Chuyện chưa kể quanh các vụ thảm sát
và những nấm mồ tập thể ở Việt Nam
và những nấm mồ tập thể ở Việt Nam
Bài dài kỳ của Trần Quân
Lời tòa soạn:
“Tôi sinh ra ở ven sông Hồng, trung tâm của
đồng bằng Bắc Bộ: làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Năm 1954,
bấy giờ mẹ tôi đang chập chững bước đi, thì xảy ra sự kiện binh lính
Pháp rút khỏi thị xã Sơn Tây để miền Bắc Việt Nam hoàn toàn sạch bóng
quân thù. Trước khi cúp đuôi bỏ chạy, trong kho đạn ở rìa thị xã còn khá
khá, lũ cú diều xâm lăng bèn nghĩ ra trò tàn độc là bắn vãi đạn cho bõ
công… gìn giữ bấy lâu, nhỡ đâu chết được ông du kích nào chăng. Thế là
móc-chi-e (pháo 81 ly) nó câu bừa lên làng tôi, cách chừng 4km đường
chim bay, ai ngờ làng tôi vẫn cháy rụi, sập nhà, hàng chục người chết.
Riêng mảnh vườn (nay là nhà) tôi sinh ra, nơi bố mẹ tôi đã sống hơn nửa
thế kỷ qua, nơi tôi vẫn ở đó mỗi cuối tuần, đã có tới 13 người thân của
chúng tôi thiệt mạng. Cả làng tháo chạy, lúc trở về thì đại tang khắp
các con ngõ, 13 người chết ở nhà tôi thì đã bốc mùi, con chó thời loạn
cắp đi nhiều phần thi thể người. Làng phải cho người đi thu gom tất cả
nhang thờ của mỗi gia đình lại, để vào cái nong lớn, đốt lên để khử mùi
rồi mới nhặt thi thể người đem chôn. Ông nội tôi mất một lúc hai người
con trai mà ông coi là “cục vàng yêu quý”, họ đều ở tuổi đôi mươi, bác
Trì tôi đã có vợ và đứa con thứ hai đang chuẩn bị chào đời. Suốt tuổi
thơ tôi đã chứng kiến nỗi đau của ông, của những người làng xóm.
Làng tôi, gần 60 năm qua, luôn có một ngày “giỗ trận”, giỗ những người chết vì bom đạn của trận bắn pháo kinh hoàng kia. Cả làng nhang khói, cả làng cỗ bàn và nức nở tiếng khóc. Không mấy khi tôi dám về làng trong cái ngày giỗ trận đó.
Từ bấy, suốt những năm tháng bôn tẩu làm báo dọc dải đất Việt Nam, bao giờ tôi cũng tần ngần dừng lại trước những tấm bia căm thù, nơi có các cuộc thảm sát, các nấm mồ tập thể. Lúc đó, tôi thường nghĩ đến cả hàng chục người ngã xuống trong trận pháo kích ơ hờ, ngẫu hứng và thất nhân tâm của lính Pháp. Tôi ví, việc giết 13 người trên mảnh đất nhà tôi, và nhiều người khác ở Đường Lâm quê tôi của bọn “câu móc-chi-e” nó rất giống việc gã thợ săn ngứa tay xiết siết cò giết chết một con thiên nga khi thấy đôi chim đang tự tình bên hồ. Bao thảm sầu sau tiếng súng. Nhưng chàng thợ săn có thù oán gì thiên nga đâu, cũng có ý định thử súng ống hay cụ thể hơn là… bắn chim để nhặt xác giết thịt đâu. Đơn giản là chàng đang lơ mơ đi chơi, đang buồn tình, đang cầm súng và cần phải… bắn cho cái súng nó có vẻ là cái súng nhiều hơn”.
Làng tôi, gần 60 năm qua, luôn có một ngày “giỗ trận”, giỗ những người chết vì bom đạn của trận bắn pháo kinh hoàng kia. Cả làng nhang khói, cả làng cỗ bàn và nức nở tiếng khóc. Không mấy khi tôi dám về làng trong cái ngày giỗ trận đó.
Từ bấy, suốt những năm tháng bôn tẩu làm báo dọc dải đất Việt Nam, bao giờ tôi cũng tần ngần dừng lại trước những tấm bia căm thù, nơi có các cuộc thảm sát, các nấm mồ tập thể. Lúc đó, tôi thường nghĩ đến cả hàng chục người ngã xuống trong trận pháo kích ơ hờ, ngẫu hứng và thất nhân tâm của lính Pháp. Tôi ví, việc giết 13 người trên mảnh đất nhà tôi, và nhiều người khác ở Đường Lâm quê tôi của bọn “câu móc-chi-e” nó rất giống việc gã thợ săn ngứa tay xiết siết cò giết chết một con thiên nga khi thấy đôi chim đang tự tình bên hồ. Bao thảm sầu sau tiếng súng. Nhưng chàng thợ săn có thù oán gì thiên nga đâu, cũng có ý định thử súng ống hay cụ thể hơn là… bắn chim để nhặt xác giết thịt đâu. Đơn giản là chàng đang lơ mơ đi chơi, đang buồn tình, đang cầm súng và cần phải… bắn cho cái súng nó có vẻ là cái súng nhiều hơn”.
Tác giả, nhà báo Trần Quân đã gửi cho chúng
tôi loạt bài viết và các bộ ảnh liên quan về các vụ thảm sát, các nấm mồ
tập thể mà anh đã chụp, ghi chép, sưu tầm rất công phu kèm theo lời tâm
sự như trên. Tuổi trẻ và Cuộc Đời sống xin trân trọng khởi đăng loạt
bài cho chuyên mục mới của mình “Đi dọc các vụ thảm sát, các nấm mồ tập
thể ở Việt Nam”, với góc nhìn rằng: “Trên đời này, không có ai là vô
danh cả”.
Chúng tôi cũng thống nhất quan điểm với tác
giả Trần Quân rằng: nếu chúng ta không “dựng” lại các câu chuyện lịch sử
kia một cách đầy đủ, thì khi các nhân chứng cuối cùng chết đi, khi thời
gian làm mờ phai hay biến mất hiện trường cũng như các bức ảnh hiếm hoi
còn lại;, khi ấy, chúng ta sẽ không còn cơ hội kể lại một cách tường
tận những tư liệu cần phải giữ lại kia. Như thế là có tội.
Khi đứng trước nhân chứng và kho tư liệu hãi
hùng về cuộc Khơ Me Đỏ thảm sát gần 4.000 thường dân Việt Nam ở Ba
Chúc, người viết muốn nói về những đêm mất ngủ sau đó của mình, về giá
trị của những bức ảnh kịp thời và chân thực nhất, về sự tàn ác không thể
tưởng tượng được đôi khi vẫn đến với giống người. Khi tìm hiểu về vụ
giặc Pháp giết trong chớp mắt 444 phụ nữ và trẻ em (chủ yếu là người
Thái) ở lòng chảo Điện Biên Phủ, tác giả thảng thốt, buốt lòng nhận ra,
sau sự kiện người ta chỉ dựng vội lên hiện trường một tấm bia “Hận thù”
rồi tất cả cứ trôi đi, không một bài viết, không một thước phim tư liệu;
đến mức, chính người dân, cán bộ cơ sở, cả nạn nhân sống sót từ vụ thảm
sát cũng không biết gì thêm. Chúng ta có nên vô tình với gần nửa nghìn
đồng bào đã thiệt mạng trong bom lửa ngay trước giờ khắc “giải phóng
Điện Biên” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu như thế không? Gần 300
người bị tàn quân Pôn Pốt giết cùng lúc ở Hà Tiên (Kiên Giang); 50 cán
bộ y tế chết trong trận bom muốn đưa Yên Bái về thời kỳ đồ đá năm 1965;
cả trăm người bị xả thây ở Quảng Trị; vụ giết người hàng loạt ở Sơn Mỹ,
Quảng Ngãi khiến nhân loại tiến bộ bao năm qua và mãi mãi sau này còn
choáng váng khóc than; chừng 300 người chết ở Cao Bằng trong tích tắc
hai quả núi ụp vào nhau; rồi lũ quét trôi cả mênh mông Mường Lay, xóa sổ
thị tứ Ba Khe; vụ 70 người bị giặc Pháp sát hại trong một ngày ở Hải
Phòng; đặc biệt là sự kiện nổi tiếng với 12 nghĩa sỹ bị chặt và bêu đầu ở
các cửa ô Hà Nội năm 1908… Nhiều vụ, rầm rĩ cả nước, rầm rĩ dư luận thế
giới, nhưng rồi thời gian như vặt lông vịt, cái gì cũng trôi đi, thậm
chí không có ai trong số mấy trăm người chết là có được cái tên trên bia
mộ, không có một nấm mộ tập thể và một sự tưởng nhớ xứng đáng dành cho
họ. Có vụ, hồ sơ còn đủ, cơ quan chức năng lười, nên cứ mặc kệ, và người
trong cuộc già nua lẫn cẫn mãi đi, rồi chẳng ai hiểu đầu cua tai nheo
ra thế nào nữa. Con cháu có hỏi, các cụ cũng chẳng kể lại được, người
sống trong di tích, bên các “nấm mồ tập thể” cũng chỉ láng máng biết câu
chuyện nghe kể như thế như thế. Có khi, tính chất vụ việc bị hiểu nhầm
hoàn toàn, gây khiếu kiện kéo dài, cả người sống và người chết, chắc là
tím tái ruột gan, người có lương tâm thì thấy xấu hổ. Có vụ, khi dựng
lại câu chuyện, thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, đài tưởng niệm như
cần phải có mới được rậm rịch xây, công trạng của người vị quốc vong
thân khả kính kia mới được ghi nhận. Có vụ lũ quét chết dăm ba trăm
người mới đầu năm 1992, nhưng đến giờ không ai còn nhớ cụ thể một chi
tiết, không ai còn giữ được một bức ảnh. Mỗi lần đi qua nấm mồ vĩ đại,
xây bê tông uốn quanh, quy tập toàn bộ quả núi chi chít thây người xấu
số kia lại (cho nước từ các thi hài đỡ ghỉ ra!) – liệu có ai đó thấy xót
xa cho việc những người nằm xuống bị lãng quên, bị người sống đối xử
quá vô cảm không? Có vụ, người viết loạt bài này phải kiến nghị lên tận
Văn phòng Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Ủy ban Các vấn đề xã hộ của Quốc hội và
UBND các tỉnh và giới khoa học chân chính… để cùng hướng đến cách nghĩ,
cách cảm, cách hành động sao cho không phụ lòng người nằm dưới mộ. Hơn
thế, đó còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta trước Lịch Sử.
Dĩ nhiên, chúng tôi không phải là người làm
sử. Công việc ghi chép, sưu tầm, kiến nghị, chọn một cách hiểu sòng
phẳng và nhân ái nhất cho các sự kiện, không chỉ là đơn thuần mô tả lại
sự kiện, cái quan trọng hơn, nó còn có tác dụng tránh những thái độ,
hành động bất cập không mong muốn có thể có. Bởi, bản thân các cuộc thảm
sát, bản thân các nấm mồ tập thể kia đã là một sự bi tráng, một sự thảm
sầu quá cỡ rồi. Các phóng sự tư liệu này, chúng tôi coi nó như việc bày
tỏ một thái độ sòng phẳng với lịch sử, với những câu chuyện từng thu
hút quá nhiều sự quan tâm, nhiều nước mắt của cộng đồng. Không một ai là
vô danh cả, ở góc độ nhân văn, không ai to hơn, đẹp hơn, quan trọng
hoặc giỏi giang hơn ai cả. Người ta bình đẳng trước cái chết, trước lịch
sử. Cái gì của lịch sử, cần trả nó lại cho lịch sử đích thực. Đó là một
cách để chúng ta có thể tử tế hơn với người đã khuất, đặc biệt là với
thế hệ mai sau…
Tuổi trẻ và Cuộc Đời sống xin giới thiệu
chùm bài “Đi dọc các vụ thảm sát, các nấm mồ tập thể ở Việt Nam” cùng
bạn đọc. Đụng đến trăm năm lịch sử và một “thế giới” mà hầu hết người
trong cuộc đều đã khuất này, thật lòng rất khó tránh được sai sót, chúng
tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của quý vị!.
Bài 1:
Ác mộng kinh hoàng quanh nhà mồ của hơn ba nghìn thường dân tại An Giang
Người viết bài này đã từng có mặt, câm lặng tưởng nhớ đồng loại
của mình bị thảm sát ở nhiều vùng miền trên thế giới. Không có ai là vô
danh cả. Đức Quốc xã giết người cả núi người “lấy mỡ người lau súng” ra
sao, Khơ Me Đỏ giết vài triệu người Cam Pu Chia biến nơi đây thành quê
hương của những “Cánh đồng chết” theo đúng nghĩa đen thế nào, những
tưởng tôi đã ít nhiều được/phải biết. Ở Cam Pu Chia, tôi từng viết và
“phong tặng” bức ảnh chụp vài chữ tiếng Anh ở Thủ đô Phnom Pênh của mình
là “điều kinh dị nhất tôi từng bấm máy”. Dòng chữ viết trước nhà mồ: “…
to many million people who were killed under the genocidal Pol – Pot
regime” (nhiều triệu người đã bị giết hại dưới chế độ diệt chủng Pol –
Pot). Tôi đã khóc ở tấm biển đá trắng xám viết chữ to màu đen như những
dải khăn tang đó, chứ không chỉ bên những núi đầu lâu hay xương ống các
loại của nạn nhân. Ba triệu người bị giết, là bao nhiêu xương máu và đau
thương, có hố quy tập, có núi xương sông máu nào chứa hết con số hơn ba
triệu người tan thây lìa xác đầy oan uổng và oán thán kia không?
