15 tháng 1 2011

Nam Hàn và Nam Việt Nam

dinhphdc wrote on Jan 15, '11, edited on Jan 18, '11
Trong VN War, phía VNCH ngoài 580.000 bạn Mẽo tham chiến còn có Úc, New Zealand, Nam Hàn, Phi, Thái cùng kề vai sát cánh chiến đấu, Nam Hàn có 300 000 quân, lớn thứ hai sau quân đội Mỹ.

America's Korea, Korea's Vietnam (tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt nam với Triều tiên) - Charles K. Armstrong viết:

Sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam -Vietnam War đã từng trở thành một đề tài tranh cãi nóng hổi trên đại chúng của Hoa Kỳ, thế mà những hành động tương tự của lính Nam Hàn đánh thuê cho Mỹ ở Việt Nam thì hầu như không được biết đến với thế giới Phương Tây.

Nam Hàn đã gửi hơn 300.000 quân tới Việt nam trong khoảng 1965 tới 1973, nhưng sau nhiều thập kỷ bị bắt phải im lặng bởi các nhà cầm quyền kế tiếp nhau, chỉ mới gần đây người Hàn mới đụng chạm lại những mờ ám quá khứ trong chiến tranh Việt Nam của Nam Hàn.

Mùa xuân và mùa hè năm 2.000, những bằng cớ trên truyền thông Nam Hàn đưa ra bởi các cựu binh đã lần đầu tiên tiết lộ ở mức độ chi tiết sự tàn bạo ở mức độ lớn của lính Nam Hàn đối với thường dân Việt Nam.

Những tiết lộ đó, và sự tranh cãi gây ra sau đó ở Nam Hàn, đã làm nổi bật vai trò của người Nam Hàn trong Vietnam War và vai trò của Vietnam War đối với sự phát triển chính trị và kinh tế ở Nam Hàn.

Chúng ta không thể ngồi không làm người xem trong khi đồng minh của chúng ta trở thành con mồi của sự xâm lược của cộng sản … - Tổng thống Park Chung Hee, 9/2/1965

Chúng ta phải chiến đấu với kẻ địch ở Việt Nam cũng như chúng ta chiến đấu ở Triều Tiên. Chúng ta phải cố gắng hướng tới chấm dứt chủ nghĩa cộng sản, thiết lập lại hoà bình, và xây dựng lại Việt Nam. - Tướng Lee Sae-ho, 1/5/1966

Nửa năm đầu chưa qua đi, nhưng 2001 đã trở thành một năm đáng nhớ cho việc phục hồi những ký ức bị đè nén về các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Á. ….

[đoạn này nói về các sự kiện truyền thông nổi bật, đề cập các vụ điều tra thảm sát của lính Mỹ đối với người Hàn và của lính Mỹ tại Việt nam, những tiết lộ đầu tiên trên tờ Hankyoreh Sinmun…]

…Những bài báo chi tiết và gây chấn động nhất dựa trên hồi ức cuả đại tá về hưu Kim Ki-t’ae, nguyên là chỉ huy của Đại đội 7, tiểu đoàn 2, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thiện chiến “Rồng Xanh”. Giờ đây, ở tuổi ngoài 60, Kim xác nhận với Hankyoreh vào tháng 4/2.000 rằng khi là một trung uý 31 tuổi ông ta đã được chỉ huy vụ giết chóc dã man 29 người thanh niên Việt Nam không có vũ trang ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 14/11/1966.

Câu chuyện của ông ta hoá ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; những hồi ức tiếp theo đó của các cựu binh Hàn Quốc đã cho thấy một bức tranh chi tiết ghê sợ, mà vẫn hầu như chưa được biết tới với thế giới Phương Tây, về sự tham dự của Nam Hàn trong chiến tranh Việt nam.

Kim Ki-t’ae xác nhận rằng từ 9 tới 27/11/1966, các tiểu đoàn 1,2,3 của Rồng xanh đã tiến hành “chiến dịch Mắt Rồng” , nhằm quét sạch sự kháng cự của Việt Cộng (VC) ra khỏi khu vực hoạt động của họ ở miền Trung Việt Nam. Ngày 10/11, đại đội 6 tiểu đoàn 2 đã bị nã súng ở gần làng An Tuyet, mặc dù họ không có thương vong.

4 ngày sau đó, với ký ức vụ tấn công vẫn còn nóng hổi trong đầu họ, đại đội 7 bắt gặp 29 người Việt Nam trên một cánh đồng lúa. Lính Hàn bắt họ lại vì tình nghi là du kích và trói họ lại với nhau ở cổ tay và lục soát vũ khí. Không tìm thấy vũ khí ở quanh đó, lính Hàn còn có lựa chọn là thả tù nhân hoặc chuyển giao họ cho quân đội VN cộng hoà (ARVN).

Đó là ngày cuối cùng của giai đoạn 1 Chiến dịch Mắt rồng. Ngày 15/11 lực lượng ROK tham dự chiến dịch sẽ bàn giao vùng kiểm soát cho ARVN, mà quân Hàn vốn coi thường. Trao những người bị tình nghi VC này cho ARVN cũng chẳng khác nào trợ giúp quân địch, đó là điều người Hàn suy nghĩ. Họ cho rằng có khả năng cao rằng những người này sẽ thoát ra, sẽ nhóm lại, và sẽ gây ra nhiều rắc rối.

Lính Hàn đã kiệt sức sau 6 ngày trong rừng đánh nhau, quân phục đã sờn rách, mặt sơn đen nguỵ trang, và Mắt Rồng vẫn chưa có ghi nhận đáng kể nào về thương vong của VC. “Chúng ta làm gì với bọn khốn này?” một chỉ huy trung đội hỏi Kim. “Đưa bọn nó ra đằng kia!” là câu trả lời của Kim. Những người đàn ông Việt Nam, vẫn bị buộc với nhau bằng dây thừng, bị ném xuống một cái hố bom tạo ra bởi máy bay F4 Mỹ. Cái hố rộng khoảng 8m và sâu 4m.

Lính Hàn lùi lại và ném lựu đạn vào trong hố, máu và thịt bay lộp bộp trong không trung. Khi họ kết thúc, những tiếng kêu của những người sống sót vẫn vọng lên từ dưới hố. Lính Hàn kê súng lên vai và nã đạn xuống, đảm bảo rằng tất cả đều chết.

Là chỉ huy đại đội- chức vụ sỹ quan cao nhất ngoài chiến trường của lính Hàn tại Việt nam – Kim ý thức rất sâu sác trách nhiệm trực tiếp về hành động mà ông ta đã thuật lại. Như ông ta nói với Hankyoreh Sinmun, “Hàng chục người sống hay chết là phụ thuộc vào mệnh lênh của tôi. Nếu tôi nói ‘Thả bọn họ ra! Đừng giết!’ thì họ sẽ sống, nhưng nếu tôi nói, ‘Lũ chết tiệt chúng mày, lằng nhằng hả?’ thì họ sẽ bị lôi ra và giết. 29 người đó cũng vậy. Nhưng giờ tôi nghĩ về điều đó, họ chỉ là những nông dân.” Vẫn là Kim giải thích, bằng ngôn từ gợi nhớ một cách đáng kinh ngạc những hồi ức của lính Mỹ về Nogun (làng ở Triều Tiên nơi xảy ra vụ thảm sát của lính Mỹ với dân thường--dv) và về chính Vietnam War, “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích. CHúng tôi không thể phân biệt giữa Việt Cộng và không phải Việt Cộng. Người dân trợ giúp cho VC trong những làng VC, tấn công phía sau chúng tôi.” Kim cũng tiết lộ rằng 1 tháng trước đó, ngày 9/10/1966, hầu hết người dân trong làng Binh Tai, huyện Phước Bình, 68 người đàn ông, đàn bà, trẻ em – đã bị thảm sát bởi lính ROK, những kẻ đã đốt nhà của dân làng và bắn chết những người chạy ra khỏi các căn nhà đang cháy. Giờ đây ở Việt Nam, có một đài tưởng niệm ở Phước Bình tưởng niệm những thường dân bị giết tập thể bởi Nam Hàn.

Nếu như chiến tranh Triều Tiên là một “cuộc chiến bị quên lãng” ở Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam bị quên lãng, thậm chí bị cấm đoán, ở Hàn Quốc. Đối với những người Mỹ, sự tham dự quân với số lượng lớn của Nam Hàn trợ giúp Mỹ trong chiến tranh Việt Nam còn bị quên lãng hơn gấp đôi. Chẳng mấy người Mỹ biết rằng người Hàn đã ở đó trong cuộc chiến của họ, mà chính xác hơn là của chúng ta (Mỹ--dv). Hệ quả của Vietnam War đối với người Hàn cũng tương tự như đối với người Mỹ, bao gồm cả những hội chứng hậu chiến, hàng nghìn đứa trẻ lai Hàn bị bỏ rơi bởi lính và viên chức dân sự Hàn, nỗi ám ảnh chất độc da cam, mà những cựu binh Hàn đã theo đuổi vụ kiện chính phủ và các công ty hoá chất Mỹ để đòi bồi thường từ năm 1984, nhưng vẫn chưa thành công. Song trong khi ở Mỹ, VN War làm dấy lên những đợt tranh cãi mở và thông thường rất căng thẳng, thì tranh cãi về VN War ở Hàn quốc bị dìm vào im lặng bởi các thể chế quân sự kế tiếp nhau, và chỉ trở thành một vấn đề công luận hạn chế trong khoảng 10 năm rồi. Sự im lặng này một phần là kết quả của những nổ lực của chính quyền Hàn Quốcđè bẹp bất cứ thứ gì có thể làm phương hại quan hệ ROK- US, một phần bởi vì sự nhạy cảm do những lợi ích tài chính Hàn Quốc nhận được từ cuộc chiến đó, và một phần phản ánh sự hổ thẹn khi ở bên bại trận- đặc biệt là sau nhiều năm rùm beng tuyên truyền trong thời gian của cuộc chiến về sự chính nghĩa của người Hàn tham dự trong cuộc chiến và tinh thần tương trợ của các lực lượng Hàn quốc với người dân Nam Việt Nam.

Khi ROK gửi “quân viễn chinh” tới Việt nam cuối những năm 60, việc đó được miêu tả trên các phương tiện thông tin Hàn như một sự tự vệ cao thượng của tự do chống lại cộng sản xâm lược, và được chào mừng bởi người Nam Việt Nam. Kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt của Hàn QUốc đảm bảo hình ảnh đó vẫn còn được giữ cho tới tận những năm 80. Thậm chí trong cuộc tưởng niệm năm 1994 ở Seoul, hình ảnh của các lực lượng ROK vẫn không ngừng được nhắc tới với hình ảnh tích cực đó. Gần đây tháng 5 năm 1995, bộ trưởng giáo dục Kim Suk-hui đã bị bãi nhiệm vì nói rằng chiến tranh Triều tiên là “nội chiến” và tới lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam là “lính đánh thuê”. Chỉ từ những năm 90 các thảo luận công khai về những điều còn mơ hồ về ROK trong chiến tranh Việt Nam mới nổi lên ở Hàn. Sự ý thức nhiều hơn về cuộc chiến của đại chúng được biểu hiện qua các tiểu thuyết, phim và những tiết lộ nhỏ giọt từ truyền thông và một bộ Quốc phòng còn đang do dự.

Giữa làn sóng thông tin đó và những tranh cãi về chiến tranh Việt Nam của người Hàn , sự phức tạp và mức độ quan trọng của VN War đối với ROK đã được sáng tỏ ở một mức độ không lường trước, và mối liên hệ giữa Việt Nam và sự phát triển chính trị, kinh tế của Hàn đã trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Cách hiểu thông thường, đặc biệt là ở Mỹ, rằng VN war thuộc về chiến tranh lạnh toàn cầu hay thuộc về mối quan hệ Mỹ-Việt, đã che khuất đi sự quan trọng của cuộc chiến trong khu vực Đông Á. Có lẽ, quan trọng nhất với Hàn Quốc, là VN War góp phần không nhỏ, cho sự “thần kỳ” của kinh tế Hàn quốc từ những năm 60 tới những năm 90.

[đoạn này nói về quá trình gửi quân, tăng cường quy mô của ROK ở Việt Nam, và VN War đã trở thành mỏ vàng cho người Hàn như thế nào]

Những chứng cớ về sự tàn ác của lính ROK ở Việt Nam hầu hết vẫn chỉ là các giai thoại, và cho tới ngày nay vẫn không có một cuộc điều tra có hệ thống nào về sự tàn ác đó. Loạt bài trên Hankyoreh Sinmun không chỉ là nghiên cứu báo chí ở mức độ lớn ở Hàn Quốc, mà cũng là nỗ lực đầu tiên của người Hàn nhằm tự kiểm chứng những câu chuyện về sự tàn độc của chính binh sỹ nước mình. Lấy ví dụ, câu chuyện của Kim giết 68 thường dân tháng 10/1966 được khẳng định lại bởi một điều tra của Hankyoreh Sinmun ở Phước Bình. Nhưng cho dù chỉ là các giai thoại, rất nhiều câu chuyện về sự tàn ác cho thấy mức độ lớn và độ nhất quán cao. Ví dụ, một câu chuyện cũ về lính Hàn thường cắt tai và mũi của VC để lấy hành tích về số quân địch bị giết; cảnh cắt tai diễn ra không ít hơn 4 lần trong các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Ạhn Jung-hyo về chiến tranh Việt Nam Quân hàm trắng. Kim, trong hồi ký với Hankyoreh Sinmun, xác nhận rằng binh lính Hàn cắt tai, mũi của VC mang về làm kỷ niệm. Cho dù điều này đôi khi có vẻ cũng được thực hiện bởi lính Mỹ, việc cắt tai và mũi một cách có hệ thống làm gợi nhớ ghê gớm tới việc cắt tai và mũi của người Hàn bởi quân Nhật trong cuộc xâm lược của Hideyoshi vào những năm 1590. Một cái gò từ mà người ta nói được tạo thành từ tai người Hàn Quốc sau những cuộc xâm lược đó giờ vẫn là một địa điểm thu hút khách du lịch gần Tokyo, mà người ta gọi là “Mồ tai” (mimizuka). Không có chứng cớ cho thấy lính ROK bắt chước hành động này của quân Nhật trung cổ- một điều có thể nói là trớ trêu trong lịch sử hai nước – nhưng những ghi nhận về sự tàn độc của Hideyoshi được ghi nhận trong giáo khoa của ROK. Những báo cáo khác cáo buộc lính ROK móc tim của người sống, hoặc lột da của tử sỹ VC treo trên cây để đe doạ. Trong khi cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực bản chất tàn độc trên mức độ rộng của lính Hàn ở Việt nam, thì tiếng xấu về sự ác độc của họ đã quá rộng rãi – và được nhắc lại quá thường xuyên bởi những chứng nhân người Hàn, người Việt, người Mỹ - để mà có thể bị bỏ qua.

Sự tàn độc này có thể được lý giải bởi vài nguyên do: do đã trải qua chiến tranh Triều Tiên và cách huấn luyện ROK đã tạo nên những người lính Hàn; những di sản của người Nhật trong thời kỳ chiến tranh đô hộ; và có sự phân biệt chủng tộc một cách mơ hồ - có thể nói một dạng bán-thuộc-địa – vị trí của lính Hàn được đặt giữa người Mỹ và người Việt. Trước tiên, sự tàn ác của lính Nam Hàn ở Việt Nam là hệ quả trực tiếp của sự tàn bạo trong chiến tranh Triều tiên, đã giết chết tới 2 triệu người Triều Tiên. Rất nhiều dân thường TT chết do bom Mỹ, và không ít hành động tàn ác đã được gây ra bởi người BTT và người Trung Quốc. Nhưng quân đội mới thành lập ROK dường như giết chóc bừa bãi hơn, thương vong dân thường trong 3 tháng quân UN-US-Nam Hàn chiếm giữ Bắc Triều Tiên (9-12/1950) có lẽ đã lên tới hàng trăm ngàn.
Hầu hết ROK ở Việt Nam là những cậu bé trong thời gian chiến tranh liên Triều và đã chứng kiến rất gần những hành động phi nhân tính. Được dạy dỗ suốt đời để coi “bọn đỏ” không phải là người, bọn họ phù hợp cho những chiến dịch chống cộng bằng bạo lực. Việc huấn luyện quân đội ROK một phần bởi ảnh hưởng quân đội Nhật trong quân đội Hàn- rất khắc nghiệt. Cho tới thời gian gần đây, tất cả những người khoẻ mạnh đều sẽ phải phục vụ 3 năm trong quân đội Hàn, và phải trải qua khoá huấn luyện cơ bản với những thử thách đáng sợ đôi khi có thể dẫn tới chết người. Không khó để tưởng tượng ra những người lính trẻ đó, bối rối ở một nơi chiến sự xa cách quê hương mình, chẳng nói nổi tiếng Pháp hay tiếng Anh (và tiếng Việt càng ít hơn) mất mất cảm giác phân biệt và có điều khiển bản thân trong chiến trận.

[đoạn này cũng như phần trên triển khai chi tiết ảnh hưởng của người Nhật với sự tàn độc của người Hàn, cũng như lý do về dòng giống khi họ cho rằng họ cao quý hơn người Việt Nam, ….]

[cũng nói về một nguyên nhân mà người Hàn không muốn đưa ra công khai, vì bản thân họ đang tố cáo người Mỹ tàn ác trong chiến tranh Triều Tiên, việc toà soạn bị những cựu binh bao vây đập phá, về sự im lặng của chính quyền Hàn Quốc, và sự im lặng từ chính chúng ta...]

[Lời kêu gọi của ban quản trị Critical Asian Studies tới Liên Hiệp quốc, NaTO, Mỹ và các nhà lãnh đạo thế giới yêu cầu trừng trị các tội ác chiến tranh và những tội ác chiến tranh chống lại người châu Á, để đảm bảo chúng sẽ không tái diễn]

Đoạn dịch trên trong bài viết có tham khảo thêm bản dịch bài phân tích "Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt nam với Triều tiên" trên tạp chí Critical Asian Studies của danviet@quansuvn.net), tài liệu xem thêm: Hồi ký Kim Jin Sun Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ởđó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.
Image
Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.

Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều Việt cộng (VC) để tồn tại và ngăn chặn làn sóng cộng sản (CS).


Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắclà nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé, và con đường thỉnh thoảng lắm mới có một bóng đèn. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:
“Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn bì cái gì mà chiến đấu như vậy”.
Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ chủ tịch là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.
Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.
Tôi mong các độc giả sẽ đọc cuốn sách này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bémà kiên cường, hiểu thêm vầ sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.

dinhphdc wrote on Jan 15, '11, edited on Jan 16, '11
Đây là bản vận động các cá nhân và tổ chức đoàn kết lại để đòi hỏi lẽ phải về vấn đề tội ác chiến tranh của binh sỹ Nam Hàn tại miền Nam Việt Nam - do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) (do danviet@quansuvn.net tạm dịch - Peace Committee of Korean House for International Solidarity) tiến hành, tháng 2/2000.

[…một đoạn trùng với phần sau….]
Người dân Hàn quốc đã tham gia nhiều cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam; viết các thiệp xin lỗi thông qua sự tổ chức của KHIS và quyên góp cùng với Hankyoreh (tờ báo đầu tiên ở Hàn đã công khai vấn đề - danviet@quansuvn.net) để xây dựng các trường học và bệnh viện ở Việt nam tại những huyện chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua những hoạt động đó, họ mong người Việt Nam tha thứ vì những tội ác mà lính Hàn đã phạm.

Thái độ của dư luận Hàn quốc về vấn đề như sau:
1.   Số liệu thực tế về các vụ thảm sát phải được công bố công khai 66,3%
2.   Cần tiến hành điều tra tìm kiếm sự thật 66,9%
3.   Chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt nam 77,9%
*Nguồn: Thăm dò dư luận của Hankyoreh

Dù vậy, chính phủ Hàn đã hoàn toàn né tránh vấn đề này. “Thảm sát Nogunri” trong chiến tranh Triều Tiên và “Thảm sát dân thường Việt nam” trong chiến tranh Việt nam là những trường hợp tiêu biểu trong thế kỷ 21 mà trong đó, Hàn Quốc (Triều Tiên) một là nạn nhân, một là thủ phạm.

[…lời kêu gọi mọi người hưởng ứng…]

Sau đây là thư gửi tổng thống Kim Dae Jung -- danviet@quansuvn.net.


Thưa Tổng thống Kim Dae Jung


Chúng tôi yêu cầu tổng thống mở cuộc điều tra tìm sự thật liên quan tới “Thảm sát Thường dân Việt nam” gây ra bởi binh sỹ Hàn Quốc và xin lỗi công khai vì những vụ việc đó tới người Việt Nam.

Chúng tôi được nghe rằng ước tính có khoảng 5.000 thường dân Việt Nam đã bị tàn sát bởi binh lính Hàn Quốc ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định trong thời gian chiến tranh Việt Nam. 
Rất nhiều người vô tội trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già đã bị giết bừa bãi, và những cuộc tàn sát đã để lại những vết thương sâu trong tâm trí những người còn sống sót. 
Vì nguyên do đó chúng tôi yêu cầu có lời xin lỗi chính thức từ những người chịu trách nhiệm trong quân đội vì đã ra lệnh tiến hành những hoạt động đó và bồi thường cho những nạn nhân vô tội của các vụ thảm sát. 
Rõ ràng rằng chúng ta không thể bước vào một thiên niên kỷ mới với lương tâm trong sạch khi chúng ta không nỗ lực để an ủi những đau đớn của người Việt nam. 
Chúng ta phải làm hết sức mình để vạch ra chân lý và ngăn ngừa những thảm kịch như thế không xảy ra trong tương lai. 
Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng sự bình yên thực sự chỉ có thể đạt được khi chúng ta dũng cảm sáng tỏ sự thực trong vấn đề này. 
Cho dù ở thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ này, thì sự thực về những vụ giết chóc đau thương đó không thể nào bị ỉm đi được.

Chúng tôi thúc giục chính phủ Hàn Quốc:

1.   Đưa ra các số liệu về vụ việc. Những người lính đã từng tham chiến cho rằng trước tiên, sự thật về các vụ thảm sát phải được tiết lộ. Chúng tôi đồng ý với họ. Chính quyền Hàn quốc phải lập ra một uỷ ban điều tra chung cùng với chính quyền Việt nam.
2.   Nếu như những thông tin gần đây được xác nhận, chính quyền Hàn quốc nên xin lỗi công khai tới chính quyền Việt Nam và người Việt Nam bằng cách nhận trách nhiệm về việc để xảy ra các vụ thảm sát.
3.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người sống sót sau các vụ thảm sát.
4.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người lính Hàn, những người đã bị ép buộc phải thực hiện những hành động phi nhân tính và chịu dằn vặt lương tâm từ đó tới nay.
5.   Xin hãy cấp kinh phí điều tra để làm sáng tỏ các vụ thảm sát.

[hết thư]

Dưới đây là một bài báo đăng trên Tạp chí Time ngày 22/7/1966 - bài báo tuy không viết cụ thể về một vụ thảm sát nào, mà viết về tình "đồng minh" thắm thiết của Nam Việt, trong đó ưu ái phần lớn cho những người bạn Đại Hàn thiện chiến và hung bạo - nhưng cũng là một thông tin tham khảo liên quan bên cạnh các số liệu sẽ nêu trong các bài sau, danviet@quansuvn.net tạm dịch phần liên quan tới lính Nam Hàn:

Philippine tuần rồi đã trở thành quốc gia thứ 4 về phe với Nam Việt Nam và Mỹ trong cuộc chiến chống lại những người cộng sản. Tổng thống Ferdinand Marcos đã ký quyết định gửi 2.000 quân Philippine tới miền Nam Việt Nam: một tiểu đoàn công binh kèm theo một tiểu đoàn đảm bảo an ninh sẽ hoạt động ở vùng nguy hiểm dọc theo biên giới Campuchia. Chữ ký của ông là một lời nhắc nhở rằng những người lính Mỹ và VNCH không phải chiến đấu cô độc.

Từ 100 chiến binh rừng già Úc từng trải đóng vai trò cố vấn tới quân đoàn I ở tuyến đầu phía Bắc, tới 25.000 lính bộ binh và thuỷ quân lục chiến quả cảm Hàn Quốc giữ vững vùng ven biển miền Trung, tới 4.550 lính pháo binh Úc và New Zealand đóng gần Sài Gòn, những lực lượng đồng minh khác đã có mặt và đảm nhiệm vai trò. Dù dòng chuyển quân liên tục đôi khi có thể làm họ bị quên lãng, nhưng họ không bị quên lãng bởi Việt Cộng. Vì mỗi một đạo quân đã mang tới những phong cách riêng và những kỹ thuật riêng của mình đến với cuộc chiến Việt Nam.

Đầu độc chì.
Một đêm gần đây, trung uý Lee Young Woong lục soát một ngôi nhà tranh trong khi một người đàn bà và 2 đứa trẻ đang ăn cơm tối. Ông ta nhận thấy ngay lập tức điều mà một người phương Tây có lẽ đã không thể nhận ra: có quá nhiều cơm cho 3 người ăn. Chắc chắn có người tới, ông ta kết luận. Lee và đội 10 lính Hàn của mình dồn tất cả dân làng nhốt vào 3 ngôi nhà. Rồi lính của ông ta tiến hành phục kích. 2 giờ sau, 3 Việt Cộng tới ăn tối và chết vì bị đầu độc.

Sự kiện đó là 1 trong số 8.400 vụ phục kích tiến hành bởi lính Hàn Quốc trong sư đoàn Mãnh Hổ kể từ khi họ tới Việt Nam tháng 11 năm ngoái. Được giao đảm trách cảng Quy Nhơn và một dải rộng của quốc lộ 1 và 19, Mãnh Hổ trong 8 tháng đã làm hơn cả những gì người Pháp và người Việt làm trong suốt 20 năm. Đảm bảo sự tốt tươi thịnh vượng của vùng đồng bằng ven biển tỉnh Bình Định. Lính Hàn Quốc đã đưa 170.000 người Việt Nam ở Bình định về dưới sự kiểm soát của chính phủ, và cùng với lữ lính thuỷ đánh bộ Rồng Xanh của Hàn ở Phú Yên đã giết chết 3.386 Việt Cộng và bắt 695 người nữa trong khi chỉ bị mất 290 người của họ.

Cỏ và thuốc trừ sâu. Đối với những người phương tây, tiến trình đôi khi có vẻ cũng bạo lực như là hiệu quả của nó. Những kẻ bị tình nghi được cổ vũ để nói bằng một loạt đạn bắn sượt qua tai từ phía sau trong khi họ đang ngồi trên mép mộ đào sẵn, hoặc bằng một cái tát vỡ mặt thật nhanh bằng những bàn tay không của lính Hàn (mỗi một người lính Hàn từ tướng chỉ huy Chae Myung Shin trở xuống luyện tae kwon do, một phiên bản karate của Hàn, 30 phút mỗi ngày) Một lần, khi họ tìm thấy một thân thể bị cắt xẻo của lính Hàn Quốc, lính Hàn lùng tìm được một Việt Cộng, lột da hắn ta và treo lên trong làng. Không ngạc nhiên rằng, những mệnh lệnh của Việt cộng thu thập được (?) chỉ thị rằng phải tránh va chạm với lính Hàn bằng mọi giá – trừ khi một chiến thắng của Việt Cộng được đảm bảo 100%.

Nông dân miền nam Việt Nam nhìn thấy một khía cạnh khác của lính Nam Hàn. Khi những người di tản trở về làng mà người Hàn đã tiến vào, họ sẽ thấy nhà cửa được sạch sẽ và sửa chữa, cỏ được cắt(??), và cả vùng được phun thuốc trừ sâu (muỗi??). Những người lính Hàn rất chi tiết và cẩn trọng tuân theo những phong tục phương Đông trong đối đãi với những người lớn tuổi trong làng và với quần chúng. 2 lính Hàn hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam và bị xử bắn ngay lập tức trước toàn đại đội.

(Phần tiếp sau ca ngợi lính Úc...)


Túm tắt; Người Mỹ từng tự hào, mỗi đội quân đồng minh góp mặt với họ trong chiến tranh VN đều có phong cách và kỹ năng độc đáo riêng. Time kể lại một số phong cách độc đáo” made in Korea như sau:


1- Đầu độc: Viên trung úy Lee Young Woong bữa nọ soi một túp lều tranh thấy một phụ nữ và 2 đưa trẻ đang ăn tối. Trung úy để ý thấy có quá nhiều cơm cho ba người. Chi tiết này bọn Tây mắt xanh mũi lõ thường bỏ qua vì kém kinh nghiệm châu Á. Woong kết luận sẽ có thêm người ăn cơm. Trung úy nhà ta bèn cùng đồng bọn rảo khắp làng để canh giữ người dân và tổ chức phục kích. Quả nhiên 2 tiếng sau có 3 tên VC đến ăn cơm. Cả ba bị trúng độc lăn ra chết.

2- Bình định cư dân: Thường trực cảng Quy Nhơn, quốc lộ 1 và 19; chỉ trong vòng 8 tháng thăm viếng VN, sư đoàn Mãnh Hổ đã tổ chức khoảng 8 400 cuộc phục kích và hoàn tất một công việc mà người Pháp phải bó tay 20 năm qua: đóng gói tốt đẹp cả tỉnh Bình Định xinh tươi trù phú ven biển.

Cùng với lữ đoàn thủy quân lục chiến Rồng Xanh, bạn Mãnh Hổ thu gom 170 000 tên phản động về với chính nghĩa cuốc gia; đòm 3 386 VC, túm 695 tên trong khi chỉ bị nghẻo 290 quân mình.

3- Dớt súng ngang tai hoặc quai hàm Tae kwon do : Đòn này để bắt kẻ tình nghi VC phải cung khai. Lính Hàn từ quan đến quân đều luyện chưởng 30 phút mỗi ngày.

4- Lột da treo lên trong làng: Tiết mục đặc sắc dùng trừng phạt kẻ to gan dám hạ thủ lính Hàn.

Không nói cũng biết, bọn VC chúa sợ quân ĐH, chúng kháo nhau mọi nhẽ tránh mặt Hàn thân yêu trừ phi chắc thắng chăm phần chăm.

5- Nhưn đạo: Ngoài thiện chiến, ĐH còn khá là nhưn đạo. Bản có giúp cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu, dọn dẹp và sửa chữa nhà cửa cho người dân chạy nạn khi trở về làng. Bản còn biết phép tắc phương Đông khi đối xử với già làng và dân chúng nữa. Có 2 tên lính hấp diêm Việt nữ bị đòm ngay trước đại đội. Tốt thế còn gì.

dinhphdc wrote on Jan 16, '11, edited on Jan 16, '11
Trong bài báo khác đăng Monday, Sep. 18, 1972 có tựa đề

SOUTH VIET NAM: Another My Lai?

báo này dẫn ra 1 loạt địa danh trong vùng trách nhiệm mà Nam Hàn hành quân tại Nam Việt (tuy rằng con số trong bài báo đưa ra là rất nhỏ so với sự thật, cũng như trong vụ Mỹ Lai), ví dụ tại Xã Bình An (Nay là xã Tây Vinh) - Huyện Tây Sơn - Tỉnh Bình Định, trong hơn một tháng (từ ngày 23/1 đến 26/2/1966), lính Nam Hàn đã càn quét đốt sạch nhà cửa, tài sản và sát hại trên 1.000 người, hầu hết là phụ nữ, người già và trẻ em.


Ngày 23-1-1966, lính Nam Hàn bất ngờ tổ chức một cuộc tấn công vào Bình An. Quân Nam Hàn bao vây từ 4 phía với quyết tâm tiêu diệt toàn bộ lực lượng VC, nhưng đã bị VC đánh trả quyết liệt.

Tức tối vì không đạt được mục đích, lính Nam Hàn quay sang đốt phá thóc gạo, nhà cửa và giết hại dân lành. Hơn 100 thường dân, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em đã bị giết trong trận càn này, mở đầu cho một chiến dịch tàn sát trả thù hết sức dã man.

Với khẩu hiệu "đốt sạch, phá sạch, giết sạch", ngày 7-2-1966, các đơn vị lính Nam Hàn mở màn một chiến dịch hành quân khủng bố tàn bạo chưa từng có.

Từ sáng sớm hầu hết các đơn vị pháo binh trong vùng của Nam Hàn đều được lệnh nã đạn cấp tập vào Bình An. Làng quê nhỏ bé, hiền hòa bỗng chốc chìm ngập trong khói đạn. Vừa dứt tiếng pháo, lính Nam Hàn từ các phía ập đến. Phát hiện ra các hầm trú ẩn của dân ven làng, lính Nam Hàn thả lựu đạn cay xuống bắt mọi người phải trồi lên rồi thả sức tàn sát.

Ngay trong ngày đầu chiến dịch (7-2-1966), lính Nam Hàn đã giết chết 58 người. Riêng tại khu vườn nhà ông Phạm Chương (thôn An Vinh) chúng đã xả súng bắn chết một lúc 64 người. Cả hai vợ chồng ông Chương đều bị giết.

Những cuộc giết chóc, đốt phá ngày càng mở rộng qui mô và tăng thêm tính chất dã man. Ngày 12-2 là một ngày đẫm máu. Từ 10 giờ sáng, lính Nam Hàn bắt đầu cuộc tàn sát tại thôn Bính Đức, lính Nam Hàn xả súng bắn vào bất cứ ai gặp trên đường hoặc bắt rồi hành hạ cho đến chết. Ở nhà ông Trần Ngô, khu vườn nhà ông Lê Phúc, khu nghĩa địa…, lính Nam Hàn đã giết hại 26 người. Đặc biệt ở khu nghĩa địa, lính Nam Hàn đã dã man trói người vào các tấm bia mộ rồi để phơi nắng cho đến lúc chết khô.

Vào khoảng 1 giờ trưa, lính Nam Hàn kéo sang chợ Sông Cạn (thôn Nhơn Thuận), dồn tất cả 33 người dân bị bắt vào bãi chợ rồi xả súng trung liên bắn chết. Xác người nằm chồng chất lên nhau. Chưa hả, 5 giờ chiều ngày hôm đó bọn lính khát máu lại gây ra một vụ thảm sát ở Lỗ Sỏi, 40 người dân vô tội bị giết một lúc.

Như vậy chỉ trong một ngày thảm sát, lính Nam Hàn đã giết chết 109 người. Xóm làng tiêu điều, xơ xác, người chết ngổn ngang khắp nơi.

Nhưng đó vẫn chưa phải là tận cùng.

Những cuộc tàn sát rùng rợn nhất xảy ra vào giai đoạn cuối của trận càn. Từ ngày 15-2 đến ngày 26-2, lính Nam Hàn đã sát hại gần 600 người, chủ yếu tập trung vào hai ngày 23-2 và 26-2.

Chứng tích về vụ tàn sát tập thể ngày 23-2 là khu vườn nhà ông Trương Niên ở thôn An Vinh. Tại đây lính Nam Hàn đã dồn 90 người dân tới, dùng súng trung liên bắn chết sạch không trừ một ai. Thật tang thương khi trong số các nạn nhân, có những gia đình bị giết hết cả nhà.

Ngày 26-2 đi vào lịch sử Bình An cũng như lịch sử tỉnh Bình Định như là một ngày đẫm máu và nước mắt với sự kiện thảm khốc diễn ra tại Gò Dài (thôn An Vinh). Trước khi kết thúc chiến dịch thảm sát kéo dài 3 tuần lễ, bọn lính Nam Hàn đã dồn tất cả những người chúng bắt được ở các nơi về đây.

Như những con dã thú, chúng đã giết hại 380 người bằng những hành động man rợ nhất. Chúng điên cuồng hãm hiếp phụ nữ rồi giết chết dã man bằng cách dùng lưỡi lê đâm vào cửa mình, chất rơm đốt lửa thiêu sống trẻ em…

Vụ thảm sát đã gây nên nỗi kinh hoàng. Sau những ngày hãi hùng, nhiều người còn sống sót phải bỏ làng ra đi. Từ một làng quê trù phú, Bình An bao trùm một không khí chết chóc, hoang tàn. Di tích còn lại về vụ thảm sát Gò Dài là một ngôi mộ tập thể dài 33m, rộng 1,5m chôn xác 380 nạn nhân.

Chiến dịch thảm sát của lính Nam Hàn đã để lại cho Bình An những hậu quả thật thê thảm. Tổng cộng có trên 1.000 dân lành bị giết hại, trong đó phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em. 1.535 trong tổng số 1.592 ngôi nhà bị tàn phá, 649 con trâu, bò bị chết… Sự sống ở Bình An bị hủy diệt đến nỗi dân làn không thể tiếp tục sinh sống được nữa phải phiêu bạt đi khắp nơi, đến 2 năm sau mới có người trở về.

Lúc 10 giờ trưa ngày 9.10.1966, lính Nam Hàn tập trung dân chúng tại sân trường Phước Bình, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. rồi dùng súng tiểu liên bắn xối xả vào đám đông, có 168 phụ nữ và trẻ em bị giết hại.

Qua ngày 13/10/1966, lính Nam Hàn lại tập trung dân chúng đến tại đình Diên Niên (cùng xã), chúng tàn sát hàng loạt 112 phụ nữ và trẻ em.

Tổng cộng trong hai ngày 9.10 và 13.10.1966, lính Nam Triều Tiên đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình.

Bia ghi tội ác vụ thảm sát Bình Hòa.
Di tích Hố Bom Truông Đình.
Tại Xã Bình Hòa - Huyện Bình Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi trong các ngày 3,5,6,/12/1966 (tức ngày 22, 24 và 25 tháng 10 âm lịch) tại 5 địa điểm: buồng đất nhà ông Trắp, hố bom Truông Đình, Dốc Rừng, Đồng Chồi Giữa, đám ruộng giếng xóm Cầu, lính Nam Hàn đã reo rắc tình đồng minh thắm thiết cho 430 người, trong đó có 269 phụ nữ (có 12 phụ nữ bị cưỡng hiếp đến chết), 104 người già, 174 thiếu nhi, 3 gia đình bị giết sạch không còn một ai.

Sáng 14/8/1968 vào khoảng 8 giờ, lính Nam Hàn đóng tại Hòn Bằng, cách Duy Trinh – Duy Xuyên – Quảng Nam chừng 400m bắt đầu càn quét.

Tại xóm Mỹ An lính Nam Hàn phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu và tàn sát 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội trong hầm.

Bên xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét, tại hầm bà Lụa, bà Bồn ở xóm Vĩnh An, lính Nam Hàn sát hại 18 thường dân vô tội khác.

Tổng cộng 32 người đã bị lính Nam Hàn giết trong trận này.

Nam Việt Nam: Một vụ Mỹ Lai khác?

danviet@quansuvn.net tạm dịch:


Kể từ khi họ tới Nam Việt Nam 7 năm trước đây, những người lính Nam Triều Tiên đã trở nên nổi tiếng là quyết liệt và lỳ lợm nhất trong số lực lượng đồng minh. Khi không làm nhiệm vụ, họ vật tay và chặt những chồng gạch bằng cú chặt của karate. Trong chiến trận họ mãnh liệt, làm những người nông dân hoảng sợ vì sự nhiệt huyết của họ ở những khu vực tuần tra của họ, chủ yếu ở vùng ven biển miền trung bao gồm những đoạn rất quan trọng của quốc lộ 1,19 và 21. Đó là khu vực được coi là “thù địch”; phần nhiều trong đó vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng. Thậm chí cho tới những ngày này, lực lượng Nam Việt Nam đang phải căng rộng vẫn rất cần sự trợ giúp chiến đấu của ROK*.

Cũng như các lực lượng ngoại quốc khác, chẳng hạn với người Mỹ, sự thiếu hiểu biết của lính Nam Hàn về các phong tục truyền thống của địa phương đã góp phần làm tăng sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau với những người Việt Nam. Những tin đồn về những vụ việc lính Hàn bạo lực đối với thường dân – lấy ví dụ, quét sạch cả một làng để trả thù khi bị mất một lính do Việt Cộng bắn tỉa. Một trong vài vụ việc đã được khẳng định vào tháng 10 năm 1969, khi các nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy các lính Hàn mang quân phục tiến vào một ngôi chùa ở Phan Rang và giết chết 4 nhà sư. Chính quyền Nam Việt Nam đã miễn tội cho lính Hàn, nói rằng một lính Việt cộng bị bắt đã khai rằng các đồng chí của hắn ta đã mặc đồng phục Hàn Quốc và giết các nhà sư nọ.

Tuần rồi những lời buộc tội mới về sự tàn ác của lính Hàn Quốc đã được xem xét. Phó Hạ Nghị Viện Nguyen Cong Hoang, một trong những đại biểu của tỉnh Phú Yên, đã yêu cầu một cuộc điều tra chính thức vài tuần trước đây về một vụ thảm sát kiểu Mỹ Lai đã xảy ra tại tỉnh của ông ta vào ngày 31 tháng 7. Vào ngày hôm đó, lính của tiểu đoàn 1, trung đoàn 26, sư đoàn “Mãnh Hổ” đã tiến hành một chiến dịch càn quét. Khi binh lính tiến tới gần làng Phu Long, họ bị bắn bởi vũ khí hạng nhẹ. Một chỉ huy trung đội và một trung sỹ bị chết. Lính Hàn tấn công và với sự cho phép của huyện trưởng, đã gọi pháo và tàu hỗ trợ. Khi hầu hết các ngôi nhà trong làng đã bị phá huỷ, binh lính tiến vào và “ổn định” khu vực. Trong số những người chết: 21 thường dân.

Những câu chuyện trong xúc động.

Ngoài những số liệu đơn giản đó, những sự việc ở Phu Long gây tranh cãi. Lính Hàn Quốc nói rằng những thường dân đó bị chết dưới làn đạn pháo. Nhưng dân làng phản bác rằng họ đã sống sót khỏi trận nã pháo bằng cách núp dưới các hầm trú ẩn. Họ nói rằng sau khi nó qua đi, lính Hàn vào làng và giết chết 21 người. Phóng viên Tom Fox của văn phòng đại diện TIME ở Sài Gòn đã tới tỉnh này vào cuối tuần qua. “Khi họ tụ tập lại để kể câu chuyện của họ, họ nói với niềm xúc động,” ông cho biết. “Mỗi người đều cố để cho vị khách viếng thăm này được nghe câu chuyện của chính mình ‘Nói cho ông ta nghe mọi thứ!’, một người nào đó nói. ‘Hãy nói cho ông ta nghe chính xác điều gì đã xảy ra,’ một người khác nói thêm vào. Nước mắt chảy trên mặt những người phụ nữ trong khi họ nói.”
“Tụi lính gọi Ba Truoc ra khỏi nhà của chị ấy,” một cô bé 12 tuổi kể với Fox. “Chị ấy chầm chậm bước ra với đứa bé ôm trong tay. Chị ấy đứng đó trước nhà mình, và chúng bắn chết cả hai.” Rồi một người phụ nữ kể chuyện 6 lính Hàn Quốc đã bắt cô gái đẹp nhất trong làng, Nguyen Thi Sang, 16 tuổi, ép cô ra sau một ngôi nhà và chúng hãm hiếp cô trong khi cô la khóc. Rồi chúng bắn chết cô.

Một người phụ nữ khác nhớ lại rằng cô đang ra khỏi làng cùng với người mẹ già của mình. Bọn lính hỏi cô rằng chồng cô đang ở đâu. Cô trả lời rằng chồng mình đang ở Tuy Hoà, thủ phủ của tỉnh. Bọn họ cho cô đi qua nhưng giữ bà mẹ của cô lại. Vài phút sau cô nghe một loạt đạn vang lên. Mẹ của cô, cùng với một nhóm người khác, đã bị giết chết.

Những quan chức của làng không sẵn lòng ủng hộ. Nhưng ít nhất một quan chức của hội đồng tỉnh đã trên danh nghĩa cá nhân ủng hộ những tố cáo của các dân làng. “Những người lính Hàn đó làm quá. Họ nổi điên lên, tiến vào và săn lùng người ta,” ông ta nói. “Có thể hiểu được và thật đáng tiếc. Nhưng có thể nói gì được nữa?”

Một uỷ ban điều tra 6 người, 3 người thuộc chính quyền Sài Gòn và 3 của Hàn Quốc đã hoàn thành một bản báo cáo về các tố cáo. Mặc dù bản báo cáo không được chính thức công bố, nội dung của nó đã được tiết lộ ở Sài Gòn. Nó công nhận cái chết của các thường dân, nhưng cho rằng không đủ chứng cứ để buộc tội. Trung tá Chung Yuk Jin, người phát ngôn báo chí của quân đội Hàn nói: “Nếu như thường dân bị chết trong làng, thì là do họ bị chết bởi pháo, bởi đạn lạc hoặc đạn bắn từ tàu – không phải bởi lính Hàn Quốc.” Tại sao những người còn sống lại nói dối về vụ việc? “Làng này đã bị kiểm soát bởi Việt Cộng trong hơn 20 năm,” Chung bác lại. “Tất cả những họ hàng thân quen của họ đều là những người có cảm tình với Việt Cộng.” Sự quả quyết của Chung cũng giống đến ngạc nhiên điều từ các lính Mỹ: làm thế nào mà nói được sự khác nhau giữa Việt Cộng và dân thường.

* Tuần trước chính quyền Seoul đã tuyên bố rằng 37.200 quân của họ ở Việt Nam – hiện giờ là lực lượng nước ngoài đông nhất ở nước này bất chấp đợt rút 11.000 quân vào tháng 12 năm ngoái – sẽ được rút hoàn toàn vào giữa tháng 12 năm nay và tháng 5 năm 1973. Động thái này, được thúc giục bởi việc rút lính Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam  và chiến lược Việt Nam Hoá Chiến Tranh sẽ làm tăng cường vị trí của Nam Triều Tiên trong những nỗ lực ngoại giao hiện tại trong việc hoà giải với Bắc TT.

dinhphdc wrote on Jan 16, '11, edited on Jan 16, '11
Không chỉ một , mà là “the 43-plus My Lais of the South Korean mercenaries,” - hơn 43 vụ thảm sát như Mỹ Lai của lực lượng lính đánh thuê Nam Hàn, trong đó có 13 vụ giết trên 100 người.

Xin trích đăng một bài phân tích sau đây: Mổ xẻ các cuộc thảm sát của lính Mỹ và Hàn quốc ở Việt Nam, Mậu Thân 1968của Heonik Kwondo thành viên danviet@quansuvn.net lược dịch đăng tải:

Tóm lược: Những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai tháng 3/1968 được thế giới biết tới như một trong những chương đau thương nhất của của cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên đó không phải là một sự kiện tách biệt và cần được đặt trong mối liên hệ với những sự kiện giết hại dân thường hàng loạt khác.

Bài viết này điều tra về những thảm sát tại các làng mạc trong lịch sử Vietnam War, bao gồm những vụ gây ra bởi các lực lượng của Mỹ và Hàn QUốc, và những thảm hoạ như vậy đã được ghi nhớ như thế nào tại các cộng đồng bị tàn phá đó.

Vào ngày 24 tháng Giêng Âl, Mậu thân 1968, Hà My, một làng nhỏ ven biển Quảng Nam, toàn bộ dân làng đã phải hứng chịu thảm hoạ từ một tội ác chiến tranh. Đó là vào thời gian của cuộc Tổng tấn công, khi mà có thể nói toàn bộ vùng nông thôn miền Nam và Trung Việt Nam trở thành vùng “free-fire zone,” -vùng oanh tạc tự do , nghĩa là bất cứ thứ gì trên đó đều có thể coi (một cách hợp pháp) là mục tiêu để phá huỷ để đáp trả lại các cuộc tấn công của lực lượng cộng sản vào các đô thị kiểm soát bởi chính quyền Sài gòn và đồng minh. Một tháng sau biến cố này, một thảm hoạ tương tự đã xảy ra ở tỉnh Quảng ngãi lân cận, sau này được quốc tế biết đến với cái tên Thảm sát Mỹ Lai.

Hai sự kiện này chỉ là một phần nhỏ trong chuỗi thảm hoạ lớn với con người đã làm hoang tàn Việt nam vào nửa cuối những năm 60. Sự giết hại dân thường hàng loạt một cách có hệ thống bởi các lực lượng mặt đất đã quét qua một vùng rộng lớn ở miền Trung, và những cuộc ném bom bừa bãi vào các khu vực đông dân cư đã trở nên thường nhật. Những cuộc thảm sát ở Hà My và Mỹ Lai có liên hệ gần gũi với nhau, và sự liên hệ đó vừa mang tính khu vực vừa mang tính toàn cầu. Hai đồng minh quân sự chính của Nam Việt Nam, Mỹ và Hàn QUốc (ROK), chịu trách nhiệm cho sự tàn bạo đó. Vụ thảm sát ở Hà My là một trong vô số vụ giết người tập thể ở miền trung Việt Nam gây ra bởi lực lượng lính viễn chinh Nam Hàn từ năm 1966 tới 1969 và ít được chú ý bởi các sử gia quốc tế của cuộc chiến. Nó xảy ra vào 25 tháng 2, 1968, dương lịch, chẳng bao lâu sau khi trung đoàn số 5 Thuỷ Quân lục chiến Mỹ bàn giao kiểm soát an ninh khu vực cho đồng minh Hàn Quốc.

Mỹ Lai cũng chịu thảm hoạ liên quan tới sự chuyển giao lực lượng. 16 tháng 3, 1968, 3 trung đội Task Force Barker khép chặt Mỹ Lai từ 3 hướng và bắt buộc dân làng phải tập trung ở 3 địa điểm. Ngay trước khi diễn ra chiến dịch gây sát thương hàng trăm dân thường này, “cả vùng được khoanh mực đỏ, đặt dưới nhiệm vụ đặc biệt của Lữ đoàn 2, Thuỷ quân lục chiến Hàn Quốc từ tháng 1/1967 tới 31/12/1967 thì được bàn giao lại cho Task Force Barker, lữ đoàn 11, của Mỹ như đã đề cập tới ở trên.”

Sự liên hệ giữa các sự kiện đó không chỉ bị giới hạn trên sân khấu của lạnh địa chiến tranh mà nó còn có tầm vóc toàn cầu. Nó không chỉ bởi vì tội lỗi của các diễn viên tới từ phía Đông và phía Tây. Những tội ác đó không thể tách rời khỏi trật tự thế giới lưỡng cực và liên minh giữa các quốc gia mà ở thời gian đó chúng ta gọi là Chiến Tranh Lạnh. Trật tự đó đã đưa 2 diễn viên quốc tế này(và các diễn viên khác nữa) lại với nhau dưới cái tên cuộc viễn chinh chống lại chủ nghĩa cộng sản và mạng lưới này đã đẩy diễn viên vai phụ, người mà đôi khi được giới quan sát trước kia gọi là “lính đánh thuê” trở nên hung hăng bạo liệt hơn ở các cuộc bình định nông thôn so với diễn viên chính mà không hề bị chú ý bởi cộng đồng quốc tế.

Những cuộc thảm sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam có thể được chia thành 2 kiểu riêng biệt, dù có liên hệ giữa chúng. Trong một kiểu việc giết chóc thường diễn ra ở diện rộng, mức độ bạo lực thường tương đối bị giới hạn và các nạn nhân chủ yếu là người già và trẻ em. Các vụ thảm sát ở các làng lân cận Hà My là Ha Gia và Ha Quang được xếp vào loại này, cũng như hàng loạt các vụ khác diễn ra ở tỉnh Quảng Nam năm 1968 và ở Quảng Ngãi năm 1966. Hoàn cảnh của các vụ bắn giết này, dù khác nhau nhiều, cũng có một điểm chung. Ở Hà Gia và Ha Quang, vào thời điểm vụ bắn giết hầu hết dân làng đã được đưa tới các trại tập trung gọi là “ấp chiến lược” hoặc đã di chuyển tới các khu ổ chuột ở thành phố. Những người còn lại ở trong làng hầu hết là những người già gắn bó với ruộng đồng và không có thân nhân.

Năm 1966,tại huyện Bình Sơn tỉnh QUảng Ngãi, lực lượng quân sự địa phương đã được tăng cường bởi quân chính quy miền Bắc bổ sung. Lực lượng lớn này phụ thuộc một phần vào cung cấp lương thực và tin tức từ các làng xóm nằm rời rạc ít dân cư ở đây. Trong nhiều trường hợp mà tôi đã điều tra, những người già ở lại có con cháu hoặc những người họ hàng gần phục vụ trong lực lượng du kích địa phương, và bởi thế họ ở lại để giữ liên lạc cũng như tiếp tế lương thực. Sau hoạt động thành công chống lại kẻ thù, lực lượng quân sự ở QUảng Ngãi tạm thời rút lui khỏi khu vực và cổ vũ người dân rút theo. Họ biết rằng những hành động trả đua đối với thường dân đã diễn ra thường xuyên vào mùa hè 1966. Rất nhiều những người già đã không thể di tản khỏi làng thậm chí chỉ là tạm thời, hoặc là bởi vì họ chẳng có nơi nào để đi, hoặc là họ cả đời chỉ quanh quẩn trong luỹ tre làng và do dự khi phải di chuyển. Trong trường hợp Ha Gia, làng kế cận Hà My, một vài các nạn nhân lớn tuổi vốn là Việt Minh lão thành đã ủng hộ kháng chiến từ thời chống Pháp. Con cháu họ cứ đi về giữa làng và ấp chiến lược, khi nào tình hình cho phép, để giúp đỡ việc đồng áng. Trong hầu hết các vụ mà Noam Chomsky gọi là “43+ (hơn) vụ Mỹ Lai gây ra bởi lính đánh thuê Nam Hàn”, nhiệm vụ search and destroy (tìm kiếm và phá huỷ) được thực hiện bởi đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ và họ đã tấn công những nhóm dân làng tương đối nhỏ này.

Loại thứ 2 của thảm sát thường dân có liên hệ với loại thứ nhất nhưng ít nhất cũng khác biệt ở một điểm chính yếu. Năm 1972, nhân viên cứu trợ của American Quaker, Diane Jones và Michael Jones đã sưu tập thông tin về các vụ thảm sát thường dân, đặc biệt là những vụ gây ra bởi lực lượng ROK (Nam Hàn) ở các tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Họ cho biết rằng hơn 100 thường dân bị giết chết ở 13 trong số hơn 45 vụ việc mà trong đó lính ROK được cho là đã giết những nhóm hơn 20 người dân thường không có vũ trang. Cuộc thảm sát ở Hà My và Mỹ Lai được xếp vào nhóm 13 cuộc giết chóc đó, cũng như các vụ việc xảy ra ở Thuy Bo, Phong Nhất, và Phong Nhị ở Quảng Nam; Phuc Binh ở Quảng Ngãi; 5 làng thuộc tỉnh Bình Định; và còn nhiều nữa. Nếu như tình hình ở các làng đó ổn định, người dân ở các trại tập trung thường xuyên thăm viếng nhà cửa của mình và ở lại lâu hơn trong các cuộc trở lại đó. Những người dân ở Hà My đã làm điều đó, và những người dân ở Mỹ Lai cuối 1967 cũng vậy. Những cuộc trở về của họ thường được bỏ qua bởi lực lượng Nam Việt Nam và các đồng minh trong khu vực. Lực lượng của Mỹ đồn trú ở Mỹ Khê, phía Nam Mỹ Lai, và Thuỷ quân lục chiến ROK ở căn cứ Con Ninh ở Hà My tăng cường an ninh ở mỗi khu vực. Khi người ta nghĩ rằng tình hình ở các làng đã yên ổn, những người di tản xin chính quyền địa phương, hoặc trực tiếp tới gặp các lực lượng nước ngoài để xin được gia hạn thời gian hoặc về ở tạm ở làng, dân làng có thể thu thập của cải để hối lộ các viên chức của trại cũng như những nhà chức trách Việt nam khác để cho phép họ rời khỏi trại. Khi một vài dân làng ra được khỏi trại di tản theo cách này, nó làm khuấy động những người khác. Khi 2,3 gia đình đã được về với quê hương bản quán, những gia đình khác theo dõi và phân tích thông tin một cách kỹ lưỡng từ làng. Khi những người già và những người đứng đầu làng kết luận rằng tình hình đã yên ổn thì sẽ kéo theo những đợt trở về lớn. Điều này dã xảy ra ở Hà My tháng 12 năm 1967 và ở Mỹ Lai trước đó một chút.

Khi dân làng quay trở lại, lực lượng liên quân ở địa phương thường hỗ trợ lương thực phẩm và vật liệu xây dựng cho họ ổn định. Dân làng Hà My nhận được sự hỗ trợ của Thuỷ quân lục chiến RoK theo cách đó, và những người trở về Mỹ Lai cũng xem những người lính Mỹ ở Mỹ Khê như những người bạn. Mối quan hệ này lý giải tại sao một vài dân làng ơ Hà My đã tin rằng cuộc tập trung vào ngày thảm sát là để phân phối thực phẩm. Ở Phong Nhị, Quảng Nam, dân làng và lực lượng Thuỷ quân lục chiến Mỹ đồn trú đã có mối quan hệ gần gũi trong suốt thời gian 1966-1967. 36 gia đình trong làng này có con em là lính trong quân đội cộng hoà, và mười người trong số đó, theo lời của một cựu chiến binh vẫn sống ở làng, đang làm việc trong chương trình phối hợp để bảo vệ khu vực cùng với lực lượng lính thuỷ đánh bộ Mỹ. Điều đó cũng không thể giúp làng này tránh được sự tàn phá hoàn toàn trong một cuộc bình định riêng rẽ vào tháng 3, 1968.

Trong các trại tập trung, có những chỉ điểm của cảnh sát, cũng như có những dân thường bí mật hoạt động, trung thành với phía cộng sản. Mật thám reo rắc thông tin về tình hình bạo lực ở khu vực nông thôn
và khuấy động sự sợ hãi; Những người hoạt động của Việt Cộng đấu tranh lại với màn tâm lý chiến này bằng những thông tin phản chứng. Cả hai hình thành nên một thông tin thường bị phóng đại và không có độ tin cậy. Việt cộng cổ vũ những người di tản trở về làng và hãy ngừng, theo một cách nói phổ biến được tuyên truyền của thời kỳ, “ăn đồ ăn và bám cẳng Mỹ”. Một thông cáo được ngầm truyền đi đòi hỏi dân làng phải được gia nhập vào các làng an toàn, nếu như họ không thể trở về làng mạc của chính mình, để giúp đỡ lực lượng du kích cũng như để biểu lộ ý chí chống lại sự cưỡng bức di chuyển. Khi nó không thuyết phục được những dân làng đang lo lắng, thông điệp trở nên thẳng thừng hơn – “Mỹ Lai có c nơi trú thân và có nhiều lương thực. Hãy đưa gia đình tới nơi tốt đẹp đó” một người hoạt động ngầm ở QUảng Ngãi nhớ lại.

Cuộc chiến thông tin sai lệch này làm dấy nên sự bối rối và bất ổn của những dân làng đi tập trung. Trong tình hình quân sự rối ren đỉnh điểm sau cuộc tấn công Tết Mậu thân 1968, sự an toàn ở một vùng nông thôn là một điều quá tuyệt vời. Tình hình chiến sự thay đổi nhanh chóng ở cả hai phía. Cỗ máy chiến tranh đã bắt đầu guồng quay mạnh mẽ hơn ở cả hai bên chiến tuyến và số phận của những người dân địa phương ngày càng không thể nói trước trong sự chuyển hướng chiến lược “hướng lực lượng cách mạng vào những thành phố, thị xã, chợ búa, và các cơ quan đầu não của địch.” Cùng lúc đó các biện pháp trả đũa thúc giục “Chúng ta phải chiến thắng trong cuộc đua tới các vùng nông thôn, tiếp tục tấn công, thiết lập an ninh ở những vùng nông thôn, và phục hồi sự hiện diện của chính quyền [Sài Gòn] ở các làng mạc. Trong tình hình bất ổn chung đó, một vài nơi được xem là tương đối an toàn, và nơi đó thu hút nhiều cư dân tạm thời từ các làng khác. Người của “các làng hồi hương” tự hào về đặc quyền của mình và thường khơi dậy sự ghen tỵ từ người của các làng khác, những làng kém may mắn hơn.

May mắn này, tuy vậy, có thể biến thành sự bất hạnh khủng khiếp. Những làng nhìn có vẻ tương đối an toàn lại thường dẫn tới các thảm kịch lớn hơn. Những “làng an toàn” và “làng hồi hương” có thể trở thành bãi giết chóc khi đột nhiên một cái tên làng được nhấc ra và nó trở thành một “làng Việt Cộng”, bị khoanh mực đỏ trên bản đồ chiến sự. Sự chuyển biến đó diễn ra đột ngột, người trong làng không được biết, không nằm trong tầm kiểm soát của họ, và trên thực tế, thường ngoài sự kiểm soát của cả những người tham chiến được vũ trang của cả hai phía.

Tóm tắt lịch sử
Có 3 đồn đóng xung quanh Hà My. Một trong số đó, gọi là Con Ninh, được chuyển giao vài lần. Trước khi nó bị bỏ không tạm thời vào năm 1954, một tiểu đoàn Pháp trú quân trong đó bên trong những bức tường cao bọc dây kẽm gai, khuất tầm nhìn bởi rặng thông trải dài. Vào thời điểm thịnh vượng của nó, Con Ninh là một địa điểm khá toàn cầu, nơi những người Pháp ăn đồ Pháp, những người An giê ri nấu đồ ăn cay của họ, những người Ma rốc nướng thứ bánh mỳ ngon của họ, và những người lính bản xứ Việt Nam
chuẩn bị những bữa ăn với nước mắm và bánh mỳ nướng của Pháp, và rán cá chuồn cho các sỹ quan Pháp. Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, và tục thờ cúng tổ tiên được tiên hành một cách riêng rẽ, và một vài người lính bản xứ tranh cãi về sức mạnh của các vị chúa trời và thần thánh theo quan niệm của mỗi người tương ứng với số thương vong trong mỗi nhóm văn hoá, sắc tộc. Tiểu đoàn Pháp này tiến hành các hoạt động thu dọn trong các làng lân cận và giết chết một vài nhóm thường dân trong giai đoạn cuối. Nói một cách hoa mỹ, đó là hành động tự vệ chống lại sự lan rộng của Chủ nghĩa Cộng sản; trên thực tế nó là hành động xâm lược lại một thuộc địa.

Tháng 3 năm 1965, lực lượng viễn chinh Mỹ đầu tiên, lực lượng xe lội nước của Thuỷ quân lục chiến đã đổ quân xuống Đà Nẵng. Các tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ nhanh chóng bình định các làng mạc lân cận. Hoạt động đó thông thường bao gồm việc bao vây các làng vào sáng sớm; rải truyền đơn từ máy bay hướng dẫn người dân tập hợp và trải qua quá trình sàng lọc; và tiến vào làng để xác định các hầm ngầm, vũ khí được che dấu và lương thực dự trữ. Sự nhận diện Việt Cộng là mục tiêu chính của bình định. Các hoạt động đó nghe hợp lý và có thể tiến hành được đối với các nhà hoạt động quân sự, nhưng ra thực tế, nó không hiện thực, và quá trình sàng lọc chỉ là ý tưởng.Jonathan Schell báo về từ miền trung Việt Nam, đã miêu tả việc này. Ông ta dẫn lại lời một nhân viên thẩm vấn người nước ngoài : “Việt cộng tổ chức đoàn thể cho mọi người – Liên hiệp nông dân, liên hiệp ngư dân, hội phụ lão. Họ có hội, hiệp cho tất cả mọi người. Thật là khó khăn với dân chúng mà anh không thể biết ai là V.C. Công việc của chúng tôi là tách V.C. ra khỏi họ.” Bắt đầu vào mùa khô 65-66, TQLC Mỹ bắt đầu di chuyển xuống phía nam chiếm Hoà Vang và Điện Bàn (nam Đà Nẵng) và chuyển vùng này thành một “vùng đệm trắng”, xoá bỏ ảnh hưởng của Việt Cộng. Họ tiếp nhận căn cứ cũ của Pháp ở bãi biển Hà My vào mùa xuân 1966.

Vào lúc này, Hà My và các làng mạc khác xung quanh đã thiết lập một mạng lưới kháng cự phức tạp. Khi một đơn vị chính quy miền Bắc tấn công  đầu não của tỉnh ơ Hội An bằng pháo vào đầu năm 1965, các đơn vị du kích địa phương, hình thành chủ yếu từ dân làng, đã tổ chức các cuộc tấn công vào các vị trí của Nam Việt Nam và các khu vực dân cư ở ngoại ô và các toà nhà chính phủ. Hai năm trước đó, những người dân của làng Hà My đã đứng đầu trong cuộc đồng khởi chống lại việc lập ấp chiến lược. Nếu một quyết định tập thể có lợi cho hoạt động chính trị được đưa ra ở vào thời điểm đó tại một cuộc họp ở đình làng, nó sẽ rất khó bị đảo ngược. Người ta ý thức được về sự không thể đảo ngược đó và bắt đầu chú ý làm như thế nào để giảm bớt những nguy cơ. Nếu như khi thế đang dâng cao, có thể những người có ảnh hưởng trong làng sẽ thúc đẩy những người tình nguyện làm những việc nguy hiểm hơn nữa. Những người đàn ông trong làng bàn bạc với những người họ hàng về sự chăm sóc gia đình họ nếu như họ bị bắt hoặc bị giết, và những người đàn bà tụ tập với nhau cùng hình dung viễn cảnh khó khăn và bàn bạc kế hoạch tồn tại khi không có những người đàn ông.

Tình hình ở mỗi làng được nhanh chóng chuyển sang các cộng đồng, các làng khác. Các đảng viên được thông tin qua lưới cơ sở cách mạng,. Thông tin thu thập được báo về tỉnh uỷ thông qua mạng lưới thông tin liên huyện. Dựa trên các quan hệ vốn có lâu đời, Hà My và các làng khác gần đó có các mạng lưới thông tin mạnh , và họ tiếp tục chia sẻ các thông tin cũng như các nguồn lực khác. Hoạt động của mạng lưới liên xã này phần lớn độc lập với các nhà chức trách. Người từ các làng khác nhau phối hợp và thông tin với nhau qua quan hệ họ hàng hoặc hôn nhân, và những mối quan hệ này thay đổi về cường độ cũng như sự quan trọng tuỳ thuộc vào sự thay đổi của các hoạt động chiến tranh. Mạng lưới liên xã này, giáo hiếuHuh?, bắt đầu là một mạng lưới của lễ nghi và các mối quan hệ được phát triển giữa các đền chùa.


….(đoạn tiếp nói về mối quan hệ hình thành giữa các nhóm người ở các làng khác nhau)

(Lời một người dân)
Lớn lên từ mảnh đất của tổ tiên, người Ha gia và người Cam An (một làng gần với Hà My) bị dồn vào cuộc sống khổ sở trong trại tập trung. Ngăn cách bởi dây thép gai và những bãi mìn, tổ tiên chúng tôi không được ai trông coi, nơi yên nghỉ của họ bị ném bom và bị đốt trụi, các ngôi mộ bị ủi tung, thanh danh của họ bị làm nhục.Nhớ lại cuộc sống ở trong trại. Ở đó thật vô nhân đạo, chúng tôi thậm chí còn không thể tiến hành các lễ nghi như chúng tôi làm hôm nay. Chúng tôi không có đủ thức ăn cho con cái mình, chúng tôi phải vượt qua bãi mìn hàng tuần để tìm các thứ rau dại và chúng tôi không thể cúng thức ăn cho tổ tiên mình. Chúng tôi bị cưỡng ép di chuyển và không có quyền được thờ cúng. Người dân chúng tôi không chấp nhận. Những dân làng yêu nước nắm chặt tay nhau chống lại những kẻ áp bức, và tôi dám nói rằng gia đình tôi sẽ luôn luôn đứng đầu trong cuộc đấu tranh đó. Những người đàn ông làng tôi và người đàn ông làng anh cùng chung những đường hầm ngầm và cùng chịu đựng những gian khó hoạn nạn cùng nhau. Những người đàn bà làng tôi và những người đàn bà làng anh cùng chia nhau từng mẩu thức ăn cùng giúp nhau từng chỗ trú thân. Tổ tiên của chúng ta, dù rằng đã từng bị làm nhục, từng bị bỏ rơi, hẳn sẽ tự hào về sự tương thân tương ái lẫn nhau này của con cháu họ. Chúng ta có thể xây lại đền đài nếu đã bị phá huỷ; chúng ta không thể làm điều đó với tình cảm gia đình. Một khi đã bị đổ vỡ, khó mà hàn gắn lại được. Hôm nay, chúng ta tập hợp lại đây để nhớ lại và nhắc nhở về tình cảm gia đình.

Tháng 7 năm 1964, cán bộ cộng sản ở khu vực Hà My tổ chức một cuộc mit tinh tại đình làng Ha gia. Cuộc mittinh đã cho ra đời tổ chức ở cấp xã của Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, và các nhà lãnh đạo đã hối thúc kiến thiết các “làng chiến đấu”. Những cuộc di chuyển và trao đổi các cán bộ cũng như các đơn vị vũ trang diễn ra trong giai đoạn này giữa các huyện và giữa các tỉnh, và vùng biển ở Hà My trở thành một nơi quan trọng để vận chuyển cán bộ chiến sỹ tới các nơi tập trung trong tỉnh Quảng Ngãi. Vài trăm người đã được đưa vào Quảng Ngãi theo đường này, và họ đã chiến đấu trong những trận chiến khốc liệt năm 1966 ở các huyện Bình Sơn và Tư Nghĩa, cũng như là ở Sơn Tịnh, nơi Mỹ Lai ở đó. Những người ở lại được động viên : “Đạt hiệu quả hơn trong việc che dấu lực lượng vũ trang. Kết hợp đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp. Tận dụng các hoạt động hợp pháp để vận động quần chúng nhân dân.”

[…một đoạn nói về phát triển lực lượng, các hình thức đấu tranh, và tổng tiến công Tết Mậu Thân…]

Ngày 24 tháng Giêng Âm lịch, 1968, lính thuỷ đánh bộ Hàn bỏ xe tăng và bọc thép của họ phía ngoài Xóm Tây, thôn 2 Hà My, lúc 9:30 sáng và hành quân vào làng theo 3 hướng. Lúc 10:00 dân làng được tập trung ở 3 địa điểm khác nhau bao gồm cả ở nhà thờ họ Nguyễn và 2 nơi rộng rãi ở 2 thôn khác.Ở bãi rộng, viên chỉ huy yêu cầu mang ra một cái bàn đặt đối diện với đám đông. Ngồi trên bàn, hắn ta tuôn ra một bài, mà theo những người sống sót, là khá dài và hùng hồn diễn văn chỉ thị; người phiên dịch Việt nam tóm tắt lại nó cho dân làng. Không thấy xuất hiện các súng lớn; những người lính bận rộn chạy xung quanh. Một người sống sót, Nguyen Thi Bon, nói rằng cô nghĩ rằng những người lính chuẩn bị pát thức ăn hay kẹo; cô đã từng nhìn thấy điều đó trước kia. Cô đang cố tưởng tượng xem mình sẽ được gì. Một người sống sót khác, Ba Lap, nghe ai đó thì thầm, “Nếu họ giết chúng ta thì sao?” “Phủi phui, đừng nói vớ vẩn không may” cô nghe có ai đó khác nói; “Họ tới cho chúng ta thức ăn, Tin tôi đi. Tin tôi đi.”

Nó xảy ra vào 10 giờ hơn. Viên sỹ quan kết thúc bài diễn văn, quay lưng khỏi đám đông và bắt đầu bước đi. Vài bước xa khỏi dân làng, hắn phất tay một cái. Cái phất tay đó làm những khẩu trung liên M60 và phóng lựu M79 núp trong bụi cây nhả đạn. Những tên lính bắt đầu bắn vào dân làng, và những mảnh lựu đạn găm vào bất cứ ai muốn thoát khỏi địa ngục trần gian đó. Bon cảm thấy những bà mẹ ngã xuống cô và em gái của mình. Ba Lap nhìn thấy lựu đạn bay về phía cô và cô ngã lên những đứa con của mình. Rồi cô không cảm thấy gì nữa và không nhìn thấy gì nữa ngoài ruộng khoai lang xanh xa xa mà cô đang trườn tới. Bon nhớ rằng nó thật yên tĩnh và tối đen, và thật khó để thở dưới những xác người. Cô cố di chuyển và, nghe thấy tiếng đứa em mình khóc, rồi ngừng. Em cô cứ khóc, và cô sợ rằng những người lính sẽ nghe thấy nó. Bon nghe thấy tiếng nước ngoài nói nhanh, rồi yên lặng trở lại, và rồi tiếng nổ của một quả lựu đạn cầm tay. Vụ tàn sát tiếp diễn trong 2 giờ. Ở một địa điểm thảm sát khác, 70 người bị dồn vào trong gian thờ chính của nhà thờ họ Nguyễn. Một vài người nghĩ rằng những người lính sẽ phân phát thực phẩm. Gia chủ thì không nghĩ thế, và ông núp đằng sau bệ thờ cùng với 3 đứa cháu. Vụ giết chóc diễn ra ngay khi tiếng súng máy vọng lại từ bãi đất ngoài kia. Tới trưa, 135 dân làng đã chết: chỉ 3 người trong số họ là đàn ông ở độ tuổi có thể chiến đấu; 3 đứa trẻ chưa được sinh ra; 4 người không thể nhận diện. Phần còn lại là những người đàn bà, người già cả, những em gái thiếu niên, nhi đồng, sơ sinh.

