24 tháng 4 2012

Về một sỹ quan QL VNCH phản chiến tháng 4 năm 1972 (II)

Xin xem phần I trước khi xem phần này.

Dưới đây là bài viết nguyên bản gốc của người trong cuộc, ba tôi Hồ Văn Duyệt, nguyên  giáo viên Trường Sĩ Quan Pháo Binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam, mật danh Sao Hôm, người trực tiếp “tiếp nhận nguyện vọng và chứng kiến việc làm đó của trung tá quân đội Sài Gòn, anh Phạm Văn Đính; tôi muốn cung cấp một số chi tiết về sự kiện trên, ghi lại mấy nét hào hung của mùa xuân năm 1972, quân dân ta giải phóng tỉnh Quảng Trị và hành động chính xác kịp thời để cứu mình, cứu đồng đội, lập công theo chính nghĩa của một trung tá quân đội Sài gòn lúc bấy giờ”.

Bn gc
Người trung tá quân đi Sài Gòn phn chiến năm 1972

Số báo An ninh thế giới ra ngày 13.6.2002 có đăng lời xin lỗi lời của tác giả bài báo "Về người trung tá quân đội Sài Gòn phản chiến năm 1972". Sự kiện này là một kỷ niệm kháng chiến của tôi nên tôi tò mò muốn biết bài báo đó viết những gì. Tôi rất ngạc nhiên vì mới có 30 năm, nhân chứng lịch sử vẫn còn nhiều mà sự kiện lịch sử đã "thất bản" đến mức độ như vậy.
 Sư đoàn 324 là đơn vị chủ yếu đánh chiếm căn cứ Caroll, Tư lệnh trưởng sư đoàn lúc đó là đại tá Hoàng Đan. Trung đoàn 38, pháo binh dự bị chiến lược của Bộ, Trung đoàn trưởng lúc đó là trung tá Nguyễn Cao Sơn.
Trong tủ lưu trữ tài liệu của các đơn vị trên hẳn có đầy đủ hồ sơ về cuộc tiến công chiến lược năm 1972, nhưng mấy ai đọc được các tài liệu đó. Bài báo thì khắp nơi đã đọc, những người đọc đó biết có lời xin lỗi không, dù có biết cũng không rõ sự việc đúng là như thế nào. Ví thử đây là một sáng tác hư cấu thì không nói làm gì, viết về người thật việc thật mà sơ suất chẳng những có hại cho chính sách mà còn gây lúng túng khó xử thậm chí mang tiếng cho người trong cuộc.
Riêng tôi người may mắn tiếp nhận nguyện vọng và chứng kiến việc làm đó của Trung tá quân đội Sài Gòn, anh Phạm Văn Đính; tôi muốn cung cấp một số chi tiết về sự kiện trên, ghi lại mấy nét hào hùng của mùa xuân năm 1972, quân dân ta giải phóng Quảng Trị và hành động chính xác kịp thời để cứu mình, cứu đồng đội, lập công theo chính nghĩa của một trung tá quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ.
Hồi đó tôi là giáo viên Trường Sĩ quan Pháo binh được phái đi phục vụ cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Tôi được đi cùng trung đoàn pháo binh 38, chi viện cho sư đoàn 324, tấn công ở hướng chủ yếu, theo đường số 9 từ hướng Tây xuống Đông Hà. Mục tiêu đầu tiên là cụm điểm tựa kiên cố do trung đoàn 56, sư đoàn 3 đóng giữ. Cụm cứ điểm gồm có căn cứ Caroll là căn cứ chỉ huy của trung đoàn và là căn cứ hỏa lực của pháo binh, vòng ngoài có các căn cứ 241; 241 cũng như Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn là tên các điểm cao, các căn cứ đó được ghi trên bản đồ.
Cà Roòn (Caroll theo tiếng gọi dân gian) là căn cứ pháo binh có hỏa lực ghê gớm án ngữ tây Quảng Trị, 18 khẩu 155ly mỗi đầu đạn nặng gần 50kg, đặc biệt ở đây có 4 khẩu 175ly tự hành tối tân trong số 08 khẩu Mỹ vừa mới trang bị cho quân đội ngụy để "Việt Nam hóa chiến tranh". Pháo này dùng loại đạn tăng tầm có thể bắn xa trên 40km. Đại đội 4 khẩu 175ly ở đây được mệnh danh "Vua chiến trường", đại đội kia được gọi là "Thần sấm sét".
Trước cuộc tiến công xuân 1972 của ta, tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu lên tận Cà Roòn trực tiếp động viên khích lệ binh sĩ.
Mùa xuân là mùa chiến dịch của ta, theo cách phòng ngự từ xa, địch chốt giữ những điểm cao quanh căn cứ để phát hiện sớm lực lượng ta, do đó việc đặt đài quan sát chỉ huy pháo binh rất khó khăn. Để giữ bí mật, đến gần giờ nổ súng sư đoàn mới cho đánh chiếm điểm cao Không tên để bố trí đài quan sát chỉ huy pháo binh. Tôi đi cùng bộ phận đài quan sát nên được chia xẻ với anh em chĩu đựng hỏa lực pháo binh của căn cứ 241 chụp lên mổm đồi Không tên ta vừa chiếm được. Hơn một tiếng đồng hồ chịu đựng tiếng đạn đại bác rời xèo xèo quanh mình như những nhát dao cứa vào dây thần kinh, đợi giờ nổ súng, không thể bắn trả được.
-          Bão táp! Bão táp! Bão táp! Chiến sĩ thông tin VTĐ (vô tuyến điện) reo lên
 Những vệt pháo hiệu xanh đỏ vút lên không trung.
Khẩu lệnh pháo binh nổ súng, tín hiệu mở màn chiến dịch đã phát ra!
-          Bão táp! Bão táp! Bão táp!
Phía sau lưng chúng tôi từng hồi đại bác của ta dồn dập như trống hội. Trái phá xé không khi rú trên không trung như những đàn chim sắt lao lên xung trận. các mục tiêu chìm trong ánh chớp, khói bụi và tiếng nổ rung chuyển núi rừng.
Các căn cứ chết lặng đi…
Mấy ngày đầu, chiến đấu thuận buồm xuôi gió như cuộc diễn tập. Điểm tựa tiền tiêu Đầu Mầu bị xóa sổ, ban đêm đặc công đánh chiếm Ba Hồ không khó khăn lắm. Đánh Động Toàn quân dân ta vấp phải hỏa lực pháo binh dày đặc của căn cứ 241.
Chúng tôi quan sát, điều chỉnh pháo cho các ánh chớp các đụn khói tập trung vào các trận địa pháo ở 241. Không còn bức tường lửa ngăn chặn, bộ binh ta nhanh chóng làm chủ Động Toàn.
Đồng chí Trung đoàn phó pháo binh chỉ huy ở đài quan sát lên Sở chỉ huy Sư đoàn họp, ủy nhiệm cho tôi thay thế tiếp tục thực hiện kế hoạch hỏa lực.
Hôm nay nhiệm vụ chính của hỏa lực pháo binh là chi viện cho bộ binh đánh chiếm căn cứ 241 (carroll). Đợt bắn mãnh liệt vào sở chỉ huy, trận địa pháo, khu trung tâm thông tin đã xong. Chúng tôi thực hiện giai đoạn bắn gọi là giám thị nhằm kiềm chế không cho các trận địa pháo hoạt động, duy trì sự hiện diện liên tục của hỏa lực làm cho tinh thần địch suy sụp, không để địch có điều kiện hồi phục và ngăn cản chúng theo dõi hành động bao vây áp sát của chúng ta.
