29 tháng 11 2010

Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát "Rừng Katyn"

Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn 

Báo The Moscow News dẫn nguồn từ trang web duma.gov.ru cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990. Những nạn nhân của vụ thảm sát dưới tay Stalin
“Tội ác Katyn đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Stalin và các lãnh đạo Liên Xô khác” - tuyên bố của Quốc hội Nga cho biết.
Itar-Tass dẫn lời Chủ tịch Duma Nga Konstantin Kosachev khẳng định nghị quyết "lịch sử" này không chỉ quan trọng đối với quan hệ Nga - Ba Lan mà còn với chính người Nga.
Theo Reuters, phía Ba Lan đánh giá rất cao quyết định khó khăn của Quốc hội Nga.
Báo chí Nga và Ba Lan cho rằng nghị quyết trên được đưa ra như một thiện chí của Nga trước cuộc viếng thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Ba Lan vào ngày 6-12.

Ngày 17-9-1939, Hồng quân Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan. Bắt đầu từ thời điểm đó, những sĩ quan Ba Lan bất hợp tác với Liên Xô, những cảnh sát, hiến binh, điệp viên, chủ xưởng, chủ đất, viên chức chính quyền cũ, thậm chí cả những người tị nạn, dân thường Ba Lan… được chuyển đến các trại đặc biệt ở vùng Ostashkov, Kozielsk và Starobilsk (Liên Xô). Họ trở thành tù binh, nhưng một khoảng thời gian sau đó, những tù binh này bỗng bặt tin,“biến mất” một cách bí ẩn.
Năm 1943, quân đội Đức Quốc xã tìm thấy hàng loạt ngôi mộ tập thể tại rừng Katyn (cách thành phố Smolensk 18 km về phía Tây) sau khi chiếm đóng khu vực này vào năm 1941.
Ngày 13-4-1943, Đài phát thanh Berlin đưa tin nước Đức tìm thấy hơn 10.000 thi thể các sĩ quan Ba Lan bị giết tại vùng  Katyn, khẳng định Liên Xô là thủ phạm chính trong cuộc thảm sát
Katyn.
Sau khi Hồng quân Nga tiến vào vùng Smolensk và đẩy lùi quân đội Đức, Liên Xô cho thành lập một Ủy ban đặc biệt điều tra tội ác của quân đội phát-xít Đức trong rừng Katyn. Tháng 1-1944, Ủy ban này công bố một loạt “chứng cứ” chứng minh vụ thảm sát Katyn là do quân đội Đức gây ra.
Vậy ai là thủ phạm đích thực? Tài liệu giải mật năm 1992 sau đây từ Kho lưu trữ Liên bang Nga sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Download tư liệu tại đây:

Katyn (2007) : vụ thảm sát Katyn
Kịch bản: Andrzej Mularczyk, Andrzej Wajda
Diễn viên: Maja Ostaszewska, Artur Żmijewski, Pawe, Ma,aszy"ski< Hãng sản xuất: ITI Cinema Xuất bản: 27-9-2007 Thể loại: Chiến tranh Độ dài: 115 phút. Bộ phim này chỉ được đề cử không đoạt giải nào hết tại Oscar 2008, ó phụ đề tiếng Việt trên thị trường, tựa được đổi thành Chiến trường đẫm máu

Download Katyn 2007 Bluray 720p DTS x264-CHD http://hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=56678

Đây là cuộc phỏng vấn đạo diễn phim Katyn:

Được hoàn thành sau 60 ngày quay, tác phẩm mới nhất của đạo diễn Andrzej Wajda thuật lại vụ thảm sát 15 ngàn sĩ quan Ba Lan, do Liên Xô gây ra vào năm 1940. Buổi trình chiếu của “Katyn” đã trở thành một sự kiện xã hội lớn của Cộng hòa Ba Lan. Báo chí và các kênh truyền hình nước này để những khoảng lớn và sự quan tâm đặc biệt cho bộ phim. “Katyn” được nhân thành 150 bản để chiếu khắp nơi, đạo diễn Wajda và đoàn diễn viên thì không quản ngại mệt nhọc để trực tiếp đi gặp khán giả trên toàn quốc. Bộ phim này cũng sẽ đại diện cho Ba Lan trong cuộc ganh đua giành Tượng vàng Oscar 2008.
Trước khi được công chiếu, đạo diễn Andrzej Wajda đã có một cuộc trao đổi với nhóm quay phim Kênh truyền hình Duna TV (Hungary) ngay tại Akson Studio, xưởng làm phim “Katyn”. Sau đây là một số đoạn liên quan đến bộ phim. (Người phỏng vấn là phó giám đốc Duna TV).
* Duna TV:Tôi chắc câu hỏi này không phải ông được nghe lần đầu. Tại sao đến giờ, gần 2 thập kỷ sau khi thay đổi thể chế, ông mới làm phim về Katyn?
- Một trong những lý do là tôi không tìm được nền tảng văn học thích hợp. Như ông biết đấy, các nhà văn Ba Lan cũng không có được sự chuẩn bị cho sự thay đổi thể chế. Đồng thời, tôi bị thúc giục bởi bánh xe thời gian vì chúng ta ngày càng rời xa những sự kiện lịch sử. Mọi kỷ niệm, cho dù đau đớn đi nữa, sau một thời gian cũng sẽ nhạt nhòa.
Cùng bạn tôi là Andrzej Mularczyk, tôi đã đưa kịch bản về trạng thái cuối cùng, nhưng tôi cũng làm việc một mình khá nhiều. Trong quá trình làm phim, chúng tôi đã sử dụng vô số tư liệu còn đọng lại, như nhật ký, thư từ và các ghi chép. Nghiên cứu những tư liệu này, chúng tôi đã gặp những câu chuyện và những số phận vượt quá óc tưởng tượng của mọi nhà văn. Tôi đã phải nghiền ngẫm khá lâu xem dùng hình thức kể chuyện thế nào phù hợp với việc tái hiện các sự kiện. Tôi chắc chắn rằng hành động trong phim sẽ chạy theo hai nhánh chính: một nhánh thuật lại câu chuyện lịch sử Katyn, một nhánh vạch trần sự dối trá đi kèm tấn thảm kịch. Nhánh đầu nói về cha tôi, một nạn nhân của vụ thảm sát, nhánh thứ hai về mẹ tôi, người đã cùng chúng tôi chờ đợi và hy vọng trong nhiều năm ròng, với niềm tin cha tôi còn sống. Bởi lẽ, thoạt tiên, cha tôi không có tên trong danh sách các nạn nhân. Liên Xô giam các sĩ quan Ba Lan tại 3 nơi và chôn họ trong nhiều ngôi mộ tập thể, nhưng chỉ danh sách những người bị chôn trong một ngôi mộ được tìm thấy.
* Duna TV:Tấn thảm kịch ở Katyn như được nhân đôi và khuếch đại bởi phần nói về Kraków…
- Trong khi Liên Xô thủ tiêu toàn thể hàng ngũ sĩ quan Ba Lan, sau đó, tại Kraków, lính Đức sát hại cả Ban giám hiệu Đại học Jagiellonian. Với hai sự kiện này, tôi muốn mô tả rằng hai cuộc thảm sát ở Katyn và Kraków đã định đoạt vận mệnh của đất nước trong thời gian dài, vì giới tinh hoa của dân tộc không còn nữa! Chúng tôi có thể ngẫm nghĩ rằng, giá bộ phận tinh hoa ấy, bằng một cách nào đó, trụ lại được và tham gia vào sự nghiệp tái thiết Ba Lan sau chiến tranh. Số phận của chúng tôi đã bị quyết định tại Hội nghị Yalta, hương hồn các sĩ quan Ba Lan cũng bị Yalta xóa mờ vì đối với phe Đồng minh, sự hợp tác với Stalin đảm bảo cho họ chiến thắng trong cuộc chiến. Chính họ cũng không muốn tưởng nhớ đến Katyn, bởi vậy trong nhiều thập kỷ, chúng tôi phải sống cùng với sự dối trá. Đối với tôi, không còn nhiệm vụ nào khác ngoài việc rút ra bài học. Dân tộc chúng tôi cần phải thuật lại quá khứ, vì bằng phương cách của mình, sự mô tả nghệ thuật sẽ trợ giúp để lịch sử trở thành một phần của nhận thức xã hội. Bản thân tôi, trong nhiều bộ phim trước đây, đã đả động tới những khoảnh khắc có tính chất quyết định của dân tộc Ba Lan. Trong nghĩa này, tôi cho rằng “Katyn” sẽ là bộ phim kết của trường phái điện ảnh Ba Lan.
* Duna TV:Ông nghĩ sao, sẽ còn những bộ phim khác về Katyn?
- Tôi chắc chắn là sẽ có, vì rốt cục mọi đề tài đều có thể khai thác theo nhiều cách. Chẳng hạn, có thể tiếp cận vụ thảm sát Katyn trên phương diện những ván bài trên chính trường thế giới và trong cách nhìn ấy, chúng ta có thể dẫn lời Churchill: khi tướng Sikorski đặt vấn đề Katyn, thủ tướng Anh chỉ nói “đừng có nói mãi với tôi về vụ thảm sát Katyn, những nạn nhân ấy không thể sống lại được nữa mà!” Tôi muốn nói thêm rằng tôi không muốn làm dấy lên những tình cảm này nọ, tôi gắng sức một cách có ý thức để bộ phim đừng gây ra sự thù hận về bất cứ hướng nào. Tôi cũng không muốn “Katyn” trở thành công cụ trong những cuộc chiến chính trị trong nước. Làm phim về Katyn là bổn phận thiêng liêng của tôi! Với tác phẩm này, tôi cúi đầu trước hương hồn của cha và mẹ tôi, sự hy sinh, cuộc chiến đấu của họ và những người Ba Lan khác xứng đáng để sự thật, cho dù chậm trễ đi nữa, nhưng phải ra ánh sáng!
__________________
hungmgmi@nuocnga.net
Gorbachev đã đưa tài liệu về NKVD về vụ Katyn cho phía Ba Lan, bản thân Boris Yeltsin đã sang Balan để xin lỗi về vụ việc. http://www.rosbalt.ru/2009/08/31/668086.html Xét về mặt "chính thức" thì phải nói là năm 1990 rồi.

Cơ quan lưu trữ Nga bạch hoá các tư liệu về vụ Katyn

Việt Hùng (NuocNga.net) tổng hợp từ Newsru, Izvestia
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Hôm nay thứ tư 28/4/2010, giám đốc cơ quan lưu trữ Liên bang Nga Andrey Artizov tuyên bố với báo giới các tài liệu liên quan đến vụ Katyn sẽ được cơ quan này đưa lên website của mình. Ông Artizov nói:” Tôi muốn nói một lần nữa, rằng các tài liệu này chưa bao giờ được đăng trên các website chính thức của Chính phủ và đây là lần đầu tiên được đăng tải trên trang điện tử của chúng tôi”.
Cũng theo ông Artizov, các tài liệu mật này đã được lưu trữ lâu năm trong các Kho lưu trữ quốc gia. Ông cũng nói rằng hiện có những người nghi ngờ tính xác thực của các tài liệu tuyệt mật đang lưu trữ, họ sẽ cho đó là tài liệu giả mạo làm theo đơn đặt hàng, rằng không có vụ thảm sát nào diễn ra ở Katyn và đó chính là do quân Đức gây nên.
“Vì vậy, quyết định bạch hoá các tài liệu mật trên trang web của chúng tôi đã được đưa ra, đó là các tài liệu lưu trữ trong Cơ quan lưu trữ Liên bang Nga, phần Lịch sử chính trị xã hội”.
Ông Artizov cho biết thêm trong các tài liệu được giải mật có tập hồ sơ số 1 đã hàng chục năm được lưu trữ trong kho của Bộ chính trị Đảng CSLX, ở hạng mục “Tối mật”. Trong tập hồ sơ này có bút tích cuả Bộ trưởng Nội vụ Beria tháng 3/1940 về việc thảm sát các tù binh người Balan. Trong văn bản này có bút tích của Stalin và các uỷ viên BCT như Voroshilov, Molotov, Mikoyan. Trong tập hồ sơ này còn có văn bản đề ngày 5/3/1940, nội dung đồng ý đề nghị của Beria về việc xử bắn các sĩ quan Balan”.
Vụ Katyn tưởng sẽ vĩnh viễn chìm vào im lặng, nếu như tháng 10/1990, tổng thống Nga lúc đó Boris Eltsin không chỉ thị trao bản sao một số văn bản mật về vụ này cho tổng thống Balan bấy giờ là Lech Valensa và ông này ngay lập tức đã cho công bố trên báo giới Balan.
Bạn đọc NNN nếu quan tâm, xin mời ghé thăm trang web của Cơ quan lưu trữ Liên bang Nga với các tài liệu được đăng tải lần đầu vào ngày hôm nay:
http://www.rusarchives.ru/publicatio...n/spisok.shtml
__________________
hungmgmi@nuocnga.net
Mấy phát biểu dũng cảm sau đây của Medvedev khi trả lời phỏng vấn Izvestia và được đăng trên trang chính thức của điện Kremlin chắc cũng đã đủ thay cho lời xin lỗi rồi chứ bác:
Trả lời câu hỏi liên quan đến vai trò của Stalin, Medvedev đã rất thành thật:VITALY ABRAMOV: You were recently asked a question about Stalin's role in the victory. And we at Izvestia [newspaper] can’t side-step it either. And the context is as follows: it’s true that Stalin ruled the country that defeated fascism. But does this give us the right to turn a tyrant who committed many crimes against his fellow citizens into a hero? Hitler, for example, saved Germany from unemployment, built highways and so on, yet there are no highways named after him in Germany. And no one hangs his posters on holidays.
DMITRY MEDVEDEV: There are things that are absolutely clear - our people won the Great Patriotic War, not Stalin, not even the generals, as important as their role was. Yes, of course the role they played was quite significant but, all the same, it was the people who won the war as a result of enormous efforts and at the price of millions of lives.
As far as Stalin's role is concerned, different people see this differently. Some believe that the Supreme Commander played an extraordinarily important role, others don't think he did. That's not the question – the question is how we generally assess Stalin as a figure. If we are talking about the official view of him, about what our leaders think of him since the emergence of a new Russian nation in recent years, then the verdict is clear: Stalin committed a vast array of crimes against his own people. So despite the fact that he worked hard, despite the fact that under his leadership the country flourished in certain respects, what was done to our own people cannot be forgiven. That is the first thing.
Second, those who love or hate Stalin are entitled to their points of view, and it is no surprise that many veterans and people from the generation that went through the war admire him. I think they have the right to do so. Everyone has the right to their own opinion. That this kind of personal assessment has nothing to do with official attitudes towards Stalin is a different question, and I just reiterated them for you. I think that sometimes these things get exaggerated. If you talk about respect for Stalin and other leaders, I'm sure that in the 1990s there were many who admired this man, but nobody was talking then about the renaissance of Stalinism. Whereas now all of a sudden everyone is talking about that. True, historical figures can become the object of worship or idolatry. Sometimes it's young people who get involved in this, especially young people on the left. But in the end that's their business, although of course most people in the world see this particular figure very clearly: he does not evoke any sort of warm feeling.
In any case it's not true to say that Stalinism is once again part of our everyday life, that we are coming back to that symbolism, that we are planning to use some posters, or do something else of this kind. We are not going to do this and never will. That is absolutely out of the question, and that answer is both the view of current authorities and my assessment as President of the Russian Federation. So I would always insist on separating our official assessment in this regard and individual assessments.

Trả lời câu hỏi liên quan đến vụ Katyn, Medvedev thể hiện quan điểm công khai hóa sự thật:
Let’s remember the pre-war years as well, the events at the start of the war, the events that took place at Katyn, for example. This is a black page in our history, a black page on which we had no access to the truth, what’s more. I have seen that people still discuss in all seriousness who actually took the decision to execute the Polish officers. The documents on these events had already been declassified, but I decided to make them public. But these events remain debated even so. Why, because this subject was kept hidden from the public, and because it was presented from a false point of view. This was precisely an example of how history can be falsified. After all, it is not just people beyond our borders who allow history to be falsified, people in other countries, but we ourselves too, who have allowed our own history to be falsified. The time has finally come to open up the truth on these events to our own people and to foreign citizens with an interest in these matters.
This is just one page among others, but it is perhaps a very important one, because the more archival materials we publish, the more we give people free access to these materials, the better. Ultimately, I think that we need to establish a system of military archives that would give any Russian citizen and any interested foreign citizen free access to all documents that have been declassified, and this is something we need to do now for practically all kinds of documents.

1 số hồ sơ của Viện lưu trữ lịch sử chính trị xã hội Liên bang Nga, phông tài liệu số 17, mục lục số 166, hồ sơ số 621, gồm các trang tài liệu từ 128 -140 (РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.128-140).
Theo quyết định của Tổng thống Liên bang Nga, DA Medvedev đã giải mật một số hồ sơ tài liệu lưu trữ đầu tiên về "vấn đề Katyn" từ Viện Lưu trữ< Докладная записка наркома внутренних дел СССР Л.П. Берии И.В. Сталину с предложением поручить НКВД СССР рассмотреть в особом порядке дела на польских граждан, содержащихся в лагерях для военнопленных НКВД СССР и тюрьмах западных областей Украины и Белоруссии. Март 1940 г. Подлинник. РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.130-133. Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Выписка из протокола № 13 заседания Политбюро ЦК ВКП(б) «Вопрос НКВД СССР» (пункт 144). 5 марта 1940 г. Подлинник.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.134.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ. Выписка из протокола № 13 заседания Политбюро ЦК ВКП(б) «Вопрос НКВД СССР» (пункт 144). 5 марта 1940 г.
Экземпляр, направленный председателю КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепину 27 февраля 1959 г. Подлинник.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.135.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ. Листы № 9 и 10, изъятые из протокола заседания Политбюро ЦК ВКП(б) № 13 «Особая папка» за 17 февраля – 17 марта 1940 г. Подлинник.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.136-137.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Записка председателя КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепина Н.С. Хрущеву о ликвидации всех учетных дел на польских граждан, расстрелянных в 1940 г. с приложением проекта постановления Президиума ЦК КПСС. 3 марта 1959 г. Рукопись.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.138-139.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Папка-двулистка и справка сотрудника I сектора Общего отдела ЦК КПСС В.Е. Галкина об ознакомлении руководителей ЦК КПСС с документами пакета № 1. Подлинник.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.128-129.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Пакет № 1 с перечнем вложенных документов.
На пакете имеются грифы «Сов.секретно», «Особая папка» и запись «Архив VI сектора О.о. ЦК КПСС. Без разрешения Руководителя Аппарата Президента СССР пакет не вскрывать. 24 декабря 1991 г.». Подлинник.
РГАСПИ. Ф.17. Оп.166. Д.621. Л.140.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
__________________
Vụ thảm sát Katyn – đâu là nguyên nhân?

