14 tháng 5 2012

HAN TIMES: GHI CHÉP Ở HẢI PHÒNG

http://www.hantimes.com/2012/02/ghi-chep-o-hai-phong.html

Ai về thành phố Hạ Long
Vòng qua thị xã Hải Phòng mà xem




(Ngạc chặt kình băm nom lởm chởm nay thành nhà máy khai thác đá làm xi măng - photo by Sông Hàn)

Do Sông Hàn đổi từ .com thành .info nên link cũ không vào được, vì vậy copy cả bài của Sông Hàn vào đây, đoạn thơ trên đầu bài không phải của Sông Hàn.

----------------- Từ đây xuống là bài của Sông Hàn -----------------

GHI CHÉP Ở HẢI PHÒNG

Thứ ba, ngày 28 tháng hai năm 20122nhận xét



Hải Phòng có nhiều điều rất tuyệt.

Ở đây có dãy núi đá vôi Tràng Kênh mà khi hòa hợp với Bạch Đằng giang, sông Cấm, v.v.. tạo nên một cảnh quan tuyệt vời (Bây giờ dãy núi ấy đang được đục ra để… làm ximang, nghe nói mấy nhà máy này một năm lãi ròng vài trăm tỷ vnđ)
(Ngạc chặt kình băm nom lởm chởm nay thành nhà máy khai thác đá làm xi măng - photo by Sông Hàn)
Ở đây có đồng bằng với ruộng lúa xanh thẳm.

Ở đây có đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ, những viên ngọc của biển Đông Bắc, một phần không thể tách rời khỏi vịnh Hạ Long một kỳ quan thiên nhiên thế giới

Ở đây có cảng biển, cảng sông, giao thông thuận lợi với đường hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ.
(Cảng Hải Phòng - st Internet)

Quan trọng hơn Hải Phòng là cái then cửa của vùng Đông Bắc và nếu nhìn rộng ra, đây có thể thông lên vùng Tây Nam- Nam Trung Quốc.

Con người mạnh mẽ, quyết liệt. Cứ ra chợ ở thành phố này mà xem, ta sẽ thấy người Hải Phòng lúc nào cũng hăm hở, bặm trợn thậm chí là như chực gây gổ với bất cứ ai đó. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà giang hồ Hải Phòng nổi danh khắp Nam Bắc.

Và còn rất nhiều lợi thế khác.

Mặc thế vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng lợi thế sẵn có: Thành phố không có lấy một công trình kiến trúc điểm nào cho nó hoành tráng, các cây cầu (ngoại trừ cầu Bính) đều được xây dựng một cách thô lậu và quê mùa. Sân bay Cát Bi giờ đang lọt dần vào nội thành (quận Hải An), điều đó làm hạn chế rất nhiều việc xây dựng các tòa cao ốc.

Ngày nay Hải Phòng đang có tới mười mấy ngàn doanh nghiệp, phần đa là kinh doanh dịch vụ và ngành vận tải biến đang nổi lên. Tuy nhiên vừa qua do kinh tế suy giảm các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn.

“Ai về thành phố Hạ Long
Vòng qua thị xã Hải Phòng mà xem”

Nói thế để biết rằng mấy chục năm về trước, Hải Phòng là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Còn bây giờ, nó thua Hạ Long một thành phố trẻ (mới nâng cấp từ thị xã lên Thành phố chưa lâu).

Nhưng Hải Phòng là một điểm sáng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, thiết lập mạng lưới giao dịch qua nternet. Mà quận Ngô Quyền là một ví dụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng khá cao.

Trong bối cảnh đó, Hải Phòng có những con người rất mạnh mẽ và quyết liệt trong cách nghĩ, việc làm của mình. Tôi đã quen với Hải Đồ Cổ (Bùi Xuân Hải), con người này đã thiết lập nên một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của thành phố và cũng có thể là của cả miền Bắc. 
Hải đồ cổ - nguồn st Internet

Thời thịnh đạt ông ta có 5 nhà máy với 4000 công nhân chuyên sản xuất gốm sứ xuất khẩu và góp phần không nhỏ vào việc phục hưng làng gốm sứ Bát Tràng. Những năm 90 của thế kỷ trước ông ta là Đại gia số một của đất Bắc.

Nhưng mấy lần vào tù vì những lý do rất lãng xẹt, ông ta mất tới khoảng 1000 tỷ. Ngoài ra còn có những lý do cũng vô cùng lãng xẹt (như việc tiên phong tháo gỡ nhà máy khi nhà nước làm đường 5) đã đưa đến kết cục Hải Đồ Cổ gần như trắng tay. Ông còn lại 2,1 ha đất, ba bề bốn bên đều là mặt đường, oái oăm là ở chỗ vì "có lý do" nên khu đất này không được cấp giấy “quyền sử dụng đất”. Doanh nghiệp của Hải Đồ Cổ đang "giẫy chết" theo đúng nghĩa của từ này (từ chỗ có 4000 công nhân tới nay còn 40 và số này cũng đang nghỉ việc)

Nhiều lá đơn, nhiều lời kêu gọi khẩn thiết đã được Hải Đồ Cổ gửi tới lãnh đạo thành phố nhưng biệt vô âm tín (đến giờ là gần 15 năm rồi). Bực quá, ông ta lên một cái lịch, trong đó ghi rõ ngày nào đi đòi nợ thành phố, ngày nào lên gặp Thủ tướng trình bày rõ cái nguyện vọng của một doanh nghiệp đang bên bờ… tuyệt vọng…

Sự vụ có thể kéo dài như bất tận và nếu là như vậy thật, thì Hải Đồ Cổ sau thời gian tung hoành trên đất Cảng và trong cả nước có thể sẽ thêm một lần nổi tiếng vì… chính sự phá sản của mình.

Ông ta gọi tất cả những điều đó là “sự bất công ghê gớm” mà doanh nghiệp của mình đã phải gánh chịu. (Có thể đọc thêm về con người này qua loạt bài: Những người dấn thân: Chuyện đời doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Hải Phòng, đăng trên Viet Nam Net tháng 10 -2007)

Mặc thế con người nay đã 66 tuổi này vẫn “bui một tấc lòng ưu ái cũ”, ông ta hiến rất nhiều kế sách làm kinh tế lên lãnh đạo thành phố. Hải Đồ Cổ tuyên bố "ngông cuồng" và đầy kiêu hãnh rằng: “nếu các ông dùng 1/3 năng lực của tôi thì thành phố này đã tiến gấp 3 gấp 5 lần rồi”.

Ông đã gửi những bức tâm thư của mình lên lãnh đạo thành phố và mong người ta xét đến… một tấm lòng mà dùng mình một cách hữu ích

Ông ta còn xây dựng một dự án mang tầm quốc gia và có thể là cả thế giới là tái tạo lại Hồng Kông trên vùng đất Hải Phòng mà đảo Cát Hải là  trung tâm của thành phố đó. Mục đích là đưa đến cho Việt Nam một tốc độ tăng trưởng siêu tốc và bên vững, hy vọng rằng trong 30 năm tới sẽ vươn lên ngang hàng với các quốc gia công nghiệp hóa trong khu vực và có thể cạnh tranh được với Nam Hàn, Trung Quốc.

Vốn đầu tư cho dự án lên tới… 450 tỷ USD và tiến hành từ nay tới năm 2030 thì cơ bản hoàn thành. Nguồn vốn được lấy từ FDI, vốn tư nhân thông qua sự thông thoáng tối đa về các cơ chế (thể chế một quốc gia hai chế độ- lưỡng thể về mặt kinh tế)

Như tôi được biết, dự án đã được đưa ra hội thảo tại thành phố, một số Bộ trưởng, các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam (Trần Đình Thiên) đã có trong tay bản phác thảo dự án tiền khả thi: Cát Bà- Hồng Kông Việt Nam thành phố địa đàng đầu tiên trên Thế giới - Họ đánh giá cao về tính khả thi của dự án. Hải Đồ Cổ nói ông đã dành 15 năm để xây dựng dự án này. Và như Hải Đồ Cổ nói, nếu dự án này thành hình, ông ta sẽ thành tỷ phú USD.

Tuy nhiên trong thực tế, ông ta đang là một … người sắp phá sản vì sự ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ và những lý do rất… trời ơi đất hỡi khác. Nhưng 66 tuổi, Hải Đồ Cổ đang làm lại, tìm lại tất cả những gì mình đã có! Ông trời và con người vốn khắc nghiệt với những người như ông.

Câu chuyện mà tôi kể là để minh chứng rằng tính cách người Hải Phòng rất mạnh mẽ, lạc quan và đầy tình yêu với mảnh đất quê nhà. Mà Hải Phòng không phải chỉ có một Hải Đồ Cổ.

Vị trí địa lý thuận lợi như thế, con người như thế mà Hải Phòng chưa bứt phá được thì thật khó lý giải. Và khi ta đặt một phép so sánh giữa Hải Phòng với Bình Dương thì với những lợi thế kém hơn nhưng chỉ trong có mười hai năm tỉnh này đã làm nên một bước tăng trưởng ngoạn mục trong phát triển kinh tế còn Hải Phòng đang chậm bước!
................
Sông Hàn - Hải Phòng đầu năm 2008

2 nhận xét:

  1. ĐI HẢI PHÒNG


    Việt nam có hai địa phương, đấu đá trở thành đặc điểm mang tính truyền thống. Đấu đá từ quan tới dân, tức không cần bất cứ lí do gì. Ham đấu đá đến độ không tụ nổi ở đâu cái hội đồng hương. Đó là Hải Phòng và Hà Tây (cũ).

    Trong khi rất tương đồng về mọi điều kiện thiên thời địa lợi trừ nhân hòa, 6 tháng không quay lại đã thấy Đà nẵng thay đổi thì 20 năm nay, Hải phòng gần như đứng yên một chỗ. Khá hơn cả là một khu siêu thị do dân Sàigòn ra đầu tư nhưng, hết khu A bị cháy đến khu B có… ma lang thang cả ban ngày.

    Tuy thế, nhìn vào những quy hoạch với đầu tư ở khu du lịch Đồ sơn, lại thấy cái việc Hải phòng đứng yên là điều may, may không thể tả nữa đằng khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn trên là một bài viết của blogger Beo trên Yahoo Blog.

      Xóa