Lúc này căn cứ pháo 241 hoàn toàn bị tê liệt không phản ứng được chút gì. Địch chỉ còn cách phá rối liên lạc vô tuyến điện của pháo binh ta. Khẩu lệnh ta hô từ đài quan sát xuống trện địa chúng làm cho sai lạc đi, ta hô tăng chúng hô giảm, ta hô sang phải chúng hô sang trái v.v… và chúng tạo tiếng ồn ào làm nhiễu loạn trong vô tuyến điện. May mà anh em chiến sĩ ở đài quan sát toàn là dân đại học đi nghĩa vụ, các em rất thông minh, sáng tạo, khắc phục được mọi sự cố kỹ thuật và rất dũng cảm, không kể bom đạn mỗi khi phải đưa máy lên khỏi công sự để dễ nhận tín hiệu hơn.
Một chiến sĩ VTĐ báo cáo với tôi:
-          Có một thằng nó yêu cầu gặp thủ trưởng.
-          Nó phá rối đấy chứ gặp gì, mặc kệ nó.
Một lát sau chiến sĩ lại báo cáo:
-          Thắng đó xưng là trung tá chỉ huy trưởng xin gặp Sao Hôm
Sao Hôm là mật danh đài quan sát chỉ huy. Theo cách xưng hô tôi đoán có lẽ là một viên sĩ quan, tôi cầm máy:
-          A lô! Tôi là Sao Hôm đây! Các anh gặp có việc gì.
-          Tôi, trung tá Phạm Văn Đính, chỉ huy trưởng trung đoàn 56 xin được gặp cấp chỉ huy cao nhất. Xin ông cho biết danh tính cấp bậc.
Nghe câu nói đó tôi nghĩ anh này chắc được huấn luyện rất chính qui từ bên Mỹ. Riêng tôi, chưa từng dự kiến đối thoại với địch nên lúng túng không biết xưng hô thế nào.
-          Chúng tôi không có thói quen xưng hô tên tuổi cấp bậc với đối phương trong lúc tác chiến, anh gọi tôi là Sao Hôm là được rồi. Tôi không phải là cấp chỉ huy cao nhất nhưng có thể trả lời những gì anh cần hỏi, nếu quá quyền hạn tôi sẽ chuyển đạt lên cấp trên.
-          Tôi đề nghị các ông dừng hỏa lực trong 1 giờ, chúng tôi muốn thương lượng.
Tôi dùng điện thoại báo cáo lên cấp trên, sư đoàn điện xuống “Anh có thể gọi họ là ông, anh bảo nó đầu hàng đi chứ còn thương lượng gì”.
Tôi trả lời cho viên trung tá chỉ huy trưởng:
-          Tôi nghĩ đề nghị của ông không thích hợp, các ông đã mất Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn rồi. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây cho các ông đã bị đánh tan, chạy lui rồi. Đông Hà cũng sắp mất. Chắc ông cũng đã nghe tiếng súng máy gần kề rồi. các ông hạ vũ khí ngừng chiến đấu là tốt nhất. các ông nên đầu hàng đi.
-          Có đầu hàng cũng cần thảo luận các điều kiện chứ!
-          Không cần thảo luận đâu. Ông có biết chính sách 10 điểm của Mặt trận Giải phóng Miền Nam không?
-          Tôi có biết
-          Chúng tôi chấp hành đầy đủ chính sách 10 điểm đó.
-          Nhưng tôi cũng cần triệu tập các sĩ quan dưới quyền, họ chỉ huy từng bộ phận rải rác khắp nơi và cần thời gian để họp.
Cấp trên vẫn theo dõi cuộc nói chuyện trên VTĐ của tôi, lúc này gọi xuống hướng dẫn cho tôi một số thủ tục.
Tôi nói với trung tá Đính:
-          Vậy thì tôi đồng ý ngừng hỏa lực trong 1 giờ như yêu cầu của ông. Còn yêu cầu của chúng tôi là ông cho kéo cờ trắng lên cột cờ trung tâm căn cứ trước khi ngừng hỏa lực. sau khi ngừng hỏa lục được 30 phút, một nửa số quân của ông phải ra khỏi công sự, lên mặt đất, không mang vũ khí.
-          Tôi thỏa thuận và đề nghị ông dừng hỏa lực, ông cho treo cờ đi.
Qua ống nhòm chúng tôi thấy có 1 người lính trèo lên nóc lô cốt phía Tây phủ lên đó một tấm vải trắng rồi vội vàng tụt xuống hầm.
Một lát trung tá Đính gọi tôi:
-          Ông đã thấy cờ trắng trên cột cờ chưa?
-          Tôi thấy không có, nhưng có một binh sĩ phủ tấm vải trắng lên nóc lô cốt phía Tây.
Im lặng một lát, tôi nghĩ chắc là người lính quá sợ không dám rời xa công sự chạy ra cột cờ, còn chỗ ông Đính thì không thấy được cột cờ chứ không có sự gian dối gì.
-          Thế cũng được. Bây giờ chúng ta bắt đầu thực hiện ngừng hỏa lực và thực hiện các việc trong lúc ngừng hỏa lực.
Tôi và trung tá Đính thống nhất đồng hồ, xác định thời điểm bắt đầu ngừng hỏa lực và thời điểm hết hạn ngừng hỏa lực theo giờ Hà Nội và giờ Sài Gòn. Sau đó không lâu trung tá Đính báo cáo cho tôi là thuộc hạ ông cũng đồng tình hạ vũ khí về với Chính phủ Cách mạng.
Theo sự hướng dẫn của trên, tôi thống nhất với ông Đính, bên ông cử một phái đoàn gồm một sĩ quan cấp đại úy đi cùng 2 người cầm cờ trắng đi ra cổng hướng Đầu Mầu, ở đó có đại diện của ta đón tiếp. Tôi chuyển lời cấp trên cho ông Đính rằng nếu ông bắt được 2 cố vấn Mỹ của căn cứ cùng theo thì sẽ được trọng thưởng. Ông Đính nói họ tình nguyện đi theo ông.
Binh sĩ căn cứ 241 lần lượt lên khỏi công sự, ban đầu còn lẻ tẻ dè dặt nhưng rồi mỗi lúc một nhiều và không khí trở nên nhộn nhịp nô nức.
Đột ngột trinh sát hướng Đông báo về đài chỉ huy, có 2 trực thăng bay rất thấp từ hướng Đông lên. Hàng trăm con người đã bộc lộ trên mặt đất, không thể vì 2 tên Mỹ mà trút pháo xuống căn cứ được, chúng bay thoát.
Binh sĩ của căn cứ được hướng dẫn đi về nơi qui định, tuy không bắt buộc nhưng mỗi người đều tạo ra một lá cờ trắng cầm tay.
Sau khi binh sĩ ra khỏi căn cứ, trung tá Đính chào từ biệt tôi. Trước khi cắt liên lạc VTĐ trung tá cẩn thận nhắc “Tôi đã ra khỏi hầm chỉ huy, ông hãy lệnh cho pháo thủ ra khỏi pháo”.
Ở trên tôi đã kể rằng khi hỏi anh Đính có biết chính sách 10 điểm của mặt trận không, anh trả lời không chút ngập ngừng, tôi có biết. Chắc người sĩ quan này hẳn từng nghĩ suy về cuộc kháng chiến của dân tộc và lương tâm từng trăn trở. Khi nói chuyện trên VTĐ anh Đính cho biết cha anh người Quảng Ngãi. Từ ngày khởi nghĩa đến cuối năm 1954, chín năm ấy Quảng Ngãi sống dưới chính thể Dân Chủ Cộng hòa. Trung tá Đính quyết định không chống cự lại quân giải phóng không chỉ vì áp lực quân sự lúc bấy giờ mà ý định đó phải chăng nảy mầm từ trước nữa. Quân đội nhân dân ta thấu hiểu điều đó và đánh giá cao tấm gương cho các sĩ quan trong hang ngũ quân đội Sài Gòn lúc bấy giờ.