Ngọc Phương (NuocNga.net)
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Joseph (Józef) Klemens Pilsudski
(5 tháng Chạp năm 1867 – 12 tháng Năm năm 1935)
Bài viết này không có tham vọng viết về vụ thảm sát Katyn, vì khả năng tìm kiếm tài liệu về nó là khó khăn. Nhưng người viết hy vọng sẽ cung cấp được cho các thành viên một số thông tin về mặt lịch sử để có thể tự rút ra được kết luận về một sự kiện – cũng có thể được coi là bi thảm đó.
Trên thực tế, khó có thể viết được về vấn đề này mà không dông dài một chút về những vấn đề trong lịch sử quan hệ quốc tế, nhất là trong thời gian giữa hai cuộc Đại chiến thế giới. Đó là một thời kỳ có thể nói là phức tạp nhất trong quan hệ quốc tế. Mọi mối quan hệ được hình thành trong giai đoạn này đều nhằm đến không chỉ một cái đích, mà là nhiều mục tiêu, do đó nhiều khi có thể được giải thích và đánh giá bằng những cái nhìn khác nhau, và cũng phụ thuộc nhiều vào cả các nhà chép sử nữa.
Cần phải nhìn nhận thời gian này trong lịch sử châu Âu nói riêng và lịch sử thế giới nói chung, là thời kỳ ngoài những nghi kỵ, những âm mưu quân phiệt hóa nhằm giành lại đất đai, còn là những cố gắng để có được một nền an ninh tập thể, được đánh dầu bằng sự thành lập của Hội quốc liên (thành lập ngày 10 tháng Giêng năm 1920), tổ chức có thể nói là tiền thân của Liên Hiệp quốc ngày nay.
1 - Nước Balan sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những mối quan hệ và những cuộc xung đột với nước Nga Xô-viết.
Chúng ta quay lại với nước Nga thời kỳ sau cuộc Cách mạng tháng Mười. Nước Nga bước ra được khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất với đầy thương tích, chấm dứt chiến tranh với Đức bằng Hiệp ước Brext – Litôpxcơ, mà những thiệt thòi được giành cho Nga là chủ yếu. Thời kỳ này được xem như là thời kỳ nổi bật của chính sách can thiệp của các nước phương Tây, chủ yếu là nước Anh, vào nội bộ các nước khác trong đó có nước Nga. Xung quanh nước Nga còn rất nhiều thù trong giặc ngoài, như những bọn bạch vệ hoạt động không chỉ như những toán phỉ mà còn là những đội quân lớn, có tổ chức như Côntsắc, Đênikin – Vrăngghen… và cả những mối quan hệ quốc tế mà đế chế Nga Sa hoàng để lại.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc với hiệp ước Véc-xay, trong đó có đề cập đến vấn đề quan trọng là tái thành lập nước Balan, mà nóng bỏng nhất là vấn đề những đường biên giới của nước Balan mới. Nước Balan, trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất cũng là một trong những chiến trường chính và bị chiến tranh tàn phá. Sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô-viết đã tuyên bố từ bỏ quyền của Đế chế Nga đối với Balancông nhận nền độc lập của nước Balan ngày 29 tháng Tám năm 1918, tức là chưa đầy một năm sau Cách mạng.
Một vị tướng người Balan, Joseph (Józef) Pilsudski (5 tháng Chạp năm 1867 – 12 tháng Năm năm 1935) đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Balan vào ngày 22 tháng Mười một năm 1918. Trước đó, đến trước tháng Bảy năm 1917 ông ta đã chỉ huy “Quân đoàn Balan” chống lại người Nga. Trên đất nước Balan còn tồn tại “Ủy ban quốc gia Balan”, được các nước đồng minh Anh – Pháp – Mỹ đỡ đầu, Ủy ban này bất hòa với tướng Pilsudski. Nhân tiện cần phải nói thêm, lúc này “dưới trướng” của ông ta có một nhân vật, sau này sẽ góp phần quan trọng vào câu chuyện của chúng ta: Đại tá Józef Beck, chánh văn phòng nội các của Pilsudski.
Cuối năm 1918, đầu năm 1919, nước Balan phải chiến đấu chống lại người Đức, cho đến khi nước Đức thua hẳn, buộc phải ngừng chiến trước sức ép của các nước đồng minh vào ngày 16 tháng Hai năm 1918. Tuy nhiên, nước Balan non trẻ không định dừng lại ở đó. Ở phía đông, họ đánh nhau với Ucraina và chiếm được thành phố Lvov. Cuộc chiến đấu này của họ khá thắng lợi. Liên minh các nước đồng minh thành lập một Ủy ban do một ông tướng người Nam Phi làm chủ tịch, ông Botha, đã không thuyết phục được người Balan ngừng chiến. Kết quả, người Balan còn chiếm thêm được toàn bộ vùng đông Galicie.
Ngày 27 tháng Năm năm 1919, Hội nghị Paris của các nước Đồng minh đã ra tuyên bố sẽ cắt đường tiếp tế cho Balan nếu tiếp tục phiêu lưu quân sự.
Ở phía bắc, không hiểu vì những lý do gì mà người Balan vẫn tiếp tục đánh nhau với người Nga, và tháng Năm năm 1919, họ chiếm được đường biên giới kéo dài đến tận thủ đô Minxcơ của xứ Bạch Nga. Ngày 22 tháng Chạp năm 1919, người Bôn-sê-vích đề nghị ngừng chiến, công nhận nền độc lập hoàn toàn của Balan và cam kết không vượt qua biên giới mà họ đã vạch ra trước đây. Cũng trong tháng này, các nước đồng minh thỏa thuận với Balan về lãnh thổ của nước này: đường biên giới sẽ đi qua Grốdnô, Vôlốpca, Nêmurốp, Brext – Litôpxcơ và phía đông Przemysl. Đường biên giới này được gọi là “Đường biên giới Curzon”, theo tên của ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ.
Người Balan đồng thời không chấp nhận cả hai đề nghị của hai phía. Hầu hết những người Balan đều muốn có được đường biên giới năm 1772 nghĩa là chiếm toàn bộ nước Ucraina. Ngày 25 tháng Tư năm 1920, họ lại tấn công vào quân Nga Xô-viết. Họ thu được những thắng lợi bước đầu, ngày 6 tháng Năm họ chiếm thủ đô Kiép của Ucraina. Nhưng họ bị Hồng quân Xô-viết dưới sự chỉ huy của hai Nguyên soái TukhachépxkiBuđionnưi nhanh chóng đẩy lùi. Tháng Bảy, Hồng quân chiếm lại được Minxcơ, Vilna, Grốdnô, Brext – Litôpxcơ. Hồng quân còn cắt đứt đường sắt Vác-sa-va – Đăng-dích, trong khi nước ĐứcÁo từ chối không cho vũ khí đạn dược đi qua nước mình. Balan, do chính sách hiếu chiến của mình, lâm nguy.
Đối với nước Anh, thì Balan đã thất bại, và người Anh chơi một con bài hai mặt. Một mặt, họ đề nghị Hồng quân ngừng bắn, dừng lại cách Vác-sa-va 50 ki-lô-mét. Mặt khác, họ yêu cầu Balan chấp nhận cái gọi là “Đường biên giới Curzon”. Nhưng cả Nga lẫn Balan đều bác bỏ vai trò trung gian của người Anh. Tuy nhiên, nếu bây giờ đánh giá lại thì người Nga đã bỏ qua một cơ hội hiếm có, vì nếu nắm được chính sách này của Anh và thi hành thắng lợi thì đó chính là những tiền đề để thành lập nước Balan cộng sản ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất!
Tuy nhiên sau đó người Balan đã có được một thắng lợi ngoạn mục chưa từng có, nhưng với sự giúp đỡ của Pháp. Tổng thống Pháp lúc bầy giờ - ông Alexandre Millerand (sinh tại Paris 10 tháng Hai năm 1859 và chết tại Versailles ngày 6 tháng Tư năm 1943) - cử sang Balan tướng Weygand, cùng với sự giúp đỡ nhiều vũ khí, đạn dược. Người Balan phản công và đẩy lùi được Hồng quân 400 ki-lô-mét về phía đông. Các cuộc hòa đàm đang được đặt ra bị cắt đứt, không còn vấn đề “Đường biên giới Curzon”. Ngày 25 tháng Chín năm 1920, Ủy ban hành pháp trung ương Xô-viết toàn Nga đã từ bỏ các điều kiện đặt ra cho Balan trước đây và, từ tháng Tám họ đã bắt đầu những cuộc thương lượng mới với người Balan. Ngày 12 tháng Mười năm 1920, các hiệp định hòa bình sơ bộ đã được ký, đường biên giới phía đông của Balan nằm cách “Đường biên giới Curzon” 150 ki-lô-mét về phía đông, nghĩa là bao gồm cả những vùng đất của người UcrainaBêlôruxia. Các hiệp ước sơ bộ này trở thành Hiệp ước hòa bình vĩnh viễn Riga ngày 12 tháng Ba năm 1921. Đồng thời người Balan còn thu được một thắng lợi nữa, là đạt được một liên minh chiến lược với nước Pháp bằng hiệp ước ký tháng Giêng năm 1921. Về phía Pháp, là có được một liên minh chống Đức, và có lẽ, cả nước Nga Xô-viết nữa.
Kết luận: như vậy, sau Thế chiến thứ nhất, nước Balan đã giành được độc lập, cái đó xuất phát từ sự suy yếu của nước Nga, và người kế thừa là những người Bôn-sê-vích thì không đủ mạnh để thi hành chính sách quốc tế sô-vanh, tự từ bỏ quyền đế chế đối với nước các nước thuộc địa Sa hoàng cũ. Thứ hai, đó cũng chính do họ còn yếu, thời kỳ năm 1920 là thời kỳ Hồng quân phải thanh toán Đênikin, Côntsắc… do đó việc Balan có được sự ủng hộ quân sự của Pháp đã thu được thắng lợi. Thời kỳ này chấm dứt bằng việc Balan chiếm được đất của người Bạch NgaTiểu Nga (BêlôruxiaUcraina).
2. Những hiệp ước song phương và đa phương tại châu Âu thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiến. Mối quan hệ Xô - Đức.
Thực ra, không thể quy kết cho Xta-lin là đặt quan hệ với Đức quốc xã được, mà ngay từ những năm 1920, khi nước Đức lúc đó chưa có Hit-le cầm quyền, đã đặt quan hệ với Nga Xô-viết và sau này là Liên Xô (trong đoạn này vì có nhiều sự kiện xảy ra trước và sau khi thành lập Liên bang Xô-viết nên tôi tạm viết là Liên Xô, không phân biệt nước Nga Xô-viết hay Liên Xô). Năm 1922 được đánh dấu bằng Hội nghị Gènes, được các nước đồng minh sau đại chiến thế giới 1 tổ chức, đã có nhiều lần nhóm họp không thành công do không mời đại diện Liên Xô (chủ yếu việc không mời này do không muốn thỏa thuận giải quyết nợ nần và chiến phí với người Nga; do những bất đồng Pháp – Anh, do sự xích lại gần nhau Xô - Đức…). Tuy nhiên khi được mời, Liên Xô tham gia với mục đích thuần túy thương mại, đại diện Nga là Chicherin. Hội nghị không đi đến được kết quả đáng kể vì kể cả phía phương Tây và Liên Xô đều không nhượng bộ về những khoản nợ nần (Liên Xô đòi phương Tây bồi thường những thiệt hại do quá trình can thiệp vào cuộc nội chiến, đồng thời phương Tây cũng đòi Liên Xô bồi thường nợ nần sau chiến tranh và nhất là những tài sản đã bị Liên Xô quốc hữu hóa sau Cách mạng).
Tuy nhiên, như một hệ quả của Hội nghị, là đã dẫn đến một kết quả bất ngờ: ngày 16 tháng Tư Chicherin và đại diện Đức Rathenau đã gặp nhau ở Rapallo, gần Gènes và ký kết được với nhau một hiệp ước quan trọng mà sau này người ta gọi là Hiệp ước Rapallo. Theo Hiệp ước này, Đức sẽ không đòi lại những xí nghiệp của tư bản Đức đã bị quốc hữu hóa, với điều kiện là Liên Xô cũng không thỏa mãn những yêu cầu đòi bồi thường của các quốc gia khác (với Liên Xô cái này thì dễ quá). Quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa hai nước được phục hồi, hai bên áp dụng cho nhau chế độ tối huệ quốc trong lãnh sự và thương mại. Bộ trưởng, tức Ủy viên nhân dân ngoại giao Xô-viết thời bấy giờ, ông Pôtemkin đã phát biểu: “Rapallo đã làm thất bại âm mưu của đồng minh về lập mặt trận tư bản thống nhất. Kế hoạch phục hồi châu Âu trên cơ sở gây thiệt hại cho những nước thua trận và cho nước Nga, sẽ sụp đổ”.
Rapallo là sự xóa bỏ vĩnh viễn Hòa ước Brext – Litôpxcơ, chấm dứt việc cô lập Liên Xô về kinh tế và chính trị. Nước Đức, thật bất ngờ, đã là nước phương Tây đầu tiên công nhận Liên Xô. Hiệp ước này chưa phải là hết. Nó được ký kết độc lập với quân đội Đức, nhưng tổng tư lệnh lục quân Đức thời gian đó là tướng Von Seeckt đã ngấm ngầm có những quan hệ bán chính thức với Hồng quân. Những cuộc tiếp xúc đầu tiên bắt đầu từ mùa thu năm 1919, nhưng quan hệ tích cực hơn diễn ra vào các năm 1921, 1922. Người Nga tìm cách sử dụng công nghệ Đức để sản xuất vũ khí, còn người Đức thì “lách luật”, né khỏi Hiệp ước Véc-xay để thử nghiệm những vũ khí mới cần thiết cho tái vũ trang trên đất Nga. Một vài nhà máy vũ khí của Đức được xây dựng trên đất Nga. Từ năm 1924 đến năm 1932, có các trại huẩn luyện xe tăng (ở Kama), máy bay (ở Lipetxcơ), hơi độc (Xaratốp) của Đức được xây dựng trên đất Liên Xô. Quân đội Đức có ở Liên Xô một “trung tâm chỉ huy Mát-xcơ-va” (Zentrale Moskau). Nhưng tất cả những hoạt động này, và cả cái trung tâm này bị triệt tiêu khi bắt đầu thời kỳ Hit-le cầm quyền.
Thời kỳ này còn là thời kỳ hợp tan của hàng loạt những liên minh to nhỏ, đều nhằm mục tiêu hướng tới một nền an ninh tập thể. Từ 1923 đến 1925 là thời kỳ mà sớm hay muộn, các nước phương Tây và cả Nhật Bản, công nhận Liên Xô là một thực thể của pháp luật quốc tế.
Ngày 19 tháng Mười một năm 1925, Đức gia nhập Hội quốc liên, một bước cuối cùng của quá trình biến Đức từ kẻ tội đồ của thế chiến I thành một quốc gia đáng gờm, không bị hạn chế. Thời gian này còn được đánh dấu bằng sự xích lại gần nhau của Đức và Pháp.
3. Hiệp ước Đức – Balan năm 1934.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Józef Beck (4 tháng Mười năm 1894 – 5 tháng Sáu năm 1944)
Sự kiện quan trọng nhất trong câu chuyện của chúng ta có lẽ là việc Hít-leĐảng quốc xã của y lên cầm quyền. Ngày 30 tháng Giêng năm 1933, Hít-le trở thành Thủ tướng nước Đức. Thời điểm đó Chính phủ của y chỉ có thêm hai đảng viên Đảng quốc xã là Goering và Frick Von Papen là phó Thủ tướng, ngoài ra còn có thêm Von Neurath giữ chức ngoại trưởng. Nhưng nhanh chóng Hít-le đã biến Chính phủ của mình thành Chính phủ độc tài, như chúng ta đã biết.
Thời gian này cũng là thời kỳ của các Hiệp ước an ninh tập thể, hâu như là thất bại, nhằm giảm đi cái vai trò vốn đã không mấy quan trọng của Hội quốc liên. Một trong những ví dụ điển hình là việc Mút-xô-li-ni hô hào ký “Hiệp ước tay tư” giữa Italia, Anh, PhápĐức, chủ yếu là nhằm điều chỉnh lại bản đồ châu Âu đang bất lợi cho ItaliaĐức. Nhưng vì sự quân phiệt hóa ngày càng rõ nét của hai nước ItaliaĐức, đồng thời các Chính phủ Tổng thống Dalalier (Pháp), Thủ tướng Mc Donald (Anh), thì có những lợi ích riêng lẻ khác không hòa đồng được. Giữa PhápBalan còn tồn tại Hiệp ước liên minh.
Ngày 19 tháng Mười năm 1934, Đức rút ra khỏi Hội quốc liên, đánh dấu bước đầu sự tan rã của tổ chức này.
Đôi điều về đại tá Beck. Ông sinh ngày 4 tháng Mười năm 1894 tại Vác-sa-va và chết ngày 5 tháng Sáu năm 1944 tại Stăneşti, Rumani. Là quân nhân, sau này là nhà ngoại giao kiêm chính khách, ông đã bỏ nhiều công sức trong việc đưa Balan có một mối quan hệ đối ngoại mềm dẻo giữa hai thế lực là ĐứcLiên Xô. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đại tá Beck là ủy viên Tổ chức quân sự Balan được Pilsudski thành lập năm 1914. Trong năm 1924, ông đã hoạt động để Chính phủ của Pilsudski được thành lập có quyền lực trên thực tế. Trong các năm từ 1926 – 1930 Beck làm việc tại Bộ ngoại giao Balan và từ năm 1930 đến 1932, là phó Thủ tướng Balan, kiêm bộ trưởng Ngoại giao từ tháng Mười một năm 1932 và giữ cương vị quan trọng đó trong Chính phủ Balan đến tận khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Ở Bộ ngoại giao, ông ta thay chân cho cựu bộ trưởng Zaleski, một người thích các biện pháp phi dân chủ. Tuy nhiên, Beck lại luôn ngờ vực những chính sách của người Pháp, nhất là thái độ không kiên quyết của họ thời Laval.
Một trong những thắng lợi của Đức là việc ký kết một tuyên bố không xâm lược với Balan ngày 26 tháng Giêng năm 1934, có giá trị trong mười năm. Beck, vốn bất bình với “Hiệp ước tay tư” (gạt Balan ra ngoài không có quyền lợi gì), tìm cách cân bằng giữa ĐứcLiên Xô, bằng những việc tiếp xúc liên tục với lãnh đạo các nước khác nhau, nhất là các cường quốc. Tháng Tư, và cả vào tháng Chạp năm 1933, ông ta đã bí mật đề nghị với Pháp một chiến dịch ngăn ngừa đánh vào chủ nghĩa Hít-le. Khi bị Pháp từ chối, ông ta quay sang Đức và đề nghị ký với Đức một Hiệp định. Trong năm 1933, có nhiều cuộc đụng độ quân sự nhỏ trong quan hệ ĐứcBalan, nhất là khi Balan tăng cường quân đội đồn trú ở bán đảo Westerplatte, trên lãnh thổ Dantzig ngày 6 tháng Ba năm 1933. Ngày 4 tháng Năm năm 1933, Hít-le tuyên bố với báo chí là đã có cuộc họp với công sứ BalanBéclin, ông Wysoki, bạn thân của Đại sứ Pháp tại Đức, Francois – Poncet, vì thế bị coi là thân Pháp. Sau đó, Lipski thay Wysoki tại Béclin.
Ngày 16 tháng Mười một năm 1933, Hít-le gặp Lipski, đã có một thông báo rằng hai bên sẽ không sử dụng vũ lực trong mối quan hệ với nhau. Ngày 27 tháng đó, một dự án Hiệp ước hòa bình được bộ trưởng Đức Von Molke trình cho nguyên soái Pilsudski. Ngày 4 tháng Giêng năm 1934, Lipsky trình một bản dự án của Balan trả lời cho dự án của Đức, mà chính những dự thảo dự án này đã được đại tá Beck trong khi đi Genève đã rẽ qua Béclin ngày 13 tháng Giêng và có được những thỏa thuận bí mật với Chính phủ quốc xã. Tại sao những thỏa thuận này cần bí mật? Đó là vì trong nội bộ nước Đức có những thế lực Phổ căm ghét Balan, đồng thời thế lực Balan thân Pháp còn mạnh. Thậm chí ngày 25 tháng Giêng (trước hôm ký Hiệp định một ngày), Lipsky còn tuyên bố với đồng nghiệp Tiệp Khắc tại Đức, ông Mastny rằng không đời nào có chuyện “ác” như vậy. Hòa ước được ký kết, tuyên bố “hai Chính phủ muốn mở đầu một giai đoạn mới trong mối quan hệ chính trị hoàn toàn hòa bình… hai Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của nhau và sẽ bao giờ sử dụng vũ lực trong giải quyết những bất đồng”. Bản tuyên bố có giá trị trong 10 năm, và sẽ không làm thay đổi hiệu lực của các Hiệp ước đã ký trước đây.
Trong nội dung của Hiệp định không hề chống lại nước Pháp, nhưng rõ ràng với hoàn cảnh của Balan, thì đó là một việc không khôn khéo. Về danh chính ngôn thuận, thì đó là việc làm không “fair play” với đồng minh Pháp, dù là Pháp còn chưa quyết đoán được chính sách với Đức. Đại sứ Pháp tại Đức Francois – Poncet nói: “Thái độ của Balan đối với chúng tôi và nhất là thái độ của Đại tá Beck, bộ trưởng ngoại giao Balan, không phải là thái độ của một người bạn, mà là của kẻ thù đích thực”.
Như vậy bằng Hiệp ước này, Balan đã đặt một chân vào thảm họa diệt vong.
4 - Liên Xô trên trường quốc tế trong những năm 1930. Nỗ lực của nước Pháp trong ngăn chặn chiến tranh.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Thủ tướng Pháp Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934)
Trước năm 1930, quan hệ Pháp – Xô rất xấu (cũng có thể do Hiệp ước Đức – Xô tháng Tư năm 1926?). Nhưng từ năm đó trở đi, quan hệ có được cải thiện hơn. Ngày 29 tháng Mười một năm 1932, Hiệp ước tương tự đã được ký kết giữa hai nước Pháp – Xô. Từ đó trở đi, mối quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều, nhất là những giao lưu trao đổi về quân sự.
Xin quay một chút sang nước Pháp. Để đối phó với sự nguy hiểm ngày càng tăng từ phía nước Đức quốc xã, mà nước Pháp cũng đang cố gắng có được những hành động tăng cường an ninh tập thể, vai trò chủ yếu thuộc về Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa, Louis Barthou (25 tháng Tám năm 1862 – 9 tháng Mười năm 1934). Ông ta đề ra một kế hoạch dự định thực hiện trong xuân – hè năm 1934. Theo kế hoạch, nước Pháp cần hướng mạnh về phía Đông. Không trông cậy gì được vào chính sách biệt lập của nước Anh, ông ta định quay sang ItaliaLiên Xô. Nhưng ông ta, về đối nội, là người chống cộng lại vẫn tin tưởng ở Hồng quân hơn là quân đội Italia. Ngày 16 tháng Năm năm 1934, ông có cuộc gặp quan trọng với Ủy viên nhân dân ngoại giao Xô-viết Lítvinốp tại Genève. Tháng 6, ông thăm một số nước Đông Âu và Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng Sáu, ông lại gặp lại Lítvinốp và trình bày kế hoạch “Hiệp ước phương Đông” chứa đựng những nội dung đi đến một liên minh quân sự Pháp – Xô thực sự. Đáng tiếc, những nỗ lực của ông chỉ đưa đến một kết quả duy nhất là việc ủng hộ mạnh mẽ cho Liên Xô gia nhập Hội quốc liên ngày 18 tháng Chín năm 1934, với 32/42 phiếu bầu. Ngày 9 tháng Mười năm đó, xảy ra một sự kiện nghiêm trọng. Thủ tướng Pháp Louis Barthou tiếp vua Alexandr của Nam Tư tại Marseille và cả hai cùng bị tổ chức khủng bố người Crôatia thân quốc xã “Oustacha” ám sát. Chính cái chết của Barthou đã chấm dứt những cố gắng của nước Pháp trong việc ngăn ngừa cuộc chiến tranh đến đã quá gần. Người kế vị ngai vàng Nam Tư, hoàng tử Paul, nhanh chóng xích lại gần nước Đức phát-xít. Thủ tướng mới của Pháp, Pièrre Laval (lên từ ghế ngoại trưởng thay Barthou) làm ra vẻ tiếp tục chính sách của ông, nhưng trên thực tế, là người có lập trường xoa dịu và hòa hoãn với phát-xít. Paul – Boncour nói: “Tôi nghĩ rằng không phải ngay một lúc ông ta đã đi theo tiến trình sẽ đưa ông ta đến các lập trường sau này. Thiên về kinh nghiệm chủ nghĩa hơn là lý thuyết giáo điều, ông ta chuyển biến dần theo hướng khác, tiếp tục dung hòa Hội quốc liên và các liên minh phương Đông của Pháp lúc đấy đang được đưa vào Hội. Ngay khi việc trừng phạt đang rộ lên ông ta vẫn còn tỏ ra bái phục Hội quốc liên và do đó gây ảo tưởng rằng ông ta vẫn tiếp tục những chính sách cũ”. Trong khi Barthou muốn thành lập một liên minh thực tế và có hiệu quả và khi cần thiết đã biết chống lại ảnh hưởng của Anh thì Laval lại thi hành chính sách hòa giải với tất cả mọi người, bằng một loạt thỏa hiệp ít nhiều bị khập khiễng. “Thay vì một chính sách lớn, với Laval người ta bước vào thời đại của những cuộc mặc cả ngắn hạn”. Đáng tiếc, điều này quá đúng và, ngay cả Liên Xô trong thời kỳ đó cho đến trước chiến tranh, cũng đã rơi vào những cuộc mặc cả ngắn hạn như thế.
5 - Hội nghị Munich và sự thôn tính nước Tiệp Khắc
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bản đồ vùng Xuyđét (Sudètes)
Sở dĩ tại sao phải nói một chút về giai đoạn này, mặc dù nó không liên quan gì đến sự kiện Katyn, nhưng dù sao cũng góp phần làm rõ hơn những âm mưu và nước cờ của nước Đức phát-xít.
Cho đến giữa năm 1937, nổi lên vấn đề kiều dân Đức ở Xuyđét (Sudètes), đông khoảng 3.200.000 người. Việc sáp nhập vùng đất này thuộc nước Tiệp Khắc được Hítle đặt lên hàng đầu trong chương trình của nước Đức. Thực chất, kiều dân Đức ở đây chưa hề có ý định muốn được gắn bó với đế chế Đức cho đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ chung sống hòa thuận với cư dân người Séc và Xlôvakia. Vùng này Chính phủ Tiệp Khắc đã xây dựng nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng quan trọng và biến vùng này trở thành một vùng công nghiệp hóa cao của đất nước.
Nhưng tình thế năm 1937 lại khác. Đảng Sudèten Deusche Partei (Đảng của người Đức ở Xuyđét) do Konrad Henlein cầm đầu, nắm 70% ghế trong Quốc hội của vùng, lại có xu hướng thân quốc xã rõ rệt. Việc thành lập chính quyền tự trị, trong đó những công chức biết tiếng Đức được xúc tiến. Ghi nhận quyền lựa chọn sinh sống dưới chính thể Tiệp Khắc hay Đế chế Đức của kiều dân Đức.
Một loạt hoạt động quân sự, chủ yếu là tổng động viên và tập trung quân ở biên giới hai nước Đức - Tiệp diễn ra trong năm đó và đầu năm sau, phía quân đội Tiệp là đêm ngày 20, rạng sáng ngày 21 tháng Năm năm 1938. Người ta đặt câu hỏi phải chăng điều này là do lời khuyên của phía Liên Xô, lúc đó cũng rất muốn giúp đỡ nước Tiệp để chống lại nước Đức phát-xít đang muốn bành trướng?
Chính phủ Anh cũng đã có những can thiệp mạnh mẽ do đó Hítle đã không hành động dù hắn ta rất bực bội. Còn Chính phủ Pháp của Daladier (ngoại trưởng Pháp giai đoạn này là Georges - Bonnet) thì có xu hướng ôn hòa.
Việc thôn tính vùng Xuyđét, đối với Đức quốc xã, chỉ còn là ngày một ngày hai.
Thông tin quan trọng trong phần này, là thái độ của Liên Xô như thế nào? Ngày 12 tháng Năm năm 1938, ngoại trưởng Pháp Bonnet xin gặp Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô Lítvinốp ở Giơnevơ (Genève). Chính phủ Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ nước Tiệp Khắc nếu như Balan và Rumani đồng ý để cho Hồng quân Liên Xô đi qua lãnh thổ của mình. Nhưng Balan đang thi hành một chính sách ngoại giao hết sức liều mạng và nguy hiểm, là chọn phương án đối đầu cả Liên Xô và Đức, trong khi vẫn đang hy vọng vào sự bảo trợ của nước Pháp, là nước mà dần dần người ta sẽ thấy, bảo vệ chính mình còn chưa xong. Quan trọng hơn cả là họ đang bất hòa với Tiệp Khắc. Còn Rumani, vẫn đang lo lắng về vùng Bétxarabi (năm 1940 bị cắt về lãnh thổ Mônđavi xô-viết). Trên thực tế, nước Rumani có thể cho quân Liên Xô đi qua nhưng họ chỉ có duy nhất một con đường sắt rất tồi, và họ cho phép máy bay Liên Xô bay qua vùng trời của mình sang Tiệp. Trên thực tế, Liên Xô biết rõ tình thế đó và rõ ràng đây là nước cờ “tuyên bố nhưng không hành động” khá rõ nét. Tuy nhiên trên thực tế, trong thời gian diễn ra Hội nghị Munich đã có 200 máy bay chiến đấu Liên Xô có mặt trên đất Tiệp Khắc, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn những hành động cụ thể của Chính phủ Liên Xô trong tình thế ai cũng phải đi trên dây trong giai đoạn này.
Ngày 23 tháng Chín năm 1938, Phó Ủy viên nhân dân ngoại giao Liên Xô Pôtemkin thông báo cho phía Balan rằng, Liên Xô sẽ hủy bỏ Hiệp ước không xâm lược với Balan đã được ký ngày 25 tháng Bảy năm 1932, nếu như Balan xâm lược Tiệp Khắc (Ý đồ này đã trở nên hết sức rõ rệt). Cũng trong thời gian này lại diễn ra thỏa hiệp giữa một bên là Đức, bên kia là Anh – Pháp theo đó, bất cứ một lãnh thổ nào có trên 50% dân cư nói tiếng Đức sẽ được sáp nhập vào Đức! Ngày 21 tháng Chín năm 1938, Anh và Pháp thông báo với Tiệp là nếu có ý định kháng cự, họ sẽ không được ai ủng hộ cả. Đây là một sự bội ước ghê gớm của Chính phủ hai nước, nhất là Pháp, với thành viên liên minh của mình.Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Hội nghị Munich
Và thế là với những diễn biến như trên, ngày 29 tháng Chín năm 1938, đã diễn ra Hội nghị Muních, với sự tham gia của Đức, Pháp, Anh, Italia. Tệ hại nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Tiệp Khắc đã bị hy sinh vì “hòa bình”. Đồng thời, chính Hội nghị này đã cho thấy manh nha âm mưu “xử lý” Hunggari và nhất là Balan - đối tượng nghiên cứu chính của chúng ta ở đây. Trong quyết định của mình, hội nghị còn có một phụ lục nữa liên quan đến những kiều dân Balan và Hung ở Tiệp, sẽ liên quan sâu hơn đến những hành động của Balan sau này: “Vấn đề dân tộc thiểu số Balan và Hung ở Tiệp Khắc, nếu không được giải quyết bằng hiệp định giữa các Chính phủ hữu quan trong vòng 3 tháng, thì sẽ là mục tiêu cho một cuộc họp khác của Chính phủ 4 cường quốc đang họp cuộc họp hôm nay”.
6 – Những cố gắng ngăn chặn cuộc chiến tranh ở ngay trước mặt
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bản đồ vùng Silésie
Ngày 7 tháng Mười một năm 1938, bí thư thứ ba sứ quán Đức tại Paris Ernst Von Rath bị Herschel Grynspan một người Đức Do thái gốc Balan ám sát chết. Sự kiện này chính là cái cớ cho làn sóng bài Do thái và sau đó là thái độ thù địch với Balan ở nước Đức.
Sau hội nghị Munich, Liên Xô hết sức chống đối Pháp (có tin đồn rằng chính Liên Xô đã ủy quyền cho Daladier đại diện tại Hội nghị, nhưng tờ Pravda đã đưa ra cải chính tin đồn này). Liên Xô cho rằng Pháp đã quá tệ bạc và bội ước. Liên Xô đang làm cho người ta tin rằng, chính họ chứ không có ai cả, tin vào các biện pháp an ninh tập thể đã được vạch ra trước đó mấy năm bởi một người Pháp (Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa, Louis Barthou).
Sau Hội nghị Muních, là thời gian tan rã của nước Tiệp Khắc. Xuyđét bị sáp nhập vào Đức. Nhiều vùng lãnh thổ phải tổ chức trưng cầu dân ý về việc ở lại với Tiệp hay bị sáp nhập. Nhân cơ hội này, Đại tá Beck muốn sáp nhập vùng Silésie de Teschen vào Balan. Từ năm 1937, họ đã bãi bỏ hiệp ước không xâm lược ký với Tiệp năm 1924, và sau 6 tháng từ khi bãi bỏ, Hiệp ước cho phép họ tự do hành động. Họ cho rằng Tiệp Khắc đã “bạc đãi” dân Balan ở vùng này.
Ngày 19 tháng Chín năm 1938, Beck trình bày ý định của Balan đối với vùng Teschen.
Hai ngày sau, ngày 21, Chính phủ Balan chính thức bãi bỏ hiệp định Balan - Tiệp về người thiểu số năm 1925 và chính thức đòi lại vùng Teschen. Quân đoàn Silésie được thành lập ở Vácxava vì mục đích chiếm vùng đất này.
Liên Xô lên tiếng, dọa sẽ xóa bỏ Hiệp ước không xâm lược năm 1932 đối với Balan. Pháp cũng dậm dọa Balan. Nhưng thế đã quyết, Balan kiên quyết đứng về phía Đức. Sau hội nghị Munich mà Beck không được mời dự, cho là mình bị xỉ nhục và đã gửi cho Chính phủ các nước tham gia hội nghị một tối hậu thư rất thô lỗ vào ngày 30 tháng Chín, các yêu sách về lãnh thổ của Balan “phải” được phía Tiệp Khắc chấp thuận trước ngày 1 tháng Mười, và nước Tiệp Khắc cô độc, đã phải chấp nhận. Từ 1 giờ sáng ngày hôm đó, quân Balan vượt sông Olza tràn vào lãnh thổ Teschen của nước Tiệp, chiếm được 1000 ki-lô-mét vuông với số dân 230.000 người.
Ghê gớm hơn, Balan tiếp tục muốn chiếm lãnh thổ Ucraina vùng nam Cácpát, vì cho rằng vùng này có những ổ hoạt động có ảnh hưởng đến phong trào chống chính quyền của cộng đồng người Ucraina ở Balan. Hítle đã không đồng ý với mưu đồ này nên Beck tạm dừng lại.
Như vậy, sau hội nghị Munich, đại tá Beck đã tưởng rằng Balan “đã là một cường quốc” có thể tham gia vào thôn tính nước Tiệp Khắc, và thi hành chính sách thân, gần như là chư hầu với quốc xã, đẩy mình vào thế thù địch với Pháp và nhất là với Liên Xô.
Trong cuộc gặp giữa ngoại trưởng Von Ribbentrop với đại sứ Balan tại Đức Lipsky, phía Đức vẫn nhấn mạnh tính bền vững của hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa hai nước Đức – Balan.
Nhưng cũng chính thời gian này mà âm mưu của nước Đức quốc xã đối với Balan đã thể hiện khá rõ nét.
Trong tháng Mười một, hàng loạt người Balan nói tiếng Đức di cư về Đức. Cũng trong tháng này, Đức trục xuất 15.000 người Balan gốc Do thái về Balan.
Từ tháng Mười, Đức đã “nhẹ nhàng” nói về vấn đề thành phố Đăngdích (Dantzig). Ngày 24 tháng Mười, Von Ribbentrop nói với đại sứ Balan tại Đức Lipsky rằng thành phố Đăngdích tự do cần phải được sáp nhập về Đức. Đức còn muốn xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua đất Balan đến đó và tuyến đường sắt này phải được hưởng quy chế tài phán lãnh sự của Đức. Ngược lại Balan sẽ có một cảng miễn thuế tại Đăngdích và được xây dựng một tuyến đường sắt tương tự của mình đến thành phố này. Bù lại, hai bên sẽ kéo dài hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau ký năm 1934 không phải là 10 năm nữa mà là 25 năm. Đạt được như vậy, quan hệ Đức – Balan sẽ tốt đẹp y như quan hệ Đức – Italia!
Lipsky vội vàng về nước báo cáo với Beck, ông ta hứa sẽ xem xét nhưng kiên quyết chống lại đề nghị sáp nhập Đăngdích vào Đức. Chính quyền Đức như đã nói, hết sức “nhẹ nhàng” và không đặt lại vấn đề nữa. Có lẽ với Đức, mọi chuyện của đất nước Balan gần như đã an bài.
Nhưng Beck hình như cũng đã nhận ra lờ mờ tình thế của đất nước, và tìm cách xích lại gần Liên Xô. Tháng Mười năm 1938, đại sứ Balan tại Mátxcơva ông Grzybowsky đề nghị ký kết một hiệp ước hữu nghị mới trên cơ sở hiệp ước không xâm lược được ký năm 1932. Ngày 24 tháng Mười một hiệp ước được ký kết, công bố hai ngày sau đó. Hai bên tuyên bố tán thành việc trao đổi thương mại. Các hiệp định thương mại được đàm phán và ký kết vào ngày 10 tháng Hai năm 1939.
Ngày 5 tháng Giêng năm 1939, đại tá Beck được Hítle mời đến Berchtesgaden. Trong cuộc hội đàm, hai bên đã nhấn mạnh sự thù địch chung chống Liên Xô. Nhưng đồng thời Hítle lại nêu vấn đề Đăngdích và đường sắt hành lang, đồng hời hứa hẹn là sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề theo hướng “việc đã rồi”. Khi về, Beck thỏa mãn được việc liên minh với Đức để chống Liên Xô, nhưng lại bị đẩy vào thế phải “quyết” về thành phố Đăngdích. Ông ta không thổ lộ gì với Pháp dù giữa họ còn tồn tại một liên minh.
Sau chuyện này, Léon Noël (1888 – 1987, Đại sứ Pháp tại Balan từ 1935 đến 1940, sau này tham gia Chính phủ kháng chiến của Thống chế Charles De Gaulle) đã nói: “Không có gì mù quáng hơn điều mà Beck đã làm!”.
Cuối tháng Giêng, ngoại trưởng Đức Von Ribbentrop thăm Balan, là chuyến thăm chính thức đầu tiên (và cũng là cuối cùng) của một chính khách cao cấp quốc xã tới Balan. Hắn ta khẳng định tình hữu nghị giữa hai nước và tính bền vững của những gì hai bên đã ký kết. Đồng thời hắn cũng thăm dò Beck xem khả năng cùng đánh Liên Xô, với mục tiêu rõ rệt là chiếm Ucraina, có được không? Vì đang ở trong tình thế “Đăngdích”, nên Beck đã lịch sự từ chối cả hai vấn đề trên. Ông ta vẫn chưa hiểu tất cả chỉ là đòn gió của phía Đức mà thôi.
Ngày 15 tháng Ba, nước Tiệp Khắc hoàn toàn tan rã, vùng Rutheni nam Cácpát bị sáp nhập vào Hunggari, vùng Memel bị sáp nhập tiếp vào Đức, làm cho tình thế nước Balan trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguy hiểm xuất hiện rõ nhất là trong cuộc hội đàm diễn ra vào các ngày 26 và 27 tháng Ba năm 1939 giữa Lipsky và Von Ribbentrop, Balan “bị buộc” phải gia nhập vào liên minh chống Liên Xô, đồng thời những yêu sách về Đăngdích được đặt lại lên bàn với áp lực ngày càng tăng. Ngày 29 tháng Ba, một cuộc biểu dương lực lượng của Hải quân quốc xã được tiến hành tại biển Bantích. Ngày 28 tháng Ba, Beck tuyên bố sẵn sàng dùng chiến tranh chứ không nhượng bộ về Đăngdích, nhưng ngược lại ông ta lại đánh tiếng với Đức rằng, chính ông ta chứ không phải ai khác, mới có thể duy trì tình thân hữu của Balan với nước Đức quốc xã bất chấp dư luận nhân dân Balan trong nước.
Đại tá Beck chỉ đạo vội vã tìm kiếm sự ủng hộ từ Anh và Pháp, và đã đạt được những tuyên bố từ phía hai “ông kẹ” này. Nhưng chính điều đó lại tạo cớ cho Đức. Quốc vụ khanh Đức Von Weizsacker đã tuyên bố những thỏa thuận Anh – Balan ngày 6 tháng Tư là trái với những gì Balan đã ký kết với Đức!
Trong giai đoạn này, phải nói đến một người có những cố gắng rất lớn cho hòa bình. Người đó không phài là I. Xtalin, mà lại là cố Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt. Ngày 14 tháng Tư, Ông đã đọc một bài diễn văn ở Ủy ban thống nhất liên Mỹ, nói rõ: “Vấn đề đặt ra là trên thực tế cần phải biết liệu nền văn minh của chúng ta có bị lôi kéo vào một cơn lốc bi thảm của chủ nghĩa quân phiệt vô hạn độ được đánh dấu bằng các cuộc chiến tranh định kỳ, hay chúng ta biết duy trì lý tưởng hòa bình, tự do cá nhân và văn minh vốn là nền tảng của cuộc sống chúng ta”. Hai ngày sau ông gửi cho Hítle và Mútxôlini hai bức thư cá nhân, đề nghị họ khẳng định trong 10 năm tới sẽ không xâm lược 29 quốc gia mà ông liệt kê trong thư. Nếu họ đồng ý, ông sẽ có đề nghị tương tự tới 29 quốc gia đó và Hoa Kỳ sẽ tham gia vào việc giải trừ quân bị và việc phân chia nguồn lợi nguyên liệu giữa các quốc gia.
Những động thái này, không được Hítle hoan nghênh. Chính Roosevelt cũng không hy vọng nhiều vào những hành động của mình, mà chỉ nhằm làm cho những nước trong cuộc, ở châu Âu, nhất là Anh và Pháp, nhận rõ âm mưu và thái độ hiếu chiến của Hítle.
Ngày 28 tháng Tư, Hítle đọc trước Quốc hội Đức một bài diễn văn dài, lấy cớ là đã có những cuộc hội đàm Anh – Balan, và sau đó thì nước Đức đã chuẩn bị cho kế hoạch Weiss (được Keitel ký ra lệnh cho quân đội Đức ngày 3 tháng Tư) - kế hoạch đánh chiếm Balan vào ngày 1 tháng Chín năm đó.
Ngày 22 tháng Năm, Đức và Italia ký Hiệp ước - được gọi là “Hiệp ước Thép”, làm cơ sở hình thành phe Trục sau này.
Từ đây, những diễn biến của tình hình chỉ là việc ngăn không cho một cuộc Đại chiến thế giới mới không xảy ra quá nhanh mà thôi, dù trên thực tế bên nào cũng hình dung rõ nét về nó lắm rồi.
Cuộc chiến tranh đang đến quá gần làm cho các nước phương Tây cũng như Hítle muốn lôi kéo Liên Xô đứng về phía mình. Cho đến tháng Tám năm 1939 Liên Xô vẫn chưa có được một sự lựa chọn nào cả. Về phần mình, Liên Xô được ngăn cách với nước Đức ở Balan và Rumani, do đó việc tham gia bất cứ một liên minh chống Đức nào, Liên Xô cho là nguy hiểm và chưa cần thiết. Trong khi đó về ý thức hệ, Liên Xô cũng khó có thể gần gũi hơn được với Anh, Pháp… và thấy gần gũi hơn, muốn bảo vệ các nước dân chủ châu Âu như Tiệp Khắc. Ngày 11 tháng Ba năm 1939, trong diễn văn được đọc tại Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô - Mátxcơva, Manuilxki đã tuyên bố: “Kế hoạch của giai cấp tài sản phản động Anh là hy sinh các quốc gia nhỏ bé ở đông nam châu Âu cho phát-xít Đức, hướng Đức sang phía Đông để đánh bại Liên Xô, nhắm lấy chiến tranh phản cách mạng để ngăn chặn sự tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô”. Cho đến nay, cái vế đầu “Kế hoạch của giai cấp tài sản phản động Anh là hy sinh các quốc gia nhỏ bé ở đông nam châu Âu cho phát-xít Đức, hướng Đức sang phía Đông để đánh bại Liên Xô…” đã chứng minh với lịch sử là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng nếu Đức thắng Liên Xô, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Đức chiếm nốt cả nước Anh không mấy khó khăn!
Chính vì hướng về các nước dân chủ, nên ngày 19 tháng Ba, Liên Xô phản đối việc chia cắt làm tan rã nước Tiệp Khắc. Đồng thời Liên Xô bắt đầu đã có các cuộc hội đàm với nước Anh. Liên Xô đề nghị một cuộc hội đàm giữa những nước có liên quan nhất đến tình hình: Liên Xô, Anh, Pháp, Balan, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng vì nhiều lý do mà đề nghị này không thành công, những lý do này không cần viết ra chúng ta đều đã biết là mỗi nước đều có những vấn đề và cách giải quyết riêng của mình.
Nhìn chung trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, nhưng những cố gắng của các bên vẫn rất kỳ lạ và đi theo những chiều hướng khác nhau, như những con kiến cùng kéo một miếng thức ăn, mỗi con đi về một hướng, nhưng lại làm cho tình hình chung đi về cái hướng tàn bạo và khốc liệt: chiến tranh!
Người Anh phản ứng hết sức chậm chạp, ngược lại để trả lời “không!” thì người Xô-viết bao giờ cũng phản ứng hết sức nhanh chóng. Cả hai đều không có những dấu hiệu của thiện chí. Chỉ có người Pháp là vội, vì họ ở sát nách nước Đức. Nếu Đức đánh Balan, có nghĩa là chiến tranh. Mà chiến tranh, có nghĩa là Đức sẽ đánh nước Pháp. Pháp hoàn toàn chấp thuận một liên minh đầy đủ với Liên Xô, nghĩa là một trong hai nước bị đánh thì nước kia sẽ tham chiến. Còn Anh thì chỉ muốn Liên Xô đảm bảo cho trường hợp Balan và Rumani bị xâm lược, chứ không sẵn lòng tham chiến trong trường hợp Liên Xô bị tần công. Liên Xô thì muốn cả Anh và Pháp đều “được như Pháp”. Về phần mình, thật kỳ lạ, nước Balan của đại tá Beck thì phản đối mọi thỏa thuận có Liên Xô tham gia, và hơn nữa không ủng hộ bất cứ thỏa thuận nào bảo đảm cho Rumani. Đến tình thế này rồi, mà ông ta vẫn còn có những suy nghĩ kỳ lạ đến thế!
Ngày 18 tháng Tư, Ủy viên nhân dân ngoại giao Liên Xô Lítvinốp đề nghị một hiệp ước an ninh tập thể, gồm có 3 định ước: 1- Hiệp định tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa 3 nước; 2 - Một thỏa ước quân sự và 3 - Hiệp ước đảm bảo cho các quốc gia nằm giữa biển Bantích và biển Đen. Trong Hiệp ước an ninh này có sự đảm bảo không có sự ký kết các hiệp ước riêng rẽ khác của các nước thành viên. Nhưng đây mới chỉ là đề nghị vì ngay sau đó, Môlôtốp thay Lítvinốp (người luôn hướng về an ninh tập thể) làm Ủy viên nhân dân ngoại giao Liên Xô. Đây là sự kiện làm đình chỉ việc đàm phán ký kết Hiệp ước nói trên và đánh dấu sự thay đổi chính sách của Liên Xô.
Đến đây đã có được những nhượng bộ bước đầu của Anh, nhưng cũng không đi đến đâu vì một số những bất đồng, mà có thể do cố tình tạo ra. Ngày 27 tháng Năm, Anh và Pháp chấp thuận một dự án hiệp ước an ninh tập thể, Anh và Pháp sẽ tham chiến nếu Liên Xô bị xâm lược. Việc đảm bảo sẽ áp dụng với Balan, Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bỉ. Với các nước vùng Bantích như Estonia, Latvia, Anh muốn ký kết một nghị định thư riêng, nhưng Liên Xô lại khăng khăng đòi đưa những nước đó vào diện được đảm bảo trong cùng Hiệp ước. Đây chính là cái cớ để Liên Xô bác bỏ đề nghị này của nước Anh.
Ngày 1 tháng Bảy, Anh và Pháp lại đưa đề nghị mới, chấp nhận đề nghị của Liên Xô là đưa các nước Bantích vào diện được bảo đảm, có thêm Phần Lan trong số này – nhưng lại đưa thêm vào danh sách Thụy Sỹ và Hà Lan, vốn là hai nước không được Liên Xô chấp thuận ngay từ đầu. Và thế là các cuộc đàm phán lại quay về vạch xuất phát. Ngày 18 tháng Bảy, Anh và Pháp đồng ý bỏ hai nước trên ra khỏi danh sách, nhưng họ lại vấp phải những bất đồng khác, nhất là trong định nghĩa về một cuộc “xâm lược trực tiếp”, là cái cớ để hành động tham chiến sau này cho các quốc gia thành viên hiệp ước. Thế là câu chuyện lại chẳng đâu vào đâu.
Không thành công về Hiệp định chính trị, họ quay ra đàm phán về Hiệp định quân sự. Nhưng vấn đề lớn nhất là Liên Xô cứ khăng khăng trong việc, liệu Balan có cho phép Hồng quân đi qua lãnh thổ của mình hay không? Pháp và Anh lại sa lầy vào việc thuyết phục Balan, mà chúng ta và cả những lãnh đạo Liên Xô đều thừa biết chẳng đời nào Beck đồng ý điều đó. Ngày 21 tháng Tám, Daladier (Thủ tướng Pháp) chỉ thị cho Doumenc (Đại sứ Pháp) phải ký bằng được Hiệp ước với Liên Xô, về việc đi qua lãnh thổ Balan cũng được, bất chấp Balan có đồng ý hay không. Nhưng đã quá muộn, vì Liên Xô yêu cầu có được sự đồng ý chính thức của Balan. Ngày 28 tháng 8, Vôrôsilốp cho triệu Doumenc đến để thông báo rằng những điều kiện từ phía Pháp chuẩn bị là không đủ, và Liên Xô cần có câu trả lời chính thức từ phía Balan và Rumani. Thái độ của Balan thì hết sức rõ ràng: nguyên soái Balan Smigly-Rydz nói: “Với người Đức chúng tôi có nguy cơ sẽ mất tự do, nhưng với người Nga chúng tôi sẽ mất cả linh hồn!”.
Xin nhớ rằng, Hiệp ước Xô - Đức được ký ngày 23 tháng Tám năm 1939!
Quay lại với Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô ngày 10 tháng Ba năm 1939, Xtalin không hề đả kích mạnh mẽ Hítle và tập đoàn cầm quyền của y. Ông chỉ nói rằng sự yếu kém của các nước phương Tây chính là nguyên nhân chính của những hành động bạo lực của Đức. Ông ta cũng chi ra rằng, không có căn cứ để xác định chính sách thù địch với nước Đức của Liên Xô.
Ngày 3 tháng Năm, Môlôtốp được cử giữ chức Ủy viên nhân dân ngoại giao. Ngày 17 tháng Tư năm đó, đại sứ Liên Xô tại Đức Mêrêkalốp đã gặp Quốc vụ khanh Đức Von Weizsacker vừa đề ra mắt, trình quốc thư và đồng thời xúc tiến thực hiện những Hợp đồng đã ký kết, được thực hiện tại những xí nghiệp quốc phòng của tổ hợp Skoda (Tiệp) bây giờ đã thuộc về Đức. Trong cuộc hội kiến, ông ta đã nói khá rõ ràng là Liên Xô đã đang và sẽ không lợi dụng mối bất hòa Đức – phương Tây, và không có lý do gì để cho quan hệ Đức – Xô xấu đi cả! Ngoài ra sau đó Liên Xô còn có một số những động thái mới, trong khi chính Đức quốc xã lại e dè, sợ rơi vào một âm mưu gì đó của Liên Xô!
Nhưng dần dần thì họ cũng nắm được cơ hội. Họ đang chứng minh cho Liên Xô thấy rằng, về ý thức hệ, Đức và Italia gần gũi hơn với Liên Xô trong việc chống lại “bọn tư bản phương Tây”! Và trong mối quan hệ hỗ tương đó, Đức sẽ đem lại cho Liên Xô nhiều hơn là những gì mà nước Anh sẽ mang lại cho Liên Xô!
Ở đây còn một kẻ vội vã nữa: chính là bọn Đức quốc xã. Chúng đã quyết định tấn công Balan vào ngày 1 tháng Chín, nên phải quyết định nhanh. Ngày 23 tháng Tám năm 1939, Von Ribbentrop đến Mátxcơva – y được ủy quyền toàn quyền ký với Môlôtốp một Hiệp ước có hiệu lực ngay. Ngay đêm đó Hiệp ước được ký kết, cam kết không xâm lược lẫn nhau, không tham gia vào một liên minh nào chống lại nước kia, không ủng hộ bất cứ một nước thứ ba nào chống lại nước kia và giải quyết những bất đồng qua trọng tài. Nhưng Hiệp ước không quan trọng bằng nghị định thư bí mật đi kèm. Theo A. Rossi (“Hai năm liên minh Đức – Xô”) thì nghị định thư này gồm 3 chương chính:
Chương 1: các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô gồm Phần Lan, Estonia, Látvia. Những nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Đức có Lítva. Hai nước Đức – Xô công nhận quyền lợi của Lítva ở Vilna.
Chương 2: quy định ranh giới vùng ảnh hưởng của hai nước trên đất Balan, được vạch ra trên tuyến ba con sông Narép – Vixtuyn – Xan (Narew – Vistule – San) “Vấn đề liệu có nên, vì lợi ích của cả hai bên, duy trì một nước Balan độc lập và quy định các biên giới của nước này như thế nào, chỉ có thể được giải quyết trong diễn biến chính trị trong tương lai. Trong mọi trường hợp hai Chính phủ sẽ giải quyết bằng con đường thỏa thuận hữu nghị”.
Chương 3: ghi nhận sự quan tâm của Liên Xô đối với vùng Bétxarabi, và phía Đức quốc xã tuyên bố không có lợi ích chính trị nào ở khu vực này.
Xtalin đã nâng cốc chúc sức khỏe của Hítle: “Tôi biết là dân tộc Đức yêu mến vị Quốc trưởng của mình như thế nào; và tôi muốn được nâng cốc chúc mừng sức khỏe của ông ta”. Xtalin theo đuổi chính sách một nước Balan thu hẹp chỉ còn một dải đất mỏng dính kẹp giữa ông ta và Hítle, đủ để làm vùng đệm phòng thủ sau này.
Như vậy với Hiệp ước này, chính là thời khắc đánh dấu việc cuộc chiến tranh bùng nổ là không thể tránh khỏi.
7 – Thôn tính Balan – Bùng nổ cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Arthur Neville Chamberlain (1869 - 1940) Thủ tướng Anh
Từ đó trở đi, là thời gian của những sự kiện biên giới Đức – Balan, hầu hết do phía Đức gây ra. Đại tá Beck bình tĩnh một cách kỳ lạ. Ông ta ra tuyên bố lấy làm tiếc về việc Hiệp ước Đức – Balan bị phía Đức phá bỏ, và vẫn kiên quyết trong việc bảo vệ Đăngdích nhưng có vẻ không mấy cương quyết trong việc chuẩn bị chiến tranh. Trên thực tế, người dân Balan không hào hứng lắm với việc kháng chiến chống Đức. Theo nhiều tài liệu, Quân đội của Beck chỉ tuyển được có 700.000 quân trong số 3 triệu người trong tuổi động viên. Ngoài ra cho đến phút cuối cùng, Beck vẫn tin ở việc Đức không thể tấn công được trước cuối tháng Chín.
Ngày 30 tháng Tám, Đức lần cuối cùng đưa yêu sách 16 điểm, trong đó có việc thành phố tự do Đăngdích phải được sáp nhập vào Đức, Gdynia vẫn là của Balan nhưng bị phi quân sự hóa, và lập lại trật tự bảo vệ kiều dân Đức “đang bị vi phạm quyền lợi từ sau năm 1918”. Người Balan đã không nhận thức được những điều kiện đó, vì bây giờ tất cả phụ thuộc vào ý chí của Hítle: hoặc là Balan đầu hàng, hoặc chiến tranh!
Ngày 31 tháng Tám, Balan mới ra lệnh tổng động viên, thì đến 0 giờ ngày 1 tháng Chín, đất nước đã bị tấn công. Cùng lúc đó chính quyền thành phố Đăngdích tuyên bố tự sáp nhập vào nước Đức quốc xã.
Về quân sự, Balan không thể kháng cự được Đức. Đây là lần đầu tiên chiến thuật “Chiến tranh chớp nhoáng” (Blitzkrieg) được thử nghiệm thành công. Nhưng quân đội Balan cũng đã gây cho Đức những thiệt hại đáng kể.
Liên Xô bắt đầu động viên từng phần. Ngày 9 tháng Chín, Môlôtốp đánh tiếng với Đức là Liên Xô chuẩn bị can thiệp vào tình hình. Ngày 12 tháng Chín, ở Liên Xô có một chiến dịch báo chí rầm rộ về việc người Bạch Nga và Ucraina bị đối xử tồi tệ ở Balan.
Xin nhắc lại, từ tháng Năm năm 1939, Liên Xô đã tiến hành các cuộc giao tranh ở Khankhin Gôn, nhằm “dằn mặt” Nhật Bản. Và rõ ràng là Liên Xô đã hoàn toàn yên tâm về mặt này.
Ngày 17 tháng Chín năm 1939, viện cớ nội bộ nước Balan đã tan rã, các hiệp ước giữa Liên Xô và Balan đã không còn giá trị, nên quân đội Liên Xô tiến vào Balan để bảo vệ người Bạch Nga và Ucraina. Von Ribbentrop đã nói sự can thiệp của Liên Xô là hoàn toàn phù hợp với kế hoạch. Ngày 18 tháng Chín hai bên ra một tuyên bố chung Xô - Đức là việc hai nước liên minh quản lý nước Balan đã tan vỡ và cứu giúp nhân dân Balan. Nhưng đã xuất hiện những mầm mống đầu tiên của sự tan vỡ liên minh. Đức quốc xã không thiện cảm với chiến dịch của Liên Xô, tiến vào đất Balan mà chẳng vấp phải trở ngại nào, trong khi người Balan lại kháng cự kịch liệt ở phía Tây.
Ngày 22 tháng Chín, sau vài ngày thương lượng, ranh giới giữa hai nước được xác định nằm trên tuyến sông Pixa – Narép – Búc – Vixtuyn (tên Balan là Vixla) – Xan (Pissa – Narew – Bug – Vistule – San). Chính quyền Vácxava cố chống cự đến ngày 29 tháng Chín rồi thua hẳn. Thủ đô Balan nằm trong vòng kiểm soát của phát-xít Đức, từ bờ phải sông Vixtuyn (Vixla) thuộc về Liên Xô.
Như vậy cùng với sự tan rã của chính quyền Balan, Xtalin là từ bỏ ý định “nhân đạo” duy trì một những Balan “mỏng dính”. Ngày 27 tháng Chín, Von Ribbentrop đến Mátxcơva và ngày 28 ký một hiệp ước Xô - Đức mới, với một nghị định thư bí mật mới, trong đó quan trọng nhất là việc quy định lại ranh giới vùng chiếm đóng giữa hai nước, có lợi hơn cho Đức so với ranh giới ngày 22 tháng Chín vì không theo sông Vixla nữa mà theo sông Búc, đổi lại, Lítva sẽ chuyển sang vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Ranh giới này có lợi hơn cho Liên Xô so với nước Nga của thời kỳ năm 1795, vì như vậy Liên Xô sẽ có thêm vùng Galicie và cũng có lợi hơn so với tuyến biên giới Curzon năm 1920.
Tiếp đó là những sự kiện khác của cuộc Đại chiến, trong đó có các âm mưu chống lại Liên Xô của phát-xít Đức. Một trong những sự kiện tôi cảm thấy cần nhắc đến là yêu sách của Đức đối với Liên Xô về đường biên giới Đức – Xô, được phía Đức đưa ra vào thời gian mùa xuân năm 1941, và Liên Xô đã chấp thuận vào ngày 25 tháng Tư năm 1941, rút quân về phía biên giới cũ của mình, chính tuyến biên giới mà ngày 22 tháng Sáu năm 1941, Hítle cho quân tràn qua bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu quân sự lớn nhất trong lịch sử.
KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về những sự kiện lịch sử này. Về lịch sử mà nói, thì sự kiện Katyn là một tội ác của Bêria, nhưng chắc chắn có sự chỉ đạo của Xtalin. Trước Cách mạng tháng Mười, nước Balan nằm trong đế chế của Nga hoàng, như vậy có thể nói, nước Balan chưa bao giờ nguôi ý thức phản kháng với người Nga. Ngược lại, chắc hẳn người Nga cũng chưa thể quen ngay với việc nước Nga mất đi những khoảng đất lớn, như Balan và sau này, Tiểu Nga, Bạch Nga, các nước vùng Bantích và nhiều nữa… Hơn nữa như ở những phần đầu tôi đã trình bày, chính tại nước Balan cũng đã từng tồn tại những mưu đồ chống lại người Nga, thể hiện rõ nhất là những hoạt động của Bạch vệ Balan (gây rất nhiều tội ác) trong các vùng đất Ucraina và Bêlaruxia xô-viết thời nội chiến.
Sai lầm của chính giới Balan là ở chỗ họ đã có một thái độ thù địch quá rõ rệt với người Nga - khi mà không phải ai khác, chính chính quyền Xô-viết sau Cách mạng đã trả lại độc lập cho Balan, cũng như Phần Lan vậy. Cùng với tâm lý trên đây, sự thù địch quá rõ ấy đã đẩy họ vào thế hết sức bất lợi. Tiếp nữa, chính họ cũng là những người “yếu còn ra gió”, chưa lo được thân mình còn định đi chiếm đất của nước khác!
Lịch sử trong cùng một lúc xuất hiện đến ba “thằng đểu”. Người thứ nhất, chính là Thủ tướng Arthur Neville Chamberlain của Anh. Chính ông ta chứ không phải ai khác, muốn hướng cuộc chiến tranh của Đức sang phía Liên Xô.
Người thứ hai, là Xtalin. Đây là một người phức tạp và khó đánh giá. Ông ta rõ ràng là đúng khi tính toán chiến lược, vì nếu không chiếm được đất Balan làm vùng đệm thì Đức cũng chiếm, và thế thì còn nguy hiểm hơn. Cũng khó mà đoán được rằng liệu ông ta có tính toán cho việc sau này, Hồng quân Liên Xô sẽ tràn sang chiếm nước Đức, lập nên cả một hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu hay không, vì thế vụ thảm sát Katyn như tác giả của loạt 8 bài đưa ra là nhằm làm sạch hậu phương của Hồng quân sau này, có vẻ như là xa vời quá. Theo tôi, đó là hành động “làm sạch” hậu phương của Hồng quân vào chính thời điểm đó thì đúng hơn. Nhưng Xtalin phải chăng đã quá ngây thơ khi tin vào hứa hẹn của Hítle? Tôi đoán thời gian đầu thì có, nhưng càng về sau thì ông ta càng không tin nữa và gấp rút chuẩn bị chiến tranh. Ông ta đã không đoán được ngay từ đầu rằng, việc đánh Liên Xô là tất yếu, chứ không phải nước Anh trước! Thực ra, Xtalin còn tàn ác cả với chính những người Xô-viết bị cho là chống đối, thì đúng là việc “xử lý” những sỹ quan Balan đó, cũng không quá khó hiểu. Có thể nói những sỹ quan bị thủ tiêu đó là nạn nhân của chế độ độc đoán Xtalin. Chính trị đồng hành với tội ác.
Người thứ ba, một thằng đểu chính hiệu là Hítle. Hắn đã rất logic khi tính toán là cuộc chiến chống nước Anh sẽ “cù cưa”, còn nước Pháp thì không được tính! Vì thế để đảm bảo nguồn lực cho cuộc chiến đó, sẽ phải là lúa mì Ucraina, là quặng Ural, là dầu Bacu! Vì thế mà hắn tính toán kỹ đến từng nước cờ và rõ ràng trên bàn cờ chính trị giai đoạn trước Đại chiến, hắn là người thắng cuộc. Hắn chỉ tính sai một điều, đó là hắn không biết người Nga là ai!
Ngày hôm nay, người Nga đã chính thức xin lỗi người Balan vì sự kiện Katyn bi thảm trên. Nhưng gần đây, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam, cụ thể là trên mạng internet xuất hiện những bài báo còn chưa đầy đủ, phiến diện. Tôi muốn nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến nó như là một trong tổng thể những sự kiện nằm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, và nhất là nằm trong những sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Những nguyên nhân của Katyn phải được xem xét dưới góc độ lịch sử khách quan và trong mối quan hệ biện chứng với những sự kiện khác là nguyên nhân của cuộc Đại chiến. Tôi muốn cố gắng để đưa ra một nghiên cứu đầy đủ và khách quan nhất về sự kiện trên, là như thế. Xin giành lời cuối để tưởng niệm những nạn nhân của tội ác, và mong tội ác sẽ không còn diễn ra trên thế giới trong tương lai gần.
Đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, còn phải hoàn thiện nhiều. Hơn thế nữa nó cũng ngốn của tôi khá nhiều thời gian vì phải tìm lại sách cũ trong máy tính, đọc, dịch, tổng hợp chúng lại cho thành mạch xuyên suốt, nhưng không phải lúc nào cũng theo trình tự thời gian. Tôi cố gắng sắp xếp các sự kiện theo mạch logic của những hành động và nước cờ chính trị, vì thế có đôi chỗ có thể khó hiểu. Những nhận xét đánh giá nhiều khi còn chủ quan và chưa chính xác, vì thế những đóng góp xin gửi về email:
phuongnnlawman@gmail.com _______________
Theo các tài liệu:
Lịch sử quan hệ ngoại giaoJean Baptiste Duroselle (Histoire diplomatique de 1919 à nos jours, Paris, Dalloz, 1974, 871)
Hai năm liên minh Đức – Xô” – A. Rossi - bản tiếng Anh.
Các tài liệu trên Internet, wikipedia…