Những bức ảnh làm điên đầu cả nhân loại tiến bộ
Khi vào nhà tù “địa ngục trần gian” Toul Sleng, nơi mà hiện nay nước
Cam Pu Chia trưng bày, tái hiện mô hình các cảnh tra tấn giết chóc dã
man nhất của Khơ Me Đỏ, tôi cũng chỉ một lòng tìm hiểu và so sánh nó với
tội ác của chính bọn Khơ Me Đỏ ở tỉnh An Giang, Việt Nam. Quả thật là
không có hình ảnh nào kinh hãi bằng “nhà mồ của hơn 3000 thường dân
Việt” tại Ba Chúc. Ít ra là những bức ảnh, tư liệu còn lại đều cho thấy
điều đó. Trước khi tôi rời Cà Mau đi An Giang thăm lại các nhân chứng và
tư liệu vụ thảm sát Ba Chúc, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư – người
đã sống và viết, đã gắn bó máu thịt nhiều năm với miền đất cực Nam tổ
quốc – thở dài: “Cậu đừng xem kỹ quá những bức ảnh ở đó. Hãy cứ tưởng
nhớ họ thành kính trước nhà mồ thôi. Xem các cảnh tàn sát chưa từng có
ấy, là cậu sẽ mất ngủ nhiều đêm. Sẽ hoang mang, hoảng hồn với phần dã
thú trong con người ta, ở địa cầu này!”. Tôi khoe, tôi từng đi đây đó,
từng chứng kiến bao nhiêu đau thương dữ dằn đầu rơi máu chảy nhất, tôi
sẽ đi. Mấy trăm cây số nhọc nhằn mới vào đến vùng Bảy Núi huyền thoại
của An Giang. Xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn chỉ cách đường biên giới Việt
Nam, Cam Pu Chia có 7km. Bạt ngàn cây thốt nốt. Đường, rượu đều làm từ
thốt nốt. Bà con chặt quả thốt nốt bán lúc lỉu dọc đường như ngoài Bắc
bán dừa cả chùm. Nước thốt nốt để uống thơm tinh khiết, cùi múi của thốt
nốt bỏ đường bỏ đá vào ăn mòng mọng ngon lành.
Tuy nhiên, đã có những ngày Khơ Me Đỏ và bè lũ đồ tể hành quyết người
như quỷ sứ kia tuyên bố: chỗ nào có cây thốt nốt, đó là đất đai của bọn
chúng, chúng phải đòi lại bằng mọi giá. Và chúng cất quân sang tàn sát
thường dân Việt Nam theo lối man rợ chưa từng có – man rợ đến mức tôi
nghĩ rằng, các bức ảnh khủng bố tinh thần (hay sự miêu tả quá kỹ về các
trò tàn độc đó) không nên có trong bài viết này. Trẻ em bị cầm chân đập
vào các gốc cây lớn như đập nhái. Sau đó chúng cầm hai chân hai tay xé
tan thi thể các cháu. Dùng dao búa, cắt lìa đầu. Sau đó tung lên giời,
giơ lưỡi lê tuốt trần ra… hứng. Phụ nữ thì bị bắt xếp hàng cả trăm người
ra bãi đất trống, cởi hết quần áo, hãm hiếp tập thể. Xẻo vú. Dùng gậy
trâm bầu, cán dao búa, cọc tre gỗ, báng súng chọc nát âm hộ, nhét đất đá
vào cho đến chết. Thậm chí, chúng dung dùng những cây gậy lớn, dài,
chọc vào chỗ kín của chị em rồi cứ thế xiên ngược, chúng để chị em bị
trần truồng bị xiên ở tư thế kinh khủng đó mà dựng cây cọc lên… trời. Cả
một cánh đồng người, cánh đồng phụ nữ bị làm nhục rồi hành quyết theo
lối không thể tưởng tượng nổi ấy. Họ nằm dài trong các bức ảnh, các khúc
gỗ, cây gậy rất dài thọc giữa hai đùi họ, đâm sâu vào âm hộ… Xin nhấn
mạnh: có hơn 3.100 người bị tàn sát theo kiểu đó.
Ngẫm kỹ, hiếp, giết là việc của bọn giặc vô đạo, thì từ thượng cổ vẫn
thế. Nhưng giết người kiểu kỳ quái kia, nói thật là tôi và rất nhiều
người có lẽ mãi mãi không thể lý giải nổi: vì sao và vì sao? Một con gà,
khi cắt tiết để hóa kiếp cho nó, người ta cũng quay mặt đi chẳng đặng
đừng, cũng nói lời nhân ái “tao hóa kiếp cho mày, để kiếp sau mày làm
cái gì sướng hơn chứ không thể là gà nuôi làm thịt”. Có chiến tranh, có
xâm lược, là có chết chóc, thì đã đành. Nhưng sao mà Khơ Me Đỏ cất “đại
binh” sang một xã Ba Chúc, giết trong vài ngày tới 3.100 (có tư liệu nói
3,1 nghìn; có tư liệu nói 3,5 nghìn) thường dân vô tội, chủ yếu là
người già yếu, phụ nữ và trẻ em? Mà lại giết theo lối chưa từng có trên
thế giới? Nếu không có các nhà báo ghi lại thảm cảnh bằng hình ảnh, thì
chắc là nhân loại tiến bộ sẽ nghĩ là tội ác của Khơ Me Đỏ là thứ bịa ra
để nhằm mục đích gì đó! Khi hình ảnh về “nhà mồ Ba Chúc” được báo chí
thế giới đăng tải, nhiều nhà báo quốc tế đã đến hiện trường, và cả địa
cầu “điên đảo” lên án những con chó điên cuồng sát kia.
Những người buộc phải bóp chết con cháu mình; và cơn ác mộng của tôi
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 15/4/1978, khi Pol – Pot cho quân Khơ Me
Đỏ của chúng tràn qua biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia bắn pháo dữ dội.
Có ngày lên tới 2.000 quả pháo được nã thẳng vào một dúm dân cư ẩn mình
ven các dãy núi khổng lồ vùng Bảy Núi (Thất Sơn) huyền thoại. Sau pháo
phủ đầu, là các cánh quân thọc sâu vào Ba Chúc, chúng hành binh “ôm cua
thành hình vòng cung” nhằm chặn đường chạy thoát của lương dân. Dân Ba
Chúc, cả người Khơ Me, người Kinh, người Hoa chung sống, theo thống kê
vào thời điểm đó khoảng 16.000 người. Bà con có truyền thống yêu nước,
cũng từng kinh qua bao lửa đạn chiến tranh, bấy giờ đất nước cũng mới
chỉ thống nhất Nam Bắc được vài năm nên tinh thần cảnh giác còn khá cao.
Đúng ngày 30/4/1977, bà con và người dân cả nước đang long trọng kỷ
niệm 2 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thì Pol-Pot xua quân vô cớ
xâm lấn 8 tỉnh biên giới Tây Nam nước ta. Đỉnh điểm là 11 ngày chiếm
đóng từ 18/4 đến 30/4 năm 1978, thảm sát ít nhất 3.157 người của riêng
xã này! Với sự khát máu của đoàn quân vô đạo kia, nếu không có sự thiện
chiến di dân, chạy trốn, thì con số có thể lên đến cả chục nghìn người.
Trung bình mỗi ngày, ở một xã Ba Chúc, có 278 người bị Khơ Me Đỏ hành
quyết bằng những hình thức dã man nhất. Theo lời kể của những người còn
sống sót, chỉ riêng ở chùa Tam Bửu nổi tiếng, là tổ đình của đạo Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Khơ Me Đỏ đã bắn pháo sập nhiều hạng mục, khiến 40 người dân
hết đường chạy, nằm đè lên nhau mà chết; 20 người khác trọng thương.
Chúng tràn vào, bắt 800 người khác đem đi hành quyết. Chỉ có 2 người sau
khi bị đập, bị bắn, bị ném lên các núi thi thể đồng loại, chúng tưởng
họ đã chết nên bỏ lại… – là may mắn sống sót. Hai người đó là ông Nguyễn
Văn Kỉnh và cô Nguyễn Ngọc Sương hiện sống tại Ba Chúc, bấy giờ cô
Sương mới chỉ 11 tuổi.
Bà con Ba Chúc, nhất là người Khơ Me sống gắn bó đặt biệt với các
ngôi chùa cổ. Khi giặc đến, nhiều người tiếp tục chạy vào chùa Phi Lai
ẩn mình. Các cánh quân của Khơ Me Đỏ luồn lỏi, sục khắp các ngõ ngách,
phá tượng, giật đổ chùa. Sử sách chép rõ, với tên người, từng diễn tiến
sự kiện rất rõ ràng, kèm theo ảnh tư liệu, như sau: giặc nã pháo giết 80
người trong chùa; chúng xông vào tận nơi, đập chết, bắn chết hơn 100
người tại lòng chùa; riêng gầm bàn thờ Phật, có 40 người ẩn náu, chúng
dùng lựu đạn ném liên tiếp vào làm 39 người chết, duy nhất 1 phụ nữ sống
sót. Bây giờ, chùa Phi Lai được giữ nguyên trạng, từng vệt máu loang
trên tường, từng khu bị tàn phá, coi như một bảo tàng chứng tích tội ác
của Khơ Me Đỏ. Núi Tượng, Hang Dồ Đá Dựng, Cầu Sắt, Hang Cây Da, Đìa Bụi
Tre… đều là những “chứng tích” cho tội ác kinh hoàng của giặc, chỗ nào
cũng một hoặc vài trăm người bị xử tử theo lối của đao phủ thời Trung
cổ. Đặc biệt đáng đau lòng là chuyện xảy ra ở Hang Dồ Đá Dựng. Hang rất
hiếm trở, trước cửa có một dồ (phiến) đá to, dựng đứng, muốn vào hang
phải trèo quá đó rất khó khăn. Nghĩ đây là nơi hiểm yếu, kín đáo, bà con
kéo vào đó lánh nạn. Có 72 người đói khát, bị thương và 5 trẻ em sống
sót trốn lên hang. Bị đói, bị đau, lũ trẻ khóc ầm ĩ. Người ta đã bàn
nhau buộc phải bịt mũi trẻ con cho đến chết để cứu chừng 70 người còn
lại, nhưng vì thương xót chúng vô tội, nhất là bà con theo Phật, không
ai nỡ làm điều đó. Đến lúc có một nữ lính Khơ Me Đỏ đi qua, thấy tiếng
trẻ khóc, thị đã hét lên “thận or” (có người trong hang, tiếng của
chúng) rồi ù té chạy về báo chỉ huy, sợ quá, bà con đành phải ra tay để
tiếp tục lẩn trốn. Trích cuốn “Chứng tích tội ác Pol-Pot” (Sở KHCN-MT
tỉnh An Giang chính thức ấn hành) có thể thấy rõ: “Anh Trần Văn Tỏ có
đứa con trai 5 tuổi – đứa bé biết mình sắp bị cha giết, nên đã khóc lóc
kêu lên “Ba ơi! Đừng giết con, con không khóc nữa đâu”. Anh Tỏ cố nén
đau thương bóp mũi con mình cho đến chết. Rồi ông Hai Cây Khế, ông Đức
lần lượt giết ba đứa cháu nội của mình”. Gần 70 người sống sót, nhưng
nỗi đau của họ thì đến chết vẫn chưa thể nào nguôi ngoai, tất cả là do
Khơ Me Đỏ. Gần ba nghìn hai trăm cái chết kinh khủng ở Ba Chúc đã biến
nơi này là nhà mồ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, với ảnh, tư liệu,
nhân chứng rất rõ ràng. Có nhiều hang ở trên núi Tượng, quá nhiều người
lẩn trốn và bị giết dưới hang sâu, không sao tìm thấy và bốc hết các
phần thi thể đang phân hủy của họ về được, bà con bảo nhau lấp cửa hang,
coi đó như nhà mồ tự nhiên và vĩnh cửu của đồng bào.
Đúng như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cảnh báo, sau khi chụp lại ảnh và đọc
kỹ tư liệu về vụ thảm sát hơn 3.100 người này, tôi đã liên tục mất ngủ
và bị ám ảnh kéo dài. Tôi đã hoang mang khi nghĩ về sự độc ác có thể có
trong con người ta, nhất là ở một đội quân say máu dưới sự chỉ huy của
quỷ sa tăng, với những cái tên kinh khiếp như Pol-Pot, Ieng Sary… Những
đêm ở An Giang, thay vì nằm khách sạn, tôi đã phải đến nhà cậu bạn ngủ,
vì ám ảnh sợ hãi.
Có khi, nửa đêm, máy Có cái hang giờ “chết danh” là Hang Ba Lê, vì ở
đó, ông Ba Lê đã sống sót sau khi chứng kiến kẻ thù giết chết 50 người
gồm cha, mẹ, vợ, con, anh em họ hàng của mình. Có dòng họ lớn bị giết
không còn một ai! Bà Hà Thị Nga hiện trông coi khu chứng tích. Có tới
100 người trong họ Hà của bà bị giết, riêng nhà bà có 37 người bị hành
quyết dã man ngay trước mắt bà: gồm cha mẹ bà, 6 đứa con nhỏ vô tội của
bà, cùng chồng, anh em ruột thịt, các cháu ruột… Ông Trần Văn Kỉnh hiện
nay còn sống, ông đã chứng kiến Khơ Me Đỏ dẫn 300 người, trong đó có 79
người thân, cả vợ và con ông ra xử tử bằng cuốc, xẻng, gậy, súng, dao.
Duy nhất ông Kỉnh sống sót, nhưng việc ông chứng kiến đứa cháu ngoại ôm
bầu vú mẹ nó (con gái ông) đã chết mà nhoay tìm sữa bú thì còn đau đớn
hơn cả… cái chết. 100 hộ dân Ba Chúc bị giết sạch không còn một ai, nhà
cửa vĩnh viễn bỏ hoang. Hơn 20 ngôi chùa với hơn 2.000 ngôi nhà bị phá
hủy hoàn toàn.