Ở khu vực Mỹ Lai tỉnh Quảng ngãi, cũng có việc thay đổi binh sỹ, tháng 12 năm 1967. Vào sáng sớm ngày 17 tháng 2 âm lịch năm 1968, trực thăng mang theo đại đội Charlie của TF Baker hạ cánh ở rìa Khe Thuân, thôn Tu Cung – vùng được đánh dấu là “My Lai 4” trên bản đồ quân sự. Đây là hoạt động quân sự chính đầu tiên được tiến hành sau chuyển giao của quân viễn chinh Nam Hàn. Dân làng đã được chứng kiến các vụ lùng sục trước đây bởi đội quân khác, bao gồm cả quân Nam Việt Nam và đội quân người thượng Nùng. Lần này, tuy vậy, một vài người dân đã cảm thấy có gì đó khác biệt và đã yêu cầu đàn bà và trẻ em trú ẩn ở trong các hầm ngầm. Một vài du kích ở Khe Thuận đã tới vùng đồi để có thể chiếm lĩnh tình thế tốt hơn. Từng nhà từng nhà bị khám xét, lợn và trâu bò bị giết trước. Khi Charlie Company rút đi, 135 người ở Tu Cung đã bị giết chết ở 3 địa điểm, bao gồm cả vùng đất cánh đồng giữa hai thôn Khe Thuan và Khe Dong.

Vào buổi đêm sau vụ thảm sát, một vài du kích quay trở lại Mỹ Lai và giúp những người sống sót chôn các nạn nhân xấu số. Những người sống sót dùng các rổ tre để thu nhặt những mảnh xác vương vãi của họ hàng thân thích. Việc chôn cất diễn ra chậm và xác người bắt đầu phân huỷ nhanh. Không thể nguyên vẹn, hầu hết họ phải chôn ở ngay nơi thảm sát. Khi những điều tra viên của quân đội Mỹ tới ngôi làng bị bỏ hoang này tháng 11 năm 1969, họ có thể tìm thấy những ngôi mộ tập thể ở 3 nơi khác nhau, cũng như một rãnh đầy những thân thể đã bị phân huỷ. Ở Hà My, những người sống sót và họ hàng của họ từ các làng lân cận mua chiếu cói để bọc xác người chết. Họ đặt xác trong những hố nông đào xung quanh nơi thảm sát và đánh dấu mối mộ bằng những viên đá nhỏ hay cọc. Chiều muộn hôm đó, bọn lính quay lại và những người sống sót hoảng sợ bỏ chạy. Toán lính mang theo 2 máy ủi D-7, chúng san phẳng các căn nhà, ủi tung các ngôi mộ, và nghiền nát những thân thể chưa được chôn. Vụ tấn công vào những thi thể và những ngôi mộ này được ghi nhớ là hành động vô nhân tính nhất trong sự kiện này, và nó làm khó khăn cho sự tưởng nhớ của gia đình. Những người bị thương ở Mỹ Lai được đưa tới một chợ làng ở đường 521 bởi những người trong chợ và từ đó họ được mang bằng xe ngựa kéo tới bệnh viện Quảng Ngãi. Người sống sót duy nhất của dòng họ Đỗ (hay gia đình họ ĐỖ?) nhớ về chuyến đi này rõ ràng hơn bất cứ điều gì khác lúc đó. Ông đặc biệt nhớ về người chủ xe ngựa từ chối không mang ông nếu không trả 500 đồng. Những người sống sót ở Ha Mỹ được đưa tới một tàu y tế của Đức ở cảng Đà Nẵng. Trong nỗ lực tuyệt vọng tới trạm xá Leper ở Hoa Hai để được giúp đỡ, bố của Bon gặp một đoàn xe Hoa Kỳ. Người sỹ quan ngay lập tức gọi điện đài cho một chiếc trực thăng cứu hộ tới giúp những đứa trẻ bị thương. Ông ta được báo rằng trong ngày Chủ nhật không có trực thăng bay phục vụ khách dân sự. Những người trong đoàn vô cùng tức dận; Họ quay đầu đoàn xe bọc thép và hướng về Đà Nẵng cùng với những người bị thương. Ba Lap từ Hà My, người đã sống sót khỏi làn đạn và những mảnh nổ, được đưa tới một tàu y tế của Đức, nơi chân cô bị cắt bỏ. Cô đã mất một đứa con ở vụ thảm sát, và tới bệnh viện cùng với đứa con còn sống sót. Sau này khi nhớ về Mậu Thân, cô nói về những sợ hãi trên cái bệnh viện nổi hơn là những gì đã trải qua ở làng. Trên tàu, Ba Lap được nghe đồn rằng nhân viên của bệnh viện vứt những xác người Việt Nam chết xuống biển. Con gái của cô đang hấp hối ở khu chăm sóc đặc biệt, và Ba Lap trở nên cuồng loạn khi nghĩ rằng sẽ mất con gái mình theo cách đó. Cô bò dọc hành lang của bệnh viện, kéo lê thân thể tàn phế của mình, và túm chân bất cứ ai mà cô có thẻ tìm thấy, và cô cầu xin sự thương xót và chống lại điều mà, đối với cô, là tội ác ghê tởm nhất đối với loài người – vứt bỏ xác người cho những con cá chuồn háu ăn rỉa. Cuối cùng, một y ta người Việt đưa cô trở lại giường và nói rằng đứa bé đã chết, và nói với cô rằng đó chỉ là tin đồn, và người ta sẽ trả lại xác đứa bé.

Sau vụ thảm sát, Hà My và Mỹ Lai hầu như không có người ở cho tới cuối cuộc chiến, 1975. Một trong những đứa trẻ mồ côi ở Hà My tới Đà Nẵng nướng bánh mỳ Pháp cho quân cảnh; một vài người lớn cố gắng vào các trại tập trung ở các huyện lân cận, chỉ để bị từ chối ngay lập tức rằng họ được cho là đã tới từ một vùng Việt Cộng kiểm soát. Bởi thế nhiều năm trong cuộc đời như các bóng ma sống lang thang bắt đầu. Mất cứ địa cũng như những người trong gia đình, một vài du kích còn lại của làng đã gia nhập những nhóm du kích hoạt động ở những vùng lân cận. Những đồng chí của họ chào mừng họ. Những người sống sót ở Phong Nhị và Phong Nhất mang xác con em họ tới trạm kiểm soát quân sự trên đường 1 để phản đối. Có thể họ đã được cổ vũ làm điều đó bởi những người cách mạng, bởi vì hành động của họ tương tự như những cuộc biểu tình sau các cuộc thảm sát thường dân khác. Những xác trẻ em thối rữa phải được chôn ngay tại chỗ nơi các em bị giết chết. Những người sống sót ở Phong Nhất miễn cưỡng nhớ lại một phần của thảm kịch này; thay vào đó, cách họ nhớ lại rõ ràng và đơn giản rằng, mỗi lần họ qua ngã tư, họ biết con em họ được chôn ở một bên đường. Không có một cuộc điều tra chính thức nào tiếp theo cuộc biểu tình giận dữ của họ. Thay vào đó, 2 viên chức dân sự đưa ra một ít tiền và nhiều bông vải.

(Phần còn lại nói về sự khó khăn của du kích khi mất cơ sở, diễn biến của chiến trận, những người còn lại và sự tưởng nhớ những người đã khuất...)

dinhphdc wrote on Jan 18, '11, edited on Feb 27
Cuối năm 1953, tức là chỉ vài tháng sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Mỹ đã ký với Chính phủ của Lý Thừa Vãn (được nhiều người coi là người Việt Nam, có nguồn gốc từ đời hoàng tử Lý .. Long lưu lạc sang đất Cao Ly thời Lý, dòng họ Lee (Lý) sau này có rất nhiều người làm quan to trong các triều đại Hàn quốc.) "Hiệp ước tương trợ an ninh", cho phép quân đội Mỹ được ở lại lâu dài tại Cộng hoà Triều Tiên.

Tiếp đó, nhằm quân phiệt hoá phần phía Nam bán đảo Triều Tiên, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã ký với Cộng hoà Triều Tiên hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng phục vụ cho các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế của Mỹ.

Năm 1957, Mỹ ký với Cộng hoà Triều Tiên Hiệp định thương mại. Hiệp định này cho phép hàng hoá Mỹ được phép thâm nhập ồ ạt vào thị trường Cộng hoà Triều Tiên với biểu thuế thấp.

Năm 1960, ký Hiệp định đầu tư nước ngoài, buộc Cộng hoà Triều Tiên phải dành "đặc quyền" cho các nhà đầu tư Mỹ...

Với các hiệp định, hiệp ước đã ký, Mỹ từng bước biến Cộng hoà Triều Tiên không chỉ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi đầu tư béo bở của các tập đoàn, công ty Mỹ mà còn trở thành địa bàn quân sự chiến lược, từ đó họ không chỉ "khống chế" nước này, mà còn không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Đối với Cộng hoà Triều Tiên, nhờ có các khoản đầu tư và viện trợ (kể cả viện trợ quân sự) của Mỹ, nền kinh tế nước này đã có những bước phát triển. Nếu như vào thời kỳ trước chiến tranh (1950-1953), Cộng hoà Triều Tiên vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, thì đến thời kỳ sau chiến tranh, đặc biệt là vào đầu những năm 60, nhờ sự viện trợ của Mỹ, thu nhập đầu người của nước này đã có những bước cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho sự "phồn thịnh" đó của nền kinh tế nước này là sự phụ thuộc vào cỗ máy chiến tranh xâm lược của Mỹ.

Trích nguyên văn từ cuốn "NAM. The Vietnam Experience 1965-1975": "South Korean's devotion was not cheap: the US paid the $1 billion of their budget from 1965-70, besides another $150 million in development loans. The Korean also cleaned up to the tune of $650 million for militarry procurements."

Và người trả giá cho sự "phồn thịnh" của nền kinh tế Nam Hàn, chẳng ai khác cả, là những người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở vùng trách nhiệm của lính đánh thuê Nam Hàn ở Nam Việt Nam.

Lực lượng Nam Hàn ở Việt Nam bắt đầu vào từ tháng 9-1965 (Sư đoàn "Bạch Hổ"), tháng 10-1965 (Lữ đoàn "Rồng xanh") và 1966 (Sư đoàn "Ngựa trắng"), chuyên trách khu vực Bình Định,Phú Yên, Khánh Hòa,Ninh Thuân.

Năm 1967, quân số lính Nam Hàn ở NVN là 47.829. Quân Nam Hàn ở lại NVN cho đến tháng 3 năm 1973.

Người Mỹ nói sao về "đồng minh" của họ?

Đây là lời của Nigel Smuckatelli, một cựu binh Mỹ, đăng trên trang ảnh cá nhân (xem hình)...

Chúng tôi có một đơn vị lính Hàn đóng gần Quy Nhơn. Gọi là đồng minh nhưng thực chất là những lính đánh thuê. Hoa Kỳ trả tất cả các chi phí cho lính Hà, Úc, Thái để cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhìn có vẻ không chỉ là cuộc chiến của người Mỹ. Giống như kiểu liên quân ở Iraq hay Afghanistan ngày nay vậy. Người Hàn là những chiến binh ra trò phần lớn bởi vì họ không phải lo lắng bởi bất cứ thứ luật lệ nào. Họ đánh nhau với kẻ thù và với bất cứ ai (đàn ông, đàn bà, con trẻ) thứ gì cản đường họ đều bị quét sạch. Chính sách bình địa (quét sạch, giết sạch...) này giúp nhanh chóng loại bỏ quân địch và không để sót lại ai để mà phàn nàn sau này.
Có người nhận xét Lính Hàn bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động.

Nhưng cũng chính Nigel Smuckatelli lại có một nhận xét khác
"...the ARVN soldiers were at times more brutal than the Koreans. I was with a group of advisers one time when the ARVN commander ordered a local villager buried in a manure pile as punishment for some perceived infraction. Our American CO didn't have the authority to overrule the ARVN officer. We just watched in horror..."

Lính VNCH trong nhiều trường hợp còn tàn ác hơn cả người Hàn. Một lần tôi ở trong một nhóm chuyên gia, chứng kiến chỉ huy quân VNCH ra lệnh chôn một người trong đống phân vì bị cho là phạm tội. Chúng tôi không có quyền can thiệp họ. Chúng tôi chỉ nhìn cảnh đó trong sợ hãi.

dinhphdc wrote on Jan 19, '11
Một đại tá về hưu, Kim Ki Tae, kể về việc các binh lính Đại Hàn giết hại thường dân Việt Nam một cách có hệ thống trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam.
Hwang Sang Cheol/ rphóng viên của tạp chí The Hankyoreh21

Yoon Yong Ah dịch từ tiếng Hàn sang Anh ngữ - Nguyễn Trí Cảm Việt ngữ


Ai giết ai ?

Binh lính Đại Hàn giết quá nhiều người Việt Nam, nhưng chẳng có người lính Đại Hàn nào thú nhận là có sự tham dự của họ trong những cuộc chém giết này.

Có phải mọi chứng cứ của các nạn nhân thường dân Việt Nam của việc thảm sát là không đúng sự thật ?

Và bài tường thuật trong tám tháng của tạp chí Hankyoreh21 không gì khác hơn là sự phóng đại ?

Và không một cựu chiến binh can đảm nào sẽ kể lại câu chuyện thật của những gì đã xảy ra ?


Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu Kim Ki Tae, một đại tá đã về hưu 65 tuổi, người từng là đại úy lính thủy quân lục chiến nằm ở tuyến đầu trong một năm, trong cuộc Chiến tranh Viêt Nam .


Ông chia sẻ với chúng ta tất cả kinh nghiệm của mình trong suốt thời gian quân ngũ ở nơi đấy. Ông tiết lộ các câu chuyện tàn ác của lính Đại Hàn là sự
thật
Ngay cả chúng tôi, ngay chính người tường thuật về sự tàn ác, không khỏi nghi ngờ sự thật này.

Có phải quân lính Đại Hàn thật sự giết hại những thường dân vô tội Việt Nam một cách có hệ thống?

Có khả năng quân lính Đại Hàn bắn những người phụ nữ không vũ trang và con cái của họ không?

Kim Ki Tae, một cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam, đã thảo luận tất cả vấn đề này với thái độ điềm tĩnh và chân thành. “Tôi nhận được lệnh giết những thường dân Việt Nam và cũng chính tay tôi bắn họ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

Chúng tôi gặp ông ta trong một buổi tổ chức họp mặt kỷ niệm năm thứ 25, ngày chấm dứt cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Tạp chí The Hankyoreh21 sẵn sàng chia sẻ với thế giới những chứng cứ chân thật của ông Kim.

Một hố bom ở Việt Nam. Kim nhớ đến hố bom được tạo ra từ chiến đấu cơ ném bom F 4 của Mỹ để lại.

Một hố bom khổng lồ rộng khoảng 7 đến 8 m và sâu khoảng 3 hay 4 m. Ông ta cho rằng quả bom được làm ra (có trọng kượng) khoảng 500 cân Anh (227 kg).

Tiếng nổ của bom phải xé toạc màng nhĩ và quét sạch mọi thứ trong vòng bán kính 5 dặm (# 8 km). Ông ta nói rằng ông không thể nào quên việc gì đã xảy ra trong hố bom ấy.

Khi trời mưa, trong hố bom........

Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14 tháng Mười một năm 1966, Kim đang đứng trong cánh đồng lúa, gần một ngọn đồi phía tây Sơn Tịnh, Quãng Ngãi, miền Trung Việt Nam. Vào thời điểm này, Kim Ki Tae 31 tuổi, là đại úy của Đại đội 7, Tiểu đoàn 2 của Đơn vị Rồng Xanh, gặp phải phiền phức. Một trong những người chỉ huy trung đội yêu cầu anh ta canh chừng những người Việt Nam đang bị bắt giữ. Kim thấy 29 người đàn ông Việt Nam, có lẽ vào khoảng 20-30 tuổi. Tất cả tay của họ bị trói lại với nhau bằng dây thừng. Kim cảm nhận tất cả bọn họ đều sợ chết khiếp. Những thanh niên Việt Nam bị bắt trong cuộc lùng sục các hầm hố sáng hôm đó. Dù rằng cuộc lục soát đã kỹ càng, đơn vị của Kim đã thất bại trong việc phát hiện quân lính (Việt Cộng) trong những hầm hố nơi mà họ phát hiện ra những thanh niên Việt Nam. Người của Kim đang thực hiện cuộc hành quân cuối cùng trong giai đầu của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh).


Đại đội của Kim cách xa Quốc lộ 1, con đường nối liền Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khoảng 7-8 §° . Mỗi khi hoàn tất công tác , Kim dự định trước tiên là đưa những người Việt Nam bị bắt sang trại tập trung, nhưng Đại đội 7 nhận được lệnh khẩn cấp đi giải cứu Đại đội 6, Đại đội này đang bị du kích tấn công. Họ không có thời gian để đưa những người bị bắt đến trại tập trung. Kim mô tả tình huống một cách đơn giản bằng cách nói “Không có cách nào 
khác!” Tất cả lính tráng của ông ta đang ở trong tình huống cam go. Cuộc hành quân truy lùng sáu ngày trong rừng nhiệt đới đã biến quân phục của họ tả tơi và làm cho họ giận dữ, Kim ra lệnh ngắn gọn. “”Mang những người Việt Nam đi chỗ khác.” 29 người đàn ông Việt Nam với tay bị trói, những người không có ý niệm về số phận của mình sẽ ra sao, bị tống xuống hố bom. Tiếng súng của lính Đại Hàn vang lên “bang, bang, bang”, và tiếng nổ của lựu đạn ném tay xé toạc không gian. Kim có thể nghe tiếng rên rĩ của những người bị thương và mùi của máu. Kim ra lệnh lần nữa “Dứt điểm toàn bộ”. Lệnh của Kim bắt lính tráng lục soát những thây người chết và bắn họ thêm lần nữa để cho chắc không ai còn sống sót.



Trong các chiến trường của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Đại úy Đại đội trưởng nắm giữ cấp bậc cao nhất và có thể có toàn quyền ra những quyết định quan trọng. “Lời nói hay cái nhìn của tôi có thể làm cho nhiều người được tự do hay có thể giết họ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Nếu tôi nói “thả những người bị bắt ra; họ sống sót, nhưng nếu tôi nói ‘”Này mấy ông, mấy ông giữ làm cái quái gì những người bị bắt,” lính của tôi sẽ mang họ ra nơi khác để bắn bỏ. Kim nói: “Tôi nghĩ những người bị bắt, bị giết chết trong hố bom có thể là những nông dân.”


Kim dở bàn đồ tác chiến của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) trong cuốn sách, “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và chia sẻ chi tiết nhiều câu chuyện về những trải nghiệm của ông ta ở đó. Kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh) là một “cuộc hành quân quét sạch” du kích Việt Cộng do Tiểu đoàn 1,2 và 3 của Đơn vị Rồng xanh tiến hành từ ngày 9-27 tháng Mười một năm 1966. Kim kể cho chúng tôi nghe về những trải nghiệm của ông trong giai đoạn đầu của kế hoạch ... do Tiểu đoàn 2 ( 9-14 tháng 11) thực hiện.

Bắt Đầu Quét Sạch

Trước cuộc hành quân, Viên chỉ huy Lee Myoung Bok và tôi khảo sát địa điểm hành quân từ máy bay trực thăng. Nhìn xuống khu vực bên dưới, tôi nghĩ rằng nó có vẻ như một vùng đất bình yên nhất trên thế giới. Các ngọn núi được cây cối um tùm che phủ, và các bác nông dân đang lao động với lũ bò trên những cánh đồng lúa của họ. “ Nơi đây sẽ bị chiến tranh tàn phá khủng khiếp trong 19 ngày tiếp đến. Dựa theo cuốn “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” , nó tiết lộ rằng cuộc giao tranh của kế hoạch ..là hết sức ác liệt vì không thể tiên đoán được sức mạnh kháng cự của địch quân. Vì thế viên Chỉ huy Lee Bong Chul quyết định kéo dài cuộc hành quân mà lúc đầu là kế hoạch 4 ngày và hai giai đoạn đến vô hạn định.
Đó là vào ngày 10 tháng Mười Một năm 1966, ngày thứ hai của kế hoạch Mắt Rồng (Yong Anh), và 4 ngày trước cuộc thảm sát trong hố bom do đại đội của Kim thực hiện. Đại đội 7 đến làng An Tuyet 3, mục tiêu tấn công 13 trên bản đồ tác chiến. Lính của Kim không gặp sự kháng cự nào khi đi ngang qua đó. Tại làng An Tuyet 1, mục tiêu tấn công 14, Kim nói, có một chút ít kháng cự nhưng không có gì nghiêm trọng. Trong cả hai cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và “Lịch sử Chiến tranh của Thủy Quân Lục Chiến Ở Việt Nam” bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ sự đề cập nào về trận chiến của Đại đội 7. Kim cũng nói thêm rằng ông và lính của ông khó thật sự gọi là bị dân làng hay du kích Việt cộng nằm trong làng bắn. Ngay cả lính của ông không bị thương ở làng An Tuyet. Kim nói, dù rằng không có giao tranh, việc “quét sạch” ngôi làng vẫn diễn ra.


“Quét sạch” là gì” Kim nói, “quét sạch” là đốt trụi tất cả các ngôi nhà trong làng và bắn những người thoát chạy ra khỏi đám cháy. Xóa sạch hoàn toàn một ngôi làng .”

Ngôi làng kế tiếp mà Kim xâm nhập chỉ là một ngôi làng nhỏ, gồm khoảng chừng 30 – 40 căn nhà lợp tranh. Theo sau Trung đội 2 và 3, những người chỉ huy của Đại đội 7 vào làng. Kim chỉ có thể nhìn thấy những căn nhà đang bốc cháy, trẻ con, đàn bà, và những người già bị tàn sát với những cái đầu vỡ nát từng mảnh và những cánh tay bị bức rời ra khỏi cơ thể của họ. Kim cũng thấy một đống xác chết người Việt Nam. Ông đi dọc theo con đường hẹp, ra xa khỏi những ngôi nhà đang bốc cháy, và bước đi cũng chẳbg thể dễ dàng gì nếu như không phải bước qua những đống xác chết của quá nhiều xác người trên đường. Ông ta hét to với những người sĩ quan chỉ huy đang tiến tới gần trong tuyệt vọng. “Đừng giết nữa, đừng giết nữa!”

Kim nói ông ta không thể đếm chính xác số xác chết, nhưng có thể khẳng định mình đã chứng kiến số lượng người chết khủng khiếp của những ngôi làng trên đường. Ông nói thêm rằng, không có cách nào khác để tiến tới trước mà không phải bước qua xác họ. Giả định rằng ông ta không thể nhớ lại chính xác ngày tháng.
Kim bắt đầu kể câu chuyện về một người phụ nữ Việt Nam ở An Tuyet (1). (Câu chuyện này về một người phụ nữ Việt Nam có thể là bằng chứng thuyết phục để củng cố thếm chứng cứ của các nạn nhân Việt Nam). Sau khi tập trung dân làng lại một chỗ ở An Tuyet, Kim phát hiện ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng 20-25, mặc quần áo tuyền đen. Một trong những người lính của Kim hỏi người phụ nữ chồng của chị ta ở đâu. Người phụ nữ trả lời rằng bà ta không biết. Ngay sau đó, người lính của Kim hét lên, “Đồ chó cái! Đại úy, mụ này phải là vợ của Việt Cộng.”

Ký ức của Kim về người Phụ nữ Việt Nam

Cô ta mặc bộ đồ bên trong màu trắng, được sản xuất ở Pháp. Bởi vì bộ quần áo trong đắt tiền ấy, lính của Kim viện dẫn rằng cô ta là vợ của một cán bộ chỉ huy Việt Cộng. Sau đó, người lính lấy súng dộng vào trán người phụ nữ. Kim hồi tưởng lại tình huống, “Máu chảy dầm dề từ trán của bà ta. Tôi cảm thấy ân hận cho bà ấy. Tôi ra lệnh lính cứu thương chăm sóc cho bà ấy.” Vì do không có thuốc gây tê, người lính cứu thương bắt đầu khâu vết thương chỉ bằng kim và chỉ thông thường. Trong thời gian chăm sóc vết thương, người phụ nữ không hề rên rĩ, mà chỉ đứng với đôi môi cắn chặt lại vào nhau. “Quan sát người phụ nữ, tôi nghĩ “ người phụ nữ oán hận chúng tôi đến mức nào, ngay cả không hề than van” Người phụ nữ gây ấn tượng cho tôi đến mức tôi vẫn còn nhớ việc xảy ra này”.

Trong cả hai cuốn sách “Lịch sử Chiến tranh của Quân đội Đại Hàn Trong Thời kỳ Chiến tranh Việt Nam” và “Lịch sử Chiến tranh của Thủy Quân Lục Chiến Ở Việt Nam” chỉ rõ rằng Đại đội 7 tấn công mục tiêu 13 và 14, tiến hành cuộc hành quân đánh chặn cho Đại đội 5, và chuyển quân qua làng Vinh Loc 2 vào buổi trưa. Sau đó họ có một cuộc giao chiến ác liệt với Việt Cộng vào đêm đó.

Kim kể thêm một câu chuyện. Ông ta nhớ lại đại đội của mình tấn công một ngôi làng khác ở mạn phía tây trước cuộc hành quân đánh chặn. Khi đại đội của Kim tiến tới một ngôi làng nào đó không rõ, ông đã thấy một nhóm người Việt Nam ngồi dưới đất, bị lính của ông ta vây quanh. Bởi vì theo lệnh trước đó của Kim, cấm không được giết người thêm nữa, những người lính không giết họ và chỉ tập trung dân làng ngay tại con đường dẫn vào làng. Những người lính đang đợi Kim. Có vẻ như có khoảng 40-50 người bị gom lại. Một số lính của Kim hỏi dân làng tên của họ và cho họ một ít kẹo và thuốc lá. Hầu hết những người này là phụ nữ, trẻ con, và người già. Trước khi rời khỏi làng, Kim ra lệnh cho trung đội võ trang đi theo không được giết họ. Khi ông ta đang đi qua làng, ông ta nghe một tràng súng nổ vang. Kim hét với trung đội “Các anh làm cái quái gì vậy?”. Ngay đó, những người lính nói “Thưa ngài, chẳng có gì đặc biệt cả”. Sau đó có tiếng lựu đạn nổ xoáy vào màng nhĩ . Kim lại hỏi “cái quái gì nữa vậy?”. “Chẳng có gì cả, thưa ngài.” Kim nghe tiếng rên rĩ và kêu khóc của người bị thương, Kim nghĩ rằng sự việc đã quá muộn rồi. Kim thay đổi lệnh. “Làm cho gọn sạch vào!


Ông ta chứng kiến một người Việt Nam chạy trốn vào ruộng mía, và người của ông ta rượt theo để bắn người chạy trốn. “Một khi đã bắn một thường dân vô tội, chúng tôi không thể không giết tất cả bọn họ". Bởi vì một người còn sống sót có thể làm nhân chứng về những việc làm sai quấy của chúng tôi, tôi phải ra lệnh như vậy với tư cách là một đại úy, “Dứt điểm toàn bộ.” Điều đó có nghĩa là bắn tất cả bọn họ thêm lần nữa để bảo đảm rằng không ai còn sống sót. Bởi vì tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ bằng chứng hay báo cáo nào về những cuộc giết chóc của chúng tôi. Tôi đoán rằng tất cả dân trong làng ắc là đã bị giết hết cả.

Chiến tranh có thể biện minh cho tất cả hành động sai trái trong cuộc chiến ?

Câu chuyện của Kim thật sự có ý nghĩa. Nhiều cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam mà tạp chí Hankyoreh21 gặp, viện dẫn rằng không có các cuộc giết chóc có hệ thống do các binh sĩ Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, “Chỉ khi chúng tôi bị du kích Việt Cộng bắn, và khi chúng tôi thấy dân chúng chạy trốn trong các cuộc hành quân của chúng tôi thì chúng tôi mới bắn họ.”


Kim tiết lộ rằng có nhiều khả năng là có một hệ thống giết chóc. Ông ta nói, “Bất cứ khi nào chúng tôi vào thám sát các làng mạc, chúng tôi luôn luôn tập trung dân làng lại một chỗ. Sự quyết định giết họ hay không hoàn toàn tùy thuộc vào viên đại úy. Bất cứ khi nào binh lính của chúng tôi bị thương hay bị chết, để trả thù, chúng tôi phải giết số dân làng bị tập trung lại. Không phải chỉ có lệnh trực tiếp của viên đại úy, mà cũng còn của binh sĩ nếu họ nghĩ rằng viên đại úy không thể xử lý dân làng, binh lính bắn dân làng. Họ cũng không bao giờ quên bắn thêm lần nữa để cho chắc ăn.” Kim nói rằng câu chuyện của ông ta là câu chuyện của sự thật, nhưng ông ta cũng thêm vào rằng điều đó (giết dân làng) là điều phổ biến hơn là để cho những người Việt Nam bị bắt được thả tự do. Kim nhớ lại một người lính mới không thể bóp cò súng vào một người bị nghi là Việt Cộng trước kia, nhưng giờ đã quen giết người. “Sau khi cậu ta cho những đứa trẻ con Việt Nam 5 -6 tuổi kẹo và thuốc lá, hắn bắn bọn trẻ vào giữa ngực, và sau đó đá chúng ra xa. Tôi ngạc nhiên với hắn và hỏi tại sao hắn lại giết bọn trẻ con vô tội như thế. Cậu ta trả lời “À, bởi vì chúng có thể là trẻ con của Việt Cộng, tôi phải ngăn ngừa sự trả thù trong tương lai của chúng! Một khi lính tráng giết người và chôn những xác chết, mọi người bắt đầu nghĩ rằng giết người trong chiến tranh là điều tự nhiên.”


Trong thời gian chiến tranh, giá trị của cuộc sống con người là gì? Người ta nói rằng những người chưa từng trải nghiệm qua một cuộc chiến, không thể tưởng tượng ra sự thật của chiến tranh. Điều này có cho phép chúng ta biện minh cho những hành vi sai trái của binh lính Đại Hàn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhân danh chiến tranh? Hay chỉ vì nó là quá khứ, chúng ta có thể che giấu tất cả các việc làm sai trái đầy hổ thẹn dưới cái tên lịch sử?

SG, 8-2010

Nguyễn Trí Cảm phỏng dịch

dinhphdc wrote on Mar 14, '12
Vài hình ảnh về lính ĐẠI HÀN trong cuộc chiến VIỆT NAM


Cũng chém giết đốt phá như ai.


Tổ chim cúc cu học từ phong cách quân phiệt Nhật.



Gây tổn thất cho ta không ít.



35 năm sau mấy bé xì tin VN lại sướng rên với anh lính Bi Rên của chúng.

dinhphdc wrote on May 18, '12

Hành động dã man của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh ViệtNam

Lời người tải lên clip: Tôi sử dụng phần mềm dịch thuật、Tôi hy vọng rằng người dân Việt Nam có thể hiểu This video is originally uploaded by boiledegg777

Barbaric act of the Korean military during the Vietnam War


On War extra - Vietnam's massacre survivors



dinhphdc wrote on Feb 27, edited on Feb 27

Người Hàn Quốc đầu tiên tui biết tên, không phải Jang Don Gun, Lee Young Ae, Kim Ki Duk hay ông Kim lấy cô hàng xóm cạnh nhà; mà chính là Park Chung Hee - tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, và là cha đẻ của bà Park Geun Hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc vừa nhậm chức cách đây vài ngày. Nhiều bạn trẻ bây giờ biết T-ara, Hyun A, SNSD…và khóc lên ngất xuống với các thần tượng, có lẽ cũng nên biết thêm vài chuyện khác, cho dù đã ở thời quá khứ.

Hồi năm 97, một lần về trường thăm thầy cô thì gặp Ku Su Jeong, lúc đó đang làm luận văn thạc sĩ ở khoa Sử. Cô hỏi bâng quơ như kiểu thăm dò xem tui có biết gì về lính Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam không, vì sách sử trong nước rất ít đề cập tới. Tui không dưng nóng máu, bảo ông Park Chung Hee là người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của gần 300 thường dân ở Quảng Ngãi quê tui, từ 4,5 tuổi đã nghe ông bà truyền khẩu: “Xé xác Rồng Xanh, phanh thây Mãnh Hổ. Máu phải trả bằng máu…”, sao mà không biết được. Thế là quen nhau!

Ku Su Jeong thật sự là một người đặc biệt. Đề tài luận văn của cô là “Tại sao quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam 1965-1973”. Cho tận khi Ku Su Jeong qua Việt Nam, ở Hàn Quốc không hề có một tài liệu nào từng nhắc tới những năm ngắn ngủi ở Việt Nam của quân đội nước này dưới thời Park Chung Hee.

Lịch sử Việt Nam ghi lại.

Với khoảng 300.000 lính Hàn, từ 1965 các đơn vị chiến đấu lần lượt đổ bộ xuống quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến: gồm Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ đóng ở Qui Nhơn, Sư đoàn bộ binh Bạch Mã đóng ở Phú Yên và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh đóng tại Quảng Ngãi. Mỗi năm nhận khoảng 1-1,5 tỉ USD viện trợ Mỹ và chưa kể các lợi ích kinh tế khác. Đây là một trong những nguyên nhân mấu chốt làm nên sự phát triển của Nam Hàn trong thập niên 60-70; do đó mấy anh Vixi nhà mình hay gọi miệt thị là “Lính đánh thuê Park Chung Hee".

Trong từ ngày 9 đến 27.11.1966, lữ đoàn Rồng Xanh đã giết gần 300 mạng sống, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em tại các thôn, xã thuộc huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi; trong cuộc thảm sát cũng mang một cái tên rất hay: “chiến dịch Mắt Rồng”.

Một lần sưu tìm tài liệu ở thư viện Tổng Hợp, Ku Su Jeong đã đọc được vài dòng ngắn ngủi, thông tin và số liệu về cuộc thảm sát ở Quảng Ngãi. Và cô quyết định tìm hiểu sự thật. Đến năm 1999, loạt phóng sự về các vụ thảm sát của lính Nam Hàn tại Việt Nam của Ku Su Jeong được đăng trên nhật báo The Hankyoreh 21 và đã gây ra phản ứng trái chiều từ dư luận Hàn Quốc; đa phần là các cựu chiến binh. Nghe kể, mấy ông này khích động còn ném cả bom xăng vào tòa soạn.

Nhưng, từ Ku Su Jeong mà người Hàn Quốc nhìn nhận lại sai lầm quá khứ. Nhiều tổ chức xã hội của Hàn Quốc đã xây dựng các phong trào vận động “Thành thật xin lỗi VN”, quyên góp thuốc men, tiền bạc để xây dựng bệnh xá và trường học ở Sơn Tịnh, xây dựng Công viên Hòa bình Hàn - Việt tại Phú Yên …Đặc biệt là các cựu binh bắt đầu lên tiếng, như hồi ký của đại tá Kim Ki Tae - nguyên chỉ huy của Đại đội 7 Lữ đoàn Rồng Xanh. Ông đã thú nhận và miêu tả các cách bắn giết, tàn sát man rợ để bảo đảm không còn người dân nào ở các thôn xã này sống sót…

Cũng ở Sơn Tịnh, hai năm sau xảy ra thảm sát làng Mỹ Lai, nhưng ồn ào hơn nên gần như ít người nhớ vụ này.

Gần 20 năm qua lại giữa Việt Nam – Hàn Quốc, với 2 luận văn sử học về Việt Nam; từng nhận giải thưởng sử học Phạm Thận Duật và được lấy ý tưởng để ĐD Văn Lê làm phim tài liệu Di chúc những oan hồn (đoạt giải Bông sen vàng) và vở kịch Giữa hai bờ sương khói của chị Minh Ngọc (đoạt giải kịch bản xuất sắc nhất tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2004)… Tiến sĩ Ku Su Jeong trở nên quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Các bài viết về cô bạn sinh viên ngày đó ngập các báo; duy chỉ có vài chi tiết khá hay mà chỉ những người từng đồng hành cùng Ku Su Jeong về Quảng Ngãi mới biết.

Một buổi sáng dân xã Tịnh Sơn thấy một phụ nữ trẻ quì gối cúi đầu ngay trên ngõ chính dẫn vào thôn Diên Niên. Cô quì từ sáng đến trưa thì nắng bắt đầu chang chang trên đỉnh đầu, cái nắng hè ở miền Trung ác liệt dữ lắm. Lúc đó tui với mấy người bạn ngồi trong một hàng nước bàn nhau nên khuyên cô ấy đứng lên, rồi không ai dám bước ra; nhưng cũng biết chắc Ku Su Jeong không chịu đứng dậy. Người dân trong thôn đi qua đi lại nhìn ngơ ngác và bắt đầu xì xầm. Đến chiều thì có một ông già trong thôn đi tới, ông đứng nói gì đó mà Ku Su Jeong cũng chẳng hiểu; rồi ông kéo cô đứng lên. Lúc đó cô đã lả người đi vì mệt và đói. Hình ảnh một phụ nữ trí thức quì gối xin tha thứ cho những đồng bào mình, ám ảnh tui suốt. Từ câu chuyện và cách hành xử với lịch sử của một cô gái Hàn Quốc, lại nghĩ về những câu chuyện ở Việt Nam bị bưng bít; mà không biết tới bao giờ mới có người dám quì xuống để lương tâm đối diện với sự thật...


----

Khoằm chỉ không đồng ý với đoạn: 'do đó mấy anh Vixi nhà mình hay gọi miệt thị là “Lính đánh thuê Park Chung Hee"' - Miệt thị cái khỉ gì, họ gọi đúng bản chất của lính Nam Hàn chứ miệt thị cái khỉ gì? Bởi vì chính người Mỹ cũng gọi lính Nam Hàn như vậy.

dinhphdc wrote on Mar 7, edited on Mar 8

Vụ thảm sát Hà My: "Thành thật xin lỗi Việt Nam"

Thứ Ba, 05/03/2013 18:01

(NLĐO) - "Suốt mấy chục năm trời, chúng tôi không hề hay biết sự thật về những nỗi kinh hoàng như vậy đã xảy ra. Trong sự ăn năn, trong nỗi xấu hổ, chúng tôi chỉ biết nghiêng mình: Thành thật xin lỗi Việt Nam!".


Ông Han Hong Koo, Giám đốc Bảo tàng Hòa bình - Hàn Quốc rưng rưng bày tỏ như vậy khi phát biểu tại lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Hà My đã được tổ chức tại Đài Tưởng niệm làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), ngày 5-3. 

Một người phụ nữ trong Đoàn bảo tàng Hoà bình - Hàn Quốc (áo tím) cùng chị Đặng Thị Khoá (nhân chứng sống sót) ôm nhau khóc tại lễ tưởng niệm. (Ảnh: Nguyễn Sơn/Vietnam+) 

Tham dự buổi lễ có đại diện đoàn Bảo tàng Hòa bình - Hàn Quốc (tiền thân là Ủy ban sự thật về chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc); Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam; đại diện các ban ngành chức năng cùng đông đảo nhân chứng, thân nhân của những người bị thảm sát.

Mở đầu buổi lễ, đại diện Ban liên lạc vụ thảm sát đã dâng hương cùng lễ vật đến vong linh những người đã khuất, cầu mong cho linh hồn những người bị sát hại được siêu thoát.

Vụ thảm sát Hà My xảy ra vào sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968) do lính Lữ đoàn Rồng Xanh, Hàn Quốc gây ra, với 135 người bị sát hại, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Ông Nguyễn Thanh Nam, nhân chứng sống sót cho biết hồi đó ông chỉ mới hơn 10 tuổi, đang ngồi trong nhà gọt bí với ông nội. Vì đông người, được ông nội kéo vào nấp hầm dưới bàn thờ nên ông thoát chết, trong khi hơn một trăm người dân vô tội chết mà không hiểu lý do vì sao mình phải chết, trong đó có mẹ và hai em ruột của anh Nam.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tội ác của lính Lữ đoàn Rồng Xanh thì còn luôn khắc ghi trong tâm khảm của những người dân nơi đây và nhân dân yêu chuộng hòa bình. Tội ác đó đã làm lay động, thức tỉnh lương tri của những con người sống vì lẽ phải, sống để yêu thương, trong đó có những người đến từ Hàn Quốc.

Nỗi đau của vụ thảm sát vẫn còn đó, những chứng nhân lịch sử vẫn còn sống, Đài Tưởng niệm vẫn luôn sừng sững với thời gian, khắc ghi nỗi đau của người dân làng Hà My.

Tuy nhiên, những người dân Hà My đã phần nào tha thứ cho tội ác của quân lính trong Lữ đoàn Rồng Xanh. Họ gác lại quá khứ, cùng với những người dân yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó có người dân yêu chuộng hòa bình Hàn Quốc để cùng chung sức cho “nước sông hòa bình tuôn chảy qua từng khe sâu của vết thương”.

Theo TTXVN

dinhphdc wrote on Mar 8

 Tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Hà My (Quảng Nam)

(HQ Online)- Ngày 5-3 (nhằm ngày 24 tháng Giêng năm Quý Tỵ), tại Đài Tưởng niệm làng Hà My (xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã long trọng diễn ra Lễ tưởng niệm 45 năm vụ thảm sát Hà My.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và đông đảo người dân tham dự buổi lễ tưởng niệm. Ảnh: dantri

Tham dự buổi lễ có đại diện Đoàn Bảo tàng hoà bình - Hàn Quốc (tiền thân là Uỷ ban sự thật về chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Nam, đại diện các ban ngành chức năng cùng đông đảo nhân chứng, thân nhân của những người bị thảm sát.

Mở đầu Lễ, đại diện Ban liên lạc vụ thảm sát đã dâng hương cùng lễ vật của địa phương đến vong linh những người đã khuất, cầu mong cho linh hồn những người bị sát hại được siêu thoát.

Vụ thảm sát Hà My xảy ra vào sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), những tên “đồ tể” của Lữ đoàn Rồng Xanh (Đại Hàn) tay lăm lăm súng AR15 từ các cứ điểm kéo đến bao vây làng Hà My và gom dân về xóm Tây ở 3 điểm tại nhà ông Nguyễn Điểu, nhà bà Lê Thị Thoại và sân nhà ông Nguyễn Bính. Tại những nơi này, chúng đã điên cuồng dùng súng tiểu liên, súng M79, lựu đạn... bắn, ném xối xả vào 148 người dân làng Hà My và hậu quả là đã có 135 người bị sát hại. Trong đó chủ yếu người già, phụ nữ và trẻ em.

Anh Nguyễn Thanh Nam, cháu gọi ông Nguyễn Bính bằng ông nội, là nhân chứng sống sót cho biết: Hồi đó tôi chỉ mới hơn 10 tuổi, đang ngồi trong nhà với ông nội gọt bí. Sau khi tập trung được người dân, bọn chúng đã thẳng tay bắn giết, vì đông người, lại được ông nội kéo vào nấp hầm dưới ban thờ nên tôi thoát chết. Vụ thảm sát đã làm hàng trăm người dân vô tội chết mà không hiểu lý do vì sao mình phải chết, trong đó có mẹ và 2 em ruột của tôi.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tội ác của lính Lữ đoàn Rồng Xanh thì còn luôn khắc ghi trong tâm khảm của những người dân nơi đây và nhân dân yêu chuộng hoà bình. Tội ác đó đã làm lay động, thức tỉnh lương tri của những con người sống vì lẽ phải, sống để yêu thương, trong đó có những người đến từ Hàn Quốc.

Ông Han Hong Koo, Giám đốc bảo tàng hoà bình – Hàn Quốc rưng rưng: Suốt mấy chục năm trời, chúng tôi không hề hay biết sự thật về những nỗi kinh hoàng như vậy đã xảy ra. Trong sự ăn năn, trong nỗi xấu hổ, chúng tôi chỉ biết nghiêng mình: Thành thật xin lỗi Việt Nam!

Nỗi đau của vụ thảm sát vẫn còn đó, những chứng nhân lịch sử vẫn còn sống, Đài Tưởng niệm vẫn luôn sừng sững với thời gian, khắc ghi nỗi đau của người dân làng Hà My. Tuy nhiên, với truyền thống “lấy ân trả oán”, những người dân Hà My đã phần nào tha thứ cho tội ác của Lữ đoàn Rồng Xanh. Họ đã gác lại quá khứ, cùng chung tay với những người dân yêu chuộng hoà bình thế giới, trong đó có người dân yêu chuộng hoà bình Hàn Quốc để cùng chung sức cho “nước sông hoà bình tuôn chảy qua từng khe sâu của vết thương”./.

Nguyễn Sơn

dinhphdc wrote on Mar 8