đèo là núi Ông Nhạc hay Ông Nhược bề thế chẳng kém, ngày xưa là nơi nghỉ quân của quân đội Tây Sơn.
Địa thế An Khê hiểm trở dường ấy nên thuở trước, người miền xuôi lên An Khê đâu phải dễ dàng:
Không đi thì mắc cái eo
Ra đi thì sợ cái đèo An Khê
Ngày nay, Quốc lộ 19 đã được nâng cấp, đường đèo rộng thênh thang tráng nhựa phẳng lì. Từ trên đỉnh đèo, theo quốc lộ đi về hướng Tây, gặp chiếc cầu đầu tiên có một cái miếu nhỏ nằm bên đầu cầu, xưa gọi là miếu Xà, nơi Nguyễn Nhạc chém rắn tế cờ khởi nghĩa. Lúc đến ngã ba Đồng Găng có đường rẽ sang tay phải đi về hướng Bắc sẽ đến Cửa An, Tú Thủy (nay là Tú An), Kannack. Tại Tú Thuy (nay thuộc thị xã An Khê) có một cánh rừng mang tên rừng Mộ Điểu hay núi Hoàng Đế và cánh đồng mang tên Cô Hầu, là nơi nghĩa quân Tây Sơn lập doanh trại và thành lập kho lương thực để chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa. Núi Hoàng Đế là nơi Nguyễn Nhạc từng đóng đại bản doanh để chỉ huy ba quân tướng sĩ, và cánh đồng Cô Hầu do nàng Yă Đó, ái thiếp của Nguyễn Nhạc đứng ra canh tác để cung cấp lương thực cho nghĩa quân Tây Sơn.
Từ ngã ba Đồng Găng đi về hướng Tây sẽ đến trung tâm thị xã An Khê. Phố núi ở đây nho nhỏ, xinh xinh nằm dọc theo Quốc lộ 19 và đôi bờ Dakpa. Phía Nam thị xã là lũy Ông Nhạc, nay vẫn còn dấu tích là đình An Lũy quanh năm hương khói phụng thờ Tây Sơn tam kiệt. Ở cuối chân trời là núi Chà Diêm (nơi chế tạo vũ khí của quân đội Tây Sơn), núi Hảnh Hót (nơi thuần dưỡng bầy ngựa rừng), gần đó còn có hồ Ông Nhạc nằm bên dòng sông Dakpa. Ở phía tây bắc thị xã, hòn Kong nhô cao, sườn phủ đầy cỏ gai và sỏi đá, trên đỉnh có giếng Tiên. Thuở xưa, quân đội Tây Sơn đã đặt đồn canh trên đỉnh núi để kiểm soát cả vùng Tây Sơn thượng đạo. Dưới chân núi là dòng Dakpa trong xanh, thơ mộng và trữ tình len lỏi chảy qua các nương rẫy, núi đồi...
Thời Pháp thuộc, An Khê từng là bãi chiến trường và là mồ chôn giặc Pháp. Những địa danh như Cửu An, Tú Thủy, Kannack, đèo An Khê đã đi vào chiến sử.
Thời chống Mỹ, năm 1975, quân và dân An Khê đánh chiếm đèo An Khê, cô lập Tây Nguyên, góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân lịch sử.
Qua bao nhiêu thăng trầm, rưng núi An Khê vẫn âm thầm phát triển, thay da đổi thịt để theo kịp với miền xuôi. An Khê là nơi “đi dễ khó về”, đúng như câu ca truyền tụng:
An Khê có núi hòn Kong
Có rừng Hảnh Hót
có dòng sông Ba
Có đồng cỏ mướt bao la
Vườn cây đơm trái nở hoa bốn mùa.