Nha Trang tháng 10,  năm 2004.
Hồ Văn Duyệt

Ba tôi Sĩ quan Pháo binh QĐNDVN Hồ Văn Duyệt, bí danh Sao Hôm trong trận đánh căn cứ Carroll, người đội mũ mềm, đeo súng ngắn, đứng bên trái hàng đầu đang bắt tay đối phương, Hình sưu tập được trện mạng, chưa rõ ai là tác giả bức ảnh và hình này chụp lại ở sách này. Xin cảm ơn rất nhiều tác giả bức ảnh có ba đang ở chiến trường
 -------------------
Có thể tham khảo Sách  : "Vietnam's forgotten army: heroism and betrayal in the ARVN" của tác giả  Andrew A. Wiest. (trong sách viết về sự kiện này trang phần "The Making of a Traitor " từ trang 229-272, nhưng không có bức ảnh trên)

Bức ảnh do bên cách mạng chụp. Theo như ba tôi kể thì hàng binh sẽ "đi ra cổng hướng Đầu Mầu, ở đó có đại diện của ta đón tiếp". Có lẽ đấy là vị trí của chiếc ảnh này.


Bài đăng trên báo An Ninh Thế Giới  số 277 ra ngày 2-5-2002 : "Về người trung tá quân đội Sài Gòn phản chiến...". Tác giả Hà Đăng Luân
Bài viết trên báo An Ninh Thế Giới  số 277 ngày 2-5-2002
Phần thông tin sai lệch nghiêm trọng cho cá nhân ông Đính
Các bài tham khảo

Bài viết này dưới đây không phản ánh trung thực trận đánh dẫn đến sự kiện hàng binh. Hồng Nhung

N+3 MỘT NGÀY OANH LIỆT


Trích hồi ký của đại tá Cao Sơn, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 38, pháo binh Bông Lau.


Đêm hôm trước ngày 1 tháng 4, đã khuya, trung đoàn phó Thông từ trên đài chỉ huy còn báo về “Có một tên địch nói xen vào máy bộ đàm của ta, lải nhải suốt từ sáng đến giờ, khẩn thiết xin được gặp ông chỉ huy cao nhất của Bông Lau”. Tôi nói với anh Thông “Anh tiếp xúc với nó đi, hỏi nó là ai, xin gặp về việc gì”.


Sáng ngày 2 tháng 4. Ngày N+3, khoảng 8 giờ, anh Thông điện về sôi nổi: “Trung đoàn trưởng, tên đó tự nhận là Phạm Văn Đính, trung tá chỉ huy trung đoàn 56 đóng ở căn cứ 241 xin được gặp ông chỉ huy đoàn Bông Lau đề nghị ngừng bắn để đưa đơn vị về với cách mạng”.


Lập tức tôi điện trao đổi với anh Hoàng Đan, sư đoàn trưởng sư đoàn 304, đang phối hợp chiến đấu về sự kiện trên. Anh Hoàng Đan nói “Anh trực tiếp khuyến khích nó ra hàng, chỉ huy sẽ được ưu đãi sử dụng”.


Chúng tôi họp ngay thường vụ Đảng ủy trung đoàn gồm có anh Trương Linh Huyên chính ủy trung đoàn, anh Chu Sỹ Tính phó chính ủy và tôi. Ngoài ra có anh Đỗ Son chủ nhiệm chính trị và nhà báo quân đội Nguyễn Thắng đi theo trung đoàn từ đầu chiến dịch tham dự.


Ban thường vụ nhấn mạnh phải đề phòng âm mưu phản trắc, đặt ra quy định chặt chẽ buộc chúng thi hành; liên hệ ngay với sư đoàn 304 chuẩn bị sẵn một bộ phận tiếp nhận đầu hàng.


Khoảng 12 giờ, tôi trực tiếp cầm tổ hợp máy bộ đàm bắt liên lạc với Đính. Tôi hỏi: “Anh là ai? yêu cầu gặp người chỉ huy đoàn Bông Lau về việc gì?”. Một giọng Huế gấp gáp nhưng khá rõ: “Tôi là Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng chỉ huy trung đoàn 56 ở căn cứ 241 đề nghị ông ngừng bắn, tôi sẽ dưa toàn đơn vị ra với cách mạng”.

Tôi nói: “Tôi là chỉ huy đoàn Bông Lau đang nói chuyện với anh đây. Các anh chỉ có một con đường đầu hàng, nếu không đêm nay sư đoàn 304 cùng đoàn Bông Lau sẽ tấn công san bằng căn cứ 241. Chúng tôi hoan nghênh các anh về với cách mạng. Yêu cầu tuân thủ nghiêm những quy định sau: 1/ Kéo cờ trắng lên. 2/ Bắt hai tên cố vấn Mỹ cùng ra hàng. 3/ Để nguyên vũ khí phương tiện chiến đấu tại chỗ. Cả chỉ huy và binh sỹ đứng trên mặt đất, xếp hàng đôi đi theo con đường duy nhất tới Đầu Mầu, sẽ có người đón.. Chúng tôi ngừng bắn 30 phút để các anh chấp hành những quy định trên.”.


Đến đây Đính lại nói thảng thốt: “Ba mươi phút chúng tôi không thể đủ thời gian cử người đến từng căn hầm để thuyết phục đơn vị đầu hàng.. Lúc này hệ thống đường dây điện thoại đã bị mảnh đạn pháo băm nát.”. “Vậy cần bao nhiêu”. “Xin ông một tiếng”. “Thôi 45 phút, chấp hành đi. Đúng 13g30 các anh phải ra khỏi hầm”.


Đến 13g30 chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, để răn đe tôi ra lệnh Bông Lau chú ý: Z39 (căn cứ Mai Lộc) 10 phát nạp đạn. Khoảng năm phút sau vẫn chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, tôi hô “Bắn!...” Căn cứ Mai Lộc sụp đổ, bùng cháy dưới cụm đạn tập trung của 240 viên 122mm, 130mm.


Vài phút sau cả ba đài quan sát của trung đoàn và tiểu đoàn đều reo lên và báo về chỉ huy sở, địch hàng rồi. Hàng trăm tên cầm cờ trắng ra khỏi hầm đi về phía Đầu Mầu. Đúng lúc lộn xộn hỗn loạn đó, hai chiếc u-ti-ti đỏ chót như hai con chuồn chuồn ớt xuất hiện từ Đông Hà bay sát đường số 9 leo lên sườn điểm cao 241. Chúng chỉ nâng nhẹ độ cao lướt qua hàng rào đậu xuống trước hầm chỉ huy gần cột cờ. Hai tên cố vấn Mỹ tay xách cặp nhẩy lên máy bay.


Tôi điện báo anh Hoàng Đan, “trực thăng đang cứu cố vấn Mỹ, anh lệnh cho bắn đi”. “Sao cậu không dùng cao xạ (37mm) mà bắn”. “Cao xạ của trung đoàn đều đang ở gần trận địa pháo, có trông thấy đâu mà bắn”. “Khổ quá! (Một tiếng chát đập tay xuống bàn của anh Hoàng Đan), bộ binh xe tăng còn ở sau cậu (sở chỉ huy trung đoàn) làm sao bắn được. Tôi gọi điện cho Đính “tại sao các anh để cố vấn Mỹ chạy thoát. Đính nói ”Lộn xộn, căng thẳng quá, đầu óc tôi mụ rồi, tôi không biết làm thế nào nữa. Thực ra Đính không dám bắt cố vấn Mỹ vì còn phải nghĩ đến vợ con đang còn ở Huế. Chúng xếp hàng trật tự đi về phía Đầu Mầu như quy dịnh. Tôi trao đổi với trung đoàn phó Ngô Đức Nghĩa đưa một bộ phận đi xe xích ATC lên Đầu Mầu tiếp nhận đầu hàng. Ngay đêm đó, trung đoàn phó Thông cùng bộ phận trinh sát ở đài quan sát đã thực hiện ý định của tôi vào căn cứ 241 lấy ra ba thứ: chiếc máy bộ đàm PRC25 mà Đính đã xin hàng, tấm bản đồ chỉ huy và khẩu súng ngắn của Đính.


Ngay sau đó, khoảng 3 giờ chiều tôi được anh Quý Hải từ đài chỉ huy tiểu đoàn 2 báo về ”Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 tại căn cứ Mai Lộc đang tháo chạy toán loạn về phía Cùa, đề nghị cho bắn chặn. Tôi nói không được bắn, Cùa còn đông dân, báo cho trung đoàn 66 vào chiếm lĩnh ngay Mai Lộc.


Khung cảnh chiến trường chiều 2 tháng 4 thật hoành tráng, sau bốn ngày đêm chiến đấu, trung đoàn pháo binh 38 đã cùng sư đoàn bộ binh 304 đập nát tuyến phòng ngự cơ bản chủ yếu của quân đoàn 1 Ngụy, mở toang cánh cửa phía tây để quân đội ta tiếp tục đợt hai chiến dịch tiến công Phượng Hoàng, Đông Hà, Ái Tử, La Vang, Tích Tường.giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.


Thật là một ngày chiến đấu oanh liệt.

Posted 24th April 2011 by 
--------
Đây là một thông tin khác, tôi đã gặp cả người viết là BAOLEO và nhân vật HỌC, anh là trinh sát kế toán pháo binh, hiện đã nghỉ hưu tại Hà Nội
BAOLEO-NEW 21/08/07 · 15:51
Về việc này (vụ đồi Tân Lâm-hay còn gọi là đồi 241) bây giờ mới có dịp nói.


Baoleo ở cùng với anh Học-cựu binh thông tin trinh sát pháo binh - đoàn Bông Lau. Bây giờ (21/08/2007) anh Học là trưởng phòng Gía của Viện Kinh Tế-Bộ Xây Dựng-37 Lê Đại Hành.


A Học kể với tớ rằng: 


Trước khi đánh đồi Tân Lâm, pháo ta đã giã vào cứ điểm bên cạnh một trận tơi bời hoa lá. Đến mức cứ điểm Tân Lâm đã hồn siêu phách lạc. Ngày hôm sau, pháo ta giã vào Tân Lâm, có mắt pháo tốt nên hỏa lực bắn khá chính xác và lại dầy. Nên nhớ là lúc này bộ binh QGP chưa tấn công. Trung tá Đính chỉ huy trung đoàn 56 ở đây tự nhận thấy không có khả năng chịu đựng thêm hỏa lực của pháo binh QGP nên mới quyết định đầu hàng. 


Khi đó, Tr tá Đính gọi điện đài cho QGP, đúng ngay vào máy do anh Học nói ở trên cầm. 


Nên nhớ là tần số điện đài của QGP nói chung và của máy của anh Học nói riêng với tần số điện đài của trung đoàn 56-QL VNCH là không lạ gì nhau. Anh Học có kể rằng: nhiều khi quá chán trong việc phá sóng của nhau, hai bên đã chửi nhau rồi giao hẹn: mày để bố mày làm xong thì bố cũng để yên cho mày làm việc.

Khi anh Học nhận được đích thân Tr Tá Đính gọi cho xin qập chỉ huy QGP để xin ngừng bắn (chưa phải là đầu hàng cái rụp đâu nhé), anh Học còn choáng váng chứ chưa nói gì đến các cấp chỉ huy của ta sau khi nhận được báo cáo của tổ thông tin trinh sát pháo.


Vì thế, pháo ta lại tiếp tục dập vào Tân Lâm. Đến lúc này, Tr tá Đính quát như chửi vào máy của anh Học. Đại ý nói rằng: chúng tôi đã chuẩn bị đầu hàng, các ông còn lật lọng bắn vào anh em khi ở ngoài công sự, v.v.. Đến lúc ấy các bố nhà ta mới tin là thật. Và câu chuyện kết thúc như các bác đã biết.


Tuy nhiên, cái baoleo muốn nói thêm ở đây là anh Học là người có công đầu trong việc chắp nối cho Tr tá Đính và cấp trên của ta, dẫn đến việc có câu truyện hài là trung đoàn 56 ngụy phản chiến, thì lại ko có cái khen nào cho việc ấy 


Mà trong chiến dịch xuân hè 72 đó, a Học nhà ta lại được huân chương cho một việc ngáp ruồi. 


Khi thấy trực thăng địch đáp xuống mỏm yên ngựa trước mặt, a Học thấy ngon quá liền gọi ngay cho pháo nhà táng vào.


Không ngờ sau đó, cụ Cao Văn Khánh điện ngay cho đoàn Bông Lau; thằng nào gọi bắn giải vây cho sở chỉ huy chiến dịch. Tất nhiên là tên của Học được nêu ra. Và Học được thưởng huân chương cho việc ấy. 


Nhưng thật ra theo Học: mình có biết sở chỉ huy của các bố ấy ở cóc đâu, thấy ngon thì gọi bắn thôi, ai ngờ..ngáp


Còn trung tá Đính thì những năm 74-75 nằm ở Lai Xá (gần Nhổn- Hà Nội bây giờ). Thỉnh thoảng được gọi hỏi về dự đoán QL VNCH sẽ phản ứng thế nào, đặc biệt là trong chiến dịch mùa xuân 75, cục 2 hay hỏi để có thêm 1 nguồn tham khảo về phản ứng của quân VNCH.


Sau này (năm 8x ), Tr tá Đính được ra quân (vẫn chỉ là trung tá QDNH VN, chứ ko đc thêm hạt nào đâu nhé). Bây giừo, Tr tá Đính đang ở Huế.


Các bác vào Huế bây giừo hởi vẫn còn nhiều người biết để chỉ nhà cho.
Trao đổi giữa cựu chến binh Hải quân baoleo và con gái bác Hồ Văn Duyệt, có nick là 'sapa' tại TTVNOL vè quá trình kết nối thông tin. 
Cô 'sapa' trên cây cầu mới xây, ngay bên cạnh cây cầu 'Đầu Mầu' lịch sử:


Vài truyện xung quanh sự kiện:


Một bài viết từ phía bên kia về sự việc, để tham khảo:

LĐ/147 - NHỮNG NGÀY CUỐI TẠI PHÒNG TUYẾN QUẢNG TRỊ
Vương Hồng Anh
CÂU CHUYỆN VỀ TRUNG TÁ PHẠM VĂN ĐÍNH VÀ TRUNG ĐOÀN 56 BỘ BINH

Giải thích về sự tan rã của Trung Đoàn 56 Bộ binh tại căn cứ Tân Lâm trong ngày 2 tháng 4/1972, nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ cho rằng trung đoàn này là trung đoàn tân lập, hơn 70 phần-trăm binh sĩ của trung đoàn là tân binh hoặc thành phần quân phạm được phục hồi binh quyền. Riêng về sự việc ngưng chiến đấu của Trung Tá Phạm Văn Đính (chỉ huy trưởng Trung Đoàn 56 BB) đã là một cơn chấn-động tinh thần lớn đối với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB.

Trung Tá Đính xuất thân Khóa 9 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ông bắt đầu nổi tiếng khi còn là trung úy chỉ huy liên đại đội Hắc Báo (lực lượng phản ứng cấp thời được thành lập vào năm 1965) theo sáng kiến của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chuân --Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB lúc bấy giờ. Tướng Chuân đã cho tập hợp 2 đại đội trinh sát của 2 trung đoàn bộ binh lập thành lực lượng Hắc Báo. Trung tá Đính thăng cấp rất nhanh, từ thiếu úy lên trung tá chỉ trong vòng 5 năm. Các cấp bậc đều được thăng tại mặt trận.

Rời Hắc Báo, Đại Úy Phạm Văn Đính được cử làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 3 BB. Khi tiểu đoàn này hoạt động tại quận Quảng Điền, tiểu đoàn trưởng Đính được đề cử kiêm nhiệm quận trưởng và được thăng thiếu tá vào tháng 6/1967. Trong biến cố Mậu Thân tại Huế, được sự yểm trợ của Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Đoàn 2/3 do Thiếu Tá Đính chỉ huy đã tiến chiếm và dựng quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa tại kỳ đài.

Ngày 1 tháng 1/1969, Thiếu Tá Đính là một trong ba tiểu đoàn trưởng Bộ Binh đầu tiên của Sư Đoàn 1 và của Quân Lực VNCH được thăng cấp trung tá, sau đó được đề cử giữ chức Trưởng Phòng 3 Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 1 BB (chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương lúc đó là Đại Tá Vũ Văn Giai).

Giữa năm 1970, Trung Tá Phạm Văn Đính được bổ nhiệm làm Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 54 BB, và đến tháng 10/1971 được đề cử làm Chỉ Huy Trưởng Trung Đoàn 56 tân lập khi mới 28 tuổi. Là một sĩ quan có nhiều chiến công trong các trận đụng độ với Cộng quân tại chiến trường Quảng Trị-Thừa Thiên từ 1964 đến 1971, qua các chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, rồi trung đoàn trưởng, nên sự kiện tại căn cứ Carroll của Trung Tá Đính là một điều mà chính tướng Giai không thể tin đó là sự thật.
Như đã trình bày trong bài viết về trận chiến ở căn cứ Carroll, theo tài liệu của cựu Đại Tá Turkley (Cố Vấn Sư Đoàn TQLC) có mặt tại Quảng Trị khi trận chiến xảy ra, trước giờ căn cứ thất thủ, Trung Tá Phạm Văn Đính đã họp với các sĩ quan thuộc quyền, sau đó đã mời cố vấn trưởng vào thông báo nội dung buổi họp và yêu cầu cố vấn trưởng cùng tự sát với mình để khỏi nhục nhưng vị cố vấn này không đồng ý và đã di tản.

Khi trực thăng bốc toán cố vấn đi thì vừa lúc đó, chiến xa Cộng quân tràn vào, một lá cờ trắng đã treo ở trước cổng Bộ Chỉ Huy. Nhận định về trường hợp của Thiếu Tá Phạm Văn Đính, cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã viết trong hồi ký như sau: Sư đoàn đã không yểm trợ cho Trung Tá Đính đầy đủ và Quân Đoàn đã quên ông. Thiếu Tá Đính muốn được triệt thoái khỏi căn cứ bao vây nhưng tướng Giai không chấp thuận. Nhận thấy không còn hy vọng và muốn bảo vệ tính mạng của binh sĩ của mình càng nhiều càng tốt, Trung Tá Đính họp tất cả sĩ quan bộ chỉ huy, các đơn vị trưởng trực thuộc và tuyên bố ý định ngưng chiến đấu. Ông ra lệnh sĩ quan Ban 2 đem một miếng vải trắng đến cổng trại và treo ở đó.

Tiếp đó, việc liên lạc vô tuyến với Cộng quân đã được thực hiện và các thỏa thuận về buông súng tiến hành: 1,500 binh sĩ VNCH bị Bắc quân bắt giữ, cùng với 22 khẩu đại bác, trong đó có pháo đội 175 ly và một pháo đội 105 ly của TQLC tăng phái, cùng một số đại bác phòng không 50 ly bốn nòng và 40 ly hai nòng. Trung Đoàn 56 BB vĩnh biệt Tân Lâm, để sau đó trung đoàn được tái lập ở gần Mỹ Chánh.

Về một sỹ quan QL VNCH phản chiến tháng 4 năm 1972


Từ ngày 30-3 đến ngày 2- 4-1972 quân Giải phóng tấn công cứ điểm 241 của VNCH ở Tân Lâm, Quảng Trị, Trung tá Phạm Văn Đính, Trung tá Vĩnh Phong và phần lớn binh sĩ trung đoàn 56 đã ra hàng sau khi chịu không nổi áp lực.
Pháo 175mm tại Camp Caroll. 
Hình này chụp trước khi căn cứ này được QĐ Mỹ bàn giao cho QL VNCH và được mang tên căn cứ Tân Lâm (hay cứ điểm 241), do Trung đoàn 56/SĐ3 BB trấn giữ. 
Lt colonel Pham Van Dinh surrendered his entire regiment and defected to the enemy during the Easter Offensive of 1972. Người đội mũ giải phóng và mang súng ngắn là HỒ VĂN DUYỆT trong buổi tiếp nhận sự đầu hàng của Trung tá Phạm văn Đính và trung tá Vĩnh Phong cùng 600 binh sĩ dưới quyền.

Trung tá quân đội SG Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng TĐ 56 và trung tá Vĩnh Phong TĐ phó.
Quân Giải phóng kiểm đếm vũ khí trang thiết bị tại Căn cứ Tân Lâm (trước đây là Camp Carroll của Mỹ). Căn cứ này có 3 khẩu pháo tự hành 175 (đặt trên bánh xích) được mệnh danh là "vua chiến trường", tất cả đã rơi vào tay quân Giải phóng cùng rất nhiều vũ khí khác khi căn cứ Tân Lâm đầu hàng vào ngày 2-4-1972.



Bắt sống sĩ quan ngụy ở Quảng Trị
QĐND - Thứ Bẩy, 10/03/2012, 22:53 (GMT+7)

QĐND Online - Kỷ niệm 40 năm chiến dịch tiến công Quảng Trị (tháng 3-1972), các CCB Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau) mới có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện cũ. Ngồi trò chuyện với các CCB, nhóm phóng viên chúng tôi đã ghi lại được câu chuyện thú vị về sự đầu hàng của Trung tá Phạm Văn Đính, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 ngụy ở căn cứ 241.
Chiến dịch tiến công Quảng Trị bắt đầu từ cuối tháng 3 năm 1972, giai đoạn đầu lấy pháo binh là hỏa lực chủ yếu, có nhiệm vụ hiệp đồng chi viện cho khối binh chủng hợp thành tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm của địch tiến tới tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sư đoàn 304 chủ lực phối hợp với Trung đoàn Pháo binh 38 nhận nhiệm vụ phối hợp tấn công và tiêu diệt quân ngụy trên hướng Tây (hướng chủ lực của chiến dịch ở các cứ điểm Mai Lộc, Đầu Mầu, Ái Tử).
Đại tá Nguyễn Quý Hải. Ảnh: Tuấn Tú
Ngày 2-4-1972, trời mây mù mãi đến gần trưa mới hửng nắng. Hỏa lực của ta vẫn tiếp tục tấn công mạnh vào tuyến phòng ngự vành đai của địch. Một chốt địch bị trúng đạn pháo, hàng chục tên chết nằm ở dọc đường. Ta tiếp tục tiến. Đến 13 giờ, ở đài quan sát Sao Mai, đài tiền tiêu của Trung đoàn pháo binh Bông Lau do đồng chí Trần Thông-Trung đoàn phó chỉ huy nhận được tín hiệu của lính thông tin ngụy nói chỉ huy của Trung đoàn 56 xin gặp chỉ huy cao nhất của Bông Lau. Chiến sĩ thông tin nhận được không dám báo cáo, sợ rằng mình quan hệ với địch vô nguyên tắc. Nhưng Trung đoàn 56 tiếp tục gọi nhiều lần xin gặp, đồng chí Thông điện về sở chỉ huy báo cáo Trung đoàn trưởng Trung đoàn 38 lúc đó là đồng chí Cao Sơn. Đồng chí Cao Sơn ngay lập tức họp hội ý, trao đổi với Chính ủy Trương Linh Huyên và sau khi báo cáo Sư trưởng 304, Đại tá Hoàng Đan, anh cầm máy nói chuyện trực tiếp với Phạm Văn Đính.  Đầu dây bên kia là giọng nói Thừa Thiên của Phạm Văn Đính "Tôi, Phạm Văn Đính, Trung tá, Trung đoàn trưởng trung đoàn 56 cùng toàn thể sĩ quan thuộc bộ chỉ huy Trung đoàn đã họp tại phòng làm việc của tôi, trên dưới bàn bạc quyết định không đề kháng nữa để ra với Quân giải phóng".
Trung đoàn trưởng Pháo binh Bông Lau, Cao Sơn nói: "Hoan nghênh các anh hạ súng đầu hàng tập thể. Pháo sẽ ngừng bắn... Sẽ có người tới dẫn đường cho các anh".
Khoảng 20 phút sau từ đài quan sát Sao Mai, đồng chí Trần Thông báo về đã thấy cờ trắng trên điểm cao 241 và các binh sĩ Trung đoàn 56 cầm cờ trắng đi ra phía Đầu Mầu theo quy định. Ngay lúc đó, trên bầu trời phía cao điểm 241 xuất hiện hai máy bay trực thăng. Đồng chí Hoàng Đan yêu cầu pháo binh bắn, nhưng lúc này binh sĩ địch đang trên đường ra nơi tiếp nhận đầu hàng, nếu bắn thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng. Sở chỉ huy lệnh cho cao xạ bắn, nhưng cao xạ của cả pháo binh và bộ binh lúc này chưa tiếp cận được căn cứ 241. Lợi dụng tình huống khó xử đó hai chiếc trực thăng đã tiếp cận đội hàng quân để giải cứu hai cố vấn Mỹ.
Khẩu pháo vua chiến trường đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: Tuấn Tú
Trung đoàn trưởng Cao Sơn lệnh cho Trung úy Giáp, cán bộ quân lực của Trung đoàn, cùng Trung úy Đạo, chỉ huy Đại đội 8, khẩu đội trưởng Tô Văn Thành và các chiến sĩ khẩu đội 4 đi trên chiếc xe ATC 55 do đồng chí Lương Minh Nghĩa lái tới tiếp nhận sự phản chiến đầu hàng của Trung đoàn 56. Gần tới nơi xe bị trúng mìn, mấy chiến sĩ bị thương. Đồng chí Đạo và mọi người tiếp tục đi bộ tới gặp Phạm Văn Đính. Trung úy Giáp một mặt cử người đưa Trung tá Phạm Văn Đính và Trung tá Vĩnh Phong về tuyến sau một mặt cùng với Trung sĩ Hẩu lái xe của Trung đoàn 56 thu chuyển khí tài của địch ra khỏi căn cứ đem đi cất giấu.
Vậy là trước nguy cơ bị tiêu diệt, toàn bộ Trung đoàn 56 trong căn cứ và các trận địa hỏa lực trực thuộc do Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy chấp nhận đầu hàng. Ta thu được một khẩu pháo vua chiến trường, một pháo 155mm. Tiếp tục sẵn sàng cho đợt 3 của chiến dịch…
Bích Trang
Ghi theo lời kể của Đại tá Nguyễn Quý Hải, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn Bông Lau)

Bài viết trên blog của con gái bác Sao Hôm - Hồ Văn Duyệt về sự kiện:


Thứ bảy, ngày 07 tháng một năm 2012

Người trung tá quân đội Sài Gòn phản chiến năm 1972





Ba tôi và các cháu trong vườn nhà ngày Thượng thọ 80 tuổi năm 2010
Đôi lời thưa cùng quí vị,
Năm nay năm 2012, vừa đúng 40 năm “Chiến dịch xuân hè 1972” (Việt Nam Cộng hòa gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”, Mỹ gọi là “Easter Offensive – Cuộc tấn công Lễ Phục Sinh”). Một sự kiện lớn báo chí đăng tải lúc bấy giờ là Người trung tá quân đội Sài Gòn phản chiến năm 1972”. 

Ba tôi là một Sĩ quan quân đội Nhân dân Việt Nam là người trong cuộc của sự kiện này. Ba thuộc TRUNG ĐOÀN PHÁO BÔNG LAU, chiến dịch bắt đầu từ tháng Giêng (tháng 2 năm 1972). Trong chiến dịch này, ở trận đánh trại Caroll. Ba được lệnh thay cho ông Th. (ba ko nói tên vì nói rằng "còn con cái ông ấy khi nghe về điều này") đã đi họp vào đêm trước chuẩn bị vào trận hỏa lực pháo binh căn cứ 241 và lệnh cho ba thay vị trí ông trên đài quan sát. Các chi tiết về số, loại pháo, đạn và một số chi tiết diễn biến, thương vong... mà ba còn nhớ kể cho tôi nghe tôi sẽ kể vào tháng 3/2012 -40 năm trận đánh này.

Ba năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ba đã yếu lắm và phải ngồi xe lăn có con cái chăm sóc hàng ngày. Tôi là con thứ 2 trong 6 anh chị em con của ba mẹ. Tôi năm nay ngoài 50 là bác sĩ, chưa biết chiến trường, thương vong khói đạn là gì ngoài mấy đợt tập quân sự thời sinh viên, có bắn 3 viên đạn thật ở trường bắn trong đợt tập ấy vào bia đạt 10-9-9 điểm, chỉ có một lần bị bắt vì đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn biển Đông tại Quận 1 TP. Hồ Chí Minh.

Sau khi ở chiến trường Căm pu chia, ba là Chủ nhiệm pháo Binh mặt trận 579 là mặt trận quan trọng giải phóng Cămpuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn-pốt về nhà năm 1987. Cả đất nước đều lấy năm 1975 là năm hòa bình lập lại, gia đình sum họp. Nhưng gia đình tôi thì năm 1987 này mới chính thức là năm sum họp gia đình.

Chiến trường liên miên, từ Cămpuchia trở về vẫn mang hai căn bệnh: Sốt rét và bệnh ngoài da. Bệnh sốt rét cuối cùng cũng hết. Căn bệnh viêm nang lông ở chân tóc của ba khiến ở chiến trường ba đã già đầu tóc bạc thế mà bị cạo trọc vì chẩn đoán nghi là nấm. Chữa mãi cũng chẳng khỏi, người ta chẩn đoán ba bị ngứa do “căng thẳng chiến trường và bị tự kỷ ám thị”. Họ phát cho ba hàng trăm viên amynazin- một loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân lập. Tôi về nhà lấy ba-lô quần áo ba ra giặt rũ, diệt rệp, thấy bên túi cóc nhỏ gói thuốc ấy. Tôi hỏi và ba kể. Căn bệnh ngứa da đầu ấy được tôi xét nghiệm và chữa khỏi trong 1 tuần. Thế là hoàn thành bổn phận tấm bằng bác sĩ vi trùng!, tôi thầm nghĩ. Ba vẫn thường la hét trong giấc ngủ mỗi đêm, mẹ không dám nằm riêng sợ đêm ba ngã. Bà mắc bệnh tim sau thời gian dài như vậy. Ở Việt Nam người lính không mắc bệnh “Hội chứng chiến tranh”, có thân thì lo hay gia đình lo. Đến cơ quan thỉnh thoảng vẫn nghe mắng nhiếc: “Thế hệ chúng tôi xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (họ chưa từng nửa ngày chiến trường vì còn học ở nước ngoài để về phục vụ đất nước thời bình).

Nay mỗi lần về thăm nhà nhìn ba trên chiếc xe lăn, biết là tuổi cao nhưng lúc nào trong lòng cũng nghẹn ngào. May còn có mẹ và cô dâu nhà chăm sóc ba hết mực.

Tháng 12 năm 2011 tôi có việc ra Huế, tôi đã tìm đến nhà ông Phạm Văn Đính nhưng được tin ông đã mất. Hỏi thăm nghe nói có con gái ông là chủ khách sạn Hướng Dương ở đường Hai Bà Trưng, đến nơi cô lễ tân nói khách sạn đã đổi chủ được hơn một năm. Đi lòng vòng hỏi thăm nghe nói bên Tây Lộc. Ngồi một hồi, lăn tăn nghĩ có lẽ ông không muốn nhắc lại chuyện này nên việc như không thuận. Đành thôi. Muốn có vài kiểu ảnh của gia đình ông nhưng chưa có duyên.

Tôi viết lại bài viết của ba đã đăng trên tạp chí Xưa & Nay, Cơ quan Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Số 222 tháng 10-2004. Tôi biết ba muốn thông tin sự thực đã diễn ra như thế nào nó quan trọng cho ít nhất một con người trong cuộc luôn bị phán xét. Tôi cũng vậy, mặc dù không được mạnh mẽ nhưng vẫn luôn muốn biết sự thật.



Xem tiếp phần II.

Vài hình ảnh cảnh sát Canada làm việc