Blog của PhuongNN ở đây
Tải ebook ở đây
Ở file nén tải được, giải nén sẽ có 2 ebook:
- Dạng .pdf
- Dạng .prc
Quan hệ Liên Xô - Balan (lưu vong) trong chiến tranh
PhuongNN
Lược dịch từ pbs.org

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Thủ tướng Balan lưu vong Wladyslaw Sikorski
Khi Hồng quân đang chống đỡ những đợt tấn công của phát-xít Đức ở ngoại ô Mátxcơva thì bên trong tường điện Kremli, Xtalin đang phải tìm cách thiết lập quan hệ với người “đồng minh” mới xuất hiện: nước Balan lưu vong.
Dù đất nước bị chiếm đóng bởi người Đức, nhưng chính phủ Ba Lan lưu vong vẫn tồn tại ở London, do Tướng Wladyslaw Sikorski đứng đầu. Hiệp định Ba Lan – Liên Xô vào 30 tháng Bảy năm 1941 được ký, theo đó những người Ba Lan bị bắt giữ trước đó gần một năm sẽ được phóng thích khỏi các nhà tù của Liên Xô, nhưng trên thực tế có hàng ngàn sĩ quan Ba Lan đã mất tích. Trong tháng mười hai năm 1941, Sikorski đã gặp Stalin và hỏi ông về những người trường hợp mất tích đó. Nhà lãnh đạo Liên Xô trả lời, “ân xá tất cả mọi người và do đó, tất cả những người Ba Lan đã được trả tự do” Nếu có bất kỳ trường hợp mất tích nào đó, ông nói dối, là bởi vì họ đã đào tẩu. Hai người lãnh đạo sau đó đã ký một tuyên bố của tình hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa hai nước: cộng hòa Ba Lan (lưu vong) và Liên Xô.
Nhưng Stalin đã nói dối không chỉ về số phận của những sĩ quan Ba Lan mất tích, (biến mất do hoạt động của NKVD trong tháng 4 năm 1940), ông ta cũng đã nói dối về số phận của gia đình họ. Nhiều người trong số thân nhân của những sỹ quan Ba Lan bị sát hại vẫn còn đang sống ở những nơi như Kazakhstan, nơi họ đã bị tống đến lưu đày bởi NKVD gần hai năm trước đó.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Các sỹ quan Balan bị Đức quốc xã bắt năm 1939
Các nhà lãnh đạo phương Tây thừa biết rằng Xtalin và những thành viên còn lại của Bộ Chính trị Liên Xô gây ra các tội ác với những sỹ quan Balan, nhưng họ cần Hồng quân để tiếp tục chống Đức quốc xã. Vì vậy, các chính trị gia phương Tây đã cố gắng để tiếp tục làm việc với Xtalin, mà vẫn tỏ ra mặt là khó khăn. Tại một cuộc họp tháng mười hai với Anthony Eden, ngoại trưởng Anh, Xtalin đã đề xuất một thỏa thuận bí mật với người Anh. Theo đó, sau chiến tranh, ông ta muốn giữ lại một diện tích lớn lãnh thổ (Liên Xô đã chiếm trước thời điểm chiến tranh Vệ quốc nổ ra năm 1941) – gần như một nửa của nước Ba Lan. Khi Thủ tướng Winston Churchill nghe yêu cầu của Xtalin, ông từ chối thẳng thừng, nói với Eden rằng người Anh đã không bao giờ công nhận lời tuyên bố của Xtalin về chủ quyền với miền đông Balan và nhắc nhở ông (Eden hay Xtalin nhỉ?) rằng Liên Xô đã mua lại lãnh thổ đó đơn giản chỉ bằng “hành vi xâm lược trong thỏa thuận đáng xấu hổ với Hítle".

