Vậy là Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết đã không kịp xây dựng "chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI" ở châu Mỹ La-tinh.
Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 3, Ông qua đời tại bệnh viện quân y ở Ca-ra-cát vì bệnh ung thư. Vê-nê-xu-ê-la tuyên bố bảy ngày quốc tang. Đám tang của Tổng thống Cha-vết sẽ được tổ chức vào ngày thứ Sáu ngày 8 tháng 3.
Theo lời tướng Giô-sê Óc-lê-la (Jose Ornella), chỉ huy đội bảo vệ và là người đã ở cạnh lãnh đạo của mình suốt hai năm qua, cho tới phút cuối cùng của đời Ông, Tổng thống Cha-vết đã mất vì một cơn nhồi máu ngày 5/3 tại Ca-ra-cát, những lời cuối cùng mà Ông thốt lên trước khi tắt thở mà viên tướng cận vệ đọc được theo những mấp máy trên môi Ông là: “Tôi không muốn chết, đừng để tôi chết vì tôi yêu tổ quốc mình và tôi đã hy sinh mọi sự vì nó”.
Khi còn mạnh khỏe, Ông ;từng thổ lộ rằng, ông mơ ước sau khi rời khỏi chính trường sẽ về làm giáo viên tiểu học ở một trường nào đó hẻo lánh. Ông còn nói rằng, Ông muốn sống thật lâu và khi già, sẽ ngồi đọc sách cho cháu chắt nghe dưới bóng cây sum suê bên cạnh dòng sông lộng gió. Tiếc thay, mơ ước đó của Ông đã không trở thành hiện thực.
Lần cuối cùng người ta nhìn thấy Ông tươi tỉnh xuất hiện trên truyền hình là vào tháng 12/2012. Mặc dù có thể coi đó là một tin dữ không bất ngờ nhưng quả thực cái chết của Ông là một tổn thất to lớn đối với người dân Vê-nê-xu-ê-la và phong trào cánh tả ở châu Mỹ La-tinh. Sự nghiệp cứu dân độ thế của người chiến sĩ rất kiêu hùng và độc đáo này đã bị bỏ dở.
Tuy nhiên, đã có thể nói rằng, dù mới chỉ 14 năm giữ cương vị nguyên thủ quốc gia ở một trong những đất nước quan trọng nhất châu Mỹ La-tinh nhưng Ông đã thực hiện được những lời hứa của mình trước dân tộc. Bản thân Ông tự gọi mình là “tín đồ của đạo giải phóng” và quả thực Ông đã giải phóng được đất nước mình thoát khỏi nhiều tai ách của quá khứ.
Theo nhận xét của triết gia San-ti-a-gô Za-ba-la, đồng tác giả của cuốn sách Cộng sản thông diễn học (cùng với Gi-an-ni Van-ti-mô), trong những năm cầm quyền của Ông ở Vê-nê-xu-ê-la đã giảm rõ rệt tỉ lệ những người bần hàn và mù chữ. Tờ La Stam-pa của I-ta-li-a đã dẫn lời GS Za-ba-la nhấn mạnh rằng, trong cuốn sách Cộng sản thông diễn học, hai tác giả đã khẳng định rằng Ông có thể là tấm gương để Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma học tập. Những nỗ lực không mệt mỏi của Ông đã giúp ông đưa đất nước Vê-nê-xu-ê-la thoát khỏi những lời nguyền nghèo đói trầm kha. 70% dân số Vê-nê-xu-ê-la đã vượt qua được ngưỡng bần hàn.
Theo Hiến pháp, cuộc bầu cử tổng thống của đất nước phải được tổ chức không muộn hơn 30 ngày sau khi người đứng đầu nhà nước qua đời. Tạm thời điều hành đất nước sẽ là phó Tổng thống Ni-cô-lát Ma-đu-rô Mô-rốt (Ni-cô-lát Ma-đu-rô Moros).
Kể từ khi Liên Bang Xô Viết (bao gồm nước Nga ngày nay) và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, trên thế giới này không mấy ai còn tin vào chủ nghĩa xã hội nữa. Ngay cả các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam, dù đang mang nhãn hiệu XHCN nhưng trên thực tế đang ngày càng rời xa lý thuyết của chủ nghĩa này mà đi theo con đường tư bản. Thế nhưng ít ra cũng còn một người đang tin tưởng mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đưa đất nước của mình đi theo con đường đó. Người đó là U-gô Cha-vết, cố Tổng thống nước Cộng Hòa Vê-nê-xu-ê-la.
Cộng hoà Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la (República Bô-li-variana de Vê-nê-xu-ê-la) số dân khoảng 28 triệu người, là một quốc gia Nam Mỹ, Bắc giáp biển Ca-ri-bê, Đông Bắc giáp Đại Tây Dương, Đông giáp Guy-a-na, Nam giáp Bra-xin và Tây giáp Cô-lôm-bi-a. Với diện tích hơn 912 nghìn km2, bờ biển dài hơn 2.800 km, ở vùng nhiệt đới, khí hậu Vê-nê-xu-ê-la thuận lợi cho phát triển các loài sinh vật với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra sự trù phú cho mảnh đất rộng gấp ba lần Việt Nam.
Vê-nê-xu-ê-la giàu tài nguyên (dầu khí, than đá, quặng sắt, kim cương, vàng, kẽm, bạc, bô-xít, thuỷ điện), có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Rừng chiếm 39% lãnh thổ. Dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng nhất, Vê-nê-xu-ê-la có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất châu Mỹ, với tốc độ khai thác dầu 1,5 triệu thùng một ngày, 200 năm nữa Vê-nê-xu-ê-la mới lo cạn kiệt nguồn dầu mỏ. Công nghiệp dầu mỏ đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la, tới hơn 30% GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn 50% ngân sách Nhà nước và là quốc gia xuất cảng dầu thô đứng hàng thứ năm trên thế giới, là một trong những quốc gia cung cấp dầu thô nhiều nhất cho Hoa Kỳ, chỉ sau Canada, chính vì điều này mà Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình hình chính trị ở Vê-nê-xu-ê-la.
Nhân dân Vê-nê-xu-ê-la có lịch sử anh hùng trong đấu tranh chống xâm lược, đồng hóa, để dựng nước và giữ nước, từng tuyên bố độc lập cách đây gần 200 năm. Với tư tưởng "độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái", Anh hùng giải phóng dân tộc Simone Bô-li-va (1783 - 1830), một vị tướng người Vê-nê-xu-ê-la đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng Vê-nê-xu-ê-la và Mỹ la-tinh khỏi ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha từ năm 1528, tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa Vê-nê-xu-ê-la ngày 5/7/1811, mở ra nhiều vùng đất mới, lập nên nước Ðại Colombia bao gồm cả Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ê-qua-đo và Pa-na-ma ngày nay vào năm 1821. Năm 1830, Vê-nê-xu-ê-la tách ra thành lập quốc gia mới. Trong 2 thế kỷ 19 và 20, các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền, gây ra nhiều cuộc nội chiến ác liệt cho đến năm 1945 chế độ độc tài bị lật đổ, Hiến pháp mới được thông qua, quy định chế độ bầu cử Tổng thống, Đảng Hành động dân chủ (AD) và Đảng dân chủ thiên chúa giáo (COPEI) thay nhau cầm quyền cho đến khi cánh tả thắng cử vào năm 1998. Các đảng phái chính trị chủ yếu gồm Ðảng Cộng sản (PCV, thành lập 5/3/1931), Phong trào nền Cộng hoà thứ năm(MVR), Phong trào Tiến lên CNXH (MAS), Hành động Dân chủ (AD, thành lập 1936), Xã hội Thiên chúa giáo (COPEI, 1946), Tổ quốc cho tất cả (PPT), Chúng ta có thể (PODEMOS).
Từ lâu, người Việt Nam đã biết đến châu Mỹ la-tinh, những địa danh Nam Mỹ, những cuộc khởi nghĩa của người dân da đỏ chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Vê-nê-xu-ê-la. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Tên tuổi Jose Marti, Simone Bô-li-va là niềm tự hào của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la cũng như những anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh... ở Việt Nam trong đấu tranh giải phóng.
Ngày nay, sự ngưỡng mộ của Việt Nam đối với Vê-nê-xu-ê-la còn vì thắng lợi vang dội của Ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1998, mở ra một trang sử mới cho mảnh đất này, một đảng cánh tả Mỹ la-tinh đã giành quyền lãnh đạo đất nước nhằm tới mục tiêu xây dựng một "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21". Vê-nê-xu-ê-la và Ông, theo gương Cuba ở giữa lòng Nam Mỹ. Vê-nê-xu-ê-la thực hiện đường lối đối ngoại chống cường quyền, áp đặt; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh - Ca-ri-bê, đặc biệt tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba; là thành viên Liên hợp quốc, Phong trào Không Liên kết, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp hội Liên kết Kinh tế Mỹ Latinh (ALADI), Khối Thị trường chung Nam Mỹ - MERCOSUR (7/2006), Cộng đồng các quốc gia vùng An-đết - CAN, Nhóm Rio, Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) và là quan sát viên của Cộng đồng các nước Ca-ri-bê (CARICOM). Vê-nê-xu-ê-la cùng Cu-ba khởi xướng và thúc đẩy sáng kiến “Lựa chọn Bô-li-va cho châu Mỹ" (ALBA) nhằm chống lại sáng kiến thành lập Khu vực Thương mại Tự do toàn châu Mỹ (FTAA) do Mỹ khởi xướng. ALBA đã kết nạp thêm Bô-li-vi-a (29/4/2006) và Ni-ca-ra-gua (15/01/2007).
Vê-nê-zu-ê-la trước khi “kỷ nguyên mới ở Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê" bắt đầu là một xã hội bị phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc. Năm 1998, tình trạng nghèo đói ở Vê-nê-xu-ê-la gia tăng mạnh mẽ đến mức đáng báo động. Nguy cơ bất ổn xã hội được báo trước đã trở thành hiện hữu với bất cứ chính quyền do bất kỳ đảng phái nào lãnh đạo. Hơn 44% trẻ em không được đến trường, cứ 10 gia đình thì có hai sống dưới mức nghèo khó. Tình trạng này khiến người ta đưa ra một câu hỏi là tại sao một đất nước dồi dào tài nguyên, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu dầu hoả với diện tích trên 912.000 km2, dân số 25 triệu người mà tuyệt đại đa số dân số sống trong nghèo đói. Nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la lúc đó chủ yếu nằm trong tay các chủ tư bản giàu có, quân đội đứng về phía giai cấp tư sản và chịu ảnh hưởng của Mỹ. Là một trong những nước có tài nguyên dầu lớn nhất thế giới nhưng lợi ích từ tài nguyên đó lại không được chia đều cho dân chúng mà lại nằm chủ yếu trong tay của một số nhà tư bản độc quyền.
Mặc dù cả hai bố mẹ đều là giáo viên tiểu học nhưng gia đình ông cũng giống như mọi gia đình Vê-nê-xu-ê-la khác, nghèo và phải “vật lộn” với cuộc sống để có đủ cái ăn. Cùng một trong năm anh em của mình, Adan, ông được gửi đến sống với bà nội. Tuổi thơ đói nghèo nhưng ông sớm được tiếp xúc với truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến những bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông sau này. Sau này, bố của Cha-vết, ông U-gô đờ lô Rê-y-é, đã gặt hái được quyền lực chính trị khi trở thành giám đốc của ngành giáo dục địa phương và sau đó là Thống đốc bang Barinas.
Thuở đi học, ông kết bạn với hai người con của sử gia, nhà văn và người cộng sản hăng hái Esteban Jose Ruiz Guevara. Nhiều người cho rằng, chính những bữa ăn tối và thời gian ở cùng gia đình Guevara đã ảnh hưởng tích cực đến ông. Tại đây, chàng trai Cha-vết được nghe kể về Xi-mông Bô-li-var, nhà cách mạng nổi tiếng người Vê-nê-xu-ê-la, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19, sau này trở thành thần tượng và lý tưởng của ông.
Ông là một fan “cuồng nhiệt” của bộ môn bóng chày. Đây là môn thể thao hàng đầu ở Vê-nê-xu-ê-la. Ở đây có các giải đấu lớn mang tầm cỡ quốc gia và một số cuộc thi còn có sự tham gia của các cầu thủ đến từ các nước Trung và Nam Mỹ. Thần tượng của ông là cầu thủ Isaias "Látigo" Chávez. Khi cầu thủ này qua đời trong một tai nạn máy bay, cậu bé Cha-vết đã phải vật lộn để trải qua nỗi đau lớn trong đời, ông thoát khỏi cuộc sống nghèo khó nhờ chính khả năng đặc biệt ở bộ môn này.
Năm 1971, sau khi kết thúc bậc trung học, chàng trai 17 tuổi ghi danh vào Học viện Khoa học Quân sự Vê-nê-xu-ê-la. Ông bị các trường đại học khác từ chối vì điểm số thấp. Nhưng chính nhờ khả năng “trời phú” ở môn bóng chày, cậu bé cầu thủ tài năng Ông đã được trao một suất học bổng vào Học viện Khoa học Quân sự Vê-nê-xu-ê-la, một trường đại học uy tín, nơi ông tốt nghiệp khoa Khoa học và kỹ thuật quân sự.
Sau 4 năm đại học, ông gia nhập quân đội và nhanh chóng thăng cấp để trở thành người đứng đầu của một đơn vị lính dù tinh nhuệ. Những tháng ngày trong quân ngũ, ông nhận thấy những bê bối bởi nạn tham nhũng tràn lan, đặc biệt là các sĩ quan quân đội cao cấp. Chế độ cầm quyền vào thời điểm đó do Carlos Andrés Peérez (sinh năm 1922) đứng đầu, nổi tiếng về tham nhũng và hối lộ. Quyết định lấy một chỗ đứng, ông đã tổ chức một nhóm các binh sĩ cùng chí hướng thực hiện hùng tâm tráng trí của mình.
Năm 1982, ông đã phát biểu tại Maracay để tôn vinh vị anh hùng Xi-mông Bô-li-var. Bài phát biểu được coi là một hình thức chống chính phủ. Sau đó, ông và một số sĩ quan khác đã lặp đi lặp lại một lời thề tương tự như Bô-li-var đã thực hiện để giải phóng nhân dân từ những kẻ áp bức.
Năm sau, ông bí mật thành lập một tổ chức chống tham nhũng được gọi là Phong trào Cách mạng Bô-li-varian – 200, gồm các sĩ quan quân đội trẻ tuổi tiến bộ theo tư tưởng Anh hùng dân tộc Simone Bô-li-va, với lời tuyên thệ: “Tôi thề với Đức Chúa của tổ phụ tôi, tôi thề với danh dự và quê hương tôi, sẽ không để cho đôi tay và tâm trí mình ngừng nghỉ cho đến khi đập tan được cường quyền đang đè nén chúng ta”.
Năm 1989, ông bị bắt giam vì cáo buộc âm mưu ám sát Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, Peérez. May mắn cho ông , một vị tướng có ảnh hưởng lớn lúc đó đã thông cảm với cảnh ngộ của ông và ra tay giúp đỡ. Thay vì bị xét xử, ông được giao cho một lữ đoàn lính nhảy dù gồm 600 binh sĩ ở Maracay. Đây là cơ hội để ông khởi động cuộc đảo chính mà ông vẫn ấp ủ, nung nấu, ông dùng 10 năm để chuẩn bị một cách cẩn thận các kế hoạch và tuyển dụng nhân tài.
Năm 1992, ông Cha-vết là Trung tá quân đội, ông đã lãnh đạo một cuộc đảo chính nhằm chống lại chính phủ của chế độ cũ. Ngày 3/2/1992, ông dẫn lực lượng của mình chạy suốt đêm tới thủ đô, và phát động cuộc chính biến quân sự vào rạng sáng ngày hôm sau. Đây chính là “cuộc chính biến quân sự 4/2” nổi tiếng ở Vê-nê-xu-ê-la. Thế nhưng cuộc chính biến thất bại, ông và tất cả đồng chí trong Phong trào Cách mạng Bô-li-varian – 200 của mình bị bắt và kết án tù.
Sau khi bị bắt, ông Cha-vết xuất hiện trên truyền hình (4/2/1992) và tuyên bố lực lượng nổi dậy do ông dẫn đầu tự rút lui. Ông nói: “Các đồng chí, thật đáng tiếc vì hiện tại, các mục tiêu mà chúng ta từng đặt ra đã không thể được hoàn thành tại thủ đô”. “Tại đây, Caracas này, chúng ta không có đủ khả năng để giành được chính quyền. Các bạn đã làm rất tốt, nhưng đã tới lúc chấm dứt sự đổ máu. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhìn lại. Những tình huống mới sẽ xuất hiện, còn đất nước này phải được thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn”. Cuộc nổi dậy do ông cầm đầu tuy không thành công nhưng đã để lại tiếng vang lớn ở Vê-nê-xu-ê-la, thức tỉnh người dân đứng lên chống chính quyền tham nhũng và hối lộ.
Hai năm sau, khi một vị tổng thống mới lên nhậm chức, nhờ sức ép của dư luận trong nước, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, Cha-vết đi khắp nước và ra nước ngoài để vận động cho tư tưởng cách mạng của mình. Trong thời gian này Cha-vết gặp Fidel Castro, chủ tịch nhà nước Cuba. Cha-vết và Castro trở thành đôi bạn thân thiết và Cha-vết coi Castro như người cha tinh thần của mình. Trở về nước, Cha-vết dùng truyền thông để lên án sự bất lực của chính quyền. Cha-vết tin rằng muốn thay đổi chính quyền thì chỉ có cách dùng vũ lực, tuy nhiên các chiến hữu của Cha-vết thì cho rằng cách tốt nhất là ứng cử vào chính quyền.
Từ năm 1994 đến năm 1998, ông dồn hết tinh thần và trí lực của mình vào hoạt động chính trị, tiếp tục vận động tiến hành đấu tranh chính trị, sáng lập phong trào Nền Cộng hòa thứ năm, bộ phận của tổ chức “Phong trào cách mạng Bô-li-var”, liên minh với các tổ chức chính trị xã hội khác như Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la, Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội, Ðảng Tổ quốc cho tất cả, Phong trào Tuyển cử nhân dân... Là người đứng đầu của tổ chức mới, ông đã tới khắp các nẻo đường của Vê-nê-xu-ê-la để tuyên truyền quan điểm chính trị của mình. Khi đó, trong con mắt của nhiều người dân Vê-nê-xu-ê-la, ông chính là ngôi sao mai, tượng trưng cho hy vọng về một nguồn sinh khí mới.
Trước hệ thống xã hội chủ nghĩa, để đối phó với phong trào cộng sản, công nhân cũng như sức ép của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, hòa bình, Mỹ và các nước phương Tây buộc phải sử dụng "ngọn cờ tự do, dân chủ", chấp nhận việc thay đổi chế độ bằng các biện pháp chính trị đa nguyên và dân chủ đầu phiếu. Dùng chính vũ khí đó, các phong trào cánh tả đã tập hợp lực lượng quần chúng, huy động nhân dân đấu tranh giành được chính quyền, thông qua đấu tranh nghị trường trong cuộc bầu cử.
Phong trào cánh tả Vê-nê-xu-ê-la và Ông đã trải qua các phương thức đấu tranh quân sự (đảo chính), chính trị và đấu tranh nghị trường dựa vào tập hợp sức mạnh của quần chúng, sự ủng hộ của nhân dân mong muốn tự do, dân chủ, cơm ăn, áo mặc và dựa cả vào thanh thế, uy tín cá nhân.
Năm 1998, Ông ứng cử vào chức vụ Tổng thống. Ban đầu các đối thủ của ông có vẻ thắng thế, nhưng với mục tiêu "xây dựng một thể chế cộng hòa mới" mà với các hứa hẹn cải tổ xã hội và kinh tế, Ông dần dần thu phục được cảm tình của tầng lớp dân nghèo và dân lao động, ngày 6/12/1998, ứng cử viên Liên minh Yêu nước U-gô Cha-vết thắng cử với hơn 56% tổng số phiếu đã tạo ra bước ngoặt lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở đất nước này. Vinh quang đến với ông nhưng khắc nghiệt cũng không ít bởi ông lên cầm quyền trong bối cảnh đất nước bị khủng hoảng nặng nề, những bất ổn xã hội đang lớn dần.
Ngày 2-2-1999, Ông nhậm chức Tổng thống, trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Vê-nê-xu-ê-la. Đó là một chặng đường đầy cam go, thử thách đối với Phong trào cánh tả Vê-nê-xu-ê-la và Tổng thống Cha-vết. Trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử, Ông nói rằng "Sự hồi sinh của Vê-nê-xu-ê-la đã bắt đầu, không điều gì và không ai có thể ngăn cản được".
Sau khi nhậm chức, chính phủ U-gô Cha-vết mở cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp và đổi tên nước. Cuộc trưng cầu dân ý thành công với bản hiến pháp mới được thông qua và tên nước được đổi thành "Nước Cộng Hòa Bô-li-var Vê-nê-xu-ê-la". Bô-li-var là tên của một nhà cách mạng Vê-nê-xu-ê-la vào thế kỷ 19. Ông đặc biệt tôn sùng nhà cách mạng này và tự coi mình là người tiếp nối ngọn đuốc của Bô-li-var.
Ông theo đuổi chính sách nâng đỡ người nghèo. Ông dùng tiền lời bán dầu thô để tài trợ các chương trình xã hội như cung cấp nhà ở, y tế, giáo dục miễn phí cho người nghèo. Chính nhờ các chương trình này mà Ông được đông đảo dân chúng ở giai cấp thấp ủng hộ. Tuy nhiên Ông lại làm mất lòng giới doanh nghiệp khi ông tiến hành quốc hữu hóa nhiều công ty tư nhân. Trong suốt hơn 10 năm cầm quyền, Ông đã quốc hữu hóa hàng ngàn công ty, trong đó có nhiều công ty có tầm cỡ quốc gia. Chủ nhân của các công ty này thường được đền bù với giá rẻ mạt. Ông quan niệm rằng nhà nước cần nắm giữ các công ty sản xuất các mặt hàng thiết yếu để bảo đảm việc phân bố được đồng đều.
Ông đặc biệt có mối quan hệ thân thiết với Fidel Castro. Đối với Ông, Cuba là một mô hình xã hội lý tưởng để Vê-nê-xu-ê-la noi theo. Mỗi năm chính quyền Cha-vết cung cấp miễn phí cho Cuba số lượng dầu thô trị giá hàng tỷ USD. Đổi lại Cuba đưa hàng chục ngàn bác sĩ, y tá và chuyên viên y tế sang làm việc cho Vê-nê-xu-ê-la. Ngoài ra, Cuba còn đưa sang các chuyên viên quân sự và tình báo sang làm việc với chính quyền Cha-vết. Điều này gây ít nhiều bất mãn trong giới quân nhân và tình báo Vê-nê-xu-ê-la. Một số người Vê-nê-xu-ê-la cảm thấy khó chịu với sự xen lấn vào nội bộ quốc gia từ Cuba. Các nhân viên tình báo Cuba giúp Cha-vết theo dõi những người đối lập với chính quyền.
Tháng 7/2000, sau khi tiến hành thay đổi Hiến pháp, Vê-nê-xu-ê-la tổ chức cuộc bầu cử lại, ông lại một lần nữa đắc cử Tổng thống, nhưng ông gặp sự chống đối quyết liệt của các thế lực đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước. Thực hiện lời hứa với cử tri, sau cuộc bầu cử Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-zu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng, phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân, như Luật đất đai, Luật đánh cá, Luật thuế, Luật thông tin…
Dựa vào Luật Ðất đai, được Quốc hội thông qua, sau bầu cử Tổng thống và sửa đổi Hiến pháp năm 2000, Chính phủ đã chia ruộng đất hoang hóa cho nông dân, đồng thời khuyến khích họ tự nguyện lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi cộng đồng có từ năm đến bảy tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Chính phủ chủ trương mở ra các khu kinh tế cộng đồng không chỉ vì kinh tế, mà là vì kinh tế- chính trị, mục đích chính trị cao hơn kinh tế, bởi như V.I.Lê-nin nói, "Chủ nghĩa xã hội ở trên bàn ăn".
Hiện nay, Vê-nê-xu-ê-la đã xây dựng được 140 công xã. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có 800 công xã. Cùng với sự phát triển cộng đồng nội sinh và cộng đồng công xã trong nông nghiệp, Vê-nê-xu-ê-la đang thúc đẩy mạnh mẽ việc lập các doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn có Nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh để phục vụ các cộng đồng dân cư. Song song với xây dựng các khu kinh tế cộng đồng, Chính phủ thành lập 400 doanh nghiệp nhà nước để nắm trong tay lực lượng kinh tế chủ lực phục vụ nhân dân.
Năm 2002, một số tướng lãnh và những chính khách chống đối Ông làm một cuộc đảo chính. Không nhiều nhà lãnh đạo quốc gia thời hiện tại từng phải trực tiếp đối diện với những hiểm nguy như ông. Ðỉnh cao của sự chống đối là cuộc đảo chính của phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn lật đổ Ông, bắt giam Tổng thống năm 2002, nhưng chưa đầy 48 giờ sau, Ông đã trở lại cầm quyền với sự ủng hộ của đa số quân đội và nhân dân. Chuyện xảy ra vào tháng 4. Mọi sự chuẩn bị chống lại Tổng thống đã được bí mật thực hiện với những nguồn hỗ trợ từ Washington. Đêm 11/4, đại diện nhóm nổi loạn đã tràn vào Dinh Tổng thống yêu cầu ông phải lập tức từ chức, bằng không họ sẽ cho ném bom ngay vào nơi mà ông đang ở.
Xung quanh Dinh Tổng thống lúc đó có hàng nghìn người ủng hộ chính phủ. Lực lượng cảnh vệ cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổng thống. Tuy nhiên, suy tính một hồi, vì muốn tránh cảnh “nồi da nấu thịt”, ông hạ lệnh cho lực lượng cảnh vệ không sử dụng vũ khí và để mình bị phiến quân giam giữ. Trong nhiều giờ liền không có bất cứ một thông tin chính thức nào về số phận của Tổng thống, về các nghị sĩ và thành viên của chính phủ. Lợi dụng cảnh này, phe đối lập liên tục lạm dụng các phương tiên công quyền đưa tin một chiều và tiến hành bắt giữ, thủ tiêu nhiều người ủng hộ ông. Đã có ít nhất 85 người bị giết. Trong khi đó, Tổng thống Cha-vết vẫn giữ được sự điềm tĩnh và không tuyên bố từ chức.
Ngày 12/4, một sĩ quan có cảm tình với ông trong doanh trại đã chuyển cho ông máy điện thoại di động của anh ta. Và ngay lập tức, ông đã gọi cho vợ và một người con gái để báo tin rằng ông không từ bỏ chức danh Tổng thống. Không một hãng tin lớn nào ở Vê-nê-xu-ê-la và phương Tây truyền đi thông tin này. Và cộng đồng quốc tế chỉ biết được điều đó nhiều ngày sau, khi thông tin được truyền tới Đài La Habana.
