Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Cường, huyện Châu Thành, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong chiến đấu Nguyễn Văn Bé luôn luôn nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, tích cực chủ động tiến công, bình tĩnh, mưu trí trong mọi tình huống gay go, ác liệt, nhiều lần bị thương, vẫn không rời vị trí, ngoan cường chỉ huy đơn vị giữ vững trận địa, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn, lập công xuất sác. Từ năm 1961 đến đầu năm 1967, đồng chí đã tham gia chiến đấu 60 trận, giết chết 85 tên địch có 30 tên Mỹ), bắt sống 8 tên, thu 30 súng (có 1 đại liên, 2 trung liên).
Trong trận Bến Súc, tổ Nguyễn Văn Bé có 4 người thì 3 đã bị thương vong, chỉ còn một mình đồng chí. Bị địch ném lựu đạn hất ngã từ trên lô cốt xuống đất, ngất đi, nhưng tỉnh lại, đồng chí vẫn giữ vững quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, leo lên dùng thủ pháo diệt bằng được hỏa điểm địch.
Trong trận phục kích Quý Hiệp trên đường số 13, ngày 22 tháng 5 năm 1965, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thấy đơn vị bạn gặp khó khăn, Nguyễn Văn Bé chủ động chỉ huy phân đội đánh sang chi viện cho bạn. Trong lúc xung phong, bị hỏa lực địch ở chính diện ngăn chặn quyết liệt, đồng chí bình tĩnh tổ chức một bộ phận nhỏ bắn kiềm chế, rồi tự mình chỉ huy đại bộ phận đánh thọc sườn và sau lưng địch, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn, tiêu diệt gọn quân địch. Bị thương vào cánh tay, máu chảy nhiều Nguyễn Văn Bé vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến khi trận đánh hoàn toàn thắng lợi.
Tại truông Bồng Bông (cách bâc thị xã Thủ Dầu Một 5 ki-lô-mét), ngày 24 tháng 3 năm 1966, 1 tiểu đoàn Mỹ có xe tăng yểm hộ ồ ạt tiến vào trận địa của ta. Nguyễn Văn Bé bình tĩnh động viên anh em chờ địch tới thật gần mới bất ngờ nổ súng, tiêu diệt nhiều địch ngay từ loạt đạn đầu. Địch cho xe tăng đi trước, xông thẳng vào trận địa ta, đồng chí linh hoạt chỉ huy anh em bắn mạnh, chia cắt bộ binh với xe tăng địch, đồng thời tập trung hỏa lực diệt chiếc xe tăng đi đầu ngay trước chiến hào 10 mét.
Chúng chuyển sang hướng khác, Nguyễn Văn Bé lập tức dẫn chiến sĩ B.40 vượt qua làn đạn địch, đến chi viện cho trung đội bạn, bắn cháy thêm một chiếc xe tăng nữa. Sau 5 tiếng đồng hồ bị quân ta đánh trả quyết liệt, giặc Mỹ bị đòn đau buộc phải rút lui. Nguyễn Văn Bé đã góp phần xứng đáng cùng đại đội diệt 185 tên Mỹ, 2 xe tăng, 1 xe bọc thép, thu nhiều vũ khí, giữ vững trận địa.
Tại Bông Trang ngày 25 tháng 6 năm 1966, 3 lữ đoàn Mỹ có xe tăng, pháo binh và máy bay yểm trợ, tiến vào đánh phá khu vực đóng quân của ta. Giữa làn đạn pháo địch dày đặc, Nguyễn Văn Bé đến với từng chiến sĩ để động viên, kiểm tra công tác chuẩn bị. Địch tiến công vào nhiều đợt nhưng đều bị đơn vị đồng chí đánh bật ra. Thấy phía trung đội bạn gặp khó khăn, Nguyễn Văn Bé dẫn một số anh em tới chủ động phối hợp, vừa tiêu diệt bộ binh địch, giữ vững trận địa, vừa chỉ huy tổ hỏa lực diệt được xe tăng địch. Suốt từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối trong lửa đạn mịt mù, không kịp ăn cơm, uống nước, Nguyễn Văn Bé luôn luôn dẫn đầu anh em, có mặt ở những nơi ác liệt nhất, xông xáo, dũng cảm chiến đấu rất linh hoạt, góp phần cùng cả tiểu đoàn trừng trị đích đáng bọn Mỹ, diệt gọn 1 tiểu đoàn địch và tiêu hao 2 tiểu đoàn khác.
Nguyễn Văn Bé là một cán bộ xuất sắc toàn diện, không những huấn luyện hay, chỉ huy chiến đấu giỏi, mà còn làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, chăm lo xây dựng đơn vị, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội lúc thường củng như khi chiến đấu; sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội yêu mến.
Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền (1965-1966), đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Bé được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Anh hùng LLVTND trong kháng chiến chống MỹTrong chiến đấu Nguyễn Văn Bé luôn luôn nêu cao tinh thần kiên quyết, dũng cảm, tích cực chủ động tiến công, bình tĩnh, mưu trí trong mọi tình huống gay go, ác liệt, nhiều lần bị thương, vẫn không rời vị trí, ngoan cường chỉ huy đơn vị giữ vững trận địa, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn, lập công xuất sác. Từ năm 1961 đến đầu năm 1967, đồng chí đã tham gia chiến đấu 60 trận, giết chết 85 tên địch có 30 tên Mỹ), bắt sống 8 tên, thu 30 súng (có 1 đại liên, 2 trung liên).
Trong trận Bến Súc, tổ Nguyễn Văn Bé có 4 người thì 3 đã bị thương vong, chỉ còn một mình đồng chí. Bị địch ném lựu đạn hất ngã từ trên lô cốt xuống đất, ngất đi, nhưng tỉnh lại, đồng chí vẫn giữ vững quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, leo lên dùng thủ pháo diệt bằng được hỏa điểm địch.
Trong trận phục kích Quý Hiệp trên đường số 13, ngày 22 tháng 5 năm 1965, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, thấy đơn vị bạn gặp khó khăn, Nguyễn Văn Bé chủ động chỉ huy phân đội đánh sang chi viện cho bạn. Trong lúc xung phong, bị hỏa lực địch ở chính diện ngăn chặn quyết liệt, đồng chí bình tĩnh tổ chức một bộ phận nhỏ bắn kiềm chế, rồi tự mình chỉ huy đại bộ phận đánh thọc sườn và sau lưng địch, hiệp đồng chặt chẽ với đơn vị bạn, tiêu diệt gọn quân địch. Bị thương vào cánh tay, máu chảy nhiều Nguyễn Văn Bé vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến khi trận đánh hoàn toàn thắng lợi.
Tại truông Bồng Bông (cách bâc thị xã Thủ Dầu Một 5 ki-lô-mét), ngày 24 tháng 3 năm 1966, 1 tiểu đoàn Mỹ có xe tăng yểm hộ ồ ạt tiến vào trận địa của ta. Nguyễn Văn Bé bình tĩnh động viên anh em chờ địch tới thật gần mới bất ngờ nổ súng, tiêu diệt nhiều địch ngay từ loạt đạn đầu. Địch cho xe tăng đi trước, xông thẳng vào trận địa ta, đồng chí linh hoạt chỉ huy anh em bắn mạnh, chia cắt bộ binh với xe tăng địch, đồng thời tập trung hỏa lực diệt chiếc xe tăng đi đầu ngay trước chiến hào 10 mét.
Chúng chuyển sang hướng khác, Nguyễn Văn Bé lập tức dẫn chiến sĩ B.40 vượt qua làn đạn địch, đến chi viện cho trung đội bạn, bắn cháy thêm một chiếc xe tăng nữa. Sau 5 tiếng đồng hồ bị quân ta đánh trả quyết liệt, giặc Mỹ bị đòn đau buộc phải rút lui. Nguyễn Văn Bé đã góp phần xứng đáng cùng đại đội diệt 185 tên Mỹ, 2 xe tăng, 1 xe bọc thép, thu nhiều vũ khí, giữ vững trận địa.
Tại Bông Trang ngày 25 tháng 6 năm 1966, 3 lữ đoàn Mỹ có xe tăng, pháo binh và máy bay yểm trợ, tiến vào đánh phá khu vực đóng quân của ta. Giữa làn đạn pháo địch dày đặc, Nguyễn Văn Bé đến với từng chiến sĩ để động viên, kiểm tra công tác chuẩn bị. Địch tiến công vào nhiều đợt nhưng đều bị đơn vị đồng chí đánh bật ra. Thấy phía trung đội bạn gặp khó khăn, Nguyễn Văn Bé dẫn một số anh em tới chủ động phối hợp, vừa tiêu diệt bộ binh địch, giữ vững trận địa, vừa chỉ huy tổ hỏa lực diệt được xe tăng địch. Suốt từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối trong lửa đạn mịt mù, không kịp ăn cơm, uống nước, Nguyễn Văn Bé luôn luôn dẫn đầu anh em, có mặt ở những nơi ác liệt nhất, xông xáo, dũng cảm chiến đấu rất linh hoạt, góp phần cùng cả tiểu đoàn trừng trị đích đáng bọn Mỹ, diệt gọn 1 tiểu đoàn địch và tiêu hao 2 tiểu đoàn khác.
Nguyễn Văn Bé là một cán bộ xuất sắc toàn diện, không những huấn luyện hay, chỉ huy chiến đấu giỏi, mà còn làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, chăm lo xây dựng đơn vị, hết lòng thương yêu, giúp đỡ đồng đội lúc thường củng như khi chiến đấu; sống khiêm tốn, giản dị, được đồng đội yêu mến.
Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền (1965-1966), đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Văn Bé được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Chiến dịch phản tuyên truyền về nhân vật này của Mỹ và VHCH mang lại hiệu quả không cao, họ kết luận đây là một trường hợp hiếm gặp có chứng cứ thật nhưng không át được ...ngụy tạo.
Theo nhạc sĩ Huy Du: " Năm 1964 rộ lên từ chiến trường Miền Nam về Nguyễn Văn Bé, trong nhiều bài hát về anh ta, Huy Du có bài “Xin khắc tên anh trên vách chiến hào” mà ông rất ưng ý. Hóa ra đó là một tên chiêu hồi do địch dựng lên. Bài hát phải bỏ. Uổng phí cả một sáng tạo." http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/print/tinhcachviet/3938/index.viet
XIN KHẮC TÊN ANH TRÊN VÁCH CHIẾN HÀO
" Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đã tới.
Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hoà. Cuộc đời sớm xông pha nên lòng thêm sắt đá.
Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương toả ngát nơi nơi. Tiếng mìn anh vang dội....
Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh...nhớ mãi tên anh Nguyễn Văn Bé...
Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào...."
Thích Báo vi phạm
Theo anhbasam.com
Mấy ngày vừa qua, trên mạng có nhiều tin nói về trường Nguyễn Văn Bé THCS Kỷ luật cô giáo tát học sinh (Đviệt). ở đây không bàn về mức kỷ luật với cô giáo, mà là về cái tên của ngôi trường. Không biết thầy cô, các em học sinh ở đây có được học tập, thậm chí biết chút gì về người anh hùng mà ngôi trường được vinh dự mang tên? Còn hồi nhỏ những người sinh ra và lớn lên trong những năm chống Mỹ đã được nghe rất nhiều về người anh hùng liệt sĩ này cùng với hình tượng anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Thời đó được coi những vở kịch diễn tả về hành động mưu trí cảm tử của anh khi bị bắt mà vẫn lừa được kẻ địch, cho nổ cả đống bom mìn, giết chết nhiều sĩ quan quân đội Mỹ và Sài Gòn.
Giờ cố lục tìm trên mạng thì được biết một lai lịch rất lạ, cho biết là người Anh hùng liệt sĩ đó “mất” năm 2002 chớ không phải là đã “hy sinh” năm 1966, cũng không cho biết một con người ưu tú, nhiều công tích như vậy được thăng tiến ra sao, trong lúc có nhiều đồn đoán rất lạ về anh, cả bài viết trên báo chí nước ngoài. Hy vọng các sử gia góp phần làm rõ, cũng như Sự thật về “anh hùng Lê Văn Tám”, để góp phần giáo dục con cháu ta cái tính trung thực. Trong chiến tranh, lấy yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, nên đôi khi phải dùng cả những màn tháu cáy chút mới được. Nhưng hòa bình, xây dựng đất nước mấy chục năm rồi, không thể vì thế mà che giấu mãi, không dám nói thật ra. Cứ cái lối vậy, làm sao trách con nít nó dối trá, nó khinh mình.
http://www.psywarrior.com/BeNguyen.html
Tạp chí Time của Mỹ số 17 tháng 3 năm 1967 viết rằng cái chết anh hùng của Nguyễn Văn Bé thực chất là "tuyên truyền" của phía Cộng sản, còn Nguyễn Văn Bé không hề chết, mà bị bắt và sau đó đầu hàng, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh coi đây là "chiến tranh tâm lý chiến" của Mỹ. http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,836801,00.html
Theo anhbasam.com
Mấy ngày vừa qua, trên mạng có nhiều tin nói về trường Nguyễn Văn Bé THCS Kỷ luật cô giáo tát học sinh (Đviệt). ở đây không bàn về mức kỷ luật với cô giáo, mà là về cái tên của ngôi trường. Không biết thầy cô, các em học sinh ở đây có được học tập, thậm chí biết chút gì về người anh hùng mà ngôi trường được vinh dự mang tên? Còn hồi nhỏ những người sinh ra và lớn lên trong những năm chống Mỹ đã được nghe rất nhiều về người anh hùng liệt sĩ này cùng với hình tượng anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Thời đó được coi những vở kịch diễn tả về hành động mưu trí cảm tử của anh khi bị bắt mà vẫn lừa được kẻ địch, cho nổ cả đống bom mìn, giết chết nhiều sĩ quan quân đội Mỹ và Sài Gòn.
Giờ cố lục tìm trên mạng thì được biết một lai lịch rất lạ, cho biết là người Anh hùng liệt sĩ đó “mất” năm 2002 chớ không phải là đã “hy sinh” năm 1966, cũng không cho biết một con người ưu tú, nhiều công tích như vậy được thăng tiến ra sao, trong lúc có nhiều đồn đoán rất lạ về anh, cả bài viết trên báo chí nước ngoài. Hy vọng các sử gia góp phần làm rõ, cũng như Sự thật về “anh hùng Lê Văn Tám”, để góp phần giáo dục con cháu ta cái tính trung thực. Trong chiến tranh, lấy yếu đánh mạnh, ít địch nhiều, nên đôi khi phải dùng cả những màn tháu cáy chút mới được. Nhưng hòa bình, xây dựng đất nước mấy chục năm rồi, không thể vì thế mà che giấu mãi, không dám nói thật ra. Cứ cái lối vậy, làm sao trách con nít nó dối trá, nó khinh mình.
http://www.psywarrior.com/BeNguyen.html
Tạp chí Time của Mỹ số 17 tháng 3 năm 1967 viết rằng cái chết anh hùng của Nguyễn Văn Bé thực chất là "tuyên truyền" của phía Cộng sản, còn Nguyễn Văn Bé không hề chết, mà bị bắt và sau đó đầu hàng, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh coi đây là "chiến tranh tâm lý chiến" của Mỹ. http://content.time.com/time/magazine/article/0,9171,836801,00.html
Đào cổ mộ:
Trả lờiXóaChuyện cũ : ngôi trường Nguyễn Văn Bé
Văn nghệ Thứ Bảy : ai là cha đẻ của Nguyễn Văn Bé (1941 - 2002) ?