Bổ sung:

Người ta hay nói rằng "Ở Ba lan hiến pháp cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản", bạn tin điều đó là có thật?

Trích điều 13 hiến pháp nước cộng hòa Ba lan "Cấm tồn tại những đảng phái hoặc tổ chức theo đường lối cai trị độc tài của chủ nghĩa dân tộc xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản...."
Như vậy Ba lan có cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản hay không? 

Câu trả lời là: không! Mà đó là cách bịa đặt bóp méo ngôn ngữ của những kẻ chống cộng!
Đảng cộng sản vẫn được tồn tại và hoạt động hợp pháp tại Ba lan chừng nào họ chỉ theo đường lối cộng sản nhưng từ bỏ xu hướng cai trị chuyên chính vô sản! 
Tuy nhiên lịch sử Ba lan trong mối quan hệ các nước đồng minh trong quá khứ vô cùng phức tạp. Một trong những điểm nhức nhối là vụ tranh chấp biên giới dẫn tới rạn nứt lớn giữa Liên Xô và Ba lan vào thập niên 196x-197x khi Liên Xô đe dọa tấn công Ba lan, quân đội Ba lan kéo quân tới gần biên giới đông Đức cũ và tuyên bố "Nếu Liên Xô kéo quân sang Ba lan thì Ba lan sẽ đưa quân san bằng đông Đức.

Thêm vào đó là muôn vàn những nguyên nhân khác, trong đó tôi đã viết một bài giới thiệu sơ lược vào năm ngoái, mời các bạn tham khảo:


Vì sao Ba lan căm ghét cộng sản

30 Tháng 12 2012 lúc 13:57

Thời gian qua tôi đã nghe nhiều, đọc cũng nhiều các câu hỏi, các lời bình luận về sự sụp đổ của các nước trong khối XHCN ở đông Âu. Người thì cho rằng bởi vì dân họ đã chán ngấy chế độ cộng sản, người thì cho rằng vì họ quá đói nghèo và người thì cho rằng vì họ không có tự do. Riêng về Liên xô, có nhiều cách giải thích và tôi không định đi sâu về đề tài này. Mong rằng điều tôi viết ra đây sẽ giải thích được thắc mắc của nhiều bạn về vấn đề này và nó cũng lý giải vì sao ở một số nước đảng trước kia là đảng cộng sản đã từng bị mất ghế nay dần quay trở lại được lòng dân hơn.
**********************
Tôi không phải là một người nghiên cứu lịch sử, cũng không phải là một chính trị gia, càng không phải là một người bình luận viên chuyên nghiệp. Tôi từng học cùng người Séc, làm việc với người Đức, Ba lan,... tiếp xúc với người đông Đức và kể cả Hungari cũng là nơi mà gia đình dì của vợ tôi làm ăn sinh sống bên đó đã 30 năm. Vợ tôi cũng từng sống ở Paris thập niên 90 và bác ruột của cô ấy định cư bên đó từ gần 60 năm qua. Chính vì thế tôi được nghe rất nhiều phía và qua những điều mà họ kể lại với tôi, một phần khác tôi tham khảo bên ngoài, tôi sẽ xin trình bày với các bạn ở đây. Rất mong được sự đóng góp cho những thiếu sót, nếu có.
*********************
- Thứ nhất sơ lược về Liên xô:
Sự sụp đổ của Liên xô chủ yếu do sự cô lập từ bên ngoài, thêm vào đó mất đoàn kết nội bộ và phương tây đã lợi dụng nó để đánh sập. Trước kia vốn dĩ đã bị Mỹ và phương tây, kể cả Nhật bao vây cấm vận, sai lầm lớn nhất có chính sách thù địch với Trung quốc. Khi các nước khác tách ra khỏi sự kiềm chế ảnh hưởng của Liên xô, nhiều nước đã bộc lộ rõ sự căm ghét của họ vì quá khứ ở phần hai tôi sẽ trình bày. Và với một quốc gia bị cô lập như Liên xô thời đó, chỉ cần không có nội chiến xảy ra như chúng ta thấy đã là một điều kỳ diệu.
- Thứ hai về các nước đông Âu:
Trong quá khứ Liên xô từng giải phóng họ ra khỏi thảm họa diệt chủng từ Hitler và giúp đỡ xây dựng lại đất nước. Chẳng những vậy, mỗi một năm còn phải chi viện rất nhiều tiền của để xây dựng và phát triển đất nước.
Có thể đánh giá theo đa số:
Người dân hầu hết ai cũng có công ăn việc làm, xã hội ổn định, trộm cắp vô cùng hiếm hoi. Khi đi chợ, đi mua sắm, mỗi cửa hàng đều có một chiếc ghế để ở đó và ai mang theo túi sách, va li,... có thể đặt ở ghế đó cả tuần, thậm chí cả tháng cũng chẳng bao giờ mất. Giữa người với người là quan hệ bình đẳng, kỳ thị chủng tộc là điều hiếm có bởi vì tất cả đều gọi nhau là đồng chí. Người dân cùng chia sẻ quyền lợi và bằng lòng với cuộc sống của mình và chẳng có ai phải lo không có chỗ ăn, chỗ ở. Trong gia đình chỉ cần người chồng đi làm trong nhà máy, mỗi tháng lĩnh lương hai kỳ đều đặn. Mỗi năm vẫn có thể đi du lịch thường xuyên và vé tàu xe tất cả đều rất rẻ vì được nhà nước bù lỗ hết hoàn toàn.
Nhưng vì sao họ lại muốn thay đổi bằng mọi giá với tốc độ nhanh như vậy? Câu trả lời một phần thuộc về quá khứ xa hơn nữa!
Trở lại thời chiến tranh thế giới thứ hai trên đất Ba lan, cái nôi căm ghét cộng sản nhất đông Âu! Xét về điểm này trước tiên chúng ta không bao giờ được phép quên rằng, Nga và Ba lan là hai nước có thù hằn lâu đời, tương tự như giữa Pháp và Đức, hoặc gần hơn là Trung quốc và Việt nam.
Stalin vào cuối  thập niên 30 đã phạm quá nhiều sai lầm, dẫn đến cái chết hàng loạt các tướng lĩnh tài giỏi, khiến cho hồng quân Liên xô đã đi xuống nghiêm trọng. Khi hồng quân Liên xô tiến vào đất Ba lan, nhiều người dân cũng như du kích đã rất vui mừng, nhưng đáng tiếc họ đã mừng quá sớm. Vì Liên xô vào thời đó không phải là giúp Ba lan chống phát xít mà đơn thuần là lấy lại mảnh đất trước đó đã phải nhượng bộ vì thua trận. Phần khác Liên xô đã không thể kiểm soát được việc làm của quân đội và đã có rất nhiều du kích chống phát xít của Ba lan bị sát hại ở một khu rừng ngày nay thuộc Nga.
Điển hình nhất là vụ thảm sát Katyn mà theo một số tư liệu thống kê có ít nhất vài chục ngàn, thậm chí có thể trên 100 ngàn sĩ quan cũng như du kích, quân đội, dân thường bị sát hại trên một vùng đất tranh chấp giữa Nga thời trước đó với Ba lan.  Một điểm trớ trêu là vụ thảm sát đó lại do chính quân đội phát xít Đức tìm ra vào năm 1943 và công bố, khiến cho cả khối đông Âu cho tới đầu thập niên 90 vẫn tin rằng đó là do Hitler làm ra để đổ tội cho hồng quân Liên xô.
Lịch sử đã được viết lại sau khi người ta tìm thấy nhiều tài liệu do chính Stalin ký tên đóng dấu ra lệnh thảm sát và ở một góc độ nào đó có thể thấy, những hình ảnh do quân đội phát xít Đức chụp là đúng sự thật.
Chưa kể tới việc cắt xén đất đai giữa các quốc gia:
Liên xô lấy lại vùng đất (vốn bị thua trận và phải chuyển cho Ba lan vào năm 1921) đẩy Ba lan về hướng tây, xén đất của Đức cho Ba lan và Séc...
Cộng thêm nữa là những vụ đuổi người dân Đức ra khỏi vùng đất mà cha ông họ đã sinh sống ở đó hàng trăm năm qua. Biết bao nhiêu người dân vô tội, từ trẻ nhỏ cho tới ông già, đàn bà, đàn ông, què quặt hay lành lặn,... phải đi hết khỏi đó. Để lại đất đai, mồ mả tổ tiên bao nhiêu đời và chưa kể có những vùng người dân bị đánh thức dậy lúc 2-3 giờ sáng, họ đập cửa và đuổi hết đi, không cho mang tài sản gì và khi sang tới đông Đức, một số sang tây Đức họ phải làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng.
Quá khứ sau chiến tranh ấy chưa hàn gắn thì những thập niên sau này, trong tất cả các nước có mặt hồng quân Liên xô đều đã xảy ra tình trạng vô kỷ luật. Mỗi một trang trại trong một đất nước đều đứng trên tất cả luật pháp của nước sở tại. Điều mà quân đội Mỹ cũng đã gặp phải trong nhiều quốc gia và Liên xô cũng không ngoại lệ.Những người lính hồng quân đã đánh mất chính mình khi ra ngoài vi phạm pháp luật và trở lại trại lính lại là nơi bất khả xâm phạm, tới cảnh sát của nước sở tại muốn vào cũng phải xin phép. Sự bao che của cấp trên đã khiến cho ở đâu có trại lính hồng quân, ở đó là sự căm ghét tới tột độ với người Nga. Họ nhắc tới những người lính Liên xô như những kẻ xã hội đen, mất hết cả quân kỷ và chính những thành phần này đã góp phần cho các nước khác thêm căm ghét Liên xô. Từ sự căm ghét ấy họ không muốn lệ thuộc vào Liên xô, không muốn bị kiềm chế và muốn được tự mình quyết định vận mệnh của đất nước. Như vậy dù Nga theo lý tưởng nào đi nữa thì lý tưởng đó cũng sẽ bị các nước đông Âu ruồng bỏ một cách không thương tiếc, chứ đừng nói gì đó là cộng sản hay cộng hòa!
Một sự lựa chọn duy nhất cho họ nếu muốn tách khỏi sự ảnh hưởng và kìm kẹp của Liên xô là trước tiên phải đi con đường khác với Liên xô. Khi Liên xô chọn đường lối XHCN, lãnh đạo bởi đảng cộng sản thì họ phải chọn con đường khác và như vậy họ chỉ còn biết dựa vào phương tây.
Đương nhiên với khối NATO, giảm uy lực của Liên xô đã là một điều đáng mừng, lại còn lôi kéo các nước thành viên của khối XHCN theo thì còn vượt quá giấc mơ của họ. Chính vì thế các nước đông Âu đã được khối NATO trải thảm đỏ để đón chào và khi sự lựa chọn tất yếu đã được quyết định thì hiển nhiên Liên xô trở thành một cây cổ thụ đứng chơ vơ giữa bão tố làm sao mà không sụp đổ được?
Điều đó lý giải vì sao nhiều nước sau khi chuyển đổi, kể cả nhiều người dân đông Đức cũ, họ cũng cho rằng khi chuyển sang với tây Đức thì họ chẳng có gì hơn ngoài nguy cơ thất nghiệp và hóa nghèo cao hơn.
Tự do? Họ vẫn làm, vẫn ăn, vẫn có đầy đủ mọi quyền trước sau không thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân, vì sao một số nơi, đảng cộng sản cũ lại đang trở lại được lòng dân hơn xưa.
Hơn nữa sau khi NATO trải thảm đỏ để đón mừng bằng những khoản tiền khổng lồ, tới một lúc nào đó cũng phải cắt giảm thì sự bùng nổ về kinh tế của các nước đó cũng chững lại, nhất là trong thời điểm khủng hoảng tòan cầu thì sự tiếc nuối của quá khứ với nhiều người dân trỗi dậy. Không hiếm người thèm khát được trở lại một thời mà nhiều người gọi đó là hoàng kim và nếu họ chán lý tưởng cộng sản, họ căm ghét thì chẳng bao giờ những đảng ấy còn có cơ hội để lấy lại lòng dân.
Riêng Ba lan, với một quá khứ đau thương, với số phận bi thảm của một đất nước bé nhỏ nằm giữa hai gọng kìm Nga và Đức thì việc lựa chọn không đứng về Nga là điều tất yếu. Họ có thể cấm đảng cộng sản hoạt động trên đất Ba lan hoàn toàn không phải vì họ căm ghét lý tưởng cộng sản!
-KP-
Nguồn tham khảo (Tiếng Đức):
1. Thảm sát Katyn: http://katyncrime.pl/Deutsche,Textversion,268.html
2. Tạp chí "Die Zeit", số 22: http://www.zeit.de/1972/22/die-grosse-luege/komplettansicht
3. Những bức hình do phát xít Đức chụp lại và công bố: http://katyn.org.au/naziphotos.html 


Gepostet vor von

Katyn - Bí ẩn lịch sử

  •   Nguyễn Thị Mai Hoa
  • Thứ sáu, 03 Tháng 10 2014 11:17
Katyn - Bí ẩn lịch sử
Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Chỉ sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết sụp đổ, với độ lùi thời gian và dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những bí mật đó mới dần được hé lộ. Một trong những bí mật như vậy có tên gọi “Sự kiện bi thảm Katyn”.
1-Sự biến mất đầy bí ẩn của những tù binh Ba Lan
Cho đến mùa Hè năm 1939, I.V. Stalin có đầy đủ lý do để nghi ngờ Pháp và Anh không thực sự muốn liên minh quân sự với Liên Xô. Việc Ba Lan từ chối cho phép Hồng quân đóng trên đất Ba Lan trở thành trở ngại chính cho việc phòng thủ của Liên Xô; việc hình thành liên minh Nga-Anh-Pháp bảo vệ Ba Lan khó thành hiện thực… những diễn biến đó khiến lãnh đạo Liên Xô ngả sang đề nghị an ninh của Hitler. Ngày 23-08-1939, Ngoại trưởng V.M. Molotov đại diện cho Liên Xô và Ngoại trưởng J.V.Ribbentrop - đại diện cho nước Đức Quốc xã  ký kết Hiệp ướckhông xâm lược lẫn nhau (còn được biết đến dưới cái tên Molotov–Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler-Stalin) kèm với một Nghị định thư bí mật.Ngoài việc cam kết kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu những hành động quân sự của bên thứ ba bất kỳ, Liên Xô và Đức còn thống nhất phân vùng ảnh hưởng đối với các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Roman; đồng thời, thỏa thuận phân chia Ba Lan. Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan và ngày 17-9-1939, Hồng quân Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan, việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Liên Xô và Đức được hoàn thành – điều đó cũng có nghĩa là cần “thiết lập những trật tự nhất định” tại Ba Lan. Bắt đầu từ thời điểm đó, những sĩ quan Ba Lan bất hợp tác với Liên Xô, những cảnh sát, hiến binh, điệp viên, chủ xưởng, chủ đất, viên chức chính quyền cũ, thậm chí cả những người tị nạn, dân thường Ba Lan… được chuyển đến giam giữ tại các trại đặc biệt ở vùng Ostashkov, Kozielsk và Starobilsk (Liên Xô), song không được hưởng những quy chế Công ước Geneva đối với tù binh.
Một khoảng thời gian sau đó, những tù binh này bỗng bặt tin,“biến mất” một cách bí ẩn, thân nhân không còn nhận được tin tức của họ, thư từ, quà, bưu phẩm gửi cho các tù binh đều bị chuyển trả lại. Mọi nỗ lực tìm kiếm thông tin về các tù binh, về nơi họ bị giam giữ đều rơi vào vô vọng.Tháng 11-1941, trong dịp tiếp kiến I.V.Stalin, Đại sứ Ba Lan Stanislaw Kot đã hỏi về số phận những tù nhân Ba Lan, song I.V.Stalin lảng tránh trả lời bằng cách thay đổi chủ đề câu chuyện. Tháng 12-1941, một lần nữa, Tướng Wladislaw Anders-Tổng tư lệnh Quân đội Ba Lanquay trở lại vấn đề trên, song I.V.Stalin một mực khăng khăng: “Những tù binh Ba Lan đã được ân xá hết, có thể do những khó khăn về phương tiện giao thông, nên họ chưa thể về tới Ba Lan”[1].Cho tới mùa Xuân năm 1942, số phận các tù nhân Ba Lan là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận giữa chính phủ Liên Xô và Ba Lan. Nhiều lần, I.V.Stalinkhẳng địnhdứt khoát: “Không có bất kỳ một người Ba Lan nào trong các nhà tù, trại tạm giam của Liên Xô, ngoại trừ những tù hình sự hoặc những tội phạm có dính lứu đến phát-xít Đức”[2].Thậm chí, có lần I.V.Stalin còn nóirằng, số tù binh này đã trốn thoát tới Mông Cổ[3](?!).Ngày 28-1-1942, Bộ trưởng Rachinsky thay mặt chính phủ Ba Lan trao cho Đại sứ Liên Xô BogomolovBản ghi nhớ về sự mất tích khó hiểu của hàng chục ngàn sĩ quanvà công dânBa ​​Lan. Đáp lại, câu trả lời từ phía Liên Xô vẫn hết sức mập mờ, mâu thuẫn.
 Sự biến mất phi lý của hàng chục ngàn con người khiến ngày càng có nhiều tổ chức kháng chiến Ba Lan vào cuộc. Các nỗ lực điều tra trở nên tích cực hơn từ năm 1943, có điều, chính quyền Xô-viết – từ đầu đến cuối – vẫn bác bỏ mọi giả thuyết về trách nhiệm và sự can dự của mình.
2- Những bí mật dần phát lộ
Năm 1943,quân đội Đức Quốc xã tìm thấy hàng loạtngôi mộ tập thể tại rừng Katyn (cách thành phố Smolensk 18 km về phía Tây) sau khi chiếm đóng khu vực này vào năm 1941. Trong những ghi chépcủa mình, Bộ trưởng Tuyên truyền Đức J. Goebbels gọi sự kiện này là “món quà hiếm có của số phận”, “con át chủ bài”, đảm bảo cho một chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt chống lại Liên Xô. Quả bom Katyn“đủ để gây ra một đòn đau đớn, đánh mạnh vào tâm tư, tình cảm của những người dân Ba Lan ủng hộ liên minh chống phát-xít,nổ tung vào mối liên kết lỏng lẻo giữa chính phủ Liên Xô và Ba Lan”[4].
Ngày 18-2-1943, người Đức bắt đầu đào các ngôi mộ tập thể, đến ngày 13-4-1943, có chừng 400 thi thể được khai quật. Cũng trong ngày 13-4-1943, Đài phát thanh Berlin đưa tin nước Đức tìm thấy hơn 10.000 thi thể các sĩ quan Ba Lan bị giết tại vùng  Katyn, khẳng định “đây chính là thi thể các sĩ quan Ba Lan bị Liên Xô bắt làm tù binh khi chiếm đóng miền Đông Ba Lan”[5]. Ngày 17-4-1943, chính phủ Ba Lan lưu vong ra Tuyên bố “lên án mọi tội ác chống lại các công dân Ba Lan”[6], yêu cầu chính phủ Liên Xô một lời giải thích về vụ việc này và đề nghị Hội Chữ thập đỏ quốc tế tham gia làm rõ vấn đề.Ngày 21-4-1943, TASS ra Tuyên bố với lập trường cứng rắn: “Một chiến dịch chống Liên Xô bắt đầu trên báo chí Đức và Ba Lan - thực tế này cho thấy chiến dịchbôi nhọLiên Xô được tiến hành bởi sự thỏa thuận bẩn thỉu với những kẻ xâm lược Đức”[7]. Trong một động thái quyết liệt hơn,lãnh đạo Liên Xô đã cảnh báo các đồng minh Anh và Mỹ về ý định cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Ba Lan Sikorski, vớilý do: “Thời gian gần đây, hành vi của Chính phủ Ba Lan đối với Liên Xô hoàn toàn bất thường, phá vỡ tất cả các quy tắc và chuẩn mực của quan hệ đồng minh. Chiến dịch vu khống chống Liên Xô được phát xít Đức đưa ra liên quan đến việc các sĩ quan Ba Lan bị giết trong khu vực Smolensk, trên lãnh thổ Đức chiếm đóng, lập tức được chính phủ  Ba Lan nắm lấy và thông tin rầm rộ trên báo chí  (…). Tất cả những điều đó khiến chính phủ Liên Xô không thể không nhận thấy chính phủ Ba Lan đang đi vào con đường thông đồng với chính phủ Hitler, muốn chấm dứt quan hệ đồng minh và trở nên thù địch với Liên Xô”[8]. Quả thật, J. Goebbels đã dự đoán không sai, “quả bom chính trị Katyn” đã phát nổ, vấn đề Katyn trở thành một trong những "điểm đau đớn” trong quan hệ Liên Xô - Ba Lankhông chỉ tại thời điểm đó, mà còn mãi về sau này.
Với mục tiêu hạ uy tín và tuyên truyền về sự tàn bạo của Liên Xô đối với tù binh, ngày 16-4-1943, phía Đức mời Hội Chữ thập đỏ quốc tế và đại diện một số tổ chức xã hội Ba Lan trong vùng bị phát-xít Đức chiếm đóng đến tham dự việc khai quật và khám nghiệm tử thi tại 8 ngôi mộ tập thể. Trong số các xác chết được khai quật, người tatìm thấy tử thi hai vị tướng Ba Lan Bronisław Bohatyrewicz và Mieczysław Smorawiński. Từ ngày 15-4 đến ngày 15-6-1943, tổng cộng hơn 4.100 xác chết được khai quật; 2.800 tử thi được nhận dạng[9]. Công việc thu thập tư liệu và nhận dạng tử thi được tiến hành một cách khoa học, chú trọng luận giảicách thứcvà loại hìnhhung khí thực hiện thảm sát. Đã thu thập đượcnhiều luận cứ chứng minh cho sự vô tội của người Đức: Những thư từ còn lại trong thithể các nạn nhân đều có thời gian dừng lại ở năm 1940; tuổi của những câycốimọc trên mộ, các chỉ sốđo đạcphân tử canxi trên hộp sọ tử thi… đều cho chung một kết quả về thời điểm của vụ thảm sát - năm 1940, khi mà người Đức chưa có mặt ở vùng này.
Ngày 3-6-1943, việc khai quật bị dừng lại do diễn biến chiến sự, nhưng nhữngphân tích, kết luận của toàn bộ quá trìnhđã được nước Đức kịp xuất bản thành “Tập tài liệu chính thức về vụ thảm sát tại Katyn” (Amtliches Material zum Massenmord von Katyn, Berlin, 1943), khẳng định Liên Xô phải chịu hoàn toàn tránh nhiệm về cái chết của 11.000 tù nhân Ba Lan[10]. Tài liệu này đượcdịch ra hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, lưu hành trên các vùng Đức chiếm đóng và ở các nước đồng minh của Đức.
Sau khi Hồng quân tiến vào vùng Smolensk và đẩy lùi quân đội Đức, Liên Xô thành lập một Ủy ban đặc biệt điều tra tội ác của quân đội phát-xít Đức trong rừng Katyn. Tháng 1-1944, Ủy ban này công bố một loạt “chứng cứ” chứng minh vụ thảm sát Katyn là do quân đội Đức gây ra. Năm 1945, I.V. Stalin quyết định tháo “nút thắt Katyn” bằng cách đưa vụ thảm sát ra Toà án Quân sự tại Nürnberg. Công tố viên Liên Xô, Tướng R.A. Rudenco đã buộc tội phát xít Đức thảm sát 11.000 tù binh Ba Lan tại Katyn; tuy nhiên, Toà án Quân sự tại Nürnberg đã không đi đến một phán xét chung cuộc, vì phía Liên Xô không đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Ngày 22-12-1955, sau nhiều nỗ lựcvận động của cộng đồng người Ba Lan tại Mỹ, một Ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳđề nghị chính phủ Hoa Kỳ đưa vụ Katyn lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và buộc tội Liên Xô trước Tòa án Quốc tế (International Court of Justice) tại Netherlands, songđề nghị này không được chính phủ Mỹ chấp thuận.
 Năm 1953, I.V. Stalin chết, bắt đầu “thời kỳ tan băngKhrushchev”, thắp lên hy vọng về một kỷ nguyên mới trong quan hệ quốc tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa, song để đảm bảo "sự thống nhất và đoàn kết", Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô N. Khrushchev đã không vượt qua “phương pháp áp lực trực tiếp” đối với nước láng giềng Ba Lan; vì thế, “vấn đề Katyn” không thể khêu lên. Phục vụ mục tiêu nói trên,cuối những năm 50 (XX), dưới chỉ đạo của N. Khrushchev, A.Shlepin[11] đã bí mật nghiên cứu hồ sơ vụ Katyn. Ngày 3-03-1959, A.Shlepin đệ trình Văn bản N-632-SH (Н-632-Ш), kiến nghị tiêu huỷ 21.857 cặp tài liệu về các nạn nhân Katyn – những tài liệu như A.Shlepin giải thích, chẳng những “không có bất kỳ ý nghĩa thực tiễn cũng như giá trị lịch sử đối với chính phủ Liên Xô (…) và có lẽ chúng cũng không phải là mối quan tâm thực sự đối với những bạn bè Ba Lan”[12]; trái lại, nếu ngẫu nhiên bị phát hiện, “có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng bất lợi cho Nhà nước Xô-viết”[13]. A. Shlepin đề nghị giữ lại những hồ sơ quan trọng nhất: “Biên bản cuộc họpTroika[14] NKVDđồng ý xử bắn tù binh Ba Lan và những văn bản thực hiện quyết định đó. Dokhối lượng của các tài liệu này không đáng kể, nêncó thể lưu trữ chúng trong một cái cặpđặc biệt(…) phòng trường hợp phát sinh những chất vấn từ Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc chính phủ Liên Xô”[15]. Ngay sau đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã chuẩn y đề nghị của A. Shlepin, chỉ giữ lại những hồ sơ quan trọng, được tập hợpthànhmột bộ “Hồ sơ đặc biệt № 1”. “Hồ sơ đặc biệt № 1” được bảo quản theo chế độ tuyệt mật và chỉ những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô mới có quyền tiếp cận.
Trong những năm 1971-1976, một số nước phương Tây (đặc biệt là nước Anh) liên tục đòi làm sáng tỏ vụ việc Katyn, đề nghị đưa ra Tòa án Quốc tế tại Netherlands. Phản ứng với “chiến dịch chống đối, bôi nhọ Nhà nước Xô viết dựa trên việcbóp méo sự thật lịch sử về các thủ phạm thực sự của thảm kịch Katyn, nhằm làm căng thẳng tình hình quốc tế”[16] – như Liên Xô nhiều lần khẳng định, năm 1978, Liên Xô dựng bia tưởng nhớ nạn nhân tại Katyn với dòng chữ: “Nạn nhân của chủ nghĩa phát xít – những sĩ quan Ba Lan bị bắn chết bởi quân đội Hitler năm 1941”.
Cho đến trước khi Liên Xô thực hiện cải cách (perestroika)năm 1986, “câu chuyện Katyn” vẫn là điều húy kị, nhạy cảm, bị nghiêm cấm nhắc tới trong các tranh luận xã hội với lý do “ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm dân tộc và tình hữu nghị Liên Xô-Ba Lan (…) gây nên những “vết đen” trong quan hệ hai nước”[17].
Tiến hành“perestroika”, thực hiện “glasnost”, với “người đồng minh Ba Lan”, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Gorbachev đặt mục tiêu “phát triển quan hệ chặt chẽ, vững chắc, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau nhằm cùng tiến hành cải cách một cách tối ưu”[18]. Trong tiến trình thắt chặt toàn diện quan hệ Liên Xô - Ba Lan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên XôM. Gorbachev và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan W.Jaruzelski ký Hiệp định về hợp tác Liên Xô - Ba Lan trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa học (1986); theo đó, hai bên “chú trọng cùng nghiên cứu lịch sử quan hệ giữa hai nước, hai Đảng, hai dân tộc, không để tồn tại “những vết đen” trong lịch sử hai nước, nhằm tăng cường tình đoàn kết, chống lại những luận điệu chia rẽ”[19]. Trên quan điểm “không để lịch sử đốt lên hận thù dân tộc”, W.Jaruzelski bày tỏ mong muốn “những trang sử quan hệ Liên Xô – Ba Lan phải được nhìn nhận một cách thực sự cởi mở và trung thực”[20]. Tiếp nối dòng chảy sự kiện, ngày 19-5-1987, tại Moscow diễn ra phiên họp toàn thể đầu tiên Ủy ban Liên Xô - Ba Lan về lịch sử quan hệ song phương, “vấn đề Katyn” được đưa vào chương trình nghị sự, song những nghiên cứu về sự kiện này diễn tiến khá trì trệ, “bí mật Katyn” được khai lộ một cách chậm chạp, bị chi phối bởi tư tưởnggiáo điều, bởi các yếu tố chính trị trong nội bộ mỗi nước và trong quan hệ Liên Xô - Ba Lan. Đến ngày 13-4-1990, sau rất nhiều chần chừ, một số tư liệu lưu trữ liên quan đến sự kiện Katyn mới được chuyển giao cho Tổng thống W.Jaruzelski nhân chuyến thăm Liên Xô. Ngày 13-4-1990, TASS ra Tuyên bố chính thức thừa nhận trách nhiệm của Liên Xô trong “thảm kịch Katyn”[21], nói rõ: “Tài liệu tìm thấy trong kho lưu trữ cho phép kết luận về vai trò, trách nhiệm của Beria, Merkulov và các đồng sự”[22]. TASS đồng thời bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc về sự kiện bi thảm Katyn, gọi đó là “một trong những tội ác khủng khiếp nhất của chủ nghĩa Stalin”[23].
 Tháng 6-1991, B. Yeltsin trở thành Tổng thống Liên bang Nga và ngay lập tứcđã nhận thấy “vấn đề Katyn” – vào thời điểm đó - có thể có lợi cho những diễn biến chính trị nội bộ của nước Nga liên quan đến việc xóa bỏ Điều 6 trong Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đặt Đảng Cộng sản Liên Xô ra ngoài vòng pháp luật[24]. “Hồ sơKatyn” chính là một chứng cứ thuyết phục choB.Yeltsin “luận tội” chủ nghĩa Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhằm chứng minh cho tính bất hợp pháp của Đảng Cộng sản Liên Xô, theo lệnh của B.Yeltsin, kho lưu trữ tư liệuĐảng Cộng sản Liên Xô được mở ra, hơn 6.000 các tài liệu tuyệt mật được giải mã, kể cả bộ sưu tập tài liệu về vụ thảm sát Katyn[25]. Ngày 24-9-1992,“Hồ sơ đặc biệt 1” được mở ra và trước tính chất nghiêm trọng của nó, Tổng thống B.Yeltsin đã có một quyết định nhanh chóng: Lệnh chuyển ngay lập tức toàn bộ những tài liệu “chết người” này cho Ba Lan; đồng thời, chuyển một bản sao đến Tòa án Hiến pháp và Viện kiểm sát tối cao[26]. Ngày 14-10-1992, “Hồ sơ đặc biệt 1” được đại diện chính phủ Nga trao cho Tổng thống Ba Lan Walesavà nội dung của nó nhanh chóng được công bố trước công luận Ba Lan. Sau sự kiện này, ngày 15-10-1992, trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Ba Lan, B.Yeltsin “hào hứng nói về những tội ác khủng khiếp của chủ nghĩa Stalin, bày tỏ hy vọng rằng nó sẽ không còn là điểm nghẽn trong quan hệ song phương Nga -Ba Lan”[27].
3- Toàn cảnh sự kiện
Những diễn giải trên đây cho thấy, đến trước năm 1992, trên các văn bản chính thức của Liên Xô, kẻ bị buộc tội gây ra vụ thảm sát Katyn là quân đội Đức Quốc xã. Chỉ đến năm 1992 (khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết sụp đổ một năm), sau rất nhiều toan tính chính trị, Liên bang Nga mới công bố những tài liệu trong bộ “Hồ sơ đặc biệt 1” về vụ thảm sát Katyn[28]. Giải mã bộ Hồ sơ, câu chuyện về vụ thảm sát Katyn được hình dung như sau:
Ngày 3-3-1940,L.Beria[29] gửi đến Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) Văn bản 794/B[30], báo cáo: “Trong các trại giam và trại tạm giam ở phía Tây Ucraina và Tây Belaruxia hiện đang giam giữ một số lượng lớn các sĩ quan cũ của quân đội Ba Lan, cảnh sát Ba Lan, các nhân viên tình báo, thành viên các tổ chức phản cách mạng, người tị nạn, lực lượng nổi dậy và một số người khác (…) tất cả bọn họ đều là kẻ thù truyền kiếp, chứa đầy thù hận với chính quyền Xô viết”[31]. L.Beria khẳng định: “Những tù binh này dù đang bị giam giữ song vẫn cố gắng, nỗ lực tiếp tục tuyên truyền chống Liên Xô và chỉ chờ được phóng thích là sẵn sàng tích cực tham gia vào cuộc chiến chống lại chế độ Xô viết”[32]. L.Beria thống kê: “Trong các trại giam tù binh chiến tranh hiện giam giữ tổng cộng (không tính các binh sĩ và hạ sĩ quan) 14.700[33]tù binh người Ba Lan gồm các quan chức của bộ máy chính phủ, các chủ đất, cảnh sát, điệp viên, hiến binh, cai ngục; trong số đó, 97% mang quốc tịch Ba Lan (…). Ở trại giam ở vùng miền Tây Ukraina và Belorusia có tổng cộng 18.632[34] người bị bắt giữ (trong đó có 10.685 người Ba Lan”[35]. Sau khi kết luận rằng, “xuất phát từ thực tế bọn họ đều là những kẻ thù sắt đá không đội trời chung với chính quyền Xô-viết, không có khả năng cải hóa”, L.Beria đề nghị “giao cho NKVD xem xét, giải quyết, xử lý toàn bộ 14,700 trường hợp tù binh Ba Lan và 11.000 trường hợp tù binh tại các nhà tù phía Tây Ukraine và Tây Belorussia bằng các thể thức đặc biệt với hình thức trừng phạt cao nhất (…), không cần bất kỳ một cuộc hỏi cung, xét xử, luận tội và kết án chính thức”[36]. L.Beria đề cử giao cho L.Beria, V.Merkulov và L.Bashtakovthực hiện quyết định nêu trên[37].
Xem xét đề nghị của L.Beria, ngày 5-3-1940, một số thành viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (b) biểu quyết thông qua Quyết định No.13/144 (gồm I.V.Stalin, K.Voroshilov, V. Molotov và A.Mikoyan[38], kèm ghi chú: M.Kalinin - đồng ý; L.Kaganovich - đồng ý)[39],chuẩn y đề nghị của L.Beriaxử bắn toàn bộ số tù binh Ba Lan đang bị giam giữ; giao trách nhiệm hoàn tất công việc cho “bộ ba” V.Merkulov, B.Kobulov và  L.Bashtako[40].
Ngày 22-03-1940, L. Beria ký Sắc lệnh No. 00350, “Về việc sơ tán các nhà tù của Cộng hòa XHCN Ukraina và Cộng hòa XHCN Belorusia”, chỉ đạo thực hiện một kế hoạch thảm sát lớn nhất và ghê rợn nhất lịch sử thế giới thế kỷ XX, mang mật danh “Chiến dịch giảm tải trại tù[41].
Chưa đầy một tháng sau quyết định nói trên, các công việc chuẩn bị cho cuộc thủ tiêu tù bình Ba Lan được xúc tiến khẩn trương. NKVD lên kế hoạch vận chuyển tù nhân đến chỗ xử bắn: Các tù nhân đang bị giam giữ tại vùng phía Tây Ukraina được chuyển tới Kharkov, Kherson và Kiev, các tù nhân ở Belorusia được chuyển về Minsk, còn các tù nhân ở Ostashkov được chuyển tới Kalinin. Ở làng Mednoye, không xa Kalinin, các máy xúc bắt đầu đào những chiếc hố lớn.
Đầu tháng 4-1940, những chuyến xe chở tù nhân bắt đầu lăn bánh, mỗi đợt, vận chuyển khoảng từ 350-400 tù nhân. Các tù nhân không hay biết mình đang bị đem đến chỗ chết, thậm chí nhiều người còn vui mừng ngỡ rằng sẽ được trả tự do. Ghi chép của một tù nhân - Thiếu tá Solxki Adam (được chuyển đi từ trại Kozelski ngày 7-4-1940) về những giây phút thương tâm cuối cùng đã nói lên điều đó:
Ngày 20-4. 12 giờ, chúng tôi đang ở phía Tây Smolensk. Ngày 21-4. Chúng tôi bị đánh thức, được đưa lên những chiếc xe ôtô và được mang đi đâu đó. Ngay từ buổi sáng, mọi việc đã có vẻ bất thường (…). Chúng tôi được đưa tới một khu rừng giống như khu nghỉ dưỡng mùa hè, bị lục soát một cách kỹ lưỡng, bị tịch thu nhẫn cưới, thắt lưng, dao nhíp, đồng hồ - lúc đó đồng hồ đang chỉ 6h30 phút sáng…”[42].
“Đồng hồ dừng lại ở 6h30 phút sáng” – những “bản án” được thực hiện một cách lạnh lùng. Các tù nhân ở Kharkov và Kalinin bị bắn ngay trong nhà tù. Tại Katyn, tù nhân bị dẫn đến trước những hố to đã đào sẵn và bị bắn vào đầu ở cự ly gần bằng những khẩu súng lục, chủ yếu là súng Đức - "Walter" và "Browning” (đó cũng là một trong những cơ sở để sau này Liên Xô đổ lỗi cho quân đội Đức là thủ phạm).
Vụ xử bắn tù nhân kéo dài đến giữa tháng 5-1940 và diễn một cách suôi sẻ: Tại khu rừng gần làng Katyn cũng như trong một số trại giam trên đất nước Liên Xô, chỉ trong vài tuần đã có gần 22.000 tù nhân-công dân Ba Lan bị giết chết theo lệnh của Ủy ban Nhân dân Nội vụ. Sau khi “Chiến dịch giảm tải trại tù” kết thúc, “đã xử bắn 21.857 người; trong đó: 4.421 bị bắn tại Katyn (vùngSmolensk), 3.820 người bị bắn tại trại StarobelskgầnKharkov, 6.311 người bị bắn tại trạiOstashkov (vùng Kalinin), 7.305 người bị bắn chết trong các nhà tù phía Tây Ukraine và Tây Belorusia”[43].
Vụ thảm sát không chỉ diễn ra ở Katyn, nhưng thuật ngữ "Thảm sát Katyn" được gọi chung cho việc giết hại các tù nhân Ba Lan(đa phần là tầng lớp tinh hoa, sĩ quan từ cấp tá trở lên)vì vụ nổ súng tại làng Katyn xảy ra trước nhất. Sau đó, việc sát hại 7.000 người (trong số đó có 1.000 sĩ quan cao cấp Ba Lan) bị Liên Xô giam giữ trong các nhà tù ở miền Tây Ukraina và Belorusia cũng được gắn với cái tên “Thảm sát Katyn”.
4-Câu chuyện chưa kết thúc
Sau rất nhiều nỗ lực và biến động chính trị, cuối cùng, sự thật về một thảm kịch khủng khiếp trong lịch sử cũng đã dần phơi tỏ. Tại nước Nga, năm 1993, tư liệu Hồ sơ Katynđược đăng tải trên Tạp chí khoa học “Câu hỏi của lịch sử” (Вопросы истории); đồng thời, Nhà nước Nga tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu Hồ sơ[44]. Cũng từ thời điểm đó, các nhà khoa học Nga và Ba Lan nỗ lực điều tra, làm rõ nhiều vấn đề xung quanh vụ thảm sát Katyn. Tháng 8-1993, những kết quả điều tra ban đầu được công bố trong công trình “Nước Nga và Katyn” (Nxb. Karta, Ủy ban Khoa học toàn Ba Lan tài trợ)[45]. Năm 1995, các nhà khoa học Liên bang Nga và Ba Lan xuất bản ấn phẩm “Katyn: Tư liệu tội ác[46]. Năm 1999, toàn bộ những tư liệu quan trọng tiếp tục được công bố trong cuốn “Katyn: Những tù binh của cuộc chiến không tuyên bố. Hồ sơ và tư liệu”[47].
Những năm 1990-2004, Viện Kiểm sát quân sự tối cao Liên Xô (từ năm 1992 là Viện Kiểm sát quân sự tối cao Liên bang Nga) thực hiện nhiệm vụ điều tra thảm họa Katyn; trong quá trình đó, Viện Công tố đã tiến hành 18 cuộc khảo sát, nghiên cứu hơn 1.000 đối tượng, khai quật 200 thi thể và phỏng vấn hơn 9.000 nhân chứng[48]. Kết quả điều tra được lưu giữ trong 183 tập hồ sơ, song chỉ có 116 tập được công bố đầy đủ. Ngày 11-3-2005, Viện Kiểm sát Quân sự tối cao Liên bang Nga chính thức tuyên bốchấm dứt điều tra, xem vụ Katyn là tội phạm thông thường, “không đủ cơ sở để coi vụ thảm sát ở Katyn là diệt chủng” vì tính chất của nó không nhằm vào sự phân biệt đối xử với người dân Ba Lan và đã quá thời hạn hiệu lực hồi tố.
Ngày 10-4-2010, Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski cùng phu nhân và 94 quan chức đã tử nạn bởi một tai nạn máy bay ở Smolensk, khi thực hiện chuyến công du dự lễ tưởng niệm Katyn. Trong một động thái chia sẻ nỗi đau vì cái chết của Tổng thống Ba Lan và Đoàn quan chức tháp tùng, ngày 8-5-2010, Tổng thống Nga D.Medvedev trao cho người đồng cấp Ba Lan B. Komorowski 67 tập tài liệu mật về vụ thảm sát Katyn, hứa sẽ trao tiếp tài liệu và những thông tin liên quan.Năm 2010, trong Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát-xít, Tổng thống Nga D.Medvedev đã nhắc đến “tội ác Katyn”, gọi đây là một “trang đen tối của lịch sử".
Ngày 25-11-2010, với tỉ lệ ủng hộ là 342/450,Quốc hội Liên bang Nga bỏ phiếu thừa nhận vụ thảm sát hàng chục ngàn công dân và sĩ quan Ba Lan là do lực lượng công an Liên Xô thi hành[49]. Quyết định của Quốc hội Nga được người dân Ba Lan đánh giá cao, coi “Nghị quyết lịch sử" này không chỉ quan trọng đối với người Ba Lan, mà còn đối với quan hệ Nga - Ba Lan, cũng như với bản thân người Nga.
Ngày 21-10-2013, tương tự như trong phán quyết cấp sơ thẩm năm 2012,trong một phán quyết chung cuộcvề vụ thảm sát Katyn, Tòa án Nhân quyền châu Âu (trụ sở tại Strasbourg)tuyên bố không có thẩm quyền phán quyết về các trường hợp giết người “xảy ra 58 năm trước khi Công ước Châu Âu về nhân quyền có hiệu lực tại Nga từ năm 1998”[50]. Tuy nhiên, 17 thẩm phán của thuộc Đoàn thẩm phán tối caoTòa án Nhân quyền châu Âu đã phê phán Nga về tội “thiếu tường trình tích cực” đối vớisố phận các tù nhân Ba Lan tại Katyn bị Liên Xô tử hình vào năm 1940; nhất trí lên án:“Nga thiếu sót trong nghĩa vụ hợp tác với Toà án Châu Âu, miễn cưỡng trong việc cung cấp đầy đủ các chứng cứ cho việc xem xét vụ án”[51].
Nhìn chung, người dân Ba Lan không hài lòng và không thỏa mãn với những tuyên bố của Viện Kiểm sát quân sự tối cao Liên Xô cũng như Tòa án Nhân quyền châu Âu. Phía Ba Lan trước sau nhất quán quan điểm: Vì tính chất giết người hàng loạt, những cuộc thảm sát này thích hợp để quy vào tội ác chống nhân loại; mong muốn nước Nga “có những cử chỉ thiện chí và chân thành hơn”, chính thức xin lỗi và bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Vẫn chưa có một kết cục cuối cùng cho “vấn đề Katyn” – một kết cục vừa có thể xoa dịu nỗi đau, chữa lành nỗi ám ảnh của thân nhân những người bị thảm sát, lại vừa có thể thỏa mãn được nước Nga hiện đại đang có những tranh luận khác nhau về quá khứ, nhằm cổ vũ cho những giá trị trường tồn, khơi dạy lòng tự hào dân tộc, phục vụ mục tiêu chấn hưng đất nước, khôi phục vị thế cường quốc.
Có lẽ, không có cách nào khác hơn để chia tay với nỗi đau bằng cách dũng cảm nhìn nhận/thừa nhận nó. Và trên hết, không thể đầu cơ lịch sử! Với quá khứ, với lịch sử, luôn cần sự thẳng thắn, công tâmtrung thực.

[1]Катынь.Март 1940 г. - сентябрь 2000 г. Расстрел. Судьбы живых. Эхо Катыни. Документы. М., 2001, С. 387.
[2]Катынь. Март 1940 г. - сентябрь 2000 г.Указ. Соч, С.388.
[3]Развитие польско-советских отношений после событий под Катынью,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[4]Бабий Яр под Катынью? // Военно-исторический журнал. 1990. № 12. С. 35.
[5]Катынь,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[6]Е. Прудникова, И. Чигирин: Катынь. Ложь, ставшая историей,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[7]Катынь. Март 1940 г. - сентябрь 2000 г.Указ. Соч, С. 455.
[8]Катынь. Март 1940 г. - сентябрь 2000 г.Указ. Соч, С. 455-456.
[9]Расследование Катынской трагедии немецкой комиссией,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[10]Выписка из протокола 3-огo заседания Политбюро ЦК КПСС от 5 апреля 1976 год, АПРФ по катынскому делу
[11]Người đứng đầu KGB từ tháng 12-1958 đến tháng 11-1961.
[12]Pукописная записка председателя КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепина от 3 марта 1959 г. № 632-Ш, Закрытый пакет документов о катынском деле, РГАСПИ, Ф. 17, оп. 166, д.621,Л.139.
[13]Pукописная записка председателя КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепина от 3 марта 1959 г, Указ. Соч. Л.139
[14]Troika NKVDlà một Ủy ban đặc biệt gồm ba người:Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng; Chủ tịch NKVD, Công tố viên trưởng Viện kiểm sát liên bang Tối cao. Ủy ban này có trong tay siêu quyền lực, xử lý những vấn đề về an ninh không cần qua tiến trình xét xử theo luật pháp.
[15]Pукописная записка председателя КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепина от 3 марта 1959 г, Указ. Соч. Л.139
[16]Выписка из протокола 3-огo заседания Политбюро ЦК КПСС от 5 апреля 1976 год, Указ. Соч.
[17]Медведев В.А. Распад: Как он назревал в “мировой системе социализма”. М., 1994. С. 96.
[18]И. Яжборовская, А. Яблоков, B. Парсаданова: Катынский синдром в советско-польских и российско-польских отношениях,Указ. Соч.
[19]Декларация о советско-польском сотрудничестве в области идеологии, науки и культуры. М., 1987. С.9.
[20]Декларация о советско-польском сотрудничестве в области идеологии, науки и культуры, Указ. Соч. С. 10.
[21]Признание советскими властями ответственности за Катынскую трагедию,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[22]Признание советскими властями ответственности за Катынскую трагедию,Указ. Соч.
[23]Tuy thừa nhận trách nhiệm của Liên Xô trong vụ thảm sát Katyn, nhưng trong Sắc lệnh “Về kết quả củachuyến thăm Liên Xô của Bộ trưởngNgoại giao nướcCộng hòa Ba Lan Skubiszewski” (3-11-1990), tại Điều 9, Gorbachev chỉ thị Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô dưới sự hỗ trợ của Tòa án Tối cao, Bộ Quốc phòng và các cơ quan hữu quan khác, nghiên cứu, làm rõ “những sự kiện lịch sử trong quan hệ song phương Liên Xô – Ba Lan, mà phía Ba Lan có gây tổn hại cho Liên Xô. Kết quả đó, trong những trường hợp cần thiết, có thể đem ra trong các cuộc hội đàm về những “vết đen” trong quan hệ hai nước” (Nguồn: Расположение  Президентa Союза Советских Социалистических Республик, 3 ноября 1990 г, № РП-979, АПРФ по катынскому делу).
[24]Này 20-7-1991, Yeltsin ban bố Sắc lệnh phi đảng hóa và tuyên bố nghiêm cấm hoạt động của các chính đảng trong cơ quan nhà nước các cấp, cũng như các đoàn thể quần chúng và doanh nghiệp cơ sở, chĩa mũi dùi vào Đảng Cộng sản Liên Xô, dẫn đến sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô và sự giải thế của Liên Xô.
[25]Центр хранения современной документации, Ф. 89. Оп. 14. Д. 1-20.
[26]Секреты пакета № 1. С. 38.
[27]И. Яжборовская, А. Яблоков, B. Парсаданова: Катынский синдром в советско-польских и российско-польских отношениях,Указ. Соч.
[28]Главная военная прокуратура, Уголовное дело № 159. Т. 115. Л. 4-29, 45-78.
[29]Phụ trách bộ máy an ninh quốc gia và cảnh sát mật Liên Xô những năm 1946–1953.
[30]No 794/Б, đóng dấu của Ủy ban Nhân dân Nội vụ Liên Xô – NKVD (tiếng Nga:НКВД).
[31]Записка НКВД СССР № 794/B, о польских военнопленных, подписанная Л. П. Берия, Закрытый пакет документов о катынском деле, РГАСПИ, Ф. 17, оп. 166, д.621,Лист130-133.
[32]Записка НКВД СССР № 794/B, о польских военнопленных, подписанная Л. П. Берия, Указ. Соч,Л.130..
[33]L.Beria đưa ra con số thống kê cụ thể về thành phần14.700 tù binh người Ba Lan: Cấp tướng, đại tá và trung tá: 295; thiếu tá, đại úy: 2.080; thượng úy, trung úy, thiếu úy: 6049; cảnh sát, hiến binh, lính biên phòng: 1.030; cảnh vệ, dân binh, điệp viên, cai ngục: 5.138; chức sắc, chủ đất, linh mục, người nhập cư: 144 (Nguồn:Записка Л.Берии И. В. Сталину (3-3-1940), № 794/Б, АПРФ, ф. 3. Закрытый пакет № 1,Л.131).
[34]L.Beria thống kê cụ thể về thành phần18.632tù binh như sau: Sĩ quan cũ: 1.207; cảnh sát, trinh sát, hiến binh: 5.141; điệp viên, biệt kích: 347; chủ đất, chủ xưởng, quan chức: 465; thành viên các tổ chức nổi dậy và các thành phần khác: 5.345; người tị nạn: 6.127(Nguồn:Записка Л.Берии И. В. Сталину (3-3-1940), № 794/Б, АПРФ, ф. 3. Закрытый пакет № 1,Указ. Соч, Л. 131).
[35]Записка Л.Берии И. В. Сталину (3-3-1940), № 794/Б, АПРФ, ф. 3. Закрытый пакет № 1,Указ. Соч.Л.133.
[36]Записка Л.Берии И. В. Сталину (3-3-1940), № 794/Б, АПРФ, ф. 3. Закрытый пакет № 1, Указ. Соч.Л..132.
[37]Записка Л.Берии И. В. Сталину (3-3-1940), № 794/Б, АПРФ, ф. 3. Закрытый пакет № 1, Указ. Соч.Л..133.
[38]Trong cuốn sách: “Stalin: The Court of the Red Tsar" (Nxb. Vintage, 2005), tác giả Simon Sebag Montefiore có chú giải: Con trai của Mikoyan là Stepan nói rằng, chữ ký của cha mình trên tờ Quyết định này là "gánh nặng nặng nhất đối với gia đình của chúng tôi” (p.94).
[39]Выписка из протокола № 13 пункт 144 заседания Политбюро ЦК ВКП(б), № П13/144 , 5 марта 1940 (В книгеКатынь:Пленники необъявленной войны”, Под редакцией Р.Г.Пихои, А.Гейштора, М. 1999), C.606.
[40]Выписка из протокола №13 заседания Политбюро ЦК ВКП(б) “Особая папка” от 5 марта 1940 г, No.13/144,Указ. Соч,Л.134.
[41]Còn được dịch là: “Chiến dịch sơ tán nhà tù và trại giam”.
[42]Катынский расстрел — официальные сведения и версии, Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[43]Pукописная записка председателя КГБ при СМ СССР А.Н. Шелепина от 3 марта 1959 г. №632-Ш, Закрытый пакет документов о катынском деле, РГАСПИ, Ф. 17, оп. 166, д.621,Л.138.
[44]Секретные документы из особых папок / Подготовка публикации и вступительная статья к ней М.И. Семиряги // Вопросы истории. 1993. № 1. С.7-22
[45]Orzeczenie Komisji ekspertów. Moskwa, 2 sierpnia 1993 // Rosja a Katyn. W-wa, 1994.
[46]Katyn. Dokumenty zbrodni. T. 1. Jeńcy nie wypowiedzianej wojny. Sierpień 1939 — marzec 1940. W-wa, 1995; T. 2. Zagłada. Marzec-czerwiec 1940. W-wa, 1998; Катынь: Пленники необъявленной войны.
[47]Катынь. Пленники необъявленной войны.Документы и материалы, Под редакцией Р.Г.Пихои, А.Гейштора, М. 1999.
[48]Расследование Катынского убийства Главной военной прокуратурой СССР,Библиотека иследователям Катынского дела, РФ.
[49]Mỹ Loan: Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn, Tuổi trẻ Online, 28-11-2010.
[50]Европейский суд по правам человека поставил точку в "катынском деле": Россия оправдана, Politikus.ru, 21-10-2013.
[51]Европейский суд по правам человека поставил точку в "катынском деле": Россия оправдана, Указ. Соч.

“Bức thư của Beria số 794/B” «Письмо Берии №794/Б» đã bị giả mạo.

Đầu năm 2010, nghị sĩ Duma Viktor Ilyukhin (của đảng CS) và các chuyên gia-sử học Sergei Strygin, Vladislav Swedes có phát hiện nổi tiếng: họ tuyên bố “Bức thư của Beria số 794/B” «Письмо Берии №794/Б» đã bị giả mạo. Đây là bức thư, được cho là Beria “xin ý kiến chỉ đạo” của Stalin để hành quyết sĩ quan Ba Lan.
Ảnh chụp “thư của Beria” lấy từ nguồn: http://www.rusarchives.ru/publication/katyn/01.shtml
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Ảnh chụp phân tích các chữ ký trên “thư của Beria” lấy từ nguồn:
http://www.slovensk.su/wiki/index.ph...293&oldid=1291
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Theo ông Ilyukhin, quá trình giả mạo diễn ra trong khoảng thời gian sau 1990. Lúc đó bộ chính trị đảng CS Liên Xô đã lập một nhóm chuyên viên cao cấp để giả mạo tài liệu lưu trữ. Ilyukhin sau đó công bố tên nhân vật cao cấp trong nhóm này là Alexander Yakovlev, vị “kiến trúc sư” cải tổ dưới thời Gorbachov và làm việc trong cơ cấu của Yeltsin. Nhóm này đặt trụ sở tại Nagorno (Mat-xcơ-va), sau 1996 thì chuyển về quận khác. Ở Nagorno, nhóm này đã tung hàng trăm tài liệu lịch sử giả mạo vào kho lưu trữ của Nga, cũng như đã làm giả vô số tài liệu khác bằng cách bóp méo thông tin, giả mạo chữ kỹ.
Ông Ilyukhin sau đó đề nghị kiểm tra qui mô lớn tài liệu lưu trữ và xác minh các yếu tố giả mạo làm mất uy tín lịch sử quốc gia thời kỳ Xô Viết.
Ông cũng đã gửi thư cho ông Zyuganov, chủ tịch đảng CS Nga lúc đó; http://delostalina.ru/?p=1424
Cho đến lúc chết (2011), Ilyukhin vẫn tin rằng, việc giả mạo là nhằm làm mất uy tín của Stalin “theo chỉ đạo của một chiến dịch khổng lồ phỉ báng các lãnh đạo Xô Viết, được tiến hành một cách rất ích kỷ và miễn cưỡng đầu những năm 90”.
ảnh từ: http://delostalina.ru/?p=1424
Viktor Ilyukhin và 2 cộng sự đang xem tài liệu và các phương tiện làm giả
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Các mẫu giấy bỏ trống, con dấu và chữ ký (tất cả đều là của giả, còn mới tinh)
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Mẫu con dấu, chữ ký được dùng để chế tác các tài liệu giả mạo
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Các nguồn tham khảo:
http://www.slovensk.su/wiki/index.ph...293&oldid=1291
http://delostalina.ru/?p=1424
http://versia.ru/articles/2012/may/1...em_tak_katyniu
Chúng ta biết rằng, qua một số lần mở điều tra vụ án Katyn, tòa án nhân quyền châu Âu đều phải buộc tuyên bố:
Россия не несет ответственности за массовый расстрел польских офицеров в Катыни;
Nga không phải chịu trách nhiệm về vụ hành quyết hàng loạt các sĩ quan Ba Lan ở Katyn;

Thật sự có những nấm mồ tập thể ở Katyn-Smolensk. Nhưng tại sao sau khi Nga đã công bố gần như toàn bộ tư liệu lưu trữ mà tòa châu Âu ECHR lại không thể kết tội Nga, căn cứ trên tư liệu này, điều mà các ông chủ Do Thái phương tây, các bù nhìn và tay sai Do Thái cực kỳ mong muốn?
Chỉ có một cách giải thích: Các tư liệu đó không đáng tin cậy, nên không thể lấy làm chứng cứ.
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Năm 2005, đạo diễn Yuri Mukhin đã làm một bộ phim tư liệu rất dài nhan đề: “Đểu giả Katyn - Катынская подлость”;
Bộ phim đề cập đến việc, trước cuộc tấn công mạnh mẽ của LX, năm 1943 Hitler đã cho khai quật các nấm mộ tập thể các sĩ quan Ba Lan bị hành quyết ở Smolensk trước đó 2 năm, năm 1941 bởi lính Đức và tuyên bố với thế giới rằng họ dường như bị sát hại năm 1940 theo lệnh của NKVD, “Do Thái Moscow”…
Mục đích của bộ phim là thu hút sự chú ý của các nghị sĩ Duma và công dân Nga đối với giả mạo hiển nhiên trong vấn đề Katyn.
Bộ phim gồm 3 phần.
Phần 1: NĂM LẦN PHẢN BỘI. Ngay trước WW-II, Ba Lan đã 5 lần phản bội Pháp và đồng minh, châm ngòi cho WW-II. Stalin đã cố gắng để cứu Ba Lan và cũng là cứu mình khỏi bị Đức quốc xã đánh bại.
Phần 2: TỬ HÌNH TÊN PHẢN BỘI. Phản bội đồng minh làm cho chính phủ Ba Lan sau khi bị Đức thôn tính phải lưu vong, người Anh hủy diệt lãnh đạo hàng đầu của chính phủ Ba Lan lưu vong Sikorsky.
Phần 3: BA LAN ĐÒI. Khi Nga với sự giúp sức của những quái thai như Gorbachov và Yakovlev ngấm ngầm chế tác tài liệu giả mạo nhằm hạ bệ phe cộng sản. Ba Lan túm lấy và gia nhập NATO. Căn cứ vào những tài liệu giả mạo hiển nhiên đến ngu xuẩn đòi Nga phải trả giá.
Nga không phải chịu trách nhiệm về vụ hành quyết hàng loạt các sĩ quan Ba Lan ở Katyn!
Hóa ra suốt 20 năm, bọn chúng liên tục đòi Nga phải ăn năn hối hận về những tội ác của 70 năm trước do kẻ nào đó làm. Hóa ra là các tư liệu lịch sử, xuất hiện đầu những năm 90 từ những cánh tay thành viên Bộ chính trị như Yakovlev, không gì hơn là giả mạo. Tòa ECHR không thể chấp nhận nó để được xem xét hay cân nhắc. Chúng ta biết rằng, tòa án nhân quyền châu Âu ECHR đã tuyên lần đầu tiên năm 2004 rằng Nga không phải chịu trách nhiệm về Katyn. Sau đó là vụ kiện của “thân nhân” Ba Lan và tòa lại tuyên vẫn như thế tháng 4 năm nay.
Vấn đề là: giải thích thế nào về thái độ của những người đứng đầu Nga hiện nay? Họ không vồ lấy phán quyết của ECHR, cũng chẳng thanh minh, thậm chí còn làm ngược lại. Chúng tôi thấy tội lỗi lắm, ăn năn hối cải ghê gớm lắm!!!
Chúng ta cũng biết rằng, vào lúc Perestroyka của Gorbachov, CS Nga chia rẽ thành 2 phe đấu nhau kịch liệt. Phe “cải tổ” mà thực ra là phe phá hoại CCCP bằng sự nhiệt tình và ngu dốt có thừa của mình, còn phe kia: bảo thủ.
Cho đến cuối thập kỷ 80, công cuộc Perestroyka đã thất bại thảm hại, LX trên bờ vực tan rã, phe bảo thủ CS lại nổi lên. Gorbachov có động cơ để làm giả tài liệu Katyn nhằm hạ bệ phe bảo thủ bằng trò chơi thóa mạ và bôi nhọ lãnh tụ của họ. Ngay cả khi Yeltsin lên nắm quyền cũng không thắng được phe bảo thủ CS, ông ta đã phải thực hiện cuộc đảo chính theo đúng nghĩa đen, lấy xe tăng bắn vào tòa nhà chính phủ năm 1993.
Năm 1995, kênh TV NTV chiếu bộ phim: Tội ác lớn nhất thế kỷ XX, Stalin và thảm sát rừng Katyn (Самые громкие преступления двадцатого века. Сталин и бойня в Катынском лесу), bộ phim này hoàn toàn đổ tội cho Stalin. Có thể xem ở đây;
Ý định ban đầu của ECHR là nhằm buộc tội nước Nga, như người kế thừa LX trong vụ Katyn. Nhưng ECHR đã 2 lần thất bại. Về bằng chứng thực tế, đúng là có các hố chôn người và không loại trừ thủ phạm là nhiều bên, chúng ta sẽ nói sau nếu có dịp. Còn về các tài liệu lưu trữ, sau nhiều năm trời xem xét, họ cũng thấy chúng là giả mạo và không thể tin cậy được nếu như lấy chúng làm bằng chứng, (luật sư biện hộ thừa khả năng để bác bỏ).
Cho dù tòa nhân quyền đã 2 lần tuyên như vậy, nhưng truyền thông phương tây và thậm chí ngay cả người Nga cũng rất ít biết được sự thật Katyn là như thế nào. 90% người Nga mơ hồ về thảm sát Katyn.
Sở dĩ như vậy là lãnh đạo Nga kể từ thời Yeltsin cũng như hiện nay, có thái độ không rõ ràng về Katyn. Đó là môi trường thuận lợi để những dối trá bịa đặt tiếp tục nổi lên trên media phương tây. Ngay cả khi đã rõ ràng, Đức đã nhúng tay ít nhất là một phần vào vụ Katyn. Nhà trí thức nổi tiếng Anatoly Wasserman nói (ở đây):
"Những người Ba Lan ở gần Smolensk, đã bị bắn chết bởi quân Đức. Và không phải năm 1940, mà là năm 1941. Điều đó tuyệt đối không phải nghi ngờ gì. Mục đích cũng rõ ràng. Đức thực sự đã tàn sát một số lượng lớn sĩ quan và trí thức Ba Lan trực tiếp trên đất Ba Lan. Và thấy chẳng có lý do gì để dừng thanh lọc chủng tộc trên bất cứ lãnh thổ nào, kể cả trên đất của chúng ta. Và vào 1990, LX chịu áp lực và buộc phải chấp nhận phiên bản thảm sát, được phát minh bởi Goebbels năm 1943.”
Dối trá Goebbels tiếp tục được Mỹ sử dụng trong trò chơi làm rối loạn Liên Xô trước kia và Nga ngày nay. Cho dù nhiều thứ đã trở nên rõ ràng hơn.
Nhưng bi kịch Katyn chỉ có thể khép lại, khi cả 2 bên không còn nghi ngờ gì về những điều đã xảy ra ở Katyn. Điều đó rất cần thiết, nhưng có lẽ sẽ đến muộn hơn, người ta cần ưu tiên trước hết là an ủi vỗ về những con lợn Ba Lan, trước khi chúng phát khùng phát dại sủa vang lừng và cắn đớp tứ tung.
TT Kaczynski cùng toàn bộ bộ sậu tự tung tác lái máy bay đến Smolensk và tự gây thảm họa. Và vì thế mà, lễ tưởng niệm nạn nhân Kaczynski - Smolensk hoành tráng ở Krakow, không có TT Pháp, chẳng thấy Nữ hoàng Anh, vắng bóng Chancellor Đức, và mất dạng TT Mỹ. Mỗi mình Medvedev đến thăm viếng, đặt hoa. Chúng ta cần Ba Lan lúc này. Tuy nhiên, cần phải hiểu biết và đo lường tất cả những gì còn đan bện trong đăng ten chính trị. Nghĩa là, nói những thứ quan trọng với đôi tai Ba Lan, đừng có đem thắc mắc đến cho dân chúng nước mình.
Và những con lợn vểnh tai lên nghe Medvedev nói lúc dự lễ: “Thảm kịch Katyn – tội ác của Stalin và một số tay chân của ông ta. Quan điểm của chính phủ Nga trong vấn đề này đã được bày tỏ rõ ràng từ lâu và không thay đổi,”
Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Quốc hội Liên bang Nga ngày 25-11 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940 do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh.

Mỹ từng giấu nhẹm thông tin về vụ thảm sát Ca-tưn

Hơn 1.000 trang lưu trữ liên quan đến vụ thảm sát các sỹ quan Ba Lan ở Ca-tưn năm 1940 vừa được công bố tại Mỹ. Trong các tài liệu này có những tấm ảnh chụp vùng Ca-tưn, bản đồ, phim tài liệu. Theo AP, có những chứng cứ khẳng định lỗi của Liên Xô trong cái chết của 22.000 tù binh Ba Lan.
“Chúng tôi rất hy vọng rằng kho tài liệu mới này sẽ trở thành nguồn tư liệu có giá trị cho các nhà bác học, nhà nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia nói riêng và dư luận xã hội nói chung. Chúng tôi cũng đồng thời tin tưởng rằng nó sẽ mở đường cho việc công khai toàn bộ, đầy đủ tất cả những tài liệu liên quan đến tội ác này .” – website Đại sứ quán Ba Lan tại Oa-sinh-tơn cho biết.
Theo tài liệu mới được công bố, những quân nhân Mỹ bị Đức bắt làm tù binh đã viết thư về nhà kể chuyện các hố chôn người tập thể được phát hiện năm 1943 trên lãnh thổ bị Đức quốc xã chiếm đóng. Hơn nữa, chính quân Đức còn dẫn một số tù binh Mỹ và Anh đến tận địa điểm thảm sát để tận mắt thấy các phát hiện của họ. Độ phân huỷ của các xác chết giúp tù binh Mỹ hiểu rằng nạn nhận bị giết từ trước khi quân đội Đức tiến vào tỉnh Smolensk. Còn Oa-sinh-tơn, khi đã biết về vụ thảm sát Ca-tưn, lại từ chối đề nghị của Quốc xã mời tham gia vào chiến dịch tuyên truyền chống Liên Xô.
Từ những thông tin lưu trữ mới được phát hiện có thể rút ra kết luận là Chính quyền Mỹ đã không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Moskva và không muốn công bố thông tin về vụ thảm sát.
Một số nguồn thông tin cho biết, Tổng thống Ru-giơ-ven còn công khai bảo vệ quan điểm hoàn toàn ngược lại, với hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến chống Nhật.
Vụ thảm sát Ca-tưn lần đầu tiên được tiến hành điều tra tại Mỹ vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Nghị viện Mỹ kết luận Liên Xô có lỗi, điều này cũng được Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachov xác nhận.
Ba Lan trước đó đã đệ đơn lên Toà án Strasburg, thể hiện sự bất bình đối với việc điều tra sự việc 70 năm về trước do Nga thực hiện. Tháng 4 Toà tuyên bố Nga vi phạm điều 3 (cấm tra tấn) Công ước Châu Âu về bảo vệ nhân quyền. Tuy nhiên Toà không đưa ra quyết định đối với cáo buộc vi phạm điều 2 (quyền được sống)
Theo: http://izvestia.ru/news/534889#ixzz267Kx9RLO

Tài liệu mới về Katyn: Phần khác của dối trá từ Mỹ?


Lưu trữ Quốc gia Mỹ đã công bố hàng ngàn trang tài liệu "phơi bày" các thủ phạm thực sự của thảm kịch ở Katyn. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng ưu điểm chính của công bố là "thủ phạm" Roosevelt và Churchill, 2 người này đã che giấu sự thật để ủng hộ liên minh với Stalin. Ba Lan thấy nó như là một sự xác nhận lý thuyết ưa thích của họ.
Tuy nhiên, rất có thể, đó là một động thái chính trị được thiết kế để đổ tội, và theo đó là bồi thường tài chính từ Nga thay vì Đức. Liệu Duma Quốc gia có biết, họ đã đổ lỗi cho Stalin quá sớm? Hầu hết các tài liệu công bố đã được giới sử học biết đến, chỉ có một số trong đó - khoảng một nghìn trang - là được công bố lần đầu. Những trang này chỉ là một phần nhỏ trong kho lưu trữ của ủy ban Mỹ Madden 1951-1952 điều tra "vụ thảm sát trong rừng Katyn." Toàn bộ các lưu trữ của ủy ban về trường hợp này bao gồm 9 tập.
Việc công bố các tài liệu về Katyn của Mỹ có ngụ ý chính trị rõ ràng. Người Ba Lan biết rõ sự cố Mỹ-Ba lan gần đây, "Trại tử thần Ba Lan" trong Thế chiến II gây ra bởi sai lầm của Barack Obama. Ba Lan tin rằng với việc công bố này, tổng thống Mỹ "hồi phục" lại mình trong con mắt của người Ba Lan. Mỹ không đặc biệt quan tâm về hình ảnh của mình, đặc biệt là trong giai đoạn tích cực của chiến dịch bầu cử. Các cử tri Mỹ biết về Katyn thì cũng như người Ba Lan biết về cuộc nổi dậy của người da đen ở Birmingham (nghĩa là bằng Zero). Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể cũng phải cung cấp hỗ trợ tài chính cho Đức để có thể phải sớm đối phó với những tuyên bố tương tự như vậy từ phía Hy Lạp.
Theo báo Ba Lan Rzeczpospolita, "các nhà sử học Ba Lan có bằng chứng cho thấy tổng thống Franklin Roosevelt biết về sự không tham gia của người Đức vào các sự kiện Katyn, mặc dù họ công khai bảo vệ quan điểm ngược lại". Sử gia Ba Lan và nhà khoa học chính trị Vojtech Matersky trong một cuộc phỏng vấn với tờ Gazeta Wyborcza cho biết: "Những tài liệu này cho thấy Mỹ đang nhận thức đầy đủ rằng Katyn là sản phẩm không phải của Đức, mà là của NKVD."
Matersky khẳng định đây là cách thoát ra khỏi nỗi khó chịu đạo đức sau thiếu sót khởi đầu từ thời tổng thống Franklin Roosevelt những năm 1940. Bằng chứng quan trọng nhất của việc đổ thừa cho NKVD là những thứ được cho là có trong lời khai của hai tù binh chiến tranh Mỹ - Đại úy Donald Stewart và trung tá John G. Van Vliet, hai người này vào năm 1943 đã chuyển một tin nhắn mã hóa "đến chính phủ về sự thật về Katyn". "Sự thật" xác nhận rằng phiên bản Đức gây ra cái chết của những người lính Ba Lan đã xảy ra trước cả khi quân đội Đức tiến vào khu vực Smolensk.
Tuy nhiên, các tài liệu được công bố không chứa báo cáo mã hóa của Stewart và Van Vliet nêu trên. Ủy ban Madden 1952 không giữ báo cáo cá nhân của trung tá Van Vliet. Nó đã được chủ tịch ủy ban ghi chép lại sau đó (từ trí nhớ).
Do đó, việc công bố các tài liệu của Mỹ không chắc tạo ra cơ sở pháp lý về "tội ác Katyn" cho một giải pháp tích cực bên phía Ba Lan tại Tòa án Strasbourg (ECHR). Trong tháng 10 năm 2011, họ đã đệ đơn khiếu kiện Nga điều tra không đầy đủ về những sự kiện đã xảy ra 70 năm trước đây (sau khi tòa bác bỏ vụ án).
Bản chất của các khiếu kiện là như sau.
Theo biên bản ghi nhớ được giải mật của chủ tịch KGB Alexander Shelepin, NKVD, theo lệnh của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 05 tháng 3 năm 1940, đã bắn tổng cộng 22.000 tù binh chiến tranh Ba Lan trong khu vực Smolensk và Kalinin, cũng như ở Ukraine và Belarus. Cuộc điều tra bắt đầu vào những năm 1990 ở Nga đã kết thúc năm 2004, theo quy định tại Khoản 4, Phần 1, Điều 24 - Bộ luật tố tụng hình sự (cái chết gây ra do tội phạm).
Về vấn đề này, ECHR năm 2011 chấp nhận đơn kiện của 15 công dân Ba Lan, chiểu theo Điều 2 (quyền được sống) và Điều 3 (cấm tra tấn và đối xử vô nhân đạo và hèn hạ) - "Công ước châu Âu về Nhân quyền" trên cơ sở điều tra về vụ nổ súng vào người Ba Lan đã được tiến hành không thích hợp.
Theo luật sư nổi tiếng Dmitri Agranovsky, các tài liệu Mỹ công bố đã bị làm sai lệch. Ông nói rằng các tài liệu này không chứa bất cứ điều gì mới. Ông nói rằng phía Ba Lan muốn tiền, nhưng không thể có được nó từ Đức, do đó, tất cả các năng lực đã được chuyển hướng sang Nga. Ông tin rằng Mỹ vẫn sợ rằng Liên Xô có động cơ và điều đó sẽ dẫn đến các bước rất dài để đổ tội Katyn vào Liên Xô. Với "giải mật" này của người Mỹ, ông nói, một lần nữa nhắc nhở Nga không nên từ chối công nhận vụ thảm sát Katyn.
Thật vậy, ngay cả khi không có tài liệu vừa công bố, thì người ta đã biết là chính phủ Đức Quốc xã đã tổ chức cho công dân nước trung lập đến các nấm mồ Katyn khai quật vào mùa xuân năm 1943. Hóa ra là các tù binh Mỹ cũng đã tham gia. Sau đó, Chính phủ Mỹ đã lấy ghi chép của họ, nhưng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi hiểu được ý nghĩa những hành động khiêu khích của Đức ở Katyn. Vì vậy, ồn ào bắt đầu ở phương Tây hiện nay về thực tế rằng Roosevelt biết sự thật, nhưng đã "lừa dối toàn thế giới" để làm vừa lòng Stalin, chỉ là vỏ bọc để thi hành một sự kết hợp khác.
Ngay sau khi Đại giáo chủ toàn Nga và Mat-xcơ-va cùng Tổng giám mục Ba Lan Jozef Michalik ký kết và công bố thông điệp của hòa giải giữa hai dân tộc Ba Lan và Nga, người Mỹ "giải mật" tài liệu của họ về trường hợp Katyn (cũng như người Ba lan lên tiếng phản đối hệ thống tên lửa phòng thủ Mỹ đặt trên đất họ). Có lẽ chúng ta cần nhìn về phía trước và suy nghĩ về viễn cảnh tên lửa phòng thủ Mỹ ở châu Âu, khi Ba Lan là đồng minh chính của Mỹ. Đây là thời gian để làm nguội cái đầu Donald Tusk xuống, Tusk đã bất ngờ quyết định chờ quyết định của Mỹ sau sau cuộc bầu cử tổng thống?
Và vẫn còn câu hỏi nữa. Các tài liệu gọi là "thư mục đặc biệt số 1" do Rosarchiv công bố năm 2010 cũng là giả mạo? Trên cơ sở thư mục này, Duma Quốc gia đã tuyên bố thừa nhận rằng việc hành quyết các sĩ quan Ba Lan đã được tiến hành theo lệnh trực tiếp từ Stalin và các lãnh đạo Liên Xô khác.
Tuy nhiên, một số chuyên gia, chẳng hạn như Dmitry Dobrov, nói rằng các tài liệu từ thư mục này, bao gồm cả các ghi chú của Shelepin đã được đề cập đến, đã bị giả mạo, trong khi các nhân chứng (Mikhail Gorbachev, Alexander Yakovlev, và Dmitry Volkogonov) mô tả có đến 3 biến thể của bản gốc của nó.
Nhưng nếu thừa nhận tội lỗi, chúng ta nên tính toán hiệu ứng của lời thú tội như vậy. Hình ảnh không phải là tất cả, và, bằng cách "giải mật" một cách cẩn thận ở Mỹ, rõ ràng là người Mỹ biết (lợi dụng) nó tốt hơn người Nga.
Bài của Lyuba Lulko - Pravda.Ru

Tổng thống Putin gợi nhớ về trại tập trung dành cho lính Nga ở Katyn

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Có mặt ở Krasnodar tham dự một cuộc họp về giáo dục tinh thần ái quốc, ngày 12/9/2012, tổng thống Nga Putin lưu ý: khi thừa nhận về vụ Katyn, cũng cần phải nhớ đến những trại tập trung khủng khiếp của Ba Lan khiến hàng nghìn sĩ quan, binh lính Hồng quân thiệt mạng. Ông nói:
-Khi nói về Katyn, nhiều người đã quên mất những trại tập trung ở Ba Lan dành cho tù binh Liên xô, từng tồn tại vào những năm 20 thế kỷ trước. Bạn hãy đọc những hồ sơ lưu trữ và sẽ hiểu: đã có thời như thế, đã từng có cuộc sống như thế, và khi nhìn một sự việc từ tất cả các khía cạnh thì bức tranh về nó mới hiện rõ được.
Các trại tập trung giam giữ những tù binh Xô-viết được quân Ba Lan lập nên sau cuộc chiến tranh Liên xô-Ba Lan, khởi đầu bằng cuộc tấn công quy mô của quân đội Ba Lan vào lãnh thổ Nga.
Hàng nghìn sĩ quan và binh lính Xô-viết đã chết trong những điều kiện sống khủng khiếp ở đó.