Cuộc thảm sát vô cùng đẫm máu ở Cam Pu Chia cũng do chính Khơ Me Đỏ gây ra, hàng triệu người đã phải chết tức tưởi và kinh hoàng, nhưng liệu có khu trưng bày tố cáo tội ác của chúng nào khủng khiếp như ở Ba Chúc của chúng ta không? Cả một nhà mồ được dựng lên trưng bày di cốt của 1.159 người dân vô tội ngay tại hiện trường vụ thảm sát, cốt được phân rõ: các khu xương, hộp sọ của trẻ em, của thiếu nữ trẻ, của phụ nữ đứng tuổi, của đàn ông theo từng cỡ tuổi, các chuyên gia khả kính như vị tiến sỹ đến từ nước Mỹ, ông Michael Pietrsewsky của Trường Đại học Hawail, Honolulu đã bay sang Việt Nam, đi xe đò về vùng Bảy Núi An Giang, ông vừa khóc vừa lựa nhặt xương cốt rồi đưa công nghệ tiên tiến vào phục vụ bảo quản, trưng bày lâu dài. Tuy nhiên, ám ảnh người ta hơn cả là những bức ảnh kinh hoàng như đã kể. Các nhà báo trong và ngoài nước đã kịp thời có mặt để ghi lại những hình ảnh “trời không dung đất không tha”, những tội ác vô bờ bến của Khơ Me Đỏ, một lũ mặt người dạ thú. ảnh Máy ảnh kỹ thuật số của tôi, sau khi xạc đầy pin nó tự bật chế độ xem ảnh lên (theo cài chương trình cài đặt khá phổ biến). Trong bóng tối, những bức ảnh chụp gần nhất đã hiện lên màn hình. Và, tôi đã hoảng hốt, nghĩ là có một thế lực siêu nhiên nào đó sắp xếp để nửa đêm tôi phải xem lại chính các bức ảnh Khơ Me Đỏ xiên những gậy lớn dọc hai đùi, chọc nát âm hộ của hàng loạt phụ nữ vô tội kia…
Cuộc thảm sát vô cùng đẫm máu ở Cam Pu Chia cũng do chính Khơ Me Đỏ gây ra, hàng triệu người đã phải chết tức tưởi và kinh hoàng, nhưng liệu có khu trưng bày tố cáo tội ác của chúng nào khủng khiếp như ở Ba Chúc của chúng ta không? Cả một nhà mồ được dựng lên trưng bày di cốt của 1.159 người dân vô tội ngay tại hiện trường vụ thảm sát, cốt được phân rõ: các khu xương, hộp sọ của trẻ em, của thiếu nữ trẻ, của phụ nữ đứng tuổi, của đàn ông theo từng cỡ tuổi, các chuyên gia khả kính như vị tiến sỹ đến từ nước Mỹ, ông Michael Pietrsewsky của Trường Đại học Hawail, Honolulu đã bay sang Việt Nam, đi xe đò về vùng Bảy Núi An Giang, ông vừa khóc vừa lựa nhặt xương cốt rồi đưa công nghệ tiên tiến vào phục vụ bảo quản, trưng bày lâu dài. Tuy nhiên, ám ảnh người ta hơn cả là những bức ảnh kinh hoàng như đã kể. Các nhà báo trong và ngoài nước đã kịp thời có mặt để ghi lại những hình ảnh “trời không dung đất không tha”, những tội ác vô bờ bến của Khơ Me Đỏ, một lũ mặt người dạ thú. ảnh Máy ảnh kỹ thuật số của tôi, sau khi xạc đầy pin nó tự bật chế độ xem ảnh lên (theo cài chương trình cài đặt khá phổ biến). Trong bóng tối, những bức ảnh chụp gần nhất đã hiện lên màn hình. Và, tôi đã hoảng hốt, nghĩ là có một thế lực siêu nhiên nào đó sắp xếp để nửa đêm tôi phải xem lại chính các bức ảnh Khơ Me Đỏ xiên những gậy lớn dọc hai đùi, chọc nát âm hộ của hàng loạt phụ nữ vô tội kia…
Bài 2:
Ba Chúc – cuộc sống khổ hơn cái chết của những người sống sót
Thật
khó hình dung cuộc sống của người đàn bà ấy: chị Hà Thị Nga 39 tuổi, bị
một bầy lính Khơ Me Đỏ bắt ra bãi đất trống, bắt tự lột hết quần áo…
Chúng hãm hiếp tập thể, thọc gậy lớn, nhét đất đá vào chỗ kín cho đến
chết nhiều phụ nữ tầm tuổi chị lắm. Chị Nga còn bị bắn thêm một loạt đạn
AK xuyên qua cổ. Rồi chúng bắn chết chồng, đập chết 6 đứa con chị,
chúng cầm hai chân xé toang xác các cháu nhỏ trước mặt chị… Lũ giặc
cuồng dâm và cuồng sát không ngờ được chị Nga đã đội xác chồng và 6 đứa
con của mình bò dậy được …
Những người sống sót trở thành… thây ma di động
Chị Hà Thị Nga đã sống sót với cơ thể đầy thương tích, với ký ức hãi
hùng vì hãm hiếp, với lối hành hạ phụ nữ tàn độc nhất trong lịch sử loài
người mà các con quỷ đực Khơ Me Đỏ gây ra. Thấm thoắt thoi đưa, ngồi
trước mặt tôi bây giờ là bà lão Hà Thị Nga, 75 tuổi. Bà bảo, sau cuộc
thảm sát đẫm máu kia, xã của bà trở thành xã có số người bị giết cùng
lúc, một cách vô cùng dã man, ở mức “giữ kỷ lục Việt Nam”: hơn 3.000
người trong chục ngày giời! Nhiều người nhìn những bức ảnh, nhìn núi đầu
lâu ở trước nhà, nhớ lại cảnh hoang tàn chết chóc, đã gạt nước mắt bỏ
xứ ra đi. Có người sống sót mà phát điên, mà đang tâm tự tử. Thà chết
còn hơn sống sót trong những ký ức, những hình ảnh gợi về địa ngục đó.
Nhưng bà Nga phải sống. Tháng tư hằng năm, là ngày giỗ của hơn 3000
người, hầu hết là bà con người ruột thịt, thân thích, họ hàng, xóm mạc
của bà. Nhà bà có 80 cái mâm để làm giỗ tập thể. Gần bốn chục năm qua,
bà Nga trở thành người tình nguyện giữ nhà mồ Ba Chúc. Hằng ngày bà
nhang khói, quét tước nhà mồ, gặp gỡ, giúp đỡ người đến thăm viếng rất
chân tình. “Chỉ 1 năm sau khi bố, mẹ, chồng, 6 đứa con cùng hơn 3000
người hàng xóm của tôi bị giết, nhà nước đã quy tập, xây dựng nhà mồ Ba
Chúc để trưng bày di cốt của hơn 1.151 người. Bấy giờ tôi còn biết rõ
xương nào là của cha mẹ, của chồng tôi; sọ nào là của các con tôi. Sau
này cán bộ phân loại, cọ rửa, trưng bày lại theo lứa tuổi di cốt (trẻ
em, phụ nữ trẻ, đàn ông, người già ở từng khu riêng) thì tôi không còn
biết đâu là xương người ruột thịt của tôi nữa. Từ bấy, nhà mồ là mồ chôn
chung của bà con tôi, gia đình tôi. Tôi chăm chút, giỗ chạp cho tất cả
số họ. Tôi muốn sống bên họ suốt đời như thế này, chứ bỏ đi thì tội cho
họ lắm”. Đấy là lý do người ta gọi bà Nga với cái tên vừa thương mến vừa
sờ sợ: “Má tư nhà mồ”.
Bà Nga sống cô độc, cay đắng trong một cái quán bán hàng nghèo nàn
suốt mấy chục năm qua. Bà bảo: “Cháu cứ hình dung xem, 37 người gồm cả
bố mẹ, cả chồng con, ruột thịt của mình bị giết trước mặt mình, họ kêu
gào bảo mình lại cứu, mà mình thì… đang bị chúng nó giày vò. Thế rồi đứa
con gái út của bà bị một tên lính Pol Pốt cầm hai chân quay vòng tròn,
sau đó đập đầu nó vào gốc cây. Con bé khóc van vỉ, gọi mẹ: “Mẹ ơi, cứu
con, con đau lắm”. Tên lính tiếp tục đập cháu bé đến nát bươm. Sau đó,
thằng khát máu đó tung cháu bé lên cao, gương lưỡi lê nhọn hoắt ra… xiên
thẳng”.
Họ đã chết không còn một ai, ngay trước mắt bà Nga. Lúc bà ngất đi,
bà thấy tiếng đập người bồm bộp, rồi hàng trăm người chết la liệt. Trước
khi bỏ đi, ngoài viên đạn xuyên qua cổ, tên lính Pol Pot còn dùng hòn
đá đập vào đầu bà cho chắc… chết. Suốt 12 ngày lẩn trốn, bà bị chúng nó
quăng cả chùm lựu đạn xuống kênh hòng giết bà. Đói khát, kiệt sức, nghĩ
cảnh mình sống sót làm gì, khi trên đời không còn ruột rà thân thích. Cả
nhiều dòng họ ở đây bị xóa sổ, chứ đừng nói gì đến chồng con, cha mẹ
bà. Sống để làm gì? Nhưng bản năng bảo bà phải sống, bà ẩy xác cha, xác
mẹ, xác chồng, xác 6 đứa con ra và lao xuống mương nước ẩn náu.
Sau khi quân lính Khơ Me Đỏ rút đi, người ta tìm thấy người đàn bà
thất thần, rách rưới, đói khát tận cùng và đầy mình thương tích ấy. Thật
kỳ lạ. Khi đưa về bệnh viện đa khoa An Giang, bà Nga có thể đứng dậy và
đi được ngay, nhiều vết thương tự lành trong quá trình chạy trốn dưới
bùn lầy, qua các khu vực hàng trăm xác chết đang phân hủy. Mãi sau này,
bà Nga mới hiểu rằng, bà còn phải sống vì một điều không kém phần thiêng
liêng khác. “Tôi muốn ở đây, cơ thể đầy thương tích của tôi, câu
chuyện của đời tôi, hơn 1.000 di cốt của cha, mẹ, anh, em, chồng, các
con, họ hàng, xóm mạc của tôi trưng bày trong nhà mồ này, chúng tôi cùng
nói về tội ác của Khơ Me Đỏ. Cùng lên án chiến tranh. Chiến tranh không
chỉ giết chết hàng nghìn hàng triệu người, mà nó còn biến người sống
sót trở thành những thây ma di động, đau khổ và tuyệt vọng nhất”.
Quả thật, bất kỳ người đến viếng, bất kỳ nhà báo, nhà lịch sử nào đến
gặp, bà Nga cũng nhiệt tình cung cấp tư liệu, kể chuyện, với một thông
điệp rõ ràng: chiến tranh thật đáng sợ, hãy nói không với chiến tranh,
hãy nhìn vào những bức ảnh kinh khủng trưng bày ở đây. Và, gần 40 năm
qua bà đã làm người giữ nhà mồ tình nguyện, không đòi thù lao của bất kỳ
ai, cũng như của ngân sách nhà nước – như lẽ ra bà được hưởng. Bởi cuộc
sống của bà đang đầy khó khăn, mỗi lúc trái gió trở trời, cơ thể đau
như đang bị tra tấn lần nữa. Có người đề nghị bà nên dùng một chút tiền
người ta “cúng” vào khu nhà mồ để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, để tiếp
tục chăm sóc khu di tích “cả nước biết tiếng” này, bà Nga gạt lệ: “Làm
như vậy tội lắm, ai lại lấy tiền của người… chết”.
Người đàn ông 5 lần trúng độc đắc và sự lạc quan “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây!”
Hàng xóm nhà bà Tư là ông Ba – Bùi Văn Lê. Ở tuổi thất thập, ông Lê
hay cầm đàn, uống rượu say và hát những bài sầu thảm. Vợ và 5 người con
của ông cũng bị lính Pol Pot xả súng bắn chết trước mặt ông. Ông chạy
thoát, ngay cả khi hai quả lựu đạn quăng theo nổ vỡ núi đá. Khi trở lại
hệ thống 15 cái hang trên núi Tượng, ông Lê và nhiều người khác đã phải
cay đắng ẩy đá lấp cửa một số hang. Bởi thi thể người nhiều quá, chúng
đang bị phân hủy ở dưới hang sâu quá, không bới lên nổi. Lấp cửa hang,
biến đó thành nấm mồ tập thể khổng lồ và vĩnh cửu của vùng Bảy Núi nhiều
huyền thoại. Suốt bao năm, Ba Lê sống lang thang trên núi Tượng và thổi
sáo, gảy đàn như người mất trí. Những bài ca của “thầy đàn” Ba Lê nổi
tiếng cả vùng, nó làm cho bà con chảy nước mắt khóc than. Đến mức, sau
này, cán bộ xã, cả người dân đồng loạt đi tìm Ba Lê, bảo rằng “Anh Ba
đừng đàn sáo nữa, cả ấp này đến chết vì buồn đau mất thôi. Anh mất vợ và
5 con, Ba Chúc này cũng mất những hơn 3.000 người anh ơi…”. Một trong
những người thảng thốt “đừng đàn nữa anh Ba!”, là cô Võ Thị Châu, một
nạn nhân sống sót hiếm hoi trong số hơn 200 người bị giết bởi bàn tay
Pol Pốt hầu như cùng lúc trong chùa Phi Lai. Ba Lê và cô Châu từ bấy về ở
với nhau, họ sinh con đẻ cái, họ dựng lều để Ba Lê trổ tài bốc thuốc
nam trị bệnh cứu người.
Và cuộc sống đã hồi sinh một cách không ngờ. Sau cuộc thảm sát, có
đến gần 200 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, có 3 dòng tộc không còn một ai
sống sót. Có khi, gần chục đứa trẻ phải tụ vào nhau dựng một cái lều,
hàng ngày khua xoong nồi cho bớt cô quạnh và bớt sợ… ma. Thế rồi các tấm
lòng cưu mang xuất hiện, nhất là khi Khu vực Nhà mồ Ba Chúc và các địa
danh thảm sát được nhà nước quan tâm công nhận Di tích quốc gia. Anh
Nguyễn Văn Nghiệp đang yên ổn trong một gia đình có tới 13 thành viên
đầm ấm, thì giặc kéo đến, 11 người bị tàn sát cùng lúc, hai anh em bơ vơ
sống sót với cơ thể đầy thương tích máu me. Rồi hàng xóm cưu mang, rồi
lao động cật lực để kiếm sống. Và bây giờ họ có cuộc sống mới đầy đủ
tiện nghi, đau thương dần vơi đi, con cái học hành tấn tới. Ngoài cổng
nhà mồ, bóng nữ sinh tha thướt áo dài trắng, hàng chục đứa trẻ mồ côi cả
cha lẫn mẹ đã học hành, thành đạt. Và, ông Tư (Bùi Văn Cừu), ở tuổi
ngoại tám chục có những 5 lần trúng vé số độc đắc một cách vô cùng… khó
tin. Ông giúp các cháu nhỏ, ông cho người ta vay rồi “xóa nợ”, ông giúp
người đau ốm đi chữa bệnh. Ông Tư giữ nguyên những vật dụng còn lại của
nếp nhà xưa, để nhớ về vợ và 5 con đã bị lính Khơ Me Đỏ giết chết. Cũng
là để hoài niệm và thêm thấm thía cho cuộc sống mới đã biết đến hai chữ
lạc quan, đã biết nén đau thương để “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Bài 3:
444 thi thể và một niệm khúc cho cuối trời Tây Bắc
Cụ ông, nguyên là Bí thư Đảng ủy, cũng là nguyên Chủ tịch
UBND xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, thuộc tỉnh Điện Biên) ngồi trong
nhà sàn ở bản Noong Nhai, phóng tầm mắt ra bát ngát cánh đồng Mường
Thanh rộng lớn nhất miền Tây Bắc, mà rằng: 444 lương dân vô tội, hầu hết
là phụ nữ và trẻ em chết cùng lúc. Đạn, pháo, máy bay, bom na pan,
chúng nó bắn giết rồi đốt cháy người ta. Dân chạy loạn biệt tăm tích,
con chó con cầy ra cắp thi thể người đang phân hủy đi. Người Thái chon
rấp từng đống xương thịt người chết mà không bao giờ “cải cát”, không
biết xương ai lẫn với xương ai. Suốt 62 năm qua, hầu như không một thước
phim, không một tấm ảnh, sách báo chỉ chép vài dòng tóm tắt lạnh lùng.
Thật kỳ lạ, 444 con người biến mất cùng lúc thật thê thảm, trong lúc
biết bao nhân chứng còn đây, ơ, sao mà họ biến mất vĩnh viễn một cách vô
lý nhường ấy nhỉ? Ông lão tuổi bát tuần đưa ra câu hỏi thật nhức nhối,
bất giác, người đối diện cảm thấy xấu hổ.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy và câu chuyện về “địa ngục” của hơn 3.000 thường dân vô tội
Cách TP tỉnh lỵ Điện Biên Phủ chưa đầy mười cây số, chúng ta đã
dựng cả một tấm phù điêu, cả tượng đài lớn ở giữa bản Noong Nhai để
tưởng tưởng nhớ hơn bốn trăm nạn nhân xấu số này. Trước những nén tâm
nhang, dòng chữ khắc đậm, lời lẽ rất rõ ràng: “Nơi đây, lúc 14giờ ngày
25/4/1954, máy bay của quân đội Pháp ném bom làm chết 444 đồng bào các
dân tộc hầu hết là đàn bà và trẻ em”. Bóng ma thảm khốc của vụ tàn sát
này vẫn kinh hoàng trong ký ức của những nạn nhân, những nhân chứng
sống… Thế nhưng, ngoài một cái cối gỗ cháy nham nhở với một bức ảnh cũ
trưng bày trong bảo tàng, thì hầu như thông tin về sự kiện này, suốt nửa
thế kỷ nay vẫn cứ mù mờ, mỗi người kể theo một cách. Trong khi, trí nhớ
của các nhân chứng cứ từng ngày từng giờ bị rơi rụng dần theo tuổi tác.
Mỗi một ngày trôi qua, dường như câu chuyện lại thêm một lần bị vùi sâu
hơn dưới chính những lớp đất nâu đã vùi thây 444 đồng bào xấu số của
chúng ta…
Đứng trước bức tượng và những bức phù điêu tưởng nhớ các nạn nhân của
vụ thảm sát ấy, tôi đã rùng mình. Bức tượng người đàn bà Thái nâu lành
màu đất nung đứng cao vổng lên trền nền trời, tay “chị” bế một đứa trẻ
nhẽo nhèo đã chết, trông thật thảm thương. Người đàn bà rất đẹp đứng
trên một đám cuồn cuộn như Bồ Tát vân du. Có thể “chị” đã biến thành một
linh hồn “bách tuế vân du”, chị đã chết và chị bế một đứa con đã chết
đi hỏi thiên thần, hỏi cả quỷ sứ nữa, rằng “tại sao lại giết con tôi,
tại sao lại giết tôi”! Cái đám cuồn cuộn dưới chân chị là gì? Là đám mây
u ám hay là ngùn ngụt ngọn lửa căm hờn, hay ngọn lửa “hoá học” của bom
napan vừa thả xuống từ những cỗ máy bay độc địa đang thiêu đốt thịt da
người dân vô tội… Đứng trên lửa, đứng trên mây, người đàn bà mắt nhìn
vời vợi thất thần, trên tay “chị” là một đứa con nằm xoã xượi, mềm oặt
như một dải khoai héo. Nỗi đau khiến chẳng ai còn đầu óc nào để nghĩ
rằng người đàn bà rất đẹp, hàng cúc bướm chít lấy hai bầu ngực đầy, đầu
“chị” đội khăn piêu chênh vênh.
Hơn 60 năm, đối với lịch sử là quá ngắn, nhưng đối với một đời người
thì lại có vẻ như quá dài. Những người tận mắt chứng kiến cảnh khốc hại
với lầy nhầy máu thịt của trại tập trung Noong Nhai thuở ấy thì cơ bản
là đã chết, đã quá già, hoặc ít ra là lẫn cẫn. Giới chữ nghĩa ở Điện
Biên quan sát trong cả một thời gian dài, chỉ có bài báo “Cậu bé sống
sót trong hận thù Noong Nhai” viết về cậu bé Lò Văn Puốn hơn 10 tuổi đầu
đã không chết trong cái ngày 25/4 định mệnh. Khi bài báo đó ra đời,
“cậu bé Puốn” đang làm Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu. Về già, hình như
ông Puốn muốn làm một cái gì đó cho những người đã nằm vĩnh viễn dưới
lòng đất bản Noong Nhai thông qua việc sưu tầm tư liệu về vụ thảm sát
này. Có lẽ cũng là bởi, chính chị gái ông Puốn, dù sống sót nhưng đã bỏ
lại nhiều máu và các phần thân thể (bị cụt cả hai chân) từ vụ thảm sát
ấy.
Cụ Quàng Văn Pánh, hơn 90 tuổi, nhân chứng sống trong vụ việc tàn độc
này, là người gần trọn một thế kỷ qua sống và làm cách mạng trong lòng
chảo Mường Thanh, giải thích: chiết tự tiếng Thái, Noong Nhai tức là cái
ao vỡ! Theo các cụ kể lại, cách đây hai trăm năm, trong một mùa lũ,
dòng Nậm Rốm đột ngột bỏ bản Noong Nhai kéo dòng chảy đi, bỏ lại cho bản
người Thái xứ Mường Then một cái hồ (ao) tròn vạnh rộng mấy chục tầm
chài quăng. Người dân trong vùng mừng lắm. Đúng một trăm năm trôi qua,
đến một ngày, dòng sông lại đỏng đảnh quành trở lại ngoạm dần ngoạm dần
đất đai, ngoạm đến cái ngày cả bản nghe đánh “bục!”, một tiếng nổ khan
trong đêm vắng, sáng dậy hoá ra mặt hồ dậy sóng, hồ và sông thông với
nhau làm một! Để kỷ niệm sự kiện này, người Thái Điện Biên đặt tên bản
Thái ở chỗ dòng sông hoắm vào ấy là Noong Nhai. Hình như tiếng nổ kỷ
niệm sự trở về sông Mẹ của con hồ ấy nó cũng là điềm báo cho một loạt
tiếng nổ chết chóc, tiếng nổ của súng ống, bom đạn Thực dân trong cơn
giãy chết, chúng đã giết chết 444 thường dân trong cuộc thảm sát ngày
25/4/1954.
Thời kỳ 1948-1952, nghe tin bộ đội cụ Hồ đang chuẩn bị tiến lên giải
phóng Tây Bắc, thực dân Pháp càng hoang mang. Chúng bèn củng cố lực
lượng, đồng thời mở các cuộc càn quét lớn, thực hiện chiến lược lùa dân
vào các trại tập trung quản lý nghiêm ngặt đề phòng sự xâm nhập của Việt
Minh. Nhân dân các xã Chiềng Sơ, Núa Ngam, Pú Nhi (trong đó có gia đình
ông Puốn) bị giặc kéo đổ nhà cửa, đốt vườn tược bắt buộc phải về các
trại tập trung sống tạm bợ khổ sở trong các căn lều mới làm. Hàng trăm
người bị chết vì đói, vì đòn tra tấn và bệnh tật, sốt rét. Chính sách
của quân xâm lược đối với đồng bào người thiểu số ở Điện Biên bấy giờ
rất thâm hiểm và dã man: chúng dồn dân vào trại tập trung, cạnh các đồn
bốt cứ điểm của chúng để phòng khi Việt Minh đánh tới thì chúng sẽ đem
thường dân vô tội ra làm bia đỡ đạn. Lúc Việt Minh không đánh thì chúng
bắt nhân dân phá dỡ nhà cửa, chặt cây cối đào hầm đào hào xây đồn xây
bốt. Suốt một dải các cứ điểm từ khu vực Hồng Cúm đến Ta Pô, lính Pháp
dồn ép dân phải đến “hầu hạ” mình. Cuộc sống trong 4 khu trại tập trung
thật không khác gì địa ngục trần gian. Khu tập trung Noong Nhai trước
ngày bị bom tấn dội xuống, thực chất là một khu lều ổ chuột, bẩn thỉu.
Trên diện tích gần 10ha, thực dân Pháp đã dồn gần 3.000 người “nhồi
nhét” vào những căn lều tạm bợ đó, sự bẩn thỉu nhếch nhác theo như ông
Puốn là “không tài nào tả xiết”. Ông Puốn đã viết kiểu “hồi ký” thế này:
“Suốt gần 4 tháng chúng tôi sống không khác gì địa ngục. Không có
việc gì để làm, nên các “tệ nạn” trong trại phát triển, nam giới thì tổ
chức cờ bạc sát phạt nhau, rượu chè bê tha; nữ giới thì bị lính Tây hãm
hiếp. Tình trạng mất vệ sinh tồi tệ, bò lợn chết do bom rơi thối um mà
nhiều người đói vẫn phải nhặt về đem… nấu ăn. Không có củi để đun, bà
con phải lấy nước lã dưới suối về uống. Chật chội, nước thải không có
chỗ thoát, phóng uế bừa bãi không ai làm vệ sinh. Hầu như ngày nào cũng
có một hai người chết do bệnh tật, do tên rơi đạn lạc”. Trong bối
cảnh ấy, không ít đứa hèn hạ đã bỏ đi theo giặc. Bấy giờ kẻ xấu “nhồi
sọ” những kẻ phản bội đồng bào mình bằng một quan niệm sống thất nhân
tâm như sau: “chúng ta là người dân, thì cứ là: “mỏ đăư tẳng là xú, pú đăư má là lạy”
(theo tiếng Thái, nghĩa là chỗ nào mạnh hơn, ai mạnh hơn thì ta theo).
Tên Piềng (có nhân chứng kể là tên Iệng), là người Thái đi làm “nguỵ” có
con vợ thất đức cũng sống trong trại tập trung với bà con mình. Con vợ
nghe thấy người ta rỉ tai nhau “có con trâu con bò đừng mổ tống mổ tháo
ăn hết thế, cán bộ sắp vào giải phóng Điện Biên rồi”. Con giặc cái ấy nó
mới bắn tin cho thằng chồng phản bội. Thằng chồng bèn “Ưng Khuyển lập
công” chạy lên báo tin cho tên quan ba của “nước Mẹ” Pháp; thế là bom
đạn mới đổ xuống đầu người vô tội ở Noong Nhai.
“Trong 444 thi thể đó – gia đình ông Lường Văn Pốn có 22 thành viên thì tan thây… 21 người”
Thế là, vào ngày 25.4.1954, trời quá trưa, đông đảo bà con trong khu
lán trại dơ dáy này đang tụ tập để đưa tang thêm một người xấu số nữa.
Quá trưa, đoàn người bắt đầu lặng lẽ vừa đi vừa thương xót cho một người
bà con mới tắt thở lúc sáng sớm do không chịu được sự khắc nghịêt của
“chuồng trại”. Bỗng dưng có tiếng âm âm như là thổ thần nổi giận. Tàu
bay! Mọi người chưa kịp trấn tĩnh thì tất cả chìm trong khói và lửa của
hàng trăm quả bom sát thương và bom napan. Bom đào khoét ở trong vùng
đất Ao Vỡ đến mức những người đang tắm ngoài sông Nậm Rốm cũng bị sóng
sông dậy lên đánh ngã. Còn khu tập trung Noong Nhai thì bị huỷ diệt hoàn
toàn. Hầm bị lấp, rất nhiều người bị chôn sống. Nhà cửa bị xới tung.
Bom napan mang cả lửa tới đốt hết, đốt cả người, cả súc vật, cả nhà cửa.
Tiếng kêu khóc rầm trời. Ông Puốn kể tiếp: “(khi xảy ra thảm hoạ)
tôi và mấy người bạn đang tắm ở sông Nậm Rốm, chạy lên thì thấy chị Lò
Thị Phanh (chị gái ông Puốn) người đầy vết thương đang nằm giữa hố bom,
tưởng chị đã chết, chúng tôi chạy tiếp lên trại thì gặp cán bộ Khảo và
cán bộ Thiêm đi kiểm tra. Nhiều người bị đứt đôi, người mất đầu, cụt
chân, cụt tay, người thì bị cháy đen thui; nhiều người bị chết cả nhà.
Điển hình như gia đình ông Lường Văn Puốn, ở bản Huổi Cánh, xã Thanh An
có 22 người thì tan thây một lúc 21 người, một mình ông Puốn sống; gia
đình ông Lù Văn Yêu, ở bản Hồng Cúm xã Thanh An, có 19 người thì chết 14
người; gia đình ông Lường Văn Cu ở bản Huổi Cánh, xã Thanh An có 7
người thì chết cả 7 người…!”.
Cụ Quàng Văn Pánh lụ khụ ở tuổi ngoài chín mươi rồi mà khi nhắc đến
nỗi đau thảm sát Noong Nhai, cụ vẫn sôi sục: “Bom cháy xong thì bố (tức
ông Pánh) đi xem mà. Con trâu chết bao nhiêu (rất nhiều), con lợn chết
bao nhiêu, mà người cả ở trong hầm cũng chết bao nhiêu. Bố sợ cái bom gì
biết cháy ấy lắm. Bố vẫn hay mê ngủ thấy những người chết cháy hôm đó.
Người ta vẫn đứng lên được, nhưng da thịt thì đen xì, cái tay co co giật
giật như là đã bị thui chín. Cứ đứng tựa lưng như thế, cứ co co giật
giật như thế một lúc thì họ chết. Bố nhìn cũng không nhận ra người hết
cháy đó là ai nữa. Mấy ngày sau nhiều thây người vẫn chưa được chôn cất.