Ngày 13/4, ông bị đưa tới căn cứ quân sự ở đảo Orchila. Ông yêu cầu một người lính đưa cho ông một mẩu giấy để ông ghi những điều cần thiết. Mẩu giấy được lưu lại trong sọt giấy loại. Khi ông bị chuyển tới nơi khác, người lính ấy đã chuyền mẩu giấy đó tới một người quen. Vài giờ sau, thông tin này được truyền đi khắp thế giới: “Tôi, U-gô Cha-vết, người Vê-nê-xu-ê-la, Tổng thống nước cộng hòa Vê-nê-xu-ê-la của lãnh tụ Bô-li-var, tuyên bố rằng tôi không từ chức và không từ bỏ quyền lực hợp pháp mà nhân dân đã giao phó cho tôi”...
Khi biết được điều này, nhiều quân nhân trung thành với ông, trước đây bị vô hiệu hóa vì thiếu thông tin, đã liên tiếp tuyên bố về thái độ trung thành với Hiến pháp và với vị Tổng thống hợp hiến U-gô Cha-vết. Hàng nghìn người dân tràn ra đường phố bày tỏ sự ủng hộ ông. Lần đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh, một cuộc đảo chính do nước ngoài kích động đã bị thất bại. Ðược nhân dân ủng hộ biểu tình gây áp lực và sự hỗ trợ của lực lượng quân đội trung thành, ngay trong ngày, Tổng thống Cha-vết đã nhanh chóng khôi phục lại quyền lực của mình. Ông cho rằng cuộc đảo chính có bàn tay của Hoa Kỳ nhúng vào, nên Ông càng trở nên chống Mỹ mãnh liệt. Ông liên kết với các lãnh tụ các quốc gia trong vùng và trên thế giới có khuynh hướng chống Mỹ, dùng tiền lời bán dầu viện trợ cho các chính quyền nghèo để lôi kéo họ về phe mình.
Điển hình là mối liên hệ của Ông với Ahmadinejad, Tổng thống Iran. Ông và Ahmadinejad từng thăm viếng nhau nhiều lần và luôn đưa ra những tuyên bố chống Mỹ rất nảy lửa. Khi cuộc "cách mạng Hoa Lài" nổ ra ở các quốc gia Ả Rập, Ông tuyên bố đó là âm mưu của Mỹ nhằm hạ bệ các lãnh tụ có khuynh hướng chống Mỹ. Khi "cách mạng Hoa Lài" Syria nổi dậy chống lại Tổng thống al-Assad thì Ông gửi dầu thô sang viện trợ cho chính phủ nước này.
Ông đã nhiều lần dọa sẽ ngưng bán dầu thô cho Hoa Kỳ. Nhưng, ngay cuối năm 2002, các thế lực tài phiệt trong nước kết hợp với lực lượng chống đối bên ngoài tiến hành lũng đoạn, phá hoại ngành dầu khí, xương sống nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la, làm cho nước này lâm vào khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng âm trong các năm 2002 (-8,9%) và 2003 (-13%).
Tháng 11/2002, ông đưa ra một đạo luật nhằm phá thế độc quyền của 5% đại điền chủ đang nắm giữ đến gần 80% diện tích đất canh tác. Chính phủ của Tổng thống Cha-vết đã tiến hành quốc hữu hóa từng phần các ngành công nghiệp: xi-măng, luyện kim, dầu mỏ và gần đây cả kinh doanh lúa gạo.
Năm 2004. có 50 triệu lượt người được khám bệnh miễn phí, hơn 1 triệu người thoát nạn mù chữ, hàng chục nghìn gia đình có nhà ở. Vê-nê-zu-ê-la hiện đang phấn đấu phổ cập tiểu học; ngân sách giáo dục chiếm tới 20% tổng chi ngân sách nhà nước; học sinh nghèo được miễn học phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và giấy bút; sinh viên nghèo được nhận học bổng của nhà nước.
Đến ngày 15/8/2004, phe đối lập lại tìm cách hạ bệ Tổng thống Cha-vết bằng cách tổ chức “cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm toàn dân” với số lượng người dân tham gia rất đông. Nhưng với uy tín vốn có của mình, Ông vẫn vượt qua, giành thắng lợi với 59,9% số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân theo yêu cầu của phe đối lập và tại vị. Một lần nữa Ông lại thắng với sự ủng hộ của quần chúng, từ đó kinh tế Vê-nê-xu-ê-la tăng trưởng mạnh trở lại (2004: 18%; 2005: 9,1%; 2006: 9,6%; 2007 tăng trên 10%.
Để san sẻ quyền lợi từ dầu mỏ một cách công bằng hơn, Ông quyết định siết chặt hơn một số công ty dầu mỏ dần tiến tới quốc hữu hoá ngành dầu khí - trụ cột kinh tế của đất nước. Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã tiến hành quốc hữu hoá ngành dầu khí bằng cách buộc các công ty tư nhân (trong nước và nước ngoài) phải bán ít nhất 51% cổ phần cho Công ty dầu khí quốc gia của Nhà nước (PVDSA).
Chính phủ của Ông đã sử dụng hàng chục tỉ đô-la lợi nhuận thu được từ ngành dầu khí để tiến hành nhiều chương trình xã hội, như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, cải thiện dịch vụ y tế... Từ đó, xã hội Vê-nê-xu-ê-la đã có những chuyển biến tích cực. Chính phủ tăng ngân sách chi cho các chương trình xã hội từ 8,2% của GDP năm 1998 lên 11,2% năm 2005.
Chính phủ sử dụng số lợi nhuận thu được này đầu tư vào các chương trình xã hội như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, mở rộng các dịch vụ y tế, cải tạo môi trường sống..., kinh tế nhiều thành phần tồn tại các sở hữu khác nhau, nhưng tất cả phải phục vụ nhân dân. Ðể thực hiện mục tiêu này, ngoài chính sách quốc hữu hóa, Chính phủ còn đẩy mạnh sự kiểm soát tài chính, tiền tệ. 11 nghìn ngân hàng tài chính đã được thành lập ở khu dân cư để phục vụ cộng đồng.
Tháng 8/2005, ông Cha-vết đã cáo buộc Lực lượng Chống Ma túy Mỹ vì tội gián điệp và chấm dứt việc hợp tác với cơ quan này. Trên mặt trận chống ma túy, quan điểm đối nghịch giữa ông Cha-vết và Washington chưa bao giờ chấm dứt trong suốt những năm ông cầm quyền.
Năm 2005, Tổng thống Cha-vết từng nói: “Tất cả chúng ta cần đọc “Don Kihote” để thấm nhuần thêm tinh thần của người chiến sĩ này, tới thế giới của chúng ta để chiến đấu chống lại bất công!”. Và ông đã làm rất nhiều việc để đất nước ông ngày càng có nhiều lẽ công bằng hơn, Tổng thống Cha-vết nhiều lần tuyên bố tiến trình cách mạng ở Vê-nê-xu-ê-la sẽ đưa đất nước tiến lên "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI".
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 04/12/2005, các lực lượng chính trị đối lập không tham gia, các đảng của Liên minh cầm quyền hoặc thân Chính phủ giành được toàn bộ 167 ghế.
Năm 2006, Tổng thống Cha-vết cũng đã khẳng định mục tiêu phát triển chính của đất nước Vê-nê-xu-ê-la: “Trong điều kiện tồn tại một chính đảng mạnh đất nước sẽ dễ xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” hơn. Chúng ta cần một đảng chứ không phải một bộ các chữ cái…. Chúng ta không thể tiến tới chủ nghĩa xã hội bằng việc gẩy cây đũa thần. Chủ nghĩa xã hội, đó là quá trình sáng tạo hàng ngày…”.
Sự lựa chọn của ông được coi là một cuộc cách mạng nhằm tổ chức lại xã hội Vê-nê-xu-ê-la, nơi có đến 80% dân số sống trong tình trạng nghèo khổ và xây dựng một hệ thống xã hội mang tính “ nhân văn” luôn đặt lợi ích của đại bộ phận dân chúng lên hang đầu. Cho dù vẫn chưa rõ việc phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ tiến triển như thế nào nhưng cũng đã có một số dấu hiệu mới đầy khích lệ, đó là sự ủng hộ của quảng đại dân chúng vào việc tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 12/2006. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006, một lần nữa Ông tái đắc cử.
Ngày 3/12/2006, Tổng thống Cha-vết lại giành được thắng lợi huy hoàng trong sự nghiệp chính trị của mình khi tái đắc cử chức Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la với ưu thế tuyệt đối, 62% dân số bỏ phiếu cho Ông. Kết quả, ông đã trở thành “nam châm” thu hút sự hâm mộ và lòng trung thành của các tầng lớp “thấp cổ bé họng” ở Vê-nê-xu-ê-la, những người luôn “chống lại” tầng lớp doanh nhân giàu có. Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản là đất nước “bị chia cắt”, phe đối lập của ông tuyên bố sẽ “tước quyền lực” của ông bằng mọi cách. Tuy nhiên, ông đã chứng tỏ là người-không-thể-bị-cản-đường.
Sự hậu thuẫn hết sức mạnh mẽ của người dân Vê-nê-xu-ê-la đối với Tổng thống của mình trước tiên là nhờ vào niềm tin vào thành công của các chương trình kinh tế xã hội do chính phủ tiến hành. Các thành quả đó đã được hàng triệu người dân Vê-nê-xu-ê-la cảm nhận qua được những khoản tín dụng ưu đãi, phục vụ y tế miễn phí, nhà ở giá rẻ cùng các chương trình giáo dục phổ cập chống nạn mù chữ…
Ba chiến lược để thực hiện chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội của U-gô Cha-vết gồm: Tăng cường sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất, mở rộng trao đổi và phân phối phi thị trường, quán lý và điều hành vì lợi ích nhân dân, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân.
Nhờ các chủ trương đúng Ông đã vượt qua tất cả khó khăn và khẳng định được niềm tin của dân chúng Vê-nê-xu-ê-la gửi gắm nơi ông, chỉ sau sáu năm cầm quyền, hơn 1,5 triệu người Vê-nê-xu-ê-la đã thoát nạn mù chữ. Ðất nước đang phấn đấu phổ cập tiểu học. Nhà nước dành 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục. Học sinh các cấp đến trường không phải đóng học phí, kể cả bậc đại học. Hàng triệu lượt người được khám, chữa bệnh miễn phí. Ðời sống nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói giảm từ 60,94% năm 1997 xuống còn 37,1% năm 2005; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 9,8% năm 2006. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2005 là 0,772 xếp thứ 75 trên 177 nước. Ðặc biệt, đối với phụ nữ, ngoài việc được đề cao vai trò trong hoạt động kinh tế, xã hội, khi về hưu ngoài lương theo chế độ, mỗi tháng còn được Chính phủ trợ cấp thêm 200 USD. Trong quý 1/2006, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ năm 2005, chủ yếu là do mặt hang xuất khẩu chính là dầu mỏ tăng giá mạnh trên thị trường quốc tế.
Ngày 8-1-2007, Ông đã có một quyết định lớn nhằm thể hiện sự quyết tâm lớn nhằm thể hiện sự quyết tâm thực hiện con đường mình đã chọn đó là quốc hữu hoá tất cả những doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông mà đã được tư hữu hoá bởi các chính phủ cầm quyền trước đó. Thậm chí ông còn quyết định sẵn sang bồi thường cho những tập đoàn dầu mỏ đa quốc gia khi quốc hữu hoá những công ty này.
Trong buổi tuyên thệ nhậm chức ngày 10/1/2007, ông U-gô Cha-vết đã đưa ra 5 động lực chính trong chương trình hành động của mình trong nhiệm kỳ mới gồm: Thực thi pháp luật, cải cách hiến pháp, giáo dục đại chúng, cơ cấu lại quyền lực nhà nước và khơi dậy quyền lực cộng đồng.
Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2007-2013, Tổng thống U. Cha-vết công bố chủ trương quốc hữu hoá một số ngành kinh tế chiến lược như dầu khí, điện, viễn thông và chấm dứt quyền tự chủ của Ngân hàng Trung ương. Tổng thống Cha-vết lại tiếp tục tổ chức trưng cầu dân ý để sửa đổi Hiến pháp, đưa mục tiêu "tiến lên chủ nghĩa xã hội" vào Hiến pháp Vê-nê-xu-ê-la, nhưng lại bị lực lượng đối lập chống đối phủ quyết.
Ngày 16/8/2007, Tổng thống U-gô Cha-vết đã đưa ra Quốc hội Vê-nê-zu-ê-la kế hoạch tiến hành trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp 1999. Tổng thống U-gô Cha-vết nhấn mạnh: “Những sự thay đổi này cho phép mở ra kỷ nguyên mới xây dựng nước Vê-nê-xu-ê-la xã hội chủ nghĩa.” Ông nhấn mạnh, lần này dự kiến sửa đổi 33 điều trong Hiến pháp Vê-nê-xu-ê-la. Đó là những điều khoản liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia của Vênzuela. Nội dung chính trong những điểm sửa đổi là: Xác lập hệ thống chính quyền 4 cấp Trung ương, Bang, Huyện và chính quyền ND cơ sở; Người đứng đầu chính quyền các cấp do Tổng thống chỉ định; Tăng nhiệm kỳ Tổng thống từ 6 năm lên 7 năm và không giới hạn số lần ứng cử liên tiếp; Xây dựng lực lượng vũ trang Bô-li-va; Quy định 5 hình thức sở hữu là nhà nước, xã hội (toàn dân), tập thể, hỗn hợp và tư nhân; Quy định giờ làm việc của người lao động không quá 6 tiếng/ngày và 36 tiếng/tuần; Nhà nước quản lý việc khai thác dầu khí và tài nguyên, khoáng sản…
Theo luật cũ thì một người chỉ có thể làm Tổng thống tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ dài 6 năm. Đề nghị của Ông là không giới hạn số nhiệm kỳ. Ông biện luận rằng mình cần tiếp tục làm Tổng thống để tiếp tục "cuộc cách mạng Bô-li-va". Phe chống đối cho rằng luật mới có thể mở đường cho Ông tiếp tục tái ứng cử tổng thống vô hạn định về sau tạo ra một chế độ độc tài không bị giới hạn.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi có điều nói về “chính quyền nhân dân” bao gồm các hội đồng công nhân, nông dân, sinh viên và các hội đồng địa phương. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng có điều nói về các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu chung, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Hiến pháp sửa đổi còn trao cho Tổng thống quyền “ban bố sắc lệnh có tính chất chiến lược để bảo đảm phòng thủ đất nước.”
Sau khi tiến hành thảo luận trong Quốc hội, hai năm sau Hiến pháp sửa đổi của Vênêzuela đã được đưa ra trưng dân ý.
Cái được lớn nhất cho đến nay ở Vê-nê-zu-ê-la nói riêng và các nước Mỹ La-tinh nói chung là người dân cảm thấy “được làm người”, có quyền công dân và có thể cùng nhau hợp sức để cải thiện cuộc sống của mình; chính vì vậy, họ sẵn sàng xuống đường đấu tranh để bảo vệ các thành quả cải cách và tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách. Cuộc xuống đường của gần 1 triệu người dân Vê-nê-zu-ê-la tháng 2/2002 buộc phe đảo chính phải thả Tổng thống U-gô Cha-vết sau 2 ngày bắt giữ là minh chứng.
Sau thắng lợi đầy thuyết phục trong cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống U-gô Cha-vết bắt đầu công khai ý tưởng xây dựng “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” để thanh toán đói nghèo. Ông nói: “Chủ nghĩa tư bản không còn là một mô hình thích hợp cho sự phát triển nữa. Con đường của nhân loại là chủ nghĩa xã hội nhưng không phải là thứ chủ nghĩa xã hội bất kỳ. Đó là một thách thức và chúng ta có sứ mệnh sang tao ra chủ nghĩa xã hội . Chúng ta cần xây dựng nên mô hình chủ nghĩa xã hội mới cho thế kỷ XXI”. Cuộc cách mạng này không chỉ nhằm xoá đói giảm nghèo mà còn phòng chống nạn tham nhũng nữa bởi đây chính là căn bệnh phổ biến và nan giải ở các quốc gia Mỹ La-tinh, đồng thời cũng là nguyên nhân làm “xói mòn" niềm tin của nhân dân đối với chính phủ.
Tuy nhiên, tiến trình cải cách ở Vê-nê-xu-ê-la, cũng như các nước Mỹ La-tinh khác, cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Liên minh cầm quyền, gồm nhiều lực lượng theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên chưa bền vững; Các vấn đề xã hội, dân sinh, dân chủ tích tụ qua nhiều thập kỷ, không dễ giải quyết trong một sớm một chiều, trong khi đòi hỏi và sự kỳ vọng của quần chúng nhân dân tạo thành sức ép rất lớn; Sự chống đối của các lực lượng đối lập còn rất mạnh (thể hiện qua trên dưới 40% phiếu bầu cho các ứng cử viên đối lập trong các cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua) và vẫn đang ra sức tập hợp lực lượng để chống lại những cải cách mà Chính phủ mới đang tiến hành; Giới cầm quyền và chính trị Mỹ không dễ dàng từ bỏ "sân sau" vẫn tiếp tục gia tăng sức ép và sẵn sàng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khu vực này, trong đó Vê-nê-xu-ê-la không phải là ngoại lệ...
Để vượt qua những khó khăn, thách thức, Vê-nê-zu-ê-la xúc tiến thực hiện hai công việc trọng đại. Một là, thành lập một chính đảng cách mạng duy nhất làm nòng cốt chính trị cho cuộc cách mạng Bô-li-va. Hai là, sửa đổi Hiến pháp theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Đây là hai nhiệm vụ có tầm quan trọng sống còn đối với tiến trình cách mạng Bô-li-va đi lên “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của Vê-nê-xu-ê-la.
Tổng thống Hu-go Cha-vết nhận thức rằng, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dù có phát triển mạnh đến đâu cũng không thể thay thế được các đảng chính trị và không thể thiếu một chính đảng tiền phong làm nòng cốt lãnh đạo. Đây là nhận thức có tính mở đường đối với sự nghiệp mà ông theo đuổi. Chính vì vậy, ngay từ năm 2004, ông dã đưa ra quan điểm: phải xây dựng một chính đảng cách mạng duy nhất, trên cơ sở tư tưởng Xi-môn Bô-li-va, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Tổng thống U-gô Cha-vết có cơ sở để thực hiện cam kết vì ông đã xây dựng được một nền tảng XHCN vững chắc ở Vê-nê-xu-ê-la nói riêng, Nam Mỹ nói chung nhờ việc thành lập nhóm công tác Sứ mệnh Bô-li-va (Missíon Bô-li-var). Mục đích của nhóm công tác là nhằm hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo khổ và những tệ nạn xã hội khác.
Ông bắt đầu công khai quảng bá tư tưởng "Chủ Nghĩa Xã Hội Thế Kỷ XXI" của mình từ năm 2004. Ông cho rằng các chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Bang Xô Viết và của Trung Quốc chưa được hoàn thiện, vì vậy cần phải có một chế độ XHCN mới phù hợp với thế kỷ XXI. Để tiến hành xây dựng XHCN, Ông càng đẩy nhanh nhịp độ quốc hữu hóa các công ty tư nhân, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài. Việc quốc hữu hóa các công ty nước ngoài đã gây căng thẳng cho bang giao quốc tế và làm giới đầu tư nước ngoài lần lượt rút lui khỏi Vê-nê-xu-ê-la.
Dưới sự dẫn dắt của U-gô Cha-vết, Sứ mệnh Bolivia đã đưa quốc gia Nam Mỹ từ một đất nước chìm sâu trong đói nghèo và bất bình đẳng xã hội sâu sắc thành một nước có các chính sách an sinh xã hội, y tế, thuốc men, viện phí hoàn toàn miễn phí cho người nghèo, theo đúng tinh thần XHCN.
Trên phương diện đối ngoại, ông Cha-vết luôn khẳng định vai trò khi cương quyết định hướng xây dựng “CNXH thế kỷ XXI” ở Nam Mỹ. Các nguyên thủ trong khu vực, từ Evo Morales của Bolivia, Rafael Correa của Equador hay Cristina Kirchner của Argentina là những người nhiệt thành ủng hộ chính sách tiến bộ của ông U-gô Cha-vết. Nhưng vượt trên tất cả, theo nhiều người dân Vê-nê-xu-ê-la, cái đáng quý nhất ở ông Cha-vết là dù thành công trên cương vị người đứng đầu đất nước, song ông không bao giờ xa rời dân chúng.
Một trong những câu nói ấn tượng nhất của ông Cha-vết là: “Điều làm tôi đau lòng nhất chính là nghèo đói, đây chính là lý do khiến tôi trở thành một người nổi dậy”. Có lẽ, tác phong quyết liệt, cứng rắn nhưng giản dị, gần gũi nhân dân, kết hợp với sự thông minh chính trị và một trái tim nhân hậu là những yếu tố hình thành nên một Cha-vết được người dân quốc gia nam Mỹ yêu mến.
Khi tái đắc cử (12/2006), Tổng thống U-gô Cha-vết đã kêu gọi các lực lượng chính trị cánh tả tích cực tham gia việc thành lập một chính đảng ở Vê-nê-zu-ê-la trong 2007. Ðầu năm 2007, khi Tổng thống Cha-vết lại kêu gọi thành lập đảng thống nhất các lực lượng cánh tả, Ðảng Cộng sản đã họp đại hội bất thường để thảo luận về chủ trương đó. Ðiều quan tâm của những người cộng sản trước hết là nền tảng tư tưởng và mô hình tổ chức của đảng thống nhất.
Trong nhiệm kỳ mới, ông Chasvez sẽ có rất nhiều việc phải làm, để hoàn thành cuộc “Cách mạng Bô-li-var” tiến tới xã hội chủ nghĩa, kế thừa những thành tựu và nhận rõ thách thức để đưa kinh tế Vê-nê-xu-ê-la phát triển bền vững, cải thiện đời sống và tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho toàn thể người dân Vê-nê-xu-ê-la.
Và một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là chính phủ Vê-nê-xu-ê-la phải đưa ra được những chính sách kinh tế thích hợp, tìm cách đa dạng hoá các ngành kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí. Bên cạnh đó là tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường và ngoài ra, tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống và giảm tỷ lệ tội phạm đang gia tăng ở đất nước Nam Mỹ.
Những người lãnh đạo PSUV hiện nay đang tìm tòi con đường đi của chủ nghĩa xã hội mới. Họ tổ chức nghiên cứu Công xã Paris, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, chủ nghĩa xã hội của các nước, nghiên cứu nguyên tắc tập trung dân chủ của các Ðảng cộng sản, tư tưởng Thiên Chúa giáo, một nước hai chế độ của Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, Cu-ba... Lựa chọn con đường vì dân, phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo đảm đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, để chủ nghĩa xã hội nhân văn hơn, phát triển con người toàn diện hơn. Trong đó, văn hóa phải là mục đích, chủ nghĩa xã hội phải bắt đầu từ cơ sở của cộng đồng.
Vấn đề thống nhất các tổ chức cánh tả trong một đảng thống nhất, đoàn kết các lực lượng quần chúng ủng hộ cánh tả được PSUV quan tâm. Ðể củng cố tổ chức và phong trào, PSUV đặc biệt chú ý phát huy vai trò lãnh tụ, uy tín của Tổng thống Cha-vết. Ðây là hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Vê-nê-xu-ê-la để vượt qua khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc Cách mạng Bô-li-va xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" ở Vê-nê-xu-ê-la.
Xây dựng Ðảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la và giương cao ngọn cờ Cha-vết - tiếp nối ngọn cờ Xi-mông Bô-li-va - ở thời điểm hiện nay là nhân tố quyết định thành bại của tiến trình cách mạng Bô-li-va ở Vê-nê-xu-ê-la. Ðảng đang tập trung sức nâng cao nhận thức về CNXH, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, bắt tay chuẩn bị thành lập các trường học tập lý luận chính trị, đào tạo cán bộ. Vê-nê-xu-ê-la đang gấp rút chuẩn bị tiến hành Ðại hội Ðảng thông qua Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng để xác định nội dung, nguyên tắc chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương hướng hoạt động.
Mặc dù tình hình chính trị ở khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Tổng thống U-gô Cha-vết và sự nỗ lực của các lực lượng chính trị cánh tả Vê-nê-zu-ê-la, Đảng XHCN Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV) đã được thành lập vào ngày 2/3/2008. Đảng XHCN Thống nhất Vê-nê-zu-ê-la sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng và cùng với vai trò “thủ lĩnh” và uy tín tuyệt đối của Tổng thống U-gô Cha-vết trở thành hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Vê-nê-zu-ê-la để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc cách mạng Bô-li-va xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la.
Tháng 9-2008, Ông đã phát đi một thông điệp quan trọng: Dự án quốc gia Xi-mông Bô-li-va - Kế hoạch xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dự án khẳng định: Trong giai đoạn 2007-2013, Vê-nê-xu-ê-la hướng tới công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", bằng các chủ trương sau đây:
Giá trị mới của chủ nghĩa xã hội: Ðưa ra vấn đề tái lập quốc gia Vê-nê-xu-ê-la, trong đó xây dựng những cội nguồn hòa quyện, những giá trị và nguyên tắc tiên phong nhất của các trào lưu nhân văn của chủ nghĩa xã hội và tính kế thừa lịch sử tư tưởng của Xi-mông Bô-li-va.
Về xã hội, Dự án đề ra xây dựng một mô hình xã hội mới thể hiện được hiệu quả, mang tính nhân văn và tính nội sinh; theo đuổi mục tiêu tất cả mọi người được sống trong những điều kiện tương đồng.
Về nền dân chủ : Ðối với giai đoạn mới hiện nay của cuộc Cách mạng Bô-li-va sẽ củng cố tổ chức xã hội, để chuyển hóa những yếu kém tự thân nó thành sức mạnh tập thể, tăng tính độc lập, tự do và quyền lực cá nhân.
Về mô thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Ðể đạt tới lao động thật sự có ý nghĩa, phải loại trừ chia rẽ xã hội, đáp ứng những yêu cầu của con người và sản xuất của cải phục vụ tái sản xuất.
Về năng lượng đất nước: Kết hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên với việc hội nhập khu vực và thế giới. Dầu mỏ sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thỏa mãn những nhu cầu về năng lượng của đất nước và củng cố mô hình sản xuất XHCN.
Về quan hệ quốc tế: Chủ trương xây dựng một thế giới đa cực, tìm kiếm công bằng xã hội, tình đoàn kết, hòa bình, làm sâu sắc thêm sự đối thoại thân thiện giữa các dân tộc, quyền tự quyết và tôn trọng tự do tư tưởng.
Ban lãnh đạo toàn quốc PSUV vừa phải củng cố quyền lực lãnh đạo, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đối phó các khó khăn, phức tạp trong nội bộ, chống trả sự phá hoại của lực lượng đối lập để bảo vệ cuộc Cách mạng Bô-li-va; vừa phải xây dựng những định hướng cụ thể, trước hết là xây dựng đảng chính trị lãnh đạo, thống nhất các lực lượng cánh tả ủng hộ cách mạng quá độ lên CNXH, tập hợp quần chúng, ủng hộ Tổng thống. Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la là người ủng hộ đầu tiên, tích cực nhất cho tiến trình cách mạng của Ông.
Trước sự nghiệp cách mạng của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la còn rất nhiều khó khăn. Ðiều đó là tất nhiên. Hơn ai hết, những người trong Ban lãnh đạo PSUV, Bộ Chính trị PCV và rộng hơn là những người tâm huyết với Vê-nê-xu-ê-la, đều biết. Cái khó lớn nhất là từ một nước tư bản chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng việc lật đổ chính quyền cũ mà bằng cuộc bầu cử thắng lợi thì xây dựng thể chế chính trị và mô hình kinh tế mới phải như thế nào. Lý luận về con đường này, các nhà kinh điển cũng chưa nói nhiều. Tiếp tục đà thắng lợi của việc giành chính quyền kiểu này bằng phương thức gì, không ít phong trào cánh tả vẫn còn lúng túng; không khéo lại rơi vào vòng luẩn quẩn của đấu tranh nghị trường "đối lập để cầm quyền, cầm quyền lại trở thành đối lập". Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại. Các nước vẫn tiếp tục tìm tòi, khám phá, bổ sung và hoàn chỉnh.
Ngày 1/5/2008, bằng một sắc lệnh của Tổng thống ở Vê-nê-xu-ê-la đã quy định mức lương tối thiểu cao nhất ở khu vực châu Mỹ La-tinh lúc đó là 372 USD. Lương hưu đã tăng lên gấp 4 lần so với trước. Tỉ lệ người dân mù chữ giảm rõ rệt… Không những thế, ông còn là ngọn cờ đầu dẫn dắt cả khu vực Mỹ La-tinh ngày một thoát xa ra ngoài ảnh hưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…
Ngày 23/11/2008, tiến hành bầu cử chính quyền ở các địa phương, PSUV của Tổng thống Cha-vết giành được thắng lợi, nắm quyền ở 85% các đơn vị cấp tỉnh, 85% các đơn vị cấp quận, huyện. Sau thắng lợi này, ông tuyên bố tiếp tục theo con đường CNXH.
Ðầu năm 2009, ngày 2/2/2009, nhân kỷ niệm 10 năm lên nắm quyền lãnh đạo Vê-nê-zu-ê-la, Tổng thống U-gô Cha-vết cho rằng, sự vận động của Vê-nê-zu-ê-la trong mười năm qua chứa dựng trọn vẹn trong ba cụm từ: Cách mạng, Độc lập và Chủ nghĩa Xã hội và nhấn mạnh: “Một kỷ nguyên mới ở Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê bắt đầu".
Mười năm tồn tại đã diễn ra 14 cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân. Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền càng khó hơn, đó là tổng kết của lịch sử. Ban lãnh đạo toàn quốc Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV), Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la (PCV), đã vượt qua những khó khăn, cả những bước lùi, trong tiến trình cách mạng mười năm qua. Ở các nước có nền pháp quyền lâu năm, các lực lượng cầm quyền hoặc đối lập phải hoạt động theo Hiến pháp. Cách mạng Vê-nê-xu-ê-la diễn ra trong khuôn khổ hiến pháp tư sản, thông qua đấu tranh nghị trường, tranh cử, thu phục sự ủng hộ của quần chúng để có những lá phiếu đồng ý.
Sau đó, để thực hiện mục tiêu của mình, phải từng bước thay đổi, bổ sung Hiến pháp để có được những nguyên tắc hỗ trợ mục tiêu tiến lên CNXH. Lấy lợi ích kinh tế ngày càng nhiều hơn, dân chủ mở rộng hơn làm mục tiêu, động lực tập hợp lực lượng, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Nắm được lòng dân, nắm được Hiến pháp để đẩy mạnh tiến trình cách mạng. Ở cương vị Tổng thống, Ông đã đưa vào Hiến pháp nhiều điều quy định mới, đơn cử như phụ nữ có quyền nắm giữ bất cứ cương vị nào ở tất cả các cấp chính quyền, các bộ, ngành. Đồng thời, Chính phủ của Tổng thống Cha-vết đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng phục vụ lợi ích của đa số nhân dân.
Mười năm cầm quyền của Ông đã làm thay đổi sâu sắc đất nước Vê-nê-xu-ê-la, những người cánh tả Vê-nê-xu-ê-la, đứng đầu là Tổng thống Cha-vết, muốn bắt tay xây dựng nền dân chủ thật sự đối với đại đa số người lao động, người nghèo ở Vê-nê-xu-ê-la; làm chủ các nguồn tài nguyên đất nước; tài nguyên phải được phục vụ nhân dân lao động.
Sau đó ít ngày, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 15/2 với 54 % phiếu ủng hộ và 45 % phiểu chống, Hiến pháp (sửa đổi) của Vênzuela đã được thông qua, Ông lại giành thắng lợi, kiểm soát 17/22 tiểu bang. Đây là thắng lợi có ý nghĩa to lớn của các lực lượng cánh tả ở Vênêzuela và khu vực Mỹ La-tinh. Thắng lợi này không chỉ mở đường cho Tổng thống Hu-go Cha-vết tiếp tục nắm quyền lãnh đạo Vênêzuela nhiều nhiệm kỳ mà còn khẳng định đường lối xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-zu-ê-la đã tạo được lòng tin và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, kết quả cuộc trưng cầu cho phép Tổng thống đương nhiệm được quyền ứng cử nhiều nhiệm kỳ và chức vụ chủ tịch ở các cấp tỉnh, quận, huyện và phường cũng như vậy.
Gần đây, nhà lãnh đạo đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vẫn tuyên bố quyết tâm trong cuộc bầu cử vào ngày 7/10/2012. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy chính khách 57 tuổi này đang nhận được sự ủng hộ của đa số người dân trong nước trước kỳ bầu cử đầy thách thức. Có 64% số người được hỏi đánh giá cao sự điều hành đất nước của Tổng thống đương nhiệm với những chương trình xã hội thành công và khoảng 51% số ý kiến cho rằng ông sẽ tái đắc cử.
Theo công bố của Ủy ban bầu cử Quốc gia Vê-nê-xu-ê-la, đương kim Tổng thống U-gô Cha-vết đã giành chiến thẳng trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 7/10 với tỷ lệ 54% số phiếu bầu, đánh bại ứng cử viên đối lập Henrique Capriles Radonski. Cơ quan bầu cử cũng cho biết đối thủ của ông Chávez - chính trị gia đối lập Henrique Capriles Radonski giành được 45% phiếu bầu.
Hệ thống bỏ phiếu điện tử vân tay của Vê-nê-xu-ê-la được tất cả các bên giám sát, từ các nhóm quan sát của các nước Nam Mỹ đến các nhóm quan sát trong nước đánh giá và tin tưởng về sự thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Phe đối lập cũng được phép cử giám sát tại 13.810 điểm bỏ phiếu, từ các khu làng nhỏ ven rừng Amazon cho đến các khu ổ chuột ở thủ đô Caracas.
Kết quả của cuộc bầu cử lịch sử này sẽ quyết định ai là người sẽ lãnh đạo đất nước Vê-nê-xu-ê-la trong 6 năm tới: đương kim Tổng thống Hugo Chávez – người được coi là “biểu tượng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Nam Mỹ hay đối thủ của ông – chính trị gia đối lập trẻ tuổi Henrique Capriles Radonski - một chính khách mang tư tưởng cấp tiến và là người hết sức hâm mộ đường lối của cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Theo ghi nhận của giới truyền thông quốc tế, từ 3 giờ sáng ngày 7/10, hàng triệu người Vê-nê-xu-ê-la đã nô nức xếp hàng các điểm bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống mới cho nhiệm kỳ 6 năm tới, tại các khu phố nghèo của thủ đô Caracas, nơi mà ông Chávez được ủng hộ mạnh mẽ, các nhà hoạt động trên những chiếc mô tô, xe tải đã khuấy động không khí ngày bầu cử lịch sử bằng kèn, trống và các loại nhạc cụ để hô hào mọi người đi bỏ phiếu. Mặc dù đến 6 giờ sáng các điểm bỏ phiếu mới mở cửa nhưng hàng dài người đã xếp hàng ở các điểm bỏ phiếu từ lúc mặt trời còn chưa kịp ló rạng, háo hức thực hiện quyền lợi công dân của mình trong một kỳ bầu cử được coi là gay cấn nhất từ trước đến nay. Không chỉ ở thủ đô Caracas, các bản tin truyền hình cũng chiếu những cảnh tượng tương tự ở khắp các nơi khác trên đất nước Venezulea, đâu đâu cũng thấy một không khí bầu cử nhiệt tình, náo nức.
Và cuộc bầu cử - tuy được đánh giá là gay cấn nhất từ trước đến nay ở đất nước Nam Mỹ này nhưng kết quả lại không đem lại nhiều sự bất ngờ bởi các kết quả thăm dò ý kiến trước bầu cử đã cho thấy môt nhiệm kỳ nữa dành cho Ông là mong mỏi của đa phần người Vê-nê-xu-ê-la. Dù Vê-nê-xu-ê-la là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, dù đã trải qua một thời gian dài điều trị bệnh ung thư nhưng sau 14 năm nắm quyền, qua 3 nhiệm kỳ, Tổng thống 58 tuổi Ông vẫn được lòng một phần lớn dân chúng, nhất là thành phần nghèo.
Bên cạnh đó, quyết định quốc hữu hóa một số ngành chính của nền kinh tế trong thời gian cầm quyền của Ông bị phe đối lập và một số thành phần xã hội chỉ trích là làm giảm đầu tư nước ngoài cũng như hạn chế khả năng phát triển của các ngành này do quản lý Nhà nước yếu kém, nhưng vốn là nước khai thác dầu lửa lớn của thế giới và giá dầu tăng cao suốt một thập niên qua vẫn cho phép chính phủ của ông tiến hành chính sách an sinh xã hội, y tế, thuốc men, viện phí, xóa mù chữ đều miễn phí cho dân nghèo. Chính sách này thành công đến mức mà ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski cũng phải cam kết là khi đắc cử, sẽ tiếp tục xúc tiến hoạt động của các nhóm công tác này bên cạnh việc học tập mô hình của Brazil về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Trong nhiệm kỳ mới, ông Chasvez sẽ có rất nhiều việc phải làm, để hoàn thành cuộc “Cách mạng Bô-li-var” tiến tới xã hội chủ nghĩa.
Tính đến thời điểm qua đời, U-gô Cha-vết đã “nắm ghế” Tổng thống của Vê-nê-xu-ê-la 14 năm. Ông là một trong số ít nhân vật chính trị gây nhiều tranh luận nhất, chí ít là bởi tính cách và những phát ngôn “thẳng như ruột ngựa” của ông. U-gô Cha-vết là vị Tổng thống vì người nghèo, vì bình đẳng và công lý, chống bóc lột, chống tư bản đế quốc, mà trước nhất là thái độ đối với Mỹ.
Ông đã không ít lần lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa đế quốc, Tổng thống G.W. Bút-xơ. Ngày 20/9/2006, tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 61, Ông đã gọi Tổng thống Mỹ là “quỷ” (diablo): “Quỷ dữ đã đến đây ngày hôm qua”. Tổng thống Cha-vết còn tuyên bố ông Bút-xơ đã thúc đẩy “một nền dân chủ sai lệch với tinh hoa của nhân loại” và đây là “một nền dân chủ bom đạn”.
Trong chương trình truyền hình hàng tuần “Alo Presidente” (Alô tổng thống) do chính ông làm “chủ xị”, phát sóng ngày 22/3/2009, Ông đã gọi tổng thống Barack Obama là “kẻ ngu dốt đáng thương” (pobre ignorante) vì ông chủ mới của Nhà Trắng vu cáo Ông “xuất khẩu khủng bố” và “là vật cản đối với sự phát triển của khu vực Mỹ La-tinh”. Ông nói: “Ông ta cần học hỏi nhiều hơn nữa để có thể hiểu được thực tế Mỹ La-tinh”. Rồi Ông nói tiếp, thẳng thừng: “Vật cản chính cống, đó là đế quốc mà anh cai quản. Nó đã xuất khẩu khủng bố từ 200 năm nay, đã ném bom nguyên tử xuống các thành phố vô tội, đã dội bom, xâm lược và ra lệnh ám sát bất cứ ai các anh muốn”.
U-gô Cha-vết là vị tổng thống biết “vận dụng” truyền thông một cách hiệu quả. Bên cạnh chương trình đối thoại trên truyền hình, ông còn sở hữu một tài khoản trên mạng xã hội Twitter với lượng fan “khủng” lên đến 3 triệu người hâm mộ. Tổng thống U-gô Cha-vết sử dụng Twitter để thông báo lịch làm việc của mình, giao việc cho các bộ trưởng, bình luận về những sự kiện trong nước và quốc tế và trao đổi với những người hâm mộ ông. Các tin nhắn được gửi đến nhiều tới mức ông phải thành lập một bộ phận giúp việc đặc biệt, có nhiệm vụ đọc và trả lời tất cả các vấn đề liên quan. Ông là chính trị gia Mỹ La-tinh được nhiều người biết đến nhất qua Twitter.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Cha-vết đã thực thi nhiều chính sách kinh tế như cải cách ruộng đất, dân chủ hóa hoạt động kinh tế, thực hiện chương trình quốc hữu hóa trong nhiều lĩnh vực đáng chú ý như: dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, khai mỏ…; từng bước tăng khả năng tự chủ độc lập khỏi Mỹ và phương Tây bằng việc nâng cao sản lượng dầu mỏ, tăng cường hội nhập kinh tế và chính trị với các quốc gia Mỹ Latin khác.
Kể từ năm 1999 đến năm 2010, chính phủ của ông Cha-vết đã dùng nguồn lợi từ xuất khẩu dầu mỏ để đầu tư 330 tỷ USD cho các chương trình xã hội, giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn 23,9% và tỷ lệ bần cùng từ 40% xuống còn 5,9%. Ngoài ra, số người được hưởng trợ cấp xã hội tăng từ 387.000 người lên 1,92 triệu người cùng một hệ thống y tế và giáo dục công cộng ngày càng mở rộng tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Một nhân tố khác giúp Tổng thống Cha-vết nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của đa số dân chúng là nhờ ông đã biết “đẩy” sản lượng khai thác dầu mỏ lên mức hàng đầu thế giới với 3 triệu thùng/ngày. Hiện Vê-nê-xu-ê-la là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 5 thế giới, là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với trữ lượng dầu mỏ vào khoảng 297,5 tỷ thùng.
Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ của ông đang tìm cách đưa ra những chính sách kinh tế thích hợp hơn, đa dạng hoá các ngành kinh tế, từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí.
Các vấn đề an sinh xã hội cũng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Về vấn đề nhà ở, hiện tại nhu cầu nhà ở của người nghèo vẫn rất cao, Vê-nê-xu-ê-la đang chủ trương xây dựng thêm hai triệu ngôi nhà nữa nhằm đáp ứng đủ nơi ở cho người nghèo đang sống tạm bợ tại các khu ổ chuột.
Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù, Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đã đạt được tiến bộ trong việc tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường. Tuy nhiên, nạn thất học ở trẻ em, mù chữ ở người lớn và bỏ học nửa chừng vẫn còn đang đòi hỏi nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn nữa.
Tổng thống Cha-vết đã từng tự nhận mình là đệ tử của Xi-mông Bô-li-var, một quý tộc thế kỷ 19, người đã trả tự do cho phần lớn các quốc gia Nam Mỹ khỏi đế quốc Tây Ban Nha. Để thể hiện sự kính trọng của mình, hồi tháng 4/2012, ông đã cho xây dựng một lăng tẩm cao 17 tầng, lát gạch trắng để lưu giữ hài cốt của người anh hùng dân tộc.
Ngay sau khi ông Cha-vết qua đời, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã nhận xét rằng: “Ông Cha-vết sẽ được nhớ đến vì sự khẳng định đanh thép về quyền tự trị và độc lập cho các chính phủ ở Mỹ La-tinh…”.
Tổng thống Nga Putin khẳng định, Tổng thống Cha-vết là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Bô-li-va và đất nước Vê-nê-xu-ê-la, đồng thời là người bạn chân thành và gần gũi của nhân dân Nga. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã gọi sự ra đi của ông Cha-vết “là một thảm kịch” vì ông là một chính trị gia vĩ đại của đất nước mình, Mỹ Latin và cả thế giới.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho rằng, việc ông U-gô Cha-vết qua đời là “một mất mát không thể bù đắp” và ca ngợi ông là “một người Mỹ Latinh vĩ đại, một người bạn của nhân dân”.
Ngoại trưởng Anh quốc, William Hague tuyên bố ông rất buồn trước sự ra đi của Tổng thống Cha-vết, đồng thời cho rằng ông Cha-vết sẽ còn được “nhớ mãi” trong lòng người dân nước mình.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết, Mỹ mong muốn một mối quan hệ tương lai “mang tính xây dựng” với Vê-nê-xu-ê-la sau khi Tổng thống nước này U-gô Cha-vết qua đời. Ngoại trưởng Mỹ Chuck Hagel cũng gửi lời chia buồn tới gia đình ông Cha-vết và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la.
Như vậy, không chỉ nhân dân Vê-nê-xu-ê-la mà cả nhân loại tiến bộ đều ngợi ca ông U-gô Cha-vết là người đã phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Mỹ Latin đang hướng về tinh thần của cuộc cách mạng Bô-li-va – hướng về một tương lai tốt đẹp của “CNXH hiện đại của thế kỷ 21” mà các nhà CNXH cánh tả Mỹ latin đang theo đuổi.
Không thể nói rằng Ông đã ra đi và bỏ Vê-nê-xu-ê-la ở lại trong trạng thái bất ổn định. Hơn 14 năm cầm quyền, ông đã biến Vê-nê-xu-ê-la từ một quốc gia nghèo khó sang trạng thái xã hội khá ổn định. Ông đã chi những khoản ngân sách khổng lồ thu được từ dầu mỏ để xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, bình ổn giá, trợ cấp cho nông dân, giúp đỡ người nghèo. Dưới thời Hugo một lít xăng 95 ở Vê-nê-xu-ê-la có giá rẻ hơn 2 cent. Vì vậy không phải là đáng ngạc nhiên rằng Ông là chỗ dựa vững chắc của những người dân nghèo. Và đây là cơ sở bầu cử rất mạnh mẽ dành cho người kế nhiệm ông – Phó Tổng thống Ni-cô-lát Ma-đu-rô.
Ông Maduro sinh ngày 23/11/1962 tại thủ đô Caracas. Ông từng học tại Trường Trung học công lập Jose Avalos nằm ở phía tây Caracas, trong tiểu khu Eil Valle. Maduro từng là tài xế xe bus và tham gia tích cực vào hoạt động công đoàn trong ngành vận tải hành khách này. Ngay từ thời điểm đó, gương mặt điển trai và bộ ria mép dày phong trần của ông đã rất thu hút được cảm tình của công chúng. Maduro đã trở thành đại biểu cho những người lao động của hệ thống vận tải công cộng Caracas Metro (cả nổi và chìm) cuối những năm 70 và những năm 80. Khi ấy, hoạt động công đoàn của Metro còn chưa được phép hoạt động, do vậy, hoạt động của ông coi như khởi đầu cho Phong trào Công đoàn của Metro Caracas.
Ông Maduro được coi là một trong những người sáng lập của Phong trào Cộng hòa thứ năm (Movimiento V Quinta República, MVR). Thành tựu chính trị lớn nhất của ông là những hoạt động đấu tranh để cứu ông U-gô Cha-vết ra khỏi nhà tù sau cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống lúc đó là ông Carlos Andres Perez, từ 1992 đến 1998. Tiếp sau đó, ông đã là một trong những điều phối viên khu vực chính trị của mình trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống năm 1998.
Năm 1998, ông Maduro đã đắc cử đại biểu Thượng viện Vê-nê-xu-ê-la với tư cách đại diện cho MVR. Năm 1999, ông trở thành đại biểu lập hiến. Ông đã đắc cử Đại biểu Quốc hội trong năm 2000 và 2005 với tư cách đại diện cho khu vực bầu cử thủ đô. Trong những năm từ 2005 tới nửa đầu năm 2006, ông đã là Chủ tịch Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la mặc dù ông không có bằng tốt nghiệp trung học. Tiếp theo, ông được Tổng thống Cha-vết bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao vào ngày 9/8/2006. Trên cương vị này, ông đã khẳng định được vị thế của mình với hình ảnh một chính trị gia theo khuynh hướng trung dung, có khả năng hội tụ đồng minh nhưng cũng rất biết cách tỏ thái độ kiên quyết đối với kẻ thù.
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã kết hôn với nữ luật sư Cilia Flores (sinh ngày 1/1/1953), một nhân vật cánh tả nổi bật trong Phong trào Cộng hòa thứ năm (MVR) và đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV)… Bà Flores từng là Chủ tịch Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la (kế nhiệm chồng) và đã tham gia Ủy ban tài chính của Quốc hội nước này.
Ngày 10/10/2012, ba ngày sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, Tổng thống Cha-vết bổ nhiệm Maduro là Phó Tổng thống. Ông nhậm chức vào ngày 13/10/2012, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ngày 8/12/2012, Tổng thống U-gô Cha-vết thông báo rằng bệnh ung thư tái phát và ông sẽ trở lại Cuba để điều trị. Tổng thống Cha-vết cho biết tình trạng của mình có thể tồi tệ hơn và một cuộc bầu cử Tổng thống mới có thể được diễn ra để tìm người thay thế ông. Và Cha-vết đã đưa ra ý kiến ủng hộ cho Maduro nếu người dân Vê-nê-xu-ê-la cần phải đi bỏ phiếu bầu Tổng thống thay thế ông. Đây là lần đầu tiên ông U-gô Cha-vết chỉ định một ứng cử viên kế nhiệm cho phong trào của ông.
Trong giai đoạn từ ngày 11/12/2012 tới nay, ông Maduro đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nói theo cách của Luis Vicente Leon, giám đốc Trung tâm Điều tra ý kiến Datanalisis trong trao đổi với phóng viên AFP là, “ngăn chặn thù trong, giặc ngoài, lợi dụng sự vắng mặt của ông Cha-vết để gây ra bất ổn cho đất nước.” Ông Maduro đã thường xuất hiện trên các kênh truyền hình công cộng, trao chìa khóa nhà ở xã hội cho các gia đình, khai trương bệnh viện hay lái một chiếc xe buýt tặng cho sinh viên trường đại học.
Ông cũng tỏ ra không ngần ngại sử dụng những từ mạnh mẽ để chỉ trích những người đối lập, chủ yếu nhắm vào thống đốc bang Miranda Henrique Capriles, người đã thất cử trước ông Cha-vết hồi tháng 10/2012 (ông này cũng vừa được phe đối lập đưa ra làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.)
Một điều đáng chú ý là, trước khi tuyên bố “bi kịch lịch sử” về cái chết của ông Cha-vết ở tuổi 58 vào ngày 5/3, ông Maduro đã trục xuất hai tùy viên quân sự Mỹ, bị cáo buộc là “những kẻ thù lịch sử” đã gây ra chứng bệnh ung thư cho ông Cha-vết. Ông Maduro cũng thông báo rằng sẽ thành lập một ủy ban điều tra về nguyên nhân dẫn tới cái chết của Tổng thống Cha-vết. Trong cách nhìn của ông Maduro, Tổng thống Cha-vết mất là do “âm mưu của các thế lực thù địch”… Khi Tổng thống Cha-vết còn sống, lãnh tụ Cuba Fidel Castro cũng đã từng cảnh báo ông rằng, hãy cẩn thận với những âm mưu ám sát của kẻ thù.
Sau khi ông Cha-vết qua đời, ngày 6/3, quân đội Vê-nê-xu-ê-la đã làm lễ tuyên thệ trung thành với ông Maduro trong tư cách là người chính thức kế nhiệm ông Cha-vết trên cương vị tạm quyền nguyên thủ quốc gia. Đất nước Vê-nê-xu-ê-la hiện vẫn ở trong tình trạng bình ổn.
Đêm 5 rạng ngày 6 tháng 3, Ông qua đời tại bệnh viện quân y ở Ca-ra-cát vì bệnh ung thư. Vê-nê-xu-ê-la tuyên bố bảy ngày quốc tang. Đám tang của Tổng thống Cha-vết sẽ được tổ chức vào ngày thứ Sáu ngày 8 tháng 3.
Theo lời tướng Giô-sê Óc-lê-la (Jose Ornella), chỉ huy đội bảo vệ và là người đã ở cạnh lãnh đạo của mình suốt hai năm qua, cho tới phút cuối cùng của đời Ông, Tổng thống Cha-vết đã mất vì một cơn nhồi máu ngày 5/3 tại Ca-ra-cát, những lời cuối cùng mà Ông thốt lên trước khi tắt thở mà viên tướng cận vệ đọc được theo những mấp máy trên môi Ông là: “Tôi không muốn chết, đừng để tôi chết vì tôi yêu tổ quốc mình và tôi đã hy sinh mọi sự vì nó”.
Khi còn mạnh khỏe, Ông ;từng thổ lộ rằng, ông mơ ước sau khi rời khỏi chính trường sẽ về làm giáo viên tiểu học ở một trường nào đó hẻo lánh. Ông còn nói rằng, Ông muốn sống thật lâu và khi già, sẽ ngồi đọc sách cho cháu chắt nghe dưới bóng cây sum suê bên cạnh dòng sông lộng gió. Tiếc thay, mơ ước đó của Ông đã không trở thành hiện thực.
U-gô Cha-vết và hai con gái. |
Tuy nhiên, đã có thể nói rằng, dù mới chỉ 14 năm giữ cương vị nguyên thủ quốc gia ở một trong những đất nước quan trọng nhất châu Mỹ La-tinh nhưng Ông đã thực hiện được những lời hứa của mình trước dân tộc. Bản thân Ông tự gọi mình là “tín đồ của đạo giải phóng” và quả thực Ông đã giải phóng được đất nước mình thoát khỏi nhiều tai ách của quá khứ.
Theo nhận xét của triết gia San-ti-a-gô Za-ba-la, đồng tác giả của cuốn sách Cộng sản thông diễn học (cùng với Gi-an-ni Van-ti-mô), trong những năm cầm quyền của Ông ở Vê-nê-xu-ê-la đã giảm rõ rệt tỉ lệ những người bần hàn và mù chữ. Tờ La Stam-pa của I-ta-li-a đã dẫn lời GS Za-ba-la nhấn mạnh rằng, trong cuốn sách Cộng sản thông diễn học, hai tác giả đã khẳng định rằng Ông có thể là tấm gương để Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma học tập. Những nỗ lực không mệt mỏi của Ông đã giúp ông đưa đất nước Vê-nê-xu-ê-la thoát khỏi những lời nguyền nghèo đói trầm kha. 70% dân số Vê-nê-xu-ê-la đã vượt qua được ngưỡng bần hàn.
Theo Hiến pháp, cuộc bầu cử tổng thống của đất nước phải được tổ chức không muộn hơn 30 ngày sau khi người đứng đầu nhà nước qua đời. Tạm thời điều hành đất nước sẽ là phó Tổng thống Ni-cô-lát Ma-đu-rô Mô-rốt (Ni-cô-lát Ma-đu-rô Moros).
Kể từ khi Liên Bang Xô Viết (bao gồm nước Nga ngày nay) và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, trên thế giới này không mấy ai còn tin vào chủ nghĩa xã hội nữa. Ngay cả các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam, dù đang mang nhãn hiệu XHCN nhưng trên thực tế đang ngày càng rời xa lý thuyết của chủ nghĩa này mà đi theo con đường tư bản. Thế nhưng ít ra cũng còn một người đang tin tưởng mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đưa đất nước của mình đi theo con đường đó. Người đó là U-gô Cha-vết, cố Tổng thống nước Cộng Hòa Vê-nê-xu-ê-la.
Cộng hoà Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la (República Bô-li-variana de Vê-nê-xu-ê-la) số dân khoảng 28 triệu người, là một quốc gia Nam Mỹ, Bắc giáp biển Ca-ri-bê, Đông Bắc giáp Đại Tây Dương, Đông giáp Guy-a-na, Nam giáp Bra-xin và Tây giáp Cô-lôm-bi-a. Với diện tích hơn 912 nghìn km2, bờ biển dài hơn 2.800 km, ở vùng nhiệt đới, khí hậu Vê-nê-xu-ê-la thuận lợi cho phát triển các loài sinh vật với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, tạo ra sự trù phú cho mảnh đất rộng gấp ba lần Việt Nam.
Vê-nê-xu-ê-la giàu tài nguyên (dầu khí, than đá, quặng sắt, kim cương, vàng, kẽm, bạc, bô-xít, thuỷ điện), có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Rừng chiếm 39% lãnh thổ. Dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng nhất, Vê-nê-xu-ê-la có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất châu Mỹ, với tốc độ khai thác dầu 1,5 triệu thùng một ngày, 200 năm nữa Vê-nê-xu-ê-la mới lo cạn kiệt nguồn dầu mỏ. Công nghiệp dầu mỏ đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la, tới hơn 30% GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn 50% ngân sách Nhà nước và là quốc gia xuất cảng dầu thô đứng hàng thứ năm trên thế giới, là một trong những quốc gia cung cấp dầu thô nhiều nhất cho Hoa Kỳ, chỉ sau Canada, chính vì điều này mà Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình hình chính trị ở Vê-nê-xu-ê-la.
Nhân dân Vê-nê-xu-ê-la có lịch sử anh hùng trong đấu tranh chống xâm lược, đồng hóa, để dựng nước và giữ nước, từng tuyên bố độc lập cách đây gần 200 năm. Với tư tưởng "độc lập, tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái", Anh hùng giải phóng dân tộc Simone Bô-li-va (1783 - 1830), một vị tướng người Vê-nê-xu-ê-la đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng Vê-nê-xu-ê-la và Mỹ la-tinh khỏi ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha từ năm 1528, tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa Vê-nê-xu-ê-la ngày 5/7/1811, mở ra nhiều vùng đất mới, lập nên nước Ðại Colombia bao gồm cả Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ê-qua-đo và Pa-na-ma ngày nay vào năm 1821. Năm 1830, Vê-nê-xu-ê-la tách ra thành lập quốc gia mới. Trong 2 thế kỷ 19 và 20, các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền, gây ra nhiều cuộc nội chiến ác liệt cho đến năm 1945 chế độ độc tài bị lật đổ, Hiến pháp mới được thông qua, quy định chế độ bầu cử Tổng thống, Đảng Hành động dân chủ (AD) và Đảng dân chủ thiên chúa giáo (COPEI) thay nhau cầm quyền cho đến khi cánh tả thắng cử vào năm 1998. Các đảng phái chính trị chủ yếu gồm Ðảng Cộng sản (PCV, thành lập 5/3/1931), Phong trào nền Cộng hoà thứ năm(MVR), Phong trào Tiến lên CNXH (MAS), Hành động Dân chủ (AD, thành lập 1936), Xã hội Thiên chúa giáo (COPEI, 1946), Tổ quốc cho tất cả (PPT), Chúng ta có thể (PODEMOS).
Từ lâu, người Việt Nam đã biết đến châu Mỹ la-tinh, những địa danh Nam Mỹ, những cuộc khởi nghĩa của người dân da đỏ chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Vê-nê-xu-ê-la. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Tên tuổi Jose Marti, Simone Bô-li-va là niềm tự hào của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la cũng như những anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh... ở Việt Nam trong đấu tranh giải phóng.
Cả đời ngưỡng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi (25/8/1911 - 25/8/2011), Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết đã gửi thư chúc thọ Đại tướng để thể hiện sự ngưỡng mộ: “Không phải ngẫu nhiên Đại tướng xứng đáng đi vào ký ức thế giới, với ánh hào quang tỏa sáng và sẽ không bao giờ tắt. Thưa Tướng quân của những Tướng quân, không phải ngẫu nhiên Tướng quân tiếp tục chỉ đường cho chúng tôi đi tới những kỳ tích mới... Không phải ngẫu nhiên Đại tướng trở thành một trong những con người bất tử. 100 năm phẩm giá cùng với nhân dân Việt Nam và toàn thể nhân loại vĩ đại. Từ đất nước Vê-nê-xu-ê-la, chúng tôi mừng thọ Đại tướng và nói với nhau rằng, Tướng quân hãy tiếp tục tiến bước”.
Ngày nay, sự ngưỡng mộ của Việt Nam đối với Vê-nê-xu-ê-la còn vì thắng lợi vang dội của Ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1998, mở ra một trang sử mới cho mảnh đất này, một đảng cánh tả Mỹ la-tinh đã giành quyền lãnh đạo đất nước nhằm tới mục tiêu xây dựng một "chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21". Vê-nê-xu-ê-la và Ông, theo gương Cuba ở giữa lòng Nam Mỹ. Vê-nê-xu-ê-la thực hiện đường lối đối ngoại chống cường quyền, áp đặt; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh - Ca-ri-bê, đặc biệt tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba; là thành viên Liên hợp quốc, Phong trào Không Liên kết, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp hội Liên kết Kinh tế Mỹ Latinh (ALADI), Khối Thị trường chung Nam Mỹ - MERCOSUR (7/2006), Cộng đồng các quốc gia vùng An-đết - CAN, Nhóm Rio, Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) và là quan sát viên của Cộng đồng các nước Ca-ri-bê (CARICOM). Vê-nê-xu-ê-la cùng Cu-ba khởi xướng và thúc đẩy sáng kiến “Lựa chọn Bô-li-va cho châu Mỹ" (ALBA) nhằm chống lại sáng kiến thành lập Khu vực Thương mại Tự do toàn châu Mỹ (FTAA) do Mỹ khởi xướng. ALBA đã kết nạp thêm Bô-li-vi-a (29/4/2006) và Ni-ca-ra-gua (15/01/2007).
Vê-nê-zu-ê-la trước khi “kỷ nguyên mới ở Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê" bắt đầu là một xã hội bị phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc. Năm 1998, tình trạng nghèo đói ở Vê-nê-xu-ê-la gia tăng mạnh mẽ đến mức đáng báo động. Nguy cơ bất ổn xã hội được báo trước đã trở thành hiện hữu với bất cứ chính quyền do bất kỳ đảng phái nào lãnh đạo. Hơn 44% trẻ em không được đến trường, cứ 10 gia đình thì có hai sống dưới mức nghèo khó. Tình trạng này khiến người ta đưa ra một câu hỏi là tại sao một đất nước dồi dào tài nguyên, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu dầu hoả với diện tích trên 912.000 km2, dân số 25 triệu người mà tuyệt đại đa số dân số sống trong nghèo đói. Nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la lúc đó chủ yếu nằm trong tay các chủ tư bản giàu có, quân đội đứng về phía giai cấp tư sản và chịu ảnh hưởng của Mỹ. Là một trong những nước có tài nguyên dầu lớn nhất thế giới nhưng lợi ích từ tài nguyên đó lại không được chia đều cho dân chúng mà lại nằm chủ yếu trong tay của một số nhà tư bản độc quyền.
Tinh thần cách mạng Bô-li-va
Ông U-gô Ra-pha-en Cha-vết Phri-át (Hugo Rafael Chavez Frias), sinh ngày 28/7/1954, trong một gia đình nhà giáo ở trong một ngôi làng nhỏ có tên Sanbaneta phía tây bang Barinas, Vê-nê-xu-ê-la, giáp biên giới Columbia, là một quân nhân được đào tạo trong Học viện Quân sự Vê-nê-xu-ê-la, dưới chế độ độc tài, nhưng giàu lòng yêu nướcMặc dù cả hai bố mẹ đều là giáo viên tiểu học nhưng gia đình ông cũng giống như mọi gia đình Vê-nê-xu-ê-la khác, nghèo và phải “vật lộn” với cuộc sống để có đủ cái ăn. Cùng một trong năm anh em của mình, Adan, ông được gửi đến sống với bà nội. Tuổi thơ đói nghèo nhưng ông sớm được tiếp xúc với truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến những bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông sau này. Sau này, bố của Cha-vết, ông U-gô đờ lô Rê-y-é, đã gặt hái được quyền lực chính trị khi trở thành giám đốc của ngành giáo dục địa phương và sau đó là Thống đốc bang Barinas.
Thuở đi học, ông kết bạn với hai người con của sử gia, nhà văn và người cộng sản hăng hái Esteban Jose Ruiz Guevara. Nhiều người cho rằng, chính những bữa ăn tối và thời gian ở cùng gia đình Guevara đã ảnh hưởng tích cực đến ông. Tại đây, chàng trai Cha-vết được nghe kể về Xi-mông Bô-li-var, nhà cách mạng nổi tiếng người Vê-nê-xu-ê-la, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19, sau này trở thành thần tượng và lý tưởng của ông.
Ông là một fan “cuồng nhiệt” của bộ môn bóng chày. Đây là môn thể thao hàng đầu ở Vê-nê-xu-ê-la. Ở đây có các giải đấu lớn mang tầm cỡ quốc gia và một số cuộc thi còn có sự tham gia của các cầu thủ đến từ các nước Trung và Nam Mỹ. Thần tượng của ông là cầu thủ Isaias "Látigo" Chávez. Khi cầu thủ này qua đời trong một tai nạn máy bay, cậu bé Cha-vết đã phải vật lộn để trải qua nỗi đau lớn trong đời, ông thoát khỏi cuộc sống nghèo khó nhờ chính khả năng đặc biệt ở bộ môn này.
Năm 1971, sau khi kết thúc bậc trung học, chàng trai 17 tuổi ghi danh vào Học viện Khoa học Quân sự Vê-nê-xu-ê-la. Ông bị các trường đại học khác từ chối vì điểm số thấp. Nhưng chính nhờ khả năng “trời phú” ở môn bóng chày, cậu bé cầu thủ tài năng Ông đã được trao một suất học bổng vào Học viện Khoa học Quân sự Vê-nê-xu-ê-la, một trường đại học uy tín, nơi ông tốt nghiệp khoa Khoa học và kỹ thuật quân sự.
Sau 4 năm đại học, ông gia nhập quân đội và nhanh chóng thăng cấp để trở thành người đứng đầu của một đơn vị lính dù tinh nhuệ. Những tháng ngày trong quân ngũ, ông nhận thấy những bê bối bởi nạn tham nhũng tràn lan, đặc biệt là các sĩ quan quân đội cao cấp. Chế độ cầm quyền vào thời điểm đó do Carlos Andrés Peérez (sinh năm 1922) đứng đầu, nổi tiếng về tham nhũng và hối lộ. Quyết định lấy một chỗ đứng, ông đã tổ chức một nhóm các binh sĩ cùng chí hướng thực hiện hùng tâm tráng trí của mình.
Năm 1982, ông đã phát biểu tại Maracay để tôn vinh vị anh hùng Xi-mông Bô-li-var. Bài phát biểu được coi là một hình thức chống chính phủ. Sau đó, ông và một số sĩ quan khác đã lặp đi lặp lại một lời thề tương tự như Bô-li-var đã thực hiện để giải phóng nhân dân từ những kẻ áp bức.
Năm sau, ông bí mật thành lập một tổ chức chống tham nhũng được gọi là Phong trào Cách mạng Bô-li-varian – 200, gồm các sĩ quan quân đội trẻ tuổi tiến bộ theo tư tưởng Anh hùng dân tộc Simone Bô-li-va, với lời tuyên thệ: “Tôi thề với Đức Chúa của tổ phụ tôi, tôi thề với danh dự và quê hương tôi, sẽ không để cho đôi tay và tâm trí mình ngừng nghỉ cho đến khi đập tan được cường quyền đang đè nén chúng ta”.
Năm 1989, ông bị bắt giam vì cáo buộc âm mưu ám sát Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, Peérez. May mắn cho ông , một vị tướng có ảnh hưởng lớn lúc đó đã thông cảm với cảnh ngộ của ông và ra tay giúp đỡ. Thay vì bị xét xử, ông được giao cho một lữ đoàn lính nhảy dù gồm 600 binh sĩ ở Maracay. Đây là cơ hội để ông khởi động cuộc đảo chính mà ông vẫn ấp ủ, nung nấu, ông dùng 10 năm để chuẩn bị một cách cẩn thận các kế hoạch và tuyển dụng nhân tài.
Năm 1992, ông Cha-vết là Trung tá quân đội, ông đã lãnh đạo một cuộc đảo chính nhằm chống lại chính phủ của chế độ cũ. Ngày 3/2/1992, ông dẫn lực lượng của mình chạy suốt đêm tới thủ đô, và phát động cuộc chính biến quân sự vào rạng sáng ngày hôm sau. Đây chính là “cuộc chính biến quân sự 4/2” nổi tiếng ở Vê-nê-xu-ê-la. Thế nhưng cuộc chính biến thất bại, ông và tất cả đồng chí trong Phong trào Cách mạng Bô-li-varian – 200 của mình bị bắt và kết án tù.
Sau khi bị bắt, ông Cha-vết xuất hiện trên truyền hình (4/2/1992) và tuyên bố lực lượng nổi dậy do ông dẫn đầu tự rút lui. Ông nói: “Các đồng chí, thật đáng tiếc vì hiện tại, các mục tiêu mà chúng ta từng đặt ra đã không thể được hoàn thành tại thủ đô”. “Tại đây, Caracas này, chúng ta không có đủ khả năng để giành được chính quyền. Các bạn đã làm rất tốt, nhưng đã tới lúc chấm dứt sự đổ máu. Đây là thời điểm để chúng ta cùng nhìn lại. Những tình huống mới sẽ xuất hiện, còn đất nước này phải được thay đổi theo một chiều hướng tốt đẹp hơn”. Cuộc nổi dậy do ông cầm đầu tuy không thành công nhưng đã để lại tiếng vang lớn ở Vê-nê-xu-ê-la, thức tỉnh người dân đứng lên chống chính quyền tham nhũng và hối lộ.
Hai năm sau, khi một vị tổng thống mới lên nhậm chức, nhờ sức ép của dư luận trong nước, ông được trả tự do. Sau khi ra tù, Cha-vết đi khắp nước và ra nước ngoài để vận động cho tư tưởng cách mạng của mình. Trong thời gian này Cha-vết gặp Fidel Castro, chủ tịch nhà nước Cuba. Cha-vết và Castro trở thành đôi bạn thân thiết và Cha-vết coi Castro như người cha tinh thần của mình. Trở về nước, Cha-vết dùng truyền thông để lên án sự bất lực của chính quyền. Cha-vết tin rằng muốn thay đổi chính quyền thì chỉ có cách dùng vũ lực, tuy nhiên các chiến hữu của Cha-vết thì cho rằng cách tốt nhất là ứng cử vào chính quyền.
Từ năm 1994 đến năm 1998, ông dồn hết tinh thần và trí lực của mình vào hoạt động chính trị, tiếp tục vận động tiến hành đấu tranh chính trị, sáng lập phong trào Nền Cộng hòa thứ năm, bộ phận của tổ chức “Phong trào cách mạng Bô-li-var”, liên minh với các tổ chức chính trị xã hội khác như Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la, Phong trào Tiến lên chủ nghĩa xã hội, Ðảng Tổ quốc cho tất cả, Phong trào Tuyển cử nhân dân... Là người đứng đầu của tổ chức mới, ông đã tới khắp các nẻo đường của Vê-nê-xu-ê-la để tuyên truyền quan điểm chính trị của mình. Khi đó, trong con mắt của nhiều người dân Vê-nê-xu-ê-la, ông chính là ngôi sao mai, tượng trưng cho hy vọng về một nguồn sinh khí mới.
Trước hệ thống xã hội chủ nghĩa, để đối phó với phong trào cộng sản, công nhân cũng như sức ép của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, hòa bình, Mỹ và các nước phương Tây buộc phải sử dụng "ngọn cờ tự do, dân chủ", chấp nhận việc thay đổi chế độ bằng các biện pháp chính trị đa nguyên và dân chủ đầu phiếu. Dùng chính vũ khí đó, các phong trào cánh tả đã tập hợp lực lượng quần chúng, huy động nhân dân đấu tranh giành được chính quyền, thông qua đấu tranh nghị trường trong cuộc bầu cử.
U-gô Cha-vết (1998) |
Năm 1998, Ông ứng cử vào chức vụ Tổng thống. Ban đầu các đối thủ của ông có vẻ thắng thế, nhưng với mục tiêu "xây dựng một thể chế cộng hòa mới" mà với các hứa hẹn cải tổ xã hội và kinh tế, Ông dần dần thu phục được cảm tình của tầng lớp dân nghèo và dân lao động, ngày 6/12/1998, ứng cử viên Liên minh Yêu nước U-gô Cha-vết thắng cử với hơn 56% tổng số phiếu đã tạo ra bước ngoặt lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở đất nước này. Vinh quang đến với ông nhưng khắc nghiệt cũng không ít bởi ông lên cầm quyền trong bối cảnh đất nước bị khủng hoảng nặng nề, những bất ổn xã hội đang lớn dần.
Ngày 2-2-1999, Ông nhậm chức Tổng thống, trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Vê-nê-xu-ê-la. Đó là một chặng đường đầy cam go, thử thách đối với Phong trào cánh tả Vê-nê-xu-ê-la và Tổng thống Cha-vết. Trong bài diễn văn tuyên bố thắng cử, Ông nói rằng "Sự hồi sinh của Vê-nê-xu-ê-la đã bắt đầu, không điều gì và không ai có thể ngăn cản được".
Sau khi nhậm chức, chính phủ U-gô Cha-vết mở cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi hiến pháp và đổi tên nước. Cuộc trưng cầu dân ý thành công với bản hiến pháp mới được thông qua và tên nước được đổi thành "Nước Cộng Hòa Bô-li-var Vê-nê-xu-ê-la". Bô-li-var là tên của một nhà cách mạng Vê-nê-xu-ê-la vào thế kỷ 19. Ông đặc biệt tôn sùng nhà cách mạng này và tự coi mình là người tiếp nối ngọn đuốc của Bô-li-var.
Ông theo đuổi chính sách nâng đỡ người nghèo. Ông dùng tiền lời bán dầu thô để tài trợ các chương trình xã hội như cung cấp nhà ở, y tế, giáo dục miễn phí cho người nghèo. Chính nhờ các chương trình này mà Ông được đông đảo dân chúng ở giai cấp thấp ủng hộ. Tuy nhiên Ông lại làm mất lòng giới doanh nghiệp khi ông tiến hành quốc hữu hóa nhiều công ty tư nhân. Trong suốt hơn 10 năm cầm quyền, Ông đã quốc hữu hóa hàng ngàn công ty, trong đó có nhiều công ty có tầm cỡ quốc gia. Chủ nhân của các công ty này thường được đền bù với giá rẻ mạt. Ông quan niệm rằng nhà nước cần nắm giữ các công ty sản xuất các mặt hàng thiết yếu để bảo đảm việc phân bố được đồng đều.
Ông đặc biệt có mối quan hệ thân thiết với Fidel Castro. Đối với Ông, Cuba là một mô hình xã hội lý tưởng để Vê-nê-xu-ê-la noi theo. Mỗi năm chính quyền Cha-vết cung cấp miễn phí cho Cuba số lượng dầu thô trị giá hàng tỷ USD. Đổi lại Cuba đưa hàng chục ngàn bác sĩ, y tá và chuyên viên y tế sang làm việc cho Vê-nê-xu-ê-la. Ngoài ra, Cuba còn đưa sang các chuyên viên quân sự và tình báo sang làm việc với chính quyền Cha-vết. Điều này gây ít nhiều bất mãn trong giới quân nhân và tình báo Vê-nê-xu-ê-la. Một số người Vê-nê-xu-ê-la cảm thấy khó chịu với sự xen lấn vào nội bộ quốc gia từ Cuba. Các nhân viên tình báo Cuba giúp Cha-vết theo dõi những người đối lập với chính quyền.
Tháng 7/2000, sau khi tiến hành thay đổi Hiến pháp, Vê-nê-xu-ê-la tổ chức cuộc bầu cử lại, ông lại một lần nữa đắc cử Tổng thống, nhưng ông gặp sự chống đối quyết liệt của các thế lực đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước. Thực hiện lời hứa với cử tri, sau cuộc bầu cử Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-zu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng, phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân, như Luật đất đai, Luật đánh cá, Luật thuế, Luật thông tin…
Dựa vào Luật Ðất đai, được Quốc hội thông qua, sau bầu cử Tổng thống và sửa đổi Hiến pháp năm 2000, Chính phủ đã chia ruộng đất hoang hóa cho nông dân, đồng thời khuyến khích họ tự nguyện lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi cộng đồng có từ năm đến bảy tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Chính phủ chủ trương mở ra các khu kinh tế cộng đồng không chỉ vì kinh tế, mà là vì kinh tế- chính trị, mục đích chính trị cao hơn kinh tế, bởi như V.I.Lê-nin nói, "Chủ nghĩa xã hội ở trên bàn ăn".
Hiện nay, Vê-nê-xu-ê-la đã xây dựng được 140 công xã. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có 800 công xã. Cùng với sự phát triển cộng đồng nội sinh và cộng đồng công xã trong nông nghiệp, Vê-nê-xu-ê-la đang thúc đẩy mạnh mẽ việc lập các doanh nghiệp nhà nước, các công ty lớn có Nhà nước tham gia sản xuất kinh doanh để phục vụ các cộng đồng dân cư. Song song với xây dựng các khu kinh tế cộng đồng, Chính phủ thành lập 400 doanh nghiệp nhà nước để nắm trong tay lực lượng kinh tế chủ lực phục vụ nhân dân.
Năm 2002, một số tướng lãnh và những chính khách chống đối Ông làm một cuộc đảo chính. Không nhiều nhà lãnh đạo quốc gia thời hiện tại từng phải trực tiếp đối diện với những hiểm nguy như ông. Ðỉnh cao của sự chống đối là cuộc đảo chính của phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn lật đổ Ông, bắt giam Tổng thống năm 2002, nhưng chưa đầy 48 giờ sau, Ông đã trở lại cầm quyền với sự ủng hộ của đa số quân đội và nhân dân. Chuyện xảy ra vào tháng 4. Mọi sự chuẩn bị chống lại Tổng thống đã được bí mật thực hiện với những nguồn hỗ trợ từ Washington. Đêm 11/4, đại diện nhóm nổi loạn đã tràn vào Dinh Tổng thống yêu cầu ông phải lập tức từ chức, bằng không họ sẽ cho ném bom ngay vào nơi mà ông đang ở.
Xung quanh Dinh Tổng thống lúc đó có hàng nghìn người ủng hộ chính phủ. Lực lượng cảnh vệ cũng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổng thống. Tuy nhiên, suy tính một hồi, vì muốn tránh cảnh “nồi da nấu thịt”, ông hạ lệnh cho lực lượng cảnh vệ không sử dụng vũ khí và để mình bị phiến quân giam giữ. Trong nhiều giờ liền không có bất cứ một thông tin chính thức nào về số phận của Tổng thống, về các nghị sĩ và thành viên của chính phủ. Lợi dụng cảnh này, phe đối lập liên tục lạm dụng các phương tiên công quyền đưa tin một chiều và tiến hành bắt giữ, thủ tiêu nhiều người ủng hộ ông. Đã có ít nhất 85 người bị giết. Trong khi đó, Tổng thống Cha-vết vẫn giữ được sự điềm tĩnh và không tuyên bố từ chức.
Ngày 12/4, một sĩ quan có cảm tình với ông trong doanh trại đã chuyển cho ông máy điện thoại di động của anh ta. Và ngay lập tức, ông đã gọi cho vợ và một người con gái để báo tin rằng ông không từ bỏ chức danh Tổng thống. Không một hãng tin lớn nào ở Vê-nê-xu-ê-la và phương Tây truyền đi thông tin này. Và cộng đồng quốc tế chỉ biết được điều đó nhiều ngày sau, khi thông tin được truyền tới Đài La Habana.
Ngày 13/4, ông bị đưa tới căn cứ quân sự ở đảo Orchila. Ông yêu cầu một người lính đưa cho ông một mẩu giấy để ông ghi những điều cần thiết. Mẩu giấy được lưu lại trong sọt giấy loại. Khi ông bị chuyển tới nơi khác, người lính ấy đã chuyền mẩu giấy đó tới một người quen. Vài giờ sau, thông tin này được truyền đi khắp thế giới: “Tôi, U-gô Cha-vết, người Vê-nê-xu-ê-la, Tổng thống nước cộng hòa Vê-nê-xu-ê-la của lãnh tụ Bô-li-var, tuyên bố rằng tôi không từ chức và không từ bỏ quyền lực hợp pháp mà nhân dân đã giao phó cho tôi”...
Khi biết được điều này, nhiều quân nhân trung thành với ông, trước đây bị vô hiệu hóa vì thiếu thông tin, đã liên tiếp tuyên bố về thái độ trung thành với Hiến pháp và với vị Tổng thống hợp hiến U-gô Cha-vết. Hàng nghìn người dân tràn ra đường phố bày tỏ sự ủng hộ ông. Lần đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh, một cuộc đảo chính do nước ngoài kích động đã bị thất bại. Ðược nhân dân ủng hộ biểu tình gây áp lực và sự hỗ trợ của lực lượng quân đội trung thành, ngay trong ngày, Tổng thống Cha-vết đã nhanh chóng khôi phục lại quyền lực của mình. Ông cho rằng cuộc đảo chính có bàn tay của Hoa Kỳ nhúng vào, nên Ông càng trở nên chống Mỹ mãnh liệt. Ông liên kết với các lãnh tụ các quốc gia trong vùng và trên thế giới có khuynh hướng chống Mỹ, dùng tiền lời bán dầu viện trợ cho các chính quyền nghèo để lôi kéo họ về phe mình.
Điển hình là mối liên hệ của Ông với Ahmadinejad, Tổng thống Iran. Ông và Ahmadinejad từng thăm viếng nhau nhiều lần và luôn đưa ra những tuyên bố chống Mỹ rất nảy lửa. Khi cuộc "cách mạng Hoa Lài" nổ ra ở các quốc gia Ả Rập, Ông tuyên bố đó là âm mưu của Mỹ nhằm hạ bệ các lãnh tụ có khuynh hướng chống Mỹ. Khi "cách mạng Hoa Lài" Syria nổi dậy chống lại Tổng thống al-Assad thì Ông gửi dầu thô sang viện trợ cho chính phủ nước này.
Ông đã nhiều lần dọa sẽ ngưng bán dầu thô cho Hoa Kỳ. Nhưng, ngay cuối năm 2002, các thế lực tài phiệt trong nước kết hợp với lực lượng chống đối bên ngoài tiến hành lũng đoạn, phá hoại ngành dầu khí, xương sống nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la, làm cho nước này lâm vào khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng âm trong các năm 2002 (-8,9%) và 2003 (-13%).
Tháng 11/2002, ông đưa ra một đạo luật nhằm phá thế độc quyền của 5% đại điền chủ đang nắm giữ đến gần 80% diện tích đất canh tác. Chính phủ của Tổng thống Cha-vết đã tiến hành quốc hữu hóa từng phần các ngành công nghiệp: xi-măng, luyện kim, dầu mỏ và gần đây cả kinh doanh lúa gạo.
Năm 2004. có 50 triệu lượt người được khám bệnh miễn phí, hơn 1 triệu người thoát nạn mù chữ, hàng chục nghìn gia đình có nhà ở. Vê-nê-zu-ê-la hiện đang phấn đấu phổ cập tiểu học; ngân sách giáo dục chiếm tới 20% tổng chi ngân sách nhà nước; học sinh nghèo được miễn học phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và giấy bút; sinh viên nghèo được nhận học bổng của nhà nước.
Đến ngày 15/8/2004, phe đối lập lại tìm cách hạ bệ Tổng thống Cha-vết bằng cách tổ chức “cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm toàn dân” với số lượng người dân tham gia rất đông. Nhưng với uy tín vốn có của mình, Ông vẫn vượt qua, giành thắng lợi với 59,9% số phiếu ủng hộ trong cuộc trưng cầu ý dân theo yêu cầu của phe đối lập và tại vị. Một lần nữa Ông lại thắng với sự ủng hộ của quần chúng, từ đó kinh tế Vê-nê-xu-ê-la tăng trưởng mạnh trở lại (2004: 18%; 2005: 9,1%; 2006: 9,6%; 2007 tăng trên 10%.
Để san sẻ quyền lợi từ dầu mỏ một cách công bằng hơn, Ông quyết định siết chặt hơn một số công ty dầu mỏ dần tiến tới quốc hữu hoá ngành dầu khí - trụ cột kinh tế của đất nước. Chính phủ của Tổng thống U-gô Cha-vết đã tiến hành quốc hữu hoá ngành dầu khí bằng cách buộc các công ty tư nhân (trong nước và nước ngoài) phải bán ít nhất 51% cổ phần cho Công ty dầu khí quốc gia của Nhà nước (PVDSA).
Chính phủ của Ông đã sử dụng hàng chục tỉ đô-la lợi nhuận thu được từ ngành dầu khí để tiến hành nhiều chương trình xã hội, như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, cải thiện dịch vụ y tế... Từ đó, xã hội Vê-nê-xu-ê-la đã có những chuyển biến tích cực. Chính phủ tăng ngân sách chi cho các chương trình xã hội từ 8,2% của GDP năm 1998 lên 11,2% năm 2005.
Chính phủ sử dụng số lợi nhuận thu được này đầu tư vào các chương trình xã hội như xóa nạn mù chữ, xóa đói, giảm nghèo, cải tạo nhà ở cho người nghèo, nâng cấp hạ tầng cơ sở, xây dựng thêm nhiều trường học, mở rộng các dịch vụ y tế, cải tạo môi trường sống..., kinh tế nhiều thành phần tồn tại các sở hữu khác nhau, nhưng tất cả phải phục vụ nhân dân. Ðể thực hiện mục tiêu này, ngoài chính sách quốc hữu hóa, Chính phủ còn đẩy mạnh sự kiểm soát tài chính, tiền tệ. 11 nghìn ngân hàng tài chính đã được thành lập ở khu dân cư để phục vụ cộng đồng.
Tháng 8/2005, ông Cha-vết đã cáo buộc Lực lượng Chống Ma túy Mỹ vì tội gián điệp và chấm dứt việc hợp tác với cơ quan này. Trên mặt trận chống ma túy, quan điểm đối nghịch giữa ông Cha-vết và Washington chưa bao giờ chấm dứt trong suốt những năm ông cầm quyền.
Năm 2005, Tổng thống Cha-vết từng nói: “Tất cả chúng ta cần đọc “Don Kihote” để thấm nhuần thêm tinh thần của người chiến sĩ này, tới thế giới của chúng ta để chiến đấu chống lại bất công!”. Và ông đã làm rất nhiều việc để đất nước ông ngày càng có nhiều lẽ công bằng hơn, Tổng thống Cha-vết nhiều lần tuyên bố tiến trình cách mạng ở Vê-nê-xu-ê-la sẽ đưa đất nước tiến lên "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI".
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 04/12/2005, các lực lượng chính trị đối lập không tham gia, các đảng của Liên minh cầm quyền hoặc thân Chính phủ giành được toàn bộ 167 ghế.
Năm 2006, Tổng thống Cha-vết cũng đã khẳng định mục tiêu phát triển chính của đất nước Vê-nê-xu-ê-la: “Trong điều kiện tồn tại một chính đảng mạnh đất nước sẽ dễ xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” hơn. Chúng ta cần một đảng chứ không phải một bộ các chữ cái…. Chúng ta không thể tiến tới chủ nghĩa xã hội bằng việc gẩy cây đũa thần. Chủ nghĩa xã hội, đó là quá trình sáng tạo hàng ngày…”.
Sự lựa chọn của ông được coi là một cuộc cách mạng nhằm tổ chức lại xã hội Vê-nê-xu-ê-la, nơi có đến 80% dân số sống trong tình trạng nghèo khổ và xây dựng một hệ thống xã hội mang tính “ nhân văn” luôn đặt lợi ích của đại bộ phận dân chúng lên hang đầu. Cho dù vẫn chưa rõ việc phát triển theo mô hình chủ nghĩa xã hội sẽ tiến triển như thế nào nhưng cũng đã có một số dấu hiệu mới đầy khích lệ, đó là sự ủng hộ của quảng đại dân chúng vào việc tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 12/2006. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2006, một lần nữa Ông tái đắc cử.
Ngày 3/12/2006, Tổng thống Cha-vết lại giành được thắng lợi huy hoàng trong sự nghiệp chính trị của mình khi tái đắc cử chức Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la với ưu thế tuyệt đối, 62% dân số bỏ phiếu cho Ông. Kết quả, ông đã trở thành “nam châm” thu hút sự hâm mộ và lòng trung thành của các tầng lớp “thấp cổ bé họng” ở Vê-nê-xu-ê-la, những người luôn “chống lại” tầng lớp doanh nhân giàu có. Vê-nê-xu-ê-la về cơ bản là đất nước “bị chia cắt”, phe đối lập của ông tuyên bố sẽ “tước quyền lực” của ông bằng mọi cách. Tuy nhiên, ông đã chứng tỏ là người-không-thể-bị-cản-đường.
Sự hậu thuẫn hết sức mạnh mẽ của người dân Vê-nê-xu-ê-la đối với Tổng thống của mình trước tiên là nhờ vào niềm tin vào thành công của các chương trình kinh tế xã hội do chính phủ tiến hành. Các thành quả đó đã được hàng triệu người dân Vê-nê-xu-ê-la cảm nhận qua được những khoản tín dụng ưu đãi, phục vụ y tế miễn phí, nhà ở giá rẻ cùng các chương trình giáo dục phổ cập chống nạn mù chữ…
Ba chiến lược để thực hiện chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội của U-gô Cha-vết gồm: Tăng cường sở hữu nhà nước đối với tư liệu sản xuất, mở rộng trao đổi và phân phối phi thị trường, quán lý và điều hành vì lợi ích nhân dân, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân.
Nhờ các chủ trương đúng Ông đã vượt qua tất cả khó khăn và khẳng định được niềm tin của dân chúng Vê-nê-xu-ê-la gửi gắm nơi ông, chỉ sau sáu năm cầm quyền, hơn 1,5 triệu người Vê-nê-xu-ê-la đã thoát nạn mù chữ. Ðất nước đang phấn đấu phổ cập tiểu học. Nhà nước dành 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục. Học sinh các cấp đến trường không phải đóng học phí, kể cả bậc đại học. Hàng triệu lượt người được khám, chữa bệnh miễn phí. Ðời sống nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói giảm từ 60,94% năm 1997 xuống còn 37,1% năm 2005; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 9,8% năm 2006. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2005 là 0,772 xếp thứ 75 trên 177 nước. Ðặc biệt, đối với phụ nữ, ngoài việc được đề cao vai trò trong hoạt động kinh tế, xã hội, khi về hưu ngoài lương theo chế độ, mỗi tháng còn được Chính phủ trợ cấp thêm 200 USD. Trong quý 1/2006, kinh tế Vê-nê-xu-ê-la tăng trưởng 9,4% so với cùng kỳ năm 2005, chủ yếu là do mặt hang xuất khẩu chính là dầu mỏ tăng giá mạnh trên thị trường quốc tế.
Ngày 8-1-2007, Ông đã có một quyết định lớn nhằm thể hiện sự quyết tâm lớn nhằm thể hiện sự quyết tâm thực hiện con đường mình đã chọn đó là quốc hữu hoá tất cả những doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông mà đã được tư hữu hoá bởi các chính phủ cầm quyền trước đó. Thậm chí ông còn quyết định sẵn sang bồi thường cho những tập đoàn dầu mỏ đa quốc gia khi quốc hữu hoá những công ty này.
Trong buổi tuyên thệ nhậm chức ngày 10/1/2007, ông U-gô Cha-vết đã đưa ra 5 động lực chính trong chương trình hành động của mình trong nhiệm kỳ mới gồm: Thực thi pháp luật, cải cách hiến pháp, giáo dục đại chúng, cơ cấu lại quyền lực nhà nước và khơi dậy quyền lực cộng đồng.
Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2007-2013, Tổng thống U. Cha-vết công bố chủ trương quốc hữu hoá một số ngành kinh tế chiến lược như dầu khí, điện, viễn thông và chấm dứt quyền tự chủ của Ngân hàng Trung ương. Tổng thống Cha-vết lại tiếp tục tổ chức trưng cầu dân ý để sửa đổi Hiến pháp, đưa mục tiêu "tiến lên chủ nghĩa xã hội" vào Hiến pháp Vê-nê-xu-ê-la, nhưng lại bị lực lượng đối lập chống đối phủ quyết.
Ngày 16/8/2007, Tổng thống U-gô Cha-vết đã đưa ra Quốc hội Vê-nê-zu-ê-la kế hoạch tiến hành trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp 1999. Tổng thống U-gô Cha-vết nhấn mạnh: “Những sự thay đổi này cho phép mở ra kỷ nguyên mới xây dựng nước Vê-nê-xu-ê-la xã hội chủ nghĩa.” Ông nhấn mạnh, lần này dự kiến sửa đổi 33 điều trong Hiến pháp Vê-nê-xu-ê-la. Đó là những điều khoản liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia của Vênzuela. Nội dung chính trong những điểm sửa đổi là: Xác lập hệ thống chính quyền 4 cấp Trung ương, Bang, Huyện và chính quyền ND cơ sở; Người đứng đầu chính quyền các cấp do Tổng thống chỉ định; Tăng nhiệm kỳ Tổng thống từ 6 năm lên 7 năm và không giới hạn số lần ứng cử liên tiếp; Xây dựng lực lượng vũ trang Bô-li-va; Quy định 5 hình thức sở hữu là nhà nước, xã hội (toàn dân), tập thể, hỗn hợp và tư nhân; Quy định giờ làm việc của người lao động không quá 6 tiếng/ngày và 36 tiếng/tuần; Nhà nước quản lý việc khai thác dầu khí và tài nguyên, khoáng sản…
Theo luật cũ thì một người chỉ có thể làm Tổng thống tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ dài 6 năm. Đề nghị của Ông là không giới hạn số nhiệm kỳ. Ông biện luận rằng mình cần tiếp tục làm Tổng thống để tiếp tục "cuộc cách mạng Bô-li-va". Phe chống đối cho rằng luật mới có thể mở đường cho Ông tiếp tục tái ứng cử tổng thống vô hạn định về sau tạo ra một chế độ độc tài không bị giới hạn.
Dự thảo Hiến pháp sửa đổi có điều nói về “chính quyền nhân dân” bao gồm các hội đồng công nhân, nông dân, sinh viên và các hội đồng địa phương. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng có điều nói về các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu chung, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Hiến pháp sửa đổi còn trao cho Tổng thống quyền “ban bố sắc lệnh có tính chất chiến lược để bảo đảm phòng thủ đất nước.”
Sau khi tiến hành thảo luận trong Quốc hội, hai năm sau Hiến pháp sửa đổi của Vênêzuela đã được đưa ra trưng dân ý.
Cái được lớn nhất cho đến nay ở Vê-nê-zu-ê-la nói riêng và các nước Mỹ La-tinh nói chung là người dân cảm thấy “được làm người”, có quyền công dân và có thể cùng nhau hợp sức để cải thiện cuộc sống của mình; chính vì vậy, họ sẵn sàng xuống đường đấu tranh để bảo vệ các thành quả cải cách và tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách. Cuộc xuống đường của gần 1 triệu người dân Vê-nê-zu-ê-la tháng 2/2002 buộc phe đảo chính phải thả Tổng thống U-gô Cha-vết sau 2 ngày bắt giữ là minh chứng.
Sau thắng lợi đầy thuyết phục trong cuộc trưng cầu dân ý, Tổng thống U-gô Cha-vết bắt đầu công khai ý tưởng xây dựng “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI” để thanh toán đói nghèo. Ông nói: “Chủ nghĩa tư bản không còn là một mô hình thích hợp cho sự phát triển nữa. Con đường của nhân loại là chủ nghĩa xã hội nhưng không phải là thứ chủ nghĩa xã hội bất kỳ. Đó là một thách thức và chúng ta có sứ mệnh sang tao ra chủ nghĩa xã hội . Chúng ta cần xây dựng nên mô hình chủ nghĩa xã hội mới cho thế kỷ XXI”. Cuộc cách mạng này không chỉ nhằm xoá đói giảm nghèo mà còn phòng chống nạn tham nhũng nữa bởi đây chính là căn bệnh phổ biến và nan giải ở các quốc gia Mỹ La-tinh, đồng thời cũng là nguyên nhân làm “xói mòn" niềm tin của nhân dân đối với chính phủ.
Tuy nhiên, tiến trình cải cách ở Vê-nê-xu-ê-la, cũng như các nước Mỹ La-tinh khác, cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Liên minh cầm quyền, gồm nhiều lực lượng theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên chưa bền vững; Các vấn đề xã hội, dân sinh, dân chủ tích tụ qua nhiều thập kỷ, không dễ giải quyết trong một sớm một chiều, trong khi đòi hỏi và sự kỳ vọng của quần chúng nhân dân tạo thành sức ép rất lớn; Sự chống đối của các lực lượng đối lập còn rất mạnh (thể hiện qua trên dưới 40% phiếu bầu cho các ứng cử viên đối lập trong các cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua) và vẫn đang ra sức tập hợp lực lượng để chống lại những cải cách mà Chính phủ mới đang tiến hành; Giới cầm quyền và chính trị Mỹ không dễ dàng từ bỏ "sân sau" vẫn tiếp tục gia tăng sức ép và sẵn sàng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khu vực này, trong đó Vê-nê-xu-ê-la không phải là ngoại lệ...
Để vượt qua những khó khăn, thách thức, Vê-nê-zu-ê-la xúc tiến thực hiện hai công việc trọng đại. Một là, thành lập một chính đảng cách mạng duy nhất làm nòng cốt chính trị cho cuộc cách mạng Bô-li-va. Hai là, sửa đổi Hiến pháp theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Đây là hai nhiệm vụ có tầm quan trọng sống còn đối với tiến trình cách mạng Bô-li-va đi lên “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của Vê-nê-xu-ê-la.
Tổng thống Hu-go Cha-vết nhận thức rằng, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dù có phát triển mạnh đến đâu cũng không thể thay thế được các đảng chính trị và không thể thiếu một chính đảng tiền phong làm nòng cốt lãnh đạo. Đây là nhận thức có tính mở đường đối với sự nghiệp mà ông theo đuổi. Chính vì vậy, ngay từ năm 2004, ông dã đưa ra quan điểm: phải xây dựng một chính đảng cách mạng duy nhất, trên cơ sở tư tưởng Xi-môn Bô-li-va, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Nền móng cho “CNXH hiện đại thế kỷ XXI”
Là nhà lãnh đạo đứng đầu phong trào cánh tả ở Mỹ Latin, U-gô Cha-vết nhận được sự ủng hộ từ đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động. Ông dẫn dắt đất nước đi theo con đường “CHXN thế kỷ XXI”, làm sâu sắc hơn cuộc cách mạng XHCN bằng việc tiếp tục tăng cường đầu tư cho các chương trình xã hội với cam kết trong vòng 6 năm tới sẽ xóa sạch tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp, tăng thu nhập, lương hưu và trợ cấp xã hội cho người dân.Tổng thống U-gô Cha-vết có cơ sở để thực hiện cam kết vì ông đã xây dựng được một nền tảng XHCN vững chắc ở Vê-nê-xu-ê-la nói riêng, Nam Mỹ nói chung nhờ việc thành lập nhóm công tác Sứ mệnh Bô-li-va (Missíon Bô-li-var). Mục đích của nhóm công tác là nhằm hỗ trợ người dân chống lại dịch bệnh, nạn mù chữ, tình trạng suy dinh dưỡng, nghèo khổ và những tệ nạn xã hội khác.
Ông bắt đầu công khai quảng bá tư tưởng "Chủ Nghĩa Xã Hội Thế Kỷ XXI" của mình từ năm 2004. Ông cho rằng các chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Bang Xô Viết và của Trung Quốc chưa được hoàn thiện, vì vậy cần phải có một chế độ XHCN mới phù hợp với thế kỷ XXI. Để tiến hành xây dựng XHCN, Ông càng đẩy nhanh nhịp độ quốc hữu hóa các công ty tư nhân, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài. Việc quốc hữu hóa các công ty nước ngoài đã gây căng thẳng cho bang giao quốc tế và làm giới đầu tư nước ngoài lần lượt rút lui khỏi Vê-nê-xu-ê-la.
Dưới sự dẫn dắt của U-gô Cha-vết, Sứ mệnh Bolivia đã đưa quốc gia Nam Mỹ từ một đất nước chìm sâu trong đói nghèo và bất bình đẳng xã hội sâu sắc thành một nước có các chính sách an sinh xã hội, y tế, thuốc men, viện phí hoàn toàn miễn phí cho người nghèo, theo đúng tinh thần XHCN.
Trên phương diện đối ngoại, ông Cha-vết luôn khẳng định vai trò khi cương quyết định hướng xây dựng “CNXH thế kỷ XXI” ở Nam Mỹ. Các nguyên thủ trong khu vực, từ Evo Morales của Bolivia, Rafael Correa của Equador hay Cristina Kirchner của Argentina là những người nhiệt thành ủng hộ chính sách tiến bộ của ông U-gô Cha-vết. Nhưng vượt trên tất cả, theo nhiều người dân Vê-nê-xu-ê-la, cái đáng quý nhất ở ông Cha-vết là dù thành công trên cương vị người đứng đầu đất nước, song ông không bao giờ xa rời dân chúng.
Một trong những câu nói ấn tượng nhất của ông Cha-vết là: “Điều làm tôi đau lòng nhất chính là nghèo đói, đây chính là lý do khiến tôi trở thành một người nổi dậy”. Có lẽ, tác phong quyết liệt, cứng rắn nhưng giản dị, gần gũi nhân dân, kết hợp với sự thông minh chính trị và một trái tim nhân hậu là những yếu tố hình thành nên một Cha-vết được người dân quốc gia nam Mỹ yêu mến.
Khi tái đắc cử (12/2006), Tổng thống U-gô Cha-vết đã kêu gọi các lực lượng chính trị cánh tả tích cực tham gia việc thành lập một chính đảng ở Vê-nê-zu-ê-la trong 2007. Ðầu năm 2007, khi Tổng thống Cha-vết lại kêu gọi thành lập đảng thống nhất các lực lượng cánh tả, Ðảng Cộng sản đã họp đại hội bất thường để thảo luận về chủ trương đó. Ðiều quan tâm của những người cộng sản trước hết là nền tảng tư tưởng và mô hình tổ chức của đảng thống nhất.
Trong nhiệm kỳ mới, ông Chasvez sẽ có rất nhiều việc phải làm, để hoàn thành cuộc “Cách mạng Bô-li-var” tiến tới xã hội chủ nghĩa, kế thừa những thành tựu và nhận rõ thách thức để đưa kinh tế Vê-nê-xu-ê-la phát triển bền vững, cải thiện đời sống và tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho toàn thể người dân Vê-nê-xu-ê-la.
Và một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững là chính phủ Vê-nê-xu-ê-la phải đưa ra được những chính sách kinh tế thích hợp, tìm cách đa dạng hoá các ngành kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí. Bên cạnh đó là tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường và ngoài ra, tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống và giảm tỷ lệ tội phạm đang gia tăng ở đất nước Nam Mỹ.
Những người lãnh đạo PSUV hiện nay đang tìm tòi con đường đi của chủ nghĩa xã hội mới. Họ tổ chức nghiên cứu Công xã Paris, mô hình chủ nghĩa xã hội Xô-viết, chủ nghĩa xã hội của các nước, nghiên cứu nguyên tắc tập trung dân chủ của các Ðảng cộng sản, tư tưởng Thiên Chúa giáo, một nước hai chế độ của Trung Quốc, mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, Cu-ba... Lựa chọn con đường vì dân, phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng, bảo đảm đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, để chủ nghĩa xã hội nhân văn hơn, phát triển con người toàn diện hơn. Trong đó, văn hóa phải là mục đích, chủ nghĩa xã hội phải bắt đầu từ cơ sở của cộng đồng.
Vấn đề thống nhất các tổ chức cánh tả trong một đảng thống nhất, đoàn kết các lực lượng quần chúng ủng hộ cánh tả được PSUV quan tâm. Ðể củng cố tổ chức và phong trào, PSUV đặc biệt chú ý phát huy vai trò lãnh tụ, uy tín của Tổng thống Cha-vết. Ðây là hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Vê-nê-xu-ê-la để vượt qua khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc Cách mạng Bô-li-va xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" ở Vê-nê-xu-ê-la.
Xây dựng Ðảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la và giương cao ngọn cờ Cha-vết - tiếp nối ngọn cờ Xi-mông Bô-li-va - ở thời điểm hiện nay là nhân tố quyết định thành bại của tiến trình cách mạng Bô-li-va ở Vê-nê-xu-ê-la. Ðảng đang tập trung sức nâng cao nhận thức về CNXH, đẩy mạnh công tác chính trị, tư tưởng, bắt tay chuẩn bị thành lập các trường học tập lý luận chính trị, đào tạo cán bộ. Vê-nê-xu-ê-la đang gấp rút chuẩn bị tiến hành Ðại hội Ðảng thông qua Cương lĩnh, Ðiều lệ Ðảng để xác định nội dung, nguyên tắc chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương hướng hoạt động.
Mặc dù tình hình chính trị ở khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Tổng thống U-gô Cha-vết và sự nỗ lực của các lực lượng chính trị cánh tả Vê-nê-zu-ê-la, Đảng XHCN Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV) đã được thành lập vào ngày 2/3/2008. Đảng XHCN Thống nhất Vê-nê-zu-ê-la sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng và cùng với vai trò “thủ lĩnh” và uy tín tuyệt đối của Tổng thống U-gô Cha-vết trở thành hạt nhân đoàn kết các lực lượng chính trị, các tầng lớp nhân dân Vê-nê-zu-ê-la để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiến hành thành công cuộc cách mạng Bô-li-va xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la.
Tháng 9-2008, Ông đã phát đi một thông điệp quan trọng: Dự án quốc gia Xi-mông Bô-li-va - Kế hoạch xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dự án khẳng định: Trong giai đoạn 2007-2013, Vê-nê-xu-ê-la hướng tới công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", bằng các chủ trương sau đây:
Giá trị mới của chủ nghĩa xã hội: Ðưa ra vấn đề tái lập quốc gia Vê-nê-xu-ê-la, trong đó xây dựng những cội nguồn hòa quyện, những giá trị và nguyên tắc tiên phong nhất của các trào lưu nhân văn của chủ nghĩa xã hội và tính kế thừa lịch sử tư tưởng của Xi-mông Bô-li-va.
Về xã hội, Dự án đề ra xây dựng một mô hình xã hội mới thể hiện được hiệu quả, mang tính nhân văn và tính nội sinh; theo đuổi mục tiêu tất cả mọi người được sống trong những điều kiện tương đồng.
Về nền dân chủ : Ðối với giai đoạn mới hiện nay của cuộc Cách mạng Bô-li-va sẽ củng cố tổ chức xã hội, để chuyển hóa những yếu kém tự thân nó thành sức mạnh tập thể, tăng tính độc lập, tự do và quyền lực cá nhân.
Về mô thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Ðể đạt tới lao động thật sự có ý nghĩa, phải loại trừ chia rẽ xã hội, đáp ứng những yêu cầu của con người và sản xuất của cải phục vụ tái sản xuất.
Về năng lượng đất nước: Kết hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên với việc hội nhập khu vực và thế giới. Dầu mỏ sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thỏa mãn những nhu cầu về năng lượng của đất nước và củng cố mô hình sản xuất XHCN.
Về quan hệ quốc tế: Chủ trương xây dựng một thế giới đa cực, tìm kiếm công bằng xã hội, tình đoàn kết, hòa bình, làm sâu sắc thêm sự đối thoại thân thiện giữa các dân tộc, quyền tự quyết và tôn trọng tự do tư tưởng.
Ban lãnh đạo toàn quốc PSUV vừa phải củng cố quyền lực lãnh đạo, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đối phó các khó khăn, phức tạp trong nội bộ, chống trả sự phá hoại của lực lượng đối lập để bảo vệ cuộc Cách mạng Bô-li-va; vừa phải xây dựng những định hướng cụ thể, trước hết là xây dựng đảng chính trị lãnh đạo, thống nhất các lực lượng cánh tả ủng hộ cách mạng quá độ lên CNXH, tập hợp quần chúng, ủng hộ Tổng thống. Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la là người ủng hộ đầu tiên, tích cực nhất cho tiến trình cách mạng của Ông.
Trước sự nghiệp cách mạng của nhân dân Vê-nê-xu-ê-la còn rất nhiều khó khăn. Ðiều đó là tất nhiên. Hơn ai hết, những người trong Ban lãnh đạo PSUV, Bộ Chính trị PCV và rộng hơn là những người tâm huyết với Vê-nê-xu-ê-la, đều biết. Cái khó lớn nhất là từ một nước tư bản chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội không phải bằng việc lật đổ chính quyền cũ mà bằng cuộc bầu cử thắng lợi thì xây dựng thể chế chính trị và mô hình kinh tế mới phải như thế nào. Lý luận về con đường này, các nhà kinh điển cũng chưa nói nhiều. Tiếp tục đà thắng lợi của việc giành chính quyền kiểu này bằng phương thức gì, không ít phong trào cánh tả vẫn còn lúng túng; không khéo lại rơi vào vòng luẩn quẩn của đấu tranh nghị trường "đối lập để cầm quyền, cầm quyền lại trở thành đối lập". Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại. Các nước vẫn tiếp tục tìm tòi, khám phá, bổ sung và hoàn chỉnh.
Ngày 1/5/2008, bằng một sắc lệnh của Tổng thống ở Vê-nê-xu-ê-la đã quy định mức lương tối thiểu cao nhất ở khu vực châu Mỹ La-tinh lúc đó là 372 USD. Lương hưu đã tăng lên gấp 4 lần so với trước. Tỉ lệ người dân mù chữ giảm rõ rệt… Không những thế, ông còn là ngọn cờ đầu dẫn dắt cả khu vực Mỹ La-tinh ngày một thoát xa ra ngoài ảnh hưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)…
Ngày 23/11/2008, tiến hành bầu cử chính quyền ở các địa phương, PSUV của Tổng thống Cha-vết giành được thắng lợi, nắm quyền ở 85% các đơn vị cấp tỉnh, 85% các đơn vị cấp quận, huyện. Sau thắng lợi này, ông tuyên bố tiếp tục theo con đường CNXH.
Ðầu năm 2009, ngày 2/2/2009, nhân kỷ niệm 10 năm lên nắm quyền lãnh đạo Vê-nê-zu-ê-la, Tổng thống U-gô Cha-vết cho rằng, sự vận động của Vê-nê-zu-ê-la trong mười năm qua chứa dựng trọn vẹn trong ba cụm từ: Cách mạng, Độc lập và Chủ nghĩa Xã hội và nhấn mạnh: “Một kỷ nguyên mới ở Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê bắt đầu".
Mười năm tồn tại đã diễn ra 14 cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân. Giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền càng khó hơn, đó là tổng kết của lịch sử. Ban lãnh đạo toàn quốc Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV), Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la (PCV), đã vượt qua những khó khăn, cả những bước lùi, trong tiến trình cách mạng mười năm qua. Ở các nước có nền pháp quyền lâu năm, các lực lượng cầm quyền hoặc đối lập phải hoạt động theo Hiến pháp. Cách mạng Vê-nê-xu-ê-la diễn ra trong khuôn khổ hiến pháp tư sản, thông qua đấu tranh nghị trường, tranh cử, thu phục sự ủng hộ của quần chúng để có những lá phiếu đồng ý.
Sau đó, để thực hiện mục tiêu của mình, phải từng bước thay đổi, bổ sung Hiến pháp để có được những nguyên tắc hỗ trợ mục tiêu tiến lên CNXH. Lấy lợi ích kinh tế ngày càng nhiều hơn, dân chủ mở rộng hơn làm mục tiêu, động lực tập hợp lực lượng, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Nắm được lòng dân, nắm được Hiến pháp để đẩy mạnh tiến trình cách mạng. Ở cương vị Tổng thống, Ông đã đưa vào Hiến pháp nhiều điều quy định mới, đơn cử như phụ nữ có quyền nắm giữ bất cứ cương vị nào ở tất cả các cấp chính quyền, các bộ, ngành. Đồng thời, Chính phủ của Tổng thống Cha-vết đệ trình và được Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la thông qua nhiều bộ luật quan trọng phục vụ lợi ích của đa số nhân dân.
Mười năm cầm quyền của Ông đã làm thay đổi sâu sắc đất nước Vê-nê-xu-ê-la, những người cánh tả Vê-nê-xu-ê-la, đứng đầu là Tổng thống Cha-vết, muốn bắt tay xây dựng nền dân chủ thật sự đối với đại đa số người lao động, người nghèo ở Vê-nê-xu-ê-la; làm chủ các nguồn tài nguyên đất nước; tài nguyên phải được phục vụ nhân dân lao động.
Sau đó ít ngày, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 15/2 với 54 % phiếu ủng hộ và 45 % phiểu chống, Hiến pháp (sửa đổi) của Vênzuela đã được thông qua, Ông lại giành thắng lợi, kiểm soát 17/22 tiểu bang. Đây là thắng lợi có ý nghĩa to lớn của các lực lượng cánh tả ở Vênêzuela và khu vực Mỹ La-tinh. Thắng lợi này không chỉ mở đường cho Tổng thống Hu-go Cha-vết tiếp tục nắm quyền lãnh đạo Vênêzuela nhiều nhiệm kỳ mà còn khẳng định đường lối xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-zu-ê-la đã tạo được lòng tin và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, kết quả cuộc trưng cầu cho phép Tổng thống đương nhiệm được quyền ứng cử nhiều nhiệm kỳ và chức vụ chủ tịch ở các cấp tỉnh, quận, huyện và phường cũng như vậy.
Gần đây, nhà lãnh đạo đã phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vẫn tuyên bố quyết tâm trong cuộc bầu cử vào ngày 7/10/2012. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy chính khách 57 tuổi này đang nhận được sự ủng hộ của đa số người dân trong nước trước kỳ bầu cử đầy thách thức. Có 64% số người được hỏi đánh giá cao sự điều hành đất nước của Tổng thống đương nhiệm với những chương trình xã hội thành công và khoảng 51% số ý kiến cho rằng ông sẽ tái đắc cử.
Theo công bố của Ủy ban bầu cử Quốc gia Vê-nê-xu-ê-la, đương kim Tổng thống U-gô Cha-vết đã giành chiến thẳng trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 7/10 với tỷ lệ 54% số phiếu bầu, đánh bại ứng cử viên đối lập Henrique Capriles Radonski. Cơ quan bầu cử cũng cho biết đối thủ của ông Chávez - chính trị gia đối lập Henrique Capriles Radonski giành được 45% phiếu bầu.
Hệ thống bỏ phiếu điện tử vân tay của Vê-nê-xu-ê-la được tất cả các bên giám sát, từ các nhóm quan sát của các nước Nam Mỹ đến các nhóm quan sát trong nước đánh giá và tin tưởng về sự thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Phe đối lập cũng được phép cử giám sát tại 13.810 điểm bỏ phiếu, từ các khu làng nhỏ ven rừng Amazon cho đến các khu ổ chuột ở thủ đô Caracas.
Kết quả của cuộc bầu cử lịch sử này sẽ quyết định ai là người sẽ lãnh đạo đất nước Vê-nê-xu-ê-la trong 6 năm tới: đương kim Tổng thống Hugo Chávez – người được coi là “biểu tượng của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Nam Mỹ hay đối thủ của ông – chính trị gia đối lập trẻ tuổi Henrique Capriles Radonski - một chính khách mang tư tưởng cấp tiến và là người hết sức hâm mộ đường lối của cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Theo ghi nhận của giới truyền thông quốc tế, từ 3 giờ sáng ngày 7/10, hàng triệu người Vê-nê-xu-ê-la đã nô nức xếp hàng các điểm bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống mới cho nhiệm kỳ 6 năm tới, tại các khu phố nghèo của thủ đô Caracas, nơi mà ông Chávez được ủng hộ mạnh mẽ, các nhà hoạt động trên những chiếc mô tô, xe tải đã khuấy động không khí ngày bầu cử lịch sử bằng kèn, trống và các loại nhạc cụ để hô hào mọi người đi bỏ phiếu. Mặc dù đến 6 giờ sáng các điểm bỏ phiếu mới mở cửa nhưng hàng dài người đã xếp hàng ở các điểm bỏ phiếu từ lúc mặt trời còn chưa kịp ló rạng, háo hức thực hiện quyền lợi công dân của mình trong một kỳ bầu cử được coi là gay cấn nhất từ trước đến nay. Không chỉ ở thủ đô Caracas, các bản tin truyền hình cũng chiếu những cảnh tượng tương tự ở khắp các nơi khác trên đất nước Venezulea, đâu đâu cũng thấy một không khí bầu cử nhiệt tình, náo nức.
Và cuộc bầu cử - tuy được đánh giá là gay cấn nhất từ trước đến nay ở đất nước Nam Mỹ này nhưng kết quả lại không đem lại nhiều sự bất ngờ bởi các kết quả thăm dò ý kiến trước bầu cử đã cho thấy môt nhiệm kỳ nữa dành cho Ông là mong mỏi của đa phần người Vê-nê-xu-ê-la. Dù Vê-nê-xu-ê-la là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, dù đã trải qua một thời gian dài điều trị bệnh ung thư nhưng sau 14 năm nắm quyền, qua 3 nhiệm kỳ, Tổng thống 58 tuổi Ông vẫn được lòng một phần lớn dân chúng, nhất là thành phần nghèo.
Bên cạnh đó, quyết định quốc hữu hóa một số ngành chính của nền kinh tế trong thời gian cầm quyền của Ông bị phe đối lập và một số thành phần xã hội chỉ trích là làm giảm đầu tư nước ngoài cũng như hạn chế khả năng phát triển của các ngành này do quản lý Nhà nước yếu kém, nhưng vốn là nước khai thác dầu lửa lớn của thế giới và giá dầu tăng cao suốt một thập niên qua vẫn cho phép chính phủ của ông tiến hành chính sách an sinh xã hội, y tế, thuốc men, viện phí, xóa mù chữ đều miễn phí cho dân nghèo. Chính sách này thành công đến mức mà ứng viên đối lập Henrique Capriles Radonski cũng phải cam kết là khi đắc cử, sẽ tiếp tục xúc tiến hoạt động của các nhóm công tác này bên cạnh việc học tập mô hình của Brazil về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Trong nhiệm kỳ mới, ông Chasvez sẽ có rất nhiều việc phải làm, để hoàn thành cuộc “Cách mạng Bô-li-var” tiến tới xã hội chủ nghĩa.
Tính đến thời điểm qua đời, U-gô Cha-vết đã “nắm ghế” Tổng thống của Vê-nê-xu-ê-la 14 năm. Ông là một trong số ít nhân vật chính trị gây nhiều tranh luận nhất, chí ít là bởi tính cách và những phát ngôn “thẳng như ruột ngựa” của ông. U-gô Cha-vết là vị Tổng thống vì người nghèo, vì bình đẳng và công lý, chống bóc lột, chống tư bản đế quốc, mà trước nhất là thái độ đối với Mỹ.
Ông đã không ít lần lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa đế quốc, Tổng thống G.W. Bút-xơ. Ngày 20/9/2006, tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 61, Ông đã gọi Tổng thống Mỹ là “quỷ” (diablo): “Quỷ dữ đã đến đây ngày hôm qua”. Tổng thống Cha-vết còn tuyên bố ông Bút-xơ đã thúc đẩy “một nền dân chủ sai lệch với tinh hoa của nhân loại” và đây là “một nền dân chủ bom đạn”.
Trong chương trình truyền hình hàng tuần “Alo Presidente” (Alô tổng thống) do chính ông làm “chủ xị”, phát sóng ngày 22/3/2009, Ông đã gọi tổng thống Barack Obama là “kẻ ngu dốt đáng thương” (pobre ignorante) vì ông chủ mới của Nhà Trắng vu cáo Ông “xuất khẩu khủng bố” và “là vật cản đối với sự phát triển của khu vực Mỹ La-tinh”. Ông nói: “Ông ta cần học hỏi nhiều hơn nữa để có thể hiểu được thực tế Mỹ La-tinh”. Rồi Ông nói tiếp, thẳng thừng: “Vật cản chính cống, đó là đế quốc mà anh cai quản. Nó đã xuất khẩu khủng bố từ 200 năm nay, đã ném bom nguyên tử xuống các thành phố vô tội, đã dội bom, xâm lược và ra lệnh ám sát bất cứ ai các anh muốn”.
U-gô Cha-vết là vị tổng thống biết “vận dụng” truyền thông một cách hiệu quả. Bên cạnh chương trình đối thoại trên truyền hình, ông còn sở hữu một tài khoản trên mạng xã hội Twitter với lượng fan “khủng” lên đến 3 triệu người hâm mộ. Tổng thống U-gô Cha-vết sử dụng Twitter để thông báo lịch làm việc của mình, giao việc cho các bộ trưởng, bình luận về những sự kiện trong nước và quốc tế và trao đổi với những người hâm mộ ông. Các tin nhắn được gửi đến nhiều tới mức ông phải thành lập một bộ phận giúp việc đặc biệt, có nhiệm vụ đọc và trả lời tất cả các vấn đề liên quan. Ông là chính trị gia Mỹ La-tinh được nhiều người biết đến nhất qua Twitter.
Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Cha-vết đã thực thi nhiều chính sách kinh tế như cải cách ruộng đất, dân chủ hóa hoạt động kinh tế, thực hiện chương trình quốc hữu hóa trong nhiều lĩnh vực đáng chú ý như: dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, khai mỏ…; từng bước tăng khả năng tự chủ độc lập khỏi Mỹ và phương Tây bằng việc nâng cao sản lượng dầu mỏ, tăng cường hội nhập kinh tế và chính trị với các quốc gia Mỹ Latin khác.
Kể từ năm 1999 đến năm 2010, chính phủ của ông Cha-vết đã dùng nguồn lợi từ xuất khẩu dầu mỏ để đầu tư 330 tỷ USD cho các chương trình xã hội, giảm tỷ lệ nghèo đói từ 70% xuống còn 23,9% và tỷ lệ bần cùng từ 40% xuống còn 5,9%. Ngoài ra, số người được hưởng trợ cấp xã hội tăng từ 387.000 người lên 1,92 triệu người cùng một hệ thống y tế và giáo dục công cộng ngày càng mở rộng tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
Một nhân tố khác giúp Tổng thống Cha-vết nhận được sự ủng hộ vô điều kiện của đa số dân chúng là nhờ ông đã biết “đẩy” sản lượng khai thác dầu mỏ lên mức hàng đầu thế giới với 3 triệu thùng/ngày. Hiện Vê-nê-xu-ê-la là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 5 thế giới, là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) với trữ lượng dầu mỏ vào khoảng 297,5 tỷ thùng.
Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Chính phủ của ông đang tìm cách đưa ra những chính sách kinh tế thích hợp hơn, đa dạng hoá các ngành kinh tế, từng bước giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu khí.
Các vấn đề an sinh xã hội cũng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Về vấn đề nhà ở, hiện tại nhu cầu nhà ở của người nghèo vẫn rất cao, Vê-nê-xu-ê-la đang chủ trương xây dựng thêm hai triệu ngôi nhà nữa nhằm đáp ứng đủ nơi ở cho người nghèo đang sống tạm bợ tại các khu ổ chuột.
Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù, Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đã đạt được tiến bộ trong việc tăng đầu tư cho giáo dục và tăng tỷ lệ học sinh đến trường. Tuy nhiên, nạn thất học ở trẻ em, mù chữ ở người lớn và bỏ học nửa chừng vẫn còn đang đòi hỏi nhà nước cần phải đầu tư nhiều hơn nữa.
Tổng thống Cha-vết đã từng tự nhận mình là đệ tử của Xi-mông Bô-li-var, một quý tộc thế kỷ 19, người đã trả tự do cho phần lớn các quốc gia Nam Mỹ khỏi đế quốc Tây Ban Nha. Để thể hiện sự kính trọng của mình, hồi tháng 4/2012, ông đã cho xây dựng một lăng tẩm cao 17 tầng, lát gạch trắng để lưu giữ hài cốt của người anh hùng dân tộc.
Sự mất mát lớn lao
Tổng thống Cha-vết qua đời là một mất mát lớn không chỉ với nhân dân Vê-nê-xu-ê-la mà còn với cả phong trào cánh tả nói chung. Sau 30 ngày nữa theo pháp luật của Vê-nê-xu-ê-la sẽ có cuộc bầu cử để bầu tổng thống mới, nhưng cho dù tương lai ra sao, thì vị trí của Tổng thống Cha-vết trong lịch sử Vê-nê-xu-ê-la và Mỹ Latin đã được ghi nhận.Ngay sau khi ông Cha-vết qua đời, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã nhận xét rằng: “Ông Cha-vết sẽ được nhớ đến vì sự khẳng định đanh thép về quyền tự trị và độc lập cho các chính phủ ở Mỹ La-tinh…”.
Tổng thống Nga Putin khẳng định, Tổng thống Cha-vết là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cách mạng Bô-li-va và đất nước Vê-nê-xu-ê-la, đồng thời là người bạn chân thành và gần gũi của nhân dân Nga. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã gọi sự ra đi của ông Cha-vết “là một thảm kịch” vì ông là một chính trị gia vĩ đại của đất nước mình, Mỹ Latin và cả thế giới.
Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff và Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho rằng, việc ông U-gô Cha-vết qua đời là “một mất mát không thể bù đắp” và ca ngợi ông là “một người Mỹ Latinh vĩ đại, một người bạn của nhân dân”.
Ngoại trưởng Anh quốc, William Hague tuyên bố ông rất buồn trước sự ra đi của Tổng thống Cha-vết, đồng thời cho rằng ông Cha-vết sẽ còn được “nhớ mãi” trong lòng người dân nước mình.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết, Mỹ mong muốn một mối quan hệ tương lai “mang tính xây dựng” với Vê-nê-xu-ê-la sau khi Tổng thống nước này U-gô Cha-vết qua đời. Ngoại trưởng Mỹ Chuck Hagel cũng gửi lời chia buồn tới gia đình ông Cha-vết và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la.
Như vậy, không chỉ nhân dân Vê-nê-xu-ê-la mà cả nhân loại tiến bộ đều ngợi ca ông U-gô Cha-vết là người đã phản ánh nguyện vọng của đa số người dân Mỹ Latin đang hướng về tinh thần của cuộc cách mạng Bô-li-va – hướng về một tương lai tốt đẹp của “CNXH hiện đại của thế kỷ 21” mà các nhà CNXH cánh tả Mỹ latin đang theo đuổi.
Không thể nói rằng Ông đã ra đi và bỏ Vê-nê-xu-ê-la ở lại trong trạng thái bất ổn định. Hơn 14 năm cầm quyền, ông đã biến Vê-nê-xu-ê-la từ một quốc gia nghèo khó sang trạng thái xã hội khá ổn định. Ông đã chi những khoản ngân sách khổng lồ thu được từ dầu mỏ để xây dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, bình ổn giá, trợ cấp cho nông dân, giúp đỡ người nghèo. Dưới thời Hugo một lít xăng 95 ở Vê-nê-xu-ê-la có giá rẻ hơn 2 cent. Vì vậy không phải là đáng ngạc nhiên rằng Ông là chỗ dựa vững chắc của những người dân nghèo. Và đây là cơ sở bầu cử rất mạnh mẽ dành cho người kế nhiệm ông – Phó Tổng thống Ni-cô-lát Ma-đu-rô.
Bền bỉ vươn lên
Sau cái chết của ông Tổng thống Cha-vết, người chính thức được coi là nguyên thủ tạm quyền ở Vê-nê-xu-ê-la là Phó Tổng thống Ni-cô-lát Ma-đu-rô. Ông được đánh giá là một chính trị gia thân cận và nhất mực trung thành với cá nhân cũng như đường lối chính trị mà ông Cha-vết đã kiên định tiến hành. Ông Maduro được đánh giá là một chính trị gia thân cận và nhất mực trung thành với cá nhân cũng như đường lối chính trị mà ông Cha-vết đã kiên định tiến hành.Ông Maduro sinh ngày 23/11/1962 tại thủ đô Caracas. Ông từng học tại Trường Trung học công lập Jose Avalos nằm ở phía tây Caracas, trong tiểu khu Eil Valle. Maduro từng là tài xế xe bus và tham gia tích cực vào hoạt động công đoàn trong ngành vận tải hành khách này. Ngay từ thời điểm đó, gương mặt điển trai và bộ ria mép dày phong trần của ông đã rất thu hút được cảm tình của công chúng. Maduro đã trở thành đại biểu cho những người lao động của hệ thống vận tải công cộng Caracas Metro (cả nổi và chìm) cuối những năm 70 và những năm 80. Khi ấy, hoạt động công đoàn của Metro còn chưa được phép hoạt động, do vậy, hoạt động của ông coi như khởi đầu cho Phong trào Công đoàn của Metro Caracas.
Ông Maduro được coi là một trong những người sáng lập của Phong trào Cộng hòa thứ năm (Movimiento V Quinta República, MVR). Thành tựu chính trị lớn nhất của ông là những hoạt động đấu tranh để cứu ông U-gô Cha-vết ra khỏi nhà tù sau cuộc đảo chính bất thành nhằm lật đổ Tổng thống lúc đó là ông Carlos Andres Perez, từ 1992 đến 1998. Tiếp sau đó, ông đã là một trong những điều phối viên khu vực chính trị của mình trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống năm 1998.
Năm 1998, ông Maduro đã đắc cử đại biểu Thượng viện Vê-nê-xu-ê-la với tư cách đại diện cho MVR. Năm 1999, ông trở thành đại biểu lập hiến. Ông đã đắc cử Đại biểu Quốc hội trong năm 2000 và 2005 với tư cách đại diện cho khu vực bầu cử thủ đô. Trong những năm từ 2005 tới nửa đầu năm 2006, ông đã là Chủ tịch Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la mặc dù ông không có bằng tốt nghiệp trung học. Tiếp theo, ông được Tổng thống Cha-vết bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao vào ngày 9/8/2006. Trên cương vị này, ông đã khẳng định được vị thế của mình với hình ảnh một chính trị gia theo khuynh hướng trung dung, có khả năng hội tụ đồng minh nhưng cũng rất biết cách tỏ thái độ kiên quyết đối với kẻ thù.
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, ông đã kết hôn với nữ luật sư Cilia Flores (sinh ngày 1/1/1953), một nhân vật cánh tả nổi bật trong Phong trào Cộng hòa thứ năm (MVR) và đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la (PSUV)… Bà Flores từng là Chủ tịch Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la (kế nhiệm chồng) và đã tham gia Ủy ban tài chính của Quốc hội nước này.
Ngày 10/10/2012, ba ngày sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, Tổng thống Cha-vết bổ nhiệm Maduro là Phó Tổng thống. Ông nhậm chức vào ngày 13/10/2012, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ngày 8/12/2012, Tổng thống U-gô Cha-vết thông báo rằng bệnh ung thư tái phát và ông sẽ trở lại Cuba để điều trị. Tổng thống Cha-vết cho biết tình trạng của mình có thể tồi tệ hơn và một cuộc bầu cử Tổng thống mới có thể được diễn ra để tìm người thay thế ông. Và Cha-vết đã đưa ra ý kiến ủng hộ cho Maduro nếu người dân Vê-nê-xu-ê-la cần phải đi bỏ phiếu bầu Tổng thống thay thế ông. Đây là lần đầu tiên ông U-gô Cha-vết chỉ định một ứng cử viên kế nhiệm cho phong trào của ông.
Trong giai đoạn từ ngày 11/12/2012 tới nay, ông Maduro đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nói theo cách của Luis Vicente Leon, giám đốc Trung tâm Điều tra ý kiến Datanalisis trong trao đổi với phóng viên AFP là, “ngăn chặn thù trong, giặc ngoài, lợi dụng sự vắng mặt của ông Cha-vết để gây ra bất ổn cho đất nước.” Ông Maduro đã thường xuất hiện trên các kênh truyền hình công cộng, trao chìa khóa nhà ở xã hội cho các gia đình, khai trương bệnh viện hay lái một chiếc xe buýt tặng cho sinh viên trường đại học.
Ông cũng tỏ ra không ngần ngại sử dụng những từ mạnh mẽ để chỉ trích những người đối lập, chủ yếu nhắm vào thống đốc bang Miranda Henrique Capriles, người đã thất cử trước ông Cha-vết hồi tháng 10/2012 (ông này cũng vừa được phe đối lập đưa ra làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.)
Một điều đáng chú ý là, trước khi tuyên bố “bi kịch lịch sử” về cái chết của ông Cha-vết ở tuổi 58 vào ngày 5/3, ông Maduro đã trục xuất hai tùy viên quân sự Mỹ, bị cáo buộc là “những kẻ thù lịch sử” đã gây ra chứng bệnh ung thư cho ông Cha-vết. Ông Maduro cũng thông báo rằng sẽ thành lập một ủy ban điều tra về nguyên nhân dẫn tới cái chết của Tổng thống Cha-vết. Trong cách nhìn của ông Maduro, Tổng thống Cha-vết mất là do “âm mưu của các thế lực thù địch”… Khi Tổng thống Cha-vết còn sống, lãnh tụ Cuba Fidel Castro cũng đã từng cảnh báo ông rằng, hãy cẩn thận với những âm mưu ám sát của kẻ thù.
Sau khi ông Cha-vết qua đời, ngày 6/3, quân đội Vê-nê-xu-ê-la đã làm lễ tuyên thệ trung thành với ông Maduro trong tư cách là người chính thức kế nhiệm ông Cha-vết trên cương vị tạm quyền nguyên thủ quốc gia. Đất nước Vê-nê-xu-ê-la hiện vẫn ở trong tình trạng bình ổn.
Những người nghiên cứu "hiện tượng Vê-nê-xu-ê-la - Cha-vết", có những ý kiến nhận định chưa giống nhau, thậm chí còn khác nhau. Những người lạc quan, mong chờ "thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới" thì coi Vê-nê-xu-ê-la là xu thế tất yếu, một đòn phản kích mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc, làm hồi sinh chủ nghĩa xã hội ở một thời kỳ mới. Nhiều người coi đây là phong trào cánh tả tiệm cận với chủ nghĩa xã hội, đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa kiểu mới, là trào lưu đang làm sôi động các nước phía nam Tây bán cầu.
Tìm hiểu những vấn đề chính trị mới của Vê-nê-xu-ê-la, Phong trào cánh tả Vê-nê-xu-ê-la ngày nay, phải bắt đầu từ năm 1982, trải qua các mốc lịch sử: Sáng lập phong trào Cách mạng Bô-li-va, mười năm cầm quyền của Ông và Phong trào cánh tả; hai lần Ông tiến hành đảo chính quân sự không thành công, cũng như sự kiện ra đời của đảng chính trị, đảng cầm quyền; và cũng cần phải tìm hiểu những điều rất đặc biệt của Phong trào cánh tả Vê-nê-xu-ê-la.
Ý kiến khác, theo quan niệm "nguyên tắc truyền thống", coi đây là phong trào nhất thời, với những chính sách được lòng dân. Phong trào này mang đậm nét dân tộc, đáp ứng những bức xúc của xã hội trước toàn cầu hóa, phân hóa giàu nghèo. Chính sách của các đảng cánh tả ở các nước này vẫn là tập trung vào phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân và xây dựng một xã hội dân chủ hơn. Phong trào này dựa vào đấu tranh nghị trường. Chỉ tiến hành chỉnh sửa các chính sách hiện hành cho công bằng hơn, chứ không thách thức trật tự xã hội. Có người còn lo lắng cho sự "cứng rắn quá mức" của Tổng thống Cha-vết trong những cải cách làm mất lòng nước Mỹ, những chính sách quốc hữu hóa, dựa vào tài nguyên, bao cấp kéo dài để tạo nên sự ủng hộ, giữ vững quyền lực,.. sẽ có thể lặp lại sự kiện ở Chile những năm đầu 1970.
Những ý kiến đó chính xác đến đâu còn phải qua thực tiễn kiểm nghiệm, nhất là trong hoàn cảnh chưa có thật nhiều tài liệu, chưa có đủ thời gian nghiên cứu sâu lý luận - thực tiễn đối với cách mạng Vê-nê-xu-ê-la. Rất nhiều vấn đề mới bắt tay làm, vừa làm theo ý định thực nghiệm vừa giải quyết những vấn đề thực tiễn muôn vàn khó khăn, vừa phải đối phó hằng ngày với các mưu toan chống phá, đe dọa, đối đầu. Con đường mà những người lãnh đạo có tư tưởng tiến bộ với khát vọng cơm no, áo ấm, bình đẳng cho nhân dân có nhiều vất vả và nguy hiểm khôn lường. Ở đây, Ông nổi lên như một ngọn cờ tiên phong, dám đương đầu với gian nan thử thách.
Đảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la đã và đang lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong cuộc đấu tranh giai cấp. Ðảng có nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Con đường phát triển đất nước là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ðảng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ở 24 tỉnh, thành phố đều có các tổ chức quần chúng của Ðảng trong công nhân, nông dân. Hiện nay, Ðảng có đội ngũ gần 20 nghìn đảng viên. Ban Chấp hành Trung ương do Ðại hội gần đây bầu được 41 ủy viên, 11 Ủy viên Bộ Chính trị.
Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la, lực lượng trụ cột của phong trào cánh tả hiện nay, chiếm 50%, mới thành lập đầu năm 2008, do trục yêu nước chuyển hóa thành đảng chính trị. Phong trào cánh tả này hình thành và phát triển như là một kết quả tự nhiên trước sự lan tràn và thắng thế của mô hình sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Ðó là một xu thế phản lại mặt trái toàn cầu hóa, chống lại chủ nghĩa tự do mới, để nỗ lực xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.
Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Vê-nê-xu-ê-la ra đời từ thắng lợi của phong trào cánh tả, được quần chúng đồng tình, ủng hộ; từ uy tín của Ông trên cương vị lãnh tụ, ngọn cờ; ra đời từ trong lòng Chính phủ mới, Quốc hội mới mà đảng viên PSUV chiếm 147/167 đại biểu. Vì vậy, đây chưa phải hoàn toàn là một chính đảng tiên phong, có đường lối cách mạng rõ ràng, đầy đủ ban lãnh đạo, mặc dù PSUV có gần một triệu người được cấp thẻ trong tổng số 5,7 triệu người ghi tên ủng hộ Ðảng. Ban lãnh đạo PSUV cho rằng, để giữ chính quyền, xác định được quyền lực trong xây dựng, bảo vệ đất nước, phải có một đảng chính trị, một đường lối cách mạng khoa học. Như vậy là, cầm quyền rồi mới bắt tay xây dựng đảng, cầm quyền rồi mới xác định đường lối của Ðảng. Trước đó, mọi hoạt động cách mạng chỉ là thực hiện chủ trương, khẩu hiệu tập hợp lực lượng. Ðiều đặc biệt này xuyên suốt trong tiến trình cách mạng của Vê-nê-xu-ê-la. Ðường lối kinh tế- xã hội của Ban lãnh đạo PSUV mới chỉ hình thành những đường nét chính cơ bản, những mong muốn, dự định nhiều hơn là chủ trương, kế hoạch rõ ràng.
Sau nhiều năm áp dụng mô hình kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới của Mỹ Vênzuela lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Kinh tế tăng trưởng âm kéo dài 12 năm, nợ nước ngoài lên tới 32 tỷ USD. Phân hóa giàu nghèo, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, mù chữ, tệ nạn xã hội gia tăng. Trước tình hình đó, những người cánh tả Vê-nê-xu-ê-la, Ông khẳng định không thể chọn con đường tự do mới mà sẽ là con đường "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21".
Nội dung cơ bản của "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" là: Về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng tiến bộ của Xi-mông Bô-li-va làm nền tảng. Về chính trị, đường lối phải phục vụ nhân dân, vì nhân dân; nhân dân có trách nhiệm tham gia quyết định vận mệnh đất nước, tham gia vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội. Về xã hội, đặc biệt nhấn mạnh phát triển y tế chăm lo sức khỏe cho nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, môi trường. Về kinh tế, duy trì nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, nhưng tập trung phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cộng đồng. Kiên quyết giành lại chủ quyền về tài nguyên, nhất là dầu mỏ, để phục vụ nhân dân. Về đối ngoại, tăng cường đoàn kết với Phong trào cánh tả Mỹ la-tinh, với các nước Nam Mỹ. Không chỉ quan hệ với các đảng của các nước XHCN như Cu-ba, Trung Quốc, Việt Nam mà quan hệ cả với các đảng cánh tả ở châu Âu, các nhân sĩ tiến bộ ở châu Âu. Chủ trương đẩy mạnh quan hệ với nước Nga, Trung Quốc nhằm tạo thế cân bằng, tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cu-ba... "Nhà nước Vê-nê-xu-ê-la thực hiện dân chủ hóa để tiến lên CNXH. Ðó là một thời kỳ dài, thúc đẩy quá độ lên CNXH. Vì là thời kỳ dài, nên nó bị sự chống đối quyết liệt của các thế lực đế quốc và các lực lượng đối lập trong nước".
Tháng 9-2008, Ông đã phát đi một thông điệp quan trọng: Dự án quốc gia Xi-mông Bô-li-va - Kế hoạch xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dự án khẳng định: Trong giai đoạn 2007-2013, Vê-nê-xu-ê-la hướng tới công cuộc xây dựng "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21", bằng các chủ trương sau đây:
Giá trị mới của chủ nghĩa xã hội: Ðưa ra vấn đề tái lập quốc gia Vê-nê-xu-ê-la, trong đó xây dựng những cội nguồn hòa quyện, những giá trị và nguyên tắc tiên phong nhất của các trào lưu nhân văn của chủ nghĩa xã hội và tính kế thừa lịch sử tư tưởng của Xi-mông Bô-li-va.
Về xã hội, Dự án đề ra xây dựng một mô hình xã hội mới thể hiện được hiệu quả, mang tính nhân văn và tính nội sinh; theo đuổi mục tiêu tất cả mọi người được sống trong những điều kiện tương đồng.
Về nền dân chủ : Ðối với giai đoạn mới hiện nay của cuộc Cách mạng Bô-li-va sẽ củng cố tổ chức xã hội, để chuyển hóa những yếu kém tự thân nó thành sức mạnh tập thể, tăng tính độc lập, tự do và quyền lực cá nhân.
Về mô thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Ðể đạt tới lao động thật sự có ý nghĩa, phải loại trừ chia rẽ xã hội, đáp ứng những yêu cầu của con người và sản xuất của cải phục vụ tái sản xuất.
Về năng lượng đất nước: Kết hợp việc sử dụng các nguồn tài nguyên với việc hội nhập khu vực và thế giới. Dầu mỏ sẽ tiếp tục đóng vai trò quyết định trong việc thỏa mãn những nhu cầu về năng lượng của đất nước và củng cố mô hình sản xuất XHCN.
Về quan hệ quốc tế: Chủ trương xây dựng một thế giới đa cực, tìm kiếm công bằng xã hội, tình đoàn kết, hòa bình, làm sâu sắc thêm sự đối thoại thân thiện giữa các dân tộc, quyền tự quyết và tôn trọng tự do tư tưởng.
Ban lãnh đạo toàn quốc PSUV vừa phải củng cố quyền lực lãnh đạo, thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đối phó các khó khăn, phức tạp trong nội bộ, chống trả sự phá hoại của lực lượng đối lập để bảo vệ cuộc Cách mạng Bô-li-va; vừa phải xây dựng những định hướng cụ thể, trước hết là xây dựng đảng chính trị lãnh đạo, thống nhất các lực lượng cánh tả ủng hộ cách mạng quá độ lên CNXH, tập hợp quần chúng, ủng hộ Tổng thống. Ðảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la là người ủng hộ đầu tiên, tích cực nhất cho tiến trình cách mạng của Ông.
Vừa trở lại sau một thời gian dài điều trị bệnh, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết đã lao ngay vào việc chuẩn bị cho cuộc đua tái cử nhiệm kỳ 3. Ngày 11/6, ông Cha-vết đã đến Văn phòng Ủy ban Bầu cử Quốc gia để đăng ký chính thức tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới, sẽ diễn ra vào ngày 7/10/2012. Điều đặc biệt là, ông Cha-vết đã đưa ra những sáng kiến mới để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
Một ngày sau khi đăng ký tranh cử, ông Cha-vết đã cho công bố bản kế hoạch mới mang tên "Chủ nghĩa xã hội Bô-li-var". Bản kế hoạch này được đăng trên tờ báo Ciuidad CCS của Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la vào ngày 12/6 và được truyền tải trên các báo điện tử sau khi ông chính thức trình bản kế hoạch lên Ủy ban Bầu cử Quốc gia.
Theo báo chí Vê-nê-xu-ê-la, bản kế hoạch "Chủ nghĩa xã hội Bô-li-var" mới đưa ra những mục tiêu rộng lớn hơn, bao gồm cam kết "xây dựng chủ nghĩa xã hội Bô-li-var thế kỷ XXI", đồng thời đặt những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng ngành, như củng cố ngành chăn nuôi, tăng cường sản lượng lương thực lên 45%, khai thác dầu hỏa, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, sản xuất công nghiệp,…
Ngoài ra, bản kế hoạch cũng đưa ra mục tiêu tăng cường sức mạnh quân sự, tham gia thúc đẩy một thế giới đa cực,… Mục tiêu bao quát nhất của bản kế hoạch là "bảo đảm tính kế tục và vững mạnh của Cách mạng Bô-li-var", làm cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành một xu thế tất yếu, không thể thay đổi, đảo ngược. Cha-vết đã và đang tiến hành xây dựng chế độ "xã hội chủ nghĩa Bô-li-var thế kỷ XXI" thông qua những chương trình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nghèo, tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế và quốc hữu hóa những công ty, tập đoàn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu hỏa, xi-măng, thép,…
Trong bản kế hoạch, ông Cha-vết còn đưa ra một loạt nhiệm vụ, giải pháp cần làm để đạt được những mục tiêu quan trọng nêu trên, bao gồm cả những việc làm cụ thể, chi tiết như xây dựng một nhà máy lắp ráp đồ gia dụng do Trung Quốc đầu tư…
Ông Cha-vết vẫy chào cử tri ủng hộ mình dọc tuyến đường ông đi đăng ký tranh cử hôm 11/6.
Ngay hôm đăng ký tranh cử, Tổng thống Cha-vết đã được cử tri ủng hộ ông chào đón nồng nhiệt suốt dọc tuyến đường từ Dinh Tổng thống đến Văn phòng Ủy ban Bầu cử Quốc gia. Cả khu vực trung tâm thủ đô Caracas như mở hội. Vị tổng thống 57 tuổi còn hòa mình vào đám đông, tham gia với họ nhảy múa, ca hát tưng bừng và có một bài phát biểu hừng hực khí thế trước đám đông dân chúng trước khi bước vào đăng ký tranh cử.
Sự khởi đầu chiến dịch đầy khí thế như thế là dấu hiệu cho một cuộc đua nảy lửa với ứng cử viên đối lập Henrique Capriles Radonski, 40 tuổi, người cũng vừa chính thức đăng ký ra "thách đấu" với Tổng thống Cha-vết. Capriles cũng có màn ra mắt chiến dịch tranh cử khá độc đáo: chạy bộ thể thao suốt đoạn đường 10 km từ trụ sở làm việc của mình đến Văn phòng Ủy ban Bầu cử ở trung tâm Vê-nê-xu-ê-la để đăng ký tranh cử, đồng thời vận động cử tri ủng hộ mình.
Trong vài tháng gần đây, trước khi thật sự xuất hiện trở lại, Tổng thống Cha-vết đã hạn chế việc xuất hiện trước công chúng để tập trung vào điều trị bệnh. Thậm chí sau khi đã hoàn tất phác đồ điều trị và căn bệnh đã được khống chế, ông Cha-vết vẫn chưa vội xuất hiện, mà chọn cách "nằm im" để xem đối phương có phản ứng như thế nào. Quả nhiên, giống như khi ông mới bắt đầu sang Cuba điều trị bệnh, những ý kiến, những lời đồn thổi lại nổi lên. Chủ yếu, những lời đồn thổi đầy ác ý đó đều xuất phát từ báo chí Mỹ nhằm xuyên tạc, đánh đòn tâm lý gây hoang mang trong dư luận nhân dân Vê-nê-xu-ê-la trước kỳ bầu cử.
Mục tiêu của những lời đồn thổi này, cũng như bất kỳ chiêu trò, thủ đoạn nào khác của các thế lực bên ngoài chống Vê-nê-xu-ê-la, đều nhằm làm cho nhân dân Vê-nê-xu-ê-la mất lòng tin vào ông Cha-vết, làm cho chế độ mà ông đang xây dựng suy yếu dần rồi đi đến sụp đổ. Kẻ thù còn được tiếp tay bởi các thế lực chính trị đối lập trong nước, lúc nào cũng mong muốn ông Cha-vết ra đi nhằm giành lấy chính quyền, xóa bỏ chế độ "xã hội chủ nghĩa thế kỷ XXI" của ông.
Thậm chí, các thế lực chống đối không ngần ngại dùng đến bạo lực lật đổ, kích động quần chúng xuống đường biểu tình chống ông Cha-vết trong suốt những năm đầu thế kỷ XXI này. Tuy nhiên, ý đồ thâm độc và tất cả những âm mưu, thủ đoạn nêu trên đã nhiều lần bị chính ông Cha-vết đánh bại, Mỹ đành phải chấp nhận "chờ thời".
Đến khi có thông tin về việc ông Cha-vết bị bệnh ung thư điều trị tại Cuba, người Mỹ mừng như bắt được vàng. Đó cũng là lúc mà ông Cha-vết bắt đầu một cuộc chiến sinh tử đầy cam go - cuộc chiến chống chọi với bệnh tật song song với một cuộc chiến chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Chính trong hoàn cảnh nguy cấp như thế, ông Cha-vết đã thể hiện một sức sống mãnh liệt và một bản lĩnh kiên cường để rồi vụt trở lại mạnh mẽ, quyết liệt hơn trước. Và sự trở lại hùng dũng của ông Cha-vết đã đánh tan mọi lời đồn thổi kia.
Việc mở hội tưng bừng để phát động chiến dịch tranh cử của Tổng thống U-gô Cha-vết là một minh chứng thực tế cho việc điều trị căn bệnh ung thư quái ác của ông tại Cuba đã thành công. Cách đây vài ngày, ông Cha-vết đã trở lại Cuba tái khám và làm xét nghiệm lần cuối để xác định kết quả điều trị bệnh. Và kết quả xét nghiệm cho thấy căn bệnh ung thư đã được trị khỏi và ông Cha-vết hoàn toàn khỏe mạnh, đủ điều kiện để tiếp tục cuộc Cách mạng Bô-li-var mà ông đang tiến hành dở dang. Và người dân Vê-nê-xu-ê-la bây giờ lại có quyền hy vọng vào một chiến thắng hoàn toàn của ông Cha-vết trước mọi đối thủ, mọi thế lực thù địch
Venezuela, một quốc gia xã hội chủ nghĩa chiến thắng - Венесуэла, страна победившего социализма
Венесуэла у меня всегда ассоциировалась с раем на земле. Такой уголок спокойствия, где бензин стоит 2 рубля за литр, по улицам бегают счастливые дети, а народ боготворит своего лидера Уго Чавеса. И знаете, социализм здесь действительно победил. Дети в школах учат труды Карла Маркса и Эрнесто Че Гевары, причем совершенно бесплатно. Взрослые любят партию, и торгуют валютой на черном рынке, чтобы хоть как-то заработать. Партия, в знак благодарности, дарит им бесплатные квартиры и пенсию в 200 долларов. При этом вся страна живет в трущобах и ходит в туалет с фонариком, но обо всем по порядку.
Чавес, безусловно, один из самых эпатажных политиков современности. Как и любой уважающий себя латиноамериканский банановый правитель, он пришел к власти путем революции. Теперь с 1999 года благополучно держится за трон, пока смерть не разлучит их. Кстати, этот момент может настать уже очень скоро. Недавно с ним приключилась печальная история.
Чавес уже несколько лет борется с раком. В последние несколько недель его состояние сильно ухудшилось. 31 декабря удалили раковую опухоль с осложнениями, после чего пациент впал в кому. Чавес уже месяц не выступал перед страной по телевидению и даже на радио, чего раньше никогда не было. При этом вчера должна была состояться очереная инаугурация Уго Чавеса после очередной победы на президентских выборах. Его сторонники в честь этого замечательного события провели демонстрации в центре Каракаса и с шиком отметили знаменательное событие, даже не смотря на отсутствие виновника торжества. В то, что Чавес выкарабкается, здесь мало кто верит. Что будет дальше тоже не понятно. Здесь нужно отметить, что Чавеса действительно поддерживают очень многие венесуэльцы.
Как-то раз Уго решил провести в стране референдум с целью продлить президентский срок и окуклиться на своем посту навечно. По неопытности он несколько переоценил степень любви народа к себе, и народ его прокатил. Говорят тогда Чавес был крайне зол и даже перебил всю посуду во дворце. Потом Чавес пришел в себя, и провел второй референдум. На этот раз у него все получилось и необходимая поправка к конституции, отменяющая ограничения на переизбрание главы республики, была принята.
В основе своей политики Чавес всегда ставил заигрывание перед бедными и необразованными слоями населения, коих в Венесуэле немало. Первым делом, придя к власти, он все отобрал и поделил. Национализировал все, что работало в стране от мобильной связи до нефтяных производств. Отменил вступительные экзамены в ВУЗы. И остальные экзамены тоже. "Вступительные экзамены в вузы страны являются устаревшим методом, который исключает возможность получения высшего образования для молодых ребят из народных масс… В этой связи вступительные экзамены отменяются," - сказал Чавес. Также он организовал специальное обращение к нации, в котором призвал венесуэльцев не петь в душе, так как те кто поют в душе остаются там надолго и не экономно тратят запасы воды. В Венесуэле действительно литр бензина стоит дешевле воды (20 литров - 1 доллар), бесплатная медицина и образование, бесплатное жилье и другие бонусы для народных масс.
Образование, кстати, тут тоже особое. Уго Чавес утвердил список литературы для школьников, с которой они в обязательном порядке должны будут знакомиться. Это монографии президента страны, «Манифест коммунистической партии» Карла Маркса, труды Эрнесто Че Гевары и другие произведения, которые помогут им избавиться от капиталистического мышления, а также укрепить коллективное сознание и лучше понять идеалы и ценности, «необходимые для строительства социалистической родины».
На текущий момент итогом правления является полное равноправие богатых с бедными: что те, что другие вынуждены ходить в туалет с фонариком, по причине того что из-за гениального правления Чавеса в стране введён режим строгой экономии электроэнергии. А венесуэльский телевизор говорит, что режим экономии введен, потому что в стране небывалая засуха, воды в водохранилищах электростанций почти не осталось и Чавес тут совсем не при чем.
Несмотря на заботу национального лидера народные массы живут с виду весьма скверно. Горы и холмы словно снегом покрыты трущобами, в которых живет большинство населения. Пенсия у всех одинаковая и равна 200 долларам, пособие на ребенка 30 долларов в месяц, средняя зарплата 300 долларов. И вот здесь есть один важный момент. Во многих отчетах встречаются завышенные цифры финансовых успехов страны, например, я читал, что минимальная зарплата 600 долларов.
Все дело в курсе доллара. Есть официальный курс, по которому за 1 доллар дают 4.3 венесуэльских боливара. Фактический же курс 1 к 15 - почти в три раза выше. В стране огромный черный рынок валюты. Меняют все. В аэропорту предлагать поменять доллары начинают таможенники и заканчивают таксисты. Меняют на улицах и в машинах - везде. Нет такого венесуэльца, который откажется вам поменять валюту. Долларов в стране нет и купить их по официальному курсу невозможно. Зато возможно кормить доверчивых иностранцев красивыми цифрами. По факту минимальная зарплата превращается из 600 долларов нарисованных в 200 реальных. В этой связи платить в стране банковскими картами крайне не рекомендует, так как конвертация у вас будет идти по государственному курсу! При поездке в Венесуэлу берите больше долларов.
Впрочем, у венесуэльца есть возможность купить доллары по госкурсу, если он выезжает заграницу. Для этого нужно пройти 7 кругов бюрократического ада, заполнить кучу бумаг и тогда родина тебе позволить купить до 3000 долларов в год по выгодному курсу. Многие так и делают и отправляются закупаться в США.
Но вернемся к Уго. Стоит отметить, что это самый трогательный диктатор, которого я встречал. Например, здесь есть монеты достоинством 1, 5, 10, 12.5, 25, 50 сантимов… ЧТО? Двенадцать с половиной сантимов!? Да, это не ошибка. Давным давно, когда Уго ходит под стол пешком была в Венесуэле монета достоинством 12.5 сантимов, на которую можно было купить хлебушек. И так это запомнилось Чавесу, что он решил вернуть монету такого номинала в оборот.
А еще Уго любит петь и говорить. Ему принадлежат многочисленные рекорды по длительности выступлений. Например, год назад, на ежегодном обращении к парламенту он не слезал с трибуны практически 11 часов. В предыдущем году он говорил всего лишь 7 часов подряд. У Чавеса есть свое ток-шоу на венесуэльском телевидении, где он в прямом эфире часами каждый день общается с народными массами.
Видимо в школе диктаторов всех учат, что все беды и зло от США. Венесуэла не исключение. Главный враг Чавеса - проклятая Америка. Ужасная, отвратительная, прогнившая насквозь Америка. Любое государство, которое поругалось с США может автоматически надеяться на поставки дешёвой дружественной венесуэльской нефти как компенсацию за свои страдания. Например, Куба получает почти бесплатно нефти от Чавеса столько, что умудряется ее продавать и хорошенько на этом навариваться.
Как любой нормальный диктатор, Чавес признал Абхазию и Южную Осетию в обмен на русские ракеты.
Как известно, ничто так не объединяет двух людей, как дружба против третьего. Любимое занятие Чавеса - дуржить против США. Союз друзей против даже назвали "осью добра". В него вошли Куба, Боливия, Венесуэла и Ко.
"Я чувствую запах. Здесь до сих пор пахнет серой. Тут был дьявол" — выступление Чавеса на Генеральной Ассамблее ООН. До Чавеса на этой трибуне выступал Дж. Буш младший.
"Убирайтесь обратно в ад, дерьмовые американские янки!" — из выступления, комментирующего решение выдворить из Венесуэлы посла США
Однажды Чавес настолько разозлился на США, что решил «отказаться от навязанного американским империализмом времени». По приказу Уго стрелки часов перевели на 30 минут назад, теперь тут свой часовой пояс.
Как видно, борьба с ненавистным западом идет полным ходом. Есть только один нюанс. Венесуэла живет исключительно засчет экспорта нефти (кого-то мне это напоминает). Без нефти Венесуэла будет представлять из себя южноамериканский аналог Зимбабве, так как жить стране будет реально не на что. И большая часть этого самого экспорта приходится именно на США. Если вдруг Штаты действительно обидятся на Уго и введут эмбарго на венесуэльскую нефть, то страна быстро скатится к уровню Никарагуа.
Жители Венесуэлы нелюбовь Уго к США не разделяют. Вся страна смотрит американское кино и мечтает однажды купить доллары и уехать с ними в ненавистную Америку, чтобы нормально жить.
Кстати, однажды Чавеса все-таки послали. 10 ноября 2007 года король Испании Хуан Карлос на Иберо-Американском саммите сказал: "¿Por qué no te callas?" ("Почему бы тебе не заткнуться?"). Фраза очень быстро и очень решительно стала мемом и породила более 9000 фотожаб, роликов на Youtube и надписей на футболках.
Знакомство с социализмом начинается в аэропорту. Довольно потрепанный и грязный терминал. Таможенная анкета, где тебе предлагается написать стоимость всех вещей, которые ты ввозишь. Толпы людей, бардак. Все сотрудники аэропорта от таможенников до уборщиков подходят к тебе и предлагают поменять деньги. Все. В аэропорту есть 5 банкоматов от 5 разных банков. Ни в одном из банкоматов нету денег. По дороге в отель таксист слушает речи Чавеса... бррр
В системах онлайн-бронирования есть только несколько отелей в Каракасе, все пятизвездочные со стоимостью проживания в среднем 300 евро за ночь. Единственный сетевой отель Marroitt после торга уступает комнату без завтрака за 200 долларов за ночь. Стоит отметить, что Мариотт в Каракасе больше напоминает какой-нибудь пансионат "Салют". Такой помойки за такие деньги я не ожидал увидеть даже здесь. У меня в подъезде чище, чем здесь в номере. Сервис на социалистическом уровне. В лифт с постояльцами, например, может забежать носильщик и, придавив всех своей тележкой, поехать на нужный этаж, насвистывая революционные гимны.
В Каракасе, столице Венесуэлы, был дождь. Но это даже лучше, драматичнее получились фотографии.
Большинство населения живет в трущобах. В трущобы отказываются ехать таксисты, туда не заходит полиция. Ежедневно там убивают около 10 человек. В основном это разборки между местными бандами, так что полиция даже не вмешивается. Случайных убийств мало, так что слухи об опасности сильно преувеличены. В остальных районах города вполне спокойно.
С 1970-ых показатель бедности увеличился на 300 %.
Самое высокое здание в городе.
Большинство улиц выглядит так.
Все дома очень грязные. На дальнем плане деловой центр.
"Я клянусь, не покладая рук, дни и ночи, всю жизнь строить венесуэльский социализм, новую политическую систему, новую социальную систему, новую экономическую систему," - Уго
Город очень грязный. Мусор выбрасывают прямо из окон.
"Я всегда говорил, что не удивлюсь, если окажется, что на Марсе была цивилизация. Но, вероятно, там появился капитализм, пришел империализм и уничтожил эту планету" — Уго Чавес в эфире государственного телевидения Венесуэлы 22 марта 2011 года
"Или капитализм, который является прямой дорогой в ад, или социализм, если вы хотите построить Царство Божье на земле"
"Я тоже троцкист! Я выступаю за линию Троцкого, за перманентную революцию!"
"В границах капитализма не существует решения проблем, стоящих перед венесуэльскими массами"
Жителей трущоб называют "людьми Чавеса", здесь проживает его основной электорат.
Как я уже сказал, мусор просто сваливают с холма.
А это новые районы. Сейчас активно начали строить социальное жилье, чтобы расселят трущобы. В прошлом году контракт на реконструкцию трущоб получила Белоруссия. Получить социальное жилье можно либо отстояв 50 лет в очереди, либо по партийному блату. Все как в СССР.
Дворы...
Двор-парковка, прямо как в Москве.
На всех окнах решетки, иногда делают дополнительно козырек.
Центр города
25.
Советских декор повсюду, везде эти бездарные мозаичные панно и грубые скульптуры. Напоминает какой-нибудь Новороссийск конца 80-х.
В приличные места не пускают в трусах, кепке и с оружием.
Обычная советская витрина.
В городе есть Макдональдс!
По местным законам любое заведение общепита должно на входе вывешивать таблицу с ценами на все свои блюда. Такие таблицы висят и в Макдональдсе и в дорогих ресторанах.
Выход из подъезда.
В городе действительно очень грязно.
Еще одна особенность - весь город загажен политической рекламой. 90% ее в поддержку Чавеса. Везде трафареты и надписи.
Как я понял, это один из лидеров оппозиции. Сторонники Чавеса изображают его с ушами Микки-Мауса и клоунским носом, намекая тем самым на его связь с ненавистной Америкой. Видимо в школе диктаторов учат обвинять оппозиционных лидеров в связях с США.
Граффити повсюду.
Иногда попадаются неплохие варианты.
В городе активно развито мототакси.
Ларек.. С 2003 года в стране централизованно устанавливаются цены на 400 видов товаров, включая продукты питания, «для борьбы с инфляцией и защиты бедных». Их результатом стал периодический дефицит продуктов (в государстве с тропическим сельским хозяйством) и резкий рост цен. Так, например, существует ограничение на отпуск молока и постоянная нехватка куриных яиц. В целом по стране в минувшее десятилетие инфляция составляла 21 % в год, однако продукты питания на чёрном рынке дорожали на 50 % ежегодно. Кстати,иногда государство продает продукты по себестоимости. Каждые выходные грузовики с дешевой курицей, картошкой или бананами приезжают в один из районов. Поймать такой грузовик - большая удача.
Люди сидят и смотрят выступления Чавеса по телевизору.
Столовая.
Южное кладбище, у него весьма скверная репутация. Во-первых, здесь, как и в других муниципальных кладбищах, процветают вандализм и воровство. Во-вторых, у Южного кладбища – репутация места, где орудуют чёрные колдуны, выкапывая кости погребённых для своих оккультных целей.
Большинство могил заброшены.
Некоторые могилы стали объектами поклонения. Например сюда приходят, чтобы привлечь удачу и защиту от бандитов. Статуэткам покойничка дают прикурить и выпить.
А эта женщина помогает сдавать экзамены (которые Чавес уже отменил), нужно принести и оставить ей учебник, а если все пройдет удачно - подарить табличку в благодарностью за помощь.
Конечно, в Каракасе есть и приличные места, в основном вокруг военных объектов. Здесь, к примеру, проходят парады, поэтому чисто и красиво. Есть и богатые районы - виллы за заборами. Но их мало и они неинтересны.
В лучших традициях совка в парке стоят старые танки. Чтобы было удобно на него забираться, к ним приделаны лесенки.
И да, обязательно расскажите мне в комментариях, какой Чавес хороший. Кстати, Венесуэла с удовольствием принимает граждан России. Не понимаю, зачем любителям социализма ждать светлого будущего в холодной Москве, когда можно отправиться в солнечную Венесуэлу уже сегодня?
Другие отчеты из этого путешествия:
День 1. Панама, Панама.
День 2. Национальный парк Чагрес, Панамский канал, Панама
День 3. Рождественский парад в Давиде, Панама
День 4. Из Панамы в Коста-Рику
День 5. Сан-Хосе и окрестности. Коста-Рика
День 6. Национальный парк Аренал, Коста-Рика
День 7. Никарагуа
День 8. Манагуа, Никарагуа
День 9. Дорога в Гондурас
День 10. Тегусигальпа, Гондурас
День 11 и 12. Гондурас
День 13. Новый год в Сан-Сальвадор, Эль-Сальвадор!
День 14. Сальвадор, 1 января
День 15. Сан-Сальвадор, Эль-Сальвадор
День 16. Гватемала, Гватемала
День 16. Антигуа, Гватемала
День 17. Ничего не произошло
День 18. Белиз, Британский Гондурас
День 19. Ничего не произошло
День 20. Ничего не произошло
День 21. Чичен-Ица и Мерида, Мексика
День 22. Мехико, Мексика
День 24. Венесуэла, страна победившего социализма
----------------------------------------
Чтобы сделать перепост, нажмите на одну из кнопочек ниже:
Những nội dung đặc sắc trong tư tưởng chính trị U-gô Cha-vết
(LLCT) - Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI tạo thành một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử thế giới hiện đại. Ở đó, diễn ra hàng loạt sự kiện bước ngoặt làm đảo lộn hình thái của bản đồ chính trị toàn cầu. Cũng trong thời gian đó, xuất hiện những lãnh tụ cách mạng kiệt xuất đem lại sinh lực mới cho cuộc đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp cho nhân dân. Họ vừa là những nhà tư tưởng, nhà chính trị, chiến lược gia quân sự...; đồng thời, là hiện thân của các tầng lớp nhân dân lao động. Trong số các nhân vật tiêu biểu ấy, U-gô Cha-vết (Vênêduêla, 1954 - 2013) mãi mãi ngời sáng như biểu tượng của một Mỹ La tinh rực lửa cách mạng chống đế quốc, kiên định độc lập dân tộc và nhiệt tình kiến tạo chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI.
Sinh ra vào giữa thế kỷ XX và trưởng thành trong suốt những thập kỷ sôi động của nền chính trị Mỹ La tinh nửa sau thế kỷ XX: thắng lợi của Cách mạng Cuba năm 1959; cuộc khủng hoảng tên lửa ở Vịnh Ca-ri-bê năm 1962; Cách mạng Chilê năm 1972; Cách mạng Nicaragoa thành công năm 1977; quá trình dân chủ hóa ở các nước Mỹ La-tinh thập kỷ 80; chiến tranh Malvinas năm 1982..., U-gô Cha-vết sớm có điều kiện xác lập nhận thức, các quan niệm chính trị và phong thái hoạt động chính trị đặc sắc của riêng ông.
Năm 1975, U-gô Cha-vết tốt nghiệp loại xuất sắc Học viện Khoa học Quân sự Vênêduêla và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp. Năm 1977, ông thành lập Quân Giải phóng nhân dân Vênêduêla, một phong trào cách mạng hướng đến mục tiêu thành lập chính phủ cánh tả. Trong thời gian này, Cha-vết có nhiều cuộc tiếp xúc với đại diện các lực lượng mác xít và các lực lượng cách mạng khác. Năm 1992, Cha-vết tiến hành cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chế độ phái hữu thân Mỹ của Tổng thống Carlos Andrés Pérez. Cuộc đảo chính không thành công và thủ lĩnh Cha-vết bị xử tù.
Ra khỏi nhà tù, Cha-vết tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Năm 1998, ông giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Tổng thống nhờ cương lĩnh hành động phê phán không khoan nhượng chủ nghĩa tự do mới, tố cáo Đồng thuận Oasinhtơn, hướng về dân nghèo, cải thiện các dịch vụ xã hội, chăm lo giáo dục, y tế, hạn chế các tệ nạn xã hội, tăng cường đoàn kết, thống nhất Mỹ La tinh. Cũng bắt đầu từ đây, Tổng thống Cha-vết và sự nghiệp cách mạng Bô-li-var do ông đứng đầu trở thành tiêu điểm chống phá ngày càng thâm độc của các thế lực thù địch, phản động trong nước và nước ngoài dưới sự bảo trợ của Mỹ. Biết bao sóng gió dồn dập đổ về, nhưng cuộc cách mạng Bô-li-var Vênêduêla non trẻ do lãnh tụ Cha-vết cầm lái vẫn vững vàng tiến lên phía trước. Năm 2000, Cha-vết đắc cử Tổng thống lần thứ hai và liên tiếp tái đắc cử các năm 2006 và năm 2012 để cầm quyền đến năm 2019. Do không vượt qua được căn bệnh ung thư, ông qua đời ngày 5-3-2013.
Tính từ năm 1977 đến khi qua đời, lãnh tụ Cha-vết có 36 năm hoạt động cách mạng, trong đó có 15 năm làm Tổng thống, tạo ra một trang sử mới cho đất nước Vênêduêla tươi đẹp. Di sản do ông để lại thật quý báu, bao gồm: Cuộc cách mạng Bô-li-var đã tích lũy được 15 năm chiến đấu sáng tạo và chiến thắng vẻ vang; một chính quyền cách mạng của nhân dân đã được xây dựng và củng cố cả về tổ chức bộ máy, thể chế quản lý và đội ngũ cán bộ; sự hiểu biết, ủng hộ rộng rãi của bạn bè quốc tế... và, trên hết, đó là một nền tảng tư tưởng chính trị đúng đắn, phù hợp mang tên U-gô Cha-vết.
Tư tưởng chính trị U-gô Cha-vết chứa đựng nhiều nội dung quan trọng, sau đây là những nội dung đặc sắc nhất:
1. Giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc, phê phán không khoan nhượng chủ nghĩa tự do mới và nhiệt tình tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế - xã hội tốt đẹp hơn cho quốc gia dân tộc
Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới diễn ra vào đúng thời kỳ chủ nghĩa tư bản điều chỉnh, thích nghi, phát triển lên một giai đoạn mới - giai đoạn toàn cầu hóa. Trong bối cảnh này, không ít chính trị gia rơi vào ảo tưởng và lúng túng khi đánh giá chủ nghĩa tư bản đế quốc, nhất là đối với chủ nghĩa tự do mới được xem như học thuyết, chiến lược và mô hình của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Với nhạy cảm của một nhà chính trị đắm mình với thực tiễn sinh động, U-gô Cha-vết luôn luôn nhất quán và mạnh mẽ trong phê phán bản chất bất công, nô dịch, thực dụng, phi nhân tính của chủ nghĩa tự do mới. Tại các diễn đàn quốc tế, Cha-vết là một trong những tiếng nói gay gắt nhất đối với âm mưu thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ làm bá chủ; đối với mưu toan áp đặt giá trị Mỹ lên toàn bộ phần còn lại của địa cầu. Đồng thời, ông cống hiến toàn tâm, toàn trí, toàn lực vào “xây dựng một Tổ quốc cho tất cả mọi người được sống tốt đẹp trong công bằng và phẩm hạnh, trong các giá trị cao cả nhất của chủ nghĩa nhân đạo”, như vị lãnh tụ đã nêu trong Kế hoạch của Tổ quốc 2013 - 2019.
Trên thực tế, trong 15 năm cầm quyền, chính quyền cách mạng đã hiện thực hóa nhiều ý tưởng chính trị đúng đắn của Tổng thống Cha-vết: GDP tăng 2,5 lần, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tử vong ở trẻ sơ sinh xuống còn một nửa; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,4% năm 1999 xuống còn xấp xỉ 8% hiện nay; số lượng sinh viên đại học tăng hơn 2 lần; người được hưởng lương hưu tăng 4 lần; hàng triệu người được hưởng dịch vụ y tế miễn phí. Theo Báo cáo năm 2012 của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Vênêduêla là quốc gia có tốc độ tăng chỉ số HDI cao thứ hai thế giới giai đoạn 2000 - 2012, đứng thứ 71 trong 199 quốc gia với chỉ số cụ thể là 0,748 điểm nhờ các tiến bộ vượt bậc trong giáo dục, y tế, chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, đô thị hóa, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển văn hóa, thông tin, thể thao...
15 năm vừa qua của chính quyền cách mạng Vênêduêla đương nhiên là cũng có nhiều hạn chế, kể cả không ít chương trình phát triển kinh tế - xã hội bị phá sản, nhưng với những gì làm được, Cha-vết và sự nghiệp cách mạng của ông đã khẳng định một cách thuyết phục rằng con đường tự do tư bản chủ nghĩa không phải là giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hiện đại; lịch sử có sự lựa chọn đúng đắn khác, hướng tới nhân dân lao động với động lực giải phóng và phát triển.
2. Khởi xướng xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI cả về lý luận và thực tiễn như con đường đúng đắn, phù hợp cho Vênêduêla.
Trong 4 năm cầm quyền đầu tiên (1998- 2002), Chính phủ cách mạng của Tổng thống Cha-vết đã triển khai nhiều chính sách cải tạo kinh tế, xã hội theo định hướng mới, xa lạ với lợi ích của chính quyền Mỹ và các thế lực tư bản lũng đoạn Vênêduêla. Với mưu đồ bóp chết cuộc cách mạng Bô-li-var và chính quyền cách mạng, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động đã phát động một cuộc phản công tổng lực năm 2002. Đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc là lùi bước trở về với chủ nghĩa tự do tư bản chủ nghĩa, hoặc là triệt để đi tiếp con đường cách mạng, lãnh tụ Cha-vết đã công khai tuyên bố đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Ông khẳng định thêm rằng không có con đường thứ ba! Rõ ràng là, con đường xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử, nó đáp ứng một cách hợp lý nhất đòi hỏi bức thiết của công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội mới ở Vênêduêla.
Mặt khác, thực tiễn Vênêduêla một lần nữa chứng minh chân lý: cuộc đấu tranh vì những mục tiêu dân tộc chân chính, trong quá trình vận động lên những tầm cao lịch sử, nhất định sẽ gặp gỡ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, như đã diễn ra trong hầu hết các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XX.
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI trong tư tưởng chính trị U-gô Cha-vết là một mô hình kinh tế, xã hội và chính trị được xây dựng trên nền tảng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của chủ nghĩa xã hội châu Âu và châu Mỹ, được áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Vênêduêla. Mô hình này hướng vào những giai tầng người thuộc lớp dưới của xã hội, đem lại cho họ cơ hội của bình đẳng, công bằng, công lý. Con đường đi đến mục tiêu cao cả này, theo Cha-vết, tốt nhất là con đường dân chủ, thông qua bầu cử tự do và không thiên vị, nhân dân sẽ thể hiện ý chí tối thượng của mình. Thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội bằng con đường dân chủ do quần chúng cách mạng là chủ thể - đó chính là đặc trưng nổi bật nhất của chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI; là cống hiến đặc sắc của lãnh tụ Cha-vết cho lý luận và phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới lấy lại xung lực và sự phong phú trong thời đại mới.
Là một nhà binh chuyên nghiệp và bản thân đã nếm trải sự phũ phàng của bạo lực, Cha-vết không bao giờ đánh giá thấp bạo lực trong đấu tranh chính trị. Trên cương vị nguyên thủ quốc gia 15 năm qua, ông luôn củng cố và trực tiếp nắm giữ các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, với tư cách nhà tư tưởng thiết kế mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, ông nhất quán khẳng định phương thức dân chủ. Chỉ có điều, đây không phải là nền dân chủ và công nghệ dân chủ của giai cấp tư sản, mà là nền dân chủ do quần chúng cách mạng là chủ thể dưới sự lãnh đạo của đội tiền phong chính trị là Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vênêduêla (PSUV). Mặc dù mới ở những nội dung phác thảo ban đầu, nhưng tư tưởng Cha-vết về chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã khắc phục được căn bệnh coi thường bạo lực cách mạng (như Salvador Allende); hoặc tư duy “tả” khuynh, tuyệt đối hóa bạo lực của đông đảo lực lượng cộng sản Mỹ La-tinh từ trước tới nay; đồng thời, bác bỏ cả luận thuyết chủ nghĩa xã hội dân chủ vốn thịnh hành tại nhiều không gian châu Âu trên dưới một thế kỷ vừa qua với ảo tưởng dựa vào nền dân chủ tư sản để cải tạo chính nó và xác lập chủ nghĩa xã hội!
3. Khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân, xác lập chính quyền nhân dân dựa trên quyền lực của nhân dân
Các lực lượng cách mạng giành được chính quyền ở Vênêduêla không phải bằng con đường bạo lực, mà bằng chiến thắng trong các cuộc bầu cử Tổng thống, các cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp và nhiều cuộc bỏ phiếu khác. Trong hoàn cảnh này, không thể máy móc áp dụng công thức đập tan bộ máy nhà nước cũ bằng bạo lực cách mạng; nhưng nhất thiết phải xác lập được bộ máy nhà nước mới, bộ máy chính quyền cách mạng. Lãnh tụ Cha-vết vừa phải lãnh đạo triển khai các cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp nhằm từng bước tháo dỡ (desmantelamiento) bộ máy nhà nước cũ; vừa thiết lập hệ thống công xã nhân dân như tế bào quyền lực thực tế trên địa bàn toàn quốc.
Như vậy là, bên cạnh bộ máy chính quyền nhà nước, ở Vênêduêla còn có hệ thống công xã như bộ máy quyền lực nhân dân đảm bảo cho nhân dân là chủ nhân tối thượng của quyền lực; nhân dân tham gia trực tiếp vào tổ chức, quản lý các quá trình kinh tế- xã hội; trực tiếp quyết định sự phát triển của địa phương và quốc gia. Hệ thống này gồm công xã do Đại hội công dân bầu ra và có quyền bãi nhiệm.
Để hệ thống quyền lực nhân dân không trở thành đồ trang sức chính trị, Hiến pháp quy định hệ thống quyền lực nhà nước phải được phi tập trung hoá, chuyển cho hệ thống quyền lực nhân dân chức năng tổ chức và quản lý các hoạt động sau đây:
- Quản lý nhà, đất, thể thao, văn hoá, các chương trình xã hội, môi trường, quản lý các khu công nghiệp, quản lý đô thị, chăm sóc thú y, xây dựng và khai thác các công trình công cộng.
- Tham gia, thậm chí trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nước ở địa bàn.
- Thông qua quá trình xây dựng các hợp tác xã, quỹ tín dụng, doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp, hướng tới sự ra đời của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia quản lý và kiểm soát mọi dịch vụ công cộng hiện hành của nhà nước liên bang hoặc chính quyền địa phương theo nguyên tắc đồng trách nhiệm.
Rõ ràng là hệ thống quyền lực nhân dân là đối trọng với hệ thống quyền lực nhà nước do các chính quyền tư sản trước kia thiết lập trên phạm vi toàn quốc. Trên thực tế, có hai chính quyền song song tồn tại và hoạt động. Lãnh tụ Cha-vết nhiều lần chỉ rõ, chỉ khi nào hệ thống quyền lực nhân dân thay thế được hệ thống quyền lực nhà nước tư sản thì Vênêduêla mới có một hệ thống quyền lực của cách mạng - nhân tố không thể thiếu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.
4. Khôi phục và phát triển khối đoàn kết, thống nhất Mỹ La tinh
Hiếm có khu vực nào khác trên thế giới có sự thống nhất về lịch sử và văn hóa như khu vực Mỹ La-tinh. Các quốc gia dân tộc ở đây đều hình thành sau năm 1492 như hệ quả của quá trình khai hóa thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp... Công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của các nước Mỹ La-tinh cũng thống nhất một cách độc đáo, do lãnh tụ Xi-mông Bô-li-var khai mở năm 1810 tại Vênêduêla và do chính ông chỉ huy, giành thắng lợi ở hầu khắp các nước Nam Mỹ hiện nay. Nằm trong chiếc nôi đoàn kết, thống nhất như vậy, bất kỳ cuộc cách mạng nào ở các quốc gia trong khu vực đều phải có định hướng quốc tế chủ nghĩa như nhân tố bảo đảm thắng lợi.
Cuộc cách mạng Bô-li-var do Cha-vết lãnh đạo có bản chất và định hướng quốc tế chủ nghĩa rất rõ ràng và nhất quán. Đó là sản phẩm đích thực của chủ nghĩa Mỹ La-tinh (Latinoamericanismo) đã từng được các lãnh tụ Xi-mông Bô-li-var, Jose Marti, Fidel Castro, Salvador Allende, Che Guevarra hun đúc, phát triển và rất gần gũi với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản thế giới.
Chủ nghĩa quốc tế chân chính nhất là chủ nghĩa quốc tế trong hành động. Tư tưởng và hoạt động lãnh đạo của U-gô Cha-vết là như vậy. Ông là người khởi xướng, tổ chức và thủ lĩnh của hàng loạt các thiết chế liên kết Nam Mỹ, liên kết Mỹ La-tinh cách mạng, không có sự can dự, chi phối của Mỹ: Sự lựa chọn Bô-li-var cho châu Mỹ (ALBA), Liên minh các nước Nam Mỹ (UNASUR); Cộng đồng các nước Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (CELAC), Truyền hình Nam Mỹ (TELESUR), Ngân hàng Nam Mỹ (BANCOSUR)... Đây là những thiết chế đối trọng với các thiết chế liên châu Mỹ do chính quyền Mỹ thành lập, lũng đoạn từ nhiều thập kỷ qua tại “chiếc sân sau” chiến lược Mỹ La-tinh. Trong suốt 15 năm qua, U-gô Cha-vết không chỉ là lãnh tụ của cuộc cách mạng Bô-li-var trên quê hương Vênêduêla, mà còn là ngọn lửa tiền phong, biểu tượng và nhân tố tập hợp lực lượng xã hội chủ nghĩa, cánh tả, cách mạng của toàn bộ Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê.
U-gô Cha-vết sống và cống hiến trọn đời cho hạnh phúc của nhân dân và độc lập, phồn vinh cho dân tộc Vênêduêla. Ông qua đời sớm do ác bệnh, nhưng vẫn kịp để lại cho đồng đội cách mạng và đồng bào của ông tư tưởng chính trị đúng đắn, sáng tạo; tấm gương của người chiến sĩ đầy nhiệt huyết chiến đấu vì chủ nghĩa xã hội; biểu tượng trong sáng của chủ nghĩa quốc tế chân chính và sự nghiệp cách mạng Bô-li-var 15 năm qua từng bước vững mạnh. Chỉ cần như vậy, cũng đủ để Cha-vết mãi mãi tiếp tục đồng hành cùng các lực lượng cách mạng, cánh tả, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới trên con đường xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn!
_____________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2013
PGS,TS Nguyễn Viết Thảo
Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Bổ sung Thứ Sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2013: Ồng mất đi, liệu Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI có chết cùng với ông?
Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI đã chết với Cha-vết
Варгас Льоса: Социализм XXI века умер вместе с Чавесом
Kichbu posted on 19.04.2-13
Nhà văn Peru Mario Vargas Llosa, người được giải thưởng Nobel văn học, hôm thứ Năm tại Rio de Janeiro đã nói rằng "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, với cái chết của nhà tư tưởng của nó - tổng thống Ugo Cha-vết - đang dần dần biến mất".
Nhà văn Peru nổi tiếng đã tham gia hội nghị "Kỷ nguyên mới bất định. Hiểu thế kỷ XXI như thế nào", được tổ chức bởi Viện thị trường tư bản (Ibmec) ở Brazila.
"Cùng với cái chết của comandante Cha-vết, chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI đang tiêu vong, điều này được thể hiện một cách trực quan tại các cuộc bầu cử diễn ra mới đây tại Vê-nê-xu-ê-la. Nhân dân Vê-nê-xu-ê-la đã có phản ứng phù hợp", - Vargas Llosa nói.
Theo ý kiến của người được giải thưởng Nobel, chế độ mị dân đang bỏ lại những vị trí của mình ở Mỹ Latin". Những kết quả bầu cử ở Venesuela, khi Nhiclas Maduro quyền tạm thời đã dành được chiến thắng suýt sao với ứng cử viên phe đối lập Erike Caprilesa đã cho thấy điều đó.
Những người nghĩ rằng Mỹ Latin nằm giữa chế độ dân chủ và chế độ mị dân độc tài đang sai lầm", - Llosa nhấn mạnh.
Những người nghĩ rằng Mỹ Latin nằm giữa chế độ dân chủ và chế độ mị dân độc tài đang sai lầm", - Llosa nhấn mạnh.
Vargas Llosa, nhà bảo vệ tự do và dân chủ có kinh nghiệm, nói rằng các sự kiện mới đây ở Vê-nê-xu-ê-la - đó là lịch sử của chế độ mị dân do nhà lãnh đạo Mexico, người mưu đồ với sự hỗ trợ của những đồng dollars dầu mỏ xuất khẩu chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI sang các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên Cha-vết đã không gieo rắc được sự lầm lẫn và những nghi ngờ trong nhận thức của các công dân Mỹ Latin.
Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI - ý đồ ý thức hệ mà nó chẳng có gì khác với chủ nghã xã hội độc tài ở Cuba", - ông nói.
Người được giải thưởng Nobel nhấn mạnh rằng "nền dân chủ ở Mỹ Latin là không phải mỏng manh như thế? Như hàng chục năm trước đây", và bổ sung thêm rằng theo quan điểm của ông, ở khu vực này có nhiều lý do để lạc quan hơn là bi quan.
"Hiện nay ở Mỹ Latin người ta nghe được những âm thanh của tiến bộ mà chúng không nghe thấy ở đây trước đó không lâu. Con đường của tiến bộ đích thực - đó là con đường tự do, chứ không phải là con đường không thể chịu đựng nổi", - Llosa nhận xét.
Nhà văn kêu gọi những người dân Mỹ Latin từ bỏ ảo tưởng của một xã hội hoàn thiện mà trong đó dường như tất cả mọi người hạnh phúc, bởi vì, theo ý kiến của ông, không thể tồn tại một xã hội như vậy.
Điều độc ác lớn nhất mà nó được mang gán vào Mỹ Latin - hệ tư tưởng của chế độ mị dân, người được giải Nobel cho hay.
Chúng ta hãy cùng nhau từ bỏ những điều không tưởng, hãy để cho chúng trở thành một phần cuộc sống gia đình của chúng ta, nơi người chồng và người vợ có thể mong muốn xây dựng cho mình "xã hội hoàn thiện", Vargas Llosa nói.
Bản gốc: Vargas Llosa: El socialismo del siglo XXI murió con Chávez
Bản gốc: Vargas Llosa: El socialismo del siglo XXI murió con Chávez
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét