Công việc gieo con chữ nơi vùng cao, vùng sâu còn có các thầy cô giáo nữa, hôm nay 22/11 xin bổ xung thêm hình ảnh các thầy cô.
23/11/2003
Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
(Dân trí) - Để có thể mang được con chữ đến với trẻ em học sinh vùng sâu, vùng khó khăn nhiều giáo viên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không chỉ chịu nhiều vất vả mà có lúc còn phải mang cả mạng sống của mình ra để đánh cược với tử thần.
Trước
đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy
Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.
Để
vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm
nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ
ập đến.
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Các thầy cô vất vả qua những con đường đất để "gùi" chữ lên đỉnh Măng Rơi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum).
Trước
đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê
Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.
Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.
Thiên Thư
Thiếu tá Bùi Đức Sự luôn tận tình giảng dạy cho các học viên của lớp xóa mù.
Thầm lặng, miệt mài gieo chữ Bản vùng cao
(GD&TĐ)
- Phìn Giàng C- Bản người Mông trên núi cao vút nơi chân trời, xa xôi,
cách trở, chủ yếu đồi núi cao vút, vực sâu, khí hậu khắc nghiệt. Phân
hiệu trường học không có điện lưới, không công trình nước sạch, lớp học
ghép, giáo viên phải ở, sinh hoạt luôn trong lớp học… vậy mà 12 năm trôi
qua, đã có một đôi vợ chồng trẻ vẫn thầm lặng, gắn bó miệt mài gieo
chữ.
Bao năm vất vả, cô Hiệp vẫn say sưa giảng dạy |
Chúng tôi tìm đến thôn Phìn Giàng C lúc
trời đã xế chiều. Phân hiệu trường tiểu học và mầm non hiện ra nằm cạnh
ven con đường đất mới mở là 1 dãy nhà cấp 4 đã cũ, vẻn vẹn 4 phòng, một
phòng là lớp mầm non, 1 cô giáo vừa ở vừa dạy học và 03 phòng học còn
lại là 03 lớp 1,2,3 và phòng ở của vợ chồng thầy, cô giáo anh Dương Văn
Quân và chị Hoàng Thị Hiệp.
Tiếp chúng tôi trong phòng học vốn dành
làm chỗ ở, sinh hoạt của vợ chồng, thầy giáo Dương Văn Quân lặng lẽ kể
về cuộc sống, công việc của vợ chồng anh.
Sau khi học hết lớp 12, cả 2 anh chị học
lớp giáo dục 12 +1 tại trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Cam Đường
cũ, nay sát nhập thành phố Lào Cai. Tại lớp học này anh Quân và chị
Hiệp đã yêu nhau.
Sau khi tốt nghiệp năm 1998, anh, chị
lập gia đình và cùng viết đơn lên vùng cao dạy học. Năm 1999, cả vợ
chồng anh chị Quân- Hiệp được phân công về “cắm bản” dạy học tại xã Tả
Củ Tỷ.
Trên đường leo lên bản Phìn Giàng C |
Đến năm 2001, cả 2 vợ chồng điều chuyển
công tác về cắm bản dạy học tại phân hiệu Trường tiểu học thôn Phìn
Giàng C cách trung tâm xã Cốc Ly tới 8 km, trong khi đó Cốc Ly là xã
vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn cách trung tâm huyện hơn 30 km, đường
xá đi lại hết sức khó khăn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt…
Hiện nay, tại phân hiệu tiểu học thôn
Phìn Giàng C chỉ có 2 vợ chồng Quân- Hiệp giảng dạy 3 lớp, với 33 em học
sinh từ lớp 1- lớp 3, chị Hiệp dạy lớp 1, anh Quân dạy lớp 2 và 3 học
lớp ghép.
Phìn Giàng C là bản vùng cao, vùng đồng
bào dân tộc Mông thuộc diện đặc biệt khó khăn, có 47 hộ dân cư trú,
trước đây là điểm nóng của huyện Bắc Hà nói riêng và tỉnh Lào cai về
tình trạng di dịch cư tự do, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống dựa
vào nghề trồng ngô quanh năm vất vả, ít quan tâm đến việc học hành con
em, nhiều cháu nhỏ ở nhà phụ giúp gia đình chăn trâu, đi nương trồng
ngô, làm cỏ, thu hoạch ngô, khi có gia đình di cư, lại có học sinh bỏ
học… tỷ lệ học sinh đến trường và tỷ lệ chuyên cần còn hạn chế…
Thầy giáo Quân kể về một số khó khăn và
biện pháp khắc phục trong việc huy động học sinh đến trường học đầy đủ,
bảo đảm tỷ lệ chuyên cần vùng cao Phìn Giàng C; “ Vợ chồng chúng tôi
chuyển về công tác ở thôn Phìn Giàng này từ năm 2001 cho đến nay. Trong
quá trình công tác gặp rất nhiều khó khăn. Những năm đầu nhận thức của
bà con nhân dân còn rất hạn chế về việc học tập của con cái dẫn tới việc
chúng tôi tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em đi học gặp nhiều
khó khăn. Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi phải đi thôn để vận động, tuyên
truyền, phân tích cho bà con hiểu việc học tập của con em là rất quan
trọng nên bà con đã hiểu ra và cho con em đi học bây giờ là tương đối
đầy đủ ”.
Một góc bản vùng cao Phìn Giàng |
Năm 2010, với những thành tích đóng góp
trong công tác phổ cập xóa mùa chữ, công tác giáo dục tiểu học vùng cao
và công tác xã hội tại thôn, anh Quân được kết nạp Đảng, ý thức trách
nhiệm của người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, anh Quân động viên vợ
con kiên trì bám trụ, tích cực thi đua dạy học, cống hiến hết mình cho
sự nghiệp trồng người.
Kỷ niệm sâu sắc nhất đối với vợ chồng
anh Quân, chị Hiệp là cách đây gần 2 năm, vào thời điểm cuối tháng 4 đầu
tháng 5 năm 2011, gần 2/3 số hộ dân trong thôn do hiểu biết, nhận
thức hạn chế bị kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, lừa gạt di cư sang Mường Nhé
tỉnh Lai Châu, có 1 số hộ đi 1 tuần trở về có một số hộ sau nửa tháng
mới trở về, trong khoảng thời gian đó 1 tháng 2 vợ chồng không về nhà
thăm con nhỏ mà ở lại thôn, vợ chồng thầy cô giáo Quân- Hải vẫn duy trì
lớp học, cùng các chiến sỹ Công an hàng ngày bám thôn, khi có hộ dân
nào trở về, vợ chồng Quân- Hiệp đến tận nhà vận động cho con em đi học
ngay để kịp thi chuyển lớp. Nhờ đó năm học 2011- 2012 tại phân hiệu tiểu
học thôn Phìn Giàng C kết thúc tốt đẹp.
Hiện nay, con đường lên thôn được chương
trình 135 CP, giai đoạn 2 đầu tư xây dựng đang trong giai đoạn cuối
hoàn thành, điện lưới Quốc gia vừa được kéo đến thôn cách đây hơn 1
tháng, còn công trình nước sạch, xã Cốc Ly dự kiến đầu tư xây dựng cho
thôn vào năm 2013.
Có điện, đường, người dân phấn khởi,
cuộc sống sinh hoạt, trao đổi buôn bán hàng hóa thuận tiện hơn, người
Mông Phìn Giàng C đang giàu lên từ trồng ngô hàng hóa.
Vợ chồng giáo viên Dương Văn Quân- Hoàng Thị Hiệp |
Còn cuộc sống của vợ chồng Hiệp- Quân
vẫn vậy, ngôi trường không có ánh điện, vẫn ánh đèn dầu đỏ le lói giữa
màn đêm thay cho điện, 2 vợ chồng miệt mài soạn giáo án trên tấm phản gỗ
đặt luôn ở bục giảng và cũng là chỗ ăn cơm, uống nước, chiếc điếu cày
dựng cạnh mép phản, cạnh đó, góc lớp là chiếc giường ngủ của 2 vợ chồng…
thật đạm bạc, giản dị.
Họ những người trẻ thật đáng khâm phục
đã và đang vượt qua khó khăn, vất vả, sống gắn bó, âm thầm hi sinh, miệt
mài gieo chữ nơi vùng cao Phìn Giàng C, góp phần thúc đẩy phát triển sự
nghiệp giáo dục vùng cao Cốc Ly nói riêng và huyện Bắc Hà. Họ là tấm
gương sáng để lớp giáo viên trẻ hiện nay học tập và noi theo vì sự
nghiệp trồng người của quê hương, đất nước.
Tráng Xuân Cường
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học,
thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè
này.
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Thầy Mọc đang cùng các em học sinh Nà Nôm trong giờ học
Giáo viên vùng cao chưa biết khái niệm về tiền thưởng tết.
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.
Thầy Mọc đang cùng các em học sinh Nà Nôm trong giờ học
Giáo viên vùng cao chưa biết khái niệm về tiền thưởng tết.
Họ không cần ai tri ân đâu bạn ạ
Trả lờiXóaTheo tôi thì cần chứ!
Trả lờiXóaCảm ơn bác Khoằm!
Ai cũng có 1 thời trẻ trai
Ai cũng có hay từng có một thời cắp sách đến trường
Ai cũng có hay từng có một người thầy
Ngày hôm nay, 20/11
Lãnh đạo Bộ Giáo dục loay hoay hàng vài chục năm nay chống dạy thêm, thu thêm không xong, ông NTN cũng từng thất bại vậy mà ông vẫn dũng cảm nhận danh hiệu cao quý.
Những lớp học vùng cao này thì chả cần đau đầu chống dạy thêm, thu thêm?
Hôm nay, 21/11 và một tháng sau là 22/12
Trả lờiXóaXin tri ân các anh Bộ đội biên phòng vừa giữ gìn biên cương vừa đem con chữ đến cho đồng bào vùng xa.
Chúc các anh sức khỏe và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Lớp học nhiều lứa tuổi, có cả các cháu chưa biết chữ vào chơi
Ảnh cuối, thấy có một con ma cũng vào lớp học, bác Khoằm có để ý thấy không?
Cái đốm tròn tròn ở giữa ảnh, đó là ma, theo nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải. Bên Tây cũng có một số nhà khoa học và ngoại cảm cho là như vậy.
Có ma cũng vào học nữa ư cô Le-e!
XóaNhà em vác vài bức ảnh về bác Khoằm nhá. Không cảm ơn đới, thế mới tài! hã hã
Trả lờiXóaVâng, mời bác cứ thiên nhiên!
Xóa