Cũng không ai được đắp mồ mả gì đâu, cứ sẵn hố bom đấy, sẵn hầm hào đấy
mà vùi người ta xuống, lấp đất lên thôi. Mấy trăm người chết một lúc…
Tức lắm, tức lắm!”. Ông Lò Văn Ing, người Thái, 67 tuổi, người gốc ở bản
Noong Nhai, người đã chứng kiến từ đầu đến đuôi vụ thảm sát, kể: Bom
ngớt, mặc lửa cháy, chúng tôi chạy đi tìm người thân. Tôi tận mắt chứng
kiến một cảnh mà đến giờ phút này tôi vẫn chưa một lần dám kể lại cho ai
nghe, ấy là cảnh một người phụ nữ Thái bị một mảnh bom tiện toác bụng,
ruột lòi ra phập phồng. Tôi nhìn ra thì thấy một con lợn đói của khu tập
trung bên cạnh đang thò mõm vào, lôi ruột chị ra để… ăn. Tôi sợ quá
chạy, chạy rồi gặp một hố bom sâu, dưới đó có một người đàn bà không bị
cháy xém do bom napan, chị bị bom sát thương quật chết. Có lẽ người chị
đã lạnh ngắt rồi, nhưng đứa trẻ nằm trong vòng tay chị thì vẫn ngậm
miệng vào bầu vú trần của mẹ mà nhoay nhoay mãi để tìm sữa. Sau khi vơi
bom đạn, sư đoàn 316 phải huy động các chiến sỹ đến Noong Nhai gom xác
người đi chôn trong các hố tập thể. Sẵn hố bom, nhiều người ẩy cả xuống
đó mà lấp đi. Bà con lấm lét trở về, bản làng hoang tàn, cán bộ đến cho
dầu, cho muối, cho cày cuốc rồi dựng túp lều tranh để tiếp tục sống làm
người. Nhiều người quần áo bị bom na pan thiêu cháy hết, trần truồng đói
khát trở về, họ nhặt miếng vải dù rơi ra từ tàu bay Pháp mà che thân.
Tôi vẫn nướng cá suối, tước cơm lam rồi giót rượu mời những người đến từ nước Pháp
Không biết nói lấy một câu tiếng Kinh, người đàn bà Thái Lò Thị Én
tất nhiên không có tầm mắt nhìn bao quát cả vụ thảm sát này, nhưng bà là
người trong cuộc, thịt da bà đã hoà vào thịt da và máu lửa của 444
người nằm lại với Noong Nhai. Và, trong bảo tàng Chiến thắng Điện Biên
Phủ ở TP Điện Biên hôm nay, chỉ có một mình bà én là nạn nhân được trưng
bày qua… ảnh. Bức ảnh bà én bấy giờ quãng gần 30 tuổi đang ngồi bên bếp
lửa khói um, trước mặt bà là khung cảnh hoang tàn đổ nát với những thân
tre gỗ cháy xém còn lại sau trận bom sát thương kết hợp với bom napan
ngày 25/4 định mệnh. Bà én ngồi quay bờ vai trần của mình lại phía ống
kính. Bờ vai trần tròn lẳn đã bị sần sùi cháy xém do bom Napan! Bà én
cầm tấm ảnh, kể bằng tiếng Thái: “Lúc trưa hôm ấy, bom nó ném mẹ (bà Én)
đang ở trong hầm, và bị cháy lưng. Cũng chẳng chữa chạy gì nhiều, cứ kệ
nó, cứ cuốn khăn vào để che vết bỏng đi cho nó đỡ… xấu thôi mà. Không
hiểu tại sao cái vết thương do lửa napan nó lâu lành mến thế! Mẹ cuốn
khăn mất đúng một năm trời, đến năm 1955 vết thương mới… không phải cuốn
khăn nữa”. Họ hàng anh em nhà bà rất nhiều người đã chết, bà sống sót
được là ơn tổ tiên lắm rồi. Đối với nạn nhân Lò Thị Phanh, cuộc sống
cõng theo hậu quả của trận bom độ ấy thật nặng nề. Sau khi bị cụt hai
chân, cô gái 13 tuổi cũng định cam phận tàn tật ở vậy suốt đời với gia
đình. Nhưng rồi thời gian nguôi ngoai đi, khát khao làm mẹ, khát khao
được một lần nếm trải tình yêu đã xoa dịu nỗi mặc cảm trong cô. Và, như
bà con vẫn nói, chị Phanh đã xin của người đàn ông nhân ái nào đó một
đứa con. Cháu trai ấy giờ đã trưởng thành, đã có công ăn việc làm, và
lấy vợ đẻ cho bà cụ cụt hai chân những đứa cháu nội. Âu cũng là một cái
kết có hậu.
Những dòng tư liệu ngắn ngủi mà chị Vân, Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh
Điện Biên đưa cho tôi xem, viết: “Sau 3 ngày số người chết (444 người)
vẫn không được đem chôn vì… không còn ai sống sót”! Có lẽ, trong lịch sử
phát minh ra chữ nghĩa của loài người, khó có dòng chữ nào xót xa hơn
thế! Đã một thời, khu mồ chôn tập thể ở Noong Nhai này hiu hắt và ma
quái khủng khiếp trong ký ức của cộng đồng cư dân sống trên đất Mường
Then cổ. Trên sự ai oán của 444 xác đàn bà, người già, trẻ em ấy, người
bản xứ dựng lên một cái lều con con để tưởng nhớ, và cũng là để an ủi
nỗi sợ hãi của những người đang sống mỗi khi nghĩ đến cái ngày 25/4 hãi
hùng.
Điện Biên thời mới, giữa niềm vui đổi mới, giữa khát vọng hàn gắn vết
thương cũ hôm nay, xin hãy nhớ tới họ: 444 con người bị băm, bị đốt vô
lý trong một vụ thảm sát có lẽ là dã man nhất với số lượng người chết
nhiều nhất trong lịch sử các dân tộc ở vùng đất địa đầu mênh mông của
Lai Châu (cũ). Thật lòng, tôi luôn nghĩ, cho ra đời một cuốn sách, một
bộ phim, hay ít ra là viết những dòng tư liệu lịch sử, bảo tàng chi
tiết, quy mô về vụ thảm sát Noong Nhai này là cực kỳ cần thiết, là một
nghĩa cử để ta có một niệm khúc Noong Nhai, để hiểu và cảm thông hơn với
số phận của hàng trăm đồng bào xấu số ngày ấy. Cũng là để ta hiểu chính
mình hơn: không có ai là vô danh cả.
Đồng chí nguyên Chủ tịch xã Thanh Xương buồn bã vì bao nhiêu lần
người ta về điều tra rồi bỏ bẵng với cái dự án ghi chép tư liệu và có
hình thức tưởng nhớ xứng tầm với vụ việc 444 đồng bào Thái bị thảm sát…
Buồn, giận, tủi; nhưng ông cũng không giấu vẻ tự hào. “Bao năm tôi làm
lãnh đạo xã. Có nhiều ông bà người Pháp về đây tìm hiểu. Tôi đau đớn vì
những gì tôi tận mắt trông thấy trong vụ thảm sát lắm, song, tôi vẫn
nướng cá suối, làm cơm lam và giót rượu đưa tận tay mời họ. Họ chắp tay
cảm ơn tôi, nói rằng thực dân Pháp xưa đã gây cảnh đau đớn quá thể cho
dân bản, không ngờ bà con bây giờ tốt với người đến từ nước Pháp thế.
Tôi bảo, chuyện ấy là quá khứ qua rồi. Nhiều lính Pháp nằm lại trong
lòng chảo Điện Biên này, cũng tang thương lắm. Họ có khi cũng chỉ là kẻ
bị ép tòng vào lũ lính viễn chinh đi gây hận thù, cha mẹ vợ con họ cũng
chân chất như cha mẹ vợ con của chúng tôi, nhiều người đã nằm trong số
444 nạn nhân xấu số của trại tập trung Noong Nhai thôi. Chúng tôi ám ảnh
nỗi đau chiến tranh suốt đời, giờ chỉ biết cầu trời giúp cho không còn
nơi nào trên hành tinh này có cảnh giết chóc như Noong Nhai này nữa. Cậu
người Pháp ấy ôm lấy tôi mà khóc: mẹ tôi cũng dệt vải như người Thái ở
Mường Thanh n ày thôi, bố tôi làm ở công ty đào than rồi chuyển sang dạy
học.
Bài 4:
Số phận nổi chìm kỳ lạ của cô bé mà bộ đội nhặt được rồi đem nuôi từ… la liệt xác người
Trong vô số chết chóc, hy sinh, xiết bao bom rơi đạn lạc và các
tội ác tày trời do quân viễn chinh máu lạnh gây nên ở lòng chảo Điện
Biên Phủ năm xưa, thì vụ thảm sát 444 thường dân ở Noong Nhai chỉ là một
ví dụ. Giữa bầy hầy da thịt nhuộm máu, có một sự sống sót kỳ lạ, với số
phận kỳ lạ và các cuộc tái ngộ làm nức lòng bất kỳ ai từng nghe qua. Ấy
là chuyện về cô bé Lò Thị Phơi. Phơi, theo tiếng Thái là thứ nhặt được.
Bộ đội nhặt được bé Phơi khi em đang thoi trong cơn khát sữa sinh tử.
Thiên thần bé dầm máu ấy cứ bấu chặt lấy hai bầu vú và cơ thể trần
truồng nhuộm máu khô của chính người mẹ đã tắt thở của mình. Các anh
lính cụ Hồ của trung đoàn Bế Văn Đàn đã bế em bé ấy theo suốt đường hành
quân để nuôi nấng: đặt tên nó là Đứa Trẻ Nhặt Được (Phơi).
Đứa trẻ đã bú chính máu của mẹ mình để sống sót!
Chuyện xảy ra vào năm 1954, trước ngày lịch sử Việt Nam có được chiến
thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vài tháng.
Bấy giờ, một đại đội quân ta đang đóng giữ ở bờ suối cạn xã Mường Pồn
(cách TP tỉnh lỵ Điện Biên hiện nay chừng 20km). Bất ngờ pháo địch bắn
cấp tập vào đội hình và khắp thôn bản xung quanh. Trong lúc làng bản
cháy rụi, người chết la liệt ấy, một chiến sỹ trẻ tên là Xương, là người
của trung đoàn 316 – Bế Văn Đàn (bấy giờ anh Bế Văn Đàn vừa hy sinh anh
dũng nên trung đoàn đã vinh dự mang tên con người quả cảm ấy) đã chạy
bổ vào bản cứu người và thu dọn chiến trường. Bỗng anh thấy tiếng khóc
yếu ớt của phát ra từ sau nách một thi thể phụ nữ bị đạn pháo giết chết…
Anh bộ đội tên là Xương, người Tày ở Lạng Sơn ấy đã sững sờ khi trông
thấy một đứa trẻ đang nằm ôm bà mẹ trẻ chết trong vũng máu. Đứa bé gái
độ 2-3 tháng tuổi cũng bị thương. Cháu bé đã lả đi vì khát sữa, nhưng nó
cứ nhẫn nại nhoay bầu vú lạnh ngắt và bê bết máu của bà mẹ xấu số để
đòi bú. Cháu bé trở thành con nuôi của trung đoàn, và được đặt tên là
Phơi. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, có một trung
đoàn bộ đội nọ đã có con nuôi, lại là một bé gái đang tuổi đòi bú mớm.
Các anh lính trẻ dành sữa cho Phơi, với biết bao nhiêu bận bịu của một
“đàn gà trống nuôi con”.
Họ thường gọi “con nuôi!” thật là âu yếm khi nhắc về Nọng Phơi hoặc
Nọng Sáo (em Phơi hoặc em bé xinh đẹp theo tiếng Thái). Những trưa hè,
dọc đường hành quân vào chiến trường ác bậc liệt nhất đó, anh Phạm Thanh
Tâm (một người họa sỹ đi theo đoàn) đã bắc giá vẽ để phác họa chân dung
“Nọng Phơi”. Trước khi vào chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, lo cho số
phận của cô bé tội nghiệp, trung đoàn đã quyết định gửi Phơi cho một
gia đình người Thái hiếm muộn ở Mường Pồn (ông Lò Văn Pâng và bà Lò Thị
Hưa) chăm muôi. Sau khi đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vĩnh
viễn đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, họa sỹ Thanh Tâm đã quay trở
lại Mường Pồn tìm Phơi và hoàn thành bức tranh nổi tiếng: “Em bé Mường
Pồn”.
Hoạ sỹ Phạm Thanh Tâm (nguyên Giám đốc Xưởng Mỹ thuật Quân đội –
Tổng Cục Chính trị, sau này trở thành một người rất nổi tiếng, với cuốn
sách “Tranh ký họa Kháng chiến chống Thực dân Pháp”, đặc biệt là bức sơn
dầu “Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ”, đến nay, ông là họa sỹ duy
nhất trực tiếp cầm súng cầm cọ đi vẽ ở chiến trường Điện Biên Phủ mà còn
sống. Nhiều cuốn sách về ông đã được các nhà báo nước ngoài hoàn thành,
xuất bản ở trong và ngoài nước. Cuốn hồi ký “Vẽ dưới hầm lửa đạn” của
ông đã được nhà xuất bản danh tiếng Thames and Hudson ấn hành khiến tên
tuổi ông càng vượt ra tầm quốc tế ), đã gặp người viết bài này tại
TP Hồ Chí Minh và trao tặng những dòng nhật ký đầy nước mắt và thấm đẫm
tình nhân ái của mình về bé Phơi. Ông viết: “Kể từ ngày 12-12-1953,
sau khi anh Bế Văn Đàn dũng cảm hy sinh trong trận đánh Mường Pồn lịch
sử, đơn vị của chúng tôi đã mang tên liệt sỹ Bế Văn Đàn. Lúc mới được
cứu sống, tình trạng của em rất thương tâm. Không có sữa cho Phơi bú,
mỗi lần Phơi đói khóc là bố mẹ nuôi chỉ biết ngồi và… khóc theo. Phơi
khóc suốt 7 ngày bảy đêm liền, có lẽ vì thế mà một ổ rốn thòi ra đến 1/3
gang tay, sau này phải lấy quả trứng gà mà ấn ổ rốn lồi đó vào. Mấy
ngày đầu, sau thảm hoạ, Phơi đi ngoài ra độc một thứ gì màu đỏ sậm như…
máu khô. Có người bảo, có lẽ vì lúc bom đạn ập đến, ngực mẹ em loang
toàn máu, mà em thì quá đói, em tưởng máu mẹ là sữa, em đã bú máu mẹ để
sống. Trên đầu em cũng đầy máu, và có vết thương ung mủ ở đầu gối xước
xuống cổ chân bên phải, ấn vào đó mủ chảy ra. Và cả mấy mảnh đạn cũng
tòi ra. Bố mẹ nuôi phải đi xin lá rừng dịt các vết thương cho Phơi, hai
ông bà thương cô con nuôi như con đẻ”.
Sau giải phóng Điện Biên, hình như ông Tâm là người nặng lòng với
Noọng Phơi nhất. Cũng trong chuyến trở về Mường Pồn năm 1960 kể trên,
ông Tâm đã vẽ cô bé Noọng Phơi của mình với tất cả niềm say mê. Bức vẽ
đã ra đời, Phơi 6 tuổi, mặc áo người Thái với khăn đội đầu, cúc bướm,
váy Thái ngồi ngơ ngác bên chiếc ghế mây… Bức phác thảo có tên “Em bé
Mường Pồn”. Ông Tâm viết tiếp trong nhật ký về sự kiện vẽ tranh này hết
sức sinh động: “Bảo noọng (em-tiếng Thái) đứng làm mẫu vẽ, noọng
thích lắm. Được một lúc mỏi chân rồi, noọng cứ ngả vào đồng chí Xương đi
cùng tôi, nhưng noọng vẫn đứng. Và suốt cả một buổi chiều noọng cũng
không bỏ đi chơi, chỉ quanh quẩn để cho hoạ sỹ vẽ. Thấy hoạ sỹ đánh rơi
bút xuống gầm sàn là noọng (người mẫu-PV) chạy xuống nhặt ngay”.
Nụ cười của Nọng Phơi bên quả bom khổng lồ trước hiên nhà mình
Dường như món nợ với Mường Pồn quá lớn, vừa qua, hoạ sỹ Thanh Tâm
cùng đoàn hoạ sỹ của Hội Mỹ thuật Việt Nam lại có dịp vượt hàng nghìn
cây số từ Sài Gòn đến với Điện Biên. Bây giờ Noọng Phơi đã là người
thiếu phụ Thái với 7 mặt con, với một cuộc hôn nhân nhiều trắc trở, ông
chồng phạm tội và bị bệnh tâm thần, mấy đứa con nghiện ma túy, khiến
cuộc sống không ít khi đã nhuộm màu tù tội, với cả máu và chết chóc.
Hàng trăm người, trong đó có bố mẹ Phơi đã chết cùng lúc, trong trận
thảm sát của thực dân Pháp. Nhưng, Phơi đã hồi sinh lạ kỳ sau cơn khát
sữa kinh hoàng đến mức phải uống máu mẹ mình theo đúng nghĩa đen đó. Bé
Phơi sống bằng bầu sữa lớn nhất, ấy là tình nhân ái, ấy là tình quân dân
thắm thiết kia. Đứa con nuôi của Trung đoàn về lại cuộc sống êm đềm với
những vườn cam trĩu quả cùng các thiếu nữ Mường Pồn vốn “vang danh
thiên hạ” bởi nhan sắc không đâu sánh kịp trong toàn miền Tây Bắc. Bố mẹ
nuôi chết. Phơi lấy chồng, đẻ được 7 đứa con.
Chồng của bà Phơi sau này làm trưởng bản Lĩnh, xã Mường Pồn, tham gia
dân quân xã, được phát súng AK để bảo về bản mường. Thế rồi việc “bình
bầu công điểm” gì đó, nghi ngờ nhau tham ô biển thủ gì đó, lại thêm rượu
vào, hai nhóm người cãi nhau. Chồng bà Phơi đã điên tiết cầm súng bắn
chỉ thiên mấy phát, dọa sẽ “xử bắn” hết bọn bố láo. Rồi thanh kiểm tra,
rồi bị kỷ luật, rồi ông bị bắt tạm giam ở ngoài tỉnh Điện Biên. Nghe nói
tòa xử, nghe nói chồng chịu án 7 năm tù dưới Thanh Xuân, Hà Nội, nhưng
bà Phơi và 7 đứa con cũng chả ai xuống dự. Ông ấy trở về sinh ra bất
mãn, rồi nghiện ma túy suốt 10 năm ròng. Con bé Dung, con gái bà Phơi
cũng nghiện. Cô con gái nữa thì bỏ sang Trung Quốc làm nghề gì… không ai
muốn nói. Bản Lĩnh là miền gái đẹp, nhiều cô đem nhan sắc “đi làm nghề
gì không rõ” lắm. Một người con trai tên là Thông thì bị què chân từ
nhỏ. Cảnh nhà tan nát, chồng con bê tha rượu chè, ma túy, bán hết đồ đạc
cho vào ống tẩu. Rồi ông chồng quẫn trí phát điên, ông quay trở về vác
dao chém cả vợ con.
Hôm ấy chắt bóp được tí gỗ dựng lại căn nhà sàn. Chồng bà Phơi cãi
nhau, chửi tục đòi đánh chết đứa con trai. Ông chém 3 nhát vào nó, máu
chảy lêu lao. Ra bệnh viện, “truyền mất 6 lạng máu mua của nhà nước, anh
con nhà bác hiến cho 3 lạng máu nữa, thì em mới sống sót” – con bà Phơi
thuật lại. “Chém con xong, ông ấy bỏ vào rừng sống như người mất hồn.
Công an, biên phòng, dân quân cùng truy bắt. 3h sáng ấy, ông trở về, xin
lỗi mọi người và bảo rằng đang ân hận lắm, ông muốn vào thăm con trai.
Vào viện, lập tức ông vác hòn đá lớn đập vỡ mặt con trai, đập vỡ đầu bà
Phơi. Hai người bất tỉnh nhân sự. Hòn đá ấy, sau này là tang vật vụ án,
công an đem lên bàn cân, nó nặng 2kg cơ mà”, bà Phơi khóc. Ông chồng thì
bỏ vào rừng, xé quần áo bện làm dây, treo cổ tự tử. 3 ngày sau người ta
mới kỳ công tìm thấy thi thể ông. Ông còn thoi thóp thở. Mang ra đến
trạm y tế xã thì chết. Khi khâm liệm, bà Phơi đã kịp hồi tỉnh, bà đem
hết giấy tờ, kể bằng khen giấy khen công trạng trong bao năm làm cán bộ
xã, làm trưởng bản của chồng bỏ vào quan tài. Bà, cực chẳng đã, muốn
chấm dứt quãng đời chồng chất đau khổ bên ông chồng đòn roi đấm đá mình
cả một đời ấy.
Bà Phơi năm nay đã ngoại lục tuần, bà hàng ngày cày cấy, quyết liệt
giục đàn con chăm chỉ làm ăn. Chúng lớn, có đứa chưa bao giờ được đi
học, nhưng dựng vợ gả chồng rồi cũng có của ăn của để. Đứa nghiện biết
khóc xin lỗi mẹ và tự đi cai. Đàn cháu nội ngoại xinh tươi cùng lớn lên
với những vườn cam trĩu quả của Mường Pồn. Trước nhà bà Phơi, bao năm
qua, xã treo một quả bom khổng lồ để làm kẻng. Dường như là định mệnh,
bà chìm vào cuộc thảm sát bởi súng ống đạn dược, bố mẹ chết thảm cùng
rất hiều người khác chết thảm, bà được cứu sống bởi bộ đội “làm con nuôi
của chiến trường đạn bom”, rồi cả đời bà nửa thế kỷ qua có một quả bom
khổng lồ treo trước cổng nhà. Bà bảo, tiếng kẻng vang lên mỗi ngày, nó
nhắc bà về nỗi buồn, nhưng cũng gọi bà đến với niềm vui và lòng biết ơn
vô hạn. Giống như hồi ấy bom đạn vừa giết chết cả làng cả bản xong thì
bộ đội đến dứt bà ra khỏi bầu vú nhuộm máu của mẹ bà. Và bà trở thành
đứa con nuôi của trung đoàn Bế Văn Đàn. Cuộc chiến dù bi thương, nhưng
đã đem cho bà và quê hương một trang sử mới. Lần gặp gần đây nhất, bà
Phơi bảo tôi chụp cho bà một tấm ảnh bên trái bom khổng lồ trước cửa
nhà, khi ấy, bà và đứa cháu ngoại cùng cười thật tươi. Bé con hơn chục
tuổi đầu, rất xinh, xưa kia bà cũng rất xinh.
Bài 5:
Gặp nạn nhân trong vụ bắn giết 93 người rồi quẳng xác xuống sông ở Phù Ninh tỉnh Phú Thọ:
Hai gã lực điền cướp súng, dìm chết giặc Tây rồi đào thoát dưới đáy sông Lô
Ở tuổi 87, cụ Nguyễn Văn Hòa da vẫn đỏ au, râu dài trắng như
cước, răng đều tắp và đen nhưng nhức. Xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ một ngày nắng nỏ. Bia Căm Thù như còn rực lửa đau thương dựng ở
rệ sông Lô. Nơi đây, năm 1947, giặc Pháp đã tàn nhẫn dẫn 95 người xã An
Đạo ra bờ sông thực hiện những hành động dã thú với phụ nữ, kể cả người
đang mang bầu, với người già và trẻ em đang níu vú mẹ. Từng người bị bắn
thẳng và trán, ẩy xác xuống sông. Có người sợ hãi chắp tay, quỳ gối van
lạy, chúng cũng không thôi xiết cò. Đến lượt mình, hai anh em Nguyễn
Văn Nhù và Nguyễn Văn Hòa bèn nháy nhau cướp súng dài, bẻ quặt tay thằng
Tây, vật cổ nó xuống sông Lô rồi dìm chết dưới vực nước An Đạo. Hai anh
em rồi mất hút dưới làn nước đục ngầu, dần ngoi lên các cánh rừng già
bờ sông bên kia, nay thuộc địa giới huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc…
Nỗi ân hận của người hạ sát Thực dân rồi đào thoát khỏi quỷ sứ
Trong hành trình bi thảm đi ghi lại lịch sử những cuộc thảm sát và
các nấm mồ tập thể bi thương ở Việt Nam, đây là lần hiếm hoi chúng tôi
thấy lòng mình vui nhẹ nhẹ trước chiến thắng bất ngờ và khoan khoái của
những lương dân vô tội tay không tấc sắt trước sức mạnh phi nghĩa của bè
lũ xâm lăng.
Tuy nhiên, vặt cả một bàn gỗ đầy những nhãn lồng vàng nâu mời khách,
ấm chè tươi đặc cắm tăm được giót ra, giọng cụ Nguyễn Văn Hòa lại nghèn
nghẹt buồn rầu. “Tôi và anh trai tôi sống sót, nhưng cả mẹ tôi đang mang
thai đứa em ruột của tôi đã bị giết ngay sau đó vài phút, rồi cả anh em
họ hàng nhà tôi gồm 8 người, cả xóm mạc của tôi nữa – tất thảy 93 người
– cùng bị tàn sát. Thoát chết mà lòng buồn vô hạn độ. Là bởi vì cái lẽ
này nữa. Lúc nó giết nhiều người quá, tôi nghĩ đằng nào thì tôi cũng
chết chắc. Đứng im nó bắn, nó ẩy mình xuống sông thì thảm quá, chẳng thà
chiến đấu “được ăn cả ngã về không”. Tôi thấy nó chả trói tay trói chân
gì, nước sông Lô thì hung dữ, anh em tôi toàn những loại rái cá “nếu
ném ra đại dương thì cũng chỉ có thể chết đói trên mặt sóng biển, chứ
chả bao giờ chìm được”. Vậy nên tôi nháy mắt hướng ra vực, bảo anh Nhù,
anh trai tôi, ỳ rằng “vù nhé”. Lựa lúc nó giơ súng ngắm bắn người khác,
tôi xông ra, quặt tay cướp súng của nó. Quặc nó xuống sông. Tôi xé hết
quần áo mình cho dễ bề bơi lượn. Trên bờ đạn bắn rách da cổ tôi, cơ thể
bỏng rát, máu loang mặt sóng. Tôi bấy giờ ở độ tuổi mười tám đôi mươi
nên khỏe nổi tiếng trong vùng. Tôi chèo đò tay dọc sông về tận Hà Nội,
hai tay tôi có thể banh hai con trâu đang húc nhau ra. Tôi dìm thằng Tây
to béo đó độ 10 phút thì nó chết. Đạn trên bờ vẫn bắn xuống ào ào,
nhưng chúng tôi ở dưới nước nó không trông tỏ, hai nữa là đạn xuống nước
vô tác dụng cả”.
“Hai chúng tôi bơi sang bờ bên kia, vào địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc bây giờ. Độ nọ, tre pheo, rừng rú khu vực thượng nguồn sông
Lô này còn rậm rạp lắm. Thoát, nhưng cháu biết thế nào không. Sau khi
cay cú vì anh em tôi không chỉ tẩu mất mà lại còn rong theo một mạng
thằng mắt xanh mũi lõ, bọn Pháp và tay sai mới cẩn trọng hơn. Chúng nó
trói chân trói tay tất cả những người còn lại, sau mới tra khảo, hành hạ
dã man đủ kiểu, mới bắn chết và quẳng xác xuống sông. Tôi ân hận một
phần là vì thế. Biết đâu, nếu chúng tôi không bỏ trốn kiểu ấy, thì hơn
chín mươi người còn lại sẽ không bị xích trói chân tay. Và sẽ lại sẽ có
ai đó tiếp tục thoát thân nhờ phương cách của chúng tôi. Mà ngẫm vậy
thôi, chứ toàn phụ nữ, trẻ em, người già, cả người bụng mang dạ chửa,
sức mấy mà thoát được” – Giọng cụ Hòa ngậm ngùi, bà vợ răng đen vấn khăn
mỏ quạ của cụ ngồi cạnh cũng khóc tấm tức. Cụ Hòa quay ra thắp nhưng
cho cụ Nguyễn Văn Nhù, người anh trai cùng lập kỳ tích giống mình vừa
mới về trời ở tuổi thượng thọ 93.
Thây người nổi trên sông Lô bập bềnh như cả tram thân cây chuối hột
Bên sông Lô mướt xanh, các vở nước hồng hào cuộn lên màu mỡ, bà con
xã An Đạo đã dựng một nhà bia căm thù rất quy mô. Chưa bao giờ nỗi đau
của vụ thảm sát vơi đi trong lòng mỗi con dân đất Tổ này, cứ ngày mùng
10/9 hàng năm, làng có ít nhất 93 cái đám giỗ. Họ gọi là “giỗ trận”,
tưởng nhớ một trận càn của bè lũ Thực dân khiến 93 người của quê hương
Phú Thọ bị thảm sát cùng lúc. 93 người với mấy chục gia đình, mấy mươi
dòng họ và lớp lớp thế hệ con cháu cùng rùng mình đau thương và ám ảnh.
Nhiều người bảo, các vực nước sông Lô qua khu vực An Đạo rất nhiều
chuyện ly kỳ, huyền hoặc. Thuyền bè qua, có khi nghe tiếng khóc của phụ
nữ và trẻ em, có khi thấy những hình nhân thất thểu bay lượn não nề.
Riêng với bà con, vở sông có vụ thảm sát ấy lại là chốn tưởng nhớ rất
thân thương. Họ, bằng cách này hay cách khác, khi là nén nhang, khi là
chút gạo muối hoặc vài bông hoa vườn nhà đem rắc xuống rệ nước để vỗ về
linh hồn những người đã bị giết một cách bạo tàn và oan uổng nhất.
Tháng 9 năm 1947. Hai năm sau cách mạng tháng Tám, giặc Pháp đã bội
ước đem quân tái chiếm Việt Nam. Chúng đánh ngược mãi ra Hà Nội, lên Sơn
Tây, qua Hưng Hóa Đồn Vàng ngược Tuyên Quang. Các thành lũy lần lượt
thất thủ. Giặc Pháp và tay sai điên cuồng trước sự thoắt ẩn thoắt hiện
của du kích quân và bộ đội cụ Hồ. Bà con An Đạo đào hầm trú ẩn trong nhà
và ngoài vườn đề phòng giặc giã. Ví như anh em ông Nhù, ông Hòa cũng áo
vải nâu, túi rết, chân trần, theo Việt Minh hoạt động cách mạng ở cả
một vùng rộng lớn hai bên lưu vực sông Lô đầy rừng rú. Quá sợ chiến
tranh, quá hiểu sự đáng sợ của lũ giặc cuồng, bà con An Đạo một lòng
theo cách mạng. Liên tiếp tàu chiến của giặc bị bắn chìm trên sông Lô.
Giặc Pháp thua trên nhiều chiến dịch. Điên loạn tức tối, bọn chúng đã tổ
chức một trận càn quy mô, tàu chiến ca nô rẽ sóng ào ào, ù ập xông vào
miền quê thanh bình có cái tên chả trêu ghẹo ai bao giờ: An Đạo. Sục sạo
vào từng nhà dân để “tát nước bắt cá”, giết nhầm hơn bỏ sót. Ông Nhù,
ông Hòa và 93 người bà con khác bị giặc lôi từ trong hầm trú ẩn ra. Thấy
ông Hòa, ông Nhù to khỏe lực lưỡng, chúng tiện thể dí hai cái bộ điện
đài to đùng lên vai, bắt hai gã lực điền cõng cho chúng. Tiếng ụ xọe,
lịt xịt của máy móc hiện đại làm hai gã trai sông nước chả hiểu gì. Hễ
cứ lơ ngơ, hay đi chậm chạp là nó dùng báng súng dài nện vào đầu, thúc
vào đít. Cáu lắm, nhưng hai gã to khỏe nổi tiếng của An Đạo cũng đành
lũn cũn cõng dụng cụ chiến tranh cho giặc, bởi nhìn lên, thì gã Tây còn
to cao hơn mình. Chúng nó rất đông, xách toàn súng lớn. “Giá mà có cái
mái chèo gỗ ở đây, thì tao cũng sống chết với mày cho bớt nhục”, gã trai
thuyền chài nghĩ bụng.
Ra đến bến sông Lô, giặc bắt mọi người xếp hàng tra khảo. Để đề phòng
bị tấn công trả thù, cứ thanh niên trai tráng khỏe mạnh chúng bắn trước
cho nó… lành.
Anh Nguyễn Văn Hùng, con trai cụ Nguyễn Văn Nhù kể: “Bao năm qua, bố
tôi luôn bị ám ảnh bởi vụ thảm sát ấy. Ông bảo, bà nội tôi và em út của
bố tôi bị giết trước mặt ông. Rồi 8 người trong gia tộc cùng chết, 93
người thiệt mạng một lúc, thử hỏi ai mà chịu được? Bố tôi kể, lúc nó
giết 93 người là buổi chiều. Chỉ đến sáng hôm sau, bà con ra bến sông
khóc lóc rầm trời, đã thấy thây người nổi lên cả loạt, nhiều như những
thân chuối. Vì nỗi căm phẫn ấy, các cụ sau này đều trở thành những chiến
binh quả cảm trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chú Hòa tôi đi chiến
trường, vinh được gặp và hành quân cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến
cả họ lấy làm vinh dự lắm. Đúng đến khi tan bóng giặc ở lòng chảo Điện
Biên, ông mới trở về”.
Nếu quá mải than khóc mặt trời, anh sẽ mất nốt các vì sao!
Quá nhiều người chết ở một ngôi làng. Mà hồi năm 1947 thì bốn bề rừng
rú và sông sâu vực lớn, dân cư cực kỳ thưa thớt. Vì thế, loanh quanh,
nhiều người chết vẫn trong một nhà, một họ tộc mà ra. Những người sống
sót đau đớn đến ngẩn ngơ, có người phát điên lên vì mất mát. Lúc ấy, họ
cưu mang nhau, bù đắp cho nhau để cùng tìm cách chăm sóc phần hồn cho
những người chết oan. Ông Hòa và anh Hùng đều kể: Người bị bắn thẳng vào
trán và ẩy xác xuống sông đầu tiên là ông Độ. Ông Nhù trốn thoát, rồi
giặc cũng giết bà Ủn, vợ ông Nhù nốt. Vợ ông Độ là bà Lựu may mắn sống
sót, trở về trong làng trong bơ vơ, hoảng loạn. Ông Độ bị giặt bắn vào
cổ, lặn dưới đáy sông tẩu thoát, cũng tìm lối về làng trong hoang mang
tột độ. Đoạn tang vợ, đoạn tang chồng, ông Nhù và bà Lựu, hai người vì
vụ thảm sát vừa giữa đường đứt gánh hôn nhân ấy về gá nghĩa với nhau. Và
những đứa trẻ tiếp tục ra đời, cuộc sống hồi sinh từ đau thương ngày
cũ. “Tóm lại, ông Độ bị bắt đầu tiên, rồi đến lượt cụ Hoàng Văn Khuông.
Bà vợ ông Độ sau đó đã trở thành mẹ của tôi. Bố tôi được 5 người con,
tôi là trai cả. Cụ có sức khỏe hơn người, hưởng thọ những 93 tuổi…”, anh
Hùng khóc, kết lại câu chuyện.Anh lại gạt nước mắt, thêm một nén nhang
lên bàn thờ bố.
Ông Hòa có lúc khóc, có lúc cười, hàm răng đen nhánh, tóc bạc trắng,
da đỏ au. Ông bảo, “tôi đọc sách, rất thấm câu này: nếu anh cứ knải khóc
tiếc mặt trời mãi, anh sẽ mất nốt cả các vì sao đang lên. Đau xót của
cuộc thảm sát, tôi không thể nào quên, nhất là đám trẻ con bà Huyền, bà
Khiêm, đang bú mẹ thì bị giết, khi miệng còn trắng vệt sữa sơ sinh…
Nhưng, phải gác nó lại để mà sống tiếp chứ”. Mấy đứa cháu cười tếu, bà
Thy (vợ của ông Hòa) cũng cười đen nhánh sau vạt áo cánh nâu: vì lạc
quan, vì vạm vỡ, nên cụ Hòa sống sót trở về, đã lấy hai bà vợ. Mỗi bà
sinh được 5 người con, bà Thy rồi lại bà Cơ.
Cũng thấy nhẹ lòng hơn, khi đi theo vệt máu của cuộc thảm sát 93
người kinh hoàng này, chúng tôi đã gặp được nụ cười lạc quan với triết
lý sống thật thấm thía của nhân chứng sống bi thương, cụ Nguyễn Văn Hòa.
Bài 6:
Hơn 500 người cùng biến mất vĩnh viễn trong lòng núi sập
2h sáng. Hơn 500 “quặng tặc” đang ngủ say trong các khe suối, các
hầm quặng giữa đêm đông mưa dầm giá buốt của núi Kép Ky, chợt trời đất
rùng rùng chuyển động, những tiếng nổ lụp bụp vang rền từ trong lòng núi
rồi “ầm!” một cái như sấm dậy. Ai đó hô to: “Cứu, tôi chết chắc rồi”.
“Chết hết cả rồi”. Và tiếng hô hoán rầm trời được ít giây. Cả một ngọn
núi khổng lồ bị các “đời chuột chũi” khoét hầm quặng chặt mất “chân”,
nay mưa lớn làm đất đá bở ra, hàng triệu tấn đất đá trôi băng băng xuống
thung lũng rồi theo đà nó vọt qua cả ngọn đồi bên cạnh. Hai rông núi bị
bóc trôi trọn vẹn, hất tung lên giời. Chúng cuốn tất cả đất đá cùng 500
con người đang say giấc nồng… ra đi vĩnh viễn. Chuyện xảy ra ở khu vực
núi Kép Ky, xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng vào năm 1992.
Nấm mồ tập thể lớn nhất Việt Nam – “người nằm dưới mộ ai ai đó”?
“500 con người đã bị cuốn đi, chôn vùi, đập nát cùng lúc bằng
cách này, nhà báo hình dung nhé. Các nạn nhân chúng tôi, giống như một
bịch một đám châu chấu cào cào bị ném từ trên cao dọc xuống thành của
một cái chảo gang trơn mỡ, bay theo rìa bên này, xuống đến đáy chảo, do
quán tính còn quá lớn, tất cả tiếp tục trượt qua rìa bên kia rồi vọt ra
khỏi chảo. Cùng trôi với đám châu chấu ấy là nhiều nghìn tấn đất đá của
cả hai quả núi khổng lồ đứng cạnh nhau. Đã bị cuốn đi như thế, không một
ai sống sót, trừ… Tôn Ngộ Không”, anh Trần Văn Quyền, người phường
Cam Giá, TP tỉnh lỵ Thái Nguyên, nạn nhân hiếm hoi sống sót sau vụ lở
đất đá ở Kép Ky không kìm nổi xúc động khi nhớ lại. “Tôi còn sống, bởi
vì hôm đó, trời xui đất khiến thế nào tôi lại ngủ nhờ ở ngọn núi đó, ở
cái lán mà ngọn núi không bị trôi”.
Chúng ta từng biết đến nhà mồ Ba Chúc ở bài kỳ trước, với hơn 1.151
di cốt đồng bào ta bị Pol Pot giết hại trong 12 ngày. Nhưng đó là việc
các chuyên gia trong và ngoài nước gom hình hài sót lại của bà con,
trưng bày trong một Di tích quốc gia nhằm tố cáo tội ác của giặc. Còn ở
Kép Ky, đó là một nấm mồ tập thể chiếm hết gần hai quả núi theo đúng
nghĩa đen. Tức là thảm họa xảy ra, cả đại diện cao nhất của Chính phủ đã
có mặt thăm hỏi, chỉ đạo cứu hộ, song không có ai sống sót và cũng
không tài nào bới hàng triệu tấn đất đá lên để tìm được các thi thể nát
nhừ đã phân hủy. Thế là người ta khóc rồi thống nhất: tìm được ai thì
tìm, chôn ở rông núi luôn hoặc lấp tất cả lại, biến các quả núi vừa ùa
ập vào nhau kinh khủng kia thành một nấm mồ lớn. “Người nằm dưới mộ ai
ai đó, biết có quê đây hay vùng xa”, câu thơ “Thăm mả cũ bên đường” của
Tản Đà sao mà “vận” đúng vào nấm mồ tập thể này thế.
Ước tính 500 người chết, đó là con số đã được công bố. Tuy nhiên,
theo nhiều người am hiểu vụ việc, thực tế số nạn nhân bị chon vùi vĩnh
viễn còn cao hơn rất nhiều. Hầu hết họ là người đi đào quặng tự do mà
chúng ta hay gọi là “quặng tặc” kia đã chết mà trước đó không ai “điểm
danh”, không có danh sách nào dành cho họ cả. Khi sự vụ xảy ra, vài
người sống sót cũng lặng lẽ biến khỏi hiện trường trong nỗi sượng sùng
ái ngại. Có gia đình ở Trà Lĩnh, họ vào hiện trường bán hàng cho thợ
quặng, bán từ ngụm nước đến áo quần, đến chăn màn, thuốc thang. Có gái
làng chơi đến hành nghề rất đông, có bọn bán lẻ ma túy. Đêm về, đèn sáng
như sao sa, có cả quán karaoke dưới chân núi Kép Ky thì đủ biết. Anh
T., một cán bộ huyện Trà Lĩnh (nay đã làm đến “đầu ngành” của huyện
nhà), hồi ấy ai cũng khó khăn, thấy làm quặng trúng quá, cũng chui vào
núi kiếm thêm – kể: có gia đình 9 người đào quặng và bán hàng. Đêm ấy
rét lắm, bà cụ già nhớ 9 đứa con cháu mới bất chấp hàng xóm can ngăn,
thuê xe ôm vào Kép Ky thăm hỏi “đám trẻ”. Núi ụp xuống, cả 10 người cùng
đi trong tích tắc. Hơn 20 năm trôi qua, vừa rồi gặp chúng tôi, ông Vũ
Ngọc Đảm ở phường Cam Giá (TP Thái Nguyên) vẫn vật vã đau khổ khi kể về
hai người con đã chết trong đám đất đá Kép Ky. Đó là các anh Vũ Văn Hòa,
Vũ Văn Khuê, thi thể, xương cốt của họ vĩnh viễn hòa vào nấm mồ tập thể
có kè đá kín cả xung quanh chân núi lớn kia. Ông Đảm và những người
hàng xóm kể tên từng nạn nhân, trong đó có những chi tiết: “Tôi
có 5 đứa con trai, 2 đứa chết ở vụ lở núi Trà Lĩnh, 2 đứa ốm chết, nay
chỉ còn lại 1. Đau hơn nữa là nhà ông Đàn, mất một lúc 3 người con trai,
thêm 1 người con rể tại đó. Nhà ông Độ mất 2 con và 2 cháu cùng lúc ở
đó. Đáng thương nhất là nhà bà Nhường, mất một lúc 6 mạng ở Kép Ky, gồm 3
con trai, 2 con rể và một đứa cháu đang tuổi ăn tuổi nhớn. Phường này,
vào ngày cuối tháng 6 âm lịch hàng năm, có tới 52 cái đám giỗ. Có nhà 6
người cùng chết ở đó, làm giỗ 6 người trong 1 ngày. Cả phường không ai
đi ăn giỗ nhà ai, vì quá nhiều nhà… cùng có giỗ”.
Tôi chỉ biết đồng hồ trên tay thi thể ấy ngừng chạy lúc 2h sáng
Khi vụ lở núi xảy ra, công an, bộ đội và tổng lực của Cao Bằng đã có
mặt thực hiện công tác cứu hộ, nhưng khả năng sống sót của các nạn nhân,
ngay từ đầu người ta đều biết là bằng Không (0). Một số thi thể được
bới lên. Có người bị kẹp trong đá vẫn còn giãy giãy, chỉ thò hai chân ra
như con nhái bị chặn bởi cái… cối đá. Nhiều người nát nhừ không còn
nhận ra danh tính.
Anh Ngô Viết Trung – có em trai là Ngô Viết Đoàn (người Cam Giá) chết ở Kép Ky – đã có mặt khá sớm ở hiện trường, kể: “Tôi
nghĩ là cả người đào quặng, người Trung Quốc buôn quặng, rồi người bán
hàng phục vụ ăn chơi, phải cả nghìn người chết. Quê tôi bấy giờ thanh
niên mới “lên mỏ” mới có 1 đợt, vì đang bận làm cỏ sau vụ gặt lúa, chứ
họ mà lên hết thì phường này “giỗ tập thể” phải vài trăm người! Khi tôi
lên đến nơi, bộ đội đào được khoảng 50 xác, chôn rấp vào bìa núi, vì xác
nào cũng trương thối kinh khủng. Tôi tìm một xác người, thấy có cái
đồng hồ đeo ở tay. Đồng hồ đã chết nhưng vẫn trông rõ từng cái kim. Đồng
hồ ngừng chạy vào lúc 2h đêm, tôi đoán là thảm họa xảy ra lúc đó. Có
xác, lúc moi lên, đầu cắm xuống đất, chân chổng lên trời, lưỡi phình to
trong miệng, lưỡi to bằng bàn tay, cơ thể nát bươm. Họ bọc túi nilon
từng xác, xếp hàng ở đó, tên người nào còn nhận được thì viết vào một
cái giấy, thả trong chai nhựa để đánh dấu. Em trai tôi, vĩnh viễn không
tìm thấy xác, dù có biết cái lán của các chú ấy nằm ở góc nào. Nhưng đào
lên chỉ thấy vài bộ quần áo bay của Nga (bấy giờ đang mốt), chăn chiếu
và một cái hòm của bà chủ quán hàng”.
Bấy giờ đi lại khó khăn, đoàn xã Cam Giá phải thuê cả một cái xe Zin
hai cầu leo núi như xe thời chiến, mà đến Bắc Kan còn bị sạt đường không
đi nổi. Vì thế, quá nhiều gia đình nạn nhân đành bó tay bỏ mặc thi thể
người xấu số trong rừng hoang mà họ cũng chỉ biết rừng nó nằm mù mờ phía
nào đó ngoài biên giới. Có gia đình ở Cam Giá, mấy thành viên đi đào
vàng ở Bắc Kan, Cao Bằng gì đó đã lâu không về, lúc xảy ra lở núi, họ
chỉ đoán có thể thân nhân đã chết ở Kép Ky, thế là bèn thắp nhang gọi
hồn. Cả làng khóc than vật vã, chạy vạy như thời loạn. Quả nhiên, 22 năm
qua các nạn nhân nghi chết ở Kép Ky kia vẫn chưa ai trở về.
Khi cơ quan chức năng xây kè đá ngăn nước từ thi thể năm trăm hay cả
nghìn người tử nạn trong lòng núi ra, thì Kép Ky đích thị là một nấm mồ
tập thể kỳ lạ. Hệ thống cống dẫn nước thải, hệ thống bể phốt để lọc nước
phân hủy núi xác người trước khi thải ra môi trường cũng được tiến
hành. Người ta cũng xây xi măng, lợp ngói, xây bệ thờ có bát nhang và
đắp hàng chữ nổi để tưởng nhớ các nạn nhân kinh hoàng ấy: “Bia ghi nhớ Nạn nhân lở núi, ngày 24.7.1992”.
Chỉ lạnh lùng, kiệm lời, có ngần ấy chữ. Chữ giờ đã bong tróc, khu
tưởng nhớ hoang tàn, cây dại phủ kín. Vài gia đình thỉnh thoảng vẫn qua
Kép Ky gọi hồn các nạn nhân, khiến quang cảnh càng thê lương ai oán.
Cuộc trò chuyện “chết đi sống lại” với người về từ thung lũng tử thần Kép Ky
Anh Trần Văn Quyền (SN 1970) là 1 trong 3 người của phường Cam Giá
còn sống sót trong vụ sạt núi ở Trà Lĩnh năm 1992 đã dành cho PV TTĐ một
cuộc trò chuyện.
PV: Vụ lở núi ở Kép Ky, biên giới Trà Lĩnh chắc sẽ ám ảnh anh suốt đời?
Anh Quyền: Hôm đó trời tối, cũng chả ai nhớ gì nhiều, lúc đó là 2-3h
sáng, tôi đang ngủ. Nghe tiếng nổ âm âm, rầm rầm, lúc đầu cứ tưởng giặc
nó đánh sang (vì gần biên giới, lúc đó cũng chỉ mới thực sự kết thúc
chiến tranh biên giới vài năm). Tôi choàng dậy, không nhớ mình đang ngủ ở
đâu, vì quá mệt mỏi. Thế là theo bản năng, cứ chạy. Xung quanh toàn đất
đá, chạy chán thì nghe thấy tiếng kêu cứu nên quay lại. Quay lại cũng
chả biết phải làm gì. Trời thì mưa tầm mưa tã, tối ỏm tối om, vì đang
ngủ nằm lăn lóc có biết gì đâu.
Tôi cũng không biết vì sao tôi sống sót. Có thể rông núi bên tôi ngủ
nó không sạt hết. Sáng ra thì thấy thật kinh hoàng. Dân mình đào quặng ở
cái đồi cao Kép Ky làm sụp chân của núi đi. Lại thêm: trên ngọn quả đồi
Kép Ky là cái sái (đất đá thải ra) của công nhân Nhà máy Gang thép bỏ
lại trong quá trình khai thác đó. Quả đồi (núi) vốn bị đất đá chưa hoàn
thổ đè nặng. Quặng tặc chúng tôi lại đào rỗng chân của nó nữa, nên khi
mưa nhiều nó mới sụt tất cả. Hàng nghìn hàng triệu tấn đất đá xuống khe.
Xuống chân núi, cơn lốc đất đá bùn nhão đó băng qua khe thì theo quán
tính nó bị đẩy ngược lên, nó hót tất cả rông núi bên cạnh lên trời nốt.
Cơn lũ bùn đất đã cuốn tất cả những người sống ở hai quả đồi đi và giết
chết họ.
Giờ thì anh biết vì sao anh sống sót rồi chứ?
Tôi nói thật, dọc lán của tôi từ đây ra khoảng 100m, chỉ còn mỗi 2
thằng bọn tôi còn sống thôi (hai người đều ở phường Cam Giá). Vì nó quét
qua quả đồi chúng tôi, nhưng nó chừa lại một cái góc nhỏ ấy. Chứ hoảng
15, 17 cái lán ở gần tôi, “bão bùn” nó hót hết. Chết cả.
Anh có tham gia tìm kiếm xác các “đồng nghiệp” sau đó chứ?
Lần đấy, lúc sống sót, tôi vẫn nhớ là: chỗ này bạn tao nằm, mai phải
đào lên kẻo thương nó lắm, cùng dân nghèo đói khổ chui vào lòng núi kiếm
quặng với nhau. Nhưng đào thế nào được, cả “tỷ” mét khối đất đá. Ụp một
cái, đảo lộn tất cả. Cái thằng ở trên nó bay xuống dưới khe này, cái
thằng ở dưới khe nó bay lên trên đỉnh núi. Tôi tìm đến chỗ lán mấy thằng
bạn tôi nằm, khi lực lượng công an quân đội đào, thì không thấy người
đâu, thấy đúng cái điếu hút thuốc lào, ít lạc, ít cá khô, gạo…
Nếu hôm đó mà là dịp nông nhàn, người phường này và các xã
phường khác ở nhiều tỉnh kéo đến, thì số nạn nhân phải vài nghìn, anh có
nghĩ vậy không?
Tôi có nghe. Mọi người vẫn bảo, trong cái rủi có cái may, nếu vài
ngày nữa Kép Ky mới sạt thì “bọn nó” kéo lên nhiều – hậu quả là sẽ chết
nhiều người hơn nữa. Tôi nghĩ không hẳn thế. Bởi người đào quặng dù có
kéo lên nhiều thì họ cũng không được ngủ trong khe suối, trong khu vực
chân bãi quặng gần nguồn nước, gần đường đi lại. Bởi hết chỗ rồi, họ là
lính mới phải lên đồi cao bên cạnh mà ở. Ở bên đó thì lại không chết.
Khi xảy ra thảm họa, anh đã lên lán trại được bao nhiêu ngày rồi?
Tôi lên được khoảng 1 tuần. Cũng có chuyện may rủi rủi may rất lạ này
nữa: hôm đấy có mấy thằng bạn mình đi hút thuốc phiện, bị công an bắt
giữ mãi chả thả, đúng hôm đó công an người ta lại thương tình… thả về.
Về đến lán được vài tiếng, thì lở núi chết luôn. Số tôi may, nếu mình
nằm trong lán thì cũng chết như mọi người từ 22 năm trước. Thú thật số
mình với số thằng bạn sống sót kia là cực đỏ. Thế này nhé, hôm đấy mưa,
bọn tôi cũng bán được ít quặng đút túi khá nhiều tiền. Ăn uống, thằng
kia còn trêu “ở nhà tao bán hết vợ con rồi, ăn uống tẹt ga đi”. Cả lán
có 6 thằng, 2 thằng mới lên nữa là có 8. Bọn thằng Toàn H. (người cùng
sống sót) lên sau, có áo mưa, chưa làm lán nên nó nằm tạm ở một phiến đá
rồi quây áo mưa tàm tạm đấy, 2 lán cách nhau một đoạn khá xa. Nó quây
kín bưng như cái nhà, có độc cửa vào thôi. Lán mình có 8 thằng, vốn đã
chật lại không quây che mưa nên nó rủ sang ngủ với nó. Tôi sang đó, chỉ
có độc một cái quần đùi với áo lót, còn quần áo vứt hết ở lán bên này
rồi. Đêm ngủ, có lúc tỉnh, có lúc chỉ chập chờn do mưa hắt nhiều. Đêm
thấy thế nào 2 thằng bị ngã rơi vào một cái hố bùn ở rìa “giường đá”,
thế đâm ra không ngủ lại được nữa, hai thằng ngồi tâm sự. Lúc bắt đầu có
hiện tượng nổ ầm ĩ trong lòng đất, tôi và nó còn hô nhau ối ối cái gì
đấy. Cuối cùng, chỉ “ầm” phát là xong. Tôi chạy ngược lên đồi, chân giẵm
vào rất nhiều gai mà vẫn không dám ngừng lại. Chạy được 1 lúc cứ thấy
im im, thấy bọn ở dưới hô cứu, trời tối om,vẫn còn lâm thâm mưa, đất đá
tổng hợp, bùn chẳng ra bùn, khô chẳng ra khô.
Cơ thể họ bị găm trong núi, chỉ hai cái chân thò ra giãy chết như con nhái
Khi anh quay lại, có nhìn thấy xác ai trong số những người cùng lán với anh suốt 1 tuần kia không?
Tôi quay lại cái đường lán của mình, chỉ còn là đống bùn đất, chỉ dám
đoán chắc là lán ấy của mình nằm. Tôi vấp vào 2 cái đùi, 2 cái chân thò
ra, sờ vào thấy giật giật như đập con ngóe vừa bị đập. Họ còn đang giãy
chết, dù chỉ hai cái chân thò ra, cơ thể họ bị găm trong núi không sao
kéo ra được. Tôi bèn chạy lên gọi bọn trên đồi xuống để bới lên. Có 1
thằng quê ở đâu tên là gì tôi không nhớ, khi bới được xong nó sống,
quanh đi quẩn lại nó chạy đi đâu mất hút. Một thằng tên là Hùng Thại bị
đất đá ngập đến ngang ngực như bị chôn sống mà lúc bới lên nó vẫn còn
sống, còn thở được. Nhiều thằng nó tự moi lên, chả cần thằng nào bới cả.
Số sống sót ít lắm, những người bị cuốn theo đất đá thì hầu như không
ai còn sống.
Sau vụ lở núi ấy, mất bao lâu để anh trở lại được cuộc sống bình thường?
Sau đấy về quê, phải nói thật là cả mấy tháng sau tôi vẫn giật mình
sợ hãi, mất ngủ liên miên. Hàng xóm bạn bè cứ hỏi, hỏi tỉ mỉ, mà thần
hồn nát thần tính thành ra tôi cuống như lên cơn tâm thần. Tôi cứ lẩm
bẩm: “chết hết cả”.
Lúc ở Trà Lĩnh ra thị xã Cao Bằng. Tiền thì thằng kia nó cầm, nó chết
rồi biết nó nằm chỗ nào mà bới tìm. Về là cứ dặt dẹo bắt xe, đi ra đến
huyện Trà Lĩnh, dân thương quá khoác cho được mảnh áo, dúi cho củ sắn,
đi về thị xã Cao Bằng ăn cơm tạm bợ, bắt mấy chuyến xe khách ọp ẹp mới
mò được về quê Thái Nguyên. Đợt đấy về còn say chuối gần chết, đói quá,
bấy giờ xin được đâu một nải, cứ là nằm bóc ra mà ăn, ăn chuối rừng thay
cơm nó mới say. Về đến nhà vẫn chưa dám tin là mình còn sống. Thời gian
trôi qua có lâu lắm đâu, cái hồi đó mình đã trưởng thành rồi, nên làm
sao mà quên được chi tiết nào. Thi thoảng ở quê, anh em đi ăn cỗ gặp
nhau, hay lúc đi uống bia, 3 thằng sống sót vẫn hay nói chuyện về hồi ở
Kép Ky kinh khủng ấy. Nói thật đến giờ, tôi đếch hiểu tại sao mình lại
sống được